1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác bồi thường gpmb huyện phúc thọ và lấy ví dụ quy trình bồi thường gpmb dự án xây dựng đường tỉnh 418 đoạn qua thị trấn phúc thọ

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 91,83 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG (3)
    • I. Khái niệm và sự cần thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng (3)
      • 1.1. Khái niệm cơ bản về đền bù giải phóng mặt bằng (3)
      • 1.2. Bản chất của công tác đền bù giải phóng mặt bằng (3)
      • 1.3. Sự cần thiết phải có công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng (4)
        • 1.3.1. Công tác đền bù GPMB đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, người sở hữu nhà ở cũng như của Nhà nước (4)
        • 1.3.2. Công tác đền bù GPMB giúp cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả (4)
        • 1.3.3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những công việc luôn đi đôi với sự phát triển kinh tế- xã hội (5)
        • 1.3.4. Công tác đền bù GPMB góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở (5)
        • 1.3.5. Công tác đền bù GPMB góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở (6)
    • II. Nội dung của công tác đền bù GPMB (6)
      • 2.1. Nội dung (6)
      • 2.2. Đặc điểm của công tác đền bù giải phóng mặt bằng (7)
    • III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng (8)
      • 3.1. Chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước (8)
      • 3.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển nhà ở (9)
      • 3.3. Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (9)
      • 3.4. Công tác định giá đất (10)
      • 3.5. Nguồn vốn để thực hiện công tác đền bù thiệt hại GPMB (11)
      • 3.6. Chính sách lập khu tái định cư (11)
      • 3.7. Việc hình thành và phát triển thị trường BĐS (thị trường nhà đất) (12)
    • IV. Những quy định của Nhà nước về đền bù GPMB (12)
      • 4.1. Những quy định chung (12)
        • 4.1.2. Phạm vi áp dụng (13)
      • 4.2. Những quy định cụ thể (13)
        • 4.2.1. Đền bù thiệt hại về đất (13)
        • 4.2.2. Đền bù thiệt hại về tài sản trên đất (15)
        • 4.2.3. Chính sách hỗ trợ (17)
        • 4.2.4. Lập khu tái định cư để GPMB thực hiện thu hồi đất (19)
    • V. Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại, tái định cư (20)
      • 5.1. Thủ tục tổ chức Hội đồng bồi thường thiệt hại, tái định cư cấp quận (huyện) (20)
        • 5.1.1. Thành lập Hội đồng GPMB (20)
        • 5.1.2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng GPMB (22)
        • 5.1.3. Nhiệm vụ của Hội đồng GPMB (22)
      • 5.2. Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 2) (23)
        • 5.2.1. Tổ chức kê khai, điều tra, xác nhận (23)
          • 5.2.1.1. Kê khai (23)
          • 5.2.1.2. Tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai (24)
        • 5.2.2. Định giá tài sản để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, tái định cư (26)
      • 5.3. Lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 3) (26)
        • 5.3.1. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (26)
        • 5.3.2. Niêm yết công khai, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và quy chế bắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư (27)
      • 5.4. Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư (Bước 4) (27)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB HUYỆN PHÚC THỌ VÀ LẤY VÍ DỤ QUY TRÌNH GPMB DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỈNH 418 ĐOẠN QUA THỊ TRẤN PHÚC THỌ (29)
    • I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Phúc Thọ (29)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (29)
      • 2. Điều kiện kinh tế- xã hội (29)
    • II. Tổng quan về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ (30)
      • 1. Tổng quỹ đất và biến động đất đai..........................................................................30 Page 74 of 77 (30)
        • 3.1 Thực trạng công tác GPMB huyện Phúc Thọ (33)
        • 3.2. Thực trạng công tác bồi thường GPMB ở Dự án xây dựng đường tỉnh 418 (đường 82 cũ) (36)
          • 3.2.1. Giới thiệu về dự án (36)
          • 3.2.2. Thành lập Hội đồng bồi thường và tổ công tác bồi thường GPMB (37)
            • 3.2.2.1 Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ Quyết định số 214/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội và UBND lâm thời huyện Phúc Thọ thành lập gồm có các thành phần ban ngành (37)
            • 3.2.2.2 Tổ công tác bồi thường GPMB căn cứ Quyết định số 213/QĐ- UB của (37)
          • 3.2.3. Tổ chức đo đạc, kê khai hiện trạng tài sản trên đất (38)
          • 3.2.4. Xác định giá đất để bồi thường (38)
            • 3.2.4.1 Căn cứ xác định giá (39)
            • 3.2.4.2 Xác định giá bồi thường của dự án đường tỉnh 418 trên địa bàn thị trấn Phúc Thọ (42)
          • 3.2.5. Bồi thường và xây dựng tái định cư (43)
            • 3.2.5.1. Chính sách bồi thường (44)
            • 3.2.5.2. Chính sách cấp đất và tái định cư (44)
            • 3.2.5.3. Lập phương án bồi thường cho các hộ dân và giao đất tái định cư (44)
          • 3.2.6. Lập dự toán chi và thanh quyết toán (46)
          • 3.2.7. Tổ chức thực hiện bồi thường (46)
          • 3.2.8. Một số bài học rút ra qua công tác GPMB (50)
    • IV. Đánh giá chung (51)
      • 4.1. Tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn Huyện Phúc Thọ (51)
      • 4.2. Những kết quả đã đạt được (52)
      • 4.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác bồi thường thiệt hại GPMB trên địa bàn huyện (53)
        • 4.3.1 Tồn tại (53)
        • 4.3.2 Nguyên nhân (57)
    • I. Phương hướng (60)
    • II. Nhiệm vụ (60)
    • III. Những giải pháp hoàn thiện công tác GPMB (62)
      • 3.1. Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách về đền bù thiệt hại (62)
      • 3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở (63)
      • 3.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan chính đến đầu tư, GPMB là Kiến trúc sư Trưởng thành phố, Sở Địa chính- Nhà đất, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính- Vật giá trọng tâm vào các khâu (64)
      • 3.4. Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra thực hiện chính sách.63 3.5. Tập trung giải quyết vốn, tạo quỹ nhà đất phục vụ tái định cư theo phương châm: chủ động, tích cực (64)
      • 3.6. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai, công bằng các phương án GPMB (66)
        • 3.6.1 Đối với bộ máy quản lý (66)
        • 3.6.2 Về công tác cán bộ (66)
      • 3.7. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác đền bù thiệt hại GPMB (66)
      • 3.8. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện (67)
      • 3.9. Phát triển thị trường bất động sản (68)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Khái niệm và sự cần thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng

1.1 Khái niệm cơ bản về đền bù giải phóng mặt bằng Đền bù thiệt hại được hiểu là việc bù đắp, thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật những thiệt hại về đất đai, nhà cửa, thu nhập và các tài sản khác do tác động của các dự án trên địa bàn Trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không chỉ bị thiệt hại về đất mà còn bị thiệt hại về các tài sản gắn liền với đất như các công trình kiến trúc, vườn tược, cây cối… Vì vậy đền bù thiệt hại bao gồm đền bù thiệt hại về đất và tài sản gắn trên đất.

Giải phóng mặt bằng là một khâu hay bộ phận của công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các công đoạn: từ bồi thường cho các đối tượng sử dụng đất, giải toả các công trình trên đất, di chuyển người dân tạo lập mặt bằng cho triển khai các dự án đến việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất tái tạo chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống Đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng có thể được hiểu là việc chi trả, bù đắp, những tổn thất về đất đai, những chi phí tháo dỡ, di chuyển nhà cửa, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, cây cối, hoa màu và chi phí để ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng đất đai, sở hữu tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

1.2 Bản chất của công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Về bản chất việc đền bù giải phóng mặt bằng chính là việc đền bù những thiệt hại, những tổn thất do việc thay đổi chức năng hay mục đích sử dụng giữa các loại đất gây ra (Ví dụ: Từ đất nông nghiệp thành đất xây dựng khu công nghiệp, đất chưa sử dụng thành đất chuyên dùng… ).

Việc đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết do đó cần phải có quan điểm đúng đắn, lành mạnh và tạo điều kiện để công tác này phát triển tốt hơn

1.3 Sự cần thiết phải có công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng

1.3.1 Công tác đền bù GPMB đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, người sở hữu nhà ở cũng như của Nhà nước. Đất đai được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng Vì vậy mà đất đai không thuộc sở hữu riêng của một ai mà là của chung toàn xã hội Theo khoản 1 điều 5 Luật đất đai năm 2003 viết: " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu " và khoản 1 Điều 6 viết: "Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai". Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt xét trên cả phương diện tự nhiên, kinh tế và xã hội Vì vậy, Nhà nước phải nắm quyền sử dụng đất đai về mặt pháp lý, nắm quyền quản lý và quyền sở hữu đất đai Nhà nước phải xây dựng chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội nhằm tránh tình trạng đất đai để hoang hoá vô chủ, sử dụng lãng phí, không hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân từ đó đảm bảo đất đai có chủ sử dụng thực sự và cụ thể Nhà nước giao quyền quản lý đất đai đồng thời đưa ra những quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể về quản lý và sử dụng đất đai.

Nhằm phát huy tốt hơn chức năng quản lý đất đai theo cơ chế mới, phù hợp với điều kiện mới của sự phát triển kinh tế- xã hội trong cơ chế thị trường, ổn định tình hình đất đai vốn rất phức tạp do lịch sử để lại Luật đất đai cũng quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Nhà nước có trách nhiệm đền bù thiệt hại Luật đất đai năm

1993 đã quy định rõ quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng như trách nhiệm của Nhà nước khi thu hồi đất Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội loài người Do đó Nhà nước quy định các quyền và lợi ích của người sử dụng đất đai cũng như trách nhiệm phải đền bù thiệt hại khi thu hồi đất của Nhà nước đảm bảo mọi người đều có đất để sống và để sản xuất là điều kiện hết sức đúng đắn.

1.3.2 Công tác đền bù GPMB giúp cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả. Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá và có hạn, bởi vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả là một yêu cầu tiên quyết.

Do lịch sử hình thành và phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, các khu dân cư… một cách tự nhiên, nhỏ lẻ, thiếu sự đồng

Page 4 of 77 bộ nên một số lượng lớn đất đai đã bị sử dụng một cách lãng phí, kém hiệu quả. Nhà nước tiến hành sắp xếp bố trí lại qui mô, cơ cấu sử dụng đất thông qua các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hiện thực hóa nó bằng các dự án cụ thể Các dự án được đưa ra nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đất đai đồng thời tạo điều kiện sử dụng tốt hơn các nguồn lực khác trong vùng.

1.3.3 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những công việc luôn đi đôi với sự phát triển kinh tế- xã hội.

Trước đây đất đai sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp còn ngày nay do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ nên diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm để thay vào đó là sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng Đặc biệt là việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện CNH - HĐH đất nước.

Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế thì dân số cũng ngày càng tăng do đó nhu cầu sử dụng đất để xây dựng nhà cửa, các khu đô thị mới và các công trình khác phục vụ nhu cầu ở của xã hội ngày càng gia tăng.

1.3.4 Công tác đền bù GPMB góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở.

Quy hoạch đất đai, nhà ở là việc Nhà nước bố trí, xắp xếp các loại đất đai và nhà ở cho đối tượng sử dụng theo các phạm vi không gian, thời gian nhất định, với mục đích phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho phép sử dụng hợp lý và hiệu quả các yếu tố đất đai và nhà ở.

Kế hoạch sử dụng đất đai và nhà ở gồm việc xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu về sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở và các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu đó một cách tốt nhất.

Quy hoạch sử dụng đất đai nhà ở căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nó được cụ thể hoá bằng kế hoạch sử dụng đất trong từng thời gian nhất định (1 năm hoặc 5 năm) Thực hiện quy hoạch - kế hoạch là thực hiện việc bố trí các khu đất ở các khu vực, các vùng để phát triển các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc là việc chuyển các loại đất khác nhau sang các mục đích sử dụng khác nhau Để thực hiện

Nội dung của công tác đền bù GPMB

Giải phóng mặt bằng là hoạt động khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng Để có thể xây dựng, triển khai và thực hiện được phương án giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt đòi hỏi phải thực hiện nhiều bước, nhiều công việc khác nhau từ điều tra, khảo sát, lập và phê duyệt phương án bồi thường đến tổ chức chi trả tiền bồi thường, di dân, tái định cư… Mặc dù bao gồm nhiều công việc như vậy nhưng quá trình tổ chức giải phóng mặt bằng là nhằm thực hiện 2 nội dung chính:

- Tổ chức bồi thường thiệt hại

- Tổ chức di dân, tái định cư.

* Tổ chức bồi thường thiệt hại và hỗ trợ bao gồm:

+ Đền bù thiệt hại về đất bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất ở (đô thị, nông thôn), đất chuyên dùng.

+ Đền bù thiệt hại về tài sản bao gồm nhà cửa, công trình kiến trúc, mồ mả, công trình văn hoá, di tích lịch sử, đình, chùa, công trình kỹ thuật hạ tầng, hoa màu.

+ Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.

+ Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp.

+ Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, di chuyển, giải phóng mặt bằng.

* Tổ chức di dân, tái định cư :

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và căn cứ vào quy mô thực tế của đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường, số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi ở khác, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền cho UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định tổ chức thực hiện lập khu tái định cư tập trung hoặc tái định cư phân tán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2.2 Đặc điểm của công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm vì nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần cũng như thói quen, tập quán của người dân (người bị thu hồi đất).

- Đối với Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội mà còn thể hiện vai trò, nhiệm vụ, quyền năng của Nhà nước trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng đất đai.

- Đối với các chủ dự án đầu tư thu hồi đất, giải phóng mặt bằng liên quan trực tiếp đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho hiệu quả, liên quan đến điều kiện và tiến độ thực hiện dự án.

- Đối với người dân- những người bị thu hồi đất thì đất đai và các tài sản trên đất được coi là các tài sản (bất động sản) có giá trị lớn Đất đai không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần to lớn: là nơi an cư, lập nghiệp, truyền lại qua nhiều thế hệ.

Sự khó khăn của công tác giải phóng mặt bằng còn do các yếu tố liên quan đến giải phóng mặt bằng thiếu và chưa đồng bộ:

- Chính sách và pháp luật về đất đai, bồi thường thiệt hại còn chưa hoàn chỉnh, chồng chéo và thường xuyên phải thay đổi, bổ sung.

- Bộ máy tổ chức thực hiện còn thiếu, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ;lực lượng cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn và chưa có cơ chế hoạt động rõ ràng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng

3.1 Chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước

Chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước là một trong những nhân tố quyết định đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đó căn cứ pháp lý quan trọng dựa vào đó để xác định nội dung đền bù, mức đền bù, giá đền bù và các biện pháp hỗ trợ chi phí tháo dỡ di chuyển, chi phí để ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và đời sống của các hộ gia đình tại vùng tái định cư.

Những quy định của Nhà nước về đền bù thiệt hại tác động trực tiếp lên lợi ích kinh tế về đất đai của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất (chủ đầu tư, đối tượng phải đền bù), Nhà nước và người bị thu hồi đất Do đó nó mang tính chất quyết định đối với công tác đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Để công tác đền bù GPMB được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả đòi hỏi có một hệ thống chính sách thống nhất ổn định, cụ thể và công khai cho mọi người biết để họ hiểu và tự giác thực hiện Nếu không thì công tác đền bù GPMB sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc và không thể thực hiện được Một chính sách phù hợp với lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan thì công tác GPMB mới được thúc đẩy Công tác này thực chất là quá trình thực hiện hoá các chính sách của Nhà nước Chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước góp phần thúc đẩy tiến độ thi công của các dự án, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội đồng thời thu hút vốn đầu tư trong nước và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức

Page 8 of 77 ngoài nước Tóm lại chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả của công tác đền bù giải phóng mặt bằng Chính vì thế chính sách này luôn được Nhà nước chú ý và luôn được sửa đổi cho phù hợp với thực tế đồng thời Nhà nước cũng liên tục ban hành các văn bản quy định khác nhau liên quan để công tác này được thực hiện một cách hiệu quả nhất

3.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển nhà ở

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở là việc bố trí sắp xếp các loại đất đai, nhà ở cho các đối tượng sử dụng trong phạm vi không gian và thời gian nhất định cho phép sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất các yếu tố đất đai, nhà ở.

Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở cần phải xem xét toàn diện các khía cạnh, đặc biệt phải chú ý đến tính phức tạp của công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng Các nhà lập quy hoạch, kế hoạch phải tính toán, cân nhắc làm sao cho quy hoạch, kế hoạch đó có khoa học, có tính khả thi cao nhất, có nghĩa là hạn chế tối đa, tránh việc quy hoạch, kế hoạch phải lấy nhiều đất đai thuộc những khu dân cư đông, lâu đời, những công trình lớn để giảm bớt chi phí đền bù thiệt hại GPMB Mặt khác, quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở phải ổn định, phải được tiến hành trước một bước và phải công khai cho toàn dân biết Có như vậy, công tác đền bù thiệt hại mới có thể thực hiện hiệu quả tránh những trở ngại không đáng có.

3.3 Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà

Công tác giao đất, cho thuê đất quyết định đến tiến độ của công tác đền bù thiệt hại GPMB Nếu công tác giao đất, cho thuê đất đã được hoàn tất thì công tác đền bù thiệt hại sẽ được tiến hành nhanh chóng, ngược lại nó sẽ làm chậm quá trình đền bù thiệt hại và tất nhiên làm chậm tiến độ của các dự án đầu tư Trong công tác giao đất, cho thuê đất thì công tác thẩm duyệt dự án là công tác rất quan trọng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cũng giữ vai trò rất lớn trong việc xác định tính hợp pháp của mảnh đất và tài sản gắn liền với mảnh đất đó làm căn cứ để xét xem mảnh đất đó có được đền bù hay không Trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì công tác điều tra, đo đạc, làm các thủ tục nhà đất khác giữ vai trò quyết định.

Do đó phải chú trọng công tác này thì việc đền bù mới nhanh chóng được thực hiện.

Công tác cấp GCNQSD đất ở và QSH nhà ở tác động đến công tác đền bù thiệt hại thông qua xác định đối tượng được đền bù thiệt hại nếu công tác cấp GCNQSH và QSD đất ở được tiến hành đúng, đủ đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đền bù thiệt hại Vì khi đó việc xác định đối tượng đền bù thiệt hại sẽ rất dễ dàng Ngược lại sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc xác định đất sử dụng hợp pháp hay bất hợp pháp để thực hiện chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.

3.4 Công tác định giá đất

Công tác định giá ở nước ta mới chỉ hiểu và triển khai từ khi ban hành Luật đất đai năm 1993, đất thực sự có giá trong quá trình phát triển Trong khi đó công tác quản lý đất đai cũng ngày càng được mở rộng về phạm vi và phát triển theo chiều sâu, nó thể hiện quyền lực và sự nhất quán trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Đảng và Chính phủ đối với từng loại đất theo từng mục đích sử dụng cụ thể, theo các thành phần kinh tế và các đơn vị hành chính Một trong những vấn đề trọng tâm là việc quản lý các hoạt động trên đất bao gồm các vấn đề về pháp lý, các vấn đề về tài chính, các hoạt động của Nhà nước về thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá tài sản khi giao đất và bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất Những nội dung này đặt yêu cầu cho việc định giá cho từng thửa đất nhất là việc định giá đất phục vụ cho công tác định đền bù thiệt hại khi thu hồi đất dùng cho các mục đích an ninh- quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đang là vấn đề hết sức bức xúc của thực tiễn, nó đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các ngành liên quan: Tổng cục Địa chính, Bộ tài chính, Bộ xây dựng….

Trong giai đoạn hiện nay, công tác định giá đất còn đang rất mới mẻ, song số lượng các dự án đầu tư xây dựng ngày càng tăng và nhiệm vụ đền bù thiệt hại, GPMB có vị trí quan trọng và được đặt lên hàng đầu, trọng tâm để đảm bảo tiến độ thi công không chỉ về khối lượng công việc mà còn cả tính chất phức tạp, chi phí tốn kém và mất nhiều thời gian

Chính vì vậy việc định giá đất chính xác, hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và hiệu quả sử dụng đất, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc ổn định tình hình kinh tế xã hội chính trị của một đất nước và sự phát triển chung của mỗi quốc gia trong quá trình CNH-HĐH đất nước, ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước.

3.5 Nguồn vốn để thực hiện công tác đền bù thiệt hại GPMB

Nguồn vốn để thực hiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng bao gồm vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn của chủ dự án và các nguồn vốn khác.

Vốn từ ngân sách Nhà nước bao gồm tiền dành riêng cho công tác đền bù thiệt hại, tiền thu tiền sử dụng (khi giao đất hoặc cho thuê đất) tiền cho thuê nhà hoặc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

Các nguồn vốn khác có thể là vốn vay của các tổ chức phi chính phủ hoặc vốn nhận viện trợ từ nước ngoài và vốn huy động từ sự đóng góp của nhân dân.

Có thể nói đây là một trong các yếu tố có tính quyết định hàng đầu đến công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng Công tác này có thực hiện được hay không, được thực hiện nhanh hay chậm, tốt hay không tốt là do yếu tố vốn cũng như công tác quản lý sử dụng nguồn vốn trên quyết định.

3.6 Chính sách lập khu tái định cư

Những quy định của Nhà nước về đền bù GPMB

4.1.1 Đối tượng áp dụng: (Thực hiện Điều 2 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Điều

2 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

- Cơ quan, cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (sau đây gọi chung là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất).

- Đền bù thiệt hại về tài sản hiện có bao gồm cả các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất thu hồi;

- Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh;

- Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp;

- Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù, di chuyển, GPMB.

4.2 Những quy định cụ thể

4.2.1 Đền bù thiệt hại về đất. a Nguyên tắc đền bù thiệt hại về đất.

Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất. b Điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất (Thực hiện Khoản 1, 2, 3, 4, 5,

7, 9, 10, 11 Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP; khoản 4 Điều 14, Điều 44, Điều

45, Điều 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

Người bị Nhà nước thu hồi đất được đền bù thiệt hại phải có một trong các điều kiện sau:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Có giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quyết định của Pháp luật.

- Có giấy tờ do cơ quan thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

- Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất đó không tranh chấp và không thuộc một trong các trường hợp tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi phạm sau đây:

+ Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;

+ Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;

+ Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;

+ Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;

+ Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.

- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được pháp luật công nhận về quyền sử dụng đất mà trước thời điểm Luật Đất đai 1987 có hiệu lực, Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng

- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

- Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

+ Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;

+ Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;

+ Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân. d Giá đất để tính đền bù thiệt hại.

Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND Thành phố quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp thời điểm quyết định thu hồi đất, mức giá đất đã ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp huyện đề xuất, báo cáo Sở Tài chính chủ trì thẩm tra, trình UBND Thành phố xem xét quyết định

4.2.2 Đền bù thiệt hại về tài sản trên đất. a Nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản

- Đền bù thiệt hại về tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác, gắn liền với đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất.

- Chủ sở hữu tài sản là người có tài sản hợp pháp quy định tại khoản 1 điều này khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được đền bù thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.

- Chủ sở hữu tài sản có trên đất bất hợp pháp quy định tại điều 7 NĐ này tuỳ từng trường hợp cụ thể được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét hỗ trợ. b Đền bù thiệt hại nhà, công trình kiến trúc.

- Đối với nhà, công trình kién trúc và các tài sản khác gắn liền với đất được đền bù theo mức thiệt hại thực tế.

Giá trị hiện có Một khoản tiền tính bằng một

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại

Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại, tái định cư

5.1 Thủ tục tổ chức Hội đồng bồi thường thiệt hại, tái định cư cấp quận (huyện) 5.1.1 Thành lập Hội đồng GPMB. a Sau khi được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND cấp huyện nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Văn bản gửi kèm theo gồm:

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kèm theo phạm vi, ranh giới khu đất được chấp thuận chủ trương đầu tư;

+ Kế hoạch chi tiết tiến độ giải phóng mặt bằng.

+ Dự toán chi phí để tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành của UBND Thành phố;

+ Kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tuyển dụng lao động cho các hộ trong phạm vi thu hồi đất (nếu có);

+ Văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tham gia Tổ công tác giải phóng mặt bằng.

Page 20 of 77 b Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình UBND cấp huyện ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ công tác.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ đầu tư.

Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện gồm có:

- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là chủ tịch Hội đồng;

- Trưởng Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng làm Phó Chủ tịch thường trực của Hội đồng;

- Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường - ủy viên;

- Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên;

- Trưởng Phòng Quản lý đô thị - ủy viên;

- Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên;

- Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên;

- Chủ đầu tư - ủy viên;

- Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ

1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

Thành phần của Tổ công tác gồm:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng;

- Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện – tổ phó;

- Cán bộ địa chính cấp xã – tổ viên;

- Cán bộ quản lý đô thị cấp xã – tổ viên;

- Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi dự án – tổ viên;

- Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án – tổ viên;

- Đại diện chủ đầu tư – tổ viên.

Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có thể trình UBND cấp huyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác

5.1.2 Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng GPMB

- Hội đồng GPMB làm việc theo nguyên tắc tập thể Các quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng biểu quyết tán thành Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Chủ dự án và người đại diện cho những người được bồi thường thiệt hại không tham gia biểu quyết

- Chủ tịch Hội đồng GPMB quyết định thành lập Tổ công tác để giúp việc cho Hội đồng Thành phần tổ công tác gồm: đại diện chủ đầu tư (hoặc đơn vị tư vấn thay mặt chủ đầu tư), đại diện của Hội đồng và UBND phường (xã, thị trấn).

5.1.3 Nhiệm vụ của Hội đồng GPMB

- Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các thủ tục, điều kiện thực hiện GPMB

- Hướng dẫn chủ dự án (hoặc đơn vị tư vấn) về các chế độ chính sách và các đặc điểm của việc GPMB của địa phương, trách nhiệm của chủ dự án khi nhận đất thực hiện dự án

- Hướng dẫn các chế độ chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi, giới thiệu chủ dự án với người đang sử dụng đất

- Lập kế hoạch thực hiện trước, trong và sau khi bồi thường thiệt hại tái định cư

- Hướng dẫn người đang sử dụng đất kê khai diện tích đất, nguồn gốc, ranh giới, tài sản hiện có trong khu đất và để đạt nguyện vọng khi Nhà nước thu hồi đất

- Hướng dẫn, kiểm tra chủ dự án đo đạc, xác nhận những tài sản trên đất do người đang sử dụng đất kê khai, tổ chức đưa dần vào khu tái định cư

- Xác nhận về mặt hành chính đất, nhà tài sảnxác nhận để áp dụng bồi thường

- Hướng dẫn chính quyền phường (xã, thị trấn) thông báo cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân biết để kê khai, thực hiện theo quy định, chỉ đạo chính quyền phường (xã, thị trấn) căn cứ GCNQSD đất được các cơ quan Nhà nước Cộng hoà XHCNVN cấp và hồ sơ, tài liệu lưu trữ quản lý tại địa phương để thẩm định, xác nhận bản kê khai của người đang sử dụng đất kê khai và lập hồ sơ báo cáo Hội đồng GPMB.

5.2 Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 2)

5.2.1 Tổ chức kê khai, điều tra, xác nhận

Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và Tổ công tác theo quy định tại Điều 50 của bản quy định này, Chủ tịch UBND cấp xã và Tổ công tác tổ chức họp công khai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi dự án, phát tờ khai theo mẫu quy định chung và thực hiện kê khai.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB HUYỆN PHÚC THỌ VÀ LẤY VÍ DỤ QUY TRÌNH GPMB DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỈNH 418 ĐOẠN QUA THỊ TRẤN PHÚC THỌ

Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Phúc Thọ

Huyện Phúc Thọ bao gồm 22 xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Môn, Thọ Lộc, Tích Giang, Phúc Hòa, Ngọc Tảo, Thanh Đa, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp Huyện lị là thị trấn Phúc Thọ Phía Bắc huyện giáp sông Hồng, là ranh giới của huyện, đồng thời là một phần ranh giới của Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp huyện Thạch Thất và Hoài Đức, phía Đông giáp huyện Đan Phượng và phía Tây giáp thị xã Sơn Tây Diện tích tự nhiên của huyện là 11.719 ha với dân số tính đến tháng 12 năm 2007 là 164.934 người với 39.786 hộ, phân bố tương đối đồng đều.

Huyện Phúc Thọ có Quốc lộ (QL) 32 chạy dọc theo địa bàn huyện cùng các Tỉnh lộ 417, 418, 419, 421 phân bố đều khắp huyện nên có điều kiện để kết nối với các địa phương, trung tâm về văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật và huyện có 3 sông đi qua ( sng Hồng, sông Tích, sông Đáy), là nguồn cung cấp nước tưới phù sa, đồng thời là tuyến giao thông thủy quan trọng.

2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Trong những năm gần đây, Phúc Thọ có mức tăng trưởng kinh tế tương đối đạt trên 11%/năm Cụ thể, năm 2007 đạt 11,2%, năm 2008 đạt 11,6% Nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu khá rõ nét với xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ Tuy nhiên, hiện nay, tỷ trọng trong nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế.

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 – 2008:

Cơ cấu kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Công nghiệp - xây dựng cơ bản 31,2 % 32,7 % 33,3 %

Hệ thống giao thông trong huyện cũng có bước phát triển khá, chủ yếu là giao thong đường bộ và một phần là đường sông Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn huyện ( không tính đường xóm và đường phục vụ sản xuất) là 338.167km; trong đó có 16,3km đường quốc lộ; 29,5km tỉnh lộ; 32,77km huyện lộ và 259,579 đường liên xã, liên thôn Các trục đường chính trong huyện gồm đường Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 419, 421 Tuyến đường sông chủ yếu là sông Hồng với chiều dài chảy qua huyện là 12km Trên địa bàn huyện không có bến xe, hiện nay chỉ có 7 điểm đỗ xe buýt dọc theo QL 32.

Về văn hoá, giáo dục, y tế, huyện đã có những quan tâm đầu tư thích đáng. Chất lượng giáo dục được nâng cao, nhiều trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp Trên địa bàn huyện có nhiều trạm y tế, bệnh viện, trong đó 17/23 xã có bác sĩ, đạt 2,1 bác sĩ/vạn dân giúp cho công tác phòng khám chữa bệnh ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn huyện.

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua được bảo đảm và duy trì tốt Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tốt.

Tổng quan về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ

1 Tổng quỹ đất và biến động đất đai

Huyện Phúc Thọ gồm 22 xã và huyện lị là thị trấn Phúc Thọ, diện tích tự nhiên của huyện là 11.719 ha, dân số 164.934 người với 39.786 hộ, phân bố tương đối đồng đều 25000 hộ dân và trên 166 tổ chức, cơ quan, đơn vị sử dụng đất tại huyện.

Bảng 2: Cơ cấu các loại đất của huyện năm 2008

Loại đất Mã Diện tích Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 11719.27 100

.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6119.16 52.21

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 337.5 2.88

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 6.44 0.05

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4510.7 38.49

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 27.4 0.23

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 101.8 0.87

2.5 Đất mặt nước chuyên dùng SMN 1041.05 8.88

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 140.26 1.2

3 Đất chưa sử dụng CSD 745.47 6.36

(Nguồn : Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất của huyện năm 2008)

Qua biểu số liệu trên ta có thể thấy Huyện Phúc Thọ có diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích từ năm 2008 Trong khi đó đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích

Bảng 3: Quỹ đất theo địa giới hành chính năm 2008 Đơn vị tính: ha

Loại đất Nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất PNN khác Đất chưa sử dụng

(Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất năm 2008)

Qua biểu trên ta thấy: Năm 2008 diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng vẫn tập trung nhiều nhất ở 4 xã Ngọc Tảo, Phụng Thượng, Võng Xuyên và Hiệp Thuận Trong khi đó xã Vân Hà sử dụng rất ít đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử sụng còn lại đáng kể.

III Thực trạng công tác bồi thường GPMB tại huyện Phúc Thọ và ở Dự án xây dựng đường tỉnh 418 ( đường 82 cũ), bài học rút ra.

3.1 Thực trạng công tác GPMB huyện Phúc Thọ

- Ban Bồi thường GPMB huyện Phúc Thọ được thành lập theo quyết định số 700/QĐ-UB ngày 21 tháng 10 năm 2005 trực thuộc UBNN huyện Phúc Thọ, tỉnh

Hà Tây, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện Phúc Thọ thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện theo chính sách của nhà nước hiện hành, đồng thời chiu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn cấp trên.

- Ban bồi thường GPMB huyện có nhiệm vụ:

1- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện và sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để xây dựng kế hoạch bồi thường, hồ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các dự án triển khai trên địa bàn huyện thuộc nguồn ngân sách; đồng thời, tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

2- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, các điều kiện cần thiết cho công tác tổ chức công tác giải phóng mặt bằng để trình UBND huyện thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ công tác GPMB các xã, thị trấn đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Tổ công tác GPMB các xã, thị trấn phối hợp với đại diện của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và chính quyền địa phương nơi có đất thu hồi tổ chức điều tra xác minh số liệu kê khai về đất và tài sản của người bị thu hồi đất;

3- Phối hợp với các ban, ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất với cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường thiệt hại, tái định cư cho phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước; đồng thời, xây dựng các quy định về công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng trình cấp thẩm quyền xem xét ban hành, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

4- Phối hợp với các Ban quản lý dự án, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong việc tổ chức kiểm đếm, điều tra, khảo sát, lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư thông qua Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đúng quy định hiện hành của Nhà nước để thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại và tái định cư theo tiến độ của dự án.

5- Phối hợp với hội đồng bồi thường của dự án, các phòng ban của huyện và UBND các xã, thị trấn liên quan thông báo chính sách bồi thường thiệt hại, thời gian, địa điểm nhận tiền bồi thường thiệt hại, kế hoạch chi trả tiền bồi thường để cấp phát cho các hộ gia đình, chính sách tái định cư cá nhân và tổ chức có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước.

6- Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại tranh chấp của các cá nhân, hộ dân và tổ chức về xác định giá, tiền bồi thường thiệt hại, tái định cư để phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và các ban, ngành có liên quan, đồng thời tham mưu cho UBND huyện giải quyết các khiếu nại, vướng mắc có liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng của dự án đảm báo nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.

7- Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động, có sự phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cụ thể về những công việc được giao cho bộ phận và từng cán bộ, viên chức của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện.

Ngoài ra, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ giao cho

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Phúc Thọ, Ban GPMB huyện Phúc Thọ phối hợp cùng các ban ngành, UBND xã, thị trấn trên địa bàn Huyện thực hiện công tác GPMB để bàn giao mặt bằng cho các chủ dự án và bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng Kết quả cụ thể của năm 2009 như sau:

1- Các dự án đã thực hiện xong: 25 dự án;

+ Tổng diện tích: 131.5 ha + Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 2463 hộ + Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ đã chi trả: 160.71 tỷ 2- Các dự án đã và đang thực hiện: 24 dự án

+ Tổng diện tích đất thu hồi: 65.39 ha Trong đó diện tích của hộ: 61.47 ha + Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 2861 hộ

Hiện nay, trên một số tuyến đường trong địa bàn huyện đang tập trung giải phóng mặt bằng như thi công hoàn thành Quốc lộ 32, trục đường phát triển kinh tế Nam - Bắc, mở rộng đường Tỉnh lộ 418 và một số tuyến đường của huyện như dự án xây dựng đường giao thông phía sau nhà thi đấu… Một số dự án phục vụ cho hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội khác như dự án xây dựng xưởng sản xuất ống nhựa PVC, xưởng sản xuất gỗ ép công nghiệp, sản xuất bao bì carton sóng và giấy kraft, hay dự án xây dựng Trung tâm y tế, xây dưng cơ sở hạ tầng khu du lịch đền thờ Hai Bà Trưng…, các dự án trên không chỉ tạo nên cảnh quan, thu hút đầu tư về Huyện mà còn giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, tăng phúc lợi xã hội làm cho đời sống của nhân dân ngày một “thay da đổi thịt” Bên cạnh đó, cũng còn một số khó khăn nảy sinh như tình hình khiếu kiện, vướng mắc liên quan đến việc đền bù thiệt hại tới các hộ dân Cụ thể là:

- Nhiều hộ dân chưa giao đất phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng, ngăn cản không xây dựng vỉa hè như ở dự án cải tạo nâng cấp đường Quốc lộ 32;

Đánh giá chung

4.1 Tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn Huyện Phúc Thọ

Huyện Phúc Thọ là một huyện đang trong quá trình đô thị hoá, tốc độ đô thị hoá rất nhanh so với các huyện khác trên địa bàn Thành phố, hiện có rất nhiều dự án được triển khai hầu khắp các xã trong toàn huyện.

Hội đồng bồi thường GPMB huyện có nhiệm vụ lập phương án bồi thường thiệt hại theo các chế độ chính sách hiện hành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tiến độ thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện (kể cả dự án do Trung ương quản lý và các dự án khác theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện) để báo cáo định kỳ công tác giải phóng mặt bằng hàng tháng, quý, 06 tháng và hàng năm trên địa bàn huyện gửi về UBND huyện Phúc Thọ.

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ hiện nay còn khoảng trên 40 dự án các loại đã và đang được Hội đồng bồi thường GPMB Huyện triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB Rất nhiều dự án đã được thực hiện và đưa vào phục vụ sự nghiệp phát triển đô thị.

- Tổng số dự án cộng luỹ kế đến tháng 12/2009(kể cả chuyển tiếp từ năm

- Tổng diện tích thu hồi : 195.12 ha;

- Số hộ bị ảnh hưởng: 2627 hộ;

- Tổng kinh phí bồi thường: 191.637 tỷ đồng.

4.2 Những kết quả đã đạt được

Thời gian qua, Nhà nước, Thành phố đã tập trung đầu tư hàng loạt các dự án phục vụ lợi ích công cộng, các khu đô thị, các công trình kỹ thuật hạ tầng và các nhu cầu sử dụng đất khác trên địa bàn huyện Phúc Thọ Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án tuy mới mẻ, nhưng đã đạt được nhiều kết quả Các đường giao thông huyết mạch đã được xây dựng to đẹp, đàng hoàng hơn Công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng đạt được những kết quả như trên là nhờ vào:

- Khi triển khai thực hiện các dự án, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã được quan tâm một cách đặc biệt Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc cùng các ban ngành, đoàn thể trong huyện nên Hội đồng bồi thường GPMB huyện đã hoạt động một cách cụ thể và có hiệu quả.

- Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, Hội đồng thẩm định Thành phố khi thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.

- Những nỗ lực cố gắng của Hội đồng GPMB các xã trong việc phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để tổ chức thực hiện, kịp thời vận dụng và tuyên truyền phổ biến công khai chính sách, các quy định của Nhà nước.

- Sự phối hợp nhịp nhàng có trách nhiệm của các ngành Tài chính - Vật giá, Địa chính - Nhà đất, Xây dựng, Cục thuế, Cục đầu tư phát triển trong hội đồng thẩm định của huyện, kịp thời báo cáo, đề xuất để UBND thành phố bổ sung các chính sách phù hợp với thực tế.

- Hiện nay thành phố Hà Nội đã có quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và năm 2020, đang ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào việc quản lý đất đai giúp cho công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng có căn cứ đúng đắn, chính xác và có thể tiến hành nhanh chóng, hiệu quả.

- Công tác tổ chức thực hiện bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng được tiến hành công khai, dân chủ, công bằng.

- Sự phối hợp và giúp đỡ của các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội nông dân, phụ nữ của các cơ quan thông tin địa chúng trong việc phổ biến vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan bảo vệ pháp luật như viện kiểm sát, công an, quân đội trong việc nâng cao hiệu lực pháp luật, kiên quyết cưỡng chế các đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để cố tình chây ỳ vì lợi ích cá nhân.

- Có sự phối hợp thống nhất giữa các chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cùng UBND huyện nên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của nhiều dự án được tiến triển tốt.

- Được sự quan tâm của bộ máy lãnh đạo các xã cùng với sự đồng tình ủng hộ của đại bộ phận nhân dân trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội trong đó có sự nghiệp đô thị hoá thông qua các dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

4.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác bồi thường thiệt hại GPMB trên địa bàn huyện

Mặc dù đã đạt được những kết quả trên, song việc bồi thường giải phóng mặt bằng có liên quan đến tài sản và lợi ích kinh tế của nhiều đối tượng, liên quan đến những tồn tại mang tính lịch sử trong lĩnh vực quản lý đất đai của huyện và những diễn biến phức tạp trong quan hệ sở hữu về mặt tài sản và những thay đổi trong chính sách của Nhà nước qua các kỳ, nên còn rất nhiều dự án công tác đền hại giải phóng bù thiệt mặt bằng đang vấp phải những trở ngại khi thực hiện.Như còn phát sinh nhiều khiếu kiện của nhân dân, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng khi GPMB Nội dung khiếu nại, tố cáo của nhân dân chủ yếu tập trung vào vấn đề quyền sử dụng đất, giá bồi thường thiệt hại về đất, mức bồi thường hỗ trợ và vấn đề giao đất, nhà để tái định cư, nhiều trường hợp khiếu nại và tố cáo mang tính tập thể và kéo dài

- Các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách, việc bồi thường phải theo đúng quy định không có chế độ hỗ trợ thêm nên việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn các dự án bằng nguồn vốn khác có hỗ trợ ngoài chính sách.

Phương hướng

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác GPMB, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị xã hội cho thành phố nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng.

Trước hết, công tác đền bù thiệt hại GPMB cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách hiện đang tồn tại làm ảnh hưởng đến tiến độ đền bù GPMB, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư huy động vốn, tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu tái định cư, phục vụ kịp thời công tác GPMB cho các công trình đang được triển khai Cần phải coi đây là một trọng tâm công tác của thành phố để đưa các dự án đầu tư vào hoạt động đúng kế hoạch gắn với việc hoặch định các chính sách kinh tế xã hội có tác động trực tiếp đến đời sống dân cư Các ngành, các cấp phải coi đây là nhiệm vụ của tổ chức mình và vận động nhân dân thực hiện.

GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể phải coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương để vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên gương mẫu và nhân dân tự giác thực hiện.

Quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, trên nguyên tắc kết hợp giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích chính đáng hợp pháp của người trong diện phải di chuyển.

Phương pháp giải quyết phải trên cơ sở luật pháp và những quy định của thành phố, phù hợp với thực tiễn, có lý có tình; kết hợp chặt chẽ các biện pháp vận động- thuyết phục- kinh tế- hành chính và pháp luật.

Nhiệm vụ

GPMB là công tác quan trọng, có nhiều khó khăn, phức tạp, là khâu mở đầu trong quá trình triển khai thực hiện các dự án xây dựng và phát triển thành phố, quận huyện.

Vừa qua, các cấp, các ngành của huyện và nhân dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GPMB, đã tham gia thực hiện GPMB với ý thức trách nhiệm cao, Thành uỷ, HĐND thành phố có Nghị quyết về công tác GPMB. Chính quyền các cấp đã thành lập các Ban chỉ đạo, tổ công tác, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn; xây dựng kế hoạch, các quy chế, cơ chế, chính sách phục vụ công tác GPMB Nhờ vậy, trong năm 2009, công tác GPMB đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo đà đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt và hiệu quả công tác GPMB thành phố nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng cần phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GPMB trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng CNH – HĐH, cần thấy rõ GPMB là trách nhiệm chung của toàn huyện, cần có sự tham gia đồng bộ, hiệu quả từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các chủ dự án, tới toàn thể nhân dân.

- Tập trung tăng cường đầu tư nâng cao năng lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, giải quyết những bức xúc trong xây dựng, quản lý đô thị.

- Việc lập phương án xác định điểm GPMB, bố trí nơi tái định cư phải nghiên cứu trước một bước nhằm đảm bảo cân đối, hợp lý trong quy hoạch tổng thể thành phố và thực hiện công khai trong nhân dân UBND quận, huyện, thành phố giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng lập phương án tổng thể về quỹ đất, nhà tái định cư trên địa bàn quận, thành phố.

- Các cơ chế, chính sách áp dụng trong GPMB thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, thành phố cần phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, công bằng, công khai Tập hợp kiến nghị lên chính phủ xin ý kiến chỉ đạo đối với những cơ chế chính sách cần phải điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

- Các cấp, các ngành, địa phương cần phải quan tâm chăm lo, bảo đảm ổn định đời sống, việc làm cho nhân dân khu vực GPMB, đặc biệt ở những nơi gặp nhiều khó khăn.

- GPMB đến đâu phải tổ chức quản lý đất ngay đến đó để triển khai xây dựng, kiên quyết không để đất bị tái lấn chiếm hoặc bỏ hoang hoá sau GPMB.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các tổ chức và nhân dân khu vực GPMB chấp hành nghiềm chủ trương, chính sách của Nhà nước Ban tuyên giáo thành uỷ chỉ đạo các cơ quan thông tấn trên địa bàn quận, thành phố thống nhất định hướng tuyên truyền.

- Xử lý nghiêm đối với những đối tượng vi phạm pháp luật, cố tình chống đối, cản trở lợi ích chung của cộng đồng, trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ, có lý có tình, không làm mất ổn định gây khiếu kiện phức tạp trong nhân dân.

- Kiên quyết chống các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong GPMB, trong quản lý đất đai.

- Cần rà soát, kiểm tra các quỹ sử dụng đất, kiên quyết thu hồi những diện tích đất hoang hóa và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất.

- UBND huyện cần có cơ chế khen thưởng, kỷ luật trong công tác GPMB,quản lý sử dụng đất đai.

Những giải pháp hoàn thiện công tác GPMB

Công tác GPMB là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai liên quan đến ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng đô thị, đây là vấn đề nhạy cảm và ngày càng trở nên bức xúc, cần phải có giải pháp cụ thể cho công tác này nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội Sau đây là một vài giải pháp chủ yếu:

3.1 Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách về đền bù thiệt hại GPMB và chính sách liên quan hỗ trợ GPMB

Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách về đền bù thiệt hại GPMB cho phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng Các chính sách này phải kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư, người bị thu hồi đất và phải được đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác. Để có kế hoạch dài hạn và chủ động trong khâu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các chương trình hướng nghiệp và dạy nghề, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, cần có chủ trương nghiên cứu thành lập quỹ giải quyết việc làm để hỗ trợ học nghề…khi bị thu hồi đất sản xuất, các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi thu hồi đất.

Cho phép các cơ sở phải di chuyển vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới. Đề nghị chính phủ cho phép những dự án có khối lượng lớn GPMB được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và giai đoạn xây lắp; tạo cơ chế để ứng trước vốn cho việc GPMB chủ động khi thực hiện xây lắp; cho phép không phải làm thủ tục xin điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nếu kinh phí GPMB tăng nhưng chưa vượt tổng mức đầu tư.

Tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung đồng bộ về chính sách và áp dụng chính sách khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Xây dựng quy chế quản lý xây dựng, quản lý việc chuyển đổi sản xuất trong vùng quy hoạch, tránh hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng gây lãng phí và khó khăn khi GPMB.

3.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở đến năm 2010 được phê duyệt tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật xương sống của thành phố, tập trung đầu tư cho từng khu vực tạo sức hút cho phát triển đô thị Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý và thực hiện quy hoạch nhằm tạo nề nếp, kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị.

Công tác quy hoạch phát triển đô thị cần phải phối hợp với kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị, ưu tiên quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, tập trung đầu tư đầy đủ điều kiện hạ tầng để co giãn dân.

Xác định rõ các khu vực tập trung trọng điểm để đầu tư phát triển các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ cần phải đảm bảo hạ tầng cho cả khu dân cư cũ giáp ranh tạo điều kiện sinh hoạt tương đương với khu dân cư đô thị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi bị thu hồi đất sản xuất. Để các dự án đầu tư có tính khả thi, không bị động, khi lập dự án chủ đầu tư phải lập phương án GPMB trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đối với dự án phải di dân, phải xác định được phương án tái định cư mới được giao đất.

Các phương pháp thẩm định, khảo sát địa bàn nhằm xây dựng phương án đền bù GPMB, các phương án xây dựng chỗ ở mới, chính sách tạo việc làm… phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, thông qua Hội đồng chuyên gia, nếu dự án của Nhà nước thì nên đầu tư một phần thích đáng chi phí của dự án cho phần việc này.

3.3 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan chính đến đầu tư, GPMB là Kiến trúc sư Trưởng thành phố, Sở Địa chính- Nhà đất, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính- Vật giá trọng tâm vào các khâu:

- Xác định chỉ giới đường đỏ, thiết kế tổng mặt bằng

- Giao đất, cho thuê đất, bán nhà, cho thuê nhà tái định cư

- Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

- Xác định giá bồi thường thiệt hại, xây dựng quy chế hoạt động thẩm định làm rõ trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên, đảm bảo tính chất pháp lý.

UBND huyện củng cố tổ chức, có đầu mối thống nhất và phân công nhiệm vụ cụ thể; xác định quy chế hoạt động cho Hội đồng GPMB, đảm bảo chất lượng phê duyệt phương án GPMB Thực hiện tốt nguyên tắc công khai dân chủ, công bằng trong việc điều tra, khảo sát lập và phê duyệt phương án, bố trí tái định cư, thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ.

Các chủ đầu tư khi triển khai dự án cần phải đảm bảo các điều kiện:

- Bố trí vốn đủ và theo đúng tiến độ

- Có phương án GPMB và tái định cư khả thi Khi chưa có đủ các điều kiện trên thì chưa nên tổ chức triền khai công tác GPMB.

3.4 Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra thực hiện chính sách

Ban GPMB phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn các chính sách, đất đai, GPMB, quản lý đầu tư cho UBND các quận, huyện và chủ dự án.

Tổ chức toạ đàm, hội nghị điển hình giữa các Hội đồng GPMB, bộ phận chuyên trách GPMB quận, huyện và các ngành trong việc áp dụng chính sách và kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác GPMB.

Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục đền bù GPMB và thực hiện chính sách GPMB, tái định cư Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, sẽ tổ chức một số cuộc kiểm tra trọng điểm với sự tham gia của ngành trong Ban chỉ đạo.

Ngày đăng: 13/07/2023, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
2. Quyết định số 62/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về giá các loại đất bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
3. Quyết định số: 124/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 Khác
4. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố quy định quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
5. Luật đất đai năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 2003 Khác
7. Báo cáo về tình hình thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Phúc Thọ năm 2009 Khác
8. Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất của huyện Phúc Thọ năm 2008 9. Và các tài liệu khác có liên quan Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w