1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết tuổi thơ dữ dội phùng quán

79 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Động Ngôn Ngữ Hỏi Của Nhân Vật Trong Hội Thoại Qua Tiểu Thuyết Tuổi Thơ Dữ Dội Phùng Quán
Tác giả Phùng Quán
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 228,67 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (7)
  • 2. Lịch sử vấn đề (8)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Cấu trúc (12)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Lí thuyết hội thoại (13)
      • 1.1.1. Khái niệm về hội thoại (13)
      • 1.1.2. Những yếu tố tham gia vào hội thoại (13)
      • 1.1.3. Cấu trúc của hội thoại (17)
      • 1.1.4. Lời thoại trong tác phẩm văn học (18)
    • 1.2. Hành động ngôn ngữ (20)
      • 1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ (20)
      • 1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ (20)
      • 1.2.3. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi (21)
      • 1.2.4. Hành động ngôn ngữ hỏi (24)
    • 1.3. Khái quát về tác giả Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (26)
      • 1.3.1. Tác giả Phùng Quán (26)
      • 1.3.2. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (27)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ HỎI CỦA NHÂN VẬT (29)
    • 2.1. Khát quát về hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán (29)
    • 2.2. Biểu thức ngữ vi hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán (31)
      • 2.2.1. Các dạng biểu thức ngữ vi hỏi (31)
      • 2.2.2. Lời dẫn của biểu thức ngữ vi hỏi (37)
      • 2.2.3. Động từ nói năng trong lời dẫn của biểu thức ngữ vi hỏi (38)
    • 2.3. Phát ngôn ngữ vi hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán (41)
      • 2.3.1. Các dạng phát ngôn ngữ vi hỏi trong tác phẩm (41)
      • 2.3.2. Lời dẫn của phát ngôn ngữ vi hỏi (47)
      • 2.3.3. Động từ nói năng trong lời dẫn của phát ngôn ngữ vi hỏi (49)
    • 2.4. Vai trò của hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (52)
      • 2.4.1. Hành động ngôn ngữ hỏi góp phần thể hiện tính cách nhân vật (52)
      • 2.4.2. Hành động ngôn ngữ hỏi góp phần thể hiện giọng điệu của tác phẩm (54)
  • KẾT LUẬN (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)
  • PHỤ LỤC (63)

Nội dung

Lịch sử vấn đề

Nhà ngôn ngữ học Austin (1962) là người phát hiện ra bản chất của sự nói năng và xây dựng lí thuyết hành động ngôn ngữ Theo Austin, trong khi người ta nói ra một phát ngôn thì họ đã thực hiện ba loại hành động ngôn ngữ:hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời Trong đó hành động ở lời là đối tượng nghiên cứu chính của Ngữ dụng học Sau đó, JohnSearle (1969) đã tiếp tục phát triển lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin.

Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là: Đích tại lời

(illocutionary point), Hướng khớp ghép lời - hiện thực (direction of fit), Trạng thái tâm lí được biểu hiện, Nội dung mệnh đề Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn: Biểu hiện (representatives), Điều khiển (directives), Kết ước (commissives), Biểu cảm (expressives), Tuyên bố (declarations) Ở nước ta, ngữ dụng học và hành động ngôn ngữ là lĩnh vực nghiên cứu mới nhưng đã thu được thành tựu khá đáng kể Người đi đầu trong nghiên cứu về ngữ dụng học và hành động ngôn ngữ đó là tiến sĩ- nhà giáo ưu tú Đỗ Hữu Châu với tác phẩm “Đại cương ngôn ngữ học” (1993) Sau Đỗ Hữu Châu, có thể kể tới một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Đức Dân với “Ngữ dụng học” (1998), Nguyễn Văn Khang với “Ngôn ngữ học xã hội- Những vấn đề cơ bản” (1999), hay Nguyễn Thiện Giáp với “Dụng học Việt ngữ” (2000),

Nguyễn Văn Hiệp với “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” (2008), Đỗ Việt

Hùng với “Ngữ dụng học” (2011) Các tác phẩm kể trên tập trung phân tích và làm rõ các khái niệm về ngữ dụng học, hành động ngôn ngữ, hội thoại, cũng như xây dựng các cấu trúc có liên quan tới ngôn ngữ Tuy nhiên, đây lại là các tài liệu nghiên cứu về mặt lí thuyết chưa đi sâu vào các giá trị thực tiễn mà ngôn ngữ đem lại.

Một số nghiên cứu có tính ứng dụng phải kể đến:

“Hành vi cho tặng trong sự kiện lời nói cho, tặng” (Luận văn Thạc sĩ của Chử Thị Bích 2001) Ở công trình này, tác giả đưa ra các hành vi cho tặng trong sự kiện lời nói cho, tặng

“Cặp thoại điều khiển trong sự kiện lời nói điều khiển” (Luận văn Thạc sĩ của Trịnh Thanh Hà 2001); “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu” (Luận vănThạc sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh 2001) Luận văn đã đề cập tới sự kiện của lời nói: lời nói thỉnh cầu, lời nói điều khiển Cặp thoại điều khiển, cặp thoại thỉnh cầu được đặt trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau thì có cách dùng và giá trị sử dụng riêng biệt.

Các hành động ngôn ngữ cũng được đề cập đến trong:

“Hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao” (Mai Thị Hảo Yến, 2001).

Công trình này tập trung phân tích hình thức thoại dẫn trong truyện ngắn của Nam Cao

“Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp diễn ngôn Tiếng Việt” (Luận văn Thạc sĩ của Phan Thị Bích Hường

2012) Tác giả đề cập tới các hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp mang tính chuẩn mực và không chuẩn mực và phân tích các yếu tố thay đổi chuẩn mực trong giao tiếp.

“Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hiền

2014) Luận văn đã khảo sát và phân loại các hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao Từ đó, luận văn khẳng định vai trò của hành động ngôn ngữ trì hoãn trong các tác phẩm văn học. Đến nay đã có nhiều công trình khoa học chọn câu nghi vấn và hành động ngôn ngữ hỏi làm đối tượng nghiên cứu Một số công trình tiêu biểu như:

“Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi” (Luận án của Nguyễn Thị Thìn 1994) Luận án đưa ra cách miêu tả một số kiểu câu hỏi không dùng từ để hỏi.

“Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ” (Luận án của Nguyễn Thị Lương 1996) Tác phẩm đã dựa trên bốn điều kiện của hành vi ở lời của Searle để đưa ra cách xác định hành vi gián tiếp có liên quan tới tiểu từ tình thái dứt câu.

“Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại” (Luận án của Đặng Thị Hảo Tâm 2003), tập trung tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại

“Luận văn Hành động ngôn ngữ hỏi trong Chương trình Giao lưu- đối thoại- Tọa đàm của Đài PT- TH Thanh Hóa” (Luận văn Thạc sĩ của Phạm Văn

Báu 2016) Công trình nghiên cứu này dựa trên lí thuyết hành động ngôn ngữ hỏi của Austin để phân tích các hành động ngôn ngữ hỏi trực tiếp và các hành động ngôn ngữ hỏi gián tiếp được sử dụng trong các chương trình giao lưu, đối thoại, tọa đàm của Đài phát thanh- truyền hình Thanh Hóa

Nghiên cứu tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán từ góc nhìn ngôn ngữ có một số công trình tiêu biểu: “Xưng hô trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán” (Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Hạnh), “Đặc điểm ngôn ngữ của Phùng Quán trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội” (Luận văn của Lê Thị Kim

Thoa) Tuy nhiên, ở hai công trình này chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu từ xưng hô trong tác phẩm và đặc điểm ngôn ngữ ở dạng khái quát, chưa đi sâu tìm hiểu hành động ngôn ngữ trong tác phẩm Đây cũng là lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài về hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tác phẩm

Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng lí thuyết hội thoại và hành động ngôn ngữ, khóa luận chỉ ra đặc điểm của hành động ngôn ngữ hỏi trong lời thoại của nhân vật ở tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán Từ đó khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ học với các thao tác, thủ pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp phân tích, miêu tả

Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, miêu tả để phân tích cấu trúc, đặc điểm về nội dung và hình thức của các phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi.

Từ đó thấy được đặc điểm, vai trò của hành động ngôn ngữ hỏi trong tiểu thuyết

Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

5.2 Thủ pháp thống kê, phân loại

Khóa luận sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại để sắp xếp ngữ liệu khảo sát thành các mô hình, các kiểu dạng Đây là cơ sở giúp khỏa luận mang tính khách quan và thuyết phục.

Khóa luận sử dụng thủ pháp khảo sát để tập hợp các phát ngôn và biểu thức ngữ vi trên lý thuyết của Ngữ dụng học và hành động ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán.

Cấu trúc

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Đặc điểm hành động ngôn ngữ của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

Lí thuyết hội thoại

1.1.1 Khái niệm về hội thoại

Hội thoại được xã hội học, xã hội ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Mĩ nghiên cứu Từ năm 1970, nó là đối tượng chính thức của một phần ngành ngôn ngữ học Mỹ, phân ngành phân tích hội thoại (coversation analysis) Sau đó phân tích hội thoại được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân tích diễn ngôn, Cho tới nay, ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia đều bàn đến hội thoại

Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học:“Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích được đặt ra” [26, tr.122]

Theo Đại cương ngôn ngữ học tập 2: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [4, tr 201]

Như vậy, hội thoại chính là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa hai hay nhiều nhân vật nhằm làm sáng rõ một vấn đề đang được quan tâm Hội thoại được đặt trong mối quan hệ với ngữ cảnh, ngoại cảnh và diễn ngôn Vì vậy, để đạt được hiệu quả giao tiếp, các nhân tố tham gia hội thoại ngoài việc truyền tải nội dung thông tin thì còn cần lựa chọn cách thức thực hiện phù hợp

1.1.2 Những yếu tố tham gia vào hội thoại

Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn [4, tr 15]

Từ sơ đồ trên, ngữ cảnh bao gồm hai yếu tố: nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn

Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động lẫn nhau [4, tr 15]

Mỗi cuộc giao tiếp gồm hai hay nhiều nhân vật và có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn tức vai nói (viết) (Sp1); vai tiếp nhận diễn ngôn, tức nghe

(đọc) (Sp 2) Trong cuộc giao tiếp, hai vai này sẽ thường xuyên luân chuyển.

An: Hôm qua, cậu đi đâu mà không đi học vậy?

Bình: Tớ đi khám bệnh Cậu cho tớ mượn vở chép bài có được không?

An: Ừ Lát tớ đưa. Ở lượt lời thứ nhất: người nói là An, người nghe là Bình và vai giao tiếp đã được thay đổi ở lượt lời thứ 2: An là người nghe, còn Bình là người nói.

Trong hội thoại này, ở lượt lời thứ nhất, An đã hướng Bình theo mục đích hỏi và niềm tin- niềm tin vào tính phù hợp của cái hình ảnh tinh thần mà mình đã xây dựng nên đối phương của mình (ở đây là nhân vật Bình) và ngược lại.

Ngoài vai giao tiếp, để tạo nên nhân vật giao tiếp còn yếu tố về quan hệ liên cá nhân Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau [1, tr 17] Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục uy quyền (power), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (distance), con gọi là trục thân cận (solidarity) Hai trục là hình ảnh

Hiện thực ngoài diễn ngôn Nhân vật giao tiếp

Hiện thực- đề tài của diễn ngôn

Quan hệ liên cá nhân Vai giao tiếp

Sp 1 Sp 2 của các nhân vật tham gia giao tiếp và khoảng cách hai trục tượng trưng cho mức độ thân thiết giữa các nhân vật này Trong giao tiếp, đại từ xưng hô, thể hiện rất rõ quan hệ liên cá nhân Xưng hô là cậu/ bạn/ tớ chỉ quan hệ bạn bè, ngài/ ông/ bà chỉ vai giao tiếp cao hơn trong cuộc giao tiếp đó Trong hội thoại, người nắm quyền chủ động nêu đề tài diễn ngôn, điều khiển cuộc hội thoại theo ý mình, thì người đó có vị thế giao tiếp mạnh Vị thế giao tiếp có thể chuyển giao từ người này sang người kia.

Hiện thực ngoài diễn ngôn là những yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa, có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp và phải được nhân vật giao tiếp ý thức Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm bốn yếu tố:

Hiện thực- đề tài của diễn ngôn là những vấn đề được nói tới trong quá trình các nhân vật giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp là tất cả các yếu của thế giới hiện thực ở thời điểm và không gian diễn ra cuộc hội thoại, trừ thế giới khả hữu, và đề tài diễn ngôn Diễn ngôn có thể lựa chọn thế giới khả hữu nhưng hoàn cảnh phải ở trong thế giới hiện thực.

Thoại trường (seetting, site)(tên gọi khác: hoàn cảnh giao tiếp hẹp) được hiểu là cái không- thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra [4, tr.24,25]. Không gian, thời gian thoại trường là không gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện Mỗi thoại trường quy định một cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

Ngữ huống giao tiếp là tình huống giao tiếp tác động vào diễn ngôn.

Trong cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ Giao tiếp bằng ngôn ngữ thì tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên Ngôn ngữ được hợp thành từ:

Các biến thể của ngôn ngữ Đường kênh thính giác, thị giác của ngôn ngữ Đường kênh thính giác, thị giác của ngôn ngữ

Trước đây, ngôn ngữ chỉ có một đường kênh thính giác Đó là qua nghe và nói Về sau, xã hội phát triển, chữ viết ra đời, ngôn ngữ có thêm đường kênh thị giác Từ đó, diễn ngôn có hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Các biển thể của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ có nhiều biến thể: biến thể chuẩn mực hóa, biến thể phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội, ngữ vực, phong cách chức năng [4, tr 27]

Hành động ngôn ngữ

1.2.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau hành động ngôn ngữ:

Theo Đỗ Hữu Châu: “Hành động ngôn ngữ được thực hiện khi người nói

(hoặc người viết) nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2” [4, tr.88].

Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” thì “Hành động ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu định nghĩa là một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các tiết tấu- ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm- âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó”

Vì vậy, hành động ngôn ngữ là hành động tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp, là một hành động xã hội đòi hỏi sự liên kết, tương tác.

Hành động ngôn ngữ xem xét ở hai phương diện: biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi; được biểu thị bằng các động từ nói năng trong ngôn ngữ.

1.2.2 Phân loại hành động ngôn ngữ

Khi chúng ta nói năng cũng là đang thực hiện một hành động Tuy nhiên hành động này rất đặc biệt bởi phương tiện thực hiện chúng là ngôn ngữ Theo Austin có 3 loại hành động ngôn từ là:

- Hành vi tạo lời (acte locutoire)

- Hành vi mượn lời (acte perlocutoire)

- Hành vi ở lời (acte illocutoire)

Hành động tạo lời là hành động sử dụng các đơn vị, các quan hệ ngôn ngữ để tạo nên các biểu thức có nghĩa Nó là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng và gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Ví dụ: hỏi, mời, khuyên, bảo, hứa, thề,… là những hành động ở lời.

Hành động mượn lời là hành động phát ngôn nhằm gây ra một tác động nào đó làm biến đổi ngữ cảnh.

SP2 (đối thể tiếp nhận thông tin) có thể tắt điện thoại hoặc có vẻ bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu… Những hiệu quả như vậy đều thuộc hiệu quả mượn lời.

Hành động ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.[4, tr.89]

Ba loại hành động này được tổng hợp khi phát ngôn diễn ra Tuy nhiên, trong phạm vi khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung phân tích, làm sáng rõ hiệu quả của hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội.

1.2.3 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

Hành vi ở lời là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên:

Theo cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”thì “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn- sản phẩm cả một hành vi ở lời nào đó, khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời do nó tạo ra Kết cấu lõi đó gọi là biểu thức ngữ vi” [4, tr.91]

- Em chào cô, hôm nay, cô đã mang bài kiểm tra của em đi chưa ạ?

Câu hỏi đó là một phát ngôn ngữ vi, có“ cô đã mang bài kiểm tra của em đi chưa” là biểu thức ngữ vi của phát ngôn và phần mở rộng: “ Em chào cô, hôm nay” Trong đó “Em chào cô” là lời chào hỏi của người vai dưới với người vai trên, biểu thị mối quan hệ thân thiết và từ “hôm nay” có tác dụng xác định rõ thời gian của hành động ngôn ngữ hỏi.

Do đó, ngoài kết cấu lõi thì phát ngôn ngữ vi còn có thành phần mở rộng, để bổ sung thêm các thông tin cần thiết (lời chào, tên tuổi, thời gian, không gian, địa điểm, các sự việc, sự kiện diễn ra trước đó hoặc diễn ra trong tương lai ) cho vấn đề mà người nói hỏi người nghe và mong muốn người nghe phản hồi.

Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp- ngữ nghĩa của các hành vi ở lời. Nhờ các biểu thức ngữ vi chúng ta biết cách hành vi ở lời [4, tr.92] Mỗi một biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn nhờ những dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời Thực chất, chúng là những kiểu câu cụ thể, thực có trong tất cả các ngôn ngữ.

Biểu thức ngữ vi phân chia thành hai loại: biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi nguyên cấp Biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức có chứa động từ ngữ vi thực hiện chức năng ngữ vi Còn biểu thức ngữ vi nguyên cấp là biểu thức ngữ vi không có động từ ngữ vi vẫn có hiệu lực ở lời Trong tiếng Việt, có những hành vi tại lời: mời mọc, xin lỗi, cảm ơn, nhất thiết phải được thực hiện bằng các biểu thức ngữ vi tường minh Một số hành vi: chê, chửi, thì phải dùng biểu thức ngữ vi nguyên cấp.

- Anh có làm công việc này được không?

Ví dụ trên là một biểu thức ngữ vi, dùng để thể hiện sự quan tâm tới

“anh”, đồng thời cũng là một câu hỏi thăm dò người nghe xem có thể “làm công việc này được không?”.

Trong luận văn “Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp diễn ngôn Tiếng Việt” của Phan Thị Mai Hương thì động “từ ngữ vi là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức là thực hiện trong chức năng tại lời Đây là nhóm động từ mà khi phát âm chúng là người nói thực hiện luôn cái hành vi tại lời do chúng biểu hiện”

[12, tr 34] Như: hỏi, xin, trả lời, khuyên nhủ, hứa hẹn, cảm ơn, chửi, mắng, xin lỗi…

Ví dụ, có người nói “Con xin lỗi mẹ” thì đối với việc đặt động từ “xin lỗi” vào khuôn hình câu “Con…….mẹ” người đó đã thực hiện hành vi “xin lỗi” bằng chính cách phát âm động từ “xin lỗi” Như vậy, “xin lỗi” được xem là động từ ngữ vi.

Khái quát về tác giả Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội

Phùng Quán (1932-1954) quê tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnhThừa Thừa Thiên Huế Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam Khoảng những năm 1956-1958, Phùng Quán tham gia phong trào Nhất văn Giai phẩm rồi bị “treo bút” Tên tuổi của ông dần bị lãng quên trên thi đàn Trong giai đoạn này, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá Hồ Tây để kiếm sống Năm 1988, ông được phục hồi hội tịch Hội nhà văn Việt Nam Năm

2007, Phùng Quán được nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như là: Vượt Côn Đảo (đây là tiểu thuyết đầu tay của ông, sáng tác năm 1955), Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (thơ,

1955), Bên bờ Hiền Lương (bút kí, 1955), Dũng sĩ chép còi (truyện thiếu nhi,

1987), Tuổi thơ dữ dội (tiểu thuyết, 1987), Trăng hoàng cung (tiểu thuyết thơ),

Ba bút sự thật (kí), Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào?(hồi kí),

1.3.2 Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội

Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968, và hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986 Tác phẩm thuộc dòng văn học cách mạng lấy bối cảnh những năm kháng chiến chống Pháp Tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu năm mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của Trung đoàn Trần Cao Vân trên mặt trận Huế ác liệt với các nhân vật tiêu biểu như: Lượm, Mừng, Quỳnh Sơn ca, Tư- dát, Vịnh sưa, Trong trung đội gồm ba mươi mốt đồng chí nhí này, mỗi em là một hoàn cảnh xuất thân khác nhau trong những gia đình giàu nghèo khác nhau, nhưng tất cả các em đều chọn Việt Minh, đều quyết tâm đi theo Cách mạng, hạnh phúc khi cùng nhau chia ngọt sẻ bùi: chia nhau củ sắn, cái chăn, chăm sóc nhau trong cái đói rét ở rừng Chính vì vậy, câu chuyện về các em được Phùng Quán sắp xếp song song và xen kẽ nhau để tạo nên bức tranh rực rỡ với nhiều gam màu nhất Chiến tranh luôn đem lại cảm giác ghê sợ cho tất cả mọi người, nhưng đọc tiểu thuyết này, người đọc lại chỉ thấy những cảm xúc đẹp đẽ của tình người, tình quân dân, tình thần chiến đấu kiên cường của những người chiến sĩ Cách mạng.

Vì lẽ đó, nên ngay khi vừa ra mắt (năm 1988), tác phẩm đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình và nhận được Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và hai năm sau đó đã được dựng thành phim Không chỉ vậy, năm

2000, Tuổi thơ dữ dội nhận giải thưởng của Bộ Quốc phòng Năm 2007, tiểu thuyết này được Nhà nước trao tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật

Trong chương 1, đề tài đã xác lập một số vấn đề lí thuyết làm cơ sở triển khai các nội dung của khóa luận.

Về lí thuyết hội thoại, khóa luận đã xác định quan niệm về hội thoại, những yếu tố tham gia hội thoại, cấu trúc hội thoại và lời thoại trong tác phẩm văn học

Về hành động ngôn ngữ, khóa luận đã đưa ra khái niệm, phân loại hành động ngôn ngữ và chỉ ra đặc điểm, vai trò của phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi Khi nói năng chúng ta đang thực hiện một hành động và hành động này sử dụng phương tiện rất đặc biệt, đó là ngôn ngữ Do đó, hành động ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với mỗi người Chúng giúp trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.

Về hành động ngôn ngữ hỏi, khóa luận đã xác định khái niệm, phân loại hành động ngôn ngữ hỏi Hành động ngôn ngữ hỏi được phân thành hai loại: hành động ngôn ngữ hỏi trực tiếp và hành động ngôn ngữ hỏi gián tiếp Trong giao tiếp, chúng được dùng để hỏi, để tìm kiếm thông tin hoặc dùng để đe dọa, sai khiến,

Tiếp đó khóa luận đã tóm lược một vài nét chính về nhà văn Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Ông là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại ở mảng văn học thiếu nhi Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội đã góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của Phùng Quán trong việc xây dựng hình tượng trẻ em Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

ĐẶC ĐIỂM HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ HỎI CỦA NHÂN VẬT

Khát quát về hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán

Hành động ngôn ngữ hỏi là vấn đề quan trọng của ngữ dụng học Bởi chúng góp phần quan trọng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của người nói giành cho người nghe Đồng thời, các hành động ngôn ngữ hỏi giúp người đọc hình dung tính cách của nhân vật, cũng như quan niệm, tư tưởng, mà nhà văn gửi gắm thông qua hội thoại giữa các nhân vật Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn

“Đại cương ngôn ngữ học tập 2”, hành động ngôn ngữ hỏi là một tiểu loại của hành vi ở lời mà hành vi ở lời là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên: phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi Do đó, khi tìm hiểu về hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tác phẩm này, khóa luận tập trung tìm hiểu và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố trên.

Với tầm quan trọng ấy, nhà văn Phùng Quán sử dụng khá nhiều hành động ngôn ngữ hỏi trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (238 hành động ngôn ngữ hỏi/ 344 trang) Hành động ngôn ngữ hỏi trong tác phẩm được sử dụng với mục đích hỏi, cầu khiến, mệnh lệnh

Với mục đích hỏi: Hành động ngôn ngữ hỏi xuất hiện nhằm tìm hiểu thông tin, lí do, những băn khoăn, thắc mắc của người nói với người nghe.

- Rứa mi không đi làm xiếc nữa à?- Bồng da- rắn thật thà hỏi.[17, tr.275]

Hành động này là thắc mắc của nhân vật Bồng khi nghe Hiền thổ lộ tâm sự “không đi làm xiếc” mà sẽ xin “đi liên lạc cho Đảng như ông Minh- râu”

Với mục đích mệnh lệnh:

Tiếng viên quản phó đề lao gọi chõ vào rất to:

- Pốt Mi- li- te mô? Ra?[17, tr.494] Đây là lời quát tháo, ra lệnh sử dụng hình thức của hành động ngôn ngữ hỏi Ở đây, viên quản phó đề lao đang “gọi chõ vào rất to” đã yêu cầu Lượm chạy ra cổng lao cùng bạn của mình.

Tuy nhiên, trong phạm vi của bài khóa luận, chúng tôi khảo sát và phân tích các hành động ngôn ngữ hỏi sử dụng với mục đích để hỏi Do đó, các hành động ngôn ngữ hỏi trong tác phẩm có chung một số đặc điểm:

(1) Hỏi để giải đáp nghi vấn của người nói giành cho người nghe.

- Tại răng đang nửa đêm em lại ra ngồi ngoài vườn mà khóc? [17, tr.61]

(2) Hỏi để tìm kiếm thông tin

- Thằng tê! Đi mô?[17, tr.234]

(3) Hỏi để xác minh độ tin cậy và chính xác của thông tin.

- Cha cha! Cháu mà cũng biết cả chánh trị nữa à?[17, tr.164] Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày các vấn đề về phát ngôn ngữ vi, hành động ngữ vi và động từ ngữ vi Trên cơ sở đó, chúng tôi đã khảo sát, thống kê và phân loại các phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi được sử dụng trong Tuổi thơ dữ dội.

TT Hành động ngôn ngữ hỏi Số lượng Tỉ lệ%

Bảng 1 Phát ngôn ngữ vi hỏi và biểu thức ngữ vi hỏi trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Nhận xét:

Qua khảo sát nguồn ngữ liệu, các biểu thức ngữ vi hỏi trong tác phẩm chiếm tỉ lệ khá cao (số lần xuất hiện: 165 lần, chiếm 69.33%) so với các phát ngôn ngữ vi hỏi (số lần xuất hiện: 73 lần, chiếm 30.67%) Đây là đặc điểm của các tác phẩm tự sự, bởi các phát ngôn ngữ vi thường có nhiều yếu tố, thành phần đi kèm nên sẽ làm cho phát ngôn có vẻ rườm rà, phức tạp Nói càng nhiều dẫn tới sai sót càng nhiều trong diễn đạt thông tin, cách sử dụng ngôn từ, và người nghe không tập trung vào vấn đề mà người nói quan tâm Còn các biểu thức ngữ vi, thành phần mở rộng không xuất hiện, nên người nghe dễ tri giác về vấn đề người nói đang hỏi, đồng thời cũng tránh mắc các lỗi về diễn đạt Đặc biệt, trong tác phẩm văn chương, tác giả luôn chọn lựa, trau chuốt tỉ mỉ lời thoại của nhân vật Mỗi hội thoại được xây dựng dựa trên dụng ý nghệ thuật của tác giả Cho nên, trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật chủ yếu là các biểu thức ngữ vi.

Biểu thức ngữ vi hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán

thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán

2.2.1 Các dạng biểu thức ngữ vi hỏi

2.2.1.1 Biểu thức ngữ vi hỏi có lời dẫn

Với biểu thức ngữ vi hỏi có động từ nói năng trong lời dẫn

Theo Đỗ Hữu Châu, thì động từ nói năng chính là các động từ biểu hiện các hành động ngôn ngữ Có rất nhiều hành động nói năng, tuy nhiên trong các biểu thức ngữ vi trên, chủ yếu là từ “hỏi”, vì đây là từ giúp người đọc nhận ra nhanh chóng, dễ dàng nhận dạng các hành động ngôn ngữ hỏi và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tiếp nhận thông tin đáp lại của người được hỏi “Hỏi” là động từ nói năng vừa có thể dùng trong chức năng ngữ vi,vừa có thể dùng trong chức năng miêu tả, tức là dùng để thuật lại một hành động, một sự tình nói năng nào đó.

(1) Khi quần áo coi bộ đã tươm tất, đội trưởng hỏi nó:

- Dạ, em tên Mừng.[17, tr.20]

Trong đoạn hội thoại, vai nói được giữ nguyên: anh đội trưởng, vai nghe thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh Ở trong lời dẫn, động từ nói năng “hỏi” có vai trò thuật lại sự tình nói năng, và bộc lộ thái độ của anh đội trưởng với Mừng (đóng vai trò là người nghe) Ở biểu thức ngữ vi này sử dụng kiểu câu hỏi có từ để hỏi: là gì Anh đội trưởng hỏi Mừng “tên là gì?”, đây là câu hỏi có nội dung rõ ràng, giúp Mừng trả lời nhanh chóng Nhờ đó, việc giao tiếp trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Ngoài kiểu câu hỏi: là gì tác giả còn sử dụng một số kiểu câu khác Đó là kiểu câu hỏi có sử dụng từ: ai, gì, cái gì kết cấu lựa chọn như C- có- V- không? hoặc Có phải- CV- không?

(2) Thế cậu đã tập được những trò gì rồi?- Vệ chăm chú hỏi.

- Chỉ mới được mấy trò Trồng cây chuối, đi bằng hai tay, đi trên dây thép.[ 17, tr 39]

Trong biểu thức ngữ vi có động từ hỏi trong lời dẫn, được đánh dấu bằng từ “hỏi”, có thể kết hợp cùng với các từ để biểu thị thái độ, tình cảm của người nói giành cho người nghe Nếu từ “hỏi” trong lời dẫn mang sắc thái trung hòa thì khi kết hợp cùng từ “ chăm chú” sẽ thể hiện rõ nét trạng thái của nhân vật Vệ khi nghe câu chuyện của Hiền đi làm xiếc trước lúc tham gia Vệ quốc đoàn Em tò mò không biết bạn “đã tập được những trò gì rồi” Với kiểu câu hỏi bộ phận với từ để hỏi “gì”, giúp người nghe (SP 2- Hiền) xác định lời đáp của mình đó là những trò em đã làm được như: “trồng cây chuối, đi bằng hai tay, đi trên dây thép”.

Kết cấu lựa chọn như C- có- V- không? hoặc Có phải- CV- không? được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm.

( 3) Tay nới dây cương cho ngựa phi nước kiệu, Nghi quay đầu lại hỏi:

- Cậu chưa cưỡi ngựa bao giờ à?

- Chưa! Con mạ Niệm bán bún bò làm chi có ngựa mà cưỡi Dạo ở nhà tớ được cưỡi dê một lần, còn chó thì cưỡi luôn Một bữa tới cưỡi con chó mực nhà cụ Mộc, định thúc cho nó phi: nó nổi cáu đớp cho tớ một cú vô bắp chân còn sẹo đây này [ 17, tr 169]

Trong ví dụ trên, tác giả sử dụng động nói năng “hỏi” trong lời dẫn, có vai trò thuật lại một sự tình nói năng: “Cậu chưa cưỡi ngựa bao giờ à?” Căn cứ vào các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời( illocutionary force indicating devices- IFIDs) của hỏi và kết cấu của hỏi, thì hội thoại giữa Nghi ( SP1) và Mừng( SP2) thuộc kiểu câu hỏi có kết cấu lựa chọn: chưa ? với đầy đủ các thành phần nòng cốt của câu “Cậu” là thành phần chủ ngữ, “chưa cưỡi ngựa bao giờ à” là thành phần chủ ngữ Điều này, giúp người nghe nhanh chóng nắm bắt thông tin và xác định vấn đề người nói (SP 1- Lượm) đang quan tâm Câu hỏi này là thắc mắc của Nghi khi thấy bạn vui sướng “nhún người lên xuống theo nhịp ngựa phi” “Êm đít quá! Êm đít quá” trong lần đầu tiên được cưỡi ngựa

( 4) Hắn mở ra tập giấy.- Lượm đoán là hồ sơ hỏi cung mình Vừa gõ gõ cây bút xanh đỏ vào tập giấy, hắn hỏi Lượm, giọng khá ôn tồn:

- Em vừa nhận ra người quen phải không?

- Trước tê thì cũng quen đó Trước tê cũng ở Vệ quốc đoàn,

- Lượm trả lời trống không, mặt nhìn cái cửa ngách mà Lê Thành vừa đi ra [ 17, tr 321] Động từ nói năng được sử dụng trong lời dẫn: “hỏi”, kết hợp với các cụm từ chỉ hành động: “gõ gõ cây bút xanh đỏ vào tập giấy” và chỉ thái độ “giọng khá ôn tồn” Các từ ngữ này cho thấy thái độ nhẹ nhàng, từ tốn trong cách hỏi cung của tên trưởng phòng Dù biết trước câu trả lời nhưng hắn vẫn đặt ra câu hỏi, buộc Lượm phải thừa nhận: “Em vừa nhận ra người quen phải không?”.Hắn rất khôn ngoan, xảo biện khi trong lựa chọn kết cấu của câu hỏi này Bởi với các câu hỏi: có, không, phải không, người nghe có thể lựa chọn nhiều cách trả lời mà không mất nhiều thời gian.

Với biểu thức ngữ vi hỏi không có động từ nói năng trong lời dẫn:

Qua khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy, ngoài biểu thức ngữ vi hỏi có động từ nói năng trong lời dẫn, còn có nhiều đoạn hội thoại sử dụng biểu thức ngữ vi hỏi không có động từ nói năng trong lời dẫn

( 5) Anh sững sờ kêu lên:

- Thế cha mạ, quê quán em ở đâu mà phải lưu lạc vô tận Sài Gòn làm xiếc rong?

Em theo gánh xiếc từ ngày còn nhỏ lắm Ông ấy chính là người Khách mãi võ Sơn Đông, chủ gánh xiếc rong [17, tr 44]

Trong lượt lời trên, tác giả sử dụng biểu thức ngữ vi không có động từ nói năng trong lời dẫn “Anh sững sờ kêu lên”, nhưng qua cách “anh” nói chuyện với

Vệ người đọc có thể nhận biết đây là một câu hỏi bày tỏ sự quan tâm, và muốn biết thêm thông tin về nhân vật “em”: “Thế cha mạ, quê quán em ở đâu mà phải lưu lạc vô tận Sài Gòn làm xiếc rong?” Trong câu hỏi này, điều “anh” hướng tới là muốn tìm hiểu về cha mẹ và quê quán của “em” để hiểu rõ hơn lí do

“em” phải lưu lạc vào tận Sài Gòn, sống cơ cực, khổ sở trong gánh xiếc rong. Mặc dù, không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn nhưng người nghe vẫn nắm bắt được thông tin đầy đủ, chi tiết thông qua câu hỏi của “anh”

- Răng không chắc?- Mừng nói giọng quả quyết.[ 17, tr 98] Ở ví dụ này, mặc dù không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn, nhưng ta thấy rõ thái độ nghi ngờ của người nói mà ở đây là việc trung đội trưởng nghi hoặc về tính chính xác trước thông tin Mừng cung cấp: vị trí căn nhà của tên Lơ- bơ- rít Tác giả không sử dụng động từ nói năng ở hội thoại trên mà thay vào đó dùng từ “hơi ngờ” vẫn bảo đảm chức năng ngôn ngữ của hành động hỏi- đưa ra sự nghi ngờ, nghi vấn trước một sự vật, sự việc đang diễn ra Sự nghi ngờ ấy còn được thể hiện qua câu hỏi “Có chắc không em?” Một câu hỏi lựa chọn với từ để hỏi “chắc không” Dường như sự nghi vấn được nhân lên gấp đôi khi những từ ngữ mang nghĩa hoài nghi được sử dụng liên tục bởi “anh” thấy “ngôi nhà này đặc biệt im lìm hầu như không có người ở”.

Qua phân tích các biểu thức ngữ vi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn và các biểu thức ngữ vi không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn Động từ được sử dụng chủ yếu là từ: hỏi, bảo đi kèm với chúng là các từ ngữ miêu tả trạng thái, các từ chỉ hành động, cử chỉ của nhân vật Những từ ngữ này kết hợp với nhau giúp người đọc xác định trạng thái, cảm xúc của nhân vật trong từng ngữ cảnh và phán đoán cách hỏi của người nói (SP 1) với người nghe (SP 2).

TT Biểu thức ngữ vi hỏi Số lượng Tỉ lệ%

Biểu thức ngữ vi hỏi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn

Biểu thức ngữ vi hỏi không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn

Bảng 2 Thống kê các dạng biểu thức ngữ vi hỏi có lời dẫn

Qua khảo sát nguồn ngữ liệu, các biểu thức ngữ vi hỏi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn chiếm tỉ lệ cao (số lần xuất hiện: 79 lần, chiếm tỉ lệ: 74.53%) so với các biểu thức ngữ vi không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn Động từ nói năng trong lời dẫn được sử dụng chủ yếu là từ: hỏi, bảo Đây là các động từ dễ sử dụng, phù hợp với mọi hoàn cảnh giao tiếp và khi nhìn những từ này, người nghe nhanh chóng xác định mục đích cơ bản của hành động ngôn ngữ sắp xảy ra Do đó, các biểu thức ngữ vi hỏi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn được sử dụng nhiều hơn.

2.2.1.2 Biểu thức ngữ vi hỏi không có lời dẫn

Phát ngôn ngữ vi hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán

thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán

2.3.1 Các dạng phát ngôn ngữ vi hỏi trong tác phẩm

2.3.1.1 Phát ngôn ngữ vi hỏi có lời dẫn

Với phát ngôn ngữ vi hỏi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn:

Theo bảng khảo sát, phát ngôn ngữ vi có động từ nói năng trong lời dẫn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các biểu thức ngữ vi có động từ nói năng trong lời dẫn Mặc dù vậy, các động từ nói năng vẫn đảm bảo chức năng của mình Chúng là các động từ biểu hiện các hành động ngôn ngữ và báo hiệu một hành động hỏi sắp xảy ra.

Trong số các động từ nói năng: hỏi, chửi, bảo thì “hỏi” là động từ nói năng được sử dụng nhiều nhất Bởi “hỏi” vừa đảm nhận chức năng báo hiệu, vừa biểu hiện hành động hỏi thông qua ý nghĩa biểu đạt của nó.

( 31) - Anh cao giọng hỏi to.- Trong đội ta có em nào chưa biết bơi, đưa tay lên anh xem? [17, tr 13]

Trong ví dụ trên, tác giả sử dụng động nói năng “hỏi” trong lời dẫn, có vai trò thuật lại một sự tình nói năng: “có em nào biết bơi chưa”, giơ tay lên “anh” xem Căn cứ vào các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices- IFIDs) của hỏi và kết cấu của hỏi, thì hội thoại giữa anh chỉ huy (SP1) và các em ở đội Vệ quốc đoàn (SP2) thuộc kiểu câu hỏi có kết cấu lựa chọn: chưa ? Trong hành động hỏi này, cụm từ “trong đội ta” là thành phần mở rộng, bổ sung thông tin cho nội dung mà anh chỉ huy đang quan tâm, đi kèm với chúng là mệnh lệnh “đưa tay lên anh xem” Khác với các biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi lại đi kèm với các yếu tố khác: cụm danh từ, cụm từ mệnh lệnh, từ hay cụm từ chỉ không gian, thời gian,

( 32) Đội trưởng quay ra hỏi cả đội:

- Theo các em Mừng trả lời đúng hay sai?

Trong ví dụ trên, nhà văn Phùng Quán dùng động từ nói năng “hỏi” trong lời dẫn Động từ này có tác dụng báo hiệu hành động ngôn ngữ hỏi sắp xảy ra:

“Theo các em Mừng trả lời đúng hay sai?” Hành động hỏi này có cấu trúc hai phần: thành phần mở rộng “theo các em”, và thành phần chính “em Mừng trả lời đúng hay sai” Thành phần mở rộng vừa giúp xác định cụ thể đối tượng được hỏi là ai vừa là để hỏi ý kiến trước sự việc đang xảy ra Căn cứ vào các IFIDs và kết cấu của hỏi cho thấy hành động này sử dụng kiểu kết cấu lựa chọn đúng/ sai. Với phát ngôn ngữ vi hỏi không có động từ nói năng trong lời dẫn:

Qua khảo sát ngữ liệu, phát ngôn ngữ vi hỏi không có động từ nói năng trong lời dẫn xuất hiện 24 lần Các động từ nói năng: hỏi, bảo, bị lược bỏ hoặc thay thế bằng các động từ, tính từ khác

( 33) Rồi như không sao kiềm giữ nổi niềm xao xuyến, bồng bột trong lòng, Mừng chồm vai qua Vịnh- sưa, thì thào nói với Tư- dát:

- Anh Tư nì, độc lập sướng quá anh hè? [17, tr.55] Ở đây, tác giả không dùng các động từ nói năng mà thay thế bằng cụm từ

“thì thào nói” Cụm động từ này gợi tả giọng nói của nhân vật Mừng, để tránh ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, em nói rất nhỏ, không rõ thành tiếng, nghe như hơi gió thoảng qua tai Chính vì thế để chắc chắn đối tượng hỏi đang hướng tới là ai, trong hành động hỏi này, Mừng nhắc cụ thể bằng cách gọi tên riêng: “Anh Tư nì” Cụm từ “Anh Tư nì” là thành phần mở rộng trong phát ngôn, được sử dụng với mục đích vừa để gọi vừa để xác định danh tính của người được hỏi Bởi trong hoàn cảnh giao tiếp ấy có nhân vật khác cùng xuất hiện: Vịnh- sưa Vấn đề được Mừng quan tâm “độc lập sướng quá anh hè” Đó là nỗi niềm hân hoan, xao xuyến khi nghe được những chuyện vui vẻ, sung sướng, những điều mà bấy giờ- thời điểm cả nước kháng chiến đánh đuổi kẻ thù xâm lược không bao giờ xảy ra

( 34) - Rứa cháu có đúng là Việt Minh thật như cái chú mang cả ngàn tờ truyền đơn tê không?- Ông cụ chỉ về phía Lượm [17, tr.306]

Khi thằng Thúi bị lôi đi tra hỏi, ông cụ tò mò không rõ liệu thằng bé có phải Việt Minh như Lượm hay không? Trong phát ngôn này động từ nói năng không được sử dụng, thay vào đó là hành động của ông cụ “chỉ về phía Lượm”. Hành động chỉ tay góp phần giải thích và làm sáng rõ nội dung của hành động hỏi “Rứa cháu có đúng là Việt Minh thật như cái chú mang cả ngàn tờ truyền đơn tê không?” Nếu như trong phát ngôn này không sử dụng lời dẫn thì người nghe khó xác định đối tượng được ông cụ đưa ra để đối chiếu so sánh Đồng thời, trong hành động ngôn ngữ hỏi có sự xuất hiện của thành phần mở rộng

“như cái chú mang cả ngàn tờ truyền đơn tê” để bổ sung thêm thông tin “Rứa cháu có đúng là Việt Minh thật không?” Dường như, ông lão cảm thấy nếu trong câu hỏi của mình không có thêm thành phần giải thích ấy thì thằng Thúi sẽ không hiểu mục đích hỏi của ông là gì Chính vì thế, việc đưa vào hành động hỏi những thành phần mở rộng sẽ giúp người nghe dễ dàng và nhanh chóng xác định mục đích người hỏi và chuẩn bị câu trả lời phù hợp.

Qua phân tích các phát ngôn ngữ vi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn và các phát ngôn ngữ vi không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn

Thứ nhất, động từ nói năng được sử dụng chủ yếu là từ: hỏi, bảo đi kèm với chúng là các từ ngữ miêu tả trạng thái (ngạc nhiên, chăm chú ), các từ chỉ hành động (ghé sang, lay vai bạn ) của nhân vật Những từ ngữ này kết hợp với nhau giúp người đọc xác định trạng thái, cảm xúc của nhân vật trong từng ngữ cảnh và phán đoán cách hỏi của người nói (SP 1) với người nghe (SP 2)

Thứ hai, ở các phát ngôn ngữ vi, thành phần mở rộng là một câu đơn hoàn chỉnh, hoặc là một từ, một cụm từ Chúng được sử dụng cho mục đích:

- Gọi, chào hỏi: “Này, chú bé”, “Thằng tê ”

- Bộc lộ cảm xúc: “Ui chao”, “Ối”, “Ui chao ôi, oan uổng cho tui quá!”

- Bổ sung ý nghĩa cho thành phần nòng cốt của hành động hỏi.

Ví dụ: “Chim nhà nước nuôi, ai cho mi bắn”- cụm từ mở rộng “Chim nhà nước nuôi”, nhấn mạnh chủ thể nuôi chim, khẳng định đây là sản phẩm của chung, không được phép thì không được săn bắn.

TT Phát ngôn ngữ vi hỏi Số lần xuất hiện Tỉ lệ%

1 Phát ngôn ngữ vi hỏi có sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn 31 52.08

2 Phát ngôn ngữ vi hỏi không sử dụng động từ nói năng trong lời dẫn 24 47.92

Tổng 48 100% Bảng 5 Thống kê các dạng của các phát ngôn ngữ vi hỏi có lời dẫn trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

Qua khảo sát ngữ liệu, các phát ngôn ngữ hỏi có lời dẫn xuất hiện 31 lần, chiếm 52.08%, và các biểu thức ngữ vi hỏi không có lời dẫn xuất hiện 24, chiếm 47.92% Qua bảng trên, phát ngôn ngữ vi hỏi có sử dụng động từ nói năng và phát ngôn ngữ vi hỏi không sử dụng động từ nói năng không có sự chênh lệch quá lớn Bởi trong một phát ngôn ngữ vi luôn có thành phần mở rộng Thành phần này đã cung cấp đầy đủ chi tiết các thông tin có liên quan tới vấn đề người hỏi (SP 1) quan tâm Do đó, động từ nói năng- có vai trò thông báo trước hành động ngôn hỏi sắp diễn ra có thể không cần xuất hiện trong phát ngôn ngữ vi

2.3.1.2 Phát ngôn ngữ vi hỏi không có lời dẫn

Trong phát ngôn ngữ vi hỏi có lời dẫn, những yếu tố như chủ thể của hành động hỏi, thái độ, tình cảm, cảm xúc, người đọc có thể nhận ra ngay khi tiếp nhận tác phẩm Thế nhưng, với phát ngôn ngữ vi hỏi không có lời dẫn thì những yếu tố trên không xuất hiện Hành động hỏi diễn ra không có dấu hiệu dự báo trước để bạn đọc đưa ra nhận xét về nhân vật, và dự đoán nội dung của cuộc hội thoại

( 35) - Quỳnh ơi, Quỳnh ở mô đó?

- Mình ở dưới hố ni Mình bị rớt xuống hố.[17, tr.104]

Vai trò của hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại qua tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội

2.4.1 Hành động ngôn ngữ hỏi góp phần thể hiện tính cách nhân vật

Hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật có vai trò quan trọng trong khắc họa các đặc điểm tính cách nhân vật.“Tính cách là một tổng thể những đặc điểm tâm lý ổn định trong cách cư xử của một con người” [15, tr.964] Trong tác phẩm văn học, tính cách của nhân vật còn là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của nhân vật qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với tâm sinh lí của họ

[6,tr.251] Và trong một tác phẩm tự sự, tính cách của các nhân vật được bộc lộ chủ yếu qua lời nói khi họ tham gia vào cuộc hội thoại Khi hành động ngôn ngữ diễn ra, người nói không chỉ cung cấp thông tin mà còn bộc lộ tính cách thông qua hành động đó Do đó, có thể khẳng định, hành động ngôn ngữ hỏi của nhân vật trong hội thoại chính là hình thức khắc họa tính cách nhân vật hiệu quả nhất.

Là một cuốn tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống của các cậu bé thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội Thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân với ba nhân vật chính: Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca và một loạt các nhân vật phụ khác: anh đội trưởng, Tư- dát, Vịnh- sưa, Kim- điệu, Bồng da rắn, Hòa- đen, Quỳnh, Khi viết về họ, tác giả lựa chọn ngôn từ rất tinh tế, tỉ mỉ phù hợp với tâm lí lứa tuổi, hoàn cảnh sống của mỗi em Điều này được thể hiện rõ nét qua cách xây dựng hành động hỏi của nhân vật Ông thường hướng ngòi bút của mình vào việc thể hiện tính cách thông qua những tình huống đặc biệt, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mỗi cậu bé

Trong cuộc sống đời thường, họ là những đứa trẻ hồn nhiên, thích được nô đùa, trêu trọc bạn bè

(47) - Anh Tư- dát chuyến ni nhảy được, nhất định tụi mình phải đổi tên là Tư- gan

- Nhưng gan gì mới được chớ?

Mặc bạn bè trêu trọc, Tư- dát mặt vẫn phớt tỉnh Nó đã đứng thẳng lên được trên cái cột trụ đội trưởng vừa đứng, hai đầu gối va nhau lập cập.[17, tr.15- 16]

Dưới lời trêu đùa của bạn bè, dù rất sợ hãi nhưng cậu bé vẫn cố tỏ ra mình là một người dũng cảm, dám đứng thẳng trong tư thế sẵn sàng nhảy, nhưng “bất ngờ” Tư- dát “ngồi thụp xuống”, “nghẹo đầu”, “trợn mắt làm trò hề” làm cả đội ôm bụng cười.

Thế nhưng chiến đấu, những cậu bé ấy như hóa thân thành người khác. Khi vào chiến trận, Lượm là một cậu bé thông minh, dũng cảm, kiên cường, bất khuất, gan góc:

( 48) Ngồi rửa chân cho nó, anh nháy mắt hỏi khẽ:

- Chú em đã thất kinh chưa?

Lượm nhíu mày bướng bỉnh trả lời:

- Còn lâu em mới thất kinh! Cha em trước làm cộng sản, vượt tù đến năm lần tê anh ạ Vượt đến lần thứ năm thì bị tụi hắn bắn chết [17, tr.318]

Mới mười ba tuổi, bị giặc bắt, tra tấn dã man, em vẫn không khai nửa lời, thậm chí em còn trốn khỏi trại tù tới ba lần, trở thành nỗi khiếp sợ cho những tên cai ngục và là niềm tự hào cho những người dân lao động bị giặc bắt và đày đọa. Qua đoạn hội thoại ở ví dụ (48) giữa Lượm và anh thợ máy, Lượm hiện lên với những nét tính cách tiêu biểu của người lính trinh sát: dũng cảm, kiên cường, bất khuất, không sợ khó khăn, hiểm nguy, cho dù cái chết cận kề nhưng vẫn không chịu khuất phục Lượm chính là điểm nhấn quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm: “Thà chết không quay lại đời nô lệ”

Khác với Lượm, Kim- điệu lại là kẻ nhẹ dạ cả tin, chỉ vài ba câu hỏi thăm của người anh họ, hắn đã mắc bẫy, sa lưới kẻ thù Thậm chí hắn còn nhanh chóng đầu hàng, phản bội lại lí tưởng cách mạng và những người đồng chí đồng đội của mình Lúc đầu, người anh họ thắc mắc về sự tan rã của Vệ quốc đoàn và sau đó là sự tán thưởng khen ngợi, Kim đã bắt đầu lung lay, đặc biệt khi người anh trả lời lại thắc mắc của Kim:

( 49) - Tưởng anh bây giờ đã đi làm việc cho Tây?

- Làm cho Tây ấy à?- Nguyễn Trì khinh bỉ nhổ toẹt một bãi nước bọt qua kẽ răng - Thà chết đói chết khát, xách bị đi ăn mày, chứ đời mô là thanh danh là một thằng lính Vệ quốc đoàn cũ như anh lại chịu nhục đi làm việc cho Tây.

Người anh họ “với vẻ mặt và giọng nói cảm khái” đã“làm Kim- điệu tan biến hết mọi lo lắng, nghi ngờ Nó cho rằng đã có thể thổ lộ với Nguyễn Trì những điều bí mật và cùng chia sẻ với anh nuôi nỗi niềm vui thích ”[17, tr.263]

Sự tài tình trong việc thể hiện tính cách nhân vật của Phùng Quán còn được thể hiện qua cách đặt tên nhân vật Ở ví dụ (47) những cậu bé trong đội gọi nhân vật Tư là Tư- dát, bởi em là một người có tính cách nhút nhát, còn trong ví dụ (48), nhân vật Kim được gọi với cái tên Kim- điệu Chỉ nghe cái tên, người đọc phần nào hình dung tính cách của nhân vật này: điệu đà, đỏm dáng, cốt cách nhà giàu

Với mỗi một nhân vật, Phùng Quán đều lựa chọn cho họ một nét tính cách riêng nhưng tựu chung lại đều là sự hòa quyện rất độc đáo giữa nét tính cách hồn nhiên, ngây thơ, cả tin, thích mạo hiểm của trẻ thơ với nét tính cách kiên cường, dũng cảm, tinh thần chiến đấu quả cảm rất người lớn.

2.4.2 Hành động ngôn ngữ hỏi góp phần thể hiện giọng điệu của tác phẩm Đối với một tác phẩm tự sự như Tuổi thơ dữ dội thì giọng điệu đóng vai trò rất quan trọng Giọng điệu nghệ thuật là phương diện thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn trước sự việc và sự kiện nào đó Đồng thời, nó còn thể hiện cách đối xử của tác giả trước các hiện tượng của đời sống, xã hội Trong quá trình sáng tạo, Phùng Quán luôn tỉ mỉ trong việc lựa chọn từ ngữ vừa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp vừa có tính biểu đạt cao

Trong Tuổi thơ dữ dội toàn là hình ảnh các em nhỏ mười ba, mười bốn tuổi trong Đội trinh sát Trần Cao Vân Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt, thế nhưng các em cũng không đánh mất niềm vui, sự hồn nhiên, ngây thơ của mình Nhà văn sử dụng giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh, hài hước, ngây thơ khi tái hiện lại các cuộc trò chuyện của những chiến sĩ nhí này.

Ngày đăng: 17/07/2023, 23:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
2. Phạm Văn Báu( 2016), Hành động ngôn ngữ hỏi trong Chương trình Giao lưu- đối thoại- tọa đàm của Đài Phát thanh- Truyền hình Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động ngôn ngữ hỏi trong Chương trình Giaolưu- đối thoại- tọa đàm của Đài Phát thanh- Truyền hình Thanh Hóa
3. Đỗ Hữu Châu, (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
4. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
5. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
6. Cao Xuân Hải ( 2019), Hành động trần thuật của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động trần thuật của nhân vật trong truyện ngắnNguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Dương Tuyết Hạnh (2007), Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp bằng tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giaotiếp bằng tiếng Việt
Tác giả: Dương Tuyết Hạnh
Năm: 2007
8. Nguyễn Thu Hạnh (2005), Hành vi ngôn ngữ trách và sự kiện lời nói trách, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi ngôn ngữ trách và sự kiện lời nói trách
Tác giả: Nguyễn Thu Hạnh
Năm: 2005
9. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
Năm: 2008
10. Nguyễn Thị Hiền (2014), Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao , Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động ngôn ngữ "trì hoãn" trong các tác phẩmcủa Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2014
11. Phạm Thị Mai Hương (2016), “Hành động hỏi trong phỏng vấn báo in”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Mai Hương (2016), “Hành động hỏi trong phỏng vấn báo in”
Tác giả: Phạm Thị Mai Hương
Năm: 2016
12. Phan Thị Bích Hường( 2012), Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp diễn ngôn Tiếng Việt , Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trongviệc thể hiện vị thế các vai giao tiếp diễn ngôn Tiếng Việt
13. Nguyễn Thị Lương( 1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việcbiểu thị các hành vi ngôn ngữ
14. Nguyễn Thị Ngân (1996), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng nhóm thông tin, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năngnhóm thông tin
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân
Năm: 1996
15. Hoàng Phê (chủ biên), 2011, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
16. Đào Nguyên Phúc (2007), Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếngViệt
Tác giả: Đào Nguyên Phúc
Năm: 2007
18. Hoàng Thị Kim Trang ( 2014), Hành động ngôn ngữ hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động ngôn ngữ hỏi trong truyện ngắncủa Nguyễn Minh Châu
19. Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí giải hành vi ngôn ngữ gián tiếp tronghội thoại
Tác giả: Đặng Thị Hảo Tâm
Năm: 2003
20. Lý Toàn Thắng (1983), “Vấn đề ngôn ngữ và tư duy ”, Tạp chí Ngôn ngữ , Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề ngôn ngữ và tư duy ”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Lý Toàn Thắng
Năm: 1983
21. Phạm Văn Thấu (2000), Cấu trúc liên kết của cặp thoại (trên ngữ liệu tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc liên kết của cặp thoại (trên ngữ liệutiếng Việt)
Tác giả: Phạm Văn Thấu
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w