Đồ án Lập dự toán xây dựng công trình

68 539 0
Đồ án Lập dự toán xây dựng công trình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay đất nước ta đang ngày càng phát triển, trên con đường hội nhập với thế giới, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều có những bước phát triển vượt bậc. Trong đó không thể không nhắc đến lĩnh vực kinh tế, là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của Đất nước. Xây dựng cơ bản là một trong những ngành chủ chốt, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Xây dựng giao thông là một bộ phận của xây dựng cơ bản. Sản phẩm của xây dựng giao thông là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Không thể có các hoạt động vận tải nếu không có các công trình giao thông. Vì vậy, xây dựng giao thông là cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, sản phẩm xây dựng giao thông thường có giá trị rất lớn, và phải trải qua nhiều giai đoạn đầu tư xây dựng mới có sản phẩm hoàn chỉnh. Trong các giai đoạn đó phát sinh rất nhiều chi phí. Các đơn vị tham gia xây dựng phải tính toán được hết các chi phí đó. Do đó, việc định giá sản phẩm xây dựng là rất cần thiết và không thể thiếu. Sau một thời gian học tập, qua nghiên cứu thực tiễn cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, em đã hoàn thành đồ án với đề tài: “Lập dự toán xây dựng công trình”. Đề tài của em gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quá trình đầu tư xây dựng và sự hình thành giá cả sản phẩm xây dựng. Chương 2: Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình. Chương 3: Lập dự toán xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp ĐH.64 qua địa bàn huyện Phù Cừ Do thời gian còn hạn chế cũng như hiểu biết, trình độ nhận thức và thực tiễn chưa được sâu sắc nên đồ án của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và bạn bè để đồ án của em dược hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ mộn đặc biệt là cô giáo Th.sPhạm Diễm Hằng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kiến thức để em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Sinh viên thực hiện Chu Thảo Linh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG 1.1 Đặc điểm của xây dựng giao thông 1.1.1 Khái niệm sản phẩm xây dựng giao thông Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt, có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu, đường .... Trong đó, xây dựng công trình giao thông là một phân ngành chuyên môn có chức năng xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa các công trình giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách của nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của quá trình xây dựng giao thông là kết quả của sự thay đổi vị trí trong không gian hay của sự thay đổi hình dáng, kích thước, đặc tính cơ, lý của các đối tượng lao động thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Sản phẩm xây dựng giao thông là sự kết hợp của ba yếu tố trong quá trình sản xuất: Lực lượng lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động; là thành quả hữu ích trực tiếp của hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải, do lao động xây dựng, thi công tại hiện trường theo thiết kế. Sản phẩm xây dựng giao thông là một sản phẩm có tính chất liên ngành. Các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho dự án như thiết bị công nghiệp, vật tư thiết bị xây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước liên ngành. Sản phẩm xây dựng giao thông được biểu hiện dưới hai hình thức: Hình thức vật chất cụ thể và hình thức giá trị công việc có tính chất xây lắp. + Hình thức vật chất cụ thể: đó là những công trình cầu, đường, nhà ga, bến cảng, sân bay, v.v… + Hình thức giá trị công việc có tính chất xây lắp như các công việc thăm dò, thiết kế phát sinh trong thi công; công việc sửa chữa, v.v… Xuất phát từ những đặc thù riêng của ngành xây dựng nói chung và giao thông vận tải nói riêng, sản phẩm xây dựng giao cũng mang những đặc điểm rất riêng biệt chi phối công tác quản lý, điều hành hoạt động quá trình đầu tư xây dựng giao thông nói chung và công tác định giá trong xây dựng giao thông nói riêng. Vì vậy, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng giao thông không thể không nắm rõ các đặc trưng riêng của ngành cũng như của sản phẩm xây dựng giao thông. 1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông Sản phẩm xây dựng giao thông có tính riêng lẻ, đơn chiếc,và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng: Trong khi sản phẩm của các ngành công nghiệp và các ngành khác được sản xuất hàng loạt trong các điều kiện ổn định, trong nhà xưởng, về chủng loại, kích thước, mẫu mã, kỹ thuật và công nghệ được tiêu chuẩn hóa. Sản phẩm xây dựng giao thông thường được sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm. Khả năng trùng lặp về mọi phương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường… rất ít, ngay cả trong xu hướng công nghiệp hóa ngành xây dựng thì ảnh hưởng của tính đơn chiếc cũng chưa được loại trừ. Sản phẩm xây dựng giao thông được sản xuất ra tại nơi sẽ tiêu thụ nó: Các công trình xây dựng giao thông đều được sản xuất (thi công) tại một điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng (tiêu dùng) của sản phẩm. Sản phẩm xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên , kinh tế xã hội của nơi tiêu thụ: Sản phẩm xây dựng giao thông bao giờ cũng gắn liền với một địa điểm, một địa phương nhất định, vì vậy phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương đó. Những điều kiện đó bao gồm: địa lý, khí hậu, thời tiết, môi trường, tập quán phong tục của địa phương… Đặc điểm đó chi phối tới việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như: khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án thi công, kết cấu công trình, điều kiện mặt bằng thi công… Thời gian sử dụng dài, trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao: Khác với những sản phẩm thông thường, yêu cầu về độ bền vững (chất lượng sản phẩm), thời gian sử dụng của sản phẩm xây dựng giao thông thường rất lớn, ở nhiều nước phát triển, thời gian sử dụng một số loại sản phẩm xây dựng giao thông có thể tới hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Do đặc thù của sản phẩm xây dựng giao thông là khi tạo ra sản phẩm không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước mắt mà chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng trong những năm tương lai, cho nên trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm phải dự đoán được những vấn đề có liên quan đến quá trình khai thác sản phẩm sau này. Chính vì vậy nên nhu cầu xây dựng thường có xu hướng xây dựng vĩnh cửu khi điều kiện cho phép. Mặt khác, một sản phẩm xây dựng giao thông sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng còn có tác dụng tô thêm vẻ đẹp của đất nước và cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật của quốc gia đó dưới con mắt của bạn bè năm châu. Do đó, yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật của các công trình giao thông đòi hỏi rất lớn. Cần phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tính cổ truyền của dân tộc với tính hiện đại, không những phải đẹp trước mắt mà còn phải phù hợp với cảnh quan xung quanh ở những năm tương lai. Do thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng giao thông là dài nên nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, cải tạo và mở rộng là một nhu cầu tất yếu và đòi hỏi phải dành một khoản chi phí lớn. Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và khác biệt theo từng công trình: Giá trị của sản phẩm xây dựng giao thông thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hóa thông thường chủ yếu là do khối lượng công việc lớn và chi phí đầu tư cho công trình thường rải ra trong một thời kỳ dài. Điều này đòi hỏi phải có giá (chi phí) cho từng đơn vị khối lượng công tác xây lắp để mà hạch toán chi phí cho bất kỳ khối lượng công tác xây lắp nào đó thực hiện ở trong kỳ (tháng, quý, năm). Chi phí của các sản phẩm xây dựng giao thông thường khác biệt theo từng công trình do tính chất đơn chiếc của sản phẩm và do phương thức quản lý đấu thầu trong xây dựng. Trong phương thức đấu thầu chủ đầu tư là người mua, các doanh nghiệp xây dựng là người bán và người mua được lựa chọn người bán. Người nhận thầu nhiều khi phải có một lượng vốn đủ lớn đế đưa ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đầu tư và việc quản lý về chi phí của từng công trình là khác nhau do vậy mỗi công trình có một giá riêng. 1.1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông Do sản phẩm xây dựng giao thông có những đặc điểm riêng biệt, nên quá trình sản xuất xây dựng giao thông cũng có những đặc điểm riêng của nó. Những đặc điểm ấy có thể khái quát như sau: Sản xuất xây dựng giao thông chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) của người mua sản phẩm: Nó không thể sản xuất khi chưa có người đặt hàng. Sau khi sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường để bán sản phẩm. Sản xuất xây dựng chỉ tiến hành khi đã được chủ đầu tư chấp nhận và ký hợp đồng giao nhận thầu. Điều đó có ý nghĩa là chỉ khi nào có hợp đồng trong tay thì nhà thầu mới tiến hành xây dựng. Trong quá trình thi công công trình được thực hiện với sự tham gia giám định kỹ thuật của người mua. Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: Do sản phẩm gắn liền với nơi tiêu thụ nên địa điểm sản xuất không ổn định thậm chí trải dài theo tuyến dẫn đến việc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trình này đến công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự di chuyển cũng diễn ra liên tục. Các phương án tổ chức thi công xây dựng công trình ở các địa điểm khác nhau luôn phải thay đổi theo điều kiện cụ thể của nơi xây dựng và theo giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất, việc bố trí các công trình tạm phục vụ thi công, việc phối hợp các phương tiện xe máy, thiết bị nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đặc điểm này đòi hỏi phải luôn chú ý tăng cường tính cơ động trong doanh nghiệp về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn loại hình tổ chức quản lý và chỉ đạo kế hoạch thực hiện tác nghiệp, lựa chọn địa điểm kho trung chuyển vật tư hợp lý khi thi công nhiều công trình. Thời gian xây dựng công trình kéo dài: Đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ động vốn sản xuất trong các khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp xây dựng. Công tác tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp phải chặt chẽ, hợp lý, phải luôn tìm cách lựa chọn trình tự thi công hợp lý cho từng công trình và phối hợp thi công nhiều công trình để đảm bảo có khối lượng công tác gối đầu hợp lý. Việc phân công giai đoạn thi công từng công trình nhằm tạo ra khả năng sử dụng và điều phối hợp lý năng lực sản xuất. Thanh toán từng phần khối lượng công tác xây lắp thực hiện và bàn giao đưa vào sử dụng. Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng điều kiện thiên nhiên đến các hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp. Đặc điểm này làm cho doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể lường hết được các khó khăn sinh ra bởi điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường tự nhiên. Từ đó đưa đến hiệu quả lao động giảm xuống, một số giai đoạn của quá trình sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và giá thành công tác xây lắp. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng giao thông phải tìm biện pháp thi công hợp lý, phối hợp các công việc thi công trong nhà và ngoài trời nhằm khắc phục những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc ngoài trời cho người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất những lãng phí về lao động, nguyên vật liệu do thời tiết gây ra. Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: Vấn đề trang bị kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông nhiều khi đòi hỏi những máy móc kỹ thuật phức tạp, hiện đại đắt tiền. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp xây dựng giao thông có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: một là doanh nghiệp bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai là đi thuê của đơn vị khác về để sử dụng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán cụ thể và so sánh lựa chọn phương án để đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kịp thời đầy đủ. Mặt khác phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua các đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng giao thông trên, ta có thể thấy được tính chất sản xuất vật chất độc lập của xây dựng giao thông và tầm quan trọng của nó. Chính xây dựng giao thông đã trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất của giao thông vận tải, góp phần tăng thêm tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. 1.2 Đặc điểm cơ bản của giá sản phẩm xây dựng 1.2.1 Khái niệm về giá sản phẩm xây dựng Giá cả hàng hoá là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đã được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu, quan hệ tích luỹ tiêu dùng, quan hệ thi trường trong nước và ngoài nước. Giá cả thị trường là giá cả hàng hóa mà được tiêu thụ trên trường, giá cả thị trường một mặt phải biểu hiện đầy đủ chi phí xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế và các quan hệ kinh tế trên thị trường. Do đó giá cả thi trường có thể biến động cao hơn hoặc thấp hơn chi phí xã hội cần thiết để tạo ra nó. Trong cơ chế thị trường canh tranh các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tiến hành điều tra tiếp cận thị trường (cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào) theo dõi sự vận động của giá cả để từ đó quyết định quy mô và phương thức sản xuất thích hợp, cũng như quyết định giá bán sản phẩm một cách hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo giá cả cá biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra phải nhỏ hơn hoặc bằng giá cả được thi trường chấp nhận. 1.2.2 Tác dụng của giá sản phẩm xây dựng Nhờ có giá cả, Nhà Nước có thể kế hoạch hóa và kiểm tra chi phí xã hội cần thiết. Tác dụng này chỉ có hiệu quả khi Nhà Nước có tác động vào giá, kiểm soát giá cả. Nhờ có giá cả mà có thể thực hiện được việc cân đối nền kinh tế quốc dân. Nhờ có giá cả có thể tính toán chi phí và kết quả sản xuất (nói cách khác là xác định được lỗ lãi của sản phẩm thực tế). Thông qua giá cả có thể so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm khác nhau mà không thể so sánh trực tiếp được. 1.2.3 Nguyên tắc hình thành giá sản phẩm xây dựng Giá cả phải được hình thành trên các điều kiện khách quan và phù hợp với kinh tế khách quan. Giá cả cần phải phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất trên thị trường, từng sản phẩm sẽ có giá riêng và được xác định bằng phương pháp lập dự toán. Thông qua cơ chế đấu thầu, giá sản phẩm xây dựng được xác định khách quan theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Cơ sở để lập dự toán là khối lượng công tác được xác định theo tài liệu thiết kế và giá xây dựng công trình. 1.2.4 Ảnh hưởng của đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông đến việc hình thành giá cả sản phẩm xây dựng Tính chất riêng biệt và đơn chiếc của sản phẩm xây dựng giao thông dẫn đến sự khác nhau về khối lượng công tác và phương thức thực hiện chúng nên giá cả của các sản phẩm sẽ khác nhau. Sản phẩm xây dựng được làm theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Sản phẩm xây dựng giao thông có tính chất cố định tại nơi sản xuất và bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng. Do đó, dẫn đến sự khác nhau về biện pháp thi công, sự khác nhau về loại máy móc sử dụng nên giá cả của các sản phẩm sẽ khác nhau. Do sự đa dạng của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của các vùng miền nên có sự khác nhau về giá cả vật liệu, về chi phí vận chuyển, năng suất lao động, tiền lương, hệ số sử dụng thời gian và năng suất của máy…nên dẫn đến sự khác nhau về giá thành công tác xây lắp. Do cơ chế quản lý của Nhà nước thông qua việc ban hành các thông tư,văn bản hướng dẫn về nội dung, phương pháp tính… Do cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nó làm cho giá sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm đi. Do trình độ khoa học kỹ thuật và thiết bị công nghệ ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại nên giá của sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm xuống. 1.3 Chi phí đầu tư xây dựng công trình 1.3.1 Quá trình đầu tư xây dựng 1.3.1.1 Khái niệm, nội dung của quá trình đầu tư xây dựng Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc tạo ra một số vốn cố định để nó tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp. Theo quan điểm tài chính, khái niệm đầu tư được gắn liền với một số khoản chi là động sản và bất động sản. Theo luật đầu tư, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Có thể nói, quá trình đầu tư và xây dựng công trình là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên lao động và vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Quá trình đầu tư và xây dựng công trình là tổng thể các hoạt động để vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Hình 1.1 Nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng Ở đầu vào, các nguồn tài nguyên như lao động, tài chính được đưa vào hệ thống như những tiền đề vật chất của quá trình. Các kết quả kinh tế xã hội của sự vận động và phát triển của hệ thống biểu hiện dưới dạng công trình đã hoàn thành xuất hiện ở đầu ra sẽ tác động trực tiếp lên nền kinh tế quốc dân. Những kết quả này sẽ tham gia vào quá trình tái xuất và tạo nên những tiền đề vật chất mới cho chu trình sản xuất mới của quá trình đầu tư. Nội dung bên trong của quá trình đầu tư diễn ra theo sự vận động khách quan của nó và tuân theo trình tự đầu tư và xây dựng do Nhà Nước quy định. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng Trình tự đầu tư và xây dựng được hiểu là một cơ chế để tiến hành các hoạt động đầu tư và xây dựng, trong đó định rõ thứ tự, nội dung các công việc cùng trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong việc thực hiện các công việc đó. Giai đoạn chuẩn bị dự án + Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có thuộc dự án nhóm A...); + Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng + Xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. Giai đoạn thực hiện dự án +Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có). + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có). + Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng + Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng). + Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình. + Giám sát thi công xây dựng. + Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành. + Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành. + Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng + Quyết toán hợp đồng xây dựng. + Bảo hành công trình xây dựng. 1.3.2 Các loại chi phí theo quá trình đầu tư và xây dựng Các công trình xây dựng giao thông được tạo nên thông qua hoạt động đầu tư và xây dựng. Đó là một loại hoạt động cơ bản phức tạp gồm một hệ thống các công việc có liên quan chặt chẽ với nhau từ những ý tưởng quy hoạch ban đầu đến hình thành dự án, thực hiện dự án và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Hoạt động đầu tư và xây dựng được tiến hành theo trình tự gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Theo từng giai đoạn, chi phí đầu tư xây dựng được biểu thị bằng những chỉ tiêu khác nhau. Hình 1.2 Các loại chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình đầu tư xây dựng công trình 1.3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án Theo điều 4 Nghị định số 322015NĐCP: Tổng mức đầu tư: là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. 1.3.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án Dự toán xây dựng công trình: là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, được xác định cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Dự toán xây dựng công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanhtoán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng. Dự toán thi công là giá của công trình do đơn vị thi công lập trên cơ sở các biện pháp thi công mà đơn vị thi công sẽ thực hiện và có tính một mức phấn đấu hạ giá thành công trình. Giá thanh toán là giá của công trình thực hiện khi bàn giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua sau khi công trình đã hoàn thành theo đúng các yêu cầu về chất lượng, về kỹ thuật, về tiến độ, về giá cả và các yêu cầu khác được cam kết trong hợp đồng. 1.3.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác và sử dụng Chi phí đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt; hợp đồng đã ký kết (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.   CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1 Những vấn đề chung về dự toán xây dựng công trình 2.1.1 Khái niệm dự toán xây dựng công trình Theo điều 8 Nghị định số 322015NĐCP: Dự toán xây dựng công trình: là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình; được xác định cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. 2.1.2 Mục đích, vai trò và nguyên tắc lập dự toán 2.1.2.1 M ục đích lập dự toán Dự toán giúp chủ đầu tư biết biết được số tiền sẽ phải chi trả ra để có được công trình hoặc hạng mục công trình mà mình mong muốn. Là căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng. Là căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư. Dự toán được sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, quyết toán. 2.1.2.2 Vai trò của lập dự toán Là cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh, lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng. Là cơ sở lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn vay. Là căn cứ để xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu và chọn thầu xây dựng. Là cơ sở để xác định giá kí kết hợp đồng và thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. Được sử dụng để đánh giá hoạt động của tổ chức xây dựng và củng cố hạch toán kinh tế. 2.1.2.3 Nguyên tắc lập dự toán Tính đúng: đúng bản chất công việc, đúng quy định nhà nước, đúng kích thước hình học… Tính đủ: không thiếu, không thừa.không trùng lặp chi phí, phù hợp với nội dung chi phí và tuân thủ theo các qui định. Tính hợp lý : phù hợp với thực tế. Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán. Có nội dung công việc là có chi phí 2.2 Nội dung của dự toán xây dựng công trình Dự toán xây dựng công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP). Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau: GXDCT= GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP 2.2.1 Chi phí xây dựng (GXD) Chi phí xây dựng của công trình là toàn bộ chi phí xây dựng của các hạng Mục công trình chính, công trình phụ trợ (trừ công trình tạm để ở và Điều hành thi công), công trình tạm phục vụ thi công. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. 2.2.1.1 Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo nên thực thể sản phẩm hoặc có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. Nó bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. a, Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp): Chi phí vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị của vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển và các cấu kiện bán thành phẩm mà sử dụng cho thi công xây dựng công trình.Chi phí vật liệu bao gồm giá mua theo hoá đơn (chưa thuế), chi phí vận chuyển, bốc dỡ, kiểm nhận nhập kho, các khoản thuế không đước hoàn lại, các khoản phí, lộ phí và các chi phí khác có iên quan đến quá trình thu mua vật liệu. Chi phí vật liệu không bao gồm phần giá trị vật liêu dùng cho máy thi công và dùng chung cho doanh nghiệp. b, Chi phí nhân công: Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương và các khoản có tính chật tiền lương được khoán cho toàn bộ lao động trực tiếp tham gia xây dựng công trình. Chi phí nhân công không bao gồm tiền lương của thợ lái máy và tiền lương của bộ phận quản lý. c, Chi phí máy thi công: Chi phí máy thi công bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc khai thác, sử dụng máy thi công. 2.2.1.2 Chi phí chung Chi phí chung là những chi phí có tính chất phục vụ cho toàn bộ công trình, liên quan đến quản lý và điều hành sản xuất ngoài công trường. Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí quản lý và điều hành sản xuất: bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của bộ phận quản lý, chi phí khấu hao, sửa chữa các tài sản cố định dừng cho bộ phận quản lý, tiền công tác phí, bưu phí, nghiệp vụ phí... Chi phí phục vụ công nhân: bao gồm: tiền điện tiền nước phục vụ công nhân, tiền ăn ca, tiền nước uống, chi phí bảo hộ lao động, chi phí khám chữa bệnh tại công trường Chi phí phục vụ thi công: như tiền điện tiền nước phục vụ thi công, chi phí khấu hao sửa chữa các công cụ lao động không phải là máy thi công, các chi phí liên quan đến việc dọn dẹp mặt bằng công trường. Chi phí khác: là các chi phí còn lại như: chi phí hội họp, chi phí tiếp khách... 2.2.1.3 Thu nhập chịu thuế tính trước Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình. 2.2.1.4 Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước. 2.2.2 Chi phí thiết bị (GTB) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan. Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng. Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc ước tính chi phí. 2.2.3 Chi phí quản lý dự án (GQLDA) Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng; Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng; Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng; Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình; Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình; Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành; Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghiệm thu, bàn giao công trình; Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo; Xác định, cập nhật, thẩm định, dự toán gói thầu xây dựng; Thực hiện các công việc quản lý của cơ nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Thực hiện các công việc quản lý khác. 2.2.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng; Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cảo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng; Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án; Thi tuyển, tuyểư chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng; Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông; Ứng dụng hệ thống thông tin công trình; Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng (nếu có), tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác; Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có); Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình; Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn); Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường; Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; Thực hiện các công việc tư vấn khác. 2.2.5 Chi phí khác (GK) Chi phí khác để thực hiện các công việc gồm: Rà phá bom mìn, vật nổ; Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định; Hạng mục chung gồm các khoản mục chi phí: + Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; + Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; + Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; + Chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; + Chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên; + Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp đồng lao động dài hạn của doanh nghiệp) đến và ra khỏi công trường; + Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); + Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có); + Chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự);” + Các chi phí thực hiện các công việc khác 2.2.6 Chi phí dự phòng (GDP) Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm), kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. 2.3 Căn cứ lập dự toán công trình Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Căn cứ vào khối lượng công tác cần phải thực hiện của công trình. Căn cứ vào định mức xây dựng : Định mức dự toán xây dựng công trình và định mức chi phí. Căn cứ vào giá xây dựng công trình. Căn cứ vào giá vật liệu, giá nhiên liệu, tiền lương công nhân, giá ca máy…tại khu vực xây dựng công trình. Căn cứ vào giá mua thiết bị, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các khoản thuế, phí, lệ phí có liên quan đến mua sắm thiết bị . Căn cứ vào văn bản hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình hiện hành của Bộ Xây Dựng. 2.4 Trình tự lập dự toán công trình Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công. Bước 2: Liệt kê các hạng mục công trình phải lập dự toán. Bước 3: Liệt kê các bộ phận công tác chủ yếu trong từng hạng mục công trình. Bước 4: Liệt kê các công tác xây dựng. Bước 5: Nghiên cứu các định mức xây dựng. Bước 6: Xác định tiền lương ngày công của công nhân xây dựng và công nhân lái máy, giá vật liệu và giá dự toán ca máy. Bước 7: Lập bảng phân tích đơn giá chi tiết cho các công tác xây dựng. Bước 8: Lập dự toán chi tiết cho từng hạng mục. Bước 9: Lập dự toán chi phí xây dựng cho từng hạng mục. Bước 10: Lập bảng dự toán tổng hợp. Bước 11: Viết thuyết minh dự toán. 2.5 Phương pháp lập dự toán công trình Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (2.1) Trong đó : GXD : Chi phí xây dựng GTB : Chi phí thiết bị GQLDA : Chi phí quản lý dự án GTV : Chi phí tư vấn GK : Chi phí khác GDP : Chi phí dự phòng 2.5.1 Chi phí xây dựng ( GXD) Được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công . Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương pháp nêu tại các điểm 2.5.1.1; 2.5.1.2 dưới đây. 2.5.1.1 Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình hoặc giá xây dựng tổng hợp của công trình. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp của công trình. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình. Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung chung theo quy định đối với từng loại công trình . Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành. a, Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình. Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình có thể là đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước). Để đồng bộ với dự toán gói thầu thì đơn giá áp dụng có thể là đơn giá đầy đủ. b, Xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và được tổng hợp từ một nhóm, loại công tác xây dựng để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình. Giá xây dựng tổng hợp được lập tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình. Giá xây dựng tổng hợp có thể là giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính, trước) được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết của công trình. Để đồng bộ với dự toán gói thầu thì đơn giá áp dụng có thể là đơn giá đầy đủ. Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được xác định và tổng hợp theo bảng 2.1 dưới đây. Bảng 2.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP KHÔNG ĐẦY ĐỦ Ngày ….. tháng….. năm…… Công trình: ……………………………….............................................................. Đơn vị tính: đồng STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ KÝ HIỆU I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu VL 2 Chi phí nhân công ∑_(j=1)n▒Q_j × D_jnc × K_nc NC 3 Chi phí máy và thiết bị thi công ∑_(j=1)n▒〖Q_j × D_jm 〗 × K_m M Chi phí trực tiếp VL+NC+M T II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ TL Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGTXD GTGT Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD Trong đó: Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ: + Qj là khối lượng một nhóm danh Mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình; + Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong giá xây dựng tổng hợp một nhóm danh Mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình; Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ: + Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j; + Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đối với công tác xây dựng thứ j; + G: chi phí xây dựng công trình, hạng Mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế; + TGTGTXD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng; + Knc: hệ số nhân công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau: Knc = 1+ tỷ lệ khối lượng công việc phải làm đêm 30% (đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm). + Km: hệ số máy thi công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau: Km = 1 g + g Knc Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình quân trong giá ca máy. Khối lượng công việc phải làm đêm được xác định theo yêu cầu tiến độ thi công xây dựng của công trình và được chủ đầu tư thống nhất. Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được xác định và tổng hợp theo bảng 2.2 dưới đây.   Bảng 2.2. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ Đơn vị tính:... STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ KÝ HIỆU 1 Chi phí xây dựng trước thuế G 2 Thuế giá trị gia tăng G x TGTGTXD GTGT 3 Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD Trong đó: Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ: + Qi là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình (i=1÷n); + Di là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình. Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ: + Qi là khối lượng công tác xây dựng thứ i của công trình (i=1÷n); + Di là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện công tác xây dựng thứ i của công trình. + G: chi phí xây dựng công trình trước thuế; + TGTGTXD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng; + GXD: chi phí xây dựng công trình sau thuế; Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng sau thuế trong dự toán công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau: G_XD= ∑_(i=1)n▒g_i (2.2) Trong đó: gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1÷n). 2.5.1.2 Phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng có thể được xác định trên cơ sở tổng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng. a, Xác định tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình như sau : Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình. Xác định khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công tương ứng với từng khối lượng công tác xây dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình thông qua mức hao phí về vật liệu, nhân công và máy và thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật. Tính tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho công trình, hạng mục công trình bằng cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau. Khi tính toán cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng loại, quy cách đối với vật liệu; số lượng ngày công cho từng cấp bậc công nhân; số lượng ca máy cho từng loại máy và thiết bị thi công theo thông số kỹ thuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình. b, Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công Giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công được xác định phù hợp với công trình xây dựng và gắn với địa điểm xây dựng công trình. Xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp trên cơ sở tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng theo bảng 2.3 và bảng 2.4. Chi phí xây dựng tính theo tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định và tổng hợp theo bảng 2.5.   Bảng 2.3. HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CHO CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG Stt Mã hiệu Tên công tác Đơn vị Khối lượng Mức hao phí Khối lượng hao phí Vật liệu Nhân công Máy Vật liệu Nhân công Máy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 001 ĐM.001 Công tác thứ 1 m3 V.001 Cát mịn m3 V.002 Gạch chỉ viên …. N.001 Nhân công 37 công N.002 Nhân công 3,57 công … M.001 Máy trộn vữa 80 lít ca M.002 Vận thăng 0,8T ca ... 002 ĐM.002 Công tác thứ 2 …. Bảng 2.4. TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG, CHI PHÍ MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG CHI PHÍ TRỰC TIẾP Đơn vị tính: ... Stt Mã hiệu Nội dung Đơn vị Khối lượng Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7=5x6 I Vật liệu I.1 V.001 Cát mịn m3 I.2 V.002 Gạch chỉ viên … … … Tổng cộng VL II Nhân công II.1 N.001 Nhân công 37 công II.2 N.002 Nhân công 3,57 công … … … Tổng cộng NC III Máy thi công III.1 M.001 Máy trộn vữa 80 lít ca III.2 M.002 Vận thăng 0,8T ca … … … Tổng cộng M Bảng 2.5. TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO

1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện đất nước ta ngày phát triển, đường hội nhập với giới, tất ngành nghề, lĩnh vực có bước phát triển vượt bậc Trong khơng thể không nhắc đến lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực quan trọng nhất, định phát triển Đất nước Xây dựng ngành chủ chốt, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia Xây dựng giao thông phận xây dựng Sản phẩm xây dựng giao thông phận quan trọng toàn sở vật chất kỹ thuật kinh tế quốc dân Khơng thể có hoạt động vận tải khơng có cơng trình giao thơng Vì vậy, xây dựng giao thông sở hạ tầng cho kinh tế Với vai trò quan trọng đó, sản phẩm xây dựng giao thơng thường có giá trị lớn, phải trải qua nhiều giai đoạn đầu tư xây dựng có sản phẩm hồn chỉnh Trong giai đoạn phát sinh nhiều chi phí Các đơn vị tham gia xây dựng phải tính tốn hết chi phí Do đó, việc định giá sản phẩm xây dựng cần thiết thiếu Sau thời gian học tập, qua nghiên cứu thực tiễn hướng dẫn tận tình thầy giáo, em hồn thành đồ án với đề tài: “Lập dự tốn xây dựng cơng trình” Đề tài em gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận trình đầu tư xây dựng hình thành giá sản phẩm xây dựng Chương 2: Phương pháp lập dự tốn xây dựng cơng trình Chương 3: Lập dự tốn xây dựng cơng trình: Cải tạo, nâng cấp ĐH.64 qua địa bàn huyện Phù Cừ Do thời gian hạn chế hiểu biết, trình độ nhận thức thực tiễn chưa sâu sắc nên đồ án em tránh khỏi sai sót Em mong nhận góp ý thầy bạn bè để đồ án em dược hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn thầy cô mộn đặc biệt cô giáo Th.s Phạm Diễm Hằng tận tình hướng dẫn, bảo, truyền đạt kiến thức để em hồn thành đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực Chu Thảo LinhCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG 1.1 Đặc điểm xây dựng giao thông 1.1.1 Khái niệm sản phẩm xây dựng giao thông Xây dựng ngành sản xuất vật chất độc lập đặc biệt, có chức tái sản xuất giản đơn tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho kinh tế quốc dân thông qua xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục sửa chữa cơng trình xây dựng nhà cửa, cầu, đường Trong đó, xây dựng cơng trình giao thơng phân ngành chun mơn có chức xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục sửa chữa cơng trình giao thơng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá hành khách kinh tế quốc dân Sản phẩm trình xây dựng giao thông kết thay đổi vị trí khơng gian hay thay đổi hình dáng, kích thước, đặc tính cơ, lý đối tượng lao động thuộc lĩnh vực giao thông vận tải Sản phẩm xây dựng giao thông kết hợp ba yếu tố trình sản xuất: Lực lượng lao động, đối tượng lao động công cụ lao động; thành hữu ích trực tiếp hoạt động xây dựng lĩnh vực giao thông vận tải, lao động xây dựng, thi công trường theo thiết kế Sản phẩm xây dựng giao thơng sản phẩm có tính chất liên ngành Các chủ đầu tư, doanh nghiệp sản xuất yếu tố đầu vào cho dự án thiết bị công nghiệp, vật tư thiết bị xây dựng, doanh nghiệp cung ứng, tổ chức dịch vụ ngân hàng tài chính, quan quản lý Nhà nước liên ngành Sản phẩm xây dựng giao thông biểu hai hình thức: Hình thức vật chất cụ thể hình thức giá trị cơng việc có tính chất xây lắp + Hình thức vật chất cụ thể: cơng trình cầu, đường, nhà ga, bến cảng, sân bay, v.v… + Hình thức giá trị cơng việc có tính chất xây lắp cơng việc thăm dò, thiết kế phát sinh thi cơng; công việc sửa chữa, v.v… Xuất phát từ đặc thù riêng ngành xây dựng nói chung giao thơng vận tải nói riêng, sản phẩm xây dựng giao mang đặc điểm riêng biệt chi phối cơng tác quản lý, điều hành hoạt động q trình đầu tư xây dựng giao thơng nói chung cơng tác định giá xây dựng giao thơng nói riêng Vì vậy, hoạt động lĩnh vực đầu tư xây dựng giao thông không nắm rõ đặc trưng riêng ngành sản phẩm xây dựng giao thông 1.1.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng giao thông - Sản phẩm xây dựng giao thơng có tính riêng lẻ, đơn chiếc,và sản xuất theo đơn đặt hàng: Trong sản phẩm ngành công nghiệp ngành khác sản xuất hàng loạt điều kiện ổn định, nhà xưởng, chủng loại, kích thước, mẫu mã, kỹ thuật cơng nghệ tiêu chuẩn hóa Sản phẩm xây dựng giao thông thường sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc, sản xuất địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí thường khác loại hình sản phẩm Khả trùng lặp phương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí, mơi trường… ít, xu hướng cơng nghiệp hóa ngành xây dựng ảnh hưởng tính đơn chưa loại trừ - Sản phẩm xây dựng giao thông sản xuất nơi tiêu thụ nó: Các cơng trình xây dựng giao thông sản xuất (thi công) điểm mà nơi đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ thực giá trị sử dụng (tiêu dùng) sản phẩm - Sản phẩm xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng điều kiện địa lý, tự nhiên , kinh tế - xã hội nơi tiêu thụ: Sản phẩm xây dựng giao thông gắn liền với địa điểm, địa phương định, phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể địa phương Những điều kiện bao gồm: địa lý, khí hậu, thời tiết, môi trường, tập quán phong tục địa phương… Đặc điểm chi phối tới việc thực hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như: khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án thi công, kết cấu cơng trình, điều kiện mặt thi cơng… - Thời gian sử dụng dài, trình độ mỹ thuật kỹ thuật cao: Khác với sản phẩm thông thường, yêu cầu độ bền vững (chất lượng sản phẩm), thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng giao thông thường lớn, nhiều nước phát triển, thời gian sử dụng số loại sản phẩm xây dựng giao thơng tới hàng trăm năm lâu Do đặc thù sản phẩm xây dựng giao thông tạo sản phẩm khơng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước mắt mà chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu ngày gia tăng năm tương lai, trước tiến hành sản xuất sản phẩm phải dự đốn vấn đề có liên quan đến q trình khai thác sản phẩm sau Chính nên nhu cầu xây dựng thường có xu hướng xây dựng vĩnh cửu điều kiện cho phép Mặt khác, sản phẩm xây dựng giao thông sau hồn thành đưa vào sử dụng có tác dụng tơ thêm vẻ đẹp đất nước sở quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật quốc gia mắt bạn bè năm châu Do đó, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cơng trình giao thơng đòi hỏi lớn Cần phải kết hợp cách nhuần nhuyễn tính cổ truyền dân tộc với tính đại, khơng phải đẹp trước mắt mà phải phù hợp với cảnh quan xung quanh năm tương lai Do thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng giao thông dài nên nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, cải tạo mở rộng nhu cầu tất yếu đòi hỏi phải dành khoản chi phí lớn - Chi phí sản xuất sản phẩm lớn khác biệt theo cơng trình: Giá trị sản phẩm xây dựng giao thông thường lớn nhiều so với sản phẩm hàng hóa thơng thường chủ yếu khối lượng cơng việc lớn chi phí đầu tư cho cơng trình thường rải thời kỳ dài Điều đòi hỏi phải có giá (chi phí) cho đơn vị khối lượng cơng tác xây lắp hạch tốn chi phí cho khối lượng cơng tác xây lắp thực kỳ (tháng, quý, năm) Chi phí sản phẩm xây dựng giao thông thường khác biệt theo cơng trình tính chất đơn sản phẩm phương thức quản lý đấu thầu xây dựng Trong phương thức đấu thầu chủ đầu tư người mua, doanh nghiệp xây dựng người bán người mua lựa chọn người bán Người nhận thầu nhiều phải có lượng vốn đủ lớn đế đưa hoạt động thời gian đợi vốn chủ đầu tư việc quản lý chi phí cơng trình khác cơng trình có giá riêng 1.1.3 Đặc điểm trình sản xuất xây dựng giao thơng Do sản phẩm xây dựng giao thơng có đặc điểm riêng biệt, nên trình sản xuất xây dựng giao thơng có đặc điểm riêng Những đặc điểm khái quát sau: - Sản xuất xây dựng giao thông tiến hành có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) người mua sản phẩm: Nó khơng thể sản xuất chưa có người đặt hàng Sau sản phẩm hồn thành khơng cần thiết phải tìm thị trường để bán sản phẩm Sản xuất xây dựng tiến hành chủ đầu tư chấp nhận ký hợp đồng giao nhận thầu Điều có ý nghĩa có hợp đồng tay nhà thầu tiến hành xây dựng Trong q trình thi cơng cơng trình thực với tham gia giám định kỹ thuật người mua - Q trình sản xuất ln di động, hệ số biến động lớn: Do sản phẩm gắn liền với nơi tiêu thụ nên địa điểm sản xuất không ổn định chí trải dài theo tuyến dẫn đến việc phải di chuyển lực lượng lao động phương tiện vật chất từ cơng trình đến cơng trình khác nhiều cơng trình di chuyển diễn liên tục Các phương án tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình địa điểm khác phải thay đổi theo điều kiện cụ thể nơi xây dựng theo giai đoạn xây dựng Đặc điểm làm khó khăn cho cơng tác tổ chức sản xuất, việc bố trí cơng trình tạm phục vụ thi cơng, việc phối hợp phương tiện xe máy, thiết bị nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp Đặc điểm đòi hỏi phải ln ý tăng cường tính động doanh nghiệp mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn loại hình tổ chức quản lý đạo kế hoạch thực tác nghiệp, lựa chọn địa điểm kho trung chuyển vật tư hợp lý thi công nhiều cơng trình - Thời gian xây dựng cơng trình kéo dài: Đặc điểm dẫn đến tình trạng ứ động vốn sản xuất khối lượng thi công dở dang doanh nghiệp xây dựng Công tác tổ chức quản lý sản xuất doanh nghiệp phải chặt chẽ, hợp lý, phải ln tìm cách lựa chọn trình tự thi cơng hợp lý cho cơng trình phối hợp thi cơng nhiều cơng trình để đảm bảo có khối lượng cơng tác gối đầu hợp lý Việc phân công giai đoạn thi công cơng trình nhằm tạo khả sử dụng điều phối hợp lý lực sản xuất Thanh toán phần khối lượng công tác xây lắp thực bàn giao đưa vào sử dụng - Sản xuất tiến hành trời nên chịu ảnh hưởng điều kiện thiên nhiên đến hoạt động công nhân q trình thực cơng tác xây lắp Đặc điểm làm cho doanh nghiệp xây dựng giao thông lường hết khó khăn sinh điều kiện thời tiết khí hậu, mơi trường tự nhiên Từ đưa đến hiệu lao động giảm xuống, số giai đoạn trình sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình giá thành cơng tác xây lắp Vì đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng giao thơng phải tìm biện pháp thi cơng hợp lý, phối hợp cơng việc thi cơng nhà ngồi trời nhằm khắc phục ảnh hưởng thời tiết khí hậu, kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công phương pháp kỹ thuật đại, cải thiện điều kiện làm việc trời cho người lao động, hạn chế tới mức thấp lãng phí lao động, nguyên vật liệu thời tiết gây - Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: Vấn đề trang bị kỹ thuật sản xuất xây dựng giao thơng nhiều đòi hỏi máy móc kỹ thuật phức tạp, đại đắt tiền Trong trường hợp vậy, doanh nghiệp xây dựng giao thơng lựa chọn hai phương án sau: doanh nghiệp bỏ số vốn lớn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai thuê đơn vị khác để sử dụng Điều đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính tốn cụ thể so sánh lựa chọn phương án để đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kịp thời đầy đủ Mặt khác phải đảm bảo hiệu sản xuất kinh doanh Qua đặc điểm sản phẩm sản xuất xây dựng giao thơng trên, ta thấy tính chất sản xuất vật chất độc lập xây dựng giao thơng tầm quan trọng Chính xây dựng giao thông trực tiếp xây dựng sở vật chất giao thơng vận tải, góp phần tăng thêm tài sản cố định cho kinh tế quốc dân 1.2 Đặc điểm giá sản phẩm xây dựng 1.2.1 Khái niệm giá sản phẩm xây dựng Giá hàng hoá biểu tiền giá trị hàng hoá sản xuất tiêu thụ thị trường đồng thời biểu tổng hợp mối quan hệ kinh tế quan hệ cung cầu, quan hệ tích luỹ- tiêu dùng, quan hệ thi trường nước nước Giá thị trường giá hàng hóa mà tiêu thụ trường, giá thị trường mặt phải biểu đầy đủ chi phí xã hội cần thiết để tạo hàng hóa bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất lưu thơng thu lợi nhuận cho doanh nghiệp Đồng thời giá thị trường chịu tác động quy luật kinh tế quan hệ kinh tế thị trường Do giá thi trường biến động cao thấp chi phí xã hội cần thiết để tạo Trong chế thị trường canh tranh doanh nghiệp muốn tồn phát triển phải tiến hành điều tra tiếp cận thị trường (cả thị trường đầu thị trường đầu vào) theo dõi vận động giá để từ định quy mơ phương thức sản xuất thích hợp, định giá bán sản phẩm cách hợp lý nguyên tắc đảm bảo giá cá biệt hàng hóa sản xuất phải nhỏ giá thi trường chấp nhận 1.2.2 Tác dụng giá sản phẩm xây dựng - Nhờ có giá cả, Nhà Nước kế hoạch hóa kiểm tra chi phí xã hội cần thiết Tác dụng có hiệu Nhà Nước có tác động vào giá, kiểm sốt giá - Nhờ có thực việc cân đối kinh tế quốc dân - Nhờ có giá tính tốn chi phí kết sản xuất (nói cách khác xác định lỗ lãi sản phẩm thực tế) - Thơng qua giá so sánh hiệu kinh tế việc sản xuất sử dụng loại sản phẩm khác mà so sánh trực tiếp 1.2.3 Nguyên tắc hình thành giá sản phẩm xây dựng - Giá phải hình thành điều kiện khách quan phù hợp với kinh tế khách quan - Giá cần phải phản ánh đắn chi phí xã hội cần thiết đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, lưu thông thu lợi nhuận cho doanh nghiệp - Sản phẩm xây dựng khơng có giá thống thị trường, sản phẩm có giá riêng xác định phương pháp lập dự toán - Thông qua chế đấu thầu, giá sản phẩm xây dựng xác định khách quan theo quy luật kinh tế thị trường Cơ sở để lập dự tốn khối lượng cơng tác xác định theo tài liệu thiết kế giá xây dựng công trình 1.2.4 Ảnh hưởng đặc điểm sản phẩm xây dựng giao thơng đến việc hình thành giá sản phẩm xây dựng - Tính chất riêng biệt đơn sản phẩm xây dựng giao thông dẫn đến khác khối lượng công tác phương thức thực chúng nên giá sản phẩm khác - Sản phẩm xây dựng làm theo đơn đặt hàng sở thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng yêu cầu chủ đầu tư - Sản phẩm xây dựng giao thơng có tính chất cố định nơi sản xuất bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng Do đó, dẫn đến khác biện pháp thi công, khác loại máy móc sử dụng nên giá sản phẩm khác - Do đa dạng điều kiện tự nhiên điều kiện kinh tế vùng miền nên có khác giá vật liệu, chi phí vận chuyển, suất lao động, tiền lương, hệ số sử dụng thời gian suất máy…nên dẫn đến khác giá thành công tác xây lắp - Do chế quản lý Nhà nước thông qua việc ban hành thông tư, văn hướng dẫn nội dung, phương pháp tính… - Do chế thị trường dẫn đến cạnh tranh doanh nghiệp làm cho giá sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm - Do trình độ khoa học kỹ thuật thiết bị công nghệ ngày phát triển, ngày đại nên giá sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm xuống 10 1.3 Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình 1.3.1 Q trình đầu tư xây dựng 1.3.1.1 Khái niệm, nội dung trình đầu tư xây dựng Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư việc tạo số vốn cố định để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp Theo quan điểm tài chính, khái niệm đầu tư gắn liền với số khoản chi động sản bất động sản Theo luật đầu tư, đầu tư việc nhà đầu tư bỏ vốn loại tài sản hữu hình vơ hình để hình thành tài sản tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định Luật đầu tư quy định khác pháp luật có liên quan Có thể nói, q trình đầu tư xây dựng cơng trình q trình bỏ vốn tài nguyên lao động vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu kinh tế cao Q trình đầu tư xây dựng cơng trình tổng thể hoạt động để vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho kinh tế quốc dân Đầu vào Quá trình đầu tư xây dựng Tài nguyên: -Lao động -Vật tư -Vốn … -… Đầu Cơng trình Các giai hồn đoạn thành kết kinh tế, xã hội việc đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng Chuẩn bị dự án Thực ánxây dựng, đưa cơng trình dự án vào khai thác, sử dụng Kếtdự thúc Hình 1.1 Nội dung trình đầu tư xây dựng 54 Tưới thấm bám nhựa nóng pha dầu 1kg/m2 Lớp móng CPĐD loại I dày 18cm (Dmax=25mm) Lớp móng CPĐD loại II dày 20cm (Dmax=37,5mm) 5.Móng cát đen đầm chặt K=0,98 chiều dày 50cm Tôn cát đen đầm chặt K=0,95 có - Tại vị trí mặt đường hư hỏng cục bộ: tiến hành đào thay kết cấu mặt đường cũ, tăng cường móng cát đen đầm chặt K98 dày 50cm lớp móng CPĐD loại II dày 20cm - Đoạn tuyến Km13+300-Km15+800 (mặt đương gạch xếp nghiêng), Km15+800Km17+500 Km17+539- Km17+843 (mặt đường láng nhựa cũ) tuyến chính; đoạn Km0+143-Km0+818 (tuyến nhánh) đoạn nối lên ĐT.378: Trải qua thời gian dài sử dụng, nhiên việc sửa chữa, tu bị hạn chế kinh phí, đến đoạn tuyến xuống cấp hư hỏng nặng, nhiều chỗ lún sụt, cao su, ổ ga, bong bật Không đảm bảo chất lượng cơng trình việc qua lại phương tiện giao thơng Vì kiến nghị đoạn tuyến đào bỏ mặt đường cũ hư hỏng, kết cấu áo đường kết cấu áo đường phần mở rộng - Đoạn vuốt nối từ cuối tuyến nhánh lên ĐT.378, chiều dài L=48,5m, mặt đường cũ cấp phối đá dăm, trạng đôi chỗ xuất bong bật, ổ gà Kiến nghị kết cấu áo đường kết cấu áo đường loại 1, riêng phần mặt đường cũ CPĐD tiến hành đào bỏ thay lớp cấp phối loại II dày 20cm (vì đoạn vuốt nối thuộc phạm vi chân đê ĐT.378 trạng đường tương đối tốt nên không tiến hành đào thay khuôn cát đường) e) Thoát nước: e.1 Thoát nước dọc: - Thiết kế rãnh BTCT lắp ghép B=40cm; chiều cao thân rãnh từ H=0,6 - 1,0m Thân rãnh BTCT mác 250 đá 1x2 đúc sẵn lớp đệm đá dăm dày 15cm; đan chịu lực BTCT mác 250 đá 1x2 dày 15cm 55 - Đắp trả hố móng rãnh dọc vị trí làm rãnh dọc BTCT chịu lực: + Phía đường: Bê tơng xi măng mác 200 đá 2x4 dày 15cm lớp đệm đá dăm 2x4 dày 15cm, chiều rộng phần gia cố B=0,3m Móng đắp cát đầm K95; + Phía nhà dân: Đắp trả hố móng đắp đất tận dụng đầm K=0,90; - Hồn trả phía bên nhà dân mặt BTXM M200# đá 2x4 dày 10cm, rộng 30cm (các đoạn cắt qua sân nhà dân) - Lý trình đoạn làm rãnh cụ thể sau: + Tuyến chính: * Thiết kế rãnh H=0,6m bên phải tuyến từ Km14+188-Km14+385; Km14+420Km14+555; * Thiết kế rãnh H=0,7m bên phải tuyến từ Km14+644-Km14+850; Km14+887Km14+970; Km16+345-Km16+740; Km16+964-Km17+158; * Thiết kế rãnh H=1,0m bên phải tuyến từ Km18+050-Km19+218; bên trái tuyến từ Km17+847-Km19+218; + Tuyến nhánh: * Thiết kế rãnh H=0,7m bên trái tuyến từ: Km0+00-Km0+115; Km0+409Km0+793; * Thiết kế rãnh H=0,7m bên phải tuyến từ: Km0+00-Km0+115; Km0+631Km0+810; - Đoạn rãnh BTCT từ Km18+050-Km19+218 bên phải tuyến Km17+847Km19+218 bên trái tuyến thiết kế với H=1m, có chiều sâu thơng thủy sâu đoạn rãnh khác có chiều sâu trung bình từ H=0,6m=0,7m: 56 + Do đoạn rãnh qua khu dân cư cuối tuyến sát với tuyến ĐT.386, mật độ dân cư đông đúc, hướng thoát nước ngược từ bên thấp khu dân cư bên phải tuyến qua bên cao khu dân cư trái tuyến đổ mương, mặt khác đoạn rãnh trạng sẵn có nước từ khu dân cư phải tuyến qua trái tuyến có độ sâu từ H=0,6m-0,7m, cao độ đường đỏ qua đoạn tuyến có chiều cao cao trung bình H=0,22-0,30m Vì việc thiết kế rãnh dọc BTCT với H=1m, hố ga có cao độ đáy thấp cao độ đáy rãnh 0,3m đảm bảo cao độ thu nước từ hệ thống rãnh thoát nước khu dân cư thoát ra, tránh việc thoát nước ngược từ rãnh dọc BTCT vào rãnh trạng khu dân cư có cao độ đáy cao hơn, ứ đọng nước lòng rãnh - Hố ga: + Cự ly trung bình khoảng 30-40m/1hố + Cấu tạo: Móng bê tơng xi măng mác 150 đá 2x4 lớp đệm đá dăm 2x4 dày 15cm Tường xây gạch vữa XMCV mác 75 dày 33cm, trát tường vữa XMCV mác 75 dày 1cm Xà mũ BT mác 200 đá 1x2 Tấm đan chịu lực bê tông cốt thép dày 15cm - Cửa xả: + Móng bê tơng xi măng mác 150 đá 2x4 dày 15cm lớp đệm đá dăm dày 15cm Tường xây gạch vữa XMCV mác 75 dày 22cm, trát tường vữa XMCV mác 75 dày 1cm + Chân khay: Bằng bê tông xi măng mác 150 đá 2x4 dày 50cm lớp đệm đá dăm dày 15cm + Đoạn nối từ hố ga cửa xả chiều dài tùy theo vị trí cụ thể, thiết kế rãnh BTCT chịu lực B=0,4m + Lý trình cửa xả chi tiết sau: * Bên phải: Km14+187, Km14+385, Km14+420, Km14+850, Km14+887, Km16+740, Km17+060 (tuyến chính) Km0+783 (tuyến nhánh); 57 * Bên trái: Km17+847, hố ga đấu nối hệ thống nước ĐT.386 Km19+218 (tuyến chính); Km0+00, Km0+409, Km0+778; rãnh ngang đường thu nước từ rãnh dọc BTCT phải tuyến qua trái tuyến, xả nước vị trí cửa xả Km0+00 (tuyến nhánh) e.2 Thoát nước ngang: - Thiết kế cốngtrình cụ thể sau tuyến chính: + Cống C1 B*H=0,9*0,8m; L=8m Km13+779,5 (hoàn trả cống cũ trạm bơm); + Cống tròn BTCT D1000 lý trình: - C2 Km13+989 L=9m (thay cống cũ BTCT D600 hư hỏng); - C3 Km14+187 L=9m (thay cống cũ BTCT D600 hư hỏng); - C4 Km14+392,5 L=10m (thay cống cũ vòm gạch); - C5 Km14+617 L=10m (thay cống cũ BTCT D750); - C6 Km14+850 L=11m (thay cống cũ BTCT D600 hư hỏng); - C7 Km15+480 L=14m (thay cống cũ vòm gạch); - C8 Km15+484 L=12m (thiết kế bổ sung mới); - C9 Km16+215 L=10m (thay cống cũ vòm gạch); - C10A Km16+759 L=9m (thay cống cũ vòm gạch); - C11 Km17+843 L=10m (thay cống cũ BTCT D750); - C11A Km17+740 L=9m (thiết kế bổ sung mới); - C12 cọc 79A Km17+329 L=9m (thiết kế bổ sung mới); 58 - Cống ngang đường đấu nối hố ga phải tuyến thoát nước qua hố ga trái tuyến, thoát nước vào hệ thống thu nước ĐT.386 Km19+218 + Cống tròn BTCT D750 lý trình: - C9A Km16+345 L=7m (thiết kế bổ sung mới); - C9B Km16+405,5 L=8m (thiết kế bổ sung mới); - C10 Km17+535 L=7m (thay cống cũ vòm gạch); + Cống cũ lý trình Km15+850.50; Cống dàn van thép tốt, tận dụng + Thiết kế rãnh BTCT ngang đường Km18+050, rãnh H=1m, L=6m - Thiết kế cốngtrình cụ thể sau đoạn nối lên ĐT.378: + Cống tròn BTCT D1000 lý trình: - C1 Km0+182 L=8m (thay cống cũ BTCT D600 hư hỏng); - C2 Km0+449 L=8m (thay cống cũ BTCT D750 hư hỏng); + Cống tròn BTCT D750 lý trình: - C3 Km0+409 L=9m (thiết kế bổ sung mới); - C4 Km0+621 L=10m (thiết kế bổ sung mới); - C5 Km0+778 L=11m (thiết kế bổ sung mới); - Rãnh BTCT H=0,7m, L=6m, ngang đường Km0+00, thu nước từ hệ thống rãnh dọc BTCT phải tuyến qua rãnh trái tuyến, xả nước mương gần đầu tuyến nhánh - Kết cấu chi tiết: Tường đầu, tường cánh cống hèm phai BTXM M200# đá 2x4cm lớp BTXM M150# đá 2x4 lót móng đệm đá dăm 2x4 dày 10cm Ống cống 59 BTCT mua sẵn, đế cống BTCT M200# đá 2x4 mua sẵn lớp đệm đá dăm 2x4 dày 10cm Ống cống quét nhựa bitum chống thấm nước - Gia cố móng cống cọc tre D6-8cm, L=2,5m/1 cọc, mật độ đóng 25 cọc/1m2 Thiết kế đắp bờ vây thi công cống đất đắp K90 - Bố trí thiết kế hệ thống dàn van tay quay nâng hạ V1 số vị trí cống (chi tiết vẽ cống kèm theo) - Kết cấu hệ thống dàn van: Dầm cột hệ thống dàn van BTCT M250# đá 1x2 đổ chỗ, cánh phai BTCT M250# đá 1x2 đúc sẵn, kích thước 1,25mx1,2mx0,1m Cánh phai kết nối với hệ thống trục nâng tay quay thủ công V1 bulông M12x250 M12x90 - Hệ thống van nâng hạ tay quay thủ công V1 mua sẵn * Kè mái taluy đá hộc: - Thiết kế kè mái taluy đá hộc đoạn qua ao, mương sâu, có độ chênh cao lớn, đảm bảo độ ổn định mặt đường, giảm thiểu giá trị giải phóng mặt lấn chiếm đất hai bên khu dân cư (chỉ kè đoạn mương, ao thuộc quyền UBND xã; ao, hồ hộ dân không thiết kế kè gia cố cọc tre, phên nứa để tiết kiệm chi phí đầu tư Vì ao, hồ có kế hoạch chuyển đổi thành đất vườn đất ở, thiết kế kè mái taluy gây lãng phí nguồn ngân sách) - Kết cấu kè đá hộc sau: Mái taluy đá hộc dày 25cm VXM M100# lớp đệm đá dăm 2x4cm dày 10cm Móng đá hộc xây VXM M100#, mặt rộng 40cm, mặt rộng 70cm, H=70cm; móng đặt lớp đệm đá dăm 2x4cm dày 10cm Gia cố móng cọc tre D=6-8cm, dài 2,5m/1 cọc, mật độ 25 cọc/1m2 - Bố trí ống nhựa PVC với khoảng cách 3m/1 ống nhựa PVC dài 1m Bố trí khe phòng lún với khoảng cách 10m/1 khe phòng lún, chét bao tải tẩm nhựa đường lớp chèn khe phòng lún 60 - Thiết kế đắp bờ vây thi công kè đất đắp K90, gia cố cọc tre phên nứa phía bên ngồi, mật độ 1m/3cọc tre Cọc tre D6-8cm, L=2,5m/1 cọc, phên nứa B=0,6m f) An toàn giao thơng: Bố trí cọc tiêu, biển báo, sơn vạch kẻ đường theo quy chuẩn quốc gia báo hiệu đường QCVN 41/2016 g) Thiết kế khác: - Đánh cấp B=0,5m Chắn cọc tre, phên nứa đoạn qua mương, ao nơng (có độ chênh cao khơng lớn); Mật độ 1m/3 cọc tre, cọc tre D6-8cm, L=2,5m/1 cọc, phên nứa B=0,6m - Thiết kế vét hữu chiều dày 30cm đoạn qua vườn, ruộng; - Thiết kế vét bùn chiều dày 50cm đoạn qua ao, mương - Thiết kế đào, đắp trả mương vị trí lấn mương tưới, tiêu qua khu ruộng canh tác nhân dân - Thiết kế vuốt nối: Vuốt nối với kết cấu mặt đường cũ với vuốt nối đường đất, cấp phối cũ, đường gạch, đường láng nhựa Thiết kế hoàn trả mặt đường BTXM M250# đá 2x4cm dày 20cm lớp đệm cát vàng tạo phẳng 3cm móng CPĐD loại I dày 18cm với vuốt nối đường Bê tông dân sinh 3.2 Biện pháp thi công chủ đạo Sau làm tốt công tác chuẩn bị cần thi cơng theo trình tự sau: - Cơng tác chuẩn bị mặt - Thi cơng cơng trình nước - Thi công đường - Thi công mặt đường - Cơng tác hồn thiện 61 3.2.1.Chuẩn bị mặt thi công: Dọn vệ sinh mặt Đánh cấp, đào bùn, đào hữu Gia cố cọc tre, phên nứa 3.2.2.Thi công đắp lề: Đắp lề thành lớp chiều dày 20-30cm, dùng đầm cóc đầm đạt độ chặt u cầu 3.2.3.Thi cơng cơng trình nước - Các cấu kiện bê tơng đúc sẵn đúc công xưởng vận chuyển đến công trường bãi đúc công tường Vận chuyển tiến hành ô tô kết hợp với cẩu vận chuyển nhân lực Chiều dài thi công cần đưa cho phù hợp với điều kiện nhân lực đơn vị thi công để đảm bảo chất lượng tiến độ thi công cơng trình - Định vị tim rãnh nước( rãnh dọc, rãnh ngang, cửa xả) - Đào đất hố móng: +Trước đào móng rãnh tiến hành cơng tác định vị định vị tim rãnh máy trắc đạc Để đảm bảo cao độ đáy móng q trình thi công thường xuyên cử cán kỹ thuật theo dõi giám sát việc kiểm tra cao độ đáy móng rãnh tiến hành kiểm tra máy thuỷ bình + Tiến hành đào móng rãnh giới kết hợp với thủ cơng Trước tính tốn đào cần tính tốn lượng đất cần lấp lại hai bên rãnh, lượng đất thừa lại vận chuyển khỏi cơng trường xe chun dụng có bạt che Khi đào gần đến cốt thiết kế tiến hành đào, sửa hố móng thủ cơng cốt thiết kế nhằm tránh phá hoại kết cấu đất đáy móng Sử dụng máy đầm cóc đầm phẳng tiến hành thi công việc - Đệm móng đá dăm - Đổ bê tơng móng rãnh - Xây tường rãnh, trát tường rãnh 62 - Đổ bê tông xà mũ rãnh - Lắp dựng đan nắp rãnh đúc sẵn - Đắp trả hố móng rãnh theo lớp, đầm chặt đầm cóc - Tấm nắp rãnh đúc sẵn đem lắp đặt trường - Công tác bê tông, cốt thép đảm bảo theo tiêu chuẩn thi công nghiệm thu hành 3.2.4.Thi cơng móng cấp phối đá dăm: a)Yêu cầu vật liệu - Công tác tập kết vật liệu vào mặt thi công - Cấp phối đá dăm loại I Dmax= 25(mm) dùng làm lớp móng - Cấp phối đá dăm loại II Dmax= 37,5(mm) dùng làm lớp móng - Vật liệu CPĐD, sau chấp thuận đưa vào sử dụng công trình, tập kết đến mặt thi cơng cách: + Đổ thành đống mặt thi công với khoảng cách đống vật liệu phải tính tốn khơng q 10m + Sơ đồ vận hành xe tập kết vật liệu, khoảng cách đống vật liệu phải dựa vào kết cơng tác thi cơng thí điểm - CPĐD vận chuyển đến vị trí thi cơng nên tiến hành thi công nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng gây cản trở giao thông b)Yêu cầu chế độ ẩm vật liệu CPĐD - Phải đảm bảo vật liệu CPĐD độ ẩm nằm phạm vi độ ẩm tối ưu (W0±2%) suốt trình chuyên chở, tập kết, san rải lu lèn Trước q trình thi cơng, cần phải kiểm tra điều chỉnh kịp thời độ ẩm vật liệu CPĐD 63 - Nếu vật liệu khơ, phải nước bổ sung vòi tưới dạng mưa không rửa trôi hạt mịn Nên kết hợp việc bổ sung độ ẩm trình san rải, lu lèn - Nếu độ ẩm lớn phạm vi độ ẩm tối ưu phải rải để hong khô trước lu lèn c)Công tác san rải CPĐD - Sử dụng máy rải để rải lớp móng CPĐD loại I có biện pháp chống phân tầng vật liệu - Sử dụng máy san để rải lớp móng CPĐD loại II có biện pháp chống phân tầng vật liệu - Phải thường xuyên kiểm tra cao độ, độ phẳng, dốc ngang, độ ẩm, độ đồng suốt trình san rải d)Công tác lu lèn - Phải lựa chọn phối hợp loại lu sơ đồ lu lèn Thông thường sử dụng lu nhẹ với vận tốc chậm để lu lượt đầu, sau sử dụng lu có tải trọng nặng lu tiếp đến độ chặt yêu cầu - Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng tất điểm mặt móng, đồng thời phải đảm bảo độ phẳng sau lu lèn - Việc lu lèn phải thực từ chỗ thấp lên chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt lu trước từ 20-25cm Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường đoạn cong lu từ bụng đường cong dần vào lưng đường cong - Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành công tác công tác kiểm tra cao dộ, độ dốc ngang, độ phẳng Phát vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù phụ, sửa chữa kịp thời 64 - Nếu thấy có tượng khác thường rạn nứt, gợn sóng, xơ dồn rời rạc không chặt phải dừng lu, tìm nguyên nhân, xử lý triệt để lu tiếp Tất cơng tác phải hồn tất trước đạt 80% công lu - Nếu phải bù phụ sau lu lèn xong, bề mặt móng CPĐD phải cầy xới với chiều dày tối thiểu 5cm trước bù phụ lại - Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho lớp vật liệu loại lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải xây dựng sở thi công thí điểm lớp móng 3.2.5 Thi cơng tưới nhựa thấm bám nhựa nóng pha đầu tiêu chuẩn nhựa 1,0kg/m2 - Điều kiện để thi công : Chỉ tưới thấm bám, bề mặt làm bụi bẩn , khô ẩm nhiệt độ khơng khí lớn 15 độ C Khơng thi cơng điều kiện có gió lớn, mưa - Những hư hỏng mặt đường sửa chữa trước thi công tưới thấm bám Bụi bẩn vật liệu khác phải dọn máy nén khí dùng nhân cơng qt chổi tay - Phun đồng điểm, thiết bị phun hoạt động theo biểu đồ phun duyệt trước Bề rộng phun lớn bề rộng quy định từ 10- 20cm Tại vị trí máy khơng rải dùng thủ cơng phun thiết bị phun cầm tay 3.2.6.Thi công mặt đường láng nhựa lớp dày 3,5m; TC nhựa 4,5kg/m2: - Trước ca tưới nhựa mặt đường phải phẳng, có độ mui luyện theo yêu cầu thiết kế Mặt đường tưới thấm bám TC 1kg/m2 (Có rải đá 0,5-1 đảm bảo giao thơng, lu 2-3 lượt) Vì cơng tác bù đá thi công giai đoạn trước khâu quan trọng - Thi công lớp láng nhựa 3lớp TC 4,5kg/m2: 65 + Tưới nhựa lần thứ nhất: lượng nhựa 1,9kg/m2 Nhựa phải phun tưới đều, khơng có chỗ thừa, chỗ thiếu nhựa Nếu dùng xe phun tưới nhựa phải điều chỉnh tốc độ xe chạy độ mở vòi phun nhựa để đảm bảo lượng nhựa sử dụng quy định + Rải đá lần thứ nhất: Sau tưới nhựa rải lớp đá D12,5-19mm phủ kín mặt nhựa Dùng lu bánh cứng loại 6-8 lu lốp từ 6-8 lượt đá ổn định Tốc độ lu lúc đầu không 2km/h, sau tăng lên thích đáng Việc lu lèn tiến hành sau rải đá để đảm bảo nhựa dính bám tốt với đá Sau có tượng vỡ đá dừng lu + Tưới nhựa lần thứ hai: lượng nhựa 1,5kg/m2 + Rải đá lần thứ hai: Rải đá D9,5-12,5 phủ kín mặt nhựa (phương pháp yêu cầu thi công lần thứ nhất) + Tưới nhựa lần thứ ba: lượng nhựa 1,1kg/m2 + Rải đá lần thứ ba: Rải đá D4,75-9,5 phủ kín mặt nhựa (phương pháp u cầu thi cơng lần thứ nhất) - Bảo dưỡng thời kỳ đầu: Sau thi cơng xong thơng xe ngay, phải tiến hành bảo dưỡng thời gian đầu cách điều chỉnh cho xe chạy toàn mặt đường để lèn chặt nhanh chóng nhựa hình thành lớp mặt Đồng thời phải khống chế tốc độ xe chạy không 20 km/h - Các bước thi công phải TVGS kiểm tra, nghiệm thu chấp thuận thi công 3.2.7.An tồn giao thơng: - Sơn đường; Nâng cọc tiêu, cọc lý trình, biển báo có - Lắp đặt bổ sung biển báo hiệu đường 3.2.8.Hoàn thiện nền, mặt đường: 66 - Hoàn thiện phần mặt đường Hoàn thiện đắp đất - Lưu ý: q trình thi cơng bước thi cơng phải nghiệm thu, giám sát theo trình tự xây dựng hành 3.2.9.Đảm bảo an tồn giao thơng, vệ sinh an toàn lao động: - Đảm bảo an tồn giao thơng: Trong q trình thi cơng phải đảm bảo an tồn giao thơng cho phương tiện tham gia giao thơng tuyến đường - Vệ sinh an tồn lao động: Trong q trình triển khai thi cơng cơng tác vệ sinh an tồn lao động phải ln đảm bảo 3.3 Căn lập dự toán - Căn vào dự án đầu tư tổng mức đầu tư phê duyệt - Hồ sơ thiết kế vẽ thi cơng - Định mức dự tốn xây dựng cơng trình phần xây dựng ban hành kèm theo văn số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 Bộ Xây Dựng - Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 Bộ Xây dựng việc Cơng bố Định mức dự tốn xây dựng cơng trình Phần xây dựng (sửa đổi bổ sung) - Quyết định số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011 Bộ Xây dựng việc Cơng bố Định mức dự tốn xây dựng cơng trình Phần xây dựng (sửa đổi bổ sung) - Định mức dự tốn xây dựng cơng trình phần lắp đặt ban hành kèm theo văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 Bộ Xây Dựng - Định mức dự tốn sửa chữa cơng trình xây dựng ban hành kèm theo văn số 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 Bộ Xây Dựng - Định mức dự tốn sửa chữa cơng trình xây dựng ban hành kèm theo văn số 1129/BXD-VP ngày 07/12/2009 Bộ Xây Dựng 67 - Định mức dự tốn xây dựng cơng trình Phần xây dựng (sửa đổi bổ sung) ban hành kèm theo văn số 1172/ QĐ-BXD ngày 26/12/2012 Bộ Xây Dựng - Định mức dự tốn xây dựng cơng trình Phần lắp đặt (sửa đổi bổ sung) ban hành kèm theo văn số 1173/ QĐ-BXD ngày 26/12/2012 Bộ Xây Dựng - Định mức vật tư xây dựng ban hành kèm theo văn số 1784 /BXD-VP, ngày 16 tháng năm 2007 - Thông tư số 05/2016/TT-BXD Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân cơng quản lý chi phí đầu tư xây dựng - Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017 Chính phủ : Quy định mức lương tối thiểu vùng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Công văn số I/CBGVL-LS ngày 25/01/2018 công bố giá vật liệu xây dựng tháng 1/2018 Liên sở Tài – Xây dựng tỉnh Hưng Yên - Quyết định số 1134/QĐ-BXD việc công bố định mức hao phí xác định giá ca máy thiết bị thi công xây dựng - Thông tư 06/2016/TT-BXD Bộ Xây Dựng hướng dẫn xác định quản lý chi phí đầu tư xây dựng - Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 Bộ Xây dựng việc cơng bố Định mức chi phí quản lý dự án tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình - Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 Chính phủ : Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng - Thơng tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Bộ Tài Chính quy định tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước 68 - Thông tư 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 Bộ tài Về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự tốn xây dựng - Thơng tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 Bộ Tài hướng dẫn thực số điều nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 Chính phủ: Quy định bảo hiểm bắt buộc hoạt động đầu tư xây dựng - Các thơng tư, văn hành khác có liên quan :Bảng giá nhiên liệu trang web thức Tập đồn Dầu khí VN Petrolimex Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN ... giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng giá xây dựng, toán toán hợp đồng xây dựng, toán toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình cơng việc khác; - Tư vấn quản lý dự án (trường... PHÁP LẬP DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 2.1 Những vấn đề chung dự tốn xây dựng cơng trình 2.1.1 Khái niệm dự tốn xây dựng cơng trình Theo điều Nghị định số 32/2015/NĐ-CP: Dự tốn xây dựng cơng trình: ... đầu tư xây dựng (GTV) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng chi phí cần thiết để thực cơng việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực dự án kết thúc xây dựng đưa cơng trình dự án vào

Ngày đăng: 02/11/2018, 14:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.1 Đặc điểm của xây dựng giao thông

      • 1.1.1 Khái niệm sản phẩm xây dựng giao thông

      • 1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông

      • 1.1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông

      • 1.2 Đặc điểm cơ bản của giá sản phẩm xây dựng

        • 1.2.1 Khái niệm về giá sản phẩm xây dựng

        • 1.2.2 Tác dụng của giá sản phẩm xây dựng

        • 1.2.3 Nguyên tắc hình thành giá sản phẩm xây dựng

        • 1.2.4 Ảnh hưởng của đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông đến việc hình thành giá cả sản phẩm xây dựng

        • 1.3 Chi phí đầu tư xây dựng công trình

          • 1.3.1 Quá trình đầu tư xây dựng

          • 1.3.2 Các loại chi phí theo quá trình đầu tư và xây dựng

          • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

            • 2.1 Những vấn đề chung về dự toán xây dựng công trình

              • 2.1.1 Khái niệm dự toán xây dựng công trình

              • 2.1.2 Mục đích, vai trò và nguyên tắc lập dự toán

              • 2.2 Nội dung của dự toán xây dựng công trình

                • 2.2.1 Chi phí xây dựng (GXD)

                • 2.2.2 Chi phí thiết bị (GTB)

                • 2.2.3 Chi phí quản lý dự án (GQLDA)

                • 2.2.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

                • 2.2.5 Chi phí khác (GK)

                • 2.2.6 Chi phí dự phòng (GDP)

                • 2.3 Căn cứ lập dự toán công trình

                • 2.4 Trình tự lập dự toán công trình

                • 2.5 Phương pháp lập dự toán công trình

                  • 2.5.1 Chi phí xây dựng ( GXD)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan