1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án kinh tế xây dựng

222 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 5,84 MB

Nội dung

Khái niệm : Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình hay còn gọi làtổng mức dầu tư: là toàn bộ chi phí dự tính cần thiết để đầu tư xây dựng côngtrình được ghi trong quyết đ

Trang 1

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4

1 1 SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4

1 2 KHÁI NIỆM 6

1 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XÂY DỰNG GIAO THÔNG

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6

1 3 1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông và ảnh hưởng của nó đến chi phí dự án

đầu tư xây dựng công trình. 6

1 3 2 Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông và ảnh hưởng của nó đến chi phí

dự án đầu tư xây dựng công trình. 8

1 4 QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 10

1 4 1 Trình tự đầu tư và xây dựng 10

1 4 2 Các giai đoạn đầu tư và xây dựng 11

1 4 2 1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 11

1 4 2 2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 11

1 4 2 3 Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng: 12

1 4 3 Các loại chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng công trình 13

1 5 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH GIÁ CẢ TRONG XÂY DỰNG 16

1 5 1 Phương pháp xác định giá sản phẩm xây dựng 18

1 6 2 2 Các tài liệu dự toán ứng với từng bước thiết kế: 21

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 23

Trang 2

2 1 2 3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 23

2 1 2 4 Chi phí quản lí dự án : 24

2 1 2 5 Chi phí bồi thường, tái định cư: 25

2 1 2 6 Chi phí khác: 26

2 1 2 7 Chi phí dự phòng: 26

2 1 3 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư: 27

2 1 3 1 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở của dự án. 27

2 1 3 2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 31

2 1 3 3 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương tự đã thực hiện 32

2 1 3 4 Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư. 33

2 2 DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 33

2 2 1 Khái niệm: 33

2 2 2 Nội dung dự toán xây dựng công trình 34

2 2 3 Căn cứ và trình tự lập dự toán xây dựng công trình. 34

2 2 4 Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình. 36

2 2 5 Điều chỉnh dự toán công trình xây dựng 42

2 2 5 1 Sự cần thiết phải điều chỉnh dự toán 42

2.2.5.2 Những trường hợp điều chỉnh bổ sung dự toán công trình: 42

2 2 5 3 Những trường hợp không được điều chỉnh dự toán 43

2 3 DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG 43

2 3 1 Khái niệm: 43

2 3 2 Nội dung chi phí xây dựng43

2 3 3 Phương pháp xác định chi phí xây dựng 48

2 3 3 1 Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình 48

2 3 3 1 1 Xác định theo theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp 49

2 3 3 1 2 Phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng. 49

Trang 3

2 3 3 2 Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư 52

2 3 3 3 Phương pháp xác định chi phí xây dựng trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế

kĩ thuật tương tự đã và đang thực hiện 52

2 4 GIÁ DỰ THẦU: 54

2 4 1 Khái niệm giá dự thầu: 54

2 4 2 Căn cứ lập giá dự thầu: 54

2 4 3 Phương pháp lập giá dự thầu xây lắp đối với các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn trong nước 55

2 4 4 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu: 57

2.4.4.1 Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu: 57

2.4.4.2 Phương pháp xác định chi phí nhân công cho 1 đơn vị tính: 58

2.4.4.3 Phương pháp xác định chi phí máy xây dựng trong đơn giá dự thầu: 58

2.4.4.4 Phương pháp tính chi phí chung trong đơn giá dự thầu: 59

2.4.4.5 Thu nhập chịu thuế tính trước: 60

2.4.4.6 Thuế giá trị gia tăng: 60

2 5 VỐN ĐẦU TƯ ĐƯỢC QUYẾT TOÁN 61

2 5 1 Khái niệm: 61

2 5 2 Nội dung: 62

CHƯƠNG 3: QUẢN LÍ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

63

3 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ SẢN PHẨM XÂY DỰNG 63

3 2 QUẢN LÝ CÁC LOẠI CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC 64

3 2 1 Nguyên tắc quản lí chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình 65

3 2 2 Nội dung của việc quản lí đầu tư xây dựng công trình 65

3 2 2 1 Quản lí tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình 65

3 2 2 2 Quản lí dự toán công trình: 67

3 2 2 3 Quản lí định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng 68

PHẦN 2 : LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 71

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH 71

4 1 GIỚI THIỆU CHUNG: 71

4 2 VỊ TRÍ, QUY MÔ, TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT 72

4 2 1 Vị trí: 72

Trang 4

a, Quy mô: 72

CHƯƠNG 5: LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 74

5 1 CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 74

5 2 TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 75

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1 1 SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người đã chứng minh : Con ngườitồn tại không thể không có xây dựng cơ bản Nhu cầu xây dựng cơ bản là nhu cầuthường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước mà xây dựng giao thông là 1 chuyên ngành được phân ra từ xây dựng cơ bản.Sản xuất phát triển phân công lao động càng cao vì thế vai trò xây dựng giaothông trong nền kinh tế quốc dân càng được khẳng định, nó như là sợi dây kết nốicác thành phần, các bộ phận kinh tế lại với nhau Ngày nay người ta coi xây dựng

cơ bản là 1 ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt nó có chức năng tái sản xuất

Trang 5

qua xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng khôi phục và sửa chữa lớn nhằm thỏamãn nhu cầu ngày càng tăng lên về vận chuyển hàng hóa và hành khách cho nềnkinh tế quốc dân

Trong những năm tương lai, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ở nước tađòi hỏi ngành giao thông vận tải phải đi trước 1 bước nhằn đáp ứng công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhu cầu xây dựng đẩy mạnh xây dựnggiao thông 1 lần nữa lại nổi lên thành 1 vấn đề rất bức bách, cần quy hoạch lại toàn

bộ mạng lưới đường, nâng cấp cải tạo đường cũ, xây dựng đường mới… tất cảnhững việc đó đều phải dựa vào ngành xây dựng giao thông

Xây dựng cơ bản, đặc biệt là xây dựng giao thông chiếm 1 vị trí quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân nên được sự quan tâm của nhà nước và ngày càng cónhiều dự án đầu tư xây dựng được hình thành với mục đích huy động các nguồnlực sản xuất của xã hội được nhiều hơn, đẩy lùi lạm phát cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân Mặt khác trong những năm gần đây do ảnh hưởngcủa khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suythoái, trong đó nước ta cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng này Khủng hoảngtài chính làm cho lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa tăng, hàng hóa sản xuất rakhông tiêu thụ được, tình trạng thất nghiệp tăng mọi người thắt chặt chi tiêu, tiếtkiệm tiền, làm cho nguồn cầu giảm, hàng hóa bị ứ đọng vì vậy không kích thíchđược phát triển sản xuất, nhân dân rơi vào tình trạng khó khăn Để thoát khỏi tìnhtrạng khó khăn này, phải kích cầu tiêu dùng vì thế nhà nước phải đóng vai trò như

1 như 1 nhà tiêu dùng hàng hóa, làm tăng nguồn hàng hóa lưu thông trên thịtrường, kích thích sản xuất phát triển Vậy nhà nước phải tiêu dùng sao cho có hiệuquả cao, để thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô nhà nước đang sử dụng xây dựnggiao thông như 1 công cụ của mình Vì đầu tư vào lĩnh vực giao thông mang lạihiệu quả kinh tế cao cho xã hội và đóng vai trò tiêu dùng hàng hóa do nguồn vậtliệu xây dựng chủ yếu là nguồn vật liệu trong nước Do đó trong năm 2011 nhànước nhà nước dự kiến kế hoạch giải ngân đầu tư cho xây dựng giao thông lên đến

35000 tỷ đồng kéo theo nó là các dự án đầu tư xây dựng được lập ra để thực hiệnmục đích của mình

Để các dự án đầu tư này được thực hiện thì cần có nguồn kinh phí dùng để đầu

tư, do các dự án đầu tư xây dựng giao thông có chi phí lớn và thu hồi vốn chậm,nên các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế mà nguồn kinhphí đầu tư dự án chủ yếu là do nhà nước đầu tư Để dự án đầu tư được tiến hànhthông suốt và hiệu quả thì nguồn chi phí dự án dầu tư phải đảm bảo cung cấp đầy

đủ và kịp thời Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu quá trình hình thành chi phí dự án đầu

Trang 6

tư xây dựng công trình 1 cách rõ rang để tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư cho dự

án sao cho đạt hiệu quả cao nhất

1 2 KHÁI NIỆM

Chi phí dự án đầu tư xây dựng (hay còn gọi là chi phí đầu tư xây dựng côngtrình là): Toàn bộ chi phí cần thiết để xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộngcông trình xây dựng

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu

tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựngcông trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanhtoán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sửdụng

1 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1 3 1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông và ảnh hưởng của nó đến chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

-Sản phẩm xây dựng giao thông có tính đơn chiếc: trong khi sản phẩm củangành công nghiệp và các ngành khác được sản xuất hàng loạt trong những điềukiện ổn định tại xưởng về chủng loại, kích thước, mẫu mã, kĩ thuật cũng như côngnghệ được tiêu chuẩn hóa Sản phẩm xây dựng giao thông được sản xuất theo đơnđặt hàng và ở những địa điểm khác nhau, có điều kiện xây dựng khác nhau đối vớicùng loại hình sản phẩm Vì vậy đối với sản phẩm xây dựng thì khả năng trùng lặp

về mọi phương diện như kĩ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường là rất nhỏ, dươngnhư là không có Ngay cả trong xu hướng công nghiệp hóa ngành xây dựng nhưhiện nay thì ảnh hưởng của tính đơn chiếc cũng chưa được loại trừ Chính vì tínhđơn chiếc không sản xuất hàng loạt được nên giá thành sản phẩm cao, chi phí sảnxuất của mỗi sản phẩm là khác nhau

-Sản phẩm xây dựng giao thông được sản xuất tại nơi sẽ tiêu thụ nó: cáccông trình xây dựng giao thông đều được sản xuất (thi công) tại 1 địa điểm mà nơi

đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng ( tiêu dùng) củasản phẩm Địa điểm tiêu thụ sản phẩm sẽ do người chủ sở hữu quyết định Vì vậynếu định được nơi tiêu thụ cũng sẽ xác định được nơi sản xuất sản phẩm Vì sảnxuất lưu động nên gây khó khăn cho cán bộ công nhân viên, chi phí vận chuyểnmáy móc thiết bị cao nhưng ngược lại không mất chi phí vận chuyển sản phẩm khitiêu thụ nên giảm được khoản chi phí này

-Sản phẩm xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lí, tựnhiên, kinh tế - xã hội của nơi tiêu thụ: Sản phẩm xây dựng giao thông bao giờ

Trang 7

điểm điều kiện cụ thể của địa phương đó Những điều kiện đó bao gồm: địa lí, khíhậu, thời tiết, môi trường, tập quán phong tục của địa phương Đặc điểm đó chiphối tới việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như: khảosản, thiết kế, lựa chọn phương án thi công, kết cấu công trình, điều kiện mặt bằngthi công Do đó diều kiện địa lí, tự nhiên kinh tế-xã hội tại nơi tiêu thụ có ảnhhưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình, vì thế phải thiết kế, khảo sát saocho hợp lí để dự án đầu tư đạt hiệu quả cao, lựa chọn biện pháp thi công phù hợp

để giảm chi phí xây dựng Cùng 1 loại sản phẩm nhưng chúng vẫn khác nhau trêncác mặt kinh tế, kĩ thuật khi thực hiện sản phẩm, khi 1 trong các điều kiện trên có

sự khác biệt Cùng với những điều kiện về địa lí, văn hóa xã hội, còn có hàng loạtcác điều kiện khác trong thực tiễn ảnh hưởng đến sản phẩm xây dựng giao thôngnhư: vấn đề chủ sở hữu công trình, vấn đề đất xây dựng, vấn đề quy hoạch của địaphương, các vấn đề về môi trường, cảnh quan Vì thế chi phí đầu tư xây dựng mỗicông trình là khác nhau

-Thời gian sử dụng dài, trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao: khác vớinhững sản phẩm thông thường, yêu cầu về độ bền vững (chất lượng sảnphẩm), thời gian sử dụng của sản phẩm xây dựng giao thông Ở nhiều nướcphát triển thời gian sử dụng 1 số loại sản phẩm xây dựng giao thông có thểlên đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa Do đặc thù của sản phẩm xâydựng giao thông khi tạo ra sản phẩm không chỉ nhằm mục đích phục vụ chonhu cầu trước mắt mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng trongnhững năm tương lai, cho nên trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm phải dựdoán được những vấ đề có liên quan đến quá trình khai thác sản phẩm saunày Chính vì vậy nên nhu cầu xây dựng thường có xu hướng xây dựng vĩnhcửu khi điều kiện cho phép Mặt khác 1 sản phẩm xây dựng giao thông saukhi được hoàn thành và đưa vào sử dụng còn có tác dụng điểm tô thêm vẻđẹp của đất nước và cũng là 1 trong những cơ sở quan trọng để đánh giátrình độ phát triển kinh tế - khoa học - xã hội của quốc gia đó dưới con mắtbạn bè khắp năm châu Do đó yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật của các công trìnhgiao thông đòi hỏi rất lớn Cần phải kết hợp 1 cách nhuần nhuyễn giữa tính

cổ truyền dân tộc với tính hiện đại không những phải đẹp trước mắt mà cònphù hợp với cảnh quan xung quanh ở những năm tương lai

Do thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng giao thông là dài nên nhiệm vụ sửachữa thường xuyên, sửa chữa lớn, cải tạo và mở rộng là 1 nhu cầu tất yếu và đòihỏi phải dành 1 khoản chi phí lớn Đồng thời phải sử dụng các loại vật liệu, thiết

bị xây lắp tốt có thời gian sử dụng cao vì thế dẫn đến chi phí xây dựng công trìnhcũng tăng cao so với sản phẩm công nghiệp khác có tuổi thọ ngắn

- Chi phí sản xuất sản phẩm, khối lượng thi công lớn và khác bệt theo từngcông trình: giá trị của sản phẩm xây dựng giao thông thường lớn hơn nhiều so vớinhững sản phẩm hàng hóa thông thường Chi phí cho công trình thường rải ra trong

Trang 8

một thời kì dài Trong phương thức đấu thầu, người nhận thầu nhiều khi phải cómột số lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đầu

tư Và cũng chính vì chi phí sản xuất sản phẩm và khối lượng thi công lớn nên chiphí dự án đầu tư xây dựng cũng phải lớn hơn và khác biệt theo từng công trình

Vì sản phẩm xây dựng giao thông có tính đơn chiếc và chịu ảnh hưởng củanơi xây dựng làm cho chi phí sản xuất từng sản phẩm xây dựng giao thông là rấtkhác nhau Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu kiến trúc giống nhau thì cũng có

sự khác nhau về chi phí sản xuất, đó là các hao phí về lao động sống và quá khứ

Vì thế việc xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng giao thôngphải được tiến hành riêng biệt đối với từng sản phẩm Khả năng xây dựng các địnhmức chi phí cho sản phẩm xây dựng giao thông cũng gặp nhiều khó khăn

1 3 2 Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông và ảnh hưởng của nó đến chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

Do sản phẩm xây dựng giao thông có những đặc điểm riêng biệt nên sảnxuất xây dựng giao thông cũng có những đặc điểm riêng của nó Chính vì thế nênảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình Cụ thể:

-Sản xuất xây dựng giao thông chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợpđồng xây dựng) của người mua sản phẩm, nó không thể sản xuất khi chưa cóngười đặt hàng Sau khi sản phẩm hoàn thành thì không cần phải tìm thị trường đểbán sản phẩm Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi đã được chủ đầu tư chấpnhận và kí hợp đồng giao nhận thầu Điều đó có ý nghĩa là : chỉ khi nào có hợpđồng trong tay thì chủ thầu mới tiến hành xây dựng Trong quá trình thi công, côngtrình được thực hiện với sự tham gia giám định kĩ thuật của người mua Các doanhnghiệp phải cạnh tranh với nhau để tìm kiếm thị trường thông qua hình thức đấuthầu, trong đó giá cả là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đếnviệc trúng thầu của dự án, cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp

-Qúa trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: do sản phẩm gắn liềnvới nơi tiêu thụ nên địa điểm sản xuất không ổn định, thậm chí trải dài theo tuyếndẫn đến việc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từcông trình này đến công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự dichuyển này cũng diễn ra liên tục Các phương án tổ chức thi công xây dựng côngtrình ở các địa điểm khác nhau luôn phải thay đổi theo điều kiện cụ thể của nơi xâydựng và theo giai đoạn xây dựng Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác tổ chứcsản xuất, việc bố trí của công trình tạm phục vụ thi công, việc phối hợp các phươngtiện xe máy, thiết bị nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp Đặc điểm này phải đòi hỏiphải luôn chú ý tăng cường tính cơ động trong doanh nghiệp về mặt trang bị tài sản

cố định, lựa chọn loại hình thức tổ chức quản lí và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạchtác nghiệp, lựa chọn địa điểm kho trung chuyển vật tư hợp lí khi thi công nhiều

Trang 9

-Thời gian xây dựng công trình kéo dài: đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứđọng vốn sản xuất trong khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp làmtăng chi phí xây dựng công trình Công tác tổ chức quản lí sản xuất của doanhnghiệp phải chặt chẽ hợp lí, phải luôn tìm cách lựa chọn trình tự thi công hợp lícho từng công trình và phối hợp thi công nhiều công trình để đảm bảo có khốilượng công tác gối đầu hợp lí Việc phân công giai đoạn thi công từng công trìnhnhằm tạo ra khả năng sử dụng và điều phối hợp lí năng lực sản xuất Thanh toántừng phần khối lượng công tác xây lắp và bàn giao đưa vào sử dụng để làm giảmchi phí xây dựng

-Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng cảu điều kiện thiên nhiênđến các hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp Đặcđiểm này làm cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể lường hếtđược các khó khăn sinh ra bởi điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường tự nhiên Từ

đó đưa đến hậu quả lao động giảm xuống, một số giai đoạn của quá trình sản xuất

bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và giá thành công tác xâylắp Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng giao thông phải tìm biện pháp thicông hợp lí, phối hợp với các công việc thi công trong nhà xưởng và ngoài trờinhằm khắc phục những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, kịp thời điều chỉnh tiến đọthi công bằng các phương pháp kĩ thuật hiện đại, cải thiện điều kiện lao động ngoàitrời cho người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất những lãng phí về lao độngcũng như nguyên vật liệu do thời tiết gây ra

-Kĩ thuật thi công phức tạp, trang bị kĩ thuật tốn kém: Vấn đề trang bị kĩthuật của sản xuất xây dựng nhiều khi đòi hỏi có nhứng máy móc kĩ thuật phức tạp,hiện đại, đắt tiền Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp xây dựng giaothông có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: một là doanh nghiệp bỏ ramột số vốn lớn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai là đi thuê củadoanh nghiệp khác để sử dụng Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán

cụ thể và so sánh, lựa chọn phương án để đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sảnxuất kịp thời Mặt khác phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thànhsản phẩm

-Diện thi công phân tán: nên gây khó khăn cho việc quản lí lao động, để giảquyết khó khăn này các doanh nghiệp hiện nay thường chọn giải pháp giao khoáncho các đội sản xuất để dễ quản lí và nâng cao năng suất lao động

Như vậy tính chất sản xuất vật chất độc lập của xây dựng giao thông khôngcần bàn cãi, tầm quan trọng của nó cũng rõ ràng Chính xây dựng giao thông đãtrực tiếp xây dựng cơ sở vật chất của giao thông vận tải, góp phần tăng thêm tàisản cố định cho nền kinh tế quốc dân Xây dựng giao thông cùng với vận tải gópphần quan trọng trong việc phân bố lại lực lượng sản xuất trên phạm vi toàn quốc,thực hiện sản xuất và phân công lao động hợp lí hơn Trong điều kiện có chiếntranh hay trong công cuộc phòng thủ đất nước thì vai trò của xây dựng giao thông

Trang 10

càng quan trọng Trong khi thực hiện chức năng của mình, giao thông vận tải nóichung và xây dựng giao thông nói riêng luôn có mối quan hệ mật thiết với cácngành khác: các ngành khác thúc đẩy giao thông vận tải phát triển, ngược lại chính

sự phát triển của giao thông vận tải lại tạo điều kiện cho sự phát triển của cácngành đó Đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động và thu nhập chonhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông

1 4 QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

1 4 1 Trình tự đầu tư và xây dựng

Qúa trình đầu tư và xây dựng là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên laođộng, và vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất Đó

là tổng thể các hoạt động để vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nềnkinh tế quốc dân

Qúa trình đầu tư và xây dựng được coi là một hệ thống phức tạp có đầu vào

và đầu ra Nội dung của sự vận động và phát triển của hệ thống được thực hiện qua

ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa côngtrình vào khai thác sử dụng (thể hiện ở hình 1 1)

Ở đầu vào gồm có các nguồn tài nguyên, lao động, tài chính…được đưa vào

hệ thống như là những tiền đề vật chất của quá trình Còn ở đầu ra là kết quả kinhtế-xã hội của sự vận động và phát triển của hệ thống biểu hiện dưới dạng côngtrình đã hoàn thành, sẽ tác động trực tiếp lên nền kinh tế quốc dân Những kết quảnày sẽ tham gia vào quá trình tái sản xuất và tạo nên những tiền đề vật chất mớicho chu trình sản xuất mới của quá trình đầu tư

Nội dung bên trong của quá trình đầu tư diễn ra theo sự vận động kháchquan của nó và tuân theo trình tự đầu tư do nhà nước quy định

Trình tự đầu tư và xây dựng được biểu hiện như là một cơ chế tiến hành cáchoạt động đầu tư và xây dựng, trong đó định rõ thứ tự, nội dung các công việccùng trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong việc thực hiện cáccông việc đó

Theo luật xây dựng năm 2003 và các văn bản pháp quy về quản lí đầu tư vàxây dựng hiện hành, mọi công việc đầu tư và xây dựng đều phải được tiến hànhtheo đúng trình tự ba giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiệnđầu tư và giai đoạn kết thúc đưa công trình vào khai thác sử dụng

Các cơ quan quản lí nhà nước, chủ đầu tư cũng như các cơ quan khác có liênquan đến thực hiện đầu tư đều phải tuân thủ theo trình tự đầu tư và xây dựng trênđây

NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Trang 11

1 4 2 Các giai đoạn đầu tư và xây dựng

1 4 2 1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bịđầu tư và chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:

-Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tưu xây dựng côngtrình

-Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cungứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn đểđầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư

-Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng

-Lập báo cáo đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế - kĩ thuật), lập dự án đầu tư

-Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án

1 4 2 2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn này giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu tưnhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân Giaiđoạn này được chia thành hai giai đoạn nhỏ: chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắpcông trình

Qúa trình đầu tư

Công trình hoàn thành và kết quả kinh tế- xã hội của việc đưa công trình vào khai thác

Trang 12

 Đối với giai đoạn chuẩn bị xây dựng:

 Chủ đầu tư có trách nhiệm sau:

-Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước

-Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên

-Chuẩn bị mặt bằng thi công

-Mua sắm thiết bị và công nghệ

-Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kĩ thuật, và chấtlượng công trình

-Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

-Tổ chức đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị, thi công xây lắp công trình

 Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm:

-Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp San lấp mặt bằng xây dựng,điện nước, công xưởng, kho tang, bến cảng, đường sá, lán trại và công trình tạmphục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng

-Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan liên tiếp

 Đối với giai đoạn thi công xây lắp công trình:

Các cơ quan các bên đối tác có lên quan tới việc xây lắp ccong trình phảithực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, cụ thể là:

-Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng -Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kĩ thuật và chất lượng công trìnhtheo đúng chức năng và hợp đồng đã kí kết

-Các nhà thầu xây lắp thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng côngtrình như đã ghi trong hợp đồng

Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa ccong trìnhvào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến

độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp

1 4 2 3 Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng:

Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khaithác sử dụng bao gồm: nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúcxây dựng, vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành côngtrình, quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán

Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn

Trang 13

đầy đủ theo quy định và phải nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữnhà nước

Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thờihạn bảo hành công trình

Sau khi nhận bàn giao công trình chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sửdụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lí nhằmphát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật đã đề ra trong dự án

1 4 3 Các loại chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng công trình

Trong quá trình đầu tư và xây dựng công trình các loại chi phí dự án đầu tưxây dựng công trình đượcbiểu thị bằng các tên gọi như sau:

 Theo các giai đoạn đầu tư và xây dựng công trình gồm có:

-Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Chi phí đầu tư xây dựng công trình được

biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây

dựng công trình

-Trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình: chi phí đầu tư

xây dựng công trình biểu thị qua chỉ tiêu dự toán xây dựng công trình

-Trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng:

chi phí đầu tư xây công trình biểu thị qua chỉ tiêu vốn đầu tư được quyết toán

Theo cơ chế kế hoạch hóa gồm có:

- Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình

- Dự toán hạng mục công trình

- Ước tính giá gói thầu

 Theo cơ chế thị trường gồm có:

- Gíá dự thầu của các nhà thầu

 Theo chi phí dự án đầu tư xây dựng hỗn hợp gồm có:

- Vốn đầu tư được quyết toán

Trang 14

vốn ngân sách Nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư đượcphép sử dụng để xây dựng công trình

Nội dung của tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựachọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khithực hiện đầu tư xây dựng công trình

1, Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng;chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mụccông trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhàtạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

2, Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ ( kể cả thiết bịcông nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chiphí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiếtbị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác

3, Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhàcửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗtrợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồithường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạtầng kỹ thuật đã đầu tư

4, Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chứcquản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án,thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khaithác sử dụng

5, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

6, Chi phí khác,

7, Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng côngviệc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tốtrượt giá trong thời gian thực hiện dự án

- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tínhbằng tỷ lệ phần trăm ( %) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồithường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

và chi phí khác

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự

án ( tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xâydựng

Trang 15

- Do xuất hiện các yếu tố bất khả kháng như động đất, bão lũ, sóngthần…

- Nhà nước ban hành những quy định mới có quy định được thay đổi mặtbằng giá đầu tư và xây dựng

- Do thay đổi tỉ giá giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ đối với phần phải sửdụng ngoại tệ của dự án

- Do người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiệnnhững yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn cho dự án

Dự toán xây dựng công trình của dự án ( gọi tắt là dự toán công trình) : làtổng chi phí cần thiết dự tính để dầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trìnhthuộc dự án Dự toán được tính toán cụ thể ở bước thiết ké kĩ thuật đối với trườnghợp thiết kế ba bước, và ở bước thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kếtheo 2 bước hoặc 1 bước Dự toán công trình là giới hạn tối đa vốn được sử dụngcho công trình làm cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư và việc quản lí việc sử dụngvốn đâu tư, là căn cứ xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu hoặc chọnthầu

Dự toán hạng mục công trình : bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự

toán các hạng mục của công trình

Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình bao gồm: chi phí

trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng Chiphí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tình bằng tỉ lệ phần %giá trị dự toán xây dựng trước thuế

Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong

quá trình đầu tiên để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phítheo đúng hợp đồng đã kí kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúngđịnh mức đơn giá, chế độ tài chính-kế toán và những quy định hiệ hành của nhànước có liên quan Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư đãđược duyệt hoặc đã được điều chỉnh ( nếu có)

Ngoài các loại chi phí đầu tư xây dựng công trình như đã nêu trên, trong quátrình thực hiện dự án còn có các loại chi phí sau:

-Dự toán thi công: dự toán thi công do đơn vị thi công lập dùng để quản lí

giá sản phẩm trong quá trình thi công Nó bao gồm các chi phí cần thiết để hoànthành hạng mục công trình hoặc loại công tác xây dựng theo khối lượng công tácxây dựng được đề ra trong thiết kế bản vẽ thi công Dự toán thi công được tínhtheo biện pháp thi công thực tế mà đơn vị thi công áp dụng với các định mức nội

bộ và giá trị vật liệu chi tiết, giá ca máy thực tế

-Gía gói thầu : giá gói thầu là giá trị của gói thầu được ghi trong kế hoạch

đấu thầu xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư và dự toán được duyệt và các quyđịnh hiện hành, giá gói thầu có thể được xem là giớ hạn trên của giá dự thầu

Trang 16

-Gía dự thầu: là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau khi đã giảm

-Gía trúng thầu: là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu, làm

cơ sở để thương thảo và kí kết hợp đồng

1 5 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH GIÁ CẢ TRONG XÂY DỰNG

Gía cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sảnxuất và tiêu thụ trên thị trường, đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh

tế như quan hệ cung cầu, quan hệ tích lũy –tiêu dùng, quan hệ thị trường trongnước và ngoài nước…

Gía cả thị trường một mặt phải biểu hiện đầy đủ chi phí xã hội cần thiết ( chiphí vật chất và chi phí lao động) để tạo ra hàng hóa đảm bảo bù đắp chi phí sảnxuất, lưu thông và lợi nhuận cho doanh nghiệp Mặt khác phụ thuộc vào quan hệcung cầu và các quan hệ kinh tế khác trong từng thời kì, giá cả thị trường có thểbiến động cao hơn hoặc thấp hơn chi phí xã hội cần thiết để tạo ra nó Điều này đãlàm cho giá cả thị trường trở thành “bàn tay vô hình” để điều tiết và kích thích nềnsản xuất xã hội phát triển Các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trongcạnh tranh phải thường xuyên điều tra tiếp cận thị trường, theo dõi sự vận động củagiá cả để quyết định đối tượng quy mô và phương thức sản xuất thích hợp bảo đảmcho giá cấc biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra thấp hơn hoặc bằng với giá cảthị trường

Nhờ có giá cả Nhà nước có kế hoạch hóa và kiểm tra chi phí xã hội cần thiếtcân đối nền kinh tế quốc dân, tính toán chi phí và kết quả sản xuất, so sánh hiệuquả kinh tế của việc sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm khác nhau mà không sosánh trực tiếp được

Trong quá trình hình thành giá, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng, sựquan trọng này thể hiện ở chỗ:

- Gía thành là một phần tách biệt của giá trị, trong quá trình lưu thông nóthường trở về doanh nghiệp để bù đắp chi phí của nó

- Gía thành bao gồm : chi phí vật liệu tiền lương, chi phí sử dụng máy, chiphí chung, giá thành chiếm phần lớn giá trị sản phẩm

- Những chi phí sản xuất riêng biệt của từng doanh nghiệpđược xác địnhthông qua các định mức chi phí lao động, vật tư, máy thi công… vì vậytrong quá trình tính toán giá thành sản phẩm bình quân của ngành, những chiphí riêng biệt được biến đổi thành chi phí xã hội bình quân

- Gía thành định mức được coi là tiêu chuẩn của Nhà nước cho phép chi phíđối với các doanh nghiệp về các loại sản phẩm riêng biệt và việc hoàn thành

Trang 17

nhiệm vụ kế hoạch về giá thành là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị kết quảhoạt động kinh tế

Hoàn thiện phương pháp hình thành giá và đảm bảo sự thích ứng của nó với chiphí lao động xã hội cần thiết có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác lãnhđạo và kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân đến việc đánh giá hoạt động kinh tế củacác doanh nghiệp cũng như chế độ khuyến khích lợi ích vật chất của chúng

Gía cả cần phải phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết bù đắp chi phísản xuất lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp Sự haonf thành giá cả nhưvậy sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả hơn nữa đòn bẩy giá trị của sự lãnh đạokinh tế Sự rối loạn trong hệ thống giá cả sẽ ngăn trở sự phát triển của sản xuất vàlàm khó khăn cho việc thực hiện nguyên tắc khuyến khích vật chất

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập, sản phẩm của nó

là những ngôi nhà, bến cảng chiếc cầu, tuyến đường…Trong xây dựng việc

hình thành giá cả thị trường thường gặp nhiều trở ngại do đặc diểm kinh tế

kĩ thuật của sản phẩm xây dựng

Đặc điểm chủ yếu và bao trùm ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả

trong xây dựng là sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, các sản phẩm

xây dựng thường được tiến hành theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng

biệt nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của chủ đầu tư Các sản phẩm này

thường được xây dựng cố định tại nơi sử dụng, phụ thuộc rất nhiều vào điều

kiện tự nhiên, khí hậu nơi xây dựng Tính chất riêng biệt của sản phẩm xây

dựng dẫn đến sự khác nhau về khối lượng công tác và phương thức thực

hiện chúng Ngay cả khi xây dựng theo thiết kế mẫu cũng đòi hỏi những

thay đổi về khối lượng công tác do liên quan đến các điều kiện cụ thể về địa

hình, địa chất, khí hậu thủy văn …nơi xây dựng

Sự đa dạng của các điều kiện khí hậu, tự nhiên và điều kiện kinh tế

theo các vùng trong nước dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết,

kết cấu, chi phí vận chuyển chúng đến nơi xây dựng, về năng suất lao động

và tiền lương của công nhân xây dựng cũng như hệ số về sử dụng thời gian

và năng suất của xe máy thi công do đó dẫn đến sự khác nhau của giá

thành công tác xây lắp

Ngoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới còn

phải tiến hành xây dựng những xí nghiệp sản xuất phụ trợ hoặc xây dựng

những công trình tạm loại lớn… Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm

xây dựng không có giá thống nhất trên thị trường như các sản phẩm công

nghiệp Từng sản phẩm xây dựng có giá trị riêng được xác định bằng

phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán Thông qua cơ chế đấu

thầu giá sản phẩm được xác định khách quan theo quy luật của nền kinh tế

thị trường

Trang 18

1 5 1 Phương pháp xác định giá sản phẩm xây dựng

Như trên đã trình bày: từng sản phẩm xây dựng có giá trị riêng được xácđịnh bằng phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán, thông qua cơ chếđấu thầu giá sản phẩm xây dựng được xác định khách quan theo quy luật của nềnkinh tế thị trường

Cơ sở để lập dự toán là khối lượng công tác được xác định theo tài liệu thiết

kế và đơn giá xây dựng cơ bản

-Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật và biện pháp tổ chức thi công chỉ đạo đểxác định khối lượng công tác

-Các bộ đơn giá do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành áp dụngcho các công trình xây dựng trong khu vực thuộc phạm vi của tình, thành phố đó.Các bộ đơn giá xây dựng phải dựa trên cơ sở:

+Căn cứ vào định mức dự toán

+Căn cứ vào giá vật liệu chi tiết, kết cấu, bán thành phẩm

+Căn cứ vào hệ thống thang lương, bảng lương được ban hành áp dựng cho từngkhu vực

+Căn cứ vào các thông tư hướng dẫn về lập và quản lí dự án đầu tư: ví dụ hiện naychung ta đang sử dụng thông tư 04/2010/TT-BXD về hướng dấn lập và quản lí chiphí đầu tư xây dựng công trình

Nếu các bộ đơn giá xây dựng cơ bản này được tính phù hợp với mức giá trênthị trường thì giá sản phẩm xây dựng xác định bằng phương pháp lập dự toán cũng

sẽ mang tính chất như giá thị trường

Ngoài ra nếu không sử dụng bộ đơn giá có thể sử dụng các bộ định mức xâydựng cơ bản để lập dự toán

1 5 2 Các nguyên tắc hình thành giá

Gía cả phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết, đảm bảo bù đắp chi phísản xuất, lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp Sự hoàn thiện giá cả nhưvậy sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả cao hơn nữa đòn bẩy giá trị của sự lãnhđạo kinh tế

Sự rối loạn trong hệ thống giá cả sẽ ngăn trở sự phát triển của sản xuất vàlàm khó khăn cho việc thực hiện nguyên tắc khuyến khích vật chất

-Gía cả phải được hình thành dựa trên các quy luật khách quan và phù hợpvới các điều kiện kinh tế khách quan

-Sản phẩm xây dựng không có giá trị thống nhất trên thị trường, từng sảnphẩm sẽ có giá riêng và được xác định bằng phương pháp lập dự toán

Trang 19

-Thông qua cơ chế đấu thầu mà giá cả sản phẩm xây dựng được xác địnhkhách quan theo quy luật của nền kinh tế thị trường

1 6 CÁC TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1 6 1 Dự án đầu tư :

Dự án đầu tư xây dựng công trình : là tập hợp các đề xuất bỏ vốn để đầu tư

mở rộng, cải tạo những đối tượng nhất định nhằm mục đích làm tăng thêm sốlượng sản phẩm hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nào đó trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Dự án đầu tư được lập ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mục đích giúp chủ đầu tư

và các cấp quyết định đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, đảm bảo lợi íchkinh tế xã hội mà dự án đầu tư có thể mang lại Tùy theo quy mô tính chất có baloại dự án sau:

- Các dự án quan trọng quốc gia (hoặc dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn) :phải lập báo cáo đầu tư và dự án đầu tư

-Các dự án khác ( không thuộc loại 1 và loại 3): phải lập dự án đầu tư

-Các dự án quy mô nhỏ ( các dự án có tính chất cải tạo sửa chữa có vốn dưới 7 tỷ,các công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo, …) phải lập báo cáo kinh tế kĩthuật

1 6 2 Các bước thiết kế và tài liệu dự toán tương ứng

là bước tất yếu và vô cùng quan trọng của quá trình xây dựng

Để tổ chức thiết kế có hiệu quả và nâng cao chất lượng công tác thiết kế cầnđảm bảo thực hiện đúng trình tự, tiến hành thiết kế theo các bước quy định và xácđịnh nhiệm vụ cụ thể của công tác thiết kế trong mỗi bước

Thiết kế các công trình xây dựng được tiến hành qua các bước theo mộttrình tư nhất định Các bước thiết kế phân biệt với nhau theo mức độ chi tiết củacác bộ phận riêng biệt của nó

Hiện nay theo nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về

“quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình” Các công trình xây dựng thường đượcthiết kế theo 1 bước, 2 bước và 3 bước

Trang 20

Thiết kế một bước: là thiết kế bản vẽ thi công, nó được áp dụng đối vớicông trình chỉ phải lập báo cáo kinh tế kĩ thuật như các công trình xây dựng chomục đích tôn giáo, cá công trình cải tạo xây dựng nâng cấp có tổng mức đầu tư béhơn 15 tỷ đồng

Thiết kế 2 bước: bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công nóđược áp dụng đối với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư, công trình cấpIII và cấp IV

Thiết kế 3 bước: bao gồm thiết kế cơ sở; thiết kế kĩ thuật, và thiết kế bản vẽthi công nó được áp dụng đối với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư cóquy mô lớn phức tạp như công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I, công trình cấp

II

Đối với các công trình có thiết kế 2 bước trở lên thì các bước thiết kế tiếptheo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở các bước thiết kế trước đó đã đượcphê duyệt

SƠ ĐỒ CÁC TÀI LIỆU CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TƯƠNG

ỨNG VỚI CÁC BƯỚC THIẾT KẾ

Hình 1 2

Trang 21

1 6 2 2 Các tài liệu dự toán ứng với từng bước thiết kế:

Việc xác định chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đượ tiến hành trongquá trình thiết kế Vì vậy tính chất và thành phần của tài liệu dự toán phụ thuộc vàocác bước thiết kế

Việc lập thiết kế và dự toán phải phù hợp với thông tư hiện hành của nhànước, các tài liệu dự toán trong các giai đoạn khác nhau của thiết kế được quyđịnh như sau:

CÁC BƯỚC THIẾT KẾThiết kế 1 bước Thiết kế 2 bước Thiết kế 3 bước

Lập báo cáo kinh

Dự án đầu tư-Thiết kế cơ sởTổng mức đầu

Dự toán công trình

Thiết kế bản vẽ thi công

Dự toán hạng mục công trình

Thiết kế tổ chức thi công (Do bên B lập)

Trang 22

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: các chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư, ứng với giaiđoạn này có tài liệu tổng mức đầu tư

- Dự toán công trình: là tổng chi phí cần thiết cho đầu tư xây dựng công trìnhgồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn đầu tưxây dựng, chi phí dự phòng và chi phí khác của công trình Các chi phi này đượctính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật ( đối với công trình thiết kế 3 bước)

và ở thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước

- Dự toán hạng mục công trình: là chi phí cần thiết để hoàn thành hạng mụccông trình hoặc loại công tác riêng biệt theo khối lượng công tác xây dựng được

đề ra trong thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình hoặc của loại công tácriêng biệt đó

- Dự toán thi công : do đơn vị thi công lập dùng để quản lí giá sản phẩmtrong quá trình thi công, nó bao gồm chi phí cần thiết để hoàn thành hạng mụccông trình hoặc loại công tác xây lắp theo khối lượng công tác xây lắp được đề ratrong thiết kế bản vẽ thi công Dự toán thi công được tính theo biện pháp thi côngthực tế mà đơn vị thi công áp dụng

Trang 23

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2 1 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:

2 1 1 Khái niệm :

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình ( hay còn gọi làtổng mức dầu tư): là toàn bộ chi phí dự tính cần thiết để đầu tư xây dựng côngtrình được ghi trong quyết định dầu tư, bao gồm: chi phí xây dựng ; chi phí thiết bị;chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lí dự án; chi phí tư vấn đầu

tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tưxây dựng công trình phù hợp với nội dung của dự án và thiết kế cơ sở, đối vớitrường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kĩ thuật thì tổng mức đầu tư được xác định phùhợp với thiết kế bản vẽ thi công

2 1 2 Nội dung tổng mức đầu tư:

Nội dung cụ thể của tổng mức đầu tư bao gồm 7 loại chi phí đó là: chi phíxây dựng ( GXD); chi phí thiết bị ( GTB); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ( GTV); chiphí quản lý dự án ( GQLDA); chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư ( GBT-TĐC); Chi phíkhác ( GK); và chi phí dự phòng ( GDP)

2 1 2 1 Chi phí xây dựng:

Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựngcũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mụccông trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhàtạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

2 1 2 2 Chi phí thiết bị:

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ ( kể cả thiết bịcông nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chiphí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiếtbị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác

2 1 2 3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:

- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

- Chi phí khảo sát xây dựng;

- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;

Trang 24

- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;

- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổngmức đầu tư, dự toán công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phântích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầutrong hoạt động xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặtthiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình,định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xâydựng,

- Chi phí tư vấn quản lý dự án ( trường hợp thuê tư vấn);

- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;

- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêucầu của chủ đầu tư;

- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứngnhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình ( trường hợp thuê tưvấn);

- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưavào khai thác sử dụng;

- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác

Trang 25

- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương ánthiết kế kiến trúc;

- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc tráchnhiệm của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kếbản vẽ thi công, dự toán công trình;

- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;

- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;

- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theoyêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực vàchứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyếttoán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác

2 1 2 5 Chi phí bồi thường, tái định cư:

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vậtkiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khinhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thườnggiải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹthuật đã đầu tư

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vậtkiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khinhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thườnggiải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹthuật đã đầu tư

Trang 26

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vậtkiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khinhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thườnggiải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ

thuật đã đầu tư

2 1 2 6 Chi phí khác:

Chi phí khác: là những chi phí không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiếtbi; chi phí bồi thường, tái định cư; chi phí quản lí dự án và chi phí tư vấn đầu tưxây dựng nói trên, bao gồm:

- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

- Chi phí bảo hiểm công trình;

- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động banđầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thờigian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trìnhcông nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;

- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

- Một số khoản mục chi phí khác

2 1 2 7 Chi phí dự phòng:

Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việcphát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượtgiá trong thời gian thực hiện dự án

- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệphần trăm ( %) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phíkhác

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án( tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng

Các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư

Trang 27

Hình 1 3

2 1 3 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư:

2 1 3 1 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở của dự án

Phương pháp này tính theo thiết kế cơ sở của dự án, trong đó chi phí xâydựng được tính theo khối lương chủ yếu từ thiết kế cơ sở các khối lượng khác được

dự tính và giá xây dựng phải phù hợp với thị trường, chi phí thiết bị được tính theo

số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thịtrường và yếu tố khác ( nếu có); chi phí bồi thường, tái định cư phải tính theokhối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước cóliên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỉ

lệ phần trăm ( %) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòngđược xác định cho công việc phát sinh được tính bằng tỉ lệ phần trăm ( %) trêntổng các chi phí quy định tại các điểm từ 3 1 đến 3 6 khoản 3 điều 4 nghị định112/2009 NĐ-CP Các chi phí này gồm các chi phí cụ thể sau: chi phí xây dựng;chi phí thiết bị ; chi phí bồi thường, tái định cư; chi phí quản lí dự án; chi phí đầu

tư xây dựng và các chi phí khác

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo côngthức sau:

Chi phí

tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư

Chi phí quản

lý dự án

Chi phí khác

Chi phí dự phòng

Trang 28

- V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- GXD : chi phí xây dựng;

- GTB : chi phí thiết bị;

- GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- GQLDA: chi phí quản lý dự án;

- GTV : chi phí t vấn đầu tư xây dựng;

- GK : chi phí khác;

- GDP : chi phí dự phòng

(1) Xác định chi phí xây dựng của dự án:

Chi phí xây dựng của dự án ( GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của cáccông trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + … + GXDCTn ( 2 2)Trong đó:

- n: số công trình hạng mục công trình thuộc dự án

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theocông thức sau:

GXDCT = ( XDj x Zj + GQXDK) x ( 1 + T GTGT-XD) ( 2 3)Trong đó:

- QXDj: khối lợng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ

j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án ( j=1m);

- Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấuchính thứ j của công trình Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủhoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ ( bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung,thu nhập chịu thuế tính trước) Trờng hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy

đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình đợc tổng hợp theo Bảng 3

1 Phụ lục số 3 của Thông tư 04 /2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 ( sẽ được trìnhbày cụ thể trong phần phương pháp lập dự toán công trình trong chương này)

- GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác cònlại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ ( %) trên tổng chiphí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộphận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình

Trang 29

Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ớc tính tỷ lệ ( %) của chi phí xâydựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạngmục công trình

- TGTGT_XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xâydựng

(2 ) Xác định chi phớ thiết bị của dự án:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được

có thể sử dụng một trong các phơng pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của

dự án:

a, Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyềncông nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dâychuyền công nghệ và giá 1 tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứngthì chi phí thiết bị của dự án ( GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trìnhthuộc dự án

Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toánnêu ở mục 2, phụ lục số 2 của thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010

b, Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị dâychuyền công nghệ bao gồm các chi phí mua sắm thiết bị công nghệ kể cả thiết bịcông nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công ; chi phí đào tạo và chuyển giaocông nghệ; chi phí lắp đăt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyểnbảo hiểm y tế thiết bị; thuế phí và các chi phí có liên quan khác) của nhà sản xuấthoặc của đơn vị cung ứng thiết bị thí chi phí thết bị ( GTB) của dự án có thể lấy trựctiếp từ báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này

c, Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹthuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác địnhtheo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục

vụ của công trình, và được xác định theo công thức :

GTB = STB Xn + CCT-STB ( 2 4)Trong đó:

STB : suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị, diện tích hoặc một đơn vịcông suất, năng lực phục vụ cho công trình thuộc dự án;

CCT-STB : các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bịcủa công trình thuộc dự án

Hoặc chi phí thiết bị cũng có thể dự tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản

Trang 30

xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặccủa công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện

( 3 ) Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ( GBT, TĐC) đợc xác định theo khốilượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhànước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, đượccấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành

(4) Xác định chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác:

Các chi phí như chi phí quản lí dự án ( GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xâydựng ( GTV) và chi phí khác ( GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc theođịnh mức tỉ lệ phần trăm ( %)

Hoặc tổng các chi phí này ( không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện

dự án và vốn lưu động ban đầu ) có thể được ước tính từ 10-15 % của tổng chi phíxây dựng và chi phí thiết bị của dự án

Vốn lưu động ban đầu ( VLD) ( đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãivay trong thời gian thực hiện dự án ( LVay) ( đối với dự án có sử dụng vốn vay) thìtùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự

án để xác định

(5) Xác định chi phí dự phòng của dự án:

Chi phí dự phòng ( GDP) đợc xác định bằng tổng của chi phí dự phòng choyếu tố khối lượng công việc phát sinh ( GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượtgiá ( GDP2) theo công thức:

GDP= GDP1 + GDP2 ( 2 5)Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác địnhtheo công thức sau:

GDP1= ( GXD + GTB + GBT-TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps ( 2 6)

Trong đó:

- Kps : hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%

Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dựphòng cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%

Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá ( GDP2) cần căn cứ vào độ dàithời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thịtrường trong thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loạicông trình và khu vực xây dựng Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá ( GDP2) được

Trang 31

GDP2 = t- LVayt){[1 + ( IXDCTbq  I XDCT)]t - 1} (2 7)Trong đó:

- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu t xây dựng công trình ( năm);

- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án ( t = 1T) ;

- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;

- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t

- IXDCTbq: mức độ trợt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giáxây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thờiđiểm tính toán ( không tính đến những thời điểm có biến động bất thờng về giánguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);

XDCT

I

 : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực

và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính

2 1 3 2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sảnxuất, năng lực phục vụ của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xâydựng ( SXD) và suất chi phí thiết bị ( STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chiphí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư được xácđịnh theo công thức ( 1 1) đã nêu trên

V=GXD+GTB+GBT, TĐC+GQLDA+GTV+GK+GDPViệc xác định tổng mức đầu tư được thực hiện như sau:

 Xác định chi phí xây dựng của dự án

Chi phí xây dựng của dự án ( GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các côngtrình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức ( 2 2) Chiphí xây dựng của công trình, hạng mục công trình ( GXDCT) được xác định theocông thức sau:

GXDCT = SXD x N +CCT-SXD ( 2 8)Trong đó:

Trang 32

- SXD : Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất sản xuất, nănglực phục vụ hay đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tíchcủa công trình, hạng mục công trình thuộc dự án

- CCT-SXD : Các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựnghoặc chưa được tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vịdiện tích hoặc đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mụccông trình thuộc dự án

- N: diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình, hạngmục công trình thuộc dự án

- Xác định chi phí thiết bị của dự án

Chi phí thiết bị của dự án ( GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trìnhthuộc dự án Chi phí thiết bị của công trình ( GTBCT) được xác định theo công thứcsau:

GTBCT = STB x N +CCT-STB (2 9)Trong đó:

- STB: suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị côngsuất, năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án

- CCT-STB : các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bịcủa công trình thuộc dự án

 Xác định chi phí khác

Các chi phí gồm: chi phí bồi thường, tái định cư; chi phí quản lí dự án; chiphí tư vấn đầu tư xây dựng; các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác địnhnhư hướng dẫn tại phương pháp 1 nêu trên

2 1 3 3 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương tự đã thực hiện.

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương tự là những côngtrình xây dựng có cùng loại cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyềncông nghệ ( đối với công trình sản xuất ) tương tự nhau

Tùy theo tính chất đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế-kĩthuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thong tin số liệu của công trình cóthể sử dụng một trong các cách ssau đây để xác định tổng mức đầu tư

a) Trường hợp có đầy đủ thông tin số liệu về chi phí đầu tư xây dựngcủa công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế-kĩthuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác đing theocông thức sau:

Trang 33

V= CTTi x Ht x HKV CT-CTTTi (2 10)Trong đó:

- n: số lượng công trình tương tự đã thực hiện

- i: số thứ tự của công trình đã thực hiện

- GCTTi : chi phí dầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình, tương tự đãthực hiện thứ I của dự án dầu tư ( I =1 n)

- Ht: hệ số quy đổi về thời điểm lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Hkv : hệ số quy đổi về địa điểm xây dựng dự án

- CCT-CTTTi : những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựngcông trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i

b, Trường hợp tính bổ sung thêm ( +GCT-CTTi) những chi phí cần thiết của dự ánđang tính toán nhưng chưa tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mụccông trình của dự án tương tự nhưng không phù hợp hoặc không cần thiết cho dự

án đang tính toán

c, Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình,hạng mục công trình có chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thểxác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần quyđổi các chi phí này về thời điểm lập dự án Trên cơ sở chi phí xây dựng và chi phíthiết bị đã quy đổi này, các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lí

dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ; chi phí khác và chi phí dự phòng được xácđịnh tương tự như hướng dẫn tại phương pháp 1 nêu trên

2 1 3 4 Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư

Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo điều kiện yêu cầu cụ thể của

dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên

để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình

2 2 DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Trang 34

- GQLDA: chi phí quản lý dự án;

- GTV : chi phí t vấn đầu tư xây dựng;

- GK : chi phí khác;

- GDP : chi phí dự phòng

Dự toán xác định ở bước thiết kế bản vẽ kĩ thuật đối với trường hợp thiết kế

ba bước, ở bước bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước và thiết kể một bước Đốivới công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế kĩ thuật thì tổng mức đầu tưđồng thời cũng là dự toán công trình

- Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vậy tư, kếhoạch lao động tiền lương, năng lực xây dựng

- Làm cơ sở để đơn vị sản xuất đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị

2 2 2 Nội dung dự toán xây dựng công trình

Dự toán công trình được xác định trên cơ sơ thiết kế kĩ thuật hoặc thiết kếbản vẽ thi công Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng ( GXD) ; chi phíthiết bị ( GTB) ; chi phí quản lí dự án ( GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng( GTV); chi phí khác ( GK) và chi phí dự phòng ( GDP)

Công thức xác định dự toán công trình:

2 bước )

Trang 35

- Đơn giá xây dựng cơ bản: là chỉ tiêu xác định những chi phí trực tiếp cầnthiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựngtạo nên công trình Đơn giá xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định của

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi công trình được xây dựng

- Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng

- Định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt theo văn bản số1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng

- Định mức tỉ lệ % của chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xâydựng được xác định theo quyết định 957/QĐ-VP ngày 29/9/2009 của BộXây Dựng

- Gía mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản, bảo hiểm theohướng dẫn của bộ Thương Mại, ban vật giá Chính Phủ và bộ Tài Chính

- Định mức các chi phí tính theo tỉ lệ và bảng giá bao gồm:

+ Định mức chi phí chung, giá khảo sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác theocác văn bản hướng dẫn của Bộ Xây Dựng

+Các chi phí khác như: lệ phí địa chính, lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xâydựng các loại thuế, lãi bảo hiểm công trình… theo các văn bản hướng dẫn của các

cơ quan có thẩm quyền

Các văn bản hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình và các tài liệu khác có liênquan

Trình tự lập dự toán công trình được tiến hành như sau:

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kĩ thuật (TKKT), thiết kế thi công ( TKTC),được duyệt

 Nghiên cứu TKKT nhằm nắm được tổng quát dạng kết cấu của công trình,hạng mục công trình và bộ phận chủ yếu, khối lượng công việc

 Nghiên cứu thiết kế tổ chức thi công để nắm được tiến độ thi công, biệnpháp thi công các hạng mục, loại máy thi công chủ yếu, những công trìnhtạm loại lớn phải lập dự toán riêng như : đường công vụ, cầu tránh, đườngtránh đà giáo, dàn giáo…

- Liệt kê các hạng mục công trình cần lập dự toán sau khi nghiên cứu hồ sơthiết kế kĩ thuật, thiết kế tổ chức thi công Thống kê các hạng mục côngtrình có kết cấu giống nhau và biện pháp thi công tương tự thì có thể lậpchung một dự toán hoặc lập cho một hạng mục, bộ phận công trình và sửdụng kết quả cho các hạng mục, bộ phận khác

- Liệt kê các bộ phận công trình trong dự toán hạng mục

Trang 36

- Liệt kê các công tác chủ yếu của từng bộ phận

- Nghiên cứu định mức

- Xây dựng đơng giá cho các danh mục công tác Việc xây dựng đơn giáchi tiết được căn cứ vào các tài liệu: định mức dự toán ( định mức xâydựng cơ bản), bảng giá ca máy vật liệu, bảng tiền lương nhân công

- Lập dự toán hạng mục

- Lập dự toán tổng hợp

- Viết thuyết minh

2 2 4 Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình

Dự toán công trình bao gồm 6 thành phần chi phí: chi phí xây dựng ( GXD);chi phí thiết bị ( GTB); chi phí quản lí dự án ( GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xâydựng ( GTV); chi phí khác ( GK); và chi phí dự phòng ( GDP) Được thể hiện thôngqua sơ đồ sau:

BẢNG 2 1

1, Chi phí xây dựng ( GXD)

- Chi phí xây dựng trong dự toán công trình lập cho công trình, hạng mục

công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phầnviệc, công tác của công trình, hạng mục công trình Chi phí xây dựng được xácđịnh bằng phương pháp lập dự toán Đối với các công trình phụ trợ, các công trình

DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Chi phí quản lý

dự án (GQLDA)

Chi phí khác (GK)

Chi phí

dự phòng (GDP)

Trang 37

dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức chi phí tínhtheo tỉ lệ phần trăm ( %) ( sau đây gọi là định mức tỉ lệ)

2, Chi phí thiết bị : ( GTB)

Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị côngnghệ ( kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công ); chi phí đàotạo, chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

- Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua ( bao gồm cả chi phí thiết kế

và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến côngtrình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam ( đối với thiết

bị nhập khẩu ), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế

và phí bảo hiểm thiết bị công trình

Chi phí mua sắm thiết bi được xác định như sau:

GTB = GMS + GĐT + GLĐ ( 2 12)Trong đó:

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ

Đượcxác định theo công thức sau:

GMS = iMi x ( 1+TGTGT-TB) ( 2 13)Trong đó:

- Qi: khối lợng hoặc số lượng thiết bị ( nhóm thiết bị) thứ i ( i = 1n);

- Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị( nhóm thiết bị) thứ i ( i = 1n), đợc xác định theo công thức:

Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T ( 2 14)Trong đó:

- Gg: giá thiết bị ở nơi mua ( nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bịtại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam ( đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm

cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo;

- Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lợng hoặc một đơn vị số lợng thiết bị( nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình;

- Clk: chi phí lu kho, lu bãi, lu container một đơn vị khối lợng hoặc một đơn

vị số lợng thiết bị ( nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;

Trang 38

- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị sốlượng thiết bị ( nhóm thiết bị) tại hiện trường;

- T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị ( nhóm thiết bị);

- TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị( nhóm thiết bị) thứ i ( i = 1n)

+ Đối với những thiết bị đã xác định giá có thể tính theo số lượng, chủngloại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cáihoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng

+ Đối với những thiết bị chưa xác định giá có thể tạm tính theo báo giá củanhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thờiđiểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện

+ Đối với các thiết bị công nghệ tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chiphí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giásản xuất, gia công một tấn ( hoặc một đơn vị tính ) phù hợp với tính chất, chủngloại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được kí kết hoặc căn cứ vào báogiá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sảnxuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện

-Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dựtoán theo yêu cầu cụ thể từng công trình

-Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đốivới dự toán chi phí xây dựng

-Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thí chi phí thiết bịbao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghitrong hợp đồng

Chi phí thiết bị của công trình được lập theo hướng dẫn tại bảng sau:

Trang 39

2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

3, Chi phí quản lí dự án: ( GQLDA)

Chi phí quản lí dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần thiết

để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lí dự án như: chi phí lập báo cáo đầu tư, lậpbáo cáo kinh tế kĩ thuật; chi phí cho ban tổ chức giải phóng mặt bằng thuộc tráchnhiệm của chủ đầu tư, chi phí thi tuyển kiến trúc sư …

Chi phí quản lí dự án được xác định trên cơ sở tham khảo định mức tỉ lệ do

bộ Xây Dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán

Công thức tính chi phí quản lí dự án:

GQLDA = T x ( GXDtt +GTBtt) ( 2 15)Trong đó :

- T : định mức tỷ lệ % đối với chi phí quản lý dự án;

- GXDtt : Chi phí xây dựng trước thuế;

- GTBtt : Chi phí thiết bị trước thuế;

4, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng : ( GTV )

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm các chi phí :

tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn,thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây khác

Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phílập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế -kĩ thuật không tính trong chi phí tư vấn đầu tưxây dựng công trình của dự toán công trình

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định mức

tỉ lệ do bộ Xây Dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

GTV =  Ci x ( 1 + TiGTGT-TV) +  Dj x ( 1 + TjGTGT-TV) ( 2 16)

Trong đó:

Trang 40

- Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ ( i=1n);

- Dj: chi phí t vấn đầu t xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán ( j=1m);

- TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoảnmục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ;

- TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán

5, Chi phí khác : ( GK):

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác ( k=1l);

- TiGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ;

- TjGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán

Chi phí khác trong dự toán công trình là các chi phí cần thiết không thuộc chiphí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi phí quản

lí dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên

Chi phí khác được xác định bằng định mức tỉ lệ ( %) hoặc bằng cách lập dựtoán Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư,chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đốivới các dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng;chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trướckhi bàn giao ( trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) và các khoản phí và lệ phí khôngtính trong chi phí khác của dự toán công trình

Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc

Ngày đăng: 01/06/2014, 11:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU BẢNG 2. 8 - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG 2. 8 (Trang 52)
BẢNG 2. 9 a. Đối với đơn giá xây dựng chi tiết - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG 2. 9 a. Đối với đơn giá xây dựng chi tiết (Trang 57)
BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ CHI TIẾT - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ CHI TIẾT (Trang 76)
Bảng điện bảng 1 42, 000. 00  42, 000. 00 - Đồ án kinh tế xây dựng
ng điện bảng 1 42, 000. 00 42, 000. 00 (Trang 106)
BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT (Trang 111)
BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ (Trang 138)
Bảng điện bảng 1  8. 00 - Đồ án kinh tế xây dựng
ng điện bảng 1 8. 00 (Trang 150)
BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ (Trang 174)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:  CẦU DẪN CẦU PHÚ LONG ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN THUẬN AN-TỈNH BÌNH DƯƠNG - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: CẦU DẪN CẦU PHÚ LONG ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN THUẬN AN-TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 189)
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH :  CẦU DẪN CẦU PHÚ LONG - Đồ án kinh tế xây dựng
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH : CẦU DẪN CẦU PHÚ LONG (Trang 190)
BẢNG LƯƠNG CƠ BẢN A. 18 - Đồ án kinh tế xây dựng
18 (Trang 195)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w