CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
KHÁI NIỆM
1 Khái niệm và vai trò của công tác kiểm kê đất đai:
- Khái niệm: kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê
- Vai trò của công tác kiểm kê đất đai: Việc thực hiện công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã và đang làm biến đổi các quá trình phát triển kinh tế -xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như việc bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta Quá trình đó và đang đặt ra các yêu cầu mới đối với việc phân bố, quản lí và sử dụng đất đai Các nhu cầu trên đây làm biến động cả về loại đất đai và đối tượng sử dụng Vì vậy để tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất phải thực hiện kiểm kê đất đai để nắm được sự biến động đó và trên cơ sở đó góp phần xác định những giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai một cách hữu hiệu trong giai đoạn mới, của sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước Điều 6 khoản 2 mục (g) luật đất đai năm 2003 đã khẳng định kiểm kê đất đai là một trong những nội dung quản lí nhà nước về đất đai với mục đích:
+ Nhằm nghiên cứu đề xuất các biện pháp và chủ trương chính sách về quản lý, sử dụng đất đai cho những giai đoạn phát triển tiếp theo
+ Chỉnh lý các biến động, xây dựng bản đồ sử dụng đất theo đúng hiện trạng tại thời điểm kiểm kê đất đai năm 2005
+ Giúp đề ra các kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân vì số liệu kiểm kê đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bố các lực lượng sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lí lực lượng sản xuất vào việc khai thác của đất đai Nó cũng giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các ngành, địa phương nhằm sử dụng đất đạt hiệu quả cao
4 nhất, mặt khác nó cũng là căn cứ để tính thuế sử dụng đất và phục vụ cho các nghành khác
+ Đáp ứng về nhu cầu quản lí, sử dụng đất theo đúng quy định luật pháp
2 Yêu cầu và đặc điểm của kiểm kê đất đai
+ Chính xác: yêu cầu này đòi hỏi các số liệu điều tra thu thập được phải phản ánh trung thực tình hình khách quan, không trùng lặp, thiếu, thừa, không tùy tiện thêm bớt yêu cầu chính xác cũng đòi hỏi khi xác định chỉ tiêu loại đất đai và loại đối tựợng sử dụng đất phải đúng với hướng dẫn quy định, đồng thời còn cần phải tính toán tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho việc phân tích kiểm kê và xây dựng kế hoạch
+ Đầy đủ: thu thập tài liệu, số liệu đúng với nội dung quy định, không bỏ bớt chỉ tiêu loại đất nào, chủ sử dụng nào, thưả đất nào Yêu cầu này cũng đòi hỏi tổng hợp đầy đủ các biểu mẫu theo quy định
+ Kịp thời: điều tra thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp các biẻu mẫu báo cáo đúng thời gian quy định Có như vậy số liệu mới phát huy được tác dụng cao và có cơ sở đề xuất các chủ trương, biện pháp đúng đắn phù hợp thực tế khách quan
Ba yêu cầu trên đây đều quan trọng và luôn bổ sung cho nhau Tùy điều kiện cụ thể từng nơi, từng lúc mà đề ra mức độ cụ thể cho từng yêu cầu để đạt đựợc các mục đích của giai đoạn kiểm kê
-Đặc điểm của kiểm kê đất đai:
+Đặc diểm cơ bản nhất của kiểm kê đất đai là phải dựa trên cơ sở bản đồ Kiểm kê đất đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện tích Thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng do tác động của con người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể …vì vậy cần thường xuyên chỉnh lí bản đồ, sổ sách địa chính cho phù hợp với thực địa
+ Đặc diểm thứ hai là số liệu kiểm kê đất đai có ý nghĩa pháp lí chặt chẽ Số liệu kiểm kê cần phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, công tác kiểm kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng kí đất Kết quả công tác đăng kí đất càng tốt và sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lí đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lí của số liệu kiểm kê đất càng nâng cao
Các đặc điểm trên làm cho việc thực hiện công tác kiểm kê đất cần nhiều lao động vật tư kĩ thuật, thời gian, kinh phí … Người làm công tác kiểm kê đất phải được đào tạo có trình độ chuyên môn đầy đủ mới có thể thực hiện được Đặc điểm này đã quyết định chỉ có ngành địa chính mới có thể thực hiện được công tác kiểm kê một cách chính xác, khoa học và đầy đủ
3 Nguyên tắc thực hiện kiểm kê đất đai:
+)Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai được thực hiện trực tiếp từ thực địa đối chiếu với hồ sơ địa chính trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã qua nguyên tắc trên chúng ta thấy các căn cứ và cơ sở để thực hiện kiểm kê đất là các bản đồ và hồ sơ địa chính được hình thành và cập nhật ở cấp cơ sở (xã) Việc thu thập số liệu đất đai như trên gọi là phương pháp kiểm kê trực tiếp có nghĩa là số liệu kiểm kê đất có thể thu thập từ kết quả đo đạc, lập bản đồ, hoặc là thông qua đăng kí đất ban đầu, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất v v Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì số liệu kiểm kê đất có được tính chính xác, đầy đủ hay không là nhờ công việc thu thập số liệu của cán bộ địa chính cấp xã phải khoa học, làm theo đúng quy định của luật pháp và hướng dẫn của cấp trên, bám sát tình hình sử dụng đất của khu vực mình quản lí
+ Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước được tổng hợp từ số liệu thu thập trong kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai trên địa bàn các vùng lãnh thổ được tổng hợp từ số liệu thu thập trong kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó.
Nguyên tắc trên thể hiện sự phân cấp thực hiện kiểm kê đất đai, công tác kiểm đất đai chủ yếu được thực hiện ở cấp xã phường, cán bộ địa chính ở cấp này là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp với số liệu mình đã thu thập, họ phải được tập huấn về chuyên môn, đảm bảo đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm để thực hiện công việc này ở cấp huyện, tỉnh thì công việc chủ yếu là hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện cấp dưới trực tiếp và giải quyết những vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện thu thập số liệu của cấp dưới đặc biệt là sự giúp đỡ về mặt pháp lý như ra các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn để từ đó lám cơ sở pháp lí cho công tác kiểm kê của cấp dười được thuận lợi, đơn giản hơn
4 Các văn bản pháp lí có liên quan đến công tác kiểm kê đất:
- Trong luật đất đai 2003 điều 53 có quy định như sau:
+ Đơn vị kiểm kê đất là xã, phường, thị trấn
+ Việc kiểm kê đất được tiến hành 5 năm một lần
+ Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai được quy định như sau:
*)UBND các cấp tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai của địa phương *)UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn báo cáo kết quả kiểm kê đất của địa phương lên UBND cấp trên trực tiếp; UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW báo cáo kết quả kiểm kê đất lên bộ tài nguyên-môi trường
*) Bộ tài nguyên -môi trường tổng hợp báo cáo chính phủ kết quả kiểm kê đất đai 5 năm của cả nước
*) Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả kiểm kê đất đai 5 năm đồng thời với kế hoạch sử dụng đất 5 năm của cả nước
+ Bộ tài nguyên- môi trường quy định biểu mẫu và hướng dẫn phương pháp kiểm kê đất đai
- Trong nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai Tại điều 58 có quy định:
+ Số liệu kiểm kê đất được sủ dụng vào các mục đích nào
+ Thời điểm kiểm kê đất đai vào ngày 01-01 năm cuối kì kế hoạch sử dụng đất
Như chúng ta đã biết trong luật đất đai2003 quy định kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần chính phủ giao trách nhiệm cho bộ TN-MT chuyên trách đảm nhiệm, từ đó nà có sự phân công, chỉ đạo thực hiện công việc sao cho đúng tiến độ theo quy định của chính phủ đặt ra Nhìn vao hệ thống biểu đồ trên chúng ta thấy được bộ tài nguyên- môi trường sẽ chỉ đạo vụ trưởng vụ có chức năng về kiểm kê đất đai thực hiện việc quản lý kiểm kê đất và gửi công văn chỉ đạo, hướng dẫn xuống các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc TW (cụ thể là sở tài nguyên- môi trường của tỉnh, thành phố thuộc TW) là cơ quan chuyên môn giúp cho UBND
+ Quy định về thời điểm hoàn thiện và nộp báo cáo số liệu kiểm kê đất đai
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1 Hệ thống Bộ máy tổ chức kiểm kê nói chung
Như chúng ta đã biết trong Luật đất đai năm 2003 quy định kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần Chính phủ giao trách nhiệm cho bộ phận chuyên trách đảm nhiệm, từ đó mà có sự phân công, chỉ đạo thực hiện công việc về tài nguyên- môi trường sao cho đúng tiến độ theo quy định của Chính phủ đặt ra Nhìn vào hệ thống biểu đồ trên chúng ta thấy được Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo Vụ trưởng Vụ có chức năng về kiểm kê đất đai thực hiện việc quản lý kiểm kê đất đai và gửi công văn chỉ đạo, hướng dẫn xuống các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cụ thể là Sở tài nguyên-môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) là cơ quan chuyên môn giúp giúp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp của mình về việc thực hiện kiểm kê đất đai UBND quận huyện tiếp nhận ý kiến chỉ đạo từ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục chỉ đạo Phòng tài nguyên-môi trường của quận huyện và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm kê đất đai và có trách nhiệm đôn đốc Phòng tài nguyên-môi
Trưởng Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai
(Phó Chủ tịch UBND phụ trách về đất đai)
(Trưởng Phòng TN-MT huyện) Phó Ban thường trực 2
(Phó Trưởng Phòng TN-MT huyện) Giám đốc VP Đăng ký đất đai
CB chuyên môn phụ trách công tác kiểm kê đất đai các xã Đông Mỹ
CB địa chính cấp xã thực hiện kiểm kê đất đai Đông Mỹ
CB chuyên môn phụ trách công tác kiểm kê đất đai các xã Duyên Hà
CB địa chính cấp xã thực hiện kiểm kê đất đai Duyên Hà
CB chuyên môn phụ trách công tác kiểm kê đất đai các xã Ngũ Hiệp
CB địa chính cấp xã thực hiện kiểm kê đất đai Ngũ Hiệp
CB chuyên môn phụ trách công tác kiểm kê đất đai các xã
CB địa chính cấp xã thực hiện kiểm kê đất đai Tứ Hiệp trường xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm kê đất đai (đây chính là đơn vị trực tiếp thực hiện kiểm kê đất đai).
Hệ thống bộ máy tổ chức kiểm kê đất đai tại huyện
2 Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai tại huyện Thanh Trì
2.1 Trước thời điểm kiểm kê đất đai 01 tháng, UBND cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện.
2.2 Trong thời gian một tháng trước thời điểm kiểm kê đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai trên địa bàn xã.
Từ ngày 1 tháng 1, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 30 tháng 4 năm đó; việc kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định sau: a) Đối với xã, phường thị trấn đã hoàn thiện việc lập hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai) và số liệu kiểm kê kỳ trước, số liệu thống kê của các năm giữa hai kỳ kiểm kê, đối soát với thực địa để thu thập và tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. b Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại tiết a) của điểm này thì căn cứ vào hồ sơ, tài liệu về quản lý đất đai hiện có, bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tư liệu ảnh hàng không, ảnh viễn thám, các tài liệu bản đồ khác để điều tra, khoanh vẽ, đo diện tích trên bản đồ và số liệu kiểm kê đất đai đất đai kỳ trước để thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; c) Việc kiểm kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05b-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09a-TKĐĐ, Biểu 09b-TKĐĐ, và Biểu 09c-TKĐĐ.
2.3 Ngay sau khi nhận được báo cáo kiểm kê đất đai của UBND xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; nộp báo cáo lên UBND cấp trên trực tiếp chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm đó.
Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo mẫu của các Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05b-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ,Biểu 09a-TKĐĐ, Biểu 09b-TKĐĐ, và Biểu 09c-TKĐĐ, đồng thời in Biểu06-TKĐĐ đối với địa bàn từng xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN THANH TRÌ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC NÀY
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI HUYỆN
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí toạ độ nằm trong khoảng 20 o 50’-21 o 00’ vĩ độ Bắc và 105 o 45’-105 o 56’ kinh đông Diện tích 6292,71ha.
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai-Thanh Xuân
- Phía đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng.
- Phía tây và nam giáp tỉnh Hà Tây.
Trước năm 2003 huyện Thanh Trì có 25 xã và 1 thị trấn Sau khi thực hiện Nghị định 132/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, để thành lập các phường trong quận mới là Long Biên và Hoàng Mai, trong đó cắt toàn bộ diện tích tự nhiên của 9 xã thuộc huyện Thanh Trì gồm: Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim với tổng diện tích đất tự nhiên của 9 xã là 3517,17ha về quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì còn lại 15 xã và 1 thị trấn Văn Điển Huyện Thanh Trì có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nối với các tỉnh phía Nam như đường sắt Bắc-Nam; Quốc lộ 1A, 1B; đường thuỷ Sông Hồng Nhân dân Thanh Trì có truyền thống cần cù lao động, có truyền thống cách mạng.
Kinh tế huyện liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, đạt 14% bình quân năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 2,4 triệu đồng,
1 2 đến năm 2005 là 5,5 triệu đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
2.1 Về sản xuất nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 2,45%, trong 5 năm, diện tích đất nông nghiệp giảm đi 251ha, không tính các xã đã chuyển về quận Hoàng Mai, do nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, nhưng nông nghiệp của huyện vẫn phát triển, nhiều loại giống cây trồng mới có năng suất, giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất (giống lúa mới, lợn nái ngoại, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, tôm càng xanh ) làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (năm 2000 đạt 40,7 triệu đồng/ha, năm
2005 đạt 55 triệu đồng/ha) Huyện đang hình thành các vùng sản xuất tập trung như: thuỷ sản ở Đông Mỹ, Đại Áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh; rau an toàn ở vùng bãi sông Hồng; có 103 trang trại sản xuất có hiệu quả, thu nhập bình quân 1 năm từ 50 triệu đồng trở lên 1 trang trại.
2.2 Tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: a) Công nghiệp Trung ương và thành phố:
- Hiện đang phát triển dọc theo đường quốc lộ 1A (Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi, Z179, Công ty COMA7, Công ty Thức ăn gia súc Trung ương )
- Các công ty phát triển dọc theo đường 70A (trong quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố gọi là khu công nghiệp Cầu Bươu), có các công ty Fomach, Công ty Pin Hà Nội, Công ty Phân lân Văn Điển, Công ty
Cơ khí Tam Hiệp, Công ty Cơ khí Mai Động, Công ty Giấy Trúc Bạch, Công ty Gạch Đại La, Công ty Gạch Đại Thanh ) b) Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý:
Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp bình quân năm đạt 20,6%/năm, toàn huyện có 1077 cơ sở, hộ sản xuất.
Trong đó: Hộ cá thể : 960
- Huyện đang tập trung xây dựng cụm công nghiệp Ngọc Hồi, làng nghề Tân Triều, Làng nghề truyền thống Tân Triều có ngành nghề chủ yếu là dệt, đồng nát, thu mua lông vũ, mới phát triển thêm nghề làm guốc.
- Làng nghề Vạn Phú, làng nghề Hữu Hoà
- Một số làng nghề đã mai một đang có khả năng phục hồi nếu có chính sách khuyến khích phát triển như làm nón ở Đại Áng, sản xuất tạp hoá ở Tứ Hiệp, sơn mài ở Đông Mỹ.
- Đặc điểm tình hình sản xuất của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp không có mặt bằng sản xuất, chủ yếu là đi thuê lại của các công ty nhà nước. Mặt bằng sản xuất chật hẹp, thiết bị sản xuất lạc hậu, sức cạnh tranh kém, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, khả năng phát triển chưa ổn định và bền vững.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì Đơn vị tính: triệu đồng
Giá trị sản xuất (Giá CĐ năm 1994) 829549 1140269 134,46
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 288653 354105 122,67 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý chiếm 22% trên tổng số giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
2.3 Tình hình phát triển thương mại-dịch vụ
5 năm qua ngành thương mại-dịch vụ của huyện bước đầu phát triển, xuất hiện các loại hình dịch vụ mới (dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê nhà ở ), tác động tăng trưởng đạt 18,5%/năm.
- Tổng số hộ kinh doanh thương mại-dịch vụ: 4893
Trong đó: Hộ cá thể : 4800
- Toàn huyện có 14 chợ, 1 trung tâm thương mại chuẩn bị đi vào hoạt động Đang chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng 2 chợ (chợ đầu mối Ngũ Hiệp, chợ trung tâm Cầu Bươu).
- Tuy nhiên, thương mại-dịch vụ của huyện phát triển chưa mạnh, còn nhỏ bé, chưa có các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối lớn, mới chỉ có các chợ làng xã chủ yếu là chợ loại 3, chợ khu vực. Đánh giá chung: Trong 5 năm qua kinh tế của huyện liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Tuy nhiên còn một số tồn tại: công nghiệp Trung ương và thành phố trên địa bàn huyện phát triển phân tán, nhiều xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường Công nghiệp huyện quản lý phát triển chưa ổn định, sức cạnh tranh hạn chế, thương mại-dịch vụ nhỏ bé, chưa hình thành các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối lớn Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và sự phát triển kinh tế của huyện Lao động dư thừa do ruộng đất bình quân đầu người thấp, đang và sẽ giảm tiếp nhưng chất lượng lao động không cao.
Tổng dân số của huyện đến 31/12/2003 là: 158.413 người
Trong đó: Lao động trong độ tuổi : 84.691 người
Lao động nông nghiệp : 40.320 người
Trong 5 năm qua, nguồn lao động của huyện Thanh Trì tăng bình quân 2,9% năm Tốc độ tăng nguồn lao động cao chủ yếu là do mức sinh hoạt cao của những năm trước đây, ngoài ra còn do nguồn lao động từ các tỉnh khác di cư tự do đến địa bàn để tìm việc làm Từ giai đoạn 2001-2005, hàng năm số người đến tuổi lao động tăng lên khoảng 2.500 người Nhìn chung lao động của huyện Thanh Trì còn tương đối trẻ, với 42,6% số lao động dưới tuổi 35, độ tuổi 35-55 chiếm 51,2%.
- Theo số liệu điều tra lao động việc làm (tháng 10/2004) tình trạng lao động việc làm trên địa bàn huyện phản ảnh như sau:
+ Tổng số lao động trong độ tuổi: (nam 16-60, nữc 16-55) là
89.439 người bằng 58,30% so với tổng dân số.
+ Có khả năng lao động: 81.316 người, bằng 91,1% số người trong độ tuổi lao động
+ Lao động có việc làm: 71.442 người, bằng 87,85% số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động.
Khu vực Nhà nước: 16.181 người, bằng 22,65% số LĐ có việc làm
Khu vực ngoài Nhà nước: 55.261 người, bằng 77,565% số LĐ có việc làm Trong đó:
+ Tập thể: 26.047 người, bằng 41,14% số LĐ ngoài nhà nước
+ Tư nhân: 28.447 người, bằng 51,50% số LĐ ngoài nhà nước
+ Liên doanh: 740 người, bằng 13,36% số LĐ ngoài nhà nước
+ Số LĐ không có việc làm: 9.874 người, bằng 6,17%
- Số LĐ không có việc làm có nhu cầu việc làm và đào tạo nghề: 4.780 người
Trong tổng số lao động, lao động nông nghiệp chiếm 60,8%, lao động công nghiệp chiếm 26,7% và lao động dịch vụ chiếm 12,5% Lao động từ công nghiệp kỹ thuật trở lên đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ 35,5%; lao động khu vực nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ 81%.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THANH TRÌ
1 Những kết quả kiểm kê đất đai của huyện Thanh Trì:
Thực hiện Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các Quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các Phường trực thuộc các quận Long Biên, Hoàng Mai thành phố Hà Nội Trong đó cắt toàn bộ diện tích đất đai 9 xã của huyện Thanh Trì gồm: Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Trần Phú, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim với tổng diện tích tự nhiên là 3.517,17 ha; huyện Thanh Trì còn lại 15 xã và 1 thị trấn Văn Điển với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.292,71ha.
Do vậy huyện Thanh Trì báo cáo kết quả kiểm kê và biến động đất đai của 15 và 1 thị trấn Văn Điển cụ thể như sau:
1.1 Hiện trạng sử dụng đất và phân loại theo nhóm đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì tại thời điểm kiểm kê năm 2005 là 6.292,7138 ha.
Gồm các loại đất chính như sau:
Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là: 3.548,1339 ha chiếm 56,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
*Về loại đất: được chia ra làm 4 loại đất chính:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 3.152,5350 ha chiếm 50,19% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 89% Trong đó:
- Đất chuyên trồng lúa: 2.396,6613 ha chiếm 38,09% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
- Đất trồng cây hàng năm khác: 530,9249 ha chiếm 8,44% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
+ Đất trồng cây lâu năm: 5,6721 ha chiếm 0,09% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 0,16%.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 613,4583 ha chiếm 9,75% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 17,29%.
+ Đất nông nghiệp khác: 1,4173 ha chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất nông nghiệp chiếm 0,04%
*Về đối tượng: có 04 đối tượng sử dụng đất đó là hộ gia đình cá nhân, UBND xã, Tổ chức Kinh tế, Tổ chức khác.
- Hộ gia đình cá nhân: 3.109,1663 ha chiếm 49,41% tổng diện tích tự nhiên.
- UBND cấp xã: 383,2345 ha chiếm 6,09% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Tổ chức kinh tế: 9,0832 ha chiếm 0,14% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Tổ chức khác: 46,6499 ha chiếm 0,74% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 trên địa bàn huyện là: 2.712,9445 ha chiếm 43,11% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện
*Về loại đất: được chia ra làm các loại đất như sau: a Đất ở: Diện tích đất ở năm 2005 là 802,2059 ha chiếm 13,27% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 30,76%
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44
+ Đất ở tại nông thôn: 769,5184 ha chiếm 12,75% tổng diện tích đất tự nhiên, so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 29,57%
+ Đất ở tại đô thị: 32,6875 ha chiếm 0,52% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 1,20% b Đất chuyên dùng: 1.271,6277 ha chiếm 20,21% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 46,87%
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 73,6299 ha.
+ Đất Quốc phòng, an ninh: 83,4780 ha.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 258,8441 ha + Đất có mục đích công cộng: 855,6757 ha c Đất tín ngưỡng: 19,9325 ha chiếm 0,32% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 0,73% d Đất Nghĩa trang - Nghĩa địa: 118,0713 ha chiếm 1,88% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,35% e Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 501,1071 ha chiếm 7,96% tổng diện tích đất tự nhiên và so với diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 18,47%
*Về đối tượng sử dụng: là hộ gia đình cá nhân, UBND xã, các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác, liên doanh, cộng đồng dân cư.
+ Hộ gia đình cá nhân: 785,5096 ha
+ Tổ chức kinh tế: 211,4989 ha.
+ Cộng đồng dân cư: 1,1404 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 là: 31,6354 ha chiếm 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Đối tượng quản lý là UBND cấp xã.
1.2 Biến động đất đai năm 2005 so với năm 2000
* Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện
Tổng diện đất tự nhiên năm 2005 là 6.292,7138 ha; năm 2000 là 6.326,5907 ha Diện tích đất tự nhiên năm 2005 giảm đi so với năm 2000 là 33,8769 ha là do các nguyên nhân sau.
- Do chuyển địa giới hành chính sang quận Hoàng Mai là 55,0176 ha (xã Tứ Hiệp) theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các Quận Long Biên, Hoàng Mai.
- Do sai số bản đồ: 0,2817 ha (gồm các xã Tứ Hiệp 0,0133 ha; Vĩnh Quỳnh 0,0142 ha; Đông Mỹ 0,0445 ha; Tân Triều 0,2097 ha).
Nguyên nhân: Trong qúa trình kiểm kê năm 2000 thống kê thiếu diện tích: (Gồm các xã Duyên hà 7,1769 ha; Thanh Liệt 0,0530 ha; Tả thanh Oai 2,4798 ha; Yên Mỹ 0,0042 ha; Liên Ninh 11,6446 ha; Ngọc Hồi 0,0639 ha.
Biến động cụ thể từng loại đất như sau:
Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là: 3.548,1339 ha; năm 2000 là 3.576,5137 ha Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 giảm so với năm 2000 là: 28,3798 ha
Diện tích đến năm 2005 là: 2.396,6613 ha; diện tích năm 2000 là 2.690,1230 ha Diện tích đất trồng lúa năm 2005 giảm so với năm 2000 là 293,4617 ha trong đó diện tích giảm do chuyển từ đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác là 396,8101 ha và diện tích tăng do chuyển mục đích từ các loại đất khác sang đất trồng lúa là 103,3484 ha.
+ Diện tích đất trồng lúa giảm ở các xã là: 396,8101 ha
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44
- Chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác: 22,7377 ha (gồm các xã: Đông Mỹ 2,1213 ha; Tam Hiệp 18,8748 ha; Ngọc Hồi 1,7416 ha).
- Chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản: 243,1512 ha (gồm các xã Tả Thanh Oai 58,6604 ha; Thanh Liệt 15,2114 ha; Đông Mỹ 91,7166 ha; Đại áng 27,3830 ha; Vĩnh Quỳnh 36,2079 ha; Tam Hiệp 8,4897 ha; Ngọc Hồi 0,9198 ha; Ngũ Hiệp 4,5624 ha).
- Chuyển sang đất ở: 11,0311 ha (gồm các xã Tả thanh Oai 0,6011 ha; Thanh Liệt 3,1408 ha; Tam Hiệp 0,9980 ha; Tân Triều 3,3156 ha; Vĩnh Quỳnh 0,2154 ha; Liên Ninh 0,1907 ha; Ngọc Hồi 0,6958 ha; Ngũ Hiệp 1,8737 ha).
- Chuyển sang đất trụ sở cơ quan: 1,6213 ha (xã Đông Mỹ).
- Chuyển sang đất An ninh, quốc phòng: 4,6860 ha (gồm các xã Thanh Liệt 4,6238 ha; Đông Mỹ 0,0622 ha).
- Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh: 50,5286 ha (gồm các xã Thanh Liệt 2,9904 ha; Đông Mỹ 0,4752 ha; Liên Ninh 2,0807 ha; Ngọc Hồi 44,9823 ha).
- Chuyển sang đất công cộng: 37,9764 ha (gồm các xã Tả Thanh Oai 13,4083 ha; Thanh Liệt 1,6850 ha; Đông Mỹ 1,1208 ha; Tam Hiệp 4,3673 ha; Tân Triều 9,1114 ha; Tứ Hiệp 4,7636 ha; Liên Ninh 0,2078 ha; Yên Mỹ 0,0330 ha; Ngũ Hiệp 3,2792 ha).
- Chuyển sang đất Nghĩa trang - Nghĩa địa: 3,8503 ha (gồm các xã Thanh Liệt 0,6003ha; Ngọc Hồi 2,6000ha; Ngũ Hiệp 0,6500ha).
- Chuyển sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 2,7032 ha (xã Đông Mỹ).
- Chuyển sang đất bằng chưa sử dụng: 0,1902 ha (xã Hữu Hoà).
- Chuyển sang Quận Hoàng Mai: 18,3341 ha (Xã Tứ Hiệp).
+ Diện tích đất trồng lúa tăng ở các xã là: 103,3484 ha
- Chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác: 51,8297 ha (gồm các xã Hữu Hoà 11,6657 ha; Tứ Hiệp 36,4161 ha; Duyên Hà 3,7479 ha).
- Chuyển từ đất nuôi trồng thuỷ sản: 5,9038 ha (gồm các Hữu Hoà 1,2770 ha; Tân Triều 4,6268 ha).
- Chuyển từ đất sản xuất kinh doanh: 5,2756 ha (gồm các xã Tả Thanh Oai 0,3963 ha; Yên Mỹ 2,9440 ha; Ngũ Hiệp 1,9353 ha).
- Chuyển từ đất công cộng: 1,0844 ha (gồm các xã Yên Mỹ 0,1587 ha; Liên Ninh 0,931ha; Đại áng 0,8326 ha).
- Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 30,8071 ha (gồm các xã Tả Thanh Oai 19,0716 ha; Liên Ninh 5,9741 ha; Duyên Hà 5,7614 ha).
- Chuyển từ đất bằng chưa sử dụng: 8,4324 ha (gồm các xã Tả Thanh Oai 2,9926 ha; Đại áng 0,6358 ha; Liên Ninh 0,9776 ha; Yên Mỹ 0,4606 ha; Ngũ Hiệp 3,3658 ha).
- Tăng do năm 2000 thống kê thiếu diện tích: 0,0154 ha (xã Liên Ninh).
* Đất trồng cây hàng năm khác:
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2005 là: 530,9249 ha; năm 2000 là 547,9934 ha Diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2005 so với năm 2000 giảm 17,0685 ha Trong đó diện tích tăng do chuyển từ các loại đất khác sang đất trồng cây hàng năm khác là 89,6209 ha; Diện tích giảm do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang những loại đất có mục đích khác là 106,6894 ha).
+ Đất trồng cây hàng năm khác giảm ở các xã là: 106,6894 ha
- Chuyển sang đất trồng lúa: 51,8297 ha (gồm các xã Hữu Hoà 11,6657 ha; Tứ Hiệp 36,4161 ha; Duyên Hà 3,7479 ha).
- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm: 0,0260 ha (xã Tứ Hiệp).
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44
- Chuyển sang đất ở nông thôn: 24,9431 ha (gồm các xã Vạn Phúc 8,7049 ha; Tam Hiệp 1,0613 ha; Tân Triều 0,4412 ha; Tứ Hiệp 0,3463 ha: Ngọc Hồi 0,1868 ha; Duyên Hà 0,4440 ha; Ngũ Hiệp 13,7586 ha).
- Chuyển sang đất trụ sở cơ quan: 12,0461 ha (gồm các xã Tứ Hiệp 7,4123 ha; Ngũ Hiệp 4,6338 ha).
- Chuyển sang đất Quốc phòng, an ninh: 2,0323 ha (xã Thanh Liệt).
- Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh : 3,3700 ha (gồm các xã Thanh Liệt 1,2123 ha; Tứ Hiệp 2,1577 ha).
- Chuyển sang đất công cộng: 1,6333 ha (gồm các xã Tam Hiệp 1,5444 ha; Yên Mỹ 0,0889 ha).
- Chuyển sang đất Tôn giáo Tín ngưỡng: 0,1969 ha (xã Tam Hiệp).
- Chuyển sang đất Nghĩa trang, nghĩa địa: 0,5967 ha (xã Tứ Hiệp).
- Chuyển sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 0,3048 ha (xã Tứ Hiệp).
- Chuyển địa giới quận Hoàng Mai: 9,7105 ha (xã Tứ Hiệp).
+ Đất trồng cây hàng năm khác tăng ở các xã là: 89,6209 ha
- Chuyển từ đất trồng lúa: 22,7377 ha (gồm các xã Tam Hiệp 18,8748 ha; Ngọc Hồi 1,7416 ha; Đông Mỹ 2,1213 ha).
- Chuyển từ đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,6911 ha (xã Thanh Liệt).
- Chuyển từ đất ở: 30,4242 ha (gồm các xã Tả Thanh Oai 7,8157 ha; Thanh Liệt 0,1945 ha; Đông Mỹ 0,2862 ha; Đại áng 3,4640 ha; Hữu Hoà 1,0419 ha; Vĩnh Quỳnh 7,2124 ha; Tứ Hiệp 1,6451 ha; Liên Ninh 1,0761 ha; Duyên Hà 6,3641 ha; Yên Mỹ 1,3242 ha).
- Chuyển từ đất công cộng: 2,4838 ha (xã Yên Mỹ).
- Chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 14,0324 ha (gồm các xã Vạn Phúc 11,0624 ha; Yên Mỹ 2,9700 ha).
- Chuyển từ đất bằng chưa sử dụng: 15,4999 ha (gồm các xã ThanhLiệt 1,6532 ha; Tam Hiệp 1,1026 ha; Yên Mỹ 0,8624 ha; Thị trấn Văn Điển3,1648 ha; Ngũ Hiệp 8,7169 ha).
- Tăng do năm 2000 thống kê thiếu diện tích: 0,7518 ha (xã Duyên Hà).
* Đất trồng cây lâu năm.
Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 là 5,6721 ha; năm 2000 là 5,4298 ha Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 so với năm 2000 tăng 0,2423 ha.
- Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác: 0,0260 ha (xã Tứ Hiệp).
- Do chuyển từ đất bằng chưa sử dụng : 0,2163 ha (xã Thanh Liệt).
* Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2005 là 613,4583 ha; năm
2000 là 332,9344 ha Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm
2005 so với năm 2000 tăng lên 280,5239 ha Trong đó diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng do chuyển từ các loại đất khác sang nuôi trồng thuỷ sản là 339,7576 ha; giảm do chuyển từ đất nuôi trồng thuỷ sản sang các loại đất khác là 59,2337 ha.
+ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng: 339,7576 ha
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
- Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ đang cố gắng hoàn thiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực đất đai Công việc này vô cùng quan trọng, nó tạo cho các cơ quan quản lý đất đai ở các địa phương có căn cứ để thực hiện quản lý sao cho vừa đúng theo quy định của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với lòng dân,tránh để thiệt hại về lợi ích của cả hai bên, Nhà nước và người sử dụng đất Trong quá trình phát triển của đất nước, luật pháp cần
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44 phải được xây dựng đi trước một bước Xây dựng được một nền tảng pháp luật đầy đủ, có sức mạnh sẽ giúp cho việc quản lý đất đai nói chung, công tác kiểm kê đất đai nói riêng thực hiện một cách dễ dàng, tránh để cấp dưới cứ kêu ca: “chờ công văn của cấp trên”, làm việc thiếu chủ động, hiện tượng luẩn quẩn trong quản lý tạo điều khiển cho các hiện tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm những điều bất chính.
Trong công tác kiểm kê năm 2005, Chính phủ đã ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật như Chỉ thị 28/2004 Ttg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 trên cả nước Thông tư 28/TT-BTN&MT và nhiều văn bản quy định của thành phố Hà Nội, cũng như của UBND cùng cấp nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đơn vị thực hiện kiểm kê cấp xã có phương pháp để tiến hành kiểm kê đất đai trên toàn xã của mình.
- Trình độ về quản lý chuyên môn của các cán bộ địa chính, đặc biệt là cấp đơn vị thực hiện kiểm kê đất đai ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của kiểm kê đất đai Thồng thường, trước khi bắt đầu công tác kiểm kê đất đai trên cả nước thì đơn vị cấp xã phải lập một kế hoạch triển khai kiểm kê đất đai trên địa bàn xã, các cán bộ thực hiện kiểm kê đất đai của xã được đi tập huấn về chuyên môn, được phổ biến các văn bản quy định về phương pháp tiến hành kiểm kê, từ đó họ có căn cứ để thực hiện thu thập số liệu kiểm kê của xã Đặc biệt đối với các trường hợp phức tạp, vượt quá khả năng của họ thì ở cấp trên (cấp huyện) sẽ cử người chuyên trách về chuyên môn giúp họ xử lý, không để họ làm qua loa, thếu nhiệt tình, bỏ qua những trường hợp phức tạp để từ đó dẫn đến kết quả kiểm kê đất đai không chính xác, gây thiệt hại cho Nhà nước, cũng như sẽ không có một giá trị nào để giúp các nhà quy hoạch sử dụng đất, các nhà xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng, huyện có căn cứ để đối chiếu, kiểm tra thực hiện một quy hoạch sử dụng đất dài hạn cho vùng, huyện đến năm 2020
- Một nhân tố vô cùng quan trọng khác ảnh hưởng tới số liệu kiểm kê đất đai là việc thực hiện kê khai, đăng ký đất ban đầu và đăng ký biến động thường xuyên Ở các xã, phường đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì dữ liệu phục vụ kiểm kê đất đai coi như đã có đầy đủ. Căn cứ để thực hiện kiểm kê là “Sổ mục kê đất” đã được kiểm tra và nghiệm thu Việc đăng ký, quản lý biến động thường xuyên về đất đai là những tài liệu hết sức quan trọng để thực hiện kiểm kê về đất đai là Sổ theo dõi biến động đất đai cấp xã, phường.
Trước khi tiến hành kiểm kê, cần kiểm tra, rà soát lại bản đồ, sổ sách địa chính, đối chiếu với thực địa để phát hiện những bỏ sót biến động thực tế chưa được chỉnh lý, phản ánh trên bản đồ và sổ sách Trên thực tế có nhiều biến động về loại đất, mục đích sử dụng, chủ thể sử dụng, những người sử dụng đất không khai báo và đăng ký biến động Những biến động này cần được chú ý điều chỉnh khi đối chiếu bản đồ và sổ sách địa chính với thực địa trước khi tiến hành các công việc kiểm kê Từ đó sẽ giảm được mức độ sai số lớn giữa số liệu kiểm kê thu được với ngoài thực địa.
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44
GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHO CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI NĂM 2020 TẠI HUYỆN
Giải pháp giải quyết các tồn tại công tác kiểm kê đất đai
- Công việc đầu tiên mà chúng ta phải đề cập đến đó là công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội phải phù hợp với quỹ đất của huyện và đi trước một bước Theo số liệu kiểm kê đất đai của huyện thì đến 06/01/2005, tổng diện tích tự nhiên là 6292,71ha, trong đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp: 3548,13ha, chiếm 56,38% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 2712,94ha, chiếm 43,11% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất chưa sử dụng: 31,64ha, chiếm 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Thông qua số liệu về diện tích các nhóm đất trên, huyện đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới (2005-2010 đến năm 2020) Dự kiến trong tương lai huyện Thanh Trì sẽ có tốc độ đô thị hoá nhanh, hiện đang có nhiều dự án phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã và đang được xây dựng trên địa bàn huyện như: Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Trung tâm thương mại Thanh Trì, chợ đầu mối, bến xe tải Ngũ Hiệp, Trung tâm thương mại thuỷ sản Ngũ Hiệp Do đó Huyện uỷ, HĐNH, UBND huyện xác định cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-thương mại dịch vụ-nông nghiệp.
Huyện đã phân ra các vùng kinh tế:
+ Vùng 1 (vùng ven đô): cơ cấu phát triển theo hướng thương mại dịch vụ-công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-nông nghiệp, gồm các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp và thị trấn Văn Điển.
+ Vùng 2 (vùng bãi phù sa): cơ cấu phát triển theo hướng nông nghiệp-thương mại dịch vụ-công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp chủ yếu phát triển trồng rau an toàn và chăn nuôi, gồm các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc.
+ Vùng 3 (vùng đô thị hoá nhanh) gồm các xã Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-thương mại dịch vụ- nông nghiệp.
+ Vùng 4 (vùng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái) gồm các xã Đông Mỹ, Đại Áng, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Hữu Hoà Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng nông nghiệp-thương mại dịch vụ- công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
Sau khi đã xác định hướng phát triển thì công việc tiếp theo là phải gắn nó với quy hoạch sử dụng đất sao cho hợp lý, từ đó huyện đã có quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Đất cho phát triển công nghiệp: 415ha
- Đất cho phát triển làng nghề: 39,8ha
- Đất cho chuyển đổi ngành nghề: 160ha
- Đất cho phát triển thương mại dịch vụ: 146ha
- Đất cho phát triển đô thị: 836ha
- Đất đấu giá quyền sử dụng đất: 70,4ha
- Đất sản xuất nông nghiệp, sinh thái, công nghệ cao, du lịch: 1000ha
- Đất cho phát triển công trình công cọng, văn hoá xã hội: 826,1ha Tổng cộng số đất cho quy hoạch sử dụng là: 3.491,3ha, trong đó đất phi nông nghiệp là 2.491,3ha chiếm 71,2%
Qua tình hình trên cho thấy huyện Thanh Trì đã thấy rõ được vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc sử dụng đất là rất quan
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44 trọng Nó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đời sống nhân dân được nâng cao, từ đó điều kiện nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Bên cạnh dó trong công tác quy hoạch vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết đó là: hiện trạng quy hoạch thiếu chi tiết, không sát với thực tế, chạy đua với sự phát triển chứ không quan tâm đến chất lượng quy hoạch, nhìn chung nó vẫn ở tầm quy mô nhỏ, manh mún, không lâu dài Lý do dẫn đến những tồn tại trên là trình độ chuyên môn về quy hoạch còn kém, tầm nhìn của các nhà hoạch định rất hẹp, thậm chí có những quy hoạch vẫn còn ở trên bàn giấy mà đã nhìn thấy rõ sự bất cập, lỗi thời, xã, phường, thị trấn rời thực tế Chính vì vậy chúng ta cần phải xem trọng vấn đề chất lượng lên hàng đầu, phát triển phải bền vững, đó là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân của huyện mong muốn thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác quản lý đăng ký đất Đây là một giải pháp nhằm thiết lập được hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp pháp, thiết lập mối quan hệ quản lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, từ đó làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất Thông qua hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng ta dễ dàng thực hiện được công tác kiểm kê đất đai Vai trò của việc đăng ký đất là hết sức quan trọng, vì nó là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
Trong công tác đăng ký đất nói chung chúng ta chia ra làm 2 loại, đó là:
+ Đăng ký đất ban đầu
+ Đang ký đất biến động. Đối với đăng ký đất ban đầu, nó được tổ chức lần đầu tiên trên cả nước nhằm thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sở hữu đủ điều kiện Còn với đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập.
Cần phải quản lý chặt chẽ mọi thay đổi về đăng ký đất đai đặc biệt là đăng ký biến động đất đai, bởi vì trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội, tất yếu dẫn đến sự biến động đất đai nâng cao đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: giao đất, cho thuê đất, thu hồ đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp Vì vậy cần phải kiểm tra, đảm bảo đăng ký biến động đất được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, từ đó làm cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng, kịp thời hiện trạng sử dụng đất và đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Để số liệu kiểm kê đất đai được chính xác thì chúng ta phải quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng đất hiện tại, thường xuyên kiểm tra hiện trạng sử dụng đất Đặc biệt là ở cấp xã phường, cán bộ địa chính cần đẩy mạnh theo dõi tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của hộ dân tại địa bàn xã phường Cần phải ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thường xuyên báo cáo tình hình sử dụng đất của xã lên cấp huyện, không được lơi là trong quản lý, vì hiện nay nông nghiệp đã hiểu được lợi ích mang lại từ việc sử dụng đất hoặc những người muốn lấn chiếm đất công cộng để mở rộng các công trình phục vụ cho đời sống riêng của họ Từ đó ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, tài sản của Nhà nước bị xâm phạm, gây khó khăn cho những người thực hiện kiểm kê đất đai do đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Một trong những tư liệu rất quan trọng cho việc kiểm kê đất đai là bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trước khi tiến hành kiểm kê đất đai chúng ta
Phương hướng cho công tác kiểm kê đất đai đến năm 2020
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội vẫn được đặt lên hàng đầu Phải phân tích, đánh giá thị trường đất đai trên thế giới, nhu cầu sử dụng đất ở trong nước diễn ra theo xu hướng nào, căn cứ vào mục tiêu phát triển của đất nước đến năm
2020 để thiết lập một cơ cấu sử dụng đất hợp lý cho các một thời kỳ dài, ít nhất là 30 năm.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác quản lý đất đai nói chung (đặc biệt là hệ thống bản đồ số hoá) và công tác kiểm kê đất đai nói riêng thực hiện được tốt hơn.
- Nhanh chóng áp dụng khoa học-kỹ thuật vào việc quản lý đất đai nhe để máy vi tính thực hiện kiểm tra các số liệu kiểm kê đất đai, dự báo tình hình sử dụng đất và lưu trữ số liệu kiểm kê đất đai
- Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội nhanh như hiện nay và theo kịp tương lai
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện Thanh Trì được thống kê theo hệ thống biểu mẫu của Thông tư 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh đúng theo hiện trạng sử dụng các loại đất, nhóm đất, đối tượng sử dụng đất đảm bảo số liệu cân đối chính xác theo từng chỉ tiêu phân tích Đồng thời đánh giá tình hình biến động sử dụng đất đai, quá trình chu chuyển giữa các loại đất có biến động trên địa bàn huyện
Công tác kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm một lần nhằm để các cấp quản lý chặt chẽ các loại đất, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng lập quy hoạch phân bổ đất đai, phát huy tiềm năng hiệu quả sử dụng đất cho việc phát triển kinh tế xã hội cho những năm tiếp theo Qua công tác kiểm kê đất đai cho thấy trên địa bàn huyện trong những năm qua có rất nhiều biến động lớn do điều chỉnh địa giới hành chính, do tốc độ đô thị hoá có nhiều dự án đồng loạt thực hiện, đất đai trở thành vấn đề sôi động và phức tạp trong những năm gần đây đã làm cho công tác quản lý sử dụng đất đai những năm gần đây trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác kiểm kê đất đai năm 2005 trên địa bàn huyện hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo chất lượng về độ chính xác là có sự cố gắng tích cực của UBND các xã và cán bộ địa chính xã Đồng thời có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện uỷ, UBND huyện Thanh Trì , Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội hướng dẫn về chuyên môn và sự phối hợp chặt chẽ của Phòng Tài nguyên và Môi trường với các xã.
- Kết qủa thực hiện công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp Toàn huyện Thanh Trì có 15 xã có diện tích đất nông nghiệp đã lập phương án giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.
- Có 2 xã lập phương án lấy thời điểm chốt nhân khẩu giữ nguyên nhân khẩu theo khoán 10 gồm: Thanh Liệt, Ngũ Hiệp.
- Có 3 xã lập phương án lấy thời điểm chốt nhân khẩu đến ngày 31/12/1996 gồm xã Đông Mỹ, Đại Áng, Vạn Phúc.
- Có 9 xã lập phương án lấy thời điểm chốt nhân khẩu đến ngày 01/4/1999 gồm: Tân Triều, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Tả thanh Oai, Liên Ninh, Tam Hiệp, Yên Mỹ.
- Có 01 xã lập phương án lấy thời điểm chốt nhân khẩu đến ngày 31/12/2001: xã Hữu Hoà. Đến nay có 10/15 xã đã hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân; còn 5 xã chưa điều chỉnh xong việc điều chỉnh rút bù của một số hộ theo phương án, giữa hộ thừa và hộ thiếu ngoài thực địa nên việc cấp giấy chứng nhận chưa hoàn chỉnh gồm các xã: Thanh Liệt, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Tả Thanh Oai
Toàn huyện đã cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP cho các hộ gia đình cá nhân được 18.244 giấy đạt tỷ lệ 80% số hộ phải cấp.
Việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân theo Nghị định 64/CP của chính phủ phần nào đã giải quyết được sự công bằng trong việc sử dụng đất nông nghiệp trong nông thôn và tạo điều kiện cho các hộ gia đình cá nhân có điều kiện dồn ruộng, đổi thửa thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời giúp cho các xã từng bước đưa công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt trong công tác quản lý sử dụng các loại quỹ đất công ích Để thực hiện việc hoàn chỉnh cấp giấy chứng nhận cho các hộ, huyện uỷ, UBND huyện đôn đốc chỉ đạo các xã chưa hoàn thành thực hiện ngay việc điều chỉnh rút bù theo phương án giao đất và hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các hộ trong năm 2005.
- Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở nông thôn.
Vũ Thành Trung Lớp Địa chính 44
* Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thị trấn Văn Điển: Đã cấp được 1.316 giấy/ 1.800 giấy đạt tỷ lệ 73%.
* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn cho 15 xã: Đã cấp được 18.472/27.459 giấy chứng nhận đạt tỷ lệ 67,3% so với kế hoạch dự kiến phải cấp Đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà và quyền sử dụng đất ở huyện Thanh Trì đang nỗ lực tập trung chỉ đạo các xã phấn đấu cơ bản xong cấp giấy chứng nhận trong năm 2005 theo kế hoạch của Thành phố đề ra Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đã tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì bắt đầu xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch từ năm 2002 cho 25 xã và 1 thị trấn, chưa tách 9 xã về Quận Hoàng Mai và đã được thành phố phê duyệt tại Quyết định 160/QĐ-UB ngày 21/11/2003 về việc “Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì giai đoạn 2002 – 2010”, quy hoạch hướng phát triển đô thị tập trung ở 9 xã hiện nay đã tách về Quận Hoàng Mai Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất thường xảy ra những biến động do tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh, có nhiều dự án thu hồi đất nông nghiệp không hết từng khu, từng thửa đã giao đất cho các hộ gia đình còn để lại diện tích đất kẹt không sản xuất được hoặc phá vỡ hệ thống tưới tiêu đã quy hoạch phục vụ sản xuất dẫn tới việc sản xuất nông nghiệp và quản lý đất đai gặp khó khăn.
Về việc sử dụng đất của các tổ chức cơ quan được Nhà nước giao đất,cho thuê đất trên địa bàn huyện, thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB ngày24/4/2004 của UBND Thành phố, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức triển khai kiểm tra sử dụng đất của các cơ quan có diện tích sử dụng đất kém hiệu quả, đất để hoang hoá, sử dụng sai mục đích trình UBND Thành phố thu hồi:
- Năm 2002 UBND Thành phố có Quyết định thu hồi 1 cơ quan với tổng diện tích 5.037m2 (Xí nghiệp gạch Đại La 4,9 ha tại xã Vĩnh Quỳnh).
- Năm 2003 UBND Thành phố có Quyết định thu hồi 2 cơ quan với tổng diện tích 13.931m2 (gồm Viện Dược liệu 6.037m2 tại xã Ngũ Hiệp; Công ty chiếu bóng băng hình Hà Nội 7.894 m2 tại xã Tam Hiệp)
- Năm 2004 UBND huyện trình Thành phố thu hồi 6 cơ quan; đến nay
Sở Tài nguyên và Môi trường đang kiểm tra đo đạc lập hồ sơ trình Thành phố.
Trong những năm qua để thực hiện công tác quản lý đất đai chặt chẽ, ngăn chặn những vi phạm phát sinh, huyện uỷ, UBND huyện Thanh Trì đã có các văn bản sau:
+ Chỉ thị 972/2002/CT-UB ngày 21/3/2002 của Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì về việc tăng cường quản lý sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện.
+ Chỉ thị số 09/CT - HU ngày 10/4/2002 của Bí thư huyện uỷ Thanh Trì về việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong công tác quản lý đất đai.
+ Chỉ thị 635/2003/CT-UB ngày 20/5/2003 của Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các xã dự kiến có điều chỉnh địa giới hành chính thuộc huyện Thanh Trì.
Kiến nghị
Trong những năm vừa qua các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện việc giao đất nông nghiệp ổn định theo Nghị định 64/CP của chính phủ cho các hộ gia đình cá nhân đã chia tách thửa cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình có nhiều biến động như cho tặng, mua bán nhưng chưa được hoàn chỉnh hệ thống bản đồ gốc
- Đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội giúp UBND huyện chỉnh lý biên tập bản đồ địa chính, sửa chữa những sai sót kỹ thuật trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chính năm 1994 cho các xã nhằm quản lý đất đai và giải quyết các tranh chấp về đất đai có đủ cơ sở pháp lý.
- Đầu tư trang thiết bị làm việc, ứng dụng công nghệ tin học để quản lý hồ sơ đất đai theo hệ thống nối mạng giữa Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất với Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Đề nghị UBND Thành phố:
+ Có quy hoạch chi tiết cho toàn huyện để đưa công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Có cơ chế chính sách đối với việc sử dụng các khu đất kẹt mà trong dự án thu hồi đất và khu đất kẹt trong khu dân cư nông thôn nhằm chống lấn chiếm và sử dụng đất có hiệu quả.
+ Giải quyết đất giãn dân cho các hộ có nhu cầu về nhà ở tại 3 xã ngoài đê sông Hồng.
+ Thu hồi đất của các cơ quan tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích để hoang hoá hoặc cho thuê lại để giao cho các cơ quan có nhu cầu sử dụng đất đã được UBND huyện trình Thành phố.