Phần I V: Nội dung học tập

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của công ty TNHH Thương mại và Du lịch Việt Hằng (Trang 30 - 36)

1.Những công việc được giao và tham gia :

Tôi được phân công ở phòng nội địa .Qua hai tháng thực tập tác giả được giao và thực hiện những công việc sau :

* Công tác tiếp thị :

Trước hết , em cựng cỏc cán bộ điều hành lập chương trình du lịch với đối tượng đã khoanh vùng tiếp thị . Tác giả phải tự lập kế hoạch tiếp xúc với thị trường . Tiếp đó là công việc chuẩn bị khi tiếp xúc với khách hàng như chuẩn bị chương trình du lịch, các tờ rơi, tờ gấp , các giấy tờ khác có liên quan ….Trước khi vào cơ quan tác giả phải điều tra xem bộ phận nào phụ trách việc tổ chức cho các nhân viên du lịch và ai là ngườ quyết định tối cao mua sản phẩm du lịch . Từ đó dựng cỏc biện pháp tiếp cận . Tiếp đó giới thiệu chương trình du lịch cho họ và đặc biệt giới thiệu những ưu điểm của chương trình du lịch này , các khả năng cạnh tranh của đơn vị với đơn vị khỏc…Qua giao tiếp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng , nắm bắt được nhu cầu của họ rồi đưa những tư vấn tốt nhất cho họ nhằm hướng họ mua sản phẩm của đơn vị mình . Qỳa trỡnh tiếp xúc khách hàng này sẽ mang lại kết quả ngay hoặc xác lập mối quan trước mắt với co quan đó.

* Công tác hướng dẫn du lịch :

Hướng dẫn khách là hoạt động của tác giả tham gia nhiều hơn các hoạt dộng khác . Hoạt động này trực tiếp áp dụng những kiến thức , nghiệp vụ đã được học . Từ học đến hành có một khoảng cách xa nhưng nhờ được trang bị một cách có hệ thống tác giả đã chuẩn bị bài thuyết trình , các công việc liên quan đến tham quan tốt , đồng thời nhanh chóng xử lý các tình huống thông thường hay xảy ra khi hướng dẫn khách.

* Công tác văn phòng :

Bên cạnh những công việc trên , tác giả còn tham gia công tác văn phòng . Nhưng công việc chính là trực văn phòng , trực điện thoại , tiếp xúc khách hàng khi đến công ty . Các công việc văn phòng gồm sắp xếp lại các chương trình du lịch rồi chuyển cho phòng điều hành để có kế hoạch thực hiện . Tiếp xúc khách hàng qua điện thoại , trả lời những thắc mắc về các chương trình du lịch khi khách hàng yêu cầu .

* Các công việc khác :

Bên cạnh những công việc trên , tác giả còn tham gia một số công việc khác nhu khảo sát giá của một số dịch vụ ở một số điểm du lịch và một số hoạt động khác của trung tâm.

*Các Tuyến Điểm Đã Đi Thực Tập:

-Hà Nội - Hạ Long – Hà Nội (02 ngày/ 01 đêm) - Hà nội - Sầm Sơn - Hà Nội (03ngày/ 02 đêm)

- Hà Nội - Cửa Lò – Quờ Bỏc – Hà Nội (03 ngày/ 02 đêm) 2. Kết quả và bài học kinh nghiệm:

Thực sự,qua quãng thời gian thưc tập vừa qua em đã thu đươc rất nhiều những kinh nghiệm quý báu và thiết thực:trước mỗi chuyến đI cần phảI chuẩn bị thật kĩ lưỡng thông tin về tuyến điểm mình sẽ thuyết trình,về những điều cần biết về vị trí địa lí,văn hoá- chính trị- xã hội,tình hình thời tiết….

Hơn nữa,cần chuẩn bị tốt sức khoẻ,tâm lí,những đồ dùng cá nhân,vật dụng cần thiết cho chuyến đi xa.Nhất thiết phải chuẩn bị đồ dùng y tế….

Khi có nhưng tình huống phát sinh cần hết sức bình tĩnh để xử lý tình huống đó sao cho tốt nhất, giảm thiệt hại nhiều nhất cho các doanh nghiệp. Và rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu khác

3.Một số tình huống đã trải qua và cách xử lí tinh huống:

*Tình huống 1 : Khách có cảm tình với hướng dẫn viên. Xử lý :

Đây là vấn đề rất tế nhị, cần được xử lý khéo léo, linh hoạt và dùa vào hoàn cảnh thực tế.

Bằng kinh nghiệm sống, cách quan sát chủ quan của bản thân em thấy rằng vị khách này có ý định tán tỉnh, trêu ghẹo hướng dẫn viên nhưng không xuất phát từ tình cảm chân thành. Chính vì vậy, vài lần vị khách này đã mời em đI uống nước nhưng em đã từ chối bằng lý do : bận công viêc thông báo lịch trình cho trưởng đoàn và lên thực đơn cho đoàn vào ngày mai, và nói"thật xin lỗi vì hoàn cảnh không cho phép nên là hướng dẫn viên tôI không thể đi cùng anh được”.

Nhưng vị khách đó vẫn tiếp tục mời em đI uống nước vì không muốn làm mất lòng khách em đã nhận lời nhưng em đã mời cả trưởng đoàn đI cùng để tránh được những tình huống khó xử.

*Tình huống 2:Khách uống rượu say và đánh nhau. Xử lý:

Lúc đó không còn cách nào khác em nhờ một thành viên trong đoàn cùng với trưởng đoàn (là đàn ông) can ngăn hai vị khách đó rồi đưa họ đến hai chỗ khác nhau. Sau đó, em đi pha nước chanh đường cho họ uống, rồi nói chuyện tế nhị với bác trưởng đoàn : xin hãy nhắc nhở hai vị khách đó và cả đoàn khách khi uống rượu bia chỉ nên uống ở mức độ vừa phải để buổi tham quan diễn ra tốt đẹp nhất.

*Tình huống 3: Khách chê thức ăn. Xử lý:

Vì thực đơn của bữa ăn hôm đó là do em làm nên đầu tiên em hỏi khách tại thức ăn Ýt, vị không ngon hay tại khách không ăn quen hay vì lý do nào khác. Lúc đó kháhc trả lời: món ăn không có vấn đề gì nhưng hơi Ýt. Em giảI thích với khách: trong khả năng của mình em đã đặt món theo đúng giá tiền bữa chính của hợp đồng đoàn hãy yên tâm là không có sự mất mát hay bớt xén gì. Nếu có thể mời bác trưởng đoàn lên thực đơn cho các bữa tiếp theo.

4. Đánh giá trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của bản thân đã đạt được sau thời gian thực tập.

Ông cha ta đã có câu:

“Đi mét ngày đàng học một sàng khôn.”

Chính vì vậy, qua quãng thời gian thực tập từ ngày 18/5/2009 đến 24/7/2009 em đã thu được những bài học kinh nghiệm và kiến thức rất cần thiết cho bản thân. Có thể nói, sau thời gian thực tập này trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của em có tiến bộ rõ rệt. Từ đó tạo nền tảng cho em có thể hoà nhập tôt hơn khi ra trường và đi làm. Hơn nữa nhờ sự chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của các thành viên trong công ty cũng như sự quan tâm của giám đốc nên khả năng thuyết trình của em đã tiến bộ rất nhiều, không còn cảm giác sợ trước đám đông từ đó tự tin hơn trong công việc giới thiệu về các tuyến điểm du lịch cũng như những tình huống phát sinh trong quá trình hướng dẫn được xử lý nhanh nhạy và linh hoạt hơn.

5. Một số đề xuất , kiến nghị :

5.1 Đối với công ty Dịch vụ Du Lịch và Thương Mại Việt Hằng Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Việt Hằng có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nghiệp vụ , để mở rộng và phát triển công ty hơn nữa công ty cần có chiến lược nhân sự lâu dài. Về cộng tác viên rất tốt , nhưng chỉ trong phạm vi mùa vụ sau đó lại ra đi . Điều này

ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tuyển chọn hàng năm gõy lờn sự tốn kém .

Về công tác tổ chức , hiện nay Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Việt Hằng chia làm hai phòng nội địa và quốc tế , mỗi phòng độc lập nghiên cứu, xây dựng , làm thi trường , tổ chức thực hiện các chương trình du lịch dẫn đến số lượng nhiều không chuyên môn hóa công việc . Với sự mở rộng như hiện nay , công ty Dịch vụ Du Lịch và Thương Mại Việt Hằng thành lập them phòng thị trường chuyên lo mảng thị trường như thế hoạt động kinh doanh trở lên tốt hơn.

Việc quảng cáo trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng chưa được triển khai, đặc biệt là Internet

5.2 Với hoạt động thực tập của sinh viên khoa Du Lịch :

Mặc dù khoa du lịch của các trường đó cú những biện pháp nhằm đưa sinh việc thực tập của sinh viên đạt kết quả cao như đưa chương trình thực tập vào chấm điểm, sinh viên phải ghi nhật ký thực tập. Em đề nghị với khoa du lịch cần quan tâm hơn nữa chương trình thực tập cuối khóa . Thực tập không chỉ dừng lại ở bài báo cáo mà nó rất quan trọng với sinh viên trước khi ra trường. Việc khoa để sinh viên tự liên hệ thực tập có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Đó là , về phía sinh viên gặp nhiều khó khăn khi liên hệ thực tập, việc tìm kiếm tài liệu , thông tin ….những khó khăn này là do mối quan hệ của khoa với nhiều đơn vị chưa được thiết lập. Để cho việc thực tập được tốt hơn nên chăng khoa Văn Hóa Du Lịch mở rộng mối quan hệ hơn nữa với các doanh nghiệp du lịch, khách sạn. Khoa phải trực tiếp tham gia vào công việc thực tập của sinh viên bằng việc kết hợp với các đơn vị tiếp nhận thực tập, đưa ra chương trình thực tập, sắp xếp , quản lý sinh viên tốt hơn.

Từ thực tế, trong một thời gian ngắn tự liên hệ thực tập và thực tập . Em thấy rằng khả năng tiếp cận của các cử nhân Du Lịch tương lai gặp không ít khó khăn :

- Khó khăn là công việc thực tập đòi hỏi nhiều kiến thức hơn những gì đã được học

- Các doanh nghiệp lữ hành thường có nhu cầu tuyển dụng và ưu tiên những người có ngoại ngữ mặc dù kiến thức chuyên môn không giỏi .Trong khi đó những sinh viên của khoa kiến thức chuyên môn , nghiệp vụ giỏi nhưng ngoại ngữ còn yếu cũng khó khăn để tiếp cận.

- Các doanh nghiệp thường có nhu cầu tuyển chọn những người giỏi về những lĩnh vực cụ thể , tinh thông và có thể làm việc được ngay , độc lập . Trong khi đó sinh viên chỉ có kiến thức chung chung về nghiệp vụ cụ thể . Điều này đúng với các khách sạn , cỏc phũng ban cụ thể của công ty.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của công ty TNHH Thương mại và Du lịch Việt Hằng (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w