1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường huy động vốn bằng lãi suất tại chi nhánh bắc hà nội ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường huy động vốn bằng lãi suất tại chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo
Trường học Khoa Ngân hàng – Tài chính
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 158,16 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về NHTM (3)
    • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (3)
    • 1.1.2. Chức năng của NHTM (4)
      • 1.1.2.1. Trung gian tài chính (4)
      • 1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán (5)
      • 1.1.2.3. Trung gian tài chính (6)
    • 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản (6)
      • 1.1.3.1. Huy động vốn (6)
      • 1.1.3.2. Tín dụng (10)
      • 1.1.3.3. Các nghiệp vụ khác (13)
  • 1.2. Huy động vốn bằng lãi suất của ngân hàng thương mại (14)
    • 1.2.1. Một số vấn đề về lãi suất (14)
      • 1.2.1.1. Lãi suất (14)
      • 1.2.1.2. Các loại lãi suất (14)
      • 1.2.1.3. Một số phân biệt về lãi suất (15)
      • 1.2.1.4. Chính sách lãi suất huy động vốn vủa ngân hàng thương mại (18)
    • 1.2.2. Tác động của lãi suất tới huy động vốn (26)
  • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn bằng lãi suất của ngân hàng thương mại (28)
    • 1.3.1. Nhân tố khách quan (28)
    • 1.3.2. Các nhân tố chủ quan (30)
    • 2.1.1. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (32)
    • 2.1.2. C ơ sở hình thành (34)
    • 2.1.3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG (35)
      • 2.1.3.1. Huy động vốn (35)
      • 2.1.3.2. Cho vay (38)
      • 2.1.3.3. Các dịch vụ khác (38)
      • 2.1.3.4. Những hoạt động sau được thực hiện khi có sự chấp thuận của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (38)
    • 2.1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC (39)
      • 2.1.4.1. Phòng tổ chức hành chính (41)
      • 2.1.4.2. Phòng tài chính kế toán (42)
      • 2.1.4.3. Phòng Kế hoạch nguồn vốn (42)
      • 2.1.4.4. Phòng kiểm tra kiểm toán (43)
      • 2.1.4.5. Phòng dịch vụ khách hàng (44)
      • 2.1.4.6. Phòng tín dụng (44)
      • 2.1.4.7. Phòng thẩm định –Quản lý tín dụng (45)
      • 2.1.4.8. Phòng tiền tệ kho quỹ (45)
      • 2.1.4.9. Phòng thanh toán quốc tế (46)
      • 2.1.4.10. Phòng điện toán (46)
    • 2.1.5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TÀI SẢN (46)
      • 2.1.5.1. Quyền của Chi nhánh Bắc Hà Nội (46)
      • 2.1.5.2. Nghĩa vụ của Chi nhánh Bắc Hà Nội (47)
  • 2.2. Huy động vốn bằng lãi suất tại chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (48)
    • 2.2.1. Hoạt động cơ bản của chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (48)
      • 2.2.1.1. Huy động vốn (48)
      • 2.2.1.2. Tín dụng (49)
      • 2.2.1.3. Các hoạt động khác (53)
      • 2.2.1.4. Kết quả kinh doanh (53)
    • 2.2.2. Huy động vốn bằng lãi suất (54)
  • 2.3. Đánh giá về huy dộng vốn bằng lãi suất của chi nhánh Bắc Hà Nội- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (56)
    • 2.3.1. Kết quả đạt được trong thời gian vừa qua (56)
    • 2.3.2. Hạn chế ảnh hưởng tới huy động vốn bằng lãi suất (61)
  • 3.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để tăng cường huy động vốn bằng lãi suất (66)
    • 3.1.1. Định hướng lớn (66)
    • 3.1.2. Định hướng tăng cường huy động vốn bằng lãi suất (66)
  • 3.2. Tăng cường huy động vốn bằng lãi suất tại Chi nhánh Bắc Hà Nội- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (67)
    • 3.2.1. Giải pháp trước mắt (67)
    • 3.2.2. Giải pháp lâu dài (68)
    • 3.2.3. Giải pháp hỗ trợ (69)
  • 3.3. Kiến nghị (70)
    • 3.3.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (70)
    • 3.3.2. Với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (70)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

Tổng quan về NHTM

Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.Quá trình phát triển kinh tế và sự phát triển của ngân hàng là hai quá trình diễn ra đồng thời và tác động lẫn nhau mà trong đó phát triển kinh tế là điều kiện còn sự phát triển của ngân hàng là động lực.Hình thức đầu tiên của ngân hàng là nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng hay còn gọi là ngân hàng thợ vàng.Người làm nghề đổi tiền thường là những người giàu,họ đã tích trữ được một số vốn lớn từ trước bằng nhiều con đường khác nhau (cho vay nặng lãi ) Đồng thời họ làm luôn công việc cất trữ tiền cho những người có tiền,công việc này làm tăng thu nhập cho họ đồng thời làm nảy sinh việc thanh toán hộ cho những người gửi tiền.Ưu điểm của thanh toán hộ đã làm cho ngày càng có nhiều người gửi tiền hơn.Từ hoạt động của mình họ nhận thấy có sự chênh lệch về thời gian giữa những lần gửi tiền và rút tiền của khách hàng và giữa các khách hàng với nhau nên họ đã dùng một phần tiền nhàn rỗi đó để cho vay.Hoạt động này đã làm hình thành nên ngân hàng với những đặc điểm cơ bản giống như ngày nay.Do lợi nhuận từ việc cho vay lớn và để cạnh tranh với nhau nên các ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền để thu hút tiền gửi.

Từ hình thức ngân hàng của các thợ vàng cho đến các ngân hàng như hiện nay thì hệ thống ngân hàng đã trải qua nhiều bước phát triển với những thăng trầm khác nhau phù hợp với từng thời kì lịch sử.Từ ngân hàng với hoạt động chủ yếu là cho vay thấu chi phục vụ cho vua chúa đến các ngân hàng thương mại với hoạt động tài trợ ngắn hạn cho các nhà buôn rồi đến các ngân hàng chỉ nhân tiền gửi.Sau một quá trình phát triển lâu dài thị hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới hệ thống ngân hàng tồn tại dưới hình thức:Ngân hàng trung ương với chức năng xây dựng và quản lý chính sách tiền tệ quốc gia còn các ngân hàng còn lại dù có một số nghiệp vụ khác nhau song đều có chung đặc điểm đó là trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ.

Hiện nay ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế từ hộ gia đình,các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội.Ngân hàng cũng là người cho vay lớn nhất cho các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đối với cá nhân,tổ chức và Chính phủ.Với tầm quan trọng như vậy nên ngân hàng là tổ chức được giám sát một cách chặt chẽ nhất bởi sự đổ vỡ của một ngân hàng co thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống cũng như tác động một cách nặng nề tới toàn bộ nền kinh tế.

Chức năng của NHTM

Trong hoạt động kinh tế tồn tại hai hình thức và cá nhân mà ngân hàng phải tiếp xúc:đó là các cá nhân và tổ chức là những người thiếu vốn và các cá nhân,tổ chức thừa vốn.Sở dĩ có điều này có thể là do chênh lệnh về thời gian giữa luồng tiền vào và ra trong chu kì sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp,giữa chi tiêu và ngày nhận lương của các cá nhân.Sự tồn tại giữa hai hình thức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng.Các cá nhân và tổ chức thừa vốn và các cá nhân tổ chức thiếu vốn có thể gặp nhau dưới hai hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp.Quan hệ trực tiếp mà hình thức phổ biến nhất đó là thông qua thị trường chứng khoán có thể làm tăng lợi nhuận cho cả hai bên tuy nhiên quan hệ này bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô,thời gian,không gian Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính.Trung gian tài chính là người mà trả cho người thừa vốn tiền lãi cao hơn so với việc anh ta cho vay trực tiếp do trung gian tài chính đã nhận rủi ro về phía mình đồng thời cho vay với mức chi phí thấp hơn đối với người thiếu vốn do tính chuyên môn hóa của mình trong hoạt động này.Như vậy sự xuất hiện của trung gian tài chính đã làm cho cả người thiếu vốn và người thừa vốn có lợi.Họ không những có được chi phí trã lãi thấp hơn,tiền lãi cao hơn mà còn chủ động về thời gian và địa điểm trong hoạt động sử dụng của mình.Người thừa vốn không cần biết ai là người sử dụng vốn của mình và có khả năng thu hồi hay không mà chỉ quan tâm tới trung gian tài chính của mình có hoạt động tốt hay không.Người thiếu vốn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn nếu dự án đầu tư của họ có hiệu quả và không cần phải đi tìm tài trợ.Một trong những ưu điểm nữa của trung gian tài chính đó là giải quyết được vấn đề quy mô của nguồn vốn do sự đa dạng trong khách hàng của mình tập trung được các người tiết kiệm và người đầu tư do đó giải quyết được mâu thuẫn trong tín dụng trực tiếp.Cơ chế hoạt động của trung gian tài chính sẽ có hiệu qua khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ để hạn chế,phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch.

Sự ra đời của ngân hàng đã có những đóng góp nhât định,họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho gười gửi tiền.Họ đã kinh doanh rủi ro cũng như thỏa mãn nhu cầu thanh khoản của một bộ phận khách hàng.

Ngân hàng là tổ chức kinh daonh rủi ro nên họ có các chuyên gia trong thẩm định thông tin nên đã lợi dụng được sự "thông tin không cân xứng"-một khuyết điểm làm giảm tính hiệu quả của thị trường thành khả năng sinh lợi cho ngân hàng.

1.1.2.2.Tạo phương tiện thanh toán

Tiền có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán.Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng.Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận.Bằng cách phát hành các giấy nhận nợ thì các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán để trở thành phương tiện lưu thông và cất trữ.Qua quá trình phát triển của lịch sử thì dần dần việc phát hành tiền đã quy về một ngân hàng duy nhất và sau đó Nhà nước bằng quyền lực của mình đã nắm quyền phát hành thông qua Bộ tài chính hoặc Ngân hàng trung ương.

Các ngân hàng thương mại tạo phương tiện thanh toán bằng việc cho vay đối với khách hàng(tạo tính dụng).Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.

1.1.2.3.Trung gian tài chính Ở hầu hết các nước thì ngân hàng là trung tâm thanh toán lớn nhất.Thông qua số dư tiền gửi hoặc cấp tín dụng ngân hàng thay mặt khách hàng của mình thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ.Với các công cụ của mình như:séc,uỷ nhiệm chi ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình những dịch vụ thanh toán tiện lợi và hiệu quả nhất Đây là dịch vụ phát triển nhất,khách hàng không những có thể thanh toán cho đối tác của mình ở ngân hàng khác mà còn có thể thanh toán cho đối tác ở các nước khác nhờ công nghệ ngân hàng phát triển,với việc thành lập các trung tâm thanh toán quốc tế làm tăng hiệu quả của thanh toán biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả ,phục vụ đắc lực cho nền kinh tế.

Các nghiệp vụ cơ bản

Cho vay được xem là hoạt động sinh lời cao do vậy các ngân hàng tìm mọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn quan trọng là nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng.Khách hàng có thể do yêu cầu của việc thanh toán hoặc do có khoản tiền nhàn rỗi chưa đến lúc sử dụng nên tìm đến ngân hàng Để cạnh tranh với nhau và khuyến khích khách hàng đến gửi tiền ngân hàng trả lãi cho khoản tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì cùng với công nghệ ,uy tín ,lãi suất là một biện pháp quan trọng để thu hút nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình.

Vốn ngân hàng huy động phục vụ cho hoạt động của mình thường được lấy từ hai nguồn chủ yếu đó là huy động tiền gửi và đi vay.

Trong hình thức huy động tền gửi thì ngân hàng huy động từ các loại hình sau:

-Tiền gửi thanh toán(tiền gửi giao dịch,tiền gửi thanh toán):

Các cá nhân hay doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để nhờ giữ hộ và thanh toán cho các hoạt động phát sinh trong công việc.Trong phạm vi cho phép (hoặc trong hạn mức thấu chi)các nhu cầu thanh toán của khách hàng sẽ được ngân hàng thực hiện.Thông thường thì tiền gửi thanh toán không được hưởng lãi suất(hoặc lãi suất thấp) nhưng để khuyến khích khách hàng thì các ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng với chi phí thấp,hoặc sử dụng các hình thức khác để nâng mức lợi nhuận cho khách hàng mà không trái với quy định nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.Thủ tục để mở tài khoản thanh toán rất đơn giản,khách hàng phải co tiền và thanh toán trong hạn mức cho phép.

-Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp,các tổ chức xã hội:

Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệpcá tổ chức sẽ được thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định mà nếu gửi vào khoản mục tiền gửi thanh toán thì lãi suất thấp vì vậy các doanh nghiệp và tổ chức gửi vào khoản mục tiền gửi có kì hạn.Thu nhập từ loại tiền gửi này cao hơn song khách hàng không được hưởng những dịch vụ như tiền gửi thanh toán.Khi chưa đến hạn mà khách hàng cần tiền đến để rút ra thì chỉ được tính bằng lãi suất tiền gửi không kì hạn.

-Tiền gửi tiết kiệm của dân cư:

Các tầng lớp dân cư thường có những khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng Để tận dụng lượng vốn nhàn rỗi này các ngân hàng đã tăng cường tiếp xúc với các cá nhân bằng cách mở rộng địa bàn giao dịch,mở rộng chi nhánh đồng thời với đa dạng các hình thức huy động và đặc biệt là lãi suất để thu hút khách hàng Đối tượng khách hàng là các cá nhân là những người nhạy cảm với lãi suất bởi vì họ đồng ý gửi tiền vào ngân hàng là với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao.Các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà.Khi gửi tiền vào ngân hàng thì họ được cấp sổ tiết kiệm và khi cần họ có thể thế chấp sổ tiết kiệm này để vay tiền

Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng tuy nhiên trong những điều kiện cụ thể thì ngân hàng co thể đi vay để phục vụ cho những mục đích của mình.Ngân hàng có thể vay từ:

-Vay ngân hàng Nhà nước:Trong những trường hợp cấp bách như thiếu hụt dự trữ(dự trữ bắt buộc,dự trữ thanh toán),thiếu khả năng chi trả thì ngân hàng thương mại thường đến vay của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo cho hoạt động của mình diễn ra một cách bình thường.Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với các ngân hàng thương mại dưới hình thức cấp vốn hoặc tái cấp vốn,hoặc tái chiết khấu.Các ngân hàng thương mại sau khi chiết khấu các thương phiếu của các doanh nghiệp nếu thiếu vốn có thể đem thương phiếu này lên tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước,tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có giá trị cao và phù hợp với chính sách trong từng thời kì.Nếu chưa có thương phiếu thì Ngân hàng Nhà nước có thể cho vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.Trong thời kì Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thì việc cho vay đối với các ngân hàng thương mại là rất hạn chế.

-Vay các tổ chức tín dụng khác:Các ngân hàng có số dư về dự trữ nhiều hơn mức yêu cầu hoặc giảm cho vay có thể cho vay đối với các ngân hàng thiếu dự trữ bắt buộc hoặc thiếu khả năng thanh toán thông qua thị trường liên ngân hàng.Việc vay các tổ chức tín dụng có thể làm giảm sự phụ thuộc và sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.

-Vay trên thị trường vốn:các ngân hàng khi huy động tiền gửi thường là các khoản ngắn hạn trong khi các khoản cho vay thường là trung và dài hạn Để hạn chế các ngân hàng thương mại dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho trung và dài hạn thì Ngân hàng Nhà nước thường quy định một tỷ lệ nhất định việc sử dụng vốn ngắn hạn.Trong điều kiện như vậy thì để đáp ứng cho việc tài trợ cho các hoạt động dài hạn ngân hàng có thể huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy nợ như kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu trên thị trường vốn.Thông thường đây là các khoản vay không có đảm bảo.Những ngân hàng uy tín hoặc có mức lãi suất trả cao hơn thì thường huy động được nhiều hơn.Các ngân hàng nhỏ muốn huy động được nguồn này thường phải có sự bảo lãnh của ngân hàng uy tín khác thường là Ngân hàng Đầu tư.khả năng vay còn phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của thị trường tài chính của mỗi quốc gia.Nếu thị trường tài chính chưa phát triển thì viẹc huy động là rất khó do người dân thường có thói quen nắm giữ tiền cũng như chưa có những hiểu biết cần thiết để tham gia vào thị trường.

Tiền gửi cũng như tiền vay đều có những đặc điểm riêng của nó mà ngân hàng phải quan tâm để phát huy tốt nhất trong điều kiện của mình.Các khoản tiền gửi nói chung thường phải được thanh toán khi có yêu cầu từ khách hàng cho dù đó là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn thanh toán.Quy mô của tiền gửi thường là rất lớn so với các nguồn khác cho nên sự thay đổi của khoản tiền gửi sẽ có tác động đến hoạt động của ngân hàng.Tiền gửi là khoản có sự nhạy cảm với lãi suất,tỷ giá,lạm phát rất cao đặc biệt là tiền gửi ngăn hạn,sự thay đổi các yếu tố trên mà đặc biệt là lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn tới quy mô cũng như chất lượng của nguồn vốn.Khi lãi suất có sự chênh lệch giữa các ngân hàng thì người gửi có xu hướng chuyển tiền của mình tới nơi mang lại thu nhập cho mình cao hơn.Trong điều kiện có lạm phát thì lãi suất thực là yếu tố được khách hàng quan tâm nhất khi gửi tiền vào ngân hàng.Nếu mức lãi suất thực không mang lại lợi nhuận đáng kể thì khách hàng sẽ tìm đến phương thức đầu tư khác mang lại lợi nhuận cho mình.Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng,mạng lưới chi nhánh,thờ vụ kinh doanh cũng có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng huy động của khách hàng.Tiền vay thường chiếm một tỷ trọng thấp so với tiền gửi.Các khoản đi vay thường ổn định do có số lượng và thời gian hoàn trả xác định trước nên ngân hàng có thể chủ động được.Các khoản đi vay thường là không thường xuyên mà để đáp ứng nhu cầu tại một thời điểm hay thời kì nào đó.Các khoản vay không phải có dự trữ bắt buộc tuy nhiên nó lại có lãi suất cao hơn và trong trường hợp vay của Ngân hàng Nhà nước thì phải chịu sự kiểm soát từ phía Ngân hàng Nhà nước.Trong điều kiện thiếu nguồn tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn thì việc đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường vốn là cần thiết.Nó đảm bảo cho ngân hàng hoạt động một cách ổn định và đa dạng.

Ngân hàng sau khi huy động được vốn thì ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động tài trợ cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu và thoả mãn được những yêu cầu do ngân hàng đặt ra.Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho những ngân hàng truyền thống, đây cũng là hoạt động mang đến nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng.

Tuỳ theo tiêu thức thì có những cách phân chia tín dụng khác nhau.

-Theo thời hạn có tín dụng ngắn hạn,trung hạn và dài hạn.

+Tín dụng ngắn hạn thường tài trợ cho việc mua sắm tài sản lưu động,có thời gian từ 12 tháng trở xuống.

+Tín dụng trung hạn:từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định có thời gian sử dụng ngắn như các loại phương tiện vận tải,một số cây trồng vật nuôi.

+Tín dụng dài hạn:thời gian trên 5 năm tài trợ cho các công trình xây dựng,tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu dài,các thiết bị có giá trị lớn. Việc phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa trong hoạt động của ngân hàng trong việc xác định mức lãi suất phù hợp và tính an toàn cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.Tuy nhiên trong một số khoản vay không xác định được chính xác thời hạn của khoản vay.Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn ở hầu hết các ngân hàng do nguồn vốn huy động được của ngân hàng phần lớn là ngắn hạn,mặt khác tín dụng ngắn hạn có mức độ rủi ro thấp hơn tín dụng trung và dài hạn do thời gian càng dài thì có nhiều yếu tố tác động tới độ an toàn của khoản cho vay.

-Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay,bảo lãnh,cho thuê +Cho vay là hoạt động truyền thồng của ngân hàng nên nhiều lúc người ta đồng nhất cho cho vay là tín dụng.Thực ra theo quan niệm hiện nay hoạt động cho vay chỉ là một phần của tín dụng.Cho vay là việc ngân hàng cho khách hàng mượn tiền với cam kết là sẽ hoàn trả trong một thời gian nhất định kèm theo với nó là một khoản chi phí khoản vay do hai bên thoả thuận.Ngân hàng thường giám sát các khoản cho vay một cách chặt chẽ do cho vay chiếm ty trọng lớn trong tín dụng và đây là khoản mục có tính rủi ro cao.

+Chiết khấu thương phiếu:Trong hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá thì nảy sinh các loại thương phiếu do một bên mua chịu bên kia.Người bán (hoặc người thụ hưởng thương phiếu)có thể do cần tiền hoặc do không muốn nắm giữ thương phiếu nên đến ngân hàng để xin chiết khấu thương phiếu.Ngân hàng sau khi tính toán giá trị còn lại của thương phiếu cũng như khả năng thu hồi sẽ trao cho người xin chiết khấu một số tiền nhỏ hơn giá trị của thương phiếu.Khi đến hạn thanh toán thương phiếu ngân hàng sẽ tiến hành đòi nợ và thu nhập của nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu sẽ là phần chênh lệch giữa giá trị thu về và các chi phí cần thiết để sở hữu thương phiếu đó.Chiết khấu thương phiếu là một trong những hoạt động đơn giản và mức độ rủi ro thấp nên các ngân hàng đang đẩy nhanh việc phát triển nghiệp vụ này.

+Cho thuê tài sản:các khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thường đến ngân hàng vay tiền để mua tài sản.Tuy nhiên trong điều kiện khách hàng không đủ hoặc chưa đủ để vay hoặc không thích mua tài sản mà muốn thuê tài sản trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thuê khi hết hạn sẽ mua.Trong những trường hợp như vậy thì để tăng thu nhập thì các ngân hàng sau khi đánh giá khả năng thu hồi có thể đứng ra mua hoặc thuê tài sản đó sau đó cho khách hàng thuê.Vì tài sản này thuộc sở hữu của ngân hàng nên trong trương hợp khách hàng không trả được thì ngân hàng có thể thu hồi để cho khách hàng khác thuê hoặc bán.Cho thuê có hai hình thức đó là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tài chính.Cho thuê nghiệp vụ đó là trường hợp mà khách hàng chỉ thuê tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định và không có ý định mua lại tài sản đó còn cho thuê tài chính là trong đó khách hàng đi thuê sau khi hết thời gian thuê có quyền mua lại tài sản đó.Hoạt động cho thuê của ngân hàng thương mại chủ yếu là hoạt động cho thuê tài chính do những tài sản mà khách hàng đến thuê của ngân hàng thường là những tài sản có giá trị lớn và mang tính đặc thù ,chỉ có ngân hàng với tiềm lực tài chính của mình mới có thể mua được cũng như việc ngân hàng sau thời gian cho thuê muốn khách hàng mua để thanh lý tài sản.Ngân hàng có thể lập phòng cho thuê hoặc công ty cho thuê là một công ty con của mình để thực hiện và quản lý hoạt động cho thuê.

Huy động vốn bằng lãi suất của ngân hàng thương mại

Một số vấn đề về lãi suất

Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất đó là giá cả của tín dụng-Giá của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau.

Lãi suất là một trong những tiêu thức có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động của mọi thành phần trong nền kinh tế.Các cá nhân và tổ chức thông qua biến động của lãi suất để có chiến lược đầu tư và tiết kiệm của mình nhằm tối đa hoá lợi ích.Lãi suất là một công cụ để điều tiết hoạt động của nền kinh tế thông qua việc thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kì.Khi tác động đến lãi suất thì có thể tác động đến quy mô của tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.Do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu,tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp trong từng thời kì.

Tín dụng có nhiều hình thức khác nhau do vậy lãi suất cũng có nhiều loại khác nhau với các hình thức tính khác nhau.

-Lãi đơn: Được áp dụng đố với khoản vay đơn tức là khoản vay mà người vay tiền sẽ trả một lần khi đến hạn trả cả gốc và lãi.

Lãi đơn thường được áp dụng trong các món vay thương mại có thời hạn ngắn hơn một năm hoặc là thời hạn vay trùng với chu kì tính lãi.

-Lãi suất tích họp:Trong hoạt động tín dụng không chỉ có những khoản vay ngắn hạn mà thời hạn trùng với chu kì tính lãi.Có những khoản vay với thời hạn khác nhau và có chu kì tính lãi khác nhau.Nếu áp dụng mức lãi suất đơn cho mọi khoản vay thì đã bỏ qua giá trị thời gian của tiền tức là thừa nhận một mức lãi suất giống nhau giữa các thời kì khác nhau và đã bỏ qua giá trị của tiền lãi thu được trong chi kì tính lãi trước đó.Vì những bất cập như vậy nên đối với những khoản tín dụng dài hạn thì các ngân hàng thường tính bằng lãi suất tích họp.Lãi suất tích họp được tính trên cơ sở của lãi suất đơn nhưng từ chu kì tính lãi thứ hai thì do tổng số vốn lớn hơn nên tiền lãi sẽ cao hơn hay nói cách khác đó là "Lãi mẹ đẻ lãi con".

Công thức tính lãi suất tích họp it=(1+i) 1/t -1

Trong đó: it-lãi suất tích họp tại chu kì tính lãi t i-Lãi suất đơn hàng năm t-Chu kì tính lãi

-Ngoài ra còn có các loại hình lãi suất khác như lãi suất hoàn vốn với các hình thức như lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.

+Lãi suất hoàn vốn hiện hành là phép tính gần đúng của lãi suất hoàn vốn.Nó là tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng năm với giá của trái phiếu đó.Điều này co nghĩa là: ic=C/Pcb

-ic là lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu coupon

-Pcb là giá của trái phiếu coupon

-C là tiền coupon hàng năm

+Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tình giảm:có nguồn gốc từ việc buôn bán trái phiếu kho bạc của Mỹ-là loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm tức là người ta bán trái phiếu với mức giá thấp hơn giá trị của nó để trả thu nhập cho người mua.

1.2.1.3.Một số phân biệt về lãi suất.

-Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:Trên thực tế những khoản thu nhập mang lại bằng tiền trong hoạt động tín dụng không phản ánh đúng giá trị thực của khoản thu nhập đó.Với một tỷ lệ lạm phát dương thì giá trị thực của khoản thu nhập luôn bé hơn giá trị danh nghĩa của nó.Hay nói cách khác lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa (lãi suất ghi trong hợp đồng) sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát.

Thông thường thì lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát. ir=in-ii

Với ir-Lãi suất thực in-Lãi suất danh nghĩa ii-Tỷ lệ lạm phát

Trong trường hợp mức lạm phát lớn hơn 10% thì lãi suất thực được tính theo cách khác. ir= in-ii ii+1

-Lãi suất và tỷ suất lợi tức:Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập trên tổng số vốn đưa vào sử dụng trong khi đó lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên tổng số vốn sử dụng.Tỷ suất lợi tức là một số có thể thay đổi tuỳ theo phần thu nhập có được còn lãi suất thường thì là một số cố định đã được các bên thoả thuận.Trong một số trường hợp thì lãi suất và tỷ suất lợi tức là bằng nhau.

-Lãi suất cơ bản của ngân hàng:Lãi suất huy động,lãi suất cho vay và lãi suất liên ngân hàng.

+Lãi suất huy động vốn:Khi ngân hàng huy động vốn để tiến hành hoạt động thì không phải tự nhiên khách hàng sẽ đem tiền đến ngân hàng gửi mà không được lợi ích gì Để có được nguồn vốn huy động này thì ngân hàng phải trả cho khách hàng một số tiền nhất định dựa trên số tiền và loại hình mà khách hàng đến gửi.Lãi suất huy động vốn thay đổi thường xuyên tuỳ thuộc vào chúnh sách của ngân hàng trong từng thời kì,tỷ lệ lạm phát ,tình hình nền kinh tế và tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.Trong lãi suất huy động vốn thì dựa vào loại hình gửi mà ngân hàng đưa ra các mức lãi suất:

-Tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm: Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của ngân hàng và là thị phần diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng như các tổt chức tài chính khác.Lãi suất mà các ngân hàng công bố để huy động đó là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi mà khách hàng sẽ thu được về trên số tiền mà khách hàng gửi vào Đây là lãi suất danh nghĩa.Lãi suất huy động tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm phải đảm bảo được tính cạnh tranh so với các đối thủ khác nhưng cũng phải đảm bảo lợi nhuân của ngân hàng bởi vi nếu trả lãi cao quá một mặt sẽ đẩy các ngân hàng vào cuộc chạy đua lãi suất mặt khác sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng qua đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng xuống.Tùy thuộc vào kì hạn gửi của khách hàng mà ngân hàng sẽ đưa ra các mức lãi suất khác nhau.Thông thường thì kì hạn càng dài thì lãi suất mà khách hàng nhận được càng cao do mức độ rủi ro cao hơn.Loại tiền gửi cũng ảnh hưởng tới mức lãi suất mà khách hàng sẽ được hưởng.Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ở loại hình này là để mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên họ rất quan tâm đến sự biến động của lãi suất do vậy đây là khoản mục rất nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng.Hiện nay để thu hút khách hàng gửi tiền thì ngân hàng có nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn cho khách hàng chọn lựa.

-Tiền gửi thanh toán:Lãi suất mà ngân hàng trả cho loại hình tiền gửi này thường là thấp do khách hàng sử dụng dịch vụ náy chủ yếu là do nhu cầu thanh toán chứ không phải là do tìm kiếm lợi nhuận.Tiền gửi thanh toán có tính ổn định không cao do yêu cầu của khách hàng bất kì lúc nào cũng có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán cho việc mua bán của họ với khối lượng không xác định trong phạm vi số dư Để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì các ngân hàng thường cung cấp một số dịch vụ tiện ích cho hoạt động thanh toán với chi phí thấp.

+Lãi suất liên ngân hàng:Một hoạt động không thường xuyên của ngân hàng trong việc huy động vốn đó là đi vay để đáp ứng nhu cầu trong từng thời kì.Ngân hàng có thể vay trên thị trường liên ngân hàng.Thị trường liên ngân hàng là thị trường là mà các ngân hàng thương mại khi thừa vốn hay thiếu vốn ở thời điểm hay thời kì co thể tìm đến.Lãi suất của các khoản vay là lãi suất được xác định trên thị trường liên ngân hàng.Nó phản ánh cung và cầu về trên thị trường Điển hình là lãi suất cho vay trên thị trường London(LIBOR).LIBOR là lãi suất thường được áp dụng đối với những khoản vay lớn và có tính quốc tế do tính truyền thống của nó Đối với khu vực Đông Nam Á thì có thể áp dụng LIBOR hay SIBOR(lãi suất liên ngân hàng Singapore) tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên.

Trong các hoạt động không thường xuyên của ngân hàng thi còn có việc huy động vốn thông qua thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá.Lãi suất của các giấy tờ có giá mà ngân hàng cam kết trả cho khách hàng thường cao do tính ổn định của các giấy tờ có giá.

Tác động của lãi suất tới huy động vốn

Có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động huy động vốn như uy tín của ngân hàng,mạng lưới chi nhánh,trình độ công nghệ của ngân hàng,phong cách làm viẹc của đội ngũ nhân viên nhưng trong đó quan trọng nhất là yếu tố lãi suất.Với tiền gửi thanh toán thì có thể yếu tố lãi suất không quan trọng bằng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng mang lại nhưng với tiền gửi có kì hạn thì lãi suất sẽ quyết định lượng vốn mà ngân hàng huy động được.Mà như ta đã biết thì tỷ trọng tiền gửi trong tổng nguồn vốn là lớn nhất.Tiền gửi có kì hạn lại là nguồn vốn quan trọng để phục vụ cho hoạt động cho vay của ngân hàng nên yếu tố lãi suất không chỉ tác động tới hoạt động huy động vốn mà tới cả các hoạt động khác của ngân hàng.

Với một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh ở cùng một kì hạn với các yếu tố khác không đổi thì ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn hơn.Điều này là hợp lý bởi vì khách hàng gửi tiền có kì hạn ở ngân hàng là để tìm kiếm lợi nhuận.Họ sẽ có sự so sánh mức lợi nhuận mà họ có được nếu gửi ở các ngân hàng khác nhau.Tuy nhiên với mức lãi suất huy động cao đó thì ngân hàng sẽ khó khăn trong việc cho vay vì kéo theo đó là lãi suất cho vay cao hoặc ngân hàng chịu hy sinh một phần lợi nhuận nếu muốn đảm bảo hoạt động cho vay.Mặt khác nếu lãi suất của ngân hàng cao hơn các đối thủ cạnh tranh thì có thể sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua lãi suất trong hoạt động huy động vốn.Nếu ngân hàng nào có mức lãi suất hấp dẫn thì họ có xu hướng chuyển tiền của mình đến đó.Ngược lại nếu mức lãi suất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh thì ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn.Đối với các kì hạn thì yếu tố lãi suất có tác động rõ nét.Kì hạn ngắn là kì hạn nhạy cảm nhất với lãi suất bởi vì do thời gian ngắn nên khách hàng có thể chuyển đổi tiền của mình từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao hơn.Lãi suất cao là một yếu tố kích thích các cá nhân và doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng.

Một mức lãi suất hợp lý sẽ có tác động tích cực tới hoạt động huy động vốn,giúp cho ngân hàng có thể vừa huy động tốt mà không ảnh hưởng tới cho vay.

Tác động của lãi suất tới huy động vốn là tác động tỷ lệ thuận lãi suất càng cao thì càng huy động được nhiều và ngược lại tuy vậy không phải là tất cả.Nếu lãi suất cao nhưng mạng lưới chi nhánh kém,cộng nghệ ngân hàng lạc hậu,thái độ phục vụ không tốt thì với mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng khác có thể huy động được nhiều hơn do tâm lý của khách hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn bằng lãi suất của ngân hàng thương mại

Nhân tố khách quan

Cơ chế quản lý lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Chính sách của ngân hàng Nhà nước chi phối việc huy động vốn bằng lãi suất của ngân hàng thương mại.Hiện nay thì hầu hết các nước đang dần dần chuyển sang cơ chế để thị các ngân hàng thương mại tự quyết định thang lãi suất của mình dựa vào cung cầu thị trường và tuỳ đặc điểm của ngân hàng đó nhưng Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự thay đổi của lãi suất.Bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất tái chiết khấu đối với các khoản cho vay của ngân hàng thương mại thì sẽ tác động đến lãi suất.Khi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn nào đó lên thì sẽ làm cho chi phí của việc huy động nguồn vốn đó tăng lên.Các ngân hàng thương mại sẽ phải giảm lãi suất huy động nguồn đó xuống để đảm bảo có lợi nhuận.

Tình hình kinh tế quốc gia :Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì nhu cầu về vốn đầu tư cũng tăng nhanh.Nguồn vốn tài trợ cho đầu tư chủ yếu là thông qua ngân hàng nên nhu cầu huy động vốn của ngân hàng cũng tăng Để đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động nhằm thu hút các nguồn tiền nhàn rổi trong dân cư.Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái đầu tư giảm ngân hàng không nhất thiết phải tăng lượng vốn huy động do nhu cầu về vốn của các chủ thể kinh tế giảm,ngân hàng sẽ giảm lái suất huy động,lượng tiền đổ về ngân hàng sẽ giảm xuống do các cá nhân và tổ chức sẽ chuyển hướng đầu tư tiền của mình vào các lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Tỷ lệ lạm phát :lạm phát là chỉ số kinh tế có tác động tới lãi suất huy động rõ nét nhất và thông qua đó thì tác động lên việc huy động vốn của ngân hàng thương mại.Khi tỷ lệ lạm phát được dự báo có xu hướng tăng lên cao thì khách hàng sẽ xem xét thái độ của ngân hàng trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.Lạm phát cao đồng nghĩa với việc lãi suất thực giảm xuống nếu ngân hàng muốn duy trì việc huy động vốn một cách ổn định thì bắt buộc phải nâng lãi suất danh nghĩa(lãi suất huy động) lên để đảm bảo lãi suất thực dương và kì vọng của người gửi tiền.Thực tế cho thấy trong thời kì lạm phát cao thì các ngân hàng thương mại đều phải tăng lãi suất huy động lên tương ứng.Trong trường hợp ngược lại tức là tỷ lệ lạm phát được dự báo là giảm xuống thì lãi suất huy động cũng sẽ giảm xuống nhằm giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng.Tỷ lệ lạm phát là chỉ số có tác động trực tiếp và rõ nét lên lãi suất huy động nhất nên các ngân hàng thương mại thường rất quan tâm đến chỉ tiêu này để có những thay đổi phù hợp tránh tình trạng tăng giảm luồng vốn vào một cách đột ngột ảnh hưởng tới các mục tiêu của ngân hàng. Trình độ phát triển của thị trường tài chính và tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác :Một quốc gia có trình độ phát triển của thị trường tài chính cao sẽ làm cho công chúng có nhiều sự lựa chọn để đầu tư khoản tiền của mình khi đó họ sẽ cân nhắc xem đầu tư vào đâu sẽ có hiệu quả nhất.Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại.Ví dụ như khi thị trường chứng khoán phát triển và hàng hoá trên thị trường chứng khoán có tỷ lệ sinh lời cao thì lượng vốn đổ vào các ngân hàng thương mại sẽ giảm xuống Để đảm bảo yêu cầu về lượng vốn huy động thì các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng lãi suất huy động và hoàn thiện công nghệ ngân hàng.Lãi suất huy động cao sẽ làm cho các cá nhân và tổ chức cân nhắc việc đầu tư của mình trước khi chuyển hướng

Các nhân tố trên đây có tính khách quan do nó nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng thương mại.Các ngân hàng thương mại không thể điều khiển được sự thay đổi của các nhân tố đó theo hướng có lợi cho mình mà chỉ có thể dự báo sự biến động của chúng và đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể để không làm ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn.Biện pháp mà các ngân hàng thương mại thường dùng đó là thay đổi lãi suất huy động cho phù hợp với tình hình mới.

Các nhân tố chủ quan

Uy tín của ngân hàng :Trong hoạt động tài chính thì lịch sử và uy tín của ngân hàng có vai trò rất quan trọng.Uy tín thể hiện độ an toàn và vị thế cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác và các tổ chức huy động vốn.Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm khi giao dịch với những ngân hàng có bề dày truyền thống hoạt động.Khi mặt bằng lãi suất chung có thể gia tăng nhưng với uy tín của mình thì ngân hàng vẫn có thể thu hút được vốn.Nhờ vậy trong chính sách lãi suất huy động vốn của mình ngân hàng không nhất thiết phải là người dẫn đầu về lãi suât mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đặt ra,chi phí về huy động vốn của ngân hàng sẽ thấp hơn các ngân hàng khác. Tình hình kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kì :Khi nhu cầu về vay vốn của khách hàng tăng nhanh đột biến thì ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động để huy động vốn nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Điều này có nghĩa là ngân hàng chấp nhận chi phí huy động tăng lên nhưng thu nhập cũng tăng lên tương ứng với điều kiện các yếu tố khác không đổi.Với hành động này có thể làm tăng lợi nhuận của ngân hàng đồng thời mở rộng được mối quan hệ với khách hàng tuy nhiên đây là giải pháp cho từng giai đoạn vì nếu duy trì một mức lãi suất cao trong thời gian dài sẽ làm tăng chi phí huy động của ngân hàng mà nếu nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm xuống thì sẽ gay ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của ngân hàng.

Khả năng sinh lời và độ an toàn của ngân hàng :Với điều kiện lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại bằng nhau thi nếu ngân hàng nào có bộ máy hoạt động hiệu quả và an toàn thì nếu lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng khác cũng có thể đưa lại lợi nhuân bằng nhau cho một đồng vốn sử dụng.Điều đó có nghĩa là ngân hàng đó có chi phí hoạt động của bộ máy thấp hơn ngân hàng khác.Với lợi thế trên thì ngân hàng đó có thể tăng lãi suất huy động lên để tăng cường huy động vốn mà không làm giảm lợi nhuận so với mặt bằng chung.

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân các ngân hàng nên các ngân hàng có thể thay đổi nhằm tăng hiệu quả hoạt động,tăng lợi nhuận thông qua việc huy động vốn.Lãi suất có thể cao nhưng không làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu khác.

Chương2:Thực trạng huy động vốn bằng lãi suất của chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển

2.1.Giới thiệu đôi nét về Chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177N/TTg ngày26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng chính phủ.Ngân hàng đã có những tên gọi:

-Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ 24/6/1957

-Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam từ 24/6/1981

-Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ 14/11/1990

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là mộ doanh nghiệp Nhà nược hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước(Tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài(2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước.Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp , tổng công ty Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiện tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển.Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

-Từ năm 1957 đến năm 1960, thời kì khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã cung ứng 1.483 tỷ đồng(theo giá năm 1960) tương đương 14.830 tỷ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

-Những công trình hoàn thành vào thời kì này như: Hệ thống đê điều, công trình Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải –Công trình Đại thuỷ nông đầu tiên của nớưc Việt Nam dân chủ cộng hoà sau chiến tranh chống Pháp, các mỏ than o Quảng Ninh , Nhà máy xi măng Hải Phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đang, của Nhà nước củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới.

-Ngày 19/11/1960 Chính phủ đã có Nghị Định số 64 ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chuẩn bị Đây là quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chấm dứt thời kì quản lý vốn theo chế độ thanh thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lương xây dựng cơ bản hoàn thành theo thiết kế được duyệt

- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại hộ Đảng lần thứ IV,V, VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, tạo những tiền đề để đầu tư phát triển kinh tế.

-Trong thời kì này, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã cung cấp

237, 6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương26.275 tỷ đồng (theo giá năm 1995) Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam đã cung cấp vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch.

-Bước vào thời kì thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có những thuận lợi cũng như khó khăn, thử thách.

+Thuận lợi: Có các nghị quyết đại hội Đảng lần 6,7, 8 soi đường và được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-Là một ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nhưng nguồn vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam còn ít, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý.

-Nhiều hoạt động của Ngân hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng công nghệ hiện đại.

-Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập

-Kinh nghiệm trong nên kinh tế thị trường còn ít.

C ơ sở hình thành

Tiền thân của Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập vào ngày 31/10/1963 Đến năm 1982 chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Đến năm 1990 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Gia Lâm thuộc ngân hàng đầu tư và phát triển TP Hà Nội.Thands 8/2000 chuyển đổi trực thuộc Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Chi nhánh Bắc Hà Nội -Ngân hàng đầu tư và phát triển được thành lập theo quyết định 80/QĐ HĐQT ngày 10/10/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Viêt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc chịu sự quản lý trực tiếp từ Ngâh hàng đầu tư và phát triên ViệtNam.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng được quy định do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Huy động vốn dài hạn, trung hạn , dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ dưới các hình thức:

-Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn , tiền gửi có kì hạn , tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân c ư,

-Các hình thức huy động khác

*) Quy trình huy động vốn tại chi nhánh

Bước 1: Xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu năm

1) Căn cứ xây dựng kế hoach.

- Chính sách phát triển kinh tế của địa phương kết hợp với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn của toàn hệ thống.

- Mục tiêu tăng trưởng hoạt động của chi nhánh.

- Kết quả thực hiên huy động vốn của kì trước, thị phần huy động vốn trên địa bàn, chu kì tăng trưởng vốn trong các năm trước và dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế hoạch để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn.

2) Lập kế hoạch huy động vốn.

Kế hoạch huy động vốn của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở kế hoạch huy động vốn của các đơn vị kinh doanh trực tiếp nhu Chi nhánh khu vực và các phòng giao dịchK, tín dụng, huy động vốn dân cư, thanh toán quốc tế và các phòng chức năng có liên quan huy động như Nguồn vốn, Thẩm định, Kế toán…

2.1) Các phòng huy động vốn dân cư, phòng giao dịch, chi nhánh khu vực.

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn cho năm kế hoạch có phân thành kế hoạch hàng quý hàng tháng trên cơ sở phân tích số liệu thống kê các năm trước, kế hoạch huy động tiền gửi của các tổ chức cá nhân khác Lập danh sách khách hàng có quan hệ tín dụng và dự kiến các khách hàng sẽ có quan hệ tín dụng để lựa chọn khách hàng có khả năng huy động vốn

- Đề xuất các giải pháp biện pháp thực hiện và gửi về phòng Nguồn vốn của chi nhánh để tổng hợp xây dựng kế hoạch chung.

2.2) Các phòng tín dụng, thanh toán quốc tế và các phòng khác.

- Lập bảng tổng hợp nhu cầu của khách hàng, từ đó lựa chọn khách hàng có tiềm năng huy động tiền gửi và xây dựng kế hoạch tiếp thị cho các khách hàng này.

- Kế hoạch huy động vốn của đơn vị đều có giải pháp thực hiện cụ thể kèm theo và gửi về phòng Nguồn vốn của chi nhánh để tổng hợp.

- Phân tích môi trường kinh doanh và môi trường bên trong chi nhánh, mặt mạnh, mặt yếu để xây dựng kế hoạch huy động vốn, tính toán cơ cấu kì hạn, loại tiền dự kiến của tài sản có.

- Xây dựng chính sách lãI suất phù hợp, chính sách tín dụng, kế hoạch từng thời kì.

- Các biện pháp và công cụ huy động phù hợp (mở rộng mạng lướim, chính sách nhân sự, chính sách công nghệ, cơ sỏ vật chất, các hình thức huy động vốn, tiếp thị…)

- Đối với các khách hàng đặc biệt, khách hàng có tiềm năng tiền gửi, bộ phận tiếp thị lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới.

- Chi nhánh xây dựng kế hoạch trong năm (trong đó có kế hoạch nguồn vốn t) trình Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Kế hoạch năm được gửi chậm nhất vào ngày 15/12 năm trước năm kế hoạch hoặc theo chỉ đạo cụ thể của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bước 2B: Thực hiện công tác huy động vốn và điều hành vốn

- Lập phương án chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với chỉ tiêu Hội sở chính giao, sau đó triển khai thực hiện Kế hoạch huy động vốn (theo tháng hoặc quý t) trên cơ sở phân tích thống kê.

- Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn (theo tháng hoặc quý t) cho các phòng, các chi nhánh khu vực căn cứ theo chỉ tiêu huy động của Hội sở chính giao các chi nhánh, kế hoạch của các đơn vị đã lập, khả năng huy động vốn của các đơn vị.

- Lập Bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày của Ban Giám đốc để điều hành, riêng cân đối cuối tháng gửi phòng nguồn vốn của Hội sở chính.

- Căn cứ vào chính sách lãi suất xây dựng khung lãi suất huy động vốn phù hợp với mặt bằng, mang tính hỗ trợ hoạt động kinh doanh. -

Bước 3: Điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn.

Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh dự kiến đến cuối năm, chi nhánh phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan và có văn bản tường trình Hội sở chính về việc đIều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn

Bước 4: Tổng kết đánh giá.

- Kết quả thực hiện công tác nguồn vốn (so với năm trướcs, với chỉ tiêu kế hoạch, với số cùng kì năm trước…)

- Cơ cấu nguồn vốn, tăng trưởng nguồn vốn so với dư nợ.

- Đánh giá theo địa bàn, mặt tích cực và những mặt tồn tại của công tác huy động vốn trong năm (tăng trưởng nguồn vốnt, thị phần, cơ cấu nguồn huy động, lãi suất điều chuyển…)

- Phân tích nguyên nhân và các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề phát sinh mới, mặt còn tồn tại.

- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm tiếp theo về tăng trường nguồn vốn.

Cho vay ngắn hạn trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoai tệ đối với các tổ chức và cá nhân.

-Chiết khấu giấy tờ có giá

-Thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước

-Mua bán chuyển dổi ngoại tệ

-Đại lý, uỷ thác và quản lý vốn đầu t ư

-Và các dịch vụ khác.

2.1.3.4.Những hoạt động sau được thực hiện khi có sự chấp thuận của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

-Phát hành các chứng chỉ tiền gửi kì phiếu, trái phiếu trong nước và quốc tế.

-Đầu mối đồng tài trợ các dự án đầu tư.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

*)Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

-Các phòng nghiệp vụ tại hội sở của chi nhánh:

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng nghiệp vụ tại hội sở do Giám đốc chi nhánh Bắc Hà Nội quy định phù hợp với quy định của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

-Các đơn vị trực thuộc:

+Chi nhánh trực thuộc (Chi nhánh cấp 2): Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh cấp 2 do Giám đốc Chi nhánh Bắc Hà Nội quy định sau khi được sự đồng ý của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. +Phòng giao dịch: Chức năng và nhiệm vụ của phòng giao dịch do Giám đốc Chi nhánh Bắc Hà Nội quy định sau khi được sự đồng ý của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Hiện nay Chi nhánh Bắc Hà Nội có phòng giao dich Đức Giang. +Quỹ tiết kiệm

+Quầy bán thu đổi ngoại tệ

Tổ chức hành chính Phòng

Tài chính kế toán Phòng

Kiểm tra kiểm toán Phòng

Dịch vụ khách hàng Phòng

Thẩm định quản lý tín dụng Phòng

Tiền tệ kho quỹ Phòng Điện toán

Phòng Thanh toán quốc tế

*)Điều hành Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là Ban giám đốc

-Giám đốc: có quyền hạn và nghĩa vụ

+Giám đố là người đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý về mọi hoạt động trong pham vi cho phép.

+Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, trước pháp luật về kết quả kinh doanh và về các mục tiêu nhiệm vụ các hoạt đông của chi nhánh.

+Giúp Giám đốc điều hành các hoạt động đã được phân công trong phạm vi quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về quyền hạn được giao.

+Đại diện cho Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để kí kết các văn bản, hợp đồng , chứng từ thuộc phạm vi của chi nhánh theo phân công của giám đốc.

+Đại diện cho chi nhánh trước pháp luật trong các vụ tranh chấp khởi kiện theo sự phân công của giám đốc.

+Thực hiẹn các nhiệm vụ khác.

2.1.4.1.Phòng tổ chức hành chính

-Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế độ của Nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ , lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

-Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh.Tham mưu , đề xuất việc mở rộng sắp xếp mô hình tổ chức phù hợp với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Hà Nội theo định hương phát triển của toàn ngành.

-Lập kế hoạch và tổ chức tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của chi nhánh

-Tham mưu cho giám đốc việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của chi nhánh

-Quản lý theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch nhận xét cán bộ nhân viên

-Quản lý thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên.

-Tổ chức quản lý lao động, nội quy cơ quan

-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh

-Thực hiện công tác hành chính (quản lý lưu trữ, bảo mật )

-Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh: Lễ tân, quản lý phương tiện tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh

-Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con người, tài sản của chi nhánh và của khách hàng.

2.1.4.2.Phòng tài chính kế toán

Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh:

-Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hoạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc

-Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh.

-Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (Bảng cân đối tài sản, Báo cáo thu nhập chi phí , báo cáo lưu chuyển tiền tê ) của chi nhánh.

-Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện ché độ Tài chính kế toán

-Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm TSCĐ, TSLĐ )

-Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dung các quỹ.

-Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh(thu nhập chi phí lợi nhuận) của các phòng thuộc chi nhánh

-Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh

2.1.4.3.Phòng Kế hoạch nguồn vốn

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

-Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường phân tích môi trường kinh doanh , xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn

-Lập, theo dõi , kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hoạt động để thực hiện kế hoạch trong từng thời kì của chi nhánh

-Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến các vấn đề về an toàn trong chi nhánh

-Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng.

-Tổng hợp các báo cáo, cung cấp các thông tin kinh tế phòng ngừa rủi ro. -Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới.

-Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh:

-Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ của chi nhánh

-Nghiên cứu phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn.

-Thu thập thông tin báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm biện pháp huy động vốn.

-Tham mưu cho giám đốc về việc chỉ đạo công tác huy động vốn tại chi nhánh.

-Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp như:giao ngay, kì hạn , quyền chọn theo quyền hạn của chi nhánh.

2.1.4.4.Phòng kiểm tra kiểm toán

-Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ tại tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh

-Kiểm tra việc thực hiện các quy chế –chế độ tại chi nhánh

-Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy chế (bao gồm ở các phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm)

-Tham mưu tư vấn cho giám đốc những vấn đề liên quan đến hoạt động tại chi nhánh.

-Hướng dẫn đôn đốc việc tuân pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong chi nhánh.

2.1.4.5.Phòng dịch vụ khách hàng

-Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. -Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút bằng nội ngoại tệ của khách hàng.

-Thực hiện các giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn đã dược cho phép.

-Thực hiện các dao dịch thnah toán, chuyển tiền, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng.

-Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.

-Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới với khách hàng

Tại Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có Phòng tín dụng 1 phụ trách các doanh nghiệp lớn va Phòng tín dụng 2 phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân thực hiện các nhiệm vụ sau:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TÀI SẢN

2.1.5.1.Quyền của Chi nhánh Bắc Hà Nội

- Chi nhánh Bắc Hà Nội có quyền chủ động tổ chức quản lý, kinh doanh nhằm sử dụng có hiệu quả , bảo toàn, phát triển vốn tài sản và các nguồn lực khác dược giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giao hoặc được uỷ nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật

-Trong khuôn khổ các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vàNgân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Bắc Hà Nội được:

+Quyết định mức lãi suất cụ thể các loại tiền gửi, tiền vay áp dụng đối với khách hàng.

+Quy định các tỷ lệ hoa hồng, phí và lệ phí.

+Quy định tỷ giá mua bán, chuyển dổi ngoại tệ và phí giao dịch ngoại tệ. -Tuyển chọn lao động, kí kết các lao động đảm bảo đáp ứng hợp lý yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Hà Nội thuộc pham vi được Tông giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam phê duyệt.

-Khởi kiện các tranh chấp về kinh tế dân sự liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Bắc Hà Nội

-Kí kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế , dân sự nhằm phục vụ mục đích kinh doanh trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh Bắc Hà Nội Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

-Ban hành các văn bản hướng dẫn để tổ chức thực hiện các văn bản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

-Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của pháp luật.

-Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

-Từ chối quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh tế khác với khách hàng nếu thấy các quan hệ này trái với quy định của pháp luật hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

-Trích lập các quỹ để phục vụ yêu cầu kinh doanh theo quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

-Phối hợp, hợp tác với các đơn vị thành viên Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong hoạt động huy động vốn,cho vay, dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác.

2.1.5.2.Nghĩa vụ của Chi nhánh Bắc Hà Nội

-Thực hiện nghiêm túc kế hoạch kinh doanh được giao và chiến lược, định hướng phát triển chi nhánh Bắc Hà Nội được Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam phê duyệt.

-Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế độ do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành trong các hoạt động nghiệp vụ.

-Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

-Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Bắc Hà Nội và quản lý lao động theo đúng quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

-Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam , chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.

- Chi nhánh Bắc Hà Nội có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán và các chế độ khác so Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu, tài liệu về hoạt động tài chính của mình. -Thực hiện các nghĩa vụ khác do Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam giao.

Huy động vốn bằng lãi suất tại chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Hoạt động cơ bản của chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Thực hiện chức năng là một ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận,tại chi nhánh Bắc Hà Nội có tất cả các dịch vụ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho phép.Ngân hàng cũng đang dần dần hoàn thiện các dịch vụ đã có và tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

2.2.1.1.Huy động vốn Đây là hoạt động truyền thống đối với ngành ngân hàng cũng như đối với chi nhánh.Chi nhánh huy động tất cả các loại hình tiền gửi với thời hạn và loại tiền gửi khác nhau.Tât cả các cá nhân và tổ chức đều có thể đến chi nhánh để giao dịch.

Do mới thành lập nên tại chi nhánh Bắc Hà Nội mới chỉ có các nghiệp vụ thông dụng như cho vay,bảo lãnh,chiết khấu thương phiếu là phát triển còn các nghiệp vụ khác đang trong từng bước xây dựng và hoàn thiện.

Hoạt động cho vay tại chi nhánh diễn ra một cách sôi động với tổng dư nợ tăng dần theo các năm. Đơn vị:tỷ đồng

Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Ta thấy dư nợ tại chi nhánh trong năm 2004 chỉ tăng 2,62% so với năm

2003 tức là tăng thêm 26 tỷ đồng thì đến năm 2005 hoạt động cho vay của chi nhánh đã tăng một cách thuyết phục với 315 tỷ đồng từ 1018 tỷ đồng đến

1333 tỷ đồng tức là tăng thêm 30,94% so với năm 2004.

Khi phân loại hoạt động cho vay chi nhánh theo thời hạn ta có bảng phân chia tổng dư nợ: Đơn vị:tỷ đồng

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Tỷ trọng của các khoản cho vay

Dư nợ ngắn hạn chiếm 68,04% trong tổng dư nợ.

Dư nợ trung và dài hạn chiếm 31,94% trong tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn chiếm 73% trong tổng dư nợ.

Dư nợ trung và dài hạn chiếm 27%trong tông dư nợ.

Dư nợ ngắn hạn chiếm 60,7% trong tổng dư nợ.

Dư nợ trung và dài hạn chiếm 29,3% trong tổng dư nợ.

Như vậy cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của chi nhánh.Năm 2003 là 68,04%,năm 2004 là 73% và năm 2005 là 60,7%.Điều nay hoàn toàn phù hợp với hoạt động của một ngân hàng thương mại bởi vì nguồn vốn huy động phần lớn là vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn là an toàn hơn so với cho vay trung và dài hạn.Trong cho vay ngắn hạn thì tỷ lệ tăng trưởng của năm 2004 so với năm 2003 là 10%,năm 2005 so với năm 2004 là 8,9% trong khi đó thì tỷ lệ tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn của năm 2004 so với năm 2003 giảm 13,25%,đến năm 2005 lại tăng 90,54% so với năm 2004.Đây quả là một điều không bình thường do sự thay đổi quá lớn qua các năm Điều này có thể giải thích là một phần do sự tác động của nền kinh tế ,một phần là do chiến lược kinh doanh của chi nhánh.Như ta đã biết thì Ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng có thế mạnh về tài trợ cho các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng,mua sắm tài sản cố định mà các hoạt động đầu tư này lại có thời gian tương đối dài do vậy thì việc chi nhánh tăng cường cho vay trung và dài hạn trong điều kiện cho phép là hợp lý.

Khi phân loại hoạt động cho vay theo thành phần kin tế thì ta có bảng phân chia tổng dư nợ: Đơn vị:Tỷ đồng

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

+Dư nợ cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 98% trong tổng dư nợ

+Dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 2% trong tổng dư nợ

Qua tỷ lệ trên ta thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu cho vay của chi nhánh khi tỷ lệ cho vay đối với khối quốc doanh chiếm tới 98% trong tổng dư nợ.Trong năm 2003 do ngân hàng vừa mới thành lập nên chưa có thời gian mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhận thấy sự bất cập đó thì đến năm 2004 chi nhánh đã có những điều chỉnh thích đáng tăng tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ

20 tỷ đồng lên 204 tỷ đồng (tăng 184 tỷ đồng) tức là tăng 1020% so với năm

2003.Đó quả là một con số kinh ngạc.Điều này cũng có nghĩa là tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ tăng từ 2% năm

2003 lên 20,04%.Trong khi đó tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh giảm xuống 79,96%.Có điều này là do chi nhánh đã chú trọng tới việc mở rộng hoạt động với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như địa bàn mà chi nhánh hoạt động có sự tăng lên đáng kể của các loại hình doanh nghiệp. Đến năm 2005 thì tỷ trọng của cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã là 30% với mức tăng thêm 196 tỷ đồng tức là tăng thêm 96,08% so với năm 2004 Đến lúc này thì cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh đã giảm xuống 70% trong tổng dư nợ cho vay với mức tăng thêm 14,6%(119 tỷ đồng) Đây là xu hướng tất yếu trong đời sống kinh tế nước ta do kinh tế thị trường ngày càng phát triển,số lượng doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa ngày càng nhiều,số lượng công ty tư nhân cũng như các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác phát triển.Sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó kéo theo sự chuyển hướng trong hoạt động của ngân hàng từ chổ gần như chỉ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh sang tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Nhìn thấy được xu hướng đó chi nhánh đã chủ động thay đổi định hướng của mình để tồn tại và phát triển.

Trong cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì cho vay đối với kinh tế cá thể chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.Năm 2003 là 1 tỷ đồng,năm

2004 là 3 tỷ đồng,năm 2005 là 4 tỷ đồng.Do khu vực Bắc Hà Nội-nơi chi nhánh hoạt động là địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp với các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khi đó thì kinh tế cá thể chưa phát triển nên tài trợ cho loại hình này chưa thu được hiệu quả cao.Khi thành phố Hà Nội phát triển lên phía Bắc thì đây cũng là một loại hình tiềm năng mà chi nhánh nên chú ý tới nhằm đa dạng hóa hoạt động.

Theo loại tiền mà chi nhánh cho vay ta có bảng sau: Đơn vị:Tỷ đồng

Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Tỷ trọng cho vay bằng VNĐ chiếm 59,07% trong tổng dư nợ tại chi nhánh.

Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ khi quy đổi ra VNĐ chiếm 40,93% trong tổng dư nợ.

Tỷ trọng cho vay bằng VNĐ chiếm 65,91% trong tổng dư nợ tại chi nhánh.

Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ khi quy đổi ra VNĐ chiếm 34,09% trong tổng dư nợ.

Tỷ trọng cho vay bằng VNĐ chiếm 57,46% trong tổng dư nợ tại chi nhánh.

Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ khi quy đổi ra VNĐ chiếm 42,54% trong tổng dư nợ.

Ta thấy trong cả ba năm thì cho vay bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng khá cao tại chi nhánh.Năm 2003 là 40,93%,năm 2004 là 34,09%,năm 2005 là 42,54%.Sở dĩ như vậy là do trên đia bàn của chi nhánh có nhiều doanh nghiệp liên doanh cũng như các công ty lớn có hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thường xuyên nên nhu cầu về ngoại tệ để chi trả cao.

Tại chi nhánh Bắc Hà nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam còn có các hoạt động khác như thanh toán quốc tế,L/C Các hoạt động này đang ngày càng phát triển và mang lại thu nhập không nhỏ cho chi nhánh.

2.2.1.4.Kết quả kinh doanh. Đơn vị:Tỷ đồng

Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Lợi nhuận của chi nhánh đều tăng từ năm 2003 đến năm 2005.Lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng thêm 100%(7 tỷ đồng)so với năm 2003.Năm 2005 tăng thêm so với năm 2004 là 35,71%(5 tỷ đồng).Có được một kết quả khả quan như vậy là do bộ máy của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện đồng thời chi nhánh ngày càng được mở rộng,các dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Các chi tiêu khác Đơn vị:tỷ đồng

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

-Tổng tài sản tăng thêm 3,45%(tăng 35 tỷ đồng)

-Thu nhập từ lãi tăng thêm 29,51%(tăng 18 tỷ đồng)

-Chi phí trã lãi tăng thêm 20,93%(tăng 9 tỷ đồng)

-Trích DPRR từ 0 lên 11 tỷ đồng

-Nợ quá hạn tăng 7 tỷ đồng

-Tổng tài sản tăng thêm 31,14%(tăng 327 tỷ đồng)

-Thu nhập từ lãi tăng thêm 7,6%(tăng 6 tỷ đồng)

-Chi phí trã lãi giảm 15,38%(giảm 8 tỷ đồng)

-Trích DPRR từ 11 xuống 10 tỷ đồng

-Nợ quá hạn tăng 3 tỷ đồng.

Huy động vốn bằng lãi suất

Lãi suất là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn ngân hàng mà mình sẽ giao dịch do vậy việc đưa ra được mức lãi suất phù hợp để thu hút khách hàng là điều không dễ dàng.Tùy từng điều kiện cụ thể mà tại chi nhánh Bắc Hà Nội đưa ra thang lãi suất khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng.Trong thời gian hiện nay trên toàn hệ thống ngân hàng đầu tư Việt Nam đi kèm với biện pháp lãi suất là chương trình "Huy động tiết kiệm dự thưởng" nhằm thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với các giải thưởng hấp dẫn Thang lãi suất công bố cho hoạt động huy động tiền gửi cá nhân trong thời điểm hiện nay của chi nhánh với tên gọi "Huy động tiết kiệm dự thưởng đợt 1 năm 2006".Với mức tiền gửi không hạn chế Ứng với mỗi mức tiền gửi tối thiểu và kì hạn nhất định khách hàng sẽ có một số dự thưởng.Càng gửi nhiều,khách hang càng nhận được nhiều số dự thưởng bằng bội số của số tiền gửi tối thiểu ứng với kì hạn gửi,loại tiền gửi quy định,cụ thể như sau:

Lãi suất:%/năm,VNĐ:triệu đồng

Kì hạn Mức tiền gửi tối thiểu Lãi suất

Nguồn:Báo cáo của chi nhánh Đây là hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với giải thưởng lớn được áp dụng từ ngày 22/05/2005 với 9.595 giải tổng trị giá 8.414 triệu đồng Ngân hàng đầu tư Việt Nam cũng như chi nhánh Bắc Hà Nội hy vọng qua hình thức khuyến mãi này se thu hut được một khối lượng vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của mình.Và thực tế đã cho thấy khối lượng vốn mà chi nhánh Bắc Hà Nội huy động được trong năm 2005 và quý 1 năm 2006 là vượt chỉ tiêu đặt ra.

Với các hình thức gửi tiền truyền thống thì mức lãi suất mà ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như chi nhánh Bắc Hà Nội đưa ra cũng rất hấp dẫn.

Nguồn:Thang lãi suất huy động tại chi nhánh Đây là thang lãi suất mà Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đưa ra có tính chất tham khảo cho các chi nhánh tiến hành huy động vốn.Tùy từng điều kiện cụ thể của chi nhánh cũng như chính sách huy động vốn của từng chi nhánh trong từng thời kì và tùy loại khách hàng mà tại chi nhánh Bắc Hà Nội có thể thay đổi trong biên độ cho phép nhằm thực hiên các mục tiêu cụ thể đó.

Đánh giá về huy dộng vốn bằng lãi suất của chi nhánh Bắc Hà Nội- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Kết quả đạt được trong thời gian vừa qua

Bằng việc đưa ra một mức lãi suất phù hợp,hấp dẫn cùng với một chiến lược kinh doanh hợp lý thì chi nhánh đã huy động được một khối lượng vốn lớn đáp ứng kịp thời hoạt động kinh doanh. Đơn vị:Tỷ đồng

Tổng nguồn vốn huy động 413 719 921

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Qua bảng trên ta thấy:Tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2004 đã tăng thêm 74,1% so với năm 2003 tức là tăng thêm 306 tỷ đồng.Hết năm 2005 thì tổng nguồn huy động được là 921 tỷ đồng tăng thêm 202 tỷ đồng tức là tăng thêm 28,1% so với năm 2004 Đây là một con số ấn tượng mà chi nhánh đạt được trong thời điểm năm 2004 và 2005 khi mà tỷ lệ lạm phát cao đẩy lãi suất thực giảm xuống.

+)Phân chia tổng nguồn huy động tại chi nhánh theo nguồn huy động thì ta có: Đơn vị:Tỷ đồng

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Ta thấy lượng vốn huy động được từ tổ chức đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ.Từ 211 tỷ đồng năm 2003 tức là chiếm 51,09% trong tổng nguồn lên 57,02% năm 2004(tăng thêm 199 tỷ đồng tức là tăng thêm 94,31%) và đến năm 2005 đã là 645 tỷ đồng chiếm 70,03 % tổng nguồn(tăng thêm 57,32%).Có thể nói đến năm 2005 thì nguồn vốn huy động được từ các tổ chức đã chiếm phần lớn tổng nguồn vốn huy động được tại chi nhánh.Giai đoạn này là giai đoạn phát triển của các tổ chức nằm trên địa bàn hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của chi nhánh tập trung vào mảng doanh nghiệp trên địa àn hoạt động.

Mức lãi suất huy động mà chi nhánh áp dụng cho các tổ chức gửi tiền từ tháng 5 năm 2005 là:

Không kì hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng

Nguồn:Báo cáo của chi nhánh

Sự tăng lên mạnh mẽ tỷ trọng tiền gửi của tổ chức vào chi nhánh đồng thời là sự giảm xuống của tỷ trọng tiền gửi từ khu vực dân cư.Năm 2003 chiếm 48,01% đến năm 2004 tuy tăng so với năm 2003 là 107 tỷ đồng tức là tăng lên 53 % nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn giảm xuống 42,98%.Năm 2005 giảm một cách đột ngột xuống còn 276 tỷ đồng(giảm 33 tỷ đồng so với năm

2004 tức là giảm 10,68 %) và chỉ chiếm 29,97% trong tổng nguồn Đây là một dấu hiệu không tốt vì ta đã biết rằng lượng vốn nhàn rổi trong dân cư là rất lớn đặc biệt là một nước như Việt Nam chúng ta tâm lý tiết kiệm là tâm lý chung của người dân.Lượng vốn huy động từ dân cư giảm xuống là do tỷ lệ lạm phát trong 2 năm 2004 và 2005 là rất cao.Tỷ lệ lạm phát cao đồng nghĩa với thu nhập thực tế từ việc gửi tiền vào ngân hàng giảm xuống.Những cá nhân gửi tiền vào ngân hàng là những các nhân theo dõi tình hình lãi suất và lạm phát một cách sát sao vì ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của họ.

Mức lãi suất huy động áp dụng cho tiền gửi dân cư của chi nhánh năm 2005 là:

Nguồn:Báo cáo của chi nhánh

Ta có thể thấy được với mức lãi suất VNĐ 12 tháng là 0,7% nếu đem so với tỷ lệ lạm phát trên 9% thì lãi suất thực sẽ là một số âm nên các cá nhân sẽ chuyển hướng đầu tư của mình sang các hình thức khác trước hết là nhằm bảo toàn vốn chứ chưa nói đến việc sinh lời Đây là một khó khăn mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn này gặp phải chứ không chỉ riêng tại chi nhánh Bắc Hà Nội Đây là một khó khăn mang tính chất khách quan liên quan đến nền kinh tế cũng như các chính sách của Nhà nước nên ngân hàng không thể tự giải quyết.

+)Phân chia tổng nguồn huy động theo kì hạn Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Ta có thể thấy tiền gửi trung và dài hạn (trên 12 tháng ) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động vốn tại chi nhánh.Năm 2003 là 62% trong tổng nguồn.Năm 2004 với mức tăng trưởng là 125 tỷ(tăng thêm 48,83% ) so với năm 2003 và chiếm 53% tổng nguồn.Đến năm 2005 đã chiếm 59,4% tổng nguồn với 43,57% tăng thêm(166 tỷ đồng) Đây là một điều đáng mừng cho chi nhánh bởi vì nguồn dài hạn là một nguồn tương đối ổn định để cho ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động tài trợ dài hạn-một thế mạnh của ngân hàng đầu tư và phát triển.

Tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tại chi nhánh thấp hơn của tiền gửi trung và dài hạn.Năm 2003 chỉ là 38%.Năm 2004 là 47% trong tổng nguồn với mức tăng trưởng rất cao so với năm 2003(tăng thêm 181 tỷ đồng tức là tăng 115,3%).Nhưng đến năm 2005 chỉ tăng thêm 10,65% so với năm 2004 và chiếm 40,6%tổng nguồn.Điều này có thể giải thích là vào cuối năm 2004 đầu năm 2005 thì tỷ lệ lạm phát cao,mà tiền gửi ngắn hạn thường rất nhạy cảm với các biến động của lãi suất.Người gửi tiền nhận thấy tiền họ gửi vào ngân hàng không những không tăng thêm mà còn giảm giá trị xuống nên đã chuyển sang các hình thức đầu tư khác,mặt khác trong địa bàn Bắc hà Nội xuất hiện thêm nhiều chi nhánh của các ngân hàng cổ phần cạnh tranh gay gắt tới việc huy động của chi nhánh Bắc Hà Nội.Các ngân hàng cổ phần thường đưa ra mức lãi suất cao hơn các ngân hàng Nhà nước để tìm kiếm thị phần.

+)Phân chia tổng nguồn huy động theo hình thức huy động Đơn vị:Tỷ đồng

Hình thức huy động Năm

Tiền gửi có kì hạn của TCKT 70 288 455

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Khi phân tích tổng nguồn theo hình thức huy động ta có thể thấy tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn của tổ chức kinh tế chiếm phần lớn.Đây là những nguồn chính trong hoạt động huy động vốn truyền thống từ xưa đến nay.Trong tiền gửi có kì hạn của tổ chức kinh tế thì có một sự vươn lên mạnh mẽ.Từ 70 tỷ đòng năm 2003 đến 288 tỷ năm 2004 và năm 2005 là

455 tỷ đồng chiếm 49,4 % trong tổng nguồn huy động.Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng tăng lên đáng kể đến năm 2005 chiếm 25% tổng nguồn vốn huy động.Sự tăng lên của tiền gửi có kì hạn và tiền gửi dân cư là do lãi suất của ngân hàng đã ngày càng phu hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường vốn,một phần là do chiến lược của ngân hàng tập trung vào việc huy động trong mảng doanh nghiệp hơn các hình thức khác.Hình thức tiền gửi thanh toán sau khi chiếm một tỷ trọng cao trong năm 2003(chiếm 50,6%) lại giảm xuông trong năm 2004 rồi tăng ít trong năm 2005(chiếm 20,52% tổng nguồn vốn huy động).Tuy tính ổn định của tiền gửi thanh toán thấp nhưng đây là nguồn huy động có chi phí trả lãi tương đối rẻ so với các nguồn khác.Chi phí chủ yếu để có nguồn này thường tập trung ở việc tạo ra các dịch vụ tiện lợi trong thanh toán.Việc giảm xuống của tiền gửi thanh toán cần phải được khắc phục nhằm đa dạng hóa các loại hình tiền gửi.

Các hình thức huy động khác như kì phiếu,trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn huy động Đây là khó khăn chung trong hệ thống ngân hàng Việt Nam do thị trường tài chính phát triển chưa cao và tâm lý người dân chưa mặn mà với các hình thức đầu tư này nên các công cụ trên khó được chuyển đổi trên thị trường(hay nói cách khác là

"tính lỏng" của nó chưa cao).Trong tương lai khi thị trường tài chính phat triển thì các hình thức huy động này hứa hẹn sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn huy động.

*) Tác động của lãi suất tới huy động vốn

Qua kết quả phân tích trên về hoạt động huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội ta thấy vai trò của lãi suất là rất lớn.Khi nền kinh tế cũng như tiền tệ có những thay đổi tác động đến lãi suất thì nó sẽ tác động trực tiếp đến kết quả huy động vốn cũng như các thành phần của nguồn vốn.Ta có thể thấy rõ điều đó như khi mức lạm phát cao cuối năm 2004 đầu năm 2005 đã ảnh hưởng tới việc huy động từ dân cư và kì hạn dưới 12 tháng.Kết quả huy động từ các nguồn này giảm xuống do nhạy cảm tới lãi suất Năm 2005 thì nguồn huy động từ dân cư đã giảm xuống so với năm 2004 và chỉ chiếm 29,97% tổng nguồn.Kì hạn dưới 12 tháng năm 2005 cũng chỉ chiếm 40,6% tổng nguồn vì lãi suất thực thấp.Lãi suất thấp so với các ngân hàng cổ phần cũng đã làm cho việc huy động của chi nhánh Bắc Hà Nội khó khăn hơn.Trước tình hình đó thì với việc huy động tiết kiệm dự thưởng của ngân hàng với mức lãi suất hấp dẫn cùng với các phần thưởng cao là một biện pháp nhằm thu hút khách hàng được đưa ra từ quý 1 năm 2005 và đã thu được một số kết quả khả quan.

Hạn chế ảnh hưởng tới huy động vốn bằng lãi suất

-Lượng vốn huy động được từ khu vực dân cư còn thấp:Đây là khu vực có nhiều tiềm năng chưa được khai thác một cách hiệu quả.Như đã phân tích thì với điều kiện cụ thể của nước ta,một nước có thị trường tài chính phát triển chưa cao cộng với tâm lý tiết kiệm trong người dân thì lượng vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư là rất lớn.Lượng vốn nhàn rỗi này thường được cất giữ dưới dạng tiền mặt hay các kim loại quý Để đáp ứng hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng cần phải thu hút được các cá nhân đến với ngân hàng nhằm tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi đó.Tại chi nhánh Bắc Hà Nội thì tỷ trọng tiền gửi tư dân cư thấp.Năm 2004 là 42,98 % và đến năm 2005 chỉ là 29,97%.Một con số không phản ánh được tiềm năng của khu vực này.Địa bàn hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội xa khu trung tâm dân cư cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn của chi nhánh.

-Mặt bằng lãi suất thấp:Các cá nhân và tổ chức gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thu được lợi nhuận cho việc hy sinh việc giữ tiền hay đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.Họ thường xem xét ngân hàng nào có mức lãi suất hấp dẫn hơn để gửi tiền.Tất nhiên điều này không phải là tất cả vì có những yếu tố khác tác động đến như uy tín của ngân hàng,mạng lưới chi nhánh,thái độ phục vụ nhưng đây là yếu tố rất quan trọng.

So sánh mức lãi suất của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như chi nhánh Bắc Hà Nội với Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam(Eximbank) với loại hình tiền gửi VNĐ cùng kì hạn ta thấy lãi suất của Eximbank cao hơn.

Nguồn:Thông báo lãi suất huy động của Eximbank

Thường thì lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn các ngân hàng quốc doanh do các ngân hàng thương mại cổ phần là các ngân hàng nhỏ và mới thành lập,thị trường chưa nhiều nên phải đẩy mức lãi suất cao hơn các ngân hàng Nhà nước để thu hút khách hàng.Trong thời điểm hiện nay thì điều nay có thể chưa ảnh hưởng lớn tới việc huy động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam cũng như chi nhánh Bắc Hà Nội do vị thế của mình cũng như uy tín,mạng lưới chi nhánh cùng với các mối quan hệ truyền thống và tâm lý của người Việt Nam an tâm với những gì thuộc về Nhà nước nhưng nếu cứ tiếp tục như thế thì dần dần các ngân hàng thương mại cổ phần cũng như các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn thị phần của chi nhánh

-Chưa phát triển mạnh các hình thức huy động mới:Tại chi nhánh chỉ có những hình thức huy động truyền thống là tiền gửi và tiết kiệm chiếm hầu hết tổng nguồn huy động còn các hình thức khác chưa phát triển hoặc chiếm tỷ trọng nhỏ.Một phần là do yếu tố khách quan nhưng cũng do ngân hàng chưa chú trọng tới các hình thức huy động này.Huy động trái phiếu tại chi nhánhBắc Hà Nội là 10,11 tỷ đồng hàng năm.Một con số khiêm tốn.Như ta đã biết thì trái phiếu là một công cụ huy động vốn trung và dài hạn rất tốt và ổn định.Nếu phát triển được trái phiếu thì khả năng tài trợ dài hạn của chi nhánh sẽ tăng lên rất nhiều Trái phiếu của Ngân hàng phát hành có mức lãi suất chưa hấp dẫn so với việc gửi tiền nên chưa huy động được nhiều.

Từ phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn bằng lãi suất cùng với những đặc điểm đặc thù ta có thể rút ra được những nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc huy động vốn bằng lãi suất tại chi nhánh Bắc

-Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước:Theo quyết định 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xóa bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản,chuyển sang cơ chế lãi suất thỏa thuận,việc kiểm soát lãi suất thị trường bằng công cụ hành chính chấm dứt,lãi suất bây giờ sẽ được ngân hàng Nhà nước kiểm soát bằng các công cụ của chính sách tiền tệ. Đến tháng 7/2004 ngân hàng Nhà nước đã có quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 2% lên 5% trên tổng số tiền gửi phải dự trữ bắt buộc của tiền gửi không kì hạn và kì hạn dươcí 12 tháng,từ 1% lên 2% của tiền gửi có kì hạn từ

12 tháng đến 24 tháng Đối với ngoại tệ thì tăng từ 4 % lên 8% của tiền gửi không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng.Kì hạn tiền gửi từ 12 tháng đến 24 tháng cũng tăng lên mức 2%. Đầu năm 2005 ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất chiết khấu từ 3% lên 3,5% và lãi suất tái cấp vốn từ 5% lên 5,5%.

Những động thái trên của ngân hàng Nhà nước làm cho các ngân hàng thương mại khó khăn hơn trong việc đảm bảo có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh do phải tăng dự trữ bắt buộc cũng như khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng Nhà nước Điều nay buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất để huy động tiền gửi nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt đó.Việc các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất đã khiến cho khách hàng có tâm lý chờ đợi hoặc chuyển kì hạn của các khoản tiền gửi nhằm tố đa hóa thu nhập của mình.

-Tỷ lệ lạm phát:Như ta có thể dễ dàng nhận thấy cũng như đã phân tích thì với mức lạm phát cao như trong 2 năm 2004 và 2005 đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc huy động vốn của chi nhánh.Lạm phát cao cùng với mức lãi suất đó thì giá trị thực của lợi nhuận từ việc gửi tiền sẽ giảm xuống.Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực nhạy cảm với lãi suất Đó là khu vực dân cư và kì hạn dưới 12 tháng.

-Tình hình kinh tế xã hội: Để phát triển được huy động vốn một cách có hiệu quả thì cần có một nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định.Nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ nâng cao thu nhập của người dân cũng như tăng khả năng tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức.Trong điều kiện như vậy việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng nói chung và tại chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng mới diễn ra thuận lợi.Trong nhưng năm vừa qua thì nền kinh tế nước ta phat triển một cách quá nóng.Nhu cầu về vốn để cung cấp cho nền kinh tế cao đã khiến cho các ngân hàng thương mại chạy đua huy động vốn, điều này dẫn đến tình trạng cung về vốn tăng chậm hơn cầu về vốn, các ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên nhưng có thể không huy động được lượng vốn cần thiết cho mình.Chi nhánh Băc Hà Nội đã phải cạnh tranh với rất nhiều các chi nhánh của các ngân hàng khác trong cùng địa bàn để huy động vốn.Trình độ phát triển của thị trường tài chính cũng như việc làm thay đổi thói quen của người dân cũng có tác động tới việc huy động vốn của ác ngân hàng cũng như chi nhánh.Với trình độ phát triển thấp của thị trường tài chính thì các công cụ huy động vốn như kì phiếu trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi sẽ gặp khó khăn.Bởi vì các công cụ này khó có thể chuyển đổi trong môi trường như vậy nên không hấp dẫn các nhà đầu tư.

-Từ bản thân chi nhánh Bắc Hà Nội:Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập cách đây chưa lâu,quá trình phát triển còn mới mẽ và đang trên đường tìm một hướng đi cho riêng mình.Trong việc huy động vốn của mình chi nhánh tập trung vào các hình thức huy động truyền thống cũng như chú trọng vào các tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp mà chưa có sự quan tâm thích đáng tới bộ phận dân cư nên kết quả đã phản ánh điều đó.Chi nhánh là một bộ phận của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Viêt Nam nên các chính sách về lãi suất phụ thuộc vào chính sách lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và phát triển ViệtNam.Mức lãi suất của chi nhánh đưa ra để huy động vốn phải dựa vào mức lãi suất của Ngân hàng Đầu tư Việt Nam và thay đổi trong biên độ cho phép nên chưa có tính linh hoạt phù hợp với thay đổi của thị trường nên công tác huy động còn gặp nhiều khó khăn.

Chương3:Tăng cường huy động vốn bằng lãi suất tại chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển

Định hướng hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để tăng cường huy động vốn bằng lãi suất

Định hướng lớn

Nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác của chi nhánh diễn ra một cách có hiệu quả trong thời gian tới,mở rộng thị trường đa dạng hóa các hình thức dich vụ cũng như đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận thi công tác huy dộng vốn phải hoạt động một cách có hiệu quả.Thông qua lãi suất phải tăng cường tìm các nguồn vốn có chất lượng đa dạng hóa các loại hình nguồn vốn đảm bảo tính ổn định của nguồn.Việc huy động vốn phải gắn liền với các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động của chi nhánh, gắn với hoạt động kì hạn cho vay tránh tình trạng thiếu vốn kì hạn này nhưng lại thừa vốn kì hạn khác.Hoạt động huy động vốn làm sao bảo đảm được chi phí huy động thấp nhằm tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

Định hướng tăng cường huy động vốn bằng lãi suất

Trong việc huy động vốn phải nghiên cứu sao cho có một chính sách lãi suất có hiệu quả đảm bảo được yêu cầu của khách hàng cũng như các mục tiêu của chi nhánh và phù hợp với quy định của Ngân hàng Đẩu tư và phát triển Việt Nam cũng như của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Xem lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với chi nhánh cùng với các yếu tố khác.Trong biên độ dao động mà Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho phép tiến hành nghiên cứu và phân loại các hình thức,kì hạn nguồn vốn huy động sao cho thang lãi suất đưa ra phải có tính cạnh tranh với các ngân hàng cũng như các tổ chức huy động tiền gửi khác.Thông qua lãi suất để có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn huy động sao cho hợp lý.Tức là khi yêu cầu về tăng hay giảm lượng vốn của kì hạn nào đó thì thông qua sự điều chỉnh lãi suất của kì hạn đó tăng hoặc giảm nhằm đảm bảo mục tiêu đặt ra.Phải xây dựng một thang lãi suất đa dạng và phong phú cho khách hàng lựa chọn.Lãi suất huy động của chi nhánh cũng cần phải tham khảo lãi suất của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tránh rơi vào tình trạng bị động hay khác biệt so với các đối thủ.

Tăng cường huy động vốn bằng lãi suất tại Chi nhánh Bắc Hà Nội- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Giải pháp trước mắt

- Thứ nhất Thay đổi cơ cấu nguồn tiền gửi huy động với mục đích tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn huy động.Tiền gửi thanh toán là loại hình có chi phí huy động thấp nên việc huy động được nhiều nó sẽ làm giảm chi phí trả lãi cho chi nhánh Để tăng cường việc huy động tiền gửi thanh toán thì chi nhánh cần phải phát triển các dịch vụ thanh toán cũng như nâng cao chất lượng thanh toán.Cần mở rộng huy động tiền gửi thanh toán không những đối với các ưir chức kinh tế mà cả đối với các cá nhân bởi vì đây là những khách hàng tiềm năng trong tương lai khi đời sống người dân phát triển và thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán giảm đi.Tuy là dạng tiềm năng nhưng nếu không phát triển từ bây giờ thì thị phần loại này sẽ bị các ngân hàng khác chiếm hết.

- Thứ hai là xây dựng một phương pháp xác định lãi suất huy động phù hợp cho từng khách hàng cũng như từng thời kì Đối với các khách hàng khác nhau thì đưa ra các mức lãi suất khác nhau sao cho các khách hàng cảm thấy hài lòng khi giao dịch với ngân hàng Đối với khách hàng truyền thống,khách hàng có khoản tiền gửi lớn thì áp dụng một mức cộng lãi suất trong biên độ cho phép của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm khuyến khích các ngân hàng này tiếp tục giao dịch với chi nhánh cũng như tăng lượng tiền gửi của mình lên.Trong việc giao dịch trực tiếp với khách hàng đến gửi tiền có thể cho phép nhân viên giao dich tùy tưng loại khách hàng và hoàn cảnh cụ thể có thể đưa ra các mức lãi suất khác nhau trong biên độ mà chi nhánh cho phép để tranh thủ những khách hàng đang lưỡng lự tránh tình trạng mức lãi suất thông báo cứng nhắc gây cản trở sự tiếp cận của khách hàng.

- Thứ ba Quảng bá rộng rãi trên địa bàn của chi nhánh về hình thức tiết kiệm dự thưởng mà Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đang tiến hành và có thể thay đổi một chút ít trong thang lãi suất nhằm tranh thủ lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn của chi nhánh.Bởi vì đây là hình thức khuyến mãi có tính thực tế cao đánh trúng vào tâm lý của người khách hàng muốn có thêm giải thưởng ngoài những gì họ nhận được từ việc gửi tiền.

- Thứ tư là đa dạng hóa các kì hạn tiền gửi với các mức lãi suẩt khác nhau nhằm tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mục đích gửi tiền của mình.Các kì hạn ngắn như 1,2 tháng có thể không cần lãi suất cao có thể kết hợp cho phép họ được dùng làm tiền thanh toán trong một hạn mức nhất định nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Giải pháp lâu dài

Chi nhánh cần nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về khách hàng đã giao dịch và đặc điểm của các cá nhân và tổ chức khác trên địa bàn để xây dựng một kế hoạch huy động vốn bằng lãi suất lâu dài.Xem xét các yếu tố khác có thể tác động tới chính sách lãi suất huy động của chi nhánh như yếu tố lạm phát,sự phát triển kinh tế vùng Bắc Hà Nội trong thời gian tới để có những hoạch định đúng đắn.Trong sự phát triển của chi nhánh cũng cần phải đánh giá được sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn,mức lãi suất huy động vốn của các đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động của chi nhánh đặc biệt là các ngân hàng cổ phần đang ngày một lớn mạnh.Với vị thế và uy tín của mình trong thời gian tới thì chi nhánh không cần phải là người vươn lên dẫn đầu về lãi suất huy động nhưng cũng cần phải đảm bảo mức lãi suất mà mình đưa ra có tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.Chi nhánh cũng cần phải nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới thông qua yếu tố lãi suất để co thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Giải pháp hỗ trợ

Song song với các giải pháp về lãi suất thì để hoạt động huy động vốn diễn ra có hiệu quả cần có các giải pháp hỗ trợ khác.

- Thứ nhất là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Đó là tổng thể các công đoạn của hoạt động ngân hàng.Ví dụ như nếu việc cho vay diễn ra một cách thuận lợi với các cơ hội đầu tư hứa hẹn cho thu nhập cao thì việc huy động vốn sẽ có thể diễn ra một cách thuận lợi hơn.

- Thứ hai là tăng cường sức mạnh trong bản thân của ngân hàng bằng cách tăng cường vốn chủ sở hữu ,chủ động trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn nhằm đảm bảo cho chi nhánh nếu có các biến cố ngoài dự kiến diễn ra vẫn có thể hoạt động một cách bình thường và hiệu quả.Chủ động thực hiện các tiêu chuẩn an toàn quốc tế nhu Basel 1,Basel 2,hệ số Cook gây được niềm tin cho khách hàng.

- Thứ ba Tăng cường công tác Marketing ngân hàng nhằm đưa hình ảnh của chi nhánh ra công chúng.Tiếp tục quảng bá rộng rãi các sảm phẩm và dịch vụ của chi nhánh.Xây dựng hình ảnh chi nhánh là một ngân hàng hiện đại phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng.

- Thứ tư xây dựng văn hóa kinh doanh trong chi nhánh làm sao cho khách hàng đến chi nhánh cảm thấy sự thoải mái và được phục vụ một cách tận tình và chu đáo.

Ngoài ra chi nhánh cần nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên trong chi nhánh,cập nhật công nghệ cũng như sản phẩm dịch vụ mới.

Kiến nghị

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý vi mô về các hoạt động của các ngân hàng thương mại khác thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ cũng như theo quy định của pháp luật Để các ngân hàng thương mại nói chung cũng nhu chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng thuận lợi trong việc huy động vốn bằng lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước phải hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ của mình để can thiệp một cách hợp lý tránh gây sốc khi đưa ra thực hiện các công cụ đó.Trong việc xác định lãi suất liên ngân hàng thì cần phải dựa vào các yếu tố thị trường cũng như tình hình các ngân hàng thương mại.Lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng không được thay đổi quá đột ngột làm gây xáo trộn việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại.Trong phạm vi của mình,thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cần pahỉ kiểm soát được tình trạng lạm phát đảm bảo sao cho lãi suất thực tế là một số dương.

Với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là cơ quản quản lý trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội nên sự điều chỉnh trong chính sách của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sẽ tác động tới hoạt động huy động vốn bằng lãi suất của chi nhánh.Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nên cho phép Chi nhánh được xác định mức lãi suất huy động cũng như chính sách huy động vốn một cách rộng rãi hơn tức là nới rộng biên độ thay đổi của lãi suất để chi nhánh thuận lợi hơn trong việc giao dịch với khách hàng.Tùy từng tình hình cụ thể trên địa bàn chi nhánh mà cho phép chi nhánh được thay đổi thang lãi suất cho phù hợp.Ở khía cạnh vĩ mô Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần nghiên cứu các sản phẩm và dich vụ mới trong việc huy động vốn để chi nhánh thực hiện là cho việc huy động vốn đạt được các mục tiêu đề ra.

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w