GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THAN VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LĨNH VỰC KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THAN VIỆT NAM
MẠI THAN VIỆT NAM 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Lĩnh vực kinh doanh du lịch của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam) đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX, khởi đầu là một số cở sở nhà nghỉ phục vụ CBCNV Mỏ nghỉ ngơi, điều dưỡng phục hồi sức khỏe Tiến lên một bước là xây dựng khách sạn liên doanh đầu tiên trong ngành (Heritage Hà Nội rồi Heritage Hạ Long).
Sau khi Tổng Công Ty Than ra đời với nghị định 27/CP của Chính Phủ, du lịch đã trở thành một ngành kinh doanh chính thức của Tổng Công ty trên con đường phát triển đa ngành lấy nền tảng Than.Vì thế, ngày 25 tháng 9 năm
1996 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 2778/QĐ - TCCB thành lập Công ty Du lịch Than Việt Nam trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam. Công ty Du lịch Than Việt Nam là doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, hạnh toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo qui định Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế : Vinacoal Tourist Service Company
Trụ sở chính số 108 Đường Lê Duẩn - Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Trong điều kiện Công ty mới thành lập, cơ sở vật chất, nguồn lực còn nhiều khó khăn lại bị ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á
(1997, 1998) và theo đó là ảnh hưởng trực tiếp khó khăn của ngành Than
(1998, 1999), Công ty cũng đã có những cố gắng ban đầu hình thành bộ máy tổ chức, các cơ sở kinh doanh: khách sạn, chi nhánh, các phòng du lịch và đã được một số kết quả đáng kể trong điều kiện khó khăn đó Tuy nhiên, cho đến nay so với yêu cầu đặt ra của Tổng Công ty và nhu cầu du lịch của CBCNV ngày một tăng thì kết qủa đó chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí, vai trò vốn có của du lịch Than Việt Nam và còn đạt ở mức thấp về trình độ và uy tín so với các công ty du lịch đã có hàng chục năm của ngoài ngành ngay trên địa bàn Hà Nội và Quảng Ninh.
Công ty Du lịch Than Việt Nam mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thương mại nên đã đổi tên thành Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam số 1381/QĐ - HĐQT ngày 13 tháng 12 năm 2001 từ ngày 16/12/2001, viết tắt Công ty VTTC. Để xây dựng và phát triển Tập đoàn Than thành một tập đoàn kinh tế đa ngành trên nền tảng của Than, Tổng Công ty Than Việt Nam đã xây dựng “Đề án phát triển Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam” giai đoạn 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2010 và đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt bằng quyết định số 20/2003/ttg ngày 29/01/2003 Trong đó, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ định hướng “Phát triển ngành Than phải gắn với phát triển kinh tế xã hội, du lịch, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên các địa bàn vùng Than” Tiếp đó, ngày 03/04/2003 Thủ Tướng cũng phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam giai đoạn 2003 - 2005 (quyết định số
368 QĐ/ttg) Vì thế, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 104/2004/QĐ-BCN ngày 30 tháng 9 năm 2004 chuyển Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế : Vinacoal Tourism and Trading joint Stock company.
Trụ sở chính số 226 Đường Lê Duẩn - Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Điện thoại : 045.180.079 - 048.510.413
1.1.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty
Nhìn chung từ khi thành lập cho tới năm 2005, Công ty được chia thành hai giai đoạn phát triển với các ngành nghề kinh doanh tương ứng sau:
Giai đoạn 1: Từ khi thành lập năm 1996 đến ngày 30 tháng 10 năm
2004, tên là Công ty Du lịch Than Việt nam sau đổi thành Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam là công ty Nhà nước, doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định Nhà nước Công ty Du lịch và Thương mại hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 111341 ngày 28/11/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, với các ngành nghề:
- Kinh doanh du lịch lữ hành.
- Kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư và phát triển du lịch.
- Xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp phục vụ kinh doanh.
- Xuất khẩu lao động trực tiếp và chuyên gia.
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và đời sống.
- Nhập khẩu ủy thác và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng.
- Sản xuất, gia công và lắp ráp thiết bị, dụng cụ sản xuất và tiêu dùng.
Giai đoạn 2: Từ ngày 1 tháng 11 năm 2004 đến nay, Công ty có tên là
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng kí kinh doanh, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 67,86% vốn điều lệ Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 10103005779 ngày 01/11/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với các ngành nghề kinh doanh gồm:
- Kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước.
- Kinh doanh khách sạn, ăn uống, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, dịch vụ du lịch.
- Dịch vụ xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, chuyên gia và dịch vụ học sinh du học nước ngoài.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác và xuất nhập khẩu trực tiệp vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị phục vụ du lịch, sản xuất và đời sống.
- Chế biến và kinh doanh than.
- Sản xuất gia công, lắp ráp thiết bị, dụng cụ sản xuất và tiêu dùng.
Trong giai đoạn này, Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nhiều lĩnh vực mới như: kinh doanh lữ hành quốc tế, dịch vụ học sinh du học nước ngoài, chế biến và kinh doanh than Điều này là hoàn toàn hợp lí.
Sự phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn trong những năm gần đây làm nhu cầu ra nước ngoài để học tập, công tác và du lịch của CBCNV trong Tập đoàn ngày một tăng, Công ty đã biết tận dụng cơ hội mới này để hình thành nên những ngành nghề kinh doanh vừa trực tiếp đáp ứng nhu cầu của chính CBCNV trongTập đoàn và cũng là để Công ty mở rộng phát triển hòa mình vào xu thế phát triển chung của đất nước.
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Khối các CN VP đai diện Khối thương mại, nhà hàng dịch vụ khác
Khối khách sạn, đơn vị phục vụ Trung tâm lữ hành quốc tế
Khối các phòng quản lý
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam có quy mô hoạt động tương đối lớn, được tổ chức bộ máy hoạt động theo mô hình trực tuyến, đứng đầu là Hội đồng quản trị, HĐQT chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty trước các Cổ đông và các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty Giúp việc cho HĐQT có ban Giám đốc điều hành, họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động quản lý chung của toàn Công ty Dưới ban Giám đốc là các khối chức năng, mỗi khối thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc của Công ty.
Bộ máy hoạt động của Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Hình 1.1 Mô hình tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam
Các phòng Các phòng Các K.sạn Các cửa hàng Các chi nhánh Đội xe khách Xí nghiệp KD P.KDTM Đại diện
(Nguồn: Đề án phát triển Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại giai đoạn
Nhiệm vụ chủ yếu của từng khối chức năng cụ thể như sau:
Khối các phòng quản lý:
- Thực hiện đầy đủ, đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực chuyên môn.
- Các phòng phối hợp hoạt động với nhau và với các khối chức năng khác để hoàn thành tốt nhất mục tiêu cuả Công ty.
Trung tâm lữ hành quốc tế: bao gồm hai bộ phận:
+ Tìm hiểu khai thác thị trường trong và ngoài ngành.
+ Làm thủ tục, visa cho các đoàn du lịch.
+ Đặt vé máy bay theo yêu cầu.
- Trung tâm điều hành tour
+ Lập các tour du lịch: Số ngày lưu trú, địa điểm lưu trú, … + Tiến hành định giá các tour trong phù hợp với sự biến động của thị trường.
+ Quản lý, điều hành đội xe chuyên chở, đưa đón khách du lịch.
Khối khách sạn, đơn vị phục vụ:
- Tiến hành hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Kinh doanh vật tư, hàng hóa, dụng cụ, hàng tiêu dùng phục vụ du lịch, sản xuất và đời sống.
Khối thương mại, nhà hàng dịch vụ khác:
- Được phép của Tổng Công ty Than Việt Nam liên kết, liên doanh với các nhà sản xuất nước ngoài tham dự đấu thầu, cung cấp, nhập khẩu ủy thác các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng khai thác mỏ hoặc các ngành công nghiệp khác sản xuất bởi các hãng như: Caterpillar (Mỹ); Komatsu (Nhật Bản); Volvo(Thụy Điển); Kawasaki (Nhật Bản); Ingersoll-Rand (Máy khoan Mỹ); Tamrock(Máy khoan Thụy Điển); Cummins (Động cơ Mỹ)
- Được chỉ định riêng của Tập đoàn cung cấp và kinh doanh những mặt hàng sau để phục vụ công tác sản xuất của ngành: Các loại phụ tùng cho thiết bị khai thác mỏ sản xuất bởi các hãng : Komatsu; Volvo; Hitachi; Kobelco và Texex (Anh):
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỀN SỰ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KINH
DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY 1.2.1 Nhân tố bên trong công ty
1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Từ xem xét mô hình hoạt động của Công ty (hình 1.1 - trang 14), thấy kinh doanh du lịch và khách sạn của Công ty được thực hiện tại ba bộ phận là:
Trung tâm lữ hành quốc tế
Các chi nhánh và văn phòng đại diện
Các bộ phận này hoạt động độc lập với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của một Phó giám đốc phụ trách về du lịch lữ hành thuộc Ban giám đốc Công ty Trong một công ty mà có tới ba bộ phận độc lập cùng kinh doanh lĩnh vực du lịch lữ hành, lại trên gần như cùng địa bàn, dẫn đến việc tiếp nhận, xử lý thông tin bị “trùng lặp” nên việc ra các quyết định có phần “chồng chéo” đặc biệt là trong mảng nội địa Thêm vào đó Công ty còn áp dụng hình thức trả lương “theo doanh số” điều này khuyến khích các bộ phận làm việc hăng hái tích cực hơn Nhưng nếu cùng làm việc trong cùng một địa bàn thì việc hỗ trợ và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận đã “hạn chế” do bởi mô hình tổ chức nay lại “càng hạn chế hơn” bởi hình thức trả lương này trên.
Hiện nay, Công ty chưa xây dựng một đội ngũ marketing riêng biệt, mà các khối hoạt động tự phân chia, các thành viên được giao nhiệm vụ tự đi tìm đối tác và nghĩ ra các phương hướng marketing tùy vào từng hoàn cảnh.
Nhận xét chung về bộ máy quản trị của Công ty:
- Hình thành được bộ máy hoạt động tại ba trung tâm lớn trong cả nước là Hà Nội, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ở mỗi bộ phận đều phân rõ trách nhiệm cho từng nhân viên.
- Đội ngũ nhân viên đa phần có trình độ và được đào tạo khá bài bản
- Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực du lịch gần mười năm nên tích lũy được một số kinh nghiệm.
Tuy vậy vẫn có một số tồn tại:
- Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý rất phức tạp, đan xen nhau, thiếu sự nhất quán, đặc biệt là trong mảng nội địa từ văn phòng đến chi nhánh và khách sạn độc lập “mạnh ai người ấy làm”.
- Trình độ quản lý ở các cơ sở đang là vấn đề lớn đối với Công ty Còn mang nặng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, nên bộ máy còn trì trệ và chưa được năng động.
- Bộ phận marketing của Công ty nằm ngay trong các phòng nghiệp vụ làm cho hoạt động marketing gắn liền vời hoạt động chuyên môn của từng phòng, khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn; song nhiều khi có sự chồng chéo giữa hai bộ phận nghiệp vụ là Thương mại và Du lịch và cả trong từng mảng hoạt động cũng không ngoại trừ.
Công ty có trụ sở tại Hà Nội, các chi nhánh tại Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, tại các nơi làm việc công ty hầu như đều trang bị đầy đủ thiết bị để tiến hành các hoạt động kinh doanh và giao dịch trong công việc. Khoảng trên 50% nhân viên đều có máy tính riêng, các máy tính làm việc đều được hòa mạng nội bộ doanh nghiệp có kết nối internet ADSL Mỗi văn phòng hầu hết đều có máy in, máy fax Cả Trung tâm lữ hành quốc tế chỉ gồm hai phòng nghiệp vụ được bố trí cạnh nhau được bố trí “quá đơn sơ” chưa giống với một Trung tâm du lịch có tầm cỡ của Tập đoàn, mỗi phòng trang bị bốn máy tính cùng các thiết bị văn phòng khác Nhưng cả hai phòng chỉ được trang bị một máy in và một máy fax Rõ ràng, là để phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tại văn phòng Công ty các trang thiết bị còn chưa đầy đủ Tại các chi nhánh thì tình hình trang thiết bị cũng còn thiếu nhiều, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty.
Hiện nay, Công ty đang quản lí hai khách sạn là Vân Long và Biển Đông tại Quảng Ninh (với 121 phòng các loại đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng) Vừa làm du lịch lữ hành lại vừa có khách sạn tại thị trường chính, đây là một điểm thuận lợi rất lớn mà không phải công ty kinh doanh du lịch nào cũng có được Tuy nhiên, hai khách sạn này đã trong tình trạng xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách nên chưa trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty Nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu vốn kinh doanh đã kéo dài nhiều năm tại Công ty.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch: gồm một đội xe với bốn xe du lịch, đã sử dụng được chín năm, tương đối cũ hao phí nhiên liệu và sửa chữa lớn lên giá thành vận chuyển cao, khó cạnh tranh.
Cùng với sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của Công ty hiện nay là một đòi hỏi cấp bách Đối với cán bộ quản lý cần có kiến thức tổng hợp giỏi về tiếp thị, tổ chức ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ khách sạn, lữ hành Việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch cần chú trọng đến kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa dân tộc mình và dân tộc khác.
Từ 2003 đến nay, Công ty đã tuyển thêm 30 nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp du lịch trong cả nước, góp phần tăng cường đội ngũ lữ hành quốc tế thay thế số nghỉ hưu và kém năng lực ở các khách sạn và bộ phận kinh doanh du lịch lữ hành Ngoài ra, Công ty còn rất quan tâm tới tạo động lực khuyến khích người lao động qua các hình thức khen thưởng bằng tiền và hiện vật.
Về chuyên môn nghiệp vụ: toàn Công ty có gần 300 lao động trong đó kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ ăn uống là 73%; thương mại là 9% và quản lý là 18%.
Tiền thân là công ty du lịch của ngành Than, Công ty đã có những cố gắng để nâng cao chất lượng của đội ngũ làm du lịch Có thể đánh giá chung về đội ngũ làm du lịch của Công ty theo bảng số liệu được trình bày dưới đây:
Bảng 1.4 Cơ cấu lao động trong lĩnh vực du lịch so với tổng số
Riêng lĩnh vực du lịch
% so du lịch với tổng số
(Nguồn: Báo cáo tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy tháng 12/2005)
Từ bảng số liệu trên nhận thấy lao động của Công ty chủ yếu là những người làm du lịch, chiếm một phần quan trọng luôn đạt 60% so với tổng số lượng lao động trong Công ty Về trình độ chuyên môn chủ yếu là đại học và cao đẳng (đã tốt nghiệp chuyên nghành khách sạn và du lịch) chiếm tới 61,9%, trình độ ngoại ngữ trung bình chiếm 60%, Trung văn chiếm 54,1% so với toàn Công ty.
Nhìn chung, đội ngũ làm du lịch trong Công ty là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và là những người có kinh nghiệm gần mười năm công tác Đây là một điểm rất thuận lợi giúp Công ty vượt qua những khó khăn trong gần mười năm tồn tại và phát triển của mình Nhưng chất lượng các sản phẩm du lịch của Công ty chưa được cao Điều này cũng dễ nhận thấy do kỹ năng nghề nghiệp của CBCNV làm du lịch chưa có sự phát triển tương xứng với ngành Yêu cầu đặt ra là cần phải đào tạo để đội ngũ những người làm du lịch có kỹ năng nghề nghiệp cao hơn Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển và hòa nhập của Công ty trong tương lai.
1.2.1.4 Khả năng Marketing trong du lịch của Công ty
THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY 2.1.1 Sản phẩm lữ hành của Công ty
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam được thành lập năm 1996 Với mục đích chủ yếu là phục vụ CBCNV Mỏ nghỉ ngơi, điều dưỡng phục hồi sức khỏe Các chương trình tour du lịch của Công ty ban đầu rất ít chỉ có khoảng 5 tour du lịch chính với nội dung tham quan Hà Nội, QuảngNinh Cùng với sự phát triển của ngành Than và khoáng sản, Công ty cũng có những bước chuyển biến không ngừng Số lượng các tour du lịch ngày càng nhiều với nội dung phong phú.
Hiện nay, Công ty có ba chương trình du lịch chính gồm:
Chương trình du lịch quốc tế
Chương trình du lịch nội địa
Chương trình du lịch sinh thái Đánh giá chung mỗi chương trình du lịch này, đều có gần hai mươi chương trình tour khá đa dạng và phong phú.
Thứ nhất, trong các chương trình du lịch quốc tế, Công ty đã biết khai thác được vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, các mối quan hệ hợp tác làm ăn của Tập đoàn Chương trình du lịch quốc tế tổ chức trên phạm vi có sáu nước. Đặc biệt các tour đến Trung Quốc (chiếm tới 11 chương trình trong tổng số 19 chương trình), là các chương trình chiếm chủ yếu lượng khách outbound của Công ty.
Thứ hai, trong các chương trình du lịch nội địa, các chương trình tour của Công ty “khá đơn điệu”, nội dung các chương trình không có gì khác biệt với chương trình tour tương tự tại các công ty khác Các chương trình chỉ có một điểm xuất phát duy nhất ở Hà Nội Điều này là rất không hợp lý vì Công ty đã đặt văn phòng tại ba tỉnh và thành phố là Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và mới có tại Đắc Nông nhưng không hề có các tour có điểm xuất phát từ ba địa danh trên Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động từ năm
2002, song các tour du lịch đến Miền Nam vẫn chưa có Các chương trình tour nội địa thiếu hẳn đến các điểm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam.
Thứ ba, trong chương trình du lịch sinh thái, Công ty tận dụng các khách sạn liên doanh của Tập đoàn và một số nhà nghỉ, điều dưỡng, đảo, biển, tắm nước khoáng thiên nhiên của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Đặc biệt, ngành Than có những moong than lộ thiên lớn nhất của cả nước như Moong Cọc Sáu, một mạng lưới hầm mỏ kiên cố từ thời Pháp thuộc và các sản phẩm mỹ nghệ từ than đá Công ty đã xây dựng được các chương trình du lịch sinh thái đặc thù của ngành như tham quan Moong Cọc 6, tham quan làng sản xuất mỹ nghệ than đá Đây là một điểm rất nổi bật mà chỉ Công ty mới có Song, thực trạng các tour còn thiếu sót nội dung còn mờ nhạt, điểm đến tuy mới lạ nhưng chưa khai thác hết tiềm năng Do đó mặc dù có sự khác biệt lớn nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn du khách.
Bảng 2.1 Nội dung chính của các chương trình tour
Chương trình Điểm bắt đầu Điểm đến Số
1 CT du lịch quốc tế
Trung Quốc (Hồng Kông, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến), Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc,
2 CT du lịch nội địa
Hà Nội 15 tỉnh tập trung phía Bắc: Hà Nội, Quảng
Ninh (Hạ Long, Cẩm phả), Ninh Bình (Tam Cốc Bích Động, rừng Cúc Phương),
Thái Nguyên (Hồ Núi Cốc)
3 CT du lịch sinh thái
Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử
17 2-3 ngàyNhìn chung, các chương trình tour của Công ty còn chưa được phong phú, các điểm đến cũ, quen thuộc, không mới lạ và nội dung của các chương trình chưa thực sự đặc sắc (ăn nghỉ và tham quan thiếu hoạt động giao lưu, tư vấn mua sắm, …) Một tour du lịch như thế làm cho du khách không chủ động tham gia, mất cảm giác hứng khởi, tò mò khám phá những cái mới, những điều mới lạ Do vậy khó mà đem lại cảm giác thích thú cho du khách Cộng thêm với chất lượng phục vụ trong các chương trình là chưa cao Đội ngũ hướng dẫn viên chưa đáp ứng được nhu cầu, thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ tại các điểm cư trú, phương tiện vận chuyển khách thiếu cũng là những thách thức lớn với Công ty.
2.1.2 Phân tích cơ cấu khách du lịch của Công ty
2.1.2.1 Lượng khách theo đoàn và lượng khách lẻ
Trong những năm 2001 - 2005, kinh doanh du lịch của Công ty đã có những bước phát triển lớn đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty và của ngành Than Số lượng du khách Công ty đón liên tục tăng Thể hiện:
Bảng 2.2 Số lượng du khách trong giai đoạn năm 2001 - 2005
(Nguồn: Báo cáo tình hình hiện vật của Công ty giai đoạn 2001 - 2005)
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên nhận thấy, nhìn chung lượng du khách hàng năm của Công ty là liên tục tăng Số đoàn du lịch của Công ty tăng tuy có sự giảm sút trong năm 2003 Số lượt khách mà công ty đón theo đó cũng có xu hướng giảm vào năm 2003 và đang ở tăng lại trong hai năm 2004 và 2005 nhưng tốc độ tăng không cao so với thời kỳ trước.
Thể hiện rõ nét qua biểu đồ dưới đây:
Hinh 2.1 Lượng du khách của Công ty từ năm 2001 - 2005
Từ biểu đồ ta nhận thấy:
+ Về số đoàn khách du lịch, trong năm 2001 mới là 36 đoàn, tăng mạnh trong năm 2002 tới 327 đoàn (tăng 9,09 lần so với năm 2001) Nhưng đến năm
2003, mức tăng này đã không còn được duy trì, số đoàn mà Công ty phục vụ trong cả năm chỉ là 286 (chỉ bằng 87,5% so với năm trước) Năm 2004 - 2005, lượng du khách có tăng lên 10% so với năm trước thể hiện năm 2004 đón 311 đoàn tăng 108,7% so với năm 2003; năm 2005 đón 360 đoàn tăng 115,8% so với năm 2004
+ Số lượt khách phục vụ cũng tăng, trong năm 2001 là 502 lượt tăng mạnh vào năm 2002 lên 7870 lượt (tăng 15,7 lần so với năm trước) điều này chứng tỏ hoạt động du lịch trong năm 2002 có sự tăng mạnh về số lượng đoàn và số lượng khách, qui mô của các đoàn đã có sự lớn lên rõ rệt Năm 2003, tuy số đoàn du khách chỉ bằng 87,5% so với năm trước nhưng số lượt khách là
7735 lượt bằng 98,3% Như vậy khẳng định rằng tuy số lượng đoàn có giảm song qui mô các đoàn đã lớn hơn so với trước rất nhiều Trong hai năm tiếp theo 2004 - 2005, lượng khách đón đã hồi phục dần và tăng so với trước Năm
2004 là 9819 lượt (tăng 126,9% so với năm 2003), năm 2005 là 11378 lượt(tăng 115,9% so với năm 2004) Số khách trung bình trong một đoàn cùng tăng mạnh Năm 2001 là 14 khách/đoàn, năm 2002 là 24 khách/đoàn, năm 2003 là 26,7 khách/đoàn, năm 2004 là 31,57 khách/đoàn, đến năm 2005 đã tăng lên 31,6 khách/đoàn Như vậy, quy mô của mỗi đoàn ngày một lớn hơn.
+ Số ngày khách phục vụ tăng mạnh trong hai năm 2004 - 2005 Năm
2005 so với năm 2001 tăng 31,6 lần do lượt khách tăng mạnh và do số ngày lưu trú trung bình ngày một dài hơn Năm 2004 là 41244 ngày thì năm 2005 là
49260 ngày (tăng 119,4% so với năm 2005) Thời gian lưu trù trung bình của một khách cũng đang có xu hướng tăng mạnh Năm 2002, số ngày lưu trú trung bình của một khách là 3,1 ngày/khách; năm 2002 là 3,3 ngày/khách; năm 2003 là 3,7 ngày/khách; năm 2004 là 4,2 ngày/ khách và năm 2005 là 4,2 ngày/khách; so năm 2005 với năm 2001 thời gian lưu trú đã cao hơn hẳn gấp 1,3 lần Điều này khẳng định, hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty đã có bước phát triển mạnh, các sản phẩm du lịch lữ hành của Công ty đã ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Xét cụ thể từng đối tượng thị trường mà Công ty phục vụ:
Từ bảng 2.2, nhìn chung cơ cấu lượng khách đã có sự thay đổi lớn trong giai đoạn từ 2002 - 2005 Hiện nay, khách nội địa tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất so với tổng số lượt khách, khách nước ngoài vào giảm mạnh và chiếm tỷ trọng ít nhất Tình hình này được thể hiện rõ nét qua biểu đồ dưới đây:
Hình 2.2 Cơ cấu lượt khách của Công ty từ năm 2002 - 2005
Nước ngoài vào Đi nước ngoài Nội địa
Từ biểu đồ ta thấy:
+ Khách nước ngoài vào Việt Nam (khách inbound) của Công ty có xu hướng giảm mạnh Năm 2003 là 53 đoàn, đến năm 2004 chỉ còn 25 đoàn và đến năm 2005 xuống còn 10 đoàn (chỉ bằng 40% so với năm 2004 và 18,9% so với năm 2003) Vì thế nên số lượt khách và số ngày khách phục vụ có xu hướng giả Số lượt khách năm 2005 còn 72 lượt so với năm 2003 là 1060 lượt bằng 6,8% và so với năm 2002 là 1823 lượt khách chỉ chiếm có 3,9%
ĐÁNG GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
HÀNH CỦA CÔNG TY 2.2.1 Những kết quả đã đạt được
- Kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty đã ngày càng phát triển và lớn mạnh Tăng trưởng hàng năm giai đoạn từ 10->15%.
- Khâu tiếp thị được đổi mới, cháo bán sản phẩm đến tận công trường, phân xưởng, bước đầu mở rộng khai thác thị trường ngoài ngành.
+ Thị trường nội địa: Công ty đã có nhiều cố gắng, nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% thị trường du lịch nội địa trong ngành
+ Thị trường quốc tế: khách nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu mới làm khách inbound của khách Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái và Lạng Sơn và một số chuyên gia nước ngoài, bạn hàng của Than Việt Nam sang tham quan, khảo sát tại Than Việt Nam Khách đi nước ngoài được sự giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ chế của Tập đoàn nên số lượng khách đi nước ngoài đạt 85 -> 90% thị phần trong Ngành.
- Khắc phục khó khăn, bước đầu đã tuyển dụng và bồi dưỡng được một đội ngũ 40 người làm du lịch lữ hành, từ văn phòng Công ty đến các đơn vị, có nghiệp vụ, ngoại ngữ và yêu nghề, yêu ngành đang trưởng thành và dần gây dựng lại uy tín trong ngành
- Công ty đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch lữ hành của Công ty, hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng các tour bước đầu đã có kết quả nâng cao chất lượng các chương trình du lịch của Công ty.
- Xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp trải dài từ Bắc vào Nam.
- Chất lượng lao động được nâng lên nhiều Tinh thần, thái độ phục vụ của các khách sạn ngày càng được chú trọng, đổi mới, mục tiêu là làm hài lòng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng
- Cải tạo và nâng cấp khách sạn Vân Long thành khách sạn hai sao với nhiều khu nghỉ ngơi giải trí, tắm hơi,
2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại
- Thị trường du lịch chậm phát triển: Bỏ ngỏ nhiều thị trường, chưa tập trung đi sâu nghiên cứu, khai thác các chương trình du lịch mới, vấn đề nhạy bén với thông tin chưa tốt, công tác xúc tiến du lịch còn thấp kém.
- Sản phẩm du lịch lữ hành còn “nghèo nàn”, thiếu tính sáng tạo, thiếu các chương trình đến các điểm di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, các chương trình du lịch sinh thái tại Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Quy mô hoạt động kinh doanh còn hạn hẹp, manh mún, chồng chéo (chương trình nội địa), chưa có sự liên kết giữa các bộ phận kinh doanh du lịch lữ hành, đặc biệt là trong mảng nghiên cứu thị trường.
- Website của Công ty chưa đẹp, chưa hấp dẫn được du khách Hệ thống quản lý dữ liệu mà Công ty áp dụng đã quá cũ.
- Khách du lịch của Công ty chủ yếu là khách du lịch trong ngành (chiếm tới trên 70% tổng lượng khách của Công ty), chưa khai thác được khách ngoài ngành.
- Mặt khác, hoạt động giữa vị trí rất thuận lợi, tận dụng được các nguồn tài nguyên sẵn có của Tập đoàn, song Công ty vẫn chưa khai thác hết.
- Kết quả kinh doanh lữ hành của khách sạn Biển Đông và Vân Long chưa cao Đặc biệt, khách sạn Biển Đông đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Trang thiết bị phục vụ còn thiếu, đặc biệt là phương tiện vận chuyển đã quá cũ.
- Trụ sở làm việc của Công ty chưa có, phải đi thuê do đó không mở rộng được, không phù hợp với mô hình phát triển của Công ty hiện tại và trong tương lai.
2.2.3 Nguyên nhân cơ bản của hạn chế
- Về phía Tập đoàn chưa có đầu tư thích đáng về vốn.
+ Sự nhận thức chưa đầy đủ và thống nhất về vai trò của kinh tế du lịch trong Tập đoàn nói chung và trong cả Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam nói riêng.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn chưa phù hợp hoạt động nhiều khi dẫn đến sự “chồng chéo” (trong các chương trình Tour nội địa).
+ Hình thức trả lương hiện nay mà Công ty áp dụng là “Lương khoán theo doanh số” và thưởng hiện vật Điều này làm cho sự liên kết các bộ phận làm du lịch trong Công ty bị hạn chế nhiều.
+ Trình độ tổ chức quản lý trong du lịch còn chưa cao, chưa thể hiện tác phong của quản lý chuyên nghiệp và năng động.
+ Công ty chưa tận dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin.
- Về phía người lao động:
+ Nhận thức của một số CBCNV còn hạn chế, chậm chuyển biến, chưa theo kịp cơ chế thị trường.
+ Tuổi đời lao động cao không đáp ứng được nhu cầu của công việc. + Trong khi đó, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa đồng đều về trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ.
+ Đội ngũ làm marketing còn mỏng trình độ chuyên môn về tin học chưa cao chưa khai thác được lượng khách hàng qua mạng internet.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010
NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ ĐỐI VỚI KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
CƠ ĐỐI VỚI KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY 3.1.1 Những điểm mạnh
- Hoạt động trong Tập đoàn với tư cách là đơn vị thành viên nên Công ty được sự hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh.
- Đội ngũ làm du lịch và cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Xây dựng được hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam.
- Thiếu đội ngũ nhân viên Marketing có chuyên môn cao và dày kinh nghiệm Vì thế, công tác nghiên cứu thị trường còn chậm phát triển.
- Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, mỏ địa chất…nhu cầu đi tham quan du lịch, nghỉ ngơi của CBCNV của Tập đoàn lớn nhưng sản phẩm du lịch còn thiếu điểm, khu du lịch vui chơi giải trí có quy mô lớn để phục vụ.
- Đội ngũ làm du lịch có kinh nghiệm, song đội tuổi trung bình khá cao, lực lưỡng hướng dẫn viên du lịch trình độ không đồng đều nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Trình độ tổ chức du lịch chưa chuyên môn hóa cao, còn chồng chéo đặc biệt là trong hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện trang bị và chất lượng lao động còn chưa đầy đủ, đặc biệt là phương tiện vận chuyển khách du lịch đã thiếu chất lượng phục vụ lại chưa cao.
- Các chương trình Tour nội dung chưa thực sự phong phú chưa hấp dẫn được nhiều du khách.
- Hoạt động du lịch phát triển sôi động, kinh tế phát triển cao:
+ Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế; Ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê Kông mở rộng; Hợp tác sông Mê Kông - Sông Hằng; Hợp tác ASEAN, APEC, ASEM; Hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO); Có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.
+ Từ năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình trên 20%/năm) Khách quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt khách (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt khách (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu lượt (năm 1994) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004).
+ Năm 1990, thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần Ước tính năm 2005, ngành du lịch đón được khoảng 3,43 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7% và tăng 11% so với năm 2004 Thu nhập du lịch đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.
- Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của du lịch Điển hình là sự ra đời của Luật du lịch Việt Nam, các thủ tục hành chính dần được thông thoáng.
- Ngành Than và Khoáng sản đã có sẵn một số cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch như các khách sạn Heritage Hạ Long, Heritage Hà Nội,Vân Long, Thanh lịch Hạ Long, Hồng Ngọc…các nhà nghỉ, các nhà điều dưỡng, các đảo, biển, tắm khoáng nóng thiên nhiên, của các đơn vị thành viên tại các điểm du lịch như: Hạ Long, Trà Cổ, Vịnh Bái Tử Long, Tam Đảo, SầmSơn,… là điều kiện thuận lợi cho du lịch với các loại hình phong phú và đa dạng.
- Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành phát triển mạnh mẽ không ngừng được, tăng trưởng hàng năm từ 14->16% Đời sống của hơn 10 vạn thợ mỏ và hơn 20 vạn người thân trong ngành Than từng bước được nâng lên; nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng để nâng cao trí thức, hiểu biết về xã hội, văn hóa, kinh tế của thế giới xung quanh ngày càng được nâng lên.
- Tuyến đường sắt nối liền Asean và Trung Quốc được hoàn thành, tạo điều kiện giao lưu giữa Việt Nam - Trung Quốc, qua đó nhân dân hai nước sẽ có điều kiện tham quan du lịch tại những vùng du lịch đặc sắc thuộc lãnh thổ hai nước.
3.1.4.1 Từ môi trường vĩ mô
- Chính sách vĩ mô từ phía cơ quan Nhà nước chưa nhất quán, thiếu đồng bộ và sự ổn định.
- Từ năm 2003 đến nay tỷ lệ lạm phát cao làm cho chi phí cho hoạt động du lịch cao.
- Các tiến bộ về khoa học công nghệ một mặt thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp đồng thời cũng tạo nên sức ép đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự cải tiến cho phù hợp với công nghệ mới.
- Sự bất ổn định về chính trị, tôn giáo, sắc tộc đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển du lịch toàn cầu nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
- Các hành vi thiếu văn hóa xã hội đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của du lịch làm mất hình tượng đẹp về con người Việt Nam trong con mắt của du khách nước ngoài.
3.1.4.2 Từ phía môi trường ngành du lịch
- Du khách ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng các sản phẩm du lịch lữ hành.
- Với việc Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển du lịch nhiều chính sách thông thoáng ra đời Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo đó mà cũng được thành lập rất nhiều làm cho môi trường cạnh tranh trở lên gay gắt, đôi khi thiếu sự lành mạnh dẫn đến giảm chất lượng tour.
3.1.4.3 Từ phía môi trường tự nhiên
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY 3.2.1 Quan điểm phát triển
Du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của Tập đoàn kinh tế đa ngành Than và Khoáng sản Việt Nam trong tương lai, được xây dựng và phát triển trên nền tảng Than và Khoáng sản Tập đoàn cần phải được xem xét, đánh giá và đầu tư tập trung có chọn lọc, thống nhất một số cơ sở khách sạn nhà nghỉ, điểm du lịch chính vào một đầu mối điều hành kinh doanh trực tiếp, lấy chuyên môn hóa cao làm chủ đạo, tạo thế và lực cạnh tranh trên thương trường của du lịch Than Việt Nam.
Phát triển du lịch lữ hành là nhiệm vụ chủ yếu chiến lược của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam Trong đó nền tảng trước hết là chiếm lĩnh toàn bộ thị trường toàn ngành, trên cơ sở đó tạo đà phát triển để cạnh tranh ngoài ngành.
Nhận thức của mỗi CBCNV trực tiếp làm du lịch nói riêng và mỗi thành viên trong Tập đoàn nói chung phải có trách nhiệm xây dựng và phát triển du lịch Than Việt Nam còn non trẻ thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Tập đoàn Đưa Công ty trở thành một bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất để xây dựng và phát triển Tập đoàn kinh tế đa ngành Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Công ty cần có đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực, cơ chế chính sách cho du lịch trên quan điểm phát triển một ngành kinh tế có nhiều tiềm lực tạo điều kiện cho du lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mạnh của Tập đoàn Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong Tập đoàn phát triển, trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngành Than và Khoáng sản.
Phát triển du lịch lữ hành thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tập đoàn phải dựa trên cơ sở đa dạng hóa sở hữu trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam giữ vai trò nòng cốt. Để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển bền vững hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch trên nền tảng than và khoáng sản Đồng thời, Công ty phối hợp đẩy mạnh kinh doanh thương mại của Công ty tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển, mở rộng ngành nghề kinh doanh trên cơ sở tiềm năng nguồn nội lực sẵn có như: dịch vụ du học, sản xuất hàng mỹ nghệ than bán trong nước và xuất khẩu, dịch vụ giữa ca cho công nhân mỏ…
3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty
Xây dựng Công ty và phát triển toàn diện, đồng bộ các dịch vụ du lịch như ăn, nghỉ, điều dưỡng, vận chuyển, vui chơi, giải trí, thương mại tạo được sản phẩm chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh Tăng trưởng hàng năm của Công ty đạt khoảng 15% Năm 2010 trở thành một đơn vị làm du lịch có uy tín trong và ngoài nước, góp phần tăng trưởng GDP và nâng vị thế của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoảng sản Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Công ty tiếp tục đẩy mạnh, phát triển du lịch dựa trên nền tảng của Tập đoàn Đồng thời, phải nâng lên một bước về chất lượng, đẩy du lịch lữ hành phát triển thành ngành mũi nhọn của Công ty, kinh doanh tăng trưởng cao.
Trong giai đoạn này, du lịch lữ hành phải đạt được ba yêu cầu chủ yếu:Thứ nhất, Công ty có một đội ngũ cán bộ thị trường, hướng dẫn, điều hành, marketing giỏi và thành thạo cả chuyên môn và ngoại ngữ, đảm đương được cả 3 nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ khách du lịch Quốc tế vào Việt Nam(inbound), khách du lịch Việt Nam tham quan, khảo sát học tập ở nước ngoài(outbound) và khách du lịch nội địa.
Thứ hai, yêu cầu về sản phẩm du lịch phải xây dựng và củng cố toàn diện các loại hình sản phẩm phù hợp mọi tầng lớp xã hội kể cả trong nước và quốc tế.
Thứ ba, phát triển đồng bộ có chọn lọc các dịch vụ dựa trên tiềm năng của Tập đoàn để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Dự kiến năm 2010 đạt khoảng 26.000 lượt khách Trong đó:
+ Đi nước ngoài + Nội địa
+ Nước ngoài vào Việt Nam
3.2.2.3 Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể giai đoạn 2006 - 2010
(Nguồn: Đề án phát triển Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt
Nam giai đoạn 2003 - 2005 hướng tới năm 2010)
3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
CỦA CÔNG TY 3.3.1 Hoàn thiện chính sách marketing mix áp dụng tại Công ty
3.3.1.1 Chiến lược phát triển thị trường
Ngay từ khi được thành lập năm 1996, Công ty được chỉ rõ nhiệm vụ là để phục vụ chủ yếu cho CBCNV trong ngành Than Từ năm 1999, ngành Than liên tục phát triển có những bước tiến vượt bậc Tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập người lao động trong Tập đoàn ngày một tăng, nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức, CBCNV liên tục sang công tác ở nước ngoài,… thị trường trong ngành trở thành một thị trường hấp dẫn hơn bao giờ hết Vì lẽ đó, trong giai đoạn này Công ty vẫn xác định thị trường chính của Công ty trong giai đoạn này vẫn là Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam, củng cố và khai thác triệt để khách trong ngành phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Về thị trường khách outbound, Công ty quán triệt nguyên tắc :
Một là, củng cố và không ngừng mở rộng thị trường Trung Quốc, xác định đây là thị trường chiến lược trong làm outbound Để làm điều này, Công ty cần tận dụng mối quan hệ của Tập đoàn với các đối tác tại Trung Quốc và mối quan hệ của Công ty với Công ty Trung tâm lữ hành Quảng Tây của Trung Quốc và Công ty du lịch TST Hồng Kông.
Hai là, Công ty nhận định Thái Lan là thị trường chiến lược trong tương lai vì du khách đến Thái Lan được miễn thủ tục xuất nhập cảnh, là thành viên trong cùng khối ASEAN nên có nhiều ưu đãi khi đi lại giữa các khối Mặt khác Thái Lan có những danh thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới như đảo Phuket, Golden Buhhda, Royal Grand Palace, biển Pattaya là những điểm đến rất thu hút du khách.
Ba là, sử dụng các mối quan hệ của Tập đoàn với các nước ở Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản Công ty nên tăng cường làm outbound tại thị trường hai nước này với mục tiêu lâu dài là tiến tới đưa ra ngoài Châu Á, Châu Âu, Châu Úc.
Về thị trường khách inbound chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc Vì thế mà phát triển thị trường khách inbound của Công ty là phát triển thị trường khách Trung Quốc truyền thống, đồng thời khai thác thêm các nguồn khách mới từ các nước ASEAN để giảm mức độ tác động của khách Trung Quốc. Muốn vậy Công ty cần thực hiện các biện pháp:
Thứ nhất, Công ty tăng cường khai thác khách inbound vào Việt Nam từ Trung Quốc bằng việc củng cố quan hệ của Công ty với các đối tác của mình phía Trung Quốc Sau đó tiến tới làm inbound tại Thái Lan mở rộng dần ra khu vực các nước ASEAN còn lại bằng việc tận dụng các quan hệ với các nhà cung ứng tại Thái Lan và Singapore của Công ty