Những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Khái quát chung về thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1.1.Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1.1.1Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính
Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh toán do đó các chủ doanh nghiệp, các cổ đông, thành viên của Hội đồng quản trị, các đối tác làm ăn, các ngân hàng, các chủ đầu tư, các cơ quan nhà nước, người lao động Luôn phải đưa ra các quyết định để giải quyết các mối quan hệ trên một trong những nguồn thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định chính xác và tạo lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, cho bản thân người đầu tư hay người lao động là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên khi xã hội ngày càng trở lên phức tạp thì khả năng thông tin kém tin cậy được cung cấp cho những người ra quyết định ngày càng tăng.
Cách hiệu quả nhất trong trường hợp này và để hạn chế rủi ro thông tin là sử dụng Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Với ý nghĩa đó kiểm toán Báo cáo tài chính được định nghĩa là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến của kiểm toán viên về các Báo cáo tài chính được lập có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu cũng như có được lập dựa trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành( hoặc thừa nhận) hay không.
1.1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán Báo cáo tài chính.
Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng và là một loại hình kiểm toán phân theo đối tượng kiểm toán Cũng giống như các loại hình kiểm toán khác, kiểm toán tài chính với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến,cũng sử dụng những phương pháp kiểm toán cơ bản ( phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ) Tuy nhiên kiểm toán tài chính có chức năng, đối tượng và mối quan hệ chủ thể - khách thể cụ thể khác với các loại hình kiểm toán khác nên các phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính cũng mang những nét đặc thù riêng.
Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, có thể thấy kiểm toán tài chính hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau trên cơ sở bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy Để có được bằng chứng này, kiểm toán tài chính cần triển khai các phương pháp kiểm toán cơ bản theo hướng tổng hợp hay chi tiết tuỳ vào từng đối tượng cụ thể.
Về đối tượng kiểm toán kiểm toán Báo cáo tài chính có đối tượng trực tiếp là bảng khai tài chính với những thông tin tổng hợp phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế pháp lý cụ thể.
Về chủ thể với khách thể: Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi kiểm toán đọc lập hoặc kiểm toán nhà nước và trong trường hợp đặc biệt có thể là kiểm toán nội bộ của các đơn vị có quy mô lớn với nhiều bộ phận thành viên là cơ sở Trong mọi trường hợp quan hệ chủ thể với khách thể đều mang đặc tính của quan hệ ngoại kiểm với nội kiểm.
Về trình tự kiểm toán: Do Bảng khai tài chính mang tính tổng hợp, tính công khai, tính thời điểm, và do quan hệ nội kiểm - ngoại kiểm nên trình tự cụ thể trong mỗi bước kiểm toán cơ bản đều được triển khai phù hợp với những đặc điểm của đối tượng.
Về phương pháp: Kiểm toán tài chính vận dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc các khoản mục cấu thành các Bảng khai tài chính đã hình thành nên các trắc nghiệp: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệp trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tích.
Trắc nghiệm công việc : là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ mà trước hết là hệ thống kế toán Trắc nghiệm công việc được phân thành hai loại là trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ vững chãi.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu được sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá sự hiện diện của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính hiệu lực của hệ thống này Tuỳ vào các tình huống là có dấu vết hay không có dấu vết mà phương pháp kiểm toán sử dụng sẽ khác nhau Trong trường hợp có dấu vết, kiểm toán viên cần đối chiếu chữ ký duyệt với chức trách của từng người Trong trường hợp không có dấu vết, Kiểm toán viên cần phỏng vấn cán bộ, nhân viên có liên quan hoặc quan sát công việc thực tế của họ Trắc nghiệm độ vững chãi của công việc là trình tự rà soát các thông tin về giá trị trong hành tự kế toán Theo đó, kiểm toán viên phải tính toán lại số tiền trên chứng từ kế toán như kế toán viên đã làm và so sánh số tiền trên các chứng từ kế toán với sổ sách khác có liên quan trắc nghiệm này được thự hiện khi rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp.
Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Là cách thức kế hợp các phương pháp kiểm toán nhằm xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hoặc số phát sinh, ở sổ cái ghi vào bảng cân đối kế toán hoặc vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư là trắc nghiệm độ vững chãi,chỉ có số ít là trắc nghiệm đạt yêu cầu.
Trắc nghiệm phân tích: Là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế, xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối giữa các trị số của các chỉ tiêu hoặc các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
1.1.2 Thủ tục phân tích trong hệ thống phương pháp kiểm toán
1.1.2.1Bản chất của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính.
Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán quan trọng và thường xuyên được tiến hành trong các cuộc kiểm toán tài chính Để tìm hiểu sâu hơn về thủ tục phân tích ta đi xem xét một số khái niệm có liên quan:
Theo cuốn từ điển tiếng việt thông dụng: Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định theo quy định của cơ quan nhà nước.Còn Phân tích là giảng giải, nhận xét tỉ mỉ làm sáng tỏ mặt bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng.
Do đó thủ tục phân tích được hiểu theo nghĩa là công việc được tiến hành theo trình tự nhất định để lam sáng tỏ mặt bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng.
Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
1.2.1.1 Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi đã thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ quản lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán đồng thời giúp kiểm toán viên xác định về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán Các thủ tụch phân tích sử dụng cho lập kế hoạch kiểm toán nhằm các mục tiêu sau:
Kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này để đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh cảu khách hàng Trước khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải tìm hiều về lĩnh vực mà công ty khách hàng đang hoạt động và công việc kinh doanh c ủa khách hàng, thông thường, kiểm toán viên coi sự hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng đã thu thập được trong các năm trước như là điểm bắt đầu cho việc lập kế hoạch kiểm toán cho năm hiện hành, bằng việc thực hiện thủ tục phân tích so sánh thông tin chưa được kiểm toán của năm hiện tại với thông tin đã được kiểm toán của năm trước, kiểm toán viên sẽ xác định được những biến động, những thay đổi này có thể là dấu hiệu của xu hướng biến động quan trọng hoặc các sự kiện đặc biệt khác mà đều ảnh hưởng đến việc lập kế hạch kiểm toán.
Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên nhận biết được khả năng tồn tại các sai phạm tiềm tàng trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Sự khác biệt đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán của năm nay với các số liệu được sử dụng trong so sánh thường được xem như là những biến động bất thường, những biến động này xảy ra khi sự chênh lệch đáng kể không được dự kiến nhưng xảy ra hoặc khi sự chênh lệch đáng kể đã được dự kiến nhưng lại không xảy ra, trong cả hai trường hợp nguyên nhân dẫn đến sự bất thường này là sự hiện diện của các soi sót trong kế toán hoặc sự không tuân thủ các quy tắc đã đề ra Do vậy, Kiểm toán viên cần phải tìm ra bằng chứng của sự chênh lệch này.
Thủ tục phân tích giúp Kiểm toán viên đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của công ty khách hàng Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu ích trong việc xác định xem khách thể kiểm toán có gặp những khó khăn trầm trọng về tài chính hay không Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được kiểm toán viên quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của Ban giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính.
1.2.1.2 Thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1 : Thu thập thông tin chung về khách hàng.
Thu thập thông tin tài chính về khách hàng lập cho kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán trước.
Thu thập các tài liệu về giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các quyết toán thuế, các hợp đồng và các cam kết quan trọng.
Các thông tin về tình hình kinh doanh: các báo cáo tài chính, các thay đổi trong thị trường, trong công nghệ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh
Các thông tin phi tài chính: năng lực sản xuất, số công nhân viên, số lượng mua và bán, trình độ văn hoá, bằng cấp trong công ty.
Bước 2: So sánh thông tin.
Trên cơ sở thông tin đã thu thập, kiểm toán viên tiến hành so sánh để xác định những vùng có thể có rủi ro trọng yếu Những vấn đề kiểm toán viên cần đặt nghi vấn có thể là:
Những biến động bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp như sự tăng hay giảm đi đột ngột của doanh thu, chi phí hoặc các tài khoản có số dư lớn.
Những biến động bất thường đáng lẽ phải xảy ra nhưng lại không xảy ra cũng cần được kiểm toán viên quan tâm tới.
Kiểm toán viên cũng cần xem xét ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tài khoản Ví dụ: kiểm toán viên sẽ đặt ra nghi vấn nếu doanh thu tiêu thụ tăng mạnh nhưng số dư các khoản phải trả thu lại ít biến động.
Kiểm toán viên đồng thời cũng phải xem xét các mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính như các thay đỏi về công nghệ ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán, các thay đổi về quy mô sản xuất dẫn đến những thay đỏi về doanh thu tiêu thụ, chi phí bán hàng, mối quan hệ giữa doanh thu với số lượng hàng bán hoặc sản lượng sản phẩm sản xuất với công suất máy móc thiết bị
Những xem xét trên sẽ giúp kiểm toán viên phát hiện những vùng cần chú ý trong kiểm toán Công việc này đòi hỏi nhiều ở kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệpcủa kiểm toán viên Một kiểm toán viên có kinh nghiệm sẽ biết phải sử dụng thủ tục phân tích nào đối với khách hàng nào.
Việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này thường là so sánh các chỉ số tuyệt đói, tương đối kỳ này với kỳ trước trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định số dư tài khoản có những biến động gì bất thường không.
Tính toán các tỷ suất: tỷ suất tài chính về khả năng thanh toán, về khả năng hoạt động, về khả năng sinh lời, về cấu trúc tài chính giúp kiểm toán viên thấy được tình thình hoạt động và tình hình tài chính của công ty đang tốt đẹp lên hay xấu đi.
Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu.
Sau khi so sánh, kiểm toán viên tiến hành nhận định về những khoản mục có biến động Nhận định này bao gồm nhận định về tính trọng yếu cuả biến động và xem xét nguyên nhân biến động được thực hiện bằng cách kiểm toán viên sẽ trao đổi với các nhà quản lý, nếu những lý giải của họ không đủ sức thuyết phục, kiểm toán viên sẽ tiến hành các bước công việc tiếp theo.
Các bước công việc tiếp theo có thể là tiếp tục tính toán chi tiết các chỉ tiêu hoặc xem xét tính độc lập và độ tin cậy của nguần thông tin được cung cấp Nếu những công việc này vẫn không lý giải được những biến động bất thường, kiểm toán viên cần phải chú ý đến những vấn đề này trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và nhận định sai sót tiềm tàng có thể xảy ra.
1.2.2 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
1.2.2.1.Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này để kiểm tra xem có sai sót tiềm tàng ảnh hưởng trọng yếu đến số dư tài khoản hoặc một nhóm nghiệp vụ hay không Việc sử dụng thủ tục phân tích chi tiết còn giúp kiểm toán viên có được sự hiểu biết hơn nữa về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thực trạng của việc vận dụng thủ tục phõn tớch trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Khái quát về Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Ngày 21 tháng 12 năm 2001 công ty được thành lập theo giấy phép Kinh doanh số 0103000692 với tên là: Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam với vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) có trụ sở chính đặt tại 466 Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – Hà Nội lúc này Công ty chỉ có 10 nhân viên với cơ sở vật chất thiếu thốn, số vồn ban đầu không lớn, khách hàng chưa nhiều nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2002 để thuận lợi cho việc hoạt động và mở rộng quy mô, Công ty đã chuyển đến số 54 Đường Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội nhưng đây vẫn chỉ là trụ sở do công ty thuê năm này công ty đã ổn định và bắt đầu làm ăn có lãi.
Sang năm 2003, 2004 Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo được uy tín với khách hàng do đó khách hàng của Công ty ngày càng đông đảo và đa dạng như:
Các doanh nghiệp Nhà Nước: Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam, Công ty CDC…
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty liên doanh chế tạo xe máy LiFan, công ty liên doanh KoLa – Hàn Quốc….
Các dự án do chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tài trợ: Dự án giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc, dự án học bổng ICCO, dự án hỗ trợ và đổi mới doanh nghiệp….
Nên doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên ở các lĩnh vực : kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản, dịch vụ kiểm toán dự án, dịch vụ định giá tài sản, dịch vụ tư vấn đầu tư kinh doanh, dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính.
Năm 2005 để tạo môi trường làm việc ổn định cho các cán bộ Công Nhân Viên Công ty đã mua trụ sở tại Tầng 11 tòa nhà Sông Đà, số 165 đường Cầu Giấy – Hà Nội đây là trụ sở chính của Công ty, Cũng trong năm
2005 Công ty đã đăng ký lại giấy phép kinh doanh và đổi tên Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định Giá Việt Nam thành Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiểm Toán và Định Giá Việt Nam với số vốn điều lệ là 3.000.000.000đồng (Ba tỷ đồng)
Ngành nghề kinh doanh mà Công ty đăng ký kinh doanh theo giấy phép kinh doanh số 0102026184 là:
Dịch vụ kiểm toán độc lập; Dịch vụ kế toán, thuế, đại lý thuế; Dịch vụ định giá tài sản; Tư vấn đầu tư, tài chính, kế toán,thuế; Đào tạo, giới thiệu việc làm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế, kiểm toán, chứng khoán và bảo hiểm; Sản xuất và cung cấp phần mềm tin học; Lập, tư vấn, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập tổng dự toán, thẩm định tổng dự toán, giám sát thi công;Dịch vụ thẩm định giá giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản;Dịch vụ đấu giá tài sản, hàng hóa;Dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp
Một thành tựu không thể không nhắc đến khi nói về sự phát triển của công ty: là công ty đã thiết lập được các văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố như: Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang và thành phố Hồ Chí Minh các chi nhánh này đang hoạt động rất hiệu quả trong việc khai thác khách hàng cho công ty.
2.1.2 Mục tiêu hoạt động của công ty
Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập nhằm các mục tiêu sau:
Không ngừng nâng cao lợi ích hợp pháp của các thành viên; Đây là mục tiêu cơ bản để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của Công ty:
Tăng cường tích lũy phát triển kinh doanh, dịch vụ: đây không chỉ là mục tiêu hoạt động, mà còn là phương châm kinh doanh của Công ty Một Công ty muốn hoạt động hiệu quả và phát triển thì phải không ngừng mở rộng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ của mình, trong lĩnh vực kiểm toán việc đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng Điều đó đồng nghĩa với việc Công ty sẽ thu hút được nhiều lợi nhuận và có nhiều điều kiện để tích lũy và phát triển Trong quá trình hoạt động của mình, ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên trong Công ty luân bám chặt phương châm trên
Góp phần làm trong sạch nền tài chính quốc gia: Cũng giống như các công ty kiểm toán khác, Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam không chỉ giúp các đơn vị kinh tế có một bảng khai tài chính chính xác, trung thực mà còn là công cụ đắc lực để nhà nước quản lý nền tài chính một cách vi mô.
Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước đúng, đủ theo quy định.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức của Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
2.1.3.1 Đội ngũ cán bộ, công nhân viên
Cùng với sự phát triển của Công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng Hiện nay Công ty có 100 cán bộ công nhân viên, do Công ty hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh
Ban kiểm soát Hội đồng khoa học
Các văn phòng đại diện Phó tổng giám đốc
Hà Giang Sơn La Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác Bộ phận kế toán Bộ phận hành chính đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nên các cán bộ công nhân viên của Công ty đều là những người có trình độ đại học và trên đại học.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ngoài các bộ phận trên Công ty còn có các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, chi bộ đảng, đoàn Thanh Niên các bộ phận này phát triển cùng với sự phát triển của Công ty.
2.1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng thành viên: là cơ quan cao nhất ở Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty.
Ban kiểm soát: Là những người chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng giám đốc, Phó giám đốc cũng như các hoạt động của Công ty.
Áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công
ty XYZ do công ty kiểm toán và định giá việt nam
2.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty XYZ do công ty kiểm toán và định giá việt nam
Bước1: Thu thập thông tin chung về khách hàng
Công ty TNHH XYZ được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép kinh doanh số 1498/QĐ –UB ngày 16 tháng 11 năm 2004 do Ủy ban nhân dân thành phố T cấp, Công ty có 50% là vốn đầu tư nước ngoài.ựng, trang trí nội thất; tư vấn giám định, phân tích kiểm nghiệm ngành hoá chất; kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu hoá chất;
Những sản phẩm chính mà công ty sản xuất là ống nhựa, phụ tùng ống nhựa, keo dán ống
Hính thức sổ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ và ghi sổ trên máy vi tính. Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1/01 đến ngày 31/12 hàng năm
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Đồng tiền hạnh toán Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng tiền Việt Nam (VNĐ)
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại
Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản
Doanh thu bán hàng hoá , sản phẩm được ghi nhận khi chuyển giao hàng hoá cho khách hàng, phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và có mức thuế suất 10% đối với các sản phẩm bán ra.
Công ty được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm 50% tiền thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo
Các thay đổi trong chính sách kế toán.
Trong 2 năm 2005 và 2006 Công ty không có sự thay đổi nào trong chính sách kế toán
Bước 2: So sánh thông tin phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh và xây dựng bảng phân tích các tỷ suất tài chính
Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Chênh lệch (%) ghi chú Tiền 6.131.066.545 10.469.192.143 4.338.125.5988 70,76
Tài sản lưu động khác
Tổng tài sản ngắn hạn
Nguồn kinh phí, quỹ khác
Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán ghi chú
(1) Tiền của công ty tăng lên 4.338.125.598 VNĐ tương đương 70,76% chủ yếu là do doanh thu tăng trong năm
(2) Các khoản phải thu tăng 461.514.242 VNĐ tương đương 25,63% trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng tăng trong năm
(3) Tài sản cố định hữu hình của đơn vị tăng 696.065.721 VNĐ là do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao và mua máy phát điện dùng cho sản xuất
(5) Nợ ngắn hạn giảm 1.751.340.504 VNĐ là do vay ngắn hạn giảm và các khoản phải trả người bán giảm
(6) Nợ dài hạn giảm 1.400.000.000 là do công ty thanh toán số khoản nợ dài hạn nhằm tạo uy tín đối với nhà đầu tư để tạo điều kiện cho việc huy động vốn cho kế hoạch kinh doanh tới
Bảng phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Chênh lệch (%) ghi chú Doanh thu thuần 94.446.257.986 139.510.845.36
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập khác 648.522.499 994.352.934 345.830.435 53,33 chi phí khác 378.332.700 489.467.161 111.134.461 29,37
Lợi nhuận khác 270.189.799 504.885.773 234.695.974 86,86 lợi nhuận trước thuế
Bảng phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh ghi chú
(1) Doanh thu tăng 41.064.587.382 VNĐ tương đương 41,71% là do công ty đã tập trung thực hiện chiết khấu hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, chế độ tặng quà và chăm sóc khách hàng mua nên đã thu hút nhiều khách hàng mới làm doanh thu tăng
(2) Giá vốn hàng bán tăng lên 44,79% là phù hợp với việc doanh thu tăng
(3) Chi phí tài chính giảm 361.575.006VNĐ là do nợ ngân hàng và vay dài hạn giảm làm chi phí lãi vay giảm
(4),(5) Chi phí bán hàng tăng 0,27% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,53% là có thể chấp nhận được vì trong năm 2006 công ty với chiến lược mở rộng thị trường đã tích cực tìm bạn hàng mới, tỷ lệ này so với mức tăng doanh thu là có thể chấp nhận được
(6),(7) Thu nhập khác ăng lên 345.830.435 VNĐ tương ứng 53,33% phù hợp với chi phí tăng 111.134.461 VNĐ tương ứng 29,37%
Bảng Phân tích các tỷ suất tài chính
1 Khả năng thanh toán khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ suất tự tài trợ
Bảng Phân tích các tỷ suất tài chính
1 Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của đơn vị đều tăng so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của đơn vị là không tốt
2 Tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ đều tăng so với năm 2005 và đều lớn hơn 0,5 điều này thể hiện tình hình tự chủ về tài chính của đơn vị là cao
3 tỷ lệ lãi gộp giảm so với năm 2005 là do tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu
Sau khi phân tích sơ bộ các thông tin tài chính và phi tài chính kiểm toán viên nhậnt hấy tình hình của đơn vị ổn định nhưng kiểm toán viên xác định khoản mục doanh thu có ảnh hưởng trọng yếu do vậy cần phải tiếp tục đi sâu phân tích khoản mục doanh thu trong thủ tục phân tích chi tiết
2.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty XYZ
Bước 1: Xem xét độ tin cậy của các dữ liệu thu thập được
Thông tin được sử dụng để phân tích là bảng kê giá, Báo cáo doanh thu hàng tháng cảu các bộ ống nhựa Trong giai đoạn trước, kiểm toán viên đánh giá rằng hệ thống Kiểm soát nội bộ cuả khách hàng tồn tại và hoạt động có hiệu quả Do vậy thông tin dùng để phân tích được đánh giá là đáng tin cậy. Bước 2: Xác định số ước tính doanh thu của Kiểm toán viên
Số ước tính doanh thu được xây dựng dựa trên giá bán trung bình và số lượng nhựa được bán ra trong năm 2004. doanh thu = Số lượng x Đơn giá bình quân
Loại doanh thu Số lượng
Giá bán trung bình (bộ )
Doanh thu ước tính năm 2004
Doanh thu bộ ống nhựa loại 1 1.065.000 50.000 3.250.000.000 Doanh thu bộ ống nhựa loại 2 1.320.000 40.000 52.800.000.000 Doanh thu bộ ống nhựa loại 3 2.240.000 15.000 33.600.000.000
Doanh thu ghi sổ năm 2006 = 139.510.845.368
Số chênh lệch giữa giá trị ước tính với giá trị ghi sổ :
Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được
* Giá trị trọng yếu chi tiết
Doanh thu thuần = 139.510.845.368 VN Đ tương đương với 8.774.267 USD (Tỷ giá 1 USD = 15.900 VNĐ) do đó mức độ trọng yếu ta chọn gần ngưỡng 10.000.000USD
= 1.116.086.672,94 VNĐ Ở đây Kiểm toán viên tính mức độ trọng yếu chi tiết = 90% mức độ trọng yếu tức là:
Giá trị trọng yếu chi tiết là: 90% x 1.116.086.672,94
* Chỉ số về độ tin cậy: Dựa vào sự đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ và những biểu ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, Kiểm toán viên lựa chọn mức độ tin cậy đối với doanh thu là 2
* Số lượng các tiểu số dư trong số dư được kiểm tra
Trong giai đoạn này Kiểm toán viên lựa chọn 1 số lượng các phần phân tách là 1 như vậy chênh lệch có thể chấp nhận được là
45% x 1.004.478.086,05 = 452.015.138VNĐ Bước 4: Xác định số chênh lệch lớn để kiểm tra so sánh số chênh lệch phát sinh với chênh lệch có thể chấp nhận được ta thấy 139.154.632