1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Tốc Độ Tiêu Thụ Ở Công Ty Đông Bắc.docx

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Tốc Độ Tiêu Thụ Than Ở Công Ty Đông Bắc
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Thường, Th.S Dương Hoài Bắc, Tạ Quang Hát
Trường học khoa marketing
Thể loại đề tài
Năm xuất bản năm 2000
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 119,47 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH TỐC ĐỘ TIÊU THỤ (10)
    • I. Những vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ (10)
      • 1. Những quan điểm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm (10)
      • 2. Sự cần thiết khách quan phải tăng cường công tác tiêu thụ (23)
    • II. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Đông Bắc (25)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (25)
      • 2. Về qui mô của công ty hiện nay (28)
      • 3. Môi trường vĩ mô (31)
      • 4. Môi trường vi mô (33)
      • 5. Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty (35)
    • I. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh chung từ năm 1998 tới năm 2000 (39)
      • 1. Đặc điểm chung của công ty từ năm 1998 đến năm 2000 (39)
      • 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1998 đến năm 2000 (0)
    • II. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ than ở công ty Đông Bắc (45)
      • 1. Chính sách sản phẩm (45)
      • 2. Chính sách giá (49)
      • 3. Chính sách phân phối của công ty (51)
      • 4. Thực trạng hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ than của công ty (54)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TỐC ĐỘ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY ĐÔNG BẮC (73)
    • I. Một số giải pháp đối với công ty Đông Bắc nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ ở công ty (73)
      • 1. Đối với chính sách Marketing nói chung (73)
      • 2. Giải pháp về hoạt động Xúc tiến hỗn hợp (76)
    • II. Một số kiến nghị với tổng công ty than ViệtNam (80)
    • III. Một số đề xuất với Chính Phủ (81)
  • KẾT LUẬN (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

phÇn i tæng quan vÒ c«ng ty than ®«ng b¾c 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, mọi doanh nghiệp nhất thiết phải tìm ra được những cơ hội, thị trường mới, không một doanh nghiệp nào lại có thể trông đợi vào những t[.]

VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH TỐC ĐỘ TIÊU THỤ

Những vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ

1 Những quan điểm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm

 Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm, vai trò, mục đích và nguyên tắc của công tác tiêu thụ

 Q uan niệm về tiêu thụ sản phẩm

Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, công tác tiêu thụ không được chú trọng trong doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch nhà nước giao là phải hoàn thành đúng kế hoạch còn công tác tiêu thụ là do nhà nước chịu trách nhiệm Như vậy, tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế này là khâu cuối cùng của sản xuất, khối lượng sản phẩm có thể đạt được vượt kế hoạch hoặc đạt kế koạch nhà nước giao cho, còn thị trường tiêu thụ là do nhà nước chịu.

Với cơ chế thị trường, thì bất cứ doanh nghiệp nào đều phải quan tâm từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ, bởi trong cơ chế thị trường công tác tiêu thụ chịu ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc trưng của sản phẩm hàng hoá là nó được sản xuất ra để nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra trong phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá giữa một bên là cầu nối một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng, sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã thu được tiền hay người mua chấp nhận trả tiền Đây là một đặc trưng cơ bản của tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường.

Có thể định nghĩa tiêu thụ như sau:"Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuồi cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là hành động mà nhà sản xuất chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng để thu tiền tệ". Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là khâu thực hiện giá trị của hàng hoá, qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ (người sản xuất bán giá trị sử dụng còn người mua mua giá trị sử dụng) và vòng chu chuyển vốn kinh doanh được hình thành.

Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu đã thay đổi Người bán nhận được tiền và người mua nhận được hàng và kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh Công tác tiêu thụ sản phẩm giải quyết tính hiệu quả của một quá trình sản xuất kinh doanh và tái sản xuất trong doanh nghiệp.

Tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Nếu tiêu thụ bị chậm chễ sẽ làm ứ đọng vốn, chu kỳ sản xuất bị kéo dài dẫn tới bất lợi cho doanh nghiệp, có thể phải ngừng sản xuất Như vậy, công tác tiêu thụ phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện bằng sự lỗ hay lãi của doanh nghiệp

Vai trò của tiêu thụ đối với quá trình sản xuất:

Quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các khâu chủ yếu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng Các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh tuy mang tính chất riêng biệt nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau, bất kỳ một khâu nào trong quá trình bị gián đoạn hay ngừng trệ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh Còn qúa trình tái sản xuất chỉ có thể diễn ra khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, tức là chúng được chuyển hoá sang hình thái tiền tệ, như vậy, đây là một giai đoạn tất yếu của qúa trình sản xuất xã hội.

+ Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp công tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò to lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn lưu động Vốn lưu động được hầu hết chuyển vào gía trị của sản phẩm, nếu tiêu thụ tốt sẽ tạo sự luân chuyển vốn nhanh góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, tức là đã tăng hiệu quả sử dụng vốn trong qúa trình sản xuất kinh doanh, còn ngược lại sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn làm cho sản xuất bị ngưng trệ, giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây thất thoát cho doanh nghiệp

+ Tiêu thụ sản phẩm còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và phản ánh tổng doanh thu của doanh nghiệp Muốn tiêu thụ nhanh có thể bán với giá thực tế, có thể bán với giá thấp hơn nhưng không thể nhỏ hơn giá thành, điều đó làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, giảm được chi phí trong qúa trình tiêu thụ, có thể làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp ngoài ra còn nâng cao và hoàn thiện sản phẩm hơn nữa.

+ Tiêu thụ sản phẩm còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng và mở rộng thị trường hơn nữa Đôi khi doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để sản xuất đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện trực tiếp nối liền quan hệ giữa cung của doanh nghiệp với cầu của thị trường, tránh sự tách rời tức là giảm được chi phí ban đầu và thời gian làm quen của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp do công tác tiêu thụ bị ngưng trệ.

 Mục đích của công tác tiêu thụ sản phẩm

Là nhằm thực hiện gía trị của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc tối ưu hoá lợi ích của người tiêu dùng nhờ đó tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp Muốn vậy phải bảo đảm các yêu cầu:

+ Đảm bảo tiêu thụ đúng kế hoạch và các hợp đồng đã ký kết với quan điểm tạo mọi thuận lợi cho khách hàng.

+ Đảm bảo thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp thông qua công tác giao dịch phương thức phân phối tiêu thụ, thủ tục thanh toán đối với khách hàng trên quan điểm khách hàng là ân nhân của doanh nghiệp, muốn thế phải khéo léo trong nghệ thuật bán hàng.

 Nguyên tắc của công tác tiêu thụ sản phẩm

Phảỉ đảm bảo bán hàng văn minh, lịch sự tạo được uy tín đối với khách hàng, thực hiện đúng các quy định của nhà nước, tránh sự mất lòng của khách hàng đối với nhân viên bán hàng Muốn vậy phải thực hiện tốt các công tác sau: + Với mặt hàng thuộc vật phẩm tiêu dùng phải có dấu chất lượng, giấy hướng dẫn sử dụng, thời gian bảo hành được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. + Với mặt hàng thuộc tư liệu sản xuất có tính năng kỹ thuật cao, để tạo điều kiện cho công tác tiêu thụ cần phải có giấy hướng dẫn, giấy bảo hành sản phẩm, tạo độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Các cán bộ của doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ thuộc bộ phận tiêu thụ phải biết rõ tính năng của sản phẩm, chất lượng, gía cả của từng loại sản phẩm:loại sản phẩm nào dùng cho xuất khẩu, loại sản phẩm nào dùng cho thị trường nội địa, loại sản phẩm nằm trong danh mục quản lý của nhà nước…

+ Phải thực hiện ưu tiên cho khách hàng theo thứ tự ưu tiên, bởi hoạt động tiêu thụ là hoạt động có tổ chức có kế hoạch

 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm có các loại hình tiêu thụ khác nhau, mỗi một hình thức có ưu nhược điểm khác nhau Vì vậy, vấn đề của doanh nghiệp là phải áp dụng các hình thức cho từng loại sản phẩm khác nhau sao cho những ưu điểm của hình thức được phát huy và hạn chế nhược điểm một cách tối đa Dưới đây là một số hình thức tiêu thụ sản phẩm:

 Phân theo cách thức tiêu thụ

 Trực tiếp: là một hình thức tiêu thụ mà sản phẩm hay dịch vụ được bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuồi cùng không qua bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào Hình thức tiêu thụ này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng sản phẩm sản xuất không lớn.

Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Đông Bắc

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Đông Bắc là một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng trực thuộc Tổng cục CN QP-KT (nay là Tổng cục Hậu cần)-Bộ quốc phòng và là thành viên của Tổng công ty than Việt Nam.

Công ty được thành lập căn cứ vào quyết định của Bộ trưởng BQP :

Căn cứ nghị định NĐ số 15/Chính Phủ ngày 2/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ

Căn cứ QĐ số 381/TT ngày 27/7 /1994 của Thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp lại trật tự trong khai thác quản lý và kinh doanh than

Căn cứ số 168/TB ngày 2412/1994 của VPCP về ý kiến của Thủ tướng chính phủ đồng ý cho phép thành lập DNNN

Lĩnh vực kinh doanh của công ty được nói tới trong điều 2 của QĐ của Bộ trưởng Bộ QP về việc thành lập công ty than ĐB:

- Khai thác kinh doanh than

- Chế biến và kinh doanh chất đốt từ than.

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Công ty Đông Bắc được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại 14 đầu mối của các đơn vị quân đội khai thác than trên vùng Đông Bắc của tổ quốc (phụ lục: 1) với mục đích phục vụ chất đốt cho quân đội và các nhu cầu kinh tế của cả nước. Công ty được BQP giao cho 2 nhiệm vụ trọng tâm là:

 Khai thác chế biến kinh doanh than cùng một số ngành nghề khác.Thực hiện hạch toán và làm đầy đủ nghĩa vụ của một doanh nghiệp với nhà nước, với cấp trên, địa phương.

 Tổ chức huấn luyện lữ đoàn công binh dự bị động viên.Thời bình là nhiệm vụ xây dựng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống đuợc động viên trở thành đơn vị bảo đảm công trình cầu đường trên địa bàn Đông Bắc tổ quốc.

Như vậy, công ty đã hình thành và phát triển cho tới nay đã được 6 năm nhưng do sự biến đổi của sản xuất cũng như biến động về thị trường than trong và ngoài nước, nên trong 6 năm qua Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển rõ rệt:

 Giai đoạn thứ nhất (từ 1994-1996): Đây là giai đoạn hình thành và bước đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của 14 thành viên Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất của công ty về mọi mặt như là: tài chính ,tổ chức cán bộ, lao động, vật tư xe máy, quy mô sản xuất.

Về tài chính, bước đầu công ty thành lập chỉ có chưa đầy 15 tỷ tiền vốn cố định và lưu động.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật chuyên về khai thác mỏ quá ít ỏi và trình độ chuyên môn chưa cao

Về vật tư xe máy:Công ty có trên 200 đầu xe, máy móc chủng loại không đồng bộ phần lớn tận dụng những thiết bị của QP, tuy nhiên không có các thiết bị hầm lò, tài nguyên được cấp còn phân tán, chất lượng thấp

 Giai đoạn thứ hai(1996-2000): Đây là giai đoạn công ty đã khai thác, chế biến kinh doanh bước đầu đã có hiệu quả nhờ có sự quản lý của thủ trưởng đơn vị tới từng bộ phận đã được nâng cao và chặt chẽ hơn Sản lượng của công ty đã được tăng lên do công ty đã biết vận dụng các cơ chế quản lý, đã sử dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh thu hút người lao động, tạo cho họ cuộc sống ổn định để họ yên tâm gắn bó với công ty Đây là thành công đầu tiên Đồng thời , công ty cũng đã bố trí tổ chức mạng lưới tiêu thụ trên phạm vi cả nước như: chi nhánh Hải Phòng, Hà Nội, Tp HCM và Miền Trung để tổ chức tiêu thụ sản phẩm Các bộ phận này chịu sự chỉ đạo điều hành của công ty Có như vậy thị trường bán mới có hiệu quả.

Thêm vào đó công ty áp dụng các biện pháp linh hoạt trong khâu giải quyết các thủ tục bán hàng phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng Do vậy công ty có được uy tín trên thị trường, sản phẩm của công ty đã được khách hàng chấp nhận. Trong giai đoạn này, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất từ 14 thành viên sản xuất ban đầu thành 23 đơn vị thành viên ( phụ lục: 2).

 Giai đoạn thứ 3(2000- và những năm tới): Sau 5 năm hoạt động SXKD than: cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được tích luỹ, đội ngũ cán bộ đã được nâng cao về trình độ chuyên môn Thị trường tiêu thụ than của công ty với các khách hàng đã được lựa chọn, tạo được mối quan hệ khá ổn định đối với khách hàng

Trong năm 2000, toàn ngành than vẫn mất cân đối giữa cung và cầu đối với than xuất khẩu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á Do đó sản lượng than xuất khẩu giảm, giá bán thấp, sản lượng than của công ty cũng bị giảm theo.Than tiêu thụ trong nước do nền kinh tế cũng có dấu hiệu suy giảm của các nhà máy: Xi măng, Điện, Giấy… giá bán than không tăng, nhu cầu sử dụng than cũng không tăng

Trước tình hình khó khăn đó công ty đã có giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức sát nhập giảm đầu mối (từ 23 xuống còn 15, phụ lục: 2) tạo thế tập trung và tăng tính cạnh tranh của công ty để duy trì sự phát triển lâu dài cho công ty Thay đổi một số lãnh đạo một số các đơn vị làm ăn thua lỗ

Tình hình tài nguyên chung của các đơn vị, các công ty ngày càng hạn hẹp. Khai thác khoáng sản trước mắt và lâu dài có rất nhiều khó khăn

Trong những năm qua, công ty cũng gặp phải những khó khăn nhưng với ý chí quyết tâm cao của lãnh đạo công ty cùng với sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị, sự phấn đấu của toàn thể cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên, công ty đã hoàn thành được nhiệm vụ trên giao.

2 Về qui mô của công ty hiện nay a Về tổ chức

 Tổ chức bộ máy lãnh đạo : + Ban giám đốc:1 GĐ, 3 PGĐ.

+ 9 phòng nghiệp vụ:(văn phòng,kế hoạch,kế toán,tổ chức lao động, kỹ thuật, an toàn lao động, vật tư xe máy, xây dựng cơ bản, chính trị)

 Các đơn vị trục thuộc(hạch toán phụ thuộc)gồm 15 đầu mối:

+ Trực tiếp khai thác than : 11 xí nghiệp (Bảng phụ lục 3.3)

+ Chế biến và tiêu thụ : 2 xí nghiệp (XN CBKD, XN Cảng)

+ Các đơn vị khác : 2 đơn vị (Chi nhánh HN,Tp HCM) b Quân số

 Đến tháng2/2001 : Tổng số công nhân viên: 4.327 người

Trong đó: + Quân số biên chế: 1.093 người + Lao động hợp đồng: 3.144 người

+)Đại học, cao đẳng: 281 người

+)Xe ô tô các loại: 362 chiếc

+)3 đoàn xà lan 800 tấn, 2 tầu vận tải 50 tấn

 Tài nguyên: công ty đang quản lý khai thác 12 khu mỏ với tổng trữ lượng huy động công nghệ vào khai thác là 22 triệu tấn.

XN CBKD than & XN Cảng

Chi nhánh HN & Tp HCM

1.Đông Đá mài 7.Khe Sim

2.Bắc Khe Chàm 8.Tây Lộ Trí

3.Bắc Quảng Lợi 9.Nam Bàng Nâu

4.Nam Quảng Lợi 10.Đồng Rì

5.Nam Khe Tam 11.Khe Chuối

6.Tây Bắc ngã hai 12.Bố Hạ c Sơ đồ tổ chức của công ty Sơ đồ 4:

3 Môi trường vĩ mô a.Môi trường kinh tế

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh chung từ năm 1998 tới năm 2000

1 Đặc điểm chung của công ty từ năm 1998 đến năm 2000 a.Thuận lợi

Sau 6 năm hoạt động SXKD than công ty có những bài học nhất định trong điều hành quản lý SXKD than và SXKD khác ngoài than Đặc biệt là công ty có địa bàn tiêu thụ than khá ổn định ở các địa bàn trên cả nước Vì vậy, than sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Hệ thống tổ chức, biên chế từ công ty đến các đơn vị thành viên trong 3 năm qua giữ được tương đối ổn định Các cơ quan nghiệp vụ đã được kiện toàn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu trên giao. b.Khó khăn

Ngành than từ năm 1998-2000 có rất nhiều khó khăn do thị trường biến động.Thị trường xuất khẩu còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, cho tới năm 2000, than xuất khẩu vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra, giá than xuất khẩu giảm, chất lượng than đòi hỏi cao hơn so với những năm trước Vì vậy,công ty ĐB chịu khó khăn cùng ngành than trong lĩnh vực xuất khẩu Do đó than tồn kho lớn, ngành than đã có lúc phải dùng biện pháp dừng, dãn sản xuất than.

Riêng công ty ĐB có đơn vị phải dừng, dãn sản xuất từ 2- 4 tháng, gây nên những căng thẳng trong việc bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động

Trong năm 1999 tổng công ty điều tiết của công ty ĐB tổng số 120.000 tấn than xuất khẩu và hộ lớn so với kế hoạch đầu năm giao, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các đơn vị và của toàn công ty.

Tình hình tài nguyên chung của các đơn vị trong công ty ngày càng hạn hẹp gây ảnh hưỏng đến SXKD trước mắt và lâu dài, năm vừa qua, một số mỏ đã phải làm thủ tục trả mỏ cho địa phương.

Năm 2000, công ty thực hiện việc dồn dịch, sắp xếp lại từ 23 đơn vị sản xuất xuống còn 15 đơn vị, cương quyết thay đổi một số đồng chí lãnh đạo đơn vị làm ăn thua lỗ Trong thời gian triển khai cũng ảnh hưởng đến kết quả SXKD của công ty.

Trong 3 năm qua tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng với ý chí quyết tâm cao của lãnh đạo, cùng với sự cố gắng của đơn vị,cộng với sự phấn đấu tích cực của toàn bộ công nhân viên trong công ty, đã thu được những kết quả nhất định trên tất cả các mặt công tác, bảo đảm giữ được công ty phát triển ổn định.

2 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm1998 đến năm 2000

Bảng 5: KQSXKD từ năm 1998 đến hết năm 2000:

+sản xuất than N khai tấn 1.169.735 1.296.354 1.096.000 110 84,5 +giao nhận than nội bộ tấn 527.843 550.054 375.750 104 68

Tiêu thụ than: Tổng số tấn 1.479.660 1.500.294 1.550.358 101 103

+TT cho các đơn vị khác tấn 176.140 213.684 3.77.313 121 176

+Than của cty sản xuất: tấn 1.303.520 1.286.610 1.173.045 99 91

Doanh thu: Tổng số tr.đ 443.898 497.631 438792 112 88 + Sản xuất ,KD than tr.đ 407.915 448.788 402.707 110 90

( Nguồn từ: Báo cáo KQSXKD từ năm 1998, năm 1999, năm 2000 do phòng

Kế hoạch công ty Đông Bắc lập)

Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của 3 năm vừa qua có thể rút ra một số đánh giá sau:

 Khối lượng than tiêu thụ

Biểu đồ 6: Biểu đồ tiêu thụ từ năm 1998 tới năm 2000 của công ty:

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy: khối lượng than hàng năm vẫn tăng đều, năm 1999 tăng 1% so với năm 1998, năm 2000 tăng 3% so với năm1999, nhưng tỷ lệ tăng không cao Điều đó không quan trọng bằng nguyên nhân tăng khối lượng bán là do tiêu thụ cho các đơn vị trong ngành( năm 1999 tăng 21% so với năm 1998, năm 2000 tăng 76% so với năm 1999) chứ không phải khối lượng tiêu thụ tăng do khối lượng than của công ty sản xuất tăng.

Thực tế khối lượng than sản xuất của công ty giảm xuống bắt đấu từ năm1999 đến năm 2000, tốc độ giảm ngày càng tăng: những năm 1999 giảm so với năm

1998 là 1%, còn năm 2000 giảm so với năm 1999 là 9% Nguyên nhân của sự

N¨m 2000 Đơn vị: tấn giảm sút mạnh trong năm 2000 là do công ty đã phải dãn trong tiến độ sản xuất và do sắp xếp lại công ty làm giảm năng suất của toàn công ty

 Doanh thu của công ty

Sơ đồ 7: Doanh thu của công ty từ năm 1998 tới năm 2000 :

Doanh thu của công ty năm 1999 tăng mạnh so với năm 1998(12%) Nhưng ngược lại, năm 2000 lại giảm mạnh so với năm 1999(12%) Trên thực tế, doanh thu của năm 2000 còn giảm hơn so với năm1998 là 1.2%.

Doanh thu sản xuất kinh doanh than năm 1999 so với năm 1998 đã tăng lên 10%, còn năm 2000 so với năm 1999 đã giảm xuống 10% Như vậy, doanh thu của sản xuất kinh doanh than năm 2000 chỉ bằng doanh thu của năm 1998.

Doanh thu của kinh doanh khác năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 35%,còn năm 2000 đã bị giảm xuống so với năm 1999 là 26% Cũng như doanh thu than, doanh thu của kinh doanh khác năm 2000 cũng chỉ bằng năm 1998.

Tóm lại, trong 3 năm qua doanh thu của công ty tăng cao từ năm 1998 đến năm 1999 nhưng lại giảm rất mạnh trong năm 2000.

 Nộp ngân sách và lợi nhuận của công ty

Nộp ngân sách: Năm 1999 nộp ngân sách tăng 42% so với năm 1998, sang đến năm 2000 nộp ngân sách chỉ đạt 56% so với năm 1999 Trong 3 năm qua, năm 2000 là năm có mức nộp ngân sách thấp nhất

Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ than ở công ty Đông Bắc

Sản phẩm than có nhiều chủng loại, chất lượng, hình dáng, đặc điểm khác nhau…Nó phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của mỏ than khai thác và phụ thuộc vào trình độ, khả năng khai thác và chế biến của công ty.

Than là sản phẩm không có hình dáng, mẫu mã, mầu sắc, kích thước cố định. Chất lượng của nó được đánh giá qua lượng nhiệt toả ra, độ tro và các chất thải ra sau khi được đốt cháy Quy trình sản xuất than được thể hiện qua bảng sau:

Sơ đồ 9: Quy trình khai thác, chế biến tạo ra sản phẩm than :

Công ty đã căn cứ vào chất lượng, hình dáng, đặc điểm, tính chất của than để công ty phân loại thành một bảng danh sách sản phẩm rất đa dạng, nhằm mục đích đáp ứng được từng nhu cầu tiêu dùng than của từng ngành nghề khác nhau và phục vụ cho chiến lược xuất khẩu Tính đa dạng của sản phẩm của công ty được thể hiện qua bảng danh sách sản phẩm sau:

Bảng 10: Danh sách phân loại sản phẩm than :

Chính sách sản phẩm của công ty đối với từng loại thị trường như sau:

 Chính sách sản phẩm đối với than xuất khẩu

Bã s ngàng lần 1 Bã s ng làng ần 2

Những bạn hàng quốc tế luôn là những khách hàng khó tính, họ luôn đưa ra những yêu cầu cao về sản phẩm như là: chất lượng than phải cao, có hàm lượng nhiệt lớn, độ tro nhỏ và ít độc hại với môi trường bên ngoài.

Do đó, công ty đã phải nghiên cứu chất lượng từng mỏ, tìm ra những mỏ có đủ khả năng đáp ứng cho thị trường quốc tế Công việc tiếp theo là phải chế biến, sàng lọc được thành phẩm như loại: cục xô, cục 4a, cục 5a Đây là những loại than có chất lượng tốt nhất của Việt nam hiện nay.

Như vậy, chính sách sản phẩm xuất khẩu của công ty là luôn hướng vào chất lượng sản phẩm và không ngừng cải tiến kỹ thuật để khai thác, chế biến nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của thị trường này.

 Chính sách sản phẩm đối với 4 ngành sản xuất lớn ( điện, đạm, xi măng, giấy) Đối với 4 ngành này tổng công ty than VN giao chỉ tiêu cho từng công ty thành viên tự sản xuất và cung cấp cho họ.

Nhưng với 4 ngành này, công ty luôn coi họ là những khách hàng quan trọng, vì họ là những khách hàng thường xuyên của công ty, họ luôn duy trì mua những loại than cố định như là: Cám 3, Cám 4a, Cám 4b, cục xô, Cám5.

Chính sách sản phẩm của công ty đối với 4 ngành này là: luôn luôn cung cấp các loại sản phẩm có chất lượng như đã ghi trong hợp đồng, luôn phân loại một số mỏ than có chất lượng phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của họ, kể cả khi tăng khối lượng mua lên cũng như khi giảm khối lượng mua xuống.

 Chính sách sản phẩm đối với than tiêu thụ trên thị trường nội địa

Trên thị trường này diễn ra sự cạnh tranh gay gắt của các công ty Thị trường nội địa có 3 loại khách hàng chính: thứ nhất, khách hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; thứ hai, khách hàng là người chế biến, kinh doanh than; thứ ba, khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp

 Đối với loại khách hàng thứ nhất: khách hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, những khách hàng này mua than làm nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Cho nên, than là một yếu tố rất quan trọng đối với sản phẩm đầu ra của họ.

Do vậy, đối với khách hàng này công ty luôn cung cấp cho họ than có chất lượng ổn định trong một thời gian dài, cũng có thể tăng hoặc giảm sản lượng cung cấp khi họ yêu cầu để đáp ứng được tính ổn định sản xuất của họ.

 Đối với loại khách hàng thứ hai: khách hàng chế biến kinh doanh than. Đối với khách hàng này họ chỉ mua chủ yếu là loại than cám như: Cám 4, Cám 5, Cám 6, nhưng những đòi hỏi của họ cũng khá cao về chất lượng của từng loại, họ rất quan tâm tới nhiệt lượng tỏa ra của than và thời gian cháy bền của từng loại than đó. Đối với loại khách hàng này, công ty luôn tuân thủ theo yêu cầu đặt ra của họ bằng cách phải chú trọng tuân thủ theo quá trình chế biến, sàng, phân loại than để vừa đáp ứng được cho họ mà không làm ảnh hưởng tới những loại sản phẩm khác.

 Đối với khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp: đặc điểm của khách hàng này là họ thường mua với số lượng nhỏ, đòi hỏi của họ về sản phẩm không cao, phần lớn họ không hiểu biết nhiều về sản phẩm Họ mua để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cho nên chủng loại sản phẩm phục vụ cho đối tượng này rất đa dạng như: Cám 3, Cám 4a, Cám4b, Cục 4a, Cục 4b, Cám 5, Cục 5, Cám6.

Cũng chính vì họ không hiểu biết về than nên công ty đã tư vấn thích đáng cho họ trước khi mua, về từng loại than, từng mục đích của khách hàng để không gây nên những rủi ro, những tác động xấu khi dùng than… giúp họ mua được những sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của họ.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TỐC ĐỘ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY ĐÔNG BẮC

Một số giải pháp đối với công ty Đông Bắc nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ ở công ty

MẠNH TỐC ĐỘ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY

1 Đối với chính sách Marketing nói chung

 Công ty phải nâng cao trình độ tay nghề cho Công nhân trực tiếp khai thác, bằng cách mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho họ vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những buổi tối, để họ có khả năng khai thác được năng suất cao hơn và có chất lượng tốt hơn.

 Công ty cần phải nâng cao kỹ thuật chế biến than, bằng cách đầu tư vào các Phân xưởng sàng và XN Chế biến kinh doanh để cải tiến các máy sàng hiện tại, hoặc mua sắm một số máy sàng mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, như tăng than cục hạn chế than cám, phân biệt danh giới rõ rệt cho từng loại than, hạn chế được sự lẫn loại than có chất lượng thấp vào loại than có chất lượng cao, làm chất lượng của sản phẩm tốt bị giảm xuống.

 Công ty cần đầu tư vào hệ thống chống lò bằng hệ thống chống thủy lực thay cho chống bằng gỗ ở một số hầm lò trọng điểm, bởi vì chống bằng gỗ thì thành phẩm thu được có nhiều mảnh gỗ vụn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

 Đối với sản phẩm là than cục, công ty nên đầu tư vào hệ thống vận chuyển bằng các băng chuyền là chủ yếu, hạn chế bốc xếp thủ công và bằng máy để giảm tỷ lệ than cục bị dập vỡ làm giảm chất lượng của loại sản phẩm đó.

 Công ty phải yêu cầu phòng Kế hoạch nghiên cứu và lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về các khoản chi phí trong quá trình sản xuất để tính giá thành kế hoạch một cách chính xác, làm căn cứ cho các XN chi phí cho từng khâu trong qúa trình khai thác và chế biến sản phẩm Có như vậy giá thành sản xuất mới giảm được.

 Công ty phải căn cứ vào chất lượng của từng loại sản phẩm và giá thành sản xuất từng loại sản phẩm để quyết định gía bán hợp lý, khắc phục được tình trạng chênh lệch giá bán giữa các loại than thấp hơn chênh lệch chất lượng sản phẩm, làm giảm doanh thu và lợi nhuận.

 Công ty nên áp dụng chính sách giá đối với sản phẩm loại: Cục 4a, Cục 4b, Cám 3 bằng chính sách giá "Hớt váng sữa" Vì những khách hàng dùng loại sản phẩm này để làm nhiên liệu đầu vào cho qúa trình sản xuất của họ, thì sản phẩm của họ chắc hẳn là sản phẩm cao cấp, hoặc như là: Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà hàng dùng loại sản phẩm này vào nấu bếp, hệ thống làm nóng, Nên họ có thể chấp nhận chính sách giá "Hớt váng sữa" của công ty.

 Công ty nên có chính sách giá ưu đãi cho từng khu vực, từng vùng sâu, vùng xa cụ thể hơn: bằng tỷ lệ giảm giá cao hơn các vùng khác Chiến lược giá này là chiến lược giá chiếm lĩnh thị ttrường mới.

 Công ty cần phải mở rộng mạng lưới phân phối tới từng vùng trong từng khu vực, bằng cách tìm kiếm và lựa chọn trung gian trong từng vùng đó, để mở rộng thị trường, phải làm ngay trước khi các đối thủ cạnh tranh làm điều đó.

 Công ty nên khoanh vùng cụ thể cho từng Chi nhánh, từng nhóm XN sản xuất và Chế biến kinh doanh, để phân phối (ngoại trừ trường hợp khách hàng tự tìm đến các Chi nhánh hoặc các XN) Tránh tình trạng quá tập chung vào một số thị trường mà phải phân bổ rộng khắp trong cả nước.

 Hiện tại công ty còn thiếu phương tiện và các phương tiện đang hoạt động gần như đã hết khấu hao Cho nên Công ty phải đầu tư ngay cho phương tiện vận tải cả thuỷ và bộ, bằng cách đầu tư đóng ngay một số xà lan và tầu mới, đồng thời phải mua sắm ngay một số xe ô tô vận tải mới để thay thế cho các phương tiện cũ đang hoạt động.

 Công ty phải nâng cấp ngay hệ thống kho bãi - bến cảng, để đảm bảo cho mùa mưa bão sắp đến vẫn hoạt động tốt, bằng cách gia cố cầu cảng, xây các bờ kè quanh các bãi chứa than, để tránh trôi than khi có mưa lũ xẩy ra đảm bảo cung cấp than đầy đủ cho khách hàng.

 Công ty phải có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với các trung gian, bằng cách giúp đỡ họ về vốn ban đầu dưới hình thức thanh toán sau khi bán được sản phẩm, hoặc bằng hình thức "gối": lấy hàng lần này trả tiền lần trước Có như vậy trung gian ngày một nhiều hơn.

 Công ty cần lập tổ quản lý Kênh phân phối trong ban tiêu thụ, với mục đích giám sát, kiểm soát được sản phẩm tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng.Bằng cách thường xuyên kiểm tra các trung gian(khi mang hàng đến cho họ) về giá bán, chất lượng từng loại tránh sự giả dối về chủng loại sản phẩm.

2 Giải pháp về hoạt động Xúc tiến hỗn hợp

 Giải pháp về hoạt động Quảng cáo

 Công ty cần phải nâng cao ngay chất lượng quảng cáo bằng Catalogue, tạp chí, báo chí, phát thanh truyền hình Bằng cách thuê các hãng quảng cáo cố vấn hoặc làm cho chương trình quảng cáo, hoặc là tuyển chọn nhân viên về quảng cáo làm việc cho công ty, hoặc là đưa một số nhân viên trong ban tiêu thụ đi đào tạo chuyên sâu về quảng cáo.

Một số kiến nghị với tổng công ty than ViệtNam

 Tổng công ty than Việt nam phải tạo ra cơ chế phù hợp để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty thành viên trong những năm tới, bằng cách quy định mức giá bán chung cho từng loại sản phẩm và có hình phạt nghiêm khắc đối với những công ty bán phá giá theo quy định.

 Tổng công ty than Việt nam phải đầu tư ngay vào nghiên cứu để cải tiến kỹ thuật khai thác ở các công ty thành viên bằng hai cách: một là, Đầu tư vào các viện nghiên cứu Mỏ để đào tạo các kỹ sư có tay nghề cao và nhiều sáng kiến mới phục vụ cho ngành; hai là, Đưa các kỹ sư đi đào tạo ở nước ngoà như: Nga, Đức, Úc, nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật khai thác và chế biến sản phẩm để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Tổng công ty than Việt nam phải đầu tư sâu vào nghiên cứu thị trường Quốc tế, bằng cách lập ban khai thác thị trường Quốc tế trong tổng công ty, để chuyên đi sâu vào nghiên cứu những khu vực thị trường quốc tế và những nước có nhu cầu về than, thu thập thông tin và tìm cách tiếp cận với họ Có như vậy khối lượng Xuất khẩu trong những năm tới mới cao nên được.

 Đối với những nước sử dụng nhiều than làm đầu vào cho qúa trình sản xuất thì tổng công ty nên thành lập đại diện của công ty trên nước họ, để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về họ và sẵn sàng cố vấn trực tiếp cho họ cách sử dụng than như thế nào để thu được hiệu quả cao Làm được như vậy thì than của Việt nam mới xâm nhập sâu vào thị trường nước họ được.

Một số đề xuất với Chính Phủ

 Với tầm nhìn tới năm 2010, Chính phủ cần có những biện pháp đồng bộ hỗ trợ cho ngành than bằng cách: Quy hoạch tổng thể Sơ dồ khai thác của ngành trên từng địa bàn gắn với những vấn đề kinh tế xã hội, việc làm cho người lao động và các yếu tố về môi trường, để khai thác có hiệu quả hơn đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển.

 Chính phủ cần hỗ trợ kinh phí hàng năm cho ngành than, để mua các máy móc thiết bị nghiên cứu thăm dò tìm ra những mỏ than mới, đồng thời cũng đầu tư hỗ trợ cho các công nghệ khai thác nhằm hạn chế mức ảnh hưởng đến môi trường.

 Chính phủ nên có những chímh sách ưu đãi về thuế cho ngành than vềXuất khẩu và nhập khẩu công nghệ khai thác chế biến Bằng cách hạn chế một số thuế xuất khẩu than và không đánh thuế nhập khẩu công nghệ khai thác chế biến than Có như vậy, năng xuất khai thác chế biến than sẽ tăng cao, đồng thời khối lượng than xuất khẩu sẽ tăng trong những năm tới.

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w