1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai phap nang cao hieu qua su dung von tai chi 77281

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Chi Nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn
Tác giả Hoàng Hoài Phương Thu Hương
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành TCDN
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 73,35 KB

Cấu trúc

  • Chơng 1 Thực trạng công tác sử dụng vốn tại chi nhánh (4)
    • 1.1 Sơ lợc về Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn (4)
      • 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh (4)
      • 1.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức (6)
      • 1.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh (8)
    • 1.2 Thực trạng công tác sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn (27)
      • 1.2.1 Thực trạng d nợ cho vay (28)
      • 1.2.2 Cơ cấu d nợ cho vay (29)
      • 1.2.3 Tình hình cho vay và thu nợ (35)
      • 1.2.4 Vòng quay vốn tín dụng (37)
      • 1.2.5 Công tác thu hồi nợ quá hạn (37)
    • 1.3 Đánh giá chung về hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu lũng- Lạng Sơn (38)
      • 1.3.1 Những kết quả đạt đợc (38)
      • 1.3.2 Những mặt tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại (40)
    • 2.1 Định hớng phát triển chung cho những năm tới (43)
    • 2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn (45)
      • 2.2.1 Tăng cờng uy tín với khách hàng từ đó không ngừng tăng về quy mô và chất lợng nguồn vốn huy động (45)
      • 2.2.2 Mở rộng hoạt động đầu t tín dụng (48)
      • 2.2.3 Đa dạng hóa các hình thức cho vay (50)
      • 2.2.4 Nâng cao chất lợng khoản vay (51)
      • 2.2.5 Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn (57)
      • 2.2.6 Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng và mở rộng thêm các nghiệp vụ mới nhằm tăng thu nhập (58)
      • 2.2.7 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng (60)
      • 2.2.8 Đổi mới trang thiết bị, công nghệ (61)
      • 2.2.9 Một số giải pháp khác (61)
    • 2.3 Một số kiến nghị (62)
      • 2.3.1 Đối với NHNN Việt Nam (62)
      • 2.3.2 Đối với NHNo &PTNT Việt Nam (63)

Nội dung

Thực trạng công tác sử dụng vốn tại chi nhánh

Sơ lợc về Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh

Trớc những khó khăn chung của nền kinh tế những năm đầu của thập kỷ 90, NHNo & PTNT Việt Nam ra đời theo nghị định 53 ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trởng (nay là Chính phủ), NHNo&PTNT Việt Nam là DNNN đặc biệt, tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nớc, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn ®Çu t.

NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Lạng Sơn và là đơn vị thành viên của NHNo & PTNT Việt Nam đợc thành lập và đi vào hoạt động từ tháng

Buổi ban đầu thành lập NHNo & PTNT Hữu Lũng phải đối mặt với không ít khó khăn, tín dụng cho vay các doanh nghiệp địa phơng và các HTX đóng băng lại, do nền sản xuất trong huyện đình đốn, tiền mặt căng thẳng, thu không đủ chi, bộ máy công kềnh, biên chế đến 70 ngời trong khi đó nguồn vốn và d nợ hữu hiệu quá nhỏ bé chỉ có vài trăm triệu đồng, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm đến 75% trên tổng d nợ Xuất phát điểm khi bớc sang kinh doanh của NHNo

& PTNT huyện miền núi cho thấy nếu có chuyển hớng đầu t, không có cách mạng ngay bản thân chính nội bộ Ngân hàng thì khó có thể tồn tại đợc.

Trong khi vừa thực hiện chủ trơng đổi mới theo cơ chế, vừa tiếp tục nhận bàn giao những khó khăn vốn có do lịch sử để lại, có thể nói giai đoạn này cái cũ còn tồn tại cha mất đi, cái mới cha hình thành, thêm vào đó xã hội có nhiều diễn biến phức tạp Những gánh nặng đầu tiên của thời kỳ này vẫn là biên chế do lịch sử để lại quá cồng kềnh, cán bộ quá đông, những cán bộ có trình độ kinh doanh, ngời thực sự biết lo, biết làm việc chiếm tỷ trọng nhỏ, đặc điểm này bộc lộ rất rõ khi triển khai những công việc khó khăn hoặc nhiệm vụ mới Bên cạnh đó tổ chức bộ máy nhiều khâu cha hợp lý. Để khắc phục tình trạng ấy hớng tồn tại và phát triển duy nhất là chủ động sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế đồng thời phải mở rộng kinh doanh.

Theo đề án của tỉnh Lạng Sơn lúc bấy giờ, NHNo & PTNTHữu Lũng phải giảm biên chế từ 70 ngời xuống 40 ngời, tỷ lệ giảm là 42.8 % Đồng thời với việc tinh giản biên chế là mở rộng kinh doanh thực hiện phơng châm “đi vay để cho vay” Trớc hết phải lo công tác huy động vốn để tạo lập nguồn vốn cho vay.

Về mạng lới huy động vốn, tiếp tục duy trì các bàn tiết kiệm hoạt động hiệu quả, thu toàn bộ phần ủy nhiệm tiết kiệm giao cho HTX tín dụng trớc đây, nay bàn giao lại NHNo

& PTNT Huyện quản lý để giảm bớt chi phí và nâng cao chất lợng quản lý, áp dụng mềm dẻo lãi suất và hình thức huy động vốn để có sự hấp dẫn đối với khách hàng Qua cỏc năm công tác huy động vốn đã tăng lên đáng kể từ vài trăm triệu đồng lúc đầu thành lập đến nay đã tăng trên 100 tỷ.

Ngay từ đầu thành lập đã thực hiện thí điểm cho vay hộ sản xuất, đến nay khách hàng vay vốn 95% là hộ sản xuất, còn lại là doanh nghiệp, đây là một đặc thù bất lợi cho hoạt động kinh doanh đa năng của ngân hàng thơng mại.

Tuy nhiên, cũng từ khi cho vay hộ sản xuất đến tháng 6 năm 1997 đơn vị đã cân bằng thu chi, từ năm 1998 đến nay đã có lãi năm sau cao hơn năm trớc, đảm bảo mặt bằng tiền lơng cho cán bộ CNV theo quy định của NHNo & PTNT.

1.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn

NHNo & PTNT huyện Hữu Lũng có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 34 cán bộ, trong đó có 33 cán bộ trong biên chế, và 1 cán bộ làm hợp đồng Có 02 phòng chuyên môn nghiệp vụ là Phòng Tín dụng và Phòng Kế toán- Ngân quỹ-

Phòng Tín dụng Phòng Kế toán

Hành chính Chi nhánh hoạt động đa dạng với phơng châm: Phát triển- An toàn- Hiệu quả.

Tình hình tổ chức cán bộ:

- Cán bộ quản lý: 09 cán bộ chiếm 26,5 %

- Cán bộ tín dụng: 12 cán bộ chiếm 35,3 %

- Cán bộ kế toán: 06 cán bộ chiếm 17,6 %

- Cán bộ thủ quỹ: 03 cán bộ chiếm 8,8 %

- Cán bộ kiểm soát: 01 cán bộ chiếm 2,9 %

- Lái xe: 01 cán bộ chiếm 2,9 %

- Bảo vệ, Hành chính: 02 cán bộ chiếm 5,9 %

Sơ đồ 1.1: bộ máy tổ chức

Trong đó trình độ cán bộ:

- Đại học: 12 cán bộ chiếm 35,3 %

- Trung cấp: 18 cán bộ chiếm 52,9 %

- Đang đi học đại học: 04 cán bộ chiếm 11,8 %

Chỉ tiêu cán bộ nh trên là cha đạt, hiện nay ngân hàng cơ sở đang có kế hoạch tiếp tục đào tạo trình độ đại học cho cán bộ CNVC.

1.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn

Là một NHTM hoạt động ở huyện miền núi khi chuyển sang kinh doanh đã gặp không ít những khó khăn, nhng NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng vẫn kiên trì theo đờng lối của Đảng và Nhà nớc Đợc sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Tỉnh Lạng Sơn, sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phơng cũng nh sự ủng hộ của các ngành các cấp, cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng đã từng bớc khắc phục những khó khăn, đến nay đã đạt đợc những thành tựu đáng khích lệ nh sau: a) Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM, bởi nét đặc trng của NHTM là nguồn vốn kinh doanh đợc huy động dới các hình thức nh tiền gửi, tiền vay, Do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn, khả năng và quy mô huy động vốn.

Là một trong những địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn, Hữu lũng có cơ cấu kinh tế hàng hóa, dịch vụ đa dạng, thích ứng với thơng trờng Đây là nơi tập trung nhiều đối tợng khách hàng là doanh nghiệp t nhân, cá thể t thơng, với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ở những quy mô khác nhau Bởi lẽ đó, nhu cầu về tiền gửi, tiền vay trên địa bàn rất lớn; kỳ hạn tín dụng của các chủ thể vay vốn, gửi vốn rất khác nhau. Để đáp ứng đợc nhu cầu của khách hàng, hoàn thành nhiệm vụ của một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, góp phần điều tiết tích cực thị trờng vốn, Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp huy động vốn hữu hiệu Trớc hết có những bớc cải cách thủ tục hành chính trên cơ sơ đảm bảo tính pháp luật, an toàn vốn và thuận lợi tối đa cho khách hàng, rút ngắn thời gian và các khâu không cần thiết trong thủ tục vay, gửi tiền; tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân viên nâng cao nhận thức về vai trò “ ngời phục vụ”, không nhũng nhiễu khách, thực hiện nếp sống văn minh trong giao dịch, bảo đảm “ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”…

Thực trạng công tác sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn

nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn

Hoạt động sử dụng vốn phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng nh tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng Sử dụng vốn của NHTM đợc thể hiện trên Bảng cân đối tài sản, phản ánh giá trị tài sản có gồm: Khoản mục ngân quỹ, khoản mục đầu t, khoản mục cho vay, tài sản cố định và các loại tài sản khác Trong đó khoản mục cho vay của NHTM rất quan trọng, quyết định đến quy mô, sự tồn tại và phát triển của một NHTM. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn, nguồn vốn huy động đựơc chủ yếu đợc sử dụng cho hoạt động tín dụng Do vậy, chất lợng tín dụng luôn đợc xác định là mục tiêu hàng đầu Để nâng cao chất lợng tín dụng, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng thị phần, nâng cao các khoản cho vay, không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định bảo đảm hiệu quả các dự án cho vay

Thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc và Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã vợt qua những khó khăn thử thách để ổn định và tiếp tục phát triển. Đến nay, kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh đã có nhiều khởi sắc cả về quy mô và chất lợng Sau đây ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể để thấy đợc công tác sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn.

1.2.1 Thực trạng d nợ cho vay tại Chi nhánh NHNo & PTNT H÷u Lòng

Bảng 1.7: Kết quả d nợ cho vay (2005-2007) Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo & PTNT Hữu Lũng

Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2005 – 2007 tổng d nợ cho vay của Chi nhánh liên tục tăng: Năm 2005, tổng d nợ tín dụng là 140.125 trđ, đến năm 2006 tổng d nợ tăng lên 156.770 trđ (tăng 16.645 trđ) với tốc độ tăng là 12% Sang năm 2007, con số này là 160.650 trđ, tăng 2,5% so với năm 2006.

D nợ tăng trởng qua các năm nhng tốc độ tăng trởng có xu h- ớng giảm là do Chi nhánh áp dụng biện pháp tăng trởng d nợ vững chắc, nâng cao chất lợng tín dụng.

1.2.2 Cơ cấu d nợ cho vay tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lòng Đối tợng cho vay của ngân hàng là các đơn vị kinh tế Nhà nớc, doanh nghiệp t nhân, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn….Để hiểu rõ tình hình sử dụng vốn tín dụng của Chi nhánh cần tiến hành phân tích cụ thể về cơ cấu d nợ cho vay của ngân hàng qua bảng số liệu sau: (Bảng 1.8 ) a) Về cơ cấu d nợ phân theo thành phần kinh tế

Qua bảng 1.8 thấy rằng: Cho vay đối với DNNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng d nợ Tuy nhiên, qua 3 năm mức d nợ này có xu hớng tăng lên Tính đến 31/12/2005 d nợ tín dụng của doanh nghiệp mới đạt 560 trđ, chiếm 0,4% tổng d nợ Đến31/12/2006 mức d nợ tăng lên 1.090 trđ, chiếm tỷ trọng là 0,7% tổng d nợ, tăng với tốc độ 95% so với năm 2005 Đến cuối năm

2007 con số này ở mức 1.601 trđ, chiếm 1% tổng d nợ, tăng 47% so víi 2006.

 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Qua 3 năm mức d nợ tín dụng của thành phần kinh tế nay liên tục tăng và vẫn tiếp tục có xu hớng tăng trong thời gian tới.

Cụ thể là: 31/12/2005 mức d nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ có 900 trđ chiếm 0,6% tổng d nợ tín dụng. Sang đến năm 2006, d nợ ở mức 2.045 trđ chiếm 1,3% tổng d nợ, tăng 127% so với 2005 Đến cuối năm 2007, d nợ đạt 3.210 trđ, chiếm 2% tổng d nợ, tăng 57% so với năm trớc.

 Hộ sản xuất và cá nhân

Do đặc thù của Ngân hàng nông nghiệp nên mạng lới hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào hộ nông dân, tạo công ăn việc làm cho ngời lao động, phát triển sản xuất kinh doanh Ngoài ra, ngân hàng còn mở rộng diện cho vay đến nhiều đối tợng nh : Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên chức, cho vay đối với hộ thiếu vốn sản xuất thông qua tổ Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh Mức d nợ của thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng d nợ và vẫn tăng lên qua các năm, đây thờng là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng.

Bảng 1.8: Kết cấu d nợ cho vay (2005-2007) Đơn vị: Triệu đồng

3 Theo thành phần kinh tÕ

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo & PTNT Hữu Lũng –Lạng Sơn )

Năm 2005, d nợ của thành phần này đạt 138.665 trđ, chiếm 99% trong tổng d nợ tín dụng Năm 2006, d nợ tăng lên 153.635 trđ, tăng 10,8 % so với 2005, vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng d nợ là 98% Sang năm 2007, mức d nợ không có biến động nhiều so với năm 2006, tỷ trọng so với tổng d nợ là 97%. Qua 3 năm, mức d nợ của hộ sản xuất và cá nhân vẫn tăng lên, nhng tỷ trọng của nó so với tổng d nợ tín dụng thì có giảm nhẹ.

Nhận xét: Mặc dù d nợ đối với hộ sản xuất và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhng cũng phải thấy rằng ngân hàng ngày càng mở rộng cho vay đối với cả DNNN và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Có thể nói kết cấu d nợ theo thành phần kinh tế nh trên là tơng đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện Đồng thời nó cũng phản ánh việc NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn đã thực hiện tốt đờng lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nớc đó là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa. b)Cơ cấu d nợ phân theo kỳ hạn

Khi xem xét d nợ theo kỳ hạn ta thấy cơ cấu d nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng d nợ Năm 2005, d nợ ngắn hạn là 29.175 trđ, chiếm 21% tổng d nợ, trong khi đó d nợ trung và dài hạn chiếm 79% Đến năm 2006 cả d nợ ngắn hạn và d nợ trung, dài hạn đều tăng nhng tỷ trọng so với tổng d nợ vẫn ổn định Sang năm 2007, d nợ ngắn hạn tăng lên là 47.651 trđ, chiếm 30% tổng d nợ, d nợ trung và dài hạn có xu hớng giảm với tốc độ là 8,3 %, chiếm 70% so với tổng d nợ

So với cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh ta thấy rằng cơ cấu d nợ nh vậy là cha đợc hợp lý, bởi nguồn vốn Ngân hàng huy động đợc phần lớn là vốn ngắn hạn bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn của các thành phần kinh tế, tiền gửi tiết kiệm dới

12 tháng,…là nguồn tiền gửi không ổn định tăng giảm thất th- ờng; huy động từ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, đặc biệt do thiếu nguồn nên Chi nhánh phải vay từ Ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đây là nguồn vốn ngắn hạn chịu lãi suát đầu vào cao hơn nhiều so với các nguồn huy động khác, làm tăng chi phí huy động, ảnh hởng kết quả kinh doanh của Ngân hàng

Nguồn vốn dài hạn Ngân hàng huy động đợc tăng qua các năm, nhng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó mức độ cho vay trung và dài hạn là chủ yếu trong tổng d nợ, do đó mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là rất lớn Tuy nhiên, số liệu của năm 2007 cho thấy Ngân hàng đã có sự chuyển dịch cơ cấu d nợ theo hớng hợp lý hơn, an toàn hơn đó là giảm cho vay trung, dài hạn; tăng mức d nợ ngắn hạn, làm tăng vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng _ là yếu tố rất cần thiết đối với bất kỳ Ngân hàng thơng mại nào. c) Cơ cấu d nợ phân theo loại tiền

NHNo & PTNT Hữu Lũng cho vay bằng VNĐ

1.2.3 Tình hình cho vay và thu nợ

Cho vay và thu nợ là một chu trình nghiệp vụ quan trọng của NHTM Mục tiêu cho vay đối với nền kinh tế của NHTM là cung ứng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế Trên cơ sở khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả, NHTM thu nợ cả gốc và lãi đợc đúng hạn, dễ dàng. Bởi vậy tình hình thu nợ phản ánh kết quả của chất lợng tín dụng Để đánh giá hoạt động cho vay và thu nợ ta xem xét bảng 1.9 sau :

Qua bảng 1.9 ta thấy : Tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng d nợ tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm 2005 – 2007 đều tăng Cụ thể nh sau:

Đánh giá chung về hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu lũng- Lạng Sơn

nhánh NHNo & PTNT Hữu lũng- Lạng Sơn

1.3.1 Những kết quả đạt đợc

NHNo & PTNT Hữu Lũng có địa bàn hoạt động với nhiều đối tợng khách hàng là doanh nghiệp t nhân, cá thể t thơng, cán bộ công nhân viên…đến dân lao động cùng nhiều thành phần dân c ngoại tỉnh nên nhu cầu vay vốn cho đầu t sản xuất kinh doanh là rất lớn Nhờ có sự năng động nhạy bén của Ban lãnh đạo Chi nhánh trong điều hòa vốn, cùng với sự cố gắng nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã đạt đợc khá nhiều thành công trong công tác sử dụng vốn, cụ thể nh sau :

- Chi nhánh đã tăng cờng mở rộng cho vay, cơ cấu d nợ đã có sự chuyển dịch theo hớng theo hớng hợp lý và an toàn hơn trong n¨m 2007.

- Xét về cơ cấu d nợ theo thành phần kinh tế thì ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt Từ chỗ ngân hàng chỉ chú trọng vào các hộ nông dân, cho vay tiêu dùng, và các khách hàng truyền thống nay chuyển sang cho vay cả DNNN và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ đó mở rộng phạm vi tín dụng ngân hàng.

- Chất lợng tín dụng đựơc duy trì ở mức tơng đối tốt, thể hiện ở tốc độ thu nợ qua các năm tăng lên, nợ quá hạn có tỷ lệ thấp (0,14%– 0,68%) so với tỷ lệ yêu cầu (3%) để đảm bảo an toàn.

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập (98%).

- Số vòng quay vốn tín dụng tăng phần nào cũng thể hiện công tác sử dụng vốn của Chi nhánh là có hiệu quả. Đạt đợc những kết quả nh vậy là do:

- Công tác huy động vốn của Ngân hàng có xu hớng tăng qua các năm, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu của mọi đối tợng khách hàng.

- Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ d nợ, chỉnh sửa lại hồ sơ tín dụng, đảm bảo cho vay đúng quy trình và tính pháp lí của bộ hồ sơ cho vay.

- Chi nhánh đã tuân thủ đầy đủ các bớc của quy trình tín dụng, trong đó công tác thu hồi nợ đợc đánh giá là có hiệu quả.

- Cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tợng khách hàng

- Bên cạnh đó, Chi nhánh còn luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dỡng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ Ngân hàng một cách thờng xuyên, liên tục sao cho kiến thức mới bắt kịp với sự thay đổi từng ngày của cơ chế thị trờng.

1.3.2 Những mặt tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn và nguyên nhân của những tồn tại a) Những mặt tồn tại trong việc sử dụng vốn

- Nguồn vốn huy động của Chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng nên phải vay từ Ngân hàng cấp trên để bù đắp làm tăng chi phí huy động vốn.

- Hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn đơn điệu, không khai thác đợc tiềm năng của địa bàn, do đó nguồn thu từ hoạt động này còn nhỏ Đó là tổn thất lớn cho Chi nhánh vì nếu hoạt động dịch vụ đợc mở rộng sẽ đem lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, an toàn mà cần rất ít vốn và là công cụ cạnh tranh trên thị trờng.

- Nguồn vốn huy động đợc chủ yếu là vốn ngắn hạn, tính ổn định không cao Trong khi đó cơ cấu d nợ cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn, trên 70% tổng d nợ, điều đó cho thấy sự không phù hợp về huy động vốn và sử dụng vốn.

- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức độ an toàn nhng lại có xu hớng tăng trong năm 2007, vì vậy Ngân hàng cần chú ý đến vấn đề này.

- Việc đầu t vốn cha có chiều sâu Tuy tổng d nợ tín dụng trong những năm qua đã tăng lên song việc đầu t mới dừng lại ở một số hoạt động thông thờng nh cho vay đối với dân c và các tổ chức kinh tế…cha đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn.

- Thu nhập không ổn định, và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng Do đó, nếu hoạt động tín dụng không tốt sẽ ảnh hởng lớn đến thu nhập. b)Nguyên nhân của những tồn tại

- Một số điều kiện cho vay còn cứng nhắc cha linh hoạt, nên các doanh nghiệp vay vốn không đáp ứng đợc, đó là không có tài sản bảo đảm hoặc có mà không hợp pháp, không đủ đảm bảo cho khoản vay.

Định hớng phát triển chung cho những năm tới

NHNo & PTNT Hữu Lũng là Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT Lạng Sơn, là một doanh nghiệp Nhà nớc có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và làm các dịch vụ Ngân hàng kết hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy kinh tế Lạng Sơn phát triển Vì vậy NHNo & PTNT Hữu Lũng phải phát triển mạnh mẽ để trở thành một Ngân hàng hiện đại, đa năng có đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, chuyển giao công nghệ và các nhu cầu khác trên địa bàn Chỉ khi nguồn tiết kiệm và nguồn tích lũy trong nớc dồi dào thì việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn vay nớc ngoài mới có hiệu quả, đồng thời mới tăng đợc tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Nhằm thực hiện kế hoạch năm 2008 của Tỉnh đã đề ra cho Chi nhánh: phấn đấu huy động nguồn vốn tăng 15% đạt 184.778 trđ, d nợ tăng 10% đạt 176.715 trđ, thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng 15%, kết quả tài chính đạt hệ số theo quy định.

Căn cứ vào khả năng thực tế của Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng trong thời gian tới cần phải thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện các hình thức huy động vốn hiện có, triển khai thêm một số hình thức huy động mới, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với từng đối tợng trên địa bàn Đồng thời chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, giảm chi phí huy động, đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của Chi nhánh sao cho kinh doanh có hiệu quả.

- Tiếp tục mở rộng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phơng đi đôi với việc nâng cao chất lợng tín dụng, quản lý thu nợ, thu lãi chặt chẽ, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

- Phát triển mạnh các dịch vụ hiện có : Chuyển tiền điện tử,dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chi trả kiều hối…Triển khai thêm một số dịch vụ mới nh : máy ATM, đại lý nhận lệnh chứng khoán, đại lý mua bán vàng bạc, đá quý…

- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

- Tiếp nhận triển khai thực hiện các chơng trình ứng dụng công nghệ tin học mới của NHNo & PTNT Việt Nam.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua cho thấy: Khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn và có tác động chủ yếu tới kết quả hoạt động kinh doanh Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh thực chất là nâng cao chất lợng khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng Vì vậy, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn nh sau :

2.2.1 Tăng cờng uy tín với khách hàng từ đó không ngừng tăng về quy mô và chất lợng nguồn vốn huy động

Nh chúng ta đã biết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đợc hiệu quả thì phải có vốn bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Riêng đối với Ngân hàng vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình Vì vậy lo vốn là nhiệm vụ mang tính chất mở đờng cho hoạt động của Ngân hàng,vừa là nhiệm vụ thờng xuyên của mỗi cán bộ Trớc hết NHNo &PTNT Hữu Lũng cần phải tạo lập đợc một nền tảng vững chắc về vốn và ngày càng tăng trởng với tốc độ cao nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vay của khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trờng, các Ngân hàng luôn cạnh tranh gay gắt với nhau thì khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Khách hàng có toàn quyền lựa chọn Ngân hàng để phục vụ cho mình và uy tín của Ngân hàng là điều kiện đầu tiên để thu hút khách hàng Để tạo đợc một hình ảnh đẹp đối với khách hàng, Ngân hàng phải kết hợp hài hòa ba giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và tâm lý nh sau:

 Giải pháp về kinh tế: Là những giải pháp khai thác vốn gắn liền với các đòn bẩy kinh tế nh phí, lãi suất liên quan đến dịch vụ tiền gửi Một số giải pháp có thể áp dụng:

- Chi nhánh cần áp dụng các biện pháp về lãi suất nh: có mức thởng về lãi suất đối với các khách hàng có lợng tiền gửi lớn, có kỳ hạn dài hơn,…nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân c và các tổ chức kinh tế.

- Tiếp tục áp dụng các mức lãi suất phạt đối với khách hàng rút tiền trớc hạn nhằm giảm thiểu sự biến động vốn.

- Chi nhánh cần có chính sách u tiên khách hàng truyền thèng:

Có mức lãi suất u tiên đối với khách hàng truyền thống có lợng tiền gửi lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng thờng xuyên và có số d tiền gửi cao cần có các chính sách nh: miễn phí sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, cung cấp thông tin về số d tài khoản cho khách hàng định kỳ…

Giải pháp này giúp Ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt nhất công cụ lãi suất và giá cả các dịch vụ để mở rộng, gia tăng nguồn vốn mà Ngân hàng có nhu cầu lớn và ngợc lại thu hẹp những nguồn vốn không phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng Đồng thời Ngân hàng phải quan tâm đến việc đảm bảo đáp ứng đầy đủ khả năng thanh toán, chi trả cho khách hàng bất kể lúc nào Đây là vấn đề mà Ngân hàng phải chú trọng, nhất là trong chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của Ngân hàng.

 Giải pháp về kỹ thuật: Đây là giải pháp chủ lực đợc quan tâm nhất Nó không những giúp cho Ngân hàng mở rộng nguồn vốn mà còn nâng cao đợc chất lợng hoạt động kinh doanh, tăng thêm niềm tin và uy tín cho Ngân hàng Để thực hiện giải pháp này cần tiến hành:

- Cải tiến, nâng cấp, hiện đại hóa phơng tiện huy động vốn và phục vụ cho công tác huy động vốn Đây là giải pháp quan trọng để Ngân hàng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để tạo ra và cung ứng cho khách hàng thêm nhiều loại tiền gửi khác nhau nh tiền gửi tiết kiệm trả góp.

- Hoàn thiện và phát triển mạng lới huy động sao cho thuận tiện đối với khách hàng gửi tiền.

 Giải pháp về tâm lý: Là tác động vào tình cảm, nhận thức của khách hàng gửi tiền, qua đó tạo lập, duy trì, củng cố và phát triển những mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng một cách vững chắc lâu dài Để thực hiện giải pháp này Ngân hàng cần phải:

- Xây dựng hình ảnh đẹp về Ngân hàng trong lòng công chúng, thể hiện ở cơ sở vật chất kỹ thuật bên ngoài và thái độ phục vụ, giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời để khách hàng có ấn tợng tốt.

- Phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, t©m huyÕt víi nghÒ, cã kü n¨ng giao tiÕp tèt.

- Cần làm tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền, sử dụng các kỹ thuật quảng cáo khuyếch trơng sâu rộng tới mọi tầng lớp dân c, chăm sóc khách hàng để tạo ấn tợng tốt với khách hàng.

Nh vậy khai thác triệt để các nguồn vốn dới mọi hình thức, qua nhiều kênh khác nhau giúp ngân hàng có thể huy động tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh luôn diễn ra bình thờng và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.2 Mở rộng hoạt động đầu t tín dụng

- Ngân hàng cần làm tốt công tác Marketing ngân hàng,nắm bắt mọi nhu cầu tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, các đối tợng cần vay vốn để có hình thức cho vay thích hợp. Đảm bảo thỏa mãn đợc phần nào nhu cầu tín dụng của mọi thành phần kinh tế, tránh tình trạng chỉ chú trọng những món vay lớn và coi nhẹ những món vay nhỏ.

Một số kiến nghị

2.3.1 Đối với NHNN Việt Nam

- NHNN nên rà soát lại các văn bản, xóa bỏ tình trạng các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế,làm cho hệ thống văn bản ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hớng dẫn nghiệp vụ nh hiện nay.

- Cần nâng cao hiệu lực thanh tra, chú trọng các biện pháp khắc phục những tồn tại và có thái độ kiên quyết đối với những đơn vị có sai phạm mà không chịu sửa sai.

- NHNN cần phải tiêu chuẩn hóa các tiêu thức đánh giá chất lợng tín dụng, xây dựng một chính sách lãi suất phù hợp với từng ngành, từng vùng, cân đối giữa lãi suất cho vay và hiệu quả kinh tế của ngời nông dân để có một cơ chế lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

- NHNN cần tăng cờng đẩy mạnh hoạt động của bộ phận trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro vì đây là đầu mối để thu hút và cung cấpthông tin cho các NHTM nhằm giúp cho NHTM có đợc những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh Ngoài ra, cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm của trung tâm này trong trờng hợp các NHTM bị rủi ro do sử dụng thông tin thiếu chính xác mà trung tâm này cung cÊp.

2.3.2 Đối với NHNo &PTNT Việt Nam

Xem xét miễn giảm lại cho một số đơn vị đã trả hết nợ gốc và một phần lãi đặc biệt là những khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, xiết nợ và khoanh nợ.

Ngoài việc tự đào tạo các mặt nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo, cho phép Chi nhánh đợc cử cán bộ đi đào tạo tại nớc ngoài, nhờ giáo viên các trờng đại học KTQD, Học viện ngân hàng để đào tạo. Đề nghị Ngân hàng cho Chi nhánh đợc triển khai tiếp ch- ơng trình WB với Chi nhánh mới thành lập.

Sử dụng vốn là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng của hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nhng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng lại càng quan trọng và khó khăn hơn, đặc biệt đối với NHTM Việt Nam bởi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng

Qua quá trình ngiên cứu và thực tập tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn về công tác sử dụng vốn tín dụng, em nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ mà Chi nhánh đạt đợc vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Và em đã mạnh dạn đa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh Em mong rằng trong thời gian tới Chi nhánh sẽ đạt đợc những kết quả tốt hơn nhằm thực hiện đợc mục tiêu mà Chi nhánh đã đặt ra góp phần thúc đẩy kinh tế địa phơng phát triển.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song quỹ thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế và khả năng của bản thân còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và vớng mắc Vì vậy em rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của các

Thầy, cô giáo Học viện ngân hàng cũng nh Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩNguyễn Thu Hơng và các cán bộ tại Chi nhánh NHNo & PTNTHữu Lũng đã tận tình hớng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.

Chơng 1 Thực trạng công tác sử dụng vốn tại chi nhánh

NHNo & PTNT Hữu lũng – Lạng Sơn 3

1.1 Sơ lợc về Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn 3

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh 3

1.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức 4

1.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 6

1.2 Thực trạng công tác sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng- Lạng Sơn 19

1.2.1 Thực trạng d nợ cho vay 20

1.2.2 Cơ cấu d nợ cho vay 20

1.2.3 Tình hình cho vay và thu nợ 24

1.2.4 Vòng quay vốn tín dụng 26

1.2.5 Công tác thu hồi nợ quá hạn 26

1.3 Đánh giá chung về hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu lũng- Lạng Sơn 27

1.3.1 Những kết quả đạt đợc 27

1.3.2 Những mặt tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại

Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng – Lạng Sơn và nguyên nhân của những tồn tại…… 28

Ngày đăng: 14/07/2023, 08:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w