1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án tốt ngiệp đề tài lập dự toán xây dưng công trình

124 7,5K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

c Các phương pháp xác định Tổng mức đầu tư - Tính theo thiết kế cơ sở, trong đó chi phí xây dựng được tính theo khối lượngchủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xâ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống cơ sở hạ tầng có tác động to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước bởi vì nó là nền tảng, là tiền đề khi thực hiện bất cứ một hoạt độngđầu tư nào đồng thời cơ sở hạ tầng phát triển sẽ góp phần thu hút vào đầu tư nướcngoài Vì vậy, ngành Xây dựng giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước

Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông được tiêu thụ trước khi tiến hànhsản xuất thông qua việc kí kết hợp đồng xây dựng Chính vì vậy, việc “Lập dự toánxây dựng công trình” để xác định giá của sản phẩm xây dựng giao thông là điều hếtsức quan trọng đối với chủ đầu tư

Tính cấp thiết: Việc “Lập dự toán xây dựng công trình” là căn cứ để nhà đầu tư

xác định nguồn vốn của mình, khả năng huy động vốn và vay vốn để đầu tư, tính chínhxác của công tác lập dự toán càng cao thì nhà đầu tư càng chủ động trong công tácchuẩn bị nguồn vốn Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của công tác lập dự toán nên

em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp “Lập dự toán xây dựng công trình”.

Kết cấu đề tài bao gồm:

Phần 1: Cơ sở lý luận

Chương 1: Những vấn đề chung về dự toán xây dựng công trình

Chương 2: Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình

Phần 2: Lập dự toán xây dựng công trình

Chương 1: Giới thiệu chung về công trình

Chương 2: Lập dự toán xây dựng công trình

Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2 đã tạođiều kiện cho em được học tập tại trường trong suốt thời gian qua

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn các quí thầy cô trong Khoa Vận Tải- Kinh Tế

Bộ môn Kinh Tế Xây Dựng đã truyền đạt cho em những kiến thức khoa học quanhững bài giảng trên ghế nhà trường

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp và để có thể hoàn thành luận vănnày Em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Th.s.Lê Trọng Tùng cùng tất cả các thầygiáo trong khoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làmluận văn tốt nghiệp

Những kiến thức thu thập được trên ghế nhà trường sẽ tạo thuận lợi cho em vữngtin trong công việc chuyên môn, để góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xâydựng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô mạnh khỏe, thành đạt, bình an và hạnhphúc

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫnlập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫnphương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình

- Thông tư số 22/ 2010/TT- BKH ngày 2/12/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tưquy định về định mức chi phí giám sát và đánh giá đầu tư

- Thông tư số 19/2011/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự ánhoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

- Thông tư số 176/2011/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và

- Giáo trình Kinh tế xây dựng do Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải xuất bản

- Giáo trình Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm trong xây dựng do Nhà xuấtbản Giao Thông Vận Tải xuất bản

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ SỰ HÌNH THÀNH

CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

TƯ XÂY DỰNG 5

1.1.1 Sự cần thiết của quá trình đầu tư xây dựng 5

1.1.2 Khái niệm và vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng 6

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng 6

1.1.2.2 Vai trò của đầu tư xây dựng 6

1.1.3 Đặc điểm sản phẩm xây dựng 6

1.1.3.1 Khái niệm về sản phẩm xây dựng 6

1.1.3.2 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông 7

1.1.3.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông 8

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 11

1.2.1 Sự hành thành giá cả xây dựng 11

1.2.1.1 Phương pháp xác định giá sản phẩm xây dựng 14

1.2.1.2 Các nguyên tắc hình thành giá 14

1.2.2 Các khoản mục chi phí và giá tương ứng với quá trình đầu tư xây dựng 14

1.2.2.1 Tổng mức đầu tư 15

1.2.2.3 Giá gói thầu 17

1.2.2.4 Vốn đầu tư được quyết toán 17

1.3 QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI CHI PHÍ VÀ GIÁ 17

1.3.1 Quản lý của nhà nước về đầu tư và xây dựng 17

1.3.1.1 Khái niệm 17

1.3.1.2 Yêu cầu cơ bản của quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng 18

1.3.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng 18

1.3.1.4 Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng 18

1.3.2 Quản lý của Nhà nước đối với các loại chi phí và giá tương ứng với quá trình đầu tư xây dựng 18

1.3.2.1 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 18

1.3.2.2 Quản lý tổng mức đầu tư 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 21

2.1.1 Khái niệm của dự toán xây dựng công trình 21

2.1.2 Vai trò của dự toán xây dựng công trình 21

2.2 CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 21

2.3 TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 22

2.4 NỘI DUNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 22

2.5 PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN 23

2.5.1 Xác định chi phí xây dựng (G XD ) 23

2.5.1.1 Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình 23

2.5.1.2 Phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng 27

Trang 4

2.5.1.3 Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong

suất vốn đầu tư 30

2.5.1.4 Phương pháp xác định chi phí xây dựng trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện 30

2.5.2 Xác định chi phí thiết bị (G TB ) 30

2.5.2.1 Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ 31

2.5.2.2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ 31

2.5.2.3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh 31

2.5.3 Xác định chi phí quản lý dự án (G QLDA ) 31

2.5.4 Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G TV ) 32

2.5.5 Xác định chi phí khác (G K ) 32

2.5.6 Xác định chi phí dự phòng (G DP ) 32

2.6 QUẢN LÝ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 34

2.6.1 Thẩm định, phê duyệt dự toán 34

2.6.2 Điều chỉnh dự toán công trình 34

2.7 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH BỔ SUNG 34

2.7.1.1 Phương pháp bù trừ trực tiếp 35

2.7.1.2 Phương pháp hệ số điều chỉnh 36

2.7.1.3 Phương pháp theo chỉ số giá xây dựng 37

2.7.1.4 Phương pháp kết hợp 39

PHẦN 2:LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU ĐỎ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 1.1 Tổng quan về công trình 42

1.2 Hiện trạng công trình 42

1.3 Điều kiện tự nhiên 42

1.3.1 Đặc điểm địa hình khu vực 43

1.3.2 Đặc điểm khí hậu 43

1.3.3 Đặc điểm thuỷ văn 43

1.3.4 Kết cấu

43 1.4 Quy mô, kết cấu công trình 44

1.4.1 Quy mô 44

1.4.2 kết cấu 44

CHƯƠNG 2 : LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU ĐỎ 2.1 Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình và tài liệu tham khảo 46

2.2 Trình tự lập dự toán 46

BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC 47

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 51

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 54

BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ CHI TIẾT 55

BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT 105

PHỤ LỤC 115

Trang 5

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1 Những vấn đề chung về hoạt động đầu tư và vốn đầu tư xây dựng

1.1.1 Sự cần thiết của quá trình đầu tư xây dựng

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người đã chứng minh : Con người tồntại không thể không có xây dựng cơ bản Nhu cầu xây dựng cơ bản là nhu cầu thườngxuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước màxây dựng giao thông là 1 chuyên ngành được phân ra từ xây dựng cơ bản

Sản xuất phát triển phân công lao động càng cao vì thế vai trò xây dựng giaothông trong nền kinh tế quốc dân càng được khẳng định, nó như là sợi dây kết nối cácthành phần, các bộ phận kinh tế lại với nhau Ngày nay người ta coi xây dựng cơ bản

là 1 ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt nó có chức năng tái sản xuất giản đơn

và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua xây dựngmới, xây dựng lại, mở rộng khôi phục và sửa chữa lớn nhằm thỏa mãn nhu cầu ngàycàng tăng lên về vận chuyển hàng hóa và hành khách cho nền kinh tế quốc dân

Trong những năm tương lai, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ở nước tađòi hỏi ngành giao thông vận tải phải đi trước 1 bước nhằn đáp ứng công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhu cầu xây dựng đẩy mạnh xây dựng giao thông 1lần nữa lại nổi lên thành 1 vấn đề rất bức bách, cần quy hoạch lại toàn bộ mạng lướiđường, nâng cấp cải tạo đường cũ, xây dựng đường mới… tất cả những việc đó đềuphải dựa vào ngành xây dựng giao thông

Xây dựng cơ bản, đặc biệt là xây dựng giao thông chiếm 1 vị trí quan trọng trongnền kinh tế quốc dân nên được sự quan tâm của nhà nước và ngày càng có nhiều dự ánđầu tư xây dựng được hình thành với mục đích huy động các nguồn lực sản xuất của

xã hội được nhiều hơn, đẩy lùi lạm phát cải thiện đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân Mặt khác trong những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tàichính thế giới, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái, trong đó nước ta cũng

là nạn nhân của cuộc khủng hoảng này Khủng hoảng tài chính làm cho lạm phát tăngcao, giá cả hàng hóa tăng, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, tình trạng thấtnghiệp tăng mọi người thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm tiền, làm cho nguồn cầu giảm, hànghóa bị ứ đọng vì vậy không kích thích được phát triển sản xuất, nhân dân rơi vào tìnhtrạng khó khăn Để thoát khỏi tình trạng khó khăn này, phải kích cầu tiêu dùng vì thếnhà nước phải đóng vai trò như 1 như 1 nhà tiêu dùng hàng hóa, làm tăng nguồn hànghóa lưu thông trên thị trường, kích thích sản xuất phát triển Vậy nhà nước phải tiêudùng sao cho có hiệu quả cao, để thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô nhà nước đang sửdụng xây dựng giao thông như 1 công cụ của mình Vì đầu tư vào lĩnh vực giao thông

Trang 6

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội và đóng vai trò tiêu dùng hàng hóa do nguồnvật liệu xây dựng chủ yếu là nguồn vật liệu trong nước

Để các dự án đầu tư này được thực hiện thì cần có nguồn kinh phí dùng để đầu

tư, do các dự án đầu tư xây dựng giao thông có chi phí lớn và thu hồi vốn chậm, nêncác doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế mà nguồn kinh phíđầu tư dự án chủ yếu là do nhà nước đầu tư Để dự án đầu tư được tiến hành thôngsuốt và hiệu quả thì nguồn chi phí dự án dầu tư phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịpthời Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu quá trình hình thành chi phí dự án đầu tư xây dựngcông trình 1 cách rõ ràng để tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư cho dự án sao cho đạthiệu quả cao nhất

1.1.2 Khái niệm và vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng

Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội đểthu được những lợi ích dưới các hình thức khác nhau

Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi

là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.2.2 Vai trò của đầu tư xây dựng

Đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quyết định đến quy mô xây dựng và tốc độphát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinhtế

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lần đầu tiên được hình thành Hoạtđộng đầu tư nhằm tạo ra nhà xưởng, mua sắm thiết bị để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuậtcho cơ sở này, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động trong chu kỳsản xuất kinh doanh dịch vụ đầu tiên

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động , hoạt động đầu tưnhằm mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm một số nhà xưởng và tăngthêm vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô

1.1.3 Đặc điểm sản phẩm xây dựng

1.1.3.1 Khái niệm về sản phẩm xây dựng.

a) Sản phẩm của đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành và sẵn

sàng đưa vào sử dụng Sản phẩm xây dựng là kết tinh của thành quả khoa học – côngnghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định Nó là một sảnphẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩmchủ yếu là: các chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng nhận thầu xây lắp, các công ty

tư vấn thiết kế xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bịxây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính, các

cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

b) Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các bộ phận

kết cấu xây dựng làm chức năng bao che, nâng đỡ và phần dùng để lắp đặt các máymóc thiết bị của công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động

Vì các công trình xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên

để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán và cấp vốn, có thể chia thànhsản phẩm xây dựng trung gian và sản phẩm xây dựng cuối cùng Sản phẩm xây dựngtrung gian có thể là các gói công việc xây dựng, các giai đoạn hay các đợt xây dựng đãhoàn thành và bàn giao thanh toán Sản phẩm xây dựng cuối cùng là các công trìnhxây dựng hay hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử

Trang 7

dụng Trường hợp này sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp xây dựng chỉ kể đến phần

mà họ vừa sáng tạo ra

1.1.3.2 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông

So sánh với ngành công nghiệp và các ngành sản xuất vật chất khác, hoạt độngsản xuất trong xây dựng giao thông cũng chứa đựng những yếu tố và quá trình tương

tự Đồng thời nó cũng mang những đặc thù riêng Nét giống nhau giữa hoạt động sảnxuất trong xây dựng giao thông và trong các ngành sản xuất khác có thể khái quát nhưsau:

- Kết quả của hoạt động sản xuất trong xây dựng giao thông cũng tạo nên nhữngsản phẩm vật chất cụ thể

- Sản phẩm cua xây dựng giao thông là do sự kết tinh của 3 yếu tố cần có trongquá trình sản xuất: lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động

- Quá trình phát triển của xây dựng giao thông cũng phải trải qua 3 giai đoạntương tự như trong công nghiệp: thủ công, công trường thủ công, cơ khí

Tất cả những đặc điểm giống nhau đó cho phép người ta khẳng định: xây dựnggiao thông mang tính chất của một ngành sản xuất vật chất

Nếu xem xét xây dựng giao thông là một chuyên ngành của xây dựng cơ bản, thì

nó cũng mang đầy đủ những tính chất của ngành xây dựng cơ bản:

+ Xây dựng cơ bản tồn tại độc lập bằng những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêngcủa mình về mặt: sản phẩm và hoạt động xây lắp

+ Xây dựng cơ bản cũng như xây dựng giao thông có cơ sở vật chất kỹ thuật,công nhân, cán bộ riêng của mình

+ Hệ thống tổ chức, phương pháp quản lý, phương thức kinh doanh trong xâydựng cơ bản cũng chứa đựng những đặc thù riêng và độc lập

Bên cạnh những đặc điểm chung, xây dựng giao thông và sản phẩm của nó còn

có những đặc điểm riêng:

- Sản phẩm xây dựng giao thông có tính đơn chiếc: Trong khi sản phẩm của

ngành công nghiệp và các ngành khác được sản xuất hàng loạt trong điều kiện ổn địnhtrong nhà xưởng, về chủng loại, kích thước, mẫu mã, kỹ thuật và công nghệ được tiêuchuẩn hóa Sản phẩm xây dựng giao thông thường được sản xuất theo đơn đặt hàngđơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũngthường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm Khả năng trùng lặp về mọiphương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường rất ít, ngay cả trong xu hướngcông nghiệp hóa ngành xây dựng thì ảnh hưởng của tính đơn chiếc cũng chưa đượcloại trừ

Từ đó dẫn tới giá của sản phẩm xây dựng giao thông có tính khác biệt cao, giáxây dựng không thể định trước hàng loạt cho các công trình toàn vẹn mà phải xác định

cụ thể cho từng trường hợp theo đơn dặt hàng cụ thể

- Sản phẩm xây dựng giao thông được sản xuất ra tại nơi sẽ tiêu thụ nó: Các

công trình xây dựng giao thông đều được sản xuất ( thi công ) tại một địa điểm mà nơi

đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng ( tiêu dùng ) của sảnphẩm Địa điểm tiêu thụ sản phẩm sẽ do người chủ sở hữu quyết định Vì vậy nếu địnhđược nơi tiêu thụ sản phẩm thì đồng thời cũng xác định được nơi sản xuất sản phẩm

- Sản phẩm của xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của nơi tiêu thụ: Sản phẩm xây dựng giao thông bao giờ cũng

gắn liền với một địa điểm, một địa phương nhất định, vì vậy phải phù hợp với đặc

Trang 8

điểm, điều kiện cụ thể của địa phương đó Những điều kiện đó bao gồm: địa lý, khíhậu, thời tiết, môi trường, tập quán phong tục địa phương Đặc điểm đó chi phối tớiviệc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như: Khảo sát, thiết kế,lựa chọn phương án thi công, kết cấu công trình, điều kiện mặt bằng thi công

- Cùng một loại sản phẩm nhưng chúng vẫn khác nhau trên các mặt kinh tế, kỹthuật khi thực hiện sản phẩm, khi một trong các điều kiện trên các mặt kinh tế, kỹthuật khi thực hiện sản phẩm, khi một trong các điều kiện trên có sự khác biệt Cùngvới những điều kiện về địa lý, văn hóa xã hội, còn có hàng loạt các điều kiện kháctrong thực tiễn ảnh hưởng đến sản phẩm xây dựng giao thông như: vấn đề chủ sở hữucông trình, vấn đề đất xây dựng, vấn đề quy hoạch của địa phương, các vấn đề về môitrường, cảnh quan Giá của sản phẩm xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng bởi cácyếu tố: điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên

- Thời gian sử dựng dài, trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao: Khác với những sản

phẩm thông thường, yêu cầu về độ bền vững ( chất lượng sản phẩm ), thời gian sửdụng của sản phẩm xây dựng giao thông thường rất lớn, ở nhiều nước phát triển, thờigian sử dựng một số loại sản phẩm xây dựng giao thông có thể tới hàng trăm năm hoặclâu hơn nữa Do đặc thù của sản phẩm xây dựng giao thông là khi tạo ra sản phẩmkhông chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước mắt mà chủ yếu là phục vụ chonhu cầu ngày càng gia tăng trong những năm tương lai, cho nên yêu cầu về độ bềnvững và thời gian sử dụng của sản phẩm thường rất lớn Mặt khác, một sản phẩm xâydựng giao thông sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng còn có tác dụng điểm tôthem vẻ đẹp của đất nước và cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giátrình độ phát triển kinh tế - khoa học – kỹ thuật của quốc gia đó Do đó yêu cầu về kỹ,

mỹ thuật của các công trình giao thông đòi hỏi rất cao Dẫn tới giá của sản phẩm xâydựng giao thông lớn đồng thời việc giám sát chất lượng sản phẩm phải được đặc biệtcoi trọng

Do thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng giao thông là dài nên nhiệm vụ sửachữa thường xuyên, sủa chữa lớn, cải tạo và mở rộng là một nhu cầu tất yếu và đòi hỏiphải dành một khoản chi phí lớn

- Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và khác biệt theo từng công trình Giá trị của sản

phẩm xây dựng giao thông thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hóathông thường Chi phí đầu tư cho công trình thường rải ra trong một thời kỳ dài Trongphương thức đấu thầu, người nhận thầu nhiều khi phải có một lượng vốn đủ lớn để đưa

ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đầu tư

- Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi xây dựng làm cho chi phí sản xuất của từng sản phẩm xây dựng giao thông rất khác nhau Ngay cùng một sản phẩm

có kết cấu kiến trúc giống nhau thì cũng có sự khác nhau về chi phí sản xuất, đó là cáchao phí về lao động sống và quá khứ Vì thế việc xác định chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm xây dựng giao thông phải được tiến hành riêng biệt đối với từng sảnphẩm

1.1.3.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông

Do những phẩm xây dựng giao thông có những đặc điểm riêng biệt, nên sản xuấtxây dựng giao thông có những đặc điểm riêng của nó Những đặc điểm ấy có thể kháiquát như sau:

Trang 9

Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) của người mua sản phẩm, nó không thể sản xuất khi chưa có người đặt hàng Sau khi

sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường tiêu thụ Sản xuất xâydựng chỉ được tiến hành khi đả được chủ đầu tư chấp thuận và ký vào hợp đồng giaonhận thầu

Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn Do sản phẩm gắn liền với

nơi tiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn định, thậm chí trải dài theo tuyến dẫn đếnviệc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trình nàytới công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự di chuyển cũng diễn raliên tục Các phương án tổ chức thi công xây dựng công trình ở các địa điểm khácnhau luôn phải thay đổi theo điều kiện cụ thể của nơi xây dựng và theo giai đoạn xâydựng Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất, việc bố trí của côngtrình tạm phục vụ thi công, việc phối hợp các phương tiện xe máy, thiết bị nảy sinhnhiều vấn đề phức tạp Đặc điểm này đòi hỏi phải luôn chú ý tăng cường tính cơ độngtrong doanh nghiệp về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn loại hình thức tổ chức vàquản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tác nghiệp, lựa chọn địa điểm kho trung chuyểnvật tư hợp lý khi thi công nhiều công trình

- Thời gian xây dựng công trình kéo dài.Do khối lượng công việc nhiều, giá trị

sản phẩm lớn nên thời gian thi công kéo dài Đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ đọngvốn sản xuất trong khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp xây dựng Côngtác tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp phải chặt chẽ, hợp lý, phải luôn tìmcách lựa chọn trình tự thi công hợp lý cho từng công trình và phối hợp thi công nhiềucông trình đảm bảo có khối lượng công tác gối đầu hợp lý Việc phân công giai đoạnthi công từng công trình nhằm tạo ra khả năng sử dụng và điều phối hợp lý năng lựcsản xuất Thanh toán từng phần khối lượng công tác xây lắp thực hiện và bàn giao đưavào sử dụng

- Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến các

hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp Đặc điểm này làmcho các doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể lường hết được các khó khănsinh ra bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường tự nhên làm cho hiệu quả lao độnggiảm xuống, một số giai đoạn của quá trình sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến

độ thi công và giá thành sản phẩm

- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém Vấn đề trang bị kỹ thuật

của sản xuất xây dựng giao thông nhiều khi đòi hỏi những máy móc kỹ thuật phức tạp,hiện đại đắt tiền.Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp xây dựng giao thông

có thể lựa chọn một tong hai phương ánsau: một là doanh nghiệp bỏ ra một số vốn lớn

để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai là đi thuê của đơn vị khác về sửdụng Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán cụ thể và so sánh lựa chonphương án để đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kịp thời đầy đủ Mặt khácphải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh

Như vậy tính chất sản xuất vật chất độc lập của xây dựng giao thông và tầm quantrọng của nó là rất rõ ràng Chính xây dựng giao thông đã trực tiếp xây dựng cơ sở vậtchất của giao thông vận tải, góp phần tăng thêm tài sản cố định cho nền kinh tế quốcdân Xây dựng giao thông cùng với vận tải góp phần quan trọng trong việc phân bố lạilực lượng sản xuất trên phạm vi toàn quốc, thực hiện tổ chức và phân công lao độnghợp lý hơn

Trang 10

1.1.4 Quá trình đầu tư xây dựng

1.1.4.1 Trình tự đầu tư xây dựng

a) Khái niệm trình tự đầu tư xây dựng

Trình tự đầu tư và xây dựng được hiểu như là một cơ chế để tiến hành các hoạtđộng đầu tư và xây dựng, trong đó quy định rõ thứ tự, trong đó định rõ thứ tự, nộidung các công việc cùng trách nhiệm và mối quan hệ của các bên hữu quan trong việcthực hiện các công việc đó

b) Nội dung của quá trình đầu tư xây dựng

1.1.4.2 Các giai đoạn đầu tư xây dựng

a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư

và chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:

- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình

- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để tìm nguồn cung ứngvật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư

và lựa chọn hình thức đầu tư

- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng

- Lập báo cáo đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), lập dự án đầu tư

- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu

tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án

b) Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn này giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện đầu tư nhằm vật chấthhóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân Giai đoạn này đượcchia làm 2 giai đoạn nhỏ: chuẩn bị xây dựng và thi công xây dựng công trình

Giai đoạn chuẩn bị xây dựng

Qúa trình đầu tư

Công trình hoàn thành và kết quả kinh tế- xã hội của việc đưa công trình vào khai thác

Trang 11

Trách nhiệm của chủ đầu tư:

- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước

- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Mua sắm thiết bị và công nghệ

- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượngcông trình

- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình

- Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án

Trách nhiệm của nhà thầu:

- Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp như san lấp mặt bằng xây dựng,điện, nước, công xưởng kho tang, bến cảng, đường sá, lán trại và công trình tạm phục

vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…

- Chuẩn bị các yếu tố trong quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máu móc thiết

bị, lao động và chuẩn bị xây dựng các công trình có lien quan trực tiếp

Giai đoạn thi công xây dựng công trình

Ở giai đoạn này, các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây lắp côngtrình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, cụ thể:

- Trách nhiệm của chủ đầu tư:theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.

- Trách nhiệm của tổ chức tư vấn:giám định kỹ thuật và chất lượng công trình

theo đúng chức năng và hợp đồng đã ký kết

- Trách nhiệm của nhà thầu:phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng

như đã ghi trong hợp đồng

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng

- Nội dung công việc của giai đoạn này bao gồm nghiệm thu, bàn giao côngtrình, thực hiện việc kết thúc xây dựng; vận hành công trình và hướng dẫn sử dụngcông trình; bảo hành công trình; quyết toán vốn đầu tư; phê duyệt quyết toán

- Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoànchỉnhtheo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng Hồ sơ bàn giao phải đầy

đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhànước

- Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ đươc chấm dứt hoàn toàn khi hếtthời hạn bảo hành công trình

- Sau khi nhận bàn giao công trình chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụngđầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huyđầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã đề ra trong dự án

1.1.5 Vốn đầu tư xây dựng

1.1.5.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí bỏ ra để đạt được mụcđích đầu tư

1.1.5.2 Thành phần vốn đầu tư xây dựng

- Vốn đầu tư để thực hiện 1 dự án là toàn bộ số tiền dự kiến để chi phí cho toàn

bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư, để đưa vào khai thác và sử dụngtheo yêu cầu của dự án (bao gồm cả yếu tố trượt giá)

Trang 12

- Hai thành phần chính của vốn đầu tư của một dự án đầu tư là:

+ Vốn cố định được dùng để xây dựng công trình, mua sắm thiết bị + Vốn lưu động (chủ yếu là dự trữ về vật tư, tiền mặt) được dùng cho quátrình khai thác và sữ dụng các tài sản cố định của dự án đầu tư trong quá trình sản xuấtkinh doanh sau này

Ngoài ra còn chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí dự phòng

Đối với công trình xây dựng thì chi phí xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cầnthiết để đầu tư xây dựng mới hoặc sữa chữa cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuậtcông trình Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng.Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu

tư, tổng dự toán, dự toán công trình, giá thanh toán và quyết toán vốn đầu tư khi kếtthúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng

1.1.5.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại vốn đầu tư xây dựng cơbản thành các tiêu thức khác nhau Nhưng nhìn chung các cách phân loại này, đềuphục vụ cho công tác quản lý tốt hơn đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

Ta có thể xem xét một số cách phân loại sau đây:

- Theo nguồn vốn:

Gồm vốn ngân sách nhà nước , vốn tín dụng đầu tư , vốn của các cơ sở sản xuấtkinh doanh dịch vụ; vốn vay nước ngoài , vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài , vốncủa dân

Theo cách này, chúng ta thấy được mức độ đã huy động của từng nguồn vốn , vaitrò của từng nguồn để từ đó đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn chođầu tư Xây dựng cơ bản có hiệu quả hơn

- Theo hình thức đầu tư :

Gồm vốn đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư khôi phục , vốn đầu tư mở rộng đổimới trang thiết bị

Theo cách này cho ta thấy , cần phải có kế hoạch bố trị nguồn vốn cho đầu tư xâydựng cơ bản như thế nào cho phù hợp với điền kiện thực tế và tương lai phát triển củacác ngành, của các cơ sở

- Theo nội dung kinh tế:

-Vốn cho xây dựng lắp đặt

-Vốn cho mua sắm máy móc thiết bị

-Vốn kiến thiết cơ bản khác

Như vậy hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò rất quan trọng trong quátrình phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nóiriêng Để phân tích cụ thể vai trò hoạt động này chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêuphản ánh kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

1.2 Quá trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng

1.2.1 Sự hình thành giá sản phẩm xây dựng

Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất

và tiêu thụ trên thị trường, đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nhưquan hệ cung cầu, quan hệ tích lũy –tiêu dùng, quan hệ thị trường trong nước và ngoàinước…

Trang 13

Giá cả thị trường một mặt phải biểu hiện đầy đủ chi phí xã hội cần thiết (chi phívật chất và chi phí lao động) để tạo ra hàng hóa đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, lưuthông và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nhờ có giá cả Nhà nước có kế hoạch hóa và kiểm tra chi phí xã hội cần thiếtcân đối nền kinh tế quốc dân, tính toán chi phí và kết quả sản xuất, so sánh hiệu quảkinh tế của việc sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm khác nhau mà không so sánhtrực tiếp được

Trong quá trình hình thành giá, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng, sựquan trọng này thể hiện ở chỗ:

- Giá thành là một phần tách biệt của giá trị, trong quá trình lưu thông nó thườngtrở về doanh nghiệp để bù đắp chi phí của nó

- Giá thành bao gồm: chi phí vật liệu tiền lương, chi phí sử dụng máy, chi phíchung, giá thành chiếm phần lớn giá trị sản phẩm

- Những chi phí sản xuất riêng biệt của từng doanh nghiệpđược xác định thôngqua các định mức chi phí lao động, vật tư, máy thi công… vì vậy trong quá trình tínhtoán giá thành sản phẩm bình quân của ngành, những chi phí riêng biệt được biến đổithành chi phí xã hội bình quân

- Giá thành định mức được coi là tiêu chuẩn của Nhà nước cho phép chi phí đốivới các doanh nghiệp về các loại sản phẩm riêng biệt và việc hoàn thành nhiệm vụ kếhoạch về giá thành là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị kết quả hoạt động kinh tế

Hoàn thiện phương pháp hình thành giá và đảm bảo sự thích ứng của nó với chiphí lao động xã hội cần thiết có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác lãnh đạo

và kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân đến việc đánh giá hoạt động kinh tế của cácdoanh nghiệp cũng như chế độ khuyến khích lợi ích vật chất của chúng

Giá cả cần phải phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết bù đắp chi phí sảnxuất lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp Sự hoàn thành giá cả như vậy sẽ tạođiều kiện sử dụng có hiệu quả hơn nữa đòn bẩy giá trị của sự lãnh đạo kinh tế Sự rốiloạn trong hệ thống giá cả sẽ ngăn trở sự phát triển của sản xuất và làm khó khăn choviệc thực hiện nguyên tắc khuyến khích vật chất

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập, sản phẩm của nó là nhữngngôi nhà, bến cảng chiếc cầu, tuyến đường…Trong xây dựng việc hình thành giá cả thịtrường thường gặp nhiều trở ngại do đặc diểm kinh tế kĩ thuật của sản phẩm xây dựng

Đặc điểm chủ yếu và bao trùm ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả trong xâydựng là sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, các sản phẩm xây dựng thườngđược tiến hành theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầunhất định của chủ đầu tư Các sản phẩm này thường được xây dựng cố định tại nơi sửdụng, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi xây dựng Tính chấtriêng biệt của sản phẩm xây dựng dẫn đến sự khác nhau về khối lượng công tác vàphương thức thực hiện chúng Ngay cả khi xây dựng theo thiết kế mẫu cũng đòi hỏinhững thay đổi về khối lượng công tác do liên quan đến các điều kiện cụ thể về địahình, địa chất, khí hậu thủy văn …nơi xây dựng

Trang 14

Sự đa dạng của các điều kiện khí hậu, tự nhiên và điều kiện kinh tế theo cácvùng trong nước dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết, kết cấu, chi phí vậnchuyển chúng đến nơi xây dựng, về năng suất lao động và tiền lương của công nhânxây dựng cũng như hệ số về sử dụng thời gian và năng suất của xe máy thi công do

đó dẫn đến sự khác nhau của giá thành công tác xây lắp

Ngoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới còn phải tiếnhành xây dựng những xí nghiệp sản xuất phụ trợ hoặc xây dựng những công trình tạmloại lớn… Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm xây dựng không có giá thống nhấttrên thị trường như các sản phẩm công nghiệp Từng sản phẩm xây dựng có giá trịriêng được xác định bằng phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán Thôngqua cơ chế đấu thầu giá sản phẩm được xác định khách quan theo quy luật của nềnkinh tế thị trường

1.2.1.1 Phương pháp xác định giá sản phẩm xây dựng

Như trên đã trình bày: từng sản phẩm xây dựng có giá trị riêng được xác địnhbằng phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán, thông qua cơ chế đấu thầugiá sản phẩm xây dựng được xác định khách quan theo quy luật của nền kinh tế thịtrường

Cơ sở để lập dự toán là khối lượng công tác được xác định theo tài liệu thiết kế

và đơn giá xây dựng cơ bản

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật và biện pháp tổ chức thi công chỉ đạo để xácđịnh khối lượng công tác

- Các bộ đơn giá do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành áp dụng chocác công trình xây dựng trong khu vực thuộc phạm vi của tình, thành phố đó Các bộđơn giá xây dựng phải dựa trên cơ sở:

+Căn cứ vào định mức dự toán

+Căn cứ vào giá vật liệu chi tiết, kết cấu, bán thành phẩm

+Căn cứ vào hệ thống thang lương, bảng lương được ban hành áp dựng chotừng khu vực

+Căn cứ vào các thông tư hướng dẫn về lập và quản lí dự án đầu tư: ví dụ hiệnnay chung ta đang sử dụng thông tư 04/2010/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản líchi phí đầu tư xây dựng công trình

Nếu các bộ đơn giá xây dựng cơ bản này được tính phù hợp với mức giá trên thịtrường thì giá sản phẩm xây dựng xác định bằng phương pháp lập dự toán cũng sẽmang tính chất như giá thị trường

Ngoài ra nếu không sử dụng bộ đơn giá có thể sử dụng các bộ định mức xâydựng cơ bản để lập dự toán

1.2.1.2 Các nguyên tắc hình thành giá

Giá cả phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết, đảm bảo bù đắp chi phí sảnxuất, lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp Sự hoàn thiện giá cả như vậy sẽtạo điều kiện sử dụng có hiệu quả cao hơn nữa đòn bẩy giá trị của sự lãnh đạo kinh tế

Trang 15

Sự rối loạn trong hệ thống giá cả sẽ ngăn trở sự phát triển của sản xuất và làmkhó khăn cho việc thực hiện nguyên tắc khuyến khích vật chất

- Giá cả phải được hình thành dựa trên các quy luật khách quan và phù hợp vớicác điều kiện kinh tế khách quan

- Sản phẩm xây dựng không có giá trị thống nhất trên thị trường, từng sản phẩm

sẽ có giá riêng và được xác định bằng phương pháp lập dự toán

- Thông qua cơ chế đấu thầu mà giá cả sản phẩm xây dựng được xác định kháchquan theo quy luật của nền kinh tế thị trường

1.2.2 Các khoản mục chi phí và giá tương ứng với quá trình đầu tư xây dựng 1.2.2.1 Tổng mức đầu tư

a) Khái niệm

- Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng côngtrình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trìnhphù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh

tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác địnhphù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công

- Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựachon phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thựchiện đầu tư xây dựng công trình

- Tổng mức đầu tư do chủ đầu tư lập; trong trường hợp chủ đầu tư không đủ nănglực thì thuê đơn vị tư vấn thiết kế lập

b) Nội dung

Tổng mức đầu tư bao gồm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chiphí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trìnhchính, công trình tạm, công trình phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để

ở và phục vụ điều hành thi công

- Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bịcông nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phílắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế,phí và các khoản chi phí có liên quan khác

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa,vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khinhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giảiphóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư; chi phí sữdụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho hạ tầng kỹ thuật đả đầu tư

- Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lýviệc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự

án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng vàchi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án,thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan

- Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự

án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; lãi vay trong thời gian xây dựng; chi

Trang 16

phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thicông và lực lượng lao động đến công trường và các chi phí cần thiết khác.

- Chi phí dự phòng bao gồm : chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việcphát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giátrong thời gian thực hiện dự án

+ Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ

lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác + Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án(tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng

c) Các phương pháp xác định Tổng mức đầu tư

- Tính theo thiết kế cơ sở, trong đó chi phí xây dựng được tính theo khối lượngchủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thịtrường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kếcông nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác (nếu có); chi phí bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của

dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấnđầu tư xây dựng và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tínhtheo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dựphòng

- Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu

tư đồng thời là dự toán công trình và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định

cư (nếu có) Dự toán công trình tính theo khối lượng từ thiết kế bản vẽ thi công

- Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổnghợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xâydựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án

có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suấtvốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;

- Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đãthực hiện Trường hợp áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự

án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác địnhtrong tổng mức đầu tư;

Trang 17

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

- Chi phí khác

- Chi phí dự phòng

1.2.2.3 Giá gói thầu

- Giá gói thầu chính là giá trị của gói thầu được ghi trong kế hoạch đấu thầu, xácđịnh trên cơ sở tổng mức đầu tư, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành

- Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáonghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trungbình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gianxác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộctừng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư

- Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì nêu rõ giá trị ước tính cho từng phầntrong giá gói thầu

- Giá gói thầu có thể được xem là giá giới hạn trên của giá dự thầu

- Giá gói thầu do chủ đầu tư ước tính khi phân chia gói thầu tiến hành đấu thầu

a) Giá dự thầu

- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu

- Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau khi đã giảm

b) Giá trúng thầu

- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu

- Giá trúng thầu là cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

1.2.2.4 Vốn đầu tư được quyết toán

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quátrình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí được thựchiên trong phậm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt, bổ sung theo quy định của hợpđồng đã ký kết, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính – kế toán và nhữngquy định hiện hành của Nhà nước có liên quan Đối với các công trình sử dụng vốnngân sách Nhà nước, vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được điều chỉnh (nếu có)

Ngoài các chi phí nêu trên trong quá trình thực hiện dự án còn có chi phí:

Dự toán thi công: do đơn vị thi công lập dùng để quản lý giá sản phẩm trong quá

trình thi công Nó bao gồm các chi phí cần thiết để hoàn thành hạng mục công trìnhhoặc loại công tác xây dựng theo khối lượng công tác xây dựng được đề ra trong thiết

kế bản vẽ thi công Dự toán thi công được tính theo biên pháp thi công thực tế mà đơn

vị thi công áp dụng với các định mức nội bộ và giá vật liệu chi tiết, giá ca máy thực tế

1.3 Quản lý của nhà nước đối với các loại chi phí và giá

1.3.1 Quản lý của nhà nước về đầu tư và xây dựng

1.3.1.1 Khái niệm

- Quản lý: theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối

tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra

- Quản lý nhà nước: là dạng quản lý mang tính chất thực hiện quyền lực Nhà

nước

- Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng: là sự tác động có tổ chức và điều

chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người

Trang 18

trong các hoạt động đầu tư và xây dựng để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội

và trật tự pháp luật theo đúng mục tiêu đề ra

1.3.1.2 Yêu cầu cơ bản của quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng

Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Bảo đảm đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳtrong định hướng xã hội chủ nghĩa

- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tàinguyên, bảo vệ môi trường, chống thất thoát, tham ô, lãng phí

- Xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế được duyệt, bảo đảm mỹ quan,bền vững, chất lượng, thời gian và hiệu quả tối thiểu cho phép

1.3.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng

Một là: Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành

phần kinh tế về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạchphát triển ngành, lãnh thổ; quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; quychuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai, tàinguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; thiết kế kỹ thuật, kiến trúc, xây lắp, bảo hiểm,bảo hành công trình và các khía cạnh xã hội khác của dự án

Riêng các dự án sử dụng vốn của Nhà nước thì Nhà nước còn quản lý về các mặtthương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án

Hai là: Thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng.

Ba là: Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất

kinh doanh Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệmcủa chủ đầu tư, của các tổ chức tư vấn và trách nhiệm của các tổ chức sản xuất kinhdoanh đối với việc sử dụng vốn đầu tư, phân định quản lý vốn đầu tư với quản lý xâydựng, thực hiện phân công, phân cấp trong quản lý vốn đầu tư và quản lý XDCB bảođảm đạt hiệu quả kinh tế cao

1.3.1.4 Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng

Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng được thực hiện theo các nội dung sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt độngxây dựng

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng

- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng

- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm tronghoạt động xây dựng

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng

- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

1.3.2 Quản lý của Nhà nước đối với các loại chi phí và giá tương ứng với quá

trình đầu tư xây dựng

1.3.2.1 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quảcủa dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường

Trang 19

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trìnhtheo từng công trình, phù hợp vớicác giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, các loại nguồn vốn và cácquy định của Nhà nước.

- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúngphương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp với độ dài thời gianxây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được sử dụng đểđầu tư xây dựng công trình

- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành, hướngdẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí

- Chủ dầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chiphí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khaithác sử dụng

- Các quy định về chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí đầu tư xây dựngcông trình đã được người quyết đinh đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định là

cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chiphí đầu tư xây dựng công trình

1.3.2.2 Quản lý tổng mức đầu tư

a) Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng công trình

- Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đốivới các trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư đểtính toán hiệu quả đầu tư xây dựng Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư

do người quyết định đầu tư phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sửdụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở lập kế hoạch và quản lý vốn khi thựchiện đầu tư xây dựng công trình

- Nội dung, thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư:

+ Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tưxây dựng công trình, bao gồm các nội dung:

Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất

kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình

Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường của cáckhoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư

Xác định giá trị tổng mức đầu tư đảm bảo hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.+ Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc thuê các tổchức, cá nhân tư vấn thực hiện công tác quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực thẩm tra

Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm định được tính trong tổng mức đầu tư Các tổchức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra

+ Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tưphê duyệt

Trường hợp thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệmchuyên môn để thẩm tra tổng mức đầu tư thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩmđịnh; chi phí thẩm tra được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cáchlập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây Dựng

- Kết quả thẩm định hoặc thẩm tra tổng mức đầu tư được trình bày theo mẫu quyđịnh

b) Điều chỉnh tổng mức đầu tư

Trang 20

- Tổng mức đầu tư đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sựkiện bất khả kháng khác

+ Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô,mục tiêu của dự án

- Nội dung, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh:

+ Người quyết định đầu tư quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phêduyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tưquyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh

+ Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phêduyệt phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt

Trường hợp khi thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư, kể cả

sử dụng chi phí dự phòng để điều chỉnh mà không vượt tổng mức đầu tư đã được phêduyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định việc điều chỉnh; trường hợp vượt tổngmức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét,quyết định

- Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được phê

duyệt cộng (hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung Giá trị tổng mức đầu tư bổ sungđược xác định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm định hoặcthẩm tra trước khi quyết định phê duyệt

c) Vốn đầu tư được quyết toán

- Trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết tóa vốn đầu tư xây dựng công trình đểtrình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quantrọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối vớicác dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng Sau

6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành,chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quanthanh toán vốn đầu tư

Đối với các công trình, hạng mục mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sửdụng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, việc quyết toán thực hiện theo yêu cầucủa chủ đầu tư

- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

+ Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủtướng quyết định đầu tư:

 Bộ trưởng Bộ tài chính phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốnngân sách Nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán các dự ánthuộc thẩm quyền;

 Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn ngânsách Nhà nước

+ Đối với các dự án còn lại: người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phêduyệt quyết toán vốn đầu tư Riêng các dự án có ủy quyền quyết định đầu tư, ngườiquyết định đầu tư quy định việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

Trang 21

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Khái niệm và vai trò của dự toán xây dựng công trình

2.1.1 Khái niệm của dự toán xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình là chỉ tiêu biểu thị giá xây dựng công trình đượcxác định trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết

kế 3 bước) hoặc theo thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2bước) trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1.2 Vai trò của dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình:

- Là cơ sở lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn vay

- Là căn cứ để xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu và chọn thầu xâydựng

- Là cơ sở để xác định giá ký kết hợp đồng và thanh toán cho nhà thầu trongtrường hợp chỉ định thầu

- Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọncác phương án thiết kế xây dựng

- Được sử dụng để đánh giá hoạt động của tổ chức xây dựng và củng cố hạchtoán kinh tế

2.2. Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình

- Căn cứ vào dự án đầu tư và tổng mức đầu tư được phê duyệt

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công để xác địnhkhối lượng

- Căn cứ vào định mức dự toán của Bộ xây dựng – Phần xây dựng ban hành kèmtheo công văn số 1776/2007/BXD-VP

- Căn cứ vào định mức dự toán của Bộ xây dựng – Phần lắp đặt ban hành kèmtheo công văn số 1777/2007/BXD-VP

- Căn cứ vào thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình

- Căn cứ vào bảng giá ca máy theo thông tư 06/2010/TT-BXD

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về việc hướngdẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng

- Căn cứ vào Nghị định 103/2012/NĐ-CP xác định mức lương tối thiểu vùng

- Căn cứ vào nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Căn cứ vào quyết định 957/2009/QĐ-BXD về việc ban hành định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

- Căn cứ vào bảng lương công nhân ban hành theo Nghị định số

Trang 22

2.3. Trình tự lập dự toán xây dựng công trình

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật để nắm vững được tổng quát dạng kết cấucông trình, các hạng mục và bộ phận công trình chủ yếu, khối lượng công việc

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế tổ chức thi công để nắm được tiến độ thi công, biệnpháp thi công các hạng mục, các loại máy thi công chủ yếu

- Những công trình tạm loại lớn phải lập dự toán riêng như; đường công vụ, cầutránh, đường tránh, hệ đà giáo, giàn giáo để đóng cọc cầu lớn

- Liệt kê các hạng mục công trình cần phải lập dự toán

- Sau khi nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công thống kêcác hạng mục công trình có kết cấu giống nhau và biện pháp thi công tương tự thì cóthể lập chung một dự toán hoặc chỉ cần lập cho một hạng mục, một bộ phận công trình

và sử dụng kết quả cho các hạng mục và bộ phận khác

- Liệt kê các bộ phận công trình trong dự toán hạng mục

- Liệt kê các công tác chủ yếu của từng bộ phận

- Nguời lập dự toán phải hình dung hết mọi công việc phải làm của từng bộ phậncông trình Nếu không sẽ dẫn đến bỏ sót công việc và dẫn đến dự toán không đầy đủ,thiếu kinh phí Vì vậy cán bộ dự toán phải là người đã trải qua thi công và có nhiềukinh nghiệm trong tổ chức thi công

- Nghiên cứu các định mức dự toán, các bộ đơn giá đã ban hành

- Đối chiếu nội dung thành phần công việc, các hạng mục công tác đã liệt kê phùhợp với mã hiệu nào trong bộ đơn giá xây dựng cơ bản, ghi số mã hiệu đó vào bên tráicác hạng mục công tác đã liệt kê Nếu những mã hiệu đơn giá hay định mức dự toán cónội dung thành phần công việc bao gồm 2 hoặc 3 nội dung công việc liệt kê thì điềuchỉnh bảng liệt kê công tác cho phù hợp mã hiệu đơn giá

- Liệt kê các danh mục công tác chưa có mã hiệu đơn giá trong bộ đơn giá địa

phương Xây dựng đơn giá cho các danh mục công tác đó Việc xây dựng đơn giá chi

tiết được căn cứ vào các tài liệu: định mức dự toán, bảng giá ca máy, vật liệu, tiềnlương công nhân

- Lập dự toán hạng mục

- Lập dự toán tổng hợp

- Viết thuyết minh

2.4. Nội dung dự toán công trình

- Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể,trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công,nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và hệ thốngđịnh mức xây dựng, giá xây dựng công trình

- Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, làcăn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉđịnh thầu

- Nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong dự toán công trình được khái quátnhư sau:

Trang 23

2.5. Phương pháp lập dự toán

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽthi công Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB);chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK)

1 Chi phí

xây dựng

2 Chi phíthiết bị

3 Chi phíQLDA TV ĐTXD4 Chi phí 5 Chi phíkhác 6 Chi phídự phòng

Chi phí lắp đặtthiết bị và thínghiệm hiệu chỉnh

Chi phí đào tạo vàchuyển giao côngnghệ

Chi phí dự phòng cho yếu tố côngviệc phát sinh

Chi phí dự phòngcho yếu tố trượt

giáNỘI DUNG DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Trang 24

2.5.1.1 Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình

a) Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình

 Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuậthoặc thiết kế bản vẽ thi công, từ yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện của công trình, hạngmục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giáxây dựng công trình

 Đơn giá xây dựng công trình có thể là đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phívật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (bao gồm chiphí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công chi phí trực tiếp khác, chi phíchung và thu nhập chịu thuế tính trước)

b) Xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp

 Khối lượng công tác xây dựng dùng để xác định chi phí xây dựng theo giá xâydựng công trình được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thicông, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và đượctổng hợp từ một nhóm các công tác xây dựng để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộphận của công trình

 Giá xây dựng tổng hợp được lập tương ứng với danh mục và nội dung của khốilượng nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình

Bảng1 BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ

m3

49.220 1,591,914 78,353,994

AB.41432

Vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ 10T trong phạm

vi <= 1000m, đất cấp II

100m3

316.400 1,716,630 543,141,679

AB.25132 Đào đất hố móng bằng máy 100m3 7.95 2,939,639 23,370,134

Trang 25

Bảng 2 BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT

stt Mã hiệu

định mức

Tên hạng mụccông tác

vi <= 1000m,đất cấp II

Trang 26

Bảng 3 BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO

ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

V Chi phí nhà tạm tại hiện trường

để ở và điều hành thi công G x tỷ lệ x (1+GTGT) GXDNT

Trang 27

- Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sởkhối lượng và đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j;

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giáxây dựng công trình của công tác xây dựng thứ j;

+ CLVL: chênh lệch vật liệu được tính bằng phương pháp bù trừ vật liệutrực tiếp hoặc bằng hệ số điều chỉnh;

+ Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có);

+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quyđịnh trong Thông tư 04/2010/BXD

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phầnviệc, công tác trước thuế;

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng;+ GXDNT : chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

2.5.1.2 Phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi

công và bảng giá tương ứng

Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng có thể được xácđịnh trên cơ sở tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giávật liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng

a) Xác định tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy thi công được xác địnhtrên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng khối lượng công tác xâydựng của công trình, hạng mục công trình như sau:

- Xác định từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục côngtrình

- Xác định khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy thi công tương ứng vớitừng khối lượng công tác xây dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi côngcủa công trình, hạng mục công trình thông qua mức hao phí về vật liệu, nhân công vàmáy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở cácquy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật

- Tính tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy thi công chocông trình, hạng mục công trình bằng cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu,nhân công, máy thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau

Khi tính toán cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng loại, quy cách đối với vậtliệu; số lượng ngày công cho từng cấp bậc công nhân; số lượng ca máy cho từng loạimáy và thiết bị thi công theo thông số kỹ thuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá camáy thi công của công trình

b) Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công

Giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công được xác định phù hợp với công trìnhxây dựng và gắn với địa điểm xây dựng công trình

Trang 28

- Xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong chi phítrực tiếp trên cơ sở tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy thi công

và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng các bảng sau

Bảng 4 HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG CHO CÁC

CÔNG TÁC XÂY DỰNG

ST

T hiệu Mã Tên công tác Đơn vị

Khối lượn g

Mức hao phí Khối lượng hao phí

Vật liệu Nhân công Máy Vật liệu Nhân công Máy

NC.001 Nhân công 3/7 công

NC.002 Nhân công 3,5/7 công

M.001 Máy trộn

vữa 80 lít caM.002 Vận thăng 0,8T ca

002 ĐM.002 Công tác

thứ 2

Bảng 5 TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG CHI PHÍ

MÁY THI CÔNG TRONG CHI PHÍ TRỰC TIẾP

Trang 29

I.2 VL.002 Gạch chỉ viên

II.1 NC.001 Nhân công 3/7 công

II.2 NC.002 Nhân công 3,5/7 công

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ TL

V CHI PHÍ NHÀ TẠM TẠIHIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ

ĐIỀU HÀNH THI CÔNG G x tỷ lệ x (1+ T

GTGT-XD) GXDNT

Trong đó:

Trang 30

- Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy địnhtheo Thông tư 04/2010/BXD.

- G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình trước thuế

- TGTGT-XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng

- GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình sau thuế

- GXDNT : chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

2.5.1.3 Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong

suất vốn đầu tư

Đối với các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trìnhthông dụng, đơn giản, chi phí xây dựng có thể xác định theo diện tích hoặc công suấtsản xuất, năng lực phục vụ và suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựngcông trình

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXD) theo phương pháp nàyđược xác định theo công thức sau:

GXD = SXD x N + CCT-SXD

Trong đó:

- SXD: là suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình tính chomột đơn vị công suất sản xuất, năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tíchcủa công trình, hạng mục công trình

- N: là diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mụccông trình

- CCT-SXD: là tổng các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng trongsuất vốn đầu tư xây dựng công trình tính cho một đơn vị công suất sản xuất, năng lựcphục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình

2.5.1.4 Phương pháp xác định chi phí xây dựng trên cơ sở công trình có các chỉ

tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện

Chi phí xây dựng của các công trình nêu trên có thể xác định dựa trên cơ sở dự toán chiphí xây dựng của các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện

và quy đổi các chi phí về địa điểm xây dựng công trình, thời điểm lập dự toán

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXD) theo phương phápnày được xác định theo công thức sau:

- GXDTT: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện;

- HT: hệ số quy đổi về thời điểm lập dự toán;

- HKV: hệ số quy đổi theo địa điểm xây dựng công trình;

- CTT

CT-XDi: chi phí chưa tính hoặc đã tính thứ i (i=1n) trong chi phí xây dựngcông trình, hạng mục công trình tương tự đã và đang thực hiện

2.5.2 Xác định chi phí thiết bị (G )

Trang 31

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị côngnghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặtthiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau:

GTB = GMS + GĐT + GLĐ Trong đó:

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

2.5.2.1 Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ

Được xác định theo công thức sau:

n

GMS =  [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)]

i=1Trong đó:

- Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n);

- Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhómthiết bị) thứ i (i = 1÷n), được xác định theo công thức:

Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T Trong đó:

- Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tạiViệt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chiphí thiết kế và giám sát chế tạo;

- Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết

bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình;

- Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn

vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;

- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị sốlượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;

- T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị);

- TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị (nhómthiết bị) thứ i (i = 1÷n)

 Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá củanhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thờiđiểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện

 Đối với các loại thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này đượcxác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia côngmột tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồngsản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhàsản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự củacông trình đã và đang thực hiện

2.5.2.2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

Được tính bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự

án

2.5.2.3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

Được lập dự toán như đối với chi phí xây dựng

Trang 32

Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 8

2.5.3 Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA )

Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) Trong đó :

- T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án;

- GXDtt : chi phí xây dựng trước thuế;

- GTBtt : chi phí thiết bị trước thuế

2.5.4 Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV )

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

n m

GTV =  Ci x (1 + TiGTGT-TV) +  Dj x (1 + TjGTGT-TV)

i=1 j=1

Trong đó:

- Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n);

- Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m);

- TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ;

- TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán

- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k=1l);

- TiGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ;

- TjGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vớikhoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán

- GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác địnhtheo công thức:

GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps

Kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 5%

- GDP2 : chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán công trình

là thời gian xây dựng công trình được tính bằng tháng, quý, năm

Trang 33

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

4.1 Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

1 Chi phí mua sắm thiết bị

1.1 …

1.2 …

2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

Trang 34

3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

2.6. Quản lý dự toán công trình

2.6.1 Thẩm định, phê duyệt dự toán

- Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán công trình:+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế.+ Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng côngtrình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phíkhác trong dự toán công trình

+ Xác định giá trị dự toán công trình

- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán công trình Trường hợp thuê các tổ chức,

cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toáncông trình thì nội dung thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư; chi phí thẩmtra được xác định trên cơ sở định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán theohướng dẫn của Bộ Xây dựng Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán côngtrình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra

- Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập báocáo kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm địnhhoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán côngtrình

- Kết quả thẩm định hoặc thẩm tra dự toán công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục

số 7 của Thông tư 04/2010/TT – BXD

2.6.2 Điều chỉnh dự toán công trình

a) Dự toán công trình được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau đây:

- Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiệnbất khả kháng khác

- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án

- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mụctiêu của dự án

- Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sởhoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư đó đượcphê duyệt, kể cả chi phí dự phòng

b) Dự toán công trình điều chỉnh được xác định bằng dự toán công trình đó được phêduyệt cộng (hoặc trừ) phần dự toán công trình bổ sung

c) Dự toán công trình điều chỉnh là cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu vàđiều chỉnh tổng mức đầu tư

Trang 35

2.7. Phương pháp xác định dự toán công trình bổ sung

Dự toán công trình điều chỉnh (G DC) được xác định bằng dự toán công trình đã được phê duyệt (G PD) cộng (hoặc trừ) với phần dự toán công trình bổ sung (G BS) theo

BS

K

BS TV

BS QLDA

BS TB

VL

1 (j=1m)Chi phí bổ sung loại vật liệu thứ j được xác định theo công thức sau:

Trang 36

- CLJVL: giá trị chênh lệch giá của loại vật liệu thứ j tại thời điểm điều chỉnh sovới giá vật liệu xây dựng trong dự toán được duyệt hoặc trong giá dự thầu trúng thầuchưa ký hợp đồng;

Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh được xác định theo giá vật liệu xâydựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc theo hoá đơn chứng từ hợp lệtheo quy định Bộ Tài chính, theo hợp đồng cung cấp hoặc bảng kê hoặc chứng từ viếttay có đủ tên, địa chỉ, chữ ký của người cung cấp vật liệu phù hợp với mặt bằng giá thịtrường nơi xây dựng công trình

b Xác định chi phí nhân công (NC)

Chi phí nhân công bổ sung được xác định theo công thức sau:

i n

i

NC

i xCL Q

Chi phí nhân công tại thời điểm điều chỉnh được xác định theo quy định hiện hành

c Xác định chi phí máy thi công (MTC)

Chi phí máy thi công bổ sung (MTC) được xác định bằng tổng chi phí bổ sung củatừng loại máy thi công thứ j (MTCj ) theo công thức sau:

j n

i

MTC

ji xCL Q

Chi phí máy thi công tại thời điểm điều chỉnh được xác định theo quy định hiệnhành

Chi phí xây dựng bổ sung được tổng hợp tại Bảng 9

Trang 37

2.7.1.2. Phương pháp hệ số điều chỉnh

a) Xác định chi phí vật liệu (VL)

Chi phí vật liệu bổ sung được xác định theo công thức sau:

VL = GVL x (KVL - 1)Trong đó:

- GVL: chi phí vật liệu trong dự toán được duyệt hoặc trong giá dự thầu trúng thầuchưa ký hợp đồng của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;

- KVL: hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu tại thời điểm điều chỉnh

Hệ số KVL được lấy theo công bố hoặc hướng dẫn của địa phương nơi xây dựng côngtrình hoặc tính toán của chủ đầu tư

b) Xác định chi phí nhân công (NC)

Chi phí nhân công bổ sung được xác định theo công thức sau:

NC = GNC x (KNC - 1)Trong đó:

- GNC: chi phí nhân công trong dự toán được duyệt hoặc trong giá dự thầu trúngthầu chưa ký hợp đồng của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;

- KNC: hệ số điều chỉnh chi phí nhân công tại thời điểm điều chỉnh

Hệ số KNC được lấy theo công bố hoặc hướng dẫn của địa phương nơi xây dựng côngtrình hoặc tính toán của chủ đầu tư

c) Xác định chi phí máy thi công (MTC)

Chi phí máy thi công bổ sung được xác định theo công thức sau:

MTC = GMTC x (KMTC - 1)Trong đó:

- GMTC: chi phí máy thi công trong dự toán được duyệt hoặc trong giá dự thầutrúng thầu chưa ký hợp đồng của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;

- KMTC: hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công tại thời điểm điều chỉnh

Hệ số KMTC được lấy theo công bố hoặc hướng dẫn của địa phương nơi xây dựng côngtrình hoặc tính toán của chủ đầu tư

Chi phí xây dựng bổ sung được tổng hợp tại Bảng 9

2.7.1.3. Phương pháp theo chỉ số giá xây dựng

a) Trường hợp sử dụng chỉ số giá phần xây dựng

Chi phí xây dựng bổ sung ( BS

XD

G ) được xác định theo công thức sau:

BS XD

G = G XD x (IXD-1)Trong đó:

Trang 38

- G XD: chi phí xây dựng trong dự toán được duyệt hoặc trong giá dự thầu trúng thầuchưa ký hợp đồng của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;

- IXD: chỉ số giá phần xây dựng được tính toán tại thời điểm điều chỉnh

Chỉ số giá phần xây dựng công trình được tính toán tại thời điểm điều chỉnh theohướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc công bố của địa phương nơi xây dựng công trìnhhoặc tính toán của chủ đầu tư

b) Trường hợp sử dụng chỉ số giá xây dựng theo các yếu tố chi phí (chỉ số giá vật liệu

xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng công trình, chỉ số giá máy thicông xây dựng công trình) và chỉ số giá vật liệu xây dựng chủ yếu

Xác định chi phí vật liệu (VL)

Trường hợp sử dụng chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình

Chi phí vật liệu bổ sung được xác định theo công thức sau:

- KVL: hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh

và được xác định theo công thức sau:

KVL = VL

VL VL

I

I I

0

0

1 

- I1VL: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh;

- I0VL: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại thời điểm lập dự toán được duyệthoặc thời điểm lập hồ sơ dự thầu trúng thầu

Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc công

bố của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của chủ đầu tư

Trường hợp sử dụng chỉ số giá vật liệu xây dựng chủ yếu

Chi phí vật liệu bổ sung được xác định theo công thức sau:

VL i n

i

VL xP xK G

Trang 39

K = VL

i

VL i

VL i

I

I I

I0 : chỉ số giá vật liệu xây dựng chủ yếu thứ i tại thời điểm lập dự toán được

duyệt hoặc thời điểm lập hồ sơ dự thầu trúng thầu

Chỉ số giá vật liệu xây dựng chủ yếu theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc công

bố của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của chủ đầu tư

Xác định chi phí nhân công (NC)

Chi phí nhân công bổ sung được xác định theo công thức sau:

I

I I

0

0

- I1NC: chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh;

- I0NC: chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại thời điểm lập dự toán đượcduyệt hoặc thời điểm lập hồ sơ dự thầu trúng thầu

Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặccông bố của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của chủ đầu tư

Xác định chi phí máy thi công (MTC)

Chi phí máy thi công bổ sung được xác định theo công thức sau:

I

I I

Trang 40

- I0MTC: chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời điểm lập dự toán đượcduyệt hoặc thời điểm lập hồ sơ dự thầu trúng thầu.

Chỉ số giá máy thi công xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc công bố củađịa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của chủ đầu tư

Chi phí xây dựng bổ sung được tổng hợp tại Bảng 9

G ), chi phí lắp đặt thiết bị bổ sung, chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị

bổ sung và các chi phí bổ sung khác

Chi phí mua sắm thiết bị bổ sung ( MSBS

-G1MSTB: chi phí thiết bị tại thời điểm cần điều chỉnh

Chi phí lắp đặt thiết bị bổ sung và chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị bổ sung được xác định như chi phí xây dựng bổ sung.

b) Xác định chi phí quản lý dự án bổ sung, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bổ sung và chi phí khác bổ sung.

Đối với các dự toán công trình chưa tổ chức đấu thầu hoặc chưa ký kết hợp đồng thìđược điều chỉnh theo quy định

Trường hợp đã ký hợp đồng thì việc điều chỉnh các chi phí này theo hợp đồng đã kýkết

Bảng 9 Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng bổ sung

Đơn vị tính:

S

Ngày đăng: 13/04/2014, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
Bảng 2. BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT (Trang 24)
Bảng 4. HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG CHO  CÁC  CÔNG TÁC XÂY DỰNG - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
Bảng 4. HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG CHO CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG (Trang 27)
Bảng 6. TỔNG HỢP CHI PHI  XÂY DỰNG TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG HAO  PHI VẬT  LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
Bảng 6. TỔNG HỢP CHI PHI XÂY DỰNG TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG HAO PHI VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG (Trang 28)
Bảng 7.  TỔNG HỢP DỰ  TOÁN CÔNG TRÌNH - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
Bảng 7. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH (Trang 32)
Bảng 8. TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
Bảng 8. TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ (Trang 32)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG (Trang 54)
BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ CHI TIẾT - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ CHI TIẾT (Trang 55)
BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT (Trang 57)
BẢNG TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN VẬT TƯ ĐẾN QUẬN BÌNH THẠNH - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
BẢNG TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN VẬT TƯ ĐẾN QUẬN BÌNH THẠNH (Trang 59)
BẢNG LƯƠNG NHÂN CÔNG XÂY DỰNG CƠ BẢN - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
BẢNG LƯƠNG NHÂN CÔNG XÂY DỰNG CƠ BẢN (Trang 61)
BẢNG GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN CHÂN CÔNG TRÌNH - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
BẢNG GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN CHÂN CÔNG TRÌNH (Trang 62)
BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH  Theo thông tư 06/2010/ TT-BXD ngày 26/5/2010 Bộ Xây Dựng - đồ án tốt ngiệp  đề tài lập dự toán xây dưng công trình
heo thông tư 06/2010/ TT-BXD ngày 26/5/2010 Bộ Xây Dựng (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w