vai trò của quỹ đầu tư
Trang 1Thành viên:
Nguyễn Thị Quỳnh
Anh
Nguyễn Trường
Lâm
VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ LIÊN
HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.
1 Một số khái niệm.
- Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản khác(kể cả bất động sản) trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với các công việc ra quyết định đầu tư của quỹ
Nói cách khác, quỹ đầu tư là một trong những cầu nối giúp người có vốn gặp người có nhu cầu về vốn
Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác
Trang 2- Quỹ đầu tư chứng khoán là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp huy động, tập hợp
vốn từ các nhà đầu tư pháp nhân/cá nhân trên thị trường thông qua việc phát hành lần đầu rộng rãi ra công chúng và sử dụng vốn vào mục đích đầu tư chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ
- Qũy đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công
chúng
- Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không
vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân
- Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán do Công ty quản lý quỹ đại diện cho phát
hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với tài sản hoặc vốn của Quỹ theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị quỹ của nhà đầu tư đó trong vốn điều lệ của Quỹ
- Cổ tức quỹ là số lợi nhuận còn lại của Quỹ sau khi trừ đi các chi phí hợp lệ và được
Đại hội Nhà đầu tư quyết định chia theo tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư
- Đơn vị quỹ là vốn điều lệ được chia thành nhiều đơn vị bằng nhau với mệnh giá của
đợt phát hành lần đầu là 10.000 đồng/ đơn vị Mỗi đơn vị đại diện cho phần lợi nhuận và vốn như nhau của Quỹ
- Ban đại diện quỹ là những người đại diện cho nhà đầu tư được Đại hội Nhà đầu tư
bầu ra để thay mặt nhà đầu tư thực hiện việc giám sát các hoạt động của Quỹ, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát
- Giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư
của Quỹ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của Quỹ tại thời điểm định giá
Trang 3Trong đó: Tổng giá trị tài sản = Tổng giá trị chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + tiền mặt.
Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/đvq (giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ) để đánh giá giá trị chứng chỉ quỹ trên sổ sách và giá chứng chỉ quỹ mua vào
- Mức chênh lệch
Mức chênh lệch = (Thị giá - NAV) / NAV
Nếu tỷ lệ này dương thì gọi là chênh lệch dương, ngược lại gọi là chênh lệch âm (chiết khấu)
- Phí quản lý quỹ: Là phí phải trả cho công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đã được quy định tại Bản cáo bạch
2 Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán.
2.1 Phân loại theo chủ thể đầu tư.
- Quỹ đầu tư tư nhân: Việc huy động vốn của Quỹ chỉ hạn chế trong một số tổ chức
và cá nhân nên họ có thể đầu tư vào những dự án dài hạn, có tiềm năng phát triển cao và mức độ rủi ro lớn Quỹ đầu tư tư nhân thường mang hình thái của Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm
- Quỹ đầu tư tập thể: Chứng chỉ góp vốn của Quỹ đầu tư tập thể được phép mua bán
rộng rãi trên thị trường Do số lượng người góp vốn rất nhiều và phần lớn là các cá nhân - những nhà đầu tư không chuyên nên hầu hết các nước đều có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư
2.2 Phân loại theo đối tượng đầu tư.
- Quỹ đầu tư cổ phiếu (stock fund):
+ Quỹ đầu tư tăng trưởng (growth fund) đầu tư vào cổ phiếu thường của các công ty có chiều hướng tăng trưởng cao
+ Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital fund hay hedging fund) đầu tư vào các cổ phiếu của công ty mới, công ty đang gặp khó khăn hay thuộc các ngành tạm thời không được ưa chuộng
+ Quỹ đầu tư tăng trưởng và thu nhập (growth and income fund) đầu tư vào cổ phiếu thường của các công ty có giá trị cổ phần tăng lên và có một tiền sử trả cố tức vững chắc+ Quỹ đầu tư vàng và kim loại quý (precious metals/ gold fund) các chứng khoán kết hợp với vàng và các kim loại quý khác
+ Quỹ đầu tư chọn vốn (capital selection fund) đầu tư cổ phiếu theo quy mô vốn của công ty, có thể là công ty vốn lớn, trung bình hoặc vốn nhỏ
+ Quỹ đầu tư chọn ngành (industry selection fund) lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo vị thế của ngành hoặc theo một số tiêu chuẩn riêng của Quỹ
Trang 4+ Quỹ đầu tư chỉ số (index fund) Danh mục quản lý của các Quỹ này được quản lý theo một chỉ số chứng khoán nhất định
+ Quỹ đầu tư quốc tế (international fund) Danh mục đầu tư gồm chủ yếu các cổ phiếu của các công ty nằm ngoài nước
+ Quỹ đầu tư toàn cầu (global equity fund) đầu tư vào các cổ phiếu được giao dịch trên toàn thế giới, kể cả các cổ phiếu trong nước
+ Quỹ đầu tư thu nhập - vốn cổ phần (income-equity fund) đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu và công ty có tiền sử trả cổ tức tốt
- Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập (bond and income fund):
+ Quỹ đầu tư trái phiếu chuyển đổi (convertible bond fund) đầu tư vào các trái phiếu kèm theo quyền được chuyển đổi sang cổ phiếu thường theo các điều kiện cam kết
+ Quỹ đầu tư thu nhập - trái phiếu (income-bond fund) đầu tư vào một tập hợp các trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ
+ Quỹ đầu tư thu nhập chính phủ (government income fund) đầu tư vào nhiều loại chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu thế chấp
+ Quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu (global bond fund) Danh mục đầu tư của các Quỹ này chủ yếu gồm các chứng khoán nợ của các công ty và các quốc gia trên toàn thế giới, kể cả các chứng khoán nợ quốc gia
+ Quỹ đầu tư trái phiếu công ty (corporate bond fund)đầu tư trái phiếu công ty và một
tỷ lệ trái phiếu kho bạc nhất định
+ Quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond fund) trái phiếu của các công ty
bị đánh giá thấp
+ Quỹ đầu tư trái phiếu địa phương dài hạn (municipal bond fund-long-term) đầu tư vào các trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành nhằm cung cấp vốn cho các công trình địa phương như trường học, bệnh viện, cầu đường
- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market fund):
+ Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ chịu thuế (taxable money market fund) đầu tư vào các chứng khoán hảo hạng, ngắn hạn được bán trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng lớn và thương phiếu
+ Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ miễn thuế (tax-exempt money market fund) đầu tư vào các chứng khoán địa phương với kỳ hạn tương đối ngắn
- Một số Quỹ khác:
+ Quỹ đầu tư danh mục linh hoạt (flexible portfolio fund) việc đầu tư và cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ của thị trường tiền tệ
Trang 5+ Quỹ đầu tư cân đối (balanced fund) /tập hợp các trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.
2.3 Phân loại theo cơ cấu huy động vốn.
- Quỹ đầu tư dạng đóng (closed-end fund):
+ Huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một
+ Không mua lại cổ phiếu/chứng chỉ quỹ mà đã phát hành.Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp
+ Chứng chỉ quỹ đóng có thể niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC (Over The Counter ) và được giao dịch giống như cổ phiếu thường
+ Tổng vốn huy động của Quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động -> có lợi trong đầu tư các dự án dài hạn và có tính thanh khoản thấp
+ Chứng chỉ Qũy đóng không có tính thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian thu hồi vốn lâu
+ Quỹ đóng còn có tên là Quỹ giao dịch công cộng (publicly-traded fund)
- Quỹ đầu tư dạng mở (open-end fund):
+ Phát hành chứng chỉ liên tục để huy động vốn
+ Sẵn sàng mua lại chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành theo giá trị tài sản ròng Việc mua bán chứng chỉ Quỹ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và công ty quản lý Quỹ, không phải thông qua thị trường chứng khoán với giá mua = giá trị tài sản ròng của Quỹ + phí bán
+ Chứng chỉ Quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán
+ Tổng vốn của Quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch
+ Đòi hỏi tính thanh khoản cao
+ Quỹ mở thường được gọi phổ biến là Quỹ hỗ tương (mutual fund)
2.4 Phân loại theo cơ chế quản lý Quỹ.
- Mô hình công ty:
+ Quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty đầu
tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu Cổ phiếu của Quỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC
+ Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác
Trang 6Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
- Mô hình tín thác:
+ Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân
+ Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ
+ Ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, \
Nhà đầu tư ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ
5 Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán.
a Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do cổ
đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đầu tư, chọn công ty quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra
b Ngân hàng giám sát: thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng
khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư
c Công ty quản lý quỹ: thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư
được nêu trong cáo bạch của quỹ
d Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình
hình hoạt động của quỹ, bảo đảm minh bạch
e Ban đại diện: là các thành viên đại diện quỹ do đại hội đồng nhà đầu tư bầu ra và
hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ Ban đại diện quỹ thường được thành lập theo mô hình dạng tín thác
6 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán.
6.1 Nguyên tắc huy động vốn.
QUỸ ĐẦU TƯ
CÔNG TY
QUẢN LÝ
QUỸ
BAN ĐẠI DIỆN QUỸ
NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
CÔNG TY KIỂM TOÁN
Trang 7nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát hành cổ phiếu (mô hình công ty) và chứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác) Quỹ chỉ được phép vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí tạm thời khi quỹ chưa có khả năng thu hồi vốn.
6.2 Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ.
Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản Tổ chức bảo quản tài sản trong quá trình giám sát không có quyền quyết định hoàn toàn mà phải cùng bàn bạc, biểu quyết với các chủ thể như công ty quản lý quỹ
6.3 Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ.
Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác định giá phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với các nhà đầu tư mua hoặc bán chứng chỉ Điều này được thể hiện trong cách thức xác định giá trị tài sản của quỹ khi mua bán chứng chỉ
6.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư.
Việc cung cấp thông tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút vốn đầu tư, vừa
góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư 6.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản quỹ.
Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liên quan với quỹ việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của người đầu tư hiện tại của qũy
II VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.
1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế.
Quỹ đầu tư tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người
đầu tư lẫn người nhận đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán sẽ được đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán hoặc các dự án dài hạn, đảm bảo được nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước
Quỹ đầu tư còn khuyến khích được dòng chảy vốn nước ngoài
- Đối với luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức và thông tin về chứng khoán cũng như giảm thiểu các chi phí đầu tư
- Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, Quỹ đầu tư góp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh hay mua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong nước ở các liên doanh
2.Bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư
Trang 8-Đa dạng hoá danh mục đầu tư - phân tán rủi ro: Đối với các nhà đầu tư cá nhân
thường là các nhà đầu tư nhỏ, hạn chế về tiềm lực tài chính Do đó, nếu đầu tư riêng lẻ họ khó có thể có được một danh mục đầu tư đa dạng và phân tán rủi ro
-Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư: Đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng
khoán giúp các nhà đầu tư hưởng lợi về chuyên môn
-Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô: Đầu tư vào quỹ giúp các nhà đầu tư được
hưởng lợi thế về quy mô, các chi phí về thông tin, chi phí hành chính, chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp cận với các dự án hơn
-Thuận tiện cho người đầu tư: Bản thân các chứng chỉ quỹ đầu tư thường có tính thanh
khoản cao và thuận lợi cho nhà đầu tư khi giao dịch mua bán
3.Đối với các doanh nghiệp
-Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc huy động vốn thông qua Quỹ
đầu tư chỉ đơn thuần là phát hành chứng khoán với chi phí giảm đáng kể
-Nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính: Quỹ đầu tư cung cấp
các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ với các
tổ chức tài chính và các doanh nghiệp khác
-Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng
với hoạt động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có khả năng đầu tư dài hạn,
4 Tác động tới nền kinh tế thông qua tác động tới thị trường chứng khoán.
-Hành vi đầu tư của quỹ có thể là tham khảo tích cực đối với các nhà đầu tư cá nhân hay nghiệp dư khi xem xét, quyết định đầu tư:
-Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư:
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
I.MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý
quỹ định nghĩa : “Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu
tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ” Cũng theo tinh thần của quy chế, chỉ có hai loại quỹ căn bản
được đề cập, đó là Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (Quỹ đóng) và Quỹ đầu tư chứng khoán
mở (Quỹ mở)
Trang 9Ở Việt Nam, quỹ đầu tư thường tồn tại ở dạng quỹ đóng:nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như châu Âu, Mỹ, Canada…
Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Công ty quản lý quỹ đứng ra quản lý quỹ, phát hành chứng chỉ đầu tư,
cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của quỹ
Theo nội dung của quy chế, công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư là hai thực thể được
cơ cấu và tổ chức khác nhau Công ty quản lý quỹ cùng lúc có thể khai sinh và quản lý nhiều quỹ độc lập nhau, đồng thời có sự độc lập cả về tài sản, các nghĩa vụ tài chính giữa công ty quản lý quỹ và một Quỹ đầu tư nào đó Trong khi công ty quản lý quỹ được tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị và hệ thống hành chính nhân sự… thì Quỹ đầu tư là một tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưng không có bộ máy điều hành riêng gắn trực tiếp với nó Quỹ đầu tư không là pháp nhân mà chỉ có đại hội những người đầu tư do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát triệu tập có điều kiện và tuỳ thuộc vào tình huống được nêu trong quy chế Càc Quỹ đầu tư khi được tổ chức theo SSC thì thực chất có thể xem là các sản phẩm của công
ty quản lý quỹ đầu tư Tuy nhiên, theo định nghĩa của quy chế, chúng lại được xem là tài sản uỷ thác cho công ty quản lý quỹ để quản lý
Một số quy định về cơ cấu vốn và điều kiện đầu tư của công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư được nêu trong quy chế như sau:
- Một Quỹ đầu tư chứng khoán, cả Quỹ đóng va Quỹ mở, phải đầu tư tối thiểu 60% tổng gia trị tài sản của chúng vào chứng khoán
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành và không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một
tổ chức phát hành
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của quỹ để cho vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, và không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải cho các chi phi cần thiết
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư trực tiếp vào bất động sản qua 10% gia trị tài sản của quỹ
Trang 10Một quỹ không được nắm giữ qua 10% tổng vốn cổ phần của một công ty không niêm yết, đồng thời không được sử dụng qua 5% tổng giá trị tài sản của quỹ để đầu tư vào riêng tại một công ty không niêm yết nào đó.
- Một quỹ không được nắm giữ quá 30% tổng giá trị tài sản của các công ty trong cùng một tập đòan hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do mình quản lý để mua qua 49% tổng giá trị chứng khóan đang lưu hành của một tổ chức phát hành (đã tham gia thị trường chứng khoán) hoặc một công ty không niêm yết
-Về việc giải thể của quỹ, quỹ chỉ được giải thể trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ quỹ, hoặc trong trường hợp phải giải thể quỹ nhằm bảo vệ lợi ích người đầu tư Việc giải thể phải xin phép Uỷ ban chứng khóan nhà nước và chỉ được chấp thuận khi phương án giải thể quỹ phù hợp với quyền lợi người đầu tư Trong trường hợp công ty quản lý quỹ phá sản, tài sản thuộc quỹ là của người đầu tư và không được tính
là tài sản của công ty quản lý quỹ Không ai được sử dụng vốn hay tài sản của quỹ để thanh toán những khoản nợ của công ty quản lý quỹ
II.HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1 Sự hình thành các quỹ đầu tư chứng khoán ở VN
- Giai đoạn bắt đầu hình thành các quỹ đầu tư (đầu những năm 1990)
Trong nửa đầu những thập kỷ 90, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa Giai đoạn từ 2002 đến 2005, hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng Mặc dù vậy vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management
- Giai đoạn bùng nổ của các quỹ đầu tư (2006-2008)
Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng
Thời kỳ sôi động của hoạt động huy động quỹ đầu tư thành lập theo Luật Chứng khoán Việt Nam (gọi là “Quỹ đầu tư trong nước” để phân biệt với các quỹ đầu tư thành lập theo luật pháp khác) là từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, khi có tới 20 quỹ đầu tư
Trang 11trong nước được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng)
Giai đoạn 2008 đến nay
Chỉ có 3 quỹ đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23 tính chất nguồn vốn, 23 quỹ đầu tư trong nước chủ yếu huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất quỹ đầu tư thành viên của CTCP QLQ đầu tư FPT có hơn 51% vốn góp từ NĐT nước ngoài
Thống kê không chính thức cho thấy, số lượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, khoảng hơn 400 quỹ, trong khi quỹ thành lập trong nước còn quá nhỏ bé, cả
về số lượng và quy mô vốn quản lý Các quỹ đầu tư vào Việt Nam, tính tới thời điểm này, chủ yếu dưới hình thức công ty đầu tư hoặc quỹ đầu tư của NĐT nước ngoài thành lập tại nước thứ ba là các thiên đường thuế như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin Island
và sau đó mở tài khoản đầu tư vào Việt Nam với tư cách một NĐT nước ngoài đầu tư gián tiếp
Tính đến 7/2013: 47 công ty quản lý quỹ; 18 quỹ đầu tư chứng khoán (bao gồm 5 quỹ đại chúng, 9 quỹ thành viên và 4 quỹ mở); 26 văn phòng đại diện đang hoạt động trên TTCK Việt Nam
2 Tình hình hoạt động chung của các quỹ đầu tư
2.1 Các quỹ đầu tư trong nước
Hiện có khoảng 22 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong
đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF) Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, 3 quỹ do Dragon Capital quản
lý có tổng NAV là 889 triệu USD
Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình
Xét mức tăng trưởng trong năm “bão chứng khoán 2008”, trong khi thị trường giảm hơn 80% thì NAV của các quỹ trung bình giảm 60% Tuy nhiên, trong giai đoạn đỉnh và đáy năm 2009, các quỹ “mất điểm” trong mắt nhà đầu tư vì chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 45 - 60%, khi thị trường lên vùn vụt ở mức tăng trên 150%
2.2 Các quỹ đầu tư nước ngoài