Về phương pháp kế toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá

Một phần của tài liệu bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của việt nam (Trang 29 - 32)

II. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam về hạch toán ngoại tệ

2. Về phương pháp kế toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá

• Trước khi có VAS 10, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá được phản ánh trên TK 413 – Chênh lệch tỷ giá.

Mặc dù trước đây, theo hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam thì tài khoản 413 không có tài khoản 2 nhưng vì cách xử lý hai nội dung của chênh lệch tỷ giá có khác nhau nên trong thực tế ht kế toán các doanh nghiệp đều mở chi tiết TK này thành hai tài khoản cấp 2 để phản ánh hai nội dung của chênh lệch tỷ gía này: chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính vào thời điểm cuối năm tài chính .

- Đôí với chênh lệch tỷ giá đã thực hiện: khi các chênh lệch này phát sinh kế toán phản ánh vào TK 413 (chi tiết chênh lệch tỷ giá đã thực hiện), đến cuối kỳ mới kết chuyển chênh lệch này vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc thu nhập tài chính (lãi tỷ giá). Tuy nhiên, chênh lệch tỷ giá do việc mua, bán ngoại tệ được ht trực tiếp vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc thu nhập tài chính (lãi tỷ giá) không phản ánh vào TK 413.

- Đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ các chênh lệch được phản ánh vào TK 413 (chi tiết chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ) và để nguyên số dư này trên TK 413, riêng đối với công nợ dài hạn thì được kết chuyển vào chi phí tài chính nếu lỗ tỷ giá.doanh nghiệp vẫn được phản ánh trên TK 413 được quy định bằng các tài khoản cấp 2:

TK 4131 – chênh lệch tỷ giá hối đoán đánh giá lại cuối năm tài chính: phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB. TK 4132 – chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB: phản ánh

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư).

TK 413 – chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính: phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập.

• Như vậy, nội dung của chênh lệch tỷ giá sau khi có VSA 10 được tổ chức kế toán như sau:

- Đối với các chênh lệch tỷ giá đã thực hiện: nếu doanh nghiệp trong kỳ đầu tư XDCB thì được phản ánh vào TK 4131 và để nguyên số dư trên tài khoản này cho đến khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng mới kết chuyển hoặc phân bổ dần vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu tài chính (lãi tỷ giá); nếu doanh nghiệp đang trong thời kỳ sản xuất kinh doanh thì không phản ánh các chênh lệch này vào TK 413 mà phản ánh trực tiếp vào chi phí tài chính(lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu tài chính (lãi tỷ giá)

- Đối chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: mọi chênh lệch do đánh giá lại khoản mục tiền tệ được phản ánh vào TK 413 (TK 4131 nếu doanh nghiệp đang trong thời kỳ đầu tư XDCB, TK 4132 nếu doanh nghiệp đang trong thời kỳ sản xuất kinh doanh ), sau đó:

+ Nếu doanh nghiệp đang trong thời kỳ đầu XDCB thì để nguyên số dư trên tài khoản này cho đến khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng.

+ Nếu doanh nghiệp đang trong thời kỳ sản xuất kinh doanh thì kết chuyển hết vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc doanh nghiệp tài chính (lãi tỷ giá) và không phân biệt công nợ dài hạn hay ngắn hạn.

- Đối với chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài:

+ Nếu hoạt động của cơ sở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo thì kế toán chênh lệch tỷ giá khi chuyển báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài tương tự như trên.

+Nếu hoạt động của cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo thì khi hợp nhất báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá thì phản ánh vào TK 4133. Sau đó xử lý chênh lệch tỷ giá khi hợp nhất báo cáo chính của doanh nghiệp báo cáo tại thời điểm thanh lý khoản đầu tư thì kế toán kết chuyển khoản chênh lệch này vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu tài chính (lãi tỷ giá).

Như vậy, điểm mới nổi bật của VAS 10 so với Thông tư 44 nằm ở phương pháp ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.VAS 10 cho rằng việc tỷ giá thay đổi sẽ tạo ra 1 khoản lãi/lỗ thực sự cho doanh nghiệp và do đó khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cũng phải được ghi nhận ngay vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ.Trong khi đó phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái được hướng dẫn bởi Thông tư 44 ‘thận trọng’ hơn. Theo đó chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong trường hợp lỗ tỷ giá chứ không phải lãi về tỷ giá điều này có thể đẫn đến chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục dài hạn luỹ kế trên TK 413 không được xử lý có thể trở nên rât lớn gây trở ngại cho việc xử lý sau này.Do đó, việc thay đổi phương pháp xử lý chênh lệch theo VAS 10 là hợp lý,không chỉ đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế mà còn có tác dụng đưa ra một cách thức xử lý thuân lợi hơn trong điều kiện công cụ tài chính của nền kinh tế thị trường dần trở nên phổ biến.

PHẦN IV

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGOẠI TỆ VÀ XỬ LÝ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG TÁC HẠCH

TOÁN NGOẠI TỆ VÀ XỬ LÝ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.

I.Đánh giá thực trạng kế toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp Việt Nam

Những qui định trên đây của Chuẩn mực kế toán số 10, theo tôi là hoàn toàn hợp lý, có cơ sở khoa học và phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 “ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái ngoại tệ ” (IAS 21: The effects of changes rates).

Chuẩn mực số 10 còn hướng dẫn khá chi tiết phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phát sinh cũng như cách thức điều chỉnh và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính.Tôi cho rằng: những hướng dẫn này là kịp thời và cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ có cơ sở và căn cứ ghi sổ kế toán cũng như xác định các khoản trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp với Ngân sách được chính xác. Tuy nhiên, theo tôi những hướng dẫn này còn khá nhiều tồn tại.Có thể kể ra một vài tồn tại chính sau:

Một phần của tài liệu bàn về hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ trong các doanh nghiệp của việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w