BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN —o00—
TRAN MINH DUC
NGHIEN CUU THONG KE HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA KHU VUC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN —o00—
TRAN MINH DUC
NGHIEN CUU THONG KE HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA KHU VUC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
GIẢI ĐOẠN 2008-2016
Chuyên ngành: THÓNG KÊ KINH TẾ
Mã ngành: 8310101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN MINH THU
HÀ NỌI - 2018
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vỉ phạm sự trung thực trong học thuật Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hạc viên
Trần Minh Đức
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành luận văn “Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh
doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngọ: Nam gi:
2016”, em xin chânthành cảm ơn các Quý thầy cô Khoa Thống kê và Viện Đào Tạo Sau Đại Học của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Minh Thu đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn để giúp em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị thuộc Tổng cục Thống
kê đã tạo điền kiện hết sức trong việc hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp những ý
kiến quý báu giúp em hoàn thành nghiên cứu này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và kính chúc các Thây, Cô giáo sức khỏe, hạnh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TOM TAT LUAN VA!
PHAN MO DAI
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE THONG KE HIEU QUA SAN
XUAT KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP
1.1 Khái niệm chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh 9
1.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh l6 1.3.1 Nhân tố chủ quan 17
1.3.2 Nhân tố khách quan 4 Ô 1.4 Một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh .23
1.4.1 Phương pháp thống kê mô tả -2+22t.z22ttirere 23 1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu mảng 2. -22<-sssx se 2 1.4.3 Phương pháp phân tích dãy số thời gian t2 2t.rzerer 30 CHUONG 2: PHAN TICH HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA KHU VUC CO VON DAU TU NUGC NGOAI TAI VIET NAM GIAI DO 2008-201 2.1 Khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDJ) 32
2.1.1 Theo quy mô vốn đầu tư .22+22222cctttreetrreerrrrerrreerreerr.3) 2.1.2 Theo đối tác đầu tư: 4
Trang 6
2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 + —
2.3.3 Kết luận mô hình : Seeeeeeeerrreeeeeei.Ổl
2.4 Dánh giá chung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6
„63 2.4.2 Giai pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực FDI tại Việt 2.4.1 Đánh giá chung
Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7
l FDI Foreign Direct Investment | Vốn đầu tư nước ngoài
2 FEM Fixed Effects Models Mô hình tác động cô định
3 FTA Free Trade Agreement Hiép dinh thuong mai tu do
4 GDP Gross Domestic Product | Téng san pham trong nude
5 NSNN Ngân sách nhà nước
Ước lượng bình phương nhỏ
6 OLS Ordinary Least Squares nhat
Provincial Chỉ số năng lực cạnh tranh
7 PCI " Competitiveness Index cap tinh
Mô hình tác động ngẫu § REM Random Effects Models ;
nhién
9 ROA Return On Assets Sức sinh lời của tài sản
Trang 8DANH MUC BANG
Bang 1.1: Khái quát lựa chọn mô hình hồi quy 22-2222 9 c9 S333 sex 30
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 35
Bảng 2.2: FDI được cấp giấy phép theo ngành kinh tế tại Việt Nam năm 2016 39
Bảng 2 3: Số doanh nghiệp FDI hoạt động SXKD tại Việt Nam 2008-2016 42
Bảng 2.4: Biến động vẻ doanh thu và lợi nhuận khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 46
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn khu vực FDI tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 .48
Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn theo đoanh thu khu vực FDIgiai đoạn 200§- TH —— —-—- nắn 49 Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của khu vực FDIgiai đoạn 200§- 216, Q2 22 221 2112232215 2112211211221 211211111211211 211711211211 711711 1112117171711 21.21 50 Bảng 2.8 Biến động năng suất lao động bình quân theo tông doanh thu khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 2 2s St CS S5S£EEECSZ SE £ESZcYEZcEcEEZcYEcvzcvzzrrrrrzce 52 Bảng 2.9: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 54
Bảng 2.10: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản khu vưc FDI giai đoạn 2008-2016 ŠŠ Bảng 2.11: Tỷ suất sinh lời của tài sản khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 56
Bảng 2.12: Mô tả các biến trong mô hình esseceeeseeseeseeseeseeseeseeeseeeeeeeee s9
Bảng 2.13 Kết quả ước lượng mô hình FEM và REM 2 222225 S5SZZ 59
Bảng 2.14: Kết quả hồi quy mô hình FEM-Robust 22-22 3 S955 25 2522 60
Bảng 2.15: Kết quả kiêm định đa cộng tuyến 22t 2cCSCEScSE SE 2E 2 c2 crvczrcrccc 6l
Trang 9Hình 2.1: Nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 198§-2007 - szcss¿ 32
Hình 2.2 Nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 2-2552 34 Hình 2.3: Tỷ trọng về số lượng dự án FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư 37
Hình 2.4: Nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam của một số đối tác đầu tư lớn 38 năm 2016 2 + sư Ez£CEZEE£CEEYEEEEZEYEYz£EEgEEZeCYZEzYzevxzcEezvrevzvrzzrrzerrzrrecrzee 38 Hình 2.5: Cơ cầu doanh nghiệp FDI theo nhóm ngành .- 2: 22252 Sz252Z£ 40
Hình 2.6: Cơ cầu số doanh nghiệp FDI theo ngành công nghiệp s2 4I
Hình 2.7: Số lượng doanh nghiệp FDI theo ba vùng kinh tế chính 43 Hình 2.§: Cơ câulao động trong khu vực FDI theo vùng kinh tế năm 2016 44
Hình 2.9: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế khu vực FDI tại Việt Namgial đoạn
TS ———-———-. - .-.- 45 Hình 2.10: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế khu vực FDI tại Việt Nam phân theo vùng kinh tế năm 2016 22 2 S29 E9 29 2S S9 2321971 7217317217 7173272172317 23 22 47
Hình 2.1 1: Số lượng lao động khu vực FDI giai đoạn 2008-2016 51 Hình 2.12 NSLĐ bình quân theo tông doanh thu của khu vực FDI giai đoạn 200§-
Trang 10BO GIÁO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
—-o00-—
TRAN MINH DUC
NGHIEN CUU THONG KE HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA KHU VUC CO VON DAU TU NUGC NGOAI TAI VIET NAM
Trang 11Tính đến cuối năm 2016, sau hơn 30 năm từ khi Luật Đầu tư nước ngoài
được Quốc hội thông qua vào năm 1987, các doanh nghiệp nước ngoài cũng như
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng
lên, ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triên nền kinh tế của đất nước Khu vực FDI đã bô sung nguôn lực quan trọng cho đầu tư phát triên, gia tăng
năng lực phát triên, đôi mới công nghệ, đây mạnh xuất khâu, cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước Ngoài những lợi ích trực tiếp này, thực tế có thê thấy FDI đã tạo ra những lợi ích gián tiếp nhờ tạo hiệu ứng lan
tỏa sang nhiều lĩnh vực khác của nên kinh tế Việt Nam như giới thiệu công nghệ mới, bí quyết kinh doanh mới, các chuân mực quốc tế về sản xuất và dịch vụ, phát triên kỹ năng thực tế cho người lao động Năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam
đã vượt qua nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với hơn 25.000 dự án FDI
duoc dang ky Theo tap chi tin tic Financial Times, Viét Nam duoc xếp vào vị trí
đứng đầu trong số 14 thị trường mới nỗi trong hai năm liên tiếp 2015-2016 về thu
hút vốn đầu tư mới từ nước ngoài so với quy mô nên kinh tế quốc gia Do vậy, việc
nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng cân thiết dé giúp các nhà đâu tư, các nhà kinh tế hoạch định chính
sách, dua ra các quyết định phù hợp, chính xác với tình hình phát triển kinh tế của
đất nước Với các lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thống kê hiệu
quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016” làm luận văn thạc sĩ
Trong chương l của luận văn, tác giả đã đưa ra những vấn đề chung về hiệu
quả sản xuất kinh doanh Làm rõ khái niệm về hiệu quả nói chung, hiệu quả xã hội,
hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường Hiệu quả dùng đề phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tien von ) dé dat được mục tiêu xác định Tùy
theo mục đích nghiên cứu, theo từng giác độ nghiên cứu, hiệu quả có thê được đánh giá theo từng mặt, từng khía cạnh cũng có thê tông hợp nhiều mặt và tông hợp
Trang 12chung Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là: Giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vị từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biêu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả
kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Muốn dat được hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh
thô cao, vai trò điều tiết vĩ mô là vô cùng quan trọng Hiệu quả môi trường phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu về môi trường nhất
định Những mục tiêu cụ thê bao gồm chỉ phí và lợi ích của các chính sách về môi trường đề giải quyết những vấn đề như ô nhiễm không khí, chất lượng nguồn nước,
các chất độc hại, chất thải rắn, nóng lên toàn cầu Hiệu quả sản xuất kinh doanh là
hiệu quả kinh tế xét trên giác độ vi mô, nó chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chỉ phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một thước đo ngày càng quan trọng đề đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi khu vực nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế của từng khu vực, quốc gia nói chung Hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia thành hai loại chính:
Hiệu quả dạng tuyệt đối: là phần chênh lệch giữa kết quả thu được với chỉ phi
bỏ ra để có được kết quả đó Công thức tính hiệu quả dạng tuyệt đối là phép tính
trừ:
H=K-C Trong đó:
H: hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: kết quả sản xuất kinh doanh, là tat cả những gì doanh nghiệp đạt được sau
một quá trình kinh doanh nhất định, là những đại lượng có khả năng cân, đong, đo,
đếm được như: sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận
Hiệu quả dạng tương đối:là sự so sánh giữa kết quả thu được với chỉ phí bỏ ra dé có được kết quả đó Hiệu quả đạng tương đối là kết quả của phép tính chia với đơn vị tính kép:
Trang 13H: hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: kết quả sản xuất kinh doanh, là tất cả những gì doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, là những đại lượng có khả năng cân, đong, đo,
đếm được như: sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu lợi nhuận
C: chi phí bỏ ra, là số tiền sử dụng đề mua các yếu tố đầu vào cân thiết cho quá
trình sản xuất như lao dong, tai san nham muc dich thu loi nhuan
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu dé các nhà quản trị thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà
doanh nghiệp có khả năng có thê tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đẻ ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra , đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tông hợp các nguôn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng đề kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tô đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thê thiếu được trong việc
kiêm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho doanh
nghiệp
Chương l của luận văn còn đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm chỉ tiêu dạng tuyệt đối (Lợi nhuận, giá trị gia tăng),
chỉ tiêu dạng tương đối (hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tải sản, hiệu
quả sử dụng lao động) O chi tiéu dang tuyét đối lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả dạng
tuyệt đối, phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu (kết quả đạt được) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nóphản ánh đầy đủ số lượng và chất lượng của doanh
nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tô cơ bản của sản xuất như lao động,
vật tư, tài sản có định Lợi nhuận là phan quan trong đề tái sản xuất mở rộng toàn bộ
nên kinh tế quốc dân và doanh nghiệp Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả hữu ích
Trang 14IV
của lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao TSCĐ (giá trị hoàn vốn) trong một khoảng thời gian nhất định Nó phản ánh phân giá trị mới mà lao động trong doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu quan trọng đề tính toán và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở đề tính toán phân chia lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, lợi ích của doanh nghiệp và xã hội, giá trị thu
hồi vốn do khấu hao TSCĐ Trên giác độ vĩ mô, VA là cơ sở đề tính: GDP, GNI,
thuế giá trị gia tăng (VAT) Ở chỉ tiêu dạng tương đối, nhóm chỉ tiêu hiệu quả nguôn vốn gồm các chỉ tiêu như: vòng quay tông nguôn vốn, tỷ suất lợi nhuận của tông nguồn vốn, vòng quay vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,
hệ số vốn nợ phải tra trén von chủ sở hữu Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản:
năng suất sử dụng tông tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tông tài sản, mức hao phí của tài sản, Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: năng suất lao động, tỷ suất lợi
nhuận theo lao động, mức hao phí lao động Luận văn cũng đưa ra các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm các nhân tố chủ quan (lao động,
nguồn vốn, các nhân tố khác), các nhân tố khách quan (kinh tế, văn hóa xã hội, thê
chế) Về các nhân tố chủ quan, nhân tổ lao động là yêu tố đầu vào không thế thiếu của quá trình sản xuất Chất lượng, số lượng, trình độ của lao động quyết định chất lượng đầu ra của doanh nghiệp Nguôn lao động là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp: chỉ có nhân tố con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ
và kiêm tra được quá trình sản xuất kinh doanh Nhân tố nguồn vốn không chỉ là
một yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của von trong ca qua trình sản xuất kinh doanh cũng như trong suốt sự tôn tại của một
khu vực kinh tế, vốn là điều kiện để mở rộng sản xuất cả về số lượng và chất lượng, đôi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cao chất lượng sản
phâm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cũng như tô chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng Các nhân tố khác như nhân tố quản trị trong doanh nghiệp, nhân tố khoa học công nghệ Nhóm các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: nhân tố về kinh tế gồm Tông sản phẩm trong
Trang 15tác động tới hiệu quả sân xuất kinh doanh của doanh nghiệp Luận văn cũng đưa ra một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích dữ liệu mảng, phương pháp phân tích dãy số thời gian
Trong chương 2, luận văn phân tích khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 theo quy mô vốn đầu tư, theo đối tác
đầu tư, theo các khu vực kinh tế Sau đó phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh
doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 qua
các chỉ tiêu về lợi nhuận, nguồn vốn, tài sản, nguồn lao động Nhìn chung khu vực
FDI đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triên của nên kinh tế đất nước
tùy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn có nhiều hạn chế như khu vực
FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp như gia công, lắp ráp, khai khoáng những ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng chưa cao, trong khi nên nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam lại chưa được chú trọng đầu tư cũng như thu
hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, mặc dù lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong khu vực FDI ngày càng tăng, nhưng đóng góp vào ngân sách nhà nước lại chưa cao Thông qua các mô hình phân tích dữ liệu mảng, luận văn
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh đoanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp
FDI), nguồn vốn (nguồn vốn bình quân), số lao động (số lao động bình quân của
các doanh nghiệp FDI), tông sản phâm trong nước GDP, chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh PCI luận văn sử đụng kết quả ước lượng mô hình FEM, REM đề nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng và kết quả ước lượng mô hình hỏi quy các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Thông qua kết quả ước lượng mô hình, tác giả lưa chọn mô hình ước lượng
tác động có định (FEM) đề nghiên cứu Mô hình cụ thê như sau:
Trang 16VI
LNit= B1i + B2LDis + B3Vit + BAGDPit + BSPCIit+ uit
Trên cơ sở lý luận, phân tích về thực trạng kết hợp kết quả của mô hình hỏi
quy các nhân tổ tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn dau
tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016, luận văn đã đưa ra những đánh giá chung và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực:
Giải pháp về nguồn lao động: Cần chú trọng công tác đảo tao va dao tao lai đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học - công nghệ và của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tăng cường gắn
kết giữa tăng trưởng kinh tế và phát triên thị trường lao động, hỗ trợ khu vực nông
nghiệp, nông thôn, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao khả năng thu
hút lao động, tăng cơ hội việc làm cho nhiều lao động, hạn chế các dòng di chuyên
lao động ò ạt sang các vùng kinh tế trọng điểm; bảo vệ tốt hơn các nhóm lao động,
đặc biệt là các nhóm lao động yếu thế trong thị trường lao động
Giải pháp về sử dụng tài sản, nguồn vốn: Tăng cường đầu tư, đặc biệt là tài
sản, phân xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyên công nghệ tiên tiến nhằm cải tiến tốc độ và chất lượng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó
thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài
Giải pháp vẻ thê chế, chính sách: hoàn thiện tô chức, bộ máy quản lý hành
chính, thực hiện cải cách thê chế, chính sách của nhà nước
Luận văn đã hoàn thành nhưng vẫn không thê tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, tác giả mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn đồng
nghiệp đê luận văn được hoàn thiện hơn.
Trang 17TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
—-o00-—
TRAN MINH DUC
NGHIEN CUU THONG KE HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA KHU VUC CO VON DAU TU NUGC NGOAI TAI VIET NAM
GIAI DOAN 2008-2016
Chuyén nganh: THONG KE KINH TE
Mã ngành: 8310101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN MINH THU
HÀ NỘI - 2018
Trang 18
PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến cuối năm 2016, sau hơn 30 năm từ khi Luật Dau tư nước ngoài được
Quốc hội thông qua vào năm 19§7, các doanh nghiệp nước ngoài cũng như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triên nền kinh tế của đất nước Khu vuc FDI đã bô sung nguôn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, gia tăng năng lực phát triển, đôi mới công nghệ, đây mạnh xuất khâu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước Ngoài những lợi ích trực tiếp này,
thực tế có thê thấy FDI đã tạo ra những lợi ích gián tiếp nhờ tạo hiệu ứng lan tỏa sang nhiêu lĩnh vực khác của nên kinh tế Việt Nam như giới thiệu công nghệ mới,
bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc tế về sản xuất và địch vu, phat trién
kỹ năng thực tế cho người lao động Năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã
vượt qua nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với hơn 25.000 dự án FDI
được đăng ký Theo tạp chí tin tức Financial Times, Việt Nam được xếp vào vị trí
đứng đầu trong số 14 thị trường mới nỗi trong hai năm liên tiếp 2015-2016 về thu
hút vốn đầu tư mới từ nước ngoài so với quy mô nên kinh tế quốc gia Hiện nay hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp tích cực và ấn tượng trên nhiều mặt trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã
hội theo từng thời kỳ phát triển của đất nước Tính đến 20/12/2017, cả nước có 24.748 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tông số vốn đăng ký là 318,72 tỷ USD, vốn thực hiện là 172,35 tỷ USD
Đầu tư nước ngoài đã đóng góp nguồn vốn rất quan trọng cho tăng trưởng và
xuất khâu Vốn FDI chiếm khoảng 25% tông vốn đầu tư xã hội Mặc dù vẫn được
ưu tiên trong tiếp cận đất đai, tiền thuê đất, miễn giảm thuế, song đóng góp thu ngân sách của khu vực FDI không hè thua kém các doanh nghiệp trong nước Đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng trong việc giải quyết lao động và nâng cao chất
Trang 19trình công nghiệp hóa tại Việt Nam
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp thống kê phân tích, tác giả chọn đề tài
"Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016" đê làm luận văn tốt nghiệp, tạo cơ
sở cho những nhà quản lý và hoạch định chiến lược, định ra các chính sách thu hút
vốn đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tông quát của đề tài luận văn là nghiên cứu thống kê về hiệu quả sản
xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụ
thê:
+ Đánh giá và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016
+ Phân tích mối liên giữa các nhân tô với lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2008-2016
b Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất
kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại 63 tinh/thành phó của Việt
Nam
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thống kê
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2008-2016.
Trang 204 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp những phương pháp thống kê sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: phân tích dữ liệu sẵn có từ sách, báo, internet, các nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước, thông tin dữ liệu tông hợp từ kết quả điều tra doanh nghiệp các năm của Tông cục Thống kê
- Phương pháp tông hợp, xử lý thông tin: phương pháp phân tô thống kê,
phương pháp bảng và đồ thị thống kê
- Phương pháp phân tích, dự báodữ liệu:phương pháp phân tích hồi quy mảng, kết hợp chạy phần mềm Stata 14 để tính toán, phân tích và ước lượng mô hình
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đanh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết
cầu luận văn bao gồm 2 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung về thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016.
Trang 21SAN XUAT KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP
1.1 Khái niệm chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm vẻ hiệu quả
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay đề thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh tế, bảo đảm lấy thu bù chỉ và có lãi trong hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa lợi
nhuận Các nguồn lực được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất là nguồn vốn,
lao động, điều kiện kinh tế, thế mạnh so sánh giữa các khu vực kinh tế Hiện nay
các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm và dân bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của con người ngày càng tăng Do đó việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là rất cần thiết Hiệu quả luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà
quản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu Nó được hiểu đơn giản là một chỉ tiêu chất
lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chỉ phí bỏ ra Nếu chỉ phí bỏ ra càng ít, kết quả mang lại càng nhiêu thì hiệu quả càng cao và ngược lại
Theo nhà kinh tế học người Mỹ P Samueleson: "Hiệu quả là một mối quan
tâm trung tâm của kinh tế học Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất của
các nguồn lực kinh tế thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người" Quan điểm nay cho thay, tác giả đánh giá hiệu quả thông qua nguôn lực kinh tế, nguôn lực phải
được sử dụng đề đem lại kết quả mong muốn của con người Tuy nhiên quan điêm
này chưa chỉ rõ cách xác định hiệu quả bằng đại lượng cụ thê nào
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: “Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn Khi cái gì đó được coi là hiệu quả, nó có nghĩa là có một kết quả
mong muốn hoặc mong đợi” Theo giáo trình Thống kê kinh tế 2014 trường đại học Kinh tế quốc dân: “Phạm trù hiệu quả theo nghĩa rộng bao gồm hiệu quả xã hội nếu
Trang 22xét về mặt xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái nếu xét về mặt môi trường sinh
thái, hiệu quả an ninh quốc phòng nếu xét về mặt an ninh quốc phòng và hiệu quả
kinh tế nếu xét về mặt kinh tế”
Từ những quan điểm trên có thê hiêu một cách khái quát hiệu quả dùng đề phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn ) đê đạt được
mục tiêu xác định Tùy theo mục đích nghiên cứu, theo từng giác độ nghiên cứu,
hiệu quả có thê được đánh giá theo từng mặt, từng khía cạnh cũng có thê tông hợp nhiều mặt và tông hợp chung.Xét trên mỗi lĩnh vực khác nhau, với những góc độ
xem xét khác nhau thì sẽ có những đánh giá khác nhau về hiệu quả, cụ thê:
Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được
các mục tiêu về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là: Giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động trong phạm vị toàn xã hội hay phạm vị từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sông, đảm bảo vệ sinh môi trường Nếu xem xét hiệu quả xã hội, chúng ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả đạt
được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sông văn hóa, giải
quyết công ăn việc làm ) và chỉ phí bỏ ra để đạt được nó Thông thường các mục tiêu xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được nghiên cứu ở phạm vị quản lý vĩ mô
Hiệu quả kinh tế: là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai giác
độ vĩ mô và vị mô Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu
quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh
tế vùng lãnh thô và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn đạt được
hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thô cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng.Người sản xuất muốn có
lợi nhuận thì phải bỏ ra những chỉ phí nhất định, những chỉ phí đó là: nguồn vốn,
nhân lực, vật lực Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình
sản xuất với chỉ phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế Sự chênh lệch này càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại Có thê thấy hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt
Trang 23tiết vĩ mô là vô cùng quan trọng Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, chúng ta chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả môi trường: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu về môi trường nhất định Những mục tiêu cụ thê bao gồm chỉ phí và
lợi ích của các chính sách về môi trường đề giải quyết những vấn đề như ô nhiễm không khí, chất lượng nguồn nước, các chất độc hại, chất thải rắn, nóng lên toàn cầu
1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Từ quan điểm về hiệu quả kinh tế đã nêu, có thê hiệu hiệu quả sản xuất kinh
doanh là hiệu quả kinh tế xét trên giác độ vi mô.Hiệu quả sản xuất kinh đoanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chỉ phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Nó phản ánh trình độ tô chức, quản lý sản xuất kinh doanh của khu vực Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá sự tăng
trưởng kinh tế của mỗi khu vực nói riêng cũng như của toàn bộ nên kinh tế của từng khu vực, quốc gia nói chung Theo Dương Thu Minh (2017): “Hiệu quả sản xuất
kinh doanh là một đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa
chỉ phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được”.Hiệu quả sản xuất kinh
doanh càng cao, càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất đầu tư tài sản cô định, nâng cao mức sống của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước
Theo giáo trình Thống kê doanh nghiệp 2017 trường Đại học kinh tế quốc dân: “Hiệu quả sản xuất kinh đoanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh là thu được lợi ích nhiều hơn”
Hiệu quả là loại chỉ tiêu biêu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí cho sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia
thành hai loại chính
Hiệu quả dạng tuyệt đối: là phần chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phi bỏ ra để có được kết quả đó Công thức tính hiệu quả dạng tuyệt đối là phép tính trừ:
Trang 24Trong đó:
H: hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: kết quả sản xuất kinh doanh, là tất cả những gì doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, là những đại lượng có khả năng cân, đong, đo,
đếm được như: sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận
C: chi phí bỏ ra, là số tiền sử dụng đề mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá
trình sản xuất như lao động, tài sản nhằm mục đích thu lợi nhuận
Cách đánh giá hiệu quả tuyệt đối nhìn chung là đơn giản, đễ hiểu nhưng thiếu sức thuyết phục Khi đánh giá hiệu quả mới chỉ xem xét thuần túy về kết quả sản xuất mà không xét tới chi phí sản xuất Nếu tốc độ tăng chi phí sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất sẽ dẫn tới tình trạng sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, nếu tình trạng đó kéo đài có thê doanh nghiệp sẽ phá sản Như vậy nêu kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian luôn gia tăng về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh luôn chậm hơn so với tốc độ tăng của chỉ phí sản xuất kinh
doan thì không thê đánh giá được rằng sản xuất kinh doanh của đoanh nghiệp là có
hiệu quả
Hiệu quả dạng tương đối: là sự so sánh giữa kết quả thu được với chỉ phí bỏ
ra đề có được kết quả đó Hiệu quả dạng tương đối là kết quả của phép tính chia với
đơn vị tính kép:
n=X
C Trong đó:
H: hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: kết quả sản xuất kinh doanh, là tắt cả những gì doanh nghiệp đạt được sau
một quá trình kinh doanh nhất định, là những đại lượng có kha nang can, dong, do,
đếm được như: sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận
C: chi phíbỏ ra, là số tiền sử dụng đề mua các yếu tô đầu vào cần thiết cho quá
trình sản xuất như lao động, tài sản nhằm mục đích thu lợi nhuận
Khi so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh về mặt thương số sẽ vừa nghiên cứu
Trang 25Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi khu vực phải được xem xét một cách
toàn điện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của
toàn bộ nên kinh tế quốc dân Hiệu quả sản xuất kinh đoanh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triên của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đây, kích thích người
lao động làm việc với hiệu suất cao hơn, góp phần từng bước cải thiện nên kinh tế quốc dân trong mỗi quốc gia
1.1.2 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất
kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra Ở mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp Đề thực hiện mục tiêu tôi đa hóa lợi nhuận cũng như các mục
tiêu khác, các nhà quản trị phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác
nhau Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất đề các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình
Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho
phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tô ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đề từ đó đưa ra được các biện pháp điều
chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chỉ phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất
kinh doanh không chỉ được sử dụng đề kiêm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử
dụng tông hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn
Trang 26được sử dụng để kiêm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thê thiếu được trong việc kiêm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất
đề thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Thông thường đề đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp người ta thường hay quan tâm tới các số liệu ở các báo cáo tài chính
Tuy nhiên đề có thê đưa ra được một cách nhìn khái quát phù hợp về mọi hoạt động
của doanh nghiệp, các nhà quản trị kinh tế không chỉ quan tâm tới các số liệu trong báo cáo tài chính đơn thuần mà còn quan tâm tới một lượng khá lớn các chỉ số tải chính đê giải thích cho các mối quan hệ tài chính
Đề đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh can
phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao trùm mọi chỉ tiêu khác Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phí cũng như sức sinh lợi của
từng yếu tó, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả
Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo tính hướng đích: Phải phù hợp với mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu Cụ thê trong luận văn này tác giả muốn sử dụng các
chỉ tiêu thống kê với mục đích phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2008-2016 nhằm chỉ ra điêm mạnh và điểm yếu
trong sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đưa ra một số chỉ
tiêuphản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thứ hai là phải đảm bảo tính hệ thống: Các chỉ tiêu sử dụng dé phân tích
phải có liên hệ với nhau Phải xác định chỉ tiêu nào là chính và chỉ tiêu nào là bô
sung vì mỗi chỉ tiêu thống kê chỉ giải quyết được một số nhiệm vụ nhất định, vì vậy
Trang 27kết hợp dùng nhiều chỉ tiêu sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho luận văn
Thứ ba là phải đảm bảo tính khả thi: Các chỉ tiêu thông kê sử dụng phải phù hợp với thực tiễn, lựa chọn các chỉ tiêu đê xây dựng không chỉ logic về mặt lý thuyết khoa học mà phải dựa vào thực tiễn phát triển của từng khu vực
Thứ tư là phải đảm bảo tính hiệu quả: Phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu một cách có hiệu quả nhất, phải so sánh các phương án khác nhau từ đó lựa chọn
phương án tối ưu đê xác định chỉ tiêu đưa vào hệ thống
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
Qua phân tích dữ liệu sẵn có, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
kinh doanh gồm những chỉ tiêu cụ thê sau đây: 1.2.2.1 Các chỉ tiêu dạng tuyệt đối
(1)Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả dạng tuyệt đối, phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu (kết quả đạt được) và chi phí bỏ ra dé đạt được kết quả đó Công thức
tính chung:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chỉ phí
Tuy thuộc vào phạm vi xác định doanh thu và chi phí khác nhau mà chỉ tiêu lợi nhuận được chia thành một số loại khác nhau Cụ thê:
Lợi nhuận gộplà lợi nhuận thu được sau khi lấy đoanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi gia von ban hang
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuân - Giá vốn ban hàng
Trong đó:
Doanh thu thuân: là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản
giảm trừ doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khâu, các khoản chiết
khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Giá vốn bán hàng: là toàn bộ chỉ phí đê tạo ra một sản phâm
Lợi nhuận trước thuếlà chỉ tiêu dùng để đánh giá kha năng thu được lợi
nhuận của doanh nghiệp, bằng thu nhập trừ các chỉ phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD + Lợi nhuận khác
Trang 2811
Trong do:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD = Lợi nhuận gộp + Doanh thu hoạt
động tài chính - chỉ phí tài chính —- chỉ phí ban hang — chi phi quan lý doanh nghiệp
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - chỉ phí khác
Do đã bỏ các khoản lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp, nên lợi nhuận trước thuế làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, dễ dàng giúp các
nhà đầu tư so sánh tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau
Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại sau khi lợi nhuận trước thuế trừ đi các
khoản chỉ phí đề làm ra sản phâm bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu TNDN phải nộp
Trong đó:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: là 20%, được tính theo Điều 1, Thông tư
96/2015/TT-BTC của bộ tài chính (Sửa đôi, sửa đôi bô sung Thông tư 78)
Giá trị của lợi nhuận sau thuế cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tông doanh thu của doanh nghiệp Nó quyết định doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay lỗ Giá trị lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn thì doanh nghiệp đó càng lãi lớn Ngược lại, giá trị này nhỏ hơn 0 nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chưa đạt hiệu quả và cần đưa ra phương hướng hay chiến lược kinh doanh mới cho doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tông hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phan anh day đủ số lượng và chất lượng của doanh nghiệp,
phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư,
tài sản có định Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng đê tái sản xuất mở rộng toàn bộ
nên kinh tế quốc dân và doanh nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu
nhập của ngân sách Nhà Nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên
cơ sở đó giúp cho Nhà Nước phát triên nên kinh tế xã hội Lợi nhuận là một đòn
bây kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triên sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khi tính toán hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ta không thê coi
Trang 29lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh Trước hết lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, các nhân tố này có tác động lẫn nhau Do
điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ có khác nhau
làm lợi nhuận cũng khác nhau.Ngoài ra, quy mô sản xuất cùng loại sản phâm hàng
hóa và dịch vụ khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau
(2)Gia tri gia tang (VA — Value Added)
Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả hữu ích của lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khâu hao TSCĐ (giá trị hoàn vốn) trong một khoảng thời gian nhất định Nó phản ánh phân giá trị mới mà lao động trong đoanh nghiệp tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ Có 2 phương pháp tính giá trị gia tăng (VA):
Phương pháp phân phối
VA=V+M+C Trong do:
V: Phần giá trị cho người lao động - là tông các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
họ tham gia (tiên lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội )
M: Phân giá trị cho doanh nghiệp và xã hội - là các thu nhập của doanh nghiệp như lợi nhuận và các khoản phải nộp khác; thuế sản xuất kinh doanh
C¡: Phần giá trị hoàn vốn có định - là toàn bộ giá trị khấu hao TSCĐ
đã trích trong kỳ
Phương pháp sản xuất
VA =GO - IC Trong đó:
GO: Gia tri sản xuất — là biéu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết
quả hoạt động do lao động làm ra của đoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
IC: Chi phí trung gian - là toàn bộ chỉ phí thường xuyên về vật chat
Trang 3013
và chi phi dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa và thực hiện các
dịch vụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu quan trọng đê tính toán và phân tích hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để tính toán phân chia lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, lợi ích của doanh nghiệp và xã hội, giá trị thu hỏi
von do khấu hao TSCĐ Trên giác độ vĩ mô, VA là cơ sở đề tính: GDP, GNI, thuế giá trị gia tăng (VAT)
1.2.2.2 Các chỉ tiêu dạng tương đối
(a) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh Nếu thiếu
von mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ đình trệ, thiếu hiệu quả Do đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là nhóm chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Nguồn vốn của doanh nghiệp được phân loại theo một số tiêu thức cơ
Vốn nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả hay thanh toán từ các nguôn lực của mình cho các chủ nợ Các khoản phải trả tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình
Xét theo tính chất luân chuyền: nguồn vôn được chia thành Nguồn vốn ngắn
Trang 31Nguồn vốn dài hàn được sử dụng đề đầu tư tài sản dài hạn Nguồn vốn dài
hạn gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn (ngoại trừ các khoản vay và nợ phải trả dài hạn đến hạn và quá hạn)
Chỉ tiêu thống kê hiệu quả nguồn vốn:
- Vong quay tổng nguôn vốn(đơn vị tính: số vòng):phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng, số vòng quay càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả nguồn von
Doanh thu thuân
Tông nguồn von binh quan
Vòng quay tông nguôn vốn trong ky =
- Ty suất lợi nhuận của tongnguon von(don vi tinh: triéu déng/triéu
đồng):phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với số vốn chi ra bao gồm vốn cô
định và vốn lưu động, cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn sản xuất tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận Để nâng cao chỉ tiêu này đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ, sử
dụng tiết kiệm vốn trong các khâu của quả trình sản xuất kinh đoanh
Lợi nhuận trước thuế Tổng nguồn uốn bình quân
TỶ suất lợi nhuận tổng uốn =
- _ Vòng quay vốn chủ sở hữu(đơn vị tính: số vòng): chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu, cho biết số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đã luân chuyên được máy làn
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Vòng quay uốn chủ sở hữu =
- Ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(đơn vị tính: triệu đồng/triệu
đồng): chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ một đơn
vi tiền tệ vốn chủ sở hữu sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được may
đơn vị tiền tệ lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
- Ty suất lợi nhuận trên vốn nợ phải (rá(đơn vị tính: triệu dong/triéu
TỶ suất lợi nhuận trên uốn chủ sở hữu =
đồng): chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lười của vốn nợ phải trả, cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn nợ phải trả dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được
Trang 3215
may đơn vị tiền tệ lợi nhuận Đơn vị tính: số % hoặc đơn vị tiền tệ
Loi nhuan sau thué Vốn nợ phải trả bình quân - Hệ số vốn nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: đo lường quy mô tài trính của TỶ suất lợi nhuận trên uốn nợ phải tra =
doanh nghiệp, cho biết tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn nợ chiếm bao nhiêu phân trăm Hệ số càng nhỏ có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỉ lệ nhỏ so với tông
nguôn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài trính, ngược lại hệ số
càng lớn thì doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc nguy cơ phá sản ngày càng cao
_ Vốn nợ phải trả bình quân
Hệ số uốn nợ phải trả trên uốn chủ sở hữu = Vốn chủ sỡ hữu bình quân
(b) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
Tài sản là hình thái hiện vật của vốn ứng ra ban đầu và trong các giai đoạn tiếp của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và tăng giá trị tối đa cho chủ sở hữu Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiêm soát và có thê thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai Sử dụng tài sản có hiệu quả là mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như mối quan tâm của các nhà đầu tư tới doanh nghiệp Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng tài sản:
- _ Năng suất sứ dụng tổng tài sản(đơn vị tính: triệu đồng/triệu đồng): chi tiêu đo lường khả năng hoạt động của tài sản, cho biết cứ một đơn vị tiền tệ tông tài
sản sử dụng vào sản xuất kinh doan trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị tiền tệ
doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
Có thê thay doanh thu thuần bằng các chỉ tiêu khác như: Giá trị sản xuất (GO), gia tri gia tang (VA)
Năng suất sử dụng tổng tài sản =
- ‘Ty suất lợi nhuận trên tông tài sản (đơn vị tính: triệu déng/triéu đồng):
chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết cứ một đơn vị tiền tệ tông
tài sản bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đơn vị tiền tệ lợi nhuận trước thuế
Trang 33Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân
- Mức hao phí tài sản(đơn vị tính: triệu đồng/triệu đồng): chỉ tiêu cho biết dé
TỶ suất lợi nhuận trên tống tài sản =
làm ra một đồng lợi nhuận thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản Chỉ tiêu này
cảng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm tài sản Tổng tài sản bình quân
Mức hao phí tài sản = Lợi nhuận trước thuế
(c) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
- Năng suất lao động(đơn vị tính: triệu đồng/triệu đồng): là phạm trù kinh tế
đánh giá hiệu quả sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm Kết quả sản xuất
Số lao động bình quân trong kỳ
Năng suất lao động =
Kết quả sản xuất: được tính bằng sản phẩm hiện vật hoặc có thê tính bằng đơn vị tiền tệ: giá trị san xuat (GO), giá trị gia tăng (VA), Doanh thu bán hàng, Doanh thu thun
- Tysuat lợi nhuận theo lao động(đơn vị tính: triệu đồng/triệu đồng): so sánh
giữa tông lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Điều này có tác dụng khuyến khích quản lý và sử dụng lao động đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
số lao động BQ trong kỳ
- Mic hao phi lao động: chỉ tiêu cho biết dé làm ra một đồng lợi nhuận thi
Tỷ suất lợi nhuận theo lao động =
cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chỉ phí lao động Chỉ tiêu này cảng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chỉ phí lao động
Số lao động BQ trong kỳ Lợi nhuận trước thuế
1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng giúp cho các nhà quản trị
Mức hao phí lao động =
hoạch định những chính sách, kế hoạch nhằm tối ưu hóa nguồn lực của doanh
nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nham
Trang 3417
tối đa hóa lợi nhuận thu được Dựa vào tông quan những nghiên cứu trong và ngoài
nước các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh được gồm có: 1.3.1 Nhân tốchủ quan
1.3.1.1 Lao động
Lao động là yếu tố đầu vào không thế thiếu của quá trình sản xuất Chất lượng, số lượng, trình độ của lao động quyết định chất lượng đầu ra của doanh nghiệp Nguồn lao động là nhân tổ chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp: chỉ có nhân tố con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá
trình sản xuất kinh đoanh Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn vốn là những yếu tố
mà mọi khu vực kinh tế đều phải có, nhưng trong đó tài nguyên con người lại đặc
biệt quan trọng Không có yếu tố con người làm việc hiệu quả thì khu vực đó không
thể nào đạt tới mục tiêu Hơn nữa, chất lượng nguồn lao động là còn là yếu tố mang
tính chiến lược
Trong điều kiện xã hội đang chuyên sang nên kinh tế trí thức, các nhân tố
công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dân vai trò của nó nhưng nhân tố tri thức của con người ngày càng chiến vị trí quan trọng Việc đầu tư trang thiết bị cũng như khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu người lao động không linh hoạt vận dụng, sử dụng, khai thác thì cũng không thê đạt được hiệu quả tôi đa Nguôn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và luôn học tập nâng cao trình độ tay nghé sẽ là nhân tố quan trọng làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nắm được những vai trò vô cùng to lớn của nguôn lực con người, các
nhà đầu tư đã và đang tiếp tục có những chính sách phù hợp với nhu cầu thiết yếu
của người lao động đề họ có thê phát huy tối đa năng lực phục vu cho su phat trién
của đoanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung.Trong sản
xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thê sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình
độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) nên tác động
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, nâng cao chất lượng
Trang 35nguôn lao động cũng sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả khu vực cũng như của toàn nên kinh tế
Tuy nhiên, sự yếu kém về trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động cũng là yếu tố cản trở việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trình độ, kỹ năng của lao động không được cải thiện trong khi chị phí, giá thành dịch vụ ngày
càng tăng dẫn đến chỉ phí lao động cũng tăng theo, điều đó làm môi trường đầu tư kém hấp dẫn không thu hút được các nhà đầu tư làm giảm hiệu quả sản xuất kinh
doanh Hiện nay, Việt Nam đang có nguồn lao động trẻ đồi dào, năng động là một
lợi thế to lớn đề thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước
ngoài tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả và phát triển nền kinh tế của đất
nước
Một số chỉ tiêu đại diện cho nhân tố lao động: số lao động bình quân, tông
thu nhập của lao động, thu nhập bình quân của lao động, tỷ lệ lao động
tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Trong nên kinh tế hiện
nay, vốn là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của
doanh nghiệp Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu
vào quan trọng đối với sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong cả quá
trình sản xuất kinh doanh cũng như trong suốt sự tồn tại của một khu vực kinh tế
Bên cạnh việc tăng cường nguồn vốn, tức là trang bị cho người lao động các phương tiện làm việc, thì khả năng sử dụng và phát huy nguồn vốn được tăng cường
cũng rất quan trọng Khả năng này được thê hiện dưới dạng hiệu quả sử dụng vốn
và lao động Có nghĩa là với một lượng vốn đầu tư như nhau, số lượng lao động như
nhau, nếu như biết khai thác sử dụng vốn và lao động hiệu quả thì có thê mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Trang 3619
Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, là tiền dé đề tiến hành các hoạt động
kinh doanh Theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ
số vốn pháp định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình (vốn ở đây không chỉ
gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mà nó còn là các tài sản thuộc sở hữu của các chủ doanh nghiệp) Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vón là điều
kiện để mở rộng sản xuất cả về số lượng và chất lượng, đổi mới máy móc thiết bị,
nâng cao chất lượng sản phâm, tăng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cũng như tô chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốnsẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh
Một số chỉ tiêu đại điện cho nhân tô nguồn vốn: Tông nguồn vốn doanh
nghiệp, nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp, tỷ lệ vốn chủ sở hữu
1.3.1.4 Nhân tố khác
Nhân tô quản trị trong doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quản trị chú trọng đến việc xác định một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố
đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một nền kinh
tế Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo bằng phâm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính
chất quyết định đến sự thành đạt của một khu vực kinh tế Kết quả và hiệu quả hoạt
động của quản trị đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tô chức bộ máy quản trị, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa
các bộ phận trong cơ cấu tô chức đó
Nếu bộ máy quản trị được tô chức hoạt động không hợp lý, chức năng nhiệm
vụ chồng chéo không rõ rang hoặc là phải kiêm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong
hoạt động không chặt chẽ, quản trị viên thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không cao Với chức năng và nhiệm vụ
Trang 37quan trọng của bộ máy quản trị, có thê khăng định rằng chất lượng của bộ máy quản
trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhân tổ khoa học công nghệ
Dù quy mô doanh nghiệp là lớn, vừa hay nhỏ thì khoa học công nghệ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cũng như đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng Khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp
hiểu rõ nhu cầu tiền mặt của công ty, kiểm kê kho tàng bến bãi giúp doanh nghiệp
biết cách làm sao để quản lý tốt nhất các chỉ phí Ngoài ra, với sự trợ giúp của công nghệ các nhà quản trị có thê tiết kiệm thời gian và tiền bạc qua đó đưa ra những quyết định một cách chính xác và nhanh chóng nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp Công nghệcũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao
tiếp với khách hàng của một doanh nghiệp Các trang web cho phép khách hàng tìm được những thứ họ cần tìm cũng như giúp cho doanh nghiệp tìm đến đối tượng khách hàng mục tiêu, không những giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được chỉ phí marketing mà còn tạo dựng thương hiệu một cách nhanh chóng Yếu tô an ninh của doanh nghiệp trong xã hội hiện đại là vô cùng quan trọng, khoa học công nghệ có
thê được sử dụng đê bảo vệ các đữ liệu tài chính, các quyết định điều hành bí mật cũng như các thông tin độc quyên dẫn đến lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có khả năng sử dụng khoa học công nghệ hiện đại sẽ rất thuận lợi
trong việc nghiên cứu các sản phẩm mới, giành được nhiều cơ hội kinh doanh qua
đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.2 Nhân tốkhách quan
1.3.2.1 Kinh tế
(1) Tông sản phẩm trong nước: GDP
GDP (tổng sản phẩm trong nước): là tông giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ
cuối cùng đo kết quả hoạt động kinh tế trên lãnh thô của một quốc gia tạo nên trong
một thời kỳ nhất định
Các nhà đầu tư sử dụng lao động và vốn đầu tư đề sản xuất ra hàng hóa, dịch
vụ Công nghệ sản xuất hiện có quyết định mức sản lượng được sản xuất từ một
Trang 3821
khói lượng vốn đầu tư và lao động nhất định Sản lượng sản xuất càng cao tức là nguôn vốn đã được sử dụng có hiệu quả, có nguồn lao động dôi dào và có trình độ cao Như vậy, GDP của một nền kinh tế cao hay thấp đều phản ánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh của nên kinh tế đó đạt hiệu quả hay không (2) Lạm phát
Nhà kinh tế học M.Friedman nói: “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện
tượng của lưu thông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ có thê xuất hiện khi nào số
lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”
Theo nhà kinh tế học Bùi Huy Khoát chia sẻ luận thuyết “Lạm phát cầu kéo”
cho: “lam phát nảy sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hóa tăng lên ” Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Lạm phát là sự tăng mức giá
chung của hàng óa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ”
Dựa vào các luận điểm trên ở khía cạnh nào đó lạm phát xảy ra khi lượng
tiền trong lưu thông vượt quá mức cho phép đồng thời tiền nội tệ trong nước bị mất giá so với các đồng ngoại tệ khác Lạm phát tiền tệ ảnh hưởng rất lớn đến việc
hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh, tác động tiêu cực của lạm phát dẫn
đến kinh doanh không thê thực hiện được, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
của khu vực kinh tế nói riêng và của nên kinh tế nói chung
1.3.2.2 Nhân tô khác
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tinh (PCI)
PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triên doanh nghiệp
PCI được xây dựng trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp, do vậy chỉ số này phản ánh một cách khách quan và trung thực về môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương PCI phản ánh được thực trạng điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, các điểm mạnh yếu, cũng như xác định được chính quyền nào có
chất lượng điều hành kinh tế tốt và các doanh nghiệp hài lòng Từ đó, chính quyền
Trang 39sẽ nhận biết được môi trường kinh doanh của mình hiện đang còn những điểm yếu kém gì cần khắc phục để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút thêm nguồn vốn, thúc đây nền kinh tế phát triển
Các yếu tô thuộc thể chế (chính trị - pháp luật) chỉ phối mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một khu vực Sự ôn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh Sự thay đôi của môi
trường chính trị có thê ảnh hưởng có lợi cho một khu vực kinh tế này nhưng lại kìm
ham sự phát triển của khu vực kinh tế khác hoặc ngược lại Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tô chức thực hiện chiến lược phát triên kinh doanh Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của khu vực kinh tế Không những thế nó còn tác động đến chỉ phí lưu thông, chi phí vận chuyên, mức độ về thuế đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khâu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao
cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Chính sách
về các loại thuế, giá cả, tiền tệ: Mức thuế cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tới cả
yêu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp,sự điều tiết về giá cả thị trường
của Nhà Nước ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố đầu vào, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả đầu ra thông qua giá bán sản phâm, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu ra còn cần thường
xuyên huy động nguôn vốn vay đê hoạt động và phải trả lãi vay, chính sách về lãi
xuất tiền tệ thay đôi sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuát kinh doanh
Tóm lại môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng
cao hiệu quả sản thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô 1.3.2.3 Văn hóa - xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thô đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực
Trang 4023
đó Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thê vun đắp cho
xã hội đó tôn tại và phát triên Chính vì thế các yếu tô văn hóa thông thường được
bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần Tuy vậy chúng ta cũng không thê phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nên văn hóa khác vào các quốc gia Sự giao thoa này sẽ thay đôi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tao ra trién vọng phát triên với các ngành Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tổ xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau: Tuôi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ đinh dưỡng, ăn uống: thu nhập trung bình, phân phối thu nhập; lối sống, học thức,các quan điểm về thâm mỹ, tâm lý sống: điều kiện sống
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư Những yếu tô này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.4 Một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong phân tích thống kê tùy vào mục đích và đặc điểm của nguồn số liệu thu thập được mà lựa chọn những phương pháp thống kê phù hợp như:
1.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp mô tả và trình bày dữ liệu bằng
bảng và đô thị, tính toán các đặc trưng của dữ liệu như trung bình, mốt, trung vị
Phương pháp thống kê mô tả rất phô biến trong các báo cáo phân tích, đánh giá,
nhận định tình hình của các hiện tượng kinh tế- xã hội, đặc biệt trong phân tích
thống kê Luận văn có thê sử dụng các công cụ thống kê mô tả bao gồm:
Phân tô thống kê: Phân tô thông kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức
nào đó đề phân chia lại các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu vào các tô, nhóm khác
nhau Nhiệm vụ của phân tô thống kê là phân chia các loại hình kinh tế xã hội, phản