1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam

92 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 20,56 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Đặng Thị Thạch

MỘT SỐ GIẢI PHAP PHAT TRIEN NUOI TRONG

THUY SAN TINH QUANG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 2012 | PDF | 92 Pages

buihuuhanh@gmail.com Đà Nẵng - Năm 2012

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bắt kỳ công trình nào

TÁC GIÁ

Đặng Thị Thạch

Trang 3

LOT CAM DOAN 00.0.0

2 Mục tiêu của đề tài 2

§ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu S3 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN NU 561 TRONG

1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò của nuôi trồng thủy sắn I1

1.1.2 Phân loại các hình thức nuôi trằng thủy sản eed

1.1.2.2 Phân theo loại hình nuôi seo T2 1.1.2.3 Phân theo môi trường nuôi 1.1.3 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản - l3

1.1.4 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sẵn trong nền kinh tế quốc

dan - ssstntntntntntntineineneineieieteieietetnie 1S

Trang 4

21 „22 2

1.3.5 Cơ chế chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản

1.3.6 Hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi trồng thủy sản

1.3.7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển nuôi trồng thủy sản 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển NTTS ở một số nước trên thế gì

1.4.2.Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và bài học cho Quang

CHUONG 2: THUC TRẠNG PHAT TRIEN NUOI TRÒNG THUY SAN TREN DIA BAN TINH QUANG NAM cà s31 2.1 Điều kiện tự nhiên, nguồn lợi và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quang Nam ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản "¬

Trang 5

2.1.2 Nguén Igi hai sin 37

2.1.2.1 Động vật giáp xác 2.12

21 Dieu kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới phát tri Động vật thân mềm

2.1.3.1 Dân s 2.13

2.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam 2.2.1 Tình hình phát triển theo chiều rộng

2.2.1.1 Tổng diện tích và sản lượng nuôi trằng th

2.3.4 Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản

2.4 Đánh giá phát triển nuôi trồng thủy sản SB

Trang 6

2.4.3 Những tỒn tại và nguyên nhân 0 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NUÔI TRONG THUY SẢN TĨNH QUẢNG NAM 2 Ổ3

3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản

tims Quang Nam ẽẽ

3.1.1 Quan điểm phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam 63

3.1.3 Mục tiêu phát triển -64 3.2 Các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản Quảng Nam 6Š

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách „6Š 3.2.1.1 Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch 6Š

3.2.1.2 Về cơ chế chính sách và đầu te von 67

3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 69 3.2.3 Giải pháp về giống và thức ăn 70 3.2.4 Giải pháp phát triển nguôn nhân lực 72

3.2.5 Giải pháp tăng cường công nghệ, dự báo môi trường và công tác

3.2.6.1 Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu TÂ

3.2.6.2 Khai thác tốt tiềm năng của thị trường nội địa TŠ

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT

NTTS :- Nuôi trông thủy sản

Trang 8

2.7 Số lượng giông sản xuất của tỉnh Quảng Nam 48

2.8 Tình hình bệnh tôm nuôi qua các năm SI

2.9 | Tông sản phâm ngành thủy sản trên địa bàn Quảng Nam

theo giá thực tế trong các năm từ năm 2007 - 2011 54 2.10 | Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994 54 2.11 | Các dự án đâu tư tại Quảng Nam giai đoạn 1999-2010 56

Trang 9

DANH MUC DO THI

SỐ hiệu Tên đồ thị en T ran

L.I Xuất khâu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 17

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam là một tỉnh ven biên thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía đông giáp biên Đông kéo dài

với trên 125 km bờ biển; phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía tây giáp tỉnh

Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Quảng Nam có 16 huyện

trong đó có 9 huyện miền núi, 2 thành phó

Với địa hình, địa lợi tỉnh Quảng Nam: sông, biên, hồ chứa nước đã tạo

cho Quảng Nam một tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản Hiện

nay, diện tích nuôi trồng thủy sản Quảng Nam khoảng 6860 ha

Nuôi trồng thủy sản ở Quảng Nam trong thời gian qua được khăng định

là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đôi cơ

cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Trong khi khai thác thủy sản ngày càng khó khăn thi san pham từ nuôi trồng thủy sản ngày càng có giá trị cho xuất khâu và bù

đắp thiếu hụt cho các sản phẩm từ khai thác

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như:

thiếu quy hoạch, các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình chuyên đổi đất nông, lâm nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, các vấn đề môi trường trong và xung quanh các khu vực nuôi tập trung do hoạt động của các ngành kinh tế

khác gây ra (công nghiệp hóa, du lịch, đô thị hóa, di dân ), hoặc do chính

hoạt động nuôi trông thủy sản gây ra Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi

trồng thủy sản chưa được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thủy lợi Tình hình sử dụng các loại thuốc thú y phục vụ nuôi trông thủy sản diễn ra tràn lan

Công tác kiêm tra, giám sát gặp nhiều bất cập Tình hình địch bệnh, con giống kém chất lượng đã làm thiệt hại cho người nuôi Nguồn vốn đầu tư cho phát

Trang 11

động trong ngành chưa được đào tạo và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý

và sản xuất Hơn nữa, những biến động và diễn biến phức tạp của thị trường

tiêu thụ sản phâm thủy sản trong và ngoài nước, những yêu cầu ngày càng

khắt khe của người tiêu dùng, sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường tiêu thụ

của các nước xuất khẩu đang là những yếu tố gây cản trở cho việc phát triển tiếp theo của ngành nuôi trồng thủy sản

Với thực tế nêu trên tại địa phương Quảng Nam, đề tài: “Một số giải

pháp phát triển nuôi trông thủy sản tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn nhằm

tìm hiểu thực trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất

các giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương

2 Mục tiêu của đề tài

- Hệ thống hóa các vấn dé lý luận và thực tiễn phát triên nuôi trồng thủy

sản đề hình thành khung nội dung nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản;

-Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam;

- Tìm ra các giải pháp duy trì và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại

Quảng Nam thời gian đến

3 Câu hỏi chính

Hiện trạng phát triên nuôi trồng thủy sản hiện nay của Quảng Nam?

Làm thế nào để duy trì và phát triên nuôi trồng thủy sản hiện nay và

tương lai cho tỉnh Quảng Nam? 4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Phương pháp mô tả phân tích thống kê, chỉ tiết hóa, so sánh, đánh giá, tông

hợp, khái quát, chuyên gia theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau

Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các

Trang 12

Các phương pháp trên còn được dùng trong đánh giá tình hình phát

triên NTTS cũng như thực thi chính sách phát triển và chỉ ra các van dé tồn tại

cùng với các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp phát triên NTTS của

địa phương

Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong

nghiên cứu:

- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;

- Tông hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tông kết của các

Sở Ban, Ngành trong tỉnh và huyện

- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo

chi, Internet

- Kết hợp các phương pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu va phân tích day du

Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính:

- Thứ cấp: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Quảng

Nam từ 2006, tông điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 và năm 2010,

các văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo tổng kết của Sở Nông

nghiệp và Phát triên Nông thôn, Chi cục Phát triên nguồn lợi thủy sản, Trung

tâm Khuyến ngư Quảng Nam

- Sơ cấp: Ý kiến của chuyên gia và phỏng vắn trực tiếp các hộ nuôi

- Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng Excel

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Phát triển nuôi trồng thủy sản cho tỉnh Quảng Nam Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triên nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam, xem xét các yếu tố có liên quan đến phát triển như: điều kiện tự nhiên

môi trường thả nuôi và con giống, nguồn lao động, vốn, khoa học công

Trang 13

Phạm vi: Chỉ tập trung trên hai loại đối tượng nuôi tôm và cá trên địa bàn Tỉnh trong thời gian từ năm 2005 - 2010

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Đây là một nghiên cứu có tính khái quát về phát triên nuôi trồng thủy

sản tại tỉnh Quảng Nam

- Các giải pháp đưa ra hoàn toàn dựa vào tính đặc thù và tình hình thực

tế của tỉnh Quảng Nam, kỳ vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các cấp quản lý tại

địa phương hoạch định chính sách, phát triên quy hoạch cũng như cho các hộ

nông dân đã và đang tham gia nuôi 7 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, các phụ

lục, luận văn được kết cầu thành 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản

Chương 2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam Chương 3 Phương hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam

Trang 14

Tài liệu nước ngoài

Từ thế kỷ 18 David Ricacdo đã cho rằng do các nguồn tài nguyên đất đai

có giới hạn trong khi dân số tăng nhanh do vậy việc phát triên các ngành

trong nông nghiệp dựa vào khai thác loại tư liệu sản xuất từ nguồn tài nguyên

chủ yếu này cần phải đây mạnh phát triên nuôi trồng thủy sản trên quan điểm

sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên gắn với đất

là mặt nước

Lewis (1954) đưa ra quan điểm gắn phát triên nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng với phát triển công nghiệp Việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế

này làm tăng hiệu quả sử dụng lao động (di chuyên lao động dư thừa trong

nông nghiệp sang lĩnh vực khác), từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động

của nên kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng Ông cũng cho rằng

cần đây mạnh cơ khí hóa trong nông nghiệp và tăng cường áp dụng tiến bộ

khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất Đó cũng là lí do ngành

nuôi trồng thủy sản ngày càng được chú trọng và phát triển nhanh

Còn Roy Hadod Evsey Domar (1940) lập luận rằng nhắn mạnh đến việc

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nuôi trồng thủy sản Cùng quan

điểm tương tự, Robert Solow (1956) đã cho rằng việc tăng khối lượng vốn sản

xuất qua đầu tư chỉ giúp tăng trưởng sản xuất trong ngắn hạn nhưng không

hiệu quả trong dài hạn;

Sung Sang Park (1992) phác họa 3 giai đoạn trong nuôi trồng thủy sản:

sơ khai, đang phát triên và phát triển cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng trong từng giai đoạn Trong giai đoạn sơ khai, các yếu tố từ tự nhiên và lao động đón vai trò chủ yếu Giai đoạn thứ hai được bô sung thêm các yếu tố đầu vào vốn được tạo ra từ khu vực công nghiệp, chăng hạn như thức ăn

công nghiệp, hóa chất, v.v Trong giai đoạn thứ ba, giai đoạn phát triên,

Trang 15

Các Hội nghị Tôm toàn cầu (Global Shrimp Outlook - GSOL) do Lién

minh Nuôi thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance - GAA) t6 chire

đã diễn ra tại Xin-ga-po (2001), In-đô-nê-xia (2002), Mê-hi-cô (2003) và Thái Lan (2004) và Việt Nam (2005) Cac dai biêu tham dự các hội nghị nói trên

đã tập trung vào những vấn đề lớn như hiện trạng và dự báo tình hình sản

xuất, xuất khâu tôm của các nước sản xuất tôm lớn như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Án Độ, Việt Nam, Bra-xin, Mê-hi-cô và khu vực Trung

Mỹ và đã đề xuất các giải pháp chung nhằm tăng cường các hoạt động thương

mại liên quan đến tôm trên thị trường thế giới Các báo cáo khoa học trong

các hội nghị này là chủ yếu phân tích tình hình và dự báo diễn biến thị trường tiêu thụ tôm tại Mỹ, Nhật Bản và các nước EU, phân tích xu thế phát triển

trong ngành sản xuất tôm toàn cầu Tuy nhiên, các hội nghị này chưa phân

tích cụ thê thực trạng phát triển nuôi tôm và chưa đưa ra chính sách cụ thê

phù hợp với từng quốc gia để các quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển khu

vực châu Á, châu Mỹ nghiên cứu họach định các chính sách nhằm phát triển

nghề nuôi tôm

Hội thảo quốc tế về “Kế hoạch hành động cho phát triển bèn vững và

mở rộng mô hình hợp tác xã thủy sản” (“International Seminar on Action Plan for Sustainable Development and Expansion of Aquaculture Cooperatives”) diễn ra vào ngày 26-27/6/2009 tại Hà Nội, Việt Nam đã trình bày các kết quả

nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển và mở

rộng mô hình hợp tác xã NTTS (kinh nghiệm của Tây Ban Nha, kinh nghiệm

một số tô chức phi chính phủ tại Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển mô

hình hợp tác xã NTTS, kinh nghiệm của chính phủ Việt Nam liên quan đến

việc mở rộng mô hình hợp tác xã NTTS) Tuy nhiên các báo cáo khoa học

Trang 16

Nghiên cứu trong nước

Đề tài của TS Lê Bảo (2010) “Phát triển nuôi tôm bên vững ở các tỉnh

Duyên hải miền Trung” đã nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về phát triển nuôi

trồng thủy sản bền vững Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát

chọn mẫu các hộ nuôi tôm trên địa bàn Duyên Hải miền Trung để nghiên cứu

định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi thu hoạch như:

công lao động, chi phí thức ăn, chi phí phòng dịch bệnh từ đó nghiên cứu

tính bền vững của hoạt động nuôi tôm trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, thê chế và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm bền vững trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung Kết quả nghiên cứu của đề tài là

cơ sở đề mở rộng nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam

Phạm Vân Định - Đỗ Kim Chung trong giáo trình Kinh tế nông nghiệp

(NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997) và Nguyễn Thế Nhã, giáo trình Kinh (ế

nông nghiệp, (NXB Thống kê, 2002) đã trình bày tông quan bức tranh phát

triên nông nghiệp Những nội dung trong hai giáo trình này sẽ giúp xây dựng nên khung lý luận làm cơ sở đề nghiên cứu về phát triên nuôi trồng thủy sản

PGS.TS Đặng Phi Hồ trong Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp (NXB

Thống kê, 2003) đã nhắn mạnh tới nội dung khai thác các nguồn luc dé phat triên nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, trong đó lưu ý về việc vận

dụng các chính sách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện cụ thê của từng ngành

“Qui hoạch tông thê phát triên kinh tế xã hội ngành Thủy sản Việt Nam

đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được chính phủ phê duyệt sẽ là

tài liệu quan trọng đã định hướng và định hình phân bố không gian phát triên

ngành thủy sản Việt Nam Trong bức tranh quy hoạch chung này, Quảng Nam

Trang 17

cho phù hợp với địa phương mình cũng như có các chính sách trong sự liên

kết với các địa phương khác trong vùng và trên cả nước

Các đề án như “Đề án rà soát điều chỉnh bô sung quy hoạch phát triển tông thê ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến

2020, Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2006” hay “'Đề án quản lý thủy sản

nước lợ theo hướng dựa vào cộng đồng tại Quảng Nam đến năm 2015” là

những cơ sở và căn cứ thông qua các tiêu chí, tiêu chuẩn để phân tích thực trạng phát triên và đưa ra giải pháp phát triên cho ngành này của Quảng Nam

Có thê sử dụng “'Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020” do Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn (NNPTNT) đang chủ trì xây dựng đề

đánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản hiện tại và định hướng phát

triên nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong những năm tới từ những nội dung của

đề án liên quan đến nuôi trồng thủy sản cho vùng Duyên hải miền Trung

Dự án VIE/97/030 “Quản lý môi trường trong NTTS ven biển” của

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc triên khai ở 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ

An và Thừa Thiên Huế từ năm 2001-2003 cũng là một tài liệu quan trọng Dự

án này nghiên cứu cải tiến các hệ thống quản lý môi trường NTTS ven biên

thích hợp cho vùng Bắc Trung Bộ: hỗ trợ các cơ quan chức năng của các tỉnh

vùng Bắc Trung Bộ xây dựng quy hoạch phát triển NTTS ven biên và các

hướng dẫn quản lý môi trường: nâng cao năng lực quản lý môi trường và ý

thức về bảo vệ môi trường của các cán bộ quản lý, cán bộ khuyến ngư và

cộng đồng người dân ven biển và người NTTS Kết quả của dự án đã góp

phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ như xoá đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng ven biên, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thông

qua phát triên NTTS song song với việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý

Trang 18

khác về kinh tế, xã hội

Hội thảo quốc gia “Phát triên bền vững thủy sản: Vấn đề và Cách tiếp cận” tô chức ngày 11-13/5/2006, tại Hải Phòng, do Bộ NN & PTNT phối hợp với Tô chức Bảo tôn thiên nhiên thế giới (IUCN) tô chức Hội thảo này đã thu

hút sự chú ý và tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà

hoạch định chính sách trong nước và quốc tế như Trung tâm phát triên thủy

sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Cơ quan Phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), Tô chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo vệ thiên

nhiên hoang dã (WWF), Liên mình sinh vật biên quốc té (IMA), Trung tam

thủy sản thế giới (WFEC) v.v Các tác giả báo cáo đã trình bày các kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đề xuất định hướng chiến lược phát triển

bền vững ngành Thủy sản Việt Nam, trong đó nhận định ngành Thủy sản đang phải đối mặt với những thách thức, rủi ro do sự suy kiệt nguồn lợi thủy

sản ở một số khu vực, mất đa dạng sinh học trong các thủy vực, ô nhiễm và suy thoái môi trường nuôi, giảm nguồn giống tự nhiên, cộng đồng dân cư còn

nghèo và nhận thức về phát triển bền vững còn hạn chế Hội thảo cũng đã đề xuất một bộ chỉ số xác định bền vững của ngành Thủy sản Việt Nam bao gồm

bộ chỉ số đánh giá chung cho toàn ngành, bộ chỉ số đánh giá ngành khai thác

thủy sản và bộ chỉ số đánh giá ngành NTTS

Tác giả Nguyễn Long (2004) trong nghiên cứu của mình về khai thác,

nuôi trồng thủy sản ven bờ ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã nhận định rằng

vùng biên ven bờ đang bị khai thác quá mức, sản lượng khai thác trên một

đơn vị cường lực giảm sút nhanh chóng, cạnh tranh trong khai thác dẫn đến

huỷ diệt nguồn lợi Từ đó tác giả đã đề xuất một chu trình cho nuôi trồng,

khai thác và chế biến để đạt được giá trị gia tăng cho nuôi trồng thủy sản.

Trang 19

Nghiên cứu này có vận dụng và khai thác các nội dung của tác giả nêu trên đề đề xuất giải pháp của mình

Nhìn chung, các tài liệu học thuật, dự án, đề án nêu trên có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn rất lớn, đã đưa ra cơ sở lý luận cũng như nghiên cứu thực

tiễn dé phân tích toàn diện bức tranh ngành thủy sản Việt Nam cũng như đè

xuất các định hướng phát triên, các quy hoạch về phân bô lực lượng sản xuất

thủy sản, và nhiều giải pháp thực hiện Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu

hướng đến giải quyết mục tiêu duy trì, ôn định và phát triên lâu dài ngành

nuôi trồng thủy sản sao cho mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho từng địa

phương, tạo ra sản phẩm vật chất, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm góp

phần xóa đói giảm nghèo là một vấn đề chưa được tập trung nghiên cứu đầy

đủ và cần tiếp tục được nghiên cứu.

Trang 20

CHUONG I

CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN NUOI TRONG THUY SAN

1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò của nuôi trồng thủy sản 1.1.1 Khái niệm nuôi trông thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa

tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng

trũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu ) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu

là cá, tôm và các thủy sản khác ) có sự tham gia trực tiếp của con người Hay

nói một cách cụ thê hơn, nuôi trồng thủy sản là nuôi các loài động vật (cá,

giáp xác, nhuyễn thê ) và thực vật (rong biên) trong các môi trường như

nước ngọt, nước lợ và nước mặn

Các đối tượng nuôi hiện nay ở nước ta chủ yếu bao gồm: tôm sú, tôm

chân thẻ trắng, tôm hùm, tôm càng xanh, cá biên (cá hồng, cá mú, cá chẽm, cá

bớp, cá măng ), cá nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, cá rô phi, trê phi, trắm cỏ, trôi, bổng tượng, tai tượng, cá lóc )

1.1.2 Phân loại các hình thức nuôi trồng thủy sản lL1.2 1 Phân theo hình thức nuôi

- Hình thức nuôi trong ao: Đây là hình thức phô biến nhất và xuất hiện

sớm nhất ở Việt Nam Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả

cá, sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tông hợp theo VAC Hình thức

này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người

dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh

- Hình thức nuôi trong lồng bè: ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven

bờ Đây là hình thức nuôi khá phô biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt, lợ,

mặn) Hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các

dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3 m trở lên.

Trang 21

Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây Người dân

tận dụng điều kiện mặt nước đề phát triển nuôi trồng thủy sản và mang lại hiệu quả rất tốt

- Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quảng: Là hình thức nuôi có giới hạn

bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới

hạn nhất định từ 4 - 6 m Trên các thủy vực này người dân có thê thiết kế các

chăn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp

Hình thức này có thê áp dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng

trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến Với những

vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4 - 6 m hay các

vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2 -3 m

- Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quảng trong ao: Đây là

hình thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh (BTC) hay quảng

canh cải tiền (QCCT), người dân có thê nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua,

nhuyễn thê và cả rong biên Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả

kinh tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn Ö các vùng nội đồng hình thức

nuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phô biến

LTI22 Phân theo loại hình nuôi

- Nuôi quảng canh: nuôi dựa vào tự nhiên cả giống và thức ăn

- Nuôi quảng canh cải tiến: nuôi dựa vào tự nhiên nhưng có bô sung

thêm giống và thức ăn ở mức độ thấp

- Nuôi bán thâm canh và thâm canh: nuôi dựa vào thức ăn bên ngoài, thả giống với mật độ cao, chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nước, sục khí)

- Nuôi siêu thâm canh: chủ yếu trong bể nước thuần hoàn hay nước chảy tràn chủ động điều khiên hoàn toàn hệ thống nuôi.

Trang 22

1.1.2.3 Phan theo mdi trường nuôi

- Nuôi thủy sản nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống

trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài

thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng

đạt tới kích cỡ thương phẩm Ở đây, nước ngọt được hiệu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5%

- Nuôi trồng thủy sản nước lợ:Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài

thủy sản trong vùng nước lo ở vùng cửa sông, ven biên Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn đao động mạnh theo mùa Đối tượng nuôi

chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (P monodon), tôm he (Penaeus merguensi$), tôm bạc thẻ (P indicus), t6m nuong (P orientalis), tom rao (Metapenaeus ensis), tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei), tôm rằn (P semisulcatus) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá đìa - cá nâu, cá mú (song), cá kình,

cá đối

- Nuôi thủy sản nước mặn (nuôi biên): Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biên Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biên (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam ), nhuyễn thê như nghêu,

sò huyết, ốc hương, trai ngọc

1.1.3 Đặc điểm của nuôi trằng thủy sản

- NTTS mang tính vùng miễn

Ngành NTTS phát triển mọi vùng miền trong cả nước từ đồng bằng,

trung du, miền núi cho đến các vùng ven biên Ở đâu có diện tích mặt nước là ở đó có thê phát triển nghề NTTS Nhưng mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí

hậu, thời tiết khác nhau có sự khác nhau về đối tượng nuôi, kỹ thuật chăm

sóc, phương thức nuôi Từ đặc điêm này đòi hỏi các vùng, các địa phương

phải nắm bắt rõ điều kiện tự nhiên, thô nhưỡng của từng vùng đất nuôi trồng

Trang 23

thủy sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệu quả cao Do

đó trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành thủy sản cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và người nuôi, cần lưu ý đến vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch đồng bộ cho phù hợp với từng khu vực,

từng vùng lãnh thô

- Thuy vực vừa là tư liệu san xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc

biệt không thề thay thế được

Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các sinh vật gắn với đất đai, diện

tích mặt nước Nếu không có đất đai và diện tích mặt nước hay nói cách khác

là thủy vực thì không thê tiến hành NTTS được Thủy vực không những là tư

liệu sản xuất mà là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với tư liệu sản xuất khác

Thủy vực có giới hạn, có vị trí có định, còn sức sản xuất thì không giới hạn

Do đó, nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý tài nguyên thủy vực bằng cách cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực không những không bị hao mòn mà còn tốt hơn (tức độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước ngày

một tăng)

- NTTS mang tinh thoi vu

Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát

triển của các đối tượng nuôi trồng, những biêu hiện chủ yếu của tính thời vụ

trong NTTS la:

Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng và phát

triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên

đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới

chúng cũng khác nhau

Cùng một đối tượng NTTS nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu,

thời tiêt khác nhau thường có mùa vụ sản xuât khác nhau.

Trang 24

Tính thời vụ trong NTTS thường có xu hướng dẫn tới tính thời vụ trong

việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động Người lao động có lúc

rất bận rộn nhưng cũng có những lúc lại nhàn rỗi

Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến

bất thường, tính thời vụ trong NTTS càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp

trong tô chức quản lý sản xuất và kinh doanh

- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống Sản phẩm thủy sản sản xuất đạt chất lượng được giữ lại làm giống để tham gia vào quá

trình tái sản xuất vụ sau

Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các cơ thé sống Chúng sinh

trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học nên rất nhạy cảm với môi trường đặc biệt khi có những biến động khác thường về

thời tiết như: bão, gió mùa đông bắc, mưa phùn đều gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của chúng và năng suất thu hoạch về sau Do đó trong quá trình sản xuất chúng luôn đòi hỏi sự tác động tích cực của con người và tự nhiên để

sinh trưởng và phát triên Vì thế, có hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để đạt năng suất cao trong NTTS chăng hạn như: nâng cao chất lượng con giống, quản lý chất lượng môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất

tiên tiền cho năng suất cao

- Trong NTTS, một số sản phẩm đạt chất lượng được giữ lai dé tái sản

xuất cho chu kỳ kế tiếp Chính do đặc điểm riêng co này mà trong quá trình NTTS phải quan tâm đến việc sản xuất, nhân ra các loại giống tốt Đồng thời,

ngành thủy sản phải quan tâm xây dựng một hệ thống giống quốc gia, hệ

thống giống cho từng vùng, từng khu vực

1.1.4 Vai trò của ngành nuôi trằng thủy sản trong nên kinh tế quốc dân

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta

có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam có bờ

Trang 25

biên dài hơn 3.260 km với nhiều sông ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn Chính những ưu thế này đã tạo thế mạnh cho ngành nuôi trồng thủy sản và đã đóng một vai trò không nhỏ trong nên kinh tế quốc dân của nước ta Cụ thé:

- Phát triển nuôi trồng thủy sản cung cấp thực phâm cho nhu cầu tiêu

dùng của dân cư Có thê nói rằng các sản pham thủy sản là những sản phâm bô dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp dinh dưỡng cho mọi lứa tuôi Càng

ngày sản phâm thủy sản càng được người tiêu dùng tin tưởng như những mặt

hàng thực phâm an toàn Thống kê của FAO cho thấy, 75% sản lượng thủy

sản thu được hàng năm được dùng làm thực phâm cho con người

- Phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyên dịch cơ cấu kinh tế vùng

nông thôn, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn, góp

phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho dân cư trong vùng Hầu như

ngư dân vùng ven biên từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt khai thác

nguôn lợi hải sản ven bờ nay đã vươn ra ngoài khơi với công cụ kỹ thuật hiện

đại mà mục tiêu kinh doanh đã mang tính hàng hóa rõ rệt Bên cạnh đó, một

bộ phận khá lớn dân cư vùng ven biên đã biết tận dụng lợi thế vùng nước lợ,

nước mặn đề phát triên NTTS mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông

nghiệp và những hoạt động khác Chính NTTS đã tạo chỗ làm mới cho lao động nông thôn, chuyên đôi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đa

ngành, đa sản phẩm, xóa dân thế độc canh trong nông nghiệp, nông thôn - Nhờ NTTS tăng nhanh nên sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khâu

thủy sản tăng với tốc độ nhanh theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước

Năm 1980 kim nghạch xuất khâu thủy sản cả nước mới đạt l I triệu USD, và

20 năm sau, năm 2000 cũng chỉ đạt 1 tỷ USD Vậy mà đến năm 2005 đã đạt

2,7 ty USD va nam 2010 dat trén 5,5 ty USD.

Trang 26

: 7000 Tan Tréu USD

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

|Jmb© lượng(GÓ00 tên) —c— GIÁ bị (Điệu U0D))

(Nguôn: Tạp chí thương mại thủy sản tháng 2/2011) Dé thi 1.1 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản còn có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần bảo vệ môi

trường sinh thái

1.2 Nội dung và các tiêu chỉ phản ánh sự phát triển của nuôi trồng thủy

sản

1.2.1 Nội dung về phát triển nuôi trằng thủy sản

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển Theo tác giả Ramam Waitz: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng mức

Phát triển nuôi trồng thủy sản là sự tăng lên về các yếu tố đầu vào như: diện tích, lao động, con giống, thức ăn, quy mô nuôi trồng, trình độ thâm canh cùng với các yếu tố đầu ra cũng gia tăng như: năng suất, sản lượng, giá trị,

chủng loại, thị trường tiêu thụ

Trang 27

Phát triển NTTS có thê diễn ra theo hai nội dung là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu

Phát triển NTTS theo chiều rộng

Theo nghĩa chung nhất của sự phát triên theo chiều rộng là sự gia tăng

quy mô sản lượng thủy sản nuôi trồng Sự gia tăng sản lượng thuỷ sản nuôi

trồng bằng cách tận dụng tài nguyên thiên nhiên như đất đai để mở rộng diện

tích nuôi trồng, và mặt nước thích hợp với nuôi trồng thủy sản để sản xuất

Đồng thời quá trình này cũng là quá trình huy động nhiều hơn nguồn lực dé

mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng Quá trình này có thẻ tiến hành

theo các hình thức khác nhau

Hình thức phát triên nuôi trồng thủy sản dễ nhận thấy nhất là hình thức quảng canh Đây là hình thức nuôi trồng thủy sản sơ khai nhất, trong đó con giống, và thức ăn hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không thả thêm giống

nhân tạo và không cho ăn thêm, không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị

Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những loài hải sản khác nhau Người

nuôi chỉ đắp đê bao quanh khu vực nuôi thành những ao đầm có diện tích khá lớn rồi lợi dụng nước thủy triều để lấy giống và thức ăn cho vào ao

Hình thức nuôi này có kỹ thuật chăm sóc, quản lý rất đơn giản, gần như phó

mặc cho tự nhiên Nuôi thuỷ sản theo hình thức này năng suất rất thấp và

hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nó chỉ thích hợp với những

người sản xuất ít vốn Đây là hình thức khá phô biến của ngư dân nghèo

vùng đầm phá ven biển Trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NTTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết quả NTTS đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của

các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp

Theo thời gian người ta bắt đầu nuôi trồng quảng canh có cải tiến, đây

là hình thức nuôi dựa trên nên tảng của nuôi quảng canh truyền thống nhưng

Trang 28

có bô sung thêm giống và thức ăn Với hình thức nuôi này người nuôi có thê

thay nước theo thuỷ triều và có thê trang bị thêm máy bơm đề chủ động trong

việc điều chỉnh mức nước Hình thức nuôi này tuy năng suất không cao nhưng

chất lượng thuỷ sản tốt vì thế rất được nhiều hộ gia đình vùng đầm phá ven

biên ưa chuộng và hiện nay hình thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tông

số điện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biên ở nước ta Trong hình

thức này, do phải đầu tư thêm trong quá trình nuôi nên diện tích các đầm nuôi

thường nhỏ hơn

Phát triển theo chiều rộng còn bao gồm việc áp dụng và mở rộng nhiều

phương thức nuôi tròng thủy sản khác nhau (ao, hồ, lồng bè, nuôi trên cát )

trên nhiều loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt ) cho từng đối tượng thủy sản Việc

phát triển và mở rộng nhiều phương thức sẽ thay đôi cơ cấu nuôi trồng thủy

sản nhờ đó mà gia tăng quy mô và hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Phát triển NTTS theo chiều sâu

Phát triển NTTS theo chiều sâu là quá trình đây mạnh phát huy và khai

thác các yếu tố thúc đây sản xuất thủy sản theo chiều sâu như ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, sử dụng giống mới và đây mạnh thâm canh chiều sâu

Đầu tư thâm canh là quá trình tăng sản lượng thuỷ sản dựa trên cơ sở

đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng

NTTS phù hợp với mỗi hình thức nuôi Như vậy, phát triển theo chiều sâu là

làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích

bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động Thể hiệu rõ nhất cho đầu tư

thâm canh là nuôi trồng bán thâm canh và thâm canh Bán thâm canh là hình thức có áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn như quản lý và chăm sóc hàng ngày Nuôi bán

thâm canh đòi hỏi đầu tư vốn lớn, người nuôi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi

Trang 29

và có kinh nghiệm trong việc tô chức quản lý đối tượng nuôi trồng Đây là

hình thức nuôi tiến bộ, thích hợp với vùng đầm phá ven biển vì nó vừa kết

hợp yếu tố kỹ thuật ở mức độ nhất định, vừa lợi dụng được những tiềm năng

về điều kiện tự nhiên của vùng đê nâng cao năng suất nuôi trồng, xây dựng

tiền đề đê hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá thuỷ sản lớn Đây

là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay vì nó phù hợp

với khả năng đầu tư cũng như kiến thức nuôi trồng của ngư dân Nuôi trồng thâm canh là hình thức nuôi đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn về giống thủy

sản nhân tạo và thức ăn công nghiệp, mật độ con giống cao, các yêu cầu về kỹ

thuật, môi trường nước gần như đảm bảo tuyệt đối, tối ưu theo yêu cầu kỹ

thuật Vì vậy, người nuôi trồng thuỷ sản phải có trình độ chuyên môn cao,

trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại và vốn đầu tư nhiều Đây là hình thức

nuôi chủ yếu của các doanh nghiệp, trang trại có vốn lớn Hình thức nuôi này

cho năng suất cao, sản phâm hàng hoá lớn Tuy nhiên, nếu nuôi theo hình

thức này có thể gây nên suy thoái môi trường, tài nguyên và có nhiều rủi ro Từ đó ta thấy phát triển NTTS bao gồm sự gia tăng về quy mô diện

tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng, đồng thời là sự biến đôi cơ cấu giá trị

sản phâm và chủng loại thuỷ sản nuôi trồng theo hướng hiệu quả và bền vững

Vì vậy phát triên NTTS phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau,

trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tô

chức sản xuất, quản lý NTTS, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tô chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho NTTS Do đó khi đánh giá sự phát triên NTTS chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của

quá trình sản xuất như quy mô điện tích nuôi trồng, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu Phân tích sự tăng trưởng, chuyên dịch cơ cấu trong nội bộ các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng

các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Trang 30

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu có thê theo hướng tăng

giá trị gia tăng trong nuôi trồng thủy sản chăng hạn mở rộng hệ thống dịch vụ nuôi trồng thủy sản gồm cả đầu vào và đầu ra, gắn sản xuất với chế biến

sản phẩm

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của NTTS

1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển về chiêu rộng

- Mức tăng trưởng của diện tích nuôi, sản lượng nuôi, kết quả sản

xuất giống

- - Doanh thu (Tr): Tr=Qix Pi

Trong đó: Tr là doanh thu từ việc NTTS, Qi la san luong thay

san i thu được, Pi là giá bán của sản phẩm thủy san i

- Giátrị sản xuất(GO): GO= W7

Trong đó: GO là giá trị sản xuất, Tr là doanh thu của sản phâm

thứ 1

- - Lợi nhuận (Pr): Pr = Tr — Tc

Trong đó: Pr là lợi nhuận; Tr là doanh thu; Tc là tông chi phi

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển theo chiều sâu

Chủ yếu được dùng để phản ánh phát triển theo chiều sâu NTTS bao gồm : - _ Tỷ lệ hộ nuôi trồng và cơ sở sản xuất áp dụng kỹ thuật nuôi trồng

mới theo tiêu chuân sạch

- _ Tỷ lệ hộ nuôi trồng và cơ sở sản xuất sử dụng giống mới

- _ Tỷ lệ hộ nuôi trồng và cơ sở sản xuất tham gia tập huấn kỹ thuật

- _ Tỷ lệ hộ nuôi trồng và cơ sở sản xuất có hệ thống cung cấp và xử lý

nước thải nuôi trồng đúng tiêu chuẩn

- _ Suất đầu tư tính trên một hécta, hay giá trị máy móc thiết b/đơn vị

điện tích.

Trang 31

- _ Tỷ lệ tăng giá trị gia tăng trong nuôi trồng thủy sản - Năng suất nuôi: N=Q/S

Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng thủy sản thu hoạch; S là

diện tích mặt nước nuôi

- Hiệu suất sử dụng chi phí: Hp = Tr/Tc

Trong đó:

Hp là hiệu suất sử dụng chỉ phí

Tr là doanh thu từ việc NTTS: Te là tông chi phí NTTS - - Tỷ suất lợi nhuận vốn: Tv =Pr/V

- Tỷ suất lợi nhuận chỉ phí Tp= Pr/Tc

Trong đó: Tv là tỷ suất lợi nhuận vốn; Tp là tỷ suất lợi nhuận chi phí

Pr là lợi nhuận từ việc NTTS; V là vốn chủ sở hữu bình

quân sử dụng: Tc là tổng chỉ phí NTTS - _ Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu: Tn = Pr / Tr

Trong đó: Tn là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu; Pr là lợi nhuận từ việc NTTS: tr là doanh thu từ việc NTTS

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS 1.3.1 Các yếu tô về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc phát triên nuôi trồng thuỷ

sản vì đây là ngành phụ thuộc lớn vào môi trường tự nhiên Nếu nguồn nước,

khí hậu, môi trường đột ngột thay đôi sau các diễn biến của thời tiết như bão,

gió mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù, sương muối, mưa đá sẽ

làm thay đôi môi trường của đối tượng nuôi kèm theo là sự ô nhiễm của môi

trường và dịch bệnh bùng phát Nếu không có sự phối hợp của các cấp quản lý cùng với người nuôi kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất của người nuôi trồng thủy sản, thậm chí có khi dẫn đến mất trắng.

Trang 32

1.3.2 Môi trường thả nuôi, con giống và thức ăn

Do đối tượng sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản là sinh vật cho nên sự

phát triên của các loài nuôi phụ thuộc nhiều vào những yếu tố môi trường thả nuôi hay nói cách khác là nguồn nước nuôi, cụ thê: độ PH, các muối hoà tan

(độ cứng, độ kiềm, độ mặn), các chất khí hoà tan (O2, CO2, N2), độ trong của

ao nuôi và đáy ao Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi

trường nuôi trồng thuỷ sản ôn định, nhằm không gây ra những cú sốc đối với

các loài thuỷ sản, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh

dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế Trong nuôi trồng thủy sản người ta thường quan tâm đến tính chất lý hóa học của nước, nguồn góc giống nuôi và xuất xứ thức ăn vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng và phát triển của

giống nuôi Trong quá trình nuôi, nếu nắm bắt được các yếu tô chất lượng nước đề xử lý nó bằng các biện pháp kỹ thuật làm cho ao nuôi có chất lượng

nước tốt, con gióng tốt và lượng thức ăn cung cấp đúng chuân sẽ cho năng

suất cao hơn và tôm cá sẽ khỏe hơn so với ao nuôi có chất lượng nước kém,

giống kém và thức ăn kém

1.3.3 Trình độ người nuôi trằng thủy sản

Trình độ người nuôi trồng thủy sản là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến

quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhất là đối với phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh vốn đòi hỏi phải có hiệu biết nhất định về nghề và

phải có đủ trình độ đề áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào từng khâu trong quá

trình nuôi Mặc khác, sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản chịu ảnh

hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, đất đai, thô nhưỡng,

do đó nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đóng góp vai trò quan trọng quyết

định năng suất nuôi Người lao động nếu có kiến thức, có kinh nghiệm và kỹ

năng tô chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức và quy mô phù hợp sẽ

tạo ra năng suất cao hơn và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn so với những lao

Trang 33

động phô thông không lành nghề Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu ở

Quảng Nam là đơn vị kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân và tập thê

nên lao động trong nuôi trồng thuỷ sản rất đa dạng và thường gắn với nông

nghiệp, nông thôn, trình độ hiêu biết về nghề rất hạn chế Do đó, công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động lành nghè, có kiến thức đáp ứng

được nhu câu về lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề đặt ra cho các cấp

quản lý địa phương muốn duy trì và phát triển bền vững ngành nuôi trồng

thủy sản

1.3.4 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản bao gồm hệ thống ao hồ nuôi

trồng, hệ thống mương dẫn và thoát nước, hệ thống xử lý nước sạch, nước

thải, hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện và kho chứa

Hệ thống này cần xây dựng đồng bộ và phù hợp với từng phương thức

nuôi trồng Nếu hệ thống này không có hoặc có mà không phù hợp thì sẽ khó

đảm bảo hoạt động NTTS bình thường và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả

và chất lượng sản phâm Hệ thống hồ nuôi trồng quyết định quy mô nuôi trồng và phương thức nuôi trồng Hệ thống dẫn và thoát nước cùng hệ thống xử lý nước bảo đảm chất lượng nước của môi trường nuôi trồng, qua đó quyết

định sự thành công của cơ sở nuôi trồng

Đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốn kém nên không phải cơ sở nuôi trồng thủy sản nào cũng có một sơ sở hạ tầng đủ tiêu chuân Sự hỗ trợ của chính quyền hay sự liên kết của các cơ sở cũng sẽ cho phép giải quyết các khó khăn này

1.3.5 Cơ chế chính sách phát triển nuôi trông thủy sản

Cơ chế chính sách là các cách thức, biện pháp mà cơ quan chính quyền sử dụng đê tác động điều chỉnh các hoạt động nuôi trồng thủy sản qua đó thúc

đây hay kìm hãm sự phát triển của nó Cơ chế chính sách là sản phâm chủ

Trang 34

quan của các cơ quan quản lý do đó nếu không được hoạch định khoa học và

có cơ sở thực tiễn sẽ trở thành rào cản sự phát triên NTTS Khi xây dựng hệ

thống cơ chế chính sách cần phải chú trọng đến việc tạo điều kiện cho người

NTTS phát triên thông qua các biện pháp sau đây:

- Xây dựng kịp thời các quy hoạch tông thẻ, quy hoạch chi tiết theo

vùng, theo đối tượng hợp lý giữa các địa phương, giữa các vùng vừa phù hợp

với đặc điểm tự nhiên từng vùng, vừa phù hợp thị trường tiêu thụ

- Các quy định trong nuôi trồng thủy sản phải chặt chẽ, phù hợp đê đảm

bảo hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xảy ra, định hướng người nuôi

phát triển sản xuất một cách bền vững

- Có các cơ chế, chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản phát

triên như: chính sách tín dụng, chính sách đất đai rộng rãi, thông thoáng, thủ

tục đơn giản để người nuôi để tiếp cận

1.3.6 Hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi trằng thủy sản

Hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi trồng thủy sản bao gồm: cung cấp giống, thức ăn, trang thiết bị, chuyên giao công nghệ, phòng trừ dịch bệnh Các dịch vụ này thường do các cơ quan chuyên môn thuộc ngành nông nghiệp

cung cấp nhưng cũng có thê do một số doanh nghiệp, tô chức cung ứng nhưng

phải tuân thủ quy định quản lý của các cơ quan chức năng chuyên môn

Trong xu hướng ngày nay, các hộ nuôi chuyển dần sang nuôi thâm

canh và bán thâm canh Vì vậy, việc chọn mua giống tốt, thức ăn phù hợp và

đầu tư trang thiết bị đồng bộ là điều kiện tiên quyết đề đạt được một ao nuôi đạt hiệu quả Ngoài ra, người nuôi cần biết áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong suốt quá trình nuôi thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có

hiệu quả kinh tế

Khoa học công nghệ là một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triên

ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Phát

Trang 35

triển NTTS theo chiều sâu phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ: sinh sản

nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp, kỹ thuật vận chuyên giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi Phát huy vai trò của khuyến ngư đề chuyên giao công nghệ mới đến từng hộ nuôi luôn là vấn đè cấp thiết nhất nhằm nâng cao hiệu quả nuôi

1.3.7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Bắt kê một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất đề tạo ra sản phâm đầu ra Nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phâm tạo ra là các sản phâm thủy sản Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng thì các đơn vị sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra đề tiêu thụ cho sản phâm, đó chính là thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn có vai trò đặc biệt quan trọng và

tác động mạnh mẽ đến phát triển NTTS Trong cơ chế thị trường người sản

xuất ra sản phâm không phải đề tiêu dùng mà để bán Vì vậy người sản xuất

nuôi trồng thuỷ sản luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường để điều

chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp, nhằm hạn

chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường Chính vì vậy, công tác nghiên cứu

tìm kiếm, tiếp cận thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đây mạnh

hoạt động tiêu thụ giải quyết đầu ra cho nuôi trồng thủy sản luôn được quan

tâm và có tác động như một đòn bây đề nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển nuôi trồng thủy sản 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển NTTS ở một số nước trên thế giới

Theo Trung tâm thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triên Nông

thôn, năm 2003 Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ chín trong mười nước dẫn đầu

thế giới về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng nhưng đến năm

2007, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ ba với mức sản lượng đạt được là 1 44

Trang 36

triệu tắn, sau Trung quốc (32,14 triệu tắn) và Án Độ (2.84 triệu tắn) Bằng sự đóng góp chủ yếu của các sản phẩm từ nuôi trồng, giá trị xuất khâu thủy sản ở

nước ta năm 2011 đạt mức ấn tượng với 6,I 1 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành

một trong mười quốc gia xuất khâu thủy sản lớn nhất thế giới

Việc áp dụng những kỹ thuật mới, sự nỗ lực phần đấu của chính người

nuôi và hàng loạt các chính sách hỗ trợ của nhà nước, việc tham khảo và áp

dụng phù hợp những kinh nghiệm NTTS của một số nước trên thế giới vào

thực tiễn NTTS của Việt Nam cũng đã góp phân tích cực, đóng góp vào sự

thành công của NTTS nước nhà

Các nước phát triên NTTS đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và sản xuất giống để nâng cao năng suất và chất lượng thủy sản nuôi Bên

cạnh đó, việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát trién công

nghệ sinh học trong NTTS để hạn chế ô nhiễm, sử dụng kỹ thuật vào công

nghệ sản xuất thức ăn nuôi trồng phù hợp, sử dụng các biện pháp phòng trừ

dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch đề tăng năng suất, giảm chỉ phí, nâng cao

hiệu quả nuôi trồng cũng là những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong phát

trién NTTS

Ngày nay, sản xuất thủy sản đang thường xuyên phải đối mặt với tình

trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do chính hoạt động nuôi

trồng gây ra Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng và giá trị

sản xuất NTTS, và cũng là nước đứng đầu trong việc NTTS thâm canh, sử

dụng nhiều chất kích thích, thức ăn công nghiệp và các loại thuốc phòng trừ

dịch bệnh khác nhằm nâng cao năng suất nhưng đây cũng là vấn đề làm cho

người NTTS của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất khâu sản phâm

thủy sản ra nước ngoài khi mà những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

ngày càng trở nên nghiêm ngặt Nhiều quốc gia đã khuyến cáo việc sử dụng

quá mức các hóa chất trong quá trình nuôi trồng và chế biến, lạm dụng kỹ

Trang 37

thuật, đầu tư thâm canh quá cao, tập trung quá mức là nguyên nhân chủ yếu

làm ô nhiễm môi trường

Sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở thành

nguy cơ đối với nhiều nước có tốc độ phát triển nuôi trồng thủy sản quá

nhanh vì dễ dẫn đến trình trạng năng suất nuôi giảm dần và thiếu hụt nguồn von cho dau tu tai sản xuất

Hầu hết các nước đều thấy rõ mâu thuẫn giữa phát triển nuôi trồng thủy

sản với kinh doanh du lịch Hai loại hoạt động này đều tìm ân những tác động

xấu lẫn nhau và với môi trường nhưng nếu có biện pháp khai thác hợp lý thì

có thể phát huy và nâng cao hiệu quả nhờ vào chính sách đầu tư triên khai nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái Tuy vậy, có thê thấy ô nhiễm vẫn là trình trạng mang tính phô biến ở nhiều nước có nghề nuôi trồng thủy sản phát triên

1.4.2 Phát triển nuôi trong thiy san & Viét Nam va bai hoc cho Quang Nam

Nước ta là một quốc gia có bờ biên trải dài từ nam đến bắc với 3.260

km bờ biên và có một diện tích đáng kể đất ngập nước với ba loại thủy vực

nước đặc trưng là nước ngọt, nước lợ và nước mặn Đây là một trong những

tiền đề quan trọng đưa nước ta trở thành một quốc gia có khả năng phát triển

mạnh nghề nuôi trồng thủy sản Trong thời gian qua, nghề NTTS ở nước ta đã

tăng mạnh không những về quy mô mà còn cả chất lượng và năng suất nuôi

trồng Đến cuối năm 201 1, điện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng lên tới

hơn 1.099 nghìn ha, sản lượng đạt hơn ba triệu tắn, cao nhất từ trước tới nay

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và thiếu bền vững Công tác quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triên Sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch và chưa đồng bộ Thậm chí gần đây ở một số nơi,

môi trường có dấu hiệu suy thoái, dẫn đến tình trạng dịch bệnh và sự mất cân

Trang 38

bằng giữa cung - cầu Hơn nữa, diện tích mặt nước ngọt, nước lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến ngưỡng giới hạn cho phép, trong khi đó chất

lượng môi trường có xu hướng ngày càng giảm tác động xấu đến môi trường thủy sản

Cũng theo số liệu thống kê, hiện nuôi trồng thủy sản chiếm tới 60% sản

lượng của cả nước, đóng một vai trò quan trọng trong xuất khâu và tiêu dùng

thực phẩm trong nước Vì vậy, đê thực hiện thành công Chiến lược phát triên

thủy sản tới năm 2020, nuôi trồng thủy sản cần được chú trọng, phát triên

tương xứng với tiềm năng của nó Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thê phát triển nuôi

trồng thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trên cơ sở đó làm căn cứ cho

các địa phương xây dựng quy hoạch từng địa bàn, chú trọng các đối tượng

nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng thâm canh; khuyến

khích đa dạng đối tượng và hình thức nuôi cho phù hợp theo từng khu vực,

thời vụ trên từng vùng Triên khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn

thực phâm, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường Đây mạnh công tác khuyến ngư Tăng cường hoạt động xúc tiến

thương mại, dự báo thị trường, xây dựng mối liên kết trong nuôi trồng thủy sản Ngành cần có các giải pháp đột phá về cơ chế, chính sách nhằm khuyến

khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư cho nuôi trồng thủy

sản, bao gồm chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng, thuế, tín dụng, đào

tạo nguồn nhân lực, công nghệ, hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, v.v Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn cho bà con nông dân kỹ thuật nuôi, chăm sóc, thu hoạch và thường xuyên theo dõi diễn biến của chất lượng môi trường nước ao, nguồn nước cấp, mầm bệnh đề

có những biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế thiệt hại kinh tế cho người nuôi Đồng thời tô chức các hộ nuôi nhỏ, lẻ thành các tô, đội sản xuất, tạo mối liên

Trang 39

kết giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ, thực hiện công thức nhà chế biến có vùng nguyên liệu, người nuôi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tuân

thủ các quy định điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Từ

đó, mới khai thác được tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái dé phát triển

nuôi trồng thủy sản, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực sản xuất chính

cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khâu thủy sản và tiêu dùng trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN NUÔI TRÒNG THỦY SẢN

TRÊN DIA BAN TINH QUANG NAM

2.1 Điều kiện tự nhiên, nguồn lợi và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng

Nam ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vi tri dja ly

Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung có tọa độ địa lý nam

trong khoảng 14°54' đến 16°10' vĩ độ Bắc 107°13' đến 108°44' kinh độ Đông thuộc vùng phát triên kinh tế trọng điểm miền Trung Phía Bắc giáp thành phố

Đà Nẵng - Trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một thị trường

rộng lớn, có sức cu6n hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đồng

thời là nơi cung cấp thông tin, chuyên giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối

với khu vực miền Trung, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi và nằm liền với

khu công nghiệp lớn Dung Quất, phía Đông giáp biên Đông, phía Tây giáp

với tỉnh Kon Tum và nước Lào Tỉnh Quảng Nam nằm trên trục giao thông

Bắc Nam với quốc lộ 1A năm phía Đông, quốc lộ 14B nằm phía Tây cùng với tuyến đường sắt Bắc Nam và hệ thống các cảng biển, sân bay đã tạo cho Quảng Nam một vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước cũng như với nước Lào

Tông diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.043.836 ,96 ha Toàn tỉnh

có 02 thành phố và 16 huyện, với 241 đơn vị hành chính cấp xã (210 xã, 1§ phường và 13 thi tran)

- 02 thành phố: Tam kỳ và Hội An

- 07 huyện trung du, đồng bằng: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh.

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w