1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty tnhh tuấn lợi

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 75,84 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (3)
    • 1. Thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý (3)
      • 1.1 Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm (3)
      • 1.2 Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm (4)
    • 2. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm (6)
    • 3. Đặc điểm sổ kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm theo các hình thức sổ kế toán (33)
  • PHẦN 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUẤN LỢI (36)
    • 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý ở Công (36)
    • 2. Kế toán thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi (0)
    • 3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi (0)
  • PHẦN III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM (55)
    • 1. Nhận xét chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công (56)
    • 2. Một số ý kiến đề xuất nhàm hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP (57)
  • KẾT LUẬN (58)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý

1.1 Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm a Khái niệm thành phẩm

Thành phẩm là những sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng Ngoài ra được coi là thành phẩm còn bao gồm cả những sản phẩm thuê ngoài gia công chế biến đã hoàn thành

Trong điều kiện hiện nay, khi sản xuất phải gắn liền vơi thị trường thì chất lượng sản phẩm về cả nội dung và hình thức sản phẩm càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng sản phẩm sản xuất ngày càng tốt hơn và được thị trường chấp nhận Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra doanh nghiệp còn thu được các bán thành phẩm Đây là những sản phẩm mới kết thúc một hoăc một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất ( trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hoặc chuyển giao để tiếp tục chế biến thành thành phẩm hoặc có thể bán ra ngoài.

Sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra phải được tiêu thụ kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Những sản phẩm hàng hoá xuất kho để tiêu thụ, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán gọi là sản lượng hàng hoá thực hiện. b Yêu cầu quản lý đối với thành phẩm

Thành phẩm là bộ phận chủ yếu hình thành nên tài sản của những doanh nghiệp sản xuất, là kết quả lao động sáng tạo của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp do đó cần có biện pháp quản lý tốt để bảo vệ an toàn thành

4 phẩm Mọi tổn thất về thành phẩm đều ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ, ảnh hưởng tới thu nhập của từng công nhân viên và của toàn doanh nghiệp Để quản lý tốt thành phẩm doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ sự vận động của từng loại thành phẩm trong quá trình nhập xuất hàng tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị:

- Quản lý về mặt số lượng: phải thường xuyên phản ánh tình hình nhập xuất và tồn kho trên cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị kịp thời phát hiện các trường hợp hàng tồn kho lâu ngày để tìm biện pháp giải quyết tránh tình trạng ứ đọng vốn

- Quản lý về mặt chất lượng: đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội đòi hỏi sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và luôn luôn hoàn thiện đổi mới theo thị hiếu của người tiêu dùng Vì vậy công tác chất lượng thành phẩm trong doanh nghiệp phải được thực hiện tốt để phát hiện kịp thời các sản phẩm lỗi, không bảo đảm tiêu chuẩn để loại bỏ.

1.2 Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm a Khái niệm tiêu thụ thành phẩm

Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá, sản phảm sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ

Các nghiệp vụ cần được hạch toán ở giai đoạn này là xuất thành phẩm để bán và thanh toán với người mua, tính các khoản doanh thu bán hàng, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo các phương pháp tính thuế để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lãi, lỗ về tiêu thụ sản phẩm. b Các phương thức tiêu thụ chủ yếu

Công tác tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức khá nhau, như: tiêu thụ trực tiếp,chuyển hàng theo hợp đồng,

…mặc dù vậy việc tiêu thụ thành phẩm nhất thiết được gắn với việc thanh toán với người mua, bởi vì chỉ khi nào doanh nghiệp thu nhận được đầy đủ tiền bán

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A hàng hoặc được sự chấp nhận trả tiền của khách hàngthì việc tiêu thụ mới được ghi chép trên sổ sách kế toán Việc thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện bằng nhiều phương thức: thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng,…

- Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.

- Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng: Là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới đươc coi là tiêu thụ và doanh nghiệp mất quyền sở hữu về số hàng hoá đó

- Phương thức bán hàng đại lý ( ký gửi): là phương thức khi xuất hàng cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lề phần trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán Khoản hoa hồng này được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.

- Phương thức bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được xác định là tiêu thụ Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu để được nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phảI chịu một khoản lãi suất đã được quy định trước trong hợp đồng.

Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành Tính giá thành phẩm là cơ sở để tổ chức, quản lý và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh Để dáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội , giá thành cá biệt, còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ,…

 Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A

Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

Giá thành sản xuất sản phẩmChi phí quản lý doanh nghiệpChi phí tiêu thụ sản phẩm

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mứ lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

 Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phan xưởng, bộ phạn sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm(chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng) Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức: b Kế toán thành phẩm

Các hoạt động nhập kho và xuất kho thành phẩm làm cho thành phẩm trong các doanh nghiệp luôn biến động Để quản lý và theo dõi chặt chẽ thành

8 phẩm, mọi hoạt động nhập xuất kho thành phẩm phải được kế toán ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ vào mẫu biểu quy định Những chứng từ này là căn cứ để tiến hành hạch toán Các chứng từ này chủ yếu gồm:

- Biên bản kiểm kê thành phẩm.

Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện ở hai nơi: Phòng kế toán và kho Việc hạch toán ở phòng kế toán được thực hiện trên sổ sách kế toán ghi chép bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị Bằng việc hạch toán đồng thời ở hai nơi, phòng kế toán có thể phát hiện kịp thời các trường hợp ghi chép sai các nghiệp vụ tăng, giảm thành phẩm và các nguyên nhân khác làm cho tình hình tồn kho thực tế không khớp với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán

Hạch toán chi tiết thành phẩm phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm và từng thứ thành phẩm Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm được áp dụng phổ biến hiện nay có 3 cách sau:

 Phương pháp thẻ song song

- Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm về mặt số lượng Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm thành phẩm.

- Tại phòng kế toán: Mở thẻ kế toán chi tiết thành phẩm cho từng danh điểm thành phẩm tương ứng với thành phẩm mở ở thẻ kho Thẻ này theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị Cuối tháng, tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho sau khi đối chiếu, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm làm căn cứ để đối chiếu với kế toán tổng hợp

Phương pháp này có ưu điểm là dễ kiểm tra đối chiếu nhưng việc ghi chép bị trùng lắp nhiều.

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A

Thẻ kho Thẻ (số chi tiết) thành phẩm

Bảng tổng hợp nhập,xuất, tồn kho thành phẩm

Sổ đối chiếu luân chuyển

Kế toán tổng hợp Bảng kê nhập

Sơ đồ kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm về mặt số lượng Mỗi chứng từ ghi một dòng thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm thành phẩm.

- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại thành phẩm theo từng kho Sổ được ghi mỗi tháng một lần trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập xuất phát sinh trong tháng của từng thành phẩm Cuối tháng, đối chiếu số lượng thành phẩm trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.

Đặc điểm sổ kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm theo các hình thức sổ kế toán

hình thức sổ kế toán Để hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm

Kế toán sử dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau: a Hình thức Nhật ký sổ cái:

Hình thức này có ưu điểm:

+ Khối lượng ghi sổ ít.

+ Phương pháp và trình tự ghi sổ đơn giản.

+ Kế toán tổng hợp chỉ có một quyển sổ duy nhất nên khó phân công nhân viên kế toán.

+ Quyển sổ cồng kềnh Áp dụng thích hợp với các đơn vị quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh tế ít, sử dụng ít tài khoản, nhân viên kế toán ít.

Chứng từ gốc (bảng tổng hợp CTG )

Sổ đăng ký CT ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ, thẻ hạch toán chi tiết b Hình thức Chứng từ ghi sổ:

Hình thức này có ưu điểm:

+ Có khả năng giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ.

+ Đối chiếu kiểm tra chặt chẽ.

+ Ghi sổ trùng lặp nhiều lần.

+ Công việc ghi sổ và kiểm tra dồn dập nhiều vào cuối tháng nên lập báo cáo chậm.

Hình thức này áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp có quy mô vừa, có khối lượng nghiệp vụ tương đối lớn. c Hình thức Nhật ký chung:

Hình thức ghi sổ này có ưu điểm:

+ Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép.

+ Dùng cho xí nghiệp vừa và lớn.

+ Rất thích hợp cho việc sử dụng máy vi tính

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A

Sổ cái TK 632, 511,641,642 Bảng cân đối PS

Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết TK 155,

Bảng tổng hợp chi tiết

Nhật ký chứng từ số 8

Bảng tổng hợp chi tiết d Hình thức Nhật ký chứng từ

Phương pháp này có ưu điểm:

+ Giảm bớt được nhiều động tác ghi sổ.

+ Cuối kỳ có thể lập được báo cáo nhanh chóng.

+ Hệ thống sổ và mẫu biểu phức tạp.

+ Không thích hợp cho việc vi tính hoá

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUẤN LỢI

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý ở Công

a Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Tuấn Lợi

Xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế Trong đó chủ trương phát triển bằng nội lực và đặc biệt là chú trọng về đầu tư trong nước, chủ truơng đã được thể hiện một cách rõ rệt thông qua việc ban hành và sửa đổi Luật Đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp Môi trường đầu tư đã được cải thiện nhiều và thông thoáng hơn đặc biệt đối với Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, phù hợp với nội dung các Nghị quyết của Quốc Hội về các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2005 và định hướng phát triển kinh tế 2005-2010.

Như chúng ta đã biết, ngành công nghiệp sản xuất hàng da và giả da, công nghiệp sản xuất bao bì, hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là một trong những ngành truyền thống, ngành có thế mạnh của Việt Nam, đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trong những năm của thập kỷ 90, và trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân

Nắm bắt kịp thời xu thế kinh tế thuận lợi cùng với mười năm kinh nghiệm đúc kết được từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của “công ty Mẹ” - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ sản phẩm da (gọi tắt là LADODA); Công ty TNHH Tuấn Lợi ra đời và có cơ hội và quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm da, giả da, bao bì hàng may mặc phục vụ tiêu dùng với công nghệ của CHLB Đức và Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật tiên tiến nhằm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu Công ty TNHH Tuấn Lợi thành lập vào ngày 05/09/2002 theo ĐKKD số

0502000098 của phòng kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên Nằm

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A trên khu đất rộng hơn 20.000 m² tại Km32, Quốc lộ 5, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Công ty có một vị trí thuận lợi về địa lý cho ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm da và giả da, sản xuất, kinh doanh các nguyên phụ liệu ngành may, may mặc xuất khẩu, Nằm tại trung tâm của ngành may mặc khu vực miền Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang), cách không xa là xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội - một làng nghề truyền thống về các sàn phẩm da và giả da, nơi có đội ngũ đông đảo những người thợ lành nghề nhất miền Bắc, việc cung cấp nguyên phụ liệu cho nhà máy hay phân phối sản phẩm ở các tỉnh miền Bắc rất thuận lợi vì đặc tính địa lý của nó Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm da, giả da, nguyên phụ liệu ngành may, may mặc tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu ngày càng tăng, Công ty TNHH Tuấn Lợi được thành lập với mục tiêu :

- Góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, quy mô sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất sản phẩm da, giả da, bao bì và may mặc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Thu hút và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông nhàn tại địa phương, lao động dôi dư trong quá trình xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn; tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động…

- Tận dụng cơ hội đầu tư kinh doanh hiện tại trước nhu cầu rất lớn của thị trường nội địa và thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tăng tích luỹ cho công ty.

- Tăng cường nguồn đóng góp vào ngân sách địa phương và ngân sách Nhà nước (Thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế sử dụng đất,…).

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. b Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty Tuấn Lợi kế thừa và phát huy những lợi thế từ thị trường sản phẩm da và giả da truyền thống của Công ty mẹ (LADODA) phục vụ nhu cầu

3 8 của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quân đội, tổ chức công đoàn, và người tiêu dùng Hà Nội Tuy nhiên, định hướng phát triển các sản phẩm có khác Công ty mẹ là Công ty chú trọng tới thị phần các sản phẩm da và giả da cao cấp đang còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai.

Ngoài thị trường cặp sử dụng cho cán bộ, công chức, nhu cầu thị hiếu của học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông, đại học ngày càng phát triển đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, chất liệu tạo ra một hướng mới cho thị trường da và giả da Việt Nam Mặt khác, số lượng học sinh phổ thông tăng bình quân 8-10%/năm, sinh viên tăng trung bình 4%/năm (số liệu niên giám thống kê các năm) tạo nhu cầu mới về cặp da, túi da, từ loại bình dân đến loại cao cấp Nhu cầu tăng cao làm thị trường này trở nên sôi động hơn và mở ra nhiều triển vọng, nhiều cơ hội mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Là một doanh nghiệp sản xuất, công ty được hưởng những chế độ ưu đãi đầu tư của nhà nước và tỉnh Hưng Yên như: được miễn thuế thuê đất trong 06 năm, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 04 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được hưởng các ưu đãi bổ sung về thuế thu nhập theo điều 27 nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ, … Vì vậy, doanh nghiệp có khá nhiều lợi thế khi bước chân và thị trường hàng tiêu dùng miền Bắc. Được thành lập vào cuối năm 2002, nhưng do quá trình xây dựng cơ bản kéo dài cộng thêm khó khăn trong việc đào tạo công nhân nên đến cuối năm 2003, công ty mới chính thức đi vào sản xuất Với hơn 200.000 sản phẩm cặp túi da các loại được sản xuất mỗi năm, công ty đã góp phần không nhỏ vào thị trường tiêu dùng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Sau gần 3 năm thành lập công ty đã tạo cho mình một tên tuổi trên thị trường và đang đi vào tiềm thức người tiêu dùng, khi nói đến cặp túi da là nói đến thương hiệu Tuấn Lợi. c Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hội đồng thành viên công ty tổ chức bộ máy quản lý không rườm rà, không nặng nề,… để đạt được hiệu qủa cao nhất trong công tác quản lý.

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A

Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Kê toán trưởng Phó Giám đốc phụ trách KD, XNK

Phòng hành chính Phòng Kế toán

Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng Xuất nhập khẩu

Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm

Bộ phận kiểm tra kỹ thuật máy

Phân xưởng may Phân xưởng 2

: Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp

Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH Tuấn Lợi

Giám đốc điều hành : là người có thẩm quyền cao nhất tại công ty, do Hội đồng thành viên công ty bổ nhiệm Và giám đốc chịu trách nhiệm trước công ty về việc diều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó Giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm giúp Giám đốc trực tiếp điều hành sản xuất

Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh xuất, nhập khẩu có trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình kinh doanh của công g ty, định hướng thị trường, thúc đẩy bán hàng,… (cả nội địa và xuất nhập khẩu)

Kế toán trưởng là người có trách nhiệm giúp Giám đốc điều hành phòng kế toán, quản lý việc thu chi, sổ sách của công ty

 Các bộ phận của Công ty được sắp xếp như sau:

 Công nhân phụ trách máy phát điện: 2

 Công nhân bộ phận dãn da: 4

 Công nhân bộ phận dán cao tần: 3

 Bộ phận dập thuỷ lực : 2

 Bộ phận tán đi vê: 3

 Bộ phận gập mép, bôi keo, ép catton, sửa mí: 17

 Bộ phận thui chỉ, cắt dù, cắt băng dinh: 9

 Tổ bảo vệ và Bảo dưỡng : 6

 Bộ phận hành chính, kế toán : 7

 Bộ phận kinh doanh, xuất nhập khẩu: 8

 Trình độ cán bộ công nhân viên:

Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi

Tên TK:giá vốn hàng bán

Chứng từ Diễn giải Trang

Kết chuyển giá vốn hàng bán

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM

Nhận xét chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công

Từ khi thành lập đến nay công ty TNHH Tuấn Lợi đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng Quy mô, thị trường ngày càng mở rộngvà uy tín ủa công ty về chất lượng sản phẩm luôn dược nâng cao. Đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ là một khâu có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhận thức được điều đó công ty TNHH Tuấn Lợi đã luôn tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị truờng tiêu thụ, đồng thời trong vấn đề quản trị doanh nghiệp bộ phận kế toán rất coi trọng tới công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.

Với cơ cấu gọn nhẹ đơn giản phòng kế toán đã có sự phối hợp hài hòa ăn khớp trong công tác kế toán mang lại hiệu quả cao phục vụ cho công tác quản lý. Đối với thành phẩm và tiêu thu thành phẩm kế toán của xí nghiệp đã phản ánh và thêo dõi sát sao hợp lú Ghi chép khá đầy đủ và kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ đồng thời phản ánh thu nhập cũng như tình hình thanh toán với khách hàng Cung cấp thông tin chính xác kịp thời phục vụ tốt công tác quản lý, phân tích lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo công ty.

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp có nhiều sự thay đổi, làm cho công tác kế toán ở các doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn

Về kế toán tiêu thụ thành phẩm:

NGUYÔN THANH DUNG – LíP: KT7A

Hệ thống sổ sách được áp đụng tương đối đầy đủ và khoa học, tạo điều kiện ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtong quá trình tiêu thụ, đảm bảo xác định chính xác doanh thu bán hàng trong tháng và phù hpợp với đặc điểm của thành phần cũng như đặc điểm của tiêu thụ và khách hàng của công ty Từ đó làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản phải nộp cho nhà nước và tình hình thanh toán với khách hàng.

Tuy nhiên kế toán tiêu thụ còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Việc tập hợp chi phí bán hàng chưa chính xác Một số khoản chi phí phục vụ cho khâu tiêu thụ nhưng lại được hạch toán sang các khoản chi phí khác: chi phí cửa hàng, lưong và các khoản trả cho nhân viên bán hàng Việc hạch toán chi phí bán hàng cần được lập riêng và phân bổ cho từng đơn đặt hàng trong tháng tạo điều kiện xác định kết quả sản xuất đối với từng đơn đặt hàng phục vụ công tác quản lý lập kế hoạch sản xuất sản phẩm.

- Công ty chưa có chiết khấu bán hàng.

Một số ý kiến đề xuất nhàm hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP

Nhìn chung công tác kế toán và tiêu thụ ở công ty được tổ chức tương đối tốt, phần nào đáp ứng nhu và phục vụ chu yêu cầu quản lý.Bên cạnh đó xuất phát từ điều kiện thực tế của công ty công tác kế toán và tiêu thụ còn một số vấn đề han chế, sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhỏ với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán, tiêu thụ nói riêng và công tác kế toán của công ty nói chung:

Về kế toán tiêu thụ thành phẩm

Công ty nên mở sổ chi tiết tiêu thụ để theo dõi tình hình theo dõi tình hình tiêu thụ từng loại hàng hóa cụ thể.

Hiện nay khi phản ánh giá vốn hàng bán, công ty tính chung cho cả và hàng hóa như vậy là chưa hợp lý do đó việc mở sổ chi tiết tiêu thụ sẽ khắc phục nhược điểm này.

- Về chiết khấu bán hàng như đã nói ở trên công ty chưa có chiết khấu bán hàng Tôi thấy công ty nên bổ xung để khuyến khích khách hàng đặt hàng với đơn đặt hàng lớn.

Ngày đăng: 18/07/2023, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w