1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công hà nội thực trạng giải phỏp

76 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 228,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: Khái quát về hoạt động quản lý về Hải quan đối với hàng gia công cho thơng nhân nớc ngoài của chi cục Hải (3)
    • 1.1 Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t, gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội (3)
      • 1.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội thuộc cục Hải (3)
        • 1.1.1.1 Chức năng nhiệm vụ của chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội (3)
        • 1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm (4)
      • 1.1.2 Các thành tích mà chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội đã đạt đợc trong thời gian qua (4)
    • 1.2 Nội dung quản lý Hải quan đối với hàng hoá gia công (5)
      • 1.2.1 Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hợp đồng gia công (6)
      • 1.2.2 Quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ gia công (7)
      • 1.2.3 Quản lý sản phẩm gia công xuất khẩu (8)
      • 1.2.4 Công tác thanh khoản hợp đồng gia công (9)
    • 1.3 Các nhân tố ảnh hởng quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thơng nhân nớc ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t gia công (10)
      • 1.3.1 Nhân tố chính sách quản lý hàng gia công cho thơng nhân nớc ngoài (10)
      • 1.3.3 Nhân tố cơ sở hạ tầng hỗ trợ quản lý của Chi cục (13)
      • 1.3.4 Nhân tố thuộc doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục (13)
        • 1.3.4.1 Nhân tố nguyên liệu, máy móc phục vụ gia công (13)
        • 1.3.4.2 Nhân tố hàng hóa gia công xuất khẩu ra nớc ngoài của doanh nghiệp (15)
        • 1.3.4.3 Nhân tố nguyên liệu vật t d thừa (15)
        • 1.3.4.4 Nhân tố áp dụng chính sách pháp luật về Hải (16)
  • CHƯƠNG II: Thực trạNG quản lý Hải quan đối với hàng hoá gia công cho thơng nhân nớc ngoài tại chi cục quản lý hàng đầu t, (18)
    • 2.1 Đặc điểm của hoạt động gia công cho thơng nhân nớc ngoài (18)
      • 2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp gia công cho thơng nhân nớc ngoài làm thủ tục hải quan tại Chi cục (18)
      • 2.1.3 Đặc điểm của hàng hoá gia công cho thơng nhân nớc ngoài đăng ký làm thủ tục hải quan tại Chi cục (21)
      • 2.1.4 Đặc điểm của loại hình hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài đăng ký làm thủ tục Hải quan tại Chi cục (23)
    • 2.2 Thực trạng hoạt động gia công cho thơng nhân nớc ngoài (24)
    • 2.3 Thực trạng công tác quản lý Hải quan đối với hàng hoá (27)
      • 2.3.1 Quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài (27)
      • 2.3.2 Các hoạt động hỗ trợ khác (39)
        • 2.3.2.1 Nhân lực thực hiện quản lý Hải quan đối với hàng hóa gia công (39)
        • 2.3.2.2 Cơ sở hạ tầng (42)
        • 2.3.2.3 Các chính sách pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Hải quan cấp trên (43)
        • 2.3.2.4 Phối hợp công tác giữa Hải quan tại chi cục và các đơn vị Hải (45)
    • 2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục (46)
  • CHƯƠNG III: Giải pháp hoàn thiện quản lý Hải quan đối với hàng hoá gia công cho thơng nhân nớc ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng hoá đầu t, gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội (51)
    • 3.1 Định hướng của chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư –gia công trong quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài năm 2010 (51)
    • 3.2 Giải pháp hoàn thiện (53)
      • 3.2.1 Triển khai thực hiện các chính sách và quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và cục Hải quan Hà Nội về quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài (0)
      • 3.2.2 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (54)
      • 3.2.3 Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- (55)
        • 3.2.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ trong công tác thanh khoản hợp đồng (55)
        • 3.2.3.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (57)
        • 3.2.3.3 Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh khoản hợp đồng gia công (59)
        • 3.2.3.4 Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất nhằm phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng gia công (60)

Nội dung

Khái quát về hoạt động quản lý về Hải quan đối với hàng gia công cho thơng nhân nớc ngoài của chi cục Hải

Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t, gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội đ- ợc thành lập năm 1998 trên cơ sở phòng giám sát quản lý số 2 thuộc cục Hải quan thành phố Hà Nội Sau nhiều lần thay đổi trụ sở làm việc, trụ sở hiện tại của chi cục là 938 đờng Bạch Đằng, Hai Bà Trng, Hà Nội.

1.1.1.1 Chức năng nhiệm vụ của chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội:

(i) Quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu đối với hàng gia công, hàng sản xuất xuất khẩu, hàng đầu t, hàng kinh doanh: phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép và thực hiện thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu theo các loại hình kể trên.

(ii) Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của các hàng hoá xuất nhập khẩu

Trên cơ sở đó đảm bảo quản lý nhà nớc với hàng hoá xuất nhập khẩu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuÊt nhËp khÈu.

Chi Côc Hải quan §Çu §éi t

Gia §éi Công quản Đội thuÕ lý

1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm:

(i) Một chi cục trởng, 3 chi cục phó.

(ii) Chi cục chia làm 4 đội: đội gia công, đội đầu t, đội quản lý thuế, đội tổng hợp.

(iii) Các tổ chức đoàn thể nh chi bộ Đảng, đoàn thanh niên, hộiphụ nữ của chi cục hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả.

Sơ đồ 1: Tổ chức Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội.

(Nguồn: Tổ chức Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội)

Tổng số cán bộ, công chức, nhân viên tại chi cục là 63 ngời: trong đó 80% có trình độ đại học, có ngành nghề phfu hợp với chuyên môn nghiệp vụ, 20% có trình độ cao đẳng, trung cấp.

1.1.2 Các thành tích mà chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội đã đạt đợc trong thời gian qua.

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan

Trong hơn 10 năm thành lập mặc dù 3 lần thay đổi trụ sở làm việc và ở địa bàn xa dân, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn song đơn vị đã luôn cố gắng khắc phục và đã đạt đợc những thành tích xuất sắc.

(i) Năm 2002 đợc uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội khen.

(ii) Năm 2003 đợc uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc của thành phố Hà Nội.

(iii) Năm 2004 đợc uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc của thành phố; liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tặng bằng khen; uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Tập thể tốt”; Tổng cục Hải quan tặng bằng khen thành tích thu thuế.(840 tỷ đồng tiền thuế đạt 113 % chỉ tiêu); Thủ tớng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích giai đoạn 2001-2003.

(iv)Năm 2005 đợc công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

(v)Năm 2007 đợc uỷ ban nhân dân thành phố khen th- ởng; Bộ trởng Bộ Tài Chính tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Tổng cục Trởng Tổng cục Hải quan tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu; Bộ trởng Bộ Tài chính tặng danh hiệu “tập thể lao động xuất sắc.”

Nội dung quản lý Hải quan đối với hàng hoá gia công

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t-gia công Hà Nội thực hiện quản lý đối với hàng gia công cho thơng nhân nớc ngoài theo Thụng tư số 116/2008/TT-BTCngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày17/06/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các văn bản pháp luật liên quan khác, bao gồm các nội dung sau:

1.2.1 Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký hợp đồng gia công.

Khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục, Cán bộ Hải quan có nhiệm vụ tiếp nhận hợp đồng gia công thực hiện: kiểm tra điều kiện được nhận gia công; Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công theo quy định.

Nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo điểm 2.4, khoản I, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính thì thực hiện kiểm tra theo quy định Nếu không phải kiểm tra thì tiếp tục công việc đăng ký hợp đồng gia công

Trong quy trình đăn g ký hợp đồng gia công cho doanh nghiệp, Công chức Hải quan được phân công làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức lên trang đầu của hợp đồng gia công và các chứng từ kèm theo; vào sổ tiếp nhận và theo dõi thực hiện hợp đồng gia công Cấp phiếu theo dõi, trừ lùi đối với mặt hàng gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: 02 phiếu, 01 phiếu giao doanh nghiệp, 01 phiếu lưu hồ sơ hải quan Nhập máy (theo các tiêu chí có sẵn trên máy) các thông số của hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công; danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu Lưu bản chính hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ theo quy định để theo dõi; trả doanh nghiệp các chứng từ còn lại.

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan

1.2.2 Quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ gia công

Quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ việc kiểm tra tính thuế) Đối với việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nếu áp dụng hình thức chuyển cửa khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu

Ngoài ra, công chức Hải quan thực hiện thêm một số công việc sau: Khi đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, công chức Hải quan kiểm tra việc đăng ký định mức của doanh nghiệp đối với các hợp đồng gia công doanh nghiệp đã đăng ký định mức; Thực hiện thống kê tờ khai; Lấy mẫu nguyên liệu, vật tư; Nhập máy (theo các tiêu chí trên máy) các số liệu của tờ khai hàng hoá nhập khẩu hoặc đối chiếu với số liệu do doanh nghiệp truyền đến với tờ khai hàng hoá nhập khẩu Xác nhận hàng hoá đã thực nhập trên máy.

Trong quy trình quản lý nguyên liệu, vật tư để gia công, công tác đăng ký, giám sát và kiểm tra định mức của nguyên liệu, vật tư để gia công là rất quan trọng đối với việc phân luồng doanh nghiệp, quản lý sản xuất gia công của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh khoản sau này Công tác định mức bao gồm các bước: Tiếp nhận, điều chỉnh, kiểm tra và nhập vào máy bảng định mức doanh nghiệp đăng ký hoặc bảng điều chỉnh định mức đã đăng ký (bảng đăng ký định mức từng mã hàng theo mẫu03/ĐKĐM-GC ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC): 02 bản/01 mã hàng Khi kết thúc kiểm tra thì lập biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra Trên cơ sở biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra, lập kết luận kiểm tra (mẫu 06/KLĐM-GC/2009 ban hành kèm theo Quy trình này) Kết luận kiểm tra được gửi cho Giám đốc doanh nghiệp để thực hiện Niêm phong mẫu sản phẩm đã kiểm tra định mức cùng với Phiếu ghi mã hàng được kiểm

8 tra, số hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công của sản phẩm này, giao doanh nghiệp bảo quản cho đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công; lưu đầy đủ hồ sơ kiểm tra định mức cùng hồ sơ hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công.

1.2.3 Quản lý sản phẩm gia công xuất khẩu.

Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, trừ việc kiểm tra tính thuế (riêng trường hợp sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư tự cung ứng mua tại thị trường Việt Nam thì phải tính thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư này (nếu có)) Đối với việc xuất khẩu sản phẩm gia công nếu áp dụng hình thức chuyển cửa khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu.

Ngoài ra, công chức Hải quan thực hiện thêm một số công việc sau: Khi đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, công chức Hải quan kiểm tra việc đăng ký định mức đối với những mã hàng ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu (nếu mã hàng nào chưa đăng ký thì yêu cầu doanh nghiệp nộp Bảng định mức để đăng ký); điền số, ngày, tháng năm tờ khai vào Bảng thống kê tờ khai hàng hoá xuất khẩu (mẫu 02/HQ-GC/2009) như khi đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu; Đối với các lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hoá, khi kiểm tra thực tế hàng hoá công chức Hải quan ngoài việc phải kiểm tra tên hàng, lượng hàng, chủng loại hàng hoá … có phù hợp với khai của người khai hải quan, còn phải đối chiếu mẫu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu (còn nguyên niêm phong hải quan) do doanh nghiệp xuất trình với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm thực tế xuất khẩu (trường hợp nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm bị biến đổi trong quá trình sản xuất thì không phải đối chiếu mẫu) với đối chiếu thực tế nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu với bản định mức nguyên vật liệu đã đăng ký do doanh nghiệp xuất trình (áp dụng đối với

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan loại sản phẩm có thể đối chiếu thực tế được như gia công hàng may mặc, da giày…) Sau đó, Công chức Hải quan đăng ký tờ khai nhập máy (theo các tiêu chí trên máy) các số liệu của tờ khai hải quan, các số liệu của bảng kê nguyên vật liệu tự cung ứng hoặc đối chiếu số liệu do doanh nghiệp truyền đến với tờ khai hải quan; nhập máy kết quả kiểm tra thực tế đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; nhập máy “hàng đã thực xuất”.

1.2.4 Công tác thanh khoản hợp đồng gia công.

Công tác thanh khoản của cán bộ Hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thanh khoản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ, kiểm tra sơ bộ, phân loại hồ sơ thanh khoản Đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, không thực hiện bước 2 thì công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản (bước 1) ghi ý kiến xác nhận tại phần công chức Hải quan đối chiếu trên bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/HSTK-GC-Phụ lục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC) Nội dung khi xác nhận như sau: “doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, không thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản”.

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản bằng cách đối chiếu hồ sơ với các số liệu trên máy Kết thúc kiểm tra thì xác nhận kết quả kiểm tra vào Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/HSTK-GC-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC), ký tên, đóng dấu số hiệu công chức Nếu hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công còn nguyên phụ liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn phục vụ gia công thì chuyển sang thực hiện bước 3; nếu không có thì chuyển sang thực hiện bước 4.

Bước 3: Giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm;máy móc, thiết bị thuê, mượn phục vụ gia công.

Bước 4: Xác nhận hoàn thành thanh khoản: Công chức Hải quan làm nhiệm vụ tại bước này xác nhận hoàn thành thủ tục thanh khoản lên 02 bản của Bảng thanh khoản hợp đồng gia công Xác nhận phải ghi rõ: nguyên liệu dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn (nếu có) đã chuyển sang hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công nào, theo tờ khai nào, hoặc đã tái xuất/tiêu thụ nội địa, biếu tặng theo tờ khai nào, phế liệu, phế phẩm đã tiêu thụ nội địa/biếu tặng/tái xuất theo tờ khai nào hoặc đã tiêu huỷ theo biên bản nào Ký, đóng dấu hoàn thành thủ tục thanh khoản:

Lãnh đạo Chi cục ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu Chi cục lênBảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/HSTK-GC-Phụ lục II) và Bảng thanh khoản máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất (mẫu 07/HSTK-GC-Phụ lụcII) ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC.

Các nhân tố ảnh hởng quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thơng nhân nớc ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t gia công

1.3.1 Nhân tố chính sách quản lý hàng gia công cho th- ơng nhân nớc ngoài.

Với vai trò là một cơ quan quản lý Nhà Nước, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công thuộc Cục Hải quan Hà Nội phải thực hiện quản lý hàng gia công theo các quy định của các văn bản pháp luật của Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Quyết định của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn thực hiện của Cục Hải quan Hà Nội như Luật Hải quan 2005; Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006: quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài; Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày17/06/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Do đó, nội dung của các văn bản pháp luật này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ được giao trong quy trình quản lý hàng gia công tại Chi cục như thời gian thông quan hàng hóa, kết quả thu thuế, độ chính xác trong phân luồng hàng hóa trong hải quan điện tử… cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự sản xuất của doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài. Hiện nay, Chúng ta đang xây dựng và đang từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản Pháp Luật quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài theo hướng hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả công tác quản lý của Chi cục và hoạt động sản xuất gia công, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

1.3.2 Nhân tố nhân lực của Chi cục quản lý hàng đầu t -gia công đối với quản lý hàng hóa gia công cho th- ơng nhân nớc ngoài. Để quy trình quản lý Hải quan cho hàng hóa gia công cho thơng nhân nớc ngoài đợc thông suốt, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan Hải quan và của doanh nghiệp, yếu tố nhân lực là yếu tố đợc quan tâm hàng đầu tại Chi cục.

Tuy xu hớng của Hải quan Thế giới nói chung và Hải quanViệt Nam nói riêng là hiện đại hóa, tức là điện tử hóa các khâu nghiệp vụ để rút ngắn thời gian, giảm bớt tiền bạc,giảm bớt sự can thiệp của con ngời để minh bạch hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhng đó là cả 1 quá trình nghiên cứu và ứng dụng lâu dài Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO ngày càng phát triển, lợng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, do đó số lợng tờ khai Hải quan

1 2 tại các chi cục trên cả nớc nói chung và ở đội Gia công trực thuộc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu t- gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội nói riêng vẫn cần nhiều chuyên viên Hải quan để đáp ứng nhu cầu đăng ký tờ khai Hải quan ngày càng tăng tại đội Gia công Năm 2009 tại Chi cục có 20 ngời trong Đội Gia công nhng kiêm nhiệm 73 hợp đồng, 154 phụ lục hợp đồng, 10.894 tổng số tờ khai nhập khẩu gia công và 7.868 tổng số tờ khai xuất khẩu gia công trong năm2009 Do đó, 1 ngời phải kiêm nhiệm nhiều công việc dễ dẫn đến thiếu xót trong công việc Vì vậy, việc thiếu những chuyên viên có trình độ cũng là một trong những khó khăn cho công tác quản lý của Đội Gia Công

Tuy nhiên, chất lợng nhân lực mới là quan trọng trong yếu tố về nhân lực Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao, các nhân viên trong đội phải có trình độ về Kinh tế, các nghiệp vụ Hải quan; nắm vững các chính sách, quy định pháp luật về Hải quan; am hiểu các loại hàng hóa gia công cho thơng nhân nớc ngoài đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục Đó là những yêu cầu cần thiết để có thể hớng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục, phát hiện những sai sót, vi phạm pháp luật về Hải quan của doanh nghiệp trong quá trình thông quan Đặc biệt phải thông thạo ngoại ngữ vì các hợp đồng gia công là hợp đồng đợc soạn thảo bằng tiếng anh Để tránh gian lận trong quá trình làm thủ tục Hải quan, Thụng tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính híng dÉn: doanh nghiệp khi đến làm thủ tục Hải quan phải có 1 bản hợp đồng bằng tiếng anh và 1 bản hợp đồng bằng tiếng việt để cơ quan Hải quan đối chiếu Do đó, trong những năm qua, Chi

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan cục luôn đặt nhiệm vụ đào tạo, rèn luyện những cán bộ có dạo đức nghề nghiệp, nhận thức đợc tầm quan trọng của khâu quản lý và năng lực lên hàng đầu.

1.3.3 Nhân tố cơ sở hạ tầng hỗ trợ quản lý của Chi cục.

Hiện đại hóa Hải quan một phần là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của các cơ quan Hải quan Nhất là khi ngành Hải quan đang triển khai quản lý Hải quan điện tử ở các Chi cục thì mỗi Chi cục cần phải có một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại Doanh nghiệp có thể khai báo Hải quan từ xa, tránh tình trạng tắc nghẽn nh làm thủ tục Hải quan truyền thống. Các phòng, ban, công chức Hải quan thuộc Chi cục cũng có thể kết nối với nhau, tìm kiếm thông tin của toàn ngành Hải quan và hỏi ý kiến lãnh đạo của cấp trên thông qua mạng NET OFFICE của ngành Hải quan Mặt khác để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sản xuất gia công của doanh nghiệp, các cán bộ Hải quan cũng cần có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nh: camera, thiết bị đo lờng, thiết bị nghe nhìn, các dụng cụ để lấy mẫu…

1.3.4 Nhân tố thuộc doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục.

1.3.4.1 Nhân tố nguyên liệu, máy móc phục vụ gia công cho thơng nhân nớc ngoài của doanh nghiệp

Sản xuất hàng hóa gia công cho thơng nhân nớc ngoài có đặc điểm là nguyên liêu, vật t phục vụ cho gia công rất nhiều về chủng loại lẫn số lợng Doanh nghiệp có thể tự cung ứng nguyên liệu, vật t phục vụ sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật t từ nớc ngoài (mua từ nớc ngoài hoặc nhập

1 4 khẩu tại chỗ từ khu chế xuất; do doanh nghiệp thuê gia công chuyển cho doanh nghiệp đợc thuê gia công để phục vụ sản xuất hàng gia công) Đối vi trờng hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật t gia công thì doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế cho lô hàng nguyên liệu, vật t này, sẽ đợc hoàn thuế sau khi hoàn thành sản xuất gia công và xuất sang nớc ngoài. Đối với trờng hợp nguyên liệu, vật t doanh nghiệp tự cung ứng thì doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế xuất khẩu (nếu có) sau khi xuất khẩu sản phẩm gia công hoàn chỉnh Do đó, cán bộ Hải quan phải đăng ký, kiểm tra, điều chỉnh, giám sát định mức của cả 2 loại nguyên liệu này trong quá trình quản lý Hải quan đối với sản xuất gia công của doanh nghiệp. Nghiệp vụ này có vại trò hết sức quan trọng đối với công tác thanh khoản hợp đồng sau này. Để phục vụ sản xuất gia công, doanh nghiệp có thể có sẵn máy móc gia công hoặc thuê tài chính hoặc do doanh nghiệp thuê gia công gửi cho mợn hoặc Đặc biệt, đối với các máy móc doanh nghiệp thuê gia công gửi cho doanh nghiệp nhận gia công thì doanh nghiệp nhận gia công phải làm thủ tục nhập khẩu; sau khi hoàn thành hợp đồng gia công; nếu doanh nghiệp xuất khẩu, trả lại máy móc cho bên thuê gia công thì những máy móc đó không phải nộp thuế theo quy định đối với loại hình tạm nhập-tái xuất ( chỉ áp dụng với máy móc trực tiếp phục vụ sản xuất gia công) Trờng hợp doanh nghiệp giữ lại sử dụng thì sẽ phải nộp thuế nhập khẩu cho lô hàng máy móc này Do đó, tron quá trình quản lý Hải quan, công chức Hải quan phải kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất với khai của doanh nghiệp trong văn bản giải trình để xác định máy móc, thiết bị có thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của doanh nghiệp Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu có); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính) Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê phải bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công.

1.3.4.2 Nhân tố hàng hóa gia công xuất khẩu ra nớc ngoài của doanh nghiệp

Hàng hóa gia công xuất khẩu ra nớc ngoài của doanh nghiệp có nhiều loại hình xuất khẩu: xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu chuyển tiếp, xuất khẩu ra nớc ngoài Do đó, quản lý hải quan đối với xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài thực hiện theo Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, trừ việc kiểm tra tính thuế (riêng trường hợp sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư tự cung ứng mua tại thị trường Việt Nam thì phải tính thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư này (nếu có)) Đối với việc xuất khẩu sản phẩm gia công nếu áp dụng hình thức chuyển cửa khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu Ngoài ra đối với các trường hợp xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu chuyển tiếp thì có các thủ tục Hải quan riêng đối với các loại hình này Đặc biệt, trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài mà bán tại nội địa thì sẽ phải nộp thuế, không được hoàn thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu.

1.3.4.3 Nhân tố nguyên liệu vật t d thừa

Tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng gia công và quy định của Pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc,thiết bị thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:

(i) Bán tại thị trường Việt Nam( thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ).

(ii) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;

(iii) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam. (iv) Biếu, tặng tại Việt Nam;

(iv) Tiêu hủy tại Việt Nam

Mỗi trường hợp trên, công chức Hải quan được giao nhiệm vụ giám sát, quản lý nguyên liệu, vật tư dư thừa có các phương thức quản lý khác nhau theo quy định của pháp luật Đặc biệt, công chức Hải quan phải theo dõi thật cẩn thận vì doanh nghiệp dế gian lận trong khâu này như: khai gian nguyên liệu, vật tư thừa để bán tại thị trường nội địa với giá cao hơn bên nước xuất khẩu.

1.3.4.4 Nhân tố áp dụng chính sách pháp luật về Hải quan của các doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan tại Chi côc

Thực trạNG quản lý Hải quan đối với hàng hoá gia công cho thơng nhân nớc ngoài tại chi cục quản lý hàng đầu t,

Đặc điểm của hoạt động gia công cho thơng nhân nớc ngoài

2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp gia công cho thơng nhân nớc ngoài làm thủ tục hải quan tại Chi cục.

Với vai trò là chi cục chuyên về quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài của cục Hải quan thành phố Hà Nội, các cán bộ, công chức của Chi cục đã nỗ lực hết mình để thông quan hàng hóa nhanh chóng nhất, qua đú tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của doanh nghiệp thuộc quản lý của chi cục nói riêng và hoạt động gia công quốc tế ở nước ta nãi chung

Những doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục được coi như “khách hàng trung thành” với chi cục, trong đó có những doanh nghiệp lớn với hàng trăm hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài mỗi năm như: Tổng cụng ty cổ phần dệt may Hà Nội, Công ty TNHH nhà nớc một thành viên giầy Thợng Đình, Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam, Công ty TNHH công nghiệp và thơng mại SH Toàn Cầu, Công ty liên doanh TNHH MSA - HAPRO Hà Nội, Công ty cổ phần sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel Đại đa số doanh nghiệp đều thuộc các ngành mũi nhọn của thương mại nước ta, đóng góp lớn vào kinh ngạch xuất nhập khẩu đất nước Nhìn biểu đồ sau ta có thể thấy đó là các ngành: dệt may chiếm gần một nửa các doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục ( 42%), da giày đứng thứ hai với (15%), thủ công mỹ nghệ (11%),

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan cơ khí chế tạo (12%) là cũng là những ngành thế mạnh của Việt Nam Các ngành khác bao gồm như là hàng hải sản, khoáng sản (than), các ngành công nghiệp nhẹ như thuốc lá, nến… Qua đây, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục đối với quản lý hàng xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam, đồng thời cũng thấy được những khó khăn trong việc quản lý Thứ nhất là làm sao để tạo điều kiện thuận lợi cho những ngành này xuất khẩu tốt đem lại kinh ngạch xuất khẩu cao cho Nhà nước; thứ hai là quản lý chặt chẽ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ gia công để tránh thất thu thuế, chống gian lận thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất những mặt hàng này ở thị trường nội địa.

(Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội)

Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, có các đặc điểm:không tự thiết kế được sản phẩm, không đủ vốn cũng như máy móc thiết bị.Thường các doanh nghiệp gia công Việt Nam nhận nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ bên thuê gia công để thực hiện sản xuất Các doanh nghiệp này chỉ có lao công giá rẻ để làm lợi thế so sánh Thực chất, doanh nghiệp gia

2 0 công Việt Nam chỉ là người làm thuê cho nước ngoài nên lợi nhuận đạt được từ các hợp đồng gia công là rất nhỏ.

Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại doanh nghiệp là các doanh nghiệp luôn chấp hành tốt pháp luật về Hải quan Trong 3 năm 2007-

2009, tại Chi cục không xảy ra vụ vi phạm pháp luật về Hải quan nào chỉ có vi phạm hành chính về thủ tục Hải quan với số lượng rất ít so với các Chi cục khác trên địa bàn Hà Nội Năm 2007, năm 2008 số vụ vi phạm hành chính ở con số trên 70 nhưng đến năm 2009 đã giảm được 1 nửa (39 vụ vi phạm) Số tiền phạt cũng giảm đáng kể năm 2009 giảm 86,56% so với năm 2008 Đây là kết quả đáng mừng về ý thức chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp đăng ký hợp đồng hải quan tại Chi cục.

Bảng biểu 1 : Vi phạm hành chính tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội năm 2007-2009

Số vụ lập viên bản 71 72 39

Số tiền phạt hành chính 296.271.646 đồng

(Nguồn: Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội)

Nguyên nhân xảy ra các vụ vi phạm này cũng chỉ là do doanh nghiệp còn thiếu cập nhật những văn bản pháp luật Văn bản pháp luật hiện nay còn nhiều điểm bất khả thi gây khó khăn cho doanh nghiệp như yêu cầu các chứng từ mà doanh nghiệp không có được khi ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài dẫn đến các vi phạm như chậm thanh khoản, chậm giao nguyên vật liệu dư thừa Tuy nhiên, vẫn có một số ít doanh nghiệp lợi dụng sự sơ hở của quản lý Hải quan mà thực hiện gian lận như trong đăng ký định mức nguyên vật liệu; lợi dụng hợp đồng gia công để nhập khẩu nguyên liệu

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan vào nội địa bán với giá cao; không hủy hay xuất trả nguyên vật liệu dư thừa mà tìm mọi cách tiêu thụ tại nội địa hay xuất bán sang nước khác trốn thuế; chây ỳ thanh khoản, trốn thuế bằng cách bỏ thuế Một ví dụ điển hình là Công ty may Hoàng Mai và công ty XNK tổng hợp 1, sau khi kết thúc hợp đồng gia công, đã chuyển lô nguyên liệu, phụ liệu trị giá 541.000 USD cho 3 hợp đồng gia công của công ty TNHH Tài Đức Lộc, và công ty này cũng “biến mất” khỏi địa chỉ đăng ký kình doanh Sau đó, cũng các thành viên của công ty TNHH Tài Đức Lộc lại thành lập nên công ty cổ phần Bách Việt để mở thêm

3 hợp đồng gia công, tiếp nhận các nguyên phụ liệu của công ty TNHH Tân Liên Thành chuyển qua, trị giá 351000 USD và tiếp tục chiếm dụng luôn toàn bộ số nguyên liệu này…

2.1.3 Đặc điểm của hàng hoá gia công cho thơng nhân nớc ngoài đăng ký làm thủ tục hải quan tại Chi côc.

Nguyên liệu, vật tư gia công phục vụ cho sản xuất hàng gia công chủ yếu do doanh nghiệp thuê gia công cung cấp, còn nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tư cung ứng là không dáng kể Ta cũng có thể thấy được điều đó trong bảng đăng ký định mức nguyên liệu của Công ty TNHH Thành An,KCN sóng thần I-Hải Dương nhận gia công với công ty TNHH Shoya về gia công chế biến mực nang các loại Nguyên liệu do bên thuê gia công cung cấp:mực nang nguyên liệu đông lạnh với tổng số lượng: 25.000,00 kg, tổng giá trị nhập: 37.470,50 USD trong khi đó nguyên liệu bên công ty TNHH Thành An chỉ là các vật tư dùng để đóng gói như thùng carton, Bao nilon, Dây đai thùng với tổng trị giá là 719,9 USD chỉ chiếm 1,92% Có thể kết luận rằng, các doanh nghiệp nhận gia công chỉ là những doanh nghiệp có quy mô, vốn nhỏ.Thực chất họ chỉ là làm thuê cho các công ty nước ngoài, phần lợi nhuận nhận được là tiền công lao động rẻ mạt Điều này không chỉ là nhược điểm của

2 2 doanh nghiệp mà còn là khó khăn của Chi cục trong nghiệp vụ quản lý việc việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi xuất khẩu hàng gia công Vì đây là khâu có rất nhiều vướng mắc và cả gian lận thương mại của doanh nghiệp.

Bảng biểu 2: Tên, số lượng sản phẩm và định mức chế biến của hợp đồng

Tổng số lượng sản phẩm XK (kg) số lượng (kg) Tỷ lệ (%)

Mực nang cắt lược đông lạnh 750 548 54,8

Mực nang fillet block đông lạnh 5.400 216 21,6

Mực nang cắt thỏi đông lạnh 2.000 30 3,0 Đầu mực nang xếp hoa đông lạnh 1.875 76 7,6 Đầu mực nang cắt đông lạnh 1.875 75 7,5 Đầu mực nang cắt GESO đông lạnh 1.900 75 7,5

Tỷ lệ hao hụt tự nhiên 90 9,0

Bảng biểu 3 :Điều kiện chế biến do bên nhận gia công cung ứng

Danh mục vật liệu đóng gói Số lượng Đơn giá(USD)

Tổng giá trị vật liệu đóng gói 719,9

(Nguồn: Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội)

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan

Ngoài ra, một đặc điểm của các mặt hàng gia công này mà các cán bộ Hải quan làm công tác kiểm tra, điểu chỉnh định mức nguyên liệu, vật tư rất quan tâm : nguyên liệu, vật tư của hàng gia công rất đa dạng phong phú về số lượng cũng như chủng lượng Mỗi một loại lại có tỷ lệ hao hụt, tỷ lệ sử dụng riêng Cùng một mặt hàng nhưng lại có nhiều loại nhiều kiểu khác nhau như vải có nhiều loại vải khác nhau để gia công 1 sản phẩm may mặc Do đó, công chức Hải quan phải mất rất nhiều thời gian, khó khăn để có thể kiểm tra, điều chỉnh chính xác định mức từng loại nguyên liệu, vật tư Mặt khác, công chức Hải quan còn phải tìm mã HS cho các loại của cùng 1 nguyên vật liệu như thế nào cho hợp lý, để tránh đánh sai thuế cho mặt hàng đó Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Chi cục quản lý hàng gia công cũng như giữa Hải quan và các doanh nghiệp về mã HS cho các nguyên vật liệu.

Hàng hóa gia công đăng ký tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công Hà Nội chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp và là những mặt hàng chủ lực trong sản xuất khẩu của nước ta, đóng góp lớn vào kinh ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta.(trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2008: các mặt hàng công nghiệp chiếm 70% tổng kinh ngạch xuất khẩu) Do đó, công chức Hải quan cần phải nhận thức được tầm quan trọng của quản lý Hải quan đối với hàng gia công đối với nền kinh tế của Việt Nam.

2.1.4 Đặc điểm của loại hình hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài đăng ký làm thủ tục Hải quan tại Chi cục.

Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài đăng ký làm thủ tụcHải quan tại Chi cục có các loại hình: xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu chuyển cửa khẩu, xuất khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất, sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa, sản phẩm gia công được dùng để thanh toán tiền gia công, sản phẩm gia công chuyển tiếp Mỗi loại hình cần áp dụng phương pháp quản lý khác nhau theo quy định của Pháp

2 4 luật Cơ quan Hải quan cần hướng dẫn, phân tích những thủ tục khác nhau đối với từng loại hình để doanh nghiệp tranh nhầm lẫn trong khi làm thủ tục Hải quan và thông quan hàng hóa được nhanh chóng hơn.

Thực trạng hoạt động gia công cho thơng nhân nớc ngoài

Bộ Công Thương đã đưa ra dự báo xu hướng xuất khẩu của nhiều nhóm hàng chủ lực trong năm 2009 với nhiều sự thay đổi, trong đó, xuất khẩu khoáng sản sẽ giảm mạnh, 8 mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực trong năm 2009 giảm 628 triệu USD do giá giảm trong khi mũi nhọn sẽ tập trung vào nhóm hàng công nghiệp như: dệt may, da giày, cơ khí, điện tử…., chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 2008, tăng 14,7 tỷ USD, trong đó có 2 ngành quan trọng là dệt may và da giày.

(Nguồn: Niêm gián thống kê 2009)

Năm 2007, xuất khẩu dệt may đạt 7,8 tỷ USD, vượt 450 triệu USD so với kế hoạch và tăng tới 31% so với năm 2006 Năm 2008, ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2007 Năm 2009, kim

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan ngạch hàng dệt may tăng khoảng 25% so với 2008 Qua biều đồ ta có thể thấy đây là một ngành tiềm năng của Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh từ 2007-2009 Vậy yêu cầu đặt ra với cơ quan quản lý Hải quan là tạo điều kiện cho kim ngạch xuất khẩu dệt may ra tăng, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu, xuất khẩu dệt may của Việt Nam Đơn vị: tỷ USD

(Nguồn: Niêm gián thống kê 2006-2009) Đơn vị: tỷ USD

(Nguồn: Niêm gián thống kê 2006-2009)

Kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng giày dép cũng có xu hướng tăng lên trong những năm qua từ 3,5 tỷ USD năm 2006 lên 4,71 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên, năm 2009 lại có sự sụt giảm khoảng 13% so với 2008 Nguyên nhân một phàn là do khủng hoảng 2008-2009 và một phần là do giày của Việt Nam sang thị trường chủ lực là EU không còn được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm.

Ngoài ra, một số mặt hàng công nghiệp chế biến khác cũng có nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu; trong đó, sản phẩm gỗ dự kiến kim ngạch tăng khoảng 8% so với năm 2008 Sản phẩm nhựa dự kiến kim ngạch sẽ vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD, tăng 39,8% so với năm 2008 Dây điện và cáp điện là mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu lớn với mức kim ngạch dự kiến đạt 1,4 tỷ USD, tăng 34% so năm 2008.

Về mặt thông quan hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, Nhà nước cũng như ngành Hải quan nói riêng đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm tiền bạc và thời gian bằng các chính sách hiện đại hóa Hải quan, cải cách hành chính theo Dự án 30 của Chính Phủ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài Đơn cử như trên thực tế khi giao nguyên liệu và nhận sản phẩm gia công, người ký hợp đồng chỉ thông báo cho người nhận gia công bằng email hoặc gọi điện thoại trực tiếp mà không có văn bản hay chỉ định như theo yêu cầu của hải quan. Các chứng từ đối tác thường gửi qua email nên không có chứng từ gốc và dấu tươi.Nguyên nhân: các văn bản pháp luật về Hải quan còn nhiều điều bất khả

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan thi, chồng chéo gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan quản lý Doanh nghiệp chưa có những cán bộ xuất nhập khẩu có chuyên môn trong làm thủ tục hải quan, thiếu cập nhật các văn bản pháp luật về Hải quan có liên quan Văn bản quản lý của Bộ Tài chính lẫn Tổng cục Hải quan chỉ mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chứ không phục vụ DN Chẳng hạn quy định yêu cầu nộp “chứng từ vận tải” nhưng lại mở ngoặc thêm chữ “BL(bill of lading - đơn vận đường biển)”, trong khi DN hiện sử dụng đến sáu loại chứng từ vận tải khác nhau và “BL” chỉ là một trong sáu loại chứng từ này” Bộ Tài chính cũng như ngành Hải quan cần có những biện pháp để tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa gia công được nhanh chóng.

Thực trạng công tác quản lý Hải quan đối với hàng hoá

2.3.1 Quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài. a) Ưu điểm trong quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài:

Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội đã quán triệt thực hiện tốt phương châm công tác của ngành Hải quan: "Thuận lợi - Tận tụy - Chính xác" và thu được những kết quả tốt trong công tác quản lý hàng gia công như sau:

(i) Đã tổ chức triển khai thực hiện đúng, nghiêm túc các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành Hải quan và các văn bản chỉ đạo, quy trình, quy định, hướng dẫn công tác của Tổng cục Hải quan. Các Thông tư, quy trình thủ tục hải quan được cập nhật đầy đủ vào mạng nội bộ của chi cục và niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục hải quan, thuận lợi cho công chức hải quan khi thực hiện nhiệm vụ và doanh nghiệp áp dụng.Ngoài ra đơn vị đã rà soát, thống kê và cập nhật trang Web các thủ tục hành

2 8 chính về hải quan theo yêu cầu của Đề án 30 của Chính phủ để doanh nghiệp và cán bộ, công chức khai thác, áp dụng Chi cục cũng thành lập phòng tư vẫn kịp thời trả lời, hướng dẫn, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh của doanh nghiệp liên quan đến chế độ, chính sách, thủ tục hải quan

(Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội)

Kết quả là ở chi cục quản lý đầu tư-gia công Hà Nội không có vụ vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài nào, chỉ có một số vi phạm về thủ tục hải quan chủ yếu là chậm thanh khoản, không đăng ký nguyên liệu tự cung ứng, không đăng ký định mức đúng thời hạn Số lượng các vi phạm hành chính này cũng rất ít so với số hợp đồng gia công và phụ lục hợp đồng gia công đăng ký tại chi cục các năm 2006-2009: 82 vụ so với 287 hợp đồng và phụ lục hợp đồng năm 2006, 39 vụ so với 807 hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công năm 2009 và đang giảm dần qua các năm: Năm 2009 (39 vụ) giảm 50% so với 2006- 2008 Đó

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan là dấu hiệu tốt của việc chấp hành pháp luật về Hải quan và quản lý chặt chẽ của các cán bộ quản lý hàng gia công tại Chi cục.

(ii) Các bước trong quy trình quản lý hải quan đối với hàng gia công đã được rút gọn, loại bỏ trung gian, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tờ khai hải quan và nhận lại tờ khai đã thông quan tại một đầu mối tại quầy thủ tục hải quan Tính tự chịu trách nhiệm của công chức hải quan ở từng khâu của quy trình thủ tục được cá thể hoá và phân định rõ, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan với người khai hải quan trong quá trình thông quan. Những yêu cầu từ phía hải quan đối với doanh nghiệp do đòi hỏi bắt buộc theo quy định của pháp luật đều được thông qua phiếu yêu cầu Thời gian thông quan cho một lô hàng đã rút ngắn, cụ thể đối với một lô hàng bình thường: hàng xuất khẩu từ 5 đến 30 phút, hàng nhập khẩu từ 15 đến 45 phút.

Từ đó đã bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính về hải quan tại địa bàn quản lý.

Thường xuyên đôn đốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; quyết định 517 ngày 17/4/2004 và Chỉ thị 1461 ngày 30/6/2008 của Tổng cục Hải quan về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức Hải quan; 10 điều kỷ cương của công chức Hải quan Việt Nam Kết quả trong mấy năm gần đây, tại chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội không có trường hợp nào cán bộ công chức vi phạm phải xử lý kỷ luật.

(iii) Với tinh thần chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng, chi cục đã thực hiện việc quản lý hàng gia công trên cơ sở áp dụng quy trình quản lý rủi ro Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác

3 0 thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ gia công nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp được giải phóng nhanh hàng, đưa vào sản xuất, lưu thông, giảm bớt chi phí phát sinh do thời gian làm thủ tục, lưu kho bãi Nguyên liệu gia công nhập khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu đều được phân luồng trên máy trên cơ sở thông tin về doanh nghiệp và thông tin về mặt hàng có trong hệ thống dữ liệu của cơ quan Hải quan.

Việc áp dụng phân luồng hàng hóa giúp việc kiểm tra thực tế đạt hiệu quả cao hơn, tập trung vào những mặt hàng dễ gian lận, tập trung vào các doanh nghiệp có nhiều khả năng vi phạm, tránh việc kiểm tra tràn lan gây ách tắc hàng hóa, gây phiền hà cho doanh nghiệp chấp hành tốt Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm giúp giảm khối lượng công việc cho cán bộ kiểm hóa, tăng hiệu quả công việc Ngoài ra, phân loại Doanh nghiệp, mặt hàng trọng điểm để có biện pháp kiểm tra phù hợp, đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp lợi dụng các phương pháp quản lý rủi ro của cơ quan hải quan để thực hiện các hành vi gian lận

Tăng cường kiểm tra các đối tượng lợi dụng luồng xanh để vi phạm pháp luật về hải quan trên cơ sở thường xuyên nắm thông tin, theo dõi, phân tích các đối tượng huỷ tờ khai đã đăng ký với cơ quan Hải quan, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra ngẫu nhiên đối với các tờ khai được phân vào luồng xanh, cập nhật thông tin và kết quả kiểm tra vào hệ thống quản lý rủi ro của Ngành.

Tăng cường chức năng đầu mối xây dựng hệ thống dữ liệu, xử lý thông tin quản lý rủi ro, giúp công tác thông quan hàng hóa trên cả 2 hệ thống thủ công và điện tử hoạt động đồng đều, có hiệu quả.

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan

Qua bảng số liệu dưới đây có thể thấy rằng kết quả áp dụng quản lý rủi ro số tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế chiếm đa số (năm2008: tỷ lệ tờ khai miễn kiểm tra thực tế: 79,44% trên tổng số tờ khai nhập khẩu; tỷ lệ tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ: 19,51% trên tổng sô tờ khai nhập khẩu; tỷ lệ tờ khai kiểm tra toàn bộ: 1,05%) Qua 3 năm số tờ khai luồng vàng và luồng đỏ cũng giảm đáng kể ( tờ khai nhập khẩu: tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ giảm từ 2.782 xuống 2.215; tờ khai xuất khẩu: tờ khai kiểm tra toàn bộ giảm 50% từ 247 xuống 129).

Bảng biểu 4: tờ khai nhập khẩu

Tờ khai miễn kiểm tra thực tế

Tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ

Tờ khai kiểm tra toàn bộ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Bảng biểu 5 : tờ khai xuất khẩu

Tờ khai miễn kiểm tra thực tế

Tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ

Tờ khai kiểm tra toàn bộ

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài tại chi cục

Qua những phân tích và những số liệu ở trên có thể thấy rằng công tác thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu gia công và thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công cũng như công tác thanh khoản, quản lý nguyên liệu vật tư dư thừa tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội đã đạt được tính hiệu quả cao: đơn giản, nhanh chóng, chính xác, vừa đảm bảo được yêu cầu về quản lý, vừa tạo được sự thông thoáng trong thông quan hàng hóa Để đạt được những thành công đó, bên cạnh những thuận lợi thì tập thể cán bộ, công chức trong chi cục cũng phải cố gắng khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. a)Những ưu điểm trong quá trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài

Trước hết việc sửa đổi, bổ sung của các Chính sách Pháp luật về Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài theo hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa, phù hợp với thực tế đã hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan công chức Hải quan thuộc Chi cục thực hiện quản lý trong từng nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng pháp luật về Hải quan đối với hàng gia công để tránh những vướng mắc không đáng có Đơn cử như những quy định rườm rà, bất hợp lý trong Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 04-12-

2008 (viết tắt là Thông tư 116-BTC) về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài đã được bổ sung bằng văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan 1179/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2009 (viết tắt là quyết định 1179-TCHQ) về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài Một ví dụ điển hình là việc Thông tư 116-BTC quy định phải nộp bản đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư khi đăng ký hợp đồng gia công nhưng thực tế sản xuất lại rất khác với bản đăng ký này gây phiền hà cho doanh nghiệp phải đăng ký nhiều lần và cán bộ Hải quan phải kiểm tra lại Quy định này đã được bỏ trong quyết định của 1179-TCHQ Quyết định này cũng đã phân chia nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng gia công một cách rất cụ thể dễ hiểu từ nghiệp vụ tiếp nhận hợp đồng gia công, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát sản xuất hàng gia công đến công tác thanh khoản.

Thành công trong việc áp dụng Hải quan điện tử và quản lý rủi ro cũng đã đem lại cho doanh nghiệp và Chi cục những kết quả đáng chú ý Thành tích cần kể đến là nhờ khai báo từ xa mà thời gian thông quan cho các lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu giảm đáng kể từ 2 tiếng xuống còn 30-45 phút Doanh nghiệp không còn phải đi lại nhiều lần vì sai sót hay thiếu giấy tờ như trước. Chi cục cũng không phải mất thời gian cho những kiểm tra chi tiết và toàn bộ nữa do áp dụng quản lý rủi ro doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại doanh nghiệp được phân luồng khá chính xác Điều đó được chứng minh bởi tỷ lệ miễn kiểm tra tăng vọt năm 2009 là 70% tổng số tờ khai được thông

4 8 quan, tỷ lệ kiểm tra toàn bộ, kiểm tra tỉ lệ giảm một nửa trong 3 năm 2007-

2009 đã được biểu diễn ở trên.

Một yếu tố quan trọng đem lại những kết quả tốt đẹp cho Chi cục trong việc quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài là yếu tố nhân lực. Với số lượng cán bộ làm công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài ít ỏi (20 công chức), mỗi năm Chi cục quản lý hàng trăm hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công và hàng nghìn tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nhưng Chi cục luôn luôn nhận được lá cờ thi đua hàng năm Đó là do Chi cục có một đội ngũ cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm về hàng hóa gia công cho nước ngoài, nắm vững pháp luật Hải quan về hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, Chi cục đã biết sắp xếp, phân phối công việc một cách hợp lý, logic cho từng cá nhân để đem lại hiệu quả cao nhất. Để quản lý tốt hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thì Chi cục ngoài yếu tố lao động còn cần yếu tố cơ sở hạ tầng, không có cơ sở hạ tầng tốt thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khi mà khối lượng công việc đồ sộ, hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi Đứng trước thực tế đó, Chi cục đã cố gắng trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho công chức Hải quan Do đó, việc kiểm tra, giám sát định mức nguyên vật liệu, công tác thanh khoản ngày càng chính xác, làm cho số lượng vụ vi phạm tại Chi cục ngày càng giảm.

Chi cục cũng thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo giữa doanh nghiệp và Chi cục để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc giữa hai bên Do đó, số lượng doanh nghiệp đến với Chi cục không những không giảm mà ngày càng tăng : năm 2009 lên đến 122 doanh nghiệp.

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan b)Những hạn chế trong khâu làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu gia công, thủ tục xuất khẩu sản phầm gia công, thủ tục thanh khoản và quản lý nguyên liệu vật tư dư thừa sau khi thực hiện xong hợp đồng gia công.

Bên cạnh những ưu điểm, trong công tác quản lý hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, Chi cục còn rất nhiều điểm cần khắc phục để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Với một hợp đồng gia công thì số lượng nguyên liệu nhập khẩu thường rất lớn, nhiều chủng loại, mẫu mã và nhập khẩu làm nhiều lần do đó việc quản lý và làm thủ tục đòi hỏi phải chính xác Trong khi đó, doanh nghiệp làm thủ tục không nắm hết được các yêu cầu thủ tục: Khai thiếu hàng hóa, áp sai mã hàng, với lô hàng nhiều mẫu mã, chủng loại thì lại không có bảng kê chi tiết…Chi cục thì có quá ít người có kinh nghiệm và chuyên môn sâu.

Trong khâu phân luồng nguyên liệu gia công nhập khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu tuy thực hiện trên máy nhưng do hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp làm thủ tục và về các mặt hàng còn chưa thật đầy đủ nên việc phân luồng chưa thể đạt hiệu quả cao, tỷ lệ tờ khai thuộc luồng xanh, luồng vàng sau đó chuyển sang luồng đỏ còn cao biểu hiện thông qua số liệu về tỷ lệ số tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ trên tổng số tờ khai.

Trong khâu kiểm tra thực tế hàng hóa, do là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nên việc kiểm tra thực tế hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn Khi đó lại phải gửi thông báo kiểm tra thực tế cho chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp công chức kiểm hóa còn phải ra tận cửa khẩu để áp tải hàng hóa về kiểm tra Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công thì việc đối chiếu sản phẩm với mẫu lưu nguyên liệu nhập khẩu cũng rất khó khăn do nguyên liệu đã được qua quá trình sản xuất ra sản phẩm gia

5 0 công, nó đòi hỏi công chức Hải quan phải có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm gia công và quá trình gia công.

Do nằm ở xa trung tâm thành phố, số lượng cán bộ Hải quan trong nghiệp vụ thanh khoản hợp đồng gia công ít nên Chi cục cũng gặp khó khăn trong việc quản lý việc xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa của doanh nghiệp sau khi hoàn thành, đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng thanh khoản hợp đồng.

Sự phối hợp về mặt thông tin giữa các Chi cục quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp còn hạn chế, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội chưa có những thống nhất với các Chi cục khác và các doanh nghiệp về việc áp mã HS đối với các nguyên liệu, vật tư nên xảy ra tình trạng mỗi 1 lần áp là 1 mã khác nhau, cùng 1 mặt hàng mà các Chi cục khác nhau lại áp 1 mã riêng Ngoài ra, thông tin về tình hình các doanh nghiệp cũng chưa được trao đổi thường xuyên với các Chi cục khác nên vẫn xảy ra tình trạng bỏ trốn không thanh khoản, doanh nghiệp nhảy sang Chi cục Hải quan khác để thanh khoản khi bị phát hiện có gian lận tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội.

Một số trường hợp vi phạm các quy định về thủ tục Hải quan điển hình của các doanh nghiệp trong quy trình quản lý hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công Hà Nội: (xem phụ lục 2)

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan

Giải pháp hoàn thiện quản lý Hải quan đối với hàng hoá gia công cho thơng nhân nớc ngoài tại chi cục Hải quan quản lý hàng hoá đầu t, gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội

Định hướng của chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư –gia công trong quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài năm 2010

Năm 2010 là năm kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm đất nước tổ chức kỷ niệm ngày lễ trọng đại thành lập Đảng CS Việt Nam – Thành lập nước - Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước – ngày sinh của Bác Hồ Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư gia công phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị góp phần vào thành tích chung xây dựng Hải quan Thủ đô anh hùng trong thời kỳ đổi mới Nhằm phát huy những thành tích đạt được trong năm qua, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy sức mạnh đoàn kết thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao năm 2010 Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chi cục cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:

1-Tổ chức triển khai tốt kế hoạch năm 2010 của TP Hà Nội.

2-Thực hiện nghiêm các quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chính phủ,

Bộ và các ban ngành khác.

3-Triển khai kế hoạch thông quan điện tử theo đúng tiến độ.Hoàn thiện dữ liệu QLRR theo đúng yêu cầu của Cục và tình hình quản lý hoạt động XNK trên địa bàn.

4-Tổ chức tốt phong trào thi đua chào mừng Đại lễ 1000 năm ThăngLong – Hà Nội, các ngày lễ lớn trong năm, ngày thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam, ngày quốc khánh 02/09, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

5-Triển khai, thực hiện tốt Luật Hải quan, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn sửa đổi mới.

6-Quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu thu thuế và chỉ tiêu phấn đấu được giao.

7-Thực hiện tốt, đúng lộ trình kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hoá của chi cục đã được Cục Hải quan TP Hà nội phê duyệt Đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật.

8-Tập huấn nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công chức trong chi cục. Triển khai mạnh, triệt để thanh khoản trên máy đối với hàng gia công, hàng SXXK Tăng cường kiểm tra đôn đốc doanh nghiệp thanh khoản đúng hạn

9-Quyết tâm đôn đốc thu đòi nợ đọng thuế đạt mức cao nhất, triển khai đầy đủ, kịp thời, triệt để các giải pháp cũng như các biện pháp thu đòi nợ đọng thuế của Cục Hải quan TP Hà nội.

10-Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả máy móc, trang thiết bị cơ sở vật chất được trang bị.

11-Đoàn kết thống nhất trong đơn vị, đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng, xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2010 Cục Hải quan TP Hà Nội giao.

Một số chỉ tiêu phấn đấu thực hiện năm 2010

1-Số thu ngân sách của chi cục tăng bình quân 12-14%

2-Giảm nợ đọng thuế xuống con số dưới 5% so với tổng thu hàng năm. 3-Thời gian thông quan trung bình hàng hóa đạt dưới 4 giờ đối với hàng nhập khẩu, dưới 30 phút đối với hàng xuất khẩu tại các cảng biển, sân bay quốc tế lớn.

4-Tỷ lệ phần trăm các lô hàng nhập khẩu phải qua kiểm tra thực tế: Dưới 10%

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan

5-Giữ vững sự tin cậy và hài lòng của doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan tại chi cục.(Chỉ số này được xác định bằng các cuộc điều tra khách hàng).

Giải pháp hoàn thiện

3.2.1 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và cục Hải quan Hà Nội về quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài.

Trong thời gian qua chúng ta đã ban hành và thông qua một số văn bản pháp quy quan trọng có tính chất định hướng cho các hoạt động thương mại nói chung cũng như cho hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng Tuy nhiên, những văn bản quy định pháp luật về Hải quan đó còn nhiều điều bất khả thi, gây vướng mắc cho cả doanh nghiệp và chi cục thực hiện công tác quản lý hàng gia công như đã phân tích ở trên Với tư cách là Chi cục trực tiếp quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội cần kiến nghị với các cơ quan cấp trên cần nghiên cứu, chú ý sửa đổi các quy định sau cho phù hợp với thực tế của Chi cục mình:

1- Tỷ lệ hao hụt đối với nguyên liệu gia công đối với tất cả các mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công.

2- Thuế đối với phần hao hụt nguyên phụ liệu.

3- Định mức thuể tiêu hao nguyên phụ liệu.

4- Vấn đề duyệt hợp đồng gia công.

5- Vấn đề nhãn mác hàng hóa gia công.

6- Vấn đề xử lý phế phẩm, phế liệu dư thừa.

7- Vấn đề thanh lý hợp đồng gia công, và chế tài trong trường hợp chậm thanh lý hợp đồng gia công.

Về cải cách thủ tục Hải quan, triển khai cơ chế "một cửa", đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ đều được thực hiện thống nhất "một cửa" tại quầy

5 4 giao dịch., thực hiện thí điểm thu lệ phí hải quan qua ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán (ICD) của Ngân hàng,triển khai thanh toán qua hệ thống ICD đối với các khoản thu tiền bán biên lai, ấn chỉ, tờ khai hải quan Việc chủ động phối hợp với các ngân hàng để giảm và tiến tới bãi bỏ việc thu, nộp tiền mặt nhằm hạn chế phát sinh tiêu cực.

3.2.2 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Như đã phân tích, một trong những khó khăn trong việc quản lý hàng gia công đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục quản lý hàng đầu tư-gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội là doanh nghiệp không cập nhật những chính sách, quy định về thủ tục Hải quan mà thường ỷ lại vào cán bộ chi cục hướng dẫn, giải thích tỷ mỷ, gây ra những sai sót không đáng có cho cả doanh nghiệp lẫn cán bộ chi cục Do đó, cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại giữa chi cục và doanh nghiệp dể nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp bằng cách tổ chức thường xuyên định kỳ đối thoại doanh nghiệp để giúp giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về thủ tục thanh khoản hợp đồng, chuyển nguyên vật liệu dư thừa, định mức, hàng mẫu, sản phẩm đi kèm hàng gia công Ngoài ra,Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư –gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội cần thành lập phòng chuyên tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức thực hiện các thủ tục Hải quan theo quy định của các chính sách, quy định Pháp luật về Hải quan của Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, Hải quan Hà Nội Ngoài ra,công tác tư vấn thủ tục Hải quan, trả lời vướng mắc của doanh nghiệp cũng nên thực hiện qua nhiều hình thức: bằng văn bản hướng dẫn đến từng cơ quan khi có bất kỳ quy định, chính sách nào mới được áp dụng, qua mạng Internet, trên Website của tổng cục.

Chi cục nên có những khuyến khích, khen thưởng, ưu tiên cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài như: ưu tiên làm thủ tục trước cho các

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan doanh nghiệp luôn thực hiện hiện tốt pháp luật về Hải quan Giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ Hải quan đúng với quy định.

3.2.3 Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội.

3.2.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ trong công tác thanh khoản hợp đồng gia công

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hải quan là rất quan trọng Tuy nhiên yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong cải cách thủ tục Một đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho việc quản lý được trơn tru hơn, nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn Để thực hiện được điều này thì khâu đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng.

* Về phía cán bộ lãnh đạo:

Lãnh đạo chi cục cũng như lãnh đạo đội Gia công tại Chi cục cần đi sâu nắm vững các nghiệp vụ của công chức Hải quan trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài Tập hợp các kiến nghị của công chức Hải quan về chính sách, quy định Pháp luật còn hạn chế để báo cáo lên cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho quy trình quản lý được thực hiện trong thực tế một cách hiệu quả, thông suốt Do số lượng cán bộ trong công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục còn ít (20 người) nên lãnh đạo Chi cục cần bố trí cán bộ,công chức phù hợp với các quy trình nghiệp vụ, dảm bảo mọi khâu đều được thực hiện hiệu quả Ví dụ như cán bộ kiểm hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa phải là người thực sự có chuyên môn, có kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên sâu về các mặt hàng gia công thường xuyên đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục Khi luân chuyển cán bộ, cần quan tâm giúp đỡ cán bộ trong

5 6 nhiệm vụ mới Công chức nhận nhiệm vụ mới có sự trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với người tiền nhiệm.

Cần có các chế tài khen thưởng, kỷ luật xứng đáng Có sự khen thưởng động viên kịp thời với các công chức gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, đích đáng với các công chức sai phạm, nhằm làm trong sạch đội ngũ đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định quản lý Hải quan trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công , lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo các công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát chặt chẽ, có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn để tránh cho doanh nghiệp tái phạm và gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước Đối với những doanh nghiệp chây ỳ không thanh khoản hợp đồng gia công thì Lãnh đạo nên cử cán bộ công chức đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản hợp đồng gia công Đối với những hợp đồng gia công do doanh nghiệp mất tích thì cử người đến tận doanh nghiệp để xác minh Đối với doanh nghiệp không kê khai định mức sai, không thực hiện sản xuất theo đúng như định mức, hợp đồng gia công, không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản,…nên đến tận doanh nghiệp lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính.

* Về phía cán bộ công chức thi hành:

Cán bộ công chức thi hành phải nắm được tầm quan trọng của quản lý Hải quan về hàng gia công cho thương nhân nước ngoài đối với Nhà Nước, nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng Từ đó, cán bộ Hải quan thuộc đội quản lý hàng gia công của chi cục phải không những tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng với vai trò cán bộ công chức Hải quan mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân: cập nhật những thông tư, nghị định, chính sách, quy định pháp luật mới liên quan đến công việc của mình, tìm hiểu về các mặt hàng hóa, nguyên phụ

Hoàng Thu Hương_CQ481324 Lớp: KT Hải Quan liệu, vật tư, máy móc thiết bị thường xuyên đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục Đối với doanh nghiệp, cán bộ Hải quan cần giám sát sắt sao quá trình sản xuất của doanh nghiệp để ngăn chặn kịp thời những sai sót của doanh nghiệp như thực hiện sản xuất sai với định mức, thanh khoản chậm, xử lý nguyên phụ liệu nhập khẩu dư thừa không đúng theo quy định Cán bộ Hải quan cũng cần quan hệ tốt với doanh nghiệp để biết được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, từ đó, giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp trong phận sự của mình đúng theo quy định Cùng doanh nghiệp giải quyết, rút ra những vướng mắc trong việc áp dụng các chính sách pháp luật, quy định Hải quan vào quy trình làm thủ tục Hải quan để trình lãnh đạo chi cục.

3.2.3.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong quy trình thủ tục hải quan là điều tất yếu trong điều kiện hiện nay Các cán bộ, công chức của chi cục cần nhận thức rõ vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện các thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho quá trình thông quan được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đối với khâu đăng ký hồ sơ hải quan, phải tăng cường tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng khai hải quan qua mạng bằng một trong ba hình thức sau:

*Nối mạng trực tiếp từ địa điểm làm thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan với doanh nghiệp.

*Mở phòng khai hải quan ngay tại địa điểm làm thủ tục hải quan của chi cục.

*Doanh nghiệp khai hải quan đưa vào đĩa vi tính theo các mẫu do Tổng cục Hải quan quy định và chuyển cho chi cục để ghi vào máy vi tính của chi cục khi đăng ký tờ khai.

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w