LÝ LUẬN CHUNG
Những vấn đề cơ bản về đầu tư
Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội , các hoạt động kinh tế bao giờ cũng gắn liền với việc huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đem lại những lợi ích kinh tế xã hội nhất định Các nguồn lực được huy động và sử dụng vào các hoạt động kinh tế bao gồm: tài lực ( tiền vốn), nhân lực (lao động ), vật lực (các yếu tố vật chất đầu vào) và nguồn lực trí tuệ Các hoạt động kinh tế nói trên được được tiến hành trong một khoảng thời gian và trên một vùng không gian xác định với mục đích đem lại những lợi ích kinh tế xã hội lớn hoan các chi phí về các nguồn lực đã sử dụng Hoạt động kinh tế với việc sử dụng các nguồn lực trong một thới gian tương đối dài nhằm đem lại những lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn các chi phí về những nguồn lực đã sử dụng được gọi là hoạt động đầu tư Các hoạt động kinh tế ngắn hạn ( từ một năm trở lại ) thường không được gọi là hoạt động đầu tư.
Trong các hoạt động kinh tế nguồn tài lực (tiền vốn) luôn có vai trò rất quan trọng Quá trình sử dụng tiền vốn trong đầu tư ,nói chung là qúa trình chuỷen hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, đất đai, mặt nước, nguyên vật liệu, cây con giống ) hoặc vốn dưới hình thức tài sản vô hình ( lao động chuyên môn cao, công nghệ và bí quyết công nghệ , quyền sở hữu công nghiệp ) để tạo ra hoặc duy trì,tăng cường năng lựccủa các cơ sở vật chất kĩ thuật hay những yếu tố , những điều kiện cơ bản của hoạt động kinh tế
Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, phạm vi một địa phương, một vùng kinh tế , hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động để tạo ra hay thay đổi mới và duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật trong các ngành kinh tế quôcs dân hoặc để tăng cường năng lực của các yếu tố sản xuất nhằm khai thác đầy đủ và hiệu quả các nguoòn tài nguyên của đất nước , của địa phương ,của vùng.
Trong phạm vi một doanh nghiệp , hoạt động đầu tư là một bộ phạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra hay tăng cường các yếu tố , các điều kiện sản xuất kinh doanh hoặc đổi mới phương thức kinh doanh nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2 Phân loại hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa riêng trong việc theo dõi , quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư
- Ở tầm vĩ mô, theo các lĩnh vực của nền kinh tế , có thể phân thành: + Đầu tư tài sản vật chất: là hình thức đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vạt chất kĩ thuật cho nền kinh tế hoặc tăng cường năng lực hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác.
+ Đầu tư tài chính: là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( tiền gửi vào ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ) hoặc hưởng lãi suất tuỳ theo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành ( cổ phiếu công ty ,trái phiếu công ty). Đầu tư tài chính không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất mới cho nền kinh tế , song đây là một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho các hoạt động đầu tư phát triển do vậy đầu tư tài chính còn được gọi là đầu tư chuyển dịch.
+ Đầu tư thương mại: là hình thức đầu tư dưới dạng bỏ tiền vốn mua hàng hoá để bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giữa giá mua và giá bán đầu tư thương mại nói chung không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế song lại có vai trò rất quan trọng đối với qúa trình lưu thông hàng hoá thúc đẩy sản xuất kinh doanh , thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển +Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: là hình thức đầu tư váo các hoạt động bồi dưỡng , đào tạo về học vấn, về chuyên môn kĩ thuật cho lực lương lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội
+ Đầu tư phát triển khoa học công nghệ: là hình thức đầu tư dưới dạng phát triển cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu , ứng dụngtiến bộ khoa học công nghệ váo các lĩnh vực của nền kinh tế Đầu tư tài sản vật chất, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển khoa học công nghệ được gọi chung là đầu tư phát triển
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư , có thể phân thành:
+Đầu tư trực tiếp : là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đầu tư đông thời là người trực tiếp quản lý qúa trình đầu tư hoặc chủ đầu tư do đóng góp số vốn đủ lớncho phép họ trực tiếp tham gia quản lý , diều hành qúa trình đầu tư và quản lý qúa trình khai thác , sử dụng công trình đầu tư
+Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư do chỉ góp vốn dưới giới hạn nào đó nên không được tham gia trực tiếp điều hành qúa trình đầu tư và khai thác, sử dụng công trình đầu tư Đó là các trường hợp viện trợ hay cho vay với lãi suất ưu đãi của chính phủ nước ngoài, với các trường hợp đầu tư tài chính của các cá nhân , tổ chức dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu và cho vay để hưởng lợi tức.
-Theo nội dung kinh tế của đầu tư , có thể phân thành:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản: là hình thức đầu tư nhằm tạo ra hay hiện đại hoá các tài sản cố định hay mua bản quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết công nghệ.
+ Đầu tư váo tài sản lưu động: là hình thức đầu tư mua sắm các tư liệu sản xuất giá trị nhỏ, nguyên vật liệu nhằm bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong qúa trình đầu tư được tiến hành liên tục.
+ Đầu tư váo lực lượng lao động nhằm tăng cường chất lượng và số lượng lao động thông qua đào tạo, thuê mướn nhân công, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý
- Thưu hình thức đầu tư, có thể phân chia thành:
+ Đầu tư mới (để tạo ra công trình mới)
+ Đầu tư theo chiều sâu (cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá, động bộ hoá công trình đã có)
+Mở rông cong trình đã có.
- Theo thời hạn đầu tư, có thể phân chia thành:
+ Đầu tư ngắn hạn (dưới 5 năm)
+ Đầu tư trung hạn (từ 5 đến 10 năm)
+ Đầu tư dài hạn (trên 10 năm).
3 Các giai đoạn của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư được bắt đầu từ khi tiến hành chuẩn bị đầu tư và kết thúc khi thanh lý các tài sản Đó là kết quả hoạt động của một dự án đầu tư cụ thể, gồm 3 giai đoạn sau: giai đoạn chuẩn bị đầu tư ,giai đoạn thực hiện đầu tư , giai đoạn đầu tư theo chiều sâu trong qúa trình khai thác sử dụng các thành quả của giai đoạn thực hiện đầu tư a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ,gồm các công việc chủ yếu sau:
Lý luận về hiệu quả dự án đầu tư
Hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Về mặt lượng: Hiệu quả biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao, chi phí bỏ ra càng nhỏ, hiệu quả thu được càng lớn.
Về mặt chất: việc đạt được hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý , đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế với việc đạt được mục tieeu xã hội
Hiệu quả của một dự án đầu tư được thể hiển trên hai mặt:
- Hiệu quả kinh tế xã hội Đứng trên góc độ chủ đầu tư thì dự án đầu tư có hiệu quả khi nó đạt được những mục tiêu mà họ đề ra đồng thời phải phù hợp với định hướng phát triển của ngành, của đất nước ,mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: -Lợi nhuận
-CHủ động thích ứng với môi trường
-An toàn vững chắc trong kinh doanh
Nếu chủ đầu tư là Nhà nước thì họ lại coi hiệu quả kinh tế xã hội là hàng đầu,quan trọng nhất nhằm thực hiện những định hướng phát triển mà Nhà nước đề ra, hiệu quả kinh tế xã hội:
-Số đóng góp cho ngân sách
-Số lao động có việc làm
-Giá trị gia tăng thuần tuý phân phối cho mõi vùng dân cư và lãnh thổ -Tiết kiệm ngoại tệ
-Khả năng cạnh tranh quốc tế
-Một số hiệu quả khác
2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án đầu tư a) Nhân tố bên ngoài
- Tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước.
Trong qúa trình thực hiện đầu tư phát triển nhằm đạt được các mục tiêu, doanh nghiệp không những phải chịu các tác động từ chính bản thân doanh nghiệp mà còn chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ môi trường kinh tế chính trị xã hội bên ngoài Trong đó, tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. + Về tình hình kinh tế : độ bất ổn định về thể chế ,các môí quan hệ kinh tế , giá cả hàng hoá ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến việc tăng chi phí, giảm lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường từ đó giảm doanh thu và lợi nhuận Ví dụ như sự biến động giá cả dầu trên thế giới
+ Về tình hình chính trị: sự bất ổn định trong đường lối, chính sách,quan điểm tư tưởng lãnh đạo như các biến động chính sách, pháp luật đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp , từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến múc tiêu của doanh nghiệp , ít nhất cũng làa trong sản xuất kinh doanh ngắn hạn.
Như vậy, mức độ ổn định của tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nướclà yếu tố đóng vai trò quan trọng thậm chí quyết định đến việc có đạt được mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp hay không.
- Mục tiêu kinh tế xã hội
Bất cứ nến kinh tế xã hội nào cũng đều tiến hành nghiên cứu và xây dựng một chiến lược phát triển phù hơpợ với bối cảnh và đặc điểm kinh tế xã hội
Của mỗi thời kì Chiến lược đó không không chỉ là một sự tổng hợp đơn giản các mục tiêukt và mục tiêu xã hội mà nó còn chỉ ra những hoạt động có tính chất định hướng cho sự phát triển
Trong qúa trình thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp đồng thời phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của doanh nghiệp với việc thực hiện các quy định của Nhà nước và pháp luật về phạm vi hoạt động các quy định của Nhà nước và pháp luật có tính định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đưọc nghiên cứu đặt ra Vì vậy, mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình đã gián tiếp chụi ảnh hưởng của mục tiêu kinh tế xã hội tổng quát, thông qua tác động của hệ thống các chính sách,pháp luật ,hay các quy định cụ thể khác.
Hệ thống này có tác động tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu néu nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và ngược lạ sẽ hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp
- Trình độ phát triển kinh tế ,kĩ thuật: các mô hình phát triển kinh tế đều khẳng định vai trò tiên phong đầu tàu của khoa học kĩ thuật trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Với công nghệ hiện đại tiên tiến, lượng và chất sản phẩm được sản xuất ra sẽ lớn hơn, cao hơn với giá cả thấp hơn Điều này cho phép đáp ứng tốt hơn nhu càu người tiêu dùng,chiến lược cạnh tranh, dành thị phần cho doanh nghiệp Tuy nhiên, để sử dụng và ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp phải có đủ tích luỹ về vốn, về trình độ và kĩ năng sử dụng Khi đó, khoa học kĩ thuât hiện đại mới có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp ,bằng ngược lại sẽ là sự diệt vong của doanh nghiệp b) Môi trường bên trong.
- Khả năng về vốn , công nghệ của doanh nghiệp
Có tahể nói vốn và công nghệ là hai yếu tố cơ bản, chủ yếu cấu thành tài sản hữu hình của doanh nghiệp ,nó quyết định khả năng sản xuất cũng như nâng cao trình độ kĩ thuật của doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu. Như vậy, đây là hai yếu tố quyết định tới chất lượng và số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, nó có thể tiêu thụ được trên thị trường , là yếu tố tạo ra và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Khả năng về vốn và công nghệ dồi dào, kết hợp với việc sử dụng có hiệu quả là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong mỗi thời kì nhất định.
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Có thể khẳng định rằng, với một trình độ tổ chức và quản lý yếu kém, bộ máy quản lý cồng kềnh là yếu tố tiền đề cho tăng chi phí ,làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư (doanh thu thấp) Điều này là tất yếu dẫn đến một kết quả là lợi nhuận thấp (có thể là không có lợi nhuận) vì:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ KHAI THÁC MẶT NƯỚC HỒ TÂY Ở CÔNG TY DẦU TƯ KHAI THÁC HỒ TÂY
Quá trình hình thành và chuyển sang hoạt động sản xuất kinh
Sau năm 1954 thủ đô được giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giải đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với mục tiêu đánh đổ địa chủ, tư sản, ruộng đất về tay nông dân (người cày có ruộng) diệt giặc đói giặc dốt, phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp, công nông liên minh. Nghề cá ra đời nằm trong sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhà nước Trung Ương (tổng cục thuỷ sản) Tại Hà Nội Sở nông lâm Hà Nội sau 1955 thành lập phòng quản lý nghề cá trực thuộc sở nông lâm Hà nội Phòng nghề cá Sở nông lâm Hà nội đã quan tâm đến mặt nước hồ ao của Hà nội để trình văn bản quyêts định quản lý khai thác nuôi trồng thuỷ sản.
Mặt nước Hồ Tây được phòng nghề cá chú trọng quan tâm ngay từ đầu vì Hồ Tây lúc đólà một vùng tài nguyên dda dạng phong phú, sinh vật, tôm ,cá Hồ Tây được phát triển tự nhiên, chẳng ai nuôi thả nhưng cũng đủ nuôi sống những gia đình ngư dân quanh hồ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955-1960 dưới sự quản lý điều hành chỉ đạo của phỏng quản lý nghề cá sở nông lâm Hà nội, nghề cá Hà nội, cá Hồ Tây đần dần được quy hoạch tạo dựng l;en những mô hình quản lý xây dựng doanh nghiệp có sản xuất , có thu hoạch.
Thành tựu to lớn của giai đoạn đầu này là:
+ Gom các ngư dân quanh Hồ Tây thành các hợp tác xã khai thác cá như hợp tác xã Đồng Tân Yên Phụ, hợp tác xã Thái Thuỷ
+ Các hợp tác xã khai thác này dùng ngư cụ gia đình để đánh cá bằng lưới bén, câu, lờ, cụp, te tôm sản phẩm tự nhiên tiêu thụ lúc đầu là bán vé khai thác sau đó là nộp tỷ lệ % sản lượng bằng tiến theo thời giá
+Hồ Tây những năn này sen, bèo tây, dong nước kín hồ Một chương trình cải tạo hồ được vạc ra trong suốt quá trình xây dựng mô hình nuôi cá để triệt sen và bèo đảm bảo mặt thoáng nước hồ.
+ Đào ao nuôi cá giống thành lập trại cá gióng Nhật tân, trại cá giống Pháp vân từ năm 1957-1959 Đắp bờ vùng ngăn Hồ Tây làm nhiều hồ nhỏ, thành ba khu:khu nhật tân, khu Đầm lầy, khu trắm cỏ Dùng mọi khả năng để chia nhỏ mặt nước Hồ Tây nhằm thuận tiện cho việc chăn nuôi cá và thu hoạch hàng năm Khi trình độ kỹ thuật khai thác còn hạn chế thường là tát cạn các ao nhỏ hàng năm để thu cá Vì vậy, tuỳ theo địa hình hồ để đắp ngăn thành các ô nhỏ có diện tích từ 1 đến 3 ha.
+ Bộ máy quản lý ngề cá dần dần được phát triển đáp ứng với quy mô dịa bàn quản lý Sau 5 năm xây dựng mô hình, cơ sở nuôi cá xây dựng cơ cấu tổ chức để quản lý điều hành sản xuất nuôi trồng thuỷ sản (nghề nuôi cá nước ngọt) đã đến lúc đòi hỏi cần thiết lập một tổ chức, một bộ máy, một doanh nghiệp nhằm thúc đầy hoạt động sản xuất phát triển
Năm 1960 căn cứ vào đề xuất của sở nông lâm Hà nội- UBHC Thành phố Hà nội đã thành lập "Quốc doanh cá Hà nội" do ông Lê Văn Tâm làm chủ nhiệm Quốc doanh Văn phòng Quốc doanh cá Hà nội đặt trụ sở tại 32 làng Yên Phụ Ba đình Hà nội Địa bàn hoạt động Quốc doanh cá Hà nội là toàn bộ các hồ ao trên nội, ngoại thành Hà nội có diện tích từ 1ha trở lên.
Các đơn vị trức thuộc Quốc doanh cá Hà nội gồm:
* Đội khai thác cá Hồ Tây
-Đội nuôi cá Hồ Tây
-Trại cá gióng Nhật tân
-Đội nuôi cá Thống Nhất
-Đội nuôi cá Đống Đa
*Trại cá giống Nhật Tân là một trại cá giống có con Dấu vuông riêng, trại cá giống Nhật Tân sản xuất các loại cá giống nuoi chủ yếu là dưại vào khả năng vớt cá bột Sông Hông Mặt khác tuyển chọn cá bố mẹ,nuôi vỗ, đi nhập giống mới từ Trung Quốc về như Mè trắng hoa lam, Trắm cỏ về thuần dưỡng nuôi vỗ Xây dựng các công trình bể đẻ Năm 1963,1964 có sự hỗ trợ của các chuyên gia Trung Quốc và các cán bộ kỹ thuột thuỷ sản cấp tổng cục
TW Trại cá giống Nhật Tân bắt đầu cho đẻ thành công một số loại cá như Mè trắng, Mè hoa, Chép Giống sản xuất ra chủ yếu thả ra Hồ Tây Trúc bạch và một số hồ nhỏ thuộc đội Hồ Tây Thời kì này trại cá Nhật Tân mới có bể đẻ chưa có bể ấp, chứng cá đẻ ra phải đưa ra Sông Hông ấp trong các giá chiếu, cá nở khoẻ lại chuyển về ao ương, tỷ lệ nở thấp.
* Đội khai thác cá Hồ Tây: Đội khai thác còn đơn giản thủ công, sản phẩm khai thác chủ yếu là gia công thuê ngoài hợp đồng ăn chia Thời kì này cơ sở vật chất của Quốc doanh còn hạn hẹp lực lượng sản xuất khai thác cá còn ít nguốn có kỹ thuật đánh cá còn thưa thớt trong khi đó số lượng ao hồ rất nhiều (trên 30 cái) quanh nội, ngoại thành Hà nội Tuy nhiên Quốc doanh cũng tự lập được một tổ lưới kéo được trang bị hai xe bò trở lưới 200m, 2 thuyến lan to,tổ lưới này phải đi khắp các hồ ao nội ,ngoại thành khai thác cá theo kế hoạch của Quốc doanh Người lao động vô cùng vất vả dong duổi đẩy xe bò trở lưới đi đến các hồ ao do phương tiện khó khăn năn đi mất nhiều thới gian.
Trong thời kì đầu xây dựng mô hình nuôi cá nước ngọt của Hà nội này của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tổ chức xây dựng phát triển nghề nuôi cá cung cấp thực phẩm cho nhân dân thủ đô góp phần chuỷên đổi cơ cấu kinh tế đó là những sự kiện quan trọng đang ghi nhớ vào lịch sử phát triển Hồ Tây đó là:
1) với sự quan tâm của chính phủ chăm no xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển đất nước Nhà nước đã tuyển chon, bổ nhịm
Ty thuỷ sản Hà nội
Quốc doanh nuôi cá Hồ Tây Quốc doanh nuôi cá Thống nhấtQuốc doanh nuôi cá Đông AnhTrại cá Thanh Liệt cho nghề cá Hà nội một đội ngũ cán bộ có phẩm chất cách mạng, giàu năng lực trí tuệ, tận tâm tận lực làm việc vì nhân dân vì tổ quốc.
2) Tạo dựng một mô hình nuôi cá hoàn chỉnh từ đầu tới cuối đạt đến tầm vĩ mô cho nghề cá nói riêng và trong nghành nông nghiệp nói chung Mô hình này mang tính khoa học cao và bền vững Cho đến ngày nay hô hình này vẫn được nhân rộng ra để cả nước thực hiện trên mặt trận nông nghiêp (VAC) bởi vì trại cá giống Nhật Tân những năm này (1961-1965) mỗi năm đều có 3 loại hàng hoá :
+ Giống cá, cá hương, cá bột.
+ Lợn thịt mỗi năm thu từ 40-60 tấn hơi.
+ Chanh, Vải, Nhãn, Chuối hàng chăm tấn trên năm.
Các mô hình Vườn-Ao-Chuồng đó ngày nay được nhân rộng gọi tắt VAC kinh tế trang trại.
Thực trạng đầu tư khai thác mặt nước Hồ tây
Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam
"phát huy lợi thế về thuỷ sản tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, và nước mặn theo phương thức tiến bộ, hiệu quả bền vững" và trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời kì mới mà UBND Thành phố Hà nội giao cho Công ty đầu tư khai thác Hồ tây là:
- Quản lý toàn bộ diện tích Hồ tây (5261627m 2 ) và Hồ Trúc bạch (206867m 2 ) để khai thác sử dụng ,bảo vệ cảnh quan, môi trường, diện tích tự nhiên của Hồ, chống lấn chiếm Hồ, điều hoà nguồn nước trong Hồ.
- Nuôi trồng thuỷ đặc sản để làm sạch nước Hồ và phục vụ du lịch.
- Khai thác cảnh quan môi trường khu vực Hồ tây để kinh doanh dịch vụ du lịch, thể thao.
- Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất ngành thuỷ sản.
- Gọi và nhận vốn đầu tư của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước để phát triển ngành thuỷ sản, khai thác tiềm năng khu vực Hồ tây theo quy hoạch của Thành phố.
Về nuôi trồng thuỷ sản ban lãnh đạo công ty đã trú trọng quan tâm nghiên cứu lai tạo các giống cá mới có năng suất và chất lượng cao để thả xuống Hồ tây, hồ Trúc bạch và đưa ra thị trường được người sản xuất ưa thích Năm 2001 công ty đã thả gần 8 triệu con cá giống các loại, làm tốt công tác quản lý bảo vệ nên đã khai thác và tiêu thụ được gần 800 tấn cá , năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay Đây vừa là biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường làm sạch nước Hồ mà còn cung cấp nguồn thực phâmr cho xã hội và tăng thu cho ngân sách.
Sản phẩm khai thác cá thịt(tấn) 1994
Nguồn: Báo cáo kết quả sxkd
Sản phẩm khai thác cá
Từ những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý mới Trung tâm phát triển thuỷ sản (bộ phận trực thuộc công ty) đã tập trung nghiên cứu sản xuất lai tạo nhièu loài cá mới như (lai cá chép Việt với Hung, cá Trê lai ) để đưa ra thị trường được người sản xuất ưa thích Chương trình phát triển giống thuỷ sản này là cơ sở phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.
Cũng như nuôi bất kỳ một đối tượng nào, khâu quan trọng đầu tiên quyết định đến săng xuất , sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là giống Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào việc vớt giống tự nhiên trên sông , đến nay đã có một trạm trại sản xuất giống thuỷ sản đã hình thành đó là Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản Trung tâm này chủ động sản xuất giống hầu hết các loài thuỷ sản nuôi ở hai Hồ nói riêng và các mặt nươcs trong nội ngoại thành nói chung Đồng thời Trung tâm còn nhập nội, thuần hoá và lai tạo nhiều giống loài nuôi mới có giá trị kinh tế ,làm phong phú thêm cơ cấu đàn giống nuôi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trong cả nước Chính vì chú trọng phát triển công tác giống thuỷ sản thời gian qua mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước tiến nhanh tạo ra khối lượng lớn sản phẩm cung ứng cho thị trường
Bên cạnh đó công tác giống thuỷ sản cũng bộc nộ những yếu điểm và còn thua kém nhiều nước gần gũi trong khu vực Trình độ công nghệ sản xuất giống còn thấp, chưa có công nghệ sản xuất các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, chậm nhập và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống,chất lượng giống chưa được kiểm soát chặt dẫn đến xảy ra dịch bệnh trong nhiều năm liên tiếp, ảnh hưởng xấu đến sản xuất Do vậy, để tiếp tục phát triển nuôi trồng thuỷ sản cu;ngf lúc theo 3 đích: nhanh, hiệu quả và bền vững theo hướng công nghiệp và đa dạng hoá các loài giống nuôi nhằm đạt năng suất chất lượng cao và phù hợp với thị trường, việc xây dựng chương trình phát triển giống thuỷ sản là một đòi hỏi thực tiễn một yêu cầu bức bách để tạo ra cơ sở hoạch định chính sách phát triển và hướng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai, phù hợp với tiềm năng đất đai, mặt nước và các lợi thế khác trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta nói chung các Hồ trong nội ngoại Thành Hà nội nói riêng.
Thời gian qua Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản trực thuộc Công ty đầu tư khai thác Hồ tây đã tập trung xây dựng dự thảo chiến lược phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Theo đó, mục tiêu lâu dài là: hoàn chỉnh các hệ thống nghiên cứu , sản xuất , kiểm soát chất lượng giống thuỷ sản để đảm bảo năng lực nghiên cứu và sản xuất giống nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu về số lượng , chất lượng, thời vụ, giá thành hạ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản Cùng với phát triển hệ thống thuỷ sản quốc gia, trình độ khoa học công nghệ của Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản sẽ được nâng lên cùng với nguồn nhân lực được đào tạo đủ điều kiện để tham gia hội nhập và liên doanh quốc tế, tạo được cơ cấu bộ giống thuỷ sản phong phú, bảo tồn giống đã được chọn lọc, không ngừng nâng cao chất lượng giống nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Trước mắt, đến năm 2010 Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản phải đảm bảo sản xuất phần lớn giống có chất lượng cho nuôi trồng thuỷ sản và đẩy nhanh tiến độ công nghệ sản xuất giống mới , nhất là các giống có giá trị xuất khẩu.
Cùng với Dự thảo chiến lược phát triển giống một kế hoạch giải quyết giống cho nuôi trồng thuỷ sản năm nay đã được xây dựng và đưa ra bàn bạc, thảo luận và đã được ban lãnh đạo công ty đồng ý , đó là:
+ Về mục tiêu chung: phải đảm bảo đủ giống cho nhu cầu phát triển nuôi ở Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch và các mặt nước nội ngoại thành, phải đa dạng các loài giống nuôi để có nhiều loại thuỷ sản cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, vừa tránh rủi ro trong nuôi trồng và thị trường tiêu thụ.
+ Về quan điểm: khuyến khích các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tham gia phát triển sản xuất giống Công ty được Nhà nước hỗ trợ xây dựng xơ sở hạ tấngung quanh hồ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến cho sản xuất , nhập giống bố mẹ (trong thời gian trước mắt) để đảm bảo đủ giống cho nhu cầu nuôi.
+ Về cơ chế chính sách: cần nghiên cứu để có chính sách khuyến khích các nhà khoa học gắn nghiên cứu với sản xuất thực tiễn, chuyển giao nhanh tiến bộ kĩ thuật , có chính sách đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành giỏi. Vậy là, một chương trình phát triển giống thuỷ sản của Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản một đơn vị trực thuộc công ty đầu tư khai thác Hồ Tây sẽ sớm được trình lên UBND thành phố Hà Nội xem xét quyết định Đi kèm là các hoạt động chiến lược, các đề án cụ thể có mục tiêu , có quy mô, thời gian thực hiện rõ ràng cụ thể Tiếp nối với các kế hoạch trước đây, Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản hy vọng sẽ khắc phục được các nhược điểm trong vấn đề giải quyết giống cho nuôi trồng thuỷ sản.
2 Đầu tư phát triển cảnh quan, môi trường sinh thái hồ Tây.
Bảo vệ cảnh quan môi trường diện tích tự nhiên của Hồ, chống lấn chiếm Hồ, điều hoà nguồn nước trong Hồ và nuôi trồng thuỷ đặc sản để làm sạch nước Hồ là hai nhiệm vụ quan trọng nhất trong 9 nhiẹm vụ chủ yếu mà UBND Thành phố Hà nội ra quyết định số 3042/QĐ-UB ngày 14-12-1994 giao cho Công ty đầu tư khai thác hồ Tây thực hiện.
Căn cứ nhiệm vụ Thành phố giao cho Công ty ,Công ty đã tổ chức bộ máy và giao nhiệm vụ cho từng cho từng đơn vị như sau.
- Xí nghiệp môi trường Hồ Tây là nhiệm vụ bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ cho mặt Hồ luôn trong xanh, sạch đẹp, chống lấn chiếm Hồ và điều hoà nguồn nước trong Hồ.
Đánh giá hiệu quả đầu tư khai thác mặt nước hồ Tây
Trong những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã có những đóng góp đáng kể trong qúa trình xây dựng và phát triển của công ty Đó là sự tăng doanh thu liên tục qua các năm, tạo công ăn việc làm cho 110 lao động, đóng góp và ngân sách Nhà nước , nâng cao mức sống của người lao động, đặc biện nuôi trồng thuỷ sản còn là biện pháp xử lý nước thải bằng sinh học hiệu quả , dẻ tiền, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công cộng phục vụ người dân thành phố và du khách Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 tỷ lệđóng góp của nuôi trồng thuỷ sản vào giá trị tổng doanh thu của công ty không ngừng tăng lên nhờ những kết quả đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản được tăng cường như việc quản lý bảo vệ được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là khâu chăm sóc Trước đây nguồn thức ăn để nuôi cá chủ yếu là thức ăn tự nhiên trong Hồ và những chất thải sinh hoạt, nhưng một vài năm gần đây ngoài nguồn thức ăn tự nhiên Công ty đã đầu tư nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp làm cho đàn cá lớn nhanh, tỷ lệ cá chết do bệnh ít đã làm tăng sản lượng khai thác liên tục qua các năm: năm 2000 khai thác 785,8tấn, năm2001 là 800tấn, năm 2002 là 810 tấn, năm có sản lượng khai thác cao nhất từ trước tới nay đạt doanh thu 3036 triệu đồng, đạt 107,5% kế hoạch Bình quân mỗi năm doanh thu từ nuôi trồng thuỷ sản chiếm 50,6% tổng doanh thu của Công ty Mặc dù nuôi trồng thuỷ sản là lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lợi thấp hơn các ngành kinh tế khác nhưng nó cungx góp phần không nhỏ vào việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống của người lao động, giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp ở thành phố.
Tấn Triệu đ Triệu đ Triệu đ Triệu đ 1000đ Triệu đ
Nguồn: Báo cáo KQSXKD năm 2002
Qua số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu kế hoạch chính đều hoàn thành vượt mức so với kế hoạch và so với năm trước Riêng chỉ tiêu nộp BHXH và lợi nhuận giảm so với năm 2001 là do giảm hai bộ phận cổ phần hoá Tuy nhiêNhà nướcếu xét về hiệu quả kinh tế xã hội thì nuôi trồng thuỷ sản có một vai trò quan trọng đó là tạo việc làm cho người lao động, nâng thu nhập bình quân của người lao động từ 780000đ năm 2001 lên 820 000đ năm 2002 đạt 102,5% so với kế hoạch, nộp ngân sách Nhà nước từ 197 triệu đồng năm
2001 tăng lên 235,6 triệu đồng năm 2002 Nuôi trồng thuỷ sản còn là biện pháp xử lí nước thải bằng sinh học đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản là bộ phận trực thuộc công ty mới năm gần đây đã nghiên cứu lai tạo ra nhiều giống cá như cá chép Việt với Hung, cá Trê lai đã đáp ứng nhu cầu nuôi ở hai Hồ và đưa ra thị trường được người sản xuất ưa thích Tuy nhiên, công tác nghiên cứu lai tạo các giống thuỷ sản cũng bộc nộ những yếu điểm và còn thua kém nhiều nước trong khu vực Trình độ công nghệ sản xuất giống còn thấp, chưa có công nghệ sản xuất các lời quí hiếm, có giá trị kinh tế cao
2 Đầu tư phát triển cảnh quan, môi trường sinh thái hồ Tây.
Ngoài việc thả cá làm sạch nước Hồ, Công ty còn liên tục đầu tư kinh phí mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ, bảo vệ , quản lý nên những năm gần đây xí nghiệp môi trường hồ Tây ( xí nghiệp trực thuộc công ty ) làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, chống lấn chiếm Hồ ,làm tốt công tác vệ sinh môi trường giữ cho Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch luôn sạch đẹp.
Ngoài ra Công ty đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kĩ thuật sung quanh Hồ Tây như kè hồ, đường dạo ven hồ, tiêu thoát nước, xử lý nước thải, trồng cây xanh, bắc đèn chiếu sáng tạo vành đai cây xanh làm cho cảnh quan thiên nhiêm môi trường Hồ luôn xanh sạch đẹp.
3 Kinh doanh du lịch, nhà hàng khách sạn
Các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhà hàng khách sạn quanh hồ Tây mặc dù mới được thành lập , là kết quả của qúa trình cổ phần hoá từ bộ phận trực thuộc của Công ty đầu tư khai thác hồ Tây nhưng đã thu được hnhững kết quả bước đầu đáng khích lệ Qua hai năm hoạt động mặc dù chưa phát huy hết công suất phục vụ nhưng kinh doanh đã có lãi, hàng năm trả cổ tức 2 tỷ đồng góp phần làm tăng doanh thu cho công ty đàu tư khai thác hồ Tây, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này ngoài việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động vmà còn là nơi thu hút du khách đến thăm quan du lịch vui chơi giải trí, là nơi thể hiện phong tục văn hoá của người dân
Hà nội qua các món ăn đặc sản, những phương thức phục vụ du khách đến thăm quan hồ Tây.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái hồ Tây Các chất thải của nhà hàng ,rác của du khách đến thăm quan, vui chơi giải trí chưa được xử lí một cách nghiêm ngặt.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
Định hướng chung
Chúng ta đã biết, cổ phần hoá là một nội dung quan trọng để xây dựng nền kinh tế thị trường theo địh hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước ta phần đấu đến năm 2010 sẽ có 100% doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá Thực tế cho thấy các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hoá đều hoạt động rất có hiệu quả Cổ phần hoá là thực hiện trao quyền quản lý , tự chủ cho người lao động, cho cá nhân tổ chức bên ngoài khi họ mua cổ phần công ty Điều này là gắn quyền lợi với trách nhiệm của các cổ đông (người sở hữu cổ phần) đó với công ty , nâng cao trách nhiệm cá nhân Đồng thời cổ phần hoá còn là biện pháp để thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài từ bên ngoài , từ đó là cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh Thông thường các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá thành hai dạng: các doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp cổ phần Các doanh nghiệp công ích mục đích hoạt động chủ yếu là lợi ích xã hội , các doanh nghiệp cổ phần mục đích hoạt động chủ yếu là lợi ích kinh tế của các cổ đông.
Công ty đầu tư khai thác hồ Tây là doanh nghiệp Nhà nước do UBND Thành phố Hà nội ra quyết định số 3042/QĐ-UB thành lập ngày 14-2-
1994 Theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước sự chỉ đạo quản lý của UBND Thành phố Hà nội sẽ thực hiện cổ phần hoá công ty đầu tư khai thác hồ Tây Hiện nay Công ty đã cổ phần hoá được hai bộ phận trực thuộc là Xí nghiệp nuôi cá hồ Tây và Xí nghiệp nuôi cá Trúc Bạch, đồng thời còn là nhiều cổ đông ở các doanh nghiệp khác Mục tiêu của UBND Thành phố Hà nội đưa ra là đến năm 2004 sẽ hoàn thành việc cổ phần hoá 100% các bộ phận còn lại của Công ty theo những hướng đã định.
Một số giải pháp chủ yếu
1 Giải pháp về thị trường
Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được nhờ vào chiến lược chiếm lĩnh được nhiều thị trường hay không Với đời sống kinh tế ngày càng phát triển thị trường người tiêu dùng ngày càng khắt khe Theo yêu cầu chất lượng, giá cả , độ an toàn vệ sinh thực phẩm Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá, các quốc gia mở cửa thông thoáng,do vậy cơ hội cho mỗi doanh nghiệp càng mở rộng, phát triển vươn lên nhưng sự mở cửa đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác nhau cho từng loại sản phẩm , từng thị trường ,sản phẩm của doanh nghiệp nào đáp ứng được đòi hỏi của thị trường thì doanh nghiệp càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường , mở rộng doanh số bán cho mỗi doanh nghiệp của mình.
Sản phẩm của các dự án đầu tư khai thác mặt nước hồ Tây đó là các loại cá thịt, cá giống các loại, các công trình xây dựng , cảnh quan môi trường hồ Tây, các công trình du lịch vui chơi giải trí, các dịch vụ khác mỗi loại sản phẩm này có tính chất và đặc điểm khác nhau Vì vậy, để các sản phẩm này đến với người tiêu dùng và được người tiêu dùng ưa thích cần thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu thị trường
Thực tế cho thấy, nếu không tìm hiểu kĩ thị trường thì khả năng bán được hàng, bán được các sản phẩm dịch vụ được là rất khó khăn Vì vậy để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì các công ty tham gia hoạt động khai thác mặt nước hồ Tây cần coi trọng việc nghiên cứu thị trường cụ thể mà mình đang tham gia, nắm chắc những khó khăn , thuận lợi, đánh giá đúng tình hình trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhất là thị trường mới.Mỗi khu vực có nét đặc trưng riêng, thị hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc vào mức sống, thói quen tiêu dùng, văn hoá, đặc tính dân cư vì vậy, nếu không có bước chuẩn bị chắc chắn Công ty sẽ thất bại trong việc dành dật thị trường
Trong qúa trình nghiên cứu thị trường công ty phải thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, giá cả hiểu biết đẩy đủ vè khách hàng, nhu cầu và cách thức tiêu dùng của khách hàng là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đặc điểmến khả năng lựa chọn đúng cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Các thông tin cần thiết về khách hàng chính là thông tin về đối tượng tác động của Công ty và cũng chính là sự hiểu biết quyết định cuối cùng cho việc tiêu dùng sản phẩm của công ty ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng là đảm bảo khả năng bán được hàng đồng thời giữ được khách hàng hiện tại và nôi kéo được khách hàng mới. Trong qúa trình kinh doanh Công ty phải thắng (bán được hàng) nhưng khách hàng cũng phải được lợi (thoả mãn tốt được nhu cầu) Như vậy mục tiêu nghiên cứu khách hàngvà nhu cầu của họ nhằm đưa ra các quyết định có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, qua đó đảm bảo khả năng bán được sản phẩm có hiệu quả nhất Bên cạnh việc nghiên cứu khách hàng, thì Công ty cũng phải tìm hiểu phân tích tình hình thực tế của các đối thủ cạnh tranh một cách tỷ mỉ chính xác Đây là loại thông tin tương đối khó thu thập vì trên thực tế các đối thủ luôn cố gẵng giữ bí mật, đảm bảo yếu tố bất ngờ trong kinh doanh Do đó loại thông tin này không thê sử dụng phương pháp trực tiếp mà phải nắm bắt trực tiếp từ khách hàng, từ phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt qua các nhân viên của chính Công ty đó ở đây vấn đề quan tâm là làm sao có thể lựa chọn thông tin chính xác , tránh tình trạng đối thủ tung thông tin giả đánh lạc hướng.
Mọi doanh nghiệp đều nhận được rằng giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm ,dịch vụ của dự án Ngoài chức năng phản ánh giá trị hàng hoá , ngày nay người ta còn sử dụng nó như một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu Để có chính sách giá cả phù hợp Công ty tìm hiểu kĩ quan hệ cung cầu, xác định các nhân tố ảnh hưởng của từng nhân tố đến giá, luôn theo dõi biến động của giá cả trên thị trường , giá cả của các đối thủ cạnh tranh Đối với các sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí hồ Tây, chất lượng các sản phẩm này có thể xem tốt nhất miền Bắc, ngang tầm với các sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các nước trong khu vực Tuy nhiên giá cả có cao hơn,do đó khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng còn yếu, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp , mọi đối tượng khách hàng Vì vậy, phải có biện pháp giảm giá thành của các sản phẩm dịch vụ này đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm
Khuyếch trương ,quảng cáo. Để mở rộng thị trường , sau khi khi đã nghiên cứu thị trường mục tiêu và đưa ra các chiến lược phát triển thị trường thì Công ty không thể bỏ quaviệc xúc tiênước quảng cáo Trong thị trường ngày nay,nếu ta chỉ mới cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt, giá cả hợp lý thì vẫn chưa đủ Công ty có thể thu hút khách hàng mua sản phẩm , và thu hút du khách đến tham quan du lịch vui chơi giải trí nghỉ ngơi thì cần phải có chính sách quảng cáo về các danh lam thắng cảnh, những trò vui chơi giải trí hấp dẫn, cảm giác lạ, có những món ăn truyền thống,ngon,nổi tiếng thì nó có vai trò như chất xúc tác, nếu được thực hiện tốt chúng sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách hàng Hiện nay chính sách quảng cáo xúc tiến của Công ty còn đơn điệu, chưa có được nét hấp dẫn cần thiết Để quảng cãóuc tiến, Công ty nên áp dụng các hình thức như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đại, báo, tivi, internet tiến xa hơn nữa Công ty có thể thành lập các phòng đại diện trong và ngoài nước, kí hợp đồng,giới thiệu sản phẩm dịch vụ , đưa du khách đến tham quan du lịch , vui chơi giải trí, nghỉ ngơi,tiêu thụ sản phẩm
2 Giải pháp về vốn và huy động hợp lý các nguồn lực.
Trong cơ chế mới, việc có vốn và tích luỹ, tập trung được nhiều hay ít vào kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo , là điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh , là chất keo kết nối,dính kết các qúa trình các quan hệ kinh tế và nó cũng là dàu nhớt bôi trơn cho cỗ máy doanh nghiệp hoạt động Vậy bảo toàn và tăng nguồn vốn nó quyết định đén sự thành công của doanh nghiệp Hiện nay, vốn của Công ty chủ yếu là do Nhà nước cấp và vay của các ngân hàng
Vậy để đầu tư khai thác mặt nước hồ Tây có hiệu quả thì trong thời gian tới Công ty phải có các dự án khả thi và trình lên UBND Thành phố Hà nội xin cấp vốn,tránh tình trạng tăng vay củâ các ngân hàng gây ra khó khăn trong việc trả lãi và lệ thuộc vào họ Để tăng nguồn vốn, Công ty còn có thể tận dụng tối đa các nguồn vốn của các nhà đầu tư liên doanh liên kết với Công ty để đâù tư khai thác mặt nước hồ Tây có hiệu quả Trong cơ cầu vốn của Công ty thì vốn cố định là chủ yếu, vậy Công ty cần tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định Đó là hoàn thiện nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như các Dự án đầu tư phải được nghiên cứu một cách khả thi trước khi tiến hành đầu tư. Trong nguồn vốn lưu động, Công ty phải tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động bằng cách tăng cường mở rộng các khoản tín dụng ưau tiên mà các đối tác đã dành cho, điều chỉnh lượng vốn lưu động cho hoạt động đầu tư khai thác mặt nước hồ tây , vì hoạt động này yêu cầu đòi hỏi lượng vốn lớn.
Vốn là một nguồn lực của Công ty , việc sử dụng vốn hợp lý sẽ có tác dụng to lớn trong việc huy động khai thác tối ưu các tiềm năng của Công ty nói chung và của hồ Tây nói riêng Trong hoạt động đầu tư khai thác hồ Tây nguồn lực vốn là quan trọng nhất , bên cạnh đó nguồn lực con ngườicũng không kém phần quan trong Vậy nên Công ty phẩi có một chiến lược con người trong thời gian tới, phải nhanh chóng phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình, cũng giống như công việc tuyển dụng đỏi hỏi phải thu hút được những con người có trình độ cao thông qua hình thức tuyển dụng bằng phỏng vấn công khai, cùng với việc thấy được vai trò to lớn của nguồn lực vốn và con người thì Công ty cũng phải thấy vị trí tác dụng của nguồn lực khác của mình.
3.Giải pháp về công nghệ.
Hầu hết các quốc gia đều có những chính sách đầu tư mạnh dạn cho khoa học công nghệ , một nhân tố thúc đẩy sự phát triển cho đất nước Các nước đang phát triển , kém phát triển công nghệ thường còn lạc hậu ở nước ta do bước vào nền kinh tế thị trường ở xuất phát điểm rất thấp, mặc dù đã hơn
10 năm đổi mới đã thu dược những thành tựu đáng kể nhưng nhìn chung công nghệ còn rất lạc hậu , công nghệ của chúng ta lạc hậu so với các nước kinh tế phát triển từ 3 đến 4 thế hệ công nghệ, khoa học công nghệ của nước ta dang trong giai đoạn chuyển giao công nghệ của các nước phát triển nghiên cứu mới khoa học công nghệ còn hạn chế , chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của các nước kinh tế phát triển Giai đoạn này cần có sự chuyển giao cong nghệ thành công, nhìn ra nước ngoài ta thấy sở dĩ hai quốc gia thái lan và Hàn quốc là nước có nền công nghiệp lạc hậu phát triển thành quốc gia có nền kinh tế phát triển , họ có khả năng chuyển giao công nghệ thành công nhất Xét trong một vài năm qua ta thấy quá trình chuỷen giao công nghệ của một số cơ quan làm lãng phí của cải của Nhà nước điển hình như nhà máy Dệt Nam Định Vừa qua là một số dây chuyền sản xuất mía đường lạc hậu từ Trung quốc được nhập về làm giá thành sản xuất đường cao, chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh với đường nhập ngoại.
Do vậy, để có thể chuyển giao công nghệ thành công trong nền kinh tế , tránh lãng phí của cải của Nhà nước , phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước Nhận thấy nhu cầu cấp thiết cho nghành kinh tế ưu tiên nào, và chọn đối tác chuyển giao đáng tin cậy, cán bộ có trách nhiệm trong chuyển giao phải có năng lực chuyên môn, đồng thời phải là một nhà đàm phán giỏi, hiểu phong tục văn hoá nước bạn. Đối với công ty đàu tư khai thác hồ Tây cần nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản , công nghệ về di truyền, chọn giống, công nghẹ nhân giống, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh Đây là vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa Trung tâm đầu tư phát triển thuỷ sản, Xí nghiệp môi trường hồ Tây (các đơn vị trực thuộc công ty) với các bộ ngành liên quan cùng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác mặt nước hồ Tây.
4 Giải pháp về chính sách đầu tư.
Chính sách đầu tư luôn có tính chất định hướng và quyết định đến việc đầu tư đối với các nhà đầu tư Do vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư khai thác mặt nước hồ Tây cần phải có chính sách đầu tư hết sức hợp lý, tạo điều kiện cho việc đầu tư được tiên hành thuận lợi.
Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư , trước hết là những chính sách điều tiết của Nhà nước Vai trò của Nhà nước thể hiện ở lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế Nhà nước đưa ra chính sách đầu tư thể hiện qua các luật và pháp lệnh về đầu tư gắn liền với hệ thống văn bản pháp luật tăng cường môi trường pháp lí cho hoạt động đầu tư
Ngoài các chính sách của Nhà nước , công ty đầu tư khai thác hồ Tây cũng cần năng động trong việc huy động nguồn vốn, chủ động xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật sung quanh hồ như kè hồ, đường giao thông quanh hồ, tiêu thoát nước, xử lý nước thải , trồng cây xanh tạo cảnh quan thiên nhiên hồ Tây hấp dẫn đối với cá nhà đầu tư.
5.Thực hiện từng bước cổ phần hoá công ty.
Một số kiến nghị
*Đối với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn: Giúp đỡ công tác đào tạo cán bộ,phổ biến kịp thời các chính sách mới của nhà nước liên quan đến các doanh nghiệp để công ty thực hiện.
-Đề nghị sở quan tâm duyệt các đề tài khoa học công nghệ, các dự án đầu tư ,điều tra cơ bản tạo điều kiện có vốn ngân sách cho công ty làm công tác khoa học và nhiệm vụ công ích ( làm sạch môi trường Hồ tây)
*Đối với thành phố và nhà nước :
-Để ngăn chặn việc làm lấn chiếm hồ và gây ô nhiễm môi trường hồ, đề nghị chính phủ và UBND Thành phố Hà nội phê duyệt, sớm cho xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật sung quanh Hồ tây bao gồm kè hồ , đường dạo quanh hồ, tiêu thoát nước và sử lý nước thải, trồng cây xanh , bắc đèn chiếu sáng Các công trình này phải đảm bảo kĩ thuật, mĩ thuật có các thảm cỏ và vành đai cây xanh để không bị phá vỡ cảnh quan thiên nhiên môi trường Hồ. -UBND Thành phố ban hành quy chế bảo vệ môi trường Hồ tây yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên khu vực Hồ tây có nghĩa vụ đóng góp tiền để làm vệ sinh cho môi trường hồ luôn sạch đẹp, đồng thời quy định sử phạt các hành vi vi phạm quy chế bảo vệ môi trường Hồ tây.