Mục đích
Mục đích chính của đề án này là nghiên cứu tình hình thu hút vốn FDI vàoViệt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO,đề ra các giải pháp,phương hướng nhằm thu hút vốn FDI nhiều hơn nữa.
Nhiệm vụ
Để đạt mục đích này,đề án sẽ đi vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
Hệ thống các lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam.
Phân tích những mặt hạn chế,tích cực của Việt Nam. Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài vào Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư là các khoản tiền tệ được tích lũy của nhà nước của các tổ chức kinh tế,các công dân và các khoản tiền tệ huy đông từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân.
Quá trình sủ dụng vốn đầu tư,xét về bản chất là quá trình thực hiện chuyển vốn bằng tiền mặt(vốn đầu tư)thành vốn sản xuất(hiện vật) để tạo nên những yếu tố cư bản của sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và sinh hoạt. Đầu tư nước ngoài có biểu hiện là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một quá trình trong đó tiền vốn của một nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Về nguyên tắc, dầu tư nước ngoài nhằm thu lợi nhuận cao hơn trong nước và lợi nhuận đó phải cao hơn lãi suất ngân hàng.
1.1.1.2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Về các hình thức đầu tư của Luật đầu tư (2005), Luật đầu tư (2005) kế thừa, mở rộng và phát triển tất cả các hình thức đầu tư của hai luật đầu tư hiện hành. Theo đó, các hình thức đầu tư trực tiếp như đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu (được gọi chung là đầu tư phát triển) được quy định chung cho cả các nhà đầu tư trong nước lẫn các nhà đầu tư nước ngoài; không quy định ngưỡng 30% đối với hình thức mua cổ phần, góp vốn vào DN; bổ sung thêm hình thức sáp nhập và mua lại (M&A); và quy định thêm điều khoản về đầu tư gián tiếp Cụ thể: “Điều 21 Các hình thức đầu tư trực tiếp
1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
4 Đầu tư phát triển kinh doanh.
5 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7.Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.”
Các hình thức đầu tư trên đây kéo theo hệ quả tự nhiên là các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tất cả các loại hình DN có trong Luật DN và có thể thực hiện nhiều loại dự án đầu tư như các nhà đầu tư Việt Nam.
Có thể thấy, bằng các quy định trên, Luật đầu tư (2005) đã đảm bảo cho các nhà đầu tư mới không phân biệt sở hữu và quốc tịch khi đầu tư tại Việt Nam đều sẽ hưởng chung những quy định về tổ chức bộ máy, về quy chế hoạt động và quản trị DN.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh:Đây là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) để cùng tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định rõ tránh nhiệm và phân chia kết quả sản xuất kinh doanh cho mỗi bên.
Doanh nghiệp liên doanh: Đây là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên hoặc các bên Việt Nam với các bên nước ngoài;giữa doanh nghiệp liên doanh với bên hoặc các bên nước ngoài hoặc trên cơ sở hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài nhằm hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp liên doanh do các tổ chức,cá nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn và được chính phủ Việt Nam cho phép thành lập tại Việt Nam.
BOT: Là văn bản ký kết giữa các tổ chức cá nhân nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng, khai thác kinh doanh công trình cơ sơ hạ tang trong một thời gian nhất định,hết thời hạn tổ chức cá nhân nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam.
1.1.1.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp(FDI).
FDI không chỉ đưa vốn nước ngoài vào tiếp nhận mà cùng với vốn có cả kỹ thuật công nghệ,lời quyết định kinh doanh,sản xuất năng lực Marketing.Chủ đầu tư khi đưa vốn vào đầu tư là để tiến hành sản xuaats kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ ở thị trường nước chủ nhà hoặc dùng cho xuất khẩu.do vậy phải đầu tư kỹ thuật cao,nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Việc tiếp nhận FDI không gây lên tình trạng nợ cho nước chủ nhà, mà trái lại họ có thể sủ dụng nguồn vốn này để phát triển tiềm năng trong nước,tạo cơ sở cho xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân.
Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn.
các lý thuyết về đầu tư nước ngoài
Khái niệm đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được các hiệu quả xã hội Hợp tác đầu tư quốc tê giữa các nước là xu hướng có tính quy luật trong điều kiện tăng cường quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay
Các hình thức đầu tư quốc tế
1.2.2.1.Đầu tư gián tiếp: Đây là hình thức đầu tư quốc tế mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau.Đầu tư quốc tế được thực hiện theo các dạng sau đây:
Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức tài chính, kinh tế xã hội của các nước thong qua các chương trình viện trợ không hoàn lại để trợ giúp các nước chậm phát triển Chẳng hạn như chương trình xóa đói giảm nghèo,chương trình nước sạch, chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc… của Việt Nam hiện nay, chương trình lương thực thế giới.
Viện trợ quốc tế có hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức tài chính cho các nước đang phát triển vay để phát triển kinh tế, xã hội với lãi suất thấp.
Các doanh nghiệp tư nhân của các nước phát triển cho vay (thông qua bán chịu hang hóa với giá cao hơn giá theo quan hệ mậu dịch thông thường), là việc các cá nhân người nước ngoài bỏ tiền mua trái phiếu của chính phủ, các nước nhận đầu tư để hưởng tiền lãi.
Trong các hình thức đầu tư gián tiếp trên đây thì viện trợ không hoàn lại hoặc viện trợ có hoàn lại với lãi suất thấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước nhận đầu tư Các nước nhận đầu tư có thể nhận được những khoản vốn lớn đủ cho phép giải quyết dứt điểm từng vấn đề phát triển kinh tế xã hội của nước mình một cách nhanh chóng (Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước khác là những ví dụ điển hình)
Tuy nhiên hình thức đầu tư này thường gắn với sức ép về chính trị, buộc các nước nhận đầu tư phải chấp nhận một sự rang buộc với nước chủ đầu tư. Nước nhận đầu tư phải trả giá về mặt chính trị, chí ít cũng là sự lên tiếng ủng hộ nước chủ đầu tư khi cần thiết.
1.2.2.2.Đầu tư trực tiếp (FDI): Đây là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sủ dụng vốn là một chủ thể.Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra.
Trong thực tiễn đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các dạng sau đây:
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp danh ký
Doanh nghiệp liên doanh: Do các bên nước ngoài với nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư Mỗi bên liên doanh chiu trách nhiệm đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định Tỷ lện góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà
Một vài dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài là: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).Đây là các dạng đầu tư được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Lợi ích của thu hút FDI
1.2.3.1.Bổ sung cho nguồn vốn trong nước.
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế,nhân tố vốn luôn được đề cập.Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn,nó cần nhiều vốn hơn nữa.Nếu vốn trong nước không đủ,nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,trong đó có vốn FDI.
1.2.3.2.Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý.
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
1.2.3.3.Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực.Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
1.2.3.4.Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công.
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.3.5.Nguồn thu ngân sách lớn. Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm
50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Các hình thức FDI
1.2.4.1.Phân theo bản chất đầu tư. Đầu tư phương tiện hoạt động. Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập.
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
1.2.5.2.Phân theo tính chất dòng vốn.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ.
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
1.2.5.3.Phân theo động cơ của nhà đầu tư.
Vốn tìm kiếm tài nguyên. Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng) Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả. Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v
Vốn tim kiếm thị trường. Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã xuất hiện trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút FDI.Đặc biệt, trong những năm gần đây với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm khoảng gần 50 tỷ USD Trung Quốc đã trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất Châu Á và là một trong 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất thế giới.
Kết quả mà Trung Quốc đạt được thể hiện đường lối đúng đắn của Chính phủ trong việc hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI Có thể nói hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã tuần tự hình thành cục diện mở cửa, đó là: Khu vực ưu đãi thuế quan, đặc khu kinh tế, khu khai phát ngành nghề kỹ thuật, khu khai phát ngành nghề kỹ thuật cao – mới, thành phố mở cửa ven biển, thành phố mở cửa ven sông, nội địa và biên giới.
Sau khi gia nhập WTO tháng 11/2001, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư Đó là:
-Thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu
-Khuyến khích thành lập công ty buôn bán với nước ngoài, mở cửa thêm một số lĩnh vực mà trước đây người nước ngoài không được đầu tư như viễn thông, bảo hiểm.
-Ngăn ngừa các khoản chi phí bất hợp lý, bảo đảm khoản thu hợp pháp của doanh nghiệp.
-Mở rộng quyền hạn cho từng địa phương, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao.
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc thu hút FDI nhiều và liên tục là về công nghiệp phụ trợ trong nước của họ kết nối tốt với khu vực FDI, điều mà các nhà đầu tư rất cần vì họ có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Như vậy,với hàng loạt các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cùng với những tiềm năng vốn có của đất nước Trung Quốc đã được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhất Châu Á.
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM
Các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau theo tiêu thức phân loại:
Vốn ngân sách nhà nước: Sử dụng để đầu tư theo kế hoạch của nhà nước đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế,các dự án trồng rừng đầu nguồn,rừng phòng hộ,công trình văn hóa xã hội,phúc lợi công cộng,quản lý nhà nước,khoa học,an ninh quốc phòng và dự án trọng điểm của nhà nước do Chính phủ quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn.
Vốn tín dụng ưu đãi: Thuộc ngân sách nhà nước dùng để đầu tư cho các dự án,xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế,các cơ sở của nhà nước trong từng thời
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):Các tổ chức quốc tế và chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho Chính phủ Việt Nam.
Vốn tín dụng thương mại: Dùng để đầu tư mới,cải tạo,mở rộng,đổi mới kỹ thuật và công nghệ các dự án sản xuất kinh doanh,dịch vụ có hiệu quả,có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành.
Vốn tự huy động của các doanh nghiệp Nhà nước:Dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh,nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): Là những khoản đầu tư do các tổ chức và cá nhân liên doanh với tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của LĐTNN tại Việt Nam.
Vốn góp của nhân dân bằng tiền mặ,vật liệu hoặc công lao động cho các dự án đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ trực tiếp cho người góp vốn theo các điều kiện cam kết huy động vốn.
Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và vốn đầu tư của nhân dân thực hiện theo giấy phép kinh doanh,giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền…
Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao,các tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam.thực hiện theo các khoản mục hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước hoặc các tổ chức,cơ quan nước ngoài nêu trên.
Từ cách phân loại theo nghị định của Chính phủ ở trên,có thể chia các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thấy rõ các tác động của từng loại vốn như sau: Vốn trong nước:Vốn ngân sách;vốn tín dụng thương mại;vốn tự có:gồm vốn huy động của các doanh nghiệp nhà nước,vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh,vốn đóng góp của nhân dân.
Vốn nước ngoài:Cả vốn nhà nước và vốn tư nhân,vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao,các tổ chức quốc tế và các cơ quan khác được phép liên doanh với Việt Nam.
Vốn nhà nước:Phần lớn được thực hiện với các điều kiện ưu đãi,hoặc trợ cấp,cho vay lãi suất thấp và thời hạn dài.
Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các bộ phận: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Đầu tư gián tiếp.
Vay theo điều kiện thương mại.
Một nguồn vốn nước ngoài nữa là các hãng xuất khẩu và các ngân hàng thương mại thường cấp các khoản tín dụng xuất khẩu cho những nước nhập khẩu với tính chất như một biện pháp khuyến khích bán sản phẩm bằng cách cho hoãn thanh toán.
MỤC ĐÍCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút FDI vào việc phát triển kinh tế nước ta.Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI trong thời gian qua tình hình triển khai các dự án có vốn FDI và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế để đề xuất một số các kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI,đồng thời thực hiện tốt hơn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
2.2.1.Phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua từ khi luật đầu t quốc tế ban hành thì Việt Nam thu hút đợc một lợng vốn FDI lớn nó làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng.Từ một nớc nông nghiệp lạc hậu trở thành nớc có nền kinh tế thị trờng đang phát triển.Trong 20 năm qua Việt Nam thu hút đợc một nguồn vốn FDI khổng lồ,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO nguồn vốn FDI đợc đầu t vào Việt Nam lại càng ngày càng lớn.Vì Việt Nam xuất phát t một nớc nông nghiệp nghèo nàn,lạc hậu nên nguồn vốn thu hút đợc từ FDI có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam Nó giúp cho công cuộc CNH-HĐH của Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng.Việt Nam từ một nớc nông nghiệp lạc hậu sang nớc phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc.
Nguồn vốn thu hút từ FDI không chỉ là tiền mặt mà trong đó có cả chuyển giao công nghệ,máy móc trang thiết bị làm việc.Nhờ vậy mà Việt Nam có công nghệ mới để làm việc,phát triển kinh tế.Không những thế họ còn đa ngời sang truyền đạt lại những thao tác trong việc sử dụng công nghệ mà họ đa sang.Công nghệ mới có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế thị trờng hiện nay của chúng ta.Việc sử dụng công nghệ giúp chung ta có thể sản xuất ra các mặt hàng có sức cạnh tranh cao trên thị trờng quốc tế.Nó góp phần không nhỏ trong việc thu đợc GDP cho nền kinh tế quốc dân.
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
2.2.3.Xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhờ thu hút đợc một nguồn vốn lớn từ FDI giúp nhà nớc ta có thể xây trọng.Với một loạt đờng xá giao thông nh vậy thì khi nớc ngoài họ đầu t vào Việt Nam thì các công trình,dự án làm việc của họ sẽ bị chậm trễ.Do đó,trớc hết Việt Nam cần xây dựng một loạt đờng xá giao thông một cách thuận lợi để việc đi lại đợc dễ dàng hơn nữa.
Ngay trung tâm của thủ đô Hà Nội hiện nay tình trạng tác đờng ở giờ cao điểm đang diễn ra hàng ngày,khiến cho ngời dân khi đi làm cũng nh đi về hàng ngày phải chịu đựng mất một khoảng thời gian lâu mới có thể về nhà đợc(mặc dù quãng đờng đi co thể chỉ 5km nhng thời gian đi cung mất cả giờ đồng hồ).Nên việc thu hút FDI sẽ là nguồn vốn lớn để Việt Nam có thể xây dựng đợc một loạt đờng xá giao thông mới.
2.2.4.Giải quyết công ăn việc làm cho ngời lao động
Một vấn đề đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay là vấn đề công ăn việc làm cho ngời dân lao động.Khi thu hút FDI thì một loạt cơ hội về công ăn việc làm mở ra cho ngời dân lao động.Do đó,nó giải quyết đợc một lợng lớn lao động d thừa trong nớc.Trớc đây,khi Việt Nam cha mở cửa nền kinh tế thị trờng thì vấn đề công ăn việc làm cho ngời dân lao động là một bài toán đau đầu đối với nhà nớc ta lúc bấy giờ(do ngời dân lao động ở nông thôn chỉ làm xong mùa vụ là họ ở nhà không có việc gì làm nữa).Nhng hiện nay,với việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam thì nhiều công ty đợc mở ra,có nhiều công ăn việc làm phù hợp với ngời dân lao động.Cũng nh đội ngũ các bộ công nhân viên nhà nớc khi chua mở cửa nền kinh tế thị trờng thì họ tập trung làm việc chủ yếu ở các công ty nhà nớc.Nay,có rất nhiều các doanh nghiệp t nhân,doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài cho họ lựa chọn công ăn việc làm.
Nh trớc đây,một sinh viên mới tốt nghiệp ra trơng khi đi xin việc thì nơi đâu họ cũng cần kinh nghiêm làm việc ít nhất ở các công ty khác là 2 năm,thử hỏi một sinh viên vừa ra trờng thì kinh nghiện lấy ở đâu?
Nay các công ty liên doanh hay nớc ngoài họ không cần đòi hỏi kinh nghiệm làm việc mà họ chỉ cần năng lực làm việc của nhân viên nh thế nào?Họ cho thời gian thử việc,nếu không đạt yêu cầu thì thôi,cồn đạt yêu cầu thì họ nhận vào làm việc.
Nên việc thu hút FDI hiện nay của Việt Nam đang giải quyết đợc một l- ợng lớn công ăn vịc làm của công nhân viên lao động của Việt Nam hiện nay.
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.5.Phát triển các ngành dịch vụ và bất động sản Đến năm 2008 thì Việt Nam thu hút đợc một lợng lớn FDI,đặc biệt là xu hớng tăng nahnh vào các dự án kinh doanh bất động sảnnhw:xây dựng văn phòng căn hộ để bán và cho thuê,xây dng khách sạn cao cấp,khu nghỉ dỡng.
Xây dựng các khu du lịch nghỉ dỡng,các khách sạn 5 sao(9000 phòng),khu thơng mại,trung tâm hội nghị quốc tế,biệt thự cao cấp,sân gôn,khu vui chơi giải trí có thởng cho ngời nớc ngoài Để phục vụ khác du lịch trong nớc cũng nh quèc tÕ.
Do đó thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của nhà nớc ta.
VAI TRÒ CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Đầu tư nước ngoài là vấn đề phổ biến của mọi quốc gia trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam-một nước nghèo mới bước vào thời kỳ CNH_HĐH.Đây là một hoạt động rất mới ở nước ta,đang diễn ra sôi động,có tác động tốt đến phát triển kinh tế,song cũng có nhiều khó khăn,phức tạp trong nhận thức lý luận và thực tiễn quản lý,đang cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm giải pháp.
2.3.1.Vai trò Đầu tư trực tiếp nước ngoài là mắt xích quan trọng nhất của vòng trong tác động lẫn nhau giữa vốn,kỹ thuật và tăng trưởng.Trong đời sống kinh tế quốc tế,FDI có vai trò rất quan trọng,đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển.
Trước hết FDI cung cấp vốn bổ sung cho nước chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước,mà hầu hết các nước phát triển đều có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực hiện CNH.thực tế ở nhiều nước,nổi bật là các nước ASEAN và Đông Á nhờ có FDI đã thực hiện thành công và trở thành những NIS(Hàn Quốc,Đài Loan,Hồng Kông…)hay Singapore.
Thứ hai,cùng với việc cấp vốn là công nghệ chuyển giao mà nước chủ nhà đã có và được cải tiến kỹ thuật tiên tiến,kinh nghiệm quản lý,đội ngũ lao động được đào tạo và bồi dưỡng về nhiều mặt.
Thứ ba,do tác động của vốn,của KHCN,FDI tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế lạc hậu ở các nước kém và chậm phát triển.Thông qua FDI,cơ cấu ngành,cơ cấu kỹ thuật,cơ cấu sản phẩm và lao động sẽ được biến đổi theo chiều hướng tiến bộ.
2.3.2.Các yêu cầu của việc thu hút trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay,
Việc thu hút FDI là vấn đề còn mới mẻ và phức tạp,mặt khác nhiều vấn đề đã và đang nảy sinh ở Việt Nam,Những vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ và đề ra hệ thống các giải pháp khắc phục những tồn tại trên nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI cho phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước.
TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT
2.3.1.Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Kể từ năm 1988, năm luật đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu có hiệu lực thì đến hết 6 tháng đầu năm 2006 cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho trên 7550 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD trong đó co
6390 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí là 53,9 tỷ USD Vốn thực hiện ( của các dự án còn hoạt động ) đạt trên 28 tỷ USD, nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt 36 tỷ USD.
2.4.1.1.Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu ngành:
FDI ngày càng tỏ rõ vai trò động lực trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế Việt Nam Nếu như những năm trước đây,các ngành nghề đầu tư tập trung vào lĩnh vực khách sạn-du lịch thì càng về sau này,các nhà đầu tư càng tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ Số doanh nghiệp FDI trong công nghiệp tính đến 31/12/1998 mới có 881 doanh nghiệp thì đến 1/7/2002 đó có 1.539 doanh nghiệp( gồm 1.137 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 284 doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài) Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác, ngành nông lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn thấp Chứng tỏ qui mô dự án ở lĩnh vực này tương đối nhỏ) Đến nay lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,21% về số dự án và 60,84% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% về số dự án 31,76% về số vốn đầu tư đăng ký ; lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 13,08% về số dự án và 7,4% về vốn đầu tư đăng ký Để hình dung được cụ thể hơn thì ta xem bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.1 đầu t trực tiếp nớc ngoàI theo ngành 1988-2005
(tính tới ngày 31/12/2005 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu t thực hiện
Nông-Lâm nghiệp 675 3,465,982,163 1,495,963,445 1,660,641,099 Thủy sản 114 308,896,180 135,177,381 155,476,089
GTVT-Bu điện 166 2,924,239,255 2,317,066,195 740,508,517 Khách sạn-Du lịch 164 2,864,268,774 1,247,538,654 2,342,005,454 Tài chính-Ngân hàng 60 788,150,000 738,895,000 642,870,077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 205 908,322,251 386,199,219 284,351,599
XD Khu đô thị mới 4 2,551,674,000 700,683,000 51,294,598
XD Văn phòng-Căn hộ 112 3,936,781,068 1,378,567,108 1,779,776,677
XD hạ tầng KCX-KCN 21 1,025,599,546 382,669,597 526,521,777 Dịch vụ khác 456 1,203,067,394 546,921,672 354,438,395
27,986,335,577 Nguồn: Cục Đầu t nơc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu t
Qua bảng số liệu trên ta thấy FDI được phân bố chủ yếu vào hai ngành công nghiệp là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.Với tổng số vốn đăng ký là 21,999,145,973.Bên cạnh đầu tư cho công nghiệp thì nguồn vốn này còn đóng góp phần đáng kể cho nông-lâm nghiệp tuy số vốn còn nhỏ nhưng nó là nguồn vốn không thể thiếu được để đưa nông-lâm nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển.
CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988-2005
(tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện
Văn hóa-Ytế-Giáo dục 3.40% 1.78% 1.70% 1.02%
XD Khu đô thị mới 0.07% 5.00% 3.09% 0.18%
XD Văn phòng-Căn hộ 1.86% 7.72% 6.08% 6.36%
XD hạ tầng KCX-KCN 0.35% 2.01% 1.69% 1.88%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cơ cấu FDI vào Việt Nam theo ngành cho thấy trong giai đoạn vừa qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được mục tiêu tập trung vào những ngành có lợi thế so sánh trước mắt, FDI đã hướng vào những ngành phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và các ngành có khả năng cạnh tranh trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước hiện nay
2.4.1.2.Thực trạng thu hút FDI theo các vùng lãnh thổ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vai trò là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng Vì vậy , Chính Phủ đã có chủ trương , chính sách và biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đầu tư vào những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa Nhưng cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn đầu tư vào những vùng thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, giao thông tiêu biểu hơn cả là tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau (Xem phần phụ lục).
Qua bảng số liệu ta thấy có sự mất cân đối khá lớn giữa các vùng, các địa phương Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điẻm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút FDI theo thứ tự sau :
-Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 31% về số dự án , 23,99% về tổng vốn đầu tư , 25,84%về vốn pháp định và 21,64% về đầu tư thực hiện
-Hà Nội chiếm 10,85% về số dự án , 18,27% về tổng vốn đầu tư, 17,65% về vốn pháp định và 12,16% về đầu tư thực hiện.
-Đồng Nai chiếm 11,61% về số dự án , 16,65% về tổng vốn đầu tư, 14,75% về vốn pháp định và 13,73% về đầu tư thực hiện
-Bình Dương chiếm 17,96% về số dự án , 9,86% về tổng vốn đầu tư, 9,32% về vốn pháp định và 6,65% về đầu tư thực hiện
Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ( Thành phố Hồ Chí Minh , Đồng Nai , Bình Dương , Bà Rịa-Vũng Tàu , Tây Ninh , Bình Phứơc , Long
An ) chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng kí và 49,6% vốn thực hiện của cả nước
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ( Hà Nội , Hải Phòng , Hải Dương , Vĩnh Phúc , Quảng Ninh , Hưng Yên , Hà Tây , Bắc Ninh ) chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư đăng kí và 28,7% vốn thực hiện của cả nước
Cho tới nay các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp,khu chế xuất ( không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ) cũn hiệu lực chiếm 33,8% về số dự án và 35,5% tổng vốn đầu tư đăng kí của cả nước
Số liệu trên cho thấy phần nào vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ và vấn đề kết hợp hoạt động này với việc khai thác các tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao Đây cũng chính là vấn đề rất cần được chú ý quan tõm trong thời gian tới.
2.4.1.3.Thực trạng thu hút FDI theo hình thức đối tác :
Với quan điểm của Đảng là : Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới Cho đến nay, đó cú 75 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn tương đối lớn, chủ yếu đến từ các nước Châu á với số vốn đầu tư chiếm tới 76,5% về số dự án và 69,8% vốn đăng kí ; các nước Châu Âu chiếm 10% số dự án và 16,7% vốn đăng kí ; các nước châu Mĩ chiếm 6% về số dự án và 6% vốn đăng ký , riêng Hoa Kỳ chiếm 4,5% về số dự án và 3,7% vốn đăng kí ; số còn lại là các nước ở khu vực khác
Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Viêt Nam là Đài Loan , Singapore , Nhật Bản , Hàn Quốc và Hồng Kông đó chiếm 58,3% về số dự án và 60,6% tổng vốn đăng kí
Việt kiều từ 21 quốc gia và vực lãnh thổ khác nhau chủ yếu là từ Cộng hoà liên bang Đức, Liên bang Nga và Pháp đó đầu tư 147 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí 513,88 triệu USD , hiện còn 108 dự ỏn đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 382,8 triệu USD chỉ bằng 0,7% tổng vốn đầu tư đăng kí của cả nước
Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam thổ các nước đầu tư vào Việt Nam được minh họa qua bảng số liệu sau(Xem phần phụ lục).
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy các nước Châu á nói chung và các nước ASEAN nói riêng ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam, điều này chứng tỏ môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện nay đang thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (đặc biệt là các nước Châu á) Điều đó cũng chứng tỏ trình độ, điều kiện, khả năng của các nhà đầu tư của các nước Châu Á nói chung hay ASEAN nói riêng đang phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển của Việt Nam trong thơi gian qua.
Tuy nhiên,cho đến nay trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn lớn chưa nhiều.Đây là điểm cần chú ý khi lựa chọn các đối tác đầu tư sắp tới nhằm làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong yêu cầu của CNH-HĐH của ta đạt hiệu quả cao hơn.
2.4.1.4.Thực trạng thu hút FDI theo hình thức đầu tư :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
3.1.1.Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và đa phương hoá
Các quan hệ đối tác nhưng có trọng tâm trọng điểm , khai thác hết các lợi thế so sánh của đất nước và vận dụng xu thế phát triển mới của thế giới và khu vực để tạo được môi trường ổn định , chú trọng các thị trường lớn
3.1.2.Thu hút FDI thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế
Như chúng ta đã bíêt, bên cạnh nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định thì nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng hiện nay ở nước ta nói chung và đối với quá trình tăng trưởng kinh tế nói riêng Đặc biệt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ quan trọng, đồng thời đây cũng là nguồn vốn có rất nhiều lợi thế so với các nguồn vốn khác và nó mang lại lợi ích cho cả bên nước chủ nhà và bên đầu tư Bên cạnh đó nó không mang lại các các nguồn vốn này vào các mục tiêu đã định, theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước như :
Hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng, các khu vực kinh tế trọng điểm để hướng sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư, đồng thời chúng ta phải đưa ra các ưu đãi để lôi kéo các nhà đầu tư vào các khu vực này, tránh tình trạng chênh lệch quá mức giữa các vùng trên cả nước và có cơ hội để các vùng có điều kiện tận dụng các lợi thế so sánh của mình.
Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm Ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghệ và kĩ thuật, công nghệ sinh học
Xây dựng các ngành công nghiệp then chốt như ngành điện,dầu khí nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu.
Qui hoạch các khu công nghiệp,các vùng đầu tư để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đồng thời tạo ra các cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm đa dạng hoá các khu vực công nghệ cao.
3.1.3.Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong quá trình thu hút FDI
Trong quá trình thu hút và sủ dụng FDI sẽ xảy ra mâu thuẫn , đó là mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoàI , mâu thuẫn giữa các địa phương đối với chính sách thu hút FDI , mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mooi trường với an ninh quốc phòng.Cần phải đảm bảo hàI hoà các lợi ích,hướng tới mục tiêu chung CNH-HĐH
3.1.4.Xây dựng môi trường đầu tư có tính cạnh tranh
Hoàn chỉnh quy hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư Rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực FDI tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành. Trước mắt, đề nghị điều chỉnh Quy hoạch ngành xi măng, sắt thép, nước giải khát, viễn thông, tổng sơ đồ phát triển ngành điện theo hướng loại bỏ bớt các hạn chế đối với FDI phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương Ban hành các quy hoạch ngành cũn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này Trên cơ sở đó sớm xem xét chấm dứt hiệu lực của Công văn số 180/VPCP-QHQT của Văn phũng Chớnh phủ về việc yờu cầu tạm dừng xem xột cỏc dự ỏn mới đào tạo đại học Điều chỉnh lại Quy hoạch phát triểnKhu công nghiệp đến năm 2010 cho phù hợp với tỡnh hỡnh thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có thể chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng KCN trong trường hợp đó lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.5.Đề cao thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàì thu hút càng nhiều càng tốt, nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội tổng thể
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và từng bước tiếp cận nhanh với nền kinh tế tri thức, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế, giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo lành mạnh xã hội và môi trường. Tóm lại, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chủ đất nước ta hiện nay nguồn vốn nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Chính phủ Việt Nam rất coi trọng nguồn vốn này, Vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp thu hút nguồn vốn này một cách có hiệu quả, nhưng không nên quá đề cao nguồn vốn này qua mức và tìm mọi biện pháp để thu hút bằng được nguồn vốn này, mà phải trả một cái giá quá đắt cho việc này Vì thế, có thể tham khảo một số giải pháp thu hút nguồn vốn này dưới đây để có thể tổng kết và rút kinh nghiệm cho vấn đề thu hút nguồn vốn này.
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI :
3.2.1.Đảm bảo môi trường chính trị xã hội và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thực tế cho thấy nguồn vốn nước ngoài là một hoạt động tài chính, vì vậy mà nó rất nhạy cảm với các thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và pháp luật.Do đó, giữ vững chính trị là giải pháp quan trọng nhất nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả Qua kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, một quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, về thị trường nhưng lại có một nền chính trị không ổn định thì khó có khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Vì vậy, để tạo được môi trường chính trị, xã hội ổn định và hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý thì cần :
- Tăng cường hơn nữa vai trò, nâng cao năng lực đổi mới cũng như phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và coi đây là nhân tố quyết định.
- Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội.
- Coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng bức xúc như tham ô,
- Cần nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật có tính chất pháp lý cao hơn các văn bản pháp lý hiện hành ( như: luật hay pháp luật về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài ), đồng thời sớm sửa đổi các qui chê, qui định của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện các chương trình, các dự án thu hút vốn nước ngoài và đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, hài hoà với thủ tục của các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vốn.
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả một số cơ chế quản lý như: cho vay lai, chính sách thuế đối với các dự án FDI, chính sách đền bù , giải phóng mặt bằng, chính sách đối với các chuyên gia
NGOÀI RA,CÒN CÓ MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP KHÁC
3.3.1Về môi trường pháp lý
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ các điều kiện không phù hợp cam kết WTO của Việt Nam và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa về ĐTNN làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung chưa rõ ràng, cụ thể tại Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các KKT và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng KCN Tổ chức triển khai Nghị định quy định về KCN, KCX, KKT sau khi được ban hành.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
- Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.
3.3.2.Về công tác quản lý nhà nước
- Tập trung vào việc đẩy mạnh vốn giải ngân, giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện :
+ Phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án đã được cấp GCNĐT, đặc biệt chú trọng đến công tác thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn đầu tư lớn được cấp GCNĐT trong vài năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng v.v giúp cho các dự án này triển khai nhanh chóng
+ Thường xuyên phối hợp với địa phương hỗ trợ giải quyết về luật pháp, chính sách, vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc hình thành và hoạt động Đồng thời, có kế hoạch nắm bắt cụ thể tình hình triển khai của các dự án ĐTNN có quy mô vốn đầu tư lớn (từ khi hình thành dự án đến khi hoạt động)
- Nghiên cứu xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thông tin ĐTNN, tiến đến dần kết nối các đầu mối quản lý đầu tư trong cả nước địa phương để đảm bảo tốt chính sách hậu kiểm.
- Theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp nêu tại Chỉ thị số 15/2007/CT-TTG ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương với địa phương và các Bộ, ngành liên quan.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật Tiếp tục rà soát các dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗ trợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư Thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai đúng tiến độ cam kết để dành quỹ đất cho các dự án mới Chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch đầu tư, quy hoạch KCN, KKT và tình hình sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các doanh nghiệp nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quy hoạch phát triểnKCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án điều chỉnh Quy hoạch
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề đình công, bãi công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
3.3.3.Về thủ tục hành chính
Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư
Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.