1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trả lương theo sản phẩm tại công ty xây dựng số 1 vinaconex 1

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 106,05 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1 (3)
    • 1.1. Các giai đoạn phát triển của công ty (3)
    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty (4)
    • 1.3. Một số đặc điểm của công ty có liên quan đến tiền lương (5)
      • 1.3.1. Điều kiện sản xuất (5)
      • 1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (7)
      • 1.3.3. Thị trường (8)
      • 1.3.4. Lĩnh vực tài chính kế toán (9)
    • 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (10)
  • CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG (14)
    • 2.1. Sự hình thành quỹ tiền lương sản phẩm (14)
    • 2.2. Qui chế trả lương sản phẩm tại Công ty (17)
      • 2.2.1. Phương pháp tính lương tháng và hạch toán tiền lương (18)
      • 2.2.2. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn xác định mức lương (20)
    • 2.3. Các hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty (20)
      • 2.3.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế (20)
      • 2.3.2. Trả lương sản phẩm tập thể (0)
      • 2.3.3. Trả lương sản phẩm luỹ tiến (25)
      • 2.3.4. Trả lương sản phẩm gián tiếp cho công nhân phục vụ và bộ phận quản lý gián tiếp tại công trường (27)
      • 2.3.5. Trả lương theo sản phẩm có thưởng (31)
      • 2.3.6. Chế độ trả lương sản phẩm khoán (0)
    • 2.4. Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc áp dụng các hình thức trả lương sản phẩm tại Công ty (41)
      • 2.4.1. Những ưu điểm (41)
      • 2.4.2. Tồn tại (42)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (43)
        • 2.4.3.1. Hệ thống định mức (43)
        • 2.4.3.2. Cung ứng nguyên liệu (44)
        • 2.4.3.3. Máy móc thiết bị (44)
        • 2.4.3.4. Bố trí lao động (45)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (46)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương sản phẩm tại Công ty (48)
      • 3.2.1. Hoàn thiện chế độ trả lương sản phẩm tập thể (48)
      • 3.2.2. Hoàn thiện chế độ trả lương luỹ tiến (49)
      • 3.2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương cho lao động quản lý đội xây dựng (50)
      • 3.2.4. Phân tích tiền lương khoán sản phẩm của các đội sản xuất (52)
      • 3.2.5. Áp dụng hình thức trả lương sản phẩm có thưởng (53)
      • 3.2.6. Cải tiến chế độ trả lương theo sản phẩm khoán (53)
      • 3.2.7. Hoàn thiện hình thức khoán công nhật (57)
      • 3.2.8. Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm khoán (0)
        • 3.2.8.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động (0)
        • 3.2.8.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc (0)
        • 3.2.8.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm (0)
        • 3.2.8.4. Hoàn thiện công tác tổ chức, bố trí và quản lý lao động (0)
    • 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm tổ chức, hoàn thiện các hình thức trả lương theo sản phẩm (60)
      • 3.3.2. Nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác định mức lao động (60)
      • 3.3.3. Tăng cường công tác quản lý quỹ tiền lương (61)
  • KẾT LUẬN (25)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1

Các giai đoạn phát triển của công ty

Trụ sở chính tại: Nhà D9, đường Khuất Duy Tiến - Phường Thanh

Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội.

* Các quyết định thành lập:

Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là công ty Mộc Châu - trực thuộc Bộ xây dựng, có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La.

Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai - Hà Sơn Bình, có nhiệm vụ xây dựng nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Từ năm 1981 đến năm 1984 Công ty được chuyển trụ sở về Hà Nội và được Bộ xây dựng và Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội.

Năm 1984 chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định: 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số I - trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho thủ đô Hà Nội.

Năm 1993 công ty đổi tên thành: Liên hiệp xây dựng số I trực thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 173A/BXD-TCLĐ ngày 05 tháng 05 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Năm 1995 Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 704/BXD-TCLĐ ngày 19 tháng 7 năm 1995 sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX và mang tên là: CÔNG

TY XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONCO 1.

Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, ngày 29 tháng 08 năm 2003 Bộ xây dựng ra quyết định số 1173/QĐ-BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là Công ty Xây dựng số 1 trực thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành công ty cổ phần và mang tên mới là: Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX-1).

Tên tiếng anh: Vietnam construction joint stock company No 1

Tên viết tắt : VINACONEX No 1.JSC

Số đăng ký kinh doanh: 0103002982 cấp lần đầu ngày 06 tháng 10 năm

2003 và cấp lại ngày 10 tháng 12 năm 2004 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Về hình thức hoạt động, công ty là một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX).

Công ty xây dựng số I hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau đây :

+ Thực hiện hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng, nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, giải quyết thoả đáng lợi ích cá nhân của người lao động; của doanh nghiệp và Nhà nước theo quy định, khuôn khổ pháp luật.

+Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng trong điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

* Công ty xây dựng số I có các chức năng chủ yếu sau :

+ Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp công cộng và xây dựng khác.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng cầu hiện hiện bê tông Sản xuất ống cấp thoát nước phụ tăng phụ kiện.

+ Kinh doanh nhà ở khách sạn và vật liệu xây dựng

+ Xây dựng kênh mương đê kè trạm bơm thuỷ lợi loại vừa và nhỏ các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.

+ Trang trí nội ngoại thất sân vườn

+ Xây dựng đường bộ tới cấp 3; cầu, cảng sân bay loại vừa và nhỏ + Xây dựng các công trình xử lý chất thải loại vừa và nhỏ

+ Đại lý máy móc thiết bị cho các hãng trong và ngoài nước

+ Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.

Trong đó xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở là chủ yếu và chiếm trên 80% doanh thu của Công ty.

Một số đặc điểm của công ty có liên quan đến tiền lương

Về hình thức hoạt động, công ty là một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX). Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty trên dưới 2000 người Cùng với thời gian và sự phát triển công ty ngày càng mở rộng mạng lưới và quy mô sản xuất kinh doanh Hiện nay công ty có 5 xí nghiệp, 8 đội, 1 ban giám đốc dự án công trình, 2 trạm trộn bê tông, 1 chi nhánh tại TP.HCM,

1 nhà máy gạch Terrazzo Với cơ cấu hợp lý, công ty đã phân ra các đội thi công, các xí nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc quản lý và phân công lao động một cách có hiệu quả

Ngành xây dựng là một ngành sản xuất có những sản phẩm đặc thù nên sản phẩm của công ty mang tính đơn chiếc, thiết kế kỹ thuật, chất lượng giá cả riêng biệt Bên cạnh đó sản phẩm của ngành xây dựng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, quá trình sản xuất lại phức tạp, liên tục Do vậy các sản phẩm của công ty đòi hỏi phải có các quy trình công nghệ riêng, phù hợp với ngành xây dựng.

Về đặc điểm tổ chức quản lý, công ty hạch toán kế toán tập trung theo hình thức tập trung Công ty có đội ngũ kế toán có trình độ và kinh nghiệm, sử dụng vi tính thành thạo nên công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả.

Là một trong những công ty lớn và có uy tín trên thị trường trong nước VINACONEX 1 đang chiếm được uy tín của nhiều khách hàng Bên cạnh đó công ty lại có một đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm kết hợp với đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và quyết tâm Không những thế Công ty còn được sự ưu ái, quan tâm của Nhà nước, tạo điều kiện phát triển Với tuổi đời lớn, Công ty đã xây dựng được các chi nhánh và các công ty con trên các tỉnh, tạo điều kiện mở rộng uy tín và mạng lưới của mình

Trong điều kiện đất nước ta đang phát triển các khu nhà cao tầng và các chung cư cùng với các công trình về giao thông, y tế, giáo dục thì Công ty đang có một thị trường rất lớn, đây cũng là điều kiện để phát triển nếu Công ty ngày càng duy trì được uy tín và nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó Công ty cũng gặp không ít những khó khăn Là một công ty mà sản phẩm thuộc về ngành nghề xây dựng thì khó khăn đầu tiên vẫn là vấn đề về vốn, làm sao huy động được nguồn vốn và nguồn huy động từ đâu Vốn kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là các khoản vay NH và các khoản vốn chiếm dụng được Tuy nhiên các khoản phải thu của Công ty cũng không nhỏ do bị các đơn vị nội bộ nắm giữ.

Mặt khác, với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì công ty luôn phải đổi mới về cả công nghệ cũng như trang bị kiến thức thường xuyên cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và đây quả là một thách thức không nhỏ.

Là đơn vị có tuổi đời lâu năm song Vinaconex 1 cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và điều này cũng phản ánh đúng quy luật của nền KTTT Một số đối thủ lớn của công ty hiện nay như: Licogi, các công ty thuộc Tổng công ty phát triển nhà và đô thị, Công ty xây dựng trực thuộc Bộ quốc phòng Lũng

Lô, …, và ngay cả các công ty trực thuộc Tổng công ty Vinaconex Muốn hoạt động kinh doanh của công ty thành công, công ty phải có các chính sách cũng như chất lượng sản phẩm hài lòng được nhu cầu và thị hiếu của KH. Trên đây chỉ là những thuận lợi và khó khăn sơ lược mà ta có thể hình dung được Để đánh giá được cụ thể những thuận lợi và khó khăn này ta phải đi sâu vào nghiên cứu những chỉ tiêu cụ thể ở các phần sau.

1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nói tới xây dựng thì không thể không nhắc tới máy móc Nó vừa là phương tiện hoạt động, vừa là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng công trình của công ty.

Nhận thức được vấn đề đó, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Ban giám đốc công ty với tinh thần trách nhiệm và quan tâm cao đã sáng tạo tìm ra nguồn vốn bổ sung cho quỹ phát triển của công ty, đầu tư vào mua một số trang thiết bị mới phù hợp với yêu cầu sản xuất, đảm bảo tiến trình sản xuất thi công công trình.

Tuy nhiên do điều kiện công ty thực hiện chính sách mới của Đảng và Nhà nước là bước sang giai đoạn tự hạch toán kinh doanh độc lập trong khi tiếp quản toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ, nhiều loại đã hết hạn sử dụng chờ thanh lý Những năm gần đây công ty đã chú trọng trong việc sắm mới, mua bổ sung một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công xây lắp

Qua thống kê trên đây cho thấy, máy móc thiết bị của công ty phần lớn đã cũ, giá trị thực tế sử dụng còn lại là rất nhỏ.

Với ngành xây dựng, máy móc có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất luợng sản phẩm Do vậy tổ chức sắp xếp cho phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng tồn tại từ trước đó là vấn đề liên quan trực tiếp đến quá trình củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Công ty khoán vật liệu theo hạng mục công trình do các công ty xây lắp tự quản lý Cho các Công ty xây lắp tự đi mua vật tư bên ngoài nếu kho của công ty không có Nếu Công ty xây lắp nào tiết kiệm được vật tư thì được trích số tiền đó nhập vào quỹ của đơn vị mình, để khuyến khích các Công ty xây lắp tiết kiệm vật tư.

Toàn bộ trang thiết bị phục vụ quá trình thi công của Công ty được thể hiện qua biểu 2.

BIỂU 2: Thiết bị xây dựng và máy thi công công ty xây dựng số 1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Biểu 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐV : Triệu đồng chỉ tiêu 2003 2004 2005

Thông số vốn Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 678 23.074,5 24.725

Biểu 7: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2005

Tên công trình Sản lượng

I.Kế hoạch GTSL-xây lắp 25000 26000 1000 104,00

II.Kế hoạch SXKD khác 5000 6803 1803 136,06

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty

*Mức doanh lợi /doanh thu DT

*Tỷ suất lợi nhuận/chi phí=

*Doanh lợi vốn kinh doanh=

Hơn 30 năm, từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phấn đấu, học hỏi và đến nay đã trở thành một công ty lớn mạnh Trong điều kiện kinh doanh mới, công ty đã thích nghi được với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.

Qua biểu 5,6,7 ta thấy hoạt động của công ty năm 2004 đạt kết quả tương đối cao so với năm 2003: doanh thu thuần tăng 29,3%; lợi nhuận sau thuế tăng 56,513% Tuy nhiên tỷ lệ này không thể giúp chúng ta kết luận một cách chính xác hiệu quả hoạt động của công ty Để có kết luận chính xác hiệu quả hoạt động của công ty thì ta cần phải đi sâu nghiên cứu về tình hình và hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2003 doanh thu giảm so 2002 là 5.945 tr (6,8%), lợi nhuận giảm 62 tr (3,2%).

Như vậy là năm 2003 tuy doanh thu và lợi nhuận giảm so với 2002 nhưng hiệu quả kinh doanh lại tốt hơn Việc giảm doanh thu và lợi nhuận của năm 2003 là do công ty đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tâng, xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2004 doanh thu giảm so với 2003 là 9.401tr (1,16%) Lợi nhuận giảm 432tr (2,3%) Mức lợi nhuận /doanh thu năm 2004 là 0,019, năm 2003 là 0,022 Như vậy là năm 2004 doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sản xuất kinh doanh đều kém 2003 Việc giảm doanh, thu lợi nhuận của năm 2004 so với

2003 là do công ty vừa tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh , tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất gạch cao cấp

Năm 2005 doanh thu tăng so với 2004 là 4.088 tr (5,7%) Mức doanh lợi /doanh thu là 0,021 tăng so với năm 2004

Việc doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh năm 2005 đều tăng là do công ty vừa tiếp tục ổn định giữ vững sản xuất kinh doanh vừa đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, liên doanh liên kết làm đại lý máy móc thiết bị cho các hãng trong nước và ngoài nước

Năm 2004 tuy chi phí bỏ ra ít hơn nhưng lợi nhuận thu về ít hơn nên hiệu quả kinh doanh giảm Nhưng đầu năm 2005 tỷ lệ này lại tăng lên đáng kể. Năm 2005 hoạt động SXKD tốt hơn năm 2004 do Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG

Sự hình thành quỹ tiền lương sản phẩm

*Công tác định mức lao động

Do số lượng công việc rất đa dạng nên mỗi công việc được định mức rất khác nhau Thậm chí ngay cả cùng một công việc nhưng ở mỗi công trình khác nhau cũng được định mức khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, và mức độ thắng thầu của các công trình Từ việc định mức mức khác nhau dẫn đến các đơn giá khoán cũng khác nhau Do đó định mức lao động quyết định đơn giá tiền lương.

Công tác định mức có vai trò quan trọng trong việc kế hoạc hoá, tổ chức, sử dụng lao động cho hiệu quả Muốn xác định được công định mức và lao động định mức trong công ty thì phải căn cứ vào:

- Định mức thiết kế số 154/QĐ ngày 7/3/1989 của Viện thiết kế giao thông vận tải.

- Các quy trình, quy phạm kĩ thuật đối với công tác xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước về tiền lương, lao động, tài chính với hoạt động khảo sát

Dựa vào các quy định trên, công ty sẽ tính định mức lao động cho từng công trình riêng. Đây là điều kiện quan trọng để tính đơn giá một cách chính xác làm cơ sở giao khoán các công trình với mức tiền lương hợp lý Đối với mỗi công trình có thể có những định mức lao động, hình thức và tỷ lệ giao khoán khác nhau do phụ thuộc vào giá trị và tính chất đặc thù như địa hình, đường, địa điểm của mỗi công trình Hiện nay, công ty đang có khoảng gần 300 lao động và ngoài ra công ty còn phải thuê thêm lao động để đáp ứng được yêu cầu tiến độ của các công trình.

- Phương pháp xác định định mức lao động:

Hiện nay Công ty sử dụng 3 phương pháp:

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm và có căn cứ khoa học.

- Phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc

*Công tác xác định đơn giá tiền lương sản phẩm

+ Cách tính đơn giá tiền lương chung ( mỗi công trình có đơn giá tiền lương riêng)

Công thức: ĐG i= Ti* đgi

Trong đó : ĐG i : Đơn giá tiền lương khoán của công việc i (đồng/km)

Ti : Mức thời gian của công việc i (công) đgi : Đơn giá ngày công được áp dụng cho các công nhân tương ứng với cấp bậc công việc theo loại công tác i

Ví dụ: Tính đơn giá tiền lương khoán xây dựng đường ô tô bước thiết kế kĩ thuật với mức thời gian của công việc là 159,6 công

Theo NĐ số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ

Hệ số lương của thợ bậc 4 trong bảng A6 (Xây dựng cơ bản) là 1,92

Hệ số lương của thợ bậc 5trong bảng A6 (Xây dựng cơ bản) là 2,33

Hệ số lương trung bình của hai cấp bậc trên là (1,92 + 2,33)/2 = 2,125 Đơn giá ngày công được áp dụng cho xây dựng đường cấp 4, địa hình cấp

3 là: đgi = = 23701,9 đồng/ngày Đơn giá tiền lương khoán của công việc này là: ĐGi = 23701,9 * 159,6 = 3.782.823 đồng

Trong việc tính đơn giá ngày công có thể tính thêm phụ cấp như phụ cấp lưu động khảo sát, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp không ổn định sản xuất, chi phí khoán cho công nhân.

Biểu 8: Bảng giao đơn giá tiền lương khoán xây dựng đường cấp 4 địa hình cấp 3 bước thiết kế kĩ thuật

Nội dung công việc ĐVT Ti (công) đgi (đồng) ĐGi Điều tra Km 6,4 23701,9 6.082,90

Khảo sát địa chât Km 48,3 23701,9 1.144.801,78

Nguồn: Quy chế về xây dựng đơn giá của công ty CPXD số 1

Việc xây dựng đơn giá của công ty chủ yếu dựa trên quy định của Nhà nước và hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

- Việc xác định các định mức trên chủ yếu dựa vào các định mức đã được

Bộ Xây dựng hướng dẫn Do đó, các mức tương đối chính xác Tuy nhiên, các định mức Công ty thực hiện đã được ban hành từ năm 1995 Thời điểm đó, việc thực hiện xây dựng mức chủ yếu bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm và so sánh điển hình Điều này dẫn đến mức độ chính xác không cao và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ định mức Hơn nữa, những công việc tiến hành trong khảo sát, thiết kế, xây dựng đã sử dụng các máy móc, thiết hỗ trợ rất nhiều làm cho mức giảm Tuỳ theo giá trị của mỗi công trình mà Công ty có những định mức lao động khác nhau Đối với những công trình khác nhau, cùng một công việc sẽ có những định mức lao động khác nhau

Mặt khác, có những công tác chưa có trong định mức nên công ty phải vận dụng định mức tương tự của định mức đã ban hành Đối với những công tác khảo sát hoàn toàn mới như áp dụng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kĩ thuật khác với tiêu chuẩn quy trình, quy phạm hiện hành, sử dụng thiết bị mới, biện pháp thi công mới, điều kiện địa chất, địa hình khác biệt, công ty phải tự mình xây dựng định mức Điều này gây khó khăn cho công ty do nó đòi hỏi phải mất nhiều công sức và thời gian Do đó, công ty phải dựa trên các định mức, hệ số cấp đường, cấp địa hình tương đối để thực hiện việc xây dựng định mức cho công tác khảo sát, xây dựng đó.

Qui chế trả lương sản phẩm tại Công ty

Căn cứ vào NĐ số 26/CP ngày 23/05/1993 qui định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Căn cứ NĐ số 28/CP ngày 28/03/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.

Thông tư hướng dẫn số 13/LĐ- TBXH-Trả Lương ngày 29/12/1998 của

Hướng dẫn số 592/ CV- HĐQT ngày 1/1/2002 về việc xây dựng qui chế trả lương của Tổng Công Ty Xây Dựng.

Công ty xây dựng số 1 đã áp dụng qui chế trả lương với những nội dung chính như sau:

- Phù hợp với qui chế trả lương của Tổng Công ty Xây dựng VINACONEX.

- Việc trả lương được thực hiện trên nguyên tắc phân phối theo lao động Mức độ hao phí lao động của từng người được thể hiện qua chức danh công việc mà họ đảm nhận và chế độ tiền lương do nhà nước qui định.

- Nguồn hình thành quĩ lương là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Công ty Quỹ lương được chia làm 2 phần là quỹ lương cho bộ máy quản lý gián tiếp và quỹ lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

- Quỹ lương của bộ máy quản lý được hình thành từ chi phí chung cấu thành trong giá bán sản phẩm Việc xác định tỷ lệ quỹ lương cho bộ phận quản lý tuỳ thuộc vào từng công trình thực hiện và mức độ chi phí chung của bộ phận quản lý.

- Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hình thành từ đơn giá nhân công cấu thành trong gía bán sản phẩm.

2.2.1 Phương pháp tính lương Để trả lương theo sản phẩm phải xác định đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm Có 2 cách tính đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm: Cách 1:

MLTT * HCB * ( 1 + HPC) ĐGTL = * ĐMTG

N * G * 60 ĐGTL: Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm

MLTT: Mức lương tối thiểu

HCB: Hệ số cấp bậc

HPC: Hệ số phụ cấp ĐMTG: Số thời gian làm xong 1 sản phẩm N:Số ngày làm việc của công nhân

G: Số giờ làm việc trong 2 ngày Cách 2:

MLTT * HCB * ( 1 + HPC) ĐGTL ĐMSP

Sau khi đã xác định được đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm, việc trả lương sản phẩm cho các thành viên trong Công ty có thể diễn ra theo các hình thức sau đây:

* Lao động trực tiếp: Tiền lương sản phẩm = số lượng sản phẩm * đơn giá tiền lương

* Lao động gián tiếp: Tiền lương sản phẩm = Tiền lương thời gian * Hệ số vượt mức

Hệ số vượt mức là lượng so sánh giữa lương sản phẩm với lương thời gian của bộ phận sản xuất trực tiếp mà bộ phận gián tiếp phục vụ

Biểu 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ trước ĐV : đồng

Ví dụ: Dựa vào bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ta có trình tự tính toán sau:

- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp:

Hệ số điều chỉnh theo vùng: 0,3

Hệ số điều chỉnh theo ngành: 1

Hệ số điều chỉnh tăng thêm:0,3+1=1,3

Giới hạn khung lương tối thiểu của doanh nghiệp:

(Năm 2003 mức lương tối thiểu là 210.000)

Công ty chọn mức lương tối thiểu là 370.000

Mức lương BQ của CBCNV công ty:

+ Hệ số lương cấp bậc công việc BQ: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Hệ số 1,76 Đối với cán bộ quản lý và phục vụ: Hệ số 2,38

Hệ số cấp bậc công việc bình quân:

- Hệ số các khoản phụ cấp: Hpc

Phó phòng, phó quản đốc: 45*0.2*210.000 =1.260.000đ

2.2.2 Các nguyên tắc và tiêu chuẩn xác định mức lương

* Xác định tổng quỹ tiền lương

Có nhiều phương pháp để xác định quỹ tiền bluwowng nhưng công ty CPXD số 1 sư dụng phương pháp dựa vào chi phí tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm:

- Xác định mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo:

Mlo: Mức chi phi tiền lương cho 1 sản phẩm kỳ báo cáo

Qlo: Quỹ lương kỳ báo cáo

Qo: Giá trị sản lượng kỳ báo cáo

- Xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch:

Ml1: mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch

Mlo: mức chi phí tiền lương kỳ báo cáo

I1: Chỉ số tăng tiền lương kỳ kế hoạch

Iw: Chỉ số tăng năng suất lao động

Xác định quỹ tiền lương theo công thức:

QLKH: Quỹ lương kỳ kế hoạch

Q1: Sản lượng kỳ kế hoạch

Các hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty

2.3.1 Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế

* Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rải đối với người trực tiếp sản xuất, có thể kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt Theo hình thức này thì cách tính tiền lương được thực hiện như sau :

Bước 1 : Tính đơn giá sản phẩm Đơn giá sản phẩm là lượng tiền lương dùng để trả cho một đơn vị công việc sản xuất ra đúng quy cách đơn giá tiền lương được tính như sau: ĐG Hoặc ĐG = LCBCV x T

Trong đó: ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm

LCBCV : Lương cấp bậc công việc (tháng, ngày)

Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ

T: Mức thời gian hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm

Bước 2 : Tính tiền lương trong kỳ mà một công nhân hưởng theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau :

Trong đó: L1: Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được

Q1: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành

Theo biểu 11 tính được lương công nhân Nguyễn Thị Sinh :

Hình thức trả lương này có ưu nhược điểm sau : Ưu điểm :

+ Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ

+ Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động tăng tiền lương một cách trực tiếp.

+ Dễ làm cho công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm

+ Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít chú ý đến tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.

2.3.2 Lương sản phẩm tập thể

Tổng số tiền của cả phòng thực hiện nhận được sẽ chia cho người lao động: + Lương cứng: bằng một lần lương cơ bản của mỗi người theo quy định của nhà nước, theo bậc lương và thời gian làm việc của họ và phụ cấp các loại nếu có.

V1 = Lương cơ bản + phụ cấp các loại

- Phó phòng, đội trưởng, trưởng ban thuộc công ty : 0,5 LTT

- Đội phó, phó ban, đội trưởng, trưởng ban thuộc phòng : 0,4LTT

- Đội phó, phó ban thuộc phòng : 0,3LTT

- Tổ trưởng sản xuất: 0,25 LTT

+ Lương mềm: là phần lương tính theo sản phẩm ( Tm = T – Tc) dựa trên kết quả lao động của mỗi cá nhân, được đánh giá định lượng thông qua các hệ số thể hiện chất lượng, khối lượng, tiến độ và trách nhiệm của người lao động mà không phụ thuộc vào thang, bậc lương của họ. Để tính phần lương cứng cho người lao động cần căn cứ vào:

-Từ bảng tổng hợp công và dựa vào hệ số cấp bậc tính được lương V1 của mỗi người

- Tính lương V2 của mỗi người lao động

Tiền lương V2 được phân chia theo công thức sau

V2: Lương V2 của đơn vị n : ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i trong đơn vị

V2i: Lương mềm của cán bộ công nhân viên i

K i: Hệ số quy đổi xét đến hiệu quả, tiến độ, ngoại nghiệp, trách nhiệm, thi đua của người lao động thứ i trong đơn vị

Ki bao gồm hệ số khối lượng công việc Kti; hệ số chất lượng và tiến độ Kcti; hệ số trách nhiệm Ktni

Hệ số trách nhiệm, hiệu quả(KHQi= 0,8-1,5) thể hiện trách nhiệm và hiệu quả công việc mà người lao động i tham gia đóng góp vào kết quả sản xuất chung của đơn vị sản xuất Đơn vị sản xuất căn cứ vào khối lượng, tiến độ và chất lượng công việc thực hiện trong một ngày công của người lao động để bình bầu

Hệ số ngoại nghiệp (KNNi =1,0-1,2) kể đến khó khăn khi tiến hành công việc tại hiện trường.

Ví dụ: tính lương cho đồng chí Phan Bá Liêm thuộc đội đội xây dựng số 5 là:

Lương V1 = TLmin * hi + Phụ cấp thâm niên

Lương V2 = số ngày công đã quy đổi * tiền lương một ngày công quy đổi

Lương trách nhiệm CNĐA = TLmin* hệ số trách nhiệm

Tổng tiền lương đồng chí Phan Bá Liêm được lĩnh

Lương V1+ Lương V2+ Lương trách nhiệm CNĐA 1840716 + 1224945 + 462680+282286 = 3569015 đồng

Công ty thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm có tác dụng nâng cao ý thức, trách nhiệm, tình thần hợp tác hiệu quả giữa các cán bộ công nhân viên trong tổ Mặt khác, đó cũng là do yêu cầu của công việc thi công đòi hỏi sự kết hợp giữa các nhân viên trong phòng, các phòng với nhau Quỹ lương khoán của cả tổ được bao nhiêu chia hết cho người lao động đảm bảo tiền lương cho mỗi người lao động Người lao động tham gia hoàn thành tiến độ công việc được giao vì hiệu quả làm việc của họ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả phòng, tổ mình Nếu người lao động không làm tốt công việc được giao ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc tiến độ giao thì họ sẽ không được hưởng hệ số tiến độ, thậm chí còn bị phạt trừ từ 5-10% quỹ lương trong hợp động giao khoán (trong đó chỉ huy phòng 30%; tổ chủ nhiệm đồ án 30%, người thực hiện 40%) Do đó, công ty khuyến khích người công nhân hoàn thành tốt, sớm nhiệm vụ được giao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Lương của người lao động trong công ty được chia làm nhiều phần làm cho quá trình tính toán lương phức tạp Trong lương của người lao động vẫn phụ thuộc vào lương cấp bậc công nhân, ngày công làm việc dẫn đến việc hạn chế tăng năng suất lao động của nhân viên Mặt khác, người lao động thường được lên bậc lương sau khi đủ số năm theo nhà nước quy định nên người lao đồng làm việc chưa quan tâm đến nâng cao tay nghề thực sự của họ Hệ số của người lao động để tính phần lương mềm đa phần đã được quy định từ trước chỉ có một số công trình mới tổ chức bình bầu hệ số Ki Do đó, tiền lương người lao động nhận được không trực tiếp gắn với kết quả lao động. Một vấn đề nữa, tiền lương của người lao động nhận được không chỉ phụ thuộc vào bản thân người lao động mà còn phụ thuộc mức độ hoàn thành công việc của cả tổ và có nhiều cách chia lương cho từng cá nhân trong tổ đối với một số công trình có thể dẫn đến sự thiếu công bằng trong các cách chia lương đó.

Kết luận: Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng tại công ty đã đạt được một kết quả nhất định trong việc khuyến khích người lao động làm việc, giảm thời gian lao động hoàn thành sớm công việc được giao Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế như nêu ở trên mà công ty cần phải có giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm.

2.3.3 Trả lương sản phẩm luỹ tiến

Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến thường được áp dụng ở những “ khâu yếu” trong các đội xây dựng Đó là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình xây dựng.

Trong hình thức trả lương này dùng hai loại đơn giá:

- Đơn giá cố định: Dùng để trả cho những hạng mục thực tế đã hoàn thành.

- Đơn giá luỹ tiến: Dùng để tính lương cho những công việc vượt mức khởi điểm Đơn giá luỹ tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến được tính theo công thức sau:

LLT: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến ĐG: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm

Q1: Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành

Q0: Sản lượng đạt mức khởi điểm k: Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến

Ví dụ tính lương của đồng chí Nguyễn Văn Cảnh làm công việc lắp đặt ống nước cứu hoả thuộc đội xây dựng số 7 như sau: ĐG5.000 đ

Lương luỹ tiến: LLT5.000 x 25 + 35.000 x 0.12 x (25-20)6.000 đ Trong hình thức trả lương luỹ tiến, tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý được xác định dựa vào phần tăng chi phí sản xuất gián tiếp cố định Tỷ lệ này được xác định như sau: k = x 100%

Trong đó: k: Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý ddc: Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm tc: Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá dL: Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng Ưu điểm: Việc tăng đơn giá cho những công trình vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc dẫn đến tăng năng suất lao động.

Nhược điểm: áp dụng hình thức này dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương luỹ tiến Để khắc phục nhược điểm của hình thức trả lương này cần lưu ý một số điểm sau đây:

Một là: thời gian trả lương: Không nên quy định quá ngắn (hàng ngày) để tránh tình trạng không hoàn thành mức lao động hàng tháng mà hưởng tiền lương cao do trả lương luỹ tiến.

Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc áp dụng các hình thức trả lương sản phẩm tại Công ty

Trả lương theo sản phẩm là tương đối phù hợp đối với những công việc của ngành xây dựng Những công việc có tính chất phức tạp và rất khó khăn trong việc định mức thời gian Việc xác định mức lương cho từng người công khai theo mức trách nhiệm và theo khả năng của từng người là rất phù hợp Vì nó dựa trên ý kiến của tất cả mọi người, mỗi người đều nhận được mức lương phù hợp với khả năng và trách nhiệm của mình tạo nên không khí thoải mái, tinh thần làm việc hăng say tích cực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc Từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh cho Công ty. Đồng thời, trả lương theo hình thức này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tinh thần hợp tác giữa các công nhân trong tổ làm cho cả tổ làm việc có hiệu quả hơn.

Với phương pháp tính lương đơn giản, dễ tính, dễ trả và có hiệu quả ngay gáp phần nâng cao hiệu quả công việc Không những vậy, với cách tạo nguồn tiền lương hợp lý lấy từ doanh thu và áp dụng trên đơn giá tiền lương năm kế hoạch nên cách tính này có cơ sở cụ thể dựa vào năm trước để có con số xác thực.

Ngoài ra, hình thức trả lương khoán theo công nhật góp phần nâng cao tinh thần tự giác làm việc của nhóm người lao động Họ tự cảm thấy được làm chủ công việc và tự bố trí thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý sao cho phù hợp với khả năng của mình.

Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc còn chưa được tốt, còn gây lãng phí và chưa nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác Điều đó sẽ làm giảm khả năng lao động của người công nhân làm giảm tiến độ thực hiện công việc và ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương sản phẩm của họ.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa mang tính kịp thời để phát hiện những sai sót nhằm sửa chữa điều chỉnh, gây nên tình trạng lãng phí và mất thời gian nếu có xảy ra sơ suất

Vẫn có sự chênh lệch giữa tiền lương thanh toán cho cả tổ với tiền lương thực tế mà cả tổ nhận được theo bảng nghiệm thu khối lượng công việc.

Sự chênh lệch này do sự tính toán đơn giá ngày công của cả tổ theo ước lượng của tổ trưởng Sự ước lượng này hoàn toàn phuộc vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của tổ trưởng do đó không thể tránh khỏi thiếu sót Tuy nhiên, sự chênh lệch này là rất nhỏ, có thể chấp nhận được Trường hợp nếu có sự chênh lệch lớn, tổ trưởng có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.

Hình thức trả lương theo sản phẩm khó khăn trong việc xác định đơn giá một cách chính xác vì khối lượng tính toán phức tạp, nhất là theo đặc thù của ngành Mặt khác, do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan làm cho tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Việc xác định mức lương sao cho phù hợp với trình độ lành nghề của người lao động là một vấn đề hết sức khó khăn Tuy nhiên với đặc điểm đội ngũ công nhân của Công ty và đặc điểm công việc của họ thì mức lương mà Công ty trả cho họ là tương đối phù hợp so với thị trường hiện nay.

Do hình thức trả lương mang tính tập thể Tiền lương hàng tháng của mỗi người phụ thuộc vào kết quả làm việc của cả tổ nên không khuyến khích được năng suất lao động cá nhân Thậm chí còn có thể dẫn tới tình trạng dựa dẫm vào người khác, không tích cực tang lao động Do đó, việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công là hết sức cần thiết.

Với hình thức trả lương khoán công nhật dễ dẫn đến tình trạng người lao động chỉ chú ý đến thời gian làm việc mà không chú ý đến chất lượng công việc Điều này rất có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc mà họ thực hiện.

Việc tính đơn giá trung bình cho mỗi công nhật mang tính chất bình quân, do đó tiền lương sẽ không phản ánh được một cách chính xác sức lao động mỗi người bỏ ra Chưa có sự công bằng thực sự trong cách tính đơn giá công nhật này Để khắc phục tình trạng trên, Công ty có thể tính đơn giá riêng cho từng loại công việc, như thế tiền lương mới phản ánh một cách chính xác sức lao động của mỗi người.

Bên cạnh đó, đơn giá khoán công nhật cho người lao động còn hơi thấp (đơn giá chủ yếu là từ 22- 25.000 đ/ công) Điều này dẫn đến mức lương mà người lao động nhận được còn thấp Tuy nhiên đây chủ yếu là những lao động giản đơn chưa qua đào tạo nên họ vẫn có thể chấp nhận được mức tiền lương đó.

Công ty còn non trẻ nên việc xây dựng định mức còn chưa có nhiều kinh nghiệm Cán bộ định mức có chuyên môn và những hiểu biết nhất định về định mức thông qua thông qua học hỏi nghiên cứu kinh nghiệm còn hạn chế Phương pháp điều tra nghiên cứu chưa điển hình.

Lực lượng cán bộ trong các đội còn thiếu lại phải kiêm nghiệm cả định mức lao động và tiền lương, phải bám sát thực tế tại phân xưởng và giữ mối liên hệ với nhiều đối tượng khác nha nên dễ bị sao nhãng trong công việc.

 Phương pháp xác định định mức

Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp xác định định mức lao động bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1

Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương sản phẩm tại Công ty

3.2.1 Hoàn thiện chế độ trả lương sản phẩm tập thể Để khắc phục các nhược điểm trong cách trả lương sản phẩm tập thể, công ty nên giải quyết bài toán chia lương sau:

Trong nhiều trường hợp cả một tập thể những người lao động mới hoàn thành được một số lượng sản phẩm nhất định chúng ta tính được lương cho cả tập thể, song vấn đề tiếp theo là tính được lương sản phẩm cho từng thành viên trong tập thể phải tính hệ số điều chỉnh theo công thức:

Cách chia lương như trên có ưu điểm là dễ tính toán, đơn giản song có nhược điểm là mang tính bình quân Để khắc phục nhược điểm này, cách chia lương tốt hơn người ta tính điểm cho từng thành viên trong tập thể tính tiền lương sản phẩm cho 1 điểm, sau đó tính tổng điểm cho tập thể, tiền lương cho tổng điểm, cho 1 điểm ta sẽ tính được tiền lương cho cá nhân.

3.2.2 Hoàn thiện chế độ trả lương luỹ tiến

Chỉ áp dụng hạn chế ở những khâu yếu trong sản xuất, khi sản xuất cần phải tiến hành khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên do Công ty mới áp dụng chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến trong những năm gần đây nên bắt đầu có một vài hạn chế trong việc xấc định đơn giá sản phẩm luỹ tiến hợp lý và Công ty chỉ sử dụng một hệ số tăng đơn giá sản phẩm luỹ tiến cho các mức sản lượng vượt mức khác nhau Do đó cần hoàn thiện chế độ tiền lương này để khuyến khích công nhân một cách tối đa và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

* Cách tính: Để đảm bảo chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến có hiệu quả Công ty cần chú ý đến điều kiện cơ bản là: Mức tăng của đơn giá tiền lương nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi phí cố định Hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến được khống chế theo công thức:

L*H Đơn giá luỹ tiến = Đơn giá cố định * ( 1= Kd)

Một số nhược điểm chú ý khi xác định hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến là:

Công tác định mức ở Công ty thực hiện khá chặt chẽ và chính xác nên sản lượng vượt không nhiều, do đó sử dụng 3 đơn giá để trả cho công nhân tăng sản lượng ở 3 mức khác nhau là hợp lý.

3.2.3 Hoàn thiện hình thức trả lương cho lao động quản lý đội xây dựng Đối với khối quản lý gián tiếp tại công trường, hình thức trả lương mà Công ty đang áp dụng là chưa thực sự phù hợp Mức lương của họ được xây dựng hoàn toàn mang tính chất chủ quan của chủ nhiệm công trình, không căn cứ vào hệ số cấp công việc cũng như hệ số lương chức danh Chính vì thế, cách trả lương này không khuyến khích được người lao động Để tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy đối với khối này, Công ty có thể áp dụng phương pháp giống như đã trình bày ở phần giải pháp cho khối quản lý gián tiếp tại văn phòng Hoặc Công ty cũng có thể áp dụng theo phương pháp sau:

Chia tiền lương của cán bộ quản lý gián tiếp tại công trường ra làm hai phần Phần tiền lương cơ bản và phần tiền lương chức danh.

Phần tiền lương cơ bản tính theo công thức:

H i : Hệ số lương cấp bậc

L min : Mức lương tối thiểu theo qui định hiện hành của nhà nước

N i : Số ngày công làm việc thực tế của người thứ i Ni được xác định dựa vào bảng chấm công.

Tiền lương chức danh được tính như sau:

L cd = HS M x ĐG LM/NC x N i

HS M : Hệ số lương chức danh, bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm Hệ số này được xác định dựa vào chức vụ mà người lao động đảm nhiệm và trình độ chuyên môn của họ. ĐG LM/NC : Đơn giá ngày công tiền lương chức danh

TL M : Quỹ tiền lương mềm hàng tháng để tính đơn giá tiền lương

THS LM : Tổng hệ số tiền lương chức danh.

QL M : Quỹ tiền lương mềm của toàn bộ công trình n : Số tháng thực hiện công trình

QL GTCT : Quỹ tiền lương của khối gián tiếp tại công trình

QL C : Quỹ tiền lương cơ bản của toàn bộ công trình

TGTSL KH : Tổng giá trị sản lượng kế hoạch của công trình

Các chế độ BHYT, BHXH được tính như khối quản lý gián tiếp tại các phòng ban.

Như vậy theo công thức tính trên ta có thể tính lại lương cho khối gián tiếp cảu Công ty thực hiện tại công trình nhà máy Cửu Long.

Biểu19: Bảng thanh toán lương cho CBQL của Công ty VINACONEX 1 tại công trình nhà máy Cửu Long

Lương CB Lương CD BHYT

HS HS Luơng HS Lương

Như vậy trả lương theo hình thức này đã làm cho tiền lương của mỗi người có sự thay đổi Tiền lương có phần giảm bớt sự chênh lệch giữa những những người lao động với nhau Tiền lương phụ thuộc vào chính cấp bậc công việc và hệ số chức danh của họ, giúp cho mọi người có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc.

3.2.4 Phân tích tiền lương khoán sản phẩm của các đội sản xuất

Lương khoán sản phẩm ở các đội sản xuất được thanh toán trực tiếp sản xuất bao gồm cả công nhân biên chế và công nhân hợp đồng Việc thanh toán lương cho công nhân sản xuất căn cứ vào khối lượng công việc họ đã hoàn thành trong tháng sau khi đã kiểm tra nghiệm thu Như đã biết công ty áp dụng phương thức giao khoán chủ yếu là khoán chi phí trực tiếp.

Tiền lương của cả đội được tính như sau:

: Tổng tiền lương sản phẩm của cả đội

: Mức giá trị sản lượng hoàn thành của công trình i. ĐGi : Đơn giá của công trình i.

Trên cơ sở giá trị sản phẩm hoàn thành, ví dụ 10% Thì so với tổng giá trị sản lượng dự toán và tổng quỹ lương dự toán theo kế hoạch cũng sẽ trích 10% để tính lương cho công nhân.

Còn tiền lương cụ thể cho công nhân lại được phân chia dựa vào hệ số doanh nghiệp và hệ số điều chỉnh đó.

*Hệ số doanh nghiệp, đó là hệ số của đội phụ thuộc vào chức danh, trình độ và cấp bậc của công nhân Hệ số này do nhà nước quy định và doanh nghiệp áp dụng ngay vào việc tính lương cho công nhân.

*Hệ số điều chỉnh Hệ số này dịch chuyển trong khoảng từ 1,5 - 2,5. Các cán bộ lãnh đạo hoặc đội trưởng sẽ áp dụng điều chỉnh dựa vào số ngày công, thái độ trách nhiệm đối với công việc và mức độ kỷ luật

Ngoài ra công nhân còn được hưởng thêm một số khoản phụ cấp trách nhiệm, khu vực, được cộng thêm khi đi làm thêm giờ với đơn giá 30000đ/ công Ngoài ra họ còn bị khấu trừ bởi các loại bảo hiểm như: BHXH, BHYT

3.2.5 Áp dụng hình thức trả lương sản phẩm có thưởng

Tuy đã áp dụng lương sản phẩm có thưởng một thời gian dài nhưng nhưng công ty vẫn chưa áp dụng đúng các quy định Nhà nước đề ra Do đó Công ty cần xây dựng hệ thống trả lương trả thưởng phù hợp và thực hiện nghiêm túc để khích lệ người lao động.

Ngày đăng: 24/07/2023, 07:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w