TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
——x»&ÊÍÌ<@&<@ ——-—~
Vương Trọng Thanh
NGHIÊN CỨU THÓNG KÊ CÁC NHÂN TÓ ẢNH HUONG DEN NANG SUAT LAO DONG XA HOI
CUA VIET NAM GIAI DOAN 2010-2014
CHUYÊN NGÀNH: THỐNG KÊ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: PGS.TS Tran Thị Bích
2017 | PDF | 124 Pages
buihuuhanh@gmail.com
HÀ NỘI - 2017
Trang 2
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Luận văn
Vương Trọng Thanh
Trang 3Dé hoàn thành luận văn*Nghiên cứu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-2014”, em xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô Khoa Thống kê và Viện Đào Tạo Sau Đại Học của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Bích đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn đềgiúp em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Viện Khoa học Thống kê thuộc Tổng cục Thống kê đã tạo điền kiện hết sức trong việc hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành nghiên cứu này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và kính chúc các Thầy , Cô giáo sức khỏe „
hạnh phúc và thành công
Xin trân trong cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Luận văn
Vuong Trọng Thanh
Trang 4
lung,
1.1.1 Khái niệm về năng suất lao động
1.1.2 Phương pháp tính năng suất lao động xã hội . -c HỶ 1.1.3.Sự cần thiết của việc tăng năng suất lao động 16 1.1.4.Méi quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã
2.1.2.So sánh năng suất lao động xã hội của Việt Nam với một số quốc gia .29
Trang 5
2.2.2 NSLÐ theo ngành kinh tế
2.3.Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp
CHUONG 3PHÂN TiCH CAC NHAN TO ANH HUONG DENNANG SUAT
3.1.3 Nguồn dữ
3.1.4 Các biến số dùng cho phan tich
3.1.5 Áp dụng mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu mảng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-201466 3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội
Trang 6
JPC-SED Trung tâm Năng suất Nhật Bản vi sự phát triên kinh tế - xã hội
Trang 7
Bang 2.1: NSLĐ xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 28 Bảng 2.2: So sánh NSLĐ tính theo GDP theo sức mua tương đương ở giá cố định năm 201 1 của Việt Nam với một số nước 2+2 rrreec.30) Bang 2.3: Năng suất lao động năm 2012 tính theo giờ công theo sức mua tương đương giá cố định 2011 22-22t22 2z zEtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrreerreeerr 38 Bảng 2.4: Số giờ làm việc trung bình một tuần và NSLĐ trên một giờ làm việc của
một số nước 2 :c2c222222222E7fTtrrzr2EEErrrzrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrreerreeeeeee 34 Bang 2.5: NSLĐ xã hội của một số ngành kinh tế theo giá hiện hành AS Bang 3.1: Mô tả các biến trong mô hình 2+::222:212:272 7 1c 65 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến 22222 22 2222222222171 errrrrrr 66 Bảng 3.3: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 69 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định dạng mô hình Treo TÚ, Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy REM -.-. .72 Bảng 3.6: Kết quả hồi quy mô hình REM-Robust 21 222222227
Trang 8Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ xã hội 22 2 9 S255 ZZ 20 Hình 2.1: Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam và một số nước Châu Á 32
Hình 2.2: NSLĐ xã hội phân theo khu vực kinh tế theo giá hiện hành 43
Hình 2.3: Tốc độ tăng NSLĐ theo thành phần kinh tế 2 2222 5 5S2Z 47 Hình 3.1: Biểu đồ Histogram của các biến không có phân phối chuẩn trước và sau
Trang 9Đề tài nghiên cứu được xác định từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, từ thực tiễn chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề cải thiện
năng suất lao động xã hội của nên kinh té
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
quan trọng về kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, ôn định
chính trị, củng có an ninh - quốc phòng của đất nước Tuy nhiên trong bối cảnh nền
kinh tế của Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, yêu cầu đặt ra đó là phải không ngừng cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) xã hội, tạo tiền dé dé
nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp cho chúng ta không bị tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới
“Chiến lược Phát triên bèn ving Việt Nam giải đoạn 2011-2020” được
Chính phủ phê duyệt ngày 12 tháng 4 năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triên bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trong đó NSLĐ xã
hội là một trong những chỉ tiêu về kinh tế đặc biệt được nhắn mạnh
Báo cáo “Kế hoạch phát triên kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020” của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIII ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu: “năng suất các nhân tố tông hợp (TEP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm” Một trong
những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu đề đảm bảo ôn định
kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước đó chính là đôi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao NSLĐ xã hội
Thứ hai xuất phát từ thực trạng NSLĐÐ xã hội của Liệt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ xã hội năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động), tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3.9%/năm Nếu quy
Trang 10Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kê và liên tục tăng so với những năm trước Tuy nhiên NSLĐ xã hội của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực và châu Á Thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là phải thu hẹp khoảng cách và sớm bắt kịp mức NSLĐ của các nước, tránh nguy cơ tụt hậu
Thứ ba từ các khoảng trồng trong các nghiên cứu về NSLĐ xã hội
Từ khi Việt Nam gia nhập Tô chức Năng suất châu Á (Asia Productivity
Orgnizdition — APO) thì việc nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất, trong đó có NSLD
xã hội đã được đặt ra và được quan tâm nhiều hơn
Qua tông quan tài liệu, hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu liên quan đến
NSLĐ có khá nhiều Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả thực
trạng về NSLĐ xã hội của Việt Nam hoặc chỉ phân tích một số yếu tố đơn lẻ tác
động tới NSLĐ xã hội mà chưa nghiên cứu, phân tích sâu và toàn điện những yếu tố
tác động tới NSLĐ xã hội cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng NSLĐ xã
hội vẫn ở mức thấp như hiện nay
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu thống kê các
nhân tố ảnh hưởng đến Năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-
2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu của luận văn nhằm các mục đích sau:
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ xã hội nhằm dé
xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao NSLĐ xã hội của các địa phương nói riêng cũng như của cả nước nói chung
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê sau:
Trang 11báo, nghiên cứu của các nhà học giả trong và ngoài nước; các báo cáo của Viện
Năng suất Việt Nam, Tông cục Thống kê có liên quan tới NSLĐ xã hội
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng để mô tả thực trạng NSLĐ xã hội của Việt Nam (phân tô thống kê, sử dụng bảng biểu, đồ thị, thống kê mô tả)
- Phân tích định lượng (bằng phần mềm Stata): sử dụng phương pháp phân
tích mô hình hồi quy dữ liệu mảng (Panel data) với mô hình tác động có định và mô hình tác động ngẫu nhiên, các quan sát là 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 Sau khi có kết quả hồi quy và thực hiện các kiểm định, tác giả sẽ lựa chọn mô hình phù hợp nhất dé phân tích
Nội dung chính của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Tông quan về năng suất lao động xã hội Chương 2 Thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam
Chương 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội
của Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Qua 3 chương, nghiên cứu của luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Trong chương I, luận văn đã đưa ra các khái niệm về năng suất, về NSLĐ và NSLĐ
xã hội Theo đó, năng suất được định nghĩa đơn giản là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào,còn NSLĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích kinh tế và
thống kê của một quốc gia, được dùng đề đánh giá trình độ phát triển của nền kinh
tế, là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia Còn NSLĐ xã hội là “sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tông sản phâm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hằng năm hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phâm” Tiếp theo, luận văn trình bày các chỉ tiêu tính NSLĐ và
phương pháp tính NSLĐ xã hội:
Trang 12- Các chỉ tiêu tính NSLĐ gồm: chỉ tiêu tính bằng hiện vật; chỉ tiêu tính bằng giá trị (tiền); chỉ tiêu tính bằng thời gian lao động
- Phương pháp tính NSLĐ xã hộidựa theoHệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia: cụ thê là“được đo bằng Tông sản phẩm trong nước tính bình quânmột lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm”
Luận văn đã khăng định tầm quan trọng của NSLĐ và phân tích sự cần thiết của việc tăng NSLĐ Trên cơ sở lý thuyết tăng trưởng hiện đại trong kinh tế phát
triên cùng những nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội bao gồm: Nhân tố về chất lượng lao động:
Nhân tổ về vốn; Nhân tổ về chuyên dịch cơ cấu kinh tế: Nhân tố về khoa hoc — công
nghệ: Nhân tổ về đô thị hóa
Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích thực trạng NSLĐ xã hội của
Việt Nam Số liệu thu thập được cho thấy: từ năm 2006 đến nay,NSLĐ hằng năm
đềutăng so với năm trước, với xu hướng tăng dần một cách ôn định Nhìn chung
NSLĐ xã hội của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kê và liên tục tăng Tuy nhiên
NSLĐ xã hội của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực và
châu Á
Luận văn đã chỉ ra và phân tích một số nguyên nhân khiến năng suất lao
động của Việt Nam ở mức thấp đó là: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; Trình độ
tô chức sản xuất và quản lý còn yếu kém; Chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu hut lực lượng lao động đã qua đào tạo; Trình độ khoa học và công nghệ vẫn lạc hậu, đầu tư cho khoa học và công nghệ ở mức thấp; Chế độ tiền lương cơ bản và đãi ngộ cho người lao động thấp; Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản (là khu vực có NSLĐ thấp) vẫn ở mức cao
Thông qua thống kê mô tả, tác giả đã khái quát lại một cách tông quan nhất về bộ mặt NSLĐ theo khu vực kinh tế, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế và NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp
Trong chương 3, luận văn phân tích các nhân tô tác động đến NSLĐ xã hội
Trang 13việc); Nhân tố về vốn (Vốn đầu tư phát trién toàn xã hội và Hệ số ICOR); Nhân tố
về chuyên địch cơ cấu kinh tế (Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp — xây dựng và Tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ trong tông số lao động từ 15 tuôi
trở lên đang làm việc); Nhân tố về khoa học - công nghệ (Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động); Nhân tố về đô thị hóa (Tỷ lệ dân số thành thị)
Thông qua kết quả ước lượng mô hình cùng với việc thực hiện các kiêm
định, tác giả lựa chọn mô hình tác động tác động ngẫu nhiên với sai số chuẩn mạnh
(REM-Robust) đê phù hợp với mục đích nghiên cứu Trong mô hình REM-Robust, dấu của các biến đều phù hợp với thực tế, ngoại trừ biến trangbitscd và biến thanhthi thì các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê Mô hình cụ thể như sau:
InLP = (9981733 + 0,004756daotao + 0,220479invon — 0,0012568icor + 0,0021733laodongcnxd + 0,0114377laodongdy + 0,0501509lntrangbitscd + 0,003 1659thanhthi + 0,0282219t, + 0,0847115t) + u,
Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và kết quả mô hình hồi quycác nhân
tố tác động tới NSLĐ xã hội, luận văn dé ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao NSLĐ xã hội của Việt Nam, bao gồm các nhóm giải pháp chính sau:
- Giải pháp vẻ thể chế, chính sách: hoàn thiện vẻ tô chức, bộ máy quản lý
hành chính, thực hiện cải cách thê chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước - Giải pháp nâng cao NSLĐ dựa trên phát triển nguồn lực:chính sách đào tạo
nguôn lao động của Việt Nam cần được xây dựng theo hướng có sự phối hợp đào tạo với các ngành, khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhằm đáp ứng được chất lượng và nhu cầu lao động có kỹ năng của thị trường
- Giải pháp nâng cao NSLĐ dựa trên việc chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế
và cơ cầu lao động hợp lý:việc chuyên dịch cơ cầu ngành kinh tế và chuyên dịch lao động hợp lý sẽ là nền tảng thúc đây việc tăng NSLĐ của toàn nên kinh tế Tái cơ
cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nên kinh tế là điều kiện cần thiết để nước
Trang 14ta thu hút thêm dòng vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công
nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước
- Giải pháp nâng cao NSLĐ đựa trên phát triển khoa học - công nghệ:chiến lược khoa học côngnghệ quốc gia có vai trò rat quan trọng trongviệc tạo ra các yêu
tô tiền dé và khích lệ doanh nghiệp mạnh dạn khai thác khoahọc công nghệ đê nâng
cao sức cạnh tranh của mình
- Giải pháp nâng cao NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp: các giải pháp tập trung vào việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đôi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Kết luậnchung của luận văn:
NSLĐ là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngành, khu vực hay toàn nên kinh tế Nghiên cứu của luận văn
đã khăng định tầm quan trọng của NSLĐ cũng như việc cải thiện NSLĐ đối với không chỉ với mỗi cá nhân mà còn đối với toàn xã hội Việc sử dụng dữ liệu mảng
(Panel Data) cộng với trợ giúp của phần mém Stata giúp tác giả có một công cụ
mạnh đề phân tích mô hình về cơ bản đã chỉ ra được chiều tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến NSLĐ xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn khi đưa ra các khuyến nghị, góp phần đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện NSLĐ xã hội trong giai đoạn sắp tới
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội
của Việt Nam, tác giả đưa ra các kiến nghị, định hướng chung và các giải pháp cụ
thê nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa NSLĐ của Việt Nam Các giải pháp căn cứ
vào cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn nên có tính khả thi cao trong việc
ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Trang 151 Ly do chon dé tai
Đề tài nghiên cứu được xác định từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, từ thực tiễn chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đê cải thiện năng
suất lao động xã hội của nên kinh tế
Sau hơn 30 năm đôi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
quan trọng về kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, ôn định chính trị, củng cô an ninh - quốc phòng của đất nước Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, yêu cầu đặt ra
đó là phải không ngừng cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) xã hội, tạo tiền đề để
nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp cho chúng ta không bị tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới
“Chiến lược Phát triên bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020” được Chính phủ
phê duyệt ngày 12 tháng 4 năm 2012 đã đưa ra các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triên bền vững Việt Nam giai đoạn 201 1 - 2020, trong đó NSLĐ xã hội là một
trong những chỉ tiêu về kinh tế đặc biệt được nhấn mạnh Chiến lược khăng định một trong những định hướng ưu tiên nhằm phát triên bền vững trong giai đoạn 2011-2020 như sau: “Chuyên đôi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang
kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phâm hàng hóa và dịch
vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói
riêng”
Trong báo cáo “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội §5 năm 2016-2020” của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIII ngày 16 tháng 3 năm 2016, Chính phủ đã đề ra mục tiêu: “năng suất các nhân tố tông hợp (TEP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30- 35%: năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm” Một trong những
Trang 16hình tăng trưởng, nâng cao NSLĐ xã hội.Cải thiện tốt NSLĐ xã hội sẽ giúp chúng
ta tạo ra sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam hoạt động đầu tư
và kinh doanh.Lao động làm việc hiệu quả sẽ tạo ra những sản phâm có thương hiệu
tốt và chỉ phí sản xuất thấp so với các đối thủ, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh
của quốc gia
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng NSLĐ xã hội của Liệt Nam
Ngày 2 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
43/2010/QĐ-TTg, trong đó có chỉ tiêu về NSLĐ xã hội, được tính chung cho nên
kinh tế quốc dân và phân tô theo ngành kinh tế cấp I Các sách Niên giám Thống kê của Tông cục Thống kê đã có các số liệu về chỉ tiêu năng suất lao động xã hội (tính theo GDP giá hiện hành từ năm 2005 đến nay)
Theo Tông cục Thống kê, NSLĐ xã hội năm 2015 theo giá hiện hành ước
tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động), tăng
6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3.9%/năm Nếu quy
đôi theo tỷ giá héi đoái bằng Đô la Mỹ, năm 2012 NSLĐ xã hội của Việt Nam đạt
3020 USD/người và năm 2013 đạt 3279 USD/người Nhìn chung NSLĐ xã hội của
Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kê và liên tục tăng so với những năm trước Tuy
nhiên NSLĐ xã hội của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực và châu Á.Tính theo tỷ giá hối đoái thì năm 2013, NSLĐ xã hội của Việt Nam
mới chỉ bằng 45,95% NSLĐ xã hội của Philippines, bằng 43,31% của Indonesia,
bằng 32,96% của Thái Lan, bằng 13,87% của Malaysia và chỉ bằng 6,3% của Hàn
Quốc (Tăng Văn Khiên, 2015) Thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là
phải thu hẹp khoảng cách và sớm bắt kịp mức năng suất lao động của các nước, tránh nguy cơ tụt hậu
Thứ ba, từ các khoảng trồng trong các nghiên cứu về NSLĐ xã hội Từ khi Việt
Nam gia nhập Tô chức Năng suất châu Á (Asia Productivity Orgnizdition - APO)
Trang 17Qua tông quan tài liệu, hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu liên quan đến NSLĐ có khá nhiều Có thê kể ra một số nghiên cứu tiêu biêu như: Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu (2014) đề cập đến hai trong số những nhân tố cơ bản làm NSLĐ xã
hội ở Việt Nam thấp, đó là về cơ cấu lao động và chất lượng lao động: Nguyễn
Đình Cử (2015) tập trung vào vấn đề thúc đây di cư nông thôn - đô thị nhằm góp
phan nâng cao NSLĐ xã hội; Lê Văn Hùng (2016) đã đo lường các yếu tổ tác động tới NSLĐ xã hội ở Việt Nam dựa vào hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận cơ cấu và
tiếp cận các yếu tố của hàm sản xuất Bên cạnh đó, Tông cục Thống kê và Viện
Năng suất Việt Nam cũng có các báo cáo hằng năm về NSLĐ của Việt Nam.Tuy
nhiên các nghiên cứu này mới chỉ đừng lại ở mức mô tả thực trạng về NSLĐ xã hội của Việt Nam hoặc chỉ phân tích một số yếu tố đơn lẻ tác động tới NSLĐ xã hội mà chưa nghiên cứu, phân tích sâu và toàn diện những yếu tổ tác động tới NSLĐ xã hội cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng NSLĐ xã hội vẫn ở mức thấp như hiện
nay
Với những lý do trên, đề góp phần nâng cao chất lượng công tác thống kê và
mô tả rõ nét hơn bức tranh toàn cảnh về Năng suất lao động xã hội ở Việt Nam, tác giả đã chọn vấn đè: “Nghiên cứu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến Năng suất
lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:
e _ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ xã hội nhằm
đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao NSLĐ xã hội của các địa phương nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
Trang 18Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Năng suất lao động xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2014
$.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vivê không gian: Đề tài nghiên cứu NSLĐ xã hội của tất cả 63 tỉnh, thành phố
của Việt Nam
Phạm vivê thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các nhân tô tác động
tới NSLĐ xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thông kê sau:
- Phương pháp tông quan tư liệu tham khảo: Đề có được những kiến thức cơ bản về NSLĐ xã hội, tác gia da tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn đữ liệu
khác nhau như các văn bản quy phạm pháp luật; các bài báo, nghiên cứu của các
nhà học giả trong và ngoài nước; các báo cáo của Tô chức Lao động quốc tế (ILO),
Viện Năng suất Việt Nam, Tông cục Thống kê có liên quan tới NSLĐ xã hội - Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng đề mô tả thực trạng NSLĐ xã hội của
Việt Nam (phân tô thống kê, sử dụng bảng biêu, đồ thị, thống kê mô tả)
- Phân tích định lượng: xây dựng mô hình kinh tế lượng về các nhân tố tác động đến
NSLĐ xã hội Phương pháp sử dụng là phương pháp phân tích mô hình hỏi quy dữ liệu mảng (Panel data), với các quan sát là 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 Mô hình dữ liệu mảng được tác giả sử dụng là mô hình tác
động có định và mô hình tác động ngẫu nhiên Sau khi có kết quả mô hình hồi quy và thực hiện các kiêm định, tác giả sẽ lựa chọn mô hình phù hợp nhất để phân tích Phần mềm được tác giả sử dụng đê tính toán, phân tích và ước lượng mô hình
là Stata.
Trang 19(1) Phân tích và đánh giá thực trạng NSLĐ xã hội ở Việt Nam hiện nay
(ii) Tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội của Việt Nam trên cơ sở xây dựng mô hình hồi quy thực nghiệm với bộ số liệu thu thập
được
(ii) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao NSLĐ ở Việt Nam
6 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phân phụ lục, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I Tông quan về năng suất lao động xã hội
Chương 2 Thực trạng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
Chương 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Trang 201.1 Nội dung và phương pháp tính năng suất lao động 1.1.1 Khái niệmvề năng suất lao động
1.1.1.1 Khái niệm về năng suất
Thuật ngữ Năng suất xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776 bởi nhà kinh tế họcngười Scotland la Adam Smith.Ong đã chỉ ra rằng sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động hoặc khả năng sản xuất của lao động Thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên vào những năm 70 của thế kỷ XIX trong những bài luận về kinh tế học và sau
đó được sử dụng mở rộng nhiềuhơn khi phân tích kinh tế ở cấp độ vi mô và vĩ mô Về bản chất, năng suất là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, phản ánh mối quan hệ
giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của quá trình sản xuất Hay nói cách
khác, năng suất được định nghĩa đơn giản là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào và được
biêu thị bằng công thức:
Năn Ất Kết quả đầu ra
š Chỉ phí đầu vào
Thuật ngữ đầu vào và đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đôi của môi
trường kinh tế - xã hội Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các
kết quả Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tông giá trị sản xuất - kinh
doanh hoặc giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật Ở
cấp vĩ mô, người ta thường sử dụng Tông giá trị sản phâm quốc nội (GDP) là đầu ra
Trang 21sử dụng đề đạt được giá trị sản suất đó
Trong giai đoạn đầu, người ta nhấn mạnh đến các yếu tố đầu vào và đặc biệt là lao
động được sử dụng để sản xuất một khối lượng hàng hoá nhất định ở phân xưởng
Năng suất thời kỳ này được hiểu là năng suất lao động Trong bối cảnh này, Frederick Taylor và Adam Smith đã tập trung vào sự phân chia lao động, xác định và tiêu chuân hoá phương pháp làm việc tốt nhất nhằm cải tiến năng suất, các công cụ kỹ thuật đã được phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động phù hợp với nhu cầu của hệ thống sản xuất hàng loạt vào nửa đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, năng suất
lao động chỉ ra mối quan hệ giữa đầu ra đạt được và lao động đầu vào nhưng không có nghĩa là nó chỉ phụ thuộc vào yếu tố lao động mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác như công nghệ, phương pháp làm việc hay hệ thống quản lý
Lợi ích đích thực của năng suất và ý nghĩa đầy đủ của nó chỉ được nhận biết sau
chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội Với mục đích làm rõ tầm quan trọng của năng suất trong việc thúc đây phát triên kinh té, các tô chức năng suất đã được thành lập ở Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Philippine, Án Độ và nhiều nước khác trên thế giới Năm 1961, Tô chức Năng suất Châu Á (APO) được thành lập Đến tháng 01/1996, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành thành viên của tô chức này
Với sự thay đôi nhanh chóng của môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học -
công nghệ, đặc biệt là xu hướng toàn câu hoá nên kinh tế, tự do hoá thương mại và
sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, về chi phí và cách thức phân phối, nên khái niệm năng suất đã được nhìn nhận lại cho phù hợp Nhìn nhận năng suất theo cách mới là đòi hỏi khách quan và trong cơ chế thị trường thì bất kỳ quan niệm và cách tiếp cận nào mà không gắn với nhu cầu xã hội làm mục tiêu thì đều không có ý nghĩa.
Trang 22khi nói đến hiệu quả thường nói đến việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn
lực như thế nào, điều đó gắn liền với lợi nhuận Như vậy, năng suất là phạm trù
rộng hơn hiệu quả kinh tế nên việc cải tiến và nâng cao năng suất tất yêu dẫn đến nâng cao hiệu quả Trong mối quan hệ năng suất và khả năng cạnh tranh thì năng suất là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững
Một dự án nghiên cứu về các khái niệm năng suất do các nước thành viên của tô
chức APO thực hiện vào năm 1995 đã nêu rõ cách hiệu năng suất theo cách tiếp cận
mới một cách chung nhất và cơ bản nhất như sau:
a) Năng suất là giảm lãng phí, chứ không phải giảm đầu vào
b) Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn
ce) Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy Về điểm này, ông Miyai, chủ tịch 7rưng tâm Năng suất Nhật Bản vì sự phát triển kinh tế - xã hội(IPC-SED) đã nhận xét như sau : “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong những nỗ lực nâng cao năng suất thì yếu tố con người là quan trọng nhất Một sô người cho rằng vốn là yếu tô quan trọng nhất cho phát triển công nghiệp, một số khác lại cho rằng công nghệ là yếu tố chủ đạo đối với cải tiến năng suất Đúng, những yếu tố này rất quan trọng, nhưng vn có thê được sử dụng sai nếu con người
lạm dụng nó và tiêu chuẩn công nghệ cao khó có thê duy trì được nếu không phát
triên nguồn nhân lực và nâng cấp thường xuyên nhờ sự nỗ lực của con người Ba nguyên tắc chủ đạo được JPC-SED sử dụng làm cơ sở cho phong trào năng suất ở
Nhật Bản là: Hợp tác Lao động - Quản lý : Tạo công ăn việc làm và Chia sẻ thành
quả về năng suất”
d) Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đôi mới và cải tiến liên tục Trong thực tế, những cải tiến được tạo ra từ những thay đôi trong khâu thiết kế, sản xuất, giao
hàng Đây là những thay đôi cần phải có do ảnh hưởng của các yếu tố như công
Trang 23e) Năng suất được coi là biêu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng
các nguồn luc dé đạt được mục tiêu Bên cạnh việc sử dụng đầu vào một cách hiệu
quả, năng suất còn biêu hiện thông qua chất lượng và tính hữu ích của đầu ra Năng suất và chất lượng không loại trừ nhau mà ngược lại, năng suất - chất lượng gắn liền
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và tăng năng suất đồng thời với tăng chất lượng
f) Năng suất theo quan điểm hiện đại là năng suất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, vì thế xuất hiện khái niệm năng suất xanh, sản xuất sạch Tăng năng suất nhưng
đồng thời không gây ô nhiễm môi trường và phải đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho mọi người dân Mục tiêu cuối cùng của cải tiến năng suất chính là nâng cao chất
lượng cuộc sống
Sự khác nhau căn bản giữa năng suất theo quan điểm hiện đại so với „ăng suất
hiểu theo quan điểm truyền thống chính là năng suất theo quan điểm hiện đại quan
tâm nhiều hơn tới các kết quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng
đầu vào Năng suất và chất lượng không còn là sự bù trừ lẫn nhau mà đồng hướng tạo nên hiệu quả chung vì chất lượng chính là sự thoả mãn của khách hàng và nhu cầu xã hội Đã là năng suất thì phải là măng suất xanh.tức là năng suất cao nhưng không được làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và huỷ hoại tài
nguyên thiên nhiên Đó là mong muốn của con người muốn có cuộc sống tốt đẹp, hai hòa cả về vật chat, tinh thần và môi trường trong sự phát triển bèn vững
Mục tiêu của năng suất ngày nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người Vấn đề trung tâm của năng suất là đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn thông
qua cải tiến điều kiện lao động Theo đuôi mục tiêu này phải thực hiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng thông qua những kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng có hiệu
quả hơn các nguôn lực và công nghệ sẵn có Hơn nữa, tăng năng suất dẫn đến tăng việc làm, điều này thúc đây sự tăng trưởng và phát triên Lợi ích từ năng suất được phân chia công bằng cho người lao động, chủ sở hữu và khách hàng Khả năng cạnh
Trang 24tranh phải được tạo ra từ năng suất cao hơn trong quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của quá trình lao động và làm việc
1.1.1.2 Khái niệm về NSLĐ và NSLĐ xã hội
Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong
phân tích kinh tế và thống kê của một quốc gia, được dùng đề đánh giá trình độ phát triên của nên kinh tế, là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia
Trên cơ sở đó, khái niệm NSLĐ cũng được tiếp cận theo những cách khác nhau: - Theo quan điểm triết học của Kari Marx: Trong cuốn Tư ban [9], Karl Marx
viết “NSLĐ là sức sản xuất của lao động cụ thê có ích Nó nói lên kết quả hoạt động
sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định Hay nói cách khác, NSLĐ được đo bằng số don vi san phim sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí đê sản xuất ra một đơn vị sản phâm
đó”
- Theo quan điềm hiện đại: Tô chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra
định nghĩa '*NSLĐ được tính bằng lượng hàng hóa và địch vụ cuối cùng được tạo ra cho một đơn vị lao động tham gia vào hoạt động sản xuất” Thước đo hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nên kinh tế là tổng sản phẩm trong nước (Gross
Domestic Product - GDP), tinh theo giá có định, điều chỉnh theo lạm phát Lao động tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra GDP phản ánh thời gian, công sức và kỹ năng của lực lượng lao động và thường được tính bằng lao động đang làm việc, giờ
công lao động, hay lực lượng lao động được điều chỉnh theo chất lượng
Năng suất không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội với sự xuất hiện của
khái niệm „năng suất lao động xã hội NSLĐ xã hội là một trong những chỉ tiêu
phản ánh hiệu suất làm việc của lao động Trong cuốn sách Bàn về tiết kiệm và tăng
năng suất lao động (2009) của NXB sự thật có đưa ra khái niệm về NSLĐ xã hội
nhu sau: “NSLD xã hội là sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa
tông sản phâm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hằng năm hoặc thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phâm” NSLĐ xã hội không phải là sự tông
Trang 25hợp đơn thuần của nhiều NSLĐ cá nhân cùng tiến hành một quá trình sản xuất thông nhất mà là sự tông hợp về NSLĐ của những ngành sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phâm đang xét
NSLĐ xã hội có sự tiêu hao của lao động sông và lao động quá khứtheo những lượng nhất định Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động quá khứ là sản phâm của lao động sóng đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biêu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu) đã
chuyên vào giá trị sản phẩm Hạ thấp chỉ phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng
năng suất lao động cá nhân Hạ thấp ch¡ phí lao động sống và lao động qúa khứ nêu
rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội.Trong quá trình quản lý kinh tế, nếu chỉ
chú trọng tăng NSLĐ cá nhân thì sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm và như vậy NSLĐ xã hội có khi không tăng mà còn giảm 1.1.2 Phương pháp tính năng suất lao động xã hội
1.1.2.1.Các chỉ tiêu tinh NSLD
Có nhiều chỉ tiêu tính NSLĐ, nhưng dùng loại chỉ tiêu nào còn tùy thuộc vào việc
lựa chọn thước đo thích hợp với đặc điểm của ngành nghề, doanh nghiệp Hiện nay thường dùng 3 loại chỉ tiêu như sau:
(i) Chi tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phâm (đơn vị tính: m*, mỶ, tắn, kg ) để biểu thị mức NSLĐ của một người (hay một công nhân,
Trang 26Q: Téng san lugng tinh bang hién vat; T: Tông số người (công nhân, nhân vién ) Ướu điểm
Chỉ tiêu này biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thê, chính xác, không chịu ảnh hưởng của giá cả Có thê so sánh mức NSLĐ các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phâm được sản xuất ra
Ngoài ra chỉ tiêu này còn đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động, thích
hợp với các nhóm, tô, đội chỉ sản xuất một loại sản phẩm
Nhược điểm và khắc phục
- Chỉ dùng đề tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thê tính chung
cho tất cả nhiều loại sản phâm Trong thực tế hiện nay ít có những doanh nghiệp chỉ
sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh nghiệp thường sản xuất
nhiều loại sản phâm
- Chỉ tiêu này không thê so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phâm khác nhau
- Chỉ tiêu này chỉ được dùng cho thành phâm, còn sản phâm đở dang không tính
được nên không phản ánh đầy đủ mức sản phâm của công nhân
Đề khắc phục nhược điểm, cần sử dụng chỉ tiêu hiện vật — quy ước, tức là quy đôi
tất cả các sản phâm tương đối đồng nhất về một loại sản phâm được chọn làm sản
phâm quy ước
Trang 27Chi tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phâm thuộc doanh
nghiệp hoặc ngành sản xuất ra đề biêu thị mức NSLĐ của một người (hay một công
nhân, một nhân viên )
Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất với phạm vi sử dụng rộng hơn, từ doanh
nghiệp đến ngành rồi đến giữa các ngành và nên kinh tế quốc dân Chỉ tiêu này có thê dùng đê tính cho các loại sản phâm khác nhau kê cả sản phâm dở dang, đồng thời khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật
Nhược điểm và khắc phục
- Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ
- Nếu lượng sản phâm hợp tác với bên ngoài, cơ cấu sản phẩm thay đôi sẽ làm sai lệch mức NSLĐ của bản thân doanh nghiệp
- Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phâm sản xuất không thay đôi hoặc ít thay đôi vì cấu thành sản phâm thay đôi sẽ làm sai lệch mức và tốc độ tăng
Trang 28Pham vi ap dung
Chi tiêu này có phạm vi sử dụng rộng rãi, từ các doanh nghiệp đến ngành và
nên kinh tế quốc dân Có thể dùng để so sánh mức NSLĐ giữa các doanh nghiệp sản xuất các ngành với nhau
(iii) Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra ra một đơn vị
sản phẩm đề biêu hiện NSLĐ Việc giảm chỉ phí lao động cho một đơn vị sản phâm sẽ dẫn đến tăng NSLĐ
Công thức tính:
Trong đó t: lượng lao động hao phí đê sản xuất 1 đơn vị sản phâm, đơn vị
tính bằng đơn vị thời gian;
T: thời gian lao động đã hao phí;
Q: Số lượng sản phâm (hoặc giá trị)
Trang 29Ngoài ba chỉ tiêu này dùng đề tính NSLĐ còn một số chỉ tiêu khác đang được áp dụng trong phạm vi hẹp, hoặc đang trong quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng như: chỉ tiêu NSLĐ tính theo năm, tháng, ngày, giờ, chỉ tiêu NSLĐ tính theo san
pham thuần tuý, tính theo hàng hoá thực hiện
1.1.2.2 Phương pháp tính NSLĐ xã hội
Dưới góc độ vĩ mô, ta xem xét và đánh giá NSLĐ ở tầm rộng hơn, cụ thê ở đây là
thuật ngữ NSLĐ xã hội Ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia,
NSLĐxã hội là “chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng Tông sản phẩm trong nước (GDP) tính bình quânmột lao động trong thời kỳ tham
chiều, thường là một năm”
Công thức tính NSLĐ xã hội (theo sách Niên giám thống kê của TCTK):
rp- GDP L
Trong đó LP: Năng suất lao động xã hội (đơn vị tính: VNĐ/lao động):
GDP: Tông sản phâm trong nước trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm;
L: Tông sốlao động làm việc bình quân của nên kinh tế trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm
Ý nghĩa của NSLĐ xã hội
NSLĐ xã hội là chỉ tiêu quan trọng giúp ta đánh giá chính xác thực trạng
công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phạm vi toàn xã hội Đây
là chỉ tiêu cơ bản đề đánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước với nhau
Trong xu hướng già hóa dân số và trong điều kiện cần tận dụng nguồn lao động thì
việc tăng mức sông chỉ có thê phụ thuộc vào tăng NSLĐ Đối với các nước đang phát triên như Việt Nam, tăng NSLĐ là con đường thu hẹp khoảng cách đối với các nước phát triển nhanh nhất.
Trang 30Phân tổ và nguồn số liệu của chi tiêu NSLĐ
Chỉ tiêu NSLĐ xã hội thường được phân tô theo ngành kinh tế Nguôn số liệu tính
NSLĐ được lấy từ: (¡) Số liệu GDP hằng năm; (¡¡) Tông số lao động đang làm việc
(số lao động có việc làm) Cả hai chỉ tiêu này được thu thập, tính toán theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó chỉ tiêu GDP được Tông cục Thống kê (TCTK) áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, nguồn thông tin và phương pháp tính theo đúng quy định trong Hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc; chỉ tiêu lao động đang làm
việc (lao động có việc làm) được tính theo khuyến nghị của Tô chức Lao động
Quốc tế (ILO)
1.1.3 Sự cân thiết của việc tăng năng suất lao động 1.1.3.1 Khái niệm tăng năng suất lao động
Trong tác phâm Bàn về tiết kiệm và tăng năng suất lao động [10], Karl Marx dé cap
đến vấn đề tăng NSLĐ như sau: “Tang NSLD là sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLD, co thé hiéu là sự thay đôi trong cách thức lao động, thay đôi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết đê sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn” Trong quá trình sản xuất, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo những lượng nhất định Lao động sống là sức lực mà con người bỏ ra trong quá trình sản xuất Lao động quá khứ là sản phâm của lao động sống đã được vật hóa trong các giai
đoạn sản xuất trước kia (biêu hiện ở các giá trị máy móc và nguyên vật liệu)
Tăng NSLĐ có nghĩa là giảm chỉ phí lao động cho một đơn vị sản phẩm Trong một thời gian như nhau, nếu NSLĐ càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên Khi NSLĐ
tăng thì thời gian hao phí đê sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đến giá trị
của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phâm đó giảm, nhưng không làm
giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó Karl Marx{ 10] viết: “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phâm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tỉnh trong sản phâm đó càng nhỏ,thì giá trị
Trang 31của vật phâm đó càng ít Ngược lai, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yêu dé sản xuất ra một sản phâm sẽ càng đài và giá trị của nó cũng càng
lớn Như vậy, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đôi tỷ lệ thuận với số lượng của
lao động thê hiện trong hàng hoá đó và thay đôi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”
Đề tăng thêm sản phâm xã hội có thê áp dụng hai biện pháp: Tăng thêm quỹ
thời gian lao động và tiết kiệm chỉ phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm Trong
thực tế khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn Nhưng khả
năng tiết kiệm thời gian lao động chỉ phí đối với một đơn vị sản phâm là rất lớn
Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuắt
Ngoài ra, cần phân biệt giữa tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động, vì đây là hai
thuật ngữ có thê gây nhằm lẫn khi sử dụng Giữa NSLĐ và cường độ lao động có sự
giống nhau và khác nhau Giống nhau ở chỗ tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động
thì đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn
Điêm khác biệt giữa tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động là tăng NSLĐ thì lam
giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phâm và làm giảm giá trị sản
phâm giảm giá thành sản phâm, còn tăng cường độ lao động thì hao phí lao động
sản xuất ra một sản phâm không thay đôi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm
Tăng NSLĐ do thay đôi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao động không đôi, hao phí sức lao động không thay đôi Tăng NSLĐ là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người Tăng NSLĐ sẽ có tác dụng tích cực và không ảnh
hưởng đến sức khoẻ của con người còn tăng cường độ laođộng nếu tăng quá mức sẽ
gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
1.1.3.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động
Trang 32Thứ nhất, NSLĐ caosẽ giúp thúc đây tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế có năng
suất cao nghĩa là nên kinh tế đó có thê sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn
với cùng một lượng nguyên liệu hay yếu tố đầu vào, hoặc sản xuất ra số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu và yếu tố đầu vào ít hơn.Nếu
như NSLĐ thấp thì sẽ không thê khai thác hết tiềm lực của quốc gia và sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức sống và thu nhập bình quân đầu người rất thấp Do đó
NSLĐ tăng sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ phát
triển của tông sản phẩm trong nước và thu nhập quốc dân, từ đó cho phép giải quyết
các vấn đẻ tích lũy và tiêu dùng, cải thiện đời sống của người dân
Thứ hai, nâng cao NSLĐ gắn liền với việc nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của
người lao động và tiết kiệm thời gian lao động Mục đích của sản xuất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người Do đó việc cải thiện NSLĐ không chỉ
là vấn đề quan tâm của một bộ phận những người lãnh đạo mà còn là vấn đề quan
tâm của tất cả những người lao động Nâng cao NSLĐ cũng chính là nâng cao đời sóng vật chất của chính bản thân người lao động
Thứ ba, già hóa dân số và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là những vấn đề cần được cân nhắc Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng Đến giữa thế kỷ XXI, Việt
Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề về già hóa dân số giống Nhật Bản hay các nước Tây Âu như hiện nay Việc nhanh chóng thúc đây tăng NSLĐ là cách duy nhất giúp Việt Nam đạt được sự thịnh vượng trước khi dân số Việt Nam già đi Đồng thời tăng NSLĐ cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động
1.1.4 Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao
động xã hội
Trong cuốn Tư bản [9], Karl Marx viết'*NSLĐ cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành
Trang 33hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phâm
đó.”
Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra trong quá trình sản xuất NSLĐ cá
nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sông, được biêu hiện bằng
đầu ra trên một giờ lao động NSLĐ cá nhân được đo băng chi phí lao động sống
đầu tư vào một đơn vị sản phâm, vì vậy khi xét năng suất lao động cá nhân, người ta
chủ yếu xét đến hao phí lao động sống mà người lao động đã tiêu hao trực tiếp (số giờ công, ngày công lao động) đê sản xuất ra một đơn vị sản phâm, ít xét đến hao phí lao động chết (hao phí các nguyên vật liệu, nâng lương, công cụ lao động) Đối với các doanh nghiệp thường trả lương dựa vào NSLĐ cá nhân hoặc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, do đó tăng NSLĐ cá nhân sẽ đòi hỏi hạ thấp
chỉ phí của lao động sống
Giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau trong nên
kinh tế.Tăng NSLĐ cá nhân dẫn đến tăng NSLĐ xã hội và tăng NSLĐ xã hội là
biêu hiện của tăng NSLĐ cá nhân Cuốn Tư bản [9] của Karl Marx đề cập đến mối
quan hệ giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội như sau: “Giá trị của hàng hóa được quy định bởi tông số thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống đã nhập
hàng hóa vào đây NSLĐ tăng lên biêu hiện ở chỗ, phần lao động sống giảm bớt, còn phần lao động quá khứ thì tăng lên, nhưng tăng lên như thế nào đề cho tổng số lao động chứa đựng trong hàng hóa ấy lại giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên.” Các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã
hội cũng có tác động mạnh mẽ tới NSLĐ cá nhân Cụ thê, việc định hướng mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tốt sẽ giúp quốc gia đó thu hút được những nhà đầu tư, doanh nghiệp tập trung vào những ngành có công nghệ hiện đại sẽ giúp lao động có năng suất cao Hay điều kiện và chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo
ra những lao động có kỹ năng và tác phong thái độ làm việc tốt Tương tự, chuyên
dịch cơ cấu kinh tế giúp lao động dịch chuyên từ khu vực nông nghiệp sang công
Trang 34nghiệp, dịch vụ giúp lao động học hỏi được kỹ năng sản xuất, kỷ luật lao động cũng
như khả năng quản lý tốt hơn, từ đó cải thiện NSLĐ của cá nhân
Tóm lại, để NSLĐ xã hội tăng lên thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên và tiết
kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ
1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
Dựa vào lý thuyết tăng trưởng hiện đại trong kinh tế phát triêncùng những nghiên
cứu trong và ngoài nước mà tác giả đã tìm hiểu, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hộiđược mô tả trongsơ đồ 1.I như sau:
Nhân tô về chất lượng lao động
Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hướng đến NSLĐ xã hội
1.2.1 Nhân tô về chất lượng lao động
Nguôn nhân lực đã qua đào tạo với chất lượng cao là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao NSLĐ và góp phân thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu và phân tích của Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu (2014) về vấn đề chênh lệch giữa cung cầu kỹ năng cho thị
Trang 35trường lao động đã chỉ ra rằng công tác đào tạo cần gắn với nhu cầu sử dụng của
nên kinh tế, cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng Có như vậy thì việc thay đôi mô
hình tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế mới nhận được sự hỗ trợ từ đào tạo nhân lực của đất nước, kỹ năng và chất lượng lao động sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao NSLĐ
Lê Văn Hùng (2016) nhận định: ““NSLĐ khi đã đạt ở mức độ cao so với thế giới chỉ
khi trình độ và chất lượng lao động đã đạt một mức độ tương ứng” Một nên kinh tế
hoặc một doanh nghiệp không thê có năng suất cao nếu như chất lượng lao động
thấp Chất lượng lao động thê hiện dưới các hình thái: trình độ lao động; thê lực sức bên; khả năng sang tạo và thái độ làm việc Việc đầu tư thiết bị hay ứng dụng công nghệ mới sẽ không có hiệu quả nếu như người lao động không biết vận hành, sử
dụng, khai thác đề tạo ra được những sản phâm tốt Với tốc độ phát triên như vũ bão
của khoa học kỹ thuật ngày nay đòi hỏi những người lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng, phải luôn học tập nâng cao trình độ về kỹ năng, tay nghề đề đáp ứng yêu cầu của công việc Bên cạnh trình độ lao động, yếu tô thái độ làm việc cũng là yếu tố rất quan trọng Chỉ có thái độ làm việc tích cực mới phát huy hết khả
năng lao động, đem lại được hiệu quả tông thê về mặt kinh tế - xã hội
Sự yếu kém vẻ trình độ kỹ năng và chuyên môn của lao động chính là yếu tố chính cản trở tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế trong dài hạn Bởi vì, con người và công nghệ mới chính là yếu tố quyết định tạo ra sự nhảy vọt về NSLĐ mang tính bền vững Ở khía cạnh khác, trình độ và kỹ năng lao động không được cải thiện trong khi giá cả và chỉ phí dịch vụ ngày càng tăng dẫn tới chỉ phí lao động (giá thuê
lao động) ngày càng tăng Kết quả, môi trường kinh doanh sẽ kém hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư và điều này làm chậm sự dịch chuyên lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn
Việt Nam vừa chuyên từ cơ cấu dân số trẻ (với hơn 30% dân số là trẻ em) sang cơ
cầu “dân số vàng” (số người trong độ tuôi lao động cao gấp 2 lần số người ngoài độ tuôi lao động), tức là có nhiều người trong tuôi lao động Đó là tiềm năng to lớn về
Trang 36nguôn lực lao động đề phát triên kinh tÊ - xã hội trong giai đoạn hiện nay Nguồn
cung lao động hiện đang là lợi thé dé cai thiện NSLĐ khi Việt Nam là một quốc gia có lực lượng lao động dồi dào Nhờ lực lượng lao động trẻ chiếm phân lớn, Việt
Nam là quốc gia đang là điểm đầu tư hấp dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và các doanh nghiệp nội địa khởi nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công lắp ráp sử dụng nhiều lao động như lĩnh vực đệt may, lắp ráp điện tử, điện thoại di động Nhờ lực lượng lao động trẻ, quá trình dịch chuyên lao động từ vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng nhanh hơn Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng NSLĐ tuyệt đối do khu vực công
nghiệp, dịch vụ có NSLĐÐ cao hơn nhiều so với khu vực nông nghiệp
1.2.2 Nhân tố về vốn
Yếu tô vốn được đề cập đến trong Báo cáo Năng suất (2015) của Viện Năng suất Việt Nam như sau: “Trong khi nền sản xuất thế giới hiện đại là máy móc thay thế sức lao động của con người thì nền kinh tế sản xuất dựa trên tăng cường lao động không thể tạo ra năng suất cao Việc tăng cường vốn đầu tư cho phần cứng (tài sản, thiết bị, cơ sở hạ tầng giao thông, nhà xưởng .) có vai trò thiết yêu trong nâng cao
năng suất lao động”.Còn theo Lê Văn Hùng (2016): “Đối với các nước đang phát
triển, vốn tích lũy đầu tư là điều kiện tiên quyết giúp chính phủ, doanh nghiệp, hộ
gia đình trong nền kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị từ đó cải thiện NSLĐ” Rõ ràng, cùng với số lượng nguồn nhân lực như nhau, nếu có những điều kiện trang bị phương tiện sản xuất tốt hơn, người lao động có thê tạo ra nhiều hơn của cải vật chất hơn, tức là làm tăng NSLĐ.Các nghiên cứu đã chỉ ra giữa
NSLĐ và cường độ vốn có mối quan hệ thuận khá chặt Một trong những yếu tố tác
động tới NSLĐ của Việt Nam trong những năm vừa qua là sự gia tăng về vốn cố
định và vốn đầu tư phát triển Theo Viện Năng suất Việt Nam thì mức độ trang bị
vốn cho một lao động không ngừng tăng lên với tốc độ tăng bình quân 7,9%/ năm
Nếu năm 2001, một lao động chỉ được trang bị mức tài sản có định là 40 triệu đồng, thì đến năm 2008 cường độ vốn đã tăng gấp đôi, năm 2013, cường độ vốn đã tăng
2 6 lân.
Trang 37Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường vốn, tức là trang bị cho người lao động các phương tiện làm việc, thì khả năng sử dụng và phát huy lượng vốn được tăng cường cũng rất quan trọng Khả năng này được thê hiện dưới dạng hiệu quả sử dụng vốn
và lao động Điều này có nghĩa là, với một lượng vốn đầu tư như nhau số lượng lao
động như nhau, nếu như biết khai thác sử dụng vốn và lao động hiệu quả thì có thê
mang lại nhiều đầu ra hơn (dau ra được hiểu là giá trị gia tăng) Một chỉ số đại diện
cho việc sử dụng hiệu quả vốn và lao động được gọi là năng suất các yếu tố tông
hợp (Total Factor Productivity - TFP)
Như vậy vốn là điều kiện tiên quyết giúp chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia
đình và nhà đầu tư phát triên sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, đầu tư cho con
người từ đó nâng cao chất lượng điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện NSLĐ cho nên kinh tế Việt Nam là nước đang phát triên và trong thời kỳ
công nghiệp hóa nên vốn là yếu tổ rất quan trọng đề chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng
cho phát triên kinh tế, giúp doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị,
nhà xưởng giúp cải thiện NSLĐ xã hội cho nên kinh tế Bên cạnh nguồn vốn tự có và huy động từ nguồn phi chính thức, chính phủ, các doanh nghiệp, hộ gia đình có thê huy động vốn thông qua những kênh chính thống như hệ thống ngân hàng, thị
trường chứng khoán, trái phiếu
1.2.3 Nhân tố về khoa học công nghệ
Lê Văn Hùng (2016) đã có những đánh giá và nhận xét về tác động của khoa học
công nghệ (KHCN) đối với NSLĐ: “Khác với những nguồn lực đầu vào khác đối
với sản xuất, những đóng góp từ đôi mới sáng tạo và khoa học công nghệ đối với năng suất lao động thường không có điểm tới hạn và đây là yếu tố mang tính quyết định tới sự phát triên của hầu hết các quốc gia trên thế giới” Trải qua các giai đoạn
phát triên, các thành tựu và kết quả về kinh tế - xã hội trên thế giới đã chứng minh
KHCN là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến NSLĐ, đóng vai trò quan trọng trong việc
tiết kiệm sức lao động và cải thiện NSLĐ.
Trang 38Trình độ kỹ thuật của sản xuất biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất Tính năng của công cụ sản xuất là thước đo quan trọng nhất đê đo trình độ kỹ thuật sản xuất
KHCN tác động và ảnh hưởng tới NSLĐ theo 2 phương diện:
() Tạo ra nguyên liệu mới, sản phâm mới: giúp khả năng cạnh tranh tốt hơn, giá trị gia tăng cao hơn hoặc thay thế việc nhập khâu sản phẩm, hàng hóa từ
nước ngoài với chỉ phí thấp hơn;
(ii) Cải tiến, tối ưu hóa các quá trình sản xuất, kinh doanh: công nghệ giải phóng sức lao động, thay thế sức người bằng thiết bị để giảm bớt lao động nặng nhọc, thủ công, thay đôi quy trình sản xuất rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao NSLĐ
Trong phần phương pháp luận của Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum-WEF)|2§] đưa ra định nghĩa
“khả năng cạnh tranh” gồm hệ thống thê chế, chính sách và các yếu tố tác động vào
tạo việc làm, tăng NSLĐ và tăng GDP là các yếu tố cơ bản phản ánh năng lực cạnh tranh của nên kinh tế và là cơ sở đề tạo nên sự thịnh vượng và phát triển của mỗi
quốc gia
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinhtế
dựa trên 114 chỉ tiêu tác động tới vấn đề tạo việc làm, tăng NSLĐ và tăng GDP.Những chỉ tiêu này được nhóm lại thành 12 trụ cột gồm: thê chế, cơ sở hạ tầng môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục phô thông, giáo dục và đào tạobậc cao hơn, hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động,
phattrién thị trường tài chính, sự sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, tinh
tếkinh doanh và sự đổi mới Các trụ cột này được nhóm vào 3 nhóm chính
tươngứng với ba giai đoạn chính của phát triên là: các yêu cầu cơ bản, tăng cường
hiệuquả và yếu tố đôi mới và tinh tế
Trong số 12 trụ cột quan trọng để đánh giá chỉ số GCI, có 2 trụ cộtliên quan đến
KHCN:
Trang 39Trụ cột số 9 - Sự sẵn sàng về công nghệ: Đánh giá sự nhanh nhạy của một nềnkinh
tế tiếp nhận các công nghệ hiện có để nâng cao NSLĐ của những ngànhkinh té, nhấn mạnh cụ thê vào khả năng ứng dung day đủ công nghệ thông tin và truyền
thông trong hoạt động hàng ngày và các quá trình sản xuất để tănghiệu quả và tạo điều kiện cho sự đổi mới nâng cao khả năng cạnh tranh Khôngquan trọng công nghệ sử dụng được phát triên trong hoặc ngoài biên giới quốcgia, chỉ cần nâng cao được NSLD
Trụ cột số 12 - Sáng tạo đổi mới: Trụ cột cuỗi cùng của chỉ số GCHập trung vào đôi
mới công nghệ Đôi mới đóng vai trò đặc biét quan trong chonén kinh tế khi đã tiếp
cận biên giới kiến thức và khả năng tạo ra nhiều giá trị hơnbăng cách chỉ đơn thuần
tích hợp và thích ứng công nghệ ngoại sinh không còntác dụng Trong những nên
kinh tế này, doanh nghiệp phải thiết kế và phát triênsản phẩm và quá trình mới để
duy trì lợi thế cạnh tranh, đồng thời chuyên sang các hoạt động có giá trị gia tăng
cao hơn Đề làm được việc này đòi hỏi một môi trườngthuận lợi cho hoạt động sáng
tạo và cần có sự hỗ trợ bởi cả khu vực Nhà nước vàtư nhân
Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đôi mới sáng tạo là động lực
không có giới hạn của tăng trưởng, là chìa khóa giúp một số nước Đông Á vượt qua
“bẫy thu nhập trung bình” Tuy nhiên, công nghệ và sáng tạo vẫn là “vùng trũng nhất” (có xếp hạng thấp nhất), kéo đài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia
của Việt Nam Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 201528], Việt Nam
được xếp hạng chung là 56, trong khi các chỉ số thành phần liên quan đến đôi mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều (Năng lực hấp thụ công nghệ: 121; Chuyên giao công nghệ từ FDI: §1; Độ sâu của chuỗi giá trị: 109: Mức độ phức tạp của quy trình sản
xuất: 101; Chất lượng của các tô chức nghiên cứu khoa học: 95: Giáo dục và đào
tạo ở cấp sau phô thông: 95) Như vậy đánh giá về góc độ KHCN Việt Nam vẫn đứng ở mức dưới trung bình so với thế giới
Điều này cho thấy, Việt Nam cần tạo dựng môi trường thuận lợi cùng với
các thê chế, chính sách mới cho khu vực doanh nghiệp đề thúc đây quá trình nâng
Trang 40cao công nghệ và sáng tạo, tạo tiền đề bứt phá và nâng cao hơn nữa NSLĐ của nền
kinh tế, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế
1.2.4 Nhóm nhân tố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế là quá trình dịch chuyên nguồn lực (lao động,
vốn, đất đai) giữa các ngành kinh tế Học thuyết phát triển [8] chỉ ra rằng chuyên dịch cơ cấu kinh tế là một trong những động lực thúc đây tăng NSLĐ Theo học thuyết này, NSLĐ của một quốc gia được thúc đây bởi sự chuyên dịch lao động từ
khu vực có NSLĐ thấp (như nông nghiệp) sang những ngành có NSLĐ cao hơn (như công nghiệp) Đã có nhiều bài báo của các tác giả trong nước tập trung phân
tích về vấn đề này.Nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu (2014)cho
thấy: “Lao động trong khu vực năng suất thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn khiến năng suất lao động chung của Việt Nam thấp và nguy cơ tụt hậu tiếp tục gia tăng so với
các nước trong khu vực” Nguyễn Quốc Tế và Nguyễn Thị Đông (2013) cũng nhận định rằng: “Năng suất lao động tăng lên nhờ dịch chuyên cơ cấu ngành, lao động
thuộc nhóm ngành có năng suất thấp được chuyên sang nhóm ngành có năng suất
lao động cao” Đặng Thị Thu Hoài và cộng sự (2015) cho rằng động lực tăng NSLĐ
trong thời gian qua của Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa gia tăng năng suất nội bộ ngành và chuyên dịch cơ cấu kinh tế Như vậy chuyên dịch cơ cấu kinh tế
được xem là một kênh tác động mạnh mẽ đến tang NSLD
Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế phát triển ở giai đoạn càng thấp thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ có vai trò càng lớn đối với tăng
NSLĐ Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ có tác dụng trong thời kỳ đầu
của quá trình phát triên kinh tế, tuy nhiên khi nền kinh tế phát triên tới mức cao hơn
thì tăng năng suất nội ngành đóng vai trò là yếu tố tiên quyết cho việc phát triển
năng suất bèn vừng
1.2.5 Nhân tô về đô thị hóa