1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 2016

120 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 34,51 MB

Nội dung

Trang 1

a s 8

> ĐHKTQD

2018 | PDF | 119 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

NGHIEN CUU THONG KE LAO DONG CO VIEC LAM

O VIET NAM GIAI DOAN 1996-2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn được phân tích từ nguồn dữ liệu điều tra thông tin thứ cắp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn Tất cả các dữ liệu đều trung thực và nội dung luận văn chưa từng được công bố

trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện không vỉ phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2018

Tac gia

fi

Bài Thị Hải

Trang 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN Độc lập - Tự do - Hanh phúc

Người nhận xét: TS Nguyễn Minh Thu, Đại học Kinh tế quốc dân - Phản biện I

Sau khi đọc kỹ toàn văn bản luận văn, tôi có một số nhận xét sau:

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là yếu tố không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Do vậy, nghiên cứu thống kê lao động có việc làm cung cấp

thông tin chính xác trong các lĩnh vực, là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính

sách đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp Từ đó, đề tài luận văn *Ñghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016” có tính cấp thiết và ý nghĩa thực

tiễn lớn

2 Nội dung nghiên cứu của luận văn

Luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể:

Chương I (31 trang), với tiêu đề “'Những vấn đề lý luận cơ bản về lao động có việc làm" đã tập trung trình bày những khái niệm cơ bản về lực lượng lao động, việc làm và

lao động có việc làm Tiếp đó, luận văn đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có

việc làm gồm 3 phân hệ chính và các nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm Trên cơ sở khái niệm và hệ thống chỉ tiêu đã nêu, luận văn giới thiệu các phương pháp phân tích thống kê lao động có việc làm làm cơ sở phân tích ở chương 2

Chương 2 (26 trang) có tiêu đề “Thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016° Trước hết, tác giả trình bảy tổng quan lực lượng lao động ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Sau đó, tác giả đi sâu phân tích biến động của các chỉ tiêu lao động việc làm và các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn 1996-2016

Chương 3 (22 trang) có tiêu đề *Phương hướng, giải pháp giải quyết lao động có việc làm ở Việt Nam” Trên cơ sở số liệu đã có, tác gia thực hiện dự báo thông kê lao

AIA+ Ma đẤn nXen 2020 05^ LẤt anÄ nghiên sứm tác øià cũng nên

Trang 6

phương hướng và các giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người lao động,

ở Việt Nam trong thời a tới

Về cơ bản, cơ cấu luận văn là phù hợp, đảm bảo sự cân đối về nội dung và hình thức luận văn

3, Về phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn có tính khoa học Ngoài phương pháp luận chung, luận văn đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cắp, phương pháp phân tích thông tin sẵn có, các phương pháp thống kê mô tả như phân tổ, bảng thống kê và

phương pháp phân tích hồi quy tương quan, phương pháp dự đoán để giải quyết vấn đề

đặt ra phù hợp với mục đích nghiên cứu 4 Về hình thức của luận văn

- Bản luận văn được trình bày theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về dung

lượng, độ dài

- Van phong sáng sủa, theo đúng phong cách khoa học kinh tế và quản lý

- Phần lớn các chương mục, bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ ba trình bày rõ ràng về

hình thức, trích dẫn tài liệu tham khảo đảm bảo Có một số lỗi về hình thức được nhắc tới ở mục 5

5 Một số thiếu sót về nội dung và hình thức của luận văn: Về mặt nội dung:

- Mục 1.2 trang 18: hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm tự xây dựng hay đã có? Tác giả cần chỉ rõ vấn đề này

- Myc 1

phân tổ Vì vậy, các chỉ tiêu sau như cơ cấu lao động có việc làm theo nhóm tuổi, theo

1 Cơ cấu lao động có Me làm: đây là công thức tổng quát cho mọi

trình độ học vắn, chỉ là cụ thể của chỉ tiêu này > nên viết rõ hơn

- Mục 1.3, cụm từ “giải quyết lao động có việc làm” gây khó hiểu Nên thêm từ

“cho” vào trong cụm này Ngoài ra, xuyên suốt cả luận văn, nội dung là lao động có việc

làm, vậy có nên cho thêm nội dung giải quyết có việc làm này vào mục 1.3 hay không?

- Mục 1.3.1, các nhân tố nêu ra chưa đủ, trong đó lại có rất nhiều (3/5 nhân tố) nhân tố về vốn, nhân tố đào tạo nghề mới chỉ đưa ra mà không có chỉ tiêu phản ánh Như vậy, nên bổ sung thêm các nhân tố khác đảm bảo hợp lý hơn

~ Mục 2.2 có tên “Xác định các chỉ tiêu ”, trong đó mục 2.2.1 là “Phân tích ” 2.2.2 và 2.2.3 là “Tính toán " là không phù hợp trong cách dùng

mục nên đổi thành Phân tíc]

~ Mục 2.3 phân tích

Tác giả nên cân nhắc sử dụng hồi quy bội sẽ có những kết quả phân tích tốt hơn Các

Mục 2.2 và các tiểu

phân tích (trang 44) nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm còn rời rạc

vì về bản chất, tác giả đang thực hi

Trang 7

bảng kết quả SPSS trong mục này cũng nên chuyển xuống phụ lục, chỉ giữ lại những kết quả cơ bản nhất

~ Nội dung mục 3.1 là dự báo, trong đó tác giả mới sử dụng duy nhất phương pháp dự báo dựa vào hàm xu thế, trong khi lý thuyết giới thiệu 2 phương pháp Cơ sở nào cho

lựa chọn này? Tương tự mục 2.3, các bảng kết quả trong mục này cũng nên chuyển

xuống phụ lục

Về mặt hình thức:

- Bé sung STT các công thức tính, bổ sung đơn vị tính cho các chỉ tiêu

~ Rà soát các lỗi về trình bày bảng (1 số bảng thiếu đơn vị tính, tên cột còn chưa hợp lý, ) và thống nhất sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong ngăn cách các chữ số (rất nhiều trang gặp tình trạng này, điển hình trang 43)

~ Tên biểu đồ để ở dưới biểu đồ (tất cả các biểu đồ đều gặp lỗi này)

~ Một số lỗi đánh máy

Câu hỏi cho học viên:

~ Giải thích tại sao không chạy hồi quy bội các nhân tố ảnh hưởng đến lao động việc làm?

~ Trong mục 2.3 trang 60 có viết, “Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm, bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan” Tác giả hãy nêu một số nhân tố chủ quan và khách quan này?

6 Kết luận chung:

Mặc dù luận văn còn có một số vấn đề đã nêu nhưng về cơ bản, luận văn đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực thống kê, đạt được những mục

tiêu cơ bản đề ra của một luận văn thạc sỹ kinh tế Tác giả luận văn xứng đáng được cấp

bằng thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành thống kê kinh tế

Người nhận xế xét

lt

TS Nguyễn Minh Thu

Trang 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỘI ĐÔNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, ngày 17 tháng 17 năm 2018

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Học viên cao học: Bùi Thị Hải

Dé tai luận văn: Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn

1996-2016

Chuyên ngành: Thống kê kinh tế

Họ tên, học vị, học hàm của người nhận xét: TS Đinh Thị Thúy Phương Đơn vị công tác: Tổng cục Thống kê

Chức trách trong Hội đồng: Phản biện II

1 Về nội dung của bản luận văn thạc sĩ

1.1 Đề tài có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vì những lý do chủ

yéu sau:

- Cung cấp bức tranh về lao động có việc làm ở Việt Nam và giải quyết

việc làm cho người lao động giai đoạn 1996-2016;

- _ Kết quả nghiên cứu là một trong những căn cứ quan trọng góp phần cung

cấp luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề lao động ở Việt Nam

- Tir2 ly do (néu trén), Hoe viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê lao

động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016” là cần thiết và có ý nghĩa khoa học

12 Kết quả nghiên cứu và kết luận của luận văn: Nội dung nghiên cứu rõ ràng, giữa các chương và bám sát với mục đích, đối tượng nghiên cứu của luận văn

1.3 Tài liệu tham kháo: Đây đủ, rõ ràng

1.4 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: Phù hợp với đề tài luận văn và có độ tin cậy cao

1.5 Giá trị khoa học và độ tin cậy của số liệu sử dụng trong luận văn: Số liệu

được sử dụng nghiên cứu chủ yếu là số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê

và Bộ Lao động và có trích đẫn nguồn cụ thể 16 Kết mả chính đat đước của luân văn đó là-

Trang 9

- _ Để cập đến thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-

2016

- - Đưa ra phương hướng, giải pháp và khuyến nghị giải quyết vấn đề lao động có việc làm ở Việt Nam đến năm 2020

2 Về hình thức của bản luận án

2.1 Kết cấu của luận văn: Bồ cục luận văn hợp lý (3 chương)

2.3 Cách trích dẫn tài liệu tham khảo và nguồn số m Đầy đủ oe 3 Vet wn x«Í

tí la @ & = âu

3.1 Một số nội dung cần hoàn thiện: we hig; ~ WTS ber bà (sứ ley

- Ra soat lai số liệu aes oa mô xuất khẩu lao động ở Gates, (£ Ys ‘has

qua các năm.'Nên liên hệ với Bộ Lao động về số liệu

- _ Bổ sung phân tích sâu hơn đối với tác động của xuất khẩu lao động đến ¿(` $.:347

lao động có việc làm giai đoạn 1996-2016 kik, - Rasoét và hoàn thiện luận văn (Bản sửa chỉ tiết sẽ gửi lại học viên)/ 1 vị 3.2 Câu hỏi

- _ Theo học viên để nâng cao chất lượng thông tin thống kê lao động có việc

làm ở Việt Nam, thì cân thực hiện những giải pháp nao? Vi sao?

- Su bién động vốn đầu tư FDI vào Việt Nam có ảnh hưởng đến tạo VIỆC

n ` a ha

làm cho người lao động Việt Nam bay không? v NT da À qu de Muar tay X hài W

3.3 - Luận văn đáp ứng yêu cầu của một kê văn ac si chuyén ống kê kinh oN whan Aad

Người nhận xét We Qé Ảaes Mbp C pi v

TS Dinh Thi Thay Phương

Trang 10

YÊU CÀU CỦA HỘI ĐÒNG CHÁM LUẬN VĂN THẠC SI VE

Những điểm cần sửa chữa bỗ sung trước khi nộp luận văn chính thức cho

Viện đào tao SDH

2 ea

(Ký và ghi rõ họ tên) tư vê can ti ch sà

Trang 11

1.2.1 Phan hé chỉ tiêu phản ánh về quy mô lao động có việc làm 18 1.2.2 Phân hệ chỉ tiêu phán ánh cơ cấu lao động có việc làm 21

1.2.3 Phân hệ chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ lao động có việc làm Ằ S2 23 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm và giải quyết lao động có VIÊN II E016 066500660)010462606054000/60201060 in kcieieennneeeosensesssseeee 27

1.3.1 Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm 2s 27 I.3.2 Nhóm nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động 29

1.4 Các phương pháp phân tích thống kê lao động có việo lÃH c««⁄«e264- o e 31

1.4.1 Phương pháp phân tỖ 2- 2 + SS SE S3 SE SE SE sen, 31 1.4.2 Phuong phap d6 th) cscscssccsssessescosccessnesssesessesssesesessesssssessuseseesesssuseens 32

I.4.3 Phương pháp số tuong d6i scccssesssesssesssesssesssecssessuccseesssssssecsssecsuseesees 33

1.4.4 Phương pháp phân tích dãy số thời gian .2 3S te 35 1.4.5 Phương pháp hồi quy ` lj: ngYỤnDDD ố 35

KET LUAN CHUONG 1 o cccccssecsscssecssssssssssssssssesesssssssesseissesesescesesseeeeeeeecegseeseecccc 36

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1996-2016 t1 ng HT 37 2.1 Tổng quan lực lượng lao động ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 37 2.2 Xác định các chỉ tiêu về lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-

2.2.1 Phân tích biến động quy mô lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn IS nrcerssrasncinarenvtintsicshiioiebiiehiiaaitnnetvitiidiniiltsiegtsineemerapesennmensoneaneemmmummnanee 40 2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu về cơ cấu lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-20 ÏÓ , S65 v31 TH Tung sec 42 2.2.3 Tính toán các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ lao động có việc làm ở Việt Nam n2 Teen toi iiidaddaecaee.c ce 54

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-

(lv 8 2A 58

2.3.1 Tác động của Tông vốn đầu tư trong nước đến lao động có việc làm giai

2.3.2 Tác động của cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế trong nước đến lao

động có việc làm giai đoạn 1996-2016 ÔÖ ST ni 62 2.3.3 Tác động của xuất khẩu lao động đến lao động có việc làm giai đoạn Ko Dili.ccceoaboagag6g0w28t0uc26xsaa2nsxe==r=ssssee 64

2.3.4 Tác động của Vốn đầu tư nước ngoài đến lao động có việc làm giai đoạn

I —ẴằẰẰ—ÏỶ -.-.R———— HH an} 66

KET LUAN CHUONG 2 cccssssssssssssssssssssssssssssnsssssssssusssussueceeceeneeeneessneeeseeesessevee 70

CHUONG 3: PHUONG HUONG, GIAI PHAP GIAI QUYET LAO DONG

CÓ VIỆC LÀM O VIET NAM TH HE n1 0151111 72

3.1 Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam 72

3.1.1 Phuong huéng dao tao nghé cho ngudi lao dONg e.ssesssesssecesecseeesseee 72

3.1.2 Mục tiêu chiến luge giải quyết việc làm cho người lao động đến năm

su ¿2Ÿ A616 2066s669655656606653816201266 74

Trang 13

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động có việc làm ở Việt Nam 78

3.2.2 Giải pháp phát triển các ngành nghề nhằm tạo thêm cơ hội có việc làm

cho người lao động đến năm 2020 1 SE SE 79 3.3 Các kiến nghị giải quyết lao động có việc làm ở Việt Nam đến năm 2020 82

PHAN KET LUAN ” ee 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1c 89

PHAN PHU LUC

Trang 14

DANH MUC CHU VIET TAT

STT Ki hiéu Nguyén nghia l CNKT Công nhân kỹ thuật

2 CN Công nghiệp

7 FDI Foreign Direct Investment

(Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài )

§ HDH Hién dai héa

9 ILO International Labour Organization

Trang 15

DANH MUC BANG

Bang 2.1: Bién động lao động có việc làm ở Việt Nam giai doan 1996-2016 40 Bảng 2.2: Quy mô lao động có việc làm phân theo nhóm tuổi ở Việt Nam giai GD ch ——————— 43 Bảng 2.3: Quy mô lao động có việc làm theo trình độ Chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 1996-20 lÓ - - - xxx S98 cey 46 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo Thành thị - Nông thôn ở Việt SN Su ng TK CS Le ng ad eid ict ibn aeeansen pase 48 Bang 2.5: Lao động có việc làm theo loại hình kinh tế ở Việt Nam giai đoạn C07007 VƯƯNNN XS 50 Bảng 2.6: Lao động có việc làm chia theo nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam giai LIT BO ke uenkoeaeouateevsaxo60961<sscusee 52

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế ở Việt Nam giai

LH radzaus=eseeessee 33 Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động có việc làm theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn

MUA ÍDnueanussnnuidtiiniientcovoe406601061010)60014300/G5241622)01600ássseessessseee 55 Bảng 2.9 Tỷ lệ lao động có việc làm phân theo thành thị - nông thôn ở Việt

Ne Ae BE ._.—.-.————Ïï{{" erecta 37 Bảng 2.10: Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (theo giá so sánh năm 1994) 59 Bảng 2.1 1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chia theo các ngành bình quân năm thời AC” /j, Ty yyg số " 63

Trang 16

DANH MỤC BIÊU DO

Biểu đồ 2.1: Tổng số lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 41 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo nhóm tuổi ở Việt Nam giai

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ

thuật ở Việt Nam giai đoạn 1996-20 l6 2- s- se SE S8SE£ SE xe cez 47

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực Thành thị - Nông

thôn ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 SE ns 49

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế ở Việt Nam giai mm ——_—_———————_——— 51

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế ở Việt Nam giai

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ lao động có việc làm theo nhóm tuổi ở Việt Nam giai đoạn

LINIỆNN Dunuuuennungprtooyutgig9005166000)6600006/060661240110606056600)10606/66<ss0sseesesesmseseen 56 Biểu đồ 2.8: Ti lệ lao động có việc làm theo khu vực Thanh thị - Nông thôn ở

TH TK TL eeadiiiieiaaanaeeauekonaHueea 37

Trang 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

BUI THI HAI

NGHIÊN CUU THONG KE LAO DONG CÓ VIỆC LAM O VIET NAM GIAI DOAN 1996-2016

Chuyên ngành: THÔNG KÊ KINH TẾ

TOM TAT LUAN VAN THAC Si

HA NOI - 2018

Trang 18

Tóm tắt kết quá nghiên cứu luận văn

Nền kinh tế đất nước mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp và người lao động đang đứng trước nhiều cơ hội

nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức Tính cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự tìm cho mình một chiến lược phát triển riêng để có thể đứng vững trên thị trường Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh

tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật

thiết với kinh tế và xã hội, việc làm chỉ phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và

xã hội Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản

thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chỉ phối toàn bộ đời sống của cá nhân

Đối với nền kinh tế của một Quốc gia thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thẻ thay thế đối với một số ngành Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy lao động có việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác

động tiêu cực

Do vậy, kết quả nghiên cứu thống kê lao động có việc làm sẽ là căn cứ quan trọng để các cấp ban ngành đưa ra những phê chuẩn và thực hiện các công ước có liên quan, cung cấp thông tin trong các lĩnh vực một cách chính xác, đầy đủ, hiệu quả và đồng thời là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các

quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước như hiện nay Với các lý do trên tác giả xin mạnh dạn lựa chon van dé: “Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016” làm Luận văn thạc sĩ của mình

Trong chương đầu tiên của luận văn, tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về lao động có việc bao gồm các mục:

Thứ nhất, Tác giả làm rõ khái niệm, vai trò của việc làm, lao động có việc làm và vai trò giải quyết việc làm cho người lao động Việc làm là một phạm trù tồn

tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của

Trang 19

nền sản xuất Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất

định trong hệ thống sản xuất của xã hội Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân Một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận

Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động:

“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cắm đều được thừa nhận là việc làm” Khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng chúng ta

cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản Lao động có việc làm là lao động đang làm việc

trong nền kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong thời kỳ

tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) Số lao động đang làm việc trong nền

kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước

thời điểm quan sát) có làm bắt cứ việc gì (không bị pháp luật cắm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu

nhập cho bản thân và gia đình Người đang làm việc bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng) Ngoài ra,

những trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người đang làm việc (có việc

làm): Những người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong cơ sở tuyển dụng; Những

người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương,

tiền công; Những người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ; Những người làm việc vì mục

đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung

của gia đình họ Những người này bao gồm: Người làm việc trong các đơn vị kinh

doanh được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ:

Trang 20

ili

Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của 1 công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ Ngoài ra tác giả cũng nêu rõ Khái niệm về lao động đủ việc làm và lao động thiếu việc làm Đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng của việc làm và lao động có việc làm đối với nền kinh tế hiện nay

Thứ hai, Trong chương này tác giả trình bày hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm theo từng nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động có việc làm, cơ cấu lao động có việc làm, tỷ lệ lao động có việc làm và các nhân tế ảnh hưởng

đến lao động có việc làm

Thứ ba, tác giả luận văn cũng nêu lên vai trò của lao động có việc làm: Lao

động có việc làm một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào

không thể thiếu đợc trong quá trình sản xuất Mặt khác lao động có việc làm là một bộ phận của dân số, những ngời được hưởng lợi ích của sự phát triển Sự phát triển

kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đới sống vật chất, tinh

thần cho con người Lao động có việc làm là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng

trởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tắt cả mọi của cải vật chất và

tỉnh thần của xã hội đều do con ngời tạo ra, trong đó lao động có việc làm đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó Trong chương l này, tác giả luận văn đã trình bày một số phương pháp thống kê phân tích thống kê lao động có việc làm dé ap dụng phân tích thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 trong Chương 2

Ở chương 2, nguồn số liệu dùng để phân tích trong luận văn chủ yếu là từ

các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra lao động - việc làm hàng năm, các số liệu

trên được tổng hợp ở Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Tổng cục thống kê Trong chương 2 này, tác giả đã phân tích trình bày thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam, giai đoạn 1996-2016 trên các góc độ phân tích quy mô, cơ cấu, tỷ lệ lao động có việc làm và tác giải cũng trình bày sự tác động của các nhân tố đến lao động có việc làm và đi đến những nhận xét chủ yếu sau:

Trang 21

iV

Trong những năm 1996-2011 số lao động có việc làm năm sau cao hơn năm trước là một dấu hiệu tốt và đây là kết quả của quá trình giải quyết việc làm cho người lao động Tuy nhiên, gần đây biến động lao động có việc làm có xu hướng chững lại và đang có xu hướng chậm lại do sự gia tăng số người bước vào tuổi lao

động (do mức sinh lớn ở thời kỳ trước) là hơn 1 triệu người mỗi năm và số lao động chưa có việc làm tồn ở các năm trước chuyển sang, nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đã và đang gây sức ép rất lớn cho nền kinh tế nước

ta Vì vậy giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề cấp bách của các

ngành, các cắp trong thời gian tới

Dựa vào báo cáo kết quả điều tra lao động — việc làm của Tổng cục thống kê,

có thể chia lao động có việc làm thành 3 nhóm: lao động trẻ từ 15 - 24 tuổi; lao

động trung niên từ 25 - 49 tuổi và lao động cao tuổi từ 50 tuổi trở lên Cơ cấu tuổi của lao động có việc làm năm 2016 so với năm 1996 đang diễn ra theo hướng lao

động có việc làm tuổi 50+ gia tăng mạnh trung bình mỗi năm tăng 0.65% trong cơ

cấu Nhóm lao động có việc làm từ 15-24 đã giảm xuống Tỷ trọng người lao động

nhóm tuổi 50+ tăng lên cho thấy sức khoẻ cũng như tuổi thọ của người Việt Nam

ngày càng tăng Tỷ trọng lao động có việc làm ở nhóm trẻ giảm (phần lớn do học tập), đây là dấu hiệu rất khả quan về khả năng tăng chất lượng nguồn lao động trong thời gian tới

Tính đến năm 2016, cả nước có khoảng 10.9 triệu người có trình độ chuyên

môn kỹ thuật (bao gồm: sơ cấp học nghề, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại

học và trên Đại học) năm 1996 có Š.l triệu người, mức tăng bình quân trong giai

đoạn này là 9.9%/năm Năm 2001 số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm

18.7 % trong tổng số lao động có việc làm (không đạt mục tiêu 22.0 — 25.0% như nghị quyết Đại hội VIII đề ra), năm 1996 tỷ lệ này là 13.0%

Cơ cấu lao động có việc làm theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 1996 -

2016 có sự thay đổi Năm 1996 lao động có việc làm ở thành phần kinh tế Nhà

nước chiếm 8.75% tổng số lao động có việc làm, với 2,954.07 nghìn người, năm 2005 tăng lên I1.61%, với 4,967.4 nghìn người Sau đó, tỉ trọng người lao động có

Trang 22

việc làm trong thành phần kinh tế nhà nước giảm dần nhờ sự phát triển của khu

vực kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng

lên, công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được thực hiện Cùng với đó, tỷ trọng lao động có việc làm ở khu vực ngoài Nhà nước đã tăng tir 30,806.7 nghìn người lên 33,103.4 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng thêm 2.11% với 786.04 nghìn người Số lượng lao động có việc làm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

trong giai đoạn này tăng mạnh nhắtbình quân mỗi năm tăng thêm 18.94% với

122.01 nghìn người

Năm 2016 cả nước có 14,107.47 nghìn lao động có việc làm trong nhóm ngành dịch vụ chiếm 26.47 % so với tông số, năm 1996 các chỉ tiêu này la 6,805.3 nghìn người và 20.16%, bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2016 số lao động có việc làm trong ngành dịch vụ tăng thêm 0.32% trong cơ cấu Nhóm ngành dịch vụ đã đóng góp quan trọng làm tăng số lao động có việc làm, giảm thất nghiệp góp

phân chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tích cực đưa lao động từ ngành Nông

-Lâm - Ngư nghiệp sang nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ

Tỉ lệ có việc làm ở khu vực nông thôn vẫn cao hơn khu vực thành thị Năm 1996, tỉ lệ có việc làm khu vực nông thôn là 95.98% trong khi ở thành thị là 85.73% Tỉ lệ có việc làm ở khu vực nông thôn khá ổn định Tỉ lệ có việc làm ở khu vực thành thị giai đoạn 1996-2003 có sự biến động đáng kể Tuy nhiên, tỉ lệ có việc

làm khu vực thành thị đang có chiều hướng tăng lên, tiệm cận với tỉ lệ có việc làm ở

khu vực nông thôn Năm 2016, tỉ lệ có việc làm của khu vực nông thôn là 98.33% và của khu vực thành thi 14 96.98%

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm, bao gồm nhóm

nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan, tuy nhiên do hạn chế về khả năng thông tin số liệu nên tác giả bài luận văn xin được trình bày tóm tắt ngắn gọn các nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 bao

gồm các nhân tố: Tác động của tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Tác động của cơ cấu

vốn đầu tư theo ngành kinh tế; Tác động của xuất khẩu lao động và Tác động của

vốn đầu tư nước ngoài đến lao động có việc làm.

Trang 23

vi

Trong luận văn này, tác giả trình bày phương pháp hồi quy tuyến tính để thấy

được sự ảnh hưởng của nhân tố Vốn đầu tư trong nước đến lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 Từ kết quả mô hình tác giả hồi quy được có đi đến nhận xét: Khi tổng vốn đầu tư tăng lên 1 tỷ đồng thì tổng số lao động có việc làm tăng lên 0.044 nghìn người Hệ số tương quan giữa Tổng số lao động có việc làm và tông vốn đầu tư là 0.98, cho biết mối tương quan giữa Tổng số lao động có việc làm

và tổng vốn đầu tư là rất chặt chẽ

Sự gia tăng của đầu tư phát triển cũng đã làm cho cơ cấu lao động có sự

chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao động làm việc ở khu vực công nghiệp - xây dựng từ 11.0% năm 1996 lên 28.22% năm 2016; lao động có việc làm trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 68.96 % năm 1996 còn 45.32% năm 2016: lao động có việc làm trong ngành Thương mại - Dịch vụ tăng từ 20.16% năm 1996 tăng lên 26.47% nam 2016

Xuất khẩu lao động của nước ta ra thị trường lao động thế giới mặc dù đã giải quyết việc làm đáng kể cho người lao động nhưng so với nhiều nước trong khu vực quy mô còn nhỏ (Philipin hiện có 4.2 triệu lao động làm việc tại 150 nước trên

thế giới ) Nguyên nhân là do các chính sách về xuất khẩu lao động mặc dù không

ngừng hoàn thiện bổ sung nhưng vẫn còn có bắt cập: Đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp chuẩn mực của thị trường lao động quốc tế, khâu tổ chức quản lý kém, đào tạo bồi đưỡng cho người lao động không được chăm lo vì vậy, lao động còn yếu về tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, có hiện tượng vi phạm pháp luật lao động và bỏ trốn; khả năng thu thập, nghiên cứu, tiếp cận thị trường lao động của các cơ sở dịch vụ xuất khẩu lao động và các cơ quan chức năng còn có hạn chế nhất

định; thiếu khả năng kinh tế từ những người muốn tham gia thị trường lao dong thé

giới; tín dụng cho lao động nghèo đi xuất khẩu lao động chưa phổ biến và còn nhiều

bat cap

Đầu tư nước ngoài là nhân tố mang tính chiến lược thúc đẩy đổi mới co cấu

kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế, giải quyết việc làm Từ năm 1996- 2016 những sửa đổi về thủ tục, ưu đãi, thông thoáng hơn trong luật đầu tư nước ngoài, đã tạo

Trang 24

Vii

điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài bỏ vốn làm ăn, quyền lợi kinh tế và tài sản của chủ đầu tư được bảo đảm, các quan hệ lao động được điều

chỉnh hợp lý Chính vì vậy mà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế không ngừng

được tăng lên, dẫn đến thu hút lao động vào khu vực này cũng ngày một tăng,

nhưng lại chủ yếu là lao động thành thị, còn lao động nông thôn được thu hút vào hoạt động cung ứng đầu vào, hoạt động xây dựng và dịch vụ có liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, Thu hút lao động nhờ vốn đầu tư nước ngoài, không chỉ làm giảm sức ép việc làm của lao động thành thị mà còn tác động phát triển việc làm cho lao động nông thôn Qua mô hình hồi quy, tác giả đi đến nhận xét về tác động của vốn đầu tư nước ngoài: Khi Tổng vốn đầu tư

nước ngoài tăng lên | ty đồng thì tổng số lao động có việc làm tăng lên 0.151 nghìn

người

Từ các kết quả nghiên cứu thống kê Lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 —- 2016 trong Chương 2, trong Chương 3 này tác giả tiến hành đưa ra

những kiến nghị, giải pháp, đề xuất giải quyết lao động có việc làm ở Việt Nam

trong thời gian tới

Trong quá trình phân tích đề tài cũng chỉ rõ những hạn chế từ đó đề xuất các

phương hướng, kiến nghị, đề xuất và giải pháp để tăng nhanh hơn nữa cả về số

lượng và chất lượng lao động có việc làm trong thời gian tới đó là: Nhà nước cần có các chính sách để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại nghề, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để nâng cao năng suất lao động và đủ khả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo đến

năm 2020 lên 60.0% ,trong đó đào tạo nghề là 22.0% như nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Thực hiện tiêu chuẩn hoá,

hiện đại hoá, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống trường đào tạo Đào tạo người lao động phải đạt được yêu cầu phát triển người lao động một cách toàn diện: chú trọng cả tài, đức, sức khoẻ Xây dựng các trường

Trang 25

vHi

trọng điểm quốc gia về đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy

nghề Trong đó có một số trường phải đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

Mục đích giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng,

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm,

tạo ra nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm nâng cao đời sống người dân, góp phần

giảm nghèo bền vững, thúc đây sự phát triển của xã hội và giữ vững an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cả nước Nhà nước cũng đẩy mạnh hỗ trợ tạo

và tự tạo việc làm cho người lao động thông qua dự án vay vốn tạo việc làm Ngoài ra, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó, vấn đề

“việc làm xanh” nhằm phát triển và môi trường bền vững, vấn đề quản lý lao động

di cư phục vụ yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, quản lý lao

động đi làm việc ở nước ngoài trở về nướccũng là những vấn đề cần được quan tâm,

giải quyết trong giai đoạn tới Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của tập thể trong việc thương lượng với người lao động về tiền tăng ca, xây dựng thỏa ước lao động

ngành nhằm tiến tới việc Nhà nước quy định đơn giá bình quân trong một giờ lao động làm thêm cho những lĩnh vực khác nhau, từ đó làm căn cứ tính toán cho VIỆC tăng ca có hiệu quả hơn, tránh tình trạng lạm dụng sức lao động của người lao động mà không trả công xứng đáng Về phía người lao động cần thể hiện trách nhiệm của

mình đối với DN, phải tuân thủ những quy định của pháp luật nhằm hạn chế cao nhất

những xung đột xảy ra

Nhiệm vụ của đề tài đã được hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những

khiếm khuyết, tác giả rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Trang 26

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

BUI THI HAI

NGHIEN CUU THONG KE LAO DONG CO VIEC LAM

O VIET NAM GIAI DOAN 1996-2016

Chuyén nganh: THONG KE KINH TE

LUAN VAN THAC SI KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHAN CÔNG NGHĨA

HÀ NỘI - 2018

Trang 27

PHAN MO DAU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Đề tài nghiên cứu được lựa chọn bởi những lý do sau:

Thứ nhất, Sự cần thiết - tầm quan trọng của việc làm, lao động có việc làm

và giải quyết việc làm cho người lao động

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu Vì vậy, số liệu lao động có việc làm được cung cấp đây đủ, kịp thời và

chính xác rất cần thiết cho công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội Thực

tế cho thấy các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và người dùng tin không chỉ cần những số liệu lao động có việc làm trong quá khứ và hiện tại mà còn cần cả nguồn số liệu dự báo lao động có việc làm làm cơ sở cho công

tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước, công tác quản lý và điều hành nguồn lao động tại địa phương và doanh nghiệp nhằm giải quyết kịp thời cho

việc chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo điều kiện việc làm cho lao động nhằm

phát triển kinh tế bền vững Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện Quyền lao động và đảm

bảo việc làm của người lao động đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động đầu

tiên ở nước ta Việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế — xã hội của nước

ta Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm Mặt khác, để có cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chính sách việc làm cần có những thông tin chỉ tiết về tình hình lao động có việc làm ở từng khu vực kinh tế, ngành kinh tế và vùng kinh tế Những thông tin này chỉ có được qua

các cuộc điều tra thống kê vẻ lao động và việc làm cũng như các báo cáo phân tích và dự báo kết quả thống kê về việc làm Hiện nay trong xu tế toàn cầu hóa, hiện đại hóa, việc mở rộng quan hệ với các quốc gia cũng như sự gia nhập các tổ chức quốc tế đòi hỏi hệ thống thông tin thống kê về lao động có việc làm phải có những

Trang 28

bước phát triển tương đồng, đó cũng là vấn đề mà tổ chức lao động quốc tế (ILO) quan tâm Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu

đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong

các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, việc làm chỉ

phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội

Thứ hai, các vẫn đề về việc làm, lao động có việc làm và giải quyết việc làm

cho người lao động

Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản

thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chỉ phối toàn bộ đời sống của cá nhân

Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá

nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng )

vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn

hoá thấp, ) Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mắt cơ hội trau dồi,

nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mắt đi kiến thức,

trình độ vốn có

Đối với nền kinh tế của một Quốc gia thì lao động là một trong những nguồn

lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy lao động

là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải

đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã

hội, vì vậy lao động có việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về

nhân cách và trí tuệ Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm

Trang 29

cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các khoảng cách giàu nghèo là nguyên

nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị

Thứ ba, khoảng trống trong các nghiên cứu về lao động có việc làm và giải

quyết việc làm cho người lao động

Lao động có việc làm là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

và hoạch định chính sách trong nước Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lý luận và

thực tiễn về lao động có việc làm ở Việt Nam như sau:

Bùi Ngọc Mai (2014), “Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm tỉnh Bắc

Ninh giai đoạn 2005-2014” đã truyền tải được nguồn thông tin phong phú về lao

động có việc làm, phân bồ lao động cũng như tác động của năng suất lao động xã hội

đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh Trong phân tích này tác giả đã phân tích

quy mô biến động lao động có việc làm theo giới tính, nhóm tuổi, ngành kinh tế, trình

độ học vắn, vị thế việc làm, chất lượng lao động có việc làm, tình trạng thiếu việc làm

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi hẹp trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời cũng chưa nghiên cứu sâu về các vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Bắc Ninh cũng như dự báo lao động có việc làm trong tương lai

Tổng kết những nghiên cứu mà tác giả đã được tham khảo cho thấy hầu hết

các nghiên cứu đều tập trung khái quát các vấn đề lý luận về lao động có việc làm Phân tích thực trạng lao động có việc làm từ đó đề xuất giải pháp thúc đây tăng cơ

hội việc làm cho người lao động Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều giới hạn trong một không gian nhất định tại một khu vực hay một địa phương mà chưa bao

quát hết thực trạng lao động có việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động

Trang 30

của cả nước Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu nêu trên tác giả mong muốn thực hiện đề tài này để góp phần làm phong phú nội dung nghiên cứu về lao động

có việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động

Thứ tư, số liệu thống kê về lao động có việc làm

Hiện nay, thống kê về việc làm và lao động có việc làm được TCTK thực hiện và công bố Niên giám thống kê hàng năm của TCTK tập hợp số liệu thống kê

về kinh tế - xã hội của cả nước trong đó có số liệu thống kê về lao động có việc làm Ngoài ra Báo cáo điều tra lao động việc làm được TCTK công bố hàng quý cũng

phản ánh chỉ tiết các chỉ tiêu phản ánh việc làm, lao động có việc làm và số lượng

lao động được tạo việc làm mới

Do vậy, kết quả nghiên cứu thống kê lao động có việc làm sẽ là căn cứ quan trọng để các cấp ban ngành đưa ra những phê chuẩn và thực hiện các công ước có liên quan, cung cấp thông tin trong các lĩnh vực một cách chính xác, đầy đủ, hiệu

quả và đồng thời là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước như hiện nay Với các lý do trên tác giả xin mạnh dạn lựa

chọn vấn đề: “Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn

1996-2016” làm Luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là Nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát được chỉ tiết hóa bằng các mục tiêu cụ thể

như sau:

(1) Hệ thống những vấn đề lý luận về Lao động có việc làm, trong đó chỉ ra

được nhóm chỉ tiêu về Lao động có việc làm; các nhân tố ảnh hưởng đến lao động có việc làm và các phương pháp thống kê phân tích cơ cấu và tỷ lệ lao động có việc

làm nhằm khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu thống kê lao động có việc

làm.

Trang 31

(2) Lựa chọn chỉ tiêu thống kê phản ánh lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016 Trên cơ sở những chỉ tiêu này, xác định nội dung và phương pháp phân tích phù hợp;

(3) Vận dụng phân tích thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam giai

đoạn 1996 - 2016 để khẳng định tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê đã lựa chọn;

(4) Đánh giá chung về thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016; đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng số lượng lao động có việc làm trong thời gian tới và đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhăm nâng cao công tác nghiên cứu thống kê lao động có việc làm ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ba đối tượng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là:

+ Việc làm tại Việt Nam giai đoạn 1996-2016;

+ Lao động có việc làm Việt Nam giai đoạn 1996-2016;

+ Giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam giai đoạn 1996-2016;

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn đã tìm hiểu các phương pháp phân tích trong thống kê, tuy nhiên do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên tác giả đã đi đến sử dụng 3 nhóm phương pháp chính như sau:

- Nhóm phương pháp thu thập thông tin từ sách, báo, internet, dé tài nghiên

cứu, thông tin dữ liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra thống kê thuộc Bộ lao động thương binh & xã hội, Tổng cục thống kê

- Nhóm phương pháp xử lý, tổng hợp, trình bày thông tin bao gồm: Phương

pháp phân tổ; sử dụng bảng, biểu, đồ thị thống kê

- Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá, ra quyết định bao gồm: Phương pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp sử dụng mô hình hồi quy - tương quan Ngoài ra, luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20 để thuận tiện trong quá trình tính toán các chỉ tiêu.

Trang 32

Š Những đóng góp của luận văn

- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lao động có việc làm

- Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa việc làm và các vấn đề kinh tế xã hội trong nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm từ đó làm cơ sở để quản lý

và giải quyết việc làm cho người lao động trong tương lai

- Chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế của các chính sách mà nhà nước đề ra

đối với lao động có việc làm

- Đề xuất, kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động có việc làm ở Việt Nam trong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu

gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về lao động có việc làm

Chương 2: Thực trạng lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2016 Chương 3: Phương hướng, giải pháp và kiến nghị giải quyết lao động có việc làm ở Việt Nam

Trang 33

CHUONG I

NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE LAO DONG CO VIEC LAM

Cũng như thống kê các lĩnh vực khác, thống kê lao động có việc làm cũng

quan tâm trước hết vấn đề có tính chất tổng thể của hiện tượng như: tỷ lệ lực lượng

lao động; tổng số người có việc làm; tỷ lệ người có việc làm; người có việc làm đầy đủ; người thiếu việc làm; người được giải quyết việc làm từ đó rút ra được tính qui luật của hiện tượng trong quá trình phát triển của xã hội Trên cơ sở đó dự báo

được xu hướng biến động của lao động có việc làm, từ đó có thể định hướng cho

công tác quản lý lao động, đặc biệt là công tác giải quyết việc làm cho người lao

động hạn chế tình trạng thất nghiệp Chương “Những vấn đề lý luận cơ bản về lao

động có việc làm” bao gồm 3 mục: Khái niệm, vai trò của việc làm và lao động có

việc làm; Hệ thống chỉ tiêu về lao động có việc làm; Các nhân tố ảnh hưởng đến lao

động có việc làm

1.1 Khái niệm, vai trò của việc làm và lao động có việc làm

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều

định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm, lao động có việc làm Và ở các quốc

gia khác nhau, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp, người ta quan niệm về việc làm, lao động có việc làm cũng khác nhau Chính vì thế, không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm và lao

động có việc làm Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, lao động có việc

làm ta phải liên hệ đến phạm trù lực lượng lao động và nguồn lao động, trong mục l.1 tác giả luận văn đi vào các mục chính gồm: Khái niệm về lực lượng lao động, nguồn lao động; khái niệm về việc làm và khái niệm về lao động có việc làm

1.1.1 Khái niệm lực lượng lao động 1.1.1.1 Khái niệm về nguồn lao động

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc

Trang 34

trong các ngành kinh tế quốc dân Khái niệm này được coi là cung tiềm năng về lao

động Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và

chất lượng

- Nguồn lao động xét về mặt số lượng bao gồm: dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu

làm việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định)

Như vậy nguồn lao động được xác định là những người:

+ Đủ I5 tuổi trở lên đang làm việc

+ Những người trong tuổi lao động nhưng: Thất nghiệp, đi học, làm công việc nội trợ chính trong gia đình, và những người không có nhu cầu làm việc, những

người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi )

- Nguồn lao động xét về mặt chất lượng: được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động

1.1.1.2 Khái niệm về lực lượng lao động

Lực lượng lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm

quan sát)

Ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng khái niệm này trong thống kê, được coi

như cung thực tế về lao động

Như vậy, lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm (trong tuổi lao động và trên tuổi lao động) và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm

Trang 35

1.1.2 Khái niệm việc làm và lao động có việc làm

1.1.2.1 Khái niệm việc làm

Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, ta phải liên hệ đến phạm trù

lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau

Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là

hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người Bản thân cá nhân mỗi con

người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định Mỗi vị trí mà

người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết

hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm

Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội

Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân

Một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là những

công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức:

- Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công

nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên

khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật

lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cắm

Trang 36

10

đều được thừa nhận là việc làm” Khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng

chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản Thứ nhất, hoạt động nội trợ không được

coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián

tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hé nhỏ Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ người có

việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có

thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán Có những nghè ở quốc

gia này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia khác, ví dụ

đánh bạc ở Việt Nam bị cắm, nhưng ở Thái Lan và Mỹ lại được coi là một nghề

Thậm chí nghề này rất phát triển, vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu Tùy

theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc làm ra thành nhiều loại

Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính và việc làm phụ

Việc làm chính là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất

hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác

Việc làm phụ là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau

công việc chính Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm toàn thời gian,

bán thời gian, việc làm thêm

- Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo

giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần

- Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần Thời gian làm

việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục

- Việc làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ỗn định

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) còn khuyến cáo và đề cập tới việc làm nhân văn hay việc làm bền vững

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vắn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các

Trang 37

ll

hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chỉ phối toàn

bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội 1.1.2.2 Khái niệm lao động có việc làm

Lao động có việc làm là lao động đang làm việc trong nền kinh tế bao gồm

những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát)

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên

mà trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) có làm bắt cứ việc gì (không bị pháp luật cắm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình

Người đang làm việc bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng)

Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người đang làm

(3) Những người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất

ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dich vu:

(4) Những người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận

nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp

cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ Những người này bao gồm:

Trang 38

12

(i) Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi 1 thành viên

gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

(i)Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của 1 công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác

hộ

1.1.2.3 Khái niệm lao động đủ việc làm

Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia điình mà không bị pháp luật ngăn cắm Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không

đề cập đến chất lượng của công việc làm Trên thực tế nhiều người lao động đang

có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được

bo xung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là lao động có việc làm day đủ (lao động đủ

việc làm)

Lao động đủ việc làm căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đây đủ thời gian lao động theo luật định ( Việt nam hiện nay qui định § giờ một ngày) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động Vậy với những người

làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành

là những người có việc làm đầy đủ

1.1.2.4 Khái niệm lao động thiếu việc làm

Lao động thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:

Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là:

()_ Muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ;

Trang 39

13

(ii) Muốn thay thế một trong số (các) công việc dang lam bằng một công

việc khác để có thể làm việc thêm giờ;

(iii) Muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm; (iv) Hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên

Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ một

tuần) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay

Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tắt

cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu Giống như các nước đang thực hiện

chế độ làm việc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc

làm của nước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu” Có hai chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu việc làm như sau:

Tỷ lệ thiếu việc làm so với lực lượng lao động (%) = (Số người thiếu việc làm/Lực lượng lao động )x 100

Tỷ lệ thiếu việc làm so với số người đang làm việc (%) = (Số người thiếu việc làm)/Tổng số người đang làm việc) x 100

1.1.2.5 Khái niệm Thất nghiệp

Trên thế giới, có rất nhiều khái niệm về thất nghiệp được đưa ra:

Theo tô chức Lao động quốc tế (ILO), “That nghiệp là tình trạng tồn tại một

số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc

làm ở mức lương thịnh hành”

Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ đưa ra định nghĩa: “Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một

ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:

~ Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm

= Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc

làm có lương mà trước đó chưa hè có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng

Trang 40

14

trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động

chẳng hạn) hoặc đã thôi việc

— Người không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị cuối

cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được

xác định

— Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương

Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển đổi nền

kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Vì vậy, tuy chưa có

văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp,

nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định Những nghiên cứu bước đầu

khẳng định thất nghiệp là những người không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có

việc làm, đang đi tìm việc làm”

Như vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi thời gian mắt việc) nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:

hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - xã hội, nó chỉ phối toàn bộ

mọi hoạt động của cá nhân, xã hội

Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản

thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chỉ phối toàn bộ đời sống của cá nhân

Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá

Ngày đăng: 26/07/2023, 08:03

w