ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN TH] THANH HIEN
THU HUT
NGUÒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO
CHO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THAC Si KINH TE
2014 | PDF | 121 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Da Ning - Nam 2014
Trang 2
DALHQC DA NANG
NGUYEN TH] THANH HIEN
THU HUT
NGUÒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO
CHO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Sỹ Quý Da Nẵng - Năm 2014
Trang 3
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Trang 4
2
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu 5 Bố cục đề tài
.2 Ý nghĩa của việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao làm việc „14 trong các cơ quan nhà nước
1.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực trình độ cao làm việc trong các cơ quan
ĐỘ CAO VÀO LÀM VIỆC TẠI CÁC CQNN .26 1.3.1 Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 26
1.3.2 Nhân tổ thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 26
1.3.3 Nhân tố thuộc về nguồn nhân lực của địa phương 27
1.4 KINH NGHIEM THU HUT NNL TRINH DO CAO Ở TRONG
Trang 52.2 THUC TRANG THU HUT NNL TRINH ĐỘ CAO TRONG CAC
quả thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm
việc các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định 46
2.2.2 Thực trạng chính sách thu hút NNL trình độ cao trong các cơ quan
2.3.2 Tén tại, hạn chế, nguyên nhân
CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẢM THU HÚT NGUON
NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO VÀO LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XÂY DỰNG, ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1 Dự báo sự thay đổi của môi trường
Trang 667
3.1.3 Quan niệm, định hướng xây dựng giải pháp 70
3.2 GIẢI PHÁP THU HÚT NNL TRÌNH ĐỘ CAO VÀO LÀM VIỆC
3.2.1 Hoàn thiện công tác tiền lương 75
3.2.2 Cải thiện điều kiện làm việc, đời sống tỉnh thần cho người lao 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) PHỤ LỤC
Trang 7ANQP BDXH BS BSCKI BSCKII CB cc CQNN cv CVC CVCC Ds DSCKI Gs GV GVC GVCC KHKT KHTN KHXH&NV KSND KT-XH NNL NGND NGUT
An ninh quốc phòng
Bảo Đảm xã hội Bác Sĩ
Bác Sĩ chuyên khoa I Bác Sĩ chuyên khoa II Cán bộ
Giảng viên cao cấp
Khoa học kỹ thuật Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội và nhân văn
Kiểm sát nhân dân Kinh tế Xã hội
Nguồn nhân lực
Nhà giáo nhân dân Nhà giáo ưu tứ
Trang 8QLNN
TSKH ThS UBND vc
Quản lý Nhà nước
Tiến Sĩ
Tiến Sĩ khoa học Thạc sĩ
Ủy Ban Nhân Dân Viên chức
Trang 9
Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng
2.1 Đân sô và lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2011| 37
2.3 Chỉ tiêu tăng trưởng GDP toàn tỉnh 42
2.4 | Giá trị sản xuât phân theo ngành kinh tê 43
2.5 Nhân lực có trình độ cao đã hưởng chính sách của tỉnh 49
từ 1996 — 2012
2.7 Tiên lương tôi thiêu ở khu vực doanh nghiệp 51
3.1 Bảng nhu câu lao động qua đào tạo của ngành y tê 74
3.2 Nhu cau lao động qua đào tạo của ngành giáo duc - Dao tao 75
Trang 11
arate Tên hình vẽ Trang hình vẽ
1.2 Các chức năng quản lý Nhà nước 16
1.3 Yêu câu đào tạo, bôi đưỡng đôi với CC, VC trong quá 17
trình làm việc
1.4 Môi quan hệ qua, lại giữa tuyên mộ và các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực 19
Trang 12
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như đất đai, lao động, vốn được coi là quan trọng nhất song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự quan trọng Nhân tố con người - nguồn nhân lực mới là yếu tố quan trọng và có tính quyết định nhất
Đối với các cơ quan nhà nước, công chức (CC) và viên chức (VC) nhà
nước các cấp là những người tham gia lập kế hoạch, đề ra chính sách đồng thời là người chi dao, tô chức thực hiện, kiêm tra hoàn thiện chiến lược, chính
sách Với chức năng quan trọng như vậy, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải
có nguồn nhân lực trình độ cao, có phẩm chất tốt mới có thê thực hiện tốt vai
trò và sứ mệnh của mình
Nguồn nhân lực trình độ cao là yêu cau, là tiêu chuân của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo cán bộ điều hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nhà quản lí, trực tiếp nghiên cứu và
sản xuất tại các doanh nghiệp; các thầy thuốc; các nhà giáo quản lý hoặc trực
tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực trình độ cao ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học Phô thông, bồi duõng và phát triên nhân tài cho
đất nước
Nguồn nhân lực trình độ cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, điều
kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đây tăng trưởng kinh tế và đây
mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nhằm phát triên bền vững
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước hết điển ra trong lĩnh vực kinh
tế tạo ra sự cạnh tranh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao
Sự phát triển nhanh của nên kinh tế, cùng với sự phân công lao động quốc tế
đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trình độ cao Khi cơ
hội tìm kiếm việc làm không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay
Trang 13Trước đây, được làm việc trong khu vực công được xem là có sức hap dẫn cao về tính chất ôn định và an toàn, thì ngày nay sự xuất hiện các khu vực
khác với những việc làm mới hấp dẫn và có thu nhập cao đang là sự lựa chọn
của lực lượng lao động tiềm năng Đây thực sự là một thử thách lớn dẫn đến nguy cơ khan hiếm nguồn nhân lực cho các tô chức khu vực công, các cơ
quan nhà nước Với một lộ trình chức nghiệp đã được vạch sẵn cùng chế độ
đãi ngộ theo ngạch, bậc được quy định bởi nhà nước mà không có chế độ đãi
ngộ xứng đáng cho người có tài, người có trình độ cao sẽ không thu hút được
nguồn nhân lực Với những yêu cầu như Vậy, việc tuyên dụng nguồn nhân lực trình độ cao vào các cơ quan nhà nước là rất cần thiết
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đặc biệt quan tâm, coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực và xem đây là nhân tố nền tảng trong việc phát triển của dat
nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi trong công tác đào tạo như hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học cũng như sử dụng nguồn nhân lực trong công tác tuyên dụng tạo điều
kiện thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và bồi dưỡng nhân tài” cho tỉnh Tuy nhiên, việc tuyên dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao cho các cơ quan nhà nước của tỉnh cũng gặp
nhiều hạn ché
Với lý do trên tôi chọn đề tài “Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao
cho các cơ quan nhà nuée & tinh Binh Dinh” nhằm làm rõ lý luận về thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, đặc điểm hoạt động công vụ và đội ngũ CC,
VC làm việc trong các cơ quan nhà nước; tìm hiệu thực trạng việc thu hút
nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Bình Định trong thời gian qua từ đó, đề
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng nguồn nhân lực
Trang 142 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là hướng vào việc giải quyết những vấn đề sau: Hệ thống hóa các vấn đè lý luận cơ bản về nguồn nhân lực trình độ cao, về việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan nhà nước
Phân tích thực trạng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Bình
Định trong thời gian qua
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đê thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan nhà nước của tỉnh trong thời gian đến
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan Nhà Nước tỉnh Bình Định
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các tiêu chí, đặc điểm, đánh giá khía
cạnh thu hút, tuyên dụng và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ Đại học loại giỏi trở lên mà tỉnh Bình Định đã và đang thu hút vào làm việc ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh mà không đi sâu nghiên cứu tất cả các phương diện
b Phạm vì nghiên cứu
Nội dung: Đề tài nghiên cứu nội dung liên quan đến thu hút nguồn nhân
lực trình độ cao cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định đó chính là các
biện pháp chính sách thu hút
Không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trừ các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Quân đội và Công an tỉnh.
Trang 154 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích, tông hợp, so sánh, khái quát hóa,
- Và các phương pháp khác
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương |: Cơ sở lý luận thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các cơ
quan nhà nước tỉnh Bình Định
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc
trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định
6 Tổng quan đề tài
Nghiên cứu trong nước:
Về phát triên con người trong thời đại mới, Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục đã thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc chương trình KHXH-04, đề tài đã được tông kết
trong cuốn sách Về phát triển toàn điện con người thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa do NXB Chính trị quốc gia phát hành Công trình đã nghiên cứu
toàn diện cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thâm mỹ, thể chất, năng lực nghề nghiệp của con người Việt
Trang 16- PGS.TS Nguyễn Lộc đã có nhiều bài viết sâu và chi tiết về cơ cấu
nguồn nhân lực, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- TS Lê Thị Hồng Diệp đã tập trung nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ và
có nhiều bài viết về tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam, kinh nghiệm trọng dụng nhân tài để hình thành nền kinh tế trí thức của
một số quốc gia châu Á và những gợi ý cho Việt Nam
- Luận án Tiến sĩ Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Phúc đã nghiên cứu lao động trình độ cao dưới góc độ thị trường sức lao động
- PGS.TS Lê Minh Thông và TS Nguyễn Danh Châu đã có nghiên cứu,
đúc kết những kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ Cộng hòa Liên Bang Đức, Trung Quốc
Về chính sách thu hút nhân tài, người có trình độ cao về làm việc tại các địa phương đã được hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước ban hành, tuy chưa có những nghiên cứu đầy đủ, khoa học Riêng thành phố Đà Nẵng đã có đề
án: Thực trạng và giải pháp thu hút nguôn nhân lực trình độ cao của thành
phố Đà Nẵng do Viện Nghiên cứu phát triên Kinh tế - Xã hội thành phố thực hiện, đã thực hiện khảo sát, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cho thành phó tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài
Nghiên cứu ngoài nước:
Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) đã có nhiều hội thảo,
nghiên cứu, công bố nhiều tài liệu về nguồn nhân lực, sự đi chuyển của lao động có tay nghề cao, trình độ cao trên thế giới
GS.TS Ngô Quý Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội các khu công nghệ cao thế
giới lần thứ sáu, đã có nghiên cứu về kinh tế tri thức và vai trò nhân tài trong
Trang 17Ngân hàng thế giới đã giới thiệu một nghiên cứu của James E Rauch và Peter B Evans (2000) đã sử dụng các số liệu của 35 nước đang phát triên đê
tìm hiểu sự tác động của tiền lương ở mức cạnh tranh, thăng tiền trong nội bộ,
sự ôn định sự nghiệp và chế độ trọng dụng nhân tài tới hoạt động của bộ máy nhà nước Các kết quả cho thấy, trọng dụng nhân tài là yếu tố quyết định quan trọng nhất ở tất cả các nước đối với hoạt động của khu vực công
Một nghiên cứu khác của lames H Anderson, Gary Reid và Randi
Ryterman (2003) được tiến hành ở ba nước có nên kinh tế chuyên đối là
Rumani, Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Kiếc-gi-a để tìm hiểu xem các yếu tố trong quản lý nhân sự quy trình hành chính nội bộ và việc sử dụng các động cơ khuyến khích có thê nâng cao chất lượng hoạt động hay không Kết
quả nghiên cứu cho thấy, chế độ trọng dụng nhân tài có vai trò rất kiên định và mạnh mẽ trong các quyết định nhân sự để nâng cao hiệu quả hoạt động,
còn quy trình hành chính nội bộ có ảnh hưởng gián tiếp hơn Điều thú vị là,
việc sử dụng các động cơ khuyến khích cụ thê nhằm nâng cao chất lượng lại
không có nhiều ảnh hưởng không nên quá chú trọng đến thù lao theo hiệu quả công việc nếu không có các yếu tố nền tảng khác quan trọng hơn trong quá trình cải cách hệ thống công vụ Tiền lương theo hiệu quả công việc chỉ là
yếu tô thứ yếu so với việc khuyến khích tạo động cơ cho người lao động.
Trang 18NGUON NHAN LUC TRINH DO CAO
1.1 KHAI QUAT VE NNL TRINH DO CAO 1.1.1 Một số khái niệm
Từ điền tiếng Việt, trung tâm từ điển, nhà xuất bản Đà nẵng, 1997
a.Nhân lực: là nguôn lực của mỗi con người gồm thể lực, trí lực của họ được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất
b.Nguần nhân lực: Thuật ngữ “nguồn nhân lực” thường được mô tả như
là sự kết hợp các chức năng nhân sự hành chính truyền thống với việc thực
hiện, mối quan hệ của các nhân viên và lập kế hoạch nguồn lực Nguồn nhân
lực có hai cách hiểu tùy thuộc vào hoàn cảnh
Cách hiểu thứ nhất được bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế học và kinh tế
chính trị, theo truyền thống thường được gọi là lao động Lao động với tư
cách như là một trong bốn nhân tố của sản xuất Như vậy, ở đây nguồn lực
con người được coi như một nguồn vốn đầu vào của sản xuất bên cạnh các
loại vốn vật chất khác như: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên Cách hiểu thứ hai được sử dụng phô biến hơn thiên về chất lượng của
nguồn nhân lực - là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực
và tính sáng tạo của con người, có quan hệ tới sự phát triên của mỗi cá nhân,
một tô chức, một quốc gia
Theo E H Harbison: “Mguồn nhân lực là sức lực, kĩ năng, tài năng và tri thức của những người trực tiếp tham gia hoặc có tiềm năng tham gia vào sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện các địch vụ hữu ích” [9\
Các cách tiếp cận khác nhau đều có điểm chung là nguồn nhân lực được
Trang 19Số lượng nguồn nhân lực được biêu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô,
tốc độ tăng và sự phân bố nguôn nhân lực theo khu vực, vùng lãnh thô Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về trí
lực, thê lực và nhân cách, thâm mỹ của người lao động
Cơ cấu nguồn nhân lực thường được hiểu như là cấu trúc của nguồn
nhân lực, bao gồm các thành tố phân loại theo một tiêu chí nào đó cùng với tỉ
trọng tương quan giữa các thành tố đó Nội dung cụ thê của cơ cấu nguồn nhân lực phụ thuộc vào quan niệm về nguồn nhân lực Hướng thứ nhất cho
rằng nguồn nhân lực là năng lực của những người đang tham gia hoặc có tiềm năng tham gia vào hoạt động lao động nào đó dé tao ra san pham hoặc dịch vụ có ích cho xã hội
Trong cơ cấu chung này, người ta còn phân biệt nguồn nhân lực trình độ cao, bao gồm: Nhân lực làm việc trong các ngành kinh doanh, quản lí, hành chính ở cả các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong đó, có các nhà khoa học, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà nông học, bác sĩ, các nhà kinh tế, luật sư, kế toán, nhà báo, nghệ sĩ Đội ngũ kĩ thuật gôm những người hỗ trợ vẻ nông nghiệp, y tá, trợ lí về cơ khí, đội ngũ kĩ thuật viên, nhân viên cao cấp, quản đốc, thợ thủ công trình độ cao, công nhân có tay nghệ cao như nhân viên tốc kí; nhà lãnh đạo chính trị hàng đâu, các nhà lãnh đạo về lao động, thâm phán, các quan chức của ngành công an và quân đội (Harbison E và Myer C A 1964) [9]
Hướng thứ hai cho rằng: Nguồn nhân lực bao gồm lực lượng lao động có
độ tuổi từ 15 trở lên (Đỗ Minh Cương - 2002, Nguyễn Minh Đường va Phan
Trang 20-Số lượng (tỉ lệ) lao động tốt nghiệp Đại học/Cao đăng trở lên;
- Số lượng (tỉ lệ) lao động tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp:
- Số lượng (tỉ lệ) lao động có bằng cấp công nhân lành nghè:
- Số lượng (tỉ lệ) lao động không có bằng cấp
Từ năm 1986, Ủy ban Kinh tế và Xã hội của khu vực châu Á - Thái
Binh Duong (United Nation Economic and Social Commission for Asia and
the Pacific) đã nghiên cứu sự phát triển về cơ cấu nguồn nhân lực ở nhiều
quốc gia khác nhau và đã tông kết 3 mô hình về cơ cầu nguồn nhân lực cho 3 loại hình quốc gia: các nước phát triển, các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển theo các cơ cầu nguồn nhân lực gồm 5 thành tố cơ bản được
phân theo trình độ từ cao đến thấp là:
(1) Các nhà sáng chế và đôi mới (bao gồm cả các nhà quản lí cấp cao) ở trình độ trên Đại học
(2) Các nhà quản trị và kĩ sư ở trình độ Đại học;
(3) Các kĩ thuật viên và cán bộ có trình độ Trung cấp: (4) Thợ thủ công và công nhân có tay nghề cao; (5) Các công nhân bậc thấp và lao động phô thông
Các nước chậm phát triển có mô hình nhân lực tháp nhọn với đa sỐ người lao động có trình độ chuyên môn thấp và chủ yếu lao động thủ công
Nhân lực lao động trình độ cao (đại học, sau đại học) chiếm tỉ lệ rất ít
Các nước đang phát triên có mô hình nhân lực tam giác với số lao động có trình độ Trung cấp và Đại học cao hơn các nước chậm phát triển, nhưng còn rất ít các nhà phát minh, sáng chế Các nước này đang nỗ lực phát triên hệ
Trang 21thống đào tạo nhân lực trình độ cao (cao đăng, dai hoc va sau dai hoc) dé
nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực
Các nước đã phát triển có mô hình nhân lực hình trứng với đội ngũ nhân
lực có trình độ chuyên môn cao, có đội ngũ các chuyên gia cao cấp các nhà
phát minh sáng chế ở các trình độ đào tạo khác nhau không nhất thiết là ở
trình độ Đại học Các nước này có hệ thống giáo dục Đại học và nghiên cứu phát triển với tỉ lệ cao số dân trong độ tuôi 18 - 35 đi học Đại học [9]
€ Nguân nhân lực trình độ cao
Tùy vào cách tiếp cận dựa trên hiệu quả năng suất của lao động hoặc dựa trên trình độ được đào tạo đã có các khái niệm khác nhau về nguồn lao động
trình độ cao:
Dựa trên trình độ được đào tạo của nguôn lao động: Nguồn lao động
trình độ cao bao gồm những người lao động qua đào tạo có trình độ từ Đại
học, Cao đăng trở lên
Các nước thuộc Tô chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) dua ra định nghĩa được Cộng đồng châu Âu (EU) áp dụng: “Nguồn nhân lực có
trình độ cao trong lĩnh vực khoa học — công nghệ phải thỏa mãn 01 trong 02 tiêu chí: hoặc có trình độ Đại học hoặc chưa chính thức đu bằng cấp nhưng
đã từng làm việc trong lĩnh vực khoa học — công nghệ ở vị trí của người phải
tốt nghiệp Đại học ” [25]
Về mặt hình thức, nếu xét về bằng cấp thì sức lao động trình độ cao bao gồm những người được tạo một cách có hệ thống và có bằng cấp Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả những người có bằng cấp đều là sức lao động có trình độ cao, mà sức lao động đó phải đem lại hiệu quả cao đối với những
công việc cụ thê, hành vi của người đó không chỉ biêu hiện ở mức độ kỹ năng,
mà còn trở thành kỹ xảo.
Trang 22“Một lao động được coi la cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình, là biêu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chỉ phí đào tạo cao hơn, người ta phải tốn nhiều thời gian lao động để tạo ra nó và vì vậy nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn Nếu giá trị của sức lao động đó cao hơn thì giá trị đó cũng biểu hiện ra trong một lao động cao hơn và vì vậy, trong những khoảng thời gian bằng nhau, nó sẽ được vật hóa trong
các giả trị tương đối lớn hơn "[15, tr 29]
Dựa trên hiệu quả, năng suất của người lao động: Nguồn lao động trình
độ cao là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những
yêu cầu phức tạp của công việc; từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của
đơn vị riêng và cho toàn xã hội nói chung
Tiếp cận dưới góc độ chất lượng nguồn nhân lực, Lê Thị Hồng Điệp đã
định nghĩa: “Nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những lao động đã qua đào tạo, được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo và có khả năng đáp ứng những yêu câu phức tạp của công việc tương ứng với trình độ được đào tạo (trừ một số trường hợp đặc biệt không qua đào tạo); từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung ” [Š]
GS TS Ngô Quý Tùng đã đưa ra yêu cầu các tố chất toàn điện của một chuyên gia nghiên cứu và triên khai - R&D trên hình 1-2 Ông đã nhắn mạnh các yêu tố: “Phẩm chất tư tưởng, trì thức và tính sáng tạo là những tiêu chí
quyết định của chuyên gia”.
Trang 23Năng lực tư Phâm chất
duy tư tương
Hình 1.1: Biểu đồ yêu cầu tố chất nhân tài kinh tế tri thức
Nguồn nhân lực chất lượng cao là mối tông hòa về tố chất tự nhiên của con người; trình độ chuyên môn được đào tạo và tích lũy; tri thức văn hóa, những kỹ năng cũng như tinh thần khát khao sáng tạo của con người trong môi trường sống
Vốn con người cấu thành từ ba nhân tổ chính: (1) năng lực ban đầu, nhân
tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và bâm sinh ở mỗi người, (2) những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích lũy thông qua quá trình đào tạo chính quy, (3) các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những kinh nghiệm tích lũy từ quá trình sống và làm việc [2]
Dưới góc độ, cơ cấu nguồn nhân lực phân chia theo trình đã được các
Trang 24chuyên gia trong và ngoài nước phân phân tích thì nguồn nhân lực trình độ cao bao gồm: các nhà chính trị hàng đầu, các nhà sáng chế, quản trị bậc cao, bác sĩ và cả thợ thủ công hay công nhân lành nghề có tay nghề cao đang tham gia hoặc có tiềm năng tham gia vào hoạt động nào đó đề tạo ra sản phâm
hoặc dịch vụ có ích cho xã hội thuộc nguồn nhân lực trình độ cao
Theo TS Nguyễn Văn Phúc, nguồn nhân lực trình độ cao là nguồn nhân lực được đào tạo và tự tích lũy được ở trình độ cao, làm nghè bậc cao và dem lại hiệu quả kinh tế cao
Như vậy nguồn nhân lực trình độ cao được nghiên cứu, tiếp cận từ vị trí việc làm, về trình độ được đào tạo hoặc tự tích lũy, đóng góp có hiệu quả đối
với xã hội, từ đó có thê nếu khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao mà xã hội,
từ đó có thê nếu khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao mà xã hội cần hướng
tới như sau: “Nguồn nhân lực trình độ cao bao gồm những lao động qua đào tạo hoặc tự tích lũy được, có chuyên môn, nghiệp vụ kỳ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có khả năng hòa nhập, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, của khoa học, công nghệ tham gia lao động có hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cho sự phát triển của các tổ chức và toàn xã hội °
Đề hình thành nguồn nhân lực trình đội cao phải qua một quá trình kết
hợp các tố chất tự nhiên với quá trình đào tạo và tự tích lũy thường xuyên,
liên tục Nói đến năng lực của người lao động là nói đến cả 3 yếu tố: thái độ, kỹ năng và kiến thức Trong đó, thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự
thành công của người lao động với công việc cũng như với tô chắc Một
người có thê có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ
bàng quan với cuộc sống vô trách nhiệm với xã hội thì chưa chắc đã làm tốt công việc [20]
Qua phân tích khái niệm và quá trình hình thành, cần xác định các đối
tượng cân thu hút, tuyển dụng:
Trang 25Đối với các đối tượng mới được đào tạo tại các trường cần chú ý bỏi
dưỡng năng lực thực, các yêu cầu về pháp luật, kỹ năng và khả năng phát triên trong tương lai
Đối với đối tượng đã tham gia lao động, đã trưởng thành trong thực tiễn thì cần đánh giá thái độ, khả năng đóng góp cho tô chức, địa phương
Trong các cơ quan nhà nước, do ràng buộc về số lượng biên chế trong
khi yêu cầu về trình độ đáp ứng ngày càng cao của một nền hành chính hiện
đại và dựa trên khả năng đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội nên
các cơ quan nhà nước hiện nay thường tập tủng thu hút các đối tượng có trình độ đào tạo từ Đại học — ngạch chuyên viên trở lên, ưu tiên với người có trình độ đào tạo cao hơn phù hợp với từng ngành, địa phương, đơn vi
1.1.2 Ý nghĩa của việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao làm việc
trong các cơ quan nhà nước
Một là, nguồn nhân lực trình độ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của nhà nước: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quá mọi nguôn lực, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải
thiện đời sống người dân Đó là một đòi hỏi cấp thiết cả trước mắt và lâu dài
Sự phát triển đòi hỏi phải có một nhà nước hiệu quả, một nhà nước có đủ năng lực để quản lý xã hội, đề ra những chính sách khoa học và phù hợp với
thực tiễn; xây dựng thê chế chính trị và thê chế kinh tế hợp lý tạo hành lanh
phát triên kinh tế xã hội Đề thực hiện tốt các chức năng đó, nhà nước phải có một đội ngũ CC, VC “Trưng thành, sáng tạo, tận tụy và gương mâu” Đội ngũ này đóng vai trò quyết định trong tất cả các khâu từ nhận dạng, thiết kế, tô chức thực hiện, đánh giá, điều chỉnh và phát triển chính sách công cũng như xây dựng các thê chế
Cơ chế thị trường tạo ra sự công bằng trong lao động cho mọi thành viên
trong xã hội Một nhà nước hiệu quả đòi hỏi các hoạt động của khu vực công
Trang 26déu phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội
Hai là, nguồn nhân lực trình độ cao là nguồn lực chính quyết định quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định việc khai
thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác N guon nhân lực trình độ
cao là yêu cầu, là tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ điều hành, tô
chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nhà quản lí, trực tiếp nghiên cứu và sản xuất tại các doanh nghiệp; các thầy thuốc: các nhà giáo quản lý hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo
nhân lực trình độ cao ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học Phô thông,
bồi duõng và phát triên nhân tài cho đất nước
Ba là, nguồn nhân lực trình độ cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, điều kiện đê rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đây tăng trưởng kinh tế và đây mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nhằm phát triên bền vững Toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước hết diễn ra trong lĩnh vực kinh tế tạo ra sự
cạnh tranh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao Sự phát triên
nhanh của nên kinh tế, cùng với sự phân công lao động quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trình độ cao Khi cơ hội tìm kiếm việc làm không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay một đơn vị lãnh thô thì bức tranh so sánh giữa các khu vực sử dụng lao động và nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực của khu nhân công
1.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực trình độ cao làm việc trong các cơ
quan nhà nước
a Những hiểu biết cơ bản về khái niệm ““ Cơ quan nhà nước”
Cơ quan nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được tô chức từ trung ương đến địa
phương Theo hiến pháp năm 1992 được điều chỉnh và bỗ sung năm 2001, cơ cấu tô chức nhà nước ta bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội
Trang 27và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương: các cơ quan hành chính nha nước, bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương: Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ cùng các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm: UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp và các cơ quan Tòa án, Viện KSND
Các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận cầu thành cơ cấu tô chức của các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phâm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
theo quy định của pháp luật
Chức năng của Nhà nước
Hình 1.2: Các chức năng quản lý Nhà nước
b Đặc điểm nguồn nhân lực trình độ cao làm việc trong các cơ quan
nhà nước
Công chức, viên chức làm việc trong các cơ qua nhà nước là chủ thê của
nên công vụ, là những người thực thi công vụ và được nhà nước đảm bảo các
điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng đê có khả năng và yên tâm thực thi công vụ
Khái niệm công vụ:
Theo dự thảo Luật Công vụ: “Công vụ là hoạt động do công chức thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân dân và xã hội Hoạt động công vụ là một hoạt động của nhà nước do công chức, viên chức hoặc người được tiy
Trang 28quyền thực hiện nhằm tạo lập một nên hành chính phục vụ nhân dân, thống
nhất, thông suốt và hiệu quả ”
Trong hoạt động công vụ, CC, VC và người được ủy quyền phải phục vụ lợi ích của nhân dân, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đảm bảo dân chủ, công khai và minh bạch; tuân thủ nguyên tắc liên tục, thống nhất, thống suốt và theo trình tự, thứ bậc hành chính và chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép
Quá trình hình thành và phát triên nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà
nước cũng tuân thủ và chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường lao động và
những đặc thù riêng của tô chức nhà nước: trình độ học vấn, chuyên môn
được đào tạo ở trường mới là bước đầu, trong quá trình công tác, các CC, VC
phải thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức về chính trị
pháp luật, chính sách công, kỹ năng hành chính, quản trị, trách nhiệm, đạo
Pháp luật
đức công vụ, tri thức văn hóa, tin học, ngoại ngữ
Chuyên môn được đào tạo
chính quy
Hình 1.3: Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với CC, VC
trong quá trình làm việc
Trang 29Trong thực tiễn, không ít người đã trưởng thành, trở thành nhà quản lý,
nhà hoạt động chính trị trên nhiều lĩnh vực mà không hăn dựa trên kiến thức chuyên môn thuần tùy được đào tạo ở các trường đại học
Các cơ quan nhà nước được tô chức theo hệ thong, thứ bậc hành chính rõ ràng Con người làm việc trong các cơ quan nhà nước gồm những người được bô nhiệm qua bầu cử; những người được bô nhiệm vào các ngạch, bậc theo
quy định như: người có trình độ đào tạo cao đăng được xếp ngạch cán sự hoặc
tương đương: người có trình độ đại học trở lên, đủ điều kiện được bô nhiệm
vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; những chuyên viên có thâm niên và đủ các điều kiện khác như: trình độ lý luận chính trị, hành chính pháp luật, ngoại ngữ, tin học sẽ được thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: chuyên viên cao cấp
Đội ngũ CC, VC là lực lượng lao động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao Hoạt động của đội ngũ công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng và mang tính phức tạp
Những người làm việc trong khu vực hay công dân thì được làm tất cả những việc mà pháp luật không cấm Những người làm việc trong các cơ quan nhà nước chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép và có trách
nhiệm phải giải trình trước công dân, tô chức và xã hội về lĩnh vực mình phụ
trách Cơ hội thăng tiến của họ chủ yếu theo ngạch bậc truyền thống và muốn
trở thành nhà lãnh đạo phải là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Phân tích
rõ những đặc thù có tính nguyên tắc của công vụ và hoạt động công vụ mới có
thê đề xuất chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong
các cơ quan nhà nước
1.2 NOIDUNG THU HUT NNL TRINH DO CAO
Thu hút nguồn nhân lực là một trong các hình thức tuyển dụng những người có trình độ, đáp ứng các yêu cầu đặt ra, từ lực lượng lao động xã hội
Trang 30vào làm việc trong một tô chức Công tác tuyên dụng có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng nguồn nhân lực, đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động: đào tạo và phát trién nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động và ngược lại, chính các chức năng duy trì và phát triển nguồn nhân lực có tác
động trở lại đối với việc thu hút, tuyên dụng Sự tác động của tuyên mộ đối
với các chức năng khác được minh họa theo hình 1-1
TUYẾN
Nhiều người tham gia tuyên dụng cho phép người sử dụng lao
động có khả năng lựa chọn nhiều hơn
Cung về lao động sẽ ảnh hưởng đến mức lương và người có ` Thù lao
trình độ ca sẽ mong đợi các mức thù lao cao hơn
Mức lương cao hơn tạo điều kiện dễ đàng hơn cho việc thu hút
người có trình độ hơn
Người lao động có tay nghề đòi hỏi ít phải đào tạo hơn người ở Đào tạo t trié lao động không có tay nghề phát triển
Hình ảnh của Công ty ảnh hưởng đến sự quyết định nộp đơn
tuyên vào một vị trí
Forth edition Prentice Hall International, Inc, 1996, [17 - trang 96]
của quản trị nguồn nhân lực
Nguồn: David J Cherrington, The Management of Human Resource,
Hình 1.4 Mối quan hệ qua, lại giữa tuyến mộ và các chức năng khác
Trang 31
Thu hút nguôn nhân lực: Quá trình quản trị và phát triển nguồn nhân lực
cho một tô chức, một ngành gồm các nhóm chức năng chủ yếu sau:
Nhóm chức năng thu hút (hình thành) nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tô chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng,
thu hút người có trình độ vào tô chức, thực hiện kế hoạch hóa nhân lực; phân
tích, thiết kế công việc: biên chế nhân lực: tuyên mộ, tuyên chọn và bố trí nhân lực
Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguôn nhân lực, nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong tô chức có các kỹ năng, trình
độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện cho
nhân viên phát triển được tối đa các năng lực cá nhân
Nhóm chức năng duy trì nguôn nhân lực bao gồm 3 hoạt động: đánh giá
thực hiện công việc và thù lao lao động cho nhân viên, duy trì và phát trién
các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong tô chức, cơ quan
Thông qua hệ thống thù lao lao động và phúc lợi, một mặt thúc đây nhân
viên làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm Mặt khác, đây là
những biện pháp hữu hiệu dé thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành
nghè cho tô chức
Nguồn nhân lực được thu hút, tuyên dụng vào làm việc cho một tô chức có thê là lao động đang tìm việc làm, có thê là lao động đang làm việc tại một
tô chức khác, một địa phương khác và thậm chí tại một quốc gia khác
Do nhiều yếu tố ảnh hưởng như điêu kiện kinh tế, xã hội; nhu câu thu nhập; trình độ học vấn; điều kiện cư trú; địa vị xã hội; môi trường làm việc
mà nguôn nhân lực này có thể thay đổi nơi làm việc, di chuyền chỗ từ tổ chức này sang tô chức khác, địa phương này sang địa phương khác hay từ quốc gia này sang quốc gia khác - người ta gọi là cơ động xã hội Lý luận và thực tiên đã khăng định: Xã hội càng phát triển thì tính cơ động xã hội càng cao.
Trang 32Nhiêu quốc gia, lãnh thé đã tranh thủ nhiêu cơ hội để thu hút chất xám từ các
quốc gia, lãnh thổ khác kém phát triển hơn gây nên làn sóng “chảy máu chất xám " khắp toàn câu
Có nhiều yếu tố có thê hạn chế khả năng thu hút tuyên chọn được nguồn nhân lực trình độ cao cho các cơ quan, tô chức Bản thân công việc, uy tín tô chức không hấp dẫn hay những công việc bị đánh giá là nhàm chán, thu nhập
thấp, ít cơ hội thăng tiến, vị trí xã hội thấp, v.v sẽ khó thu hút được ứng viên giỏi Những nơi có điều kiện sống khó khăn, phân biệt thành phần xuất
thân, quê quán cũng làm hạn chế khả năng thu hút được những người giỏi
Trong tuyên chọn có thể đánh giá sai năng lực và tố chất người cần thu
hút; các tiêu chí đánh giá không đúng hoặc không đủ, đặc biệt là các tiêu chí quan trọng
Trong sử dụng, không khai thác được hết năng lực; bố trí công việc
không phù hợp với người được tuyên dụng, thu hút; phong cách lãnh đạo và
quản lý - môi trường làm việc không phù hợp; chính sách đãi ngộ không nhất quán, không công bằng cũng là yếu tô tác động tiêu cực đến quá trình thu hút, tuyên dụng người tài
Tóm lại Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao là tông thể các cơ chế
chính sách của chủ thê ở các địa phương hay lãnh thô (như các cơ quan chính phủ hay cộng đồng doanh nghiệp địa phương hay vùng lãnh thô) nhằm kêu
gọi, tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt đề lôi kéo những người có trình
độ cao di trú tới địa phương mình Nếu nguồn nhân lực trình độ cao chính là những người có nhiều vốn con người thì có thê coi thu hút nguồn nhân lực trình độ cao là hoạt động thu hút vốn con người vào địa phương
Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao bao gồm các hoạt động thu hút những người lao động mới được đào tạo kê cả những cư dân địa phương và
các địa phương khác, thu hút những lao động đang làm việc tại các địa
Trang 33phương khác và giữ chân những người lao động trình độ cao đang làm việc tại địa phương
1.2.1 Các chính sách thu hút
a Chính sách tiền lương
Tiền lương là động lực, đòn bây kích thích, khuyến khích người lao động
làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, vừa là phương tiện bảo đảm cuộc sống ngày một nâng cao của họ Tác động qua lại giữa chính sách tiền lương phù hợp với năng suất,
chất lượng, hiệu quả sẽ là yếu tố để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, ôn định phát triên sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế
Chính sách tiền lương là một chính sách xã hội điều tiết quan hệ tiền
lương trên thị trường lao động nhằm đảm bảo nâng cao năng suất lao động,
phát triển sản xuất và cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần của người lao động chính sách tiền lương hợp lý sẽ thúc đây việc thu hút nguồn nhân lực
trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, tránh hiện tượng nguồn
nhân lực sang làm việc các khu vực ngoài nhà nước
Nội dung: + Xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiêu + Ban hành hệ thống thang bảng lương + Cơ chế quản lý nhà nước về tiền lương
b Chính sách cải thiện điều kiện làm việc, đời sống tỉnh thân
Điều kiện làm việc là yếu quan trọng ảnh hưởng ảnh hưởng đến mức độ
tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất Trong đó mức tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc
vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môi trường làm việc: Tính chất công việc là đặc diém của công việc và đặc
điểm nghành nghề của công việc có ảnh hưởng mang tính quyết định đến mức độ tiêu hao sức lực và trí tuệ của người lao động Tình trạng về môi
Trang 34trương làm việc gồm các yếu tố: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi bân, độ âm,
các thành phần không khí kế cả van dé an toàn lao động
Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố vật chất như máy móc, thiết vị,
thông tin, tài liệu, phòng làm việc Đối với nguồn nhân lực trình độ cao thì
yêu cầu về điều kiện làm việc càng cấp thiết Các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên, công nghệ kỹ thuật cần các phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại; các
nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế cần nguồn thông tin, tài liệu đầy đủ, kịp thời: bác sĩ cần máy móc, thiết bị tiên tiến Nếu điều kiện
làm việc không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng thì rất
khó có thê thu hút được nguồn nhân lực trình độ cao về công tác
Cải tiện điều kiên làm việc tức là cần cải thiện điền kiện làm việc để
nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động
Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khỏe, trách bệnh
nghề nghiệp mà còn nâng cao chất lượng công việc
Bên cạnh đó, yếu tố tỉnh thần cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
thu hút nguồn nhân lực trình độ cao như đồng nghiệp thân thiện, khen, tuyên
dương, tô chức các hoạt động văn nghệ, thê thao trong cơ quan
c Chính sách thăng tiến
Thăng tiến được hiểu là đạt được một vị trí cao trong tập thê Nâng cao động lực thúc đây người lao động bằng sự thăng tiến hợp lý là việc dùng sự thăng tiến đề kích thích, thúc đây, nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động
Ngoài những nhu cầu no đủ về vật chất, nhu cầu được tôn trọng luôn
dành một vị trí rất lớn trong mục tiêu song của hầu hết mọi người Và biéu hiện của nó chính là sự khao khát được thăng tiền trong cuộc đời, trong sự
nghiệp.
Trang 35Bên cạnh sự thăng tiến là phần thưởng về vật chất, tỉnh thần nhiều hơn.Nhưng quan trọng hơn, người thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự quý trọng của nhiều người.Lúc đó, con người được thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng Vì vậy, hầu hết mọi người đều nô lực làm việc và mong muốn tìm kiến
cho mình một vị trí khá hơn trong cuộc đời, sự nghiệp
Nâng cao động lực thúc đây người lao động bằng sự thăng tiến hợp lý
được các nhà quản trị thực hiện bằng cách vạch ra những nắc thang, vị trí kế tiếp cho họ phan đấu: đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đê CC, VC biết và phan đấu: xem xét đến việc bô nhiệm vượt bậc, bô nhiệm tức thời hạn Nhà quản trị cần phải thực hiện tốt việc quy hoạch đội ngũ cán bộ bồi đưỡng trình
độ chuyên môn và phát triển năng lực quản lý trước khi đề bạt, bố trí chức vụ Sự thăng tiến của người lao động có ý nghĩa quan trọng và luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác nâng cao động lực thúc đây người lao động tại các cơ quan nhà nước Tuy nhiên, đây là một công việc phức tạp và rất khó
khăn, nếu sử dụng một cách không hợp lý có thể có những tác động tai hại Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao bằng sự thăng tiến hợp lý được thực
hiện bằng cách vạch ra những nắc thang, vị trí kế tiếp cho họ phấn đấu, đưa ra
những tiêu chuẩn, tiêu chí phan đấu, xem xét đến việc bô nhiệm vượt bậc, bố nhiệm trước thời hạn
d Chính sách đào tạo, sử dụng nguân nhân lực
Nếu tiếp cận trên quan điềm vốn con người thì nguồn nhân lực trình độ cao chính là những người có lượng vốn con người lớn đã tích lũy được từ học tập lao động và cuộc sóng Đặc điêm của nguồn vốn con người là bị hao mòn
vô hình theo thời gian dưới ảnh hưởng của tiền bộ kỹ thuật Do vậy, nó cũng
cần được đầu tư bồ sung theo thời gian Nghĩa là, nguồn nhân lực trình độ cao
cũng có nhu cầu được đào tạo và phát triển để giúp cho vốn con người của họ
Trang 36không ngừng được mở rộng và tăng lên
Đào tạo, sử dụng không chỉ giúp nguồn nhân lực trình độ cao có thể thêm vốn con người, từ đó, mở rộng cơ hội tăng thêm thu nhập, cơ hội thăng tiền, mà quan trọng, đây còn được coi như là sự đãi ngộ về tỉnh thần khiến họ gắn bó với công việc Ngoài ra, chính những điều này sẽ tác động mạnh tới những người đang có ý định di trú tới
Chính sách sử dụng lao động là sự bố trí và tạo điều kiện để lao động
làm việc hay thực hiện các công việc trong các tô chức và cơ quan dé ho có thê hoàn thành các công việc được giao Chính sách sử dụng hợp lý phải bảo đảm bồ trí đúng người, đúng việc và giúp họ phát huy hết khả năng và năng
lực của mình đề hoàn thành công việc
Đối với những lao động có trình độ cao, nêu chỉ được đãi ngộ tốt không
thôi, thì cũng khó có thê thu hút và giữ chân họ ở lại với địa phương Với họ,
được làm việc theo đúng năng lực sở trường, luôn nhận được những thách
thức trong công việc Thực chất khi được sử dụng đúng, người lao động sẽ tự
mình nhận được lợi ích nhất định và tích lũy thêm vốn con người
Các cơ quan và tô chức khi muốn thu hút nguồn nhân lực trình độ cao,
phải có chính sách sử dụng hợp lý Điều này vừa giúp cho họ có thể khai thác tốt nhất nguồn lực quý giá này tham gia vào các hoạt động của mình, vừa đóng góp cho nền kinh tế và bù đắp được các chi phí thu hút
Việc sử dụng tốt nguồn nhân lực trình độ cao hiện có của mỗi địa
phương tự nó sẽ góp phần quảng bá cho chính sách chiêu hiền, đãi sĩ của địa
phương cũng như thể hiện địa phương như miền đất lành cho những người có trình độ cao
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh thu hút nguồn nhân lực trình độ cao Đề phản ánh thu hút nguồn nhân lực trình độ cao người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau:
Trang 37a Danh mục các ngành nghề công việc hay lĩnh vực và các tiêu chuẩn có với nhân lực trình độ cao cần thu hút
b Đối tượng cân thu hút;
c SỐ lượng nhân lực trình độ cao đã thu hút;
d Cơ cấu nhân lực trình độ cao đã thu hút;
e Danh mục các uu đãi cho nhân lực trình độ cao cần thu hút
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN THU HUT NNL TRINH DO CAO VAO LAM VIEC TAI CAC CQNN
1.3.1 Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội
mà còn là một nhân tố gián tiếp để giúp cho sự phát triển này Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra miền đất lành cho nhiều người, nhất là nguồn nhân
lực trình độ cao
Người lao động di trú tới đâu, ngoài các điều kiện công ăn, việc làm thì
môi trường sống, nhất là điều kiện tự nhiên, với họ cũng chính là lợi ích họ nhận được hoặc chi phí mà họ phải trả Một nơi có điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt thì cũng khó đề thu hút hay sẽ tốn kém hơn cho thu hút
1.3.2 Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Sự phát trién va trién vong phat triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút, tuyên dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao Kinh tế - xã hội phát triển, tạo các điều kiện thuận lợi cho con người làm việc và sinh sống, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là những người có trình độ cao như: kết cấu hạ tầng tốt; các dịch vụ phục vụ con người đầy đủ (bao gồm giáo dục y tế, văn hóa, giải
trí ), môi trường học tập, nghiên cứu sẽ tốt hơn và đĩ nhiên có nhiều cơ hội
lựa chọn việc làm cho người có trình độ cao, từ đó mức thu nhập của họ sẽ cao hơn nơi khác Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tạo điều kiện
Trang 38tăng thu ngân sách đề các địa phương có điều kiện đề tăng nguồn kinh phí hỗ
trợ, kêu gọi các đối tượng về làm việc Đây chính là một trong những nguyên
nhân quan trọng của di cư, “chảy máy chất xám” trên thế giới và cả trong nước
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin rộng khắp và minh bạch hơn, người có trình độ cao có thé tim hiểu rõ sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, điều kiện sống cũng như chính sách và triển vọng phát triên của các địa phương đề quyết định nơi làm việc của mình
Tuy nhiên, qua thực tiễn kinh nghiệm, với đặc điểm văn hóa Việt Nam,
văn hóa vùng miền, cho nên, dù có sự chênh lệch mức song, diéu kién song cũng có thê thu hút được nhiều người Bởi, đối với những người trình độ cao
có tâm huyết, có nhu cầu đóng góp cho sự phát triển của địa phương, cho nhà nước thì sự chênh lệch trên chưa phải quyết định tất cả, mà sự tin tưởng vào
chính sách, triển vọng phát triên của địa phương là một động lực quan trọng
đề thu hút họ
1.3.3 Nhân tố thuộc về nguồn nhân lực của địa phương
Nguồn nhân lực của địa phương cũng là một nhân tố quyết định trong
nguồn cung nguồn nhân lực trình độ cao cho các cơ quan nhà nước Như đã
phân tích, nguồn nhân lực khu vực công, ngoài yêu cầu trình độ cần có nhiều
phâm chất, với tư cách “người phục vụ”, nền các yếu tố địa phương, am hiệu văn hóa, phong tục vùng miền cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả phục vụ công dân Vì vậy, nguồn nhân lực trình độ cao tại địa phương có vai trò quan trọng trong khu vực này
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực, ở các địa phương
có ít cơ sở đào tạo trình độ cao cũng như điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát
triên sẽ khan hiếm nguồn nhân lực trình độ cao và tất nhiên phải tập trung thu
hút dé bô sung.
Trang 39Đề tiến hành thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất thiết phải huy
động các nguồn lực thực thi chính sách thu hút, duy trì nguồn nhân lực này
14 KINH NGHIỆM THU HÚT NNL TRÌNH ĐỘ CAO Ở TRONG NƯỚC VÀ MỘT SÓ NƯỚC TRÊN THÊ GIỚI
1.4.1 Kinh nghiệm từ trong nước
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trình độ cao đối với
sự phát triển của địa phương nên nhiều tỉnh, thành phó đã đưa ra nhiều chính
sách đề thu hút lực lượng này vào làm việc trong các cơ quan nhà nước Qua
triển khai thực hiện trong thực tế, kết quả đạt được có khác nhau, sau đây là một số chính sách của thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh có đặc điểm tương
tự với Bình Định về nên kinh tế - xã hội, hoặc gần thành phó lớn
Là một trung tâm kinh tế lớn ở miền Trung, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất miền Trung, nhưng Đà Nẵng là một trong số ít những địa phương của cả nước đã triên khai đồng thời nhiều chính sách thu hút, đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao về làm việc tại các cơ quan nhà nước Thành phó
Đà Nẵng thành lập Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ban hành
các đề án “Hỗ trợ đào tạo Đại học tại các cơ sở giáo đục trong và ngoài nước bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường THPT”: đề án “Đào
tạo 100 Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách thành pho”; quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại
các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố quản lý; thực hiện hình thức thi tuyên cho
các chức danh lãnh đạo tại các đơn vị, cơ quan nhà nước của thành phó
Từ năm 2000 đến này thành phố Đà Nẵng đã ban hành 7 Quyết định và
Công văn cụ thê về chính sách này Tính đến ngày 30/06/2010, thành phó Da
Nẵng đã thu hút được 812 người, trong đó có 01 Phó Giáo sư - Tiến si, 111 Thạc sĩ và 691 người tốt nghiệp Đại học Đặc biệt, UBND thành phó đã giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng có đề án báo cáo
Trang 40thực trạng và đề xuất hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ
cao cho thành phố những năm tiếp theo [24]
Năm 2002, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ban hành chính sách thu hút cán bộ, công chức, viên chức và những người có trình độ cao đến công tác tại tỉnh
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi còn ban hành quy định mới nâng mức hỗ trợ cụ thê cho các đối tượng Các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh như Đồng
Nai, nhất là Bình Dương, đã có những chính sách đột phá trong đãi ngộ vật
chất đề thu hút người có trình độ cao
Qua các phương tiện truyền thông giới thiệu, hầu hết các tỉnh, thành trên
cả nước đều có chính sách này, nhưng vấn đề đặt ra là hiệu quả không cao Các tỉnh không thu hút được nhiều người có trình độ cao về làm việc như
Nghệ An, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang và cả Bình Định 1.4.2 Kinh nghiệm nước ngoài
Theo tài liệu của Ngân hàng thế giới, nghiên cứu của James E Rauch và Peter B Evans vào năm 2000, đã sử dụng các số liệu của 35 nước đang phát
trién dé tim hiéu sự tác động của tiền lương ở mức cạnh tranh, thăng tiến trong nội bộ, sự ôn định sự nghiệp và chế độ trọng dụng nhân tài tới hoạt động của bộ
máy nhà nước Các kết quả cho thấy, trọng dụng nhân tài là yếu tố quyết định quan trọng nhất ở tất cả các nước đối với hoạt động của khu vực công
Một nghiên cứu khác của lames H Anderson, Gary Reid và Randi
Ryterman được tiến hành vào năm 2003 ở ba nước có nền kinh tế chuyên đôi
là Rumani, Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Kiếc-gi-a đề tìm hiểu các yếu tố
trong quản lý nhân sự, quy trình hành chính nội bộ và việc sử dụng các động cơ khuyến khích có thể nâng cao chất lượng hoạt động hay không Kết quả
nghiên cứu từ ba nước cho thấy chế độ trọng dụng nhân tài có vai trò rất
quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động còn quy trình hành chính nội bộ
có ảnh hưởng gián tiếp hơn Điều thú vị là, việc sử dụng các động cơ khuyến