ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 25K
Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 25K
- Danh mục sản phẩm : Công ty Cp xây dựng 25K là doanh nghiệp xây dựng nên sản phẩm của công ty là thi công các công trình xây dựng, xây mới và nâng cấp các công trình xây dựng hoàn thiện những hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình theo hợp đồng nhận thầu đã ký kết.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Các công trình xây dựng của công ty luôn đạt theo tiêu chuẩn đã đề ra theo hệ thống ISO 9001- 2000.
- Tính chất sản phẩm: Là những sản phẩm xây lắp, những công trình xây dựng kiến trúc có quy mô vừa và lớn kết cấu phức tạp.
- Thời gian sản xuất: thời gian sản xuất sản phẩm kéo dài Có nhứng hạng mục công trình chỉ thực hiện trong vòng 1 tháng như xây dựng cổng công trình siêu thị PICO Nhưng cũng có các công trình xây dựng kéo dài đến 2,3 năm như công trình trung tâm điều hành thông tin di động VMS, khách sạn Đại Dương Xanh….
Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sau khi tham gia đấu thầu thành công, Công ty bắt đầu thi công công trình theo một quy trình nghiêm ngặt và khép kín
1 Xí nghiệp phần móng đào thi công theo đúng bản thiết kế
2 Xí nghiệp cọc nhồi thực hiện phần gia cố nền sau khi xí nghiệp móng đào xong phần móng.
3 Sau khi gia cố nền xong xí nghiệp móng bắt đầu thi công phần móng.
4 Xí nghiệp thân thi công phần khung và xây thô để hoàn thiện công trình.
5 Thực hiện việc kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật tại công trường (có xác nhận của kỹ thuật bên A, tư vấn giám sát, đơn vị thi công).
7 Nghiệm thu công trình đúng thiết kế, tiêu chuẩn Công ty tiến hành bàn giao cho bên B
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hình thức sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện gồm đấu thầu và chỉ định thầu Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A) các phòng chức năng, các đội thi công và ban chỉ huy công trình được chỉ định phải lập kế hoạch cụ thể về tiến độ các phương án đảm bảo cung cấp vậy tư, máy móc thiết bị thi công, lên thiết kế tổ chức thi công cho hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư
- Về vật tư: Công ty chủ yếu giao cho phòng kinh tế kỹ thuật và các đội tự mua ngoài theo yêu cầu thi công
- Về máy thi công: máy thi công của Công ty chủng loại khá phong phú đáp ứng tốt yêu cấù tiến độ thi công mặc dù hệ thống hao mòn còn lớn Hầu như toàn bộ số máy thi công của Công ty được giao cho xí nghiệp cơ giới bảo quản, sử dụng, phục vụ cho các xí nghiệp và các đội xây dựng trực thuộc Công ty Công ty không phải thuê máy thi công từ bên ngoài.
- Về nhân công: hiện nay chủ yếu là Công ty thuê ngoài theo hợp đồng, còn một phần nhỏ là công nhân thuộc biên chế nhà nước.
- Về chất lượng công trình: đội trưởng (chủ nhiệm công trình) là người đại diện cho đội, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng công trình và an toàn lao động Trường hợp bên A muốn thay đổi kết cấu đối với phần công trình đã tiến hành thi công thì bên A phải chịu chi phí phá đi làm lại Trường hợp bên B có sai phạm kỹ thuật ( rất hiếm hầu như không có ) thì chi phí sửa đi làm lại tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 25K
Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong việc quản lý chi phí sản xuât:
Ban giám đốc: Gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, là người đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế, duyệt kinh phí, đấu thầu…
Phòng kinh tế thị trường: Kiểm tra dự toán công trình xây dựng, thống nhất giá cả theo định mức dự toán.
Phòng thi công : Kiểm tra việc thi công về các lĩnh vực: chất lượng, tiến bộ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm xây dựng đối với các công trình của Công ty.
Phòng tài chính- Kế toán: Tập hợp sổ sách chứng từ để tính toán chi phí, giá thành cho các công trình
Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu, nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, đề xuất các hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các phương án thi công, tổ chức hướng dẫn các đơn vị thi công nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng công trình thi công Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, lập các hợp đồng kinh tế, tính toán các đơn giá dự thầu, đơn giá thi công, quyết toán công trình, hạng mục công trình với chủ đầu tư.
Phòng dự án: Nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra khối lượng thiết kế, giải quyết các vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ với chủ đầu tư.
Phòng tổ chức lao động: Quản lý nhân công và điều chuyển nhân công cho các công trình
Các xí nghiệp, tổ đội trực tiếp tham gia vào sản xuất thi công công trình như tổ điện nước, tổ hàn, tổ thợ nề, tổ sắt, tổ thợ xây làm việc theo trách nhiệm và công việc đã được giao, khoán rõ ràng.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 25K
Kế toán chi phí sản xuất tại công ty
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tiến hành quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố chi phí đầu vào Đối với Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty Vật liệu sử dụng khác nhau và được sử dụng cho các mục đích khác nhau
Do các công trình thi công phân bố ở nhiều nơi, xa Công ty nên để tạo thuận lợi và đáp ứng tính kịp thời của việc cung ứng vật liệu, Công ty giao cho các đối tượng thi công tự tìm các nguồn cung cấp vật liệu bên ngoài dựa trên cơ sở định mức được đưa ra Để tiến hành mua ngoài vật liệu, trên cơ sở định mức đã có, đội trưởng đội thi công tiến hành viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên Phòng kế toán tài chính, sau đó khi được xét duyệt và nhận tiền tạm ứng, chỉ huy công trình hoặc nhân viên quản lý chủ động mua ngoài vật liệu và chuyển tới công trình, thủ kho công trình tiến hành lập phiếu nhập kho Sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng, thủ kho lập phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho thi công công trình, giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh Mặt khác, còn với việc các nguyên vật liệu mua về và được đem cho tới chân các công trình để sử dụng ngay sẽ được tiến hành lập phiếu nhập kho xuất thẳng.
* Tài khoản sử dụng: Để phán ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu đưa vào sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ hạch toán.
- Bên có: + Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Kết cấu chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154- “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Vật liệu ở Công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là Công ty mua ngoài theo giá thị trường Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu Bởi vì công trình xây dựng thường kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động cung cầu trên thị trường. Đối với vật tư mua ngoài : khi đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các đội sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình kế hoạch cung cấp vật tư của tháng hoặc quý trước hết về phòng kế hoạch Phòng kế hoạch căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội công trình, ở từng công trình dựa vào nhiệm vụ sản xuất thi công, kế hoạch cung cấp vật tư của Công ty(đội) cho công trình và nhu cầu vật liệu trong từng giai đoạn thi công cụ thể, nên vật tư khi mua về thường đem xuất dùng ngay, chủ nhiệm công trình ( hoặc đội trưởng ) được phép uỷ quyền của Công ty chủ động đi mua vật tư về nhập kho phục vụ cho nhu cầu thi công.
Do đặc điểm của ngành xây lắp nên nguyên vật liệu mua dùng cho sản xuất được mang thẳng đến chân công trình mà không qua kho vì số lượng NVL nhiều không thể lưu kho Kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT mua hàng cho từng công trình để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Long Địa chỉ (Bộ phận): Đội bê tông
Lý do xuất: Phục vụ công trình Hapoco
Xuất tại kho: Công trình Hapoco
STT Tên vật tư Mã số ĐVT
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Cộng thành tiền (Bằng chữ): Hai mươi bảy triệu hai trăm bảy mươi hai nghìn bảy trăm hai mươi đồng chẵn.
Phụ trách bộ phận sử dụng
Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cuối mỗi tháng, các phiếu xuất kho được kế toán đội tập hợp và lên bảng kê xuất kho vật tư Bảng kê xuất kho vật tư phải được sự ký duyệt của đội trưởng, cán bộ kỹ thuật và kế toán đội.
Bảng 2.1: Bảng kê xuất kho vật tư
BẢNG KÊ XUẤT KHO VẬT TƯ
Chứng từ Tên vật tư Tổng số CPNVLTT CPMTC CPSX chung
0 Đội trưởng Cán bộ kỹ thuật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Định kỳ, khoảng 5 - 7 ngày, kế toán đội tiến hành thanh toán chứng từ lên phòng kế toán Công ty Các chứng từ gồm: Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất kho vật tư hàng tháng vào cuối mỗi tháng, các chứng từ về thanh toán tạm ứng và các giấy tờ khác liên quan Cuối quý, trên cơ sở các bảng kê xuất kho vật tư, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp vật liệu cho mỗi công trình.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp vật liệu
BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU
Quý IV/2010 – Công trình: Hapoco Mục đích SD
Sử dụng máy thi công
Mẫu sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và Sổ Cái TK 621 như sau:
GS Diễn giải TK đối ứng
Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư
PX358 26/12 31/12 Xuất kho 621 27.272.720 xi măng 152 27.272.720
Bảng 2.4: Sổ chi tiết - TK 621
GS Diễn giải TK đối ứng
CPNCLTT quý IV công trình Hapoco
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK ĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có
PX358 26/12 26/12 XK xi măng ( CT
PX359 26/12 26/12 XK xi măng( CT
2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân sản xuất trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào đối tượng trịu chi phí liên quan Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí Tiêu chuẩn phân bổ có thể là tiền công định mức hay giờ công định mức.
Kế toán sử dụng tài khoản 622- “ Chi phí nhân công trực tiếp” để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện lao vụ dịch vụ.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: + Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất xây lắp trong kỳ.
+ Trích trước lương phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Bên Có: + Phản ánh trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào Tài khoản 154- “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Giấy thanh toán tạm ứng
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vì vậy cũng có ý nghĩa quan trọng Hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp mà còn có tác dụng tâm lý đối với người lao động.
Tại Công ty hiện nay đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương của đội thi công là do kế toán đội thực hiện có sự kiểm tra theo dõi của đội trưởng và Phòng tổ chức hành chính, Phòng Kế toán Công ty (khi thanh toán chứng từ).
- Đối với LĐ có trong biên chế:
Chứng từ ban đầu để hạch toán là các Hợp đồng làm khoán, Biên bản thanh lý hợp đồng, bảng chấm công cùng các chứng từ khác có liên quan. Hợp đồng làm khoán do chỉ huy công trình, kế toán công trình và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc Trong hợp đồng làm khoán có ghi rõ ghi tiết về khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá khoán Đơn giá khoán là đơn giá cùng từng phần việc.
Hợp đồng làm khoán được lập thành hai (02) bản, một (01) bản giao cho bên giao khoán, một (01) bản giao cho bên nhận khoán để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình công việc Cùng với Hợp đồng làm khoán là biên bản thanh lý hợp đồng Trên cơ sở của Hợp đồng giao khoán, tổ trưởng các tổ tiến hành chấm công cho các tổ viên và có kế hoạch trả lương phù hợp Hàng tháng, kế toán công trình lập bảng thanh toán lương cho từng tổ trên cơ sở bảng chia lương tại mỗi tổ Bảng chia lương do tổ trưởng lập có sự ký duyệt của chỉ huy công trình.
Tại quý IV năm 2010, công trình Hapoco chủ yếu là thuê nhân công bên ngoài để tiến hành xây lắp, do đó hợp đồng làm khoán không lập trong thời gian này, vì thế việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Quý IV của công trình Hapoco là không có.
- Đối với lao động trực tiếp thuê ngoài:
Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP ĐT và xây dựng 25K
2.2.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Xác định đối tượng tính gía thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm riêng của sản phẩm mà Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng công trình, từng đơn đặt hàng Vì vậy mà để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm mà Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và đã được quyết toán.
Mặt khác, do công ty tổ chức quản lý chí phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo định mức nên kế toán xác định kỳ tính giá thành là theo định kỳ 1 quý nhằm cập nhật thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý.
2.2.3 Phương pháp tính giá thành
Công ty CP đầu tư và xây dựng 25K áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Cụ thể là toàn bộ những chi phí sản xuất tập hợp cho công trình, hạng mục công trình nào từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành, đã qua nghiệm thu và bàn giao được coi là giá thành của công trình đó.
Công tác tính giá thành của từng công trình, từng đơn đặt hàng sẽ do kế toán tổng hợp tại phòng kế toán của công ty đảm nhận Tại xí nghiệp, kế toán xí nghiệp chỉ tính giá thành đối với những đơn đặt hàng mà xí nghiệp tự tìm kiếm và ký kết dưới sự bảo trợ của Công ty Đối với những đơn đặt hàng này, kế toán xí nghiệp cũng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trên TK 154 được mở theo dõi riêng Sau khi hoàn thành việc sản xuất, kế toán xí nghiệp thực hiện thao tác kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 – Giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh Còn đối với những công trình xí nghiệp làm theo hợp đồng giao khoán từ công ty, sau khi tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, cuối kỳ kế toán thực hiện lệnh kết chuyển sang TK 3363.
Tại phòng kế toán công ty, kế toán tổng hợp cũng sử dụng TK 154, mở chi tiết cho từng công trình để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khi công trình hoàn thành, kế toán căn cứ vào số liệu đã tập hợp được của các kỳ trước và dữ liệu mà kế toán tại các xí nghiệp chuyển lên trong kỳ sẽ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và lập Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình Để lập Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình, kế toán mở Sổ giá thành công trình
Do đến tháng 12 năm 2010 công trình Hapoco vẫn chưa hoàn thành nên kế toán chưa lập “ Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình”. Đến tháng 4 năm 2011, công trình Hapoco hoàn thành Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành theo mẫu
Công ty CP ĐT & XD 25K
SỔ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Tên công trình: Công trình HAPOCO
Thời gian thi công: Từ T1/2010 đến T4/2011
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 0 0 0 0
Cộng giá thành công trình
Căn cứ vào đặc điểm chung của sản phẩm xây lắp và điều kiện cụ thể của mình, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 25K lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp áp dụng cho các sản phẩm của mình.
Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 25K
Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công
Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng định mình trên thị trường Trên cơ sở những nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí, doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp các biện pháp khác một cách khoa học Đó là biện pháp tối ưu trong vấn đề thực hiện hiệu quả.
Chính vì vậy, trong suốt quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp cần thu thập những thông tin về tình hình chi phí so với kết quả đạt được Từ đó, đề ra các biện pháp không ngừng giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có về nguyên vật liệu, lao động, của doanh nghiệp.Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó, mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách Xét trên góc độ này, hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với quản trị doanh nghiệp Trong phần hệ thống thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toán bộ các yếu tố chi phí phát sinh trên các mặt quy mô và hiệu quả Những số liệu kế toán này là cơ sở để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý.
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí mà còn phải theo đúng nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm Vì vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành và giá thành phải được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất kế toán đã tập hợp một cách chính xác Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra cho sản xuất sản phẩm nhưng cũng phải loại bỏ những chi phí không liên quan, không cần thiết đến.
Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiệ kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Về tổ chức quản lý : Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường Với mô hình quản lý này, Công ty đã chủ động hơn trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường.
Về tổ chức sản xuất: Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho Ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học thích hợp.
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc, lại được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người đã góp phần nâng cao hiệu quả của các thông tin phục vụ cho quản lý.
Về hệ thống chứng từ kế toán: Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp hợp lệ, đầy đủ Ngoài hệ thống chứng từ theo qui định riêng của Bộ Tài chính, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác theo qui định riêng của Công ty cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức tương đối đơn giản Hơn nữa, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được cài đặt sẵn trên máy tính nên thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với những điều kiện về tổ chức sản xuất của Công ty.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Mặc dù Công ty mới được thành lập, còn có nhiều khó khăn Song công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty đã đi vào nề nếp, phản ánh đúng thực trạng của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đã đặt ra góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả cao.
Một điểm nổi bật của Công ty là hình thức khoán Mặc dù một số phần việc đã khoán cho các tổ của Công ty nhưng vẫn có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý,giám sát về tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình Phòng kế toán giám sát về mặt tài chính phối hợp với Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với bên A Các đội trưởng đội thi công nhận khoán chịu ràng buộc trước Giám đốc, phải đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình thực hiện theo đúng dự toán tại Công ty Công ty giao quyền chủ động cho đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị cho việc thi công các công trình Các hoá đơn, chứng từ phải có sự ký duyệt của các phòng ban có liên quan.
Sự phối hợp như trên giữa các phòng ban Công ty với đội đã đảm bảo cho việc tính đầy đủ giá thành công trình, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, chủ đầu tư, Hình thức khoán này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị của Công ty.
Những ưu điểm trên là do kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong đó có một phần không nhỏ là sự cố gắng của Phòng
Kế toán, đã thực hiện tốt vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình.
- Chứng từ: Hiện nay, mặc dù Công ty đã có qui định rõ về định kỳ luân chuyển chứng từ lên Phòng Kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển nên rất chậm Chứng tư thanh toán chậm dẫn đến khối lượng công tác hạch toán dồn vào cuối lỳ, nên việc hạch toán không được kịp thời, chính xác
- Phương pháp tính giá thành: Ngoài việc xây dựng mới các công trình, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình Các hợp đồng loại này thường có đặc điểm là thời gian thi công thường ngắn, giá trị khối lượng xây lắp không lớn, nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho Công ty khi đã hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng Các hợp đồng này công ty không tách riêng mà vẫn áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp gây khó khăn trong quản lý.
Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Đầu tư và Xây dựng 25K
Để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán Hơn nữa, cần phải xuất phát từ đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh để có hướng hoàn thiện thích hợp Đó là một quá trình từ chỗ nhận thức đi đến thay đổi thực tế rồi lại từ thực tế phát huy, bổ sung thêm cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ yêu cầu quản lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 25K, được sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên trong Công ty, đặc biệt là tập thể nhân viên Phòng Kế toán của Công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tại Công ty Qua đó em xin có một số ý kiến về những tồn tại trong công tác kế toán tại Công ty cùng với những phương hướng hoàn thiện những tồn tại trên ở Công ty như sau:
1 Về việc luân chuyển chứng từ:
Hiện nay, mặc dù Công ty đã có qui định rõ về định kỳ luân chuyển chứng từ lên Phòng Kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển nên rất chậm Chứng tư thanh toán chậm dẫn đến khối lượng công tác hạch toán dồn vào cuối lỳ, nên việc hạch toán không được kịp thời,chính xác
Không chỉ do nguyên nhân khách quan là các công trình thi công đôi khi phân bố ở những rất xa Công ty mà còn do cả nguyên nhân chủ quan từ phía đội thi công: họ không thực hiện đúng trách nhiệm luân chuyển từ của mình.
Như vậy, theo em Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất là thực hiện về mặt tài chính Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành tạm ứng cho các đội để tự lo vật liệu, nhân công thêu ngoài, Cho nên, để khắc phục những chậm chễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: đội phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng cho mỗi lần phải được sự xem xét cẩn thận của các phòng ban liên quan Qui định trên sẽ buộc các đội phải thực hiện trách nhiệm luân chuyển chứng từ đúng thời hạn.
2 Về phương pháp tính giá thành:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành xây lắp hoàn thành, như vậy là hợp lý và khoa học.
Song thực tế đặt ra cho thấy rằng, ngoài việc xây dựng mới các công trình, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình. Các hợp đồng loại này thường có đặc điểm là thời gian thi công thường ngắn, giá trị khối lượng xây lắp không lớn, nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho Công ty khi đã hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng.
Vì vây, theo em, với những loại hợp đồng như trên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng ngoài phương pháp tính giá thành trực tiếp truyền thống của Công ty Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chi phí và giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng một cách chi tiết, chặt chẽ Đồng thời, đây cũng là phương pháp tính toán đơn giản, nhanh chóng vì ngay khi hoàn thành hợp đồng có thể tính ngay được giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến hết kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.
3 Về việc hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định:
Hiện nay, các tài sản cố định sử dụng ở các đội phục vụ cho việc thi công công trình (không tính xe, máy thi công) và ở bộ phận văn phòng đội đều do kế toán Công ty quản lý và trích khấu hao. Đến kỳ trích khấu hao, kế toán Công ty hạch toán
Cuối tháng, tính và phân bổ cho các công trình theo định khoản:
Cách hạch toán này là chưa hợp lý, Công ty nên giao cho các đội tự quản lý và trích khấu hao tài sản cố định mà mình đang sử dụng. Đến kỳ trích khấu hao, kế toán đội tính và phân bổ cho các công trình vào tài khoản 627 - 6274 - Chi tiết công trình
4 Về việc hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài :
Tại công ty, số lượng nhân công thuê ngoài là tương đối lớn, trong đó có thể cả nhân viên trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý Nhưng việc hạch toán tiền lương cho nhân công thuê ngoài là chưa đúng với chế độ.
Hiện nay, các khoản phải trả cho nhân công thuê ngoài của công ty được hạch toán trên tài khoản 3388 là chưa hợp lý,vậy theo em công ty nên đưa khoản chi phí nhân công thuê ngoài vào TK 334( 3342- chi tiết nhân viên thuê ngoài) như vậy vẫn thuận tiện cho việc theo dõi tiền lương phải trả cho công nhân trong biên chế của doanh nghiệp và nhân viên thuê ngoài.
* Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm:
Trong các doanh gnhiệp sản xuất vật chất nói chung và doanh nghiệp thuộc nghành xây dựng cơ bản nói riêng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn luôn quan tâm đến các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp Nó là căn cứ để phân tích, tìm các biện pháp hạ giá thành nhưng hạ giá thành phải trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí phát sinh
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty, em xin đưa ra một số biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm như sau:
- Tiết kiệm nguyên vật liệu:
Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, Công ty tiến hành giao việc mua sắm vật liệu cho các đội sản xuất Đồng thời yêu cầu các đội sản xuất phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định về định mức tiêu hao vật liệu, đơn giá vật liệu, đảm bảo chất lượng công trình. Địa bàn xây dựng của Công ty rất rộng, nên Công ty nên tìm kiếm, mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để khi cần là có thể mua vật liệu để mua vật liệu ở nơi gần nơi thi công nhất, vận chuyển ngay đến chân công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu và chất lượng công trình Nhờ vậy sẽ tránh được tình trạng tồn kho vật liệu quá nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, đồng thời giảm được chi phí vận chuyển