1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cong tac ke toan tap hop chi phi san 77285

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 784,13 KB

Cấu trúc

  • Chương 1.........................................................................................................................- 3 - (3)
    • 1.1 Đặc điểm sản xuất xây dựng ảnh huởng đến kế hoạch tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (3)
    • 1.2 yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (4)
    • 1.3 Vai trò nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tnhs giá thành sản phẩm trong (6)
    • 2. Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (7)
      • 2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (7)
        • 2.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp XDCB (7)
        • 2.1.2. Đối tượng tập hợp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản (10)
    • 3- Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán (28)
  • Chương 2.......................................................................................................................- 33 - (30)
    • 1. Khái quát chung về công ty cổ phần lilama 10 (0)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (31)
      • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty (32)
      • 1.3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ (32)
        • 1.3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh (32)
        • 1.3.2. Quy trình công nghệ (33)
      • 1.4. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty (33)
      • 1.5. Bộ máy quản lý (33)
      • 1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty (34)
        • 1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán (34)
        • 1.6.2. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và với cấp trên và cấp dưới (34)
        • 1.6.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị (36)
    • 2. Thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần (37)
      • 2.1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (37)
      • 2.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp (39)
      • 2.3. Nội dung cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần (40)
        • 2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (14)
        • 2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí (40)
        • 2.3.3. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất (41)
  • Chương 3.......................................................................................................................- 70 - (68)
  • KẾT LUẬN (76)

Nội dung

3 -

Đặc điểm sản xuất xây dựng ảnh huởng đến kế hoạch tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

So với các ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp, quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán cả dự toán thiết kế và dự toán thi công và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên so sánh, đối chiếu với dự toán đã lập

Thứ hai : Sản phẩm xây lắp thông thường là sản phẩm được sản xuất trên cơ sở đơn đặt hàng của chủ đầu tư hoặc đơn vị xây lắp trúng thầu, do vậy mà tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.

Thứ ba: Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như xe cộ, thiết bị thi công, người lao động, vật tư… phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm do vậy mà việc quản lý con người và tài sản gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như các loại vật tư phục vụ sản xuất dễ bị hao hụt, mất mát, công nhân trực tiếp sản xuất thuê theo thời vụ…

Thứ tư: Do đặc tính kỹ thuật phức tạp và thời gian sản xuất lâu dài của công trình xây lắp mà quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau đòi hỏi việc quản lý công trình phải chặt chẽ đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình theo thiết kế và dự toán Hơn nữa các sản phẩm xây lắp thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các hiện tượng tự nhiên như khí hậu, thời tiết do vậy mà các công ty xây lắp phải mua bảo hiểm cho công trình nhằm hạn chế rủi ro Chất lượng công trình nhiều khi rất khó kiểm nghiệm do đó các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành các công trình trong một thời gian nhất định và trong thời gian bảo hành thì chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình.

Từ những đặc điểm trên ta thấy việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là rất phức tạp, nó vẫn là mối quan tâm lớn vì nó dễ làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư của nhà nước Vì vậy vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, thiết bị, vật tư không để thất thoat, đồng thời việc xác định chính xác giá thành sản phẩm dở dang trở nên rất cấp thiết với các cơ quan quản lý Nó làm cơ sở cho việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Để làm được điều này doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý giá thành sản phẩm xây lắp thông qua công cụ kế toán mà trọng tâm là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Từ trước đến nay, xây lắp cơ bản là " một lỗ hổng lớn " làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước Để hạn chế sự thất thoát này, nhà nước trực tiếp quản lý giá

5 xây lắp thông qua ban hành chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc lập dự toán, các căn cứ định mức kinh tế kĩ thuật, đơn giá xây lắp cơ bản để xác định tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán công trình (hoặc dự án) và dự toán cho từng hàng mục công trình.

Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây lắp, cho nên việc quản lý về đầu tư và xây lắp là một quá trình khó khăn và phức tạp, nhất là khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường Để quản lý chặt chẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, Nhà nước ta đã ban hành những quy chế phù hợp với điều kiện hiện nay:

- Công tác quản lý đầu tư và xây lắp phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ được xã hội chấp nhận về giá cả, chất lượng và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong cũng như nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng lao động, đất đai và mọi nguồn tài nguyên khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

- Xây lắp phải theo quy hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý, tiên tiến, mỹ quan, công nghệ xây lắp hiện đại Xây lắp đúng tiến độ, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình.Giá thanh toán công trình (hoặc dự án) là giá trúng thầu và các điều kiện ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp Giá trúng thầu không vượt quá tổng dự toán được duyệt. Đối với từng doanh nghiệp xây lắp, để đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế kĩ thuật, đảm bảo chất lượng công trình và chi phí hợp lý, bản thân doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất, quản lý các chi phí sản xuất chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả.

Hiện nay trong lĩnh vực xây lắp cơ bản, chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, giao nhận thầu xây lắp Vì vậy để trúng thầu, nhận được thầu thi công một công trình xây lắp thì doanh nghiệp phải xây dựng một giá cả hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành,trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp Mặt khác, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.

6 Để thực hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế Trước hết là quản lý chi phí, giá thành, trong đó tập trung là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Vai trò nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tnhs giá thành sản phẩm trong

Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tê- tài chính đã khẳng định vai trò , vị trí của kế toán trong quản trị doanh nghiệp Bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan và khoa học, kế toán đựoc coi là công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán hiệu quả kinh tế và kiểm tra bảo vệ, sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về kinh tế Trong đó kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng là một mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt và trở thành khâu trung tâm của công tác kế roán trong doanh nghiêp xuất phát từ sự cần thiết của nó. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế , kế toán phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong công việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cụ thể như sau:

-Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ của các bọ phận kế toán có liên quan, trong đó các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí theo đúng đối tượng và theo đúng phương pháp đã xác định.

- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Thực hiện tính giá thành kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.

- Tổ chức bộ máy kế toán 1 cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.

- Đinh kì cung cấp các báo các về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành, đề xuất các kiến nghị cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa

7 ra các quyết định thích hợp, trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.1.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp XDCB

Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nào đi nữa thí quá trình sản xuất kinh doanh đều có sự kết hợp hài hoà của 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Lượng hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng thời kỳ để phục vụ cho hoạt động sản xuất đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.

Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.

Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm bao gồm ba bộ phận:

G : Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

C : Hao phí lao động vật hoá

M : Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm

Như vậy, về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ở một thời kỳ nhất định.

- Giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị đã hao phí.

Trong điều kiện kinh tế thị trường luôn luôn biến động, việc đánh giá chính xác chi phí sản xuất chẳng những là một yếu tố khách quan mà còn là một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh phải có lãi và bảo toàn được vốn.

* Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì.

Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật lệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản

- Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại

- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố kể trên.

Theo cách phân loại này cho ta biết được cơ cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí.

* Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính, vật liệu phụ ) Chi phí này không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung.

- Chi phí nhân công: Phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia quá trình hoạt động xây lắp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả những khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc Không trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí tiền lương công nhân vận hành máy, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác của máy thi công.

- Chi phí sản xuất chung: Gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân vận hành máy thi công và công nhân viên quản lý đội.

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau Đây cũng là cách phân loại chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp.

* Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục như sau:

- Chi phí khả biến: Là chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động.

- Định phí: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lương hoạt động thực hiện bao gồm: định phí tuyệt đối, định phí tương đối, định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý

- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả định phí và biến phí Ví dụ như chi phí điện thoại, fax…

Mục đích của cách phân loại này là để thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí, khối lượng Đồng thời xác định xu hướng tác động lên chi phí Mặt khác, phân loại theo cách này còn để xem xét xác định điểm hoà vốn và xem xét các quyết định trong sản xuất kinh doanh.

* Phân loại theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí

Theo tiêu thức này, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp:là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một công trình, hạng mục công trình nên hoàn toàn có thể hạch toán quy nạp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó.

- Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau nên phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.

Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán

3.1- Tổ chức hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu đối với chi phí sản xuất.

Chứng từ gốc liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từ thuộc các yếu tố như: Vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), tiền lương (bảng tính lương phải trả), khấu hao tài sản cố định (bảng tính hao mòn tài sản cố định), tiền mặt (phiếu chi), tiền gửi ngân hàng (giấy báo nợ)

Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình hoặc theo từng đơn đặt hàng Kế toán trưởng tổ chức việc lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng tập hợp chi phí (nếu là chi phí trực tiếp) và còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung.

3.2- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất.

Sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất có hai hệ thống sổ:

- Sổ kế toán tổng hợp: Tuỳ theo từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp xây dựng áp dụng mà kế toán sẽ tổ chức hệ thống sổ kế toán tương ứng với từng hình thức để thực hiện kế toán các chỉ tiêu tổng hợp về chi phí sản xuất Nhưng ở hình thức nào cũng có chung sổ cái tổng hợp, mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái (TK621, TK622, TK623, TK627, TK154 ) và nó đều phản ánh một chỉ tiêu về chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp Nó cung cấp các chỉ tiêu thông tin để lập báo cáo tài chính về chi phí, giá thành.

- Sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về chi phí sản xuất và giá thành mà kế toán sẽ mở các sổ chi tiết để kế toán các chỉ tiêu chi tiết về chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các doanh nghiệp Thông thường mở sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí

29 sản xuất Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. (Sơ đồ 6)

3.3- Tài liệu để tính giá thành sản phẩm

Tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà có tài liệu cụ thể Những tài liệu cần thiết cho mọi phương pháp tính giá thành là:

- Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ (dựa vào sổ chi tiết của từng công trình, hạng mục công trình, từng ddơn đặt hàng).

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (nếu có) căn cứ vào bảng kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Ngoài ra, tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà bổ xung như sau: Sản lượng của từng loại sản phẩm, giá thành, định mức

3.4- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Tuỳ thuộc vào hình thức mà doanh nghiệp áp dụng mà kế toán mở các loại sổ (kế toán) thích hợp.

Sổ kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, vốn bằng tiền Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 623, 627Sổ kế toán tổng hợp TK 154- Báo cáo sản xuất.

- Báo cáo chi phí sản xuất, giá thành.

Chứ ng từ , tà i liệ u phả n ánh chi phí sả n xuấ t phá t sinh

Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất

- Tính giá thành sản phẩm

Sổ chi tiết chi phí sản xuất chungTài liệu hạch toán về khối lượng sản phẩm sản xuất

Phân bổ chi phí SXC

Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra

Ghi định kỳ, cuối kỳ

Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức "chứng từ ghi sổ" thì các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành được phản ánh ở chứng từ gốc cùng loại, kế toán lập "chứng từ ghi sổ", số liệu từ các "chứng từ ghi sổ" được ghi vào sổ cái tài khoản (TK621, TK622, TK623, TK627, TK154 ) khi đã đăng ký vào "sổ đăng kí chứng từ ghi sổ". Để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí, từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các sổ chi tiết chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622, TK623, TK627, TK154 (cuối kỳ tổng hợp để đối chiếu với sổ cái ).

33 -

Thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần

2.1 Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mục tiêu cơ bản là:

- Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất thực tế, giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau mỗi quá trình sản xuất để lượng hoá giá phí của sản phẩm dở dang,thành phẩm, giá vốn trên cơ sở đó cung cấp thông tin về kết quả từng quá trình sản xuất và đồng thời công bố giá trị dở dang, thành phẩm, lãi, lỗ trên báo cáo tài chính.

Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ, thẻ KT chi tiết

Sổ Cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết

Sơ đồ 09: TRÌNH TỰ GHI SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

- Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả, hiệu quả sau mỗi quá trình sản xuất và thiết lập các đòn bẩy kinh tế. Đối với các doanh nghiệp xây lắp như LILAMA Hà Nội thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm càng quan trọng hơn nữa Bởi vì nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không có những dự toán chi phí đúng mức, không theo dõi thường xuyên được chi phí phát sinh cho các công trình và cho các quá trình sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, tăng chi phí sản xuất thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý chi phí giá thành hợp lý, tổ chức phương pháp hạch toán chi phí giá thành thật khoa

39 học để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển.

2.2 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Theo quyết định số 1864/ 1998/ QĐ/ BTC của Bộ tài chính ngày 16/ 12/ 1998, kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp gồm các khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu liên quan đến công trình xây lắp và cấu thành nên cơ sở vật chất của công trình

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản mục chi phí dành cho công nhân tham gia trên công trường, bất kể công nhân thuộc biên chế hay không thuộc biên chế của doanh nghiệp Trong xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương và trích trước tiền lương phép của công nhân thi công Đồng thời cũng không được tính vào chi phí này các chi phí của công nhân khuân vác, vận chuyển ngoài quy định.

- Chi phí máy thi công: Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận hành máy thi công ngoài công trường như chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, tiền lương của nhân viên vận hành, phục vụ máy thi công, chi phí kháu hao máy thi công, chi phí điện, nước phục vụ máy thi công Chi phí này cũng không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy thi công.

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả chi phí liên quan trực tiếp đến công trường mà không thuộc các khoản mục chi phí trên.

Theo thông tư 01/ 1999/ 77 - BXD ngày 16/ 01/ 1999 của Bộ xây dựng thì dự toán sản phẩm xây lắp cũng bao gồm 4 khoản mục chi phí như trên Tuy nhiên, trong phần chi phí sản xuất chung gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí quản lý, phục vụ thi công tính theo một tỷ lệ quy định trên chi phí nhân công trực tiếp.( Bao gồm một phân chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng).

Công ty cũng tập hợp chi phí dựa trên các khoản mục chi phí như trên Tuy nhiên, đối với chi phí máy thi công, công ty không hạch toán riêng mà phân bổ trực tiếp cho các khoản mục chi phí liên quan: Chi phí nhân công vận hành máy phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp; chi phí khấu hao máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động máy thi công phân bổ vào chi phí sản xuất chung; các chi phí khác như nhiên liệu, vật liệu hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.3 Nội dung cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần LILAMA Hà Nội.

2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, khoa học, kịp thời, đòi hỏi việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm Bởi vì nó quyết định đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp và trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý thuyết và thực tiễn hạch toán kế toán Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau Đó là quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm Và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành.

Như vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí Còn xác định đối tượng hạch toán giá thành là xác định sản phẩm hoàn thành mà cần tính giá thành đơn vị.

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau Chẳng hạn như quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu, trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Với Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên để phù hợp với đặc điểm sản xuất và đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán, đối tượng hạch toán chi phí là các công trình hoặc từng hạng mục công trình.

Nó phụ thuộc vào quy mô của từng công trường Và đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là từng công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành được kiểm nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và được bên gian thầu chấp nhận. Toàn bộ CPSX của công ty được tập hợp theo các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung.

2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí

Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

Có nhiều cách thức để tập hợp chi phí Tuy nhiên, tại công ty việc tập hợp chi phí được thực hiện theo hai cách sau:

+ Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình, HMCT =

Chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, HMCT *

Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp

+ Đối với các chi phí liên quan chung cho toàn công ty hoặc liên quan đến một vài công trình thì được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo một tiêu thức nhất định.

Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội lựa chọn tiêu thức phân bổ dựa vào chi phí nhân công trực tiếp Vì vậy, khi cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, phải xác định được tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì, tổng chi phí nhân công trực tiếp cho các công trình trong kì Sau đó lấy chi phí nhân công trực tiếp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của từng công trình nhân với Hệ số phân bổ để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi công trình.

Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:

70 -

Mộy số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần LILAMA 10 1.Những đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá tành sản phẩm xây lắp tại cụng ty cổ phần LiLaMa 10

Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp Muốn đạt đuợc lợi nhuận cao thì cần phải tăng doanh thu và tiết kiệm đựoc chi phí Trong một nền kinh tế thị trường , mọi doanh nghiệp muốn tồn tại thì cần phải tăng đựoc lợi nhuận Do đó, các doanh nghiệp đang tìm mọi biện pháp tốt nhất để giảm thiểu được chi phí nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp xây lắp, chi phí thực tế phát sinh luôn biến động so với dự toán bởi sản phẩm xây lắp được tiến hành trong thời gian dài Vì vậy, quản lý được chi phí trong doanh nghiệp xây lắp là một vấn đề đựoc quan tâm hàng đầu của nhà quản lý.

Giống như các doanh nghiệp xây lắp , Công ty cổ phần Lilama 10 cũng luôn luôn chú trọng đến công tác quản lý chi phí.Các biện pháp mà công ty áp dụng như Quản lý chi phí bằng định mức kinh tế kĩ thuật bằng dự toán chi phí bằng các biện pháp kĩ thuật các biện pháp quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói chung và công tác quản lí chi phí sản xuất nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng.Có thể thấy đựoc thông tin mà kế toán cung cấp cho các nhà quản trị trong công tác quản lý là cần thiết.

Xuất phát từ điều đó, nhà nước đã quy định rõ nội dung và phạm vi của chi phí xây lắp , giá thành của công trình Theo qui định chi phí sản xuất xây lắp gồm bốn khoản mục chi phí : chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.Các khoản chi phí cần đuợc kế toán theo dõi và phản ánh một cách chính xác Để đảm bảo sự phù hợp giữa qui định của nhà nứoc và đặc điểm riêng của mình xí nghiệp đã vận dụng tổ chức mở các tài khoản 621,622,627 để phản ánh tình hình biến động của các khoản chi phí theo từng công trình , hạng mục công trình.

Mặt khác hoạt động xây lắp thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã kí với các đơn vị chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu Để trúng thầu các doanh nghiệp pjải đưa một mức giá sao cho vừa đảm bảo đựoc chất luợng công trình mà chi phí không quá cao Như vậy, tính chất cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp đựoc thể hiện qua đặc điểm này để đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân tạo ra được

71 lợi nhuận doanh nghiệp phải kí đựoc hợp đồng sau khi đã bỏ thầu thành công, công việc này dòi hỏi sự tham gia của dự toán chi phí.

Sau thời gian thực tập 3tháng tại xí nghiệp em xin đưa ra một số đánh giá về côngtác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cỏ phần LILAma 10. Ưu điểm

Về bộ máy quản lý : Bộ máy quản lý của công ty xây dưịng mọt cách hợp lý, Kết hợp chặt chẽ, hoạt động hiểu quả phù hợp với hoạt đọng riêng có của ngành xây lắp cung như hoạt động của công ty Mỗi phòn ban có chức naeng nhiẹm vụ cụ thể chấp hành đúng nguyên tắc bất kiêm nghiệm và kết hợp vói việc sự chỉ đạo của ban giám đốc điều hành công việc sản xuất thi công xây lắp đúng tiến độ đặc biệt là yêu cầu chất lượng công trình.

Về tổ chức sản xuất: Hệ thống các phòng ban chức năng của công ty cố vấn một cách hiệu quả cho cấp quản lí cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh với việc áp dụng cơ chế khoán tới từng đội xây dựng.Công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm trong từng đội sản xuất nhờ đó chi phí của công ty đuợc sủ dụng một cách có hiệu quả.

Về công tác kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ,quy trình làm việc khoa hoc với đội ngũ nhân viên có trình độ,có chuyên môn tốt, ý thức trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc, luôn phát huy hết khả năng của mình đồng thời không ngừng học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ.Trong bộ máy kế toán , mỗi một nhân viên đều đựoc quy đinh rõ chức ăng nhiệm vụ quyền hạn nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau.Do có sự phân công lao động kế toán nên đã tạo đièu kiện đi sâu vào từng phần hành đồng thời không có sự chồng chéo công việc giữa các nhân viên kế toán.điều này giúp cho bộ máy ké toán hoạt động bắt nhịp phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng đựoc yêu cầu của công tác quản lý.

Những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cuả xí nghiệp.

Bên cạnh những yêu điểm nổi bật về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh tổ chức công tác kế toán quá trình hạch toán của phòng ké toán còn một số những hạn chế nhất định trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng và với sự hiểu biết còn hạn ché của mình nhưng để công tác kế toán chi phí và giá thành đựoc hoàn thiện hơn em xin nêu ra một số ý kiến nhận xét sau:

*Về công tác tập hợp luân chuyển chứng từ:

Do đặc điểm của ngành xây lắp là xây lắp các công trình có địa bàn khác nhau cho nên việc hoàn chứng từ chậm trễ dẫn đến khối lưọng công việc hạch toán

72 bị chậm, không đựoc chính xác làm ảnh hưỏng đến công việc cung cấp thông tin cho ban giám đốc , ảnh hưỏng phần nào đến kết quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh.

Việc sử dụng hình thức sổ tờ rơi có ưu điểm là dễ dàng cho việc kiểm tra kiểm soát song về mặt quản lý lại khó khăn các trang sổ dễ bị thất thoát gây ảnh hưỏng tới thông tin kinh té và tình hình tài chính của công ty.

*Về kế toán chi phí nguyên vật liệu:

Vật liệu sử dụng cho thi công công trình là do tổ , đội công trình chủ dộng mua trên cơ sở dự toán khối lượng công việc, giấy dự trù vật tư và chuyển thẳng đến chân công trình , kế toán chỉ căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu chứng từ vận chuyển hoặc hoá đơn chứng từ vận chuyển để tiến hành nhập liệu ghi nhận chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ Mặc dù việc mua nguyên vật liệu đã được tính toán theo dự toán và kế hoạch thi công nhưng thực tế có thể số vật liệu cuối kỳ còn lại tại các công trình do chưa sử dụng hết cũng chiếm một lưọng không phải là nhỏ, do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ có thể chưa được phản ánh chính xác Thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ sẽ bao gồm giá trị nguyên vật liệu thực tế mua trừ đi phần giá trị còn lại chưa sử dụng cuối kỳ cộng thêm phần giá trị nguyên vật liệu còn lại tại công trình cuối kỳ trước

*Về chi phí nhân công

Công ty sử dụng phần mềm FAST ACCOUNTING 2005 thì toàn bộ tiền lưong công nhân viên đều được làm thủ công , sau đó nhập liệu vào máy Ngoài ra, để hạn chế sự biến động về giá thành doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp Tuy nhiên xí nghiệp mới hạch toán vào

TK 622 các khoản tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp và không trích tiền lương nghỉ phép.

Ngày đăng: 14/07/2023, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w