tổng quan thị trường chứng khoán việt nam năm 2011 và 2012

9 378 0
tổng quan thị trường chứng khoán việt nam năm 2011 và 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

diễn biến thị trường chứng khoán năm 2011 và 2012

I. Thị trường trái phiếu Chính phủ 1. THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP Trái phiếu Chính phủ Trong năm 2011, tổng lượng trái phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trên thị trƣờng sơ cấp đã đạt gân 104.581 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu của Kho bạc Nhà nước phát hành là 60.309 tỷ đồng (chưa kể lượng phát hành cho Bảo hiểm xã hội phát hành trực tiếp của NHNN gần 10.000 tỷ đồng), của Ngân hàng phát triển Việt nam Ngân hàng chính sách xã hội lần lượt là 34.975 tỷ 9.297 tỷ đồng. Như vậy, Kho bạc nhà nƣớc đã phát hành được khoảng 87,5% kế hoạch phát hành đề ra (được điều chỉnh từ mức 90.000 tỷ đồng xuống 80.000 tỷ đồng) còn Ngân hàng phát triển Việt Nam đã phát hành đƣợc 100% kế hoạch đề ra (được điều chỉnh từ 45.000 tỷ đồng xuống 35.000 tỷ đồng). Trong năm, tổng lượng trái phiếu phát hành lớn nhất là ở quý I với giá trị lên tới 41 nghìn tỷ đồng, còn quý IV có tổng giá trị trái phiếu phát hành thấp nhất, bằng khoảng 32% tổng giá trị phát hành trong quý I. Về lãi suất trái phiếu Kho bạc, trái ngược với năm 2010 khi lãi suất ở các kỳ hạn có xu hướng giảm dần thì lãi suất trái phiếu trong suốt năm 2011 có xu hướng ổn định luôn cao hơn lãi suất so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó, lãi suất của những trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh duy trì một mức chênh lệch cao hơn từ 1-3% so với lãi suất trái phiếu Kho bạc cùng kì hạn. Với chính sách tiện tệ tài khóa được thắt chặt, đầu tƣ công đƣợc cắt giảm, việc huy động giải ngân vốn, theo chủ trƣơng của Chính phủ, được tiến hành rà soát giảm tốc, chỉ ưu tiên cho các dự án thiết yếu, có thể nhận thấy lãi suất trúng thầu trái phiếu được sử dụng như một công cụ điều chỉnh kì vọng của nhà đầu tư về một mặt bằng lãi suất thị trường giảm dần Trái phiếu doanh nghiệp Năm 2011, tổng khối lƣợng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 6.000 tỷ đồng, bằng 10% tổng giá trị phát hành của năm 2010. Phần lớn tổ chức phát hành là các doanh nghiệp vừa nhỏ sử dụng trái phiếu nhƣ sản phẩm thay thế cho khoản vay ngƣời mua là tổ chức tín dụng, không chào bán ra thị trƣờng. Về lãi suất, các trái phiếu của những doanh nghiệp lớn nhƣ EVN, Vinacomin, Viettinbank, Tổng thép Việt Nam, Hoang Anh Gia Lai Group được giao dịch trên thị trường với mức lợi suất từ 16% - 18% cho trái phiếu lãi suất cố định kỳ hạn 2 hoặc 3 năm; còn các trái phiếu có lãi suất thả nổi, mức lợi suất giao dịch bình quân vào khoảng 19% - 21%. Hoạt động trầm lắng của thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2011 là do chính sách thắt chặt tiền tệ tài khóa đƣợc chính phủ áp dụng trong năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó hạn chế khả năng phát hành trái phiếu. Hơn thế nữa, trong năm vừa qua hàng loạt quy định mới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt đông phát hành trái phiêu doanh nghiệp đƣợc đƣa ra cũng là yếu tố làm suy giảm lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 2. THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP Trong năm 2011, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 702,2 triệu trái phiếu giá trị giao dịch đạt khoảng 61.649 nghìn tỷ đồng, lần lƣợt bằng 83,39% tổng khối lƣợng 69,9% tổng giá trị trái phiếu giao dịch trên thị trường thứ cấp năm 2010. Khối lƣợng giá trị giao dịch tăng dần theo từng quý, quý IV có khối lượng cũng nhƣ giá trị giao dịch lớn nhất, chiếm khoảng 50% tổng khối lƣợng giá trị giao dịch trong năm 2011. Tình hình giao dịch của trái phiếu trong năm đã phản ánh rõ nét diễn biến lãi suất trên thị trường. Chủ trƣơng hạ mặt bằng lãi suất chung của Chính phủ đã khiến giá trị giao dịch trái phiếu đã tăng đột biến trong tháng 6 tháng 7. Cụ thể, 95 triệu đơn vị trái phiếu đã đƣợc chuyển nhượng trong tháng 6, tương ứng với 14.699 tỷ đồng, chiếm gần 24% tổng giá trị giao dịch của cả 3 quý; các con số tương ứng của tháng 7 là 111 triệu đơn vị trái phiếu, 11.415 tỷ đồng 18,5%. Trong khi đó, vào hai tháng cuối năm với hoạt động kém sôi động trên thị trƣờng thứ cấp do mức lãi suất trần đƣợc đƣa ra ở mức thấp hơn mong đợi, tổng khối lƣợng giá trị giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp cũng tăng cao, ở trên mức 105 triệu đơn vị trái phiếu trên 10.500 tỷ đồng. Trong năm 2012, với mức lãi suất trong hệ thống ngân hàng vẫn đƣợc duy trì ở mức ổn định mức lãi suất trên thị trƣờng trái phiếu sơ cấp có xu hƣớng giảm, khi lƣợng trái phiếu đáo hạn trong năm 2012 lên tới 72.379 tỷ đồng có tới 43% trong số này sẽ đáo hạn trong quý I/2012 II. Thị trường cổ phiếu niêm yết DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2011 Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Viêt Nam theo đó thị trường chứng khoán, vốn là phong vũ biểu của nền kinh tế, cũng phản ánh rõ điều này với xu hướng giảm điểm là xu hướng chính chủ đạo. Trong cả năm, thị trường chỉ có đƣợc hiếm hoi hai đợt hồi phục ngắn vào cuối tháng 5 khoảng giữa tháng 8, toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trƣờng chủ yếu đi xuống trong sự chán nản mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48%. Không chỉ chịu áp lực giảm về mặt điểm số, diễn biến giao dịch trên thị trường càng ngày càng theo hướng trầm lắng ảm đạm hơn, thể hiện qua sự khô kiệt của tính thanh khoản, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình mỗi phiên giao dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này trước hết đến từ phía các vấn đề vĩ mô cơ bản trong nước, đặc biệt là áp lực tỷ giá, lạm phát lãi suất. Tình hình lạm phát mặc dù về cuối năm đã dần trở nên ổn định được kiểm soát nhƣng nếu so với năm ngoái thì vẫn ở mức cao, mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt sau một loạt các biện pháp mạnh mẽ quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng chưa thực sự thấp. Không chỉ có vậy, trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết khả năng suy thoái kép của nền kinh tế toàn cầu. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG NĂM 2011 Nhà đầu tư nước ngoài hạn chế giao dịch với thái độ thận trọng dè dặt với thị trường chứng khoán Việt Nam do chịu tác động tiêu cực từ những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước lẫn thế giới. Nếu nhƣ trong năm 2010, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã nhận đƣợc lực hỗ trợ rất mạnh của dòng vốn ngoại thì ngƣợc lại, trong năm 2011, dòng vốn này lại có dấu hiệu rút khỏi thị trƣờng theo đó cũng đã góp phần làm cho thị trƣờng càng trở nên ảm đạm hơn. Cũng cần phải lƣu ý thêm rằng năm 2011 là một năm không chỉ khó khăn đối với Việt Nam mà còn cả nền kinh tế thế giới nói chung với tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu mà kéo theo đó chính là nguy cơ suy thoái kép, điều này đã dẫn đến một làn sóng rút vốn đầu tƣ khỏi các tài sản rủi ro, đặc biệt ở những thị trƣờng mới nổi, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến hiện tƣợng kể trên còn bắt nguồn từ chính những bất ổn của nền kinh tế trong nƣớc, nhất là vấn đề tỷ giá. Có thể thấy rằng từ sau khi tỷ giá đƣợc điều chỉnh tăng khá mạnh, hơn 9%, vào giữa tháng 2 thì các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng dần hạn chế động thái mua ròng đến khoảng giữa quý III trở đi thì xu hƣớng bán ròng trở nên rõ nét chiếm ƣu thế hơn hẳn. Ngoài ra cũng có một điểm đáng lƣu ý là trong năm 2011, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hầu nhƣ đều dành phần lớn sự quan tâm của mình cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cả ở chiều mua bán. Theo thống kê của chúng tôi, trong danh sách 10 cổ phiếu đƣợc mua ròng nhiều nhất cũng nhƣ chịu áp lực bán ròng mạnh nhất, xét về giá trị, của khối ngoại thì phần đông đều thuộc nhóm cổ phiếu này: VNM, FPT. CTG Chỉ số chứng khoán của một số nhóm ngành đã khởi sắc hơn với lợi suất dương, đặc biệt là ở những nhóm ngành không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn từ nền kinh tế. Lợi suất của các cổ phiếu niêm yết trong năm 2011 có sự phân hóa khá rõ nét, đặc biệt đáng chú ý theo chỉ tiêu vốn hóa thị trường với ưu thế vượt trội thuộc về nhóm vốn hóa lớn. Nhƣ đã đề cập ở trên, trong năm 2011, cả HNX VN Index đều trƣợt giảm mạnh, tuy nhiên sau khi phân chia các cổ phiếu trên 2 sàn theo các nhóm vốn hóa lớn, trung bình nhỏ thì có thể thấy sự suy giảm này phần lớn là do ảnh hƣởng từ sự tuột dốc của nhóm cổ phiếu vốn hóa vốn hóa trung bình nhỏ trên thị trƣờng. Cụ thể, đóng cửa ngày 30/12/2011, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn mức lợi suất- 6,70%, nhỏ hơn rất nhiều so với con số sụt giảm của HNX VN Index, còn nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình nhỏ lần lƣợt có mức lợi suất âm lên tới -29,66%và -43,09%.Không chỉ có vậy, mặc dù năm 2011 đã đƣợc ghi nhận là một năm với xu thế giảm điểm là chủ đạo trên thị trƣờng chứng khoán nhƣng căn cứ vào số liệu thống kê cũng nhƣ theo biều đồ trên, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong suốt năm qua chủ yếu đi ngang với biên độ tƣơng đối hẹp, thể hiện một khả năng chống chịu là trụ đỡ tốt cho thị trƣờng. Trong khi đó hai nhóm cổ phiếu còn lại, chiếm số đông các mã niêm yết trên hai sàn, thì lại thể hiện rất rõ xu hƣớng đi xuống cùng chiều với thị trƣờng. Ƣu thế kể trên của nhóm vốn hóa lớn trƣớc hết là do những cổ phiếu này thƣờng là những cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn đầu ngành, có uy tín thƣơng hiệu tốt trên thị trƣờng, tình hình tài chính lành mạnh với nguồn vốn lớn, đồng thời cũng đã trải qua một thời gian phát triển nhất định với kinh nghiệm quản lý đƣợc tích lũy, theo đó những công ty này cũng sẽ có triển vọng khả năng chống chịu tốt hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khókhăn. Hơn thế nữa, những công ty nhƣ vậy luôn có đƣợc sự quan tâm ƣu ái nâng đỡ của dòng vốn ngoại, chính điều này cũng đã làm ƣu thế của nhóm vốn hóa lớn càng trở nên rõ nét hơn. Động thái thay đổi cổ phiếu trong danh mục tính chỉ số của các quỹ đầu tư theo chỉ số đã tạo nên giao dịch đột biến về giá trị khối lượng với một số cổ phiếu. Phần đông các công ty chứng khoán gặp khó khăn chịu thua lỗ trong năm 2011  Cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thì, theo thống kê chƣa đầy đủ , trong năm 2011, số lƣợng công ty chứng khoán chịu thua lỗ chiếm ƣu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuận thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng nhƣ tự doanh. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt giảm nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể nhƣ trƣờng hợp của công ty chứng khoán SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dƣơng chứng khoán Hà Nội. Không chỉ có vậy, một số công ty chứng khoán còn bị Trung tâm Lƣu ký cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán gây hoang mang cho các nhà đầu tƣ, vốn đã khá mệt mỏi e dè trong suốt một thời gian dài thị trƣờng trƣợt giảm. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN NĂM 2012 Chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam, VN-Index đã đạt đỉnh 492 điểm vào đầu tháng 5/2012, tăng 48% so với đầu năm 2012. Nhưng sau đó, vào những ngày đầu tháng 12, VN-Index đã giảm lại 22% so với đỉnh của tháng 5. Thị trường bị bán mạnh vì tình hình khủng hoảng nợ Châu Âu không mấy sáng sủa, vì sự kiện bắt giữ ông Nguyễn ĐứcKiên, sáng lập viên của ACB, cùng những nhân vật chủ chốt khác, vì vấn đề nợ xấu ở Việt Nam đang ngăn chặn nền kinh tế của quốc gia hồi phục. Sự gia tăng suốt nửa đầu năm 2012 được dẫn dắt bởi hai yếu tố sau: 1) Nỗ lực giảm lạm phát từ mức đỉnh 23% trong tháng 8/2011 về khoảng 7% từ giữa năm 2012 vẫn đang duy trì mức này cho đến hiện nay. Điều này cho phép lãi suất giảm 5% trong năm nay, khởi đầu cho chu kỳ phục hồi kinh kế từ đầu năm. 2) Giá cổ phiếu đã giảm quá sâu từ cuối năm 2011, do nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng đã đẩy lãi suất liên ngân hàng lên đến 34%, bóp nghẹt dòng vốn tín dụng của các ngân hàng nhỏ yếu ở Việt Nam. TTCK đã dễ thở hơn khi Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu cho các ngân hàng nhỏ vay một cách trực tiếp thông qua kẻnh tái chiết khấu Nguyên nhân chính của việc TTCK Việt Nam không tốt so với các thị trường Asean kể từ tháng 5 là do vấn đề nợ xấu của ngân hàng làm tổn thương nền kinh tế. Những sự kiện như bắt giữ thành viên sáng lập ACB “Bầu Kiên”, tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải, chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành nhiều quản lý cao cấp khác cũng như “mặt sau” của tranh luận chính trị diễn ra trong gần hết cả năm, tất nhiên đã ảnh hưởng đến tâm lý TTCK; nhưng những yếu tố này có thể ảnh hưởng không đáng kể đến “nền kinh tế thực”. Ví dụ như ACB, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đã sớm khôi phục lại bình thường sau sự kiện Bầu Kiên bị bắt giữ, ngân hàng này vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Việc này cũng giúp giải thích nguyên nhân tại sao thực tế nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ACB cũng như những cổ phiếu khác ở Việt Nam trong giai đoạn mà scandal ở ACB tràn ngập các tít báo hồi tháng 8 (NĐT nước ngoài mua ròng 140 triệu USD cổ phiếu Việt Nam trong năm nay 1. Tổng quan thị trường năm 2012: Hai nửa khác biệt Tính đến thời điểm 14/12, VN-Index tăng 11,6% so với cuối năm 2011 trong khi HNX-Index giảm 7,6%. HNX-Index đã liên tục phá đáy lịch sử trong những ngày giao dịch của tháng 11/2012, với mức đáy kỷ lục thiết lập ngày 6/11 là 50,33 điểm. 5 tháng đầu năm 2012: Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của năm 2011. Các thông tin đẩy thị trường tăng vọt trong giai đoạn nửa đầu năm 2012 bao gồm: · Thông tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động tăng cường quản lý TTCK Việt Nam · Sự ra đời của chỉ số VN30-Index · Động thái cắt giảm lãi suất nhanh mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm · Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% trong vòng 5 tháng so với cuối năm 2011 trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng nhất trên thế giới. Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 9/5/2012. Nửa cuối thất bại của năm 2012: Nợ xấu tăng cao, thị trường gần như bị “shock” sau thông báo chính thức của NHNN về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% như các NHTM báo cáo. Những bất ổn vĩ mô hệ thống ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Niềm tin thị trường lung lay sau “quả bom” Habubank công bố tình hình tài chính bi bét đã được che đậy với tỷ lệ nợ xấu lên tới 13% cần được giải cứu. Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh, SHB tham gia vào tái cơ cấu Habubank. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu. Tính hình trở nên bi bét hơn sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối” của TTCK Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp, bị cắt margin khiến thị trường gần như lao dốc không phanh. So với đỉnh thiết lập tháng 5, mặc dù đã hồi phục khá nhiều trong tháng 12 song VN-Index vẫn giảm 20% HNX-Index giảm 36%. Các lệnh thỏa thuận hàng nghìn tỷ đồng được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012 đặc biệt tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khiến UBCK phải thanh tra hoạt động ủy thác đầu tư từ các NHTM đến các công ty quản lý quỹ. Thanh khoản giảm mạnh gần như cạn kiệt trong những ngày giao dịch tháng 11, bình quân 2 sàn giao dịch khớp lệnh 300 tỷ đồng/phiên, tuy nhiên nếu tính tổng thể cả năm 2012, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều. Về giá, 50% số mã niêm yết sàn HoSE (157 mã) 70% mã niêm yết sàn Hà Nội (281 mã) giao dịch dưới mệnh giá, trong đó 75 mã sàn HoSe 131 mã sàn Hà Nội có giá dưới 5.000 đồng/cp, con số này đã giảm đáng kể so với tháng 11, thậm chí SME trước khi hủy niêm yết đã có lúc giao dịch ở mức giá 3.000 đồng. Trong khi đó, một số mã vẫn tăng gấp đôi thị giá trong năm 2012 như HSG, DRC, Ngày 21/8/2012 ông Nguyễn Đức Kiên, phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng ACB bị bắt, vốn hóa thị trường bị mất 1 tỷ đô trong ngày (20.800 tỷ đồng trên hai sàn). Sau 1 tuần, khi ACB, EIB, STB bị bán sàn, vốn hóa thị trường bốc hơi 4 tỷ đô (trên 81.000 tỷ trên hai sàn, trong đó vốn hóa sàn HoSe giảm 63.000 tỷ đồng). Ngày 27/8/2012, ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB bị bắt, vốn hóa thị trường giảm 1 tỷ đô trong ngày. Ngày 27/9/2012, ông Trần Xuân Giá 3 thành viên HĐQT ngân hàng ACB bị truy tố khiến niềm tin của NĐT trên TTCK ngày càng giảm sâu. Tháng 11/2012, ông Đặng Văn Thành từ nhiệm HĐQT ngân hàng Sacombank bị cơ quan điều tra triệu tập, vốn hóa hai sàn mất 31.000 tỷ đồng trong ngày 1/11. So với thời điểm ngày 20/8, vốn hóa thị trường đã “bay” hơn 92.000 tỷ đồng. 3. Bức tranh u ám của các CTCK: 50% CTCK bị lỗ năm 2012 Thị trường giảm sâu, 56/100 CTCK báo lỗ (số liệu quý 3/2012), tổng lợi nhuận của 100 CTCK âm 212 tỷ đồng trong quý 3/2012 trên 70% công ty có lỗ lũy kế. 9 CTCK bị kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK bị đình chỉ 6 tháng, 4 công ty bị rút nghiệp vụ môi giới (SME, Đông Dương, Trường Sơn, Hà Nội), 3 công ty rút nghiệp vụ tự doanh (Hà Thành, Việt Tín, Viễn Đông (tự ngyện)), 3 CTCK tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên 2 Sở: AVS, SVS APG. Hiện CTCK Nam An cũng xin rút tư cách thành viên 2 Sở. SBS Delta (RUBSE cũ đổi tên) là 2 CTCK đã bị âm vốn điều lệ, trong đó SBS có lỗ lũy kế trên 1.700 tỷ đồng. Hàng loạt CTCK bị mất thanh khoản bị Trung tâm lưu ký phạt, thậm chí hủy lệnh giao dịch, đình chỉ lưu ký 10 ngày vì không thanh toán tiền cho VSD sau khi áp dụng T+3: GBS, TAS… Thị trường càng khó khăn bao nhiêu, quá trình tái cấu trúc các CTCK sẽ càng được đẩy nhanh bấy nhiêu. Hiện Chính phủ khuyến khích các CTCK sáp nhập, theo Đề án tái cấu trúc TTCK các doanh nghiệp bảo hiểm đã được Chính phủ thông qua, CTCK sẽ chia làm 4 nhóm, sẽ có cơ chế cho CTCK đóng cửa chuyển đổi sang thành công ty đầu tư chứng khoán, phá sản hoặc giải thể theo Luật doanh nghiệp. 4. Siết chặt bán khống, đẩy mạnh việc công bố thông tin tính minh bạch trên thị trường Năm 2012 có lẽ là năm cải cách về chính sách nhiều nhất kể từ khi TTCK thành lập. Hàng loạt Thông tư được đưa ra yêu cầu các CTCK cũng như các thành viên thị trường phải tăng cường hoạt động công bố thông tin như: · Thông tư 52 về Hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK ban hành ngày 5/4/2012: trong đó công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải công bố thông tin như doanh nghiệp niêm yết · Thông tư 121 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng · Thông tư 165 sửa đổi Thông tư 226: giảm thời gian kiểm soát đặc biệt CTCK từ 6 tháng xuống 4 tháng, có chế tài đóng cửa đình chỉ hoạt động CTCK không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt · Nghị định 58: nâng chuẩn niêm yết trên hai sàn · Công văn 3229 cấm các tổ chức kinh doanh chứng khoán cho phép bán khống trên toàn hệ thống 5. Nhiều sản phẩm mới đưa ra thị trường Có hàng loạt biện pháp “kích cầu” được đưa ra năm 2012 như: - Lần đầu tiên đưu vào áp dụng hai chỉ số VN30 HNX30 bao gồm 30 cổ phiếu thanh khoản nhất trên mỗi sàn - Kéo dài thời gian giao dịch xuống buổi chiều - Thay đổi cách tính giá tham chiếu trên sàn Hà Nội - Chính thức luật hóa nghiệp vụ margin (60:40) - Áp dụng lệnh thị trường MP - Chính thức giảm ngày thanh toán cổ phiếu từ 15h chiều ngày T+3 sang 9h sáng ngày T+3 - Chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền nắm 100% vốn tại CTCK trong nước (Nghị định 58) - Chính thức cấp phép cho quỹ mở - UBCK cũng ban hành dự thảo về ETF, giới thiệu sản phẩm chứng quyền… - Thông tư 213 giảm thủ tục hành chính cho khối ngoại Hàng loạt các biện pháp kích cầu của Bộ Tài chính UBCK đưa ra nhằm thúc đẩy thanh khoản cho thị trường nhưng ở thời điểm cuối năm 2012, những biện pháp này chưa thực sự mang lại chuyển biến cho thị trường. Do còn nhiều rủi ro nên các nhà đầu tư chưa sử dụng lệnh MP, việc rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+3, cho vay margin…vẫn chỉ là các biện pháp hợp pháp hóa những gì đã đang diễn ra trên thị trường. Trong khi yêu cầu thực hiện T+2, nới room cho khối ngoại, giảm thuế chứng khoán cho quỹ đầu tư…vẫn đang bị treo lại do “chưa phải thời điểm thích hợp”. 6. Huy động vốn đình trệ, 21 cổ phiếu bị hủy niêm yết Chưa năm nào có nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết như năm nay. Trên hai sàn có 25 cổ phiếu 1 chứng chỉ quỹ niêm yết mới song có 22 cổ phiếu bị hủy niêm yết. Đa phần việc hủy niêm yết do các công ty lỗ 3 năm liên tiếp, một số trường hợp bị hủy do 1 năm không có giao dịch, hoặc hủy niêm yết tự nguyện như trường hợp CSG, MKV. Còn có nhiều trường hợp như PSE, HU4, MED, VTE, PXH chưa giao dịch ngày nào nhưng đã hủy niêm yết do được chấp thuận hồ sơ xong không không niêm yết. 7. UBCK ban hành 146 quyết định xử phạt trong năm 2012 Năm 2012năm xảy ra nhiều sai phạm nhất trên TTCK, 9 tháng đầu năm 2012 số tiền UBCK phạt vi phạm các CTCK cũng như các thành viên trên thị trường đã vượt con số phạt của cả năm 2011, đạt trên 20 tỷ đồng. Một số vụ việc lớn xảy ra tại các CTCK như vụ việc cho NĐT bán trên tài khoản của môi giới tại CTCK HSC, NĐT bị mất tiền chứng khoán tại TAS, ông Hoàng Xuân Quyến (chứng khoán Liên Việt) bị bắt do sai phạm trong việc ký duyệt hợp đồng mua bán cổ phiếu OTC, Chứng khoán Đại Nam bị phạt 250 triệu đồng vì bán khống, VNDS bị treo margin 2 tháng vì lách luật margin… UBCK đã phạt 58 công ty đại chúng, công ty niêm yết do vi phạm công bố thông tin, triển khai 6 đoàn kiểm tra giao dịch đối với các cổ phiếu CVN, HQC, CDC, FLC, GBS, ASM. UBCK đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc thao túng giá 6 đơn tố cáo cho cơ quan công an, trong đó có vụ việc thao túng giá tại SBS. 8. Công ty quản lý quỹ: Đóng cửa, đưa vào diện kiểm soát đặc biệt Hiện trên thị trường có 47 CTQTL với tổng vốn điều lệ 3.126 tỷ đồng, quản lý khối tài sản 97.000 tỷ đồng. Đến nay có 15 công ty quản lý 22 quỹ đầu tư (16 quỹ thành viên, 6 quỹ đại chúng) trong đó 6 quỹ đang tiến hành giải thể (SSIVF đóng cửa ngày 14/11/2012) do hết thời gian hoạt động, 4 quỹ giảm vốn điều lệ. Trong số này có 14 CTQTL hoạt động cầm chừng, thua lỗ, 3 công ty không duy trì được chỉ tiêu an toàn tài chính UBCK đã đưa 2 công ty quản lý quỹ vào diện kiểm soát đặc biệt là CTQLQ Hữu Nghị CTQLQ Thành Việt. UBCK đã tiến hành kiểm tra tại 22 CTQLQ đang xử lý vấn đề ủy thác vốn của các ngân hàng tại các công ty này. 9. Vốn ngoại đổ vào-chảy ra mạnh tại bluechips Bất chấp việc thị trường chứng khoán không thực sự khởi sắc, dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào các doanh nghiệp bluechips, đặc biệt qua kênh phát hành riêng lẻ. Đầu năm, VCB hoàn tất phát hành 15% cổ phần cho Mizuho, thu về 570 triệu USD – thương vụ phát hành cổ phần có giá trị lớn nhất từ trước đến nay. Nhà đầu tư ngoại cũng đã chi hàng chục triệu USD để mua cổ phần của Kinh Đô, CotecCons, REE, Halico, Nhựa Tiền Phong… Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại cũng có những thương vụ thoái vốn rất lớn như ANZ thoái vốn khỏi Sacombank (> 80 triệu USD), HSBC thoái vốn khỏi Bảo Việt (340 triệu USD), Prudential thoái vốn khỏi Proconco (96 triệu USD)… Tương tự năm 2011, nhà đầu tư Nhật Bản vẫn để lại dấu ấn lớn khi đầu tư vào Vietcombank, Bảo Việt, Kinh Đô, Thiết bị Y tế Việt Nhật, Cholimex Food… 4 tháng đầu năm 2013: tháng 1 2 Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2013 thực sự khởi sắc. Cả hai chỉ số giá tổng hợp là VN-Index HNX-Index đều tăng điểm: VN Index tăng từ 418,35-474,56 điểm, HNX tăng từ 59,11-62,56 điểm Kèm theo đó, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện đáng kể với sự tăng lên khá mạnh của khối lượng giao dịch giá trị giao dịch: HNX đạt gần 4500 tỷ đồng, HSX đạt gần 10000 tỷ đồng tháng 3: Trong tháng 3, diễn biến chỉ số trên hai Sở Giao dịch chứng khoán có xu hướng trái ngược. Trong khi chỉ số VN-Index tăng điểm 477,15-491,04 thì chỉ số HNX-Index lại có xu hướng giảm điểm 62,18-60,25. Tính thanh khoản trên thị trường giảm sút so với hai tháng đầu năm khi cả khối lượng giao dịch giá trị giao dịch trong tháng 3 đều sụt giảm đáng kể. tháng 4: Trong tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến theo chiều hướng điều chỉnh giảm. Cùng với sự giảm điểm của VN-Index HNX-Index, tính thanh khoản cũng giảm so với các tháng trước, khối lượng giao dịch giá trị giao dịch trong tháng 4 đều sụt giảm đáng kể. TĂNG TỐC IPO Năm 2013, dự kiến có 7 tổng công ty nhà nước thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) lên sàn chứng khoán với tổng trị giá niêm yết dự kiến lên tới 25.000 tỷ đồng, khoảng 20 doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện cổ phần hóa lên sàn chứng khoán cùng với 2 “ông lớn” ngành bia (Sabeco Habeco) có thể sẽ bị buộc lên sàn sau hơn 2 năm hứa cuội. - Sự kiện đáng quan tâm nhất là IPO Vietnam Airlines. Bộ Giao thông Vận tải đã buộc Vietnam Airlines phải hoàn tất cổ phần hóa trong nửa cuối năm 2013. Dự kiến trong tháng 4/2013, Vietnam Airlines sẽ thực hiện IPO khoảng 383 triệu cổ phiếu hãng kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD, tương đương mức giá trung bình là khoảng 10.920 đồng/cổ phiếu. - Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự kiến IPO vào ngày 1/7/2013. Hiện tại tập đoàn này đang đàm phán chọn đối tác chiến lược nước ngoài, trong đó, một số nhà đầu tư từ Nhật Bản đang có ý định tham gia góp vốn vào tập đoàn. - Tổng công ty Viglacera dự kiến sẽ IPO muộn nhất vào tháng 9/2013 bán ra công chúng khoảng 20% vốn. - Năm 2013, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu. Trong đó, đối với công ty mẹ - tổng công ty sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2013. Ngày 14/3: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã chính thức thông báo về có quyết định hủy niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (mã CK: SBS) Theo đó, số lượng cổ phiếu bị hủy niêm yết là 126,66 triệu cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết bị hủy là 1.266,6 tỷ đồng. Thời gian hủy niêm yết sẽ có hiệu lực từ ngày 25/3/2013 ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu SBS tại HoSE là 22/3/2013 . trường cổ phiếu niêm yết DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2011 Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Viêt Nam theo đó thị trường chứng khoán, vốn là phong vũ biểu của nền. trọng và dè dặt với thị trường chứng khoán Việt Nam do chịu tác động tiêu cực từ những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước lẫn thế giới. Nếu nhƣ trong năm 2010, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. mệt mỏi và e dè trong suốt một thời gian dài thị trƣờng trƣợt giảm. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN NĂM 2012 Chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam, VN-Index đã đạt đỉnh 492 điểm vào đầu tháng 5 /2012, tăng 48%

Ngày đăng: 30/05/2014, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan