Một số thực trạng về bán hàng qua mạng ở việt nam và giải pháp
Trang 1Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới với một
sự phát triển tương đối ổn định Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam đang dần đuợc cảithiện Với những điều kiện thuận lợi như vậy thì nhu cầu trong tiêu dùng của người dân đang ngàycàng tăng, những đòi hỏi về hình thức phục vụ, sự tiện lợi trong mua bán cũng như thanh toán cũngđược người dân Việt Nam chú ý đến
Đi cùng xu thế đó, bán hàng qua mạng là một giải pháp hoàn toàn phù hợp với những đòi hỏimới của người tiêu dùng.Với những thế mạnh của mình, bán hàng qua mạng đã trở thành một hìnhthức bán hàng phổ biến trên thế giới Trong khoảng hai đến ba năm trở lại đây, bán hàng qua mạng
ở Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc, thể hiện ở chất lượng bán hàng được cải thiện, sựquan tâm đến hình thức mua bán này của người tiêu dùng ngày càng một lớn hơn
Do đó, em xin được viết đề tài này để làm rõ hơn một số thực trạng về bán hàng qua mạng ởViệt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa hình thức mua sắm này để nó có thể trởnên phổ biến hơn với người tiêu dùng Việt Nam Trong khuôn khổ đề tài không thể tránh khỏinhững thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp của các thầy cô.Emxin chân thành cảm ơn!
Mục lục Chương I : Tổng quan về thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến
1.2.Sự khác biệt của Thương mại điện tử với Thương mại thông thường: 4
Chương II: Thực tế việc bán hàng trực tuyến ở Việt Nam
1.1Đặc điểm thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam: 10 1.2.Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới việc bán hàng tiêu dùng: 11
2.1.Thực tế việc bán hàng qua mạng của một số công ty: 15
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện việc bán hàng qua mạng ở Việt Nam
3.Một số giải pháp khác về quảng cáo và xây dưng thương hiệu trong tâm trí khách hàng: 33
Chương I : Tổng quan về thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến
1 Tổng quan về thương mại điện tử
Trang 21.1 Khái niệm thương mại điện tử :
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin ” kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử Nhiều người hiểu Thươngmại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện
tử là làm thương mại bằng điện tử Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưngchưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử
Theo khái niệm này, Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trênInternet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử Hoạt động kinh doanhbao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảngcáo và kể cả giao hàng Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sửdụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính(trong đó có Internet) Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanhthông qua các phương tiện công nghệ điện tử Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay vănbản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video
Các phương tiện điện tử trong Thương mại điện tử
Mạng toàn cầu Internet / World Wide Web
Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử
Thư tín điện tử (E-mail)
Thanh toán điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi số hoá các dung liệu
Mua bán hàng hoá hữu hình
1.2 Sự khác biệt của Thương mại điện tử với Thương mại thông thường:
> Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản so với thương mại truyền thống: Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước, Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới, có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ chứng thực, mạng lưới thông tin chính là thị trường
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khácbiệt cơ bản sau:
> Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giaodịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn,vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, chỉ được sử dụng để trao đổi sốliệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ
để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch Từ khi xuất hiệnmạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ
Trang 3giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóngtrên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng tăng Những người tham gia là cánhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ
Trong nền kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu giữ trong các máy vi tính vàtruyền qua mạng với tốc độ ánh sáng Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổithói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà trong đó, người bán (mua) hàng có thể giao dịchvới đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công tythương mại nào.Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánhđến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngangnhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biếtvới nhau
> Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên
giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệphướng ra thị trường trên khắp thế giới Không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cậnnhững thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ vàphân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình Sang thế kỷ XXI, bất cứ người dân nào - dù
là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh nhỏ, hay chủ tịch công ty lớn - đều sẽ có thể mở rộng côngviệc giao dịch của mình tới những nơi xa xôi nhất của hành tinh Toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch
và phát triển là con đường nhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo hướngcạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị trường nước ngoài, thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại
> Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể,
trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịchthương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quanchứng thực là những người tạo môi trường cho các giao dịch Thương mại điện tử Nhà cung cấpdịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bêntham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tintrong giao dịch Thương mại điện tử
1.3 Các loại hình Thương mại điện tử:
Căn cứ vào tính chất của thị trường khách hàng, người ta tách Thương mại điện tử ra làm 3loại hình chính
> B2B (Business - To - Business): Thuơng mại điện tử B2B là chỉ bao gồm các giao
dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này làcác doanh nghiệp mua hàng
> B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ
bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệpvới khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhânmua hàng Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản
Trang 4phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụngcủa cá nhân
Vậy điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2B và B2C là gì?
> Sự khác nhau về khách hàng: Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân Xét
về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn Ngoài ra,
có 2 sự khác biệt lớn nữa:
> Khác biệt về đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh
nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng
và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm Bán hàng cho người tiêudùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy Điều này khiếncho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của
họ để mở một siêu thị trực tuyến Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụngThương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩmhoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá
> Khác biệt về vấn đề tích hợp: Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải
tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng Trái lại các công ty khi bán hàngcho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giaotiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầuphải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng
Trên cơ sở hai loại hình cơ bản nói trên, Thương mại điện tử còn có nhiều loại hình kinh doanhkhác như: C2C ( Hình thức trao đổi trực tiếp giữa người tiêu dùng trên mạng có thể qua một số sàngiao dịch trên mạng thông qua hình thức đấu giá) hay B2G ( Hình thức kinh doanh của các doanhnghiệp cho các cơ quan nhà nước) và nhiều hình thức khác
1.4 Sự phát triển của thương mại điện tử:
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của tin học đãtạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thôngqua các dịch vụ Internet Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thểgiới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi Chính vì vậy đã tạo điều kiệnthuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nênphổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá củacác nhà cung cấp Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loạihàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch
vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức kinh doanhmới: Phương thức kinh doanh điện tử Thương mại điện tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh,
từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thứckinh doanh truyền thống đến phương thức kinh doanh điện tử
Thương mại điện tử hiện nay đã trở nên khá quen thuộc và trở thành một môi trường thươngmại không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội phát triển, ở Việt Nam, Thương mại điện tửđang được các doanh nghiệp từng bước áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
2 Tổng quan về bán hàng trực tuyến
2.1 Bán hàng trực tuyến hay bán hàng qua mạng
Bán hàng qua mạng là hình thức mà các sản phẩm được rao bán trực tiếp ngay trên trang webcủa doanh nghiệp Người mua có thể chọn mua hàng trên web và thanh toán qua các hình thứcthanh toán điện tử, sau đó hàng hóa sẽ được giao trực tiếp đến tân địa chỉ của người mua
Ngày nay, dường như giá cả không quan trọng bằng tính dễ sử dụng và tiện lợi Người tiêu dùng
đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng Con người
Trang 5ngày càng trở nên lười biếng và họ cho rằng thà phải trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tớitận cửa hàng Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọnkiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhậnđược bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng
có rất nhiều người hưởng ứng
2.2 Lợi ích của bán hàng trực tuyến:
Ưu điểm tuyệt đối của bán hàng trực tuyến là cho phép người sử dụng thực hiện các hoạt độngkinh doanh ngay lập tức trên quy mô toàn cầu, từ việc quảng cáo công ty, tiếp thị sản phẩm, đàmphán và đặt hàng cho đến các khâu thanh toán, giữ liên hệ với khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng.Bởi vì:
2.2.1 Bán hàng trực tuyến giúp người bán
Tiếp thị hiệu quả sản phẩm và dịch vụ của mình ra khắp thế giới s Tạo kênh bán hàng
trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng, tốc độ nhanh và chi phí giảm rất nhiều so với các kênh bán hàng truyền thống khác
Mở ra khả năng xuất khẩu hàng ra nước ngoài
Đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịchthương mại
Với Website Thương mại điện tử, doanh nghiệp tạo cho mình khả năng kinh doanh liêntục 24/24 giờ, liên tục 07 ngày trong tuần với chi phí rất thấp Không cần nhân viên giámsát khách hàng như tại các siêu thị bình thường, không cần bỏ tiền thuê địa điểm bánhàng, không cần hệ thống kiểm tra, giới thiệu sản phẩm, không cần hệ thống tính tiền, Tất cả đều được Website làm tự động, rất nhanh chóng và với độ chính xác tuyệt đối
Tại cùng 1 thời điểm, Website Thương mại điện tử có thể phục vụ hàng triệu lượt ngườimua hàng ở khắp nơi trên thế giới với các yêu cầu rất khác nhau về thông tin sản phẩm,chủng loại sản phẩm, giá cả, hình ảnh, chất lượng, mẫu mã,
Thông tin, giá cả sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến độngcủa thị trường Website bán hàng trực tuyến đem lại khả năng kinh doanh mới cho doanhnghiệp: "Kinh doanh ngay cả khi bạn đang ngủ"
2.2.2 Bán hàng trực tuyến giúp người mua
Có thêm một hình thức mua hàng thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng s Có thêm một hình thức thanh toán mới tiện lợi, an toàn s Mở rộng sự chọn lựa khi mua hàng theo thị hiếu
và nhu cầu s Có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung
cấp chính không qua trung gian
Người mua thực sự trở thành người chủ với toàn quyền lựa chọn sản phẩm, tìm kiếm bất
kỳ thông tin nào về sản phẩm theo nhu cầu, so sánh giá cả, đặt mua hàng với hệ thốngtính toán tiền tự động, đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chính xác nhất
Trang 6Chương II: Thực tế việc bán hàng trực tuyến ở Việt Nam 1.Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam
1.1 Đặc điểm thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam:
Với qui mô dân số hơn 83 tiệu dân và cơ cấu dân số trẻ như hiện nay có thể thấy nhu cầu tiêu dùngcủa người Việt là rất lớn Thị trường tiêu dùng ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và cònnhiều khoảng "đại dương xanh” chưa khai thác hết
Trong điều kiện Việt Nam mới gia nhập WTO vào năm 2006 Làn sóng đầu từ nước ngoài tăngmạnh trong suốt năm 2007, thu nhập của người lao động đang tăng dần thì thị trường hàng tiêu dùngViệt Nam đang mở ra những cơ hội lớn và cũng đem lại những thách thức cho các doanh nghiệptham gia Theo một nghiên cứu gần đây, đối với các nhà đầu tư, Việt Nam ngày nay được coi nhưmột trong số các quốc gia mà ngành bán lẻ có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới Tính theo chỉ số kếthợp giữa tiềm năng phát triển và các rủi ro quốc gia, thì Việt Nam, Nga và Ấn Độ là 3 quốc gia cóthị trường bán lẻ mạnh nhất.Nếu đo lường mức độ tăng trưởng các mặt hàng tiêu dùng trong năm
2006, so với 2005 trong khu vực, Việt Nam là nước đứng đầu với mức tăng trưởng là 20%, trongkhi Trung Quốc là 11% và Thái Lan, Malaysia, Philippines là dưới 5%
Thị trường đang thay đổi từng ngày với những đòi hỏi không ngừng về đổi mới sản phẩm dịch vụ,
về tư duy mới trong kinh doanh nói chung và về marketing nói riêng Nhịp sống sống mỗi ngày mộtnhanh hơn và có quá nhiều hoạt động đòi hỏi phải tốn thời gian cũng như công sức Vì thế, quỹ thờigian dành cho mua sắm là không nhiều, đòi hỏi quá trình ra quyết định mua diễn ra nhanh hơn ởđây, quá trình múa sắm vẫn đầy đủ 5 bước là: ý thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá cácphương án, quyết định mua và đánh giá sau mua nhưng điều người tiêu dùng mong muốn là tăngchất trong các bước đồng thời giảm thời gian ra quyết định Điều đó, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơntrong kênh phân phối, đưa lượng thông tin đầy đủ với nhiều phương án lựa chọn đến cho người tiêudùng, để người tiêu dùng có thể tiến tới một quyết định mua hàng nhanh chóng hơn
Trong đó, sự đổi mới tư duy về bán hàng và cách thức bán hàng tiêu dùng đã bắt đầu xuất hiện ởViệt Nam Hòa vào trong làn sóng thay đổi cách thức, kỹ năng và công nghệ trong bán hàng trêntoàn thế giới này thì Việt Nam cũng đang hình thành những bước hội nhập rõ rệt Hình thức bánhàng trực tuyến đang hình thành và từng bước phát triển ở Việt Nam Tuy vậy đây mới chỉ lànhững bước định hình và tìm ra con đường đi cho sự phát triển phù hợp với môi trường kinh tế và
xã hội đang có nhiều chuyển biến ở Việt Nam
Trang 71.2 Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới việc bán hàng tiêu dùng:
1.2.1 Môi trường nhân khẩu:
Theo số liệu của Tổng cục thông kê,Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người,tăng 1,21% so với dân số năm 2005 (năm 2005 tăng 1,31 %), trong đó dân số nam 41,33 triệu, nữ42,78 triệu Dân số thành thị 22,82 triệu người, tăng nhanh do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây
và chiếm 27,1% số dân năm 2006; dân số nông thôn 61,29 triệu người, số lao động từ 15 tuổi trở lênđang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% sovới cùng thời điểm năm trước Như vậy có thể đánh giá Việt Nam với dân số trẻ và nhiều ngườitrong độ tuổi lao động Việt Nam cũng là một điểm đến đầu tư đầy tiềm năng và là một thị trườngtiêu dùng lớn Đời sống của người dân ổn định với các điều kiện về y tế, dịch vụ xã hội ngày càngđược cải thiện Với một chất lượng cuộc sống đang ngày một gia tăng như vậy có thể thấy rõ nhucầu mua sắm của người Việt sẽ ngày càng lớn, ngày một đa dạng và phong phú, đó là cơ hội cho tất
cả các doanh nghiệp
1.2.2 Môi trường kinh tế:
Kinh tế nước ta đang có những bước tăng trưởng mạnh Trong năm 2007 tổng sản phẩm trongnước (GDP) theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006 Tình hình kinh tế nước tađang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn có một sự ổn định Với sự phát triển kinh tế này tình hìnhthu nhập của người dân ngày càng được nâng cao làm sức mua gia tăng đáng kể, bên cạnh đó là sựđòi hỏi về chất lượng của hàng hóa cũng như dịch vụ của người dân ngày một tăng Đó là những lợithế đối với việc bán hàng qua mạng vì sự tiện lợi mà bán hàng qua mạng mang lại như: dễ lựa chọn,tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian trong lối sống ngày càng công nghiêpngayf càng phù hợp vớinhững mong muốn của người tiêu dùng
Một số yếu tố khác đáng quan tâm trong môi trường kinh tế đó là tình hình giá cả leo thang,lạm phát đang tăng cao Theo số liệu của Tổng cuc thông kê tháng 12 năm 2007 Giá tiêu dùng bìnhquân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15% Việc giá cả liên tục leo thăng dẫn đến một số tình hình biến động khó lường trong thị trườnghàng tiêu dùng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có các chính về giá cả, phân phối và chính sáchbán hàng được cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng
1.2.3 Môi trường chính trị - pháp luật:
Môi trường chính trị hoàn toàn ổn định ở Việt Nam là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa thị trường hàng tiêu dùng
Điều đáng nói ở đây là môi trương pháp lý cho việc bán hàng trực tuyến Vào ngày 1/3/2006,
mở ra một giai đoạn mới cho giao dịch điện tử Việt Nam được pháp luật bảo hộ và thừa nhận.Ngày 9/6/2006 chính phủ đã ban hành nghị định số 57/2006/ NĐ- CP về thương mại điện tử, đây lànghị định có tầm quan trọng lớn trong việc khai thông các bế tắc về pháp lý trong việc giao dịchđiện tử Nội dung của nghị định này là chứng từ điện tử đã có giá trị pháp lý tương đương vớichứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, nhận hàng, giao kết hợpđồng, thực hiện hợp đồng Nghị định thương mại điện tử đã đem lại một bước tiến khuyến khíchhoạt động thương mại điện tử nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng phát triển, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia và là cơ sở
để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh
Trang 8Tuy nhiên vẫn còn tòn tại những vấn đề nảy sinh trong pháp luật về thương mại điện tử Có lẽvấn đề nổi cộm gần đây nhất là quyết toán thuế Khi hãng hàng không VietNam AirLines khởiđộng dự án về vé máy bay điện tử trong tháng 12/2006 đã gặp không ít khó khăn trong các thủ tục
về thuế Trong khi vé máy bay truyền thống là một loại chứng từ có độ đảm bảo cao do đáp ứngđược các yêu cầu đặc biệt về loại giấy hình thức in ấn thì vé máy bay điện tử không có sự đảm bảonày để xác minh bản gốc của chứng từ.Do đó, Tổng cục thuế yêu cầu các đại lý bán vé củaVietNam AirLines khi bán vé điện tử phải đi kèm phiếu thu làm căn cứ để kê khai thuế Yêu cầu đãlàm mất đi tác dụng của vé điện tử về mặt giảm chi phí giấy tờ và chi phí thời gian và cản trở choviệc giao dịch hoàn toàn trên mạng Trở ngại của VietNam AirLine cũng là trở ngại chung của toàn
bộ các doanh nghiệp muốn thực hiện giao dịch điện tử trong một chu trình trọn vẹn Trước thực tế
đó, trong thời gian tới, việc giải quyết bài toán chứng từ trong thanh toán điện tử trực tuyến sẽ đượcTổng cục Thuế áp dụng theo thông tư mới và cũng đang xây dựng nhữnh đề án quản lý hoá đơnchứng từ hiện nay sang theo hình thức như các nước phát triển.Tuy nhiên, đây là một dự án dài hạn
và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ ngành, lộ trình để đưa vào thực tế sẽ trong một vài năm nữa ?Ngoài ra còn các vấn đề khác cũng liên quan đến pháp luật như việc tranh chấp, đầu cơ về tênmiền của website, vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng, vấn đề an toàn giaodịch điện tử hay vấn đề phát tán quảng cáo bừa bãi qua mạng Tất cả các khó khăn trên đòi hỏidoanh nghiệp kinh doanh bán hàng trực tuyến không những cần phải am hiểu và cập nhật kiến thứcpháp lý, có một sự tư vấn đảm bảo về pháp luật mà còn phải nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanhtrên quốc tế để không ngừng nâng cao nhận thức và kịp thời ứng dụng
1.2.4 Môi trường công nghệ:
Công nghệ luôn thay đổi và phát triển mạnh mẽ mỗi ngày và đối với một hình thức kinh doanhdựa vào công nghệ mới như bán hàng qua mạng thì sức ảnh hưởng của công nghệ quả là khôngnhỏ
Sau 10 năm phát triển, Internet mới chỉ vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2007 Internet ViệtNam đã đạt được một sự phát triển cực kỳ ấn tượng Với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tụctrong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là16,9%.Theo thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông, đến nay, cả nước đã có 4,3 triệu thuê baoInternet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bìnhquân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (12,65%), Trung Quốc (9,41%), Philippines(9,12%) Đã đạt được tốc độ bứt phá trong thời gian qua nhưng theo nhận định của nhiều chuyêngia trong ngành, Internet sẽ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ phát triển trên 100% mỗi năm trong thờigian tới Như vậy với tốc độ phát triển “’cơn lốc” như vậy, những ứng dụng và dịch vụ đi kèminternet tất nhiên cũng ngày càng được ưa chuộng Đó là một loạt các hình thức ứng dụng trêninternet như báo điện tử, chính phủ điện tử, hải quan điện tử cho đến dịch vụ Chat Một loạt cáchình thức kinh doanh gắn liền với cơ sở internet cũng ngày càng phát triển không ngừng như : xâydựng website doanh nghiệp, quảng cáo trực tuyến, giải trí trực tuyến và kinh doanh trực tuyến.Trong số các loại hình kinh doanh kể trên, hình thức thương mại điện tử theo hình thức B2Chay bán hàng trực tuyến mới chỉ bắt đầu được người tiêu dùng quan tâm trong 2,3 năm trở lại đây.Nhưng hình thức này đang có được sự phát triển khá nhanh và đang thu hút được sự quan tâm củangười tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ
Trang 91.2.5 Thói quen mua hàng của người Việt
Như chúng ta đều đã biết thói quen đi chợ là một thói quen đã ăn sâu vào người Việt Trong những nămkinh tế bắt đầu phát triển và đổi mới thì người Việt mới bắt đầu biết đến mua sắm hàng hóa trong siêu thị.Khi các siêu thị lớn như Metro, Big c, hay Nguyễn Kim đồng loạt xuất hiện thì một số người đã hìnhthành thói quen mua sắm trong siêu thị.Đến lượt hình thức bán hàng quan mạng ra đời thì một số ngườiViệt Nam đã bắt đầu tham gia mua bán theo cách thức này, nhưng con số này còn ít và chỉ tập trung trongmột bộ phận khách hàng có thu nhập tương đối cao, khá trẻ và am hiểu tương đối về công nghệ Càng gầnđây,theo một số bài báo được đăng trên các tạp chí, càng nhiều người đã tham gia vào mua hàng trênmạng, đặc biệt là mua quà trong những dịp lễ như ngày 20/10/2007 và gần nhất là lễValentine(14/2/2008) Đó là một sự thay đổi khá nhanh trong hành vi mua sắm Nhưng câu hỏi đặt ra ởđây là: liệu người Việt có thể hình thành thói quen mua sắm hàng hóa trực tuyến và thói quen giao dịchtrên mạng sau đó nhân hàng trực tiếp tại nhà Tất nhiên điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhưng sẽ mất baolâu? Và thói quen này sẽ áp dụng với những mặt hàng nào trước
Thói quen đi chợ đã hình thành từ rất lâu trong lối sống của người Việt, và thói quen mua sắm ởnhững nơi như siêu thị hay trung tâm thương mại cũng chỉ có ở một số ít dân cư và tập trung hầuhết ở khu vực đô thị Hơn nữa những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày hầu hết đều được người dânmua bằng qua hình thức mau sắm truyền thống tức là đi chợ hàng ngày Với những lý do trên, việcmua sắm trên mạng chỉ có thể được một bộ phận dân cư trẻ ở thành thị lựa chọn trong những nămsắp tới và mặt hàng có thể đem bán không phải là những sản phẩm hàng ngày như thực phẩm màphải là một số hàng tiêu dùng có thời gian sử dụng từ trung bình đến lâu dài ví dụ như dầu gội đầu,
mỹ phẩm, mặt hàng công nghệ cao hay một số đồ gia dụng
Việc thay đổi thói quen la một việc làm đòi hỏi lâu dài, không phải là một hai năm mà là cả mộtthời kỳ nhưng những thói quen sơ khai khi đã hình thành và cho thấy được lợi ích của nó thì sẽ tiếptục được củng cố và dần dần có thể ăn sâu trong lối sống Và tất nhiên cần có những khởi đầu choviệc định hình cho thói quen mới Ngay trong thời điểm này một số doanh nghiệp ở Việt Nam đã
có mô hình bán hàng trực tuyến, nếu phát triển đúng hướng họ hoàn toàn có thể đưa bán hàng trựctuyến lên một tầm cao mới, cạnh tranh với các hình thức mua sắm khác Vậy ta hãy xem xét thực tếcủa bán hàng trực tuyến tại Việt Nam
2.Thực trạng bán hàng trực tuyến ở Việt Nam
1.3 Thực tế việc bán hàng qua mạng của một số công ty:
Hiện nay, các sản phẩm được giao bán trên các website bán hàng rất đa dạng và phong phú.Cónhững trang web bán hàng theo hình thức như một siêu thị trực tuyến với nhiều chủng loại hàng hóa
đa dạng và theo nhiều hạng mục tiêu dùng khác nhau, có những trang web chỉ chuyên kinh doanhnhững mặt hàng thuộc về một lĩnh vực cụ thể như đồ nội thất hay bán sách, quà tặng, hay băng đĩa,hay có những trang web được thiết kế thành nhiều gian hàng trở thành nơi các tập trung các sảnphẩm của nhiều doanh nghiệp đưa tới người tiêu dùng( Doanh nghiệp xây dựng web chỉ đóng vaitrò như trung gian phân phối)
Khi mua hàng ở trang web này người sử dụng bắt buộc phải đăng kí tài khoản khai báo một sốthông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại và số CMND
Điều đặc biệt ở trang web này là hình thức thanh toán của trang web khá đa dạng bao gồm:
Trang 101 0
• Hình thức trả trước bằng thẻ : Đây có lẽ là hình thức duy nhất chỉ có trang web này có thểphát triển Do được công ty VinaGame xây dựng nên người tiêu dùng có thể dùng thẻ chơiVinaGame " Võ Lâm truyền kì” để nạp tài khoản trả trươc khi mua hàng Tuy vậy mệnh giá thẻ nạpchỉ có 2 loại thẻ với giá trị không lớn là 20.000 và 60.000 VND
• Sử dụng thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á (DAB) Sau khi mua hàng trong vòng 24hkhách hàng phải xác nhận đã mua hàng bằng tin nhắn cho tổng đài điện thoại hoặc xác nhận số tàikhoản trên trang web của ngân hàng Đông Á( dịch vụ Internet Banking cho phép thanh toán trựctiếp bằng tài khoản)
• Dùng thẻ thanh toán quốc tế VisaCard và MasterCard: đối với khách hàng sử dụng 2 loạithẻ này trang web đã liên kết trực tiếp với hệ thống thông tin của ngân hàng TechcomBank việcthanh toán diễn ra nhanh và đơn giản
• Hình thức thanh toán sau chỉ áp dụng cho khách hàng ở thành phố HÒ Chí Minh vàkhách hàng cũng phải đặt cược trước 10% giá hàng hóa
• Thanh toán qua hình thức chuyển tiền của bưu điện, có 2 dạng chuyển tiền nhanh vàchuyển tiền thường Sau khi chuyển tiền người mua hàng phải gửi e-mail cung cấp thông tin cá nhân
và số hóa đơn chuyển tiền của bưu điện
• Chuyển khoản qua ngân hàng Sau khi gửi tiền vào tài khoản của công ty, khách hàng gửie-mail cung cấp thông tin cá nhân và số hóa đơn chuyển khoản
• Dịch vụ chuyển tiền Western Union: Tương tự như chuyển tiền qua bưu điện
Mọi hình thức mua bán và thanh toán trên trang web cũng như qui định liên quan đến mua bán
và pháp lý đều được hướng dẫn khá cụ thể trong phần hướng dẫn sử dụng cho khách hàng
Hình thức chuyển hàng của trang web được qui định và cam kết một cách khá đảm bảo : Vậnchuyển theo hệ thống và biểu giá của bưu điện Việt Nam ( biểu giá và thời gian nhận hàng đã được
in cụ thể và chi tiết trong hướng dẫn sử dụng) Đặc biệt công ty đưa ra cam kết về thời gian chuyểnhàng : hàng mua trước 15h00 sẽ được gửi vào 16h30, hàng mua sau 15h00 sẽ được gửi vào hômsau
Với lượng chủng loại sản phẩm đa dạng và hình thức thanh toán khá phong phú hình thứctương đối đơn giản, hướng dẫn sử dụng rất cụ thể, trang web 123! mua đã đưa ra 1 giải pháp bánhàng qua mạng khá hoàn chỉnh
Trang 11Tỉm ĐÔ chơi V» ì Nhập tén sân phểm I [ ] Tìm kiếm chi tiéít I I
Xem theo Loại hàng:
là rất lớn cho khách hàng cảm giác như bước vào một siêu thị khá qui mô ngay trênmáy tính của mình.Xét về phương diện thanh toán của siêu thị Golmart cũng rất đadạng Siêu thị cho phép khách hàng thanh toán bằng cả VND và USD với tỷ giá hốiđoái trong ngày Các hình thức thanh toán là:
• Hình thức trả trước dưới dạng thẻ quà tặng được đạt mua
• Hình thức trả tiền khi giao hàng chỉ áp dụng cho khu vực thành phố HồChí Minh
• Thanh toán qua thẻ ATM của VietcomBank và Agribank
• Thanh toán bằng thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á
• Thanh toán bằng F@stMobiPay Techcombank
• Thanh toán thông qua dịch vụ Call Center 247 của ngân hàng ACB
• Thanh toán bằng thẻ tín dụng Các loại thẻ tín dụng được chấp nhậnthanh toán là Visa, Master, American Express, JCB Cards & Diners ClubInternational
• Thanh toán tiền mặt trực tiếp tại các văn phòng hoặc đại diện của
Golmart
• Đặc biệt ngoài các hình thức trên trang web còn phục phụ thanh toán chomột số đối tượng đang ở nước ngoài muốn mua hàng cho bạn bè, người thân ở ViệtNam bằng các hình thức thanh toán cheque, qua ngân hàng hay chuyển tiền bưu điện
ở một số nước như Mỹ, Nhật, Đài Loan, úc, Singapore
Trang 12Điểm tiện lợi của trang web là có thể mua hàng hóa mà không cần đăng kí thànhviên lúc đầu Nhưng khách hàng nếu đăng ký thành viên mua thường xuyên có thểtrở thành khách hàng thân thiết hay cao hơn là khách hàng VIP của siêu thị điện tửvới những hình thức ưu đãi đặc biệt khác nhau
Tuy nhiên so với trang web 123mua! thì Golmart có hình thức trình bày khôngđược tiện lợi bằng Trang web có tốc độ load khá chậm với nhiều quảng cáo khác.Khi lựa chọn vào từng chuyên mục thì người tiêu dùng cũng phải chờ khá lâu Cácquảng cáo được bố trí khá nhiều gây khó khăn khi chọn hàng So sánh hướng dẫn sửdụng của trang web này với trang web trước có thể thấy cũng có các qui định rõ ràng
về điều kiện mua hàng và qui định bảo mật, nhưng độ tiện lợi và đơn giản là khôngbằng, các hướng dẫn về thanh toán chưa đi vào cụ thể Tuy vậy người tiêu dùng nếu
có các thắc mắc có thể sử dụng trợ giúp trực tuyến bằng chương trình Chat nhưYahoo Messenger hay Skype phone đã được nhân viên trực sẵn để giải đáp
Chức năng tìm kiếm của trang web này là khá tốt khi đi vào chi tiết chọn hàngthì đưa ra hình ảnh khá lớn về hàng hóa, với mức giá cụ thể( cả bằng VND và USD),tuy thông tin về sản phẩm được cung cấp khá chi tiết
Trang 13Không chỉ có vậy trang web còn có thông tin về sản phẩm cùng loại để kháchhàng so sánh và đánh giá và cũng có thể lưu thông tin về sản phẩm dưới dạng sảnphẩm ưa thích để có quyết định mua về sau.
Tương tự với 2 trang web kể trên megabuy.com.vn cũng là một siêu thị điện tử.Nhưng chỉ tập trung vào các sản phẩm điện tử và văn phòng.Các sản phẩm cung cấpđược phân theo các nhóm sau:
• Máy tính và thiết bị tin học
Trang 14về phương thức thanh toán, siêu thị megabuy chỉ cung cấp các hình thức sau:
• Thanh toán tiền mặt cho người giao hàng/thanh toán tiền mặt sau
• Chuyển khoản qua bưu điện
• Chuyển khoản qua ngân hàng
• Chuyển vào CMTND hoặc tài khoản cá nhân ATM tại liên ngân hàng
• Thanh toán qua Western Union
• Thanh toán qua thẻ tín dụng (Credit card), ATM thông qua máy quẹt thẻ tại cửa hàng hoặc tại nhà của quí khách hàng
Điểm đặc biệt nhất ở trang web này là do bán các mặt hàng có giá trị tương đồilớn nên siêu thị điện tử MegaBuy có chính sách mua hàng trả góp cho khách hàngvới sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng Techcombank với lãi suất cho vay tối thiểu là2%/ năm Đây là một hình thức hỗ trợ tài chính đặc biệt cho khách hàng mà một siêuthị điện tử hoàn toàn có thể triển khai như một siêu thị bình thường thậm chí tiện lợihơn khi khách hàng có thể làm hoàn toàn các thủ tục tài chính mà không cần phải đếntận nơi
Cả 3 trang mô hình siêu thị điện tử ở trên đêu là những mô hình tiêu biểu cho sựphát triển của loại hình siêu thị này và mô hình thanh toán điện tử ngày càng cảithiện Các website trên đã được chương trình TrustVN- website thương mại điện tử
uy tín của Bộ Công Thương đánh giá là hoàn thiện về mô hình thanh toán trực tuyến.Không giống với hình thức siêu thị điện tử, một số doanh nghiệp sử dụng trangweb để bán các sản phẩm chuyên biệt như sách, điện thoại, nội thất hay hoa
Đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay phải kể đến hình thức bán sách qua mạng theomột hình mẫu đã rất thành công trên thế giới là Amazon.com Trang webVinabook.com cũng đưa ra một mô hình kinh doanh sách tương tự Các loại sách củatrang web được phân chia ra làm nhiều thể loại, thông tin về sách bao gồm giá bán,tác giả, số trang, hình thức bìa, và có cả tóm tắt về nội dung.Trang web cũng đưa radanh sách các sản phẩm bán chạy, các sách nổi tiếng và được báo chí giới thiệu đểđộc giả tham khảo
Sau khi đăng kí một tài khoản ở trang web thì độc giả mê sách có thể mua hàngtương đối dễ dàng với một hướng dẫn khá dễ hiểu Việc chọn và mua sách trở nênthật dễ dàng!
về thanh toán trang web cũng cung cấp một số loại hình thanh toán phổ biến nhưcác trang ở trên là: thanh toán tại nơi mua hàng ( nhân viên bưu điện