1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại nhà máy cơ khí chính xác 29

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thù Lao Lao Động Tại Nhà Máy Cơ Khí Chính Xác 29
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 231,1 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC 29 BỘ QUỐC PHÒNG (4)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy (4)
      • 1.1.1. Thông tin chung về nhà máy (4)
      • 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành nhà máy (4)
      • 1.1.3. Quá trình phát triển của nhà máy (5)
      • 1.1.4. Thuận lợi và khó khăn của nhà máy (10)
      • 1.1.5. Định hướng phát triển của nhà máy trong những năm tới (11)
    • 1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp (12)
      • 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh (12)
      • 1.2.2. Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị (13)
      • 1.2.3. Đặc điểm về lao động (16)
      • 1.2.4. Đặc điểm về nguồn vốn của nhà máy (19)
      • 1.2.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy (20)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY Z129 (25)
    • 2.1. Thực trạng công tác thù lao lao động tại Nhà máy Z129 (0)
      • 2.1.1. Mục đích, yêu cầu đối với công tác tiền lương tại Nhà máy Z129 (25)
      • 2.1.2. Những nội dung cơ bản của công tác tiền lương tại Nhà máy Z129 (26)
        • 2.1.2.1. Xây dựng định mức lao động trong công tác lao động - tiền lương (26)
        • 2.1.2.2. Xác định thời gian lao động của toàn Nhà máy (30)
        • 2.1.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương (30)
        • 2.1.2.4. Xác định tổng quỹ lương các nguồn hình thành tổng quỹ lương (33)
        • 2.1.2.5. Xác định hình thức trả lương cho người lao động (37)
    • 2.2. Thực trạng vận dụng các hình thức trả lương tại Nhà máy Z129 (38)
      • 2.2.2. Điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hình thức trả lương tại Nhà máy Z129 (39)
        • 2.2.2.1. Chính sách tiền lương của Nhà nước ban hành (39)
        • 2.2.2.2 Những căn cứ thực hiện công tác trả lương của nhà máy (39)
        • 2.2.2.3. Đặc điểm sản phẩm của Nhà máy (40)
        • 2.2.2.4. Đặc điểm của hoạt động lao động (40)
        • 2.2.2.5. Sự quản lý của Ban lãnh đạo Nhà máy (41)
      • 2.2.3. Các hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng tại Nhà máy Z129 (41)
        • 2.2.3.1. Hình thức trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp (41)
        • 2.2.3.2. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp (43)
        • 2.2.3.3. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng (44)
        • 2.2.3.4. Hình thức trả lương sản phẩm tập thể (45)
        • 2.2.3.5. Hình thức lương khoán (45)
        • 2.2.3.6 Hình thức trả lương ngừng việc (46)
      • 2.2.4 Các hình thức trả lương theo thời gian đang được áp dụng tại Nhà máy Z129 (47)
        • 2.2.4.1 Áp dụng tính lương cho các chức danh quản lý theo hệ số cá nhân và mức lương bình quân dựa trên công thức (47)
        • 2.2.4.2. Lương bộ phận phục vụ (48)
    • 2.4. Phúc lợi (50)
    • 2.5. Đánh giá tổng quát trong việc vận dụng công tác thù lao lao động tại Nhà máy Z129 (52)
      • 2.5.1. Những kết quả đạt được (52)
      • 2.5.2. Những tồn tại trong việc vận dụng công tác thù lao lao động tại Nhà máy (53)
      • 2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên (54)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY Z129 (56)
    • 3.1. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Nhà máy Z129 (56)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động nhà máy Z129 (57)
      • 3.2.1. Xây dựng định mức lao động chi tiết tới từng nhóm sản phẩm (58)
      • 3.2.2. Công tác thống kê phải được thực hiện thường xuyên và được kiểm (59)
      • 3.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương cho từng đối tượng lao động (60)
      • 3.2.4. Bổ sung phương thức trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán (61)
      • 3.2.5. Các biện pháp quản lý khác liên quan đến sản xuất kinh doanh (64)
      • 3.2.6 Hoàn thiện công tác phúc lợi (66)
  • KẾT LUẬN (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC 29 BỘ QUỐC PHÒNG

Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

1.1.1 Thông tin chung về nhà máy

Nhà máy cơ khí chính xác 29 là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân với con dấu riêng để giao dịch theo qui định của nhà nước và có tài khoản tại kho bạc nhà nước tỉnh Tuyên Quang.

Tên giao dịch: Nhà máy cơ khí chính xác 29 - BQP

Trụ sở giao dịch : Xã Đội Bình – huyện Yên Sơn – Tuyên Quang

Văn phòng đại diện : 70 Quán Thánh – Hà Nội Điện thoại: 0273.878.163 hoặc 0273.878.164

Lĩnh vực kinh doanh: Nhà máy được bộ quốc phòng giao nhiệm vụ sản xuất, chế thử, sửa chữa các vũ khí phục vụ quân đội thực hiên nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc Đồng thời, tham gia sản xuất các mặt hàng kinh tế phục vụ dân sinh

1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành nhà máy

Lịch sử hình thành của nhà máy được xuất phát từ bối cảnh lịch sử khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang ở thời kỳ quyết liệt nhất Ở miền Nam, Mỹ thực hiện nhiều kiểu chiến tranh nhằm đè bẹp cách mạng và tinh thần đấu tranh của đồng bào ta Ở miền Bắc, Mỹ tăng cường đánh phá hết sức ác liệt bằng máy bay các loại, để phá hoại các

4 cơ sở vật chất nhằm ngăn chặn sự chi viện to lớn của hậu phương miền Bắc đối với miền Nam.

Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã ký kết với chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc đã nhất trí viện trợ và giúp đỡ xây dựng cho Việt Nam 8 nhà máy quốc phòng, Trong đó, theo kế hoạch đến tháng 6/1969 Trung Quốc sẽ hoàn thành thiết kế sơ bộ để lần lượt chuyển giao cho Việt Nam từ tháng 7/1969.

Nhà máy cơ khí chính xác 29 hiện nay là một trong tám công trình mà Trung Quốc giúp đỡ ta từ khâu hướng dẫn xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị cho đến chạy thử làm ra sản phẩm Theo thiết kế, Nhà máy cơ khí chính xác

29 là công trình thứ 5 do đó đã được mang tên là công trình 6505.

Công trình 6505 được Trung Quốc đưa sang Việt Nam vào cuối năm

1970 Đây là công trình có năng lực sản xuất cơ khí hiện đại, chính xác Do đó, Cục quân giới – Bộ quốc phòng đã có quyết định số 81 ngay 15/01/1971 về việc thành lập ban chỉ huy công trường 6505 gồm 2 đồng chí và quân số những ngày đầu là 15 người, sau đó được từng bước tăng cường bổ sung để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ.

Từ đó cho tới nay, ngày 15/01/1971 đã được coi la một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu cho lịch sử hình thành của nhà máy cơ khí chính xác 29 trên quê hương cách mạng Tân Trào – Tuyên Quang.

1.1.3 Quá trình phát triển của nhà máy a Thời kỳ 1971- 1977 Đây là giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động xây dựng công trình nhà xưởng theo thiết kế và hướng dẫn của chuyên gia Trung Quốc, cùng với lực lượng của công trường 6505, lúc này còn có thêm tổng đội 60 và lực lượng

Page 4 of 74 kiến trúc sư tỉnh Hà Tuyên ( nay tách ra thành Hà Giang và Tuyên Quang) cùng tham gia xây dựng.

Khó khăn lớn nhất trong thời kỳ đầu của giai đoạn này là vừa san ủi, xây dựng công trình, vừa phải cảnh giác cao độ đối với sự phá hoại của đế quốc Mỹ khi chúng quay trở lại ném bom đánh phá miền Bắc Xong với truyền thống và quyết tâm cao của những người thợ quân giới, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo chỉ huy các câp, của các đơn vị bạn…công trường 6505 trong thời kỳ này cũng tập trung giải quyết được nhiều công việc lớn như tiếp nhận máy móc thiết bị, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân để nắm bắt kịp thời các công nghệ mới do Trung Quốc viện trợ, giúp đỡ cũng đã được nhà máy và cấp trên hết sức coi trọng để nhanh chóng đi vào chạy thử và sản xuất vũ khí. b, Thời kỳ từ 1978 – 1987.

Vào thời kỳ này công trường 6505 đã được cấp trên ký quyết định để trở thành nhà máy cơ khí chính xác 29 từ đầu năm 1978 Trong thời kỳ đầu của giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy vẫn là công tác xây dựng cơ bản và lắp đặt hoàn thiện các máy móc thiết bị, mặt bằng sản xuất để đưa vào chế thử và sản xuất theo dây truyền khép kín từ cơ khí đến tổng lắp và bao gói hoàn chỉnh.

Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế của đất nước có nhiều biến động và gặp rất nhiều khó khăn, trong đó sự lúng túng của các doanh nghiệp khi có nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng vào năm 1986 về việc chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và quản lý của nhà nước cũng đã gây cho nhà máy không ít khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu khi đi vào hạch toán.

Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của cấp trên, nhà máy đã hoàn thành toàn bộ các công trình và thiết bị phục vụ cho sản xuất, tiến hành xong công tác chế thử và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ về sản xuất vũ khí theo kế hoạch hằng năm. c, Thời kỳ 1988 đến nay

Trong thời kỳ này khó khăn lớn nhất đối với nhà máy kể đến là hai năm

1988 và 1989 Bởi cùng với những khó khăn chung của đất nước thì tình hình của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – kinh tế và nhà máy cơ khí chính xác

29 là hàng quốc phòng cắt giảm, hàng kinh tế còn nhỏ lẻ manh mún trong những bước đi ban đầu của cơ chế mới, trong đó có quyết định 217 Hội Đồng

Bộ Trưởng, nhà máy phải chuyển sang hướng tự chủ sản xuất kinh doanh trước những khó khăn về vật tư, tài chính, giá cả thị trường, tiêu thụ sản phẩm và diễn biến tư tưởng của cán bộ công nhân là cả một vấn đề hết sức phức tạp.

Một số đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh

Nhà máy cơ khí chính xác 29 thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế - bộ quốc phòng, có chức năng và nhiệm vụ chính, theo thiết kế lắp đặt của chuyên gia Trung Quốc, là chuyên sản xuất các mặt hàng quân sự có tính đặc thù theo yêu cầu ở trên để phục vụ cho quân đội và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia Ngày nay, trong cơ chế thị trường,

1 2 nhà máy được bộ quốc phòng xếp loại là doanh nghiệp công ích do đó mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đời sống xã hội của nhà máy đều được thực hiện theo điều lệ công ích và chịu sự kiểm tra giám sát theo nghị định 59/CP của Chính Phủ Tuy nhiên, để duy trì và phát triển đội ngũ công nhân, cũng như năng lực của máy móc thiết bị sản xuất quốc phòng, bảo toàn được vốn… Ngoài việc sản xuất các mặt hàng quân sự theo kế hoạch, nhà máy cần thực hiện phương châm đa dạng hóa sản phẩm và mặt hàng kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

+ Công nghiệp sản xuất các mặt hàng bằng kim loại

+ Sản xuất vật liệu xây dựng

+ Sản xuất phụ kiện đường dây điện , dụng cụ y tế, hàng nhựa

+ Sản xuất trang thiết bị y tế

+ Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ

+ Sản xuất, dựng, lắp ráp các thiết bị, kết cấu thép và bê tông phục vụ ngành điện lực và xây dựng

+ Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ

+ Sản xuất thiết bị phân phối điện

1.2.2 Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị

Do đặc thù của nhà máy là sản xuất hàng quốc phòng mang tính chất nguy hiểm, dễ cháy, dễ nổ, do vậy quy trình công nghệ phải tuân thủ một quy định rất cụ thể, nghiêm ngặt về con người, thiết bị , dụng cụ, các trang bị bảo hộ và các quy định trong lao động sản xuất.

Công nghệ sản xuất của nhà máy hiện nay là:

- Công nghệ dập năng suất cao bao gồm dập nóng, dập nguội, dập thể tích…

- Công nghệ tiện: bao gồm cả tiện phổ thông vả tiện tự động Máy tiện thủ công dùng để gia công các chi tiết lớn, máy tiện tự động dùng để gia công các chi tiết nhỏ, có độ chính xác cao, sản xuất loạt lớn.

- Công nghệ mài phỏng hình phục vụ cho việc chế tạo phục vụ các đường cong phức tạp.

- Công nghệ đúc áp lực phục vụ cho sản xuất các chi tiết của hàng quốc phòng và hàng kinh tế.

- Công nghệ cuốn lò xo tự động với các loại đường kính lò xo từ 1mm trở lên.

- Công nghệ lắp giáp được thực hiện khi đã có đầy đủ các bán thành phẩm theo yêu câu của mặt hàng. Đặc điểm của các công nghệ nói trên cùng với công tác quản lý, tổ chức sản xuất và người công nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ, đã có những ảnh hưởng và góp phần quyết định cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của nhà máy Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công nghệ phải chấp hành quy định một cách hết sức chặt chẽ, ngay cả từ vật tư đầu vào cho đến trong quá trình sản xuất Sản phẩm khi làm ra phải đạt yêu cầu mới được chuyển chặng, khi hoàn chỉnh phải được nghiệm thu qua hai cấp: Cấp doanh nghiệp và cấp trên, theo tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng quy định.

Kiểm tra sản phẩm, nghiệm thu cấp doanh nghiệp

Nguyên vật liệu Chế biến nguyên vật liệu Gia công cơ khí Xử lý chế biến Gia công hoả cụTổng lắp sản phẩm Bảo quản sản phẩm

Nghiệm thu sản phẩm của cơ quan cấp trên

Nhập thành kho phẩm doanh của nghiệp

Sơ đồ 1.1 : Quy trình sản xuất hàng quốc phòng

Nguyên vật liệuGia công phôiGia công cơ khíGia công nguộiXử lý bề mặtTổng lắp sản phẩmBảo quản sản phẩmNhập kho thành phẩm

Sản xuất hàng kinh tế không mang tính chất nguy hiểm, song để đảm bảo chất lượng và đáp ứng được với yêu cầu của cơ chế thị trường đòi hỏi nhà máy trong đa số sản phẩm đều phải thực hiện theo quy trình của quá trình sản xuất như sau:

1.2.3 Đặc điểm về lao động

Lao động trong nhà máy được chia làm hai loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động trực tiếp là những người tiếp xúc trực tiếp với máy móc và tạo ra sản phẩm, họ làm việc ở phân xưởng sản xuất Lao động gián tiếp là những người làm trong phòng ban mang tính phục vụ, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Cơ cấu lao động được phân chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ như :

Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, kế hoạch, vật tư, lao động, tài chính, kỹ thuật, đời sống, công tác, bảo vệ, …… Đối với công nhân sản xuất thì trình độ được yêu cầu tốt nghiệp trung cấp trở lên Trong quá trình lao động và làm việc một số cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo thêm để thành thạo hơn trong việc sử dụng máy móc thiết bị, nhất là các thiết bị công nghệ cao như các loại máy CNC….

Bảng 1.2 : Số lượng lao động năm 2008

Nội dung ĐVT a Phân theo trình độ Người 1.004

- Cán bộ có trình độ Đại học Người 92

- Cán bộ có trình độ Cao đẳng Người 14

- Cán bộ có trình độ Trung học CN Người 82

- Công nhân kỹ thuật Người 816 b Phân theo loại hợp đồng Người 1.004

- Lao động là Quân nhân CN Người 390

- Lao động là CNQP Người 42

- Lao động hợp đồng Người 557 c Phân theo cơ cấu lao động Người 1.004

- Cán bộ lãnh đạo Người 04

- Cán bộ ký thuật, nghiệp vụ Người 37

- N/viên h/chính, k/thuật, nghiệp vụ Người 216

- Công nhân trực tiếp sản xuất Người 747

Nhìn chung hầu hết công nhân trong nhà máy đều đã tốt nghiệp trung học phổ thông và được đào tạo cơ bản tại các trường dạy nghề trong cả nước và trường cao đẳng công nghiệp Quốc Phòng Do đó, ý thức trách nhiệm của họ

Page 16 of 74 khá cao, có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ hiện đại Trong khi đó cán bộ quản lý đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học Tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và đào tạo Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì nhà máy cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động có trình độ ngày càng cao.

Nhà máy cơ khí chính xác 29 chủ yếu sản xuất các mặt hàng phục vụ cho quốc phòng nên khá độc hại, vấn đề môi trường làm việc là một vấn đề khá bức xúc Khói lò trong nhà máy có thể gây ảnh hưởng xấu đến công nhân làm việc tại nhà máy và dân cư các vùng lân cận Ngoài ra, bụi bẩn trong quá trình sản xuất cũng làm cho môi trường làm việc bị ô nhiễm Nhà máy cần có biện pháp cải thiện môi trường làm việc cho công nhân Có như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho công nhân từ đó giúp sản xuất tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy.

Hình thức trả lương: có hai hình thức trả lương

- Hình thức tiền lương thời gian: tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang bậc lương của người lao động Theo hình thức này: Tiền lương phải trả = Thời gian làm việc * Mức lương thời gian

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm: tính theo số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành Theo hình thức này:

Tiền lương sản phẩm phải trả = Số lượng, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền sản phẩm Tiền lương sản phẩm :

+ Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng cho công nhân sản xuất trực tiếp

+ Tiền lương sản phẩm gián tiếp áp dụng cho công nhân sản xuất sản phẩm gián tiếp.

Nhằm động viên khuyến khích người lao động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, công ty có thể áp dụng các đơn giá tiền lương sản phẩm sau:

- Tiền lương sản phẩm đơn giản

- Tiền lương sản phẩm có thưởng

- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá

- Tiền lương sản phẩm tính theo khối lượng công việc

Các chứng từ sổ sách sử dụng để tính lương:

- Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành

- Bảng thông báo tiền lương

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

- Các chứng từ liên quan khác.

1.2.4 Đặc điểm về nguồn vốn của nhà máy

Bảng 1.3 : Số lượng nguồn vốn: Đơn vị: nghìn đồng

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh thì vốn cố định chiếm một tỷ trọng lớn ( 84%), đó là do trong những

Page 18 of 74 năm gần đây nhà máy đã đầu tư một lượng vốn lớn vào việc mua sắm máy móc thiết bị mới, hiện đại để sản xuất Những tài sản này được mua sắm từ nguồn kinh phí trên bổ sung va từ quỹ phát triển của nhà máy Tuy nhiên vốn lưu động lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ( 16%), nguồn vốn này ban đầu chỉ co 950 triệu ( thời điểm năm 1991) trong quá trình sản xuất kinh doanh được bổ sung theo các nguồn như trên cấp hoặc trích từ lợi nhuận sang Với lượng vốn như vậy nhà máy thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY Z129

Thực trạng vận dụng các hình thức trả lương tại Nhà máy Z129

2.2.1 Mục đích, yêu cầu đối với việc vận dụng các hình thức trả lương tại Nhà máy cơ khí chính xác 29

Các hình thức trả lương phải được vận dụng đúng đối tượng lao động, phù hợp với từng loại công việc cụ thể, đảm bảo sao cho tiền lương của người lao động phản ánh đúng giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra Nếu có nhiều trường hợp đóng góp sức lao động khác nhau, Nhà máy cũng phải lập được đủ các chỉ tiêu áp dụng cho từng đối tượng, sao cho công tác trả lương theo sản phẩm chính xác và hiệu quả nhất.

Nhà máy cần bảo đảm việc làm đẩy đủ cho lao động, phân bổ công việc công bằng, xây dựng đơn giá tiền lương kịp thời và chính xác; xây dựng công nghệ điển hình cho từng nhóm sản phẩm; cải tiến công tác định mức và quản lý lao động, áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao năng suất lao động.

Có như vậy thì hình thức trả lương mới thực sự hiệu quả và đảm bảo mức lương cho người lao động.

Nhà máy luôn yêu cầu các phân xưởng, phòng ban quản lý chặt chẽ, chính xác khối lượng và chất lượng công việc của từng cá nhân, nhóm để từ đó có thể tính toán tiền lương cho lao động chính xác Việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động phải đúng thời gian quy định.

Trả lương cho người lao động không chỉ tính đơn thuần trên khối lượng

3 8 tiền lương gián tiếp khác cho người lao động như phụ cấp độc hại, phụ cấp quốc phòng, phụ cấp ốm đau, nghỉ lễ, nghỉ phép…

2.2.2 Điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hình thức trả lương tại Nhà máy cơ khí chính xác 29

2.2.2.1 Chính sách tiền lương của Nhà nước ban hành

Tiền lương của người lao động được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định Từ ngày 1/10/2006, Luật lao động quy định rõ đối với doanh nghiệp Nhà nước như Nhà máy cơ khí chính xác 29 thì tiền lương tối thiểu là 630.000 đồng.

Do đặc thù là một doanh nghiệp quốc phòng nên tiền lương của lao động còn được tính thêm phụ cấp quốc phòng 50% đối với công nhân sản xuất, còn đối với các quân nhân sĩ quan thì được tính lương theo cấp hàm.

Luật Lao động Việt Nam quy định các chế độ làm việc, các điều kiện lao động, thời hạn trả lương và chế độ nghỉ ốm, nghỉ lễ, nghỉ phép, về vấn đề đào tạo lao động Đây là những quy định buộc không chỉ Nhà máy cơ khí chính xác 29 mà tất các các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam tuân theo.

2.2.2.2 Những căn cứ thực hiện công tác trả lương của nhà máy

- Căn cứ vào các Nghị định của chính phủ quy định mức lương tối thiểu; Nghị định 204/2204/ NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định chế độ tiền lương tối thiểu với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định 205/2004/ NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định chế độ tiền lương và phụ cấp trong các công ty nhà nước; Nghị định 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước; Nghị định 207/2004/NĐ-CP quy định chế tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm đối với Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước.

- Căn cứ Quyết định số 128-QĐ/TƯ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, đoàn thể.

- Căn cứ vào thông tư số: 48/2005/TT-BQP ngày 05/5/2005 về hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới và quản lý lao động, tiền lương, thu nhập ở các doanh nghiệp trong quân đội. Để quản lý và sử dụng quỹ tiền lương đúng quy định, đúng mục đích. Khuyến khích động viên được người lao động trong nhà máy tích cực tham gia sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thực hành tiết kiệm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác quản lý, gắn tiền lương với kết quả lao động cuối cùng của mỗi cá nhân và từng bộ phận

2.2.2.3 Đặc điểm sản phẩm của Nhà máy

Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là các sản phẩm có cấu tạo phức tạp, khối lượng lớn Do đó việc tính toán vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nào cho từng công đoạn nào, từng bước công việc nào là tương đối phức tạp Có những sản phẩm hoàn toàn mới thì Nhà máy lại lập kế hoạch trả lương theo sản phẩm cho từng bước công việc hoàn thành sản phẩm đó Có những loại sản phẩm mà Nhà máy phải lập hàng loạt các định mức, chỉ tiêu cho từng bộ phận, từng cụm chi tiết một rất tỉ mỉ, cho từng loại lao động một.

Hệ thống chỉ tiêu cho những sản phẩm này thường khá phức tạp, đòi hỏi sự theo dõi lao động thường xuyên và chặt chẽ thì mới có thể tính toán chính xác đề trả lương cho người lao động Hơn nữa, khi có một loại sản phẩm hoàn toàn mới, Nhà máy không thể dựa trên hệ thống chỉ tiêu cũ mà phải lập một hệ thống chỉ tiêu mới rất tốn kém thời gian, ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán tiền lương theo sản phẩm cho người lao động.

2.2.2.4 Đặc điểm của hoạt động lao động

Hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu được áp dụng cho các công nhân sản xuất trực tiếp Khi khối lượng sản phẩm trong kỳ của Nhà máy tăng

4 0 lên đột biến, những lao động gián tiếp được thuê theo hợp đồng hoặc lao động gián tiếp trong Nhà máy phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ thì Nhà máy cũng áp dụng các hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất trực tiếp để tránh sự xáo trộn trong công tác hoạch định quỹ tiền lương của Nhà máy.

Người lao động có trình độ tay nghề khác nhau, giới tính khác nhau, do đó các loại định mức lao động, hệ số tiền lương… cũng khác nhau Tuỳ từng loại lao động mà Nhà máy phân công họ vào những bước công việc cụ thể mà tại đó có thể áp dụng những hình thức tính lương sản phẩm theo từng đối tượng hoặc chung cho cả một tập thể.

2.2.2.5 Sự quản lý của Ban lãnh đạo Nhà máy

Ban lãnh đạo Nhà máy đóng vai trò chủ chốt trong việc vận dụng các hình thức tính lương theo sản phẩm cho người lao động Họ là những người lập kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận tham mưu để tính toán, vận dụng các chỉ tiêu trong công tác tiền lương Ban quản lý tuỳ từng thời điểm và tuỳ từng tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy mà có thể đưa ra các quyết định trả lương cho người lao động như thế nào Đặc biệt là các quyết định tăng tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác…

2.2.3 Các hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng tại Nhà máy cơ khí chính xác29

2.2.3.1 Hình thức trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp Đây là hình thức trả lương được tính dựa vào số lượng sản phẩm có chất lượng theo đúng quy định và đơn giá tiền lương cố định cho một sản phẩm. Hiện nay Nhà máy còn áp dụng trả lương cho từng bước công việc hoàn thành dựa vào đơn giá tiền lương nhất định cho từng bước công việc đó, đơn giá này được xác định dựa trên định mức và đơn giá lao động cho từng bước công

Phúc lợi

Phúc lợi là thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động như hỗ trợ tiền mua xe, nhà, tiền khám bệnh… Phúc

5 0 lợi làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp doanh nghiệp tuyển mộ và gìn giữ lực lượng lao động có trình độ cao Phúc lợi góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động sẽ thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động Đặc biệt, còn giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo người lao động như BHXH, BHYT, BH thất nghiệp Công tác bảo hiểm xã hội của nhà máy cơ khí chính xác 29 được thực hiện theo quy định của pháp luật Đó là phúc lợi bắt buộc: là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật Ở Việt nam, các phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp lao động, tai nạn ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, và tử tuất Theo Điều 149 –

Bộ luật lao động (Sửa đổi năm 2002), và Nghị định 12/CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội (26/01/1995).

“1- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây: a) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương; b) Người lao động đóng bằng 5% tiền lương; c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; d) Tiền sinh lời của quỹ; đ) Các nguồn khác.

2- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ và công khai theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.”

Nhà máy đã đóng BHXH cho người lao động theo quy định của nhà nước Quỹ BHXH sẽ được dùng cho các trường hợp người lao động bị đau ốm, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tử tuất

Hơn nữa, ngoài BHXH nhà máy còn có phúc lợi tự nguyện dành cho người lao động (Phúc lợi tự nguyện là các phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm lãnh đạo ở đó) Phúc lợi tự nguyện của doanh nghiệp bao gồm:

Phúc lợi bảo hiểm sức khoẻ: nhà máy có chế độ bảo hiểm sức khoẻ, để trả cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao tránh căng thẳng hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật.

Phúc lợi đảm bảo thu nhập: Đây là những khoản tiền mà nhà máy trả cho người lao động bị mất việc làm do lý do từ phía nhà máy như thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, giảm cầu sản xuất, ….

Phúc lợi khác: nhà máy quan tâm đến đời sống và sức khoẻ của người lao động, nên hàng năm thường tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát nhằm cải thiện tinh thần và làm cho mọi người trong doanh nhgiệp trở nên đoàn kết,thân mật hơn.

Đánh giá tổng quát trong việc vận dụng công tác thù lao lao động tại Nhà máy Z129

2.5.1 Những kết quả đạt được

Việc doanh nghiệp xây dựng cho mình hệ thống thù lao lao động, đánh giá thực hiện công việc và đưa vào áp dụng tại nhà máy trong những năm gần đây đã đem lai những hiệu quả nhất định Góp phần vào sự phát triển chung của nhà máy.

Nhìn chung thì các hình thức trả lương của nhà máy đều đáp ứng đựơc yêu cầu cơ bản của hệ thống thù lao và nguyên tắc trả lương cho người lao

5 2 động Hơn nữa sự áp dụng chế độ trả lương đối với từng đối tượng lao động cũng đem lại hiệu quả Ví dụ như, việc nhà máy đã áp áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân cho phần lớn công nhân sản xuất đã góp phần đảm bảo tính chặt chẽ, phân công phối hợp nhịp nhàng trong tổ cũng như toàn phân xưởng, đồng thời cũng đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng trong trả lương và khuyến khích người lao động thi đua đạt, vượt định mức năng suất lao động đề ra Đối với lao động quản lý, lao động phục vụ và sửa chữa thì tiền lương của khối này được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh toàn bộ doanh nghiệp và đặc biệt không có sự chênh lệch lớn về tiền lương Vì vậy, công tác tiền lương đảm bảo được tính công bằng, hợp lý, ổn định cho lao đông trong nhà máy Lao động phục vụ và sửa chữa muốn nâng cao được lương thì phải tổ chức phục vụ cho công nhân lao động chính một cách tốt nhất, chu đáo nhất Qua đó làm giảm định mức lao động về thời gian sản xuất chính làm năng suất lao động của công nhân sản xuất chính tăng lên đáng kể Và đối với cán bộ quản lý tổ chức điều hành phân công lao động tốt hơn, nâng cao trách nhiệm trong sản xuất thường xuyên khuyến khích tạo động lực cho lao động, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.

2.5.2 Những tồn tại trong việc vận dụng công tác thù lao lao động tại Nhà máy

Thứ nhất, đơn giá tiền lương cho một số sản phẩm còn khá thấp Điều này đã làm cho tiền lương của lao động chưa xứng với giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra.

Thứ hai, định mức lao động mà Nhà máy đặt ra chưa phù hợp với thực tiễn do công tác thống kê để xây dựng mức lao động đến từng nguyên công trong sản xuất còn nhiều lỏng lẻo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính trong khi Nhà máy liên tục nhận được những đơn hàng sản xuất các sản phẩm tương đối mới Nhà máy cũng chưa kịp thời điều chỉnh mức lao động định kỳ, trong khi hiệu quả của máy móc thiết bị giảm dần, nguồn vật tư đầu vào cũng

Page 52 of 74 gặp nhiều khó khăn do vấn đề cung - cầu giá cả Khâu giao mức tới các tổ, phân xưởng chưa kịp thời, còn gây mất cân bằng trong giao mức giữa các phân xưởng.

Thứ ba, việc phối hợp với bộ phận kỹ thuật và KCS chưa chặt chẽ cho nên nhiều sản phẩm có chất lượng không đảm bảo quy định trong khi việc trả lương được thực hiện đúng theo lý thuyết Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ tiền lương của doanh nghiệp, làm cho việc xây dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng nhiều khi không chính xác.

Thứ tư, việc trả lương nhìn chung còn mang tính chất bình quân, chưa khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có tay nghề giỏi nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Hơn nữa, thang bảng lương của doanh nghiệp còn cồng kềnh và phức tạp, việc áp dụng là chưa phù hợp nên còn gây ra sự không công bằng trong phân phối tiền lương.

Thứ năm: Công tác tiền thưởng được doanh nghiệp rất chú trọng nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi

Thứ sáu: Chế độ phúc lợi của doanh nghiệp chưa thực sự được tiến hành chu đáo, chưa đáp ứng được hết nhu cầu nguyện vọng của người lao động. Công tác phúc lợi của doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng phần nào những khó khăn của người lao động trong quá trình công tác làm việc.

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên

Thứ nhất, do tình hình thiếu việc làm diễn ra thường xuyên, doanh thu của Nhà máy thấp trong khi các loại chi phí về tài sản cố định không thay đổi,không mua được nguyên liệu đầu vào với giá rẻ do số lượng mua không nhiều, cho nên đơn giá tiền lương tương đối thấp Hơn nữa, thiếu việc làm dẫn đến khối lượng sản phẩm hoặc công việc của người lao động ít nên tiền lương của người lao động tính theo tháng quá thấp.

Thứ hai, với đặc thù là doanh nghiệp quốc phòng nên khối lượng sản xuất sản phẩm quốc phòng chiếm tỷ trọng lớn Trong những năm gần đây, khối lượng sản phẩm này giảm đáng kế, trong khi khối lượng sản phẩm hàng kinh tế không có biến động lớn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lao động thiếu việc làm, tiền lương hàng tháng không cao.

Thứ ba, do phân bố việc làm giữa các phân xưởng và trình độ lao động còn mất công bằng, việc xác định mức lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chứ chưa dựa hoàn toàn trên những tính toán khoa học Việc xây dựng định mức không chính xác đã làm giảm hiệu quả của tiền lương theo sản phẩm trong việc khuyến khích lao động hăng say làm việc, tích cực áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật.

Thứ tư, các phương pháp trong áp dụng các hình thức trả lương theo sản phẩm chưa hoàn thiện.

Thứ năm: Công tác tiền thưởng được doanh nghiệp rất chú trọng nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi Nguyên nhân ta có thể thấy khá nhiều: đôi khi nguyên nhân khách quan là định mức kế hoạch mà doanh nghiệp đặt ra không được chính xác; do điều kiện khách quan thị trường, hay do điều kiện chủ quan là kỳ vọng quá lớn của giám đốc, điều này làm cho kế hoạch ít khi được hoàn thành hay khó có thể vượt mức để công tác tiền thưởng có thể phát huy tác dụng Vì thế, nhiều khi công tác thưởng không những không có hiệu quả, mà còn làm cho người lao động cảm thấy chán nản, do họ có muốn làm hết sức mình thì khả năng nhận được tiền thưởng lại quá xa vời.

Thứ sáu: Ban lãnh đạo chưa nắm bắt được hết nhu cầu của người lao động, chưa thấy hết được những khó khăn trong cuộc sống, cũng như trong công việc.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY Z129

Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Nhà máy Z129

Về cơ bản tình hình lao động và tiền lương của Nhà máy cơ khí chính xác 29 nằm trong tình trạng chung của các doanh nghiệp quốc phòng thực hiện các sản phẩm công ích Số lượng lao động được Bộ Quốc phòng định biên theo sản lượng hàng quốc phòng được cân đối trong giai đoạn hiện tại có tính đến hệ số sẵn sàng phục vụ chiến đấu Chất lượng lao động tốt Cán bộ, công nhân có nhiều kinh nghiệm trong sửa chữa và sản xuất, có trình độ và tay nghề khá Lương trung bình của người lao động ở mức độ trung bình khá so với khu vực và các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí Quỹ tiền lương bao giờ cũng phải dựa trên nguyên tắc: Bảo đảm quyền tự chủ doanh nghiệp,kết hợp với sự quản lý thống nhất của Nhà nước về tiền lương trên cơ sở gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh , đồng thời kết hợp hài hoà các lợi ích Do vậy trên cơ sở các chính sách về tiền lương đã được chính phủ ban hành các doanh nghiệp phải nghiên cứu lựa chọn, vận dụng để giải quyết các vấn đề về tiền lương, về thu nhập đối với người lao động sao cho tiền lương và thu nhập phải thúc đẩy, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc mình làm Đặc biệt nâng cao vai trò đại diện của tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp và ngành;hình thành cơ chế các bên và ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiểu ở Nhà máy

Phương hướng hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Nhà máy trước hết phải hoàn thiện từng nội dung của công tác này, bao gồm điều chỉnh cách tính định mức lao động và đơn giá tiền lương sao cho phù hợp hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn để đảm bảo công bằng cho người lao động.

Ngoài ra, Nhà máy cũng cần có một số biện pháp liên quan đến hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh, nhằm tác dụng bổ trợ, thúc đẩy việc hoàn thiện công tác Các phương hướng đó tập trung vào tăng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo các chế độ làm việc tốt nhất của người lao động, các biện pháp liên quan đến công tác quản lý của các cấp lãnh đạo nói chung.

Tất cả những phương hướng hoàn thiện trên cần dựa trên nền tảng là các chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành có liên quan đến công tác lao động

- tiền lương Do đó, những phương hướng nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Nhà máy cơ khí chính xác 29 bao gồm cả những biện pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động nhà máy Z129

Nhà máy quản lý công tác thù lao lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động Việc xác định các hình thức trả lương phù hợp cho từng đối tượng lao động, việc tính toán giá trị của các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động phải đảm bảo cho mức thu nhập của người lao động tối thiểu bù tái sản xuất được sức lao động.

Tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ với số lượng và chất lượng lao động, với kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ và doanh thu sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Tiền thưởng phải được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu để từ đó nhằm khuyến khích tạo động lực cho người lao động.

3.2.1 Xây dựng định mức lao động chi tiết tới từng nhóm sản phẩm

Việc xây dựng định mức lao động cho những sản phẩm sửa chữa lớn chỉ nhằm mục đích tổng hợp lại kết quả sửa chữa, trên cơ sở cân đối chi phí và doanh thu Thực tế, Nhà máy có thể áp dụng xây dựng định mức cho từng cụm chi tiết của sản phẩm, cụ thể như sau: Đối với những sản phẩm sửa chữa lớn thì phân chia thành từng cụm chi tiết riêng biệt, sau đó xây dựng định mức cho từng cụm chi tiết này để đến khi có sản phẩm nhập sửa chữa, hỏng đến đâu sửa chữa đến đó và áp dụng định mức cho phần máy móc sửa chữa đó. Đối với những sản phẩm sửa chữa vừa, Nhà máy có thể quy định mức độ sửa chữa khoảng bao nhiêu phần trăm để vừa áp dụng định mức cho cả sản phẩm, vừa áp dụng định mức cho từng động cơ hay cụm chi tiết

Biện pháp này giúp cho Nhà máy giảm những chi phí không cần thiết đến mức tối thiểu, tránh hiện tượng lãng phí sức lao động, định mức không tương xứng với trình độ, cấp bậc của người lao động Định mức lao động cũng phải phù hợp với từng loại công việc, từng bước công việc trong cả giai đoạn sản xuất, điều này sẽ giúp cho Nhà máy sử dụng lao động cho từng bước công việc hợp lý cả về số lượng và trình độ chuyên môn Do đó, Nhà máy cần xây dựng định mức dựa trên những phương pháp khoa học, đồng thời liên tục kiểm tra lại định mức đó hàng kỳ để có thể có những thay đổi kịp thời, phù hợp với thực tế hơn, tránh việc xác định dựa chỉ trên kinh nghiệm của người lao động và những cán bộ chuyên môn. Để thực hiện biện pháp này, Nhà máy cần phải phân công những cán bộ xây dựng định mức có kinh nghiệm, dựa trên các cơ sở tính toán số liệu khoa học để xây dựng nên định mức cho từng bộ phận riêng biệt Do đó, một loạt những biện pháp liên quan đến công tác thống kê trong Nhà máy cần được thực hiện ở mục 3.2.2 sau.

3.2.2 Công tác thống kê phải được thực hiện thường xuyên và được kiểm tra chặt chẽ

Kết quả của công tác này là cơ sở cho việc xây dựng chính xác các chỉ tiêu như đơn giá tiền lương hoặc định mức lao động Thống kê càng chi tiết, tỉ mỉ thì việc xây dựng định mức lao động càng chính xác Thống kê thường xuyên sẽ giúp cho Nhà máy thu thập được những ý kiến thực tế của người lao động về việc áp dụng hình thức tiền lương như vậy có phù hợp hay không, có đảm bảo công bằng giữa các cá nhân và các phân xưởng hay không, có đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động của người lao động hay không. Để làm được điều này, Nhà máy cần có những biện pháp sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thống kê: Những cán bộ này có nhiệm vụ thường xuyên tổng hợp các giấy báo ca, các thống kê, thông báo, báo cáo từ từng tổ, nhóm tại từng phân xưởng về kết quả thực hiện từng bước công việc đối với từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm cụ thể. Những số liệu này sau đó sẽ được chuyển sang cho phòng Kỹ thuật để tổng hợp, phân tích tìm ra định mức lao động thật hợp lý, chi tiết tới từng sản phẩm của Nhà máy Thống kê về tiền lương và đơn giá tiền lương sẽ giao cho Phòng Tổ chức lao động Phòng này có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, phân tích và đưa ra những đơn giá tiền lương phù hợp hơn. Ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào công tác thống kê : Nhà máy cần hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ (Local Area Network – LAN) nhằm liên kết thông tin giữa các phòng ban với nhau Thông tin được chia sẻ nội bộ sẽ giảm thiểu công sức của những cán bộ thống kê, giúp quá trình thu thập thông tin nhanh chóng hơn Do đó, Nhà máy cần có những đầu tư thích đáng cho máy tính, các thiết bị truyền dẫn thông tin, văn phòng… để có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động thống kê, phân tích điều tra trong công tác xây dựng mức lao động.

Nhà máy thường xuyên xem xét lại tình hình thu nhập của người lao động, của từng phân xưởng và phòng ban, tình hình chi quỹ tiền lương có phù hợp với tình hình thu nhập trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy hay không Những thống kê càng chính xác, càng cụ thể và tỉ mỉ sẽ giúp cho Nhà máy có được những đối chiếu, so sánh với những kiến nghị, thắc mắc của người lao động, để từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp Nhà máy cũng nên thông báo quy chế tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp công việc rộng rãi và công khai đến người lao động.

3.2.3 Xây dựng đơn giá tiền lương cho từng đối tượng lao động

Lực lượng lao động hiện tại của Nhà máy bao gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và hạ sĩ quan bổ sung Mỗi nhóm lao động này lại có cấp bậc, trình độ khác nhau, có giá trị đóng gớp khác nhau vào công việc chung Với đặc điểm sản xuất trong Nhà máy chủ yếu là tập thể, tổ nhóm, nên việc xây dựng chính xác đơn giá tiền lương cho từng loại lao động sẽ đảm bảo công bằng giữa các phân xưởng và cá nhân, đảm bảo cho việc chia lương cho từng lao động trong tập thể trở nên dễ dàng hơn, ít dẫn đến bức xúc, tranh cãi trong người lao động.

Nhà máy cần có những nghiên cứu và thống kê chính xác để có thể đưa ra những dự báo hợp lý hơn về kế hoạch sản xuất và về doanh thu kỳ tới. Những nghiên cứu này dựa trên những biến động trên thị trường về nhu cầu sửa chữa và sản xuất sản phẩm, về tình hình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và về dự báo chỉ tiêu của Bộ quốc phòng chuyển đến Việc xác định doanh thu dự kiến của Nhà máy càng sát với thực tế bao nhiêu thì việc xác định đơn giá tiền lương càng hợp lý bấy nhiêu.

Do đó, Nhà máy có thể áp dụng những biện pháp sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ cho công tác thống kê tiền lương : Đây là biện pháp đã được nêu ra như ở mục 3.2.2, thuộc về nhiệm vụ của phòng Tổ chức Lao động.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường : Những cán bộ này thuộc phòng Kế hoạch của Nhà máy, không chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm các đơn hàng cho Nhà máy mà còn phải tìm hiểu về tình hình cung cầu Lao động

- Tiền lương, xem những biến động hiện tại ra sao, mức lương phổ biến cho những lao động ở cùng một trình độ là như thế nào Những thông tin này có tác dụng giúp Nhà máy điều chỉnh mức tiền lương cho người lao động để phù hợp hơn với thị trường, tạo được niềm tin ở người lao động, khuyến khích họ hăng say làm việc.

3.2.4 Bổ sung phương thức trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán

Ngoài cách tính lương như hiện nay dựa trên khối lượng sản phâm, Nhà máy nên áp dụng thêm phương thức tính lương dựa trên ngày công thực tế:

TL SPi : là tiền lương sản phẩm của lao động thứ i

QTL SP : là quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể l i : là hệ số tiền lương của lao động thứ i t i : là số ngày công làm việc thực tế của lao động thứ i h i : là hệ số đóng góp để hoàn thành sản phẩm của lao động thứ i Đ ij là số điếm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của lao động thứ i theo chỉ tiêu thứ j Đ 1j là số điếm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người có điểm thấp nhất theo chỉ tiêu thứ j n: là số lượng lao động trong tập thể m: là số các chỉ tiêu để đánh giá mức độ đóng góp.

Việc đánh giá mức độ đóng góp của người lao động để hoàn thành công việc phải phản ánh được số lượng khối lượng công việc thực tể cũng như chất lượng làm việc của từng lao động trong tập thể Để xác định chính xác hệ số này, Nhà máy cần phải xây dựng đầy đủ một loạt chỉ tiêu theo thang điểm sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu để đánh giá mức độ đóng góp của lao động

Chỉ tiêu Loại A Loại B Loại C

Có tay nghề cao, vững vàng trong chuyên môn, áp dụng các phương pháp làm việc tiên tiến

Có tay nghề trung bình

Có trình độ tay nghề thấp, hoặc đang học nghề, thực tập nghề

2 Chấp hành kỷ luật lao động

Chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của Nhà máy, không để xảy ra hiện tượng mất an toàn lao động

Chấp hành đúng theo các nội quy, quy định của Nhà máy nhưng vẫn để xảy ra hiện tượng mất an toàn lao động

Không chấp hành đúng kỷ luật lao động của Nhà máy

Có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc

Có ý thức trách nhiệm trong công việc ở mức vừa phải

Không có ý thức trách nhiệm trong công việc

Có thái độ hợp tác nhiệt tình với mọi thành viên trong tập thể

Có thái độ hợp tác ở mức vừa phải

Không có thái độ hợp tác với các thành viên khác

5 Ngày công làm việc Đi làm đầy đủ số ngày công đối với từng loại sản phẩm

Thiếu từ 1 ngày công trở lên nhưng có lý do chính đáng

Thiếu 1 ngày công trở lên mà không có lý do chính đáng

(Loại A = 1,5 điểm Loại B= 1 điểm Loại C= 0,5 điểm)

Bảng 3.2: Bảng chia lương cho từng công nhân theo hệ số

Công nhân Bậc thợ Hệ số tiền lương (li)

Hệ số đánh giá (hi)

Ngày công thực tế (ni) Công nhân

Hàng tháng các đơn vị trực tiếp sản xuất , đội trưởng tổ chức bình xét và trả lương cho lao động trong phân xưởng 10 đến ngày 15 hàng tháng Việc bình xét ánh giá , phân loại lao động trong phân xưởng phải đảm bảo công khai chính xác

Ngày đăng: 13/07/2023, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Diễn đàn doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, số ra ngày 22/12/2004 Khác
2. Báo Lao động, số ra ngày 02/11/2006 Khác
3. Bộ môn Quản trị Nhân lực – Giáo trình Quản trị Nhân lực – NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, 2006 Khác
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, NXB Bộ tư pháp, 2006 Khác
4. Lịch sử Nhà máy Z129 (1968 – 1975) - Tập I – NXB Quân đội nhân dân, 2000 Khác
5. Lịch sử Nhà máy Z129 (1975 – 2003) - Tập II – NXB Quân đội nhân dân, 2003 Khác
6. U.S Department of Labour: Employment Standards Administration - Wage and Hour Division, 2005 Khác
8. Website: www.cdivietnam.org - Diễn đàn trách nhiệm xã hội Việt Nam – Trung tâm phát triể và hội nhập quản trị Khác
10. Website: www.ldld.hochiminhcity.gov.vn của Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Khác
11. Website: www.cktqp.gov.vn của Cục Kinh tế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w