LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Có thể định nghĩa ngân hàng qua chức năng, dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề ở chỗ là các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Cách tiếp cẩn thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Theo cách tiếp cận hiện đại nhất:
“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Ngân hàng thương mại - PGS.TS Phan Thị Thu Hà)
Một số định nghĩa khác lại dựa vào các hoạt động chủ yếu Ví dụ: Luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Bản chất của NHTM là các trung gian tài chính, vì thế các NHTM có chức năng cơ bản là luân chuyển tài sản, trung gian thanh toán và thông qua hai chức năng này NHTM còn thực hiện chức năng tạo tiền Với mục tiêu làm gia tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu, thông qua mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh và không ngừng phát triển các hoạt động đó Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, tiện ích nhưng cốt lõi đều là hình thức biểu hiện của các hoạt động chủ yếu sau của NHTM
Hoạt động huy động vốn
Muốn thực hiện các hoạt động cho vay đáp ứng mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cần phải huy động được một lượng vốn nhất định. Đây là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung.
Ngân hàng mở các dịch vụ tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết trả đúng hạn Để tìm và thu hút đựơc các khoản tiền gửi, các NHTM thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấp dẫn như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh Sau khi thu hút được các khoản tiền gửi
Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế , nhờ đó mà nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Một số hoạt động cụ thể của hoạt động sử dụng vốn như:
Nếu các NHTM thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để thu hút tiền từ dân cư và các tổ chức trong nền kinh tế thì hoạt động tín dụng sẽ quyết định việc sử dụng nguồn tiền huy động đó Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở hầu hết các NHTM Đồng thời nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của NHTM. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM Điều này thể hiện rõ vị trí trung gian tài chính của các NHTM là người dẫn vốn từ nơi có vốn đến nơi cần vốn, từ đó gia tăng lợi ích chung cho nền kinh tế
Hoạt động bảo lãnh Đây là hoạt động mà ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh là bên thứ 3.
Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình để phát hành chứng khoán, mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ở các ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển mạnh.
Cho thuê tài sản của ngân hàng là hoạt động trong đó ngân hàng mua tài sản cho khách khàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu đủ giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn cho thuê thường chiếm 80% - 90% đời sống kinh tế của tài sản) Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó hoặc trả lại cho ngân hàng Ngân hàng cũng phải đối đầu với nhiều rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Ngày nay, các ngân hàng thường có xu hướng tách riêng công ty cho thuê tài sản (leasing) ra hoạt động độc lập với ngân hàng.
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính đòi hỏi các NHTM phải không ngừng mở rộng các danh mục đầu tư của mình Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, các NHTM hiện đại đã và đang phát triển nhiều nghiệp vụ khác như thanh toán, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng Với kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân,nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi hay các khoản tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Bảo quản vật có giá
Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng hay các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành) Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận của ngân hàng, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền, dùng để thanh toán cho khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy chứng nhận của ngân hàng Đó chính là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại
Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Với vai trò là cầu nối, là ngưới dẫn vốn cho các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động truyền thống và cơ bản nhất, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả nhất.
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để ngân hàng được các cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động Mọi người mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính doanh ngiệp và của người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý Rõ ràng, cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng
- để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức cơ quan chính phủ Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho người dân nâng cao đời sống, từ đó tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơn nữa, thông qua các khoản vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng nhờ đó giúp họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.
Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu, song nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn bất cứ hoạt động nào khác của ngân hàng Vì vậy NHNN đã quy định phải quản lý tiền cho vay một cách chặt chẽ theo 2 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích
Khách hàng cam kết phải sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thảo thoả thuận với ngân hàng, không được trái với quy định của pháp luật nhà nước và quy địng của ngân hàng Mục đích của việc cho vay phải được ghi trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái phép và việc tài trợ đó là phù hợp với quy định của ngân hàng.
Thứ hai, khách hàng phải cam kết trả cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn. Đây là điều quy định bắt buộc đối với khách hàng nhận tiền vay của ngân hàng đồng thời thời cũng là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển Trong hợp đồng tín dụng luôn ghi rõ thời hạn hoàn trả gốc và lãi, khách hàng phải cam kết hoàn trả đúng thời hạn đó.
1.2.2 Các hình thức cho vay của NHTM
Có thể phân loại cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau như dựa vào thời hạn của khoản vay, vào mục đích sử dụng tiền vay, phương thức cho vay, căn cứ vào tài sản đảm bảo và một số tiêu thức phân loại khác Với mỗi tiêu thức, cho vay lại được phân thành nhiều loại khác nhau
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng Căn cứ vào tiêu thức này, cho vay được phân thành ba loại gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 1 năm, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHTM.
Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm, tối đa có thể lên tới 20 -30 năm, thậm chí 40 năm Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, mua sắm dây chuyền sản xuất, xây dựng các dự án đầu tư cơ bản.
Căn cứ vào đối tượng tham gia quy trình cho vay
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người vay, và người vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.
Là hình thức cho vay thông qua các các tổ chức trung gian như: cho vay qua nhóm sản xuất, qua các tổ hội (hội phụ nữ, hội thương binh, hội nông dân ), qua các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức đồng tài trợ hoặc những người bán lẻ.
Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay
Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình mua nhà sủa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, học tập, khám chữa bệnh, du lịch
Cho vay sản xuất - kinh doanh
Là các khoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để tiến hành sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ theo phương thức cho vay Đây là cách phân loại khá phổ biến tại các NHTM Căn cứ theo tiêu chí này, có các loại cho vay sau:
Cho vay theo hạn mức
Hoạt động cho vay trả góp của NHTM
1.3.1 Khái niệm cho vay trả góp (CVTG)
Cho vay trả góp là một loại hình cho vay tương đối phổ biến tại các NHTM. Đây là hình thức tín dụng rất hữu ích đối với ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung Xuất phát từ thực tế là nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng không đến cùng một lúc Ngân hàng có thể thoả thuận để cho khách hàng chi trả một khoản tiền nhất định hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và quy định của ngân hàng.
Cho vay trả góp là hình thức cho vay trong đó khách hàng sẽ trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kì hạn nhất định, trong một thời gian xác định.
Theo đúng định nghĩa của NHNN: “CVTG là khoản vay mà toàn bộ tiền lãi được tính theo dư nợ ban đầu, cộng với nợ gốc và chia đều cho cả kì trả nợ” (lãi gộp)
Cho vay trả góp được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc đầu tư lâu bền Số tiền trả mỗi lần được thoả thuận sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng (tính từ khấu hao, thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng).
1.3.2 Vai trò của cho vay trả góp
Là một hình thức đặc biệt của cho vay tiêu dùng, CVTG là hoạt động tín dụng xuất hiện khi nhu cầu vốn và nhu cầu chi tiêu của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế và khả năng thanh toán của họ không trùng khớp với nhau, ở đây là không trùng khớp cả về mặt thời gian, và cả vốn Ra đời từ khá lâu và cho đến nay, CVTG đang đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Đối với nền kinh tế:
CVTG thúc đẩy nền kinh tế phát triển Khi người vay vốn có được nguồn vốn cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của mình một cách kịp thời Doanh nghiệp có vốn sẽ sản xuất kinh doanh hiệu quả, kịp thời xoay vòng vốn, đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế Với người tiêu dùng, CVTG sẽ góp phần nâng cao mức sống của người dân, không còn là ăn no mặc đủ mà sẽ là ăn ngon mặc đẹp Hoạt động này đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế Khi nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, nhà ở, nhu cầu nâng cấp sửa chữa nhà tăng lên, các ngành sản xuất dịch vụ liên quan cũng phát triển theo Các hãng sản xuất ô tô, công ty xây dựng, kiến trúc, công ty sản xuất gạch, xi măng sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động để mở rộng sản xuất, như vậy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi Các hãng và các công ty sẽ cạnh tranh nhau gay gắt hơn để đưa ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, tin cậy về chất lượng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng Trong lĩnh vực dịch vụ, hoạt động CVTG tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành dịch vụ vận tải và taxi phát triển, kết hợp với các chủ đầu tư khách sạn, khu du lịch cùng tạo điều kiện cho nhau phát triển Cũng nhờ hoạt động CVTG này, việc mua nhà, sửa chữa nhà của dân cư được giải quyết nhanh gọn hơn, góp phần giúp chính phủ giải quyết vấn đề nhà ở cho dân cư, xã hội bớt đi một vấn đề nhức nhối.
Hoạt động CVTG giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng doanh thu cho ngân hàng Cùng với việc gia tăng huy động vốn, ngân hàng sẽ sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, sử dụng hiệu quả tối đa nhũng đồng vốn huy động được Chúng ta biết rằng hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM, khoản mục cho vay thường chiếm 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế hội nhập thế giới, các ngân hàng đang cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhau, không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với cả những ngân hàng nước ngoài đã phát triển bền vững từ hàng trăm năm nay Do đó, việc đa dạng hoá và ngày càng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là việc làm cần thiết Nó sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình, cạnh tranh với các ngân hàng khác, dành lấy thị phần cho riêng mình CVTG là một trong những sản phẩm như thế Khi ngân hàng áp dụng hình thức CVTG, hoạt động này mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng, nhưng nó lại là hoạt động được đánh giá có mức độ rủi ro thực tế cao hơn so các hoạt động vụ tín dụng khác Song bù lại, do số lượng món vay trả góp là rất lớn, nên rủi ro lại được san đều cho nhiều khách hàng Trong khi đó, lãi suất CVTG lại tương đối cao, vì thường áp dụng cho các khoản vay trung dài hạn, đó là lý do nó chiếm một tỷ suất lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong khi ngân hàng thu được lợi nhuận, thì tiện ích của hoạt động CVTG mà ngân hàng đem lại cho khách hàng cũng không hề nhỏ.
Nhờ có hoạt động CVTG của ngân hàng mà khách hàng giải quyết được nhu cầu tài trợ cấp bách của mình lúc cần thiết Nếu khách hàng vay vốn là doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải) sẽ tận dụng nguồn tài trợ trả góp từ phía ngân hàng, mua ôtô trả góp, mua nhà trả góp làm văn phòng đại diện, hay làm trụ sở kinh doanh Tạo điều kiện kinh doanh hiệu quả hơn mà vốn tự có lại không thể đáp ứng nổi nhu cầu quay vòng vốn
Hoạt động CVTG của NHTM còn giúp cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng lên, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị lớn như nhà ở, ô tô làm cho doanh thu của các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp tăng theo Nhờ đó mà thúc đẩy mở rộng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh, các ngành nghề, các doanh nghiệp ngày một hoàn thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.
Còn chính với những ngưòi tiêu dùng, được coi là đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ hoạt động CVTG của NHTM Khi đựơc CVTG người tiêu dùng sẽ đựơc đáp ứng nhu cầu của mình, lợi ích hàng hoá dịch vụ đựơc phát huy tối đa, góp phần nâng cao mức sống cho người dân Đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, nhất là tầng lớp dân cư có thu hập thấp hoặc trung bình, sẽ có cơ hội hưởng những lợi ích mà hoạt động CVTG mang lại trước khi tích luỹ đủ tiền để chi tiêu Đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như y tế, giáo dục…tạo cho họ thêm hưng phấn, thêm động lực để lao động sản xuất, tạo ra các hàng hoá dịch vụ mới cho xã hội.
Hơn nữa, khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm, dịch vụ như họ mong muốn, mà trên thực tế, nếu không có sự hỗ trợ từ hoạt động CVTG thì khách hàng ngay lập tức khó có thể mua đựoc sản phẩm như mình mong muốn, thậm chí không mua đựợc sản phẩm, dịch vụ mình cần Ví dụ rất rõ ràng như: một khách hàng nếu chưa có đủ tiền, và giả sử là không có hoạt động CVTG của ngân hàng hỗ trợ Và khách hàng cần mua nhà, nếu chưa có đủ tiền, một là khách hàng sẽ phải mua một căn nhà nhỏ hơn, vừa với túi tiền, nhưng lại chật chội, không đáp ứng được nhu cầu Lợi ích mà người tiêu dùng được hưởng giảm đi rất nhiều Hoặc cũng có thể, người này sẽ phải tích luỹ thêm tiền, tạm thời thuê nhà ở, chờ khi đủ tiền mới mua nhà Việc làm này càng thiệt hơn, khi mà giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian, nhất là ở nước ta hiện nay, đồng tiền đang ngày càng mất giá Cho đến khi có được ngôi nhà, giá trị của nó, lợi ích mà nó đem lại đã mất đi phần nào ý nghĩa Hoạt động CVTG trả góp đã giải quyết phần nào những bất cập ấy, tạo tâm lý tốt hơn cho người sử dụng, hàng hoá dịch vụ theo đó cũng mang lại độ thoả dụng cao hơn cho khách hàng.
1.3.3 Đặc điểm hoạt động CVTG
CVTG chủ yếu tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình, và một phần tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, mà dịch vụ vận tải như chở khách, chở hàng, taxi… là chủ yếu Các khoản CVTG là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầu chi tiêu cuộc sống như phương tiện đi lại, nhà ở, các tiện nghi sinh hoạt, các nhu cầu dịch vụ như giải trí, y tế, học tập… khi mà khả năng tài chính của họ trong thời điểm phát sinh nhu cầu chưa cho phép. Chính vì thế, mà hoạt động CVTG có những đặc điểm khác biệt so với một số hoạt động tín dụng nói chung.
Nói chung thì đối tượng của hoạt động CVTG phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHNN trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Tức là đối tượng CVTG cũng phải là những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn đã thoả thuận; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và hiệu quả hay có phương án đầu tư phục vụ đời sống khả thi.
Có nhiều tiêu thức để phân loại đối tượng CVTG nhưng chủ yếu và phổ biến vẫn là phân loaị căn cứ vào thu nhập của khách hàng và căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
Căn cứ vào mức thu nhập của khách hàng
Căn cứ vào thu nhập để phân đoạn thị truờng thường áp dụng đối với khách hàng là cá nhân:
Khách hàng có thu nhập cao: Họ là những người có địa vị trong xã hội, những người thành đạt, người nổi tiếng như các doanh nhân, ca sĩ, nghệ sĩ, chủ doanh nghiệp… Những người có thu nhập cao này nếu có tham gia kinh doanh hay đầu tư, thường là đầu tư dài hạn thì khi họ tính toán được giữa lợi ích thu được từ đầu tư lớn hơn thậm chí là lớn hơn rất nhiều so với việc bỏ ra một khoản trả lãi cho ngân hàng vì số vốn ấy, thì chắc chắn họ sẽ vay ngân hàng, thay vì thu hồi vốn đầu tư để phục vụ đời sống Xét về số tuyệt đối, nhu cầu vay của nhóm đối tượng này rất lớn và cho đến nay, đối tượng khách hàng này là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng, các NHTM cũng đang tập trung vào cho vay đối tượng này.
Mở rộng hoạt động CVTG của NHTM
1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động CVTG của NHTM
Quy mô doanh số CVTG
Doanh số CVTG trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kì Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng của nó phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động CVTG là mở rộng hay thu hẹp Họat động CVTG của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng của doanh số CVTG là dương và ngược lại.
Quy mô dư nợ CVTG
Dư nợ kì này = Dư nợ kì trước + Doanh số cho vay trong kì - Doanh số thu nợ trong kì
Dư nợ CVTG là số tiền mà ngân hàng đang CVTG tính đến một thời điểm cụ thể Đây là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kì, ngân hàng tính tiền lãi CVTG dựa trên dư nợ tại thời điểm tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động CVTG trong kì phụ thuộc vào dư nợ CVTG chứ không phải doanh số CVTG trong kì đó.
Doanh số thu nợ CVTG trong kì là tổng các khoản thu nợ CVTG phát sinh trong kì Nếu doanh số CVTG trong kì tăng lên so với kì trước và lớn hơn doanh số thu nợ CVTG trong kì thì ta có được sự mở rộng CVTG cả dư nợ và doanh số.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG
Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu số dư nợ phản ánh sự mở rộng của hoạt động CVTG, một khi tốc độ tăng trưởng dư nợ dương và càng lớn, thì hoạt động CVTG càng được mở rộng và ngược lại
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động CVTG. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn mà ngân hàng huy động được htì có bao nhiêu đồng được sử dụng để CVTG Tye lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng tập trung nguồn lực cho hoạt động CVTG Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn cấp trên thì không hiệu quả bằng nguồn vốn huy động được Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
Tỷ trọng dư nợ CVTG so với tổng dư nợ
Tỷ trọng nợ CVTG so với tổng dư nợ cho biết CVTG chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ Nó cũng cho biết cơ cấu tín dụng của ngân hàng Căn cứ vào tỷ trọng này người ta sẽ xem xét mức dộ phát triển của hoạt động CVTG trong tổng dư nợ để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa khai thác tốt tiềm năng loại hình cho vay này.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Mục tiêu của ngân hàng là lợi lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn CVTG tạo được khoản lợi nhuận càng lớn phần nào chứng tỏ chất lượng khoản vay càng cao
Tỷ trọng này cho thấy vai trò của hoạt động CVTG trong các hoạt động của ngân hàng
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn CVTG là một phần hay toàn bộ số dư nợ (cả gốc và lãi) của khoản vay trả góp đã đến hạn thanh toán với ngân hàng nhưng người vay không
Tỷ trọng lợi nhuận CVTG trên tổng lợi nhuận
Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG
Tỷ lệ dư nợ CVTG trên tổng vốn huy động thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, xoá nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVTG và tổng dư nợ CVTG tại một thời điểm nhất định, thường là vào cuối tháng, quý, hay năm
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTG Các khoản nợ quá hạn CVTG ngày càng tăng thì ngân hàng sẽ càng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng CVTG càng cao và ngược lại.
Một tổ chức tín dụng được xếp loại A nếu có tỷ lệ nợ quá hạn