NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT TƯ THÚ Y
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VẬT TƯ THÚ Y
1.Sản phẩm vật tư thú y và thương hiệu sản phẩm vật tư thú y
1.1 Khái niệm sản phẩm dược và vật tư thú y
Trong quá trình hình thành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro nhất định tuỳ thuộc vào đặc thù của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động Đối với các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, đó là những bệnh tật mà vật nuôi mắc phải Để phòng ngừa và chữa trị bệnh tật, chăm sóc vật nuôi giúp vật nuôi phát triển khoẻ mạnh, chăn nuôi đạt hiệu quả cao cần phải có thuốc chữa bệnh và các dụng cụ hỗ trợ, đó là những sản phẩm của ngành dược và vật tư thú y.
Như vậy, vật tư thú y là những sản phẩm về thuốc và các dụng cụ hỗ trợ nhằm phòng ngừa, chữa trị bệnh tật và chăm sóc cho gia súc, gia cầm trong quá trình chăn nuôi giúp vật nuôi phát triển tốt nhất, chăn nuôi đạt kết quả cao.
1.2 Quan niệm về thương hiệu và thương hiệu sản phẩm vật tư thú y
Khái niệm thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa của nhà sản xuất khác
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Thương hiệu sản phẩm vật tư thú y là toàn bộ các yếu tố gắn liền với thuốc và vật tư thú y của doanh nghiệp nhằm làm cho nó được nhận diện dễ dàng và khác biệt hoá với sản phẩm thuốc và vật tư thú y của doanh nghiệp khác.
Một thương hiệu bao gồm hai phần:
Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty (ví dụ: Hanvet), tên sản phẩm (Hantox - 200), câu khẩu hiệu (Hanvet giúp bạn thành công trong chăn nuôi), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác
Phần không phát âm được: Là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (Ví dụ: Hình cặp sừng trâu của Hanvet), Màu sắc đặc trưng, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác. Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa Tuy nhiên, khái niệm thương hiệu trên thực tế thường được hiểu rộng hơn khái niệm nhãn hiệu hàng hóa nhiều Khi đề cập đến thuật ngữ thương hiệu hàng hoá là đề cập đến các yếu tố sở hữu trí tuệ : nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.
Về nhãn hiệu hàng hoá, theo Hiến Pháp 1992 và Luật Pháp Việt Nam, nhãn hiệu hàng hóa là một cái tên, một thuật ngữ, một biểu tượng hay bản vẽ hoặc kết hợp các yếu tố trên với nhau để nhận biết sản phẩm.
Có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dựa trên một số khía cạnh sau:
-Nếu như nói đến nhãn hiệu là chỉ nói đến dấu hiệu vật chất thì khi nhắc đến thương hiệu là nói đến cả hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng.
-Nhãn hiệu có thể được tạo ra trong thời gian rất ngắn, nhưng để tạo dựng một thương hiệu lại cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền của.
-Một thương hiệu sẽ tồn tại mãi còn nhãn hiệu thì chỉ có giá trị pháp lý trong 10 năm.
-Nhãn hiệu hàng hoá được các cơ quan chức năng của Nhà Nước công nhận và bảo hộ, còn thương hiệu là thành quả phấn đấu trong thời gian dài của doanh nghiệp và được người tiêu dùng công nhận
Về tên thương mại, theo điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày
08/10/2000 của chính phủ: “ Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện: -Là tập hợp các chữ cái có thể kèm theo chữ số có thể phát âm được. -Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác”
Về tên gọi xuất xứ hàng hoá, theo Điều 786 Bộ Luật Dân Sự : “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp hai yếu tố đó”
Về chỉ dẫn địa lý, theo Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP : “Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau :
-Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia.
NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG HOÁ NÓI CHUNG VÀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM VẬT TƯ THÚ Y NÓI RIÊNG
1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh Để xây dựng và phát triển thương hiệu Dược - Vật tư Thú y cũng như thương hiệu hàng hóa khác, trước hết chúng ta phải nắm rõ hệ thống luật điều chỉnh về thương hiệu bao gồm hệ thống luật quốc tế và luật Việt Nam.
1.1 Hệ thống luật pháp Quốc tế
Hiện nay Việt Nam đã tham gia một số công ước và hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) sau:
1.1.1 Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền SHCN
Việt Nam tham gia công ước Paris này vào năm 1981, Công ước này quy định hai nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc dân: công ước nói rằng công dân của bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng được hưởng sự bảo hộ và công cụ bảo vệ pháp luật chống mọi hành vi xâm phạm quyền lợi ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của công ước nếu họ tuân thủ đầy đủ các điều kiện công dân của quốc gia đó.
- Nguyên tắc công nhận quyền ưu tiên: Công ước trao quyền ưu tiên cho bằng sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa – dịch vụ, kiểu dáng công nghiệp Quyền ưu tiên có nghĩa là đơn đăng ký quyền SHCN tại bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ lấy ngày được chấp nhận để làm mốc tính quyền ưu tiên.
Ngoài ra, Công ước xác nhận một vài nguyên tắc chung cho tất cả các nước ký kết phải tuân thủ: Đối với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ: Nếu nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký tại một quốc gia thì chắc chắn được chấp nhận đăng ký tại một quốc gia khác trừ một số trường hợp ngoại lệ. Đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa: Mỗi một nước ký kết phải sử dụng các biện pháp chống lại sự sử dụng dù là gián tiếp các dấu hiệu giả nguồn hàng, dấu hiệu sai đặc tính của người sản xuất, xí nghiệp.
1.1.2 Thoả ước Madrid (1891) về đăng ký nhãn hiệu quốc tế Để được hưởng những thuận lợi của thoả ước, người nộp đơn phải thuộc một quốc gia có ký kết thoả ước hoặc một quốc gia có một sự thiết lập tài chính và công nghiệp có hiệu lực Người đó phải đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng nhãn hiệu thương mại Quốc gia hay địa phương của quốc gia người đó ở Sau đó phải thông qua văn phòng địa phương hay quốc gia để đăng ký quốc tế Khi một đăng ký Quốc tế có hiệu lực sẽ được công bố bởi phòng quốc tế và thông báo với các nước đã ký kết Mỗi quốc gia đã ký kết trong vòng một năm phải công bố quy định rằng sự bảo vệ không thể cấp cho nhãn hiệu trong biên giới nước đó Nếu không, sự đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực cho đăng ký quốc gia Sự đăng ký quốc tế đem lại nhiều thuận lợi cho người chủ nhãn hiệu: Sau khi đăng ký, nếu muốn đăng ký lại một nhãn hiệu trong một nước ký kết, người đó chỉ cần trình một đơn và nộp lệ phí tới một văn phòng quốc tế.
1.1.3 Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hóa và đăng ký quốc tế của nó
Hiệp ước là sự bảo vệ quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa bao gồm tên địa lý của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương mà sản phẩm bắt nguồn từ đó.Phẩm chất và đặc điểm của sản phẩm được hình thành bởi các yếu tố môi trường địa lý, kể cả nhân tố con người và tự nhiên Những tên gọi xuất xứ hàng hóa ấy được đăng ký bởi Văn phòng Quốc tế của WIPO ở Geneve theo yêu cầu của các quan chức có thẩm quyền của quốc gia ký kết Phòng quốc tế thông báo sự đăng ký với các quốc gia ký kết khác, trừ trường hợp quốc gia ký kết trong vòng một năm có công bố (tuyên bố) không thể đảm bảo sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hóa được đăng ký quốc tế đó.
1.1.4 Một số điều ước quốc tế song phương và khu vực giữa Việt Nam với nước ngoài
Hiệp định khung về hợp tác Sở hữu Trí tuệ (SHTT) giữa các nước ASEAN tháng 12 năm 1995, Bản ghi nhớ về hợp tác SHTT giữa Việt Nam và Australia tháng 9 năm 1995
Hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta về SHTT đã ban hành bao gồm:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 có hiệu lực từ ngày 18 tháng 4 năm 1992
- Các đạo luật do Quốc hội ban hành bao gồm:
+ Điều 156,157,158,170,171 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và tội xâm phạm quyền SHCN Bộ luật hình sự 1999
+ Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 06/09/2000.
+ Mục 5 - Chương III - Luật Hải quan 2001
+ Bộ luật dân sự Nước CHXHCN Việt Nam được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ 01/01/2006
- Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ
+ Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về Sở hữu Công nghiệp.
+ Nghị định số 12/1999/NĐ - CP ngày 06/03/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu Công nghiệp.
+ Nghị định số 54/2000/NĐ - CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN.
+ Nghị định số 06/2001/NĐ - CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN.
- Các quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
+ Thông tư số 3055/TT - SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN.
+ Thông tư số 23/TC - TCT ngày 09/05/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí SHCN.
+ Thông tư số 825/2000/TT - BKHCN&MT ngày 03/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 12/1999/NĐ - CP ngày 06/03/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.
+ Thông tư số 29/2003/TT - BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền SHCN đối với kiểu dáng Công nghiệp.
+ Thông tư số 30/2003/TT - BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền SHCN đối với sáng chế và giải pháp hữu ích.
Ngoài ra vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa còn được đề cập đến trong các văn bản pháp luật hiện hành khác.
2 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nói chung và thương hiệu sản phẩm vật tư thú y nói riêng
Xây dựng thương hiệu sản phẩm là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm vật tư thú y là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích khác biệt hoá sản phẩm vật tư thú y.
Quy trình xây dựng một thương hiệu sản phẩm trải qua 5 bước:
Bước 1 : Xác định cấu trúc nền móng thương hiệu sản phẩm Đây là bước rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Và trong bước này doanh nghiệp cần xác định các yếu tố để xây dựng thương hiệu sản phẩm:
- Các nhận biết cơ bản về thương hiệu: Là logo, màu sắc, những đặc điểm khác biệt so với thương hiệu khác Nét đặc trưng của các sản phẩm của Hanvet là logo Hanvet (bao gồm cặp sừng trâu và hình chữ thập phía trên) màu đỏ gắn lên nhãn mác tạo nên ấn tượng với người tiêu dùng
- Lợi ích của thương hiệu: Là lợi ích thực, lợi ích cảm tính và cảm xúc của thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng.
- Niềm tin thương hiệu: Tạo dựng uy tín và chứng tỏ thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Tính cách thương hiệu: Hãy tạo dựng một thương hiệu theo đúng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tính chất thương hiệu: là tóm tắt các yếu tố tạo dựng sự đặc trưng và khác biệt.
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
1 COCA- COLA (Nước uống giải khát có ga)
Coca-cola được xem là một thương hiệu nổi tiếng nhất trên toàn cầu với nhãn hiệu Coca-cola Nhãn hiệu này được đặt tên vào tháng 5 năm 1886 bởi Ông Frank M Robinson – người nắm giữ công thức pha chế loại nước nổi tiếng này và tiến sỹ John S Pemberton, một dược sỹ đến từ Atlanta bang Georgia Nhãn hiệu Coca-cola được đăng kỹ bảo hộ độc quyền vào ngày 31 tháng 1 năm 1893 Nhãn hiệu được đặt tên dựa trên hai thành phần chính của loại nước uống này: lá cây coca và hạt cola Lá cây coca chiết xuất ra chất cocaine, một chất xúc tác mà ngày nay các nhà sản xuất không dùng nữa Vào những ngày đầu, nó được quảng cáo như một loại thuốc bổ quý giá cho trí não và một loại nước tăng trí thông minh Coca-cola là một nhãn hiệu thành công bởi dễ đọc và dễ nhớ, vừa láy âm và láy vần với âm tiết “k” giống như Kodak. Coca-cola được đóng chai lần đầu vào năm 1894 và rất nhanh chóng trở thành một loại nước uống thông dụng Cũng theo đó, tại Mỹ có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh khác nhái theo như Coca, Cola, Fig Cola, Candy Cola, Cold Cola, Cay-Ola và Koca-nola Tuy nhiên, những nhãn hiệu nhái này đều bị toà án bác bỏ vào năm 1916
2 GILLETTE (Dao cạo, các vật dụng vệ sinh cá nhân và nhiều sản phẩm khác, thậm chí được gọi là ngành công nghiệp Gillette)
Thương hiệu này được lấy từ tên vị chủ tịch đầu tiên của công ty – King Camp Gillette, Một người thuộc dòng họ Gellette ở Somerset, Anh Quốc. Ông được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho loại dao cạo của mình vào năm
1902 Trước đó, ông đã thành lập công ty chuyên sản xuất dao cạo với cái tên ban đầu là American Safety Razor Co Công ty cũng đã cố gắng nhưng không thành công trong việc đưa nhãn hiệu mới với tên Gilledge cho loại dao cạo mài nhiều lần Tuy nhiên, các loại dao cạo nói riêng và đồ dùng vệ sinh cá nhân nói chung mang nhãn hiệu Gillette đã và đang là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này Có được thành công này phải nhắc đến William E. Nickerson, tuy không phải là người phát minh nhưng ông là người có công đưa sản phẩm Gillette trở thành hàng đầu trên thế giới.
3 KODAK (Máy quay cameras và các sản phẩm ngành nhiếp ảnh)
Nổi tiếng trên toàn cầu như Coca- cola và chỉ xuất hiện trên thị trường sau Coca- cola 2 năm (Coca-cola – 1886, Kodak – 1888) Kodak là một cái từ không có nghĩa về mặt ngôn ngữ Nó được đặt tên bởi George Eastman, một người Mỹ tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh và được cấp bằng sáng chế vào ngày 4 tháng 9 năm 1888 May mắn cho hậu thế của ông bởi ông đã chọn được một cái tên thật độc đáo Ông giải thích rằng ông chọn cái tên Kodak bởi nghĩ rằng “một nhãn hiệu cần phải ngắn gọn, mạnh mẽ, không thể bị nhầm lẫn và phải có khả năng đăng ký bảo hộ độc quyền, do đó nó phải vô nghĩa? Chữ cái K thực sự thu hút tôi bởi nó toát lên sự mạnh mẽ, ngắn gọn nhưng sắc sảo Do đó, nhãn hiệu phải bắt đầu bằng chữ cái K Sau đó, tôi chọn một số cách kết hợp với các chữ cái khác với tận cùng bằng chữ cái K. Cuối cùng, Kodak đã được lựa chọn”.
4 SHELL (sản xuất các sản phẩm dầu khí)
Câu chuyện về Shell bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 19, tại một cửa hàng bán đồ cổ của nhà buôn người Do thái ở East Smithfield, London, Anh tên là Marcus Samuel Các con của Samuel, trong những lần đi nghỉ hè, đã thu lượm những con sò khác nhau trên bờ biển và nhà buôn này đã phân loại, bao gói và chỉ dẫn những con sò đó đến từ đâu Không ngờ nhu cầu săn tìm các con sò của các quý bà lại tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng hơn, nhà buôn này đã phải nhập khẩu từ nước ngoài những con sò lạ mắt, được trang trí để đáp ứng nhu cầu Cửa hàng của Ông trở nên nổi tiếng với cái tên ShellShop (cửa hàng con sò) Công việc kinh doanh cứ tiến triển nhanh chóng đến mức vào năm 1830, Marcus Samuel đã thành lập một công ty thương mại quốc tế buôn bán với các nước Phương Đông về đồ cổ, cùi dừa khô và đương nhiên cả Sò nữa Khi dầu thô đóng thùng là mặt hàng được bổ sung vào các hoạt động toàn cầu thì Shell Shop đã chính thức bắt đầu được thống nhất và hùng mạnh với cái tên Công ty Thương mại và Vận tải Shell Vào năm 1897, công ty đã được chuyển giao cho con trai của Samuel, cũng gọi là Marcus và đến năm 1904, hình vỏ sò chính thức được chọn làm biểu tượng cho thương hiệu công ty.
5 SONY (sản xuất các thiết bị điện tử)
Rất nhiều các nhãn hiệu của Nhật Bản được đặt tên từ tên họ của người thành lập công ty, nhưng Sony thì khác biệt hoàn toàn Khi chiếc đài bán dẫn đầu tiên của Nhật Bản được Công ty Tokyo Tsushin Kogyo Kabushai Kaisha sản xuất năm 1955, vị giám đốc công ty đã thấu hiểu được rằng họ cần một cái tên thật ấn tượng mang tính Quốc tế nhưng không phải là cái tên công ty dài ngoằng như vậy Lúc đầu họ chọn “TTK”, nó có vẻ tốt nhưng dễ trùng với TKK (Tokyo Kyoto KK hoặc là Tokyo Express Co) Trước đó, họ đã sử dụng chữ “Tape-corder” cho máy ghi âm của họ là “Soni” cho phần băng của máy.
Vị giám đốc cân nhắc và thấy rằng chữ “Soni” dễ bị phát âm nhầm trong tiếng Anh như “so-nigh” Nhưng trong tiếng la-tinh thì “son” cũng đồng nghĩa với
“Sound”, tức là âm thanh và nó có vẻ là hợp lý Cuối cùng một sự sửa đổi nho nhỏ, thay chữ cái cuối cùng “i” thành “y” và nhãn hiệu Sony đã được gắn cho tất cả các sản phẩm điện tử của hãng, thậm chí nó đã trở thành tên công ty vào năm 1958 - Công ty Sony.
Trên đây là kinh nghiệm phát triển thương hiệu của những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới Mắc dù không phải là những doanh nghiệp trong ngành thú y nhưng các doanh nghiệp ngành thú y có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y HANVET
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y HANVET
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y
Tên giao dịch đối ngoại: HANVET JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: HANVET
Trụ sở công ty: 88 Đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội Điện thoại: 04.8691156 - 04.8688557 - 04.8687591
Email: www.hanvet.com.vn
Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y (HANVET) tiền thân là Xí nghiệp bao bì và dụng cụ thú y thành lập ngày 01/10/1988, sau đổi tên thành
Xí nghiệp Dược và Vật tư thú y (gọi tắt HANVET) Đầu năm 1999 là đơn vị đầu tiên ở phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện việc cổ phần hoá với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y. Ngay từ những ngày đầu tiên, Xí nghiệp ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy sụp trầm trọng Toàn bộ viện trợ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN không còn Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã phải nói: “Chúng ta tự cứu lấy mình trước khi trời cứu” Điều kiện sản xuất của công ty rất khó khăn: với số vốn lưu động khoảng 500 USD, tài sản cố định là 1000 USD và 23 cán bộ công nhân viên Phải nói rằng Công ty bắt đầu sự nghiệp từ “ năm không ”: không vốn, không vật tư, không nhà xưởng, không công nhân lành nghề, không thị trường.
Với quyết tâm tự cứu mình, toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã phát huy tinh thần đoàn kết, tính chủ động sáng tạo, tự lực vươn lên theo tư tưởng chỉ đạo chung là: “lấy ngắn nuôi dài”, trước tiên lấy kinh doanh nuôi sản xuất, tiến tới đưa dần sản xuất lên và sau đó phát triển sản xuất là chủ yếu. Gian nan nối tiếp gian nan Cơ chế thị trường bên ngoài mới chuyển đổi nên đầy rẫy khó khăn, bên trong Công ty thì lo lắng Nhưng với sự năng động của lãnh đạo Công ty, công nhân tỏ rõ quyết tâm, đường hướng cụ thể rõ ràng, nên mặc dù những năm 1989 - 1991 Công ty lâm vào vụ án khoa học
“Tetracan”, Giám đốc phải ra hầu toà nhưng sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn phát triển, lãi suất năm sau cao hơn năm trước, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện Công ty đã tăng cường tích luỹ vốn để đầu tư cho sản xuất - tăng trưởng vốn hàng năm của Công ty đạt trên 50% Nếu như năm
1989 số vốn đạt 120 triệu VND thì năm 1990 là 200 triệu VND, năm 1991 là
300 triệu VND và đến năm 1999 vốn đã tăng lên đạt gần 2 tỷ VND.
Năm 1999, Công ty thực hiện cổ phần hoá, truyền thống: đoàn kết – quyết tâm – một lòng vì Công ty lại được phát huy nên điều kiện tăng trưởng càng mạnh mẽ Đến năm 2006 vốn điều lệ của công ty đạt 12 tỷ VND – tăng
10 lần so với trước cổ phần hoá; tổng số vốn sản xuất kinh doanh hiện nay đạt trên 50 tỷ VND.
Sau 18 năm phấn đấu liên tục, HANVET đã trở thành doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y hàng đầu của Việt Nam Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 300 người, bao gồm các giáo sư, tiến sĩ, dược sĩ, bác sĩ thú y giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ cộng với lực lượng công nhân tay nghề cao, được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, HANVET luôn nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới độc đáo, chất lượng cao, đem lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi.
HANVET đã xây dựng “Hệ thống quản lý chất lượng” nhằm kiểm soát hoạt động nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các loại thuốc thú y, đáp ứng nhu cầu thị trường Hệ thống này đã được Tổ chức Quốc tế JAS - ANZ chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 từ tháng 9 năm 2003.
HANVET được phép sản xuất, lưu hành hơn 167 loại thuốc thú y cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
HANVET đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm mới, đặc trị, chất lượng cao có thể thay thế hàng ngoại nhập như: Han - Prost, Hanoxylin LA, Hantox, Handertil - B, Hanmectin, Gonaestrol, Anti Gumboro, Hancipro, Hanlopatol, Kháng thể Gà (HANVET K.T.G), Kháng thể Vịt, Ngan (HANVET K.T.V.) và Kháng thể E.Coli (HANVET K.T.E).
Chính vì những thành công đó nên Công ty năm nào cũng được Nhà nước tặng thưởng:
- Năm 2003 Công ty HANVET đã được Bộ NN&PTNT tặng thưởng 10 giải thưởng “Bông lúa vàng” trong đó:
+ 1 giải thưởng “Bông lúa vàng” cho tập thể đã nghiên cứu sản xuất được những sản phẩm thay thế hàng nhập ngoại, hiệu quả kinh doanh cao. + 9 giải thưởng “Bông lúa vàng” cho 9 sản phẩm chất lượng, công nghệ cao gồm: Hanoxylin LA - sản phẩm có công nghệ và tính ưu việt cao, tác dụng kéo dài 72h sau khi tiêm Hantox – thuốc được triết xuất từ cây họ Cúc, dùng an toàn, không độc đối với người và môi trường, tác dụng trị Ve, Bọ chét, Ruồi, Muỗi, Kiến, Gián Han – prost - sản phẩm được sử dụng nhiều trong sinh sản của các đại gia súc, đặc biệt dùng nhiều cho gia súc đẻ đồng loạt, ngoài ra còn có Genta - Costtim, Han - Dertil B, Anti Gumboro,
- Năm 2004, tại Hội chợ Tuần lễ xanh Quốc tế Hải Phòng, HANVET được Bộ NN&PTNT trao tặng Cúp phát triển bền vững vì sự nghiệp Xanh
- Năm 2005, sản phẩm của HANVET được người tiêu dùng bình chọn
Hàng Việt Nam chất lượng cao trong top 5 Công ty sản xuất thuốc thú y hàng đầu của Việt Nam (Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức).
- Tháng 6 năm 2005, tại triển lãm Quốc tế Nông nghiệp 2005, HANVET được Bộ NN&PTNT trao tặng bằng khen và Cúp vàng Nông nghiệp 2005
- Năm 1995, 1996, 1998, 2002, 2003, 2004 Công ty được Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội, Bộ tài chính trao tặng bằng khen “ Đã có thành tích hoàn thành tốt công tác nộp thuế”
- Tháng 4 năm 2006, tại triển lãm nông nghiệp Sóc Trăng, HANVET đã được Bộ NN&PTNT trao giải thưởng “ Thương hiệu vàng chất lượng ”.
- Tháng 5 năm 2006, Đạt danh hiệu “ Cúp vàng vì sự nghiệp tiến bộ xã hội”
- Tháng 9 năm 2006 Công ty được trao tặng “Cúp vàng Nông nghiệp Việt Nam” cho 4 sản phẩm công nghệ cao thay thế hàng ngoại nhập, đó là: Hamogen, Hamcoli - S, Hamolin LA, Hamcoli - forte. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm mới, tổ chức sản xuất tốt và luôn chăm lo phát triển thị trường là 3 mắt xích quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sản xuất - kinh doanh của HANVET Hiện tại, mạng lưới đại lý cung cấp sản phẩm của công ty luôn có các chính sách khuyến khích, chế độ ưu đãi đối với khách hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và là một trong những biện pháp hữu hiệu phát triển thị trường, tăng doanh số.
Ngoài ra Công ty còn luôn quan tâm đến các hoạt động xã hội như quan tâm thăm hỏi các gia đình khó khăn, gia đình chính sách vào các dịp lễ, tết,khi gia đình có việc vui, buồn Bảo trợ cho trường trẻ em khuyết tật - Cổ Loa,
Tổng Giám đốc công ty
Tổ pha chế Phòng thị trườngVăn phòngCác phân xưởngCơ điện Kỹ thuật
Kho thành phẩmKho nguyên liệuKho bao bì Dược 1 Dược 2 Dược 3
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Đông Anh Thường xuyên ủng hộ các chương trình từ thiện do Hội chữ Thập đỏ Thành phố phát động: Quỹ vì người nghèo, quỹ vì nạn nhân chất độc màu da cam…
Công ty luôn nêu cao khẩu hiệu: Hiện Đại – Văn Minh – Tương Ái.
2 Bộ máy tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm các phòng ban chức năng sau : Đứng đâu công ty là Hội Đồng Quản Trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Dưới Hội đồng quản trị là Tổng giám đốc – GS.BS Nguyễn Hữu Vũ, là người xây dựng sơ đồ tổ chức, quy định trách nhiệm quyền hạn; xây dựng định hướng và phát triển, điều hành hoạt động chung của Công ty (công tác tài chính kế toán, công tác thị trường kinh doanh ; mua bán nguyên liệu chính và công tác văn phòng).
Dưới Tổng giám đốc là Phó Tổng giám đốc phụ trách:
- Điều hành hoạt động sản xuất trong Công ty;
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất;
- Giám sát việc xây dựng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, sử lý các sai lỗi trong quá trình sản xuất hay khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm;
- Đề xuất và theo dõi các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, thực hiện các quá trình để sản phẩm mới được lưu hành;
- Cải tiến các sản phẩm không phù hợp với hướng dẫn của cục thú y;
- Mua bán nguyên liệu phụ
Ngoài ra Tổng giám đốc chỉ định Phó tổng giám đốc làm đại diện lãnh đạo về chất lượng bao gồm:
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng;
- Báo cáo với ban lãnh đạo về kết quả hoạt động của hệ thống chất lượng;
- Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng.
- Quản lý hoạt động kiểm soát tài liệu;
- Quản lý nhân sự và hồ sơ nhân sự;
- Các công việc hành chính văn thư;
- Quản lý cán bộ, lao động, tiền lương;
- Quản lý bảo vệ, xe con, bếp ăn tập thể;
- Phụ trách các hoạt động kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Theo dõi và tiến hành nhập khẩu nguyên liệu;
- Quản lý kho vật liệu và kho thành phẩm;
- Thực hiện nhiệm vụ của Kế toán trưởng Công ty;
- Quản lý các nghiệp vụ kế toán của công ty;
- Theo dõi các hoạt động kế toán của các Công ty con, chi nhánh của HANVET;
- Theo dõi công nợ của khách hàng
- Lập phương án thu hồi nợ khó đòi và những khách hàng có số dư nợ vượt quá quy định hiện hành của công ty;
- Xem xét và duyệt các bản quyết toán, phiếu chi trước khi trình Tổng giám đốc ký;
- Theo dõi tình hình tài chính tại các công ty mà HANVET có cổ phần.
- Nghiên cứu và đề xuất các phương án trong hợp tác với Ngân hàng nhằm tạo hiệu quả trong các dự án đi vay của công ty;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong các dự án đã đầu tư của công ty;
- Nghiên cứu đề xuất ý kiến trong các dự án đầu tư của công ty trong tương lai.
- Nghiên cứu, bào chế những sản phẩm mới;
- Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm;
- Kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất;
- Theo dõi kiểm tra nguyên phụ liệu, bao bì, nhãn mác trước khi nhập kho;
- Nghiên cứu, đề xuất cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới, thay thế các trang thiết bị;
- Giám sát, kiểm tra quy trình kỹ thuật trong sản xuất;
- Giám sát, tham gia pha chế và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm;
- Kiểm soát thiết bị dụng cụ đo lường trong quá trình sản xuất.
Thực hiện pha chế thuốc theo quy trình kỹ thuật của công ty dưới sự giám sát của Phòng Kỹ thuật gồm các công việc:
- Pha chế thuốc nước tiêm;
- Pha chế thuốc nước uống;
- Pha chế thuốc sát trùng;
- Pha chế thuốc ký sinh trùng.
* Phân xưởng dược 1: triển khai quá trình sản xuất theo đúng quy trình công nghệ bao gồm:
- Sản xuất bán thành phẩm và các loại thuốc nước;
- Xử lý, rửa, kiểm tra các loại chai lọ đóng thuốc nước và thuốc bột;
- Hấp tiệt trùng các sản phẩm thuốc lọ, ống.
* Phân xưởng dược 2: triển khai quá trình sản xuất thuốc bột theo đúng qui trình công nghệ:
- San lẻ, chia liều, đóng gói các loại nguyên liệu, thuốc bột tiêm, thuốc bột uống;
- Sản xuất các bán thành phẩm và đóng gói trên máy các loại thuốc bột uống;
- Hấp sấy các loại lọ đựng thuốc.
* Phân xưởng dược 3: thực hiện các công đoạn hoàn thành sản phẩm.
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị, máy móc, điện, nước;
- Mua sắm, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, thanh lý thiết bị;
- Thường xuyên nghiên cứu đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất và nghiên cứu;
- Đào tạo cán bộ và hướng dẫn công nhân sử dụng vận hành các trang thiết bị máy móc trong sản xuất.
Phòng thị trường: Gồm giám đốc thị trường, phó giám đốc thị trường và các cán bộ giao hàng chịu trách nhiệm thực hiện và xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty trong toàn quốc:
- Tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm của công ty;
- Đề xuất các biện pháp thúc đẩy bán hàng;
- Lựa chọn, quản lý và thực hiện việc bán hàng qua các đại lý;
- Tiếp nhận và phản hồi ý kiến khách hàng.
- Khu vực I: phụ trách bán hàng tại các tỉnh phía Bắc sông Hồng gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
- Khu vực II: Phụ trách bán hàng tại các tỉnh phía Nam sông Hồng gồm:
Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hoà Bình…
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ
1 Những kết quả đạt được
Sau gần 20 năm phấn đấu liên tục, với sự nỗ lực hết mình của tập thể các bộ công nhân viên trong công ty Hanvet đã vượt qua được giai đoạn khó khăn và trở thành một trong những đơn vị sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam Sau một thời gian quan tâm, đầu tư cho vấn đề thương hiệu, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những thành quả nhất định, thể hiện:
- Sau các buổi học tập và các đợt tập huấn, trình độ chuyên môn và nhận thức của đa số cán bộ công nhân viên trong công ty về sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu đã được nâng cao và thống nhất với quan điểm của các cấp lãnh đạo Đến nay có thể khẳng định trên 60% số cán bộ công nhân viên của công ty đã ý thức được tầm quan trọng và giá trị của thương hiệu sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của công ty ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tạo ra cơ sở vững bền để đề xuất và thực hiện nhất quán mục tiêu phát triển công ty.
- Về hoạt động kinh doanh: Nhờ việc quan tâm tới xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn phát triển, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước Tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm của công ty đạt trên 50% Đến năm 2006, vốn điều lệ của công ty đạt 12 tỷ VND – tăng 10 lần so với năm 1989; tổng số vốn sản xuất kinh doanh đạt trên 50 tỷ VND; tổng lợi nhuận tăng lên 8.3 tỷ VND.
- Hình ảnh thương hiệu HANVET trong tâm trí khách hàng ở miền Bắc đạt vị trí khá cao Ở miền Bắc, HANVET đã trở thành Công ty sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam với sản phẩm chất lượng cao và có uy tín lớn.
- Trong thời gian qua, công ty đã nhận được một số giải thưởng khẳng định vị trí thương hiệu Hanvet trong tâm trí người tiêu dùng như năm 2005 Hanvet được người tiêu dùng bình chọn trong Top 5 công ty sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam, đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
- Công tác phát triển thương hiệu sản phẩm bước đầu đã được công ty quan tâm, đầu tư thích đáng thông qua việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường Công ty đã thường xuyên cử các cán bộ nghiên cứu thị trường đi học tập các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kết hợp với việc cử đi công tác tại các địa phương, tạo điều kiện cho họ cọ sát thực tế, đem kiến thức tiếp thu được ứng dụng vào thực tế Đồng thời qua các lớp học và các chuyến công tác, các cán bộ thị trường đã góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩmHanvet rộng rãi hơn.
- Nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm đồng thời quảng bá thương hiệu, công ty đã phát triển một mạng lưới kênh phân phối rộng khắp và hoạt động khá hiệu quả Hiện tại, công ty có khoảng 80 Đại lý và thương hiệu Hanvet đã có mặt ở trên 300 cửa hàng bán lẻ trên cả nước Ngược lại, nhờ có danh tiếng của thương hiệu, doanh số bán của các sản phẩm thuốc thú y Hanvet tại các đại lý và cửa hàng bán lẻ đạt khá cao Doanh số bán hàng ở các đại lý và cửa hàng trung bình khoảng 30 triệu đồng/năm, có hàng chục đại lý đã đạt doanh số trên 50triệu/năm.
- Hoạt động quảng bá thương hiệu cũng đạt được những thành công bước đầu với việc xây dựng thành công Website riêng của Công ty và việc tham gia tích cực các hội chợ, triển lãm về thuốc thú y, đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn.
Trên đây là những yếu tố tích cực, đóng góp đáng kể vào việc phát triển thương hiệu của công ty một cách toàn diện, vững mạnh bởi một thương hiệu mạnh phải dựa trên tất cả các yếu tố: Chất lượng sản phẩm, kết quả kinh doanh, mạng lưới kênh phân phối, dịch vụ đi kèm bổ sung…
2 Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân
Mặc dù đã nhận thức được vai trò tích cực của thương hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đã có những hoạt động tích cực nhằm phát triển thương hiệu nhưng các hoạt động của công ty vẫn còn những mặt hạn chế sau:
- Công tác nghiên cứu thị trường nhằm hỗ trợ cho hoạt động phát triển thương hiệu chưa thực sự hiệu quả Đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp đi đến các khu vực thị trường thu thập thông tin còn quá mỏng so với sự rộng lớn của thị trường Do đó các nhân viên chưa thu thập được nhiều thông tin giúp công ty có hướng phat triển, quảng bá thương hiệu hiệu quả.
- Về thiết kế các yếu tố thương hiệu: Công tác thiết kế, xây dựng thương hiệu của công ty chưa được chú trọng, chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận Việc thiết kế các yếu tố của thương hiệu chưa được đầu tư và hoàn chỉnh Công ty mới chỉ có tên thương hiệu, logo và bao bì sản phẩm Câu khẩu hiệu của Công ty chưa thống nhất, ấn định Công ty cũng chưa có được hình tượng và nhạc hiệu riêng Mặc dù đã có Logo nhưng Logo của công ty quá đơn giản, rất dễ bị sao chép, làm nhái Bao bì của các sản phẩm của công ty còn chưa thực hiện được trọn vẹn chức năng truyền tải thông tin, quảng bá và làm tăng giá trị cho sản phẩm.
- Về hoạt động quảng bá: Hoạt động quảng bá thương hiệu của
HANVET còn rất nhiều bất cập Trước hết là Website của công ty còn sơ sài, thiếu sinh động, chưa có chức năng thanh toán điện tử, đây là thiếu sót khá lớn bởi trong tương lai thương mại điện tử sẽ trở thành phổ biến Mặt khác, công ty đã hoàn toàn bỏ qua cách thức quảng cáo trên đài, tivi Đây là những phương tiện quảng cáo rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu thụ của sản phẩm Có thể nói, các hoạt động truyền thông của công ty là tương đối ít, lượng kinh phí cấp cho xúc tiến hỗn hợp vô cùng thấp (chỉ chiếm khoảng 1.5% tổng doanh thu hàng năm).
- Công tác quản lý thương hiệu chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn cơ hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh làm nhái, làm giả sản phẩm của HANVET và tung ra thị trường.
- Thương hiệu HANVET chưa được phát triển ở thị trường Miền Nam: Công ty chưa chú trọng tới khâu phát triển thương hiệu HANVET ở Miền Nam dẫn đến tình trạng HANVET ở đây chưa được ưa chuộng và bị các đối thủ cạnh tranh như: BIO, Vemedin,…đánh bật khiến cho vị trí thương hiệu HANVET bị giảm sút.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIÊU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y HANVET
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI
1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sinh học và dược phẩm
Nâng cao chất lượng, số lượng và sản phẩm KTG, KTV, KTE, đặc biệt là sản phẩm KTE Chú ý nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm.
Nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới trên cơ sở các sản phẩm cũ.
Hoàn thiện tốt hơn nữa khâu kiểm nghiệm dược phẩm.
Năm 2008, Công ty sẽ tăng cường xây dựng và hoàn thiện quá trình xây dựng các nhà máy, các chi nhánh và giá trị xây dựng của công ty sẽ tăng thêm khoảng từ 17 đến 30 tỷ đồng, có thể đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng trong đó: Ở Xuân Thành: 2 tỷ đồng. Ở Cần Thơ: 1 tỷ đồng. Ở Đà Nẵng: 0.6 tỷ đồng. Ở Hưng Yên: 10 tỷ đồng Đầu tư thiết bị, máy móc: 3 tỷ đồng Đầu tư cho vận tải: 1.4 tỷ đồng.
Nhà máy ở Hưng Yên: 30 tỷ đồng.
3 Tổ chức quản lý, đào tạo
Công tác tổ chức quản lý, đào tạo phải được chấn chỉnh, đặc biệt là công tác tài chính – kế toán Phải thực hiện đổi mới phòng kế toán, đổi mới giám đốc tài chính và xử lý vụ việc “buông lỏng quản lý – làm sai qui định kế toán”, không để tài sản của công ty bị thất thoát Công ty chủ trương thay đổi tổ chức, thuyên chuyển các cán bộ có sai phạm sang bộ phận khác, tiếp tục đào tạo các cán bộ trẻ, củng cố công tác kế toán và các công ty con.
4 Công tác quản lý tổ chức
- Quản lý chặt chẽ hơn tiền - hàng.
- Quản lý chặt chẽ và hợp lý con người.
- Thực hiện quản lý tài chính: Vốn, huy động vốn, Xây dựng vốn.
Năm 2006 là năm Công ty thực hiện khuếch trương thương hiệu; tăng cường công tác đào tạo quản lý tiếp thị; chú trọng chế độ bán hàng và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt từ tháng 6 năm 2006, Công ty đã đưa được Vacxin Lở Mồm Long Móng của Trung Quốc vào Việt Nam Phấn đấu ít nhất doanh số Vacxin đạt gần 20 tỷ đồng.
6 Thực hiện các chế độ đãi ngộ cán bộ công nhân viên tốt hơn
- Đời sống cán bộ công nhân viên tăng từ 10-20%; thay đổi định mức lao động, tăng lương, sẽ có lương thánh 13, 14.
- Tăng cường hoạt động của các tổ chức Đảng, Công Đoàn, Thanh Niên, Phụ Nữ.
- Thực hiện các chính sách: Xin ưu đãi đầu tư cho Hưng Yên – Hà Linh.
- Xin vay quĩ đầu tư phát triển.
- Thực hiện các chế độ chính sách khác.
- Phấn đấu trích lãi tăng đầu tư.
7 Nội dung cụ thể cần được thực hiện
- Thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO.
- Xây dựng nhà máy GMP ở Hưng Yên.
- Thực hiện nghị quyết đại hội.
- Thành lập, củng cố các công ty con.
- Chuyển từ hình thức vay cán bộ công nhân viên sang hình thức trái phiếu.
- Xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, có chế độ bồi thường thiệt hại, nghiêm trị tham ô, nếu phát hiện được phải bồi thường bằng vật chất Cổ đông gây thiệt hại hay tham ô, nếu phát hiện được phải bồi thường bằng vật chất Nếu không trả Hội Đồng Quản Trị dùng cổ phần bán theo giá trị bồi thường để bồi hoàn.
8 Tiếp tục thực hiện chế độ khuyến khích, thưởng lãnh đạo
Nếu trong hoạt động, lãi trước thuế vượt 18%/năm được trích 15% số vượt để thưởng cho lãnh đạo.
9 Hội đồng quản trị có thể sử dụng lãi (phần cổ tức chưa chia) để đầu tư sinh lời cho cổ đông.
ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG HOÁ VIỆT NAM
Sau một thời gian nghiên cứu và học tập kinh nghiệm các nước, Cục Xúc tiến Thương mại đã soạn thảo một chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam với tiêu đề “Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia” trên thị trường trong nước và ra thị trường nước ngoài. Chương trình thương hiệu Quốc gia cho phép các doanh nghiệp được gắn biểu trưng “VietNam Value Inside” (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí do chương trình quy định.
Mục đích của chương trình là tăng cường sự nhận biết của nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam, tạo thiện cảm, lòng tin và sự ưa chuộng đối với hàng Việt Nam. Chương trình cũng góp phần tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam trong quá trình hội nhập; giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể đăng ký tham gia chương trình và phải thoả mãn một số điều kiện sau:
1) Có sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, mẫu mã đẹp
2) Có thị trường trong nước và xuất khẩu ổn định
3) Có thương hiệu đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
4) Đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
5) Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định được phân loại và bình chọn Có chương trình kiểm tra, duy trì và cải tiến chất lượng đối với mọi mặt hàng.
6) Có bộ máy chuyên trách xây dựng và phát triển thương hiệu
7) Có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm đối với xã hội.
Cơ quan quản lý chương trình (Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại) sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tổng thể về tình hình: môi trường sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý chất lượng của doanh nghiệp trước khi cấp phép sử dụng nhãn sản phẩm quốc gia Giấy phép này có giá trị trong hai năm Để bảo đảm các tiêu chí của chương trình luôn được tôn trọng sau hai năm doanh nghiệp phải làm thủ tục xin ra hạn cho hai năm tiếp theo.
Chương trình được tổ chức thực hiện theo ba giai đoạn, đã thực hiện được hai giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện trong năm 2003, giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2004 và đang tổ chức thực hiện giai đoạn 3, phấn đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ
Hiện nay, ngành thuốc thú y của chúng ta hiện đang phải nhập khẩu rất nhiều Trên thị trường hiện nay tràn ngập các sản phẩm thuốc thú y của Trung
Quốc với giá cả rất rẻ, số lượng lại nhiều, hệ thống phân phối thuận lợi cho bà con nông dân, có những sản phẩm chiếm được lòng tin của bà con Có thể nói, sản phẩm thuốc thú y của các công ty trong nước chưa có được sức cạnh tranh cao, thương hiệu sản phẩm thuốc thú y nội chưa có vị trí vững vàng trong tâm trí bà con nông dân Sản phẩm thuốc thú y Hanvet cũng đang gặp phải những khó khăn chung ấy Do đó, em xin đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y Hanvet.
1 Nâng cao hơn nữa nhận thức của công ty về thương hiệu sản phẩm và phát triển thương hiệu sản phẩm Để xây dựng thành công một thương hiệu, công việc đầu tiên và rất quan trọng là tạo dựng được những nhận thức đúng đắn trong toàn thể cán bộ công nhân viên về thương hiệu Phải làm sao để toàn thể công ty từ ban lãnh đạo xuống các nhân viên đều ý thức được một cách rõ ràng vai trò quan trọng của thương hiệu và lợi ích thiết thực mà thương hiệu mạnh mang lại cho công ty cũng như bản thân mỗi nhân viên của công ty Để làm được điều này, công ty phải tổ chức các lớp học, các buổi tập huấn quy củ, khoa học, chuyên nghiệp, đưa tới nhân viên những kiến thức căn bản, có hệ thống Đồng thời qua các khoá học ban đầu, cần có những chương trình đào tạo lại được tổ chức thường xuyên nhằm nhắc nhở lại những kiến thức đã được học cho cán bộ công nhân viên Thời gian qua công ty Hanvet đã tổ chức được khá tốt các lớp học nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong công ty về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cho công ty, nâng tỷ lệ số cán bộ công nhân viên có ý thức về vấn đề này lên 60 %, đây là một tỷ lệ khá cao.Trong thời gian tới công ty phấn đấu nâng tổng số cán bộ công nhân viên đạt kết quả tốt trong kỳ kiểm tra nhận thức về vấn đề thương hiệu lên 100 % Sau khi đạt được kết quả như vậy công ty vẫn phải tiếp tục duy trì các lớp đào tạo này cho các nhân viên mới tuyển, đồng thời có những lớp nhắc lại kiến thức cho các nhân viên cũ.
Hanvet cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên của công ty về thương hiệu sản phẩm trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của doanh nghiệp Công tác đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không phải chỉ là vấn đề được quan tâm trong ngắn hạn, chốc lát. Công ty có thể tham khảo cách đào tạo của các công ty đi trước đã thành công trong lĩnh vực này.
Mục đích đào tạo nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân viên và cả lãnh đạo công ty về vấn đề thương hiệu sản phẩm của công ty không chỉ đừng lại ở việc đạt được kết quả mỗi nhân viên sẽ có ý thức rằng thương hiệu sản phẩm là tài sản vô hình quan trọng, gắn bó mật thiết với sản phẩm tạo nên thành công của công ty Mà cao hơn nữa, sau các khoá đào tạo công ty có nhận thức đúng và định giá đúng giá trị của thứ tài sản vô hình này Từ đó công ty sẽ có chính sách phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý cho phát triển thương hiệu.
2 Tổ chức ra một bộ phận chuyên trách về thương hiệu cho công ty
Tình trạng chung hiện nay ở các doanh nghiệp Việt Nam là hầu hết các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về marketing và thương hiệu sản phẩm Các vấn đề về marketing cũng như thương hiệu sản phẩm của công ty đều do phòng kinh doanh và phòng kế hoạch thị trường đảm nhận Ở Công ty
Cổ phần Dược và Vật tư thú y cũng vậy Hiện tại, phòng thị trường là nơi đảm nhiệm các công việc liên quan tới vấn đề thương hiệu sản phẩm và marketing của công ty Với số lượng nhân viên hạn chế, công việc thì nhiều,các cán bộ phòng thị trường lại không có kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản do đó việc phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty hầu như không có tiến triển Các sản phẩm của công ty chưa có sự thống nhất về chiến lược phát triển thương hiệu, mỗi sản phẩm được quảng bá theo một hướng, và có câu khẩu hiệu riêng, không đồng bộ trong toàn bộ hệ thống sản phẩm của công ty Điều này đòi hỏi công ty phải có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, phải có một phòng ban riêng biệt đảm nhận các công việc liên quan tới thương hiệu sản phẩm Công ty có thể lập ra phòng Marketing với chức năng chuyên đảm nhận các vấn đề về marketing và thương hiệu sản phẩm của công ty Về đội ngũ cán bộ của phòng marketing, công ty có thể tuyển mới hoặc tổ chức tuyển chọn từ các nhân viên có năng lực ở ngay trong công ty sau đó tổ chức đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra Sau khi tổ chức được phòng marketing, công ty vẫn phải cử các cán bộ của phòng đi học định kỳ ở trong và ngoài nước nhằm nắm bắt được những thay đổi của thực tế và cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm Đồng thời, công ty cũng phải quan tâm tới chế độ tiền lương và đãi ngộ đối với các cán bộ phòng marketing Các chế độ này sẽ được công ty quyết định dựa trên tình hình tài chính, khả năng của công ty cũng như xem xét trách nhiệm, áp lực công việc, năng lực cụ thể của các cán bộ phòng marketing Cũng như các nhân viên khác trong công ty, các cán bộ phòng marketing cũng có chế độ thưởng phạt rõ ràng và được tạo điều kiện tốt nhất để họ phát huy hết khả năng.
Sau khi lập ra phòng marketing, công ty cần chú ý tổ chức hoạt động của phòng đồng bộ với hoạt động của các phòng ban khác trong công ty, đảm bảo phòng hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả Điều này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt trong giai đoạn đầu phòng đi vào hoạt động cũng như sự quan tâm đúng mực khi phòng đã đi vào ổn định.
3 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm thuốc thú y của công ty.
Thời gian qua công ty đã tiến hành công tác đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của Hanvet ở thị trường trong nước khá tốt Sắp tới công ty cần tiếp tục đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm mới đồng thời xin gia hạn cho các nhãn hiệu đã đăng ký.
Song song với thị trường trong nước, công ty cần có hướng đưa sản phẩm Hanvet ra thị trường quốc tế Hiện tại sản phẩm của công ty chưa có mặt trên bất cứ thị trường nước ngoài nào, đây là một thiệt thòi khá lớn cho công ty bởi thị trường quốc tế rất rộng lớn, nếu đưa được sản phẩm của công ty ra thế giới công ty sẽ có cơ hội mở rộng thị trường ra rất lớn Để thâm nhập thị trường thế giới, trước hết Hanvet cần xác định thị trường công ty có khả năng thâm nhập nhất Thị trường đầu tiên này rất quan trọng với công ty, nó sẽ là tiền đề, là bước đệm để công ty phát triển ra các nước khác Hanvet có thể lựa chọn Trung Quốc làm mục tiêu thâm nhập đầu tiên bởi Trung Quốc là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu máy móc thiết bị lâu nay của công ty, công ty cũng đã có một số hiểu biết cơ bản và những mối quan hệ bạn hàng nhất định trên thị trường này
Sau khi lựa chọn được thị trường mục tiêu là Trung Quốc, Hanvet cần cử cán bộ sang nước này tìm hiểu thông tin về đặc điểm thị trường tiêu thụ thuốc thú y của Trung Quốc Với thị trường Trung Quốc, các cán bộ của Hanvet có thể liên hệ với những người cung cấp đầu vào mà công ty có mối quan hệ tốt để nhờ họ hướng dẫn cách tiếp cận, tìm hiểu và thu thập thông tin ban đầu về thị trường Trung Quốc Các thông tin cần thu thập bao gồm đặc điểm của thị trường tiêu thụ thuốc thú y Trung Quốc, hệ thống pháp luật của Trung Quốc về quản lý tiêu thụ thuốc thú y, đăng kỹ bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào thị trường và các vấn đề khác có liên quan tại thị trường Trung Quốc.
Kết thúc quá trình tìm hiểu thông tin về thị trường Trung Quốc, công ty sẽ thu thập được những thông tin cần thiết Những thông tin này sẽ là cơ sở để công ty tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Trung Quốc, chuẩn bị đưa sản phẩm của Hanvet thâm nhập thị trường này
Thị trường Trung Quốc sẽ là sự khởi đầu cho quá trình xâm nhập thị trường thế giới của thương hiệu sản phẩm Hanvet, do đó, công ty cũng cần để ý tìm hiểu các thị trường tiềm năng khác để đưa sản phẩm của công ty phát triển rộng rãi ở thị trường quốc tế.
4 Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm thuốc thú y của công ty
Hiện tại Hanvet chưa có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cụ thể nào có hiệu quả cao Do đó công ty cần quan tâm hoàn thiện ít nhất một chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm Hanvet Xây dựng chiến lược thương hiệu sản phẩm thành công không thể trong một sớm một chiều mà đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm, sự học hỏi trong thời gian dài Chiến lược thương hiệu sản phẩm bao gồm cả nghiên cứu thị trường, thiết kế và quản lý thương hiệu.
* Về công tác nghiên cứu thị trường: công ty cần chú trọng tìm hiểu phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt về sản xuất kinh doanh của từng vùng trong cả nước Bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh, thương hiệu của công ty trong lòng khách hàng Công ty cần tăng nguồn ngân sách cho phát triển thị trường Tổ chức hệ thống thông tin nội bộ hợp lý, rút ngắn thời gian truyền tin, giúp các phòng nghiệp vụ nắm cơ hội chớp thời cơ kinh doanh Tổ chức thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác Thông qua công tác nghiên cứu thị trường, thị trường mục tiêu và thương hiệu của công ty trên thị trường mục tiêu sẽ được định vị Từ đó công ty mới đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
* Về công tác thiết kế thương hiệu: công ty cần tiến hành hoàn thiện các yếu tố thương hiệu còn yếu của công ty như bao bì sản phẩm, nhạc hiệu, câu khẩu hiệu … Trong đó, phải đặc biệt quan tâm và đảm bảo bao bì sản phẩm phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tạo sự thuận tiện khi sử dụng sản phẩm, đồng thời đáp ứng được nhu cầu an toàn và chất lượng.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
Bên cạnh những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình, các cơ quan chức năng của nhà nước cũng cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước về vấn đề này.
1 Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện về vấn đề thương hiệu sản phẩm. Để tránh sự chồng chéo hay xung đột giữa các quy định trong các điều luật nói chung và luật sở hữu trí tuệ nói riêng, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống luật pháp đồng bộ và hoàn thiện về các vấn đề liên quan tới vấn đề thương hiệu sản phẩm Nhà nước cần nhanh chóng bổ sung những vấn đề còn thiếu sót, làm rõ những qui định còn mập mờ và có thể gây hiểu nhầm Bên cạnh đó Nhà nước cần cải tiến và giảm thiểu các thủ tục hành chính trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Có như vậy mới tạo ra tâm lý yên tâm, tin tưởng và giảm thiểu sự phiền hà cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ xây dựng, phát triển và đăng ký bảo hộ thương hiệu.
2 Trừng phạt nghiêm khắc các vụ xâm phạm sở hữu trí tuệ
Hiện nay, các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra khá phổ biến và gây ra thiệt hại lớn cho các công ty làm ăn chân chính trong khi mức phạt lại rất thấp, chỉ khoảng 20 triệu đồng nên mức răn đe rất thấp, tỉ lệ vi phạm vẫn không giảm Do đó, Nhà nước cần có những chế tài xử phạt thật nghiêm khắc mới mong giảm thiểu được tình trạng này.
3 Tổ chức kênh thông tin hiệu quả đến doanh nghiệp về các qui định của Nhà nước ta cũng như luật pháp các nước về vấn đề thương hiệu sản phẩm
Không chỉ có chức năng hoàn thiện hệ thống luật pháp trong nước, Nhà nước còn cần phải tổ chức các cuộc hội thảo tuyên truyền tới các doanh nghiệp về các qui định của luật pháp Việt Nam và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tìm hiểu luật pháp của các nước mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm của mình sang, đặc biệt là các qui định liên quan tới vấn đề thương hiệu sản phẩm.
4 Lập ra các trung tâm tư vấn về đăng ký và bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề thương hiệu sản phẩm - một vấn đề còn khá mới mẻ - Nhà nước ta nên lập ra các trung tâm tư vấn quốc gia ở cả trong và ngoài nước thực hiện việc tư vấn những vướng mắc của các doanh nghiệp.