II. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam về hạch toán ngoại tệ
1. Về nội dung xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá
Nội dung chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp trước và sau khi có VAS 10 đều bao gồm hai nội dung là: chênh lệch tỷ giá do thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nv bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá đã thực hiện), và chênh lệch tỷ giá do đánh gía lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập báo cáo tài chính ở thời điểm cuối năm tài chính.
• Trước khi có VAS 10, việc xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá được phân thành ba thời kỳ, tuỳ thuộc hoạt động của doanh nghiệp (theo Thông tư 44 TC/TCDN ngày 08/7/1997):
- Thời kỳ chuẩn bị đầu tư, xây dựng, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động hoặc công trình chưa hoàn thành bàn giao thì các khoản chênh lệch tỷ giá được theo dõi luỹ kế trên TK 413 – Chênh lệch tỷ giá cho đến thời điểm công trình hoàn thành.Sau đó khoản chênh lệch này sẽ được phân bổ đều vào chi phí tài chính (lãi tỷ giá) với thời gian phân bổ không dưới 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
- Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh :
+ Chênh lệnh tỷ giá đã thực hiện: được tính vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc thu nhập tài chính (lãi tỷ giá) trong kỳ.
+ Đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ khi lập báo cáo tài chính vào thời điểm cuối năm tài chính. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính phải được đánh giá lại và điều chỉnh theo tỷ giá vào thời điểm lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (ngoại trừ có nợ dài hạn) được để nguyên số dư trên báo cáo chính (Bảng cân đối kế toán), sang đầu năm ghi bút
nguyên tắc thận trọng nếu có lãi tỷ giá khi đánh giá lại công nợ dài thì xử lý tương tự như các khoản mục tiền tệ có ngoại tệ khác, nhưng nếu lỗ tỷ giá thì được vào chi phí tài chính trong kỳ.
- Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp thì khoản chênh lệch tỷ giá được tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp (chi phí bất thường, chi phí khác) nếu lỗ tỷ giá hoặc thu nhập thanh lý doanh nghiệp (thu nhập bất thường, thu nhập khác) lãi tỷ giá.
• Sau khi có VAS 10, việc xử lý các khoản chênh lệch tỷ được phân thành hai thời kỳ tuỳ thuộc hoạt động của doanh nghiệp :
- Thời kỳ hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá được phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kinh tế. Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, các khoản chênh lệch tỷ giá này được kết chuyển hết hoặc phân bố dần vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu tài chính (lãi tỷ giá) với thời hạn tối đa 05 năm.
- Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh (kể cả doanh nghiệp có hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định mọi khoản chênh lệch tỷ giá trong thời kỳ được tính vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) doanh thu tài chính (lãi tỷ giá).
Như vậy, thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp không tách riêng như trước đây và chênh lệch giá trong thời kỳ này được xử lý tương tự như trong kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tỷ giá còn bao gồm chênh lệch tỷ giá phát từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài: Nếu chênh lệch tỷ giá hối đoái phát từ chuỷên đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo thì được tính ngay vào chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu tài chính tỷ giá). Nếu chênh lệch tỷ giá phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập thì được phản ánh luỹ kế trên báo cáo tài chính và sẽ được tính vào chi phí
tài chính (lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu tài chính (lãi tỷ giá) khi doanh nghiệp thanh lý khoản đầu tư thuần của cơ sở nước ngoài.