1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý ngân quỹ tại công ty tnhh thương mại và phát triển công nghệ khai quốc

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc
Tác giả Nguyễn Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Phan Hữu Nghị
Trường học Tài chính doanh nghiệp Pháp
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007-2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 119,11 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP (3)
    • 1.1 Khái quát chung về ngân quỹ (3)
      • 1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp (3)
      • 1.1.2 Ngân quỹ và vai trò của ngân quỹ trong hoạt động của doanh nghiệp (5)
        • 1.1.2.2 Quản lý ngân quỹ (6)
        • 1.1.2.3 Nội dung quản lý ngân quỹ (8)
    • 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp (15)
      • 1.2.1 Khái niệm hiệu quả quản lý ngân quỹ (15)
      • 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp (17)
        • 1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp (17)
        • 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu quả quản lý ngân quỹ (19)
        • 1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường 22 (21)
    • 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân quỹ của doanh nghiêp (22)
      • 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (22)
      • 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (25)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC (27)
    • 2.1 Khái quát về Công ty TNHH TM và PT Công nghệ Khai Quốc (0)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển (27)
      • 2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty (29)
      • 2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Khai Quốc (31)
        • 2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chính của Công ty Khai Quốc (31)
        • 2.1.3.2 Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Khai Quốc trong (33)
    • 2.2 Thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc (37)
      • 2.2.1 Tình hình quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc (37)
      • 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc (44)
        • 2.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp (44)
        • 2.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu quả quản lý ngân quỹ (47)
        • 2.2.2.3 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường (48)
    • 2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc (48)
      • 2.3.1 Những kết quả đạt được (48)
        • 2.3.2.1 Những hạn chế (50)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân (52)
  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC (0)
    • 3.1 Định hướng của Công ty trong thời gian tới (56)
      • 3.1.1 Cơ hội và thách thức (56)
      • 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (57)
    • 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ (58)
    • 3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ (63)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP

Khái quát chung về ngân quỹ

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Tài chính nói chung là các hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính khác Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiêp Qua định nghĩa này có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan tới ba loại quyết định chính, đó là:

- Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng loại tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và tỷ lệ hợp lý giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Ví dụ như: quyết định đầu tư tài sản cố định – mua sắm trang thiết bị mới, xây dựng nhà xưởng…; quyết định đầu tư tái sản lưu động – tồn kho, tồn quỹ… ; hay các quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, điểm hòa vốn. Đây là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp vì nó mang lại giá trị mới cho doanh nghiệp Nếu quyết định đúng sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, nếu sai sẽ làm thiệt hại giá trị tài sản của chủ sở hữu.

- Quyết định nguồn vốn: là các quyết định lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp – nên sử dụng vốn ngắn hạn hay dài hạn, sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) Ngoài ra, nó còn xem xét tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư và phần để phân chia cổ tức.

- Quyết định phân chia cổ tức: là việc quyết định sử dụng bao nhiêu lợi nhuận có được để tái đầu tư, bao nhiêu để chia cổ tức Ngoài ra, còn phải xem xét xem công ty nên theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào, chính sách đấy có ảnh hưởng gì tới giá trị công ty không

Theo một khía cạnh khác, tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế Bao gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước (nghĩa vụ thuế…)

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính (huy động vốn…)

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác (thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động…)

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp (chính sách cổ tức, đầu tư…)

Vì vậy, tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế.

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay với vô vàn các thử thách và cạnh tranh khốc liệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý tài chính Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tối đa giá trị tài sản của chủ sở hữu Vì vậy quản lý tài chính đã trở thành một hoạt động quan trọng và mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh.

Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:

 Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ

 Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

 Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là giám đốc tài chính (CFO) Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới, giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của doanh nghiệp

1.1.2 Ngân quỹ và vai trò của ngân quỹ trong hoạt động của doanh nghiệp

Ngân quỹ là quỹ tiền của một tổ chức được dùng để chi tiêu phục vụ cho các hoạt động của tổ chức đó Ngân quỹ của doanh nghiệp được tạo thành từ tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản Tiền mặt (cash) được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của ngân hàng Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản…và các chi tiêu khác hàng ngày của doanh nghiệp Các chứng khoán thanh khoản là những khoản đầu tư vào chứng khoán các công ty có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt Thông thường, chứng khoán thanh khoản có thời gian đáo hạn rất ngắn và là chứng khoán của các công ty mạnh, dễ dàng buôn bán, trao đổi trên thị trường, có khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh và tốn ít chi phí

Ta có thể thấy rằng, các bộ phận tạo nên ngân quỹ - tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản đều là các tài sản không hoặc ít sinh lãi nhưng bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có ngân quỹ và thiết lập mức ngân quỹ tối ưu cho doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý ngân quỹ Vậy tại sao các công ty lại phải có ngân quỹ? Theo John Maynard Keynes, đó là do ba động cơ sau:

 Động cơ giao dịch Số tiền được nắm giữ nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch xuất hiện trong hoạt động kinh doanh thường ngày của công ty, đó là việc chi trả các dòng tiền ra bất thường cũng như việc mua các tài sản cố định và hàng tồn kho theo kế hoạch.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp

 Vay ngân hàng thường đắt hơn là bán chứng khoán vì lãi suất vay ngân hàng thường cao hơn chi phí giao dịch.

 Sự biến động tiền mặt càng lớn trong khi cơ hội đầu tư chứng khoán ngắn hạn không nhiều khiến nhu cầu vay càng tăng.

 Đối với công ty lớn, chi phí cơ hội giữ tiền mặt lớn hơn so với chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn.

 Nhu cầu vay ngân hàng phụ thuộc vào ý muốn giữ tiền mặt ở mức thấp của ban quản lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung của công tác quản lý ngân quỹ mà một nhà quản lý tài chính phải thực hiện khi muốn lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp mình Khi tiến hành công tác quản lý ngân quỹ, nhà quản lý luôn luôn kì vọng doanh nghiệp sẽ được đảm bảo khả năng thanh toán tại mọi thời điểm với những chi phí nhất định, thấp nhất có thể mà doanh nghiệp phải bỏ ra và không để tiền nhàn rỗi quá nhiều. Để đánh giá được kết quả đạt được từ quản lý ngân quỹ có tương xứng với những chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động này hay không thì nhà quản lý tài chính phải xem xét tới các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ.

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hiệu quả quản lý ngân quỹ

Hiệu quả quản lý ngân quỹ thể hiện kết quả của quá trình quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp đạt đã được mục tiêu ngân quỹ đề ra, có nghĩa là lượng ngân quỹ của doanh nghiệp ở mức hợp lý phù hợp với nhu cầu, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó và phù hợp với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra Nó bao gồm các chỉ tiêu giúp nhà quản lý đánh giá được mức độ thành công của quá trình quản lý ngân quỹ và giúp cho các đối tác và khách hàng của doanh nghiệp biết được phần nào về tình trạng6 tài chính của doanh nghiệp.

Khi quản lý ngân quỹ hiệu quả tức là việc dự trữ tiền hợp lý, ta dễ dàng nhận thấy có được những ưu điểm sau:

+ Đối với một số ngành như dịch vụ việc lập hóa đơn được lập theo khối lượng dịch vụ đáp ứng, do đó tiền mặt thu vào được phối hợp chặt chẽ với nhu cầu tiền mặt Do đó, tỉ số tiền mặt trên tổng doanh thu và tỉ số tiền mặt trên tổng tài sản của các doanh nghiệp dịch vụ là tương đối thấp.

+ Đối với các doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất, một số lớn hoạt động đòi hỏi phải có tiền mặt để mua hàng hóa dự trữ Do đó ngành này đòi hỏi một tỷ số tiền mặt trên tổng doanh thu và tỉ số tiền mặt trên tổng tài sản khá cao.

+ Các doanh nghiệp hoạt động bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ cao thì cần nhiều tiền để thu mua nguyên liệu hoặc hàng tồn kho Đảm bảo khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động còn lại trong năm Các điểm lợi đặc biệt:

Thứ nhất , doanh nghiệp phải có dự trữ tiền mặt vừa đủ để chiết khấu trên mua hàng trả trước kỳ hạn.

VD: DN được hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên giá mua hàng nếu hóa đơn được thanh toán trong vòng 10 ngày và thời hạn mua chịu tối đa là 30 ngày.Việc không nhận chiết khấu có ý nghĩa như là DN phải chi thêm 2% cho việc mua hàng, vì muốn sử dụng tiền mua đó thêm 20 ngày, như vậy một năm sẽ phải có 18 kỳ, như vậy lãi suất tương ứng trong năm là 36% năm DN hoàn toàn có thể vay tiền với lãi suất thấp hơn 36% một năm.

Thứ hai , lượng tiền mặt dự trữ cao tạo nên tỉ số trả nợ nhanh cao, DN cần phải có tỉ số phù hợp với tiêu chuẩn chung của ngành, điều này tạo uy tính của DN đối với đối tác DN có thể dễ dàng vay mượn ở các ngân hàng hay cơ quan tín dụng. Thứ ba , có tiền mặt rộng rãi, doanh nghiệp có thể lợi dụng ngay các cơ hội tốt về kinh doanh.

Sau cùng doanh nghiệp cần có lượng tiền mặt nhằm đủ khả năng đáp ứng trong các trường hợp bất ngờ như hỏa hoạn, cạnh tranh về quảng cáo với các doanh nghiệp khác.

Qua đây ta có thể thấy, mục tiêu xuyên suốt của quá trình quản lý ngân quỹ trong7 doanh nghiệp là nâng cao khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro thanh khoản từ đó tăng uy tín của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp

 Khả năng thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn Trong đó: Nợ ngắn hạn = nợ ngắn hạn + các khoản nợ dài hạn đến hạn trả

Tỷ số thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán ngay bằng tiền cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán.

 Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)

Tỷ số thanh toán nhanh = Tiền mặt + Đầu tư TC ngắn hạn + Phải thu

Tỷ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty có lành mạnh không. Nếu một công ty có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và, cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào những công ty như vậy Phân tích sâu hơn nữa, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán tức thời rất nhiều chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của các công ty bán lẻ Trong trường hợp này tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp Ngoài ra cần phải so sánh hệ số thanh toán nhanh của năm nay so với năm trước để nhận diện xu hướng biến động, so sánh với hệ số của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh.

 Khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Tỷ số thanh khoản hiện hành = Tài sản lưu động

Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản hay tính lỏng.

Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.

 Vốn lưu động ròng (NWC) và nhu cầu vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn (NWC) = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn (*)

+) (*) dương, nguồn vốn dài hạn ngoài tài trợ cho tài sản dài hạn còn tài trợ cho tài sản ngắn hạn Lúc này chi phí tài chính của doanh nghiệp sẽ cao, nhưng an toàn.

+) (*)=0, nguồn vốn dài hạn sẽ đủ tài trợ cho tài sản dài hạn Khả năng xảy ra thiếu rất dễ xảy ra.

+) (*) âm, nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn DN đi vay dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân quỹ của doanh nghiêp

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

 Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý ngân quỹ doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, người có quyền ra quyết định ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp thường là chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu doanh nghiệp Họ là những người nắm quyền cao nhất trong doanh nghiệp Khi các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp muốn ra một quyết định hay áp dụng chính sách nào đó họ đều phải được thông qua từ chủ sở hữu doanh nghiệp và với chính sách quản lý ngân quỹ cũng vậy Vì vậy, quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp về quản lý ngân quỹ và hiệu quả quản lý ngân quỹ có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách ngân quỹ của doanh nghiệp Nếu chủ sở hữu là người yêu thích tiền mặt và chỉ cảm thấy an toàn khi có nhiều tiền mặt trong quỹ thì họ thường sẽ ưu tiên các chính sách mà lượng tiền mặt tồn quỹ lớn nhất có thể Trong khi đó, nếu chủ sở hữu là người thích đầu tư và ưa mạo hiểm, họ sẽ khuyến khích các chính sách mà lượng tiền của công ty được mang đi đầu tư tối đa và lượng tiền tồn quỹ ít nhất có thể, có khi còn nhỏ hơn mức an toàn cho phép Mặc dù mỗi chủ sở hữu khác nhau thì có quan điểm khác nhau về phương pháp quản lý ngân quỹ tùy theo mục đích kinh doanh của họ nhưng tất cả đều hướng về mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất đó là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

 Trình độ của cán bộ quản lý ngân quỹ

Quản lý ngân quỹ không chỉ là điều chỉnh các khoản thu, chi; các dòng tiền ra,vào của doanh nghiệp mà còn phải hiểu và nắm được định hướng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đề ra của chủ sở hữu, của các nhà quản lý và các khoản mục có ảnh hưởng trực tiếp tới ngân quỹ Chính vì lí do đó mà cán bộ quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp ngoài những kiến thức cần có về nghiệp vụ họ còn phải biết phân tích những ảnh hưởng khi ngân quỹ biến động tới những hoạt động khác của doanh nghiệp Và họ cũng cần phải có kiến thức để có thể lựa chọn mô hình quản lý ngân quỹ phù hợp Do đó, trình độ của cán bộ quản lý ngân quỹ là một trong những yếu3 tố quan trọng quyết định tới hiệu quả quản lý ngân quỹ.

 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc huy động nguồn tiền từ bên ngoài của doanh nghiệp khi cần như các khoản tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính vững mạnh thì đối tác sẽ tin tưởng, doanh nghiệp có thể huy động được tối đa các khoản tín dụng thương mại cũng như việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn khi cần cho doanh nghiệp đối với ngân hàng sẽ không có gì khó khăn Đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tìm nguồn tài trợ nhanh và hiệu quả của doanh nghiệp

 Hệ thống số liệu kế toán tài chính

Thông tin từ các số liệu kế toán là các thông tin cơ sở để nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp đưa ra quyết định Một công ty có hệ thống số liệu kế toán rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các nhà quản lý tiết kiệm thời gian để hiểu được ý nghĩa của chúng Từ đó có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

 Trình độ kĩ thuật công nghệ thực hiện quản lý ngân quỹ

Quản lý ngân quỹ đòi hỏi nhà quản lý phải ra quyết định nhanh chóng nhất, chính xác nhất có thể để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời nắm bắt được cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Do vậy, khi quản lý ngân quỹ, nhà quản lý phải cập nhật thường xuyên các thông tin về ngân quỹ Đó chính là các thông tin về các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp Để làm được việc này, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin sao cho việc xử lý thông tin được diễn ra nhanh hơn và đồng bộ hơn.

 Chính sách tín dụng thương mại

Ngân quỹ của doanh nghiệp được hình thành từ các khoản thu và chi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó, nguồn thu chủ yếu là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Chính sách tín dụng thương mại luôn gắn liền với hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng trực tiếp và khá rõ nét đến ngân quỹ của doanh nghiệp thông qua tác động tới các dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh4 nghiêp.

Khi doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dòng tiền vào của doanh nghiệp sẽ bị chậm và rủi ro tăng Nhưng doanh nghiệp cũng có lợi nhờ việc bán giá cao hơn và tăng lượng hàng hóa bán được cũng như lượng khách hàng vì hầu như ai cũng có xu hướng muốn được thanh toán chậm Vì vậy, thu từ bán hàng có thể sẽ tăng trong tương lai.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tăng các đầu tư vào các khoản phải thu nhưng không thu được tiền do khách hàng không trả Khi việc này xảy ra, số tiền mất đi do không thu được nợ và các chi phí liên quan sẽ làm giảm ngân quỹ.

Dự trữ là cầu nối để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành liên tục Tác động tích cực của dự trữ giúp doanh nghiệp sản xuất chủ động hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đối với doanh nghiệp thương mại, dự trữ giúp doanh nghiệp đảm bảo có hàng cung cấp kịp thời cho khách hàng

Tuy nhiên, duy trì dự trữ làm phát sinh các chi phí như: chi phí kho bãi, chi phí bảo quản và chi phí cơ hội do vốn bị ứ đọng do đầu tư vào dự trữ Nếu hàng hóa dự trữ có giá trị quá lớn sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối ngân quỹ do lượng tiền đáng ra phải chảy vào ngân quỹ lại nằm tồn ở kho Điều đó đòi hỏi người quản lý ngân quỹ phải biết xử ký kĩ càng các số liệu dự trữ, đồng thời xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì dự trữ.

Bất kì một khoản tiền đầu tư nào của doanh nghiệp cũng dẫn đến sự xuất hiện của các dòng tiền ra - các khoản chi tiêu từ ngân quỹ Đồng thời, chính sách đầu tư cũng là một nguồn tài trợ cho ngân quỹ Vì vậy, các quyết định đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp.

Việc thực hiện các dự án đầu tư không chỉ ảnh hưởng tới ngân quỹ của doanh nghiệp hiện tại mà còn cả tương lai, thông qua việc tạo ra các dòng tiền ra và dòng tiền vào tương ứng Để đánh giá được các dự án đầu tư phải so sánh được các dòng tiền của doanh nghiệp khi có và không có dự án Nhiệm vụ của quản lý ngân quỹ ở đây là phải quản lý dòng tiền của dự án và ảnh hưởng của nó tới ngân quỹ chung của doanh nghiệp.

Nếu dòng tiền được xác định chính xác, doanh nghiệp sẽ chủ động được việc thực hiện5 dự án, đồng thời, đảm bảo được sự hoạt động bình thường của mình Ngược lại, khi không dự đoán chính xác, doanh nghiệp có thể bị lâm vào hoàn cảnh không đủ nguồn tài trợ trong khi đang thực hiện dự án dở dang Điều này sẽ dẫn đến khó khăn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, dự án có thể không được thực hiện tiếp tạo nên gánh nặng nợ nần, có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng phá sản

Tài trợ là hoạt động xác định nguồn dùng để cung cấp cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Ảnh hưởng của nó tới ngân quỹ của doanh nghiệp được thể hiện trên những khía cạnh sau:

Giúp xác định ngân quỹ trong tương lai khi doanh nghiệp có các nguồn tài trợ chắc chắn Từ đó doanh nghiệp có thể vạch ra những chiến lược và thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của mình dễ dàng hơn Trong thực tế, rất ít doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn của chủ để tài trợ toàn bộ cho các hoạt động kinh doanh của mình mà hầu hết, vốn CSH chỉ được sử dụng để tài trợ cho các tài sản dài hạn Vì vậy, hoạt động quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp chủ yếu phải quản lý các nguồn tài trợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bù đắp lượng vốn thiếu hụt trong quá trình kinh doanh.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC

Thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

2.2.1 Tình hình quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Hiện nay, hầu như trong các doanh nghiệp, hoạt động quản lý tài chính đều do phòng Kế toán - Tài chính đảm nhiệm và Khai Quốc cũng vậy. Để lập được kế hoạch sử dụng và tài trợ ngân quỹ, trước tiên, ta hãy nghiên cứu tình hình vận động của các khoản thực thu và thực chi của Công ty Khai Quốc trong thời gian vừa qua:

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán tóm tắt của Công ty Khai Quốc năm 2007-2009 Đơn vị: đồng

I TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2 501 244 023 3 062 318 634 3 782 612 725

+ Tiền mặt tại quỹ (gồm cả NP) 56 942 832 32 659 842 63 927 544

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0

5 Tài sản lưu động khác 0 67 900 000 80 600 000

II TSCĐ và đầu tư dài hạn 301 652 001 459 769 082 670 977 802

+ Giá trị hao mòn lũy kế - 74 326 162 - 142 215 524 - 239 597 146

2 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 85 752 600 129 304 247 200 914 085

3 Chi phí trả trước dài hạn 30 577 000 25 698 000 20 455 000

+ Phải trả cho người bán 1 367 043 299 1 923 053 292 2 331 014 295

+ Người mua trả tiền trước 25 640 000 64 000 000 112 620 000

+ Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 166 026 149 184 703 972 170 546 526

+ Phải trả công nhân viên 65 298 000 74 593 000 120 505 769

Nguồn: BCTC Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Khoản phải thu của doanh nghiệp là một trong những dòng tiền vào chủ yếu và9 quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Từ bảng cân đối kế toán trên ta thấy, các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng đều theo các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản lưu động Năm 2007, khoản phải thu là 1,259 tỷ đồng, chiếm 50,34% trong tổng tài sản lưu động Năm 2008, các khoản phải thu là 1,381 tỷ đồng, tăng 0,122 tỷ đồng tương ứng 9,67% so với năm 2007; tuy nhiên, tỷ trọng khoản phải thu trong cơ cấu tài sản lưu động đã giảm đáng kể, chỉ còn chiếm 45,1% Đây là dấu hiệu cho thấy Công ty đã có chính sách thương mại rất tốt để kiểm soát các khoản phải thu Đến năm 2009, các khoản phải thu là 1,904 tỷ đồng, tăng 0,523 tỷ đồng tương ứng 37.89% so với năm 2008 Điều này cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng thương mại khá lớn. Cần phải có chính sách thu nợ tích cực hơn để hạn chế các khoản bị chiếm dụng thương mại gây rủi ro và tổn thất trong thời gian nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn hiện nay.

Trong cơ cấu tài sản lưu động, tiền luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất: năm 2007 là 315,889 triệu đồng, tương đương 12.6%; năm 2008 là 489,641 triệu đồng chiếm 15,99% trong tổng tài sản lưu động, tăng 173,752 triệu đồng tương ứng tăng 55% so với năm 2007; đến năm 2009, tiền mặt đã tăng lên 881,623 triệu đồng, chiếm 23,3% trong tổng tài sản lưu động, tăng 391,982 triệu đồng tương ứng 80.05% so với năm

2008 Trong khoản mục tiền, tiền mặt tại quỹ có xu hướng giảm năm 2008 và tăng trở lại vào năm 2009 nhưng không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổn tiền cũng như tổng tài sản lưu động mà chủ yếu tăng tiền gửi tại ngân hàng Đây là một tỷ lệ khá hợp lý vì tiền mặt không nên giữ quá nhiều, tiền để không sẽ gây nên lãng phí, không hiệu quả Trong năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Công ty đã linh hoạt tăng tỷ lệ tiền trong cơ cấu tài sản lưu động, đảm bảo tính thanh khoản

Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động là hàng tồn kho Năm 2007, hàng tồn kho là 926,105 triệu đồng, chiếm 37,02% Năm 2008, hàng tồn kho là 1123,646 triệu đồng, tăng 197,540 triệu đồng tương ứng tăng 21,33% so với năm 2007 và chiếm 36,69% trong cơ cấu tài sản lưu động Đến năm 2009, hàng tồn kho chỉ còn 915,935 triệu đồng, đã giảm 207,719 triệu đồng tương ứng giảm 18,48% so với năm

2007 và chỉ còn chiếm 24,21% trong cơ cấu tài sản lưu động Trong 3 năm, tỷ trọng hàng tồn kho liên tục giảm cho thấy Công ty đã có những chính sách bán hàng hiệu quả, kịp thời, không gây ứ đọng hàng Các mặt hàng của Công ty đều là hàng công nghệ nên càng hạn chế hàng tồn kho gây lỗi thời thì sẽ càng hiệu quả cho kinh doanh, vì vậy mà sự giảm của hàng tồn kho về tỷ trọng trong 3 năm gần đây là điều đúng đắn Bán được hàng tồn kho càng sớm thì sẽ giúp dòng tăng dòng tiền vào cho Công ty từ đó giúp cho0 ngân quỹ của Công ty được liên tục hơn.

Chi ngân quỹ ngoài việc để làm tăng các khoản mục tài sản ngắn hạn như: hàng tồn kho, tăng phải thu, các tài sản lưu động khác… thì một phần không nhỏ Công ty sử dụng để tăng các khoản đầu tư dài hạn Tài sản cố định của Công ty năm 2008 là 304,767 triệu đồng, so với năm 2007 là 185,322 triệu đồng đã tăng 119,444 triệu đồng tương đương 64,45% Năm 2009 tài sản cố định đạt 449,608 triệu đồng, tăng 144,842 triệu đồng tương đương 47,53% so với năm 2008 Qua đây ta có thể thấy tốc độ tăng tài sản cố định của Công ty trong 3 năm gần đây khá cao và ổn định Đây chính là một trong những kế hoạch phát triển lâu dài của Khai Quốc - Công ty đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng Quỹ khấu hao của doanh nghiệp năm 2008 là 142,215 triệu đồng, so với năm 2007 là 74,326 triệu đồng đã tăng 67,889 triệu đồng. Năm 2009, quỹ khấu hao đạt 239,597 triệu đồng, tăng 97,382 triệu đồng Quỹ khấu hao tăng nhanh và mạnh đã góp phần tích cực vào việc tăng ngân quỹ của doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua Ngoài tài sản cố định, các tài sản dài hạn khác của Công ty cũng tăng liên tục trong 3 năm trở lại đây Ngoài ra, Công ty còn sử dụng ngân quỹ để chi trả lãi do các khoản vay sinh ra Cụ thể: năm 2007, lãi vay là 22,809 triệu đồng; năm 2008, do các khoản vay đã giảm mạnh nên lãi suất tăng cao cũng không kéo chi phí tài chính của Công ty tăng; đến năm 2009, chi phí tài chính của Công ty đã tăng trở lại và đạt 39,760 triệu đồng, trong đó lãi vay chiếm 28,027 triệu đồng.

Bên cạnh đó, việc huy động tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động của mình được Công ty thực hiện tích cực Cụ thể, qua bảng cân đối kế toán tổng số các khoản phải trả người bán trong năm 2007 là 1,367 tỷ đồng và đến năm 2004 đạt mức 1,923 tỷ đồng tăng 0,556 tỷ đồng, tương đương 40,67% so với năm 2007 Năm 2009, khoản mục phải trả người bán đạt mức 2,331 tỷ đồng, tăng 0,408 tỷ đồng tương ứng 21,21% so với năm

2008 Như vậy Công ty đã trì hoãn được các khoản phải trả cho người bán và góp phần làm tăng lượng tiền mặt Ngoài việc trì hoãn được một phần các khoản phải trả người bán, Công ty còn tăng cường thực hiện chính sách chiếm dụng vốn tạm thời bằng việc trì hoãn các khoản phải trả phải nộp khác như phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hay người mua ứng trước Cùng với đó là việc huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng Năm 2007, vay ngắn hạn đạt 200 triệu đồng, chiếm10,96% tổng nợ ngắn hạn Năm 2008, vay ngắn hạn là 185 triệu đồng chiếm 7,6% tổng nợ ngắn hạn, giảm 15 triệu đồng, tương ứng giảm 7,5% so với năm 2007 Đây cũng là1 một trong kế hoạch hợp lý của các nhà quản lý tài chính của Công ty Vì trong năm

2008, nền kinh tế biến động mạnh, lãi suất ngân hàng tăng cao, điều kiện vay vốn khó khăn; Công ty đã kịp thời cắt giảm bớt một phần vốn vay ngân hàng để hạ chi phí sử dụng vốn và tìm kiếm được nguồn tài trợ phù hợp từ tín dụng thương mại Đến năm

2009, cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, các chính sách kích cầu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Nhà nước, Công ty cũng đã tăng lượng vốn huy động từ ngân hàng, vay ngắn hạn đạt 250 triệu đồng, chiếm 8,38% tổng nợ ngắn hạn, tăng 65 triệu đồng, tương ứng tăng 35,14% so với năm 2008 Xu hướng vay dài hạn của Công ty trong 3 năm gần đây cũng tương tự như vay ngắn hạn: năm 2008 các khoản vay dài hạn cũng giảm nhẹ và đã tăng trở lại vào năm 2009 Để theo dõi được diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn của Khai Quốc, hãy cùng xem xét Bảng tài trợ năm 2009

Bảng 2.5: Bảng tài trợ năm 2009 Đơn vị: đồng

Năm 2008 Năm 2009 Sử dụng vốn Nguồn vốn

Nguồn: BCTC Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Qua các bảng trên ta có thể thấy đối với Khai Quốc, tình hình tăng giảm tiền năm

2009 được thể hiện như sau:

 Các khoản làm tăng tiền:

Tăng vốn CSH: 328,166 triệu đồng

Tăng tiền do vay ngắn hạn ngân hàng: 65 triệu đồng

Tăng tiền do tăng các khoản phải trả: 502,494 triệu đồng2

Tăng tiền do vay dài hạn ngân hàng: 50 triệu đồng

Tăng tiền do giảm hàng tồn kho: 207,711 triệu đồng

 Các khoản làm giảm tiền:

Giảm tiền do giảm các khoản phải nộp: 14,157 triệu đồng

Giảm tiền do tăng các khoản phải thu: 523,322 triệu đồng

Giảm tiền do tăng các TSLĐ khác: 12,7 triệu đồng

Giảm tiền do tăng TSCĐ: 211,209 triệu đồng

 Tăng giảm tiền cuối kì: +391,982 triệu đồng.

Như vậy, so với đầu kì, tiền cuối kì tăng 391,982 triệu đồng.

Bảng 2.6: Các khoản Phải thu, Phải trả và Tồn kho năm 2009 Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Bình quân

Các khoản phải thu 1 381 131 624 1 904 454 346 1 642 792 985 Phải trả cho người bán 1 923 053 292 2 331 014 295 2 127 033 794

Nguồn: BCTC Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Như chúng ta đã biết, thu chi ngân quỹ không xảy ra một cách đồng thời; doanh nghiệp có thể đã nhận hàng hóa nhưng một thời gian sau doanh nghiệp mới trả tiền cho nhà cung cấp Và khách hàng của Công ty cũng vậy, khách hàng có thể đã nhận hàng hóa nhưng một thời gian sau mới trả tiền Vì vậy ta cần xem xét sự phù hợp của chu kì trả tiền của doanh nghiệp cho nhà cung cấp và chu kì tiền mặt của doanh nghiệp

Từ các báo cáo tài chính của Công ty ta có thể dễ dàng tính được:

Số ngày thanh lý hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân*360

Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân * 360

Chu kỳ kinh doanh = số ngày thanh lý hàng tồn kho + kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 23 ngày, tức là phải mất 23 ngày để có thể chuyển từ tài sản thành tiền mặt Với một công ty kinh doanh các thiết bị công nghệ thì chu kì kinh doanh càng ngắn càng tốt vì công nghệ luôn thay đổi và cải tiến từng ngày. Với chu kỳ kinh doanh hiện nay là 40 ngày và kỳ thu tiền bình quân 23 ngày là khá hợp lý, tuy nhiên Công ty không nên chủ quan, luôn phải theo dõi tình hình ngân quỹ và có các kế hoạch cụ thể để có những quyết định phù hợp trong mọi hoàn cảnh khi nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay.

Từ các báo cáo tài chính ta cũng có:

Số ngày chậm trả các khoản nợ = Phải trả người bán ngắn hạn bình quân*360

Chu kỳ vận động tiền mặt = chu kỳ kinh doanh - số ngày chậm trả các khoản nợ

Số ngày chậm trả các khoản nợ của doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp được phép chậm trả cho nhà cung cấp trong vòng 35 ngày kể từ ngày nhận hàng Vậy trong cả chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trong 35 ngày4 và bị khách hàng chiếm dụng vốn trong 22 ngày Các nhà quản lý ngân quỹ của Công ty Khai Quốc nên lập kế hoạch quản lý cụ thể từ khi thu được tiền của khách hàng tới khi trả tiền cho nhà cung cấp để có thể đáp ứng khả năng thanh khoản đồng thời tận dụng tối đa được lượng tiền nhàn rỗi, tăng khả năng tạo lợi nhuận cho Công ty.

Qua việc phân tích bảng cân đối kế toán ta cũng đã phân tích và tìm hiểu được sự biến động và lí do tăng giảm ngân quỹ năm 2007-2009 Từ đó có thể thấy được Công ty đã huy động các nguồn tài trợ nào, sử dụng các nguồn tài trợ ra sao và mức tồn quỹ biến động theo xu hướng nào Nhưng để đánh giá được chính xác và hiệu quả hơn công tác quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc, ta sẽ phân tích tới các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ trong hệ thống các chỉ tiêu được nêu ở trên:

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH

Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

2.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tri trả Đơn vị: lần

Chỉ tiêu Công thức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán nhanh

Tiền+ĐT TC NH+Phải thu

Khả năng thanh toán hiện hành

Nguồn: BCTC Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

2.3.1 Những kết quả đạt được

Quản lý ngân quỹ là một trong những hoạt động quan trọng, mang tính chiến lược và sống còn của mỗi công ty, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và kinh doanh có hiệu quả Hoạt động quản lý ngân quỹ đang dần được các chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm và đầu tư nhằm đưa doanh nghiệp của mình tăng trưởng và phát triển bền vững Tại Khai Quốc, trong thời gian gần đây, hoạt động quản lý ngân quỹ đã và đang dần được chú trọng và đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa và đáng khích lệ

Thứ nhất, những yếu tố cơ bản của quản lý ngân quỹ ngân quỹ đã được hình thành Các mục tiêu cơ bản của quản lý ngân quỹ đã được nhận thức tương đối đầy đủ.Hiện nay, công tác quản lý ngân quỹ tại các doanh nghiệp nhỏ hầu như không được coi trọng, ở đúng vị trí cần có vì thế đã gây ra các hậu quả không tốt tới tình hình kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tuy nhiên, tại Khai Quốc, công tác quản lý ngân quỹ đã được Ban Lãnh đạo Công ty chú trọng và đề ra các phương hướng, mục tiêu của công tác quản lý ngân quỹ trong các cuộc họp định kì của mình.9 Nhờ vậy, tiền của Công ty đã được sử dụng hiệu quả hơn.

Thứ hai, các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của Khai Quốc có liên quan tới quản lý ngân quỹ trong 3 năm gần đây đều khá tốt Điều đó cho thấy, việc quản lý ngân quỹ đã luôn đảm bảo khả năng thanh toán trong quá trình hoạt động cho Công ty Qua đó, thể hiện khả năng thanh toán vững chắc, góp phần nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường và phục vụ kịp thời công tác tiếp nhận, đảm bảo nguồn hàng cũng như xuất bán hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điều này được thể hiện rất rõ qua biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Công ty từ 2007 - 2009

Nguồn: BCTC Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Trong ba năm trở lại đây, dù điều kiện kinh tế nhiều biến động và khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính có phạm vi toàn cầu; nhiều doanh nghiệp đã phá sản, nhiều doanh nghiệp tuy còn tồn tại nhưng cũng đã bị thua lỗ nặng nề nhưng Khai Quốc vẫn đứng vững Công ty liên tục đạt mức lợi nhuận sau thuế dương: năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 417,405 triệu đồng; năm 2008, lợi nhuận sau thuế của đạt 357,088 triệu đồng, giảm 60,317 triệu đồng tương ứng với 14% so với năm 2007, mặc dù lợi nhuận sau thuế có dấu hiệu giảm sút nhưng công ty vẫn duy trì được mức lợi nhuận dương trong điều kiện khó khăn là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ nền tài chính của công ty khá ổn định; năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể, cụ thể: lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 449,445 triệu đồng, tăng 92,358 triệu đồng tương đương 26% so với năm 2008 Điều này đã phần nào khẳng định được sự phát triển bền vững

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận sau thuế

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 tri ệu đ ồn g lợi nhuận sau thuế của Công ty và cũng cho thấy sự lãnh đạo tài tình và linh hoạt của đội ngũ lãnh đạo0 Công ty Với sự duy trì được lợi nhuận sau thuế dương Công ty đã đảm bảo được dòng tiền vào liên tục cho doanh nghiệp.

Qua việc phân tích các chỉ số về khả năng thanh khoản, ta cũng có thể thấy Khai Quốc đã đạt được một số thành tựu nhất đinh Các chỉ số được duy trì ổn định và ở mức khá, phần lớn nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi các tài khoản dễ chuyển nhượng, điều này thể hiện khá rõ ở khả năng thanh toán nhanh của Công ty: Nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo bằng hơn 80% tài sản dễ chuyển đổi Và hoàn toàn được đảm bảo bởi các tài sản ngắn hạn, ta có thể thấy điều này thông qua chỉ số khả năng thanh toán hiện hành luôn lớn hơn 1 dù đang có xu hướng giảm.

Thứ ba, hoạt động quản lý ngân quỹ đã mang lại lợi nhuận cho Công ty thông qua việc dần cắt giảm tiền mặt tại quỹ và thay vào đó là tăng tiền gửi tại ngân hàng, đồng thời Công ty cũng đã tăng cường sử dụng tiền nhàn rỗi vào việc kinh doanh dịch vụ, và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác để tăng doanh thu và khai thác các tiềm năng sẵn có của Công ty Như: dịch vụ tư vấn, thiết kế và lắp đặt các sản phẩm công nghệ…, các dịch vụ hậu mãi để củng cố niềm tin của khách hàng và đang dần mở rộng thị trường, thành lập thêm các chi nhánh mới

Ngoài ra, công tác quản lý ngân quỹ của Công ty trong giai đoạn gần đây đã giúp đa dạng hóa nguồn tài trợ cho ngân quỹ Hiện nay, Công ty đang sử dụng các biện pháp tài trợ chủ yếu là vay ngân hàng, trì hoãn các khoản phải trả, phải nộp Tỷ trọng của các khoản tín dụng này trong thời gian gần đây tăng lên khá nhiều trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy, các chính sách tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đang được Công ty thực hiện khá hiệu quả, đồng thời cũng cho thấy niềm tin của khách hàng và ngân hàng đối với Công ty.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng ngân quỹ của Công ty vẫn còn chưa được quản lý một cách hợp lý Điều đó được thể hiện ở một số hạn chế sau:

 Khả năng dự phòng thấp

Thông quan bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy, các khoản mục dự phòng rất thấp, có mục còn chưa được trích, đặc biệt là dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính Hơn nữa, chỉ số dự trữ trên vốn lưu động ròng khá cao, luôn lớn hơn 11 cũng cho thấy việc quản lý hàng tồn kho còn nhiều bất cập Tỷ lệ hàng tồn kho còn khá cao nên khả năng thanh toán của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào hàng dự trữ, nếu hàng dự trữ bị giảm giá thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tổng tài sản và khả năng thanh toán Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động hiện nay còn chưa hiệu quả, việc quản lý ngân quỹ chưa được chú ý đúng mức.

 Khả năng thanh toán đang có dấu hiệu đi xuống

Các chỉ tiêu thê hiện khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm gần đây hầu như không tăng mà còn có dấu hiệu đi xuống Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh chỉ dao động trong khoảng từ 0,81 đến 0,86, còn tỷ lệ khả năng thang toán hiện hành chỉ khoảng 1.26 đến 1.37 và đang giảm dần, cao nhất năm 2007 là 1,36 và thấp nhất là năm

2009 chỉ còn 1,26 lần Đây là dấu hiệu không tốt, cần được quan tâm và giải quyết Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời đang có dấu hiệu tăng, nhưng cũng chỉ ở mức trung bình khoảng từ 0,17 đến 0,25.

Hơn nữa, ngân quỹ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản (19,8%), trong khi đó nợ ngắn hạn là một khoản khá lớn trong tổng các khoản nợ của Công ty Năm 2009, tiền chỉ có thể đáp ứng được tối đa 29,54% các khoản nợ ngắn hạn.

Ngoài ra, tốc độ thu hồi các khoản phải thu cũng đang có dấu hiệu đi xuống Điều này cũng làm cho ngân quỹ của Công ty không được đảm bảo, vì tỷ trọng của các khoản phải thu trong tài sản lưu động cũng như trong tổng tài sản khá cao và đang có xu hướng tăng Việc chậm thu các khoản phải thu sẽ làm tiền của Công ty không có khả năng vận động, bị ứ đọng và không thể đem đầu tư sinh lợi.

 Hiệu quả đầu tư ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi chưa cao

Việc trích lập các quỹ diễn ra tương đối đều đặn nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, nên khó có thể sử dụng hiệu quả Hiện nay, tiền mặt của Công ty chủ yếu được gửi tại các tài khoản thanh toán ở ngân hàng, đây là một khoản tiền khá lớn nhưng vì là tiền gửi không kì hạn nên lãi thu được không đáng kể Làm hạn chế khả năng sinh lời hay gia tăng lợi nhuận của vốn.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC

Định hướng của Công ty trong thời gian tới

3.1.1 Cơ hội và thách thức

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế vừa đi qua, chúng ta đang trong thời kì hậu khủng hoảng với nhiều cơ hội và thách thức mới có thể giúp cho nền kinh tế cũng như Khai Quốc phát triển

Kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang trên đà phục hồi với nhiều cơ hội đầu tư mới Sau khủng hoảng, Nhà nước có nhiều chính sách mới khuyến khích đầu tư hơn vào các ngành kinh tế thông qua các gói kích thích khổng lồ và các chính sách khuyến khích thương mại phát triển Đây là một trong những cơ hội tôt để Khai Quốc tiếp cận với các nguồn vốn lớn và có chi phí thấp để mở rộng kinh doanh cũng như tiếp cận các nhà cung cấp mới trên thế giới cũng như trong nước.

Lĩnh vực trình chiếu và cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống là một trong những lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thiết bị văn phòng và trình chiếu đang ngày một lớn Do đó còn khá nhiều cơ hội để công ty phát triển, tạo lập và chiếm lĩnh thị trường trong nước Hơn nữa, các sản phẩm của Công ty đều từ các hãng tên tuổi và có danh tiếng từ lâu và Công ty cũng đã hoạt động trong lĩnh vực này được hơn 10 năm, đủ để hiểu thói quen và thị hiếu của khách hàng trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài Vì vậy, đây cũng là cơ hội để Khai Quốc tạo sức bật phát triển so với các đối thủ khác trong ngành.

Nhưng đây cũng là thách thức lớn đối với Khai Quốc khi các đối thủ cùng ngành cũng đang cố gắng tận dụng các cơ hội để bứt phá Vì vậy, đòi hỏi Khai Quốc phải không ngừng cố gắng và đổi mới phương pháp kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư vào các dự án mới.

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 7 Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty trong xu thế mới, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, trong điều kiện kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty đã xác định đinh hướng phát triển đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở xác định nhiệm vụ chính để phát huy được hết nguồn lực hiện có làm cơ sở cho sự lớn mạnh của công ty sau này hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực trình chiếu và cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống.

Với mong muốn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất Công ty chủ trương đầu tư hai hướng:

- Thứ nhất: tuyển chọn, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia thực sự có năng lực, có khả năng nắm bắt, lựa chọn và tiến hành chuyển giao các công nghệ tiên tiến nhất, phù hợp nhất với nhu cầu ứng dụng phát triển của Việt Nam Phát triển tổ chức công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty

- Thứ hai: Lựa chọn kỹ lưỡng, tiến tới hợp tác toàn diện với các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới Họ là các nhà sản xuất và cung cấp trong các lĩnh vực thiết bị ngân hàng, văn phòng, công nghệ thông tin, thiết bị công nghiệp có công nghệ tiên tiến hiện đại nhất, có sản phẩm và dịch vụ được khách hàng trên cả thế giới tin dùng và chấp nhận.

Và trên tất cả là họ thực sự mong muốn và có đủ khả năng để hợp tác dài hạn với các khách hàng Việt Nam. Để làm được như vậy, Khai Quốc đã xác định:

Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của Khai Quốc Sự hài lòng của khách hàng chính là cơ sở để Khai Quốc quyết định kế hoạnh kinh doanh và phát triển Do đó Khai Quốc luôn ứng dụng và triển khai mọi phương cách để hoàn chỉnh chiến lược của mình về khách hàng Tất cả nhân viên Khai Quốc đều hiểu rằng:

- Khách hàng ngày một tiếp nhận nhiều hơn về thông tin do đó họ luôn có yêu cầu cao hơn và phục vụ tốt hơn

- Mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau và phải được phục vụ ngang nhau8

- Tạo nên một khách hàng mới rất khó nhưng việc duy trì quan hệ và luôn làm hài lòng các khách hàng thì lại càng khó hơn và mọi nhân viên của Công ty phải đóng góp phần của mình vào việc duy trì các mối quan hệ này.

- Tuyệt đối tôn trọng mọi ý kiến và luôn lắng nghe khách hàng để có thể hiểu và làm khách hàng hài lòng ở mức cao nhất

Với phương châm “Hướng tới một giải pháp toàn diện hơn”, toàn thể cán bộ & nhân viên của Công ty TNHH Thương mại và Phát triển công nghệ Khai Quốc luôn hiểu rõ và tuyệt đối tuân thủ theo những quan điểm điểm kinh doanh dưới đây:

- Chỉ bán hàng chính hãng : tuyệt đối không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cho khách hàng Không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng…

- Luôn lựa chọn & cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất.

- Chỉ bán đúng giá niêm yết : khách hàng đến với Khai Quốc sẽ hoàn toàn yên tâm & được đảm bảo về giá Tuyệt đối không sợ bị mua đắt.

- Luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để có những quyết định, cư xử phải lẽ nhất

- Luôn làm hài lòng mọi khách hàng bằng việc thấu hiểu và thực hiện theo quan điểm:

"Khách hàng luôn luôn đúng".

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ

Để thực hiện thành công mục tiêu của công ty trong thời gian tới là tăng trưởng và phát triển bền vững, hướng đến trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm trình chiếu và cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống; Công ty phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp để cải thiện tình hình quản lý ngân quỹ tại công ty.

 Thay đổi quan điểm về vai trò của quản lý ngân quỹ trong Công ty

Lãnh đạo Công ty Khai Quốc cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí , vai trò của chính sách quản lý ngân quỹ trong chính sách tài chính Từ đó quan tâm, coi trọng lĩnh vực này và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Sau đó cần chủ động hoạch định chính sách quản lý ngân quỹ một cách khoa học, theo quy chuẩn nhất định trong9 dài hạn phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn Trên cơ sở đó, đưa vào mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty để phân công, chỉ đạo thực hiện; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quản lý ngân quỹ; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế và cơ sở vật chất – máy mọc thiết bị…; thường xuyên quan tâm và kiểm tra đôn đốc để đạt kết quả tốt hơn.

 Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân quỹ Để đáp phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, công tác tổ chức - cán bộ cần được thực hiện trước Cần xây dựng mô hình và chuẩn bị nguồn cán bộ đáp ứng đủ về số lượng và chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các mục tiêu đề ra hiệu quả nhất Vì yếu tố con người bao giờ cũng là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu Có hoàn thiện con người mới có thể giải quyết tốt các vấn đề khác Vì vậy, cần thiết nhất vẫn là nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ và nhân viên quản lý ngân quỹ về vai trò của quản lý ngân quỹ trong công ty Hoàn thiện vấn đề lương, thưởng cũng như trách nhiệm của từng bộ phận sẽ khiến các nhân viên tài chính tự nâng cao trình độ và có trách nhiệm với công việc hơn Ngoài ra, Công ty cũng có thể áp dụng các biện pháp như gửi các cán bộ quản lý đi học các khóa đào tạo về quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân quỹ nói riêng và thay đổi lại cơ cấu bộ máy quản lý ngân quỹ đồng thời tuyển dụng thêm nhân viên mới đủ trình độ và năng lực phục vụ nhu cầu công việc.

Ngoài ra, quản lý ngân quỹ cần phải được thực hiện bởi một bộ phận có tính chuyên môn hóa cao Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý này là:

+ Chức năng quản lý: thực hiện các quyết định đầu tư khi thặng dư ngân quỹ và tài trợ khi ngân quỹ bị thâm hụt; quan hệ với các ngân hàng - nguồn cung cấp vốn rất quan trọng trong điều kiện hiện nay.

+ Chức năng thông tin và giám sát: làm việc, kiểm soát và tổng hợp thông tin liên quan đến ngân quỹ và quản lý ngân quỹ để từ đó đưa ra các báo cáo ngân quỹ kịp thời.

 Áp dụng chính sách tín dụng thương mại và dự trữ hợp lý.

Cần xây dựng quy định về quản lý tiền mặt tại Công ty, các quy định liên quan đến thu chi để đảm bảo việc thu tiền nhanh nhất và thanh toán tiền đúng hạn Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất, liên quan đến tín dụng thương mại Để tăng dòng tiền vào cho doanh0 nghiệp thì phải tăng tốc độ thu hồi tiền mặt nhằm nhanh chóng đưa tiền vào đầu tư, chi tiêu để đem lai lợi nhuận cho doanh nghiệp Các phương pháp thường được áp dụng để tăng tốc độ thu hồi tiền mặt là:

+ Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích cho họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một khi một khoản nợ được thanh toán thì tiền được đưa vào đầu tư càng nhanh càng tốt.

+ Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống ngân hàng Thông qua ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán các hoá đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán thanh khoản cao trên tài khoản thanh toán của họ Lợi thế của hệ thống ngân hàng là tiền tệ có thể được chuyển đi rất nhanh bên trong hệ thống, cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền nhanh chóng một khi đã có chúng trong tài khoản.

Các phương pháp được áp dụng để làm giảm tốc độ chi tiêu:

+ Tận dụng thời gian chênh lệch thu và chi: Công ty có thể tận dụng khoảng thời gian chênh lệch do xử lý các loại séc hay hoàn tất thủ tục thanh toán.

+ Sử dụng hối phiếu khi mua hàng: do hối phiếu chỉ được thanh toán khi có sự xác nhận của chủ tài khoản nên Công ty có thể sử dụng hối phiếu để tận dụng một số ngày hoãn trả tiền.

Thứ hai, liên quan đến chính sách dự trữ Cần phải xác định lượng hàng hóa dự trữ hợp lý, vừa đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo mức phí tổn dự trữ thấp nhất.

 Đầu tư, hoàn thiện hệ thống thông tin

Công ty cần hoàn thiện hơn nữa chế độ báo cáo sổ sách, quy định cụ thể loại thông tin, độ chính xác và thời hạn nộp của các thông tin cần thiết cho Công ty Đồng thời cần phải áp dụng chặt chẽ chế độ kế toán thống kê hiện hành và đưa ra các biện pháp thưởng phạt phân minh Để từ đó có được nguồn thông tin đa dạng, kịp thời và chính xác.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông tin đã trở thành yếu tố quyết định đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thu thập và xử lý các thông tin tài chính đa dạng và phức tạp, đồng thời phân tích và1 đưa ra các bản báo cáo cần thiết để ra quyết định Vì vậy, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng cho việc quản lý ngân quỹ là một vấn đề thiết yếu cần được chú trọng giải quyết.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ

Ngoài việc áp dụng các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại4 Công ty Khai Quốc, một môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp công tác quản lý ngân quỹ trở thành công cụ quản lý tài chính hiệu quả đối với Công ty Vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

 Tăng cường công tác quản lý thị trường của Nhà nước trong các hoạt động liên quan tới quản lý ngân quỹ như chính sách thương mại, tồn kho…

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt Môi trường kinh doanh luôn biến động và thay đổi từng ngày Vì vậy, Nhà nước và các tổ chức càng phải quan tâm đến hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các ngành phát triển để cho các Công ty có thể đưa ra cho mình một hướng đi đúng đắn, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, hướng tới sự tồn tại và phát triển bền vững

Thị trường tiêu thụ các thiết bị trình chiếu và cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống ở nước ta hiện nay còn mới mẻ, vẫn đang trong giai đoạn tạo lập thị trường Các công ty đang từng bước khẳng định và thu hút khách hàng Vì vậy, để các công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực nói chung và Khai Quốc nói riêng có thể phát triển và cạnh tranh công bằng đề nghị Nhà nước cần tăng cường kiểm tra và giám sát chặt chẽ các loại hàng hóa trên thị trường và xử lý nghiêm minh với các sản phẩm và người buôn bán các sản phẩm nhập lậu. Để thị trường ổn định hơn, đề nghị Nhà nước cần tăng cường quản lý giám sát tỷ giá hối đoái chính thức cũng như trên thị trường tự do để Công ty có thể dự trù chính xác hơn nhu cầu ngoại tệ của mình từ đó có chính sách mua, bán, dự trữ ngoại tệ phù hợp.

Ngoài ra, theo quy định của Nhà nước tại Thông tư số: 228/2009/TT-BTC ra ngày

07 tháng 12 năm 2009, việc trích lập các quỹ dự phòng trong doanh nghiệp phải được sử dụng vào đúng mục đích như tên gọi của chúng Quy định như vậy còn quá cứng nhắc, chưa phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, chưa đảm bảo được sự luân chuyển liên tục của vốn trong kinh doanh, vi phạm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn Để linh hoạt hơn trong quy định về trích lập và sử dụng các quỹ, Nhà nước nên bổ sung thêm những quy định cho phép các doanh nghiệp được sử dụng các quỹ vào mục đích tài trợ tạm thời cho thanh toán với nguyên tắc có hoàn trả

Liên quan đến tín dụng thương mại, mặc dù Nhà nước đã ban hành luật Thương phiếu được đề cập đến trong Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Thương phiếu đượcUBTVQH thông qua ngày 24/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000, và Nghị định số

32/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/7/2000 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương5 phiếu Tuy nhiên, những văn bản pháp luật vừa nêu, vẫn được coi là chưa đủ để có một môi trường pháp lý thuận tiện cho thương phiếu hoạt động vẫn còn nhiều bất cập như chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế… Với các văn bản đã ban hành làm cho khi sử dụng thương phiếu còn tồn tại khá nhiều nhược điểm như:

Nhược điểm thứ nhất, do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo

Nhược điểm thứ hai, với những nhược điểm sẳn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu

Nhược điểm thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau

- Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng hoá, người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có lòng tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hoá ra tiền của thương phiếu khi đến hạn

- Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu, chưa ban hành mẫu biểu cụ thể cho thương phiếu để nó có thể trở thành một công cụ lưu thông tín dụng pháp định có thể thay thế cho tiền mặt trong lưu thông

- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn kém

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải gấp rút ban hành các thông tư hướng dẫn để các ngân hàng có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu như bảo lãnh, chiết khấu và cầm cố thương phiếu ngân hàng Nhà nước cũng phải nhanh chóng ban hành mẫu biểu cho thương phiếu, ban hành Luật về các công cụ chuyển nhượng…để Công ty có thể áp dụng cách chính sách tín dụng thương mại tốt hơn trong quản lý ngân quỹ.

 Đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tiền tệ, các định chế tài chính trung6 gian (ngân hàng và phi ngân hàng) tạo sự đa dạng các công cụ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư tạm thời tiền nhàn rỗi.

Nhiều thời điểm, Công ty Khai Quốc có lượng tiền mặt dư thừa ngắn hạn khá lớn nhưng không thể đầu tư vào các tài sản thanh khoản khác mà phải gửi vào ngân hàng để hưởng lãi Đây cũng là một thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Thực tế cho thấy thị trường tiền tệ của nước ta chưa phát triển, chưa có nhiều các công cụ khác nhau để các doanh nghiệp dựa vào đó để đầu tư Hoặc có thì thông tin về các chứng khoán cũng không đầy đủ và minh bạch, các doanh nghiệp khó tiếp cận để có thể lựa chọn loại chứng khoán phù hợp Mặt khác, các quỹ đầu tư trên thị trường còn chưa phát triển cũng gây khó khăn khi doanh nghiệp muốn ủy thác đầu tư.

Bởi vậy, Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhanh, mạnh đồng bộ các biện pháp nhằm đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tiền tệ và các định chế tài chính trung gian để giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư trên thị trường tiền tệ và tăng cường hoạt động quản lý ngân quỹ như:

Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy định hiện hành liên quan tới các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ và các văn bản liên quan Đồng thời khuyến khích thành lập các định chế tài chính trung gian trên thị trường.

Ngày đăng: 13/07/2023, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w