1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2005 2010

92 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 143,07 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG (2)
    • 1.3. Cách thức và các điều kiện thu hút vốn đầu tư có hiệu quả (13)
      • 1.3.2. Các điều kiện thu hút vốn đầu tư có hiệu quả (15)
  • CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (2)
  • CHƯƠNG III:CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010 (2)
  • KẾT LUẬN (0)

Nội dung

CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010

Kiến thức các môn học trong chuyên ngành Kế hoạch như : Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, Kinh tế phát triển, Thống kê kinh tế; cùng với những tìm hiểu trong thực tế em đã giúp em rất nhiều trong việc nghiên cứu đề tài này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn đọc

Em xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thanh Hà, KS Lê Viết Thái cùng toàn thể cán bộ trong Ban nghiên cứu thể chế kinh tế ( Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

Sinh viên Trần mạnh Khang

CH ƯƠNG I:SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG NG I:S C N THI T PH I T NG C Ự CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ẢI TĂNG CƯỜNG ĂNG CƯỜNG ƯỜNG NG THU HÚT V N ỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ ĐẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG U T PHÁT TRI N KINH T XÃ Ư ỂN KINH TẾ XÃ ẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG

1.1- Vai trò của vốn đầu tư đối với sản xuất

Vốn đầu tư là một trong những nhân tố rất quan trọng của quá trình sản xuất Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của vốn đầu tư đối với sản xuất cũng như đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội chúng ta cần làm rõ một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư.

1.1.1-Khái niệm và bản chất nguồn vốn đầu tư

Dưới mỗi một phương diện nghiên cứu khác nhau, chúng ta có thể có những quan niệm khác nhau về nguồn vốn đầu tư Trong luận văn này, để phù hợp với quá trình nghiên cứu em sử dụng khái niệm của Bộ môn Kinh tế đầu tư trường Đại học Kinh tế quốc dân Theo Bộ môn Kinh tế đầu tư nguồn vốn đầu tư được quan niệm như sau:

Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho phát triển kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và xã hội Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.

Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển, khi nghiên cứu vấn đề này đã chỉ ra rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.( 1 )

Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ C Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m) là phần giá trị mới sáng tạo Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) cuả khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất c của khu vực II Đối với khu vực II, toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất của khu vực II Chỉ khi điều kiện này được thoả mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.

Quan điểm bản chất nguồn vốn đầu tư lại được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh Khi John Maynard Keynes nghiên cứu về việc làm, lãi suất và tiền tệ, ông đã chứng minh được rằng: “Đầu tư chính bằng phần thu nhập không chuyển vào tiêu dùng Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng.

Tức là: Đầu tư = Tiết kiệm ( 2 )

Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài.

1 () Adam Smith, Của cải của các dân tộc, NXB, Giáo dục, Hà Nội, 1997.

2 () Keynes, Lý thuyết tổng quát về việc làm,lãi suất và tiền tệ, NXB, Giáo dục, Hà Nội, 1994.

Mặc dù nguồn gốc hình thành vốn đầu tư chính là nguồn lực dùng để tái đầu tư sản xuất giản đơn (khấu hao, vốn ứng) và nguồn tích luỹ, nhưng tất cả những nguồn đó chưa được gọi là vốn đầu tư nếu chúng chưa được dùng để chuẩn bị cho quá trình tái sản xuất

Tức là, tất cả những nguồn lực này lúc đó chỉ đơn thuần là nguồn tích luỹ mà thôi Chính vì vây, để quá trình đầu tư diễn ra một cách năng động đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thu hút vốn đầu tư, khuyến khích tạo động lực thu hút nguồn tích luỹ tiếp tục tham gia vào quá trình tái sản xuất Những nguồn lực này dưới sự tác động của các biện pháp kinh tế tham gia vào quá trình tái sản xuất với kỳ vọng nhận được những kết quả tốt hơn trong tương lai Lúc đó, những tiềm năng này mới thực sự được gọi là nguồn vốn đầu tư của xã hội.

Vốn đầu tư sau khi trải qua quá trình thực hiện đầu tư sẽ được chuyển dạng thành những năng lực sản xuất nhất định (năng lực sản xuất, tài sản cố định, kỹ năng, nguồn nhân lực ) và cứ như vậy quá trình chu chuyển vốn đầu tư bao giờ cũng đi trước một bước gắn với quá trình tái sản xuất

1.1.2- Vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội

Ngày đăng: 24/07/2023, 13:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w