1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC "HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH"

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Kinh Tế Các Loại Hình Chăn Nuôi Lợn Ở Xã Văn Môn, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Phethsomphone Bualayvan
Người hướng dẫn PGS.TS. Quyền Đình Hà
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (9)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (10)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (10)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (10)
      • 2.1.1. Khái niệm cơ bản (10)
      • 2.1.2. Phương pháp chung xác định hiệu quả (13)
      • 2.1.3. Đặc điểm đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn (15)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn (26)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (29)
      • 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam (29)
      • 2.2.2. Thực tiễn nghiên cứu về hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn và các vấn đề có liên quan (31)
  • PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (33)
      • 3.1.1. Đặc diểm tự nhiên (33)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội (33)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 3.2.1. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đề tài (40)
      • 3.2.2. Vận dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể (41)
  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (42)
    • 4.1. Thực trạng hiệu quả chăn nuôi lợn của một số trang trại tại xã Văn Môn (42)
      • 4.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn và vị trí của ngành chăn nuôi lợn trong nền (42)
      • 4.1.2. Các loại hình chăn nuôi lợn (47)
      • 4.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của loài hình chăn nuôi lợn (49)
      • 4.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn (59)
      • 4.1.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao HQKT của các loại hình chăn nuôi trong một số trang trại của xã (71)
    • 4.2. Định hướng và giải pháp nâng cao HQKT trong chăn nuôi lợn của hộ chăn nuôi lợn ở xã (76)
      • 4.2.1. Định hớng phát triển sản xuất vá nâng cao hiệu quả của các loại hình chăn nuô lợn của một số hộ chăn nuôi ở xã (76)
  • PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (83)
    • 5.1. Kết luận (84)
    • 5.2. Kiến nghị (86)
    • Biểu 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Môn (34)
    • Biểu 4: Tình hình dân số – lao động của xã Văn Môn (36)
    • Biểu 5: Tình hình cơ sơ vật chất-hạ tầng chủ yếu phục vụ sản xuất của xã (38)
    • Biểu 6: Kết quả sản xuất của xã qua 3 năm (39)
    • Biểu 7: Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của xã (45)
    • Biểu 8: Tình hình cơ bản của hộ điều tra (48)
    • Biểu 9: Điều tư chi phí và kết quả sản xuất trong một lứa lợn ở hộ điều tra (51)
    • Biểu 10: Đầu tư chi phí và kết quả sản xuất trong một lứa lợn hộ điều tra (55)
    • Biểu 11: Hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn (58)
    • Biểu 12. Hiệu quả kinh tế phân theo quy mô chăn nuôi (63)
    • Biểu 13: Hiệu quả kinh tế phân theo quy mô chăn nuôi (66)
    • Biểu 14: Hiệu quả kinh tế phân theo chất lượng chuồng trại (68)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất Nó được xác định bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra.

2.1.1.2 Các loại hình kinh tế.

* Theo các yếu tố cấu thành chúng ta có các loại hiệu quả:

- Hiệu quả kỹ thuật: là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.

- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên chi phí đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra.

- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tính hợp của cả hai chỉ tiêu hiệu quả nêu trên.

* Theo mức độ khái quát chúng ta có các loại hiệu quả sau:

- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội Cùng với hiệu quả kinh tế, hoạt động sản xuất còn tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội như: tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, tăng ngân sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ những người mắc phải tệ nạn xã hội…

- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề được các nhà quản lý rất quan tâm. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó phải không có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính như: bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ mặt đất…

- Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế cần phải xem xét đầy đủ mỗi quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối Hiệu quả kinh tế đạt được khi trong điều kiện nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được lượng kết quả đầu ra lớn nhất ở mức chi phí thấp nhất.

Trong các loại hiệu quả trên thì hiệu quả kinh tế được coi là vấn đề trọng tâm và quyết định nhất Khi nói về hiệu quả kinh tế người ta thường có ý bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Một phương án, một giải pháp được gọi là có hiệu quả khi nó đảm bảo được lợi ích về tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

* Theo phạm vi có các loại hiệu quả:

- Hiệu quả kinh tế quốc dân: dựa vào chỉ tiêu này để tính toán, xem xét hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế Từ đó đánh giá một cách toàn diện tình hình phát triển sản xuất của nền kinh tế.

- Hiệu quả kinh tế ngành: là tính hiệu quả kinh tế riêng cho từng ngành, có thể là cho ngành lớn và cũng có thể là cho ngành nhỏ.

- Hiệu quả kinh tế vùng, địa phương: là phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng, một địa phương Vì vậy có thể là vùng kinh tế, vùng lãnh thổ như tỉnh, huyện…

- Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào.

Như vậy rất có nhiều cách phân chia hiệu quả kinh tế nhưng tất cả các cách phân chia đó đều có cái chung là: Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước thì phải nâng cao hiệu quả kinh tế của từng ngành, từng vùn Muốn đạt được hiệu quả kinh tế phải đạt được cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Muốn đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn thì phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối Có như vậy mới có hiệu quả kinh tế một cách bền vững

2.1.1.3 Bản chất và ý nghĩa của viêc nâng cao hiệu quả kinh tế.

* Bản chất hiệu quả kinh tế:

Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động của xã hội.

Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cả về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.

* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:

Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi thành viên trong xã hội Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm đáng chú ý nhất:

- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang lại hiệu quả cao.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hộ quan tâm đến Đối với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận (thu nhập nhiều hơn, lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dùng thì làm tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng sản phẩm hàng hoá với chất lượng cao và giá thành thấp.

Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Nền nông nghiệp Việt Nam vốn kết hợp chặt chẽ trồng trọt với chăn nuôi Hệ thống trồng trọt nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn.

Con lợn giúp người nông dân, từ nguồn thức ăn sẵn có, tạo thu nhập bằng tiền để trang trải chi phí trong gia đình cho nên người nông dân Việt Nam gắn bó với con lợn Do có vị trí chính xác trong đời sống nông nghiệp mà đàn lợn của Việt Nam qua mọi thời kỳ đều phát triển không ngừng.

Năm 2005 tổng đàn lợn của Việt Nam là 28,5 triệu con (Lưu Vũ Lâm), tăng 6,96% so với năm 2004 Năm 2006 tổng đàn lợn cả nước đạt đến 30,4 triệu con, tăng 6,25% so với năm 2005, trong đó lợn nái là 3,9triệu con (chiếm 12,83% tổng đàn), sản lượng thịt lợn hơi chiếm 70 - 80% tổng sản lượng thịt các loại [2] Theo tạp chí Nông thôn mới về một số thành tựu cơ bản năm 2007 thì cả nước có 32,2triệu con lợn, tăng 5,59% so với năm 2006 Với kết quả này Việt Nam được xếp là nước đứng thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức) và đứng thứ 3 ở Châu á Thái Bình Dương về tổng đàn lợn.

Tiêu dùng thịt lợn trung bình tính trên đầu người năm 2007 là 18,3kg, giảm 0,4kg, tương đương 0,3% so với năm 2006 (ở Trung Quốc 45,1kg năm 2007). Lượng tiêu dùng thịt lợn mỗi năm (tính từ năm 1998) luôn lớn hơn 73% trong tổng số lượng thịt được tiêu dùng [12]

Theo con số thống kê gần đây có 63% đàn lợn trong cả nước được nuôi theo phương thức truyền thống ở các hộ gia đình, đặc biệt là ở các khu vực Trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh thành Những khu vực này cung cấp thịt lợn chủ yếu cho thị trường tiêu dùng trong nước và một phần dành cho xuất khẩu (chủ yếu nuôi lợn lai F1 giữa lợn đực ngoại và lợn nái Móng Cái).

Măt khác, chăn nuôi theo phương pháp truyền thống có thể cung cấp thịt cho người dân ở đó và một số vùng lân cận khác Việc duy trì và khuyên khích hình thức chăn nuôi này phù hợp với chăn nuôi gia súc đảm bảo cho sự ổn định và bền vững trong nông nghiệp Khi mà những thói quen trong chăn nuôi, những điều kiện kinh tế khác nhau như: giao thông hay biện pháp khoa học và khoa học chưa thể thay đổi trong một thời gian ngắn, thì nuôi lợn theo phương pháp truyền thống ở vùng này đóng một vai trò quan trọng đối với thị trường trong nước.

Những yếu tố làm hạn chế chăn nuôi gia súc, như là điều kiện khác nhau,giao thông, trình độ học vấn, kỹ thuật, quản lý và tổ chức ở các vùng này phải được xem xét và cân nhắc khi muốn đưa ra những chính sách đầu tư Phải có giải pháp để hạn chế những tồn tại trên, giới thiệu và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn như khẩu phần ăn, sức khoẻ, con giống tới mỗi hộ gia đình Thêm vào đó, tất cả những chính sách về vốn, xây dựng các quỹ là cần thiết cho đầu tư phát triển như là cải tạo hệ thống giao thông, bán sản phẩm, cần có thị trường giữa sản xuất thịt với người tiêu dùng thịt, điều này có thể khuyến khích chăn nuôi lợn phảt triển.

2.2.2 Thực tiễn nghiên cứu về hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn và các vấn đề có liên quan

Như chúng ta đã biết, chăn nuôi không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thịt hàng ngày của người dân, phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi khác (như cá), thu hút lao động nông nhàn mà còn tạo ra thu nhập bằng tiền cho người nông dân, vì chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng đối với đời sống của người nông dân, cho nên đã có rât nhiều công trình nghiên cứu từ Trung ương đến các cơ sở như trường học nhằm phát triển chăn nuôi lợn đúng hướng Có thể kể đến như: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNN (7/2006) về: “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu ở 16 tỉnh phía Bắc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thịt lợn hàng hoá, nhằm tăng thu nhập cho nông dân” và Báo cáo khoa học (3/2001) về “Đề án xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và Hồng Kông năm

2001 và giai đoạn 2001 – 2010”; Báo cáo của Bộ Thương mại (2005) về “Hông Kông – Thị trường đáng kể cho thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam”; Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Đình Long (12/2006) về “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu về tiêu thụ thịt lợn vùng đồng bằng sông Hồng; Luận án Tiễn sĩ kinh tế, viện kinh tế học của Nguyễn Thị Hương về “Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Hồng”; Nguyễn Văn Đồng (10/2006), Trung tâm nghiên cứu lợn, Viện chăn nuôi quốc gia về “ Chăn nuôi lợn – một ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam” v.v…

Ngoài ra còn có cả một loạt sách được xuất bản nhằm phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăn nuôi lợn đến tận tay người dân để họ nắm bắt kịp thời kỹ thuật như:

“Nuôi lợn gia đình” của Trương Long, NXBNN, 2005; “Cẩm ngang chăn nuôi lợn thịt nhanh nhiều nạc” của Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, Nguyễn Văn Thưởng,

NXBNN, 2006; “Nuôi lợn siêu nạc” của Trương Long, Nguyễn Văn Hiền, NXB Đà Nẵng, 2005; “Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ: của GS.TSKH Lê Hồng Mận, NXBNN, 2005 v.v…. Ở cấp nhỏ hơn như các đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên cũng đã có rất nhiều đề tài khai thác về con lơn như: Thực trang và giải pháp chăn nuôi lợn; Thực trạng và giải pháp nang cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn; Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của lợn hướng nạc; Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình chăn nuôi lợn ở hộ; Các giải pháp nhằm tiêu thụ thịt lợn; Biển pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn; Đánh giá tác động của công nghệ mới trong mô hình chăn nuôi lợn thịt hướng nạc v.v… Tuy nhiên các đề tài này chỉ mới đi sâu vào một loại hình chăn nuôi ở địa phương mà chưa đề cập đến các loại hình khác hiện có Như vây, đề tài của tôi “Hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh ” mặc dù là đều tài cũ Nhưng đề tài này đi sâu vào đánh giá hiệu quả kinh tế của tất cả các loại hình (gồm 5 năm loại hình đã nêu trên) từ đó đánh giá xem loại hình nào, ở mức quy mô nào, mức đầu tư chăm sóc như thế nào là có hiêu quả nhất nhằm đưa ra định hướng và giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của các loại hình này.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nằm trong khu vực địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Có biên giới giáp như sau: phía Bắc giáp xã Yên Phụ và thị trấn Chờ, phía Tây giáp xã Thủy Lâm, phía Đông giáp xã Đông Thọ, phía Nam giáp xã Hương Mạc Có tuyến đường 295 chạy liên tỉnh từ Từ Sơn sang Huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) Văn Môn là xã có hệ thống lớn, có một con sông Ngũ Huyện Khê có vai trò là kênh tưới tiêu cho 5 huyện, tuy nhiên hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất của xã lại rất nhiều Xã có địa hình tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, lại trong khu vực Đồng bằng Châu Thổ sông Hồng nên có độ cao và khí hậu điển hình của đồng bằng Bắc Bộ, một năm có 4 mùa rõ rệt Tính trung bình nhiệt độ của xã từ 26-30 0 C, nhiệt độ tập trung vào tháng 7 với nhiệt độ có lúc lên tới

42 0 C, thấp nhất tập trung vào tháng 2 với nhiệt độ có lúc xuống tới 6 0 C Lượng mưa trung bình hàng năm 1602mm, có độ ẩm trung bình hàng năm là 84% nên thuận lợi cho phát triển các ngành trong nông nghiệp của xã.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Biểu 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Môn

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2006/2005 2007/2006 BQ

A Tổng diện tích đất tự nhiên ha 547,77 100 547,77 100 547,77 100 100,00 100,00 100,00

2 Đất cây lâu năm ha

4 Diện tích mặt nước ha 32,48 9,27 32,52 9,28 32,61 9,45 100,12 100,28 100,19

II Đất chuyên dùng ha 113,02 20,63 113,94 20,80 119,17 21,75 100,81 104,60 102,69

III Đất thổ cư ha 73,75 13,46 74,34 13,57 74,34 13,57 100,80 100,00 100,39

IV Đất chưa sử dụng ha 10,53 1,93 9,12 1,67 9,01 1,65 86,61 98,78 92,49

B Một số chỉ tiêu bình quân

1 BQ đất canh tác/ hộ NN m 2 1720 1736 1809 100,93 104,20 102,55

2 BQ đất canh tác/ khẩu NN m 2 457 460 462 100,66 100,43 100,54

3 BQ đất canh tác/ lao động NN m 2 734 730 762 99,46 104,38 101,89

4 BQ đất NN/ hộ NN m 2 2189 2209 2267 100,91 102,62 101,76

5 BQ đất NN/khẩu NN m 2 582 586 579 100,69 98,80 99,74

6 BQ đất NN/ lao động NN m 2 934 929 955 99,46 102,80 101,11

Nguồn: Ban địa chính xã Văn Môn

Tính đến năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 547,77ha, trong đó đất nông nghiệp là 345,25 ha, chiếm 63,03% Qua biểu 3 ta thấy: Nhìn chung biến động đất đai giữa năm 2006 so với năm 2005 là không đáng kể Đến năm 2007 có vài sự thay đổi về tình hình sử dụng đất đai của xã, tuy nhiên thay đổi cũng không nhiều Cụ thể là: năm 2007 diện tích đất vườn tạp của xã đã giảm xuống 5,21ha so với năm 2006 Cùng với sự giảm xuống của diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất chuyên dùng năm 2007 tăng 5,23ha Với quan điểm sử dụng đất đầy đủ và hiệu quả, trong những năm qua xã đã không ngừng đầu tư, cải tạo tận dụng phần diện tích đất chưa sư dụng và các mục đích chung (như xây dựng công trình công cộng, làm đường giao thông nông thôn…) để phục vụ cho nhu cầu chung của nhân dân trong xã Song với việc đầu tư cải tạo đất, xã còn khuyến khích các hộ gia đình sử dụng đất có hiệu quả Nhờ có hướng đi đúng đắn nên trong những năm qua đời sống của người dân trong xã không ngừng được nâng lên, bộ mắt nông thôn từng bước phát triển.

3.1.2.2 Lao dộng và dân số

Biểu 4: Tình hình dân số – lao động của xã Văn Môn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ phát triển (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2006/05 2007/06 BQ

- Hộ NN kiêm ngành nghề dịch vụ hộ 88 5,5 110 6,94 191 12,54 125,00 173,64 147,33

2 Hộ phi nông nghiệp hộ 317 16,53 389 19,7 490 24,34 122,71 125,96 124,32

II Tổng số nhân khẩu người 7021 100 7105 100 7179 100 101,20 101,04 101,12

2 Khẩu phi nông nghiệp người 1004 14,3 1124 15,82 1215 16,92 111,95 108,10 110,01

III Tổng lao động lđ 4112 100 4174 100 4257 100 101,51 101,99 101,75

1 Lao động nông nghiệp lđ 3751 91,22 3773 90,39 3615 84,92 100,59 95,81 98,17

- Lao động thuần nông lđ 3417 91,1 3474 92,08 3243 89,71 101,67 93,35 97,42

- Lao động ngành nghề dịch vụ lđ 334 8,9 299 6,92 373 10,29 86,92 124,75 104,13

2 Lao động phi nông nghiệp lđ 361 8,78 401 9,61 642 15,08 111,08 160,10 133,36

IV Một số chỉ tiêu

1 BQ lao động NN/ hộ NN lđ 2,34 2,38 2,37 101,71 99,58 100,64

2 BQ khẩu NN/ hộ NN người 3,76 3,77 3,92 100,27 103,98 102,11

Nguồn: Ban thống kê xã Văn Môn

Tình hình dân số và lao động của xã được thể hiện trong biểu 4 Qua biểu 4 ta thấy: năm 2007, tổng số dân của xã là 7179 người, tăng 1,04% so với năm 2006. Trong đó số người tham gia sản xuất nông nghiệp là 5964 người, chiếm 83,04%; số người tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp là 1215%, chiếm 16,92% Qua 3 năm dân số của xã tăng chậm bình quân tăng 1,12% Lực lượng lao động của xã đáng chú ý nhất là lực lượng lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng mạnh (bình quân 3 năm tăng 10,01%), trong khi đó lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp lại có xu hướng giảm xuống (bình quân 3 năm giảm 1,83%), tuy nhiên tốc đọ tăng giảm không đều qua các năm Lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp chủ yếu làm ngành nghề truyền thống như dân dụng, đồ gỗ, hàn, nề, một bộ phận lao động như dư thừa khác làm thuê cho khu vực gần đó, còn lại một số là công nhân viên Nhà nước.

Xu hướng hiện nay ở xã là: lao động nông nghiệp ngày càng giảm dần, thay vào đó là độ kiêm ngành nghề dịch vụ và lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng dần Đấy là một xu hướng tất yếu trong nông thôn, nó phù hợp với Chủ trương và Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: “tách một bộ phận lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp sang làm ngành nghề khác nhằm thay đổi cơ cấu lao động, từ đó thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cải thiện dần đời sống của người nông dân”.

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất-hạ tầng chủ yếu phục vụ sản xuất của xã

Với hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiẹn cho quá trình vận chuyển cung cấp hàng hoá, lương thực tới các thị trường lớn, tiềm năng như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội….Cũng như xuất khẩu Hơn nữa trong những năm gần đây với Chính sách đổi mới của Đẩng và Nhà nước, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh xuất hiện khu công nghiệp lớn như: KCN Khắc Niệm, KCN quế Võ, KCN Tiên Sơn, KCN Yên Phong, Cụm công nghiệp làng nghề Phong Khê, khu kinh tế thành phố Bắc Ninh, khu đô thị mới Nam Từ Sơn đã tạo thị trường hết sức phong phú và đa dạng cần được khai thác một cách triệt để.

Các đường tỉnh chạy qua xã là 295 và 271 đều có chiều dài hơn 1,5km,đường liên xã dài 3454m, các công trình thuỷ lợi của xã gồm 4 trạm bơm, kênh tưới1200km, kênh tiêu thụ 4400m Về trang bị giáo dục của xã nhình chung là đầy đủ, toàn xã có 2 trường từ mầm non đến trung học cơ sở Mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân, toàn xã hiện có 1.115 máy điện thoại có định.

Biểu 5: Tình hình cơ sơ vật chất-hạ tầng chủ yếu phục vụ sản xuất của xã

Diễn giải ĐVT Các năm

- Đường nhựa, bê tông km 2,3 2,8 3,2

- Máy bơm các loại máy 4 4 4

- Trạm biến áp lớn, nhỏ trạm 2 2 4

- Tỷ lệ hộ dùng điện % 100 100 100

Nguồn: Ban thống kê xã Văn Môn

3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã

Biểu 6: Kết quả sản xuất của xã qua 3 năm.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%)

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 2006/2005 2007/2006 Bình quân

I Tổng giá trị sản xuất 45000 100 47200 100 51400 100 104,89 108,90 106,88

Nguồn: Ban thống kê xã Văn Môn

Theo ban thống kê của xã Văn Môn: số hộ có thu nhập lớn nhất từ nông nghiệp là 406 hộ, còn đối với hộ có thu nhập từ dịch vụ là 658 hộ còn lại là các hộ có thu nhập từ các ngành khác.

Qua bảng cho ta thấy tổng giá trị sản phẩm của xã Văn Môn tăng lên đáng kể, năm 2005 giá trị sản xuất của xã là 45 tỷ đồng, năm 2006 là 47,2 tỷ đồng tăng 4,89%; đặc biệt năm 2007 giá trị sản phẩm của toàn xã là 51,4 tỷ đồng tăng 8,93% so với năm 2006, bình quân qua 3 năm giá trị sản phẩm tăng 6,88% Nguyên nhân là do dịch vụ, công nghệ và tiêu thủ công nghiệp cùng với ngành chăn nuôi phát triển mạnh.

Nhìn chung giá trị sản phẩm của xã vẫn tập trung vào ngành sản xuất nông nghiệp Năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp của xã là 24462 triệu đồng chiếm 54,36% tổng thu nhập của xã, năm 2006 thu nhập từ nông nghiệp là 25223 triệu đồng chiếm 53,4%, riêng năm 2007 sản xuất nông nghiệp chiếm 52,88% nhưng so với năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 7,76% Thu từ chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh, so với năm 2005 thì năm 2006 tăng 2,65% do ảnh hưởng của giá cả trên thị trường biến động (dịch bệnh, giá đầu vào cao…) Nhưng đến năm 2007 giá trị sản xuất chăn nuôi đã là 15669 triệu đồng tăng 10,38% so với năm 2006 Qua

3 năm ngành chăn nuôi tăng bình quân 6,44% Thu nhập từ ngành dịch vụ của xã tuy chỉ chiếm một phần trong cơ cấu thu nhập của xã nhưng lại tăng nhanh trong những năm gần đây.

Như vậy: Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Văn Môn khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và gần các thị trường tiêu thụ lớn.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Trên quan điểm duy vật biển chứng và duy vật lịch sử, đề tài có sử dụng một số phương pháp kinh tế như: phương pháp thống kế kinh tế, phương pháp chuyên khảo, phương pháp so sánh…Trong phương pháp thống kê kinh tế được sử dụng nhiều hơn để phân tổ các mẫu diều tra nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn.

3.2.2 Vận dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.2.2.1 phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập tài liệu thứ cấp:

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban xã, các báo cáo công khai của xã và tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

* thu thập tài liệu sơ cấp:

Tài liệu được thu thập từ việc tiến hành điều tra, phỏng vấn các đối tượng trong xã nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi điều tra lập sẵn.

- Chọn mẫu điều tra: căn cứ vào số lượng, quy mô, cơ cấu của các hộ chăn nuôi lợn theo các loại hình khác nhau ở xã nghiên cứu Các hộ này phải đặc trưng cho từng loại hình chăn nuôi lợn trong xã.

Việc điều tra mẫu được tiến hành theo phương pháp điện hình theo tỷ lệ Tuy nhiên để mẫu điều tra vừa đại diện cho tổng thể, vừa đáp ứng yêu cầu của đề tài, chúng tôi có điều chỉnh mẫu điều tra cho hợp lý.

Với quan điểm chọn mẫu trên, chúng tôi đã tiến hành điều tra 45 hộ được chia theo các loại như sau:

Loại hình Lợn gột Hướng nạc Lợn lai F1 Hỗn hợp I Hỗn hợp II

3.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp: tổng kết và tính toán lại theo các chỉ tiêu như: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.

- Đối với tài liệu sơ cấp thu được: xử lý số liêu theo phương pháp hệ thống hoá tài liệu, phân tổ thống kê, tổng hợp bằng máy vi tính trên chương trình của Excel.

- Số liệu thu được sẽ được phân tổ theo hướng:

+ Theo các hình chăn nuôi: có loại hình chăn nuôi lợn gột, lợn hướng nạc, lợn lai F1, hỗn hợp I, hỗn hợp II.

+ Theo quy mô chăn nuôi: có quy mô lớn, vừa, nhỏ.

+ Theo giống lợn: sử dụng giống lợn có tỷ lệ nạc cao (ở loại hình lợn hướng nạc và hỗn hợp II).

Dựa vào những kinh nghiệm, ý kiến của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi để đưa ra những kết luận sát với thực tế.

3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu a Phương pháp thông kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương pháp này còn được sử dụng để phân tổ các mẫu điều tra theo các tiêu thụ cụ thể như đã nêu ở trên Trên cơ sở phân tổ đó sẽ phân tích các loại hình từ đó rút ra những nhận xét, những kết luận về thực trạng các loại hình phát triển chăn nuôi lợn ở xã Văn Môn làm cơ sở đề ra những giải pháp phù hợp. b Phương pháp so sánh Được sử dụng để so sánh mức độ đầu tư, kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn giữa các nhóm hộ, giữa các loại thức chăn nuôi lợn khác nhau ở địa bàn nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng hiệu quả chăn nuôi lợn của một số trang trại tại xã Văn Môn

4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn và vị trí của ngành chăn nuôi lợn trong nền kinh tế của xã

Trong mấy năm trở lại đây, ngành chăn nuôi lợn ở xã Văn Môn rất phát triển Chăn nuôi lợn không còn là ngành chăn nuôi tận dụng như trước mà đã có nhiều loại hình chăn nuôi mới theo hướng tập trung quy mô lớn (sản xuất hàng hoá) như: chăn nuôi lợn gột để bán giống cho hộ khác nuôi tiếp, chăn nuôi lợn hướng nạc

(lợn 3/4 đến 7/8 máu ngoại) để xuất khẩu hoặc tiêu dùng ở những vùng có tiêu dùng cao, chăn nuôi lợn nái ngoại để tự cung tự cấp con giống cho hộ (vì thị trường địa phương chưa xuất hiện dịch vụ bán con giống ngoại).

Có nhiều nguyên nhân để cho ngành chăn nuôi lợn tồn tại và phát triển. Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất có thể kể đến là: người chăn nuôi không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm chăn nuôi đến đâu thiêu thụ hết đến đấy Chúng ta đều biết hạn chế của sản xuất nông nghiệp ở nông thôn hiện nay là vấn đề tiêu thụ sản phẩm Bất kỳ ngành nghề gì khi sản xuất mà không tiêu thụ được thì sẽ không thể tồn tại và phát triển lâu được Bởi vậy, người chăn nuôi khi được đảm bảo về khâu tiêu thụ sẽ là một kích lệ lớn để họ tiếp tục sản xuất chăn nuôi tiếp.

Qua thực tế chúng ta được biết tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn của xã có một vài thuận lợi như sau: ở một số thôn điển hình của xã đều có người đứng ra nhận cung cấp giống và tiêu thụ sản phẩm cho thôn và xã mình Trong mấy năm trở lại đây do kinh tế xã ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng thịt đặc biệt là thịt lợn cũng tăng lên Mặt khác, Văn Môn là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh nên việc tiêu thụ sản phẩm hoặc đưa sản phẩm đi tiêu thụ ở những nơi khác ngoài xã rất thuận tiện.

Nguyên nhân thứ hai giúp cho ngành chăn nuôi lợn ở xã Văn Môn phát triển do: chăn nuôi lợn phát triển đã tạo điều kiện cho các dịch vụ chăn nuôi phát triển theo Một số hộ có nhiều vốn hoặc chăn nuôi nhiều đã đứng ra mở dịch vụ cung cấp giống, cung cấp cám và tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi Người chăn nuôi có thể mua chịu con giống (với giá cao hơn 3000 đồng/kg hơi) và mua chịu cám (giá cao hơn 3500 đồng/bao 25kg) Điều này đã khuyến khích các hộ chăn nuôi nhiều hơn và tạo điều kiện cho các hộ ít vốn hoặc thiếu vốn vẫn có thể chăn nuôi nhiều.

Như vậy, người chăn nuôi lợn không chỉ được đảm bảo về đầu vào mà còn được đảm bảo về cả đầu ra Đây là nguyên nhân chính giúp cho ngành chăn nuôi lợn ở xã tồn tại và phát triển trong những năm qua và còn tiếp tục phát triển hơn trong những năm tới.

Trong 3 năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở xã luôn phát triển về cả số đầu con và giá trị sản lượng Tuy nhiên xu hướng của thi trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm thịt lợn phải có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc cao nên số đầu lợn lai F1 năm 2007 giảm xuống dần nhìn chung bình quân qua 3 năm tăng nhưng chỉ có 0,27% , thay vào đó là số đàn lợn hướng nạc tăng lên bình quân qua 3 năm tăng lên 6,55% So với lai F1 thì lợn có tỷ lệ cao hơn hẳn, bởi vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn hướng nạc cũng phong phú và rộng hơn Trong khi sản phẩm của sản phẩm lợn lai F1 chỉ có thể tiêu thụ tại địa phương và một số vùng lân cận thì sản phẩm chăn nuôi lợn hướng nạc, nếu đủ tiêu chuẩn, có thể xuất khẩu sang thị trường một số nước và khu vực như: Hông Kông, Đài Loan hoặc có thể đem bán ở những vùng có thu nhập cao như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu 7: Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của xã

Chỉ tiêu ĐVT Các năm Tốc đọ phát triển

2 Sản lượng xuất chuồng tấn 1023,30 1147,32 1314,47 112,12 114,57 113,34

3 Năng xuất kg/con/tháng 16,56 17,48 17,97 105,56 102,80 104,17

4 Tổng GO của ngành CNL tr.đ 15180,61 16608,61 18823,75 109,41 113,34 111,36

- Tỷ lệ trong tổng GO của xã % 15,40 16,23 17,59 105,39 108,38 106,87

- Tỷ lệ trong ngành chăn nuôi của xã % 63,53 69,90 66,08 103,73 100,27 101,99

Nguồn: Ban Thống kê xã Văn Môn

Lợn nái Lợn gột Lợn h ớng nạc

Biểu đồ 1: Tình hình phát triển đàn lợn ở xã Văn Môn

Ngành khác Chăn nuôi lợn Chăn nuôi khác

Biểu đồ 2: Tỷ lệ ngành chăn nuôi lợn trong tổng giá trị sản xuất của xã

Với tốc độ phát triển như hiện nay cùng với những thuận lợi mà ngành này nhận được thì trong những năm tới chăn nuôi lợn vẫn là ngành chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong xã hội

4.1.2 Các loại hình chăn nuôi lợn Để đi vào nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn trước hết chúng ta phải tìm hiểu tình hình cơ bản của các hộ điều tra ở xã.

Như đã trình bày ở trên, trong báo cáo này chúng ta tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của 5 loại hình chăn nuôi lợn, đó là: loại hình chăn nuôi lợn gột, loại hình chăn nuôi lơn lai F1, loại hình chăn nuôi lợn hướng nạc (lợn từ 3/4 đến 7/8 máu ngoại), loại hình hỗn hợp I (là loại hình chăn nuôi có chăn nuôi nái nội theo hướng tự túc con giống) và loại hình hỗn hợp II (là loại hình chăn nuôi nái lai theo hướng tự túc con giống) Do hạn chế về nguồn lực (vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm…) mà mỗi hộ chăn nuôi lợn quyết định chăn nuôi các loại hình khác nhau Trong năm loại hình trên thì loại hình chăn nuôi lợn gột là loại hình mới phát triển trong mấy năm trở lại đây, khi mà tình hình chăn nuôi lợn ở xã phát triển nhưng số lượng nái không đủ cung cấp cho các hộ chăn nuôi Những hộ chăn nuôi lợn gột là những hộ chấp nhận rủi ro lớn (hộ bắt lợn về nuôi khi con lợn mơi được 7 đến 10kg thời điểm mà con lợn mới bắt đầu cai sữa, dễ bị bệnh hoặc bị lây nhiễm bệnh).

Loại hình lợn hướng nạc và loại hình hỗn hợp II là hai loại hình chăn nuôi đều tạo ra sản phẩm có tỷ lệ nạc cao, bởi vậy nó đòi hỏi có sự đầu tư lớn và đồng bộ từ trình độ kỹ thuật, vốn xây dựng chuồng trại, mua giống, mua thức ăn.

Loại hình lợn gột, lợn lai F1 và hỗn hợp I thường kết hợp chăn nuôi với ngành nghề phụ như nấu rượu, làm đậu, làm bún, xay sát, làm hàng sáo…Để tận dụng sản phẩm phụ của những ngành này cho con lợn Có thể nói sản phẩm phụ của ngành này có giá trị rất lớn đối với con lợn Nó làm giảm chi phí cho chăn nuôi lợn,trong những sản phẩm này giúp cho con lợn lớn nhanh hơn, chất lượng thịt ngon hơn Các hộ làm ngành nghề phụ chủ yếu để lấy sản phẩm phụ cho chăn nuôi lợn,còn sản phẩm chính đôi khi chỉ bù đắp cho chi phí sản xuất.

Biểu 8: Tình hình cơ bản của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ nuôi lợn gột Hộ nuôi lợn hướng nạc Hộ nuôi lợn lai F1 Hộ nuôi hỗn hợp I Hộ nuôi hỗn hơp II

- Số hộ điều tra hộ 9 10 10 9 7

- Tuổi bình quân của hộ tuổi 37,85 45,62 44,54 44,87 43,16

- BQ nhân khẩu/hộ khẩu 4,56 4,20 4,80 4,78 5,28

- BQ đất canh tác/hộ sào 7,41 7,35 11,21 11,56 9,34

- BQ lao động/ hộ lđ 2,44 2,20 2,50 2,33 2,57

- BQ diện tích chuồng lợn/ hộ m 2 45,5 62,32 43,6 48,65 153,15

- BQ diện tích chuồng lợn/ con m 2 0,90 0,92 1,38 0,91 1,77

- Chi phí BQ/ m 2 chuồng lợn 1000đ 478,15 523,65 494,18 521,50 535,45

- Hộ có thu nhập ngoài SXNN % 77,78 60,00 70,77 66,67 42,48

- Số đầu lợn BQ/ hộ/lứa con 50,67 67,7 31,5 53,35 86,28

- Tổng số đầu lợn xuất chuồng/năm con 3648,24 2383,04 1127,7 1133,15 1594,45

- Tổng trọng lượng xuất chuồng BQ/năm kg 64938,67 197816,15 93553,99 141417,12 170861,26

- Trọng lượng xuất chuồng BQ/1 đầu lợn kg 17,8 83,01 82,96 124,8 107,16

- Tăng trọng bình quân 1 tháng kg/con/tháng 18,7 24,2 24,4 25,1 24,6

- Giá bán BQ/1kg lợn xuất chuồng 1000đ/kg 45,5 39,5 40,7 39,8 41,7

Tóm lại, ở mỗi loại hình đều đòi hỏi phải có mức độ đầu tư nhất định, đồng bộ từ chuồng trại, trình độ chủ hộ, con giống, thức ăn… cho chăn nuôi lợn Vì thời gian nuôi của các loại hình là khác nhau có loại hình thì nuôi ngắn có loại hình thì nuôi dài ngày theo chủ hộ sẽ quyết định nuôi như thế nào, do đó tổng số đầu lợn xuất chuồng trong một năm của các hộ là khác nhau Theo biểu 8 thấy rằng: các hộ chăn nuôi lợn gột có thời gian nuôi tính trung bình là 37,71 ngày được xuất chuồng nhiều nhất với 3648,24 con với thời gian rất ngắn họ đã bán lợn gột đi cho các hộ khác nuôi tiếp và để một phần để nuôi, còn lợn xuất chuồng ít nhất là các hộ nuôi lợn lai F1 chỉ có 1127,7 con với thời gian nuôi là 103,75 ngày, giá bán bình quân trên 1 kg lợn xuất chuồng chúng ta thấy: giá của loại hình lợn gột là rất cao 45500đ/ kg vì trong khu vực đó sự cung cấp giống của công ty nhiều khi cũng không đáp ứng được đầy đủ với nhu cầu của người chăn nuôi nên giá đã tăng lên Sự tăng trọng bình quân trên một tháng của các loại hình lợn là không chênh lệch nhau nhiều đáng chú ý nhất là loại hình lơn gột tăng trọng bình quan trong tháng đầu là 18,7kg vì được tính trong khoảng hơn 1 tháng từ lúc sinh ra

4.1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của loài hình chăn nuôi lợn

4.1.3.1 Tình hình đầu tư và kết quả sản xuất các loại hình chăn nuôi lợn theo hướng nhập con giống

Tình hình đầu tư và kết quả sản xuất của các loại hình chăn nuôi lợn theo hướng nhập con giống được thể hiện trong biểu 9.

* Tình hình đầu tư và kết quả sản xuất của loại hình chăn nuôi lợn gột

Do thời gian nuôi lợn gột ngắn, chỉ trong vòng 1-1,5 tháng/lứa nên chi phí sản xuất của hộ chủ yếu là chi phí dành cho mua lợn giống, chiếm tới 56,35% chi phí trung gian Sau chi phí mua lợn giống là chi phí chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 trong chi phí trung gian là chi phí thức ăn chiếm 41,19% chi phí trung gian Trong cơ chế thị trường, những hộ chăn nuôi lợn gột ở hộ hiện nay không chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp mà còn tận dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt như: gạo, gám gạo, cám mạch, cám ngô; các sản phẩm phụ của ngành nghề như: bỗng rượu, bã đậu, nước chua từ làm bún…để cho lợn mau lớn hơn, đẹp hơn ngoài chi phí trên còn có các chi phí khác nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Trong số các chi phí của hộ được sử dụng ở hộ, chúng tôi có đề cập đến công LĐGĐ Chăn nuôi lợn gột ở hộ hiện nay với quy mô lớn nhất có thể nuôi hơn 200con/hộ nhưng nguồn lao dộng mà hộ sử dụng là lao động gia đình trong đó cũng có một số hộ đã thuê công nhân (tiền lương một tháng của họ là 1300000đ-1700000đ) Chăn nuôi lợn không đòi hỏi người chăn nuôi phải theo dõi, chăm sóc cho con lợn từng giờ mà họ có thể tận dụng, kết hợp chăn nuôi với các công việc khác như: trồng trọt, chăn nuôi con khác…Đây là một đặc trưng của lao động trong nông nghiệp Mặt khác, ở những hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn thị trường tiết kiệm được thời gian lao động hơn vì trong cùng một mức thời gian họ có thể theo dõi,chăm sóc cho nhiều con lợn hơn, nên hiệu quả của lao động cũng cao hơn.

Biểu 9: Điều tư chi phí và kết quả sản xuất trong một lứa lợn ở hộ điều tra

(Theo hướng nhập con giống)

Chỉ tiêu ĐVT Lợn gột Lợn lai F1 Lợn hướng nạc

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

3 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 100978,33 312835,35 688237,77

4 Tổng chi phí sản xuất (TC) 1000đ 78287,53 100,00 274259,20 100,00 595554,87 100,00

+ Chi phí trung gian (IC) 1000đ 76432,12 97,63 267512,42 97,54 588527,32 98,82

- Chi phí trung gian khác 1000đ 1024,19 1,34 2434,36 0,91 5061,33 0,86

+ Khấu hao tài sản cố định 1000đ 1049,05 1,34 5101,22 1,86 3037,34 0,51

5 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 24546,21 45322,93 99710,45

6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 22690,8 38576,15 92682,89

7 Công lao động gia đình (L) công 16 13 18

- Bình quân tăng trọng/tháng kg 18,7 24,2 24,4

- Giá thành 1 kg lợn hơi XC 1000đ 40,0 31,1 35,3

- Giá bán 1 kg lợn hơi XC 1000đ 45,5 39,5 40,7

Nguồn: điều tra hộ nông dân

Định hướng và giải pháp nâng cao HQKT trong chăn nuôi lợn của hộ chăn nuôi lợn ở xã

4.2.1 Định hớng phát triển sản xuất vá nâng cao hiệu quả của các loại hình chăn nuô lợn của một số hộ chăn nuôi ở xã

Trên cơ sơ đánh giá những thuận lợi, khó khăn mà ngành chăn nuôi lợn ở xã hiện đang gặp phải, chúng tôi đưa ra định hướng và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tiếp tục tận dụng nhữg thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi lợn ở xã hơn nữa. Đối với loại hình lợn gột chúng tôi thấy: loại hình phát triển khi tình hình phát triển đàn lợn ở xã ở mức độ cao nhưng sự phát triển của đàn lợn nái không theo kịp, bởi vậy mà loại hình này xuất hiện nhằm cung cấp đủ giống cho các hộ nuôi lợn thịt Như vậy chúng tôi đã phân tích ở trên thì đây là loại hình không đòi hỏi mức độ đầu tư lớn về vốn cho xây dựng chuồng trại, mua giống, mua thức ăn…nên chi phí cho loại hình này không cao Mặt khác do tiêu thụ dễ dàng cho các hộ nuôi thịt nên loại hình này có độ rủi ro lớn nên để loại hình này tăng thêm hiệu quả thì chúng ta cần phải tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn gột cho hộ nông dân để cho họ yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần vào nền kinh tế chung của xã. Đối với loại hình lợn lai F1, đây là một loại hình tồn tại khá lâu ở xã, người chăn nuôi đã rất quen thuộc với loại hình này nên họ có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, bởi vậy hiệu quả chăn nuôi của họ cũng rất cao Mặt khác do không phải đầu tư lớn như loại hình có tỷ lệ nạc cao (loại hình lợn hướng nạc, loại hình hỗn hợp II) nên loại hình này rất phù hợp với bộ phận đông đảo người dân còn ở trình độ trung bình Ngoài ra, sản phẩm của loại hình này còn phù hợp với mức sống của người dân địa phương và một số vùng lân cận nên trong tương lai loại hình này còn tiếp tục phát triển, phù hợp với Chủ trường của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng của người dân trong nước. Đối với loại hình hướng nạc, do phải đầu tư lớn cho chuồng trại, thức ăn, con giống…nhưng giá bán so với loại hình lợn lai F1 là không chênh lệch đáng kể (chỉ 40000 - 45000đồng/kg thịt hơi) nên thu nhập của loại hình này so với loại hình lợn lai F1 là không cao Tuy nhiên, với thuận lợi là phát triển phù hợp với xu thế của thị trường (tạo ra sản phẩm có tỷ lệ nạc cao hơn) nên thị trường tiêu thụ của loại hình này so với loại hình lợn lai F1 là phong phú hơn, rộng lớn hơn (có thể xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đem bán ở những thành phố lớn) Năm 2007 vừa qua, do việc sản xuất loại hình lợn hướng nạc chưa đảm bảo chất lượng nên việc tiêu thụ sản phẩm của người chăn nuôi gặp khó khăn Mặc dù thị trường tiêu thụ nội địa là phong phú, mức dư cầu lớn nhưng họ lại bị hạn chế bởi mức thu nhập.

Do đó, trong tương lai chúng ta phải có kế hoạch sản xuất chăn nuôi lợn như thế nào để tiếp tục có hợp đồng xuất khẩu thịt lợn Đây là một vấn đề cần phải coi trọng vì nếu xuất khẩu được thịt lợn sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển Hiện nay do phải đầu tư (đầu vào lớn) mà kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế nên để phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi của loại hình này thì chúng ta cần tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiếu kỹ thuật đem lại (chủ yếu do các bệnh của lợn).

Ngoài ra các loại hình trên, chúng ta còn nghiên cứu các loại hình mang tính bền vững đó là các loại hình có kết hợp chăn nuôi lợn nái để tự túc con giống.

So với các loại hình nhập giống về nuôi thì loại hình này có ưu điểm là chủ động con giống, chủ động chế độ chăm sóc nuôi dưỡng do biết trước con giống, bởi vậy hiệu quả kinh tế mà các loại hình này mang lại cao hơn hẳn các loại hình nhập con giống về nuôi Tuy nhiên do chăn nuôi lợn nái đòi hỏi đầu tư vốn lớn và kỹ thuật cao, trong một thời gian ngắn thì loại hình này sẽ không thể phát triển được Theo chúng tôi để khuyến khích các loại hình này phát triển, ngay bây giờ chúng ta phải có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho các hộ về trình độ, kỹ thuật chăn nuôi (chọn giống, cho ăn, chăm sóc…).

Như chúng ta đã phân tích ở trên, trong một loại hình thì các yếu tố như: quy mô chăn nuôi, giống lợn sử dụng, chất lượng chuồng trại và sự hỗ trợ kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của loại hình đó Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn thì chúng ta cần tác động đến các yếu tố đó.

Trong chăn nuôi lợn thì chăn nuôi lợn thịt là khâu cuối cùng quan trọng để hoàn thiện cả một quá trình sinh sản và sản xuất con lợn Như chúng tôi đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn Do vị trí và vai trò của loại hình nuôi lợn thịt, chúng tôi thấy rằng trong tương lai loại hình này sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Sơ đồ 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn:

Qua sơ đồ trên chúng tôi thấy rằng, không chỉ chăn nuôi lợn thịt mà trong bất cứ loại hình chăn nuôi lợn nào, để mang lại hiệu cao nhất (lợi nhuận cao nhất) thì việc chúng ta phải làm là thực hiện đồng bộ các yếu tố trên Lợi nhuận đạt cao nhất khi chi phí được tiết kiệm ở mức chi phí thấp nhất, hiệu quả sử dụng đầu vào cao nhất và đặc biệt chúng tôi có đề cập đến yếu tố nhạy bén vì thông tin giá cả thị trường Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và quan trọng, nó đòi hỏi ở người chăn nuôi phải hiểu biết được thịt trường, năng động, biết thị trường cần gì, đòi hỏi gì để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường Mặt khác, người chăn nuôi

- Chi phí thức ăn thấp

Phòng trừ dịch bệnh tốt nhất

Chăm sóc quản lý tốt

- Tỷ lệ hao hụt thấp

Chi phí công lao động thấp nhất

- Lợn có tỷ lệ nạc cao

Nhạy bén với thông tin giá cả, thị trường Hiệu quả cao

Giá thành hạ Giá bán cao phải nhạy bén với thông tin giá cả thị trường để kip thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Mặc dù với tốc độ và trình độ chăn nuôi lợn ở xã là tương đối cao nhưng chăn nuôi ở các hộ hiện nay vẫn là tự phát, các hộ chưa nhận ra lợi ích của việc hợp tác lại với nhau trong chăn nuôi, khi hợp tác các hộ có điều kiện mua giống, mua cám với giá rẻ hơn do mua với số lượng lớn Mặt khác, khi hợp tác các hộ có trách nhiệm với nhau về vốn, phổ biến, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng với độ đồng đều cao với mục đích là tiêu thụ dễ dàng hơn, giá bán cao hơn, có sức cạnh tranh cao hơn Ngoài ra, khi hợp tác các hộ này còn có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ không phải bán qua tư thương với giá thấp, tự tìm nguồn giống với giá thấp hơn và đảm bảo chất lượng do biết rõ nguồn gốc giống…Do thấy được lợi ích của việc hợp tác và điều này có thể thực hiện được địa bàn nghiên cứu nên đề tài đã mạnh dạn đưa định hướng là xây dựng một mô hình hợp tác trong chăn nuôi lợn ở hộ.

4.2.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu qủa của các loại hình chăn nuô lợn của một số trang trại tại xã.

Trong mỗi loại hình đều tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định.Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại hình trên, chúng ta phải đưa ra giải pháp khả thi nhằm hạn chế nhược điểm, tăng ưu điểm cho từng loại hình, từ đó mang lại hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi lợn.

Từ việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của từng loại hình chăn nuôi lợn chúng ta thấy: quy mô chăn nuôi, giống sử dụng, chuồng trại hiên đại, sự hỗ trợ kỹ thuật là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của từng loại loại hình chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp đồng bộ từ vốn, giống, thức ăn, kỹ thuật, thú y…Trong đó chú trọng đến khâu vốn vì đây là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định chăn nuôi của hộ Ngoài ra, chúng ta cũng không nên coi nhẹ những biện pháp khác Để giải quyết những vấn đề tồn tại trên theo chúng tôi cần áp dụng mô hình hợp tác mà một số địa phương đã thực hiện thành công Chúng tôi thấy rằng mô hình hợp tác này có thể áp dụng với điều kiện sản xuất ở địa phương, tuy nhiên để áp dụng thành công mô hình này không phải là việc một sớm một chiều, mà là các quá trình từ khi người chăn nuôi nhận thức được lợi ích của việc hợp tác về tầm quan trọng của việc làm này, thì lúc đó mô hình mới có thể áp dụng được.

Sơ đồ 3: Sơ đồ mô hình hợp tác chăn nuôi lợn

Với các tổ chức như trên sẽ giúp cho các hộ đảm bảo các yếu tố đầu vào: nguồn vốn có thể vay mượn của các hộ trong tổng hợp tác, con giống đảm bảo chất lượng và giá cả thấp hơn, các dịch vụ thú ý được chăm sóc đầy đủ, kỹ thuật chăn nuôi được nâng cao hơn và thị trường tiêu thụ được ổn định hơn. Ở nhiều nơi chúng tôi thấy, do hợp tác có hiệu quả mà kỹ thuật chăn nuôi lợn của hộ được nâng cao hơn Khi ký hợp đồng mua thức ăn, giống, thuốc thú y với các tổ chức, cá nhân các hộ này đều yêu cầu bên cung cấp phải mở lớp tập huấn kỹ thuật định kỳ cho các hộ chăn nuôi Đây là việc giúp cho cả hai bên đều có lợi, các hộ chăn nuôi lợn thì nâng cao được kỹ thuật, kiến thức, còn các công ty thì bán được nhiều hàng hơn do chăn nuôi lợn phát triển Ngoài ra, khi hợp tác các

Tổ hợp tác, nhóm hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi

Các hoạt động có hợp tác:

- Mua, nuôi, trao đổi giống

- Trao đổi, tập huấn kỹ thuật

- Kỹ hợp đồng với bác sỹ thú y

Công ty giống, trung tâm giống

Nhà sản xuất thức ăn gia súc, người bán thức ăn chăn nuôi

Công ty, các địa lý thuốc thú y, các bác sý thuốc thú y

Công ty chế biến thịtNgười thu gom hộ đều tự đặt ra quy định: tổ chức các buổi họp (sinh hoạt) định kỳ giữa các thành viên trong tổ để thảo luận, trao đổi các kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp cho những vấn đề mới phát sinh Với những cách làm hiệu quả và sự hỗ trợ của các khuyến nông địa phương đã giúp cho kỹ thuật chăn nuôi lợn ở các hộ trong nhóm hợp tác ngày càng được nâng cao.

Mặt khác, khi hợp tác các hộ có điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn do sản phẩm tạo ra nhiều hơn Đối với những hộ chăn nuôi tự phát, những hộ nuôi lợn thịt với quy mô nhỏ, do tiêu thụ ngay tại địa bàn và giết mổ tại nhà nên hình thức tiêu thụ của họ là (a) Tuy nhiên, khi hợp tác các hộ sẽ có điều kiện mở rộng thị trương tiêu thụ và chủ động trong khâu tiêu thụ nên hình thức tiêu thụ của họ là(b) và (c) (được thể hiện trong sơ đồ 4).

Sơ đồ 4: Sơ đồ tiêu thụ dự kiến

Ngày đăng: 02/08/2023, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w