đề tài tốt nghiệp năm 2013
Trang 1Mục lục
Trang
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1:CƠ SỠ LÍ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU 7
1.1 Sự cần thiết của đấu thầu 7
1.2 Khái niệm,đặc điểm,tác dụng của đấu thầu trong xây dựng 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Đặc điểm của đấu thầu trong xây dựng 8
1.2.3 Tác dụng của đấu thầu 8
1.3 Phân loại đấu thầu 8
1.3.1 Theo hình thức lựa chọn nhà thầu 8
1.3.1.1 Đấu thầu rộng rãi 8
1.3.1.2 Đấu thầu hạn chế 9
1.3.1.3 Chỉ định thầu 9
1.3.1.4 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặt biệt 10
1.3.1.5 Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình 10
1.3.2 Theo phương thức đấu thầu 10
1.3.2.1 Đấu thầu một túi hồ sơ 10
1.3.2.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ 10
1.3.2.3 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn 11
1.3.3 Theo phạm vi đấu thầu 11
1.3.4 Theo tính chất công việc 11
1.4 Trình tự tổ chức thực hiện đấu thầu trong xây dựng 11
1.4.1 Chuẩn bị đấu thầu 11
1.4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu 11
1.4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu 12
1.4.1.3 Mời thầu 12
Trang 21.4.2 Tổ chức đấu thầu 12
1.4.2.1 Phát hành hồ sơ mời thầu 12
1.4.2.2 Tiếp nhận và quản lí hồ sơ dự thầu 13
1.4.2.3 Mở thầu 13
1.4.3 Làm rõ hồ sơ mời thầu 13
1.4.4 Đánh giá hồ sơ dự thầu 13
1.4.5 Làm rõ hồ sơ dự thầu 17
1.4.6 Xét duyệt trúng thầu 18
1.4.7 Trình duyệt,thẩm định kết quả đấu thầu 18
1.4.8 Phê duyệt kết quả đấu thầu 18
1.4.9 Thông báo kết quả đấu thầu 19
1.4.10 Thương thảo,hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 19
1.5 Các hình thức hợp đồng 19
1.5.1 Hình thức hợp đồng trọn gói 19
1.5.2 Hình thức hợp đồng theo đơn giá 20
1.5.3 Hình thức hợp đồng theo thời gian 21
1.5.4 Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm 21
Chương 2: LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP CÔNG TRÌNH 22
2.1 Khái niệm hồ sơ mời thầu 22
2.2 Lập hồ sơ mời thầu gí thầu xây lắp 22
2.2.1 Căn cứ lập hồ sơ mời thầu 22
2.2.2 Yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp 22
2.2.3 Trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu 23
2.2.4 Nội dung hồ sơ mời thầu 23
2.2.4.1 Nội dung tổng quát của hồ sơ mời thầu 23
2.2.4.2 Nội dung chi tiết hồ sơ mời thầu xây lắp 25
2.3 Thẩm định hồ sơ mời thầu 37
2.3.1 Trình tự thực hiện 37
Trang 32.3.2 Cách thức thực hiện 38
2.3.3 Thành phần,số lượng hồ sơ 38
Chương 3: LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP 39
CÔNG TRÌNH : ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÃI ĐẬU BUÝT ĐẦM SEN ĐỊA ĐIỂM : SỐ 03 ĐƯỜNG HÒA BÌNH – PHƯỜNG 03 – QUẬN 11 – TP.HCM 3.1 Giới thiệu chung về gói thầu 39
3.1.1 Giới thiệu về công trình 39
3.1.2 Địa điểm 39
3.1.3 Nội dung quy mô đầu tư 39
3.2 Chỉ dẫn đối vơi nhà thầu 40
3.2.1 Yêu cầu về thủ tục đấu thầu 40
3.2.1.1 Tổng quan 40
3.2.1.2 Nộp hồ sơ dự thầu 45
3.2.1.3 Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu 46
3.2.1.4 Trúng thầu 49
3.2.2 Tiểu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 52
3.2.2.1 Tổng quan phương pháp đánh giá và trình tự đánh giá 52
3.2.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 52
3.2.3 Biểu mẫu dự thầu 61
3.2.4 Bảng tiên lượng 79
3.2.5 Yêu cầu về tiến độ thực hiện 83
3.2.6 Yêu cầu về mặt kỹ thuật 83
3.2.7 Các bản vẽ 89
3.3 Yêu cầu về hợp đồng 89
3.3.1 Điều kiện của hợp đồng 89
3.3.2 Các biểu mẫu trong hợp đồng 98
Danh mục tài liệu tham khảo 106
Trang 4Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
HSDT
BDL
Hồ sơ dự thầu Bảng dữ liệu thầu
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Những chuyển biến của nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấpsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đặc biệt từ năm 1992 đến nay, đã làm thay đổi
bộ mặt kinh tế trong nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng cao nhất trongkhu vực Đông Nam Á, thu nhập đầu người mỗi năm một tăng, làm cải thiện đời sốngnhân dân rất nhiều so với thời tập trung bao cấp trước đây Đầu tư nước ngoài vàotrong nước tăng trong mọi lĩnh vực, Nhà nước đã cải cách các thủ tục hành chính, sửađổi luật, ban hành luật mới để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước
Nhà nước đã có những cải cách lớn đó là đa dạng hoá các thành phần kinh tếnhư: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế
tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, làm cho nền kinh tế có nhữngbước phát triển vượt bậc, hàng hoá phong phú đa dạng, có chất lượng cao Đồng thời
có có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với nhau để tồn tại và phát triểntrên thị trường, không những đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả cácdoanh nghiệp nước ngoài
Để phát triển nền kinh tế, Nhà nước đã có các chính sách ưu tiên để hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam Đồng thời Nhà nước cũng mở rộng cácmối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với nhiều nước trên thế giới, giới thiệu Việt namvới bạn bè quốc tế biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, ổn định Giúp các doanhnghiệp nước ngoài hiểu rõ thị trường Việt Nam hơn và cũng giúp các doanh nghiệptrong nước có cơ hội tìm hiểu và sâm nhập vào thị trường quốc tế
Ngày nay, cùng với sự ra đời của các công ty xây dựng, sự tiến bộ khoa học kỹthuật, công nghệ xây dùng thì sự cạnh tranh trong xây dựng ngày càng gay gắt Cácdoanh nghiệp xây dựng muốn phát triển trong cơ chế thị trường bắt buộc phải tuântheo quy luật thị trường, một trong những quy luật cơ bản là cạnh tranh từ đó nảy sinh
ra một phương thức mới phù hợp với các quy luật kinh tế là đấu thầu
Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy vàkhách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thịtrường xây dựng Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu
tư thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành công trình, tiết kiệm kinhphí đầu tư, sản phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng và thời hạn xây dựng.Đấu thầu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹthuật trong xây dựng, đổi mới công nghệ thi công từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nhà nước
Đấu thầu trong những năm gần đây đã tiết kiệm được một số lượng lớn vốn đầu
tư cho các công trình do Nhà nước làm chủ đầu tư, có thể nói sự chuyển biến của nềnkinh tế dẫn đến sự chuyển biến trong ngành xây dựng nhất là phương thức đấu thầubước đầu đã chứng minh được tính đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế
Vì vậy, với vai trò của mình, nhà nước đang từng bước hoàn thiện quy chế đấu thầucho phù hợp với tình hình mới.(Luật đấu thầu 2005 và nghị định 58/2008/NĐ-CP).Trong thời gian tới, nhà nước cần phải tiếp tục xây dựng, hướng dẫn kiểm tra,thanh tra về đấu thầu cụ thể hơn nữa để tránh các hiện tượng tiêu cực như thông thầu,bán thầu, “quân xanh quân đỏ” gây tác động xấu tới hoạt động xây dựng
Trang 6Hướng tới một tương lai rất gần, khi cánh cửa WTO sẽ được mở rộng ra với cảdoanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh sẽ bình đẳng và gaygắt hơn bao giờ hết Và chắc chắn rằng, các doanh nghiệp xây dựng, các nhà thầu xâydựng cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó Nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng caochất lượng hồ sơ dự thầu là chìa khoá cho sự tồn tại
Do tầm quan trọng của công tác đấu thầu trong các ngành kinh tế nói chung vàngành xây dựng nói riêng, cùng những đặc điểm phân tích trên đối với nền kinh tếnước ta hiện nay, là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Xây Dựng, là người cần hiểu rõcác quy chế về đầu tư xây dựng, về cách thức, quy trình đấu thầu, trong luận văn tốtnghiệp này em muốn đi sâu tìm hiểu rõ hơn về cách thức lập một hồ sơ mời thầu gói
thầu xây lắp Nhiệm vụ thiết kế luận văn tốt nghiệp được giao là: " Lập hồ sơ mời thầu xây lắp công trình” Đề tài này được nghiên cứu vấn đề đấu thầu trong xây
dựng, đặc biệt khâu lập hồ sơ mời thầu, nghiên cứu về cách thức lập hồ sơ mời thầu,đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về xây lắp, về hợp đồng đảm bảo chính xác côngbằng và tiết kiệm
Kết cấu luận văn gồm: (3 chương)
Chương 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu
Chương 2: Lập hồ sơ mời thầu xây lắp công trình
Chương 3: Lập hồ sơ mời thầu xây lắpCông trình : đầu tư xây dựng bãi đậu xe buýt đầm senĐịa điểm : số 03 đường hòa bình – phường 03 – quận 11 – tp.hcm
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU
1.1 Sự cần thiết của đấu thầu
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước đã phát triển không ngừng vàduy trì ở tốc độ cao đó là minh chứng rõ ràng nhất cho những đổi mới quan trọng trongcông tác quản lý nền kinh tế Từ một cơ chế quản lý tập trung với một kế hoạch cứngnhắc, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đổi mới công tác quản lý có tácdụng rõ rệt trong việc giữ vững thế ổn định và tạo nên mức tăng trưởng cao của nềnkinh tế quốc dân
- Trong xây dựng cơ bản, theo cơ chế cũ chúng ta chủ yếu quản lý bằng phươngpháp giao nhận thầu theo kế hoạch Hiện nay, theo cơ chế mới, chúng ta đang tiếnhành áp dụng nhiều phương thức thích hợp với cơ chế thị trường Ngoài các hình thứcgiao nhận thầu xây lắp trực tiếp như trước đây (hiện nay là chỉ định thầu cho nhữngcông trình đặc biệt), chúng ta đang áp dụng phương thức đấu thầu
- Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết cho sựphát triển của nền kinh tế quốc dân Trong khi chúng ta còn thiếu vốn đầu tư xây dựng
cơ bản, chúng ta không thể không quản lý sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, songchưa có phương thức nào quản lý tối ưu hơn là phương thức đấu thầu Đấu thầu đã tạonên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Nó đã có tácđộng lớn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động xây dựng các công trìnhgiao thông
1.2 Khái niệm, đặc điểm, tác dụng của đấu thầu trong xây dựng
1.2.1 Khái niệm
- Đứng ở góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trongxây dựng nhằm lựa chon người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm máymóc thiết bị…) và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình
- Đứng ở góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thôngqua đó nhà thầu dành được cơ hội nhận thầu, khảo sát, thiết kế, mua sắm máy mócthiết bị và xây dựng công trình
- Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thựchiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầucủa bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu
- Theo Khoản 2/ Điều 4/ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11: Đấu thầu là quá trìnhlựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộccác dự án quy định tại Điều 1 của luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, côngbằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
Trang 81.2.2 Đặc điểm của đấu thầu trong xây dựng
- Đặc điểm cơ bản nhất của phương thức đấu thầu xây dựng là trong nó chứađựng các yếu tố cạnh tranh trong nhận thầu Cơ quan kế hoạch các cấp không chỉ định
tổ chức nhận thầu Các tổ chức xây dựng muốn có việc làm để tồn tại và phát triểnphải tự tìm hiểu nhu cầu thị trường thông qua báo mời thầu (hoặc qua tiếp xúc thămdò…) và phải cạnh tranh với các tổ chức xây dựng khác về thời gian thi công, chấtlượng, giá cả… để thắng thầu Các chủ đầu tư muốn thực hiện được các dự án đầu tưphải chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về vốn, mặt bằng xây dựng, thiết bịcông nghệ và các thủ tục cần thiết khác để tổ chức đấu thầu xây dựng
1.2.3 Tác dụng của đấu thầu trong xây dựng
- Tác dụng của đấu thầu trước hết thể hiện ở chỗ thông qua việc đấu thầu, chủđầu tư và nhà thầu đều phải tính toán các hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng côngtrình trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chấtlượng công trình và thời gian xây dựng, nhanh chóng đưa vào sản xuất và sử dụng,không chờ ỷ lại vào Nhà nước
- Nhờ đấu thầu mà chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứngcác yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, trình độ thi công đảm bảo kế hoạch tiến độ
và giá trị hợp lý tránh được tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu và do đó trênthực tế quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn xây dựng, kích thích cạnh tranh giữa các nhàthầu Vì vậy, về một phương diện nào đó đấu thầu có tác dụng tích cực thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển
- Đối với các nhà thầu, đấu thầu cũng mang lại lợi ích quan trọng đó là đảm bảotính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các nhàthầu Do phải cạnh tranh nên mỗi nhà thầu đều phải cố gắng tìm tòi kỹ thuật, côngnghệ, biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu, phải có trách nhiệm cao đối vớicông việc nhận thầu nhằm giữ được uy tín đối với khách hàng, do vậy chất lượng côngtrình được nâng cao, giá thành xây dựng được chú trọng
1.3 Phân loại đấu thầu
1.3.1 Theo hình thức lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu có thể thực hiện theo các phương thức sau:
1.3.1.1 Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bênmời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phươngtiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web vềđấu thầu của Nhà nước và của Bộ ngành địa phương tối thiểu mười ngày trước khiphát hành hồ sơ mời thầu
Đối với những gói thầu lớn phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu phảitiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách năng lực tham gia đấu thầu.Hình thức đấu thầu này được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên
cơ sở tham gia của các nhà thầu Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng tùy theo từng
dự án cụ thể, trong phạm vi một địa phương, một vùng, liên vùng, toàn quốc hoặcquốc tế
Trang 91.3.1.2 Đấu thầu hạn chế
Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho góithầu;
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu cótính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêucầu của gói thầu nhưng phải có tối thiểu năm nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệmtham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư trình người
có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc ápdụng hình thức lựa chọn khác
- Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá 100 triệu đồng để duy trì hoạt độngthường xuyên theo khoản 2 Điều 1 của Luật đấu thầu
- Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để đảm bảo yêu cầu
về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật;
- Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tàisản và tính mạng của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêmtrọng đến công trình liền kề, bao gồm:
Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòngchống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
Gói thầu xử lý sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải làm ngay;
Gói thầu phục vụ di dân vùng sạt lở hoặc phòng, chống bão, lụt trong trườnghợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản;
Gói thầu xử lý sự cố công trình trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàntính mạng con người và tài sản
- Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch, gói thầudịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trongtrường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu củagói thầu
- Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn đượcbảo hộ quyền tác giả, được chỉ định để thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáonghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định
Trang 10- Gói thầu dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin để nâng cấp, mở rộng phầnmềm mà trước đó đã được cung cấp từ một nhà thầu và nhà thầu khác không thể cungcấp do cần đảm bảo tính tương thích về mặt công nghệ với phần mềm trước;
- Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩmnghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
- Gói thầu di dời các công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng
mà chỉ có một đơn vị được thực hiện do yêu cầu đặc biệt chuyên ngành;
- Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng côngtrình;
- Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợgiảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn:trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ởđịa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhucầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đề xuất phương án thực hiện hiệu quả nhất;
- Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.1.3.1.4 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựachọn nhà thầu nêu ở trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu đảm bảomục tiêu canh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh
1.3.1.5 Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn đối với gói thầu thiết kế kiến trúc công trình xâydựng thông qua ti tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định
1.3.2 Theo phương thức đấu thầu
Có 3 phương thức đấu thầu
1.3.2.1 Đấu thầu một túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộngrãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC Nhàthầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầucủa hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần
1.3.2.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng rộng rãi đối với đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về
kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mởthầu được tiến hành hai lần; trong đó đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánhgiá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá làđáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có yêu cầu
kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được
mở để xem xét, thương thảo
Trang 111.3.2.3 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộngrãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa xây lắp, gói thầu EPC có kỹthuật công nghệ mới, phức tạp, đa dạng, và được thực hiện theo trình tự sau:
- Trong giai đoạn một: theo hồ sơ mời thầu của giai đoạn một , các nhà thầu nộp
đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi
ới những nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai
- Trong giai đoạn hai: theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã thamgia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹthuật, đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu
1.3.3 Theo phạm vi đấu thầu
- Đấu thầu trong nước là hình thức lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu củabên mời thầu với sụ tham gia của các nhà thầu trong nước
- Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bênmời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nha thầu trong nước
1.3.4 Theo tính chất công việc
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Tư vấn là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiếnthức, kinh nghiệm cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trìnhchuẩn bị và thực hiện dự án
- Đấu thầu mua sắm hàng hóa: Hàng hóa là máy móc, phương tiện vận chuyển,thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ) bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền
sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bánthành phẩm)
- Đấu thầu xây lắp: Xây lắp là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắpđặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình
- Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án
1.4 Trình tự tổ chức thực hiện đấu thầu trong xây dựng
1.4.1 Chuẩn bị đấu thầu
1.4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
- Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiệntrước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực,kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầumua sắm hàng hóa, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầuxây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển
- Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm:
Lập hồ sơ mời sơ tuyển;
Thông báo mời sơ tuyển;
Trang 12 Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển;
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển;
Thông báo kết quả sơ tuyển
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyểntheo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực
kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm
1.4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nộidung sau đây:
Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệmchuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, sốlượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêuchuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường vàcác yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theobảng tiên lượng; chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác
Yêu cầu về mặt tài chính thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện góithầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanhtoán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung
và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảohiểm và các yêu cầu khác
1.4.1.3 Mời thầu
Việc mời thầu được thực hiện theo yêu cầu sau đây:
- Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi
- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơtuyển
1.4.2 Tổ chức đấu thầu
1.4.2.1 Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, chocác nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhàthầu đã vượt qua bước sơ tuyển
Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành cần thông báo đến cácnhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu 10 ngày trước thời điểm đóng thầu
1.4.2.2 Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Trang 13Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầutiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật” Hồ sơ dự thầu nộp sau thờiđiểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.
1.4.2.3 Mở thầu
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu với các
hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bốtrong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đạidiện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự
1.4.3 Làm rõ hồ sơ mời thầu
- Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghịđến bên mời thầu để xem xét và xử lý
- Việc là rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hìnhthức sau đây:
Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về nhữngnội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ Nội dung trao đổi phải đượcbên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành biên bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửicho các nhà thầu
- Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 2 Điều này là một phần của
hồ sơ mời thầu
1.4.4 Đánh giá hồ sơ dự thầu
Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, khôngbảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu
Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo các quy định sau đây:
- Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầucủa hồ sơ mời thầu;
- Đối với gói mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trêncùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ
dự thầu Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạngcác hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đềxuất về mặt tài chính đối với các nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật
1.4.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật:
Sử dụng phương pháp chấm điểm
- Sử dụng thang điểm (100, 1.000,…) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹthuật Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hànghóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định85/2009/NĐ-CP Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo
Trang 14tính chất của từng gói thầu nhưng phải đảm bảo không thấp hơn 70% tổng số điểm vềmặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cáo không thấp hơn 80%.
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiếtkế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảođảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa của nội dung công việc tương ứng
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu vềmặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹthuật
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiếtkế), hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá chotừng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu của nội dungcông việc tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểmyêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu
Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”
- Tiêu chuẩn đánh giá:
Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định
85/2009/NĐ-CP Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nộidung Đối với các nội dung yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí
“đạt” hoặc “không đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng khôngđược vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá
- Hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cảnội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung không yêu cầu cơbản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”
1.4.4.2 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóaTiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm tiêuchuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu và tiêu chuẩn đánh giá về mặt
kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với góithầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và nước ngoài; kinhnghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan tới gói thầu;
- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộchuyên môn có liên quan tới gói thầu;
- Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn,doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đông đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm
a, điểm b, và điểm c khoản này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu
Trang 15Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”,
“không đạt” Nhà thầu “đạt” cả ba nội dung nêu tại các điểm a, điểm b, điểm c khoảnnày thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24Nghị định 85/2009/NĐ-CP và bao gồm các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu
về số lượng, chất lượng đối với hàng hóa nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:
- Đặc tính thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dungkhác;
- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chứccung cấp, lắp đặt hàng hóa;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
- Khả năng thích ứng về mặt địa lý;
- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
- Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
- Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạochuyển giao công nghệ (nếu có)
Nội dung xác định giá đánh giá:
Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật,tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh xếp hạng các hồ sơ dự thầu.Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dựthầu Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu (Trường hợp có thư giảm giá thì thực hiện theo quy địnhtại khoản 13 Điều 70 Nghị đih 85/2009/NĐ-CP);
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa đổi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiềnchung (nếu có);
- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất củamáy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí vận hành,duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
Điều kiện tài chính, thương mại;
Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
Các yếu tố khác
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánhgiá cho phù hợp Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giáđánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất
Trang 161.4.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua xây lắp gồm tiêu chuẩnđánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu và tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹthuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối vớigói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiệntrường tương tự;
- Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thựchiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công
để thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn,doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm
a, điểm b và điểm c khoản này phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu
Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại các khoản này được sử dụng theo tiêu chí
“đạt”, “không đạt” Nhà thầu “đạt” cả ba nội dung nêu tại các điểm a, điểm b, điểm ckhoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24Nghị định 85/2009/NĐ-CP và bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng đối với cácyêu cầu về hồ sơ thiết kế và tiên lượng kèm theo, cụ thể:
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi côngphù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhàthầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơmời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mờithầu Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu cần nêu tiêu điểm đánh giá đối với đề xuất
về biện pháp thi công khác đó của nhà thầu
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy,chữa cháy, an toàn lao động;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;
- Tiến độ thi công;
- Các nội dung khác (nếu có)
Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu mà sử dụng phương phápchấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với cáctiêu chuẩn về kỹ thuật trên đây Trường hợp cho phép nhà thầu chào phương án thaythế hoặc bổ sung để tìm kiếm những đề xuất sáng tạo của nhà thầu mang lại hiệu quả
Trang 17cao hơn cho gói thầu thì phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và phải nêu rõ tiêuchuẩn, phương pháp đánh giá đề xuất thay thế, bao gồm cả giá dự thầu.
Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xâylắp có yêu cầu đơn giản về mặt kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể quy định việcđánh giá được tiến hành kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về mặt kỹ thuật và giá dựthầu của nhà thầu với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà thầu đề xuất
Nội dung xác định giá đánh giá
Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật,tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ thầu.Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá Việc xácđịnh thực hiện theo trình tự sau đây:
- Đưa các chí phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hànhduy tu bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng góithầu cụ thể;
Điều kiện tài chính, thương mại;
Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (Nếu có);
Các yếu tố khác
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánhgiá cho phù hợp Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giáđánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất
1.4.5 Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu
- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầucủa bên mời thầu Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổitrực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của
hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phảithể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dựthầu
- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có
hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ
Trang 181.4.6 Xét duyệt trúng thầu
1.4.6.1 Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiệnsau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
- Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân
sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;
- Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp góithầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
1.4.6.2 Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp vàEPC
Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét
đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
- Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
- Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thốngđiểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;
- Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
1.4.7 Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu.
- Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người cóthẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩmđịnh
- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáothẩm định kết quả đầu tư trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩmquyền xem xét, quyết định
1.4.8 Phê duyệt kết quả đấu thầu
- Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầutrên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu
- Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải
có các nội dung sau đây:
Tên nhà thầu trúng thầu;
Giá trúng thầu;
Hình thức hợp đồng;
Thời gian thực hiện hợp đồng;
Các nội dung cần lưu ý (nếu có)
Trang 19- Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấuthầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựachọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
1.4.9 Thông báo kết quả đấu thầu
- Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phêduyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền
- Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầukhông trúng thầu
1.4.10 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp hợp đồng
- Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúngthầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
Kết quả đấu thầu được duyệt;
Mẫu hợp đồng đã điền đầy đủ thông tin cụ thể của gói thầu;
Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhàthầu trúng thầu (nếu có);
Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu vànhà thầu trúng thầu
- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầutiến hành ký kết hợp đồng
- Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư thìchủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạngtiếp theo Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thìbáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định
Trang 20- Đối với hình thức hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói thuộc gói thầugồm hai hoặc nhiều phần công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáonghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thì trong hợp đồng cần quy định phương thứcthanh toán cho từng phần, trong đó quy định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiêncứu tiền khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần côngviệc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thikhông được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáonghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừhình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá trị hợp đồng và các điềukhoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quyđịnh, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơngiá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máymóc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác
- Đối với công việc xấy lắp, trong quá trình thương thảo hoàn thiện hợp đồng,các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt,nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiệnbảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáochủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợpvới thiết kế Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn góiđược ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã hoàn thiện để hoàn thành theothiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnhhưởng tới khối lượng thanh toán cho nhà thầu Việc thanh toán cho nhà thầu được tiếnhành theo quy định tại khoản 1 Điều này
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng côngviệc Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc)thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai phải có trách nhiệm đền bù và xử lý theoquy định của pháp luật Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấnlập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việctính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏathuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này
1.5.2 Hình thức hợp đồng theo đơn giá
Hình thức hợp đồng theo đơn giá được áp dụng cho những thành phần công việcchưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng
Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá được quy định tạiĐiều 50 của Luật đấu thầu, cụ thể như sau:
- Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giáđược điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc thực tế mà nhàthầu đã thực hiện
- Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhàthầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêutrong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho khối lượng công việc thực tế đã thựchiện Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn
Trang 21thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầuđược thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bảnnghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu
- Việc thanh toán phải căn cứ vào các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng.Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu cần tuân thủ quyđịnh tại Điều 53 Nghị định 85/2009/NĐ-CP
1.5.3 Hình thức hợp đồng theo thời gian
Hình thưc hợp đồng theo thời gian được áp dụng cho những công việc nghiên cứuphức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện
Việc thanh toán cho nhà thầu đối với hình thức theo thời gian được thực hiện nhưsau:
- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được tính bằng cách lấylương cơ bản và các chi phí liên quan do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận được nêutrong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17Điều 2 của Luật sửa đổi nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày,giờ)
- Các khoản chi phí ngoài chi phí cho chuyên gia quy định tại khoản 1 Điều này,bao gồm chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và các chi phí khác thì thanhtoán theo phương thức quy định trong hợp đồng Đối với mỗi khoản chi phí này, tronghợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán: thanh toán theo thực tế dựa vào hóađơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình, thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuậntheo hợp đồng
1.5.4 Hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
Hình thức hợp dồng theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc
tư vấn thông thường, đơn giản
Giá hợp đồng không được thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng Giáhợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc.Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầuhoàn thành các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng
CHƯƠNG 2: LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU
Trang 22XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
2.1 Khái niệm hồ sơ mời thầu
- Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầuhạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn
bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầutrúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
- Hồ sơ mời thầu xây lắp: Là hồ sơ của gói thầu xây lắp Trường hợp nội dungcủa gói thầu không chỉ thuần túy bao hàm trong lĩnh vực xây lắp, mà còn bao hàm cảlĩnh vực mua sắm hàng hóa và tư vấn thì hồ sơ mời thầu cho gói thầu này cũng phảiđảm bảo đầy đủ các yêu cầu với từng lĩnh vực đó
2.2 Lập hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp
2.2.1 Căn cứ lập hồ sơ mời thầu
- Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan nhưBáo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư kèm theo
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Các văn bản của pháp luật ban hành quy định về đấu thầu:
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về Xây dựng;
Luật sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 2009;
Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thihành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu Xây dựng theo Luật Xây dựng
Thông tư 01/2010/TT-BKH ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư về Ban hành mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và điều ước quốc tế hoặc các văn bảnthỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA
- Thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toán hoặc tổng dự toán được duyệt (nếu có, riêngđối với xây lắp thì bắt buộc)
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tếhoặc các quy định liên quan
2.2.2 Yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp
- Hồ sơ mời thầu phải đảm bảo nêu đầy đủ, chính xác, rõ ràng, khách quan nhữngnội dung yêu cầu của gói thầu phù hợp với các căn cứ lập hồ cơ mời thầu
- Yêu cầu kỹ thuật: Trong hồ sơ mời thầu phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèmbảng tiên lượng, yêu cầu về lao động, máy móc thiết bị thi công, yêu cầu về môitrường, tiến độ và các yêu cầu khác Mặt khác phải nêu đầy đủ làm rõ những đặc tính
kỹ thuật của các loại vật tư sẽ được sử dụng vào công trình, tức là phải diễn đạt bằnglời một cách cụ thể, chi tiết những yêu cầu kỹ thuật trong các bản vẽ thiết kế, cũng nhưquy trình và kỹ thuật thực hiện việc xây lắp các loại vật tư thiết bị Bên mời thầu có
Trang 23trách nhiệm xác định khối lượng mời thầu một cách đầy đủ, rõ ràng để làm cơ sở chocác nhà thầu chào thầu theo khối lượng đó.
- Yêu cầu về tài chính, thương mại: Nêu rõ yêu cầu loại giá cần cung cấp tại châncông trình hay giá FOB, CIF hoặc các loại giá khác, đồng tiền bỏ thầu và tỷ giá quyđổi để so sánh (nếu có); nguồn tài chính và các vấn đề có liên quan như tín dụng, lãi vàphí các loại, thời gian vay trả, loại hợp đồng và các vấn đề có liên quan; thời gian giaohàng; điều kiện thanh toán…
- Những yêu càu nêu trong hồ sơ mời thầu phải rõ ràng, tránh sử dụng những từngữ khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau gây khó khăn cho nhà thầukhi chuẩn bị hồ sơ dự thầu Yêu cầu các phần trong hồ sơ mời thầu phải đảm bảo tínhthống nhất, trách cùng một vấn đề nhưng lại được thể hiện thành những nội dung yêucầu khác nhau
- Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu ngaytrong hồ sơ mời thầu Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải căn cứ vào yêu cầu cụthể được nêu trong hồ sơ mời thầu, tiêu chí đánh giá phải phù hợp với những yêu cầu
cụ thể đó
2.2.3 Trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu
- Hồ sơ mời thầu do bên mời thầu có trách nhiệm lập hoặc thuê chuyện gia, tưvấn lập Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng
và hiệu quả của gói thầu Khi lập hồ sơ mời thầu cần sử dụng các cơ quan, cá nhân có
đủ năng lực, trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu để đảm bảo chấtlượng hồ sơ mời thầu, tạo thuận lợi cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ mời thầu và tạo thuậnlợi cho việc xét thầu
- Bên mời thầu có trách nhiệm trình hồ sơ mời thầu lên người có thẩm quyềnhoặc cấp có thẩm quyền (theo quy định hiện hành) hoặc Chủ dự án, chủ đầu tư (theo
dự thảo Pháp lệnh về đấu thầu) phê duyệt làm có sở cho việc phát hành Người cótrách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu cần sử dụng bộ phận giúp việc chuyên trách củamình hoặc thuê tư vấn thẩm định nội dung hồ sơ mời thầu trước khi phê duyệt
- Tỏ chức và cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu chịu trách nhiệm
về tính chính xác, rõ ràng minh bạch của hồ sơ mời thầu
2.2.4 Nội dung hồ sơ mời thầu
2.2.4.1 Nội dung tổng quát của hồ sơ mời cầu
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Đốivới các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêuchuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầukhẳng định lại các thông tin đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển và cập nhật thông tin
về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu
- Trường hợp gói thầu cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợpvới yêu cầu của gói thầu, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu kê khai trong hồ sơ dựthầu số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ chuyên gianước ngoài để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện
Trang 24công việc mà lao động trong nước có khả năng làm việc và đáp ứng yêu cầu của góithầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.
- Hồ sơ mời thầu không được yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóatheo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu Trường hợp đặc biệt cần thiếtphải nêu nhãn hiệu, catalo của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa từ một nướcnào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật thì phải ghi kèm cụm từ
“hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalo hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ kháiniệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng làtương đương với các hàng hóa đã nêu Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàngthuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp;trong trường hợp cần thiết, đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêucầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) đểloại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đápứng quy định tai khoản 2 Điều 28 Nghị định 85/2009/NĐ-CP
Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 củaLuật Đấu thầu
Nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp không đáp ứng điều kiện về năng lực hoạtđộng xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng;
Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thàu nhưng không hợp lệ: cógiá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, khôngnộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên gói thầu,tên nhà thầu (trường hợp đối với nhà thầu liên danh theo quy địh tại Điều 32 Nghị định85/2009/NĐ-CP), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảolãnh của ngân hàng , tổ chức tài chính)
Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
Đơn dự thầu không hợp lệ;
Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơmời thầu;
Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều hình mức giáhoặc có giá kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư
Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầuchính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh)
Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy địnhtại Điều 12 của Luật Đấu thầu khoản 3, khoản 21 điều 2 của Luật sửa đổi
Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu
Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mờithầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xét tiếp
2.2.4.2 Nội dung chi tiết hồ sơ mời thầu xây lắp
Trang 25 Nội dung chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp theo THông tư số BKH.
01/2010/TT-T
I
CHỈ DẪN NHÀ THẦU
1 Yêu cầu về thủ tục đấu
- Nộp hồ sơ dự thầu
- Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
- Trúng thầu
2 Bảng dữ liệu đấu thầu
3 Tiêu chuẩn đánh giá và
nội dung xác định giá đánh giá
4 Biểu mẫu dự thầu - Đơn dự thầu
- Thỏa thuận liên danh
- Bảng kê khai máy móc thiết bị thicông chủ yếu
- Bản kê khai công cụ, thí nghiệm kiểmtra tại hiện trường thi công
- Phạm vi công việc sử dụng nhà thầuphụ
- Danh sách cán bộ chủ chốt
- Bảng kê khai năng lực kinh nghiệmchủ chốt
- Bản kê khai sử dụng chuyên gia, cán
bộ kỹ thuật nước ngoài
- Biểu tổng hợp giá dự thầu
- Biểu chi tiết giá dự thầu
- Phân tích giá dự thầu đối với đơn giáxây dựng chi tiết
- Phân tích giá dự thầu đối với đơn giáxây dựng tổng hợp
- Bảng tính giá vật liệu trong đơn giáthầu
- Các hợp đồng đang thực hiện của nhàthầu
- Hợp đồng tương tự do nhà thầu thựchiện
- Kê khái năng lực tài chính của nhàthầu
- Bảo lãnh dự thầu
I
I YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP1 Giới thiệu về dự án và gói thầu
Trang 262 Bảng tiên lượng
3 Yêu cầu về tiến độ thực hiện
4 Yêu cầu về mặt kỹ thuật
5 Các bản vẽ
I
II
YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG
1 Điều hiện chung của hợp đồng
2 Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Mục 1: Nội dung đấu thầu
1 Bên mời thầu mời nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp thuộc dự án nêutại Bảng dữ liệu thầu (BDL) Tên gói thầu và nội dung công việc chủ yếu được mô tả
trong bảng BDT.
2 Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đếnngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có) Thời gian thực hiện hợp đồngđược quy định trong BDL
3 Nguồn vốn để thực hiện gói thầu được quy định trong BDL
Mục 2: Điều hiện tham gia đấu thầu của nhà thầu
1 Có tư cách hợp lệ như quy định trong BDL;
2 Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu (HSDT) với tư cách là nhà thầu độclập hoặc là nhà thầu liên danh Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữacác thành viên, trong đó quy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung
và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu
3 Đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu nêu trong thông báo mời thầu (trường hợpđấu thầu rộng rãi) hoặc thư mời thầu (trường hợp đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộngrãi có sơ tuyển)
4 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như quy định trong BDL
5 Không bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu
Mục 3: Tính hợp lệ của vật tư, máy móc, thiết bị được sử dụng
1 Vật tư, máy móc thiết bị đưa vào xây lắp công trình phải có xuất xứ rõ ràng,hợp pháp và theo những yêu cầu khác nêu tại BDL Nhà thầu phải nêu rõ xuất xứ củavật tư, máy móc, thiết bị; ký, mã hiệu, nhãn mác (nếu có) của sản phẩm
2 “Xuất xứ của vật tư, máy móc thiết bị” được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổnơi sản xuất ra toàn bộ vật tư, máy móc, thiết bị hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến
cơ bản cuối cùng đối với vật tư, máy móc thiết bị trong trường hợp có nhiều nước hoặclãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất vật tư, máy móc, thiết bị đó
3 Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu để chứng minh sự phù hợp (đáp ứng) củavật tư, máy móc, thiết bị theo yêu cầu được quy định trong BDL
Mục 4: Chi phí dự thầu
Trang 27Nhà thầu chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham gia đấu thầu, kể từ khi mua
hồ sơ dự thầu (HSMT) cho đến khi thông báo kết quả đấu thầu, riêng đối với nhà thầutrúng thầu tính đến khi ký hợp đồng
Mục 5: HSMT và giải thích làm rõ HSMT
1 HSMT bao gồm các nội dung được liệt kê tại mục “Nội dung chi tiết mẫu hồ sơmời thầu xây lắp theo Thông tư số 01/2010/TT-BKH” Việc kiểm tra, nghiên cứu cácnội dung của HSMT để chuẩn bị HSDT thuộc trách nhiệm của nhà thầu
2 Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản
đề nghị đến bên mời thầu theo địa chỉ và thời gian ghi trong BDL (nhà thầu có thểthông báo trước cho bên mời thầu qua fax, e-mail ) Sau khi nhận được văn bản yêucầu làm rõ HSMT tho thời gian quy định trong BDL, bên mời thầu sẽ có văn bản trảlời và gửi cho tất cả các nhà thầu mua HSMT
Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổinhững nội dung trong HSMT mà các nhà thầu thấy chưa rõ Nội dung trao đổi sẽ đượbên nhà thầu ghi lại thành văn bản làm rõ HSMT giử cho tất cả các nhà thầu muaHSMT
Mục 6: Khảo sát hiện trường
1 Nhà thầu chịu trách nhiệm khảo sát hiện trường phục vụ cho việc lập HSDT.Bên mời thầu tạo điều kiện, hướng dẫn nhà thầu đi khảo sát hiện trường theo quy địnhtại BDL Chi phí khảo sát hiện trường để phục vụ cho việc lập HSDT thuộc tráchnhiệm của nhà thầu
2 Bên mời thầu không chịu trách nhiệm pháp lý về những rủi ro đối với nhà thầuphát sinh từ việc khảo sát hiện trường như tai nạn, mất mát tài sản và các rủi ro khác
Mục 7: Sửa đổi HSMT
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi xây lắp hoặc các nội dung yêu cầukhác, bên mời thầu sẽ tiến hành sửa đổi HSMT (Bao gồm cả việc gia hạn thời hạn nộpHSDT nếu cần thiết) bằng cách gửi văn bản sửa đổi HSMT đến tất cả các nhà thầu muaHSMT trước thời điểm đóng thầu một số ngày nhất định được quy định trong BDL Tàiliệu này là một phần của HSMT Nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu là đã nhậnđược các tài liệu sửa đổi đó bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theođường bưu điện, fax hoặc e-mail
b CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU
2 Giá dự thầu và biểu giá;
3 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
4 Tài liệu chứng minh tính hợp lệ và sự phù hợp (đáp ứng) của vật tư, máy móc,thiết bị đưa vào xây lắp;
Trang 28nhà thầu và biểu đồ tiến độ thực hiện hợp đồng; biểu đồ huy động nhân lực, thiết bị,máy móc và vật tư, vật liệu chính phục vụ thi công và các nội dung khác theo yêu cầucủa HSMT.
7 Các nội dung khác quy định tại BDL
Mục 10: Thay đổi tư cách tham gia đấu thầu
Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (Tên) tham gia đấu thầu so với khimua HSMT thì thực hiện theo quy định tại BDL
Mục 11: Đơn dự thầu
Đơn dự thầu do nhà thầu chuẩn bị và phải được ghi đầy đủ, có chữ ký của người đạidiện hợp pháp của nhà thầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc ngườiđược ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền hợp lệ) Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửikèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định trong BDL để chứng minh tư cách hợp lệcủa người được ủy quyền Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợppháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liêndanh có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầuliên danh ký đơn dự thầu Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thựchiện như đối với nhà thầu độc lập
Mục 12: Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT
1 Trừ trường hợp quy định tại BDL, đề xuất phương án kỹ thuật nêu trong HSDT(Phương án thiết kế mới) thay thế cho phương án kỹ thuật nêu trong HSMT sẽ khôngđược xem xét
2 Khi nhà thầu đề xuất các phương án kỹ thuật thay thế vẫn phải chuẩn bị HSDTtheo yêu cầu của HSMT (Phương án chính) Ngoài ra, nhà thầu phải cung cấp tất cảcác thông tin cần thiết bao gồm bản vẽ thi công, giá dự thầu đối với phương án thaythế trong đó bóc tách các chi phí cấu thành, quy cách kỹ thuật, biện pháp thi công vàcác nội dung liên quan khác đối với phương án thay thế Phương án thay thế chỉ đượcxem xét đối với nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất theo phương án quy định trongHSMT
Mục 13: Đề xuất biện pháp thi công trong HSDT
Trừ các biện pháp thi công yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ nêu trong HSMT, nhàthầu được đề xuất các biện pháp thi công cho các hạng mục công việc khác phù hợpvới khả năng của mình và quy mô, tính chất của gói thầu nhưng phải đảm bảo đáp ứngcác yêu cầu kỹ thuật để hoàn thành công việc xây lắp theo thiết kế
Mục 14: Giá dự thầu và biểu giá
1 Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSDT sau khi trừphần giảm giá (Nếu có) Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ chi phí cầnthiết để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu về xây lắp nêu tại Phần thứ hai củaHSMT
2 Nhà thầu phải ghi đơn giá và thành tiền cho các hạng mục công việc nêu trongBảng tiên lượng Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố quy định tại BDL
Trường hợp nhà thầu phát hiện tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu
có thể thông báo cho bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khốilượng sai khác này để chủ đầu tư xem xét Nhà thầu không được tính toán phần khốilượng sai khác này vào giá dự thầu
3 Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với HSDT hoặc nộpriêng song phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu Trường
Trang 29hợp thư giảm giá nộp cùng với HSDT thì nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầutrước hoặc tại thời điểm đóng thầu hoặc phải có bảng kê thành phần HSDT trong đó cóthư giảm giá Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào cáchạng mục cụ thể nêu trong Bảng tiên lượng Trường hợp không nêu rõ cách thức giảmgiá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong Bảng tiênlượng.
4 Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầutheo từng phần như quy định trong BDL thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiềuphần của gói thầu Nhà thầu cần chào đủ các hạng mục trong một hoặc nhiều phần củagói thầu mà mình tham dự
5 Trường hợp tại BDL yêu cầu nhà thầu phân tích đơn giá dự thầu, nhà thầu phảighi đầy đủ các thông tin phù hợp vào bảng Phân tích đơn giá dự thầu , Bảng tính giávật liệu trong đơn giá dự thầu
Mục 15: Đồng tiền dự thầu
Giá dự thầu được chào bằng đồng tiền được quy định trong BDL
Mục 16: Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
1 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:
- Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệcủa mình như quy định trong BDL
- Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:
+ Các tài liệu nêu tại điểm a khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;+ Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên
2 Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:
- Khả năng huy động máy móc thiết bị thi công được liệt kê; kê khai cán bộ chủchốt điều hành thi công tại công trường; các hợp đồng đang thực hiện và các hợp đồngtương tự do nhà thầu thực hiện; kê khai tóm tắt về hoạt động của nhà thầu; năng lực tàichính của nhà thầu được Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng nănglực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thànhviên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệmcủa mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiệntrong liên danh
- Các tài liệu khác được quy định trong BDL
3 Việc sử dụng lao động nước ngoài được quy định trong BDL
Mục 17: Bảo đảm dự thầu
1 Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầutrước thời điểm đóng thầu theo quy định trong BDL Trường hợp liên danh thì phảithực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:
- Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưngbảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu nêu trong BDL; nếu bảo đảm dựthầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dựthầu của liên danh đó sẽ bị loại theo điều kiện tiên quyết
- Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệmthực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh Trong trường hợp này, bảo đảm
dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm
Trang 30thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trịkhông thấp hơn mức yêu cầu nêu trong BDL.
2 Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợpsau đây: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắnhơn, không nộp theo địa chỉ (Tên và địa chỉ của bên mời thầu) và thời gian quy địnhtrong HSMT, không đúng tên gói thầu, tên nhà thầu (Đối với nhà thầu liên danh thìtheo quy định tại khoản 1 Mục này), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ(Đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính)
3 Nhà thầu không trúng thầu sẽ được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong thời gianquy định trong BDL Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trảsau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
4 Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
- Rút HSDT sau khi đóng thầu mà HSDT vẫn còn hiệu lực;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mờithầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồnghoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý dochính đáng;
- Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng
hoặc trước khi hợp đồng có hiệu lực
- Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không
được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản này thì tất cả thành viên trongliên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu
Mục 18: Thời gian có hiệu lực của HSDT
1 Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính từ thời điểm đóng thầuvà phải đảmbảo như quy định trong BDL HSDT có thời gian hiệu lực ngắn hơn so với quy địnhtrong BDL là không hợp lệ và bị loại
2 Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lựccủa HSDT một hoặc nhiều lần với tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầugia hạn không quá 30 ngày, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian cóhiệu lực của bảo đảm dự thầu Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSDTcủa nhà thầu này không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu đượcnhận lại bảo đảm dự thầu
Mục 19: Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT
1 Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDT được quy địnhtrong BDL và ghi rõ "bản gốc" và "bản chụp" tương ứng Nhà thầu phải chịu tráchnhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc Trong quá trình đánhgiá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ,chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở Trường hợpbản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mờithầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, khônglàm thay đổi bản chất của HSDT thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu saikhác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT so với bản gốc thì bị coi là gian lận,HSDT sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định
2 HSDT phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theothứ tự liên tục Đơn dự thầu, thư giảm giá (Nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõHSDT, biểu giá và các biểu mẫu khác yêu cầu đại diện hợp pháp của nhà thầu ký
Trang 313 Những chữ viết chen giữa, tẩy xoá hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trịkhi có chữ ký (Của người ký đơn dự thầu) ở bên cạnh và được đóng dấu (Nếu có).
c NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU
Mục 20: Niêm phong và cách ghi trên túi đựng HSDT
1 HSDT bao gồm các nội dung nêu tại Mục 9 phần này HSDT phải được đựngtrong túi có niêm phong bên ngoài (Cách niêm phong do nhà thầu tự quy định) Cáchtrình bày các thông tin trên túi đựng HSDT được quy định trong BDL
2 Trong trường hợp HSDT gồm nhiều tài liệu, nhà thầu cần thực hiện việc đónggói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDT của bên mời thầu đượcthuận tiện, đảm bảo sự toàn vẹn của HSDT, tránh thất lạc, mất mát Nhà thầu nên đónggói tất cả các tài liệu của HSDT vào cùng một túi Trường hợp cần đóng gói thànhnhiều túi để dễ vận chuyển thì trên mỗi túi phải ghi rõ số thứ tự từng túi trên tổng sốtúi để đảm bảo tính thống nhất và từng túi cũng phải được đóng gói, niêm phong vàghi theo đúng quy định tại Mục này
3 Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theoquy định trong HSMT như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trongquá trình chuyển tới bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDTtheo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Mục này Bên mời thầu sẽ không chịu tráchnhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng chỉ dẫntại khoản 1, khoản 2 Mục này
3 Khi gia hạn thời hạn nộp HSDT, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản chocác nhà thầu đã mua HSMT, đồng thời thông báo gia hạn thời hạn nộp HSDT sẽ đượcđăng tải trên báo Đấu thầu tối thiểu 1 kỳ (Kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế)vàđăng trên trang thông tin điện tử về đấu thầu (Trừ trường hợp không thuộc diện bắtbuộc) Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm đóng thầu mới để nhà thầu có
đủ thời giansửa đổi hoặc bổ sung HSDT đã nộp (Bao gồm cả hiệu lực của HSDT) theo yêucầu mới Nhà thầu đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung HSDT của mình.Trường hợp nhà thầu chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản
lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”
Mục 22: HSDT nộp muộn
Bất kỳ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá (Nếu có) được nhà thầu gửi đến sau thờiđiểm đóng thầu là không hợp lệ, bị loại và được trả lại theo nguyên trạng (Trừ tài liệulàm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu)
Mục 23: Sửa đổi hoặc rút HSDT
Khi muốn sửa đổi hoặc rút HSDT đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị vàbên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời
Trang 32điểm đóng thầu; văn bản đề nghị sửa đổi, rút HSDT phải được gửi riêng biệt vớiHSDT.
d MỞ THẦU VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU
Mục 24: Mở thầu
1 Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thờigian và địa điểm quy định trong BDL trước sự chứng kiến của những người có mặt vàkhông phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời Bên mờithầu có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự lễ mở thầu
2 Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt HSDT của từng nhà thầu có tên trong danhsách mua HSMT (Bao gồm cả nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu) và nộp HSDTtrước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu HSDT của nhà thầu cóvăn bản đề nghị rút HSDT đã nộp và HSDT của nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu
sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu
3 Việc mở HSDT của từng nhà thầu được thực hiện theo trình tự như sau:
- Kiểm tra niêm phong HSDT;
- Mở HSDT;
- Đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu:
Tên nhà thầu;
Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;
Thời gian có hiệu lực của HSDT;
Giá dự thầu nêu trong đơn dự thầu;
Giảm giá (Nếu có);
Giá trị, thời hạn hiệu lực và biện pháp bảo đảm dự thầu;
Văn bản đề nghị sửa đổi HSDT (Nếu có);
Các thông tin khác liên quan
4 Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện của từng nhà thầu
có mặt và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận Bản chụp của biên bản
mở thầu được gửi cho tất cả nhà thầu nộp HSDT
5 Sau khi mở thầu, bên mời thầu sẽ ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cảHSDT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật” Việc đánh giá HSDT được tiếnhành theo bản chụp
Mục 25: Làm rõ HSDT
1 Trong quá trình đánh giá HSDT, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõnội dung của HSDT (Kể cả việc làm rõ đơn giá khác thường) Trường hợp HSDT thiếutài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết địnhthành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của HSMTthì nhà thầu có thể được bên mời thầu yêu cầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tưcách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổinội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu
2 Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có HSDTcần phải làm rõ và được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp (Bên mời thầu mờinhà thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung hỏi và trả lời phải lập thành vănbản) hoặc gián tiếp (Bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lờibằng văn bản) Trong văn bản yêu cầu làm rõ cần quy định thời hạn làm rõ của nhàthầu Nội dung làm rõ HSDT thể hiện bằng văn bản được bên mời thầu bảo quản nhưmột phần của HSDT Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận
Trang 33được văn bản làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêucầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu xem xét, xử lý theo các quy định củapháp luật hiện hành.
Mục 26: Đánh giá sơ bộ HSDT
1 Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT, gồm:
- Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo;
- Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh (Nếu có);
- Tư cách hợp lệ của nhà thầu;
- Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;
- Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSDT được quy định trong BDL
2 HSDT không đáp ứng một trong những điều kiện tiên quyết nêu trong BDL thì
bị loại và HSDT không được xem xét tiếp
3 Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về
năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Thông tư số: 01/2010/TT-BKH
Mục 27: Đánh giá về mặt kỹ thuật
Bên mời thầu tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật các HSDT đã vượt qua đánh giá sơ
bộ trên cơ sở các yêu cầu của HSMT và Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu(TCĐG) CácHSDT đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật sau khi được chủ đầu tư phê duyệt mới được xác địnhgiá đánh giá
Mục 28: Xác định giá đánh giá
Bên mời thầu xác định giá đánh giá của các HSDT theo trình tự sau đây: xác địnhgiá dự thầu; sửa lỗi; hiệu chỉnh các sai lệch; chuyển đổi giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệuchỉnh sai lệch sang một đồng tiền chung (Nếu có); đưa các chi phí về một mặt bằng đểxác định giá đánh giá Trường hợp có thư giảm giá thì bên mời thầu sẽ thực hiện sửalỗi, hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá Trong trườnghợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sởgiá dự thầu ghi trong đơn Giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu
tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT
Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấybảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi
Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dựthầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa lỗi
- Các lỗi khác:
Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá đượcxác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
Trang 34 Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổsung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống sốlượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơngiá của nội dung đó Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với sốlượng nêu trong HSMT thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệuchỉnh theo quy định tại BDL;
Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (Dấu phẩy) thay cho dấu "." (Dấu chấm) vàngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam;
Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nộidung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lýcho việc sửa lỗi;
Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sởpháp lý cho việc sửa lỗi Nếu chữ viết sai thì lấy con số làm cơ sở pháp lý và thực hiệnsửa lỗi số học (Nếu có) theo quy định tại điểm a khoản này;
Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (Không kể giảm giá) vàgiá trong biểu giá tổng hợp thì căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi đượchiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết
2 Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bảncho nhà thầu Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấpnhậnsửa lỗi nêu trên Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì HSDT của nhàthầu đó sẽ bị loại Trường hợp HSDT có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn10% giá dự thầu cũng sẽ bị loại Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, khôngphụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa
Mục 30: Hiệu chỉnh các sai lệch
1 Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trongHSDT so với yêu cầu của HSMT Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ đượccộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ratrong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào caonhất đối với nội dung này (Nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (Nếu chàothừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật Trườnghợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hànhsửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (Nếu có) hoặc trong dự toán
2 HSDT có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu sẽ bị loại.Giá trị các sai lệch được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá
dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi hiệu chỉnh sai lệch
Mục 31: Chuyển đổi sang một đồng tiền chung
Trường hợp cho phép các nhà thầu chào giá bằng nhiều đồng tiền khác nhau theoquy định tại Mục 15 phần này, để có cơ sở cho việc đánh giá và so sánh các HSDT,bên mời thầu quy đổi giá dự thầu về cùng một đồng tiền căn cứ vào tỷ giá giữa đồngViệt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong BDL
Mục 32: Tiếp xúc với bên mời thầu
Trừ trường hợp được yêu cầu làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 25 phần này,đàm phán hợp đồng (Đối với gói thầu xây lắp phức tạp, nếu có), thương thảo, hoàn
Trang 35thiện hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với bên mời thầuvề các vấn đề liênquan đến HSDT của mình cũng như liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian kể từthời điểm mở thầu đến khi thông báo kết quả đấu thầu.
e TRÚNG THẦU
Mục 33: Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu
Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
4 Có giá đánh giá thấp nhất theo quy định tại BDL;
5 Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
Mục 34: Quyền của bên mời thầu đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu
Bên mời thầu được quyền đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu trên
cơ sở tuân thủ Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Mục 35: Thông báo kết quả đấu thầu
1 Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu gửi vănbản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu (Bao gồm cả nhà thầutrúng thầu và nhà thầu không trúng thầu) Trong thông báo kết quả đấu thầu, bên mờithầu không giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu
2 Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu trúng thầu kèmtheo dự thảo hợp đồng đã được ghi các thông tin cụ thể của gói thầu và kế hoạch thươngthảo, hoàn thiện hợp đồng, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm và những vấn đề cần traođổi khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
Mục 36: Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện như sau:
1 Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở sauđây:
- Kết quả đấu thầu được duyệt;
- Dự thảo hợp đồng theo đã được điền đầy đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
- Các yêu cầu nêu trong HSMT;
- Các nội dung nêu trong HSDT và giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúngthầu (Nếu có);
- Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu vànhà thầu trúng thầu
2 Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trong thời hạn quy định tại BDL, nhàthầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu văn bản chấp thuận vào thương thảo, hoànthiện hợp đồng Quá thời hạn nêu trên, nếu bên mời thầu không nhận được văn bảnchấp thuận hoặc nhà thầu từ chối vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm
dự thầu của nhà thầu này sẽ bị xử lý theo quy định tại Đồng thời, bên mời thầu báocáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và quyết định lựachọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo,hoàn thiện hợp đồng
Trang 36Trong trường hợp đó, nhà thầu sẽ được bên mời thầu yêu cầu gia hạn hiệu lựcHSDT và bảo đảm dự thầu, nếu cần thiết.
3 Nội dung thương thảo, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các vấn đề còn tồn tại,chưa hoàn chỉnh, chi tiết hoá các nội dung còn chưa cụ thể, đặc biệt là việc áp giá đốivới những sai lệch trong HSDT Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm
cả việc xem xét các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật,phương án thay thế hoặc bổ sung donhà thầu đề xuất (Nếu có), khối lượng công việc trong bảng tiên lượng mời thầu chưachính xác so với thiết kế do nhà thầu phát hiện, đề xuất trong HSDT hoặc do bên mờithầu phát hiện sau khi phát hành HSMT và việc áp giá đối với phần công việc mà tiênlượng tính thiếu so với thiết kế
4 Sau khi đạt được kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhàthầu sẽ ký kết hợp đồng Trong trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết phải baogồm chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh
Mục 37: Bảo đảm thực hiện hợp đồng
Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theoquy định để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từchối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực
Mục 38: Kiến nghị trong đấu thầu
1 Nhà thầu tham dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả đấu thầu và những vấn đềliên quan trong quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng
2 Kiến nghị về những vấn đề trong quá trình đấu thầu mà không phải về kết quảđấu thầu được giải quyết như sau:
- Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong khoảng thời gian từ khi xảy ra sự việcđến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu;
- Đơn kiến nghị phải được gửi trước tiên đến bên mời thầu theo tên, địa chỉ nêutại BDL Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thờihạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị;
- Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ývới giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đến chủđầu tư theo tên, địa chỉ nêu tại BDL để xem xét, giải quyết Chủ đầu tư có trách nhiệmgiải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khinhận được đơn kiến nghị;
- Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết đượchoặc nhà thầu không đồng ý vớigiải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đến người cóthẩm quyền theo tên, địa chỉ nêu tại BDL để xem xét, giải quyết Người có thẩm quyền
có trách nhiệm giải quyết kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 10 ngày làmviệc kể từ khi nhận được đơn kiến nghị
3 Kiến nghị về kết quả đấu thầu được giải quyết như sau:
- Nhà thầu kiến nghị bằng văn bản trong thời hạn tối đa là10 ngày kể từ ngàythông báo kết quả đấu thầu;
- Theo trình tự quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Mục này;
- Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý vớigiải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn kiến nghị đồng thời đếnngười có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét,giải quyết
Trang 37Nhà thầu phải nộp một khoản chi phí là 0,01% giá dự thầu nhưng tối thiểu là2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng cho bộ phận thường trực giúp việc củaHội đồng tư vấn nêu tại BDL Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúngthì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liênđới.
- Hội đồng tư vấn phải có báo cáo kết quả làm việc gửi người có thẩm quyềntrong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ khi nhận được đơn kiến nghị Trong thời hạn tối đa
là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn,người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu
4.Khi có kiến nghị, nhà thầu có quyền khởi kiệnngay ra Tòa án Trường hợp nhàthầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì thực hiện kiến nghị theoquy định tại khoản 1, 2 và 3 Mục này
Mục 39: Xử lý vi phạm trong đấu thầu
1 Trường hợp nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, Nghị định85/CP và các quy định pháp luật khác liên quan
2 Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơquan, tổ chức liên quan, đồng thời sẽ được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tảitrên báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu, để theo dõi, tổng hợp và xử lýtheo quy định của pháp luật
3 Quyết định xử lý vi phạm được thực hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều cóhiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước và trong tất cả các ngành
4 Nhà thầu bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án
về quyết định xử lý vi phạm
2.3 Thẩm định hồ sơ mời thầu
2.3.1 Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình thẩm định hồ sơ mời thầu xây lắp tại bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo
- Bước 3: Phòng Tài chính kế hoạch tiến hành thẩm định và gửi kết quả thẩmđịnh về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Bước 4: Chủ đầu đầu nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaUBND cấp huyện
2.3.2 Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết của UBND cấp huyện (Quận)
2.3.3 Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Trang 38- Tờ trình xin thẩm định hồ sơ mời thầu xây lắp của chủ đầu tư.
- Tài liệu pháp lý đính kèm theo văn bản trình duyệt, bao gồm:
+ Quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư, giấy chứng nhận kinhdoanh, giấy chứng nhận đầu tư
+ Kế hoạch đấu thầu được duyệt
+ Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốnODA
+ Các văn bản pháp lý khác liên quan (Nếu có)
- Hồ sơ mời thầu xây lắp (Theo mẫu)
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Trang 39CHƯƠNG 3: LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP CÔNG TRÌNH : ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÃI ĐẬU XE BUÝT ĐẦM SEN ĐỊA ĐIỂM : SỐ 03 ĐƯỜNG HÒA BÌNH – PHƯỜNG 03 – QUẬN 11 –
TP.HCM
3.1 Giới thiệu chung về gói thầu
3.1.1 Giới thiệu về công trình
Công trình:
- Tên công trình: Đầu tư xây dựng bãi đậu xe buýt Đầm Sen
- Gói thầu: Xây lắp
- Chủ đầu tư : Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng
- Nguồn vốn : Nguồn vốn đầu tư phát triển của trung tâm
3.1.2.Địa điểm
- Vị trí: Số 3 đường Hòa Bình – Phường 03 – Quận 11 – TP Hồ Chí Minh
3.1.3 Nội dung quy mô đầu tư :
- Đầu tư xây dựng bãi đậu xe buýt Đầm Sen, cụ thể: Tổng diện tích:
Xây dựng nhà chờ xe buýt dài 27.4x4=109,6m2 Nhà chờ xe buýt là kếtcấu định hình bằng thép hình và mái lợp alu
Xây dựng mảng xanh trồng trúc với diện tích 84 x 0,6 = 50,6m2
Xây dựng nền khu vực dừng đậu xe buýt với diện tích 1499 m2 Nền xebuýt gồm các lớp vật liệu theo thứ từ dưới lên: vải địa kỹ thuật, lớp đá 4x6dày 30cm, lớp đá 0x4 dày 25cm, lớp bê tông nhựa hạt thô (C15) dày 7cm,lớp bê tông nhựa hạt mịn (C10) dày 5cm
- Thời hạn hoàn thành : 60 ngày
Trang 403.2 Chỉ dẫn đối với nhà thầu
3.2.1 Yêu cầu về thủ tục đấu thầu
3.2.1.1 Tổng quan
Mục 1 Nội dung gói thầu
1 Bên mời thầu:
Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng
Số 102 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
Bên mời thầu mời nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp thuộc côngtrình:đầu tư xây dựng bãi đậu xe buýt đầm sen(số 03 đường hòa bình, phường 03,quận
11 tp.hcm)
2 Thời gian thực hiện hợp đồng là: 60 ngày, được tính từ ngày hợp đồng cóhiệu lực cho đến ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành
3 Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Nguồn vốn đầu tư phát triển của trung tâm
Mục 2 Điều kiện tham gia đấu thầu của nhà thầu
1 Có tư cách hợp lệ theo yêu cầu sau: Nhà thầu phải có một trong các loại văn bảnpháp lý sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyếtđịnh thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp trong đó đăng ký hoạt độngngành nghề xây dựng công trình giao thông (phải có chứng thực);
2 Chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầuliên danh Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên theoMẫu số 3 Chương III, trong đóquy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệmchung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu;
3 Đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu nêu trong thông báo mời thầu;
4 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Nhà thầu phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều
2 của Luật sửa đổi và Điều 3 Nghị định 85/CP;
5 Không bị cấm tham gia đấu thầu theo Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3, khoản
21 Điều 2 của Luật sửa đổi
Mục 3 Chi phí dự thầu
Nhà thầu chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham gia đấu thầu, kể từ khimua HSMT cho đến khi thông báo kết quả đấu thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầutính đến khi ký hợp đồng
Mục 4 HSMT, giải thích làm rõ HSMT và sửa đổi HSMT
1 HSMT bao gồm các nội dung được liệt kê tại Mục lục của HSMT này Việc kiểmtra, nghiên cứu các nội dung của HSMT để chuẩn bị HSDT thuộc trách nhiệm của nhàthầu
2 Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản đềnghị đến bên mời thầu theo địa chỉ Số 08 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây,quận 12, Tp Hồ Chí Minh (nhà thầu có thể thông báo trước cho bên mời thầu qua fax,e-mail ) đảm bảo bên mời thầu nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSMT không muộn