1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Nhà Thép PEB

99 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanhnghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ TÀI:

Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

tại Công ty TNHH Nhà Thép PEB

Họ và tên :Vũ Thị Phương Anh Lớp : 19.02 khóa 19 Hệ VB2

Mã sinh viên : BH190098 Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hữu Ánh

Hà Nội, năm 2010

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đọan hiện nay, hòa chung với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện củađất nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Những thành tựu đó chính là nhờ những đóng góp vô cùng to lớn củangành xây dựng cơ bản Đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là đòi hỏi vốnđầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốntốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trìnhsản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanhnghiệp

Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp luôn xác định hạch toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đóđòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đốitượng, đúng chế độ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết đồngthời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chiphí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quảnlý” của kế toán Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy

đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanhnghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảm bảo sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tạiCông ty TNHH Thông Hiệp, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Thành

Long và các cán bộ phòng kế toán công ty em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH nhà thép PEB” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Nội dung chuyên đề gồm 3 chương

Chương I: Những lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH nhà thép PEB

Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH nhà thép PEB

Chương III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH PEB.

Trang 3

Hà nội, tháng 11 năm 2010

Sinh viên

Vũ Thị Phương Anh

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ THÉP PEB

1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

các doanh nghiệp xây lắp.

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý, hệ thống cơ sở

hạ tầng của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu tolớn trong nền kinh tế quốc dân Để đạt được điều đó ngay từ đầu các doanh nghiệp phảiđặt ra các phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất Và phương án đó mộtphần chính là hạ giá thành sản phẩm bằng cách sử dụng tiết kiệm vật tư, tiền vốn, quản

lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt độngsản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệu lao động

và đối tượng lao động Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồngthời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng chi phíkhấu hao TSCĐ, chi phí NVL, và trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chi phí trênđược biểu hiện bằng tiền

Đối với các doanh nghiệp xây dựng, để tính toán chính xác giá thành sản phẩm,doanh nghiệp phải chú trọng làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giáthành sản phẩm Việc hạch toán chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng, tính

đủ chi phí sản xuất tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí, phát huy quy trình sản xuất Thôngqua những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp xâylắp bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản lý doanh nghiệp có thể nhìn nhận đúngthực trạng của quá trình sản xuất, những chi phí thực tế của từng công trình, hạng mụccông trình,…trong từng thời kỳ cũng như kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí,tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, vốn để có các quyết định quản lý cũng nhưtrong công tác hạch toán chi phí, nhằm loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực,phát huy những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, tiếtkiệm chi phí một cách hợp lý

Đối với Nhà nước, việc hạch toán chi phí sản xuất hợp lý, chính xác tại các doanhnghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý vĩ mô có cái nhìn tổng quát toàn diện đối với sựphát triển của nền kinh tế Từ đó đưa ra những đường lối chính sách phù hợp để tăng

Trang 5

cường hay hạn chế quy mô phát triển của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự pháttriển không ngừng của nền kinh tế nói chung.

Vì vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó gắn liền với quyềnlợi trực tiếp của doanh nghiệp, của Nhà nước và các bên liên quan

phẩm.

1.1.2.1 Vai trò

Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉtiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết vớidoanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanhnghiệp rất quan tâm

Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý vàđúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ởtừng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động,tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chiphí, hạ giá thành sản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanhnghiệp một ưu thế cạnh tranh

Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở đểđánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xácđịnh kết quả kinh doanh

Trang 6

1.2 Chi phí sản xuất và mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.2.1 Chi phí sản xuất

1.2.1.1 Khái niệm

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói

riêng phải huy động sử dụng các nguồn lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn) để thựchiện xây dựng tạo ra các sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình Quátrình tạo ra các sản phẩm đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra các khoảnhao phí về lao động sống, lao động vật hóa cho quá trình hoạt động của mình

- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên giá trị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận c, v,m

m: là giá trị mới lao động sáng tạo ra

Trong doanh nghiệp xây lắp, cvà v là chi phí sản xuất xây lắp để tạo ra sản phẩmxây lắp của doanh nghiệp

Vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí cần thiết khác mà doanhnghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình (hoạt độngsản xuất sản phẩm xây lắp) trong một thời kỳ nhất định

1.2.1.2 Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất

Như vậy nội dung của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm:

Chi phí lao động sống: là chi phí về tiền công, tiền lương phải trả cho người laođộng tham gia vào quá trình sản xuất

Chi phí lao động vật hóa: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí trong quátrình tạo ra sản phẩm xây lắp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cốđịnh

Các loại chi phí khác: như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định và phụ thuộc hai nhân tốchủ yếu là:

Trang 7

Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời

kỳ nhất định

Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công cho một đơn vị lao động đãhao phí

1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất

a Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sửdụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ

Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền công (lương), thưởng, phụ cấp và cáckhoản trích trên lương theo quy định của công nhân lao động trực tiếp sản xuất, côngnhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội

Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định (máythi móc thiết bị thi công, thiết bị phục vụ và quản lý) sử dụng cho hoạt động sản xuấtcủa doanh nghiệp trong kỳ

Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho các loại dịch vụmua từ bên ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp (như chi điện, nước, điện thoại)

Chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố trên

b Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng

Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ,các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành lên thực thểsản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp

Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương (tiền công), cáckhoản phụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) củacông nhân trực tiếp sản xuất thuộc doanh nghiệp và số tiền trả cho người lao động trựctiếp thuê ngoài

Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thựchiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy Máy móc thi công là loại máy trực tiếpphục vụ xây, lắp công trình, gồm những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước,

Trang 8

Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ củacông nhân điều khiển máy, phục vụ máy; chi phí vật liệu; chi phí công cụ, dụng cụ; chiphí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí dịch vụ nhỏ, điện, nước, bảohiểm xe, máy); chi phí khác bằng tiền.

Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công(đại tu, trung tu); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường raychạy máy)

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sảnxuất chung tại phân xưởng, tổ, đội, tiền lương cho nhân viên quản lý đội xây dựng, chiphí vật liệu, CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí khác dùng cho nhu cầu sảnxuất chung của tổ, đội, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của côngnhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý tổ, đội,phân xưởng

c Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí

Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đốitượng sử dụng chi phí, từng công việc nhất định

Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sửdụng chi phí, nhiều công việc

khối lượng hoạt động

Định phí: là những chi phí có sự thay về tổng số khi có sự thay đổi về khốilượng công việc hoàn thành như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

Biến phí: là những chi phí không thay đổi về tổng số lượng khi có sự thay đổi

về khối lượng công việc hoàn thành như chi phí điện thắp sáng, chi phí thuê mặt bằng

1.2.2 Giá thành sản phẩm

1.2.2.1 Khái niệm và bản chất của giá thành

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất nhất định tính cho một khối lượng kết quảhoàn thành nhất định

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, thời gian thi công dài nênđối với công trình lớn không thể xác định được ngay giá thành công trình, hạng mụccông trình mà phải thông qua việc tính giá thành của khối lượng sản phẩm xây lắp hoànthành quy ước

Trang 9

Khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thỏa mãn cácđiều kiện sau:

Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng (đạt giá trị sử dụng)

Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý

Phải được xây dựng cụ thể và phải được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhậnthanh toán

Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từngcông trình, hạng mục công trình hoàn thành hay khối lượng xây dựng hoàn thành đếngiai đoạn quy ước đã nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán

1.2.2.2 Phân loại giá thành

Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắpcông trình, hạng mục công trình Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các địnhmức kinh tế – kỹ thuật của Nhà nước và các khung giá giới hạn quy định áp dụng chotừng vùng lãnh thổ của Bộ Tài Chính Căn cứ vào giá trị dự toán xây lắp của từng côngtrình, hạng mục công trình, ta có thể xây dựng dự toán của chúng theo công thức:

Giá thành

dự toán =

Giá trị dựtoán sau thuế -

Thu nhập chịuthuế tính trước -

ThuếGTGT đầu ra Hoặc

Giá thành dự

toán = Giá trị dự toán +

Lãi định mức côngtrình

Thu nhập chịu thuế tính trước là số (%) trên giá thành xây lắp do Nhà nước quyđịnh đối với từng loại hình xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể

Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng để làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng

kế hoạch của mình, còn các cơ quan quản lý Nhà nước qua đó giám sát được các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng

Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụthể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công Giá thành kế hoachđược xác định theo công thức sau:

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành

Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so

Trang 10

số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho khối lượng xây dựng thực hiệntrong kỳ.

Giá thành thực tế là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực tế phấn đấu của doanh nghiệp,

là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, các loại giá thành trên phải tuânthủ theo nguyên tắc sau:

Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế

Giá thành sản xuất xây lắp: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộchi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thicông, chi phí sản xuất chung) tính cho khối lượng, giai đoạn xây lắp hoàn thành hoặccông trình, hạng mục công trình hoàn thành

Giá thành toàn bộ của công trình hoàn thành và hạng mục công trìnhhoàn thành: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đếnviệc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xây lắp

Giá thành toàn bộ

sản phẩm xây lắp =

Giá thànhsản xuất +

Chi phí ngoài sản xuất(CPBH, CPQLDN) phân bổ chocác sản phẩm xây lắpCách phân loại này giúp các doanh nghiệp biết được kết quả sản xuất kinhdoanh thực (lãi, lỗ) của từng công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp đãthực hiện vì căn cứ vào giá thành toàn bộ sẽ xác định được mức lợi nhuận trước thuếcủa doanh nghiệp

Giá thành khối lượng sản phẩm quy ước: là chi phí sản xuất toàn bộ đểhoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp đến giai đoạn quy ước và phải thỏa mãn

đủ các điều kiện đã quy định (3 điều kiện đối với khối lượng sản phẩm hoàn thànhquy ước)

Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: là giá thành công trình, hạngmục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật theo đúng thiết kế, hợpđồng bàn giao và được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán

1.2.3 Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành

* Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt củaquá trình sản xuất kinh doanh Giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những

Trang 11

hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trìnhsản xuất, xây dựng để hoàn thành một công trình, hạng mục công trình.

Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau:

* Về mặt lượng: khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳnhất định, không phân biệt là loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nóiđến giá thành là xác định một lượng chi phí nhất định, tính cho một đại lượng kết quảhoàn thành nhất định Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm

* Sự khác nhau: giá thành sản phẩm có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí vớikhối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành Tại thời điểm tính giá thành có thể cómột khối lượng chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó đó là chi phí sảnxuất dở dang cuối kỳ Và đầy kỳ có thể có một khối lượng sản xuất chưa hoàn thành ở

kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó làchi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ baogồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phátsinh trong kỳ Công thức giá thành được tính như sau:

+

Chi phí sảnxuất phát sinhtrong kỳ

-Chi phí sảnxuất dở dangcuối kỳTrong trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc ởcác ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì:

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

Từ công thức giá thành trên ta thấy, các khoản chi phí sản xuất hợp thành giáthành sản phẩm nhưng không phải mọi chi phí sản xuất đều được tính vào giá thành sảnphẩm mà chi phí sản xuất gồm toàn bộ các khoản đã chi ra trong kỳ phục vụ cho xâydựng đối với các doanh nghiệp xây lắp và giá thành chỉ giới hạn số chi phí đã chi raliên quan đến công trình, hạng mục công trình hoàn thành

1.3 Công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sảnxuất theo các phạm vi và giới hạn Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu

Trang 12

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

a Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quantrực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt Do đó, kế toán căn cứvào chứng từ ban đầu để hạch toán cho từng đối tựơng riêng biệt Theo phương phápnày chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nênđảm bảo độ chính xác cao Vì vậy sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cóthể cho phép

b Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng chotừng đối tượng Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng Sau đó,lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đốitượng kế toán chi phí Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:

- Xác định hệ số phân bổ (H)

Hệ sốphân bổ =

Tổng chi phí cần phân bổTổng tiêu chuẩn dùng để phân

bổ

Hay H =

T C

- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:

Ci= Ti x HTrong đó Ci: là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

Ti: là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

Trang 13

- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: chi phí sảnxuất phát sinh sẽ được tập hợp theo đơn đặt hàng riêng Khi đơn đặt hàng hoàn thànhthì tổng số chi phí phát sinh kể từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thànhthực tế của đơn đặt hàng đó.

1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng

Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để tập hợpchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lươngtập hợp vào chi phí nhân công trực, căn cứ vào bảng trích khâu hao TSCĐ, các phiếuchi, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương,để tập hợp vào chi phísản xuất máy thi công, chi phí sản xuất chung

Tài khoản sử dụng: TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”

TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”

TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK:

TK 335 “Trích trước chi phí thực tế phát sinh”

TK 142 “ Chi phí trả trước”

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (KKTX)

1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nội dung : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí vật liệu chính, vậtliệu phụ, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển thẳng gia cấu thành thựcthể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng sản phẩmxây, lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệuchính trong chi phí chung)

Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Nguyên vật liệu sửdụng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạngmục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giáxuất thực tế

Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệucòn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất

sử dụng cho công trình

Trang 14

- Tài khoản này dùng để phán ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếpcho hoạt động xây dựng, sản xuất sản phẩm công nghiệp , … của doanh nghiệp xâylắp Tài khoản này được mở trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.

- Kết cấu:

Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho hoạt động xâylắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ (gồm có VAT theo phươngpháp trực tiếp và VAT theo phương pháp khấu trừ)

Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho

- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt độngxây lắp, hoạt động sản xuất khác trong kỳ sang TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang vàchi phí sản xuất và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây dựng

- TK 621 không có số dư cuối kỳ

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 152, 153 TK 621 TK 152

Xuất kho NVL, CCDC NVL dùng không hết

cho xây lắp nhập lại kho

TK 111, 112, 141, 331 TK 154

NVL mua về sử dụng ngay

TK 133 Cuối kỳ kết chuyển

chi phí NVL trực tiếp Thuế

GTGT

1.3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho ngườilao động trực tiếp thực hiện công việc xây dựng, lắp đặt (kể cả lao động thuê ngoài)bao gồm tiền công, tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ lương cấp có tính chất

ổn định

Tài khoản sử dụng – TK 622

Trang 15

- Tài khoản này dùng để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quátrình hoạt động xây dựng Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trảcho lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và lao động thuê ngoài theo từng loại côngviệc (các khoản phụ cấp).

-Kết cấu:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm,cung cấp dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền công, lao động, các khoản phụ cấp

Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154

- Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

1.3.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các khoản chi phí về NVLcho máy hoạt động, chi phí tiền lương (chính, phụ), phụ cấp của công nhân trực tiếp

Trang 16

Tài khoản sử dụng: TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công trình

- Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục

vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp

- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương phải trả côngnhân sử dụng máy thi công (như BHXH, BHYT, KPCĐ)

- Kết cấu:

Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy hoạtđộng, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếpđiều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công,…)

Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang bên Nợ TK 154 – Chi phísản xuất, kinh doanh dở dang

- Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ

Trình tự hạch toán TK 623

Đối với mỗi hình thức sử dụng máy thi công, kế toán có cách hạch toán phù hợp

a Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, đội máyđược phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí máy thi công (tổ chức bộ máy thi công riêng biệt)

TK 111, 112, 152, 153 TK 621 TK 154 TK 623

Chi phí NVL Kết chuyển chi phí Giá thành lao vụ

trực tiếp NVL trực tiếp của đội MTC

Trang 18

c Trường hợp máy thi công thuê ngoài:

Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài

Chi phí khấu hao MTC

Chi phí dịch vụ mua ngoài vàchi phí bằng tiền khác

Thanh toán tạm ứng chi phí

MTC

Trang 19

1.3.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến tổ chức phục

vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng như: tiền lươngcủa nhân viên quản lý đội, các khoản trích trên lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của côngnhân trực tiếp sản xuất, chi phí NVL, CCDC sử dụng cho nhu cầu chung của tổ, đội,chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và chi phí dich vụ mua ngoài, chiphí bằng tiền khác có liên quan đến hoạt động của đội

Tài khoản sử dụng – TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

- Kết cấu:

Bên Nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang Bên Nợ TK 154 – Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang

- TK 627 cuối kỳ không có số dư

Trang 20

Sơ đồ 1.7 : Hạch toán chi phí sản xuất chung

Xuất dùng NVL CCDC

Giá trị CCDClớn

Khoản ghi giảm CPSXC

Kết chuyển CPSXC

Trang 21

1.3.3.5 Kế toán thiệt hại trong sản xuất

Thiệt hại trong sản xuất xây lắp thường gặp ở hai dạng chủ yếu sau:

Thiệt hại do phá đi làm lại : do xây lắp sai thiết kế, không đảm bảo tiêu chuẩnsai chất lượng, không được nghiệm thu buộc phải bỏ chi phí thêm để sửa chữa và phá

đi làm lại cho đạt yêu cầu

Thiệt hại do ngừng sản xuất: do các nguyên nhân về thời tiết, nhân công, khôngcung ứng đủ vật tư, tiền vốn,…

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì những khoản thiệt hại trong sảnxuất thi công không tính vào giá thành mà thường được định khoản như sau:

Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán thiệt hại trong sản xuất ở các DNXL

Phần giá trị thiệt hại kế toán ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 138(8), 131, 811

Có TK 154

1.3.3.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Sơ đồ 1.9: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX

Giá trị phế liệu thu hồi

Giá trị cá nhân bồi thường

Giá trị tính vào chi phí khác dự phòng

Giá trị chủ đầu tư bồi thường

Trang 22

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (KKĐK)

Tài khoản sử dụng -TK 631 “ Giá thành sản xuất”

+ Nội dung : để tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sửdụng TK 631- Giá thành sản xuất TK này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phátsinh chi phí (đội, xí nghiệp) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ,dịch vụ của bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ, chi phí thuêngoài giá thành sản phẩm công, chế biến

- Cũng tương tự như phương pháp kiểm kê thường xuyên, chi phí sản xuất trong

kỳ được tập hợp trên các tài khoản: 621, 622, 623, 627 Tuy nhiên, theo phương phápkiểm kê định kỳ, TK 154 -Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chỉ dùng phán ánh giá

Các khoản thiệt hạighi giảm CPSX

SP hoàn thành chờ tiêu thụ

Bàn giao sản phẩm cho nhà thầuchính

Tiêu thụ thẳngHoặc gửi bán

TK 335, 641Bảo hành công

trình xây lắp

Trang 23

trị làm dở lúc đầu kỳ và cuối kỳ, còn việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành thực hiệntrên TK 631 - Giá thành sản xuất.

+ Kết cấu:

Bên Nợ: - Giá trị khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ

- Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: - Giá trị khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ

- Giá thành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao chủ đầu tư

- Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ

Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từxuất dùng NVL mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê

và xác định giá trị NVL tồn kho, hàng mua đang đi đường

Giá trị thực tế

NVL xuất dùng=

Giá trị thực tếNVL tồn đầu kỳ +

Giá trị thực tế NVLnhập trong kỳ -

Giá trị thực tếNVL tồn cuối kỳ

Để xác định giá trị NVL trực tiếp xuất dùng cho các nhu cầu khác nhau thì căc

cứ vào mục đích sử dụng của từng loại NVL với tỷ lệ phân bổ dựa vào kinh nghiệmnhiều năm hoặc dự toán Đây chính là nhược điểm lớn của phương pháp này đối vớicông tác quản lý, ở chỗ ta không thể biết được tình hình xuất dùng cụ thể của từng loạiNVL như thế nào

Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán tiến hành kết chuyển chiphí NVL trực tiếp vào TK 631:

Nợ TK 631

Có TK 621

Về cách tập hợp chi phí NC trực tiếp trong kỳ giống như phương pháp kê khaithường xuyên Đến cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để tính giáthành:

Nợ TK 631

Có TK 622

Trang 24

Được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết đến tài khoản 2 như phươngpháp kê khai thường xuyên, sau đó được phân bổ vào tài khoản 631 chi tiết theo từngsản phẩm, công trình, hạng mục công trình Kế toán ghi:

Nợ TK 631

Có TK 627

Sơ đồ 1.10: Kế toán tập hợp theo phương pháp KKĐK

Trang 27

Kết chuyển giá trị

SP dở dang đầu kỳ

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp

Trang 28

Kết chuyển giá trị

SP dở dang cuối kỳ

Giá thành sản xuất của CT, HMCT

Trang 30

1.4 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong công ty xây lắp

1.4.1 Đối tượng tính giá thành trong kỳ

Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đốitượng tập hợp chi phí sản xuất, nó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khốilượng xây lắp hoàn thành bàn giao (đạt đến điểm dừng hợp lý)

Như vậy, về bản chất, có sự giống nhau về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vàđối tượng tính giá thành: chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất vàphục vụ cho công tác quản lý chi phí, giá thành

Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau như:

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chitiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng Cònđối tượng tính giá thành là căn cứ lập các bảng biểu chi tiết, phiếu tính giá thành, tạo

cơ sở cho việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

Trang 31

+ Mặt khác, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng với một haynhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại.

Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành công việctính giá thành cho các đối tượng tính giá thành

1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình dởdang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ hoặc đãhoàn thành một quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến mới tiếp mới trởthành thành phẩm

Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng được xác định bằng phương phápkiểm kê hàng tháng, quí Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tùy thuộcvào phương thức thanh toán giữa bên A và bên B, kế toán có thể đánh giá sản phẩmxây lắp theo các phương pháp sau:

1.4.2.1 Đánh giá theo chi phí sản xuất thực tế phát sinh:

Phương pháp này được áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình đượcthanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ Do vậy, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ

là tổng chi phí sản xuất xây lắp từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo Thực chất, đếnkhi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đánh giá sản phẩm dở dang

1.4.2.2 Đánh giá theo giá trị dự toán và mức độ hoàn thành của SPXL

Khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang được đánh giá trên cơ sở tài liệu kiểm kêkhối lượng dở dang cuối kỳ, công thức đánh giá như sau:

Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán

Công thức như sau:

+

Chi phí thực tếcủa khối lượng

XL thực hiệntrong kỳ

x

Giá trị dựtoán củakhối lượng

XL dở dangcuối kỳ

Giá trị dự toáncủa khối lượng

XL hoàn thànhgiao trong kỳ

+

Giá trị dự toán củakhối lượng XL dởdang cuối kỳ

Trang 32

XL dở dangđầu kỳ

+

Chi phí thực tếcủa khối lượng

XL thực hiệntrong kỳ

x

Chi phí củakhối lượng

XL dở dangcuối kỳ đãquy đổitheo SPhoàn thànhtươngđương

Chi phí

dự toán củakhối lượng XLhoàn thành bàngiao trong kỳ

+

Chi phí dựtoán của khốilượng XL dở dangcuối kỳ đã quyđổi theo SP hoànthành tươngđương

1.4.3 Các phương pháp tính giá thành trong công ty xây lắp.

Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp

vì nó phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tậphợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳbáo cáo, cách tính đơn giản

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một côngtrình, hạng mục công trình,từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực

tế của công trình ấy

- Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà cókhối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang.Khi đó, kế toán tính giá thành sau:

Z = Dđk + C - Dck

Trong: Z: Tổng giá thành sản phẩm

C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng

Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

- Trường hợp: chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành

Trang 33

kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mụccông trình đó.

1.4.3.2 Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quá trình sảnxuất phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tượng sản xuất khácnhau Ở đây, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tượng tínhgiá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng Công thức tính:

Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn - Dck

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

C1, C2, …, Cn: là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn hay từng hạng mụccông trình của một công trình

Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

1.4.3.3 Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giaothầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạchtoán riêng cho từng phần công việc Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểmthi công, cùng đơn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ.Công thức:

Z tt = Gdt x H

Trong đó: Z tt: Giá thành thành thực tế của hạng mục công trình

Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó

H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế

Với H = Tổng chi phí thực tế của công trình

Tổng chi phí dự toán của tất cả HMCT

Phương pháp này thích hợp với đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mụccông trình Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổtính giá thành Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng,theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tương

Trang 34

Z = Zđ đh x Zdti

Zdt

Trong đó: Zi: Giá thành thực tế của hạng mục công trình

Zđ đh: Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành

Zdt: Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và đơn đặt hàng hoànthành

Zdti: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đãđịnh hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mứcvật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác Đồng thời việc quản lý,hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức

Giá thành thực

tế của SP =

Giá thành địnhmức của SP

+ Chênh lệch do thay

đổi định mức

+ -

Chênh lệch thoát

ly định mứcTrong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ

Chênh lệch thoát

ly định mức =

Chi phí phí thực tế (theo từng khoản mục) -

Chi phí phí định mức(theo từng khoản mục)

1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong công ty xây lắp

Nội dung: TK 154 - CPSXDD là tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuấtkinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm xây lắp, sản phẩm côngnghiệp, dịch vụ, lao vụ, với các khoản mục tính giá thành: chi phí NVL trực tiếp, chiphí NC trực tiếp, áp dụng phương pháp kiểm kê trong kế toán hàng tồn kho

Kết cấu

Bên Nợ:

- Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến giá thành sảnphẩm xây lắp hoặc giá thành sản phẩm công nghiệp và lao vụ, dịch vụ khác

Trang 35

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhàthầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ

Bên Có:

- Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ) hoặc chờ bàngiao

- Giá thành sản phẩm của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính

- Giá thành thực tế của SP công nghiệp hoàn thành và chi phí sản xuất thực tếcủa khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

- Trị giá NVL, hàng hóa giá công xong nhập kho

Số dư Nợ:

Giá thành sản phẩm xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầuchính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ

- Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2

1.4.4.2.Quy trình hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Bước 1: Tổng chi phí sản xuất SPXL theo từng đối tượng (CT, HMCT) và chiphí sản xuất tiết theo từng khoản mục

Căn cứ vào kết quả của các bảng phân bổ chi phí NVL, chi phí NC, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí Kế toán ghi:

Nợ TK 154 (1541)

Có TK 621, 622, 623, 627Bước 2: Hạch toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ (ở nhà thầu chính)

- Căn cứ vào giá trị của khối lượng xây lắp do Nhà thầu phụ bàngiao cho Nhà thầu chính chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán ghi:

Trang 36

Có TK 154 (1541)

Bước 3: Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất XL thực tế hoàn thànhđưa đi tiêu thụ bàn giao bên A (kể cả khối lượng XL hoàn thành theo hợp đồng khoánnội bộ, đơn vị hạch toán có tổ chức riêng hệ thống sổ kế toán), ghi:

Ý nghĩa: Trong DNXL, hình thức khoán đang được áp dụng rất rộng rãi, nó gắn

liền với lợi ích vật chất của người lao động và khuyến khích người lao động quan tâmđến hiệu quả công việc hơn Bởi từng phần, từng giai đoạn công việc được khoán chotừng tổ, đội thi công với khối lượng, chất lượng và với tiến độ thi công đúng theo hợp

đồng

Các hình thức giao khoán SPXL: Hiện nay, các DNXL thường áp dụng hai hình

thức giao khoán cơ bản là:

Trang 37

- Khoán gọn công trình: Các đơn vị nhận khoán toàn bộ giá trị công trình

và tự tổ chức cung cấp vật tư, nhân công, tiến hành thi công Đến khi hoàn thành sẽ tiếnhành bàn giao và được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận giao khoán

- Khoán theo từng khoản mục chi phí: Bên nhận giao khoán sẽ chi phínhững khoản mục chi phí đã thỏa thuận với bên giao khoán và bên giao sẽ chịu chi phí

và giám sát về kỹ thuật và chất lượng công việc

Trình tự kế toán

Áp dụng cho hạch toán giao khoán ở đơn vị giao khoán nội bộ khối lượng XL vàđơn vị nhận giao khoán là đơn vị không có tư cách pháp nhân

Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán

Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí sản xuất ở đơn vị nhận khoán xây lắp

TK 141 (1413)

TK 152, 153, 111, 112 TK 621, 622,623, 627

TK 133

Tạm ứng chođơn vị nhận khoán

Số chi thực tế

Thuế GTGT (nếucó)

Trang 38

1.5 Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Xuất NVL, CCDC phục vụ SX

K/c

CP NVL trực tiếp

K/c giá thành CTXL hoàn thành chưa tiêu thụ trong kỳ

TK 632

K/c giá thành CTXL hoàn thành tiệu thụ trong kỳ Tiêu thụ thẳng

Bàn giao cho nhà thầu

chính

Mua NVL

K/c

CP MTC, SXC Trích KH

TSCĐ

Lương và các khoản trích

Trả lương

Lương và các khoản trích

K/c CP

NC trực tiếp Chi phí bằn tiền

TK 111, 112

Trang 39

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Chứng từ và các bảng phân bổ

Chứng từ và các bảng phân bổ

Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiếtchi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp Bảng tổng hợp chi tiếtchi tiết

Báo cáo tài chính

Trang 40

Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Nhật ký- sổ cáiNhật ký- sổ cái Bảng tổng hợp

chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w