1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý ngân sách phường đông hải, tp thanh hóa, tỉnh thanh hóa

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quản lý ngân sách phường Đông Hải, tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Lê Phú Linh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,14 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Nội dung nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Dự kiến kết quả của luận văn (12)
  • 7. Cấu trúc luận văn (13)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ (13)
    • 1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước và ngân sách xã (14)
      • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước (14)
      • 1.1.2. Hệ thống ngân sách Nhà nước (17)
      • 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách xã (19)
      • 1.1.4. Nội dung thu, chi của ngân sách xã (21)
    • 1.2. Nội dung về quản lý ngân sách xã (24)
      • 1.2.1. Lập dự toán ngân sách xã (24)
      • 1.2.2. Chấp hành ngân sách xã (27)
      • 1.2.3. Quyết toán ngân sách xã (31)
      • 1.2.4. Cân đối ngân sách xã (34)
    • 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã (0)
      • 1.3.1. Các nhân tố khách quan (35)
      • 1.3.2. Các nhân tố chủ quan (37)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA (13)
    • 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa ảnh hưởng đến quản lý ngân sách địa phương31 1. Đặc điểm tự nhiên (40)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế (41)
      • 2.1.3. Đặc điểm xã hội (44)
      • 2.1.4. Bộ máy quản lý ngân sách phường trên địa bàn phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (46)
    • 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố (0)
      • 2.2.1. Thực trạng về lập dự toán ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (47)
      • 2.2.2. Thực trạng về chấp hành dự toán ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (56)
      • 2.2.3. Thực trạng về quyết toán ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (78)
      • 2.2.4. Thực trạng cân đối thu - chi ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (82)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (0)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (83)
      • 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân (86)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, THÀNH PHỐ THANH HÓA (13)
    • 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (91)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội [11] (91)
      • 3.1.2. Định hướng quản lý ngân sách phường (95)
    • 3.2. Giải pháp để hoàn thiện quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa (96)
      • 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân sách (96)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách (99)
      • 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách (101)
      • 3.2.4 Giải pháp tăng cường hiệu quả quyết toán ngân sách (103)
  • KẾT LUẬN (106)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (108)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính có vai trò quyết định sự phát triển của hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại, của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng Ngân sách cấp xã là một trong bốn cấp ngân sách nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng nhiệm vụ, hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương Giúp chính quyền cơ sở thực hiện mục tiêu: Nhà nước do dân, vì dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, trực tiếp xử lý các vẫn đề của cộng đồng dân cư đề ra

Phường Đông Hải nằm ở phía Đông Nam của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Phía Đông giáp với sông Mã ( phía bên kia là xã Hoằng Quang và Hoằng Đại ), phía Tây giáp phường Đông Hương, phía Bắc giáp phường Nam Ngạn, phía Nam giáp phường Quảng Hưng, phía Tây Nam giáp phướng Đông Sơn Phường Đông Hải có diện tích là 6.84km²

Trong những năm gần đây, phường Đông Hải đã có những bước phát triển vượt bậc về mặt kinh tế - xã hội Sự chuyển dịch trung tâm thành phố Thành Hóa về địa bàn phường Đông Hải với hàng loạt dự án lớn như Trung tâm hành chính công TP.Thanh Hóa, Trung tâm triển lãm, hội chợ và đài truyền hình Thanh Hóa, Công an TP.Thanh Hóa, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa; cùng hàng loạt các khu đô thị như KĐT Vinhome Star City, KĐT Miền trung,… đã làm thay đổi diện mạo đô thị của phường Đông Hải Việc quy hoạch đất để phục vụ cho các dự án cũng làm thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế của phường Đông Hải, từ 1 phường chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ sang một phường có cơ cấu thương mại và dịch vụ là chủ yếu Việc phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc và thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế của phường Đông Hải cũng ảnh hưởng đến việc thay đổi đến việc thu, quản lý và chi ngân sách của phường Trong giai đoạn tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện NQ số 58-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa; thành phố Thanh Hóa đang thực hiện NQ số 05- NQ/BTV của Ban thường vụ tỉnh ủy về xây dựng và phát triển TP.Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 Phường Đông Hải cũng xác định được những thời cơ để phát triển trong giai đoạn sắp tới, bên cạnh đó cũng sẽ có rất nhiều thách thức Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sắp tới thì việc quản lý ngân sách hiệu quả sẽ giúp một phần lớn trong sự phát triển chung về kinh tế xã - hội của phường Đông Hải.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách phường Đông Hải, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp xã

Làm rõ cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, qua đó cho thấy được mối liên hệ giữa ngân sách các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước Nêu cụ thể các nội dung liên quan đến ngân sách cấp xã và quản lý ngân sách xã gồm: lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách, cân đối ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã… các vấn đề đặt ra được nghiên cứu và phân tích một cách chi tiết tạo cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc phân tích về thực trạng quản lý ngân sách phường Đông Hải

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chương này tác giả nêu những đặc điểm về kinh tế- xã hội của phường Đông Hải gắn liền với việc quản lý ngân sách phường Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách phường Đông Hải giai đoạn 2018 – 2021 Qua việc phân tích đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân chủ quan, khách quan qua đó nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện quản lý ngân sách phường trong thời gian tới ở chương 3.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Từ những cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và các nội dung về quản lý ngân sách xã cùng với những phân tích cụ thể về thực trạng quản lý ngân sách của phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2021 chủ đề nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quản lý ngân sách phường trong giai đoạn tiếp theo, qua đó góp phần giúp phường Đông Hải thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm và phiếu phỏng vấn cho các Phòng như: Phòng tài chính – kế toán,….

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua các nguồn số liệu từ UBND phường Đông Hải, Phòng tài chính kế toán, và từ các công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo… đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan của các tổ chức cá nhân trên tạp chí, sách báo và trên mạng Internet.

- Phương pháp xử lý số liệu: Những dữ liệu sơ cấp, thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo

- Phương pháp lượng hóa: Bằng cách sử dụng các phần mềm như Excel, Word, sử dụng phương pháp thống kê, so sánh…để tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được từ quá trình điều tra

Nguồn tài liệu sử dụng: nguồn số liệu thu thập trực tiếp từ các báo cáo quyết toán ngân sách UBND phường trình HĐND phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2018 - 2021 và các tài liệu lý luận liên quan đến ngân sách và quản lý ngân sách nhà nước, ngân sách xã(phường, thị trấn).

Dự kiến kết quả của luận văn

- Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về NSNN,NSNN cấp xã, quan đó hoàn thiện lý luận về quản lý ngân sách trên địa bàn phường.

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2021, qua đó đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại, hạn chế đó Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách phường trong giai đoạn phát triển sắp tới.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ

Tổng quan về ngân sách nhà nước và ngân sách xã

1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngân sách Nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là toàn bộ các nguồn tài chính được huy động của Nhà nước được dự toán hàng năm và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước do hiến pháp quy định Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính của một quốc gia Sự xuất hiện của nhà nước, cùng sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự ra đời, duy trì và phát triển của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước, quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động trong nền kinh tế, là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp.

Ngân sách nhà nước phản ánh các nghiệp vụ hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước, khi Nhà nước phân bổ các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, là thành phần trong hệ thống tài chính của một quốc gia, thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả quốc gia Tuy nhiên, để định nghĩa ngân sách nhà nước là gì thì lại tùy thuộc vào từng trường phái, góc độ tiếp cận của từng người và từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Chúng ta có thể phân biệt rõ các khoản thu, chi NSNN hoàn toàn khác biệt so với các khoản thu, chi của các chủ thể khác trong xã hội Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước luôn luôn được thực hiện bằng pháp luật và do pháp luật quy định (các khoản thu theo pháp lệnh phí, lệ phí, các quy định về thuế và các văn bản pháp luật khác; về các khoản chi đều có các tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật) Về ý nghĩa kinh tế, hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội Về bản chất xã hội, ngân sách nhà nước mang tính giai cấp do nhà nước là đại diện của một giai cấp, nó phục vụ trực tiếp cho yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước Trong đó các khoản thu là tất cả các nguồn tiền được huy động cho nhà nước; còn các khoản chi là bao gồm tất cả các khoản chi và các khoản hoàn trả khác của Nhà nước Các khoản thu chi được xác định bởi một danh sách số liệu cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng các khoản chi của nhà nước, đồng thời tạo thế cân bằng giữa thu và chi, tạo sự chủ động trong hoạt động của ngân sách nhà nước Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định Ngân sách nhà nước thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể trong xã hội Quốc Hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta nên toàn bộ quyền quyết định về ngân sách nhà nước là do Quốc hội quyết định.

Theo khoản 14 Điều 4, Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, khái niệm ngân sách nhà nước được hiểu như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [16]

1.1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước

Thứ nhất, Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội

Ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại của đất nước Ở từng giai đoạn nhất định, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, điều tiết thị trường,bình ổn giá cả, định hướng phát triển sản xuất, điều chỉnh đời sống xã hội

Thứ hai, Huy động các nguồn tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Từ nhu cầu phát triển của bộ máy quản lý, Nhà nước cần các nguồn lực để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của mình Để phát triển bộ máy nhà nước phải có được nguồn lực tài chính nhất định NSNN chính là những công cụ thực hiện yêu cầu đó Do đó, nhà nước sử dụng pháp luật để ban hành các chính sách về thuế, phí, lệ phí,…và bắt buộc các tổ chức, cá nhân với tư cách là chủ thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước.

Tính bắt buộc của các khoản thu ngân sách nhà nước không hề tính tiêu cực; bởi vì đây là sự cần thiết Tất cả các đối tượng nộp các khoản thu ngân sách nhà nước đều ý thức được đây là nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước và của quốc gia Đồng thời họ cũng hiểu được vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện các chức năng điều tiết về kinh tế – xã hội của mình.

Thứ ba, vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính

Ngân sách nhà nước được coi là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia, gắn liền với quỹ tiền tệ để thực hiện các quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng và phúc lợi xã hội

Hệ thống tài chính của nhà nước gồm: NSNN, nguồn dự trữ quốc gia, ngân hàng nhà nước, ngân sách của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà, doanh nghiệp nhà nước, các loại quỹ của nhà nước, trong đó: Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong tổ chức các hoạt động của hệ thống tài chính NSNN không chỉ có vai trò huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo các nhu cầu cho bộ máy quản lý nhà nước, cho quốc phòng, an ninh và các mục đích khác của nhà nước, mà nó còn chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Để thực hiện được vai trò này NSNN phải có nguồn lực từ các khu vực kinh tế, nhân dân và ngoài nước Từ đó, thực hiện các nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội Việc chi tiêu của NSNN cho các mục tiêu kinh tế - xã hội sẽ có tác động làm gia tăng các nguồn vốn bằng đường trực tiếp hay gián tiếp

1.1.2 Hệ thống ngân sách Nhà nước

Theo Điều 6, Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày

“1 Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

2 Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.” [16]

Ngân sách trung ương gồm các đơn vị của các cơ quan trung ương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Các tổ chức xã hội thuộc trung ương, tổ chức đoàn thể trung ương,…).

Ngân sách trung ương là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng và an nình, quan hệ quốc tế Ngân sách trung ương đồng thời còn là nguồn hỗ trợ tài chính cho ngân sách địa phương.

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương [16]

Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để bảo đảm chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách địa phương Việc phân cấp các nguồn thu, chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định phù hợp với việc phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý ngân sách của mỗi cấp trên địa bàn Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp [16]

Hình 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước

Nội dung về quản lý ngân sách xã

Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định Nội dung trọng yếu của quản lý tài chính quốc gia, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã

Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp huyện, UBND xã lập dự toán ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định

1.2.1.1 Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:

Trong điều hành ngân sách việc lập dự toán cho năm kế hoạch là hết sức quan trọng đó là cơ sở pháp lý để cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định giao kế hoạch, nhiệm vụ cho ngành, đơn vị Để công tác lập dự toán được chính xác, sát với tình hình thực tế của địa phương, cần bám sát vào các căn cứ như sau:

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội,quốc phòng, an ninh của mỗi địa phương trong năm kế hoạch và những chủ trương cho năm tiếp theo Căn cứ này giúp cho công tác xây dựng dự toán ngân sách có một cách nhìn tổng thể về các nhiệm vụ, công việc phải triển khai thực hiện trong năm từ đó phân công chỉ đạo, tuyên truyền, động viên khai tác các nguồn thu ngân sách được đảm bảo, đồng thời phân bổ nhiệm vụ chi, sử ngân sách một cách đúng đắn, hợp lý cho năm kế hoạch.Do đó kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vừa là mục tiêu phục vụ của dự toán ngân sách.

- Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của xã các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo để xác định mục tiêu, xây dựng dự toán Hoạt động của ngân sách xã thường diễn ra theo các quy luật nhất định trong một giai đoạn Do đó các tài liệu phản ảnh tình hình thực hiện các chỉ tiêu ngân sách qua các năm, trong đó có năm báo cáo và những năm trước để làm căn cứ dự báo, dự kiến tình hình ngân sách năm kế hoạch theo các quy luật vận động.

- Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn hiện hành quy định các chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức về thu, chi ngân sách để lập dự toán như: Chế độ tiền lương Việc xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu thu, nhiệm vụ chi cho năm kế hoạch, phải được xây dựng sát, đúng, với thực tế.

- Căn cứ quyết định giao dự toán của cơ quan cấp trên cho đơn vị

- Căn cứ kết quả thực hiện dự toán ngân sách năm trước và ước thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành

1.2.1.2 Trình tự lập, quyết định dự toán ngân sách xã:

- Bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

- Các đơn vị, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình;

- Bộ phận tài chính, kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình UBND xã báo cáo Thường trực HĐND xã xem xét, cho ý kiến trước khi gửi UBND cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp.

- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện làm việc với UBND xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính -

Kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi có đề nghị của UBND xã;

- Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND cấp huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được giao quản lý; dự toán thu, chi ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã thẩm tra, Thường trực HĐND xã xem xét, cho ý kiến, trình HĐND xã quyết định theo thời hạn do UBND cấp tỉnh quy định Sau khi HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện;

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định dự toán ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND cấp huyện yêu cầuHĐND xã điều chỉnh dự toán theo đúng quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước cùng cấp làm căn cứ để thực hiện dự toán theo quy định

- Ngân sách xã được bố trí mức dự phòng ngân sách hàng năm tương ứng từ 2% đến 4% tổng dự toán chi để đảm bảo các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã mà chưa được dự toán, UBND xã quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, kết thúc mỗi quý báo cáo Thường trực HĐND xã và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất

- Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hằng năm trong các trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi UBND xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo Ban Kinh tế- Xã hội xã, Thường trực HĐND xã xem xét, cho ý kiến trước khi trình HĐND xã quyết định và báo cáo UBND cấp huyện [4]

1.2.2 Chấp hành ngân sách xã

- Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo từng bộ phận gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để nhập dự toán và làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để báo cáo [4]

Công tác điều hành, chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với một chu trình ngân sách Công tác xây dựng kế hoạch và lập dự toán được đánh giá là tốt tuy nhiên chỉ dừng ở lý thuyết và kế hoạch thôi là chưa đủ Việc chấp hành, thực hiện dự toán có đạt kết quả như theo đúng kế hoạch hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào việc điều hành, chấp hành dự toán

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa ảnh hưởng đến quản lý ngân sách địa phương31 1 Đặc điểm tự nhiên

Phường Đông Hải nằm ở phía Đông Nam của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Phía Đông giáp sông Mã ( phía bên kia là phường Hoằng Quang ), phía Tây giáp phường Đông Hương, phía Bắc giáp phường Nam Ngạn, phía Nam giáp phường Quảng Hưng, phía Tây Nam giáp phường Đông Sơn Phường Đông Hải có diện tích là 6.87 km² Dân số tính đến năm 2021 là

16957 người Mật độ dân số là 2468 người/km².

Bộ máy hành chính của phường được tổ chức thành 8 đơn vị tổ dân phố: Đồng Lễ, Lai Thành, Lễ Môn, Sơn Vạn, Ái Sơn 1, Ái Sơn 2, Xuân Minh, Tân Thành.

Phường Đông Hải là một trong những phường có địa giới hành chính giáp sông Mã, đặc biệt là hai thôn Vạn Sơn và Xuân Lộc có địa phận nằm ngoài tuyến đê sông Mã Đất của 2 thôn chủ yếu là đất phù sa bồi đắp thuận lợi cho việc trồng trọt Tuy nhiên việc nằm ngoài đê cũng khiến cho cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng khi có mùa mưa lũ, điển hình là 2 trận lũ lớn gần đây vào năm 2017 và 2018

Trong những năm vừa qua phường Đông Hải có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, dần trở thành trung tâm mới của thành phốThanh Hóa Trong đó nổi bật là việc phát triển cơ sở hạ tầng, mỹ quan đô thị bằng hàng loạt dự án lớn như: Trung tâm hành chính thành phố Thanh Hóa,Trung tâm triễn lãm và Đài truyền hình Thanh Hóa, Khu đô thị Vinhome StarCity, khu đô thị Đông Hải,….

Trong giai đoạn 2018-2021, Đảng bộ phường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ 71%, công nghiệp-xây dựng 28,1%; nông nghiệp 0,9% Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2021 đạt 1491,72 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2020 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2018-2021 ước đạt 18,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 74 triệu đồng/người/năm.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2017-2021 ước đạt 20,1%, tăng 5,2% so với giai đoạn 2012-2017, tăng 5% so với mục tiêu nghị quyết Năm 2020 giá trị sản xuất đạt 882 tỷ đồng, năm 2021 ước đạt 1,059 tỷ đồng tăng 20,08% so với năm 2020, gấp 2,49 lần so năm với 2018

Bảng 1.1: Tổng giá trị sản xuất của phường Đông Hải từ 2018 –

Tổng giá trị sản xuất 830.410 1.031.570 1.278.280 1.491.72

Ngành Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 182.610 216.510 260.830 339.530

Trong những năm vừa qua, các dự án lớn được tiến hành thực hiện trên địa bàn phường như: Trung tâm hành chính thành phố Thanh Hóa, Trung tâm triễn lãm và Đài truyền hình Thanh Hóa, trung tâm thương mại Mê LinhPlaza, Khu đô thị Vinhome Star City, khu đô thị Đông Hải,… công tác thu hồi đất để thực hiện dự án làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, năm 2021 diện tích nông nghiệp của phường còn lại là 32,72 ha Mặc dù diện tích gieo trồng bị thu hẹp do thu hồi phục vụ các dự án nhưng năng suất bình quân của các loại cây trồng tăng so với năm 2020 Cộng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng gây không ít khó khăn cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các hộ chăn nuôi

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2020 giữ vững được nhịp độ tăng trưởng khá Tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 419,17 tỷ đồng, tăng 28,56% so với năm 2020 Trong đó, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 339,53 tỷ đồng tăng 30,17% so với năm 2020, ngành xây dựng đạt 79,64 tỷ đồng tăng 22,13% so với năm 2020 Các ngành nghề trong nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển như: Nghề mộc, cơ khí và xây dựng. Các hộ kinh doanh cá thể không ngừng nâng cao quy mô sản xuất kinh doanh, giải quyết một phần lao động của địa phương.

Bảng 1.2: Số cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của phường Đông Hải từ năm 2018 – 2021 Đơn vị: cơ sở, hộ

Tổng số hộ kinh doanh, sản xuất CN, tiểu thủ CN 97 105 125 139

- May quần áo các loại 10 12 12 14

Trong năm 2021, các loại hình kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn phường tiếp tục phát triển, nhất là dịch vụ ăn uống, vật liệu xây dựng, quần áo, dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn Số cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn đạt 231 cơ sở Trong đó , cơ sở dịch vụ là

38 cơ sở, khách sạn và nhà hàng là 20 cơ cở, dịch vụ giao thông vận tải là 42 cơ sở và các cơ sở cá thể kinh doanh thương mại là 121 cơ sở Đến nay, toàn phường có trên 650 hộ làm kinh doanh dịch vụ ( chiếm 21% tổng số hộ trên địa bàn), thu hút trên 1000 lao động có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 782 tỷ đồng, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 1059,12 tỷ đồng, tăng 20,08% so với năm 2020.

Trong những năm vừa qua, phường Đông Hải định hướng phát triển theo hướng dịch vụ - thương mại là chủ yếu, nhiều chủ trương, chính sách được đưa ra nhằm động viên, khích lệ nhân dân trong phát triển dịch vụ - thương mại Chính vì vậy số hộ kinh doanh dịch vụ - thương mai trên địa bàn không ngừng tăng mạnh, hiện nay trên địa bàn phường có 2 khách sạn lớn là Phượng Hoàng và Central, cùng các nhà hàng, khách sạn cũng được đầu tư phát triển Nhờ sự phát triển của ngành dịch vụ - thương mại giúp phường Đông Hải có thêm khoản thu lớn từ thuế, phí của các đơn vị kinh doanh Cũng như góp phần nâng cao bộ mặt đô thị, giúp kinh tế phường phát triển đúng định hướng.

2.2.1.4.Vận động nhân dân xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn

Trong năm 2020, Đảng ủy phường Đông Hải đã ra NQ 09/ĐU ngày 09 tháng 09 năm 2020 của BCH Đảng bộ phường Đông Hải về thực hiện vận động nhân dân hiến đất, hiến công trình trên đất và xã hội hóa các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Kết quả đã triển khai thực hiện vận động đến các phố, trong đó điển hình như là phố Sơn Vạn đã thực hiện vận động nhân dân hiến đất và công trình trên đất để mở rộng tuyến đường gia thông với tổng giá trị lên đến hơn 30 tỷ đồng Các phố khác tiến hành vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa nâng cấp, sữa chữa các tuyến đường giao thông chưa được bê tông hóa hoặc các tuyến đường đã xuống cấp Kết quả vận động nhân dân đóng góp kinh phí lên tới hơn 5 tỷ đồng, điển hính trong số đó như các phố Ái Sơn 1, Ái Sơn 2, Lễ Môn, Đồng Lễ

Ngoài ra đảng ủy còn triển khai vận động nhân dân ở các phố thực hiện xây dựng mỹ quan đô thị bằng việc xây dựng các tuyến đường cờ, đường hoa. Kết quả vận động nhân dân đóng góp kinh phí lên đến hơn 300 triệu đồng. Điển hình trong số đó như phố Đồng Lễ, Lễ Môn, Ái Sơn 1, Tân Thành. Trong năm 2021 đã có 02 tổ dân phố được công nhân danh hiệu “Tổ dân phố kiểu mẫu” là phố Đồng Lễ và phố Tân Thành.

2.1.3.1 Về lĩnh vực giáo dục Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo trên địa bàn phường giai đoạn 2017-2022”, “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn” Trên địa bàn phường hiện có 04 trường công lập, 01 trường tư thục và 03 nhóm trẻ tư thục, các trường đều đảm bảo chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất cơ bản được đảm bảo, có 4/4 trường đạt chuẩn quốc gia

Trong năm giai đoạn 2017 - 2021, đã triển khai tu sửa và mở rộng khu giảng dạy của trường Tiểu học Đông Hải 2, trường THCS Đông Hải Xây khu vực ăn bán trú của trường Tiểu Học Đông Hải 1, trường Mầm Non Đông Hải,khu nhà hiệu bộ của trường THCS Tuy nhiên, cơ sở vật chất của một số trường vẫn chưa đáp ứng được điều kiện giảng dạy thực tế Trong thời gian sắp tới cần sữa chữa, nâng cấp một số hạng mục ở các trường để đảm bảo công tác giảng dạy trong điều kiện dân số cơ học của phường tăng lên nhanh chóng ở các khu đô thị.

Thực trạng quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố

Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách phường và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách phường, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền quản lý của UBND phường theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao theo quy định của pháp luật.

Thủ quỹ do đồng chí cán bộ văn phòng phụ trách.

2.2 Thực trạng quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2018-2021.

2.2.1 Thực trạng về lập dự toán ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa

2.2.1.1 Lập dự toán thu ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa

Việc lập dự toán thu ngân sách phường dựa trên các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của địa phương; Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định; Số kiểm tra về dự toán ngân sách phường do UBND thành phố Thanh Hóa thông báo; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách phường năm hiện hành và năm trước

Dự toán thu ngân sách phường được lập theo biểu mẫu, tổng hợp từng loại thu, chi tiết đầy đủ theo thành phần kinh tế, một số lĩnh vực thu và một số sắc thuế Căn cứ vào Kế hoạch thu ngân sách nhà nước của thành phố, và các chỉ tiêu thu ngân sách được thành phố giao UBND phường sẽ hoàn thiện lại kế hoạch thu ngân sách của mình Đối với các khoản thu xã hưởng 100% bao gồm 6 khoản: phí và lệ phí, thuế sử dụng đất PNN, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, thu phạt và thu khác, thu bồi thường GPMB, thu đóng góp tự nguyện từ nhân dân. Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa các cấp ngân sách, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh tư nhân trên địa bàn phường, thuế thu nhập cá nhân Thu cho thuê mặt đất và mặt nước; Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Thuế nhà đất, Lệ phí trước bạ, Thu tiền sử dụng đất; Thuế xây dựng tư nhân; Lệ phí môn bài; Thuế GTGT, thu nhập đặc biệt, thu khác về thuế

Các khoản thu trợ cấp mục tiêu và trợ cấp cân đối tùy tình hình từng năm và kế hoạch của thành phố giao.

Khoản thu từ chuyển nguồn kết dư năm trước sang.

Thực hiện năm 2017 Kế Hoạch KH

Thực hiện năm 2018 Kế Hoạch KH

Thực hiện năm 2019 Kế Hoạch KH

Thực hiện năm 2020 Kế Hoạch KH

I Thu được hưởng theo phân cấp 3.508.577 2.752.072 78 5.152.232 1.252.072 24 2.390.613 1.673.924 70 3.982.574 2.918.638 73

1 Các khoản thu phường hưởng 100% 2.804.647 1.881.372 67 4.440.147 381.372 9 1.366.514 523.624 38 1.452.388 499.638 34

Thuế sử dụng đất PNN 184.211 96.372 52 174.986 96.372 55 346.416 214.124 62 255.195 223.438 88 Phí, lệ phí 20.121 115.000 572 100.411 115.000 115 86.987 104.500 120 91.102 135.000 148 Thu khác, thu phạt 16.788 100.000 596 17.190 100.000 582 47.998 135.000 281 49.090 21.000 43 Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản 99.714 70.000 70 213.780 70.000 33 155.813 70.000 45 170.375 120.200 71

Thu đóng góp tự nguyện 1.648.352 1.500.000 91 1.881.207 507.484 399.460

2 Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ 703.930 870.700 124 712.086 870.700 122 1.024.098 1.150.300 112 2.530.186 2.419.000 96

Thuê mặt đất, mặt nước 163.077 318.000 195 169.894 318.000 187 287.785 346.000 120 338.708 396.600 117

Lệ phí môn bài 16.788 23.000 137 19.050 23.000 121 21.000 22.000 105 23.000 40.500 176 Thuế thu nhập cá nhân; tiền chậm nộp thuế TNCN 355.304 408.600 115 341.826 408.600 120 567.907 614.300 108 826.314 801.500 97 Thuế GTGT ;TTĐB;

TN;thu khác về thuế 32.967 30.000 91 30.859 30.000 97 30.795 31.400 102 48.809 40.500 83 Thu xây dựng tư nhân + vãng lai 17.705 10.800 61 10.800 10.800 100 11.214 7.700 69 7.719 20.700 268

II Thu chuyển nguồn từ năm trước sang 3.586.283 4.052.499 113 4.052.499 1.841.487 45 1.841.487 1.699.254 92 1.699.254 5.885.483 346

III Bổ sung từ ngân sách cấp trên 5.685.713 6.481.713 114 6.981.713 11.774.760 169 12.226.847 18.430.785 151 18.430.785 33.589.319 182

1 Bổ sung cân đối ngân sách 1.224.067 1.885.063 154 1.885.063 3.132.827 166 3.132.827 2.949.525 94 2.949.525 1.788.015 61

2 Bổ sung có mục tiêu 4.461.647 4.596.650 103 5.096.650 8.641.933 170 9.094.020 15.481.260 170 15.481.260 31.801.304 205

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp dự toán thu ngân sách trên địa bàn phường Đông Hải giai đoạn năm 2018 - 2021. Đơn vị tính: nghìn đồng

Việc lập dự toán các khoản thu phường được hưởng 100% đều được thực hiện dựa trên cơ sở kế hoạch giao dự toán của UBND thành phố Thanh Hóa, qua bảng ta thấy việc giao các chỉ tiêu về thu từ quỹ đất công ích và đất công thấp hơn rất nhiều so với thực hiện của các năm trước đó; dự toán nguồn thu từ thu phạt lại cao hơn rất nhiều so với việc thực hiện của các năm trước đó Điều này chứng tỏ, việc lập dự toán ở hai mục này còn chưa sát với thực tế, nhất là thu phạt chênh lệch quá lớn so với thực hiện.

Nhìn vào bảng ta thấy, việc thực hiện các khoản thu được hưởng theo tỷ lệ của phường Đông Hải giai đoạn 2018-2020 không ổn định qua các năm, năm 2017 số thu là 3.508.577 nghìn đồng, năm 2018 số thu là 5.152.232 nghìn đồng, đến năm 2019 lại giảm xuống còn 2.390.613 nghìn đồng, năm

2021 số thu lại tăng lên 3.982.574 nghìn đồng Việc thực hiện thu các khoản điều tiết theo tỷ lệ không ổn định cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc lập dự toán ngân sách của phường Nguyên nhân là do một số khoản thu điều tiết theo tỷ lệ có xu hướng tăng mạnh vào năm 2020 và năm 2021, điều này làm dự toán khoản thu từ thuế sử dụng đất PNN, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhà đất cũng có sự thay đổi so với các năm trước đó Nguyên nhân là do các khu đô thị như khu đô thị Đông Hải, khu đô thị Vinhome Star City được bàn giao cho phường quản lý làm tăng nguồn thu từ thuế sử dụng đất PNN, thuế thu nhập các nhân từ các khu đô thị này Việc này cũng làm gia tăng lượng giao dịch trên địa bàn phường làm nguồn thu từ lệ phí trước bạ nhà đất tăng mạnh từ 118.088 triệu đồng năm 2017 lên 1.285.635 triệu đồng năm 2020 Việc tăng mạnh nguồn thu từ lệ phí trước bạ nhà đất dẫn đến việc xây dựng dự toán thu lệ phí trước bạ của phường năm 2021 tăng mạnh lên 1.119.200 triệu đồng ( tăng 868% so với dự toán năm 2020).

Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: bao gồm khoản thu trợ cấp có mục tiêu và khoản thu trợ cấp cân đối ngân sách Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách phường Đông Hải, nhìn vào bảng ta có thể thấy việc thực khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên không ngừng tăng lên quan các năm, dự toán cũng vượt xa so với thực hiện các năm trước đó, cụ thể:

Khoản thu trợ cấp cân đối sẽ được cân đối cho chi thường xuyên, các nguồn thu trên địa bàn phường đã được xác định trong dự toán để thực hiện nhiệm vụ chi được giao mà vẫn không đảm bảo thì ngân sách cấp trên sẽ bổ sung để đảm bảo ngân sách phường đủ nguồn kinh phí cho các khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ được giao Nhìn vào bảng ta thấy, khoản trợ cấp cân đối đang có xu hướng giảm dần, năm 2021 dự toán thu trợ cấp cân đối ngân sách là 1.788.015 tương đương 61% so với thực hiện năm 2020 và có xu hướng giảm dần trong 3 năm lại đây Điều này chứng tỏ phường Đông Hải đã dần chủ động được khai thác các khoản thu trên địa bàn phường qua đó giảm được khoản trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên.

Các khoản thu trợ cấp mục tiêu là nguồn thu lớn đối với ngân sách của phường Đông Hải, các khoản trợ cấp mục tiêu gồm: thu trợ cấp mục tiêu (Các dự án thực hiện trên địa bàn), thu trợ cấp có mục tiêu cụ thể như kinh phí hỏa tang, công tác phòng chống dịch bệnh, kinh phí đại hội các đoàn thể,,… Qua bảng ta thấy việc dự toán thu trợ cấp mục tiêu không ngừng tăng chênh lệch khá lớn so với thực hiện năm trước đó, nguyên nhân là do khoản thu từ trợ cấp mục tiêu từ thực hiện các dự án trên địa bàn qua các năm có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt năm 2021 trên địa bàn phường thực hiện nhiều dự án trong đó có tuyến đường vượt lũ Sơn Vạn có vốn đầu tư lớn Năm 2018 dự toán là 4.596.605 nghìn đồng tương đương với 103% so với thực hiện năm

2017, năm 2019 dự toán là 8.641.933 nghìn đồng tương đương với 170% so với thực hiện năm 2018, năm 2020 dự toán là 15.481.260 nghìn đồng tương đương với 170% so với thực hiện năm 2019, năm 2021 dự toán tăng mạnh lên là 31.801.304 nghìn đồng tương đương 205% so với thực hiện năm 2020

- Đối với khoản thu kết dư chuyển nguồn từ năm trước: Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong các khoản thu ngân sách phường, tuy nhiên nhìn vào bảng ta có thể thấy được khoản thu này không ổn định qua các năm nên gây nhiều khó khăn trong công tác lập dự toán ngân sách phường.

2.2.1.2 Lập dự toán chi ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa

Dự toán chi ngân sách phường được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào các nguồn thu ngân sách đã được dự toán, căn cứ các kế hoạch, nhiệm vụ chi trong năm, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của phường, trật tự an toàn xã hội… Trên cơ sở các định mức đã được quy định, UBND phường tiến hành lập dự toán chi Chi ngân sách không thể đánh giá, nhận định chỉ căn cứ vào tốc độ phát triển và quy mô Vấn đề quan trọng hơn ở đây là tính mục tiêu và tính hiệu quả các khoản chi, vì thế để lập dự toán chi ngân sách cần phải đi sâu nghiên cứu xem xét đối với từng khoản chi Đối với chi ngân sách phường Đông Hải được phân làm ba nhóm là: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác, chi chuyển nguồn sang năm sau.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán chi ngân sách trên địa bàn phường Đông Hải giai đoạn năm 2018 - 2021

Thực hiện năm 2017 Kế Hoạch KH

Thực hiện năm 2018 Kế Hoạch KH

Thực hiện năm 2019 Kế Hoạch KH

Thực hiện năm 2020 Kế Hoạch KH

1 Chi quản lý hành chính 3.066.256 2.943.606 96 3.001.721 3.524.615 117 3.677.857 4.034.174 110 4.235.882 3.926.503 93

2 Chi sự nghiệp giáo dục 57.143 60.000 105 58.577 60.000 102 51.201 60.000 117 59.342 60.000 101

TDTT và thông tin truyền thông 22.807 26.000 114 23.524 86.000 366 81.618 86.000 105 85.558 86.000 101

4 Chi SN phát thanh - truyền hình 9.259 10.000 108 8.640 10.000 116 8.630 10.000 116 9.700 10.000 103

5 Sự nghiệp đảm bảo xã hội 177.637 188.295 106 187.995 176.700 94 176.727 183.100 104 183.100 108.000 59

6 Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình 12.135 10.800 89 13.660 10.800 79 10.800 10.800 100 6.300 6.000 95

7 Sự nghiệp kinh tế,QLĐT 258.192 268.520 104 269.365 248.500 92 252.409 259.500 103 261.620 374.500 143

10 Chi trợ cấp mục tiêu 1.522.624 1.766.244 116 1.766.244 428.216 24 427.712 527.088 123 527.088 565.323 107

II Chi đầu tư phát triển 6.203.352 11.104.000 179 8.604.975 5.047.430 59 9.745.239 17.293.875 177 12.497.933 31.768.745 254

IV Chi chuyển nguồn sang năm sau 4,052,499 1,841,487 1,699,254 5,885,483 Đơn vị tính: nghìn đồng

Công tác chi ngân sách thường xuyên của phường Đông Hải gắn với chức năng nhiệm vụ của chính quyền; đảm bảo cho hoạt động bình thường của bộ máy Đảng - chính quyền – các tổ chức đoàn thể, công tác dân quân tự vệ và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, công tác trật tự an toàn xã hội và phát triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, thể dục thể thao của địa phương

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, THÀNH PHỐ THANH HÓA

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội [11]

3.1.1.1 Về phát triển kinh tế

Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, thương mại và công nghiệp, xây dựng Đến năm 2025 cơ cấu kinh tế các ngành: DV-TM: 72,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 27,3%.

Tuyên truyền, vận động nhân dân nắm bắt cơ hội, phát huy được lợi thế của địa phương, tích cực học nghề theo hướng làm dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch, để tiến tới biết làm du lịch dọc theo bờ sông Mã Phát triển nhiều dịch vụ du lịch, khách sạn trên trục đường đại lộ Nam Sông Mã, đại lộ

Lê Lợi và trong nhân dân để đón đầu khách từ các tỉnh về Sầm Sơn, Nghi sơn thăm quan, nghỉ mát.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân mở rộng sản xuất, kinh doanh và thành lập doanh nghiệp Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ-thương mại gắn với nếp sống văn minh đô thị, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ như: Dịch vụ nông nghiệp; nhà nghỉ, nhà trọ; bưu chính viễn thông; vui chơi, giải trí và dịch vụ chế biến lương thực, thực phẩm quan tâm tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn Tập trung khôi phục, mở rộng để tăng nhanh khối lượng sản xuất các mặt hàng từ dịch vụ cơ khí, may mặc, đồ gỗ nội thất.

Chủ động khai thác và quản lý tốt các nguồn thu, rà soát lại khả năng thu để có biện pháp thu đúng, thu đủ, chống thất thu, phấn đấu thu hoàn thành và vượt kế hoạch Thực hiện công khai, minh bạch về tài chính công, các khoản đóng góp của nhân dân Quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, thực hiện nghiêm Luật ngân sách, Luật thuế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi ngân sách

Tập trung phát triển doanh nghiệp theo hướng vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng, quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.1.1.2 Công tác quản lý quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý đô thị tài nguyên môi trường và giải phóng mặt bằng

Tiếp tục quản lý tốt các quy hoạch chi tiết đã được duyệt Phấn đấu trên địa bàn không có tình trạng vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích; xây dựng trái phép, không phép, sai chỉ giới quy hoạch

Huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội và tranh thủ đầu tư của ngân sách thành phố để tập trung đẩy mạnh công tác chỉnh trang cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ và hiện đại Tập trung thực hiện các dự án: Nâng cấp các tuyến đường giao thông gồm: lát đá vỉa hè, điện chiếu sáng, chỉnh trang lại hệ thống tiêu thoát nước đường trung tâm, các MBQH dân tư, tái định cư đã làm từ trước đây nay đã xuống cấp; cải tạo nâng cấp tuyến đường và hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ di dân phòng chống lụt bão từ cống tiêu phố Sơn Vạn đến nhà văn hóa phố Xuân Lộc; 2 tuyến đường Lễ Môn và Đỗ Huy Cư phố Lễ Môn; cải tạo nâng cấp tuyến đường từ Ái Sơn 2 đi Ái Sơn 1 và lắp đặt cống bê tông kênh tiêu Bắc Sơn đoạn từ MBQH 2589- MBQH 2590 Cải tạo sửa chữa công sở phường, Trường THCS Tích cực vận động nhân dân xã hội hóa hiến đất, đống góp kinh phí nâng cấp đường giao thông trong phố Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án trên địa bàn.

Nâng cao năng lực quản lý trật tự đô thị, đưa công tác quản lý đô thị đi vào nề nếp Duy trì trật tự đô thị trên tất cả các tuyến đường đặc biệt là các điểm kinh doanh tự phát, cổng các trường học giờ cao điểm, các tuyến giao thông chính của phường.

Phát động rộng rãi và duy trì nền nếp phong trào toàn dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường tự giác tham gia dọn vệ sinh môi trường, kiên kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường

Xác định công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm của phường trong thời gian tới Trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt và các dự án được phê duyệt bổ sung trong nhiệm kỳ nhằm hoàn thiện các quy hoạch trên địa bàn UBND tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như:

Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm công nghệ thông tin, Mặt bằng xen kẹp số 3, số 4, mở rộng mặt bằng khu đô thị Đông Hương (3241), khu trung tâm văn hóa Tỉnh.

Chủ động phối hợp với các đơn vị được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn để thực hiện tốt công tác kiểm kê, bồi thường. Chủ động, quyết liệt, linh hoạt, đảm bảo quy định của pháp luật trong công tác GPMB để hoàn thành đúng tiến độ đối với các dự án được triển khai trên địa bàn phường Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhân dân

3.1.1.3 Về lĩnh vực văn hóa-xã hội

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các ngày lễ, kỷ niệm trọng đại của đất nước, của tỉnh, thành phố và phường, đặc biệt là tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, bầu cửQuốc Hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xử lý nghiêm các thông tin xuyên tạc, sai sự thật Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của Nhân dân.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện” gắn với xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người dân trong phường “nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội Tập trung chỉ đạo xây dựng khu dân cư kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng, nâng cao sức khỏe của người dân trong phường.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, định hướng và giới thiệu việc làm cho người lao động Quan tâm giải quyết, hỗ trợ kịp thời các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và những người yếu thế trong xã hội.

3.1.1.4 Về quốc phòng-An ninh, thanh tra-tư pháp

Coi trọng giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra các điểm nóng, tình huống bất ngờ Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân, công tác huấn luyện, giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự về, dự bị động viên; thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt, cháy nổ và chính sách hậu phương quân đội

Giải pháp để hoàn thiện quản lý ngân sách phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hóa

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện lập dự toán ngân sách

Trong quản lý ngân sách nhà nước, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng, có vai trò làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả, như vậy chất lượng của việc chấp hành ngân sách nói riêng và công tác quản lý ngân sách nói chung phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán Việc lập dự toán phải căn cứ vào chủ trương, chính sách và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo trong giai đoạn, trước hết cần phải xây dựng dự toán đầy đủ căn cứ pháp lý, đúng định mức, bao quát được hết các nhiệm vụ, đảm bảo tính cân đối ngân sách

Có bộ phận riêng kiểm tra việc xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán mang tính chuyên môn hóa cao Nhất là trong việc xây dựng dự toán các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, cần xây dựng dự toán có độ chính xác cao tránh tình trạng điều chỉnh dự toán Trong thời gian phát triển sắp tới, phường sẽ có nhiều công trình, dự án được triển khai trên địa bàn, điển hình như khu đô thị số 4, khu đô thị số 3, Quảng trường Âm vang Xứ Thanh,… Cùng với đó phường cũng sẽ thực hiện nhiều công trình, dự án để khớp nối hạ tầng giao thông, xây dựng cảnh quan đô thị Các công trình XDCB trên địa bàn sắp triển khai như: cải tạo nâng cấp tuyến đường và hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ di dân phòng chống lụt bão từ cống tiêu phố Sơn Vạn đến nhà văn hóa phố Xuân Lộc; 2 tuyến đường Lễ Môn và Đỗ Huy Cư phố Lễ Môn; cải tạo nâng cấp tuyến đường từ Ái Sơn 2 đi Ái Sơn

1 và lắp đặt cống bê tông kênh tiêu Bắc Sơn đoạn từ MBQH 2589-MBQH

2590 Cải tạo sửa chữa công sở phường, Trường THCS…Để đảm bảo việc dự toán các công trình sát với thực tế thì cần có các bộ phận chuyên môn, xây dựng dự toán có độ chuẩn xác cao, qua đó giúp dự toán ngân sách chính xác để triển khai thực hiện.

Xây dựng kế hoạch trung hạn để làm căn cứ xem xét xây dựng dự toán thực hiện trong năm kế hoạch nhất là trong giai đoạn sắp tới, phường Đông Hải sẽ có những bước tăng trưởng mạnh về kinh tế khi trở thành trung tâm mới của thành phố Thanh Hóa Trong giai đoạn sắp tới, phường Đông Hải sẽ có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, trở thành trung tâm mới của thành phố Thanh Hóa Vì vậy cần phải xây dựng cụ thể kế hoạch gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong trung hạn cũng như dài hạn, qua đó xác định dự toán ngân sách phường hàng năm phù hợp và đúng với thực tế phát triển của địa phương.

- Qua phân tích ta thấy việc lập dự toán một số hạng mục đang còn chênh lệch so với thực tế thực hiện ở năm báo cáo rất lớn Nên việc lập dự toán ngân sách phường cần phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước đó, đặc biệt là của năm báo cáo Lập dự toán phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể đối với các khoản thu, chi trên cơ thực tế tại địa phương

- Phường Đông Hải đang trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế, nhiều doanh nghiệp thành lập trên địa bàn Vì vậy, đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách, đặc biệt phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo chế độ; Gửi cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách

- Dự toàn chi ngân sách xây dựng phải căn cứ vào các định mức chi tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng trợ cấp cân đối thành phố, tỉnh giao Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với kế hoạch thực hiện và tình hình phát triển của địa phương Dự toán ngân sách cần thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phân cấp, lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, phụ thuộc vào trợ cấp cấp trên trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách

Thực hiện công tác tuyên truyền trước khi lập bàn thu thường xuyên và liên tục trên hệ thống loa truyền thanh của phường và qua các tổ dân phố hoặc tuyên truyền qua các buổi hội nghị nhân dân, qua các tổ chức chính trị, xã hội đến từng đoàn viên, hội viên và nhân dân biết và hiểu được các chủ trương, chính sách của nhà nước đặc biệt là luật thuế cho các đối tượng nộp thuế tự giác giao nộp

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, qua đó tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tượng nộp Hướng dẫn cho các đối tượng nộp thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán, đăng ký, kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí đầy đủ Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, phí và lệ phí trên địa bàn phường, rút ngắn thời gian chờ và giảm chi phí trong thu thuế, phí, lệ phí để người dân thấy rằng nộp thuế, phí và lệ phí là nghĩa vụ và quyền lợi của người dân Tăng cường công tác khai thuế, phí, lệ phí điện tử qua mạng, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, phí, lệ phí tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức nộp thuế vào ngân sách kịp thời, nhanh chóng Cơ quan thuế tiến hành phân loại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các đối tượng thu, các điểm thu trọng tâm; kiểm tra thường xuyên các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xác định thuế giá trị gia tăng đúng và sát với tình hình sản xuất, kinh doanh qua đó điều chỉnh mức thuế kịp thời Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như trốn, lậu thuế, khai man doanh thu…nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, phí, lệ phí khắc phục những trường hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích nhà nước, coi thường pháp luật. Đối với các khoản thu cố định như quỹ đất 5% và hoa lợi công sản đây là khoản thu rất lớn trên địa bàn phường đưa vào cân đối ngân sách hàng năm.Trong thời gian tới nhiều dự án thực hiện trên địa bàn phường, thu hồi một phần diện tích đất công ích, ngoài ra còn có quỹ đất chưa được đưa vào quản lý, vì vậy hàng năm phải thường xuyên rà soát lại quỹ đất để đưa vào quản lý tăng thu cho ngân sách, đồng thời rà soát lại các hợp đồng giao khoán, nếu hợp đồng đã hết hạn phải tổ chức đấu thầu lại Tổ chức thu triệt để, thu đúng, thu đủ nếu hộ nhận thầu mà cố tình không nộp, qua nhiều lần làm việc nhưng vẫn cố tình không chấp hành thì tiến hành thanh lý hợp đồng theo các điều khoản đã quy định, thu hồi lại đất để tổ chức đấu thầu lại. Đối với khoản thu nhân dân đóng góp tự nguyện: Đây là khoản thu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương, nội dung thu này chỉ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, không được ép buộc, gây khó khăn cho nhân dân. Để thực hiện được khoản thu này thì UBND phường phải xây dựng dự toán cho từng hạng mục công trình, tổ chức hội nghị nhân dân theo tinh thần của pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn Triển khai phương án, nội dung thu, mức thu, đối tượng thu, thời gian thu, công khai minh bạch rõ ràng cụ thể từng hạng mục công trình để nhân dân bàn bạc và thống nhất với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp từ người dân để phát động phòng trào

Trong những năm gần đây và giai đoạn sắp tới phường Đông Hải sẽ có thêm nhiều khu đô thị mới cũng sẽ tạo thêm nguồn thu lớn như: thuế đất PNN và các khoản phí, lệ phí về chuyển nhượng quyền sử dụng đất Cần tăng cường quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia dóng góp đối với các khu đô thị mới đã bàn giao về phường quản lý Ban chỉ đạo thu, cán bộ phụ trách phải hướng dẫn người dân tận tình để các đối tượng nộp thuế chủ động kê khai và nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho ngân sách nhà nước Đối với cán bộ thu phải có trách nhiệm rà soát kiểm tra tính trung thực, chính xác của các tờ khai, quyết toán thuế, quản lý hóa đơn, chứng từ đảm bảo tính công bằng giữa các đối tường nộp thuế, hình thức nộp thuế Đổi mới hoạt động thu NSNN, chú trọng xây dựng nuôi dưỡng các nguồn thu mới, lâu dài, ổn định, kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh, điều kiện kinh tế - xã hội của phường và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN Tiếp tục tạo cơ chế, chính sách phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ là chủ yếu, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thành lập doanh nghiệp mới. Nhất là các hộ kinh doanh sản xuất đã có từ lâu trên địa bàn như: các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, các hộ xây dựng, cơ khí,….Tập trung phát triển doanh nghiệp theo hướng vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng, quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục đổi mới nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thu thuế, sắp xếp, rà soát phân loại những cán bộ chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ yếu về năng lực đi dào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực tổ chức và quản lý thu thuế, trong đó chủ yếu bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết việc thực hiện các luật thuế nhằm phát hiện, đề xuất các yếu tố bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật thuế để Nhà nước có cơ sở từng bước hoàn thiện Luật thuế cho phù hợp.

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách

Tất cả các khoản chi ngân sách phường đều phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán Nâng cao hiệu quả các khoản chi để thúc đẩy cấp phát thanh toán, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Để làm được điều này đòi hỏi Phòng Tài chính thành phố phải thực hiện kiểm tra dự toán của đơn vị thu hưởng ngân sách trước khi cấp phát kinh phí cho đơn vị Dự toán hàng quý phải đảm bảo phù hợp với dự toán năm về nội dung chi tiết. Để hoàn thiện công tác chi ngân sách phường Đông Hải, trước hết cần phải thay đổi cách thức phân bổ ngân sách, phải chuyển từ việc phân bổ ngân sách theo đầu vào sang một cách thức mới là phân bổ theo kết quả đầu ra. Đây là cơ chế phân bổ ngân sách có sử dụng thông tin chính thức về hiệu quả hoạt động, để gắn việc phân bổ ngân sách với kết quả cần đạt được Phân bổ ngân sách theo kết quả hoạt động là một công cụ quan trọng để cải thiện việc xác định ưu tiên chi tiêu, hiệu suất và hiệu quả của chi tiêu ngân sách phường. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản của phường Đông Hải, cần phải xác định rõ những nội dung chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, bám sát quy hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng xã Các khoản chi ngân sách của phường Đông Hải trong thời gian tới, cần thực hiên trên nguyên tắc mở rộng quyền tự chủ tài chính, gắn với việc hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trung thực, kịp thời và tăng cường thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi tại địa phương Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển trên địa bàn phường phải căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn được giao để bố trí chi theo nguyên tắc phải đảm bảo đúng các công trình, hạng mục được duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục công trình khác UBND thành phố, tỉnh cần tích cực chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng kiểm tra rà soát các danh mục công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn phường, một số công trình không có khả năng hoàn thành do thiếu vốn, cần phải có phương án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng quá lâu làm giảm hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng đến đời sống người dân của phường Biết lựa chọn ưu tiên chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các loại hoạt động, hoặc theo các nhóm mục chi sao cho tổng số chi có giới hạn nhưng khối lượng công việc, công trình xây dựng vẫn hoàn thành và đạt chất lương cao nhất Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có các phương án huy động, phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau, trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án chi đầu tư cơ bản đạt hiệu quả tối ưu trên địa bàn phường.

UBND phường cần tăng cường giải pháp huy động nguồn vốn do dân đóng góp, khai thác và phát huy nội lực địa phương để thực hiện tốt chủ trương làm các tuyến đường giao thông trong khu dân cư hiện hữu, kết nối hạ tầng giao thông với các khu đô thị, các khu dịch vụ Trong thời gian thực hiện các công trình phải thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý, ban giám sát cộng đồng để chỉ đạo, giám sát tất cả các nội dung như chất lượng công trình, công tác thu, chi để kịp thời gian quyết những khó khăn vướng mắc và quyết toán công trình báo cáo trước nhân dân biểu quyết thông qua.

Cần đơn giản hóa hệ thống các định mức chi tiêu ngân sách trên địa bàn phường Dựa trên các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi ngân sách phường, cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tại từng thời điểm Cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng. Cần tăng cường sự tham gia trực tiếp của người dân vào hoạt động chi ngân sách tại địa phương, bởi thực tiễn cho thấy rằng, đối với các công trình, dự án có sự đóng góp của dân, có sự tham gia trực tiếp của dân thì hiệu quả của dự án thường cao hơn Tuy nhiên, để việc giám sát thực sự phát huy được hiệu quả, tránh mang tính hình thức thì cần tăng cường việc công khai, minh bạch, tăng cường dân chủ ở cơ sở trong các hoạt động chi ngân sách tại phường.

3.2.4 Giải pháp tăng cường hiệu quả quyết toán ngân sách

Ngày đăng: 17/07/2023, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w