1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Kinh Tế Và Hỗ Trợ Tài Năng Trẻ Việt Nam
Tác giả Hoàng Lê Thùy
Người hướng dẫn Cô Giáo Trần Thanh Tú
Trường học Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 44E
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 101,48 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN (2)
    • 1.1. Tầm quan trọng của phân tích Tài chính doanh nghiệp (2)
      • 1.1.1. Hoạt động tài chính cơ bản của doanh nghiệp (2)
      • 1.1.2. Tầm quan trọng của phân tích Tài chính doanh nghiệp (3)
        • 1.1.2.1. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị (4)
        • 1.1.2.2. Phân tích tài chính đối với các ngân hàng và chủ nợ (5)
        • 1.1.2.3. Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư (5)
        • 1.1.2.4. Phân tích tài chính đối với cơ quan quản lý và người lao động (6)
    • 1.2. Công tác phân tích Tài chính (7)
      • 1.2.1. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp (7)
        • 1.2.1.1. Thu thập thông tin (7)
        • 1.2.1.2. Xử lý thông tin (7)
        • 1.2.1.3. Dự đoán và ra quyết định (8)
      • 1.2.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (8)
        • 1.2.2.1. Thông tin tài chính (8)
        • 1.2.2.2. Thông tin phi tài chính (14)
      • 1.2.3. Nội dung phân tích Tài chính doanh nghiệp (15)
        • 1.2.3.1. Phân tích các tỷ số tài chính (15)
        • 1.2.3.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (27)
        • 1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian (29)
      • 1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp (30)
        • 1.2.4.1. Phương pháp so sánh (30)
        • 1.2.4.2. Phương pháp tỷ lệ (30)
        • 1.2.4.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont (33)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp (34)
      • 1.3.1. Các nhân tố chủ quan (34)
        • 1.3.1.1. Lựa chọn phương pháp phân tích (34)
        • 1.3.1.2. Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích Tài chính (34)
        • 1.3.1.3. Nhận thức của lãnh đạo về công tác phân tích Tài chính (35)
        • 1.3.1.4. Tổ chức hoạt động phân tích tài chính (35)
        • 1.3.1.5. Trình độ cán bộ phân tích (35)
      • 1.3.2. Nhân tố khách quan (36)
        • 1.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành (36)
        • 1.3.2.2. Hệ thống pháp lý (36)
        • 1.3.2.3. Tình hình kinh tế – xã hội (36)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HỖ TRỢ TÀI NĂNG TRẺ VIỆT NAM (DEVYT) (38)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (38)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (38)
      • 2.1.2. Bộ máy tổ chức và cơ chế điều hành của Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (39)
        • 2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý (39)
        • 2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy kế toán (42)
    • 2.2. Công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam.(DEVYT) (43)
      • 2.2.1. Quy trình phân tích tài chính tại công ty Devyt (43)
      • 2.2.2. Thông tin sử dụng phân tích tài chính (44)
      • 2.2.3. Phương pháp phân tích (45)
      • 2.2.4. Các nội dung phân tích đã được thực hiện tại công ty (45)
        • 2.2.3.1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua các báo cáo tài chính (45)
      • 2.2.3. Các nội dung phân tích tài chính ở công ty (50)
        • 2.2.3.1. Chỉ số về khả năng thanh toán (51)
        • 2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (52)
        • 2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời (54)
      • 2.2.5. Đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần DEVYT (55)
        • 2.2.5.1. Kết quả đạt được (55)
        • 2.2.5.2. Hạn chế (56)
  • CHƯƠNG III HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG (59)
    • 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (59)
      • 3.1.1. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính (59)
      • 3.1.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính (60)
        • 3.1.2.1. Hoàn thiện việc lập và tổ chức công tác phân tích tài chính (60)
        • 3.1.2.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá phân tích tài chính (61)
        • 3.1.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (70)
        • 3.1.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính Dupont (76)
    • 3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước (79)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

Tầm quan trọng của phân tích Tài chính doanh nghiệp

1.1.1.Hoạt động tài chính cơ bản của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn tiền tệ tối thiểu nhất định Qúa trình hoạt động kinh doanh từ góc độ tài chính cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh: Tối đa hoá nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay mục tiêu tăng trưởng, phát triển Trong quá trình đó luôn diễn ra sự vận động và chuyển hoá liên tục của các nguồn tài chính ( các quĩ tiền tệ), tạo ra các luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, hoạt động tài chính doanh nghiệp có thể được cụ thể hoá thành những hoạt động cơ bản sau:

Thứ nhất: Tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định về đầu tư dài hạn, về lượng vốn đầu tư và đây chính là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.

Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư được khai thác ở đâu và vào thời điểm nào để có cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?

Thứ ba: Nhà quản trị doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để có các quyết định thu chi phù hợp? Đây là các quyết định tài chính có liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động Chẳng hạn, việc thu tiền từ khách hàng hay việc trả tiền cho nhà cung cấp sẽ được tiến hành theo phương thức như thế nào?

Gắn liền với quá trình phân phối dưới hình thức giá trị để tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp là các mối quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp:

Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, được thể hiện qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động( với các doanh nghiệp nhà nước) và khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp thuế các khoản lệ phí vào ngân sách nhà nước.

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ về vay và cho vay vốn, các quan hệ về đầu tư vốn , quan hệ mua bán vật tư, hàng hoá.

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền công, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; phân chia lợi tức cho các cổ đông; việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp

Từ những vấn đề trên đây, có thể rút ra những kết luận cơ bản như sau:

- Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp.

- Các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính doanh nghiệp.

1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích Tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp Mỗi đối tượng lại quan tâm và theo giác độ và với mục tiêu khác nhau Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm Chính điều đó tạo điều kiện cho phân tích tài chính ra đời , ngày càng hoàn thiện và phát triển , đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính.

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tập hợp thành các đối tượng chính sau đây:

Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: ngân hàng, các tổ chức tài chính , các doanh nghiệp khác.

Các cổ đông hiện tại và người đang muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp.

1.1.2.1 Phân tích tài chính đối với nhà quản trị:

Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và và phát triển doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v Điều đó chỉ được thực hiện khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt nguồn lực cũng giống như việc các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn đều dẫn đến một kết cục cuối cùng là bị phá sản.

Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, đã thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đưa ra các quyết định kinh quản lý doanh nghiệp đúng đắn

1.1.2.2 Phân tích tài chính đối với các ngân hàng và chủ nợ

Mối quan tâm của họ chủ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn.

Phân tích tài chính đối với những khoản nợ dài hạn khác với những khoản cho vay ngắn hạn.

- Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản nợ khi đến hạn trả.

- Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.

Công tác phân tích Tài chính

1.2.1.Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và dự kiến kết quả trong tương lai của doanh nghiệp Do đó, việc phân tích tài chính được tiến hành qua ba giai đoạn :

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp , phục vụ cho chương trình dự toán tài chính Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, về những thông tin số lượng và giá trị Trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý các thông tin đã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin đang ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác

- nhau, phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đặt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.

1.2.1.3 Dự đoán và ra quyết định:

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán và đưa ra các quyết định tài chính Có thể nói mục tiêu phân tích tài chính là đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp đối với người cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về quản lý doanh nghiệp.

1.2.2.Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin : Từ những thông tin bên trong đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị, từ những thông tin tài chính đến những thông phi tài chính Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng

Thông tin tài chính là các thông tin bên trong doanh nghiệp mà cụ thể đó là các báo cáo tài chính Báo có tài chính là các báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Đây là các phương tiện trình bày khả năng sinh lợi, thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính là những báo cáo mang tính chất bắt buộc, do Nhà nước quy định.

Các báo cáo tài chính chủ yếu của doanh nghiệp đó là: Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT ), Báo cáo kết quả kinh doanh ( BCKQK) , Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( BCLCTT ), Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC).

Bảng cân đối kế toán(BCĐKT):

BCĐKT là báo cáo phản ánh tông quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định thường là vào cuối tháng, cuối quí hoặc cuối năm BCĐKT được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý BCĐKT được chia làm hai phần là phần “ Tài sản” và phần “ Nguồn vốn” Mối quan hệ tổng thể giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện tổng thể qua phương trình sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Trong đó phần “ Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hoạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán hiện hành có mẫu như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày tháng năm Đơn vị tính:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn

5 Tài sản ngắn hạn khác

II Tài sản dài hạn.

1 Phải thu dài hạn của khách hàng

2 Tài sản cố định hữu hình

- Giá trị hao mòn luỹ kế

- Giá trị hao mòn luỹ kế

5 Bất động sản đầu tư

6 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

7 Tài sản dài hạn khác

- Vay và nợ ngắn hạn

- Người mua trả tiền trước

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Phải trả công nhân viên

- Phải trả dài hạn người bán

- Phải trả dài hạn nội bộ

- Phải trả dài hạn khác

- Vay và nợ dài hạn

- Thuế hoãn lại phải trả

II Vốn chủ sở hữu

- Vốn đầu tư vốn chủ sở hữu

- Thặng dư vốn cổ phần

- Chênh lệch đánh gía lại tài sản.

- Quỹ đầu tư phát triển

- Quỹ dự phòng tài chính

2 Nguồn kinh phí và quĩ khác

- Quỹ phúc lợi khen thưởng

- Nguồn kinh phí đã hinh thành tài sản cố định.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(BCKQKD).

BCKQKD là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt đông kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp.

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:

Phần này phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

Các chỉ tiêu thuộc phần này trình bày các số liệu về tổng số phát sinh kỳ này, kỳ trước và luỹ kế từ đầu năm.

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Phần này phản ánh tình hình nghĩa vụ với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Các chỉ tiêu thuộc phần này trình bày các số còn phải nộp đầu kỳ, số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã nộp trong kỳ và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm và số còn phải nộp đến cuối kỳ.

Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT của hàng bán nội địa.

Các chỉ tiêu thuộc phần này phản ánh số kỳ này và số luỹ kế từ đầu năm.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ( 10 = 01 - 03 )

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 –11 )

6 Doanh thu hoạt động tài chính

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20+21-22-24-

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (500+40)

15.Thuế thu nhập doanh nghiệp

16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60P-51)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT).

BCLCLTT là báo cáo tổng hợp thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp Kết quả phân tích các luồng tiền vào ra giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Nói cách khác,báo cáo LCTT chỉ ra lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng

- tiền, khả năng thanh toán và thời điểm sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn.

BCLCTT được tổng hợp từ 3 nguồn lưu chuyển tiền ròng, từ 3 hoạt động của doanh nghiệp:

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố chủ quan.

Là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, có tác động chi phối tới kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp Có thể nói tới một số yếu tố như: Lựa chọn phương pháp phân tích; chất lượng thông tin; trình độ cán bộ phân tích; quan điểm , trình độ, phong cách của ban lãnh đạo doanh nghiệp …

1.3.1.1 Lựa chọn phương pháp phân tích

Việc lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Bởi vì ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn còn áp dụng những phương pháp cũ, mang tính khuôn mẫu rập khuôn thậm chí còn áp dụng không đầy đủ và chính xác Các phương pháp chủ yếu được áp dụng hiện nay là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ, nhưng cũng chỉ áp dụng một cách sơ sài Điều đó sẽ dẫn tới một kết quả tất yếu là chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp Việc áp dụng đúng đắn các phương pháp phân tích truyền thống kết hợp với phương pháp phân tích hiện đại sẽ giúp cho phân tích tài chính được chính xác và toàn diện hơn.

1.3.1.2 Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích Tài chính doanh nghiệp

- Đây cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến công tác phân tích Tài chính doanh nghiệp Bởi vì, nếu như nguồn thông tin không đầy đủ và chính xác sẽ đưa đến một kết quả sai lệch hoàn toàn về tình hình tài chính doanh nghiệp, có thể nói chất lượng nguồn thông tin là nền tảng cơ bản của phân tích Tài chính doanh nghiệp

Từ các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà phân tích không chỉ thực trạng tài chính doanh nghiệp mà còn cho biết xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

1.3.1.3 Nhận thức của lãnh đạo về công tác phân tích Tài chính doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp có ban lãnh đạo chú trọng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, luôn yêu cầu doanh nghiệp phải theo dõi sát sao tình hình tài chính của mình và đánh giá điểm mạnh yếu trong công tác kinh doanh thông qua phân tích tài chính thì việc tổ chức công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp sẽ được chú trọng và mang tính bắt buộc.

1.3.1.4 Tổ chức hoạt động phân tích tài chính

Công tác phân tích tài chính cũng giống như bất kỳ công tác nào khác trong doanh nghiệp cần phải được tổ chức một cách có hệ thống và có khoa học để thực hiện tốt các mục tiêu của nó Mọi công việc ở các bước phải được chuẩn bị kỹ càng, có chất lượng, có như vậy phân tích mới có hiệu quả và phục vụ được yêu cầu của quản lý đề ra.

1.3.1.5 Trình độ cán bộ phân tích

Nếu như chỉ đơn thuần là yêu cầu của nhà quản lý hay công tác phân tích được tổ chức tốt nhưng đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp không có năng lực để thực thì công tác phân tích Tài chính doanh nghiệp cũng không được thực hiện một cách triệt để Vì với thông tin chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao thì không đơn giản Từ các thông tin thu thập được cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập bảng biểu Vì là những con số riêng lẻ thì

- không nói lên điều gì, do vậy nhiệm vụ của cán bộ phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp các thông tin và các điều kiện, hoàn thành cụ thể của các doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh điểm yếu cũng như nguyên nhân của nó để từ đó đưa ra được những định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển. Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ cao.

Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài có tác động đến nội dung phân tích Tài chính doanh nghiệp Đó là những vấn đề về pháp lý, tình hình chính trị, các vấn đề về kinh tế – xã hội…

1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đầy đủ là cơ sở để hoàn thiện việc phân tích tài chính của doanh nghiệp Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng cho các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp Thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành mà doanh nghiệp có cái nhìn chính xác vị thế của mình trên thị trường để từ đó có chiến lược kinh doanh thích hợp.

Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên công tác phân tích tài chính, khuyến khích hay hạn chế hoạt độnh kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có thể lựa chọn được phân pháp phân tích phù hợp, tạo điều kiện thống nhất các chỉ trong ngành, trong từng khu vực.

1.3.2.3 Tình hình kinh tế – xã hội

Môi trường kinh tế phát triển ổn định hay không, tăng trưởng hay đang trong thời kỳ suy thoái đều ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp Với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường kinh tế ổn định, các yếu tố của nền kinh tế ổn định, các yếu tố của nền kinh tế thị trường đạt mức độ hoàn thiện nhất định,

- các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn mà không phải lo lắng nhiều mà không phải nhiều về sự thay đổi ở bên ngoài Do đó, doanh nghiệp có thể phân tích tài chính cho một thời kỳ dài, với mục tiêu chỉ là theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp vàđảm bảo doanh nghiệp luôn đi đúng hướng chiến lược đề ra Trong một môi trường kinh doanh không ổn định, thường xuyên có nhiều biến động, doanh nghiệp luôn phải cập nhật thông tin, phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của mình để kịp thời đưa ra được giải pháp bảo đảm cho doanh nghiệp không rơi vào tình trạng thua lỗ hay đóng cửa

Như vậy môi trương kinh doanh cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HỖ TRỢ TÀI NĂNG TRẺ VIỆT NAM (DEVYT)

Tổng quan về Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, tên giao dịch đối ngoại là DEVELOPMENT ECONOMIC JOINT STOCK COMPANY FOR VIETNAMESE YOUNG TALENT, tên viết tắt là DEVYT J.S.C, là công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định khác của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000182 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 12 năm 2000 và được sửa đổi ngày 21/06/2004.

Số vốn điều lệ là 7.5 tỷ đồng, với trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty DEVYT JIC được tổ thành lập nhằm mục đích tổ chức sản xuất kinh doanh tạo nguồn kinh phí cho quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam

Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ trên các lĩnh vực : Xuất Nhập khẩu,cung cấp tư liệu sản xuất kinh doanh, kinh doanh các mặt hàng máy điều hoà không khí và các lĩnh vực bất động sản khác như : sản xuất xe máy, sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu, hoạt động lữ hành nội địa, thực phẩm hàng công nghệ phẩm; đại lý mua; đại lý bán; ký gửi hàng hoá; đại lý môi giới hàng hoá;đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá; kinh doanh phát triển nhà; lắp đặt hệ thống thoát nước; hệ thống điện chiếu sáng; kinh doanh phương tiện, vật tư,thiết bị và các loại phụ tùng khác; kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá

Phòng đại lý vân tải

Ban Giám đốc điều hành

Phòng kế toán Phòng hành chính

Quảng Ninh Chi nhánh TP

Văn phòng đại diện Hải Phòng

Chi nhánh Đông Anh xuất nhập khẩu, mua máy vi tính và các thiết bị văn phòng, mua bán xăng dầu, các loại khí ga hoá lỏng, vật kiệu và chất đốt các loại.

- Về hình thức sở hữu vốn :

Vốn điều lệ của công ty là : 7.519.400.000 Đồng.

Số cổ phần : 75.194 Cổ phần phổ thông

Mệnh giá cổ phần : 100.000 Đồng/ 1 cổ phần

2.1.2.Bộ máy tổ chức và cơ chế điều hành của Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam :

2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC:

- Để đáp ứng ngày càng tốt những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của công ty không ngừng được hoàn thiện Hiện nay bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức như sau : Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của Công ty như : Quyết định điều lệ Công ty cổ phần , bầu các thành viên hội đồng quản trị, quyết định các phương hướng phát triển của Công ty…

Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như: Quyết định chiến lược kinh doanh; quyết định phương án đầu tư; bổ , miễn nhiệm, cách chức giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng…

Ban kiểm soát : Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra trong các cổ đông của Công ty Ban kiểm soát gồm ba thành viên, trong đó phải có ít nhất một thành viên làm trưởng ban, trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát do điều lệ Công ty quy định.

Chủ tịch hồi đồng quản trị: Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

Ban Giám đốc điều hành : Gồm có một Tổng Giám đốc và một Phó Tổng giám đốc Trong đó :

- Tổng Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty

- Phó Tổng giám đốc : Là người giúp Giám đốc quản lý các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chịu và trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

Về nhân viên :Tổng số nhân viên của Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam vào thời điểm hiện tại là 150 người.

Phòng Tổ chức: Thực hiện công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương trong Công ty.

Phòng hành chính: Thực hiện quản lý hành chính; quản lý hồ sơ, văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng; quản lý nhà khách và tổ chức công tác thi đua tuyên truyền.

Phòng kế toán: thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, tính toán chi phí, thu hồi công nợ… đảm bảo cho hoạt động tài chính của Công ty được lành mạnh và thông suốt.

Phòng đại lý vận tải: Giao nhận, vận chuyển hàng hoá.

Các cửa hàng: Thực hiện nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng.

Cơ cấu tổ chức của Công ty là một cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng; trong đó, các phòng ban tổ đội sản xuất thực hiện những nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về công việc mình phụ trách Cơ cấu tổ chức của Công ty không những phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mà còn phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng Mặc dù vậy, trong cơ cấu chức năng của Công ty có những bộ phận thực hiện những chức năng chồng chéo nhau

Mạng lưới chi nhánh của Công ty :

Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động okinh doanh số 03005732 CN 01, ngày 04 tháng 10 năm 2001.

Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện kinh doanh điều hoà, thuốc lá.

Chi nhánh Quảng Ninh: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 220300001, ngày 13 tháng 03 năm 2001

Thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển khẩu, kho ngoại quan bao gồm các mặt hàng: Cao su, thuốc lá, rượu, ô tô, các mặt hàng khô…

Chi nhánh Đông Anh: Thực hiện gia công giấy vở xuất khẩu.

Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, tiêu thụ

Kế toán Nguyên vật kiệu, thành phẩm, tư liệu

Ngoài ra Công ty còn có văn phòng đại diện ở Hải Phòng.

Về nhân viên :Tổng số nhân viên của Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam vào thời điểm hiện tại là 150 người.

2.1.2.2.Cơ cấu bộ máy kế toán

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán là thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về các khoản thu, các khoản chi về các nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ và tình hình sử dụng các khoản kinh phí tại đơn vị

Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán tại Công ty Devyt được phân bổ như sau :

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN :

Công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam.(DEVYT)

và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam.(DEVYT)

2.2.1 Quy trình phân tích tài chính tại công ty Devyt

Công tác phân tích tài chính tại Công ty được thực hiện theo hàng quý, nữa năm hoặc cuối năm, cùng thời điểm lập Báo cáo tài chính Công tác phân tích tài chính do phòng Tài chính – Kế toán đảm nhận nhằm mục đích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, tìm ra những nguyên nhân và những yếu tố tác động đến kết quả đó, xây dựng báo cáo, kế hoạch, chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn, định hướng phát triển cho Công ty trong thời gian tới.

Công tác phân tích tài chính của Công ty được tiến hành theo trình tự sau:

Vào cuối mỗi quý, nữa năm hoặc cuối một năm tài chính Tổng giám đốc sẽ là người chỉ đaọ công tác lập kế hoạch phân tích tài chính của Công ty. Tổng giám đốc chỉ định kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công tác phân tích tài chính và tổ chức các bộ phận thực hiện công tác phân tích.

Tiếp theo, kế toán tổng hợp của Công ty sẽ tổng hợp tất cả các báo cáo chi tiết của các khoản mục kế toán và lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của từng thời kỳ nhất định và trình lên kế toán trưởng duyệt. Tuỳ theo những nội dung phân tích tài chính chủ yếu mà Tổng giám đốc yêu cầu kế toán trưởng sẽ phân công cụ thể cho từng nhân viên của các nội dung liên quan đến lĩnh vực mà họ phụ trách.

Sau khi hoàn tất công việc phân tích phân tích các nội dung cụ thể thì kế toán trưởng sẽ tổng hợp thành một bản báo cáo về tình hình tài chính chung của Công ty và trình lên Tổng giám đốc Tổng giám đốc sẽ là người kiểm tra và đánh giá về các bản báo cáo, đó sẽ là cơ sở để Tổng giám đốc đưa ra các quyết định về quản lý tài chính và hoạt động của Công ty.

2.2.2 Thông tin sử dụng phân tích tài chính.

Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính của công ty chủ yếu là các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp,đó là các thông tin thu được từ các báo cáo tài chính:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Báo các lưu chuyển tBảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết qiền tệ.

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Công ty cổ phần DEVYT đã sử dụng 2 phương pháp chủ yếu đó phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh để thực hiện công tác phân tích tài chính.

2.2.4.Các nội dung phân tích đã được thực hiện tại công ty.

2.2.3.1.Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua các báo cáo tài chính a Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31/12/2004 Đơn vị tính : VNĐ

A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

II Các khoản phải thu 6.292.013.418 10.166.884.148 8.735.965.282

IV Tài sản lưu động khác 620.440.336 1.813.646.718

B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 7.965.366.531 9.254.550.914 8.139.810.562

1 Tài sản cố định hữu hình 450.508.353 366.359.982 246.195.422

2 Tài sản cố định vô hình 2.931.440.000 2.931.440.000 -

II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.451.035.233 4.451.035.233 4.805.981.634 III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 132.382.945 243.506.485 1.452.688.656

IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - - -

Chi phí trả trước dài hạn - 1.262.209.214 1.634.944.850

4 26.347.484.203 46.241.261.727 NGUỒN VỐN a Nợ phải trả 18.940.768.17

B Nguồn vốn chủ sở hữu 439.655.165 10.797.266.833 8.581.669.514

(Nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003, 2004)

Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của cônn ty theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó Căn cứ BCĐKT chúng ta có thể xem xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty.

Về tài sản: Tỷ trọng TSLĐ chiếm từ 77.14% trở lên so với tổng tài sản và có xu hướng ngày càng tăng lên Đây là một đặc trưng của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ là tỷ trọng TSCĐ/ TS rất nhỏ Trong khi đó tỷ lệTSLĐ đặc biệt là các khoản phải thu và dự trữ lại chiếm một tỷ trọng rất lớn.

- Đối công ty DEVYT tỷ lệ TSCĐ/TS qua 3 năm có xu hướng ngày càng giảm mạnh, năm 2002 là 22.86%, đến năm 2003 là 16.7%, năm 2004 chỉ còn 0.6%. Nguyên nhân của tình hình này một phần là do đầu tư cho tài sản cố định giảm sút mạnh, năm 2004 là 246195422đ so với năm2003 là 3297799982đ giảm 92.52% , mặt khác do tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên đáng kể Phân tích thành phần tài sản lưu động có thể thấy.

CƠ CẤU TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY DEVYT

Tiền 1.561.945.156 13.68 1.008.035.799 5.9 3.999.490.440 10.5 Các khoản phải thu

5 (Nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003, 2004)

Tỷ lệ các khoản phải thu luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản lưu động năm 2002 là 55.12%, năm 2003 là 59.5%, sỡ dĩ có tỷ lệ cao như vậy là do chiến lược tiêu thụ hàng hoá của công ty trong giai đoạn hiện tại nhằm thu hút khách hàng, công ty đang hướng vào các đơn vị bán buôn từ đó bán cho các khách hành nhỏ lẻ khác Do đó, khách hành của công ty cũng chưa thể thanh toán cho công ty ngay lập tức mà phải đợi thời gian sau khi các khách hành thanh toán cho mình rồi mới có thể thanh toán cho công ty Đến năm

2004 tỷ lệ thanh toán khoản phải thu giảm chỉ chiếm 23%, tình hình này một mặt là do công ty đã thu hồi một phần các khoản phải thu, mặt khác do sự gia

- tăng tài sản lưu động trong đó khoản mục dự trữ có sự gia tăng lớn nhất Nhìn chung tỷ lệ này của công ty là tương đối cao và cần có biện pháp để thu hồi bớt các khoản phải thu, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Khoản mục dự trữ cũng chiếm tỷ trọng cao năm 2002 là 25.76%, năm

2003 là 24% đến năm 2004 có sự gia tăng đột biến 64% Tỷ lệ này cho thấy hành hoá tồn kho tăng do thời điểm lập báo cáo cũng gần dịp tết nên lượng hàng dự trữ của Công ty là rất lớn. Đối với khoản mục bên nguồn vốn ta thấy tỷ trọng VCSH/ tổng NV thấp và có sự biến động không ổn định.

Năm 2002 tỷ lệ VCSH/ NV là 2.27% và Nợ phải trả/Nguồn vốn là 97.73% tỷ lệ nợ vay rất lớn và tỷ lệ VCSH nhỏ Điều này cho thấy công ty rất có lợi thế trong việc chiếm dụng vốn và được hưởng một khoản lớn tiết kiệm thuế từ lãi vay Tuy nhiên tỷ lệ này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của công ty hơi thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cho các kỳ kinh doanh tiếp theo Năm 2003 công ty có tỷ lệ Nợ/VCSH khá cân bằng tỷ lệ nợ là 59.02% và tỷ lệ VCSH là 40.98% Năm 2004 tỷ lệ VCSH lại có sự sụt giảm xuống còn 18.56% và tỷ lệ nợ vay tăng lên 81.44%. b Phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích BCKQKD giúp các nhà phân tích thấy được sự biến động của cơ cấu tài sản, nguồn vốn và khả năng tài chính cũng như những tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị: đ

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

0 Lợi nhuận gộp 19.805.110.000 17.997.088.400 17.774.466.000 Chi phí bán hàng 6.153.582.051 7.197.094.564 8.404.891.419 Chi phí quản lý DN 1.043.214.986 1.240.192.256 1.724.396.034 Chi phí hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Thuế thu nhập doanh nghiệp

(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)

Tổng doanh thu: tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2003 tăng 11.95% so với năm

2002, năm 2004 tăng 29.73% so với năm 2003

Doanh thu thuần : tương ứng với tốc độ tăng của tổng doanh thu thì doanh thu thuần cũng tăng dần qua 3 năm

Giá vốn hàng bán : Khoản mục này tăng nhanh qua các năm : Năm

2003 tăng 12.77% so với năm 2003 trong khi doanh thu tăng 11.95%, năm

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam

Cổ phần Phát triển Kinh tế và Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam

3.1.1.Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích bao gồm các thông tin từ bên ngoài và thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, có thể nói các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp Chính vì vậy những thông tin được sử dụng cần phải phản ánh chính xác tình hình tài chính bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp, cần tạo nên một luồng thông tin thông suốt liên tục giữa bộ phân phân tích tài chính và bộ phận tổng hợp, lập Báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán.

Với các thông tin bên ngoài doanh nghiệp muốn nắm bắt được kịp thời bộ phận tài chính cần được liên thông với các ban chức năng khác : Phòng thị trường, phòng đầu tư và phát triển…và đặc biệt cần phải trực tiếp tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình hình kinh tế chung.

Với các thông tin bên trong doanh nghiệp hay cụ thể là các thông tin tài chính thì một đòi hỏi bức thiết hiện nay là công ty cần phải lập đầy đủ các báo cáo tài chính Điều đó có nghĩa kế toán cần phải hoàn thiện để đưa vào sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến các luồng tiền vào ra trong Công ty, tình hình tài trợ đầu tư bằng tiền của Công ty trong từng thời kỳ Khi đó cán bộ phân tích sẽ không còn gặp khó khăn trong việc phân tích đánh giá khả năng tạo ra luồng tiền trong tương lai cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính liên quan đến các khoản thu chi bằng tiền của Công ty Việc cung cấp đầy đủ các thông tin phải đồng thời với việc đảm bảo tính chính xác, chân thực của nguồn thông tin.

Trong tình hình các doanh nghiệp ở nước ta còn coi nhẹ việc lập đầy đủ các Báo cáo tài chính thì việc Công ty lập đầy đủ các Báo cáo tài chính sẽ thể hiện sự quy củ trong công tác quản lý tài chính, nó giúp cho Công ty có đủ cơ sở số liệu để hoàn thiện nội dụng phân tích tài chính và từ đó nâng cao vai trò của phân tích tài chính trong hoạt động chung của Công ty

3.1.2 Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính.

3.1.2.1 Hoàn thiện việc lập và tổ chức công tác phân tích tài chính

Tổ chức Phân tích tài chính là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính Phân tích tài chính phải được tổ chức khoa học hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính của công ty và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng.

Hiện nay, Công ty Devyt đã chú ý đến công tác phân tích tài chính nhưng công tác này mới chỉ được thực hiện một cách đơn giản chưa đầy đủ và hệ thống Việc thực hiện phân tích tài chính chủ yếu được trình bày thông qua thuyết minh Báo cáo tài chính với việc tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng, quy trình phân tích còn hết sức đơn giản Thời gian tới để hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính Công ty có thể thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Lập kế hoạch phân tích Đây là giai đoạn đầu tiên, là một khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính Giai đoạn lập kế hoạch phân tích được tiến hành chu đáo, chuẩn bị chuẩn xác sẽ giúp các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tôt Vì vậy, giai đoạn này được coi là giai đoạn chuẩn bị.

Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập tìm hiểu.

Bước 2: Giai đoạn tiến hành phân tích

- Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch Tiến hành phân tích bao gồm các công việc cụ thể như sau:

- Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu

- Tính toán các chỉ tiêu phân tích

- Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

- Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tổng hợp kết quả rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bước 3: Giai đoạn kết thúc Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích Trong giai đoạn này cần tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Viết báo cáo phân tich tài chính.

- Hoàn chỉnh hồ sơ phân tich.

3.1.2.2.Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá phân tích tài chính

Báo cáo phân tích tài chính của Công ty cổ phần Devyt đã đề cập đến một số chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ đầy đủ Do vậy, em xin đề xuất thêm chỉ tiêu phân tích tài chính để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của Công ty.

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty

Nhóm chỉ tiêu này đã được Công ty thực hiện phân tích nhưng chưa thật đầy đủ và chưa phản ánh được hết các khía cạnh về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.

Phân tích cơ cấu tài sản.

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2002/2003 Năm 2004/2003

Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền trọng tiền lệ tiền lệ

A Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn 11.415.056.813 58.9 17.092.933 289 64.88 38.101.451.165 82.397 567787647

I Tiền và tơng đơng tiền 1.561.945.156 8.059 10.166.884.148 38.59 3.999.490.440 8.6492 860493899

II.Đầu t tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - -

III.Các khoản phải thu 6 292.013.418 32.47 10.166.884.148 38.59 8.735.965.282 18.892 387487073

2 494.445 V.Tài sản lưu động khác 620.440.336 3.201 1.813.646.718 6.884 967.799.867 2.0929 119320638

B.Tài sản cố đinh và đầu t dài hạn 7.965.366.531 41.1 9.254.550.914 35.12 813.9810.562 17.603 128918438

II.Tài sản cố định 3.381.948.353 17.45 3.297.799.982 12.52 246.V195.422 0.5324 -84148371 -

III.Bất động sản đầu t - - - - - - - - - -

IV.Đầu t tài chính dài hạn 4.451.035.233 22.97 4.451.035.233 16.89 4805981634 10.393 0 0 354946401 7.97447 V.Tài sản dài hạn khác 132.382.945 0.683 243506485 0.924 1452688656 3.1415 111123540 83.941 1209182171 496.571

4 75.5054(Nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003, 2004)

Phân tích tài sản của Công ty ta thấy: Tổng tài sản tăng mạnh qua các năm: năm 2003 tăng 6.967.060.859đ tức 35.95% so với năm 2002, năm 2004 tăng 19.893.777.524đ tức 75.5% so với năm 2003 Trong đó, nguồn tài sản lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Công ty và tỷ trọng này có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm, cụ thể: năm 2002 tài sản lưu động của Công ty là 11.415.056.813 đồng chiếm 58.9% tổng tài sản, năm

2003 tăng lên 5.677.876.476 đồng tức tăng 49.74% so với năm 2002, năm

2004 tăng 21.008.517.876 đồng tức tăng 122.9% so với năm 2003 Đây một phần là do đặc trưng của doanh nghiệp là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên tỷ lệ tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ lệ cao Điều này sẽ dẫn đến tỷ trọng tài sản cố định sẽ giảm dần trong tổng tài sản: năm 2002 tỷ trọng này là 41.1%, năm 2003 giảm xuống còn 35.12%, năm 2004 chỉ còn 17.6% Mặt khác, sự gia tăng của tài sản lưu động còn do khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản và tăng nhanh qua các năm: năm 2002 giá trị hàng tồn kho là 2.940.648.903 đồng chiếm 15.57% tổng tài sản, năm 2003 giá trị này là 4.104.36.624 đồng chiếm 15.57% tổng tài sản tức tăng lên 1.163.717.721 đồng hay tăng 39.57 % so với năm 2002, năm 2004 có sự gia tăng đột biến hàng tồn kho với giá trị là 24.398.195.556 đồng chiếm 52.7% tổng tài sản, tức tăng 20.293.828.932 đồng hay 494% so với năm 2003 Sự gia tăng quá nhanh về hàng tồn kho là một dấu hiệu không tốt về khả năng tiêu thụ hàng hoá, tuy nhiên do đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, trong đó có nhiều mặt hàng mang tính thời vụ như mặt hàng điều hoà một mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty thường chỉ tiêu thụ được vào mùa hè Các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản: năm

2002 tỷ trọng này là 32.46%, năm 2003 là 38.58% giá trị khoản mục này tăng61.58% so với năm 2002, năm 2004 tỷ trọng này có giảm xuống còn 18.89 %,thông qua các tỷ lệ này có thể thấy được chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp là thắt chặt hay nới lỏng.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2003/2002 Năm 2004/2003

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

B Nguồn vốn chủ sở hữu 439.655.165 2.26855

II Nguồn kinh phí và quĩ khác - - - - 54335967 0.1175

Nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2002,2003,2004

Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ trọng các khoản nợ phải trả luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn và có sự biến động không ổn định.

Năm 2003 khoản nợ phải trả là 18.940.768.179 đồng chiếm tới 97.73% tổng nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có 439.655.165 đồng chiếm 2.27% tổng nguồn vốn Tỷ lệ này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là hơi thấp, đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đó là nguồn vốn kinh doanh huy động từ nguồn vốn tín dụng là chủ yếu Năm 2004 tình hình trên được cải thiện hơn khoản nợ phải trả giảm xuống còn 15.550.217.370 đồng chiếm 59% tổng nguồn vốn, giảm 17.9% so với năm 2002, đồng thời vốn chủ sở hữu tăng lên 10.797.266.833 đồng chiếm 41% tổng nguồn vốn, tăng 54.68% so với năm

Một số kiến nghị với Nhà nước

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý Tầm quan trong của phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng được khẳng định nên các doanh nghiệp phải xúc tiến tiến hành các biện pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của mình Các giải pháp được đề xuất ở trên là những việc làm thiết thực đối với Công ty Tuy nhiên để tạo động lực, điều kiện cho Công ty thực hiện các giải pháp này thì nhà nước cũng cần có phải có các quy định, chính sách cụ thể về việc lập các báo cáo tài chính tạo cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp Đồng thời Nhà nước cũng cần có các chính sách phát triển thị trường tài chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Các Báo cáo tài chính thực hiện chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm Đó không chỉ là các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan mà còn là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai…Chính vì vậy nhu cầu bức thiết hiện nay là phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cả về nội dung, kết cấu, số lượng báo cáo, kỳ lập và kỳ nộp báo cáo….Để thực hiện được các yêu cầu đó thì báo cáo tài chính cần phải nghiên cứu ban hành các chế độ kế toán phù hợp, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ việc lập Báo cáo tài chính theo một trình tự thống nhất Trong công tác PTTC hiện nay của công ty Devyt, do chưa có các chỉ tiêu trung bình ngành nên chưa thể hiện so sánh để đánh giá tình hình TCDN mình với các DN khác hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Đây là tình trạng không chỉ riêng đối với công ty Devyt mà là tình trạng chung đối với các DN ở nhiều nghành khác nhau Do vậy, đề nghị

Bộ tài chính cùng các bộ chủ quản triển khai nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành góp phần hoàn thiện công tác PTTC ở các doanh nghiệp

Một vấn đề nữa cần được quan tâm với các doanh nghiệp hiện nay đó là sự yếu kém về cả nội dung phân tích và trình độ của cán bộ PTTC Do đó,

Bộ tài chính cần phối hợp với các bộ ngành liên quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn tại doanh nghiệp

Việc đi vào hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố

Hồ chí minh ngày 20/7/2000 đã đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán nước ta Đây thực sự là một điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và có thể huy động vốn qua nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách…để thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung ngày càng phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập trong khu vực và trên thế giới Đồng thời, thiết lập các cơ quan chuyên trách cung cấp các thông tin về thị trường tiền tệ, thông tin về thị trường nước ngoài…Đây sẽ là sự hỗ trợ tích cực cho quá trình phân tích tài chính và ra quyết định của các doanh nghiệp Tạo một môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi và mở rộng quan hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau.

Ngày đăng: 25/07/2023, 10:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối kế toán hiện hành có mẫu như sau: - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
Bảng c ân đối kế toán hiện hành có mẫu như sau: (Trang 10)
Bảng phân tích cơ cấu tài sản - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
Bảng ph ân tích cơ cấu tài sản (Trang 20)
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
Bảng ph ân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 21)
BẢNG KÊ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN. - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
BẢNG KÊ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN (Trang 29)
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC: - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC: (Trang 39)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN : - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN : (Trang 42)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 45)
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN (Trang 62)
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
Bảng ph ân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 65)
Bảng tài trợ - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần phát triển kinh tế và hỗ trợ tài năng trẻ việt nam
Bảng t ài trợ (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w