1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của việt nam

42 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 320 KB

Nội dung

Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng đa phương hoá và quốc tế hoá nền kinh tế, nhu cầu thông tin ngày càng đòi hỏi một cách cấp thiết.Kế toán với tư cách là công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho các nhà quản lý lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú.Vì vậy các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong công tác kế toán nói riêng.Tuy nhiên, tỷ giá các đồng ngoại tệ biến động liên tục và một số vấn đề mới phát sinh làm cho quan hệ mua bán, xuất nhập khẩu giữa các nước gặp không ít khó khăn đòi hỏi hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp ngày càng phải được hoàn thiện hợn. Xuất phát từ yêu cầu đó qua học tập và tìm hiểu em xin đưa ra đề tài “Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam” để làm rõ hơn vai trò quan trọng của hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam cũng như với toàn bộ nền kinh tế.Đề án của em gồm những phần chính sau: ♦ Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ tại các doanh nghiệp Việt Nam theo chế độ hiện hành ♦ Phần II: Kế toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái ♦ Phần III: Liên hệ so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán ngoại tệ (VAS10 và IAS21) và một số liên hệ khác Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 1 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam ♦ PhầnIV: Thực trạng kế toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp Việt Nam và một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái. Em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Nguyễn Ngọc Quang đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Thu Trang Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 2 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ NGOẠI TỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH. I. Một số khái niệm sử dụng trong hạch toán ngoại tệ. 1. Ngoại tệ và giao dịch ngoại tệ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái( 31/12/2002-Bộ tài chính) Ngoại tệ: là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghịêp Đơn vị tiền tệ kế toán: là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Giao dịch bằng ngoại tệ: Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp: • Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ; • Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ; • Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện; • Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ; • Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác. Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 3 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam 2. Tỷ giá hối đoái, chênh lệch tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái cuối kỳ. Điều quan trọng trong công tác hạch toán ngoại tệ là việc xác định tỷ giá hối đoái ngoại tệ để quy đổi ngoại tệ thành VND khi ghi sổ các nghiệp vụ kinh tệ -tài chính liên quan đến ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ. Tỷ giá hối đoái được hình thành khách quan và phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường tiền tệ.Do vậy tỷ giá hối đoái sẽ thường xuyên biến động. Khi tỷ giá hối đoái biến động sẽ kéo theo sự biến động về giá trị của ngoại tệ hiện có ở doanh nghiệpcác khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, do đó việc xác định tỷ giá hối đoái là công việc rất phức tạp. Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau. Tỷ giá hối đoái cuối kỳ: là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. II. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính. 1. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận).Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 4 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chưyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán). 2. Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất cố định, bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền,…khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3. Đối bên có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước…) 4. Đối bên Có của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghịêp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch; Cuối năm tài chính các số dư Nợ phải trả hoặc dư Nợ phải có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. 5. Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghịêp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán. Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 5 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam 6. Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua bán. 7. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tai thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính. III. Chênh lệch tỷ giá hối đoái nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái. 1. Các trường hợp chủ yếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trường hợp doanh nghiệp phát các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp: - Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện): là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay tạm ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,… bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Trong các trường hợp nêu trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch). Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở doanh nghiệp bao gồm: Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 6 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam + Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động); + Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng. - Đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính: ở thời điểm kết thúc năm tài chính về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ (Số dư của các Tài khoản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, nợ phải thu, nợ phải trả được phản ánh đồng thời theo đơn vị tiền tệ kế toán và đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán) phải được báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, ở thởi điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính, gồm: + Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ liên quan đến gia đoạn đầu tư xây dựng( giai đoạn trước hoạt động); + Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Đối doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh.Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dung công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. 2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái. Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 7 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam 2.1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh: • Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác năm dương lịch (đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính. • Đối doanh nghịêp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư XDCB, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB thì cũng xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái này vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính. • Doanh nghiệp không được chia lợi hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. 2.2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) như sau: • Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái). • Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 8 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động). • Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục có tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động). 2.3. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động từ nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ như quy định phần 2.1 • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập được phản ánh luỹ kế trên Tài khoản 413 –Chênh lệch tỷ giá hối đoái và chỉ được tính vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính khi doanh nghiệp thanh toán khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài. Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 9 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam PHẦN II KẾ TOÁN NGOẠI TỆ VÀ XỬ LÝ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. I.Một số Tài khoản sử dụng 1. Tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái” Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Hạch toán Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái cần tôn trọng quy định sau: 1.1. Doanh nghiệp chỉ phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái, trong các trường hợp sau: • Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt đông đầu tư XDCB trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập (Khi chưa hoàn thành đầu tư); • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp kinh doanh có cả hoạt động đầu tư XDCB); • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập. 1.2. Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại số dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, các khoản mục tương Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 10 [...]... Kết toán 45C 24 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam LIÊN HỆ SO SÁNH CHUẨN MỤC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ (VAS 10 VÀ IAS 21) VÀ MỘT SỐ LIÊN HỆ KHÁC I So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán ngoại tệ (VAS 10 và IAS 21) Nội dung của VAS 10 có nhiều điểm đổi mới góp phẩn đưa việc hạch toán. .. với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 “ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái ngoại tệ ” (IAS 21: The effects of changes rates) II So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam về hạch toán ngoại tệ (VAS10) và các quy định liên quan trước khi có chuẩn mực Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 26 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam Kế toán ngoại tệ theo VAS 10 có... giao dịch) Đồng thời căn cứ vào lượng ngoại tệ thu được, kế toán ghi vào bên Nợ TK 00 7Ngoại tệ các loại (nguyên tệ gốc) Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 17 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam - Mua ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam, kế toán ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) Có các TK 111 (1111), 112 (1121)(Tỷ giá hối... đoái) Đồng thời căn cứ ngoại tệ chi ra, kế toán ghi đơn Có TK 007- Ngoại tệ các loại (nguyên tệ gốc) - Khi chi ngoại tệ để thanh toán các khoản tiền vay bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 311, 315, 341 (Theo tỷ giá ghi nhận nợ) Nợ TK 635(Lỗ tỷ giá hối đoái) Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 18 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam Có TK 111(1112), 112(1122)... thể vận dụng được, nhất là trong điều kiện kế toán thủ công Ngay cả trong điều kiện doanh nghiệp đã áp dụng Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 32 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam các phần mềm kế toán, trong trường hợp này, kế toán cũng phải mất nhiều công sức để nhập dữ liệu và xử lý các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Bởi vì, trên thực tế, tại... tài chính của cơ sở nước ngoài (lỗ tỷ giá) để xác định kết quả kinh doanh II Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1 Hạch toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái ở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh 1.1 Hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh trong kỳ: • Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng ngoại tệ : - Khi... một cách thức xử lý thuân lợi hơn trong điều kiện công cụ tài chính của nền kinh tế thị trường dần trở nên phổ biến Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 31 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam PHẦN IV THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGOẠI TỆ VÀ XỬ LÝ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG TÁC HẠCH.. .Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính Khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 413 “Chênh... ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam định tỷ giá ngoại tệ xuất dùng theo các phương pháp trên sẽ không phản ánh chính xác trị giá thực của ngoại tệ Dù những lý do đã nêu mà trên thực tế, mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nhưng hầu hết các doanh nghiệp - nhất là nh ững doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ vẫn lúng túng... hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” cũng như Thông tư 105/2003/TT - BTC của Bộ Tài chính Nội dung chính của giải pháp này là việc kết hợp linh hoạt giữa tỷ giá hối Đề án KTT - Trịnh Thị Thu Trang - Kết toán 45C 34 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam đoái thực tế với tỷ giá hạch toán trong ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ Bằng cách kết . Trang - Kết toán 45C 2 Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ NGOẠI TỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THEO. ra đề tài Bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam để làm rõ hơn vai trò quan trọng của hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam cũng như với. khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú.Vì vậy các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w