HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC CHO CÔNG CHỨC THUỘC CÁC PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN, THÀNH PHỐ CỦA TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
./ ./
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC CHO CÔNG CHỨC THUỘC CÁC PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN, THÀNH PHỐ CỦA TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Nghị Thanh
Phản biện 1: TS NGUYỄN THỊ HÀ
Phản biện 2: PGS.TS VĂN TẤT THU
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp D, Nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Thời gian: Vào hồi 09 giờ 45 ngày 12 tháng 07 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại cho thấy rằng, lao động là hoạt động sống còn đối với sự tồn vong và phát triển của xã hội loài người Có thể thấy, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người hầu như là
vô hạn Trong khi đó, lực lượng sản xuất, tức sức lao động và tư liệu lao động lại là yếu tố hữu hạn trong từng thời kỳ Vì vậy, con người phải tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên hạn chế này Để làm được điều đó yêu cầu tất yếu đặt ra đó là phải tổ chức lao động khoa học (TCLĐKH)
Trong bộ máy hành chính Nhà nước, cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng Có thể nói vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nói chung, phòng Nội vụ nói riêng rất quan trọng, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ, bộ máy của chính quyền Tại các phòng Nội vụ, nhận thức được tầm quan trọng của công tác TCLĐKH cho công chức thuộc đơn vị mình, trong nhiều năm qua TCLĐKH là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực quản trị nói chung, song cho đến nay, không phải cơ quan nào cũng quan tâm nghiên cứu và áp dụng thỏa đáng công tác này Ngay cả ở các phòng Nội vụ – cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, việc tổ chức nơi làm việc, sắp xếp nhân sự, phân công lao động vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý Chính vì vậy, TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ đã và đang
là một vấn đề cần thiết và bức xúc Từ những lý do nêu trên, đồng thời xuất phát từ nhận thức của bản thân về ý nghĩa, tầm quan
Trang 4trọng của TCLĐKH, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện,
thành phố của tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình với mong muốn nêu lên được thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác TCLĐKH cho công chức tại các phòng Nội vụ trong thời gian tới Tuy nhiên,
do thời gian, điều kiện và năng lực có hạn, tác giả không thể đi sâu nghiên cứu công tác TCLĐKH cho công chức ở tất cả các phòng Nội vụ mà chỉ tập trung tìm hiểu công tác này tại phòng Nội vụ thành phố Bắc Ninh và tại phòng Nội vụ 04 huyện: Tiên
Du, Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số công trình nghiên cứu và công bố về TCLĐKH cho công chức mà tác giả đã được tham khảo như sau:
Giáo trình Tổ chức lao động khoa học – trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013;
Giáo trình Tổ chức lao động – Trường Đại học Lao động – Xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2011;
Giáo trình Định mức Kinh tế - Kỹ thuật cơ sở của quản trị kinh doanh – trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2010;
Giáo trình Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp – trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013;
Trang 53
Cuốn “Để văn phòng của bạn trở thành nơi làm việc lý tưởng” của tác giả Dr Jan Yanger, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn năm 2010
Công trình nghiên cứu của hai tác giả Lê Minh Thạch và
Nguyễn Thị Cành với đề tài: “Định mức và tổ chức lao động
khoa học trong xí nghiệp công nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động
năm xuất bản năm 1987
Cuốn “Tổ chức lao động khoa học công tác văn phòng –
Một nội dung của quản trị văn phòng” của tác giả Xuân Đào,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm
2005
Luận văn thạc sỹ quản lý công của tác giả Nguyễn Đức
Cảnh với đề tài: “TCLĐKH cho công chức thuộc văn phòng
UBND huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng” thực hiện năm
2015
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng tới giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu những nội dung sau:
Trình bày khái quát cơ sở lý luận của việc TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ;
Đánh giá thực trạng công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ;
Trang 6Đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội
vụ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ
Phạm vi nội dung: Trên cơ sở những nguyên tắc của TCLĐKH, luận văn tập trung nghiên cứu công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ
Phạm vi không gian: phòng Nội vụ thành phố Bắc Ninh
và phòng Nội vụ 04 huyện: Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu;
- Phương pháp nghiên cứu điển hình;
- Phương pháp điều tra bảng hỏi;
Trang 75
6 Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài có một số đóng góp sau:
- Về lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ làm cơ sở cho việc đẩy mạnh công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các đơn
vị này nói chung và các phòng Nội vụ của tỉnh Bắc Ninh nói riêng
- Về thực tiễn: Phân tích và làm rõ thực trạng, hạn chế, nguyên nhân trong công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội
Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các cụm từ viết tắt, danh mục các bảng, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan về tổ chức lao động khoa học
trong cơ quan hành chính Nhà nước;
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức lao động khoa
học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh;
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức
lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC 1.1 Tổ chức lao động khoa học
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Lao động
Có thể hiểu: “Lao động là hoạt động có mục đích của
con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình,
là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người”
1.1.1.2 Tổ chức lao động
Tổ chức lao động được hiểu là: “Tổ chức quá trình hoạt
động của con người, trong sự kết hợp của 3 yếu tố của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình lao động”
1.1.1.3 Tổ chức lao động khoa học
“TCLĐKH được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ
sơ phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng những biện pháp được thiết
kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm, nhằm đạt mục đích lao động một cách hiệu quả”
1.1.1.4 Cơ quan hành chính Nhà nước
Hiểu một cách đơn giản nhất, cơ quan hành chính Nhà nước (CQHCNN) là các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp của một quốc gia, bao gồm chức năng lập quy và chức năng hành chính
Trang 97
1.1.2 Vai trò của tổ chức lao động khoa học
TCLĐKH là một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định hiệu quả hoạt động của một tổ chức nói chung và tổ chức hành chính Nhà nước nói riêng Đối với CQHCNN, TCLĐKH càng có ý nghĩa quan trọng hơn TCLĐKH giúp cho hoạt động của các cơ quan này được thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, hoạt động đồng bộ, làm việc có khoa học
1.1.3 Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học
- Về mặt kinh tế: TCLĐKH cho phép nâng cao năng
suất lao động và tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý;
- Về mặt xã hội: Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế như đã
phân tích ở trên, TCLĐKH trong CQHCNN còn có tác dụng giảm nhẹ lao động, an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho CBCC
1.1.4 Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học
Nhiệm vụ kinh tế: Phải góp phần sử dụng tiết kiệm, hợp
lý các nguồn lực của tổ chức hành chính;
Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tạo điều kiện lao động bình
thường, nâng cao sức hấp dẫn và nội dung phong phú của công việc với mục đích đem lại khả năng lao động cao của CBCC và giữ gìn sức khoẻ của họ
Nhiệm vụ xã hội: Tạo điều kiện cho mỗi CBCC trong
CQHCNN được phát triển toàn diện nhất
Trang 101.2 Tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính Nhà nước
1.2.1 Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước
- CQHCNN có chức năng quản lý hành chính Nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành trên lãnh thổ và trên các lĩnh vực.;
- CQHCNN là một hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông đảo nhất, tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương;
- Hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật với đặc trưng nhiều văn bản, giấy tờ và thủ tục hành chính;
- Các CQHCNN có quan hệ trực thuộc dọc, ngang tạo thành một hệ thống thống nhất, theo thứ bậc chặt chẽ, hoạt động thường xuyên liên tục, tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống;
1.2.2 Đặc trưng của lao động trong cơ quan hành chính Nhà nước
Thứ nhất, là hoạt động lao động trí óc và mang nhiều đặc tính sáng tạo
Thứ hai, là hoạt động lao động mang đặc tính tâm lý –
xã hội cao
Thứ ba, thông tin vừa là đối tượng lao động, kết quả lao động vừa là phương tiện lao động của lao động trong CQHCNN