1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi tại bệnh viện đa khoa huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp

136 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Khám Chữa Bệnh Cho Trẻ Dưới 6 Tuổi Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Kỳ Sơn Tỉnh Hòa Bình Và Đề Xuất Giải Pháp
Tác giả Bàn Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn GS.TS. Hoàng Khải Lập
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hòa Bình
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Một số khái niệm (14)
    • 1.2. Thực trạng KCB BHYT tại một số nước trên thế giới và Việt Nam (0)
    • 1.4. Các giải pháp nghiên cứu nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT hiện nay ở Việt Nam (0)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (31)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (32)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (32)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (32)
    • 2.5. Các chỉ số nghiên cứu (34)
    • 3. Một số khó khăn ảnh hưởng đến công tác KCB cho trẻ dưới 6 tuổi (36)
    • 4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho trẻ em dưới (36)
    • 5. Một số khái niệm về biến số nghiên cứu (37)
      • 5.1. Các biến số chung về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội (37)
      • 5.2. Khái niệm về sự hài lòng của người bệnh (37)
    • 6. Công cụ đánh giá (38)
    • 7. Kỹ thuật thu thập số liệu (39)
      • 7.1. Thu thập số liệu cho mục tiêu 1 (39)
      • 7.2. Thu thập số liệu cho mục tiêu 2 (40)
    • 8. Phương pháp xử lý số liệu (40)
    • 9. Phương pháp khống chế sai số (41)
    • 10. Đạo đức trong nghiên cứu (41)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1. Thực trạng KCB BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi của BVĐK Kỳ Sơn - Tỉnh Hòa Bình năm 2012 - 2014 (0)
    • 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động KCB BHYTcho trẻ dưới 6 tuổi tại BVĐK Kỳ Sơn (0)
    • 3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng KCB BHYT đối với trẻ dưới (0)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (67)
  • KẾT LUẬN (100)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

- Trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh tại BVĐK huyện Kỳ Sơn từ 2012

- 2014 tại các khoa: Nội - Nhi - Lây; Phòng khám; Ngoại - Sản - Chuyên khoa; Phòng khám đa khoa khu vực Hợp Thịnh.

Do trước tháng 4 năm 2014, chưa thành lập khoa Nhi riêng nên trẻ dưới

6 tuổi vào BVĐK Kỳ Sơn khám bệnh sẽ đƣợc phân loại nhƣ sau: + Tại bệnh viện:

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì sau khi khám và đánh giá, làm các thăm dò chức năng, cận lâm sàng có kết quả sẽ đƣợc kê đơn về nhà điều trị ngoại trú.

Nếu bệnh ở mức độ nặng hơn thì vào viện điều trị và đƣợc phân chia vào các khoa theo các bệnh nhƣ: Bệnh thuộc chuyên khoa Tai - Mũi - Họng và Ngoại khoa thì vào khoa Ngoại - Sản - Chuyên khoa, bệnh hệ Nội và chuyên khoa khác thì vào khoa Nội - Nhi - Lây.

Nếu mức độ bệnh vƣợt quá khả năng chuyên môn thì chuyển tuyến an toàn.

+ Tại phòng khám đa khoa khu vực Hợp Thịnh:

Trẻ vào phòng khám sẽ đƣợc các y bác sỹ khám bệnh, đánh giá mức độ bệnh và giải quyết điều trị tùy tình trạng và mức độ bệnh ngay tại phòng khám.

Vì vậy bệnh án nghiên cứu sẽ lấy toàn bộ bệnh án tại các khoa điều trị trẻ em dưới 6 tuổi tại BVĐK Kỳ Sơn từ 2012 đến 2014 và chọn ngẫu nhiên

400 bệnh án để nghiên cứu.

- Bố, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ được khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn trong năm 2014 - 2015 để thực hiện các phiếu phỏng vấn và thảo luận nhóm.

- Cán bộ bệnh viện: Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng ban, khoa, bộ phận quản lý viện phí, cán bộ BHXH giám định viên tại BVĐK Kỳ Sơn.

- Các tài liệu thứ cấp: Sổ theo dõi khám bệnh, sổ theo dõi ra vào viện, bệnh án nhi khoa, đơn thuốc, báo cáo về tình hình thực hiện khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi tại BVĐK Kỳ Sơn từ 2012 - 2014.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại BVĐK Kỳ Sơn phục vụ cho công tácKCB nói chung và KCB Nhi khoa nói riêng.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại BVĐK huyện Kỳ Sơn - Tỉnh Hòa Bình.

-Lý do chọn địa điểm

+ Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn là nơi khám chữa bệnh tập trung chủ yếu và kỹ thuật chuyên môn và có điều kiện cung ứng dịch vụ y tế cao nhất của y tế tuyến huyện.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe chủ yếu cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng khác của huyện.

Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, phối hợp giữa nghiên cứu định tính và định lƣợng.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

+ Chọn huyện: Huyện Kỳ Sơn.

+ Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng ban, khoa, bộ phận quản lý viện phí, cán bộ BHXH giám định viên tại BVĐK Kỳ Sơn.

-Mẫu định lượng: đƣợc tính nhƣ sau:

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho ƣớc tính 1 tỷ lệ quần thể [2] n = Z 2 p(1  p)

Trong đó: n: số trẻ em < 6 tuổi cần nghiên cứu. p: tỷ lệ trẻ em < 6 tuổi có thẻ bảo y tế khi đến khám bệnh, theo báo cáo của Bệnh viện huyện đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2010 là 60% [1]

Z 1 - /2 : hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z

1-/2 = 1,96. d: độ chính xác mong muốn là 0,05.

Thay vào công thức ta có: n = 1.96 2 0,6 x 0,4 = 369

0,05 2 Để đảm bảo tính chính xác cỡ mẫu đƣợc làm tròn thành 400 trẻ em < 6 tuổi.

-C mẫu cho nghiên cứu định tính:

+ Phỏng vấn lãnh đạo bệnh viện

Lãnh đạo bệnh viện: 02 người.

(Trong đó: 1 Giám đốc; 1 phó Giám đốc).

+ Phỏng vấn sâu nhóm đối tượng quản lý và thực hiện chính sách: 13 người (Trong đó có: 3 bác sỹ trưởng khoa, phòng, 6 điều dưỡng trưởng, 1 trưởng khoa Dược, 1 kế toán, 2 giám định viên BHYT).

+ Hai cuộc thảo luận nhóm: các bà mẹ có con dưới 6 tuổi khám chữa bệnh tại BVĐK Kỳ Sơn Mỗi cuộc thảo luận ít nhất là 10 bà mẹ Tổng cộng ít nhất là 20 người (trong đó dự kiến cơ cấu tham gia: 10 bà mẹ có con điều trị tại khoa nhi, 07 khoa Khám bệnh và 03 ở khoa lẻ).

•Chọn BVĐK Kỳ Sơn: chọn chủ đích.

•Chọn ngẫu nhiên 400 bệnh nhân nhi

Từ khoa Khám bệnh và khoa Nhi và một khoa điều trị khác từ thời điểm nghiên cứu.

-Chọn các đối tƣợng tham gia phỏng vấn:

+ Chỉ chọn những người là bố, mẹ hoặc người chăm sóc có trẻ đang đƣợc KCB tại BVĐK Kỳ Sơn để nghiên cứu.

+Các đối tƣợng đƣợc tuyển chọn để phỏng vấn có đủ điều kiện cung cấp thông tin đầy đủ và đồng ý tham gia phỏng vấn.

-Chọn các đối tượng tham gia thảo luận nhóm

+Đồng ý tham gia thảo luận nhóm.

+Nằm trong diện đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu.

Các chỉ số nghiên cứu

2.5.1 Một số chỉ số về đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

- Dân số, cơ cấu dân tộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình.

- Đặc điểm kinh tế / thu nhập bình quân, hộ nghèo và hộ cận nghèo trong huyện.

- Trình độ văn hóa chung của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Trình độ học vấn chung của huyện.

- Đặc điểm phương tiện truyền thông, giao thông của cộng đồng trong huyện.

2.5.2.Thực trạng công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi

- Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi đăng ký KCB tại BVĐK Kỳ Sơn qua các năm 2012 - 2014.

- Nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí các năm 2012 - 2014 của bệnh viện.

- Trẻ em dưới 6 tuổi tham gia BHYT theo mức độ kinh tế gia đình.

- Lưu lượng trẻ em dưới 6 tuổi vào viện khám, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện qua các năm 2012 - 2014.

-Số trẻ sử dụng thẻ BHYT và giáy tờ thay thế đi KCB.

- Số lƣợt trẻ < 6 tuổi điều trị nội trú, ngoài trú và kinh phí trung binhg cho mỗi đợt điều trị.

-Mức chi phí trung bình cho một giường bệnh.

- Tổng số tiền chi phí cho khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú/ tổng kinh phí cho trẻ điều trị tại bệnh viện qua các năm 2012 - 2014.

-Tỷ lệ bệnh nhân trẻ em dưới 6 tuổi điều trị nội trú, ngoại trú trong các năm 2012 - 2014.

-Thời gian nằm điều trị trung bình của một trẻ KCB

- Nguồn kinh phí trung bình các năm 2012 - 2014 của bệnh viện huyện

- Chi phí trung bình cho một đợt điều trị KCB BHYT trẻ em nội trú, ngoại trú.

-Mức chi phí trung bình cho một số bệnh cụ thể ở đối tượng trẻ em dưới

- Số trẻ em có thẻ BHYT nhƣng đã từng khám chữa bệnh không dùng thẻ BHYT.

- Tình hình chi phí thuốc, hoá chất, xét nghiệm và vật tƣ y tế cho KCB trẻ em.

-Mô hình bệnh tật ở trẻ dưới 6 tuổi đến KCB BHYT tại bệnh viện.

-Mức chi phí trung cho một bệnh đói với trẻ < 6 tuổi.

-Nơi thường xuyên KCB của trẻ.

-Sự đáp ứng nhu cầu nhu cầu KCB của trẻ tại bệnh viện.

-Kết quả phỏng vấn của bố mẹ trẻ về thời giam chờ KCB, tiếp nhận dịch vụ y tế.

-Đánh giá về sự hài lòng của bố mẹ, người chăm sóc trẻ về thời gian chừ điều trị, tháo độ chăm sóc, hướng dẫn làm thủ tục, tháo độ chăm sóc về kết quả điều trị, về chất lƣợng KCB.

Một số khó khăn ảnh hưởng đến công tác KCB cho trẻ dưới 6 tuổi

- Số lƣợng và trình độ chuyên môn của cán bộ bệnh viện Kỳ Sơn.

- Thực trạng cơ sở vật chất bệnh viện phục vụ KCB.

- Thực trạng trang thiết bị KCB của bệnh viện.

- Các nguồn thu của bệnh viện.

- Thực trạng dân trí của bố mẹ, người chăm sóc trẻ.

-Sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện KCB và giải quyết chế độ đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

• Khó khăn từ các yếu tố Kinh tế - Văn hóa - Xã hội

• Khó khăn từ thu nhập gia đình.

• Khó khăn từ yếu tố địa lý.

• Khó khăn từ phong tục tập quán, nhận thức của người dân về KCB cho trẻ

*Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân/ bố mẹ trẻ em.

* Sự hiểu biết của bố/ mẹ về chế độ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em (BHYT ) trẻ em.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho trẻ em dưới

em dưới 6 tuổi ( mục tiêu 3 )

*Các giải pháp về nguồn lực.

* Các giải pháp về tổ chức, cơ chế hoạt động thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.

*Các giải pháp về cơ chế chính sách.

*Các giải pháp cải thiện về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội.

Một số khái niệm về biến số nghiên cứu

5.1.Các biến số chung về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

+Mù chữ: Là những người không biết đọc, biết viết.

+ Biết đọc, biết viết: Là những người được học nhưng chưa học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.

+Tiểu học: Là những người học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.

+Trung học cơ sở: Là những người học hết lớp 7/10 hoặc 9/12.

+ Trung học phổ thông: Là những người học hết lớp 10/10 hoặc

-Qui định về đối tượng nghèo

+ Thu nhập bình quân đầu người/tháng (Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015). Theo quyết định này, chuẩn này được tính theo thu nhập bình quân đầu người trong hộ trong khu vực thị xã nhƣ sau: Khu vực thành thị hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu/năm) trở xuống Hộ cận nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/ người/tháng đến 650.000 đồng/người/tháng.

5.2 Khái niệm về sự hài lòng của người bệnh

* Khái niệm về mức độ hài lòng: Sử dụng thang đo Likert ( Likert

-Sự hài lòng của NB là: Khi các dịch vụ y tế đáp ứng những mong đợi của người bệnh / khách hàng trong quá trình điều trị Khái niệm này cho rằng sự hài lòng chỉ tập trung trên các dịch vụ điều trị [33].

-Sự hài lòng của NB là một thái độ hướng tới một trải nghiệm về chăm sóc sức khỏe [49] Khái niệm này nhấn mạnh khía cạnh tâm lý của người bệnh, điều này phụ thuộc vào tâm trạng NB tại thời điểm điều tra.

-Sự hài lòng của NB đƣợc xem là phần không thể thiếu của chất lƣợng chăm sóc sức khỏe [32, tr 493-504].

Trong nghiên cứu này sự hài lòng của người bệnh được hiểu là nhận thức của người bệnh ( người mẹ, người nhà trực tiếp chăm sóc trẻ trong thời gian điều trị tại bệnh viện ) về công tác điều trị, chăm sóc điều dƣỡng đã nhận đƣợc so với dự kiến mà họ mong đợi, và thực hiện các thủ tục hành chính trong và sau quá trình điều trị.

Công cụ đánh giá

Thang đo Likert, đƣợc ông Rensis Likert phát triển, là loại thang đo đƣợc sử dụng rất nhiều nhƣ là thang đo cho điểm có thể cộng điểm đƣợc (summated rating) Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ƣa thích hay không ƣa thích, hài lòng hay không hài lòng, đồng ý hay không đồng ý, tốt hay xấu về một đối tƣợng nào đó.

Người tham dự được hỏi để trả lời đồng ý hay không với từng câu phát biểu Mỗi trả lời đƣợc cho một điểm số phản ánh mức độ ƣa thích, và các điểm số có thể đo lường thái độ chung của người tham dự.

Thang đo Likert đƣợc sử dụng cho nghiên cứu có 5 mức độ nhƣ sau:

• Rất hài lòng (Rất đồng ý): 5 điểm.

• Không hài lòng (Không đồng ý): 2 điểm.

• Rất không hài lòng (Rất không đồng ý): 1 điểm.

-Các trả lời của mỗi người được cộng dồn để có một điểm tổng.

-Xếp các dãy điểm tổng để chọn các phần có điểm tổng cao nhất và thấp nhất (10 - 25% số có điểm cao nhất và thấp nhất).

- Hai nhóm có điểm tổng cao nhất và thấp nhất đƣợc đánh giá theo từng câu trả lời riêng lẻ.

- Tính các giá trị trung bình của từng nhóm có điểm cao nhất và thấp nhất, rồi kiểm định sự khác biệt dùng t test.

-Sau khi kiểm định t cho từng phát biểu, xếp hạng các giá trị trung bình, rồi chọn các phát biểu có giá trị cao nhất.

-Chọn 20 - 25 mục có giá trị t cao để gộp vào điểm cuối cùng.

Kỹ thuật thu thập số liệu

7.1 Thu thập số liệu cho mục tiêu 1

Thực trạng khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi

* Khai thác hồ sơ lưu trữ về kinh tế, văn hóa, xã hội: Thu thập số liệu báo cáo thống kê của huyện về một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện trong năm 2012 - 2014.

*Khai thác hồ sở bệnh án Nhi khoa

+ Số trẻ tham gia BHYT.

+ Lưu lượng trẻ tham gia KCB qua các năm 2012 - 2014.

+ Số lƣợng trẻ KCB BHYT nội, ngoại trú.

+ Số trẻ đƣợc cấp thẻ BHYT theo khu vực, tỉnh Hòa Bình.

+ Số trẻ đến KCB theo cơ cấu dân tộc.

+ Mô hình bệnh tật của tre tại bệnh viện đa khoa Kỳ Sơn.

+ Số trẻ vào điều trị theo khu vực ( nông thôn, vùng cao, thị trấn ).

+ Mức chi trả cho một đợt điều trị nội, ngoại trú cho trẻ v.v.

+ Mức chi trả trung bình cho gường bệnh trẻ điều trị.

*Thông tin từ tài liệu có sẵn của bệnh viện

Sổ sách thu viện phí, quản lý, sử dụng viện phí, mức chi phí cho việc điều trị, chi mua sắm trang thiết bị y tế, cách thức thanh toán v.v.

-Phỏng vấn cán bộ y tế

Cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách các khoa phòng điều trị, hành chính, cán bộ bảo hiểm y tế.

+ Hình thức tổ chức quản lý khám chữa bệnh cho trẻ

+ Những thuận lợi khó khăn trong sử dụng, quản lý quỹ BHYT, tổ chức khám chữa bệnh cho trẻ.

+ Những vấn đề không phù hợp cần điều chỉnh.

+ Những giải pháp về nâng cao chất lượng KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi…v.v…

* Thảo luận nhóm và phỏng vấn bố, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ Để đánh giá chất lƣợng KCB, sự hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ người bệnh v.v…

7.2 Thu thập số liệu cho mục tiêu 2

Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi *Thảo luận nhóm tập trung

Với nhóm bố, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ để xác định các khó khăn trong hoạt động KCB cho trẻ em (Phụ lục kèm theo).

Cán bộ lãnh đạo bệnh viện.

Cán bộ là quản lý và thực hiện chính sách tại các khoa lâm sàng, KhoaDƣợc – Cận lâm sàng, phòng Tổ chức - Hành chính - Kế toán và BHYT để xác định những khó khăn, thuận lợi trong triển khai KCB cho trẻ em, những vấn đề chƣa phù hợp của chính sách, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về triển khai chính sách KCB trẻ em Cung cấp những giải pháp nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho trẻ em trẻ em.

Phương pháp xử lý số liệu

- So sánh các chỉ số theo phương pháp thống kê y học, được kiểm định bằng các test thống kê: t - test và χ² test.

-So sánh hai giá trị trung bình bằng t - test.

-Các số liệu đƣợc xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm EPI - Info 6.04.

Phương pháp khống chế sai số

-Thiết kế các phiếu điều tra: Phiếu đƣợc nhóm nghiên cứu thiết kế và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về BHYT.

- Phiếu xây dựng sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp trước khi điều tra chính thức.

-Tổ chức tập huấn cho điều tra viên và giám sát viên thống nhất kỹ thuật thu thập số liệu trước khi tiến hành thực hiện.

-Ghi chép đầy đủ thông tin trên phiếu.

-Các số liệu đƣợc làm sạch ngay tại chỗ.

-Các phiếu điều tra đƣợc các giám sát viên kiểm tra và xác nhận.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Đây là một nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu chất lƣợng KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi tại BVĐK huyện Kỳ Sơn - Tỉnh Hòa Bình, quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới quá trình KCB, sức khỏe, kết quả thu đƣợc chỉ mang lại lợi ích nghiên cứu góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ người bệnh.

- Đối tƣợng nghiên cứu tự nguyện tham gia vào các nhóm nghiên cứu, mọi sự từ chối, bỏ cuộc của đối tƣợng đều đƣợc chấp nhận.

- Nghiên cứu này không gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của các đối tượng nghiên cứu vì các phương pháp thu thập số liệu chỉ đơn thuần là phỏng vấn không sử dụng thủ thuật hoặc xét nghiệm.

-Nội dung phỏng vấn không chứa các nội dung nhạy cảm hoặc riêng tƣ.

- Nghiên cứu đƣợc sự đồng ý và ủng hộ của lãnh đạo và cán bộ y tế BVĐK Kỳ Sơn cũng như người nhà bệnh nhân.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng KCB BHYT đối với trẻ dưới

Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012 - 2014

4.1.1 Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội khu vực nghiên cứu

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình là một huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình, bên bờ hữu ngạn con sông Đà về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình, có diện tích: 210,76 km², dân số: 34.681 người Có 6 dân tộc anh em cùng chung sống: Mường, Kinh, Dao, Tày, Khơmú, K’Ho … Trong đó đông nhất là dân tộc Mường ( chiếm 70% ), dân tộc Kinh: 27%, còn lại là các dân tộc khác (bảng 3,2 ).

* Ranh giới tiếp giáp với các địa phương

- Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình;

- Phía Tây Bắc giáp Phú Thọ;

- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn, Đông Nam giáp huyện Kim Bôi;

- Phía Bắc giáp dãy núi Ba Vì;

Kỳ Sơn có huyện lỵ là Thị trấn Kỳ Sơn nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, bên bờ sông Đà Ngoài ra còn 9 xã: Dân Hạ, Mông Hóa, Dân Hòa, Phúc Tiến, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Độc Lập, Yên Quang.

Bảng 4.1 Một số chỉ số kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội huyện

Thu nhập bình quân đầu người/ năm 22,44 triệu 27,5 triệu

Giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 7,0% 5,6%

Giảm tỉ lệ trẻ duy dinh dƣỡng nhẹ cân 14% 14% Giảm tỉ lệ trẻ duy dinh dƣỡng thấp còi 24% 23,5%

BÀN LUẬN

Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012 - 2014

4.1.1 Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội khu vực nghiên cứu

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình là một huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình, bên bờ hữu ngạn con sông Đà về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình, có diện tích: 210,76 km², dân số: 34.681 người Có 6 dân tộc anh em cùng chung sống: Mường, Kinh, Dao, Tày, Khơmú, K’Ho … Trong đó đông nhất là dân tộc Mường ( chiếm 70% ), dân tộc Kinh: 27%, còn lại là các dân tộc khác (bảng 3,2 ).

* Ranh giới tiếp giáp với các địa phương

- Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình;

- Phía Tây Bắc giáp Phú Thọ;

- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn, Đông Nam giáp huyện Kim Bôi;

- Phía Bắc giáp dãy núi Ba Vì;

Kỳ Sơn có huyện lỵ là Thị trấn Kỳ Sơn nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, bên bờ sông Đà Ngoài ra còn 9 xã: Dân Hạ, Mông Hóa, Dân Hòa, Phúc Tiến, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Độc Lập, Yên Quang.

Bảng 4.1 Một số chỉ số kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội huyện

Thu nhập bình quân đầu người/ năm 22,44 triệu 27,5 triệu

Giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 7,0% 5,6%

Giảm tỉ lệ trẻ duy dinh dƣỡng nhẹ cân 14% 14% Giảm tỉ lệ trẻ duy dinh dƣỡng thấp còi 24% 23,5%

Số hộ nghèo/ Tổng số hộ trong huyện: 444 / 7.893 chiếm: 5,62 %[9 ].

Số hộ cận nghèo/ Tổng số hộ trong huyện: 431/ 7.893 chiếm: 5, 46 %. Tình trạng học vấn: (Theo báo cáo quá trình triển khai, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục huyện Kỳ Sơn năm

2013) được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Các chỉ số về tình trạng học vấn của huyện Kỳ Sơn năm 2013 Độ Tổng Trình độ văn hóa Mù Cao Đại

Tiểu THCN tuổi số THCS THPT chữ đẳng học học

Nhận xét: Ở đây tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ văn hoá thấp, những đặc điểm này đã chi phối đặc điểm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói riêng của trẻ em trong khu vực.Ở đây tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ văn hoá thấp, những đặc điểm này đã chi phối đặc điểm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói riêng của trẻ em trong khu vực.

* Các phương tiện truyền thông hiện có tại địa phương

▪ Truyền hình: Từ đài Truyền thanh - Truyền hình huyện có 3 trạm tiếp, phát sóng tại 3 cụm xã thuộc 3 khu vực trên địa bàn huyện, đó là:

• Trạm Thị trấn Kỳ Sơn;

Các trạm này phục vụ tốt nhu cầu nghe đài và xem truyền hình của nhân dân các dân tộc trong huyện.

-Tại các xã, thị trấn và các thôn xóm:

Ban văn hóa xã, thị trấn phối hợp với đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tuyên truyền trên hệ thống Truyền thanh - Truyền hình các nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế, chính trị của địa phương, trong đó có tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Tại các xóm có hệ thống loa phóng thanh tại nhà Văn hóa các xóm thực hiện tốt các thông báo vào các thời điểm phù hợp trong ngày, thông báo một cách kịp thời và đầy đủ các thông tin của cấp trên chỉ đạo và tình hình địa phương cho nhân dân.

▪ Công tác bưu chính và chuyển phát:

Toàn huyện có 10/10 xã có báo đọc trong ngày với 10 điểm bưu điện văn hóa xã.

▪ Về viễn thông, In ternet:

Tổng số thuê bao điện thoại cố định ƣớc đạt: 1.462 máy.

Tổng số thuê bao điện thoại di động trả trước ước đạt: 23.378 máy. Tổng số thuê bao điện thoại di động trả sau ƣớc đạt: 1.542 máy.

Tổng số trạm thu phát sóng di động (Vinaphone + Viettel) đang hoạt động là: 30 trạm.

Tổng số thuê bao đƣợc kết nối Internet: 1.155 máy.

4.1.2 Hoạt động KCB BHYT của BVĐK huyện Kỳ Sơn hiện nay

Theo kết quả tổng kết thực hiện kế hoạch chuyên môn BVĐK huyện KỳSơn năm 2013 nhƣ sau:

Bảng 4.3 Một số kết quả KCB của BVĐK huyện Kỳ Sơn năm 2013

Kết quả Kết quả Đơn vị KH thực KH thực So sánh số

TT Các chỉ tiêu năm hiện năm hiện lƣợng thực tính 2013 năm 2012 năm hiện

2 Số lần KB Lƣợt 30.000 32.985 45.000 26.609 Tăng 6.375 lƣợt

3 BN điều trị nội trú Người 3.000 2.935 3500 2.812 Tăng 127 lượt

4 BN điều trị ngoại Người 100 0 100 33 tăng 33 lượt trú

5 Ngày điều trị nội Ngày 25.550 24.378 25.550 16 577 Tăng 7.801 trú ngày

Công tác KCB năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực: Thường trực cấp cứu 24/24 giờ đảm bảo kịp thời xử lý mọi tình huống bệnh nhân cấp cứu trong và ngoài giờ hành chính; Duy trì đội cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu như: Các trường hợp thai sản, tai nạn giao thông, tai biến mạch não hoặc dịch bệnh xảy ra… Tham gia hộ tống, vận chuyển bệnh nhân chuyển tuyến trên đảm bảo an toàn; Số lượt người khám trong năm đạt 32.985 lượt, đạt 109,95% Thực hiện kế hoạch khám bệnh tăng hơn năm 2012 là: 6.375 lƣợt; số bệnh nhân (BN) đến KCB đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện tốt giải pháp điều trị ngoại trú nhằm giảm quá tải người bệnh; tổng số (TS) BN điều trị nội trú: 2.935 lƣợt, đạt 97,83% kế hoạch, tăng hơn năm 2012 là: 127 lƣợt, công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính đã có hiệu quả.

Tuy nhiên, công suất sử dụng giường bệnh tại một số khoa phòng chưa đạt dẫn đến ảnh hưởng tiến độ thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch trong điều trị cho

BN nội trú; năng lực chuyên môn và quản lý y tế của một số cán bộ quản lý khoa phòng, đặc biệt quản lý kinh tế y tế còn hạn chế, thiếu tính hệ thống, điều này đã ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng KCB.

Việc thực hiện quy chế chuyên môn nhƣ hồ sơ, bệnh án, kê đơn và hội chẩn có lúc chƣa tốt, quy trình kỹ thuật chƣa nghiêm túc Đôi khi bệnh án cho thuốc chƣa phù hợp với chẩn đoán, chƣa khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử. Việc quản lý chất lƣợng khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, chƣa xây dựng đƣợc các chỉ số đánh giá bệnh án, chƣa có các biện pháp giám sát về chăm sóc, phục vụ làm hài lòng người bệnh Trang thiết bị còn thiếu và tỷ lệ ứng dụng các kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế trong các đơn vị điều trị nói chung đạt thấp, việc khai thác sử dụng các TTB y tế chƣa phát huy hết hiệu quả Chế độ giao tiếp của nhân viên y tế đôi lúc chƣa niềm nở, chƣa tận tình tƣ vấn về bệnh tật và chế độ dùng thuốc Chƣa triển khai đƣợc phẫu thuật và hoàn thiện đơn nguyên sơ sinh [6].

4.1.3 Một số nét về thực trạng khám chữa bệnh BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại BVĐK huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

- Tình hình nhân lực tham gia khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại BVĐK huyện Kỳ Sơn năm 2014

-Bác sỹ chuyên khoa I Nhi khoa: 01.

* Phòng khám đa khoa khu vực Hợp Thịnh:

Từ năm 2011 Dự án ChildFund đã tổ chức các lớp tập huấn về cấp cứu Nhi khoa, cấp cứu sơ sinh, chăm sóc, điều trị các bệnh thông thường cho trẻ em, xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI) cho cán bộ tham gia khám chữa bệnh Nhi của bệnh viện.

-Năm 2013 bệnh viện đã cử 3 cán bộ đi học về chăm sóc sơ sinh 3 tháng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Dự kiến năm 2014 sẽ đào tạo tiếp cho 3 cán bộ của khoa Nhi về điều trị, chăm sóc Nhi khoa nói chung và sơ sinh nói riêng với thời gian 3 tháng tại bệnh viện Tỉnh để nâng cao chất lƣợng chuyên môn Nhi khoa.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nguồn thuốc cung cấp cho khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại BVĐK huyện Kỳ

Sơn + Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế:

Trước đây, khoa Nhi chung với liên khoa Nội - Nhi - Lây các trẻ bệnh Nhi đƣợc xếp nằm viện chung với các bệnh nhân nữ của khoa; Từ tháng 4 năm 2014, tách khoa với tổng số phòng là 08 phòng; Quy mô là 15 giường bệnh.

▪ Phòng cho đơn nguyên sơ sinh: 02 phòng.

Tháng 10 năm 2013 Dự án ChildFund trang bị cho bệnh viện đa khoa Kỳ Sơn cơ sở vật chất và trang thiết bị theo chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em gồm:

▪ Hoàn thiện phòng khám thân thiện cho trẻ em tại khoa khám bệnh.

▪ Trang bị khu vui chơi ngoài trời cho trẻ tại khoa khám bệnh.

▪ Bộ đèn chiếu vàng da: 01 bộ.

▪ Bộ cấp cứu hồi sức sơ sinh: 01 bộ.

▪ Trước đó Dự án cũng đã trang bị 01 lồng ấp và một số trang thiết bị khám chữa bệnh cho trẻ em như: Huyết áp kế, cân sơ sinh, thước đo chiều cao

- Nguồn thuốc: Chủ yếu là thuốc BHYT dành cho trẻ em theo phân tuyến điều trị của bệnh viện tuyến huyện hạng 3.

- Tình hình tổ chức hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại BVĐK huyện Kỳ Sơn

-Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trong toàn huyện trong các năm: Năm 2012: 3.653 trẻ.

Năm 2014: (6 tháng đầu năm): 3.716 trẻ[ 27].

- Tình hình tổ chức khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi tại BVĐK huyện Kỳ Sơn:

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w