CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
Khái niệm về đầu tư và chi tiêu đầu tư
I.1.1 Khái niệm về đầu tư:
Trên thực tế, dựa trên các quan điểm khác nhau thì chúng ta sẽ có những cái nhìn khác nhau về đầu tư.
- Theo quan điểm tài chính thì đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
- Theo quan điểm tiêu dùng thì đầu tư là một hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai
Tuy nhiên, theo một cái nhìn chung nhất, ta có thể hiểu: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai Trong đó, các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Những kết quả đạt được đó có thể là sự gia tăng về tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
- Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong điều kiện hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất như nhà xưởng, thiết bị và tài sản trí tuệ như tri thức, kỹ năng , gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, nhằm duy trì và tạo ra năng lực sản xuất mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội.Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được những kết quả đó
Trên thực tế có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư Tùy theo từng góc độ tiếp cận mà chúng ta có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau.
- Theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, Đầu tư được chia thành 2 loại là Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành qua trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành qua trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại, chúng ta có thể phân loại đầu tư thành đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu) hay lãi suất và quyền sở hữu công ty tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu Đầu tư vào tài sản tài chính không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư.
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán lại với giá cao hơn giá ban đầu nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá khi mua vào và bán ra Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất trong nền kinh tế
Đầu tư phát triển: trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh mà mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng và sửa chữa các cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
I.1.2 Khái niệm về chi tiêu đầu tư và kích cầu đầu tư:
Chi tiêu đầu tư là một hình thức tiêu dùng đặc biệt của các chủ đầu tư nhằm thu được khoản tiền lớn hơn trong tương lai Chi tiêu đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, trng đó có 1 số nhân tố cơ bản như sau:
- Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân
- Công nghệ và đổi mới
Kích cầu đầu tư : là tổng hợp tất cả các biện pháp chính sách, các công cụ pháp lý được sử dụng một cách có hệ thống và đồng bộ nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển KT - XH trong một giai đoạn thời kỳ nhất định.
Kích cầu đầu tư có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển Có những biện pháp kích cầu đầu tư phù hợp và cụ thể sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng nhu cầu đầu tư xây dựng và cải thiện đời sống của nhân dân Đầu tư tăng làm tăng tổng cung, kích cầu tiêu dùng Đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả sẽ có tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đầu tư nước ngoài còn thu hút khoa học công nghệ hiện đại, làm thay đổi bộ mặt cảu toàn bộ nền kinh tế Như vậy, kích cầu đầu tư có tác dụng rất quan
7 trọng và mang tính tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn cho mỗi quốc gia.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư
Lợi nhuận kỳ vọng là khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn nhận, hi vọng nhận được trong tương lai khi đưa ra quyết định đầu tư Nếu lợi nhuận kỳ vọng cao sẽ thu hút được các nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh và ngược lại, nếu lợi nhuận kỳ vọng thấp thì nhà đầu tư buộc phải cân nhắc kỹ về quyết định đầu tư của mình, đặc biệt là khi lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn cả lãi suất tiền gửi của ngân hàng thì các nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào ngân hàng thay vì việc bỏ tiền ra đầu tư Chính vì thế, lợi nhuận kỳ vọng tương lai ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chi tiêu đầu tư của chủ đầu tư.
Theo lý thuyết của Keynes, hiệu quả biên của vốn giảm dần và hiệu quả biên của vốn phụ thuộc vào số tiền đầu tư mới bỏ ra có tỷ suất lợi nhuận thấp hay cao. Nếu vốn đầu tư càng tăng thì hiệu quả biên của vốn càng giảm Có nhiều cách để lý giải cho vấn đề này, ví dụ như :
- Đứng trên phương diện Cầu về vốn đầu tư , muốn đầu tư tăng thì nhu cầu về vốn đầu tư phải tăng, giá của hàng hóa vốn đầu tư tăng ( hay lãi suất tiền vay tăng), với giả định các yếu tố khác không đổi, khi tổng sản phẩm tăng, giá bán không đổi dẫn đến lợi nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận biên của vốn đầu tư cũng giảm theo.
- Đứng trên phương diện Cung hàng hóa sản phẩm : khi đầu tư tăng thì lượng cung của hàng hóa sẽ tăng làm cho giá giảm (với giả định các yếu tố khác không đổi), lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm dẫn đến tổng lợi nhuận giảm khiến tỷ suất lợi nhuận biên cũng giảm theo.
Ngoài ra, còn có thể giải thích vấn đề này qua một số khía cạnh khác nhưNăng suất lao động cận biên giảm dần hoặc hiệu quả biên của vốn Có thể thấy, tỷ
8 suất lợi nhuận vốn đầu tư là một đại lượng rất quan trọng đối với các quyết định của nhà đầu tư, tuy nhiên nó lại là một đại lượng rất khó xác định, nguyên nhân là vì đặc tính của hoạt động chi tiêu đầu tư là mang tính lâu dài, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, không ổn định như điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội Do đó lợi nhuận có khi thấp nhưng lại có lúc rất cao, tùy vào độ rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt, rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn Đấy chính là sức hấp dẫn, là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư.
I.2.2 Lãi suất tiền vay thực tế
Trong quá trình tiến hành chi tiêu đầu tư, để xây dựng cơ sở sản xuất hay mở rộng quy mô, tăng thêm máy móc thiết bị, trang trải hao mòn, tăng năng lực sản xuất cần rất nhiều vốn Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có nguồn vốn nội lực đủ mạnh để trang trải hết những khoản chi tiêu đó, mà hầu hết sẽ dựa vào các tổ chức tài chính để vay vốn Giá của các khoản vay này chính là lãi suất mà chủ đầu tư phải thanh toán Nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích của việc đầu tư đó mang lại chỉ có thể biết được trong tương lai, nên bài toán đặt ra cho các nhà đầu tư là lợi ích do việc sử dụng máy móc, phương tiện mới thể hiện thông qua phần lợi nhuận tăng thêm có xứng đáng với khoản chi phí cho đầu tư bỏ ra hay không? Nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân dự báo trong tương lai cao hơn hoặc ít nhất là bằng so với mức lãi suất tiền vay phải trả thì nhà đầu tư sãn sàng chấp nhận vay vốn để đầu tư, tất nhiên phải tính đến trường hợp là khi lãi suất tiền vay càng tăng thì thu nhập biên giảm, nhu cầu đầu tư giảm và ngược lại Điều đó có thể được thấy rõ hơn qua ví dụ sau:
Bảng 1.1 Quyết định đầu tư của chủ đầu tư phụ thuộc vào tỷ lệ lãi suất và tỷ suất lợi nhuận
Dự án Vốn đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận/1000đ VĐT
VĐTLãi 10% Lãi 5% Lãi 10% Lãi 5%
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Với mức lãi suất 10%, chủ đầu tư sẽ không đầu tư vào các dự án F và G vì các sự án này đều chịu mức lãi suất phải trả lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bính quân và lợi nhuận kinh doanh đều nhỏ hơn 0 Còn với mức lãi suất 5% thì nhà đầu tư chỉ không nên đầu tư vào dự án G vì khi đó dự án này vẫn có mức lãi suất lớn hơn tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận vẫn âm Các dự án còn lại đều có lãi lớn hơn 0, tuy nhiên nhà dầu tư vẫn nên lựa chọn dự án nào phù hợp nhất với khả năng của mình mà đem lại lợi ích lớn nhất để đầu tư Như vậy, ta có thể thấy là lãi suất tiền vay thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô đầu tư của doanh nghiệp.
Ngoài ra, ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất tiền vay thực tế, tỷ suất lợi nhuận bình quân và quy mô vốn đầu tư Vào cùng một thời điểm, có thể có rất nhiều dự án, và số lượng dự án phụ thuộc vào lãi suất tiền vay.Khi mức lãi suất tiền vay càng thấp thì số dự án thỏa mãn được yêu cầu trên càng cao, làm cho khối lượng vốn đầu tư tăng và ngược lại Hình 1.1 dưới đây đã nêu cụ thể mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất tiền vay i và nhu cầu vốn đầu tư ở mỗi mức lãi suất không đổi
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư
0 I1 I0 I Đường cầu về vốn đầu tư
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR i i1 i0
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư
0 I1 I0 I Đường cầu về vốn đầu tư
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR
Nếu mức lãi suất tăng từ i0 lên i1 thì thu nhập biên giảm dần dẫn đến giảm số lượng dự án đầu tư, cầu đầu tư giảm từ I0 đến I1 làm quy mô vốn đầu tư giảm Hình 2.2 lại phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR, đây cũng là mối quan hệ tỷ lệ nghịch Khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm và lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ giảm Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư và ngược lại, nếu lãi suất vốn vay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư sẽ thu hẹp quy mô đầu tư hoặc không đầu tư thêm nữa Cuối cùng, khi IRR tăng lên làm đầu tư tăng kéo theo quy mô vốn đầu tư tăng, lãi suất giảm làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại tăng lên và ngược lại Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư được thể hiện ở hình 1.3
Hàm lợi nhuận biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa IR và quy mô vốn đầu tư Tỉ lệ lãi suất thực tế của vốn vay là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng giảm quy mô đầu tư, do đó để kích cầu đầu tư trong trường hợp này cần phải có những công cụ lãi suất và chính sách tiền tệ thích hợp.
I.2.3 Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân:
Tốc độ phát triển của sản lựong quốc dân là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định tới đầu tư Việc thay đổi sản lượng chi phối xu hướng đầu tư trong các chu kỳ kinh doanh Tuy vậy, tốc độ tăng của sản lượng với tốc độ tăng của đầu tư lại không giống nhau Một lý thuyết quan trọng về chi tiêu đầu tư là lý thuyết Gia tốc đầu tư
Theo lý thuyết này, tốc độ đầu tư chủ yếu do tốc độ thay đổi sản lượng quyết định Để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra cho trước cần phải có lượng vốn đầu tư nhất định Nếu ký hiệu x là hệ số gia tốc đầu tư, ta có:
Trong đó: Kt : vốn đầu tư tại thời điểm t
Yt : sản lượng tại thời điểm t
X : gia tốc đầu tư hay tỷ lệ phản ánh quan hệ giữa vốn đầu tư và sản lượng
Từ công thức trên ta thấy rằng khi x không đổi, sản lượng tăng sẽ làm cho vốn đầu tư tăng và ngược lại, khi sản lượng giảm cũng khiến cho lượng vốn đầu tư giảm Hay nói cách khác, chi tiêu đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu mua sắm tư liệu sản xuất, trang thiết bị, đến lượt mình, nhu cầu về tư liệu sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất ra Vì vậy khi quy mô sản phẩm cần sản xuất tăng thì sẽ làm cho chi tiêu đầu tư tăng và ngược lại.
Lý thuyết của Keynes giả định mối quan hệ giữa vốn và sản lượng là cố định nhưng trong thực tế thì quan hệ này luôn luôn biến động Mặt khác nó chỉ xem xét tác động của đầu tư thuần tuý với sự biến động sản lượng chứ không phải của tổng đầu tư Lý thuyết của ông đã xem toàn bộ vốn đầu tư mong muốn được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ với sản lượng, thực tế không phải cứ tăng vốn đầu tư là tăng sản lượng.
Kích cầu đầu tư
Kích cầu đầu tư là tổng hợp tất cả các biện pháp chính sách, các công cụ pháp lý được sử dụng một cách có hệ thống và đồng bộ nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn thời kỳ nhất định.
Kích cầu đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước nhất là đối với những nước đang phát triển Như chúng ta đã biết về tầm quan trọng và tính chất quyết định của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ hay các địa phương. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại thì kích cầu đầu tư có thể được tiếp cận theo hai bộ phận đó là đầu tư của chính phủ và đầu tư tư nhân Song đề tài này sẽ chỉ nghiên cứu vấn đề kích cầu đầu tư tư nhân bởi lẽ việc chính phủ tăng hay giảm chi tiêu đầu tư như thế nào đã được các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu nhằm phục vụ cho chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tổng thể của đất nước Chúng ta sẽ xem xét vấn đề kích cầu theo các lý thuyết kinh tế vĩ mô dựa vào các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhu cầu đầu tư tư nhân để tiếp cận tốt hơn với những giải pháp kích cầu cụ thể theo định hướng của Nhà nước và của Bộ KH-ĐT cũng như các giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong chương III của đề tài.
Theo quan điểm của Keynes, để kích cầu đầu tư chính phủ có thể tác động vào nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đầu tư là lãi suất và các nhân tố gián tiếp song cũng không kém phần quan trọng là thuế, chi phí sản xuất, môi trường đầu tư… Từ đó chính phủ sẽ sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế của mình, ban hành các chính sách, pháp luật, quy định để can thiệp vào nền kinh tế, kích thích nhu cầu đầu tư Đối với yếu tố lãi suất, ngân hàng trung ương có thể thông qua các chính sách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu… nhằm làm giảm lãi suất tiết kiệm và lãi suất tiền vay Đối với các yếu tố khác như thuế thì chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế đất… nhưng chủ yếu vẫn là thuế thu nhập doanh nghiệp Nhà nước có thể tác động đến yếu tố này theo hai hướng là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm làm tăng lợi nhuận thực tế, từ đó gia tăng quỹ nội bộ và tăng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp hoặc là miễn, giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư của doanh nghiệp Ngoài ra, cải thiện môi trường đầu tư và phát huy hiệu quả, sức mạnh của nền kinh tế vĩ mô cũng góp phần quan trọng trong kích cầu đầu tư Một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững, hành lang pháp lý minh bạch, rõ ràng, thông thoáng với các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ… sẽ có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút được một lượng vốn đầu tư đa dạng và dồi dào.
Tuy nhiên, trong tình trạng ở một số nước đang phát triển hiện nay thì nguồn vốn đầu tư đăng ký (đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài) đang ngày càng gia tăng thì vấn đề tốc độ và chất lượng công tác giải ngân cần phải được quan tâm hàng đầu Trước đây khi nền kinh tế Việt Nam còn khá xa lạ đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn luôn là một bài toán nhức nhối đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Bởi lẽ, để phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ thì không có cách nào khác ngoài tích luỹ tư bản.Song tỷ lệ tiết kiệm trong nước còn khá khiêm tốn, không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế Vì vậy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có một ý nghĩa hỗ trợ rất quan trọng đối với nền kinh tế Các nỗ lực cải
2 5 thiện môi trường đầu tư được thực hiện và mang lại một kết quả khả quan là nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có sự gia tăng đáng kế Song như chúng ta đã biết nguồn vốn đầu tư trong nước vẫn có vai trò quyết định còn nguồn vốn nước ngoài chỉ có tác dụng hỗ trợ Khi tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì trong nước cũng phải có một nguồn vốn đối ứng Nếu không làm tốt công tác giải ngân và công tác quản lý đầu tư thì sẽ dẫn đến tình trạng ‘‘bội thực vốn’’. Điều đó có nghĩa là khi dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào và nguồn vốn đầu tư trong nước cũng đang gia tăng, trong khi công tác quản lý còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm ứng phó, lúng túng trước tình hình mới, vô hình trung sẽ tạo ra rất nhiều rào cản, hạn chế đối với các dự án, ví như thất thoát, kém hiệu quả đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước hay chồng chéo, rắc rối trong quy định quản lý các dự án tư nhân…
Có rất nhiều biện pháp được sử dụng để kích cầu đầu tư cho một quốc gia như là chính sách thuế, chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, các cơ chế chính sách và pháp luật liên quan đến đầu tư, khuyến khích đầu tư hợp lý theo chủ trương của nhà nước… nhưng xét cho cùng, các biện pháp kích cầu đầu tư chính là cải thiện các nhân tố tác động đến chi tiêu đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn vốn Có những biện pháp kích cầu cụ thể và thích hợp sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và cải thiện mức sống của nhân dân Đầu tư tăng sẽ làm tổng cung tăng, kích cầu tiêu dùng Đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế Vốn đầu tư đựoc sử dụng hiệu quả sẽ có tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo ngành, vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế Như vậy, kích cầu đầu tư có tác dụng rất quan trọng ở mỗi quốc gia và mang tính tất yếu trong chién lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
Một vài nét về thực trạng kinh tế nói chung và kích cầu đầu tư nói riêng ở Việt
II.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2007 đánh dấu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua với 8,44%, tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008 Đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu là khu vực dịch vụ (6,76%), kế đến là khu vực công nghiệp - xây dựng (5,41%) và khu vực nông nghiệp (0,03%) Điều này chứng tỏ Chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đã phát huy tác dụng tích cực, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, tp.HCM Trong đó, khu vực dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, biểu hiện qua xu hướng tốc độ tăng dần và có mức tăng cao nhất so với các khu vực kinh tế khác (năm 2004, khu vực dịch vụ đóng góp 5,83%; năm 2005, đóng góp 6,17% và năm 2006 là 6,76%) Trong các thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước tăng 9,1%; kinh tế dân doanh tăng 14,6%; có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%.
Tiếp tục tăng cao 13,7% so với cùng kỳ Các ngành dịch vụ cao cấp, các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng, chưa thực sự giữ vai trò thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển.
+ Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 131.902 tỷ đồng, tăng 22,5% (cùng kỳ tăng 21,1%) Trong đó các ngành thương nghiệp, du lịch lữ hành đều tăng từ 20% trở lên Đặc biệt ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80% trên tổng mức hàng hóa bán lẻ có mức tăng 23% cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2005 là 17,3% Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 14,1% (cùng kỳ tăng 11,3%).
+ Xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng trưởng, nhưng mức tăng thấp hơn so cùng kỳ Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 13,695 tỷ USD, tăng 12,5% (cùng kỳ tăng 23,7%) Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,454 tỷ USD, tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 15%) Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,621 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
+ Tổng doanh thu du lịch đạt 16.200 tỷ đồng, tăng 23% (cùng kỳ tăng 20,8%) Sự kiện hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam cũng là một trong những yếu tố thu hút lượng khách du lịch đến thành phố vào những tháng cuối năm Lượng khác đến thành phố năm 2006 đạt 2,35 triệu lượt người, tăng 17,5% so cùng kỳ.
+ Các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển Nguồn vốn huy động qua ngân hàng 277.911 tỷ đồng, tăng 47,1% (cùng kỳ tăng 25.6%) Tổng dư nợ tín dụng 22.336 tỷ đồng, tăng 28,8% (cùng kỳ tăng 28,6%) Nhìn chung vốn huy động qua ngân hàng tăng cao do Nhà nước điều hành việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp; mặt khác dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng có chất lượng và mạng lưới hệ thống hoạt động của các tồ chức tín dụng ngày càng được mở rộng.
+ Về thị trường chứng khoán, đã có 69 loại cổ phiếu, 1 chứng chỉ quỹ và
386 loại trái phiếu với tổng khối lượng niêm yết là 1,2 tỷ cổ phiếu được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Hiện có 52 công ty niêm yết và một quỹ đầu tư chứng khoán tham gia niêm yết cổ phiếu với tổng số vốn niêm yết trên 5.237 tỷ đồng Chỉ số VN-Index ngày 31/12/2006 đạt 751,77 điểm, tăng 444,27 điểm so với thời điểm đầu năm.
+ Về dịch vụ vận tải, nhờ tăng cường số lượng và chủng loại phương tiện vận tải nên tiếp tục phát tiển Vận chuyển hàng hóa 37,819 triệu tấn, tăng 1,0% so cùng kỳ Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên địa bàn thành phố42,826 triệu tấn, tăng 15,2% so cùng kỳ Vận chuyển hành khách công cộng 306 triệu lượt hành khách, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm (kế hoạch là 300 triệu lượt hành khách) Đặc biệt số lượng hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng ngày tăng, trong những tháng cuối năm, bình quân 1 triệu lượt /ngày.
+ Bưu chính - Viễn thông tiếp tục tăng trưởng cao, đến nay đã có 1,430 trạm thu phát sống BTS Tổng số máy điện thoại trên địa bàn gấn 4,9 triệu máy (trong đó khoản 1,29 triệu máy cố định và 3,61 triệu máy di động), bình quân đạt 22 máy điện thoại cố định/100 dân Toàn thành phố có gần 200.000 thuê bao băng thông rộng ADSL và hơn 4.000 đại lý Internet công cộng, 700.000 thuê bao Internet Hiện đang triển khai cổng đầu tư giao dịch doanh nghiệp theo lãnh vực và ngành nghề dự kiến với sự tham gia của 7 cơ quan quản lý nhà nước và 1.700 doanh nghiệp.
+ So với tháng 12 năm 2005, chỉ số tiêu dùng tăng 6,45% (cùng kỳ tăng 8,77%) Giá lương thực tăng 15,78% (cùng kỳ tăng 5,13%), thực phẩm tăng
8,59% (cùng kỳ tăng 15,91%) Chỉ số giá USD so với đồng Việt Nam tăng
1,17% (cùng kỳ tăng 0,83%) Giá vàng trong năm tiếp tục biến động ,mạnh theo chiều hướng tăng dù có lúc sụt giảm, do chịu tác động của giá vàng trên thị trường thế giới; tính chung cả năm, chỉ số giá vàng tăng 30,06%
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 14,7%) Có 18/27 ngành sản xuất tăng, 14 ngành tăng cao hơn so mức tăng bình quân chung như dệt may (17,1%), hóa chất (22,6%), cao su plastic
(21,4%), cơ khí chế tạo (17,6%), chế biến gỗ (16,8%).
Tuy nhiên nhiều ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn của thành phố gặp nhiều khó khăn như ngành thực phẩm, da giầy bị thu hẹp thị trường xuất khẩu vì mức áp thuế cao; các vụ kiện bán phá giá; các tiêu chuẩn về nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; một số ngành cơ khí như lắp ráp ô tô giảm mạnh do tiêu thụ trong nước giảm; riêng ngành thép không cạch tranh nổi về giá cả với hàng nhập từ Trung Quốc.
Tính theo thành phấn kinh tế, giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, 20,9% so cùng kỳ, trong đó các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giầy, hóa chất, cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực trong nước Giá trị sản xuất của doanh nghiệp Trung ương tăng 3,8% so
2 9 cùng kỳ (trong đó doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chiếm 64,9% tăng 4,3%); doanh nghiệp địa phương tăng 16,6% (trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng
1,4%; doanh nghiệp dân doanh tăng 18,1%). Đến nay, thành phố đã công nhận 25 sản phẩm của 19 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị và giá trị gia tăng cao như đồ gỗ trang trí nội thất (Savimex), nữ trang công nghiệp (SJC), xe buýt và xe chuyên dụng (Samco); bước đầu đã xác định được một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của thành phố, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản lượng, mở rộng thị trường, đầu tư phát triển thương hiệu, quan tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng hiện đại, đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Đáng quan tâm là các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, chất lượng cao đã có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp, phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bắt đầu đúng hướng.
Công trình khu Công nghệ cao: Đã xây dựng đề án phát triển khu công nghệ cao giao đoạn 2006 - 2010; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao thành phố để làm cơ sở đầu tư xây dựng giai đoạn II; xây dựng Quy chế Khu Bảo thuế và thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm Khu Công nghệ cao; đang hoàn chỉnh Quy chế tổ chức, hoạt động của Vườn ươm công nghệ cao; triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và Chương trình đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư vào khu Công nghệ cao.
Đánh giá về tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam
II.2.1 Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân
Môi trường đầu tư được cải thiện
Theo nghĩa chung nhất, môi truờng đầu tư là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư Môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng Sự cải thiện môi trường đầu tư có tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu toàn xã hội.Cải thiện môi trường đầu tư góp phần làm tăng lợi nhuận kì vọng và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư.
Về môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Môi trường đầu tư Việt Nam được coi là hấp dẫn, an toàn, có lợi thế lâu dài trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Theo công bố Báo cáoMôi trường kinh doanh 2008, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn Tài chínhQuốc tế (IFC) đã đánh giá mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của ViệtNam ở vị trí 91/178 quốc gia được xếp hạng trong năm nay Trong 10 chỉ số ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà Báo cáo mới đây xem xét thì năm 2008,Việt Nam có 5 chỉ số tăng, 1 chỉ số giữ nguyên và 4 chỉ số giảm Trong đó, 2 lĩnh vực quan trọng là bảo vệ nhà đầu tư và tiếp cận Tín dụng của Việt Nam đã được Báo cáo ghi nhận là cải cách nhanh khi ban hành Luật Doanh nghiệp vàLuật Chứng khoán, trong đó quy định những hoạt động chính của các công ty
3 4 phải có sự tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là thông tin về giao dịch của các bên có liên quan.Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động, đã tham gia Hiệp định CEPT/AFTA và chương trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Việt Nam cũng từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao Có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ Với số dân 80 triệu, đứng thứ 13 trên thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng về thị trường lao động và thị trường hàng hoá… Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước có nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả.
- Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hấp dẫn, an toàn và bình đẳng cho các nhà đầu tư Đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 2005, cùng với sự ra đời của Luật đầu tư 2005, đã mở ra một sân chơi chung với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt nguồn vốn chủ sở hữu, thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho các chủ đầu tư Cụ thể là: các nhà đầu tư được phép đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, được quyền chủ động lựa chọn các hình thức đầu tư, địa điểm, đối tác đầu tư, quy mô dự án,được trực tiếp tuyển dụng lao động, được khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai, chính phủ đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các giao dịch quan trọng, bỏ khống chế lãi suất trần với các khoản vay về ngoại tệ và các khoản vay nước ngoài Nhiều điều luật cụ thể được ban hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đối phó với các khó khăn về kinh tế Hệ thống pháp luật đuợc cải cách theo hướng hợp lý hơn, tiến tới pháp lý chung và phù hợp hơn với thông lệ quốc
3 5 tế Trong năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật quan trọng, trong đó phải kể đến luật đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 Nhờ đó, hệ thống luật pháp, chính sách không ngừng được cải thiện theo hướng minh bạch, rõ ràng, có lợi cho nhà đầu tư.
Thực hiện kích cầu thông qua các dự án quốc gia
Một biện pháp hiệu quả nhằm kích cầu đầu tư đó là thông qua hệ số nhân tổng cầu khi đó Chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện hành vi chi tiêu của mình thông qua các dự án qua các dự án quốc gia, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng góp phần tăng GDP trên cả nước.
Với tiêu chí đó nhà nước đã xây dựng chương trình kích cầu đầu tư, chương trình kích cầu tiêu dùng bao gồm một loạt các chương trình và hoạt động: Chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh tưới thủy lợi liên huyện, liên xã; chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh tưới thủy lợi liên thôn và nội đồng; chương trình nâng cấp mặt bằng đường giao thông nông thôn; chương trình khuyến khích xây dựng nhà ở khu vực đô thị và vùng khó khăn bão lụt; chương trình phát triển hệ thống điện; khuyến khích dân cư hoặc các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở hạ tầng với quy mô thích hợp; triển khai chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm
Các chương trình này không những thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư mà còn cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất và kĩ thuật nước ta
Trong những năm gần đây, nhà nước đã có kế hoạch xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các khu nhà ở phục vụ tái định cư di dân, ví dụ như: Khu nhà ở tái định cư Nam Trung Yên, khu đô thị tái định cư Trung Hoà-Nhân Chính, nhà ở tái định cư GPMB kè cứng hóa hai bờ sông Hồng tại Đầm Diêm, Thanh Trì, …
Hà Nội hiện có 23 khu nhà tập thể cũ đã xuống cấp, hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo phục vụ đời sống người dân, song công tác cải tạo, sửa chữa khá
3 6 chậm chạp do vốn ngân sách đầu tư hạn chế Các dự án cải tạo chung cư cũ cũng được tiến hành trên nguyên tắc xã hội hoá, huy động vốn của nhiều thành phần kinh tế Cụ thể bao gồm các dự án: đầu tư cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, đầu tư cải tạo khu Văn Chương, Q Đống Đa, Hà Nội, nhà ở cao tầng Ngọc Khánh … Các dự án xây dựng khu đô thị mới khác như: khu đô thị Đâm Trâu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Q.Hoàng Mai, HN…
Vùng đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng 55 hệ thống thủy nông, thủy lợi vừa và nhỏ đã đảm bảo tưới cho 765.000 ha Các công trình phần lớn được thiết kế với tần suất đảm bảo tưới: 75% tiêu: 10% mưa nội đồng và 20% mực nước ngòai sông Qua nhiều năm hoạt động, hệ thống CTTL đã góp hiệu quả to lớn trong phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn cung nước sinh hoạt, công nghiệp, tiêu ước cho các khu dân cư, cải thiện môi trường sinh thái Tuy nhiên, hệ thống cũng đã bộc lộ những tồn tại, bất cập cần sớm được khắc phục như: hệ thống sông, ngòi tạo nguồn, cửa lấy nước, các kênh trục và kênh mương nội đồng bị bồi lấp do không được nạo vét định kỳ, khả năng chuyển tải nước bị suy giảm; hệ thống thuỷ lợi xuống cấp; kênh mương của một số hệ thống thuỷ lợi chưa được kiên cố hoá, gây lãng phí nước, tốn diện tích đất Để duy trì và phát huy khả năng của hệ thống thuỷ lợi, năm
2006, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng chương trình nâng cấp, sửa chữa hệ thống CTTL CTTL ở ĐBSH Chương trình gồm có: Cải tạo và nâng cấp các hệ thống CTTL hiện có, tăng diện tích lấy phù sa, cải tạo đất, mở rộng diện tích cây trồng đối với các khu vực chưa có CTTL, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển, xây dựng mới các công trình tiêu thoát, các công trình tạo nguồn và tiếp nguồn theo qui hoạch, điều chỉnh hệ thống kênh trục theo sự phát triển công nghiệp và đô thị và quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong vùng…
Ngoài ra, trong mấy năm gần đây, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được Nhà nước quan tâm đầu tư và phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống ở một số vùng Ngày nay, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo
3 7 hướng ưu tiên cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng cơ sở và lĩnh vực xã hội Do cơ sở hạ tầng của các tỉnh miền núi kém phát triển nên sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn trong tình trạng tự cấp, tự túc, đời sống nông dân khó khăn Hiện tại, vẫn còn 240 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm, 55 xã chưa có trạm xá xã, nhiều nơi vẫn còn tình trạng học ca 3, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch mới chỉ đạt 54% Việc ban hành một cơ chế quản lý để khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả trong nước và nước ngoài) đầu tư xây dựng và kinh doanh các cơ sở hạ tầng nông thôn là hết sức cần thiết và kịp thời Vì vậy, Chính phủ đã có công văn số 1975/CP-
NN, ngày 29/12/2004 giao Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kĩ thuật cơ sỏ hạ tầng nông thôn. Đối với những cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ dân sinh: Nhà tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành như: Thông tư số 79/2001/TT-BTC, ngày 28/9/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn; Thông tư số 84/2002/TT-BTC, ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính, hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 72/2000/TT-BTC, ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương; Thông tư số 67/2003/TT-BTC, ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính, hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ Về hỗ trợ đầu tư: Các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung theo quy định tại Luật Ngân sách Tuỳ theo tính chất quan trọng của dự án, khả năng Ngân sách của từng địa phương UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức và hình thức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng vốn đầu tư dự án.
GIẢI PHÁP KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Một số định hướng về hoạt động đầu tư và kích cầu đầu tư năm 2008 của Việt Nam
Năm 2008 là năm có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 Đây là năm có nhiều cơ hội và thuận lợi cho phát triển những cũng có nhiều khó khăn, thách thức Năm 2008, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam tiếp tục được đẩy mạnh với việc triển khai thực hiện hầu hết các nghĩa vụ trong khuôn khổ WTO và các cam kết đa phương, song phương khác
Công tác trọng tâm trong năm 2008 là giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Năm 2008, kế hoạch đặt ra cho giải ngân là hơn 5 tỷ USD Tốc độ giải ngân FDI hiện tại cũng đang đi đúng hướng, phù hợp với kế hoạch 5 năm 2006-2010 Với mức giải ngân là 4,6 tỷ USD, năm 2007 cũng là năm có mức giải ngân cao, song con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với kỷ lục 20,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được trong năm
2007 Trước sự tăng lên đột biến của nguồn vốn đăng ký này, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang nỗ lực để có thể đạt mức giải ngân cao hơn kế hoạch đặt ra, khoảng5,5-6 tỷ USD hoặc còn cao hơn nữa Đây là một thách thức và sức ép lớn cho cả các bộ, ngành và địa phương Trọng tâm năm tới là tập trung đẩy mạnh giải ngân, tạo điều kiện tốt nhất để đưa các cam kết của nhà đầu tư vào triển khai.Tất nhiên, các nhiệm vụ về thu hút FDI vẫn được tiếp tục đẩy mạnh, song nếu vấn đề giải ngân không được thực hiện tốt thì sẽ tác động rất lớn tới thu hút đầu tư.
4 8 Để triển khai tốt công tác giải ngân FDI năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những biện pháp tích cực, chủ động phục vụ cho kế hoạch giải ngân. Trước mắt, trong quý I/2008, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tiến hành rà soát tổng thể các dự án FDI theo hướng phân loại các dự án đã và đang triển khai, các dự án chưa bắt đầu, để xác định các cơ chế hỗ trợ hoặc những biện pháp thích hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai các dự án. Đặc biệt, các dự án quy mô lớn sẽ được tập trung sự hỗ trợ của các bộ, ngành và địa phương để giải quyết mọi vướng mắc nếu có Kết quả của việc rà soát này sẽ được công khai rộng rãi Bên cạnh đó, việc rà soát lại hệ thống luật pháp, chính sách liên quan tới đầu tư cũng sẽ được thực hiện Mặc dù trong năm 2007, vấn đề này được giới đầu tư ghi nhận và đánh giá cao, song những chuyển biến mới trong thu hút FDI cũng như trong môi trường kinh doanh của Việt Nam đang đòi hỏi những thay đổi phù hợp hơn Trong các kế hoạch thu hút FDI, mục tiêu tập trung kêu gọi các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh sẽ được đẩy mạnh, giải toả những ách tắc bắt đầu xuất hiện trong giao thông - vận tải, năng lượng… Những vấn đề này cũng đang là trở ngại lớn tới tốc độ giải ngân.
Ngoài ra, do có xuất phát điểm thấp nên Việt Nam đến nay vẫn còn là nước đang phát triển có thu nhập thấp và phải đối diện với những khó khăn thách thức rất lớn Để khắc phục những thách thức này, năm 2008, chính phủ Việt Nam tiếp tục phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao hơn 9%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 20-22%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP); chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho 1,7 triệu người, đồng thời cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc và những nơi thường xuyên bị thiên tai; giảm hộ nghèo xuống còn khoảng 11-12% Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh, để đạt được các chỉ tiêu này cần phải tích cực điều hành quyết liệt ngay từ đầu năm, cân đối cung cầu, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, huy động mạnh mẽ các
4 9 nguồn lực, đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội,bảo vệ môi trường.
Đề xuất giải pháp kích cầu đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn tới
Các giải pháp nhằm kích cầu đầu tư chính là các giải pháp nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định, kích thích nhu cầu chi tiêu đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế, đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu nằm trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Môi trường đầu tư bao hàm rất nhiều yếu tố : sức mạnh của nền kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, văn hoá, xã hội Mỗi yếu tố đó lại bao hàm rất nhiều công việc đã, đang và cần phải được thực hiện nhằm kích cầu đầu tư một cách có hiệu quả, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
III.2.1 Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế
Hoàn thiện một bước về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế.
Tổ chức nghiên cứu và ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển và hình thành đồng bộ hệ thống thị trường, đặc biệt chú ý tới các thị trường chưa phát triển như: thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ; phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và tiền tệ Nghiên cứu và ban hành thể chế, chính sách khuyến khích cạnh tranh theo pháp luật, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh Xây dựng các đề án, các cơ chế chính sách, với mức độ hỗ trợ khác nhau của nhà nước đối với các doanh nghiệp, tạo cho các doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh trong tình hình hiện nay Xây dựng đề án phát triển và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, đổi mới hệ thống thuế và phí; triển khai thực hiện tiến trình giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế Cơ cấu lại mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; các ngân hàng thương mại quốc doanh; nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách, hình
5 0 thành đồng bộ các yếu tố và điều kiện để đưa thị trường chứng khoán hoạt động ổn định.
Thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh:
Bổ sung, cập nhật quy hoạch phát triển các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp Dự báo thị trường và định hướng sản xuất từng ngành hàng gắn kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm Xây dựng đề án giảm chi phí sản xuất trong các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp Thực hiện chương trình đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Xây dựng đề án phát triển mạnh thị trường trong nước, các trung tâm thương mại ở thành thị, mở rộng mạng lưới thương mại ở cả vùng ven đô, vùng nông thôn đồng bằng, miền núi, ven biển và hải đảo ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động kinh doanh Tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng Mở rộng mạng lưới dự báo giá cả, thị trường tiêu thụ từng loại sản phẩm Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong nền kinh tế.
Xây dựng chương trình tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách; kiện toàn, sắp xếp lại các tổng công ty, đẩy mạnh hoàn thành thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được Tiếp tục thực hiện các giải pháp khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, thực hiện việc xoá bỏ tư tưởng phân biệt đối xử đối với khu vực kinh tế tư nhân trong các văn bản pháp lý, các quy định hành chính và trong hành vi của từng công chức trong các cơ quan công quyền Vận hành hệ thống thông tin doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc nối mạng với hệ thống của ngành thuế, hải quan và ngân hàng, xúc tiến việc xây dựng hệ thống thông tin lý lịch tư pháp Chính phủ và chính quyền địa
5 1 phương các cấp tổ chức thường kỳ những buổi gặp mặt với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tiếp tục rà soát lại để giảm chi phí sản xuất, chi phí đất đai, chi phí quản lý trong từng ngành, từng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh
Các doanh nghiệp phải tập trung giảm chi phí về nguyên liệu, vật liệu, năng lượng; tổ chức lại sản xuất và tổ chức lao động nhằm giảm chi phí nhân công và chi phí quản lý doanh nghiệp; mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm; tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tiết kiệm chi Từng bước nâng cao trình độ công nghệ và trang thiết bị của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp để giảm chi phí tiêu hao nguyên, vật liệu đầu vào; nâng cao tay nghề sản xuất, tăng năng suất lao động Đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư thượng nguồn, phát triển vùng nguyên liệu (vùng nguyên liệu sản xuất bột giấy; phôi thép; nguyên liệu nhựa, vùng nguyên liệu bông; sản xuất tơ, sợi, vải; thuộc và sơ chế da ) Phân công hợp tác sản xuất và chuyên môn hoá một cách hợp lý nhằm tận dụng ưu thế chuyên sâu và năng lực sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp Cần có sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan xây dựng lộ trình giảm chi phí dịch vụ viễn thông, cước phí cảng và vận tải, giá nước sản xuất, giá điện, giá khí đốt Rà soát và xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng cho những doanh nghiệp đang sản xuất và một số dự án chế biến mới Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa môi trường sản xuất kinh doanh theo hướng tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh Xây dựng định hướng cơ cấu lại sản xuất và quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình cơ cấu lại sản xuất, giảm chi phí sản xuất Cơ cấu lại sản xuất theo hướng tạo lập chính sách đầu tư nhằm phát triển những ngành lĩnh vực có hiệu quả và tạo điều kiện tăng tiềm lực nội sinh nâng cao sức cạnh tranh trước tình hình mới.
III.2.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị-văn hoá-xã hội cho hoạt động đầu tư
III.2.2.1.Môi trường pháp lý
Cần xúc tiến hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư bằng việc ban hành qui chế mới, dỡ bỏ, sửa đổi những qui chế không phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo một khuôn khổ pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, một hệ thống ưu đãi và khuyến khích tài chính mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực Luật hoá, nâng mức các qui định của luật, các chính sách, quyết định của Chính phủ đã được kiểm nghiệm qua thực tế Chủ động xử lý các vấn đề pháp lý kinh tế – tài chính liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình hội nhập kinh tế.
Cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo về sự ổn định và tính toán dự đoán trước được của các điều chỉnh pháp luật, chính sách kinh tế – tài chính để các nhà đầu tư có thể tính toán trước được lợi ích và rủi ro của đầu tư theo sự vận động khách quan của qui luật thị trường Đồng thời, cần xử lý thoả đáng đối với trường hợp các qui định mới của Chính phủ làm thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư đã được qui định trong giấy phép đầu tư và trường hợp các qui định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi cấp giấy phép đầu tư. Để thiết lập môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng nhằm làm minh bạch môi trường đầu tư và tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư cẩn phải từng bước tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân, doanh nghiệp nhằm huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội, giải phóng triệt để và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực sản xuất
Triển khai toàn diện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư chung; sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư nếu doanh nghiệp muốn xin ưu đãi và đáp ứng đủ các điều kiện của chế độ ưu đãi; bãi bỏ Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo tính chất dự án, xoá bỏ các quy định về thủ tục thẩm tra đầu tư không cần thiết,
5 3 chồng chéo gây phiền hà cho nhà đầu tư Rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy trong hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong hưởng thụ các dịch vụ công, tiếp cận các nguồn lực và cơ hội đầu tư, trên cơ sở tạo điều kiện và tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được tiếp cận vốn tín dụng, đất đai, công nghệ mới, thông tin, thị trường, đào tạo và các chế độ ưu đãi hiện hành của Nhà nước.
Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư, danh mục khuyến khích đầu tư Yêu cầu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện trong vòng 18 tháng Khuyến khích các công ty cổ phần thực hiện thông lệ này Để thống nhất đầu tư và đăng ký kinh doanh cần hợp nhất hai cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý đầu tư thành một cơ quan lấy tên chung là cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Cần cải thiện hệ thống pháp luật về đất đai, tháo gỡ những nút thắt, rào cản do quy hoạch vì phần lớn các dự án đầu tư đều có liên quan đến đẩt đai. Việc cải cách hệ thống pháp luật về đất đai phải minh bạch, nhất quán, thuận lợi cho người dân để tránh tình trạng đất một màu mà giấy tờ liên quan đến đất lại có quá nhiều màu.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần công bố quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị và các quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng dân sinh (nhà ở, cấp nước, bến xe, đường sá…) trên phạm vi địa phương để các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế được lựa chọn đầu tư phát triển Nâng cao hệ thống thông tin và lập quy hoạch đô thị ở các thị trấn.
Không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.Ví như nghị quyết 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành mới đây đã có chủ trương xoá bỏ giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước nhưng chính điều đó lại tạo ra sự phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài Tư duy này không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO.
Các cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp cũng như gián tiếp về đầu tư cần phải làm rõ những vấn đề phải thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình, tiến hành phân cấp mạnh cho địa phương nhưng đồng thời cũng làm rõ quyền hạn của chính quyền địa phương, tránh tình trạng quan liêu, gây phiền hà, khó khăn cho nhà đầu tư để tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư Bên cạnh đó cần cải thiện năng lực quản lý cho các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thủ tục hải quan, kiểm tra giao thông, giám định kỹ thuật… theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng Chấm dứt các hình thức thanh tra, kiểm tra tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn thanh tra gây khó khăn và nhũng nhiễu cho doanh nghiệp Cần tăng cường pháp chế, đảm bảo cho luật pháp vận hành có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, nhưng vẫn đảm bảo lợi ích và chủ quyền đất nước.
III.2.2.2 Môi trường kinh tế