MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU
LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hợp đồng giữa các Nhà nước, tổ chức kinh tế, pháp nhân cá nhân của quốc gia xuất khẩu với các quốc gia nhập khẩu lao động
Qua định nghĩa trên chúng ta có thể thấy:
Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính kinh tế nhằm mang lại lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế của xuất khẩu lao động được xét trên cả ba mặt cá nhân, các tổ chức kinh tế và Nhà nước Đối với cá nhân và tổ chức kinh tế, lợi ích biểu hiện về mặt thu nhập của cá nhân, của tổ chức kinh tế khi tham gia xuất khẩu lao động Còn đối với Nhà nước, lợi ích không hẳn chỉ là các chỉ tiêu kinh tế như số lượng ngoại tệ thu về cho đất nước, cho ngân sách mà còn phải kể đến các chỉ tiêu như giải quyết việc làm, bảo đảm an toàn xã hội, phát triển quan hệ quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu lao động luôn gắn với thị trường nước ngoài,theo quy luật cung cầu, không những liên quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại mà còn liên quan đến nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế nói chung như tư pháp và công pháp quốc tế quan hệ xã hội, chủng tộc.
Xuất khẩu lao động vừa là xuất khẩu một loại hàng hoá vừa kèm theo đó là di chuyển yếu tố sản xuất liên quan đến con người, tức là kèm theo việc di chuyển các yếu tố văn hoá, truyền thống xã hội nên tính phức tạp rất lớn.
Trong nền kinh tế thị trường đang quốc tế hoá hiện nay, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại, tuy nhiên bản chất của xuất khẩu lao động là sự di cư quốc tế nơi thừa lao động có thu nhập thấp sang nơi thiếu hụt lao động và thu nhập cao.
Tiến trình quốc tế hoá sản xuất đầu tư, xu thế toàn cầu hoá bùng bổ từ vài chục thập kỷ đã tạo ra xu thế quốc tế hoá thị trường lao động ngày càng cao có quy mô lớn và hình thức này ngày càng đa dạng Di cư lao động quốc tế trở thành bộ phận không thể tách khỏi sự vận động của hệ thống kinh tế mang tính toàn cầu.
Xem xét các luồng di cư cho thấy có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, luồng lao động lớn nhất là có trình độ chuyên môn thấp từ các nước kém phát triển đến các nước có trình độ phát triển cao hơn các nước phát triển Đây là luồng lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ lao động di cư Điều đó do vấn đề cung và cầu lao động trên thị trường thế giới quy định Tại các nước kém phát triển, vòng luẩn quẩn của vấn đề dân số - lao động - việc làm là: trình độ dân trí thấp - tốc độ phát triển dân số cao
- nguồn lao động nhiều - số chỗ làm việc ít - lao động luôn dư thừa quá mức nên cung về lao động luôn cao hơn cầu - thu nhập thấp.
Tại các nước phát triển hoặc các nước dư thừa vốn đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế lao động trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tạo nên tình trạng cầu về lao động cao hơn cung thu nhập tiền công, tiền lương, có xu hướng tăng nhanh.
Thứ hai, di cư lao động quốc tế vừa tạo ra lợi ích cho nước có lao động di cư nước nhận lao động di cư, vừa tạo ra sự giao lưu quốc tế về các mặt văn hoá, trao đổi kỹ năng kinh nghiệm làm việc Quá trình di cư là quá trình người lao động làm thuê cho nước ngoài nhận lao động Do ở nước xuất khẩu, người lao động không có việc làm nên không có thu nhập.
Tại các nước đến thu nhập của người lao động thường cao hơn thu nhập của cùng lao động ở nước đi do năng suất lao động tại các nước có lao động đến làm việc thường cao hơn nước xuất khẩu Thực tế lao động Việt Nam cho thấy thu nhập tại các nước thường cao hơn thu nhập trong nước từ
5 đến 10 lần thậm chí cá biệt có trường hợp cao hơn 20 lần nếu so sánh lao động cùng loại Di cư lao động cũng tạo lợi ích cho nước nhập khẩu do sử dụng lao động giá rẻ không cần đào tạo, chi phí bảo hiểm tuổi già.
Thứ ba, lao động di cư thường là lao động trẻ, có sức khoẻ khá Thật vậy việc di cư ra nước ngoài làm việc đòi hỏi sự xáo trộn sinh hoạt và kế hoạch dài hạn của cá nhân nên thường lao động trẻ tuổi chấp nhận điều kiện di cư Hơn nữa yêu cầu với lao động nhập cư thường được đặt ra khá cao về thể lực, trí lực, ngoại ngữ, bệnh tật nên chất lượng lao động di cư thường cao hơn mức lao động cùng loại ở thị trường trong nước.
1.1.2 Lý thuyết di chuyển lao động quốc tế
Khi thị trường thế giới ngày càng mở rộng, việc di cư có cơ hội được thực hiện dễ dàng thông qua các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia các tổ chức kinh tế, khi đó di cư lao động quốc tế ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến gắn với các hoạt động của các quốc gia thì thuật ngữ xuất khẩu lao động được sử dụng rộng rãi.
Trong thực tế, xuất khẩu lao động quốc tế diễn ra bằng hai con đường chính thức và phi chính thức.
Di cư lao động bằng con đường chính thức là việc xuất khẩu lao động thông qua các chính phủ, các tổ chức kinh tế hoặc các pháp nhân, cá nhân được sự đồng ý của chính phủ của nước đi và nước đến.
Xuất khẩu lao động bằng con đường chính thức hay còn gọi là di cư lao động theo hợp đồng được thực hiện theo các hiệp định hoặc hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân được sự xác nhận và đồng ý của chính phủ nước đi và nước đến Xuất khẩu lao động bằng con đường chính thức ngày càng tăng về số lượng và chủng loại. Đứng về mặt quản lý xã hội mà xét, việc xuất khẩu lao động bằng con đường chính thức là hình thức có hiệu quả vì nó bảo đảm sự ổn định bảo đảm sử dụng có hiệu quả sử dụng và hạn chế tối đa các tiêu cực trong môi giới tổ chức Di dân động bằng con đường chính thức luôn được các chính phủ tạo điều kiện phát triển.
KINH NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC
Đối với lĩnh vực này, tham khảo kinh nghiệm của các nước đã có hoạt động xuất khẩu lao động lâu năm có ý nghĩa to lớn, giúp cho chúng ta tránh được những sai lầm trong việc thực hiện và đưa ra những chính sách phù họp.
Trong nước đã thực hiện xuất khẩu lao động lâu năm, chúng ta tham khảo kinh nghiệm một số nước sau.
Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970 khi ở Trung Đông bùng nổ xây dựng công trình khai thác dầu lửa Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm Năm 1993 là
293 người, năm 1977 là 21.500 người, năm 1980 gần 110.000 người [36]
Trong thập kỷ 80 XKLĐ Thái Lan có giảm nhưng đến đầu những năm 90 lại tăng, trong 10 năm gần đây lao động ở nước ngoài của Thái Lan bình quân là 200.000 người/năm Trong đó hơn 50% đến làm việc tại Đài Loan.
Lượng ngoại tệ do lao động Thái Lan làm việc ở nước ngoài chuyển về nước qua hệ thống Ngân hàng tăng từ 52 tỷ Bạt năm 1997 lên trên mức 60 tỷ Bạt các năm 1998 và năm 1999 tương đương 1.5tỷ USD
Về cơ cấu lao động xuất khẩu, phần lớn lao động Thái Lan đi nước ngoài làm việc là lao động không nghề, có trình độ học vấn thấp khoảng 50% chủ yếu từ các vùng nông thôn trong đó phần lớn từ vùng Đông Bắc Thái Lan nơi người dân có nhiều khó khăn về kinh tế
Về chính sách, Thái Lan thực hiện chính sách tự do hoá xuất khẩu lao động Thời kỳ đầu, hoạt động xuất khẩu lao động do cá nhân người lao động và các đại lý môi giới tư nhân thực hiện, nhiều lao động Thái Lan ra nước ngoài bằng visa du lịch rồi ở lại và làm việc bất hợp pháp Sau đó để bảo vệ quyền lợi người lao động nước thuộc Tổng cục lao động Bộ Nội Vụ,Văn phòng quản lý làm việc làm người nước ngoài có chức năng giám sát hoạt động của các đại lý tuyển mộ lao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện là bảo vệ người lao động ở nước ngoài.
Năm 1983 Thái Lan ban hành Đạo Luật Bảo hộ lao động và Tuyển mộ lao động Đạo luật này cho phép các công ty, đại lý tư nhân được phép thực hiện các dịch vụ tuyển mộ lao động đi nước ngoài làm việc Đạo luật không ngăn cấm người lao động Thái Lan đi nước ngoài làm việc theo cách riêng của họ Theo Đạo luật này, người lao động Thái Lan có thể đi nước ngoài làm việc theo các cách riêng như tự đi, thông qua dịch vụ của Bộ lao động và phúc lợi Thái Lan, đi theo hợp đồng với người sử dụng nước ngoài đến Thái Lan tuyển trực tiếp, đi tu nghiệp ở nước ngoài và thông qua các công ty, đại lý tuyển mộ tư nhân Theo thống kê của cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ lao động và phúc lợi xã hội Thái Lan thì năm 1997 khoảng 93% lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài thông qua các công ty, đại lý tư nhân và do người lao động tự đi Thời gian này, Thái Lan có khoảng 200 công ty, đại lý tư nhân tuyển mộ lao động đi nước ngoài làm việc. Ở Thái Lan cũng có hiện tượng lừa đảo người lao động để chiếm đoạt tiền đặt cọc và dịch vụ phí của người lao động muốn đi xuất khẩu lao động
Trong nhiều trường hợp, chính phủ không thể can thiệp vì các công ty này giải thể rất nhanh Đối với công ty tuyển mộ tư nhân có giấy phép, nếu có vi phạm cũng bị xử lý và thu hồi giấy phép, năm 1997 có 10 công ty tuyển mộ tư nhân bị rút giấy phép.
Về chủ trương và định hướng chung, chính phủ Thái Lan áp dụng triệt để và nhất quán các biện pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu lao động để giảm tình trạng thất nghiệp trong nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, hiện nay,chính phủ Thái Lan đã bắt đầu quan tâm đến việc làm sao để nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu cho lao động xuất khẩu
Indonesia là một nước xuất khẩu lao động lâu năm với quy mô lớn.
Từ những năm 1930 đến những năm 1950 đã có hơn 200.000 người Inđônêxia di cư sang lao động tại các đảo của Malaysia Theo Bộ nhân lực Inđônêxia giai đoạn từ 1969 đến 1993 đã có 877.400 người ra nước ngoài làm việc số lượng tăng nhanh từ 7.400 người năm 1970 lên đến 405.000 người năm 1980 và giai đoạn 1989 đến 1933 đã có 465.000 người Những năm từ 1994 đến 1998 số lượng lao động Inđonêxia tăng nhanh, từ 2.1 triệu người tăng lên 3.2 triệu người theo asian Migration News 1998 nguồn ngoại tệ do lao động chuyển về theo con đường chính thức năm 1996 đến 1998 là khoảng 2.72 tỷ USD Trên thực tế số ngoại tệ thu được có thể gấp 2-3 lần.
Thị trường lao động Inđonêxia đến làm việc tập trung tại một số nước và khu vực như: Đông Nam á, Malaysia, Singapore, Brunei Đông Bắc á Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Bắc Mỹ, australia, Tây Âu, trong đó tập trung nhiều nhất tại một số nước như:Malaysia, Singapore A rập Sauđi, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ [21].
Về chính sách: để đẩy mạnh xuất khẩu lao động Inđonêxia xây dựng chính sách về hệ thống tuyển mộ và đào tạo lao động chính sách đưa lao động đi nước ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngoài, chính phủ Inđonêxia can thiệp vào xuất khẩu lao động thông qua việc quản lý thống nhất và chỉ đạo chặt chẽ chương trình việc làm ngoài nước.
Năm 1994 chính phủ Inđônêxia đã ban hành Nghị định về thủ tục và hệ thống tuyển mộ, việc thành lập các công ty tuyển mộ lao động, các đièu kiện và yêu cầu đối với tổ chức tuyển mộ quy định xuất khẩu lao động việc giải quyết tranh chấp các vấn đề pháp lý khác.
Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của Inđô nêxia cũng còn nhiều thiếu sót do những bất cấp của pháp luật và sự không tuân thủ các quy định của công ty tuyển mộ và người lao động, những phạm vi lừa đảo về xuất khẩu lao động thường được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lao động Inđonêxia làm việc ở nước ngoài có đặc điểm khác nhau với Thái Lan là tỷ lệ người có tay nghề cao, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
CÁC CHÍNH SÁCH VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
Thời kỳ này, các cơ chế, chính sách thực hiện theo quyết định số 46/CP ngày 11 tháng 2 năm 1980 của Hội đồng chính phủ về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn tại các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là chính sách và cũng là văn bản pháp lý đầu tiên về xuất khẩu lao động ở nước ta Quyết định ra đời trong bối cảnh chúng ta chưa có nhận thức và kinh nghiệm nào về vấn đề xuất khẩu lao động nhưng đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống Quyết định cũng giao cho Bộ lao động thống nhất quản lý Nhà nước về việc hợp tác lao đọng với nước ngoài.
Tiếp đó, ngày 29 tháng 11 năm 1980 của Hội đồng chính phủ ban hành Nghị quyết số 362/CP về hợp tác sử dụng lao động với các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là văn bản bổ sung những thiếu sót của quyết định 46/CP như quy định nguyên tắc hợp tác với nước ngoài trên cơ sở các bên cùng có lợi; quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn người đi lao động; quy định một số chính sách , chế độ đối với lao động như quy định về lương, phụ cấp, quy định về trách nhiệm trích nộp, quy định về thời gian công tác, lao động, học tập để tính chế độ bảo hiểm xã hội; quy định về việc gửi tiền, hàng hoá về nước.
Nghị quyết 362 cũng quy định việc tổ chức thực hiện của các Bộ, Ngành có liên quan trong nước, trong đó: Bộ Lao động có trách nhiệm trong việc đàm phán, ký kết thoả thuận với phía nước ngoài; tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, kiểm tra, quản lý người lao động ở nước ngoài và tiếp nhận người lao động về nước; uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư) phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, phân bổ chỉ tiêu lao động cho các Bộ, ngành, địa phương; quy định việc tham gia của một số đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác hợp tác lao động.
Sau khi có chủ trương về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn tại các nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ ta đã ký các hiệp định với các nước; Liên xô ký ngày 2/4/1981; Tiệp khắc ký ngày 27/11/1980; Bungari ngày 3/10/1980; CHDC Đức ngày 11/4/1980 nhằm tiến hành việc đưa lao động ta sang học tập và lao động tại các nước trên.
Nhằm mở rộng việc hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài, ngày 30 tháng 6 năm 1998, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành chỉ thị số 108/HĐBT với những nội dung chính sau:
+ Xác định rõ mục tiêu chiến lược xuất khẩu lao động, coi đó là nhiệm vụ kinh tế quan trọng; mở rộng việc hợp tác lao động với tất cả các nước có yêu càu tiép nhận lao động Việt Nam không chỉ là các nước xã hội chủ nghĩa mà còn cả các nước Trung Đông và châu phi.
+ Mở thêm hình thức nhận thầu xây dựng, đưa lao động đồng bộ thực hiện các hợp đồng xây dựng ở nước ngoài.
+ Cho phép một số bộ, ngành, địa phương được trực tiếp quan hệ và tổ chức hợp tác lao động với nước ngoài.
+ Bước đầu cho phép hình thành dịch vụ hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài do các công ty hoặc tổ chưcs kinh tế thực hiện, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Chính sách đối với lao động đi học tập, lao động ở nước ngoài thời kỳ này mang nặng tính bao cấp ; người lao động chỉ được hưởng một phần lương thực tế hoặc phụ cấp học tập còn một phần Nhà nước thu để trả nợ nước ngaòi hoặc thu về ngân sách Nhà nước Người lao động trước khi đi không phải đóng góp các khoản về phí thủ tục đi làm việc ở nước ngoài, chi phí khám y tế, chi phí đi đến nước làm việc,…Tất cả các loại phí này do Nhà nước đài thọ (kể cả trang phục trước khi đi lao động).
Ngoài hình thức hợp tác lao động với một số xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, ngày 26 tháng 12 năm 1987 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 398/CT cho phép các tỉnh: Hà Nội, Bình Trị Thiên, và một số bộ như: Thuỷ lợi, Giao thông vận tải, xây dựng, quốc phòng, Nội vụ thực hiện hợp tác trực tiếp về lao động và chuyên gia với một số nước như Irắc , Angiêri, Angola, Libi.
Tuy đây là hình thức được giao cho một số ngành, địa phương nhưng cơ chế, chính sách vẫn theo cơ chế bao cấp, ví dụ: lao động đi làm việc tại IRắc thuộc Bộ xây dựng, Bộ Thuỷ lợi được biên chế theo các đội riêng, ăn, ở tập trung, làm việc theo tổ đội riêng; ngoài phần phụ cấp sinh hoạt hàng ngày và ăn theo đơn vị làm việc, sau khi trở về, người lao động được nhạn một ngân phiếu để mua hàng có giá trị khoảng 700 USD.
Như vậy, cơ chế chính sách thời kỳ 1980 đén 1990 trong xuất khẩu lao động nằm trong cơ chế chính sách chung của nước ta về quản lý Nhà nước cũng như quản lý sản xuất kinh doanh, thể hiện một hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý mang nặng tính bao cấp Đánh giá cơ chế quản lý thời kỳ này đối với xuất khẩu lao động ta thấy có những điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, trong thời kỳ này, mục tieu giải quyết việc làm tuy có đặt ra nhưng việc xuất khẩu lao động nhằm mục đích thu ngoại tệ cho đất nước nhằm trang trải nợ và nhập các loại hàng hoá thiết yếu Chỉ có thực hiện quản lý tập trung (cả về lực lượng lao động và thu nhập của người lao động ) thì mới có thể giải quyết được mục tiêu trên Thứ hai, đây là thời kỳ hợp tác, phân công trong các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế Hơn nữa, cơ chế quản lý của các nước bạn đều là cơ chế quản lý tập trung nên lao động ta cũng phải thực hiện cơ chế này Việc áp dụng quản lý tập trung nhằm giải quyết một phần những khó khăn về thiéu hụt lao động của nước nhận lao động Vì vậy, áp dụng cơ chế này là phù hợp với tình hình chung lúc đó Thứ ba, về tồn tại, hình thức quản lý tập trung nặng về chính trị nen không tính đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Hơn nữa, chúng ta đã duy trì cơ chế tập trung trong xuất khẩu lao động quá lâu, không kịp thời nghien cứu để đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động.
Về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước thời kỳ này cũng theo mô hình tổ chức chung của Nhà nước thời kỳ bao cấp (xem sơ đồ 2.2), cụ thể là: bộ Lao động ( nay là Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) giao cho Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động với nước ngoài) thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước cũng như thực hiện việc xuất khẩu lao động đi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên xô Đến lượt mình, Cục Hợp tác quốc tế về lao động tổ chức các đơn vị trong Cục gồm các phòng, các trạm để tiến hành việc xuất khẩu lao động Các phòng như: phòng kế hoạch,phòng tuyển, phaòng hàng hoá, trạm Đông Anh, Gò vấp thực hiện nhiệm vụ như những đơn vị của cơ quan sản xuất kinh doanh Cục hợp tác quốc tế về lao động thực hiện cả chức năng quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động và chức năng thực hiẹen việc xuất khẩu lao động Tuy nhiên, chức năng quản lý Nhà nước về xuát khẩu lao động thưòng bị xem nhẹ mà chủ yếu hoạt động của cục tập trung vào việc tổ chức việc xuất khẩu lao động như tổ chức tuyển lao động, tổ chức đoàn bay, tiếp nhận và bố trí lao động.
2.1.2 Thời kỳ từ 1991 đến nay:
Trước tình hình thị trường các nước Đông âu, Liên xô và Trung Đông bị thu hẹp, lao động phải trở về nước nhiều; trước tình hình chuyển đổi của cơ chế quản lý mới trong nước và cơ chế mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại, ngày 9 tháng 11 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 370/HĐBT quy định quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây là văn bản có tính chất "đột phá" về cơ chế trong việc xuất khẩu lao động ở nước ta, chuyển đổi một cách căn bản cơ chế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang thực hiện hạch toán kinh doanh trong xuất khẩu lao động. Theo cơ chế này, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Bộ Lao động có trách nhiệm trong 6 nội dung sau:
* Ký kết các Hiệp định chính phủ về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
* Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách có liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện.
* Tìm hiểu thị trường lao động, hướng dẫn các bộ, ngành, các địa phương tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc; tổ chức việc hợp tác giữa các bộ, ngành, các địa phương thực hiện nếu nhu cầu thuê lao động của nước ngoài có quy mô lớn hoặc do yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
* Xét và cấp giấy phép cho các tổ chức kinh tế thuộc các bộ, ngành và địa phương có đủ điều kiện.
* Thống nhất với Bộ tư pháp để hướng dẫn mẫu và các nguyên tắc về hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
ĐỘNG THÁI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG QUA CÁC NĂM
Từ những năm 80 của thế kỳ 20, nước ta bắt đầu tham gia thị trường xuất khẩu lao động quôc tế khi thế giới còn chia thành 2 hệ thống; Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa Ngoại trừ một số nước Châu Phi và Trung Cận Đông có quan hệ với nước ta, hầu hết lao động nước ta được đưa đi Liên Xô và Đông Âu dưới hình thức " Hợp tác quốc tế về lao động" trong một khối kinh tế gọi là khối "SEV"
Thời kỳ này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước Liên
Xô ( cũ), Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp khắc và Bungari, một bộ phận được đưa đi làm việc tại Irắc, Libia, Angiêri, và chuyên gia trong lĩnh vực y tế giáo dục, nông nghiệp tại các nước như : Ănggôla, Môzambích, Côngô, Yêmen
Tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, khi đó Việt Nam là thành viên của " Hội đồng tương trợ kinh tế " ( SEV) nên việc xuất khẩu lao động được thực hiện dưới hình thức hợp tác lao động Các nước bạn cần lao động để bù đắp sự thiếu hụt lao động trong nước trong khi Việt Nam thừa lao động, cần bạn giúp đào tạo, nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động Việc quản lý về hợp tác lao động mang năng tính chất tập trung, quan liêu, bao cấp thể hiện ở việc; Nhà nước ký các hiệp định về hợp tác lao động, phân phối chỉ tiêu đi hợp tác lao động cho các bộ, ngành, địa phương, thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, đưa đi quản lý tại nước ngoài, đưa về theo kế hoạch
Tại các nước như Irắc , Libi và các nước Châu Phi nhận lao động và chuyên gia Việt Nam, cơ chế quản lý cũng tương tự
Số lượng lao động và chuyên gia Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ này là 300.000 người trong đó đi các nước như Liên Xô, cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp khắc và Bungari là 244 186 người; chuyên gia tại các nước Châu Phi là 7.200 người; đi xây dựng ở Trung Đông khoảng 18.000 người Ngoài ra, còn có trên 23.000 thực tập sinh và học sinh học nghề sau khi học xong chuyển sang lao động tại các nước Đông Âu
Biểu 3.1 dưới đây phản ánh đông thái xuất khẩu lao động sang 4 nước chính là Liên Xô, Đức, Tiệp khắc, Bungari
Biểu 3.1 Số lượng lao động Việt Nam tại 4 nước từ 1980 đến 1990
STT Năm Số lượng lao động(người) Nữ Không nghề
Nguồn:Bộ lao dộng, Cục quản lý lao động (8)
Như vậy, ta thấy động thái xuất khẩu lao động thời kỳ này không ổn định, có những năm rất cao ( hơn 70 ngàn người/ năm), có những năm rất thấp ( gần 2 ngàn người) Tỷ lệ nữ trong trong cơ cấu xuất khẩu lao động trung bình là 38,38% Số liệu biểu 3.1 cho ta thấy những năm cuối của thời kỳ này tỷ lệ lao động có nghề và không có nghề cũng giảm mạnh ( từ 73,5% năm 1981 xuống còn 29,6% năm 1989)
Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nước ta chuyển sang thực hiện nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đối ngoại thay đổi Xuất khẩu lao động diễn ra dưới hình htức mới trên cơ sở nhà nước đưa ra các định hướng để các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, tiến hành các công việc để đưa lao động đi nước ngoài làm việc; chủ động trong quản lý lao động, thay cho trước đây Nhà nước thực hiện tất cả mọi khâu trong việc đưa lao động đi xuất khẩu
Trước những biến động của tình hình chính trị quốc tế, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới mà trọng tâm, trước hết là đổi mới về kinh tế với đột phá là đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế Trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu lao động, cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp dần được thay thế bằng việc phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước đối với chức năng sản xuất, kinh tế, dịch vụ, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của các tổ chức kinh tế
Những thay đổi đó đã tạo bước chuyển biến tích cực cho công tác xuất khẩu lao động ở nước ta Từ năm 1990 đến nay, xuất khẩu lao động của ta đã có những bước thay đổi theo hướng tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, quan niệm về xuất khẩu lao động đã cơ bản thay đổi theo cơ chế thị trường Trước đây, khi thực hiện ' Hợp tác lao động" theo cơ chế cũ,các bộ, ngành, địa phương muốn có người được đi hợp tác lao động phải theo cơ chế xin - cho Các chỉ tiêu sau khi đưa về được bình xét theo các tiêu chuẩn do từng đơn vị xây dựng Người được đi " Hợp tác lao động" được coi là " người nhà nước" trong quá trình đổi mới, dần dần thay đổi cách gọi tên loại hình hoạt động kinh tế đặc thù này: từ " Hợp tác lao động đến" Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài" và nay là " xuất khẩu lao động" mà thực chất đây là hoạt động xuất khẩu lao động theo đúng nghĩa của nó
Thứ hai, tách chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu lao động Trước đây, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động và tổ chức thực hiện việc xuất khẩu lao động do các cơ quan quản lý nhà nưóc làm Hiện nay đã tách rời việc thực hiện hai chức năng trên: các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh dịch vụ khác thực hiện các hoạt động cụ thể về xuất khẩu lao động
Thứ ba, phát triển nhiều hình thức xuất khẩu lao động: từ chỗ chúng ta chỉ đưa lao động theo các hiệp định Chính phủ, đến nay, xuất khẩu lao động được phát triển thêm nhiều hình thức mới, phù hợp với cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập, đó là: xuất khẩu lao động theo các hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế có chức năng xuất khẩu lao động của nước ta với các nước; xuất khẩu lao động theo hình thức hợp đồng giữa các cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; xuất khẩu lao động theo các hợp đồng nhận thầu xây dựng công trình ở nước ngoài; xuất khẩu lao động thực hiện các hợp đồng sản xuất ở nước ngoài,
Thứ tư, mở rộng thị trường và ngành nghề xuất khẩu lao động Thời kỳ trước năm 1990, lao động Việt Nam chủ yếu đi làm việc tại 4 nước Đông Âu, Liên Xô và một số nước Châu Phi thì đến năm 2001, lao động Việt Nam đã có mặt tại gần 40 nước và vùng lãnh thổ với khoảng 30 nhóm ngành, nghề thuộc các lĩnh vực như: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, vận tải biển, đánh bắt, chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục nông nghiệp, tin học
Thứ năm,quy mô và hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng được nâng cao Cuối những năm 1990, do những biến động về chính trị thế giới và sự thay đổi cơ chế, hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta gần như chững lại Sau khi thực hiện cơ chế mới về xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường, xuất khẩu lao động của chúng ta lại tiếp tục phát triển, thể hiện ở biểu sau:
Biểu 3.2 Kết quả xuất khẩu lao động từ 1991 đến 2001
CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG
Hiện nay, xuất khẩu lao động của nước ta có 5 thị trường chủ yếu sau đây:
2.3.1 Thị trường các nước Đông Á, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Trước đây Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu lao động nhưng từ những năm 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, Hàn Quốc vừa xuất khẩu lao động vừa trở thành quốc gia nhập khẩu lao động do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hàn Quốc nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh từ những năm đầu 90 của thế kỷ 20 Lao động nước ngoài đến Hàn Quốc làm việc từ các nước như: Trung Quốc, Philippin, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và một số nước khác Cuối năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, số lượng tu nghiệp sinh giảm hẳn Tuy nhiên do có những biện pháp tốt khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, năm 2001 và năm 2002, kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi nên Hàn Quốc lại tiếp tục nhận lao động nước ngoài đến làm việc.
Tình hình lao động Việt Nam đến làm việc tại Hàn quốc từ 1992 đến
Biểu 3.3 Lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn quốc từ 1992 đén 1999
STT Năm Số lượng lao động (người) Ghi chú
Từ đầu những năm 1990, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước là Thái Lan, Philippin, Malaysia và Indonesia Đến cuối năm 1999 nhận thêm lao động Việt Nam Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Đài Loan rất cao nhưng chính quyền giới hạn cho nhập khoảng 300.000 lao động nước ngoài Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ, quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ đối với lao động nước ngoài và việc sử dụng lao động nước ngoài Những năm qua, lao động Thái Lan và Philippin chiém lĩnh phần lớn thị trường này Thái Lan có khoảng 133.000 người, chiếm 49,28%, Philippin có khoảng 114.000 người, chiếm 42,22% tổng lao động nước ngoài tại Đài Loan Trong khi đó lao động Việt Nam có 12.000 người [16].
Nhật Bản là một nước trước đây được coi là "đóng cửa" đối với lao động nước ngoài Tuy nhiên, từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cho rằng, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, giảm lao động bất hợp pháp ở Nhật, đáp ứng nhu cầu thiếu lao động trầm trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Tuy người lao động chỉ được hưởng quy chế "tu nghiệp sinh" (Trainee) và hưởng trợ cấp tu nghiệp nhưng mức trợ cấp này vẫn cao hơn nhiều so với mức lương cuả lao động ở một số nước nên rất được sự chú ý của lao động và chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.
Bộ Lao động Nhật Bản ước tính số lao động nước ngoài làm việc ở Nhật là khoảng 670.000 người năm 1998 Trong thời gian gần đây, số lượng lao động nhập cư bất hợp pháp vào Nhật Bản gia tăng nhanh chóng bằng con đường nhập cư bất hợp pháp của các tổ chức buôn người tổ chức.
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản qua con đường chính thức từ năm 1992 [26,tr.7].
2.3.2 Thị trường các nước Đông Nam Á. Đông Nam Á gồm 10 nước trong ASEAN, trong đó có một số nước nhập lao động nước ngoài nhiều như: Malaysia, Lào, Singapo.
Tại Malaysia, kể từ đầu những năm 1970, Malaysia đã phải sử dụng rất nhiều lao động nước ngoài bất kể đó là lao động hợp pháp hay không. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Malaysia, vào cuối năm 1999, tại Malaysia có khoảng 1,6 triệu kiều dân nước ngoài, chiếm 7,6% số dân và 11,4% lực lưọng lao động và 11,6% số người có việc làm.
Trước đây, Malaysia có quy định (trong Luật) không nhập lao động từ các nước được gọi là "Cộng sản" Tuy nhiên do chính sách mở cửa và đổi mới của Việt Nam , Malaysia đã mở cửa đối với lao động Việt Nam Trong thời gian tới có thể ký Hiệp định chính phủ về nhập khẩu lao động Việt Nam.
Tại Lào, lao động nhập khẩu vào Lào hiện nay chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng rừng và một số dịch vụ Chưa có số liệu chính xác vê số lao động các nước làm việc tại Lào nhưng đối với lao động Việt Nam lao động làm việc tại Lào hiện nay chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài Riêng năm 2000, có 10.689 lao động Việt Nam xuất khẩu sang Lào (chiếm 33%) [9].
Lao động Việt Nam làm việc tại Lào chủ yếu theo bốn hình thức sau:
+ Làm việc tại các công trình do các tổ chức kinh tế Việt Nam nhận thầu tại Lào: việc lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào có từ những năm chống Mỹ, giúp bạn xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ chiến đấu Đến nay, càng có nhiều đơn vị kinh tế sang Lào nhận thầu các công trình xây dựng như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng trường Sơn ; số lao động của các tổ chức kinh tế Việt Nam làm việc tại Lào ngày càng tăng.
+ Lao động Việt Nam sang Lào làm việc theo các hợp đồng cung ứng giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với các chủ sử dụng lao động Lào.
+ Lao động Việt Nam sang Lào làm việc theo thoả thuận hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam với Lào hoặc giữa các tỉnh Việt Nam kết nghĩa với các tỉnh của Lào.
+ Lao động Việt Nam sang Lào làm ăn tự do.
2.3.3 Thị trường một số nước Trung Đông
Một số nước Trung Đông trước đây có nhận lao động Việt Nam như:
I rắc, Libi Sau chiến tranh vùng Vịnh, số lao động nước ta ở các nước Trung Đông còn không đáng kể Hiện nay, nhièu nước trong khu vực này tiếp tục việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh có nhu cầu nhập khẩu lao động, nên có một số công ty Việt Nam (chủ yếu trong ngành xây dựng) đã đưa lao động với quy mô không lớn sang thực hiện các gói thầu tại các nước như Libi, Côoét Tuy nhiên do chính sách cấm vận của Mỹ với Irắc, Libi nên hiện nay chúng ta chưa có những hợp đồng lớn đưa lao động đi các nước này.
2.3.4 Thị trường các nước Đông Âu và Liên Xô( cũ)
Sau thời kỳ hợp tác lao động giữa nước ta với các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ), lao động Việt Nam còn một số ở lại tiếp tục lao động, kinh doanh, một số sau khi trở về Việt Nam đã sang lại các nước này bằng VISA du lịch rồi ở lại lao động Chưa có số liệu chính xác về số lao động này nhưng ước tính hiện nay có khoảng trên 30.000 lao động Việt Nam ở các nước này.
Hiện nay, một số nước như Cộng hoà Séc, Cộng hoà Liên bang Nga tiếp tục có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam, Cộnghoà Séc có ký với nước ta Nghị định thư về việc nhận lao động Việt Nam làm việc tại Séc nhưng do chưa thống nhất được các quy trình thủ tục tiép nhận lao động nên chưa tổ chức thực hiện được.
2.3.5 Thị trường xuất khẩu thuyền viên
Xuất khẩu thuyền viên là một hoạt động được các doanh nghiệp Việt Nam tham gia từ năm 1992 đến nay và xuất khẩu thuyền viên cũng là một thị trường có nhiều tiềm năng mà nước ta cần khai thác.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu thuyền viên quốc tế (SIRC) của trường đại học Cardiff, Anh quốc thì hiện nay có 10 quốc gia có nhu cầu thuyền viên lớn gồm: Panama, Bahamas, Nauy, Liberia, Antiqua, Anh, Hà Lan, Nga, Dức và Síp Các nước khu vực châu á, Thái Bình Dương và các nước ASEAN là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, có đội tàu biẻn bằng 45% trọng tải đội tàu thế giới, có 6 hãng tầu container lớn và 9 cảng có sản lượng container vào loại hàng đầu thế giới Khu vực này cung cấp 47% số sỹ quan và 67% số thuỷ thủ cho các đội tầu biển thế giới.
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH
3.1.1 Hoạch định chiến lược đúng và tăng cường định hướng xuất khẩu lao động Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, về phía Nhà nước, việc thực hiện chiến lược về ổn định và mở rộng thị trường thông qua các giải pháp của quản lý Nhà nước mang tính quyết định. Định hướng ổn định và mở rộng thị trường bao gồm các nội dung: ổn định và phát triển các thị trường hiện có; gia tăng một cách vững chắc quy mô lao động xuất khẩu đáp ứng tốt nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các thị trường trọng điểm; đầu tư mở rộng thị trường mới ở mọi khu vực có nhu cầu; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp; gia tăng quy mô và chất lượng xuất khẩu thuyền viên và sỹ quan lao động trên biển; hình thành chiến lược về thị trường xuất khẩu lao động phù hợp với mục tiêu và kế hoạch xuất khảu lao động của Việt Nam thời kỳ từ nay đến 2010 và các năm tiếp sau.
Các giải pháp cụ thể để ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là :
- Tích cực nghiên cứu thị trường, xu hướng biến đôạng của thị trường xuất khẩu lao đôạng trên thế giới để điều chỉnh các mục tiêu chiến lược, xác định các chiến lược phát triển thị trường trọng điểm ở cấp quốc gia
- Tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định cấp chính phủ của thị trường mới và thị trường truyền thống để duy trì tính ổn định và khả năng tăng trưởng
- Nâng cao năng lực các cơ quan đại diện ngoại giao Theo hường này cần quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nươc ngoài trong việc góp phần ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trong đó có các việc cụ thể giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình sử dụng lao động của chủ sử dụng lao động nước ngoài, giữa nhà nước với nhà nước, giữa các công ty môi giới lao động
- Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích đói với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng ra thị trường xuất khẩu lao động Hiện nay, chúng ta đang có trên hai triệu kiều bào sinh sống ở nước ngoài Đây là một lợi thế cho việc ổn định và mở rộng thị trường lao động
- Cho phép mở rộng hơn nữa việc tham gia các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xuất khẩu lao động, nhất là đối với các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tranh thủ những thế mạnh của họ trong việc chiếm lĩnh thị trường Mở rộng việc tham gia của các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước vào lĩnh vực xuất khẩu lao động có thể tranh thủ được những lợi thế trong việc khai thác thị trường nhưng cuãng đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý lao động, nhất là bảo vệ quyền lợi cho người lao động Do vậy, việc thực hiện cần có thí điểm và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước
- Áp dụng các biện pháp giữ uy tín nguồn gốc lao động bằng cách tăng cường đào tạo, khắc phục những yếu điểm của lao động Việt Nam đã và đang mắc phải trong thời gian qua như trình độ ngoại ngữ kém, thể lực yếu, ý thức chấp hành pháp luật yếu.
- Tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thác thông qua các thị trường mới tại các nước trên thế giới cần xác định rõ hơn nữa vai trò và nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao thông qua hệ thống các sự quan trong việc thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại nói chung và của riêng xuất khẩu lao động; tận duạng mọi cơ hội trong các chuyến viếng thăm ngoại giao của các cấp lãnh đạo để trao đổi về vấn đề lao động, ký kết các hiệp định về xuất khẩu lao động.
3.1.2 Định hướng về công tác đối ngoại phục vụ cho xuất khẩu lao động.
Công tác đối ngoại có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng vì đối ngoại không chỉ vì mục tiêu chính trị mà trước hết là vì mục tiêu kinh tế. Đối với xuất khẩu lao động, cần tăng cường chức năng ngoại giao phục vụ khai thác, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc rà soát xây dựng các khung pháp lý quốc tế, các hiệp định quốc tế liên quan đến xuất khẩu lao động Các hiệp định quốc tế cần quan tâm như: Hiệp định hỗ trợ tư pháp, Hiệp định về lãnh sự, Hiệp định về thanh toán, chuyển tiền của lao động về nước, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần…
Các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cần đưa nôại dung xuất khảu lao động vào chương trình công tác thường xuyên của mình để có phương hướng cụ thể góp phần vào việc giữ và phát triển thị trường với tinh thần
"Ngoại giao phục vụ kinh tế", ngoại giao đi đầu và có vai trò quan trọng nhất trong việc giải toả các quy định phân biệt đối ỏ về chính trị, tôn giáo trong việc tiép nhận lao động Việt Nam của một số nước, nhất là những nước thành viên ASEAN, các nước đạo hồi, tăng cường nội dung hợp tác về lao động trong quan hẹ với các đối tác; tăng cường các hình thức tiếp xúc (giữa các cấp chính quyền, các tập đoàn, các tổ chức hiệp hội) để tạo thêm các cơ hội khai thác mở thị trường.
Cần nghiên cứu thị trường một cách toàn diện, tổng thể; bao gồm các thông tin về luật pháp, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, các quy định, điều kiện sống và sinh hoạt của các nước nhập khảu lao động Thu thạp thông tin về nhu cầu, số lượng, chủng loại, thu tục tiếp nhận lao động ; thẩm định khả năng tài chính, uy tín và những vấn đề khác của đối tác để cung cấp cho cơ quan lao động và các Doanh nghiệp.
Gắn xuất khẩu lao động với chính sách củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Cơ quan ngoại giao chủ động đề ra chương trình, kế hoạch để thiết lập mối liên hệ chặt chẽ các Doanh nghiệpViệt Nam với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và với việt kiều.
GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
3.2.1 Chuẩn bị nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động Để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường xuất khẩu lao động thế giới thì chất lượng nguồn lao đôạng có ý nghĩa quyết định cũng như cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá, khi mà yếu tố giá cả không còn là lợi thế thì chất lượng nguồn lao động là yếu tố quyết định nhất để chúng ta có thể giữ vững thị trường đã có, phát triển thị trường mới Nguồn nhân lực có chất lượng là moạot những nhân tố góp phần để chúng ta ổn định và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài
Chất lượng nguồn nhân lực bao gồm những vấn đề cơ bản như sức khoẻ, kỹ năng nghề nghiệp, khă năng giao tiếp và ý thức kỷ luật lao đôạng của người lao động đối với lao động nước ta đã xuất khẩu trong những năm qua, hầu hếta các thị trường đều đánh giá lao động Việt Nam cần cù, thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh Tuy nhiên, lao động Việt Nam có một số điểm yếu như: trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, ý thức kỷ luật kém Để nâng cao chất lượng lao động, về phía quản lý nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
- Cần thống nhất quản lý chặt chẽ mọi hình thức đào tạo lao động và chuyên gia
- Có chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động về công tác đào tạo
- Đầu tư bồi dưỡng chuyên môn về đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo lao động xuất khẩu Hiện nay, các đơn vị được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao đôạng phải tự chủ động trong việc đào tạo cho lao động do đơn vị mình sẽ đưa đi xuất khẩu để thực hiện việc đó hoặc bỏ tiền đầu tư địa điểm phục vụ cho công tác đào tạo tình hình trên đây dẫn đến hoặc đơn vị không chủ động được trong việc chuẩn bị lực lượng lao động phục vụ cho xuất khẩu
- Tổ chức đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu phù hợp với phương án xuất khẩu lao động Quy mô xuất khẩu lao động chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng lao động được thị trường chấp nhận Không thể chỉ tận dụng nguồn lao động có sẵn mà phải chủ động chuẩn bị nguồn lao động thông qua một kế hoạch đào tạo được chủ động xây dựng đáp ứng từng khu vực, thị trường Để thực hiện được điều này, cần phải:
+ Khuyến khích các cơ sở đào tạo, Doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư đào tạo chuẩn bị nguồn lao động cho xuất khẩu.
+ Tăng cường liên kết các cơ sở đào tạo và các Doanh nghiệp xuất khảu lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Các cấp, các ngành, các đoàn thể, Doanh nghiệp và cơ sở đào tạo phải chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động làm cho người lao động thâý rõ vai trò, trách nhiệm của họ đối với đất nước.
3.2.2 Tạo lập môi trường cho hoạt động xuất khẩu lao động
Hiện nay, chúng ta đã có một môi trưòng pháp luật trong nước về xuất khẩu lao động tương đối đồng bộ, thống nhất; từ luật lao động đến các nghị định, Thông tư về xuất khẩu lao động và các văn bản liên quan đến xuất khẩu lao động Tuy nhiên các văn bản hiện nay còn nằm rải rác ở các loại văn bản khác nhau; ví dụ; những quy định của Luật về xuất khẩu lao động nằm ở một số điều trong Bộ luật lao động, quy định về xuất cảnh nằm chung trong các quy định về xuất nhập cảnh của công dan nói chung. Để hoàn thiện hơn nữa Môi trường pháp luật trong nước về xuất khẩu lao động, cần xây dựng pháp lệnh về xuất khẩu lao động để đồng bộ, hoàn chỉnh các quy định hiện có để thực hiện có kết quả hơn công tác xuất khẩu lao động.
Môi trường pháp luật ngoài nước về xuất khẩu lao động là các hiệp định nhạn và trả lao động, hiệp định tương trợ pháp lý giữa nước ta và các nước có nhạn lao động Việt Nam và các quy định về quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài của các tổ chức Việt Nam.
Cũng như hoạt động thương mại đòi hỏi phải có hiệp định thương mại, hoạt động xuất khẩu lao động cũng đòi hỏi hiệp định để có sự đảm bảo về mặt Nhà nước và các khuôn khổ pháp lý xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiẹn việc xuất khẩu lao động Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục ký kết các hiệp định cần thiết để bảo đảm lợi ích của người lao động xuất khẩu.
Nhà nước cần đầu tư hoạt động cho các trung tâm đào tạo, phải hình thành hệ thống các trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đặt dưới sự quản lý của cục quản lý lao động với nước ngoài Nếu muốn đạt chỉ tiêu 100.000 lao động xuất khẩu một năm vào sau năm 2005 thì ngoài các cơ sở dào tạo của các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động , cần có các cơ sở đào tạo của Nhà nước chuyên thực hiện công tác đào tạo lao động cho xuất khẩu Để có được hệ thống trung tâm này, cần đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên, giáo trình cho giảng dạy.
Môi trường thông tin, nhận thức, tâm lý có ý nghĩa quan trọng trong công tác xuất khảu lao động vì nó tạo cho người lao động hiểu biết về quyèen và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động ở nước ngoài, tạo cho người lao động những hiểu biết trong giao tiếp và tự tin trong việc tham gia xuất khẩu lao động. Để có được môi trường thông tin, nhận thức, tâm lý cho công tác xuất khẩu lao động cần có chương trình thông tin tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên truyền hình nhằm cung cáp cho người lao động các thông tin về thị trường, về các Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động, về các điều kiện đi làm việc ở các nước,…để người lao động có những hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình.
Môi trường nhận thức, tâm lý còn có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức của người lao động về pháp luật và các chính sách xuất khảu lao động của Nhà nước, giúp người lao động tránh được những hành vi lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu lao động.
3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực và hiệu quả của các đơn vị làm xuất khẩu lao động.
3.2.3.1 Chấn chỉnh và sắp xếp lại các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động
Từ sau khi Nghị định 152 có hiệu lực, đã có 159 doanh nghiệp được cấp phép làm công tác xuất khẩu lao động, trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân So với thời gian thực hiện Nghị định 07/CP, các doanh nghiệp sau khi thực hiện Nghị định 152 đã đưa đi được số lao động nhiều hơn (260 lao động
1 doanh nghiệp so với 170 lao động 1 doanh nghiệp) nhưng kết quả đó chưa phản ánh được kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Khoảng 1/3 doanh nghiệp được cấp giấy phép nhưng chưa đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài; khoảng 1/ doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động có hiệu quả và vững chắc [14, tr.4-5].
Tình hình trên do có một bộ phận doanh nghiệp chưa đầu tư cụ thể cho hoạt động xuất khẩu lao động; năng lực, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước làm phương hại đến lợi ích chung của quốc gia, lợi ích của người lao động. Để khắc phục những bất cập về các doanh nghiệp trong thời gian qua, cần thiết phải sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với định hướng: