1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long

171 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Dụng Thương Mại: Trường Hợp Hộ Nuôi Tôm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả Trương Diễm Kiều
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Khương Ninh
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (16)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (19)
        • 1.3.2.1 Phạm vi nội dung (19)
        • 1.3.2.2 Phạm vi không gian (0)
        • 1.3.2.3 Phạm vi thời gian (20)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu (20)
      • 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu (20)
    • 1.5 Cấu trúc của luận án (21)
    • 1.6 Đóng góp của luận án (21)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU (23)
    • 2.1 Tổng quan về tín dụng thương mại (23)
    • 2.2 Các lý thuyết về tín dụng thương mại (25)
    • 2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ (26)
      • 2.3.1 Lý thuyết cơ sở (26)
      • 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm…….........................................................................................16 2.4 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả (34)
      • 2.4.1 Một số khái niệm liên quan (44)
      • 2.4.2 Lý thuyết cơ sở (46)
      • 2.4.3 Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm (49)
    • 2.5 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm (52)
      • 2.5.1 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ (52)
        • 2.5.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài (52)
        • 2.5.1.2 Các nghiên cứu trong nước (58)
      • 2.5.2 Các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong nuôi tôm (0)
        • 2.5.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài (61)
        • 2.5.2.2 Các nghiên cứu trong nước (64)
      • 2.5.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ (65)
        • 2.5.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài (66)
        • 2.5.3.2 Các nghiên cứu trong nước (69)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (74)
    • 3.1 Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu (74)
    • 3.2 Phương pháp thu thập số liệu (75)
      • 3.2.1 Số liệu thứ cấp (75)
      • 3.2.2 Số liệu sơ cấp (76)
    • 3.3 Phương pháp phân tích số liệu (79)
      • 3.3.1 Tổng quan về phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) (0)
      • 3.3.2 Tổng quan về phương pháp ước lượng Tobit (80)
      • 3.3.3 Phương pháp hàm ngẫu nhiên biên (SFA) (81)
    • 3.4 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm (84)
      • 3.4.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm (84)
      • 3.4.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm (94)
  • Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở ĐBSCL (99)
    • 4.1 Thực trạng hoạt động nuôi tôm của nông hộ ở ĐBSCL (0)
      • 4.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội (99)
      • 4.1.2 Hoạt động nuôi tôm của nông hộ (100)
        • 4.1.2.1 Diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi (102)
        • 4.1.2.2 Tình hình cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thủy sản 82 (0)
        • 4.1.2.3 Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm (107)
      • 4.1.3 Nguồn vốn phục vụ nuôi tôm của nông hộ (109)
    • 4.2 Phân tích thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL (111)
    • 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL (116)
      • 4.3.1 Đặc điểm của hộ nuôi tôm (116)
      • 4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL (120)
    • 4.4 Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL (128)
      • 4.4.1 Mô tả mẫu khảo sát (128)
      • 4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm (131)
      • 4.4.3 Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm (133)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP (139)
    • 5.1 Kết luận (139)
    • 5.2 Giải pháp (140)
      • 5.2.1 Giải pháp nâng cao nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại cho hộ nuôi tôm (141)
      • 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng thương mại nhằm giúp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm (142)
    • 5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo (143)
  • Tài liệu tham khảo (145)

Nội dung

Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa bên mua và bên bán, phát sinh khi người bán cho phép người mua trả chậm tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định (Cuủat, 2007) Khi được trả chậm tiền hàng, những khỏch hàng thiếu vốn vẫn có thể nhanh chóng có được yếu tố đầu vào cần thiết để thực hiện hoạt động sản xuất, đồng thời cũng có cơ hội để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán Sự hấp dẫn của tín dụng thương mại còn thể hiện ở vấn đề tài sản đảm bảo vì tín dụng thương mại thường không yêu cầu tài sản đảm bảo (Balachandran & Dhal, 2018) Hơn nữa, sử dụng tín dụng thương mại, người mua có thể giảm được chi phí giao dịch vì không phải thực hiện thủ tục thanh toán liên tục cho mỗi đơn hàng riêng lẻ mà có thể dồn tích nghĩa vụ thanh toán để trả sau đó theo định kỳ (Ferris,1981) Vì vậy, tín dụng thương mại được đánh giá là nguồn tài trợ phổ biến ở những khu vực mà thị trường tài chính kém phát triển Tín dụng thương mại quan trọng đối với những khách hàng thiếu vốn sản xuất nhưng lại khó tiếp cận tín dụng ngân hàng như các hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về nuôi tôm, chiếm 93% diện tích nuôi và 80% sản lượng tôm nuôi của cả nước (VASEP, 2021) Phát triển nuôi tôm là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng Nghề nuôi tôm đem lại việc làm ổn định và thu nhập cho số đông hộ gia đình ở ĐBSCL Tuy nhiên so với các hình thức tổ chức như hợp tác xã, trang trại, hoặc công ty thì nuôi tôm dưới hình thức hộ gia đình được đánh giá là có hiệu quả nuôi thấp nhất (Vạnh & ctv, 2016) Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là thiếu vốn sản xuất Thật vậy, nuôi tôm và đặc biệt là nuôi theo hình thức thâm canh (như bán thâm canh, thâm canh, hoặc siêu thâm canh) cần nhiều vốn đầu tư so với các hình thức nuôi khác (như quảng canh, quảng canh cải tiến) nhưng nông hộ thường có thu nhập thấp, vốn tích lũy thì thường không đủ tái đầu tư cho sản xuất Vì vậy, để có vốn thực hiện hoạt động sản xuất thì phần lớn nông hộ phải dựa vào các nguồn tín dụng bên ngoài Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của nông hộ thường gặp nhiều khó khăn, có hơn 30% hộ nông dân ở Việt Nam không thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng (Pham & Izumida,

2002) Bởi lẽ, thị trường nông thôn rất phân tán, hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhiều rủi ro (Lộc & Ngọc, 2017) nhưng nông hộ thường thiếu tài sản thế chấp (Asadu & ctv, 2014) nên ít thu hút được các ngân hàng cho vay Thiếu vốn dẫn đến tình trạng nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL không đầu tư cải tạo ao nuôi, cải tiến quy trình hoặc sử dụng con giống kém chất lượng nên hiệu quả kỹ thuật thấp Điều này thách thức tính bền vững ngành nuôi tôm của ĐBSCL Trong buối cảnh đó, tín dụng thương mại dưới hình thức mua chịu đầu vào sản xuất đã mở ra cơ hội về vốn cho các hộ nuôi tôm.

Kết quả khảo sát cho thấy tín dụng thương mại được sử dụng trên 70% các giao dịch liên quan đến thức ăn và thuốc thủy sản của hộ nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL Thức ăn và thuốc thủy sản cũng là hai yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, chiếm trên 60% tổng chi phí của vụ nuôi. Điều này cho thấy tín dụng thương mại có vai trò quan trọng trong đảm bảo sản xuất của các hộ nuôi tôm Tuy nhiên, không phải hộ nào có nhu cầu mua chịu cũng đều được người bán chấp nhận hoặc cho mua chịu nhiều như nhu cầu, lượng tiền mua chịu giữa các hộ nuôi tôm cũng rất khác nhau Nhiều lý thuyết đã đưa ra lời lý giải cho việc sử dụng tín dụng thương mại nhưng rất ít các nghiên cứu thực nghiệm trước đây kiểm định một cách toàn diện các lý thuyết này Kiểm chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tín dụng thương mại sử dụng đã được thực hiện bởi các nghiên cứu của Nguyen (2011), Ninh & Hơn (2012), và Lê & ctv (2018) Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, một số yếu tố thể hiện đặc thù của nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại cho nuôi tôm như lãi suất, mối quan hệ thân thuộc, lịch sử thanh toán trễ hay thái độ đối với rủi ro là những vấn đề mà hiện nay cả nông hộ và các đại lý cung ứng đều rất quan tâm khi tham gia vào một giao dịch tín dụng thương mại thì chưa được nhiều nghiên cứu trước đây kiểm định.

Tín dụng thương mại với các điều khoản linh hoạt có thể giúp nông hộ nhanh chóng có được các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất Cụ thể, sử dụng tín dụng thương mại, hộ nuôi tôm sẽ nhanh chóng có được con giống thả nuôi đúng vụ, có được thuốc thủy sản sử dụng kịp thời góp phần ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại khi dịch bệnh phát sinh bất ngờ Sử dụng tín dụng thương mại giúp cải thiện nguồn vốn phục vụ nuôi tôm, vì vậy, hộ nuôi tôm sẽ có cơ hội tăng đầu tư cải tạo ao nuôi, cải tiến quy trình và nguồn giống chất lượng. Giống tốt sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện tự nhiên và dịch bệnh (Junejo, 2022) Thông qua thúc đẩy nông hộ tăng đầu tư cho vụ nuôi, tín dụng có thể giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật (Alam & ctv, 2019) Cũng đã có nhiều lý thuyết cho rằng tín dụng thương mại có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người sử dụng Tăng hiệu quả kỹ thuật là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại của mô hình nuôi thâm canh của nông hộ, ảnh hưởng đến sự bền vững và phát triển của nghề nuôi tôm ở ĐBSCL Tín dụng thương mại cũng là một nguồn tài trợ phổ biến hiện nay đối với các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Do đó,ảnh hưởng của tín dụng thương mại đối với hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL là vấn đề cần được quan tâm Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật vẫn còn rất hạn chế Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả kỹ thuật vẫn còn rất mơ hồ Một số nghiên cứu đã kiểm định ảnh hưởng của khả năng tiếp cận tín dụng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ như Gbighi (2011), Duy (2013), và Phượng & ctv (2020) nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa lượng tiền mua chịu với hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm nói chung và hộ nuôi tôm ở ĐBSCL nói riêng.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sử dụng tín dụng thương mại, về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu, về hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm, và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, luận án với tiêu đề “Tín dụng thương mại: trường hợp hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật, từ đó giúp cải thiện thu nhập cho hộ nuôi tôm và góp phần thúc đẩy phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở ĐBSCL.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu và ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thông qua sử dụng tối ưu nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như trên, luận án có các mục tiêu cụ thể sau:

(i) Đánh giá thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

(ii) Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

(iii) Đánh giá ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

(iv) Đề xuất các giải pháp, các hàm ý chính sách giúp tăng nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, hợp lý hóa việc sử dụng tín dụng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề cập, luận án có các nội dung sau:

(i) Phân tích thực trạng hoạt động nuôi tôm và thực trạng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động nuôi tôm của nông hộ ở ĐBSCL.

(ii) Đánh giá thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

(iii) Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

(iv) Ước lượng hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

(v) Đề xuất các giải pháp, các hàm ý chính sách giúp tăng nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, hợp lý hóa việc sử dụng tín dụng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật.

1.3.2.2 Phạm vị không gian ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích nuôi tôm khoảng 687.216 ha (Bộ NN&PTNT, 2021) Hoạt động nuôi tôm có ở 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) nhưng trên 90% diện tích nuôi tôm của vùng tập trung ở 6 tỉnh là Cà Mau (chiếm tỷ lệ 41,5%), Bạc Liêu (chiếm tỷ lệ 19,9%), Kiên Giang (chiếm tỷ lệ 19,5%), Sóc Trăng (chiếm tỷ lệ 7,5%), Bến Tre (chiếm tỷ lệ 5,1%) và Trà Vinh (chiếm tỷ lệ 5,0%) Để đảm bảo tính đại diện, luận án giới hạn địa bàn khảo sát ở 6 tỉnh này Mặt khác, nuôi tôm thâm canh (bán thâm canh, thâm canh, và siêu thâm canh) tuy chỉ chiếm khoảng 15% tổng diện tích nhưng đóng góp trên 80% sản lượng tôm nuôi toàn vùng ĐBSCL và thường có chi phí nuôi khá cao nên nhu cầu tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm thâm canh cũng rất cao.

Vì vậy, luận án tập trung khảo sát ở hộ nuôi tôm thâm canh thuộc 6 tỉnh là CàMau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh.

Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận án được khảo sát trong giai đoạn từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020 Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng số liệu thứ cấp là các báo cáo tổng kết và các tư liệu được công bố của các cơ quan hữu quan như Tổng cục Thống kê, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) các tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2020.

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Luận án thu thập cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp Đối với số liệu thứ cấp, luận án thu thập từ các cơ quan hữu quan như Tổng cục thống kê, Cục thống kê, Bộ NN&PTNT, và Sở NN&PTNT các tỉnh của ĐBSCL.

Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận án được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ hộ của 420 hộ nuôi tôm thâm canh (thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh) ở 6 tỉnh của ĐBSCL (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Ở mỗi tỉnh, luận án sau đó chọn ra từ 2-3 huyện và mỗi huyện chọn tiếp tục chọn ra 2- 3 xã (phường) có diện tích nuôi lớn nhất Ở mỗi xã (phường), tác giả căn cứ vào danh sách hộ nuôi tôm thâm canh được cung cấp từ Chi cục Thủy sản địa phương để chọn ngẫu nhiên số hộ theo số quan sát định trước để tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn Nghiên cứu căn cứ vào tỷ lệ diện tích nuôi tôm để phân bổ số quan sát cho mỗi tỉnh Sau đó, tại mỗi tỉnh, tác giả sẽ phân bổ số quan sát đều nhau giữa các huyện trong cùng tỉnh, cũng như giữa các xã/phường trong cùng huyện Kết quả phân phối mẫu của 420 hộ nuôi tôm thâm canh, gồm: Cà Mau (175 hộ), Bạc Liêu (98 hộ), Kiên Giang (73 hộ), Sóc Trăng (32), Bến Tre (21 hộ) và Trà Vinh (21 hộ).

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động nuôi tôm và thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp ước lượng Tobit đồng thời được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Phương pháp ước lượng hàm ngẫu nhiên biên (SFA) và hàm phi hiệu quả cũng được thực hiện đồng thời thông qua phần mềm một bước Frontier 4.1 của Coelli (1996) để ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Cấu trúc của luận án

Ngoài danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 5 chương, với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của luận án và đóng góp của luận án.

Chương 2: Cơ sở lý thyết và tổng quan tài liệu Chương này trình bày cơ sở lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu, ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ và các lý thuyết có liên quan Đồng thời, hệ thống hóa kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan nhằm đúc kết các luận điểm chính phục vụ cho các phân tích, lý giải, xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm và các đề xuất của luận án.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án và xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm liên quan.

Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Chương này trình bày thực trạng hoạt động nuôi tôm và phân tích thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Trình bày kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm. Đồng thời, ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Chượng 5: Kết luận và giải pháp Trên cơ sở kết quả đạt được ở các chương trước, chương này luận án trình bày kết luận và đề xuất các giải pháp,các hàm ý chính sách đối với các chủ thể có liên quan.

Đóng góp của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, kết hợp với kết quả thực nghiệm từ 420 hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, luận án có những đóng góp cụ thể về mặt khoa học và thực tiễn như sau:

1.6.1 Những đóng góp về mặt khoa học

Tín dụng thương mại là nguồn tín dụng quan trọng của thị trường tín dụng nông thôn và nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò của tín dụng thương mại đối với hiệu quả sản xuất của người nhận Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về nguồn tài trợ vốn từ tín dụng thương mại của nông hộ còn rất hạn chế Tại Việt Nam, tính đến hiện tại những nghiên cứu được thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu về tín dụng thương mại của nông hộ chưa nhiều. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tín dụng thương mại một cách có hệ thống, bổ sung tài liệu thực nghiệm về kết quả kiểm định một cách toàn diện các lý thuyết liên quan, về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kỹ thuật thông qua nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại của nông hộ Điều này có đóng góp nhất định cho lĩnh vực tài chính nông hộ.

1.6.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn

Nông hộ thường thiếu vốn sản xuất, trong khi các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào nguồn tài trợ từ tín dụng ngân hàng, nghiên cứu này thì tập trung vào nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại Do đó, nghiên cứu này có thể xem là một nghiên cứu đột phá vào nguồn tài trợ còn tương đối mới ở thị trường tín dụng nông thôn Kết quả phân tích thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự phổ biến của tín dụng thương mại trong hoạt động nuôi tôm của nông hộ ở ĐBSCL, góp phần luận giải vấn đề được nhiều quan tâm hiện nay là tại sao tín dụng thương mại lại phổ biến bên cạnh sự tồn tại của tín dụng ngân hàng Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu sẽ góp phần luận giải về vấn đề đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, trong đó mối quan hệ thân thuộc, lịch sử thanh toán trễ và lãi suất tín dụng thương mại là những yếu tố mới được phát hiện ở nghiên cứu này Kết quả ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL là cơ sở khoa học có giá trị thực tiễn giúp nhà khoa học và các nhà lập chính sách tham khảo hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thông qua sử dụng hợp lý nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cùa nghề nuôi tôm ở ĐBSCL.

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản có liên quan đến luận án gồm tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Đồng thời, chương này cũng mô tả kết cấu các chương và những đóng góp mới của luận án Khác với những nghiên cứu trước đây, luận án xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu và cách tín dụng thương mại ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong nuôi tôm của nông hộ. Kết quả nghiên cứu sẽ lắp đầy những khoảng trống trong các tài liệu hiện nay về tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan về tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại phát sinh khi người bán cung cấp hàng hóa nhưng cho phép người mua trả chậm tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định (Ninh & Hơn, 2012) Tín dụng thương mại về cơ bản là một cam kết nợ liên quan đến việc mua hàng, nhưng tín dụng thương mại có ba điểm khác biệt chính so với các dạng nợ khác Thứ nhất, người bán cho vay “hiện vật”, họ hiếm khi cho vay tiền mặt và “hiện vật” ở đây thường là các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất của người mua Điều này sẽ hạn chế tình trạng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay (Burkart

& Ellingsen, 2004) Thứ hai, tín dụng thương mại thường không thể hiện dưới dạng các hợp đồng chính thức giữa người cho vay và người vay như các khoản nợ ngân hàng hoặc nợ trái phiếu mà tín dụng thương mại thường chỉ thể hiện dưới dạng các hóa đơn mua hàng chưa thanh toán Thứ ba, tín dụng thương mại được cung cấp bởi chính người bán hàng hóa, dịch vụ Họ là các tổ chức phi tài chính (Vicente & Emilia, 2012).

Tín dụng thương mại rất linh hoạt Bởi lẽ, người bán cấp tín dụng thương mại dựa vào uy tín và danh tiếng của khách hàng, thường không yêu cầu tài sản thế chấp như các ngân hàng Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ tự động ngay khi khách hàng mua hàng với các điều kiện chung của nhà cung cấp và tùy vào khả năng tài chính mà khách hàng có thể lựa chọn thời điểm thanh toán trong kỳ hạn thỏa thuận trước Trường hợp tài chính của khách hàng gặp khó khăn hoặc không trả được nợ, họ sẽ dễ dàng kéo dài thời hạn thanh toán (gia hạn) đối với nhà cung cấp hơn là thương lượng lại điều khoản nợ với ngân hàng (Horen,

2002) Dù việc thanh toán sau ngày đáo hạn có thể làm tăng đáng kể chi phí tín dụng thương mại nhưng nhà cung cấp thường không tính phí phạt rõ ràng đối với việc thanh toán trễ (Weston & ctv, 1996) Khả năng thanh toán linh hoạt của tín dụng thương mại sẽ giúp khách hàng cải thiện việc đồng hóa dòng tiền và có thể giúp khách hàng giảm được chi phí (chi phí cơ hội) cho việc thanh toán và quản lý nợ (Ferris, 1981) Bởi vì, tín dụng thương mại có sự tách biệt việc phân phối hàng hóa và thanh toán Do đó, người mua có thể dự đoán được thời điểm có hàng hóa, thời điểm thanh toán và linh hoạt đối với sự thay đổi của nhu cầu, tạo được sự chắc chắn cho dòng tiền.

Tín dụng thương mại như một hệ quả của sự tương tác thương mại giữa người bỏn và người mua (Cuủat, 2007) Tớn dụng thương mại cú thể khắc phục những khuyết tật cố hữu của thị trường tín dụng như tình trạng thông tin bất đối xứng, chi phí đại diện, chi phí giao dịch và trách nhiệm hữu hạn (Demirguc- Kunt & Maksimovic, 2001) Người cấp tín dụng thương mại chính là những người bán, do đó họ dễ dàng có được thông tin đầy đủ và kịp thời về tính hình hoạt động, sức khỏe tài chính của người mua Người bán có vị thế tốt hơn ngân hàng trong đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng Cung cấp tín dụng thương mại với các điều khoản khác nhau giúp người bán sàng lọc người mua có rủi ro khác nhau Người bán cũng có lợi thế hơn hẳn ngân hàng trong việc kiểm soát người mua và cưỡng chế thu hồi nợ Người bán có thể đe dọa cắt giảm nguồn cung hàng hóa trong tương lai nếu hành vi mạo hiểm của khách hàng làm giảm khả năng trả nợ và nếu vấn đề vỡ nợ xảy ra, nhà cung cấp thường chịu chi phí thu hồi và bán lại hàng hóa thấp hơn ngân hàng Petersen

& Rajan (1997) cho rằng tín dụng thương mại vượt trội hơn tín dụng ngân hàng về thu thập thông tin, kiểm soát hoạt động của khách hàng và thu hồi tài sản. Ở những nền kinh tế đang phát triển, các khách hàng khó tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tài chính, thiếu vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cả một chuỗi cung ứng Ví dụ, những khách hàng mới khởi nghiệp hoặc đang tăng trưởng nhanh thường thiếu vốn và điều này có thể làm suy giảm hiệu quả của chính họ cũng như hiệu quả của cả một chuỗi cung ứng Trong trường hợp đó, tín dụng thương mại được xem như một kênh tài trợ thay thế có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh và sự sống còn của người sử dụng (Fisman, 2001) Trong những nền kinh tế với hệ thống tài chính kém phát triển và hệ thống pháp luật yếu kém làm cho các hợp đồng tài chính khó thực thi, các khách hàng có lẽ thấy tín dụng thương mại là công cụ rất hữu ích và là một hình thức tài trợ bổ sung có thể lắp đầy các khoản thiếu hụt tài chính đang phổ biến.

Tín dụng thương mại cũng rất cần thiết ở những ngành mà đặc tính sản phẩm thì khó xác định (Smith, 1987).

Các lý thuyết về tín dụng thương mại

Có nhiều lý thuyết được đưa ra để lý giải về sự phổ biến của tín dụng thương mại như lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết tiếp thị, lý thuyết phân biệt giá, và lý thuyết lợi thế tài trợ Các lý thuyết này có thể giúp lý giải rõ hơn về tầm quan trọng của tín dụng thương mại đối với hộ nuôi tôm.

Lý thuyết chi phí giao dịch cho rằng sử dụng tín dụng thương mại người mua có thể tập hợp nghĩa vụ thanh toán cho một lần mà không phải trả tiền ngay ở mỗi lần mua hàng, do đó có thể giảm được chi phí giao dịch (Ferris,

1981) Khi được mua chịu, hộ nuôi tôm có thể dồn tích nghĩa vụ thanh toán đến cuối vụ mới trả một lần thay vì phải trả tiền ngay ở mỗi lần mua Điều này đặc biệt quan trọng đối với những đầu vào mà hộ nuôi tôm có nhu cầu thường xuyên với khối lượng lớn như thức ăn cho tôm Mặt khác, những người bán có hàng tồn kho lớn có thể tiết kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí có liên quan bằng cách đưa ra các điều khoản tín dụng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Nuôi tôm thường mang tính thời vụ, để tranh thủ cơ hội bán hàng, các đại lý cung ứng thường phải dự trữ một lượng lớn đầu vào Điều này sẽ làm phát sinh một khoản chi phí dự trữ Tuy nhiên, nếu người bán lựa chọn cấp tín dụng thương mại cho các khách hàng theo chọn lọc, họ có thể kiểm soát tốt các chi phí dự trữ hơn.

Lý thuyết tiếp thị cho rằng trong một thị trường có nhiều nhà cung cấp, khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang nhà cung cấp khác nếu nhà cung cấp không có biện pháp khuyến khích để duy trì (Fisman & Raturi, 2004) Khi đó, cấp tín dụng thương mại có thể là công cụ để người bán giữ chân khách hàng của mình, tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng (Wilner, 2000) Điều này như một đảm bảo cho lợi ích lâu dài của người cấp tín dụng thương mại thông qua những đơn hàng trong tương lai Do đó, tín dụng thương mại có thể rất được các cơ sở cung ứng đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thủy sản) cho hộ nuôi tôm quan tâm, đặc biệt những nhà cung cấp mới, sức cạnh tranh kém.

Lý thuyết phân biệt giá cho rằng khi thị trường có tính cạnh tranh cao, người mua là không đồng nhất nên đòi hỏi mức giá khác nhau cho những khách hàng khác nhau Khi sự phân biệt giá công khai bị hạn chế, cấp tín dụng thương mại sẽ giúp người bán phân biệt giá thành công Nếu lợi nhuận của đơn vị bán tiếp theo cao hơn, người bán sẽ sẵn sàng chịu chi phí dương khi cấp tín dụng thương mại để bán thêm một đơn vị hàng hóa nếu không làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trước đó Khi đó, những khách hàng có khả năng thanh toán tốt sẽ cố gắng hoàn trả càng sớm càng tốt đối với các khoản tín dụng thương mại có chi phí cao Ngược lại, những khách hàng mạo hiểm sẽ thấy đáng để sử dụng vì tín dụng thương mại có thể vẫn rẻ hơn những nguồn tín dụng khác mà họ có thể tiếp cận được (Brennan & ctv, 1988; Petersen & Rajan, 1997) Đối với các hộ nuôi tôm, các đại lý có thể bán thức ăn, thuốc, hóa chất với giá khác biệt cho các hộ nuôi tôm thông qua thay đổi kỳ hạn tín dụng thương mại hay giá bán chịu Những hộ có vốn có thể chọn thanh toán theo giá mua tiền mặt và những hộ thiếu vốn vẫn có thể cơ hội mua được con giống, thức ăn, thuốc thủy sản để thực hiện vụ nuôi thông qua mua chịu với giá cao hơn.

Lý thuyết lợi thế tài trợ cho rằng người bán có lợi thế hơn ngân hàng vì họ ở vị thế vượt trội không chỉ trong đánh giá tín dụng mà cả trong công tác giám sát hoạt động của khách hàng Người bán sẽ dễ dàng có được thông tin đúng về người mua qua mối quan hệ giao dịch hàng hóa, do đó có thể giúp giảm rủi ro liên quan rủi ro đạo đức và thực thi tốt việc trả nợ (Aaronson & ctv,

2004) Người bán có thể có được thông tin về tình hình kinh doanh của người mua bằng cách thường xuyên ghé thăm cơ sở kinh doanh của người mua. Người bán có thể nhận biết sự sụt giảm khả năng thanh toán của người mua khi người mua không tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán sớm Người bán có thể đe dọa cắt giảm nguồn cung trong tương lai trước những hành động ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của người mua Trong trường hợp người mua không thanh toán, việc thu hồi và bán lại hàng hóa của người bán có thể dễ dàng và ít tốn kém hơn so các tổ chức tài chính Bởi lẽ, người bán thường có sẵn mạng lưới bán hàng của mình (Peterson & Rajan, 1997) Lý thuyết này cho thấy cấp tín dụng thương mại thông qua bán chịu các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn và thuốc thủy sản sẽ tạo điều kiện cho hộ nuôi tôm thực hiện vụ nuôi, từ đó tạo cơ hội để hộ nuôi tôm có thu nhập, thanh toán nợ.

Các lý thuyết trên có thể giúp luận giải một cách tương đối các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, cũng như vai trò của nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại đối với hoạt động nuôi tôm của nông hộ. Phần tiếp theo của luận án sẽ trình bày cơ sở lý thuyết chuyên sâu cho các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm.

Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ

Dựa trên nền tảng của lý thuyết lợi thế tài trợ, lý thuyết phân biệt giá, và lý thuyết chi phí giao dịch Peterson & Rajan (1997) cho rằng tín dụng thương mại sử dụng phụ thuộc vào cả lượng vốn tín dụng thương mại được người bán cấp và nhu cầu tín dụng thương mại của người mua.

𝑆𝑢𝑝𝑝𝑙𝑦 𝑓𝑎𝑐𝑡𝑜𝑟𝑠: Các yếu tố thúc đẩy cung tín dụng thương mại

𝐷𝑒𝑚𝑎𝑛𝑑 𝑓𝑎𝑐𝑡𝑜𝑟𝑠: Các yếu tố thúc đẩy cầu tín dụng thương mại

𝑄𝐷𝑒𝑚𝑎𝑛𝑑 𝑓𝑜𝑟 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡: Nhu cầu tín dụng thương mại

Các tác giả nghiên cứu tín dụng thương mại lần lượt ở vai trò là khách hàng và nhà cung cấp thông qua khoản phải trả và khoản phải thu, từ đó đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn tín dụng thương mại nhận được.

Cho rằng các lý thuyết trước đó (như lý thuyết phân biệt giá, lý thuyết đảm bảo chất lượng, và lý thuyết tiếp thị) vẫn có những thiếu sót nhất định trong lý giải sự tồn tại của tín dụng thương mại Kế thừa kết quả nghiên cứu của Peterson & Rajan (1997), Burkart và Ellingsen (2004) đã đề xuất mô hình hướng đến giải thích được việc sử dụng tín dụng thương mại ngay cả trong môi trường cạnh tranh, trong những ngành sản xuất sản phẩm đồng nhất hoặc trong các giao dịch riêng lẻ Tập trung lý giải sự khác biệt trong lượng tiền mua chịu giữa các khách hàng khác nhau, Burkart & Ellingsen (2004) dựa trên ưu thế của nhà cung cấp tín dụng thương mại (người bán) so với ngân hàng trong việc kiểm soát động cơ lệch lạc của khách hàng và quyết định lượng tiền cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng Theo đó, nếu gọi:

𝑞 : Lượng yếu tố đầu vào cần mua;

𝐼 : Số lượng yếu tố đầu vào được đầu tư cho quá trình sản xuất;

Q(I ) : Lượng đầu ra của quá trình sản xuất

𝑝 : Đơn giá đầu ra (giá đầu vào được chuẩn hóa bằng 1);

𝑝𝑄 : Doanh thu từ quá trình sản xuất (giả định là kiểm chứng được);

𝜔 : Giá trị tài sản (thuần túy bằng tiền mặt);

𝑟 𝐵 : Lãi suất tín dụng ngân hàng;

𝑟 𝑆 : Lãi suất tín dụng thương mại;

Trong điều kiện thị trường tín dụng hoàn hảo với lãi suất 𝑟 𝐵 , nông hộ sẽ muốn thực hiện đầu tư ở mức tốt nhất 𝐼 ∗ (𝑟 𝐵 ) với 𝑝𝑄′(𝐼 ∗ ) = 1 + 𝑟 𝐵 Giả định nông hộ có độ giàu có giới hạn ở 𝜔 < 𝐼 ∗ (𝑟 𝐵 ), có thái độ trung lập với rủi ro và có hai nguồn tài trợ tiềm năng là tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.

Khi không có tín dụng thương mại, nếu vay vốn ngân hàng thì nông hộ cũng không thể vay số tiền vô hạn Bởi lẽ, khoản cho vay lớn sẽ kích thích người

B B B vay sử dụng nó vào mục đích khác có thể có lợi hơn nhưng không nhằm mục đích trả nợ nên ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao 1 Đầu tiên, giả sử nông hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích (mua nguyên liệu cho sản xuất) Với lượng tiền vay tối đa L B ở lãi suất r B , nông hộ vay đủ để mua yếu tố đầu vào hoạt động sản xuất I *(r

) B hay vay toàn bộ số tiền tối đa có thể vay được LB Nói cách khác, nông hộ vay lượng tiền thỏa biểu thức:

Gọi 𝜙 là lợi ích nhận được khi sử dụng 1 đơn vị tiền vay (cũng như tiền nói chung) vào mục tiêu khác với mua nguyên liệu cho sản xuất và cũng là đại lượng đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng Nếu   0 thì ngân hàng càng an toàn khi cho vay, bởi nông hộ càng ít có động cơ sử dụng tiền vay sai mục đích.

Ngược lại, nếu   1 thì ngân hàng càng rủi ro khi cho vay Đồng thời, gọi

 [0, 1) là đại lượng đo lường tính thanh khoản của nguyên liệu dùng cho sản xuất.2 Nếu   1 thì nguyên liệu dễ dàng được chuyển thành các khoản mang lại lợi ích riêng và nếu   0 thì ngược lại.

) là phần giá trị nhận được do chuyển lượng nguyên liệu không sử dụng hết (q  I

) thành tiền mặt, và   L B  q là tiền mặt nên

(q  I )  ( L B  q)  là giá trị nhận được do sử dụng tiền mặt và nguyên liệu vào mục đích riêng khác với sản xuất Do yếu tố đầu vào thanh khoản kém

(   1) nên nông hộ thích sử dụng tiền mặt hơn sử dụng nguyên liệu vào mục tiêu khác Khi việc sử dụng tiền mặt vào mục đích khác kém hiệu quả (  1) và sản lượng pQ(I

) là xác định nên sẽ không tối ưu nếu chỉ sử dụng một phần lượng tiền mặt (   L

B ) vào mục tiêu khác Vì vậy, quyết định sử dụng tiền vào mục tiêu khác có thể là toàn bộ hoặc là không Thật vậy, nếu nông hộ muốn hoàn trả toàn bộ lượng tiền vay, lợi ích biên từ dự án đầu tư pQ / (I

) phải ít nhất bằng1 r B để đảm bảo có lãi, mà 1 r B   do  1 Ngược lại, nếu nông hộ đầu tư quá ít nên không đủ để trả nợ toàn bộ thì sẽ không đầu tư gì cả, bởi tất cả khoản lợi có được do đầu tư thêm đều phải dùng để trả nợ ngân hàng Hơn nữa,nếu nông hộ sử dụng tiền vay vào mục tiêu khác thì cũng sẽ sử dụng luôn lượng tài

1 Hiện tượng này được gọi là động cơ lệch lạc (moral hazard) của người vay.

2 Tính thanh khoản của nguyên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: (i) tính đặc thù của nó (chỉ có thể được sử dụng vào một (vài) mục tiêu nhất định); (ii) khả năng kiểm soát của người cho vay trong việc sử dụng và bán lại nguyên liệu; và (iii) giá trị bán lại của nguyên liệu thấp.

� sản  của mình để làm việc đó, bằng không thì lợi ích tăng thêm từ đầu tư bằng tài sản của mình cũng phải dùng để trả nợ ngân hàng.

Khi các nhà cung cấp có thể mở rộng tín dụng thương mại Một mặt, việc sử dụng tín dụng thương mại cải thiện ưu đãi đầu tư bởi vì nhà cung cấp cho vay yếu tố đầu vào, hạn chế việc dễ dàng hành động lệch lạc hơn so với tiền mặt Mặt khác, nông hộ cũng có nhiều cơ hội để hành động vì lợi ích riêng Giả định rằng chi phí biên của nhà cung cấp thì không đổi ở tỷ lệ 𝜎 >

0 Cạnh tranh thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng và nhà cung cấp tiến về 0, nghiên cứu cho rằng lãi suất cân bằng là 𝑟 𝐵 = 0 và 𝑟 𝑆 = 𝜎 Giới hạn của tín dụng ngân hàng là ràng buộc nếu 𝐼 ∗ (𝑟 𝐵 ) > ̅𝐿̅ 𝐵 ̅ + 𝜔 và giới hạn của tín dụng thương mại là ràng buộc nếu

Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm

Nội dung phần này là tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước về tín dụng thương mại của nông hộ Phần này bắt đầu với các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ, đặc biệt là các hộ nuôi tôm Tiếp theo, chương này sẽ trình bày các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của nông hộ Cuối cùng là các nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ.

2.5.1 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại của nông hộ đã được một số học giả trong và ngoài nước nghiên cứu Mục tiêu của phần này là tổng hợp kết quả các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng nông hộ Nội dung trình bày bắt đầu với các nghiên cứu ngoài nước, các nghiên cứu trong nước sẽ được trình bày ở phần tiếp theo Phần kết luận cũng được trình bày theo nhóm các nghiên cứu ngoài nước và trong nước.

2.5.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Tín dụng thương mại được đánh giá là nguồn tài trợ vốn quan trọng. Hướng đến mở rộng và nâng cao hiệu quả từ nguồn tài trợ này, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm lý giải thực trạng phổ biến của tín dụng thương mại thông qua xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn tín dụng thương mại Tiếp cận từ những lý thuyết kinh tế khác nhau, các nghiên cứu đã xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau Bên cạnh các yếu tố thuộc về phía cung và đặc điểm của mối quan hệ giao dịch thì các yếu tố liên quan đến nhu cầu tín dụng thương mại cũng đã được nhiều nghiên cứu quan tâm.

Tiếp cận từ phía cung tín dụng thương mại, tập trung lý giải động cơ của người bán khi cấp tín dụng thương mại Nghiên cứu của McMillan &Woodruff (1999), Summer & Wilson (2003), Horen (2005), và Fabbri &Klapper (2016) đều khẳng định sự ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh thị trường, khả năng thương lượng của khách hàng đến nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại Cụ thể, nghiên cứu của McMillan & Woodruff (1999) cho rằng khi mức độ cạnh tranh của thị trường thấp thì các nhà cung cấp sẽ sẵn sàng cấp tín dụng thương mại hơn vì khi mức độ cạnh tranh thị trường thấp thì ít có khả năng khách hàng sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác hơn Tuy nhiên, khi mở rộng nghiên cứu trên bộ dữ liệu của 18.000 nhà cung cấp là các doanh nghiệp tại 42 nước đang phát triển, Horen

(2005) cho rằng tín dụng thương mại được nhà cung cấp sử dụng như một công cụ cạnh tranh, tín dụng thương mại được cấp tăng lên cùng với mức độ cạnh tranh của thị trường và điều này đặc biệt đúng với những người bán phải thiết lập danh tiếng Bên cạnh đó, Horen (2005) cũng cho rằng người bán có thể thay đổi các điều khoản tín dụng thương mại để thu hút người mua hoặc để đạt được mục tiêu tiếp thị Tập trung vào các vấn đề mà những người bán có quy mô nhỏ phải đối mặt, Summer & Wilson (2003) kiểm định dựa vào bộ dữ liệu của các doanh nghiệp nhỏ ở Anh Kết quả nghiên cứu cho rằng các nhà cung cấp quy mô nhỏ có xu hướng cấp nhiều tín dụng thương mại hơn cho các khách hàng lớn, khách hàng chiếm lĩnh thị trường Nghiên cứu này cũng cho rằng vị trí của khách hàng trong chuỗi giá trị có ảnh hưởng đến nguồn tín dụng được cấp, theo đó các công ty có xu hướng mở rộng tín dụng thương mại đến các nhà sản xuất nhiều hơn là các nhà bán buôn hoặc bán lẻ Nghiên cứu của Fabbri & Klapper (2016) cũng cho rằng khả năng thương lượng của nhà cung cấp yếu hơn sẽ tác động tích cực đến quyết định cấp tín dụng thương mại và các điều khoản tín dụng được cấp từ nhà cung cấp Tóm lại, các nghiên cứu trên có khẳng định sự ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường cũng như khả năng thương lượng đến quyết định cấp tín dụng thương mại, tuy nhiên chưa có sự tương đồng về chiều hướng ảnh hưởng Hơn nữa, vấn đề liệu các nhà bán lẻ có sử dụng tín dụng thương mại như một công cụ cạnh tranh hay không thì cũng chưa được các nghiên cứu trước đây quan tâm.

Cũng tiếp cận từ phía người cấp tín dụng thương mại, nghiên cứu của Barrot (2016) cho rằng tín dụng thương mại có thể được người bán sử dụng như một công cụ cạnh tranh nhưng quyết định này có thể chịu ảnh hưởng bởi sức mạnh tài chính của người bán Barrot (2016) tập trung lý giải vấn đề liệu những nhà cung cấp có lợi thế hơn về khả năng tài chính thì có cấp nhiều tín dụng thương mại cho khách hàng của họ hay không Sức mạnh tài chính của người bán được Barrot (2016) đo lường lần lượt thông qua các chỉ tiêu như quy mô, thâm niên, đòn bẩy tài chính Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp kiểm định sự khác biệt (DID) cho thấy nhà cung cấp không bị hạn chế tài chính sẽ mở rộng tín dụng nhiều hơn so với những nhà cung cấp có tài chính yếu kém.Ngược lại, những nhà cung cấp bị hạn chế tài chính sẽ hạn chế cấp tín dụng thương mại thông qua rút ngắn kỳ hạn tín dụng Zou & Tian (2020) nghiên cứu đối với một chuỗi cung ứng ba cấp gồm nhà cung cấp, nhà bán lẻ, và một khách hàng trực tiếp của nhà bán lẻ Nhà bán lẻ ở giữa chuỗi cung ứng được nhà cung cấp ở thượng nguồn cấp tín dụng thương mại và họ cũng cho phép khách hàng của mình ở hạ nguồn trả chậm tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định Kết nghiên cứu cho rằng khi nhà bán lẻ có khả năng mặc cả mạnh hoặc khi thị trường cạnh tranh hơn thì họ có thể yêu cầu thanh toán bất kỳ lượng tiền hàng nào trong thời hạn thanh toán hưởng chiết khấu và nhận được khoản chiết khấu (chứ không nhất thiết là buộc phải lựa chọn thanh toán trong hạn để hưởng chiết khấu cho toàn bộ tiền hàng hoặc chấp nhận từ bỏ khoản chiết khấu do thanh toán sau hạn) và tín dụng khi đó được gọi là tín dụng thương mại hai phần linh hoạt.

Các nghiên cứu của Aaronson & ctv (2004), Fatoki & Odeyemi (2010), và Getachew & ctv (2013) đã tập trung xem xét sự ảnh hưởng của mối quan hệ giao dịch đến nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại Các nghiên cứu này chủ yếu đo lường mối quan hệ giao dịch qua độ dài của mối quan hệ, mối quan dân tộc, tần suất giao dịch, hay khoảng cách địa lý Cụ thể, Aaronson & ctv (2004) do lường mối quan hệ giữa người mua và người bán qua yếu tố dân tộc, độ dài khoảng cách địa lý, và độ dài của mối quan hệ Sử dụng số liệu được khảo sát đối với 4.318 doanh nghiệp nhỏ (NSSBF) ở Chicago, nghiên cứu tập trung kiểm định sự ảnh hưởng của mối quan hệ với nhà cung cấp trong tiếp cận tín dụng thương mại Kết quả ước lượng từ phương pháp Tobit và Probit cho rằng ảnh hưởng của khoảng cách địa lý đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại có sự khác nhau giữa các dân tộc Nghiên cứu cũng cho rằng độ dài của mối quan hệ có ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu Tương tự, nghiên cứu của McMillan & Woodruff (1999) cũng cho rằng mối quan hệ lâu dài (từ hai năm trở lên) có thể được cấp nhiều tín dụng hơn so với mối quan hệ mới Bởi lẽ, độ dài của mối quan hệ giúp người bán có nhiều thông tin hơn về khả năng thanh toán của khách hàng, mối quan hệ lâu dài sẽ tăng chất lượng của thông tin Tỷ lệ thanh toán của khách hàng sau khi nhà cung cấp giao hàng phụ thuộc vào chất lượng thông tin mà nhà cung cấp có về khách hàng của mình Dựa trên nền tảng của lý thuyết tài trợ, lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết tiếp thị và lý thuyết thanh khoản, Getachew & ctv (2013) tập trung kiểm định ảnh hưởng của mối quan hệ đến nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại của các thương nhân ở TiGray, Ethiopia Kết quả khảo sát cho thấy có 58% thương nhân ở TiGray sử dụng tín dụng thương mại và kết quả ước lượng khẳng định sự ảnh hưởng tích cực của độ dài mối quan hệ thương mại đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại Nghiên cứu của Uchida & ctv (2013) cũng tập trung kiểm định xem sức mạnh của mối quan hệ (độ dài khoảng thời gian của mối quan hệ mua bán) có sự ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu và việc cải thiện các điều khoản tín dụng thương mại hay không Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS dựa trên dữ liệu gồm 1.646 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NhậtBản cho thấy mức độ quan trọng của mối quan hệ đối với nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại khác nhau còn tùy vào sự phụ thuộc của người mua đối với người bán Nếu người mua ít phụ thuộc vào một người bán duy nhất thì mối quan hệ có ảnh hưởng tích cực đến nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại Như vậy, kết quả của các nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò quan trọng của mối quan hệ đối với quyết định cấp tín dụng thương mại của người bán và nhu cầu tín dụng thương mại của người mua Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở việc đo lường độ sâu của mối quan hệ qua độ dài thời gian của mối quan hệ, trong khi các yếu tố về khoảng cách địa lý, và mối quan hệ thân thuộc giữa người mua và người bán thì chưa được nhiều nghiên cứu này quan tâm kiểm định.

Tiếp cận từ phía cầu của tín dụng của nông hộ, các nghiên cứu của Asadul & ctv (2014), Balachandran & Dhal (2018), Islam & ctv (2019), và Moahid & Maharjan (2020) tập trung xem xét ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm của nông hộ đến các nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại Nghiên cứu của Asadul & ctv (2014) sử dụng phương pháp phân tích điểm xu hướng (PSM) dựa trên bộ dữ liệu bảng về hộ gia đình trong giai đoạn 1987 – 2008 ở Bangladesh đã chỉ ra rằng những hộ càng nghèo sẽ càng phụ thuộc vào các nguồn tài chính phi chính thức nói chung, những hộ nghèo và những hộ mà có nghề chính là làm công ăn lương cũng không giảm việc vay mượn tài chính phi chính thức khi họ đã nhận được các khoản từ các tổ chức tài chính chính thức. Tập trung lý giải sự tồn tại của người cho vay tiền trong thị trường tín dụng nông thôn của Ấn Độ bất chấp sự tồn tại của tín dụng chính thức, Balachandran

& Dhal (2018) xem xét sự ảnh hưởng của trình độ học vấn, tuổi, nhà ở, đất, có tài khoản ở ngân hàng, có khoản nợ, tài sản đảm bảo, nơi bán hàng và lãi suất đến nhu cầu tín dụng phi chính thức của nông hộ Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Logit dựa trên dữ liệu của cuộc khảo sát đối với 307 hộ trồng khoai tây ở Bengal Kết quả cho thấy sự liên kết thương mại giữa nông dân và người cho vay có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phụ thuộc của nông hộ vào khu vực tài chính phi chính thức Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào tài chính phi chính thức của nông hộ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố tài sản nhà ở và trình độ học của nông hộ Nghiên cứu của Islam & ctv (2019) cho thấy tín dụng thương mại được các nông hộ ở Bangladesh sử dụng rất phổ biến với 76% trị giá thức ăn đầu vào là được mua chịu, khoảng 60% nông hộ có mối quan hệ thương mại ổn định với một nhà cung cấp thức ăn Dựa vào kết quả ước lượng từ phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis –EFA) với số liệu từ 474 hộ nuôi cá và 142 cơ sở cung cấp thức ăn, Moahid &Maharjan (2020) cho rằng năng lực cá nhân có sự ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sử dụng tín dụng thương mại của nông hộ Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm sản xuất lại có ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng phi chính thức.

Mối quan hệ giữa nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng của nông hộ cũng đã được kiểm định bởi các nghiên cứu như Asadul & ctv (2014), Balachandran & Dhal (2018), và Moahid & Maharjan (2020).

Asadul & ctv (2014) cho rằng quyết định sử dụng tín dụng phi chính thức bị ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận tín dụng chính thức nhưng điều này không ảnh hưởng đến lượng tiền vay phi chính thức của nông hộ Nghiên cứu của Balachandran & Dhal (2018) cũng cho rằng khả năng tiếp cận vào khu vực tài chính chính thức có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phụ thuộc của nông dân vào khu vực tài chính phi chính thức Tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng, đến quy mô tín dụng và hạn chế tín dụng, Moahid

& Maharjan (2020) sử dụng cùng một tập hợp các biến độc lập đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đồng thời đến khả năng tiếp cận và quy mô của tín dụng phi chính thức lần lượt bằng phương pháp ước lượng Probit và phương pháp ước lượng Tobit Kết quả nghiên cứu dựa vào dữ liệu khảo sát từ 292 hộ dân ở Afghanistan cho thấy các hộ nghèo (quy mô trang trại nhỏ) bị các định chế tài chính chính thức từ chối thì dựa nhiều vào tín dung phi chính thức hơn.

Nhằm kiểm định mối quan hệ thay thế giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, Le & ctv (2021) sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát với 1.065 hộ trồng lúa ở ĐBSCL của Việt Nam Kết quả ước lượng tác động từ phương pháp ước lượng Probit và công cụ phân tích điểm xu hướng (PSM) là bằng chứng về mối quan hệ thay thế giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng của nông hộ ở ĐBSCL Nếu không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng, nông hộ sẽ tìm kiếm tín dụng thương mại để có được đầu vào sản xuất vì sản xuất là cơ hội để nông hộ cải thiện thu nhập Những nông hộ bị các ngân hàng từ chối cho vay sẽ có xu hướng tìm kiếm tín dụng thương mại để có các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất Tuy nhiên khi khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng được cải thiện, nông hộ sẽ có xu hướng vay nhiều hơn từ tín dụng ngân hàng và giảm sử dụng tín dụng thương mại Bởi lẽ, lãi suất tín dụng thương mại thường cao (lãi suất tín dụng thương mại trung bình của các hộ trồng lúa là 1,79%/ tháng và lãi suất của tín dụng ngân hàng là khoảng 0,89%/tháng) và khả năng mua được đầu vào chất lượng tốt, giá thấp thường khó do việc chuyển sang người mua khác bị hạn chế Để cung cấp bức tranh chính xác hơn về tác động của phân bổ tín dụng đến việc sử dụng tín dụng thương mại, nghiên cứu chia mẫu khảo sát với 1.065 hộ trồng lúa ra 05 nhóm có mức độ phân bổ tín dụng giảm dần và nhận thấy khi mức phân bổ tín dụng giảm xuống, hộ trồng lúa sẽ sử dụng tín dụng ngân hàng nhiều hơn và sử dụng tín dụng thương mại ít hơn.

Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các điều khoản tín dụng đến quyết định sử dụng tín dụng, Phan & ctv (2013) sử dụng bộ số liệu gồm 928 nông hộ ở ĐBSCL của Việt Nam Kết quả ước lượng bằng phương pháp Heckman hai bước cho rằng nhu cầu tín dụng phi chính thức bị ảnh hưởng bởi lãi suất vay bên cạnh yếu tố mục đích vay và thời gian vay Nghiên cứu của Balachandran

& Dhal (2018) cũng cho thấy lãi suất là thước đo mối quan hệ tín dụng và thời hạn vay linh hoạt có thể bù đắp đặc điểm lãi suất cao của tín dụng phi chính thức Chi phí của tín dụng thương mại là khá đắt so với thanh toán tiền mặt, thậm chí cả tín dụng ngân hàng (Islam & ctv, 2019) Các nghiên cứu này đều khẳng định lãi suất tín dụng thương mại là khá cao nhưng ảnh hưởng của lãi suất đến nhu cầu tín dụng thương mại thì chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm kiểm định.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận của luận án là dựa vào cách tiếp cận của Peterson

& Rajan (1997) về khoản tín dụng thương mại nhận được và mô hình xác định nguồn tín dụng thương mại được sử dụng của Burkart & Ellingsen (2004) Cụ thể, luận án dựa vào lý thuyết cung cầu và các lý thuyết có liên quan tín dụng thương mại (như lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết tiếp thị, lý thuyết phân biệt giá và lý thuyết lợi thế tài trợ) Đồng thời, luận án dựa vào nghiên cứu của Peterson & Rajan (1997) và mô hình của Burkart & Ellingsen (2004) để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm khi xem tín dụng thương mại nhận được là kết quả của lượng vốn tín dụng thương mại được người bán cấp và nhu cầu tín dụng thương mại của người mua Tiếp theo, để ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm, luận án dựa vào lý thuyết của Ciaian & ctv (2012) về mối quan hệ giữa tín dụng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Hình 3.1 Phương pháp tiếp cận

Mỗi hộ nuôi tôm có thể đối diện với lượng đầu vào khác nhau và có các điều kiện áp dụng khác nhau nên có thể đạt được mức hiệu quả kỹ thuật không giống nhau Vì vậy, để tách biệt tác động giữa những yếu tố quan sát được và không quan sát được, luận án thực hiện ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật trước, sau đó mới thực hiện ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến mức hiệu quả kỹ thuật thông qua ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến chỉ mức phi hiệu quả kỹ thuật.

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập từ các cơ quan hữu quan như Tổng cục thống kê, Cục thống kê, Bộ NN & PTNT, và Sở NN & PTNT các tỉnh của ĐBSCL Các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.

3.2.2 Số liệu sơ cấp Để mẫu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, luận án xác định cỡ mẫu bằng công thức của Yamane (1967):

Trong đó: 𝑛 là kích thước mẫu cần xác định, 𝑁 là tổng thể nghiên cứu, và 𝑒 là sai số lấy mẫu (phổ biến nhất là ±0,05).

Tổng số hộ nuôi tôm thâm canh của ĐBSCL là 146.574 hộ (Tổng cục Thống kê, 2019) với sai số lấy mẫu 𝑒 = 0,05 nên số hộ nuôi tôm cần khảo sát tối thiểu là:

𝑛 = 1 + 146.574𝑥0,05 2 ≈ 398 Để đảm bảo tính khoa học và trong điều kiện cho phép, tác giả thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp 420 chủ hộ nuôi tôm thâm canh (thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh) ở ĐBSCL theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Do vùng nuôi tôm ở mỗi tỉnh rộng và không tập trung nên tác giả phải xác định số lượng các hộ được khảo sát ở mỗi tầng (huyện, xã hoặc phường) trước khi tiến hành khảo sát để đảm bảo thông tin thu thập được đại diện cho tổng thể Tác giả căn cứ vào diện tích nuôi để chọn lần lượt ra những tỉnh, huyện, xã/phường có diện tích lớn nhất để khảo sát Đồng thời, tác giả căn cứ vào tỷ lệ diện tích nuôi tôm để phân bổ số quan sát cho mỗi tỉnh Sau đó, tại mỗi tỉnh, tác giả sẽ phân bổ số quan sát đều nhau giữa các huyện trong cùng tỉnh, giữa các xã/phường trong cùng huyện Phân phối mẫu khảo sát ở các địa phương của ĐBSCL được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo địa phương

Tỉnh Số quan sát Tỷ trọng (%)

Cụ thể về chọn tỉnh (thành phố) nghiên cứu, ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố và có khoảng 687.216 ha nuôi tôm (Bộ NN&PTNT, 2021), trong đó trên90% diện tích nuôi tôm của vùng tập trung ở 6 tỉnh là Cà Mau (khoảng 41,5%),Bạc

Liêu (19,9%), Kiên Giang (19,5%), Sóc Trăng (7,5%), Bến Tre (5,1%) và Trà Vinh (5,0%) Vì vậy, để đảm bảo tính đại diện, luận án tập trung khảo sát tại 6 tỉnh này. Ở mỗi tỉnh, dựa trên số liệu của Cục Thống kê các tỉnh về diện tích nuôi, tác giả chọn từ 2 - 3 huyện mỗi tỉnh và mỗi huyện chọn từ 2 - 3 xã (phường) có diện tích nuôi lớn nhất Tiếp theo, tại mỗi xã (phường) được chọn, tác giả căn cứ vào danh sách hộ nuôi tôm thâm canh được Chi cục Thủy sản địa phương cung cấp để chọn ngẫu nhiên số hộ theo số quan sát định trước để tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

Bảng 3.2: Phân phối mẫu theo loại tôm nuôi và hình thức nuôi

Loại tôm Tổng Hình thức nuôi Thẻ chân trắng Sú

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Bảng 3.2 trình bày cơ cấu mẫu khảo sát thu được theo loại tôm nuôi và hình thức nuôi Theo Bộ NN&PTNT (2021), nuôi tôm ở ĐBSCL bao gồm nhiều loại tôm (tôm sú, tôm thẻ, và tôm càng xanh) với nhiều hình thức nuôi (quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm – lúa, thâm canh) Trong đó, nuôi tôm nước mặn, lợ (với hai loại gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước (năm 2019, chiếm trên 63%) Đóng góp chủ yếu cho sản lượng tôm nuôi mặn, lợ của vùng chính là các hình thức nuôi thâm canh (bán thâm canh, thâm canh, và siêu thâm canh) Đây là những hình thức nuôi có năng suất cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi vốn đầu tư cao Do đó, các hộ nuôi tôm thâm canh có thể có nhiều nhu cầu đối với nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại Vì những lý do này, luận án tập trung khảo sát những hộ nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL Nuôi tôm thâm canh gồm hai loại là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, trong đó diện tích nuôi tôm sú là khoảng 26.236 ha, chiếm khoảng 25% diện tích nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL (Bộ NN&PTNT, 2021) Dựa vào tỷ lệ diện tích nuôi, luận án phân bổ số hộ khảo sát tại mỗi địa phương là 25% hộ nuôi tôm sú và 75% còn lại là tập trung khảo sát đối với hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Ở mỗi hộ nuôi, chủ hộ là người được chọn để phỏng vấn trực tiếp bởi vì họ thường là người chủ sở hữu tài chính và có thẩm quyền cao nhất trong các quyết định liên quan đến vụ nuôi, về sử dụng nguồn vốn và các quyết định vay mượn (nếu có) Những thông tin và số liệu do chính chủ hộ cung cấp có thể phản ánh chính xác các vấn đề có liên quan mà luận án cần thu thập được thể hiện trên bảng câu hỏi Cụ thể số liệu được thu thập bao gồm các thông tin chủ yếu về hộ nuôi tôm ở ĐBSCL trên các khía cạnh như:

- Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ; tổng số lao động của hộ.

- Hoạt động nuôi tôm của hộ như diện tích nuôi, các yếu tố đầu vào, kỹ thuật cho ăn và xử lý nước, dịch bệnh, năng suất, doanh thu, chi phí nuôi.

- Nguồn vốn sử dụng và tình hình sử dụng tín dụng thương mại như mặt hàng mua chịu, số tiền mua chịu, đại lý mua chịu, phương thức mua chịu, thời hạn và lãi suất mua chịu. Để số liệu sử dụng phân tích phản ánh chính xác bản chất vấn đề mà luận án quan tâm, tác giả đã thực hiện theo một số lưu ý sau khi lựa chọn đối tượng khảo sát:

- Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là chủ hộ có và không mua chịu đầu vào trong vụ nuôi gần nhất thỏa mãn điều kiện: (1) Đều có nhu cầu tín dụng thương mại (như có quan tâm, dành thời tìm hiểu thông tin hoặc liên hệ, trao đổi với nhà cung cấp); (2) Cung cấp được chính xác các thông tin cơ bản liên quan đến hoạt động nuôi tôm của hộ;

- Hộ được chọn khảo sát là hộ đã tham gia nuôi với cùng hình thức nuôi và loại tôm nuôi ít nhất ba vụ trước đây để có cơ sở xác định yếu tố lợi nhuận trước đây và yếu tố mức độ chắc chắn (tỷ lệ nuôi thành công) trong mô hình nghiên cứu của luận án;

- Số liệu sử dụng cho luận án là số liệu về những hộ có thu tôm ở vụ nuôi gần nhất (năng suất khác 0) để có đủ thông tin phù hợp cho đánh giá ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật.

Trước khi đi vào nghiên cứu, một số giả định và quy trình chuẩn hóa dữ liệu thu thập được đưa ra dựa vào đặc điểm cụ thể của nghiên cứu này như sau:

- Giả định 1, nghiên cứu này đo lường quy mô của đại lý bằng thông tin cấp đại lý (đại lý cấp 1, đại lý cấp 2) mà không sử dụng vốn hoạt động để thể hiện quy mô bởi vì khó thu thập thông tin về vốn hoạt động Điều này có thể do thông tin quy mô vốn hoạt động thuộc về bí mật kinh doanh của người bán.

Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích như sau:

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng vốn sử dụng cho hoạt động nuôi tôm và thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để xác định các yếu tố có liên quan đến hiệu quả nuôi tôm của nông hộ và các giải pháp để nâng cao năng suất nuôi Chuyên gia là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và cán bộ khuyến ngư địa phương Nội dung tham vấn chuyên gia bao gồm các vấn đề liên quan đến năng suất, kỹ thuật nuôi, dịch bệnh của hoạt động nuôi tôm ở ĐBSCL.

Phương pháp ước lượng OLS và Tobit lần lượt được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Phương pháp hàm ngẫu nhiên biên (SFA) và hàm phi hiệu quả thông qua phần mềm một bước Frontier 4.1 của Coelli (1996) để ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

3.3.1 Tổng quan về phương pháp bình phương bé nhất

Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square - OLS) được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Mô hình hồi quy tổng thể có dạng:

𝑌 𝑖 = 𝛽 0 + 𝛽 1 𝑋 1 + 𝛽 2 𝑋 2 + ⋯ + 𝛽 𝑘 𝑋 𝑘 + 𝑢 𝑖 (3.2) Trong đó, 𝑌 là biến phụ thuộc;

𝑋 1 , 𝑋 2 , 𝑋 𝑘 là các biến độc lập;

𝛽 1 , 𝛽 2 , 𝛽 𝑘 là các tham số cần ước lượng;

𝑢 𝑖 là sai số ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, các biến độc lập có thể không độc lập với sai số không quan sát được nên giả định không có tương quan giữa 𝑢 𝑖 và 𝑋 𝑖 có thể bị vi phạm Khi đó, kết quả ước lượng từ phương pháp OLS sẽ bị chệch và không vững Để khắc phục hạn chế trên, các kiểm định hiện tượng tương quan sẽ được ưu tiên thực hiện.

3.3.2 Tổng quan về phương pháp ước lượng Tobit

Phương pháp ước lượng Tobit được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Theo Gujarati (2004), Tobit là mô hình phù hợp nhất được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc nếu giá trị của biến phụ thuộc bị kiểm duyệt hay không được phép nhỏ hơn một giá trị nhất định nào đó Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, giá trị của chỉ tiêu lượng vốn tín dụng thương mại phải lớn hơn hoặc bằng 0 Vì vậy, phương pháp ước lượng Tobit được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm. Phương pháp ước lượng Tobit được Jame Tobin giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1958 Dạng tổng quát của phương pháp ước lượng Tobit được viết như sau:𝑦 ∗ = 𝛽𝑥 ′ + 𝑢

Trong đó: 𝑢 𝑖 thỏa mãn những giả định của mô hình tuyến tính cổ điển: 𝑢 𝑖 ~ NID (0,𝜎 2 ), độc lập giữa các quan sát và độc lập với 𝑥 𝑖 , có phương sai sai số không đổi 𝜎 2 ); 𝑥 𝑖 và 𝛽 là vectơ các biến giải thích và các tham số chưa biết cần tìm; và 𝑦 𝑖 là lượng vốn tín dụng thương mại sử dụng của hộ thứ i.

Phương pháp ước lượng Tobit mô tả hai vấn đề, một là xác suất xảy ra của biến phụ thuộc, mặt khác cũng mô tả mức độ biến động của biến phụ thuộc Về xác suất xảy ra của biến phụ thuộc có dạng:

𝑖 𝑖 với Ф (x ′ β/σ) là xác suất tích lũy của phân phối chuẩn tắc tại (𝑥 ′ 𝛽/σ). i 𝑖

Kỳ vọng có điều kiện của 𝑦 𝑖 theo 𝑥 𝑖 có dạng:

Với 𝜙(𝑥 ′ 𝛽/𝜎) là mật độ xác suất của phân phối chuẩn tắc tại (−𝑥 ′ 𝛽/𝜎).

Phương pháp ước lượng Tobit thường được thực hiện thông qua phương pháp ước lượng MLE và có dạng: l = ∏𝑁2(1 − Ф ) ∏𝑁1 1 [(𝑦 − 𝑥 ′ 𝛽)/ σ] (3.4)

1 𝑡 𝑛 σ 𝑖 𝑖 với 𝑁 1 và 𝑁 2 lần lượt là cở mẫu và số quan sát có giá trị của 𝑦 dương.

Phương pháp ước lượng Tobit có nhiều ưu điểm và đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô của nguồn tài trợ tín dụng thương mại như nghiên cứu của Peterson & Rajan (1997), Aaronson & ctv (2004), hoặc Nguyen (2011) Tuy nhiên, phương pháp ước lượng Tobit dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiện tượng không có phân phối chuẩn và phương sai sai số thay đổi dẫn đến kết quả ước lượng bị lệch Nên kiểm định phương sai sai số thay đổi sẽ được ưu tiên thực hiện bên cạnh các kiểm định cần thiết khác.

3.3.3 Phương pháp hàm ngẫu nhiên biên (SFA)

Phương pháp hàm ngẫu nhiên biên (SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm Bởi lẽ, mỗi hộ nuôi tôm có thể đối diện với lượng đầu vào khác nhau và có các điều kiện áp dụng khác nhau nên có thể đạt được mức hiệu quả kỹ thuât không giống nhau Phương pháp SFA cho phép

𝑗= 1 tách biệt tác động giữa những yếu tố quan sát được và không quan sát được (Thông & Phượng, 2015) Mô hình SFA có dạng:

Trong đó, sai số hỗn hợp 𝑒 𝑖 gồm có 02 phần: 𝑒 𝑖 = 𝑣 𝑖 − 𝑢 𝑖

𝑣 𝑖 là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên, độc lập với

𝑢 𝑖 và có phân phối chuẩn (𝑣 ̴ N(0, 𝜎 2 )) Biểu thị các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nông hộ.

𝑢 𝑖 là phần phi hiệu quả kỹ thuật, được giả định ≥ 0 và có phân phối nữa chuẩn (𝑢 ̴ |N(0, 𝜎 2 )|) 𝑢 𝑖 bằng chênh lệch giữa (𝑌 𝑖 ) với giá trị tối đa có thể có của nó (𝑌 ∗ ) Khi u = 0, cho thấy hiệu quả sản xuất của hộ nằm trên đường hiệu quả sản xuất biên (frontier), tức đạt năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có Khi 𝑢 > 0, cho thấy hiệu quả sản xuất của hộ nằm dưới đường hiệu quả sản xuất biên (frontier), tức đạt năng suất hoặc sản lượng thực tế (𝑌 𝑖 ) thấp hơn năng suất hoặc sản lượng tối đa (𝑌 ∗ ) Phần chênh lệch giữa 𝑌 𝑖 và 𝑌 ∗ càng lớn thì hiệu quả kỹ thuật càng thấp.

Chỉ số hiệu quả kỹ thuật (𝑇𝐸) của hộ nuôi tôm thứ 𝑖 được định nghĩa là tỷ lệ đầu ra quan sát được so với đầu ra tối đa tương ứng và được thể hiện qua công thức sau:

𝑇𝐸 𝑖 = 𝑌 𝑖 / 𝑌 ∗ = 𝑓(𝑥 𝑖 , 𝛽)exp (𝑣 𝑖 − 𝑢 𝑖 )/ 𝑓(𝑥 𝑖 , 𝛽)exp (𝑣 𝑖 )=𝑒𝑥𝑝 (−𝑢 𝑖 ) Trong đó, 𝑌 𝑖 là năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ 𝑖 và 𝑌 ∗ là năng suất hoặc sảng lượng tối đa của hộ 𝑖.

Trong đó, 𝑓(𝑥 𝑖 ) ở phương trình (3.5) là hàm sản xuất biên có thể sử dụng dạng mô hình Cobb - Douglas hoặc Translog Tuy nhiên, SFA yêu cầu phải xác định được dạng hàm cụ thể giữa đầu vào và đầu ra Hơn nữa, Gunaratne & Leung (1996) và Irz & Victoria (2003) chỉ ra rằng với các nghiên cứu có cỡ mẫu tương đối nhỏ thì hàm Cobb-Douglas hỗ trợ chắc chắn hơn hàm Translog và hàm Translog cũng dễ gặp phải vấn đề đa cộng tuyến hơn Hơn nữa, hàm Translog có thể không phù hợp cho mô hình với số lượng lớn các biến độc lập là dạng biến giả (Sharma, 1999) Vì vậy, luận án sử dụng hàm Cobb - Douglas để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất nuôi của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật 𝑢 𝑖 có dạng như sau:

(3.7)Với 𝑍 𝑗𝑖 là các yếu tố ảnh hưởng đến mức phi hiệu quả của nông hộ thứ 𝑖 TheoJondrow và cộng sự (1982), sai số phi hiệu quả 𝑢 𝑖 ở mô hình trên được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo công thức sau:

= 𝜎 /𝜎 ; 𝜎 = √𝜎các 2 + 𝜎 2 ; 𝑓( )và 𝐹( ) lần lượt là

𝑢 𝑣 hàm mật độ và tích lũy xác suất của phân phối chuẩn tắc được tính tại (e

𝜆 𝑖 /𝜎) Khi đó để xem xét tính ngẫu nhiên của năng suất, theo Battese và Cora

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

3.4.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, luận án xây dựng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Các yếu tố đưa vào mô hình liên quan đến các khía cạnh như mức độ cạnh tranh thị trường, đặc điểm của mối quan hệ giao dịch, đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm của hộ nuôi, đặc điểm và lịch sử tín dụng của hộ nuôi tôm.

Mô hình nghiên cứu có dạng sau:

𝑇𝐷𝑇𝑀 𝑖 là lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm và được đo lường bằng logarit tổng số tiền mua chịu trong vụ của hộ nuôi thứ 𝑖 tính bằng triệu đồng/vụ, sau đó lấy logarit tự nhiên Ý nghĩa, cách đo lường và dấu kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu cuả hộ nuôi tôm ở ĐBSCL được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng dấu của các 𝜷 𝒊 trong mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm

Tên biến Ý nghĩa Kỳ vọng về dấu 𝜷 𝒊 Các nghiên cứu có liên quan

Mức độ cạnh tranh của thị trường

𝑄𝑈𝑌𝑀𝑂 𝑖 Biến nhị phân, có trị số là 1 nếu hộ mua ở đại lý cấp 1 và là 0 nếu ngược lại

𝐶𝐴𝑁𝐻𝑇𝑅𝐴𝑁𝐻 𝑖 Số lượng đại lý trong phạm vi bán kính 1 km.

+ Đặc điểm của mối quan hệ giao dịch

𝑇𝐺𝑄𝑈𝐸𝑁 𝑖 Độ dài thời gian quen biết giữa hộ và đại lý (năm)

𝑇𝐻𝐴𝑁𝑇𝐻𝑈𝑂𝐶 𝑖 Biến nhị phân, có trị số là

1 nếu hộ có quan hệ thân thuộc với chủ đại lý và là + 0 nếu ngược lại.

Khoảng cách địa lý từ nơi ở của nông hộ đến đại lý (km)-

Nguyen (2011); Ninh & Hơn (2012); Uchida & ctv

McMillan & Woodruff (1999); Ninh & Hơn (2012); Lê & ctv (2018) Đặc điểm của chủ hộ

𝑇𝑈𝑂𝐼 𝑖 Tuổi của chủ hộ (năm) Pham & Izumida (2002);

Tên biến Ý nghĩa Kỳ vọng về dấu 𝜷 𝒊

Các nghiên cứu có liên quan

𝐻𝑂𝐶𝑉𝐴𝑁 𝑖 Trình độ học vấn của chủ hộ (số lớp học)

𝐾𝐼𝑁𝐻𝑁𝐺𝐻𝐼𝐸𝑀𝑖 Kinh nghiệm nuôi thâm canh của hộ (năm)

𝑅𝑈𝐼𝑅𝑂𝑖 Biến nhị phân, có trị số là

(2010); Lê & ctv (2018); Moahid & Maharjan (2020); Kehinde (2022. Roosen & Hennessy

1 nếu hộ thích rủi ro và là

+ Đặc điểm của hộ nuôi

𝐷𝑇𝐷𝐴𝑇𝑖 Diện tích đất sở hữu (ha)

𝑇𝐻𝑈𝑁𝐻𝐴𝑃𝑖 Logarit tự nhiên của thu nhập bình của hộ (triệu đồng/ lao động /năm)

𝑇𝐼𝐸𝑇𝐾𝐼𝐸𝑀𝑖 Biến nhị phân, có trị số là 1 nếu là hộ có tiết kiệmvà là 0 nếu ngược lại -

𝑀𝑈𝐶𝐶𝐻𝐴𝐶𝐶𝐻𝐴𝑁𝑖 Tỷ lệ vụ nuôi thành công trong 3 năm vừa qua (%).

+ 𝐶𝐻𝐼𝑃𝐻𝐼𝑖 Logarit tự nhiên tổng chi

Ninh & Hơn (2012); Phan & ctv (2013); Asadul & ctv (2014)

Kết & Tích (2014); Balachandran & Dhal (2018); Twumas & ctv (2019).

Ninh & ctv (2016); Moahid & Maharjan (2020) phí biến đổi của vụ nuôi (triệu đồng/vụ/hộ)

𝐿𝑂𝐼𝑁𝐻𝑈𝐴𝑁𝑖 Logarit tự nhiên của lợi nhuận trung bình của vụ nuôi trước (triệu đồng/vụ/hộ) Đặc điểm và lịch sử tín dụng

𝑉𝐴𝑌𝑁𝐻𝑖 Biến nhị phân, có trị số là

Burkart & Ellingsen (2004); Balachandran & vốn ngân hàng để sử

+ dụng cho vụ nuôi và là

Dhal (2018); Moahid & Maharjan (2020); Le & ctv (2021).

Tên biến Ý nghĩa Kỳ vọng về dấu 𝜷 𝒊

Các nghiên cứu có liên quan

𝑇𝑅𝐴𝑇𝑅𝐸𝑖 Biến nhị phân, có trị số là 1 nếu hộ có trả trễ và là 0 nếu ngược lại.

𝐿𝐴𝐼𝑆𝑈𝐴𝑇𝑖 Lãi suất ẩn của tín dung thương mại

Burkart & Ellingsen (2004); Balachandran & Dhal (2018); Islam &

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu

Mức độ cạnh tranh thị trường của người bán được đo lường bằng 02 biến là 𝑄𝑈𝑌𝑀𝑂 𝑖 và 𝐶𝐴𝑁𝐻𝑇𝑅𝐴𝑁𝐻 𝑖 Trong đó, biến 𝑄𝑈𝑌𝑀𝑂 𝑖 thể hiện quy mô của nhà cung cấp và là biến nhị phân, có trị số là 1 nếu đại lý mà hộ nuôi tôm đang mua hàng hóa là đại lý cấp 1 và là 0 nếu ngược lại (hộ mua ở các đại lý cấp 2 hoặc các cửa hàng nhỏ) Các đơn vị tham gia cung ứng thức ăn, thuốc thủy sản cho các hộ nuôi tôm chủ yếu là hệ thống các đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 bên cạnh các cửa hàng nhỏ Đại lý cấp 1 thường có số lượng lao động và diện tích kinh doanh lớn (gần gấp 2 lần ở đại lý cấp 2), kinh doanh đa dạng các mặt hàng thức ăn, thuốc thú y thủy sản hơn Đồng thời, sản lượng bán ra trung bình của đại lý cấp 1 cũng cao (đối với mặt hàng thức ăn thì thường có sản lượng bán ra bình quân cao gấp 5 lần đại lý cấp 2) nên có thể sẽ sẵn lòng cấp nhiều tín dụng thương mại hơn so với đại lý cấp 2 hoặc các cửa hàng nhỏ (Nga & ctv, 2013) Đại lý cấp

1 có thể có khả năng tài chính mạnh hơn các đại lý cấp 2 hoặc cửa hàng nhỏ.

Do đó, luận án sử dụng thước đo cấp đại lý để đo lường quy mô của đại lý. Thông tin cấp đại lý được thu thập thông qua câu hỏi đại lý mà họ đang mua chịu là đại lý cấp mấy Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, nhà cung cấp lớn có thể có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng tiếp cận với thị trường tài chính bên ngoài tốt hơn, và sẽ sẵn lòng để cấp nhiều tín dụng thương mại hơn Vì vậy, hệ số của 𝛽 1 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là dương.

Biến 𝐶𝐴𝑁𝐻𝑇𝑅𝐴𝑁𝐻 𝑖 là mức độ cạnh tranh của thị trường và được đo lường bằng số lượng đại lý khác trong phạm vị bán kính 1 km so với vị trí của đại lý mà hộ đang mua Bởi vì, 1 km là phạm vi bán kính dễ dàng hơn để người mua có thể tìm thấy một nhà cung cấp thay thế (McMillan & Woodruff,

1999) Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, khi mức độ cạnh tranh thị trường tăng (số lượng đại lý tăng lên) thì người bán sẽ có xu hướng cấp nhiều tín dụng thương mại hơn để tăng sức cạnh tranh Do đó, lượng tiền mua chịu cũng nhiều khả năng sẽ tăng theo Vì vậy, hệ số của 𝛽 2 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là dương. Đặc điểm của mối quan hệ giao dịch được do lường thông qua các biến 𝑇𝐺𝑄𝑈𝐸𝑁 𝑖 , 𝑇𝐻𝐴𝑁𝑇𝐻𝑈𝑂𝐶 𝑖 , và 𝐾𝐻𝑂𝐴𝑁𝐺𝐶𝐴𝐶𝐻 𝑖 Trong đó, biến 𝑇𝐺𝑄𝑈𝐸𝑁 𝑖 là thời gian quen biết giữa nông hộ và đại lý, được đo lường bằng số năm quen biết giữa hộ nuôi tôm và đại lý mà hộ đang mua (năm) Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, độ dài thời gian quen biết có thể ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Vì vậy, hệ số của 𝛽 3 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là dương.

Biến 𝑇𝐻𝐴𝑁𝑇𝐻𝑈𝑂𝐶 𝑖 là mối quan hệ thân thuộc giữa hộ nuôi tôm và đại lý, có trị số là 1 nếu giữa nông hộ và đại lý có mối quan hệ thân thuộc và là 0 nếu khác Các mối quan hệ thân thuộc mà nghiên cứu này tập trung khảo sát gồm quan hệ anh/chị em ruột; anh/chị em là con chú, con bác, con cậu, con dì; hoặc là chú, bác, cô, cậu, dì của nhau Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, mối quan hệ thân thuộc có thể sẽ ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Vì vậy, hệ số của 𝛽 4 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là dương.

Biến 𝐾𝐻𝑂𝐴𝑁𝐺𝐶𝐴𝐶𝐻 𝑖 là khoảng cách địa lý giữa hộ nuôi tôm và đại lý, được đo lường bằng độ dài khoảng cách địa lý (km) tính từ nơi ở của chủ hộ đến đại lý mà hộ đang mua Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, khoảng cách địa lý càng gần thể hiện mức độ gần gũi và gắn bó với nhau càng nhiều, sự hiểu biết về nhau giữa hộ nuôi tôm và đại lý càng tăng Điều đó có thể ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Nghiên cứu của Sebopetji & Belete (2009) cho rằng những hộ ở gần người cấp tín dụng sẽ có xu hướng biết về nhau nhiều hơn Nghiên cứu của Lê & ctv (2018) cũng cho kết quả tương tự Vì vậy, hệ số của 𝛽 5 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là âm. Đặc điểm của chủ hộ thể hiện năng lực và thái độ của người mua và được đo lường thông qua các biến 𝑇𝑈𝑂𝐼 𝑖 , 𝐻𝑂𝐶𝑉𝐴𝑁 𝑖 , 𝐾𝐼𝑁𝐻𝑁𝐺𝐻𝐼𝐸𝑀 𝑖 , và 𝑅𝑈𝐼𝑅𝑂 𝑖 Trong đó, biến 𝑇𝑈𝑂𝐼 𝑖 là tuổi của chủ hộ (năm) Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, tuổi của chủ hộ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Kết quả nghiêm cứu của Pham & Izumida (2002), Phan & ctv (2013) cho rằng các chủ hộ lớn tuổi có xu hướng yêu cầu lượng tín dụng phi chính thức thấp hơn Vì vậy, hệ số của 𝛽 6 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là âm.

Biến 𝐻𝑂𝐶𝑉𝐴𝑁 𝑖 là trình độ học vấn của chủ hộ, được đo lường bằng số lớp học Như đã lập luận ở phần ở phần cơ sở lý thuyết, trình độ học vấn của chủ hộ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng thương mại Hộ nuôi tôm có trình độ học vấn cao có thể dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn tài trợ khác nên lượng tiền mua chịu có thể hạn chế hơn Vì vậy, hệ số của 𝛽 7 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là âm.

Biến 𝐾𝐼𝑁𝐻𝑁𝐺𝐻𝐼𝐸𝑀 𝑖 là thâm niên nuôi tôm của hộ, được đo lường bằng số năm mà hộ đã tham gia nuôi tôm thâm canh với cùng hình thức nuôi hiện tại của hộ Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm nuôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Vì vậy, hệ số của 𝛽 8 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là âm.

Biến 𝑅𝑈𝐼𝑅𝑂 𝑖 là thái độ đối với rủi ro của chủ hộ và là biến nhị phân, nhận trị số 1 nếu chủ hộ là người thích rủi ro và là 0 nếu ngược lại Phương pháp sử dụng bảng hỏi đã được áp dụng để đo lường thái độ đối với rủi ro của chủ hộ Đây là một trong những phương pháp thực nghiệm phổ biến trong đo lường thái độ đối với rủi ro (7) Theo Charness & Gneezy (2012), phương pháp sử dụng bảng hỏi dựa vào bảng câu hỏi được soạn sẵn, chủ hộ được yêu cầu chọn một trong hai tình huống đầu tư giả định: (1) đầu tư một số tiền để chắc chắn có được lãi 10%; và (2) đầu tư số tiền tương đương để có được 20% lãi với xác suất 50% hoặc mất trắng với xác suất 50% Khi đó, người chọn tình huống (1) là người sợ rủi ro và người chọn tình huống (2) là thích rủi ro (Ninh

& ctv, 2016) Như đã lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, luận án kỳ vọng những hộ nuôi thích rủi ro sẽ sẵn sàng chấp nhận mua chịu nhiều để đầu tư cho vụ nuôi, mặc dù nuôi tôm được đánh giá là rủi ro và phải đối diện với áp lực phải mua với giá cao Vì vậy, hệ số của 𝛽 9 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là dương. Đặc điểm của hộ nuôi thể hiện tiềm lực tài chính, nhu cầu vốn của hộ và được thể hiện thông qua các biến 𝐷𝑇𝐷𝐴𝑇 𝑖 , 𝐿𝑂𝐼𝑁𝐻𝑈𝐴𝑁𝑖, 𝑇𝐻𝑈𝑁𝐻𝐴𝑃 𝑖 ,

𝑇𝐼𝐸𝑇𝐾𝐼𝐸𝑀 𝑖 , 𝑀𝑈𝐶𝐶𝐻𝐴𝐶𝐶𝐻𝐴𝑁 𝑖 , và 𝐶𝐻𝐼𝑃𝐻𝐼 𝑖 Trong đó, biến 𝐷𝑇𝐷𝐴𝑇 𝑖 là diện tích đất thuộc sở hữu của nông hộ và được đo lường bằng toàn bộ diện tích đất đai là tài sản thuộc sở hữu của hộ nuôi tôm (ha) Như lập luận ở phần cơ sở lý thuyết, diện tích đất sở hữu nhiều là tín hiệu tích cực với người bán Người bán có thể sẵn lòng cấp nhiều tín dụng hơn đối với những nông hộ có diện tích đất sở hữu nhiều Vì vậy, hệ số của 𝛽 10 ở mô hình (3.9) được kỳ vọng là dương.

Biến 𝐿𝑂𝐼𝑁𝐻𝑈𝐴𝑁 𝑖 là lợi nhuận từ vụ nuôi trước của hộ nuôi tôm và đo lường bằng lợi nhuận trung bình của 03 vụ nuôi gần nhất (triệu đồng), sau đó lấy logarit Theo Kabir & ctv (2020), nếu chỉ xét giá trị lợi nhuận mà không đánh giá rủi ro sẽ không phản ánh đúng lợi nhuận của nông hộ Vì vậy, luận án đo lường lợi nhuận của vụ nuôi trước thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trung bình có

(7) Phương pháp sử dụng bảng hỏi là một trong những phương pháp thực nghiệm phổ biến trong đo lường thái độ đối với rủi ro (Charness & Gneezy, 2012).

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở ĐBSCL

Phân tích thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

Hệ thống những nhà cung cấp đầu vào cho hộ nuôi tôm bao gồm các cơ sở cung ứng con giống, thức ăn và thuốc thủy sản Người cấp tín dụng thương mại cũng là người giao dịch đầu vào và một số trường hợp cũng liên quan đến giao dịch đầu ra với nông hộ khi một số đại lý thức ăn đồng thời cũng là đại lý thu mua tôm thành phẩm Hầu hết các cơ sở cung cấp con giống, thức ăn và thuốc thủy sản ở ĐBSCL hiện nay đều giao dịch trực tiếp với từng hộ mà không thông qua các tổ chức trung gian (như HTX, tổ hợp tác) Tín dụng thương mại nhận được của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng khá phổ biến, chủ yếu dưới hình thức mua chịu thức ăn và thuốc thủy sản Trong 420 hộ được khảo sát, có khoảng 79,52% hộ nuôi tôm có sử dụng tín dụng thương mại Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Son (2020) khi cho rằng trên 70% hộ cá thể ở ĐBSCL được các đại lý cấp tín dụng.

Bảng 4.11: Lý do nông hộ sử dụng tín dụng thương mại

Lý do Tần suất Tỷ lệ (%)

Thiếu tiền mặt 273 81,7 Để dành tiền mặt cho các nhu cầu sinh lời khác 59 17,7

Không cần thế chấp tài sản 21 6,3 Để được hỗ trợ kỹ thuật 18 5,4

Nhanh chóng có được hàng hóa để sử dụng 15 4,5 Để kiểm tra chất lượng trước khi thanh toán 10 3,0

Giảm áp lực thanh toán 9 2,7 Để tiết kiệm chi phí thanh toán 2 0,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Bảng 4.11 cho thấy có nhiều lý do để các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng tín dụng thương mại, trong đó thiếu tiền mặt là lý do chủ yếu Bên cạnh đó, để dành tiền mặt cho các nhu cầu sinh lời khác, thủ tục đơn giản, và không cần tài sản thế chấp cũng là những lý do sử dụng tín dụng thương mại của nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Nuôi tôm thâm canh thường mang lại lợi nhuận cao nhưng đòi hỏi nhiều vốn đầu tư Sử dụng tín dụng thương mại, những hộ thiếu vốn vẫn có được các yếu tố đầu vào để thực hiện vụ nuôi Khi được mua chịu thức ăn, thuốc thủy sản, nông hộ có thể tập trung nguồn tiền mặt hạn chế để cải tạo ao và mua con giống đầu vụ Sau khi con giống được thả nuôi thì nhu cầu thức ăn cũng bắt đầu tăng dần lên do số lượng và tần suất cho ăn được tăng, nhu cầu thuốc và hóa chất cũng được sử dụng xen kẽ các giai đoạn phát triển của tôm và sẽ đáng kể nếu phát sinh tình trạng bệnh trên tôm Nếu sử dụng tín dụng thương mại thì lượng tiền mua chịu cũng phát sinh và tăng dần dần theo nhu cầu thức ăn, thuốc thủy sản Bên cạnh nuôi tôm, một số hộ nuôi tôm cũng có các hoạt động kinh doanh khác (buôn bán nhỏ, thu mua tôm thành phẩm) nên mua chịu các đầu vào phục vụ nuôi tôm và để dành tiền mặt cho các nhu cầu sinh lời khác cũng là lý do của một số nông hộ Ngoài ra, thủ tục đơn giản, thường không đòi hỏi tài sản thế chấp và có thể được hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng là một số lý do khác để các nông hộ sử dụng tín dụng thương mại.

Bảng 4.12: Số tiền mua chịu của hộ nuôi tôm Đvt: triệu đồng/vụ

Tiêu chí Số hộ Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Mua chịu thuốc thủy sản 223 44,14 77,69 0,24 1.016

Tổng số tiền mua chịu 334 178,20 211,56 2,16 2.200

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Số liệu ở bảng 4.12 cho thấy số tiền mua chịu trung bình của nông hộ là178,20 triệu đồng/vụ và số tiền hàng mua chịu cũng rất khác biệt giữa các hộ.Hầu hết các hộ có mua chịu đều mua chịu thức ăn cho tôm và số tiền thức ăn mua chịu cũng là khoản tín dụng trọng yếu nhất trong tổng tiền hàng mua chịu của hộ nuôi tôm với lượng tiền trung bình là 147,32 triệu đồng/vụ, chiếm trên80% tổng tiền hàng mua chịu của mỗi hộ Điều này có thể được lý giải rằng thức ăn là khoản chi phí lớn trong hoạt động nuôi tôm (có thể lên đến 60% tổng chi phí) và sản phẩm thức ăn thì luôn có thông tin rõ ràng về tiêu chuẩn,hàm lượng dinh dưỡng và nhãn hiệu nên nông hộ cũng ít e ngại về chất lượng khi mua chịu Theo độ dài thời gian nuôi thì nhu cầu đối với lượng thức ăn cũng tăng lên nên lượng tiền mua chịu thức ăn có thể cũng tăng theo Bên cạnh thức ăn, thuốc thủy sản cũng là yếu tố đầu vào mà phần lớn hộ nuôi tôm mua chịu với số tiền trung bình là 44,14 triệu đồng/vụ Ngoài những mặt hàng thuốc để phòng bệnh, nhu cầu thuốc thủy sản cho vụ nuôi sẽ tăng lên khi dịch bệnh phát sinh Thuốc thủy sản trên thị trường thì rất đa dạng về nhãn hiệu, giá cả và chất lượng thuốc cũng ít được kiểm định và các đại lý thường chỉ kinh doanh một vài mặt hàng thuốc nhất định Vì vậy, nếu ưu tiên mua theo nhãn hiệu tin dùng mà đại lý mua chịu không có thì nông hộ sẽ chọn mua tiền mặt tại các đại lý khác Tuy nhiên, trường hợp này cũng không phổ biến vì nông hộ thường e ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ với đại lý mà họ đang mua chịu Với những hộ thiếu tiền mặt, họ buộc phải mua chịu trong số ít các nhãn hiệu mà đại lý đang bán.

So với thức ăn, thuốc thủy sản thường có trị giá khá cao và giá cũng khá chênh lệch giữa các nhãn hiệu Khác với thức ăn và thuốc thủy sản, con giống là đầu vào mà rất ít hộ nuôi tôm được mua chịu Một số trường hợp được mua chịu con giống chủ yếu là do nông hộ có mối quan hệ thân thuộc với cơ sở cung ứng giống và số tiền mua chịu con giống trung bình là 39,81 triệu đồng/vụ Không phải là mặt hàng đồng nhất, chất lượng giữa các cơ sở cung cấp không giống nhau và cũng chưa phải là khoản chi tiêu trọng yếu của nông hộ là những lý do có thể lý giải tại sao nông hộ thường không được mua chịu tiền giống (Chod & ctv, 2017).

Hạn thanh toán theo thỏa thuận giữa hộ nuôi tôm và đại lý bán chịu đa số là cuối vụ (khi thu tôm) Kết quả khảo sát đã cho thấy kỳ hạn thanh toán thực tế trung bình của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL là khoảng 101,04 ngày (Bảng 4.13) Nếu được người bán chấp nhận bán chịu từ đầu vụ thì kỳ hạn thanh toán đúng bằng thời gian nuôi tôm Tuy nhiên, một số hộ nuôi tôm chỉ được đại lý chấp nhận bán chịu sau khi tôm thả nuôi đã qua từ 1-2 tháng đầu vụ vì dịch bệnh trên tôm thường xuất hiện trong giai đoạn 1-2 tháng đầu vụ Do đó, để hạn chế rủi ro khách hàng không thanh toán do nuôi thất bại, một số đại lý yêu cầu hộ nuôi mua tiền mặt, sau đó mới được mua trả chậm Thực trạng này phổ biến ở một số địa phương của Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang Ngoài ra, để tạo cơ hội cho những hộ có khoản nợ chưa thanh toán trước đó do nuôi thất bại, một số đại lý cũng cho phép nông hộ kéo dài thời hạn thanh toán sang các vụ sau nhưng thường không yêu cầu trả phí trễ hạn hay thế chấp tài sản Một số đại lý còn tham gia đầu tư bao vụ Đây là hình thức mà đại lý không chỉ đầu tư thức ăn, thuốc thủy sản mà còn đầu tư con giống, phụ trách tư vấn kỹ thuật và phân chia lợi nhuận cùng hộ nuôi Tuy nhiên, các đại lý thường chọn đầu tư bao vụ khi tôm đã được nông hộ thả nuôi sau 1-2 tháng để hạn chế rủi ro.

Bảng 4.13: Các điều khoản tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm

Tiêu chí Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn

Kỳ hạn thanh toán Ngày 101,04 39,64

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL chủ yếu là tín dụng thương mại có chi phí vì hầu hết đều có sự chênh lệch giữa giá mua chịu và giá mua tiền mặt Chi phí của tín dụng thương mại thể hiện ở lãi suất ẩn mà đại lý tính cho hộ mua chịu Mức chênh lệch trung bình giữa đơn giá mua chịu và đơn giá mua tiền mặt của thuốc thủy sản là khoảng 43,45 ngàn đồng/sản phẩm, khá cao so với thức ăn Mức chênh lệch trung bình giữa đơn giá mua chịu và đơn giá mua tiền mặt của thức ăn cho tôm là 3,59 ngàn đồng/kg Giá bán chịu và mức chênh lệch giữa giá mua chịu với giá mua tiền mặt đối với sản phẩm thức ăn cho tôm giữa các đại lý có khác biệt nhưng không đáng kể Tuy nhiên, giá bán chịu và mức chênh lệch giữa giá mua chịu với giá mua tiền mặt đối với sản phẩm thuốc thủy sản giữa các đại lý khác nhau thì rất khác nhau (một phần là do có nhiều nhãn hiệu, chủng loại khác nhau) Theo đó, lãi suất ẩn được xác định dựa vào tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua chịu với giá mua tiền mặt và kỳ hạn toán theo thỏa thuận lúc mua giữa nông hộ với địa lý (như đã trình bày ở phần 3.4.1 khi mô tả cách đo lường các biến trong mô hình) Kết quả trình bày ở bảng 4.13 cho thấy lãi suất ẩn của tín dụng thương mại mà các đại lý tính cho hộ nuôi tôm ở ĐBSCL trung bình là khoảng 2,60%/tháng cho sản phẩm thức ăn và 4,84%/tháng cho sản phẩm thuốc thủy sản Trừ một số hộ ít nuôi tôm mua chịu thức ăn, thuốc thủy sản tại cơ sở của người thân nên tránh được chi phí Kết quả này cho thấy chi phí tín dụng thương mại là khá cao so với tín dụng ngân hàng (lãi suất của tín dụng ngân hàng mà các hộ trong mẫu khảo sát có sử dụng trung bình là 0,77%/tháng) Hơn nữa, lãi suất tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm cũng khá cao so với lãi suất cấp tín dụng thương mại ở các lĩnh vực nông nghiệp khác, lãi suất tín dụng thương mại của hộ trồng lúa ở ĐBSCL là khoảng 1,79%/tháng (Le & ctv, 2021).

Lý giải tình trạng lãi suất cao của tín dụng thương mại cấp cho hộ nuôi tôm, Islam & ctv (2020) cho rằng rủi ro và thiếu vắng các quy định về giá là những lý do cốt lõi cho việc người bán tính phí cao cho các khoản tín dụng thương mại được cấp Lãi suất cao cũng là một trong những hạn chế điển hình hiện nay của tín dụng thương mại theo các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Kết quả khảo sát cho thấy bên cạnh lý do không được người bán chấp nhận bán chịu thì lo ngại người bán đưa ra mức giá bán chịu quá cao, chủng loại các sản phẩm bán mua chịu không đa dạng hoặc chỉ bán chịu đối với những sản phẩm chất lượng không cao cũng là những rào cản chủ yếu hiện nay đối với những hộ nuôi tôm có nhu cầu vốn nhưng chưa thể tiếp cận tín dụng thương mại Lãi suất cao nên với một số nông hộ, sử dụng tín dụng thương mại không chỉ đối diện áp lực tăng chi phí mà còn áp lực thanh toán nợ trong tương lai.

Mặc dù kỳ hạn thanh toán đều được thỏa thuận trước nhưng thực trạng thanh toán trễ cũng khá phổ biến Một số hộ không thanh toán đúng hạn, thậm chí thường xuyên thanh toán trễ Nhưng các hộ nuôi tôm thường không bị người bán yêu cầu khoản phí phạt khi thanh toán trễ hạn Ngược lại, một số trường hợp nông hộ được đại lý cho hưởng một khoản chiết khấu thanh toán khi trả tiền đúng hạn (khoảng 14,05% số hộ khảo sát) nhưng khoản chiết khấu này thường không đáng kể (trung bình khoảng 1% trị giá tiền hàng) và chỉ được người bán thông tin khi nông hộ thanh toán Trường hợp trả trễ hạn cũng rất phổ biến, cụ thể có 34,2% số hộ trong mẫu khảo sát có thanh toán trễ, tuy nhiên phạt trả trễ hạn thì hiếm khi bị người bán áp dụng Bảng 4.14 cho thấy hộ thanh toán trễ có thể vì nhiều lý do, trong đó vụ nuôi thất bại và hộ nuôi tôm không có tiền thanh toán đúng hạn là lý do của phần lớn các hộ đã từng thanh toán trễ.

Bảng 4.14: Lý do hộ nuôi tôm thanh toán trễ

Lý do Tần suất Tỷ lệ (%)

Nuôi thất bại nên không đủ tiền để thanh toán 131 91,0 Được người bán sẵn lòng cho thanh toán trễ 26 18,1 Để dành tiền cho các nhu cầu sinh lời khác 9 6,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Phương thức giao dịch giữa nông hộ và các cơ sở có chấp nhận bán chịu rất đa dạng Nông hộ có thể trực tiếp đến cơ sở để mua thức ăn, thuốc thủy sản hoặc đặt hàng qua điện thoại hoặc các trang mạng xã hội và nhận hàng tại ao nuôi Chi phí vận chuyển nếu có sẽ được người bán linh hoạt điều chỉnh vào đơn giá bán Nguồn vốn tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm chủ yếu thể hiện qua các hóa đơn mua hàng chưa thanh toán Nông hộ và các đại lý thường không ký kết các hợp đồng thương mại Hơn nữa, các đại lý cấp tín dụng thương mại cũng rất ít khi yêu cầu tài sản thế chấp từ nông hộ Ngoài ra, sử dụng tín dụng thương mại ở một số cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản đồng thời cũng làm thương lái thu mua tôm thành phẩm, một số nông hộ còn có cơ hội hưởng được chính sách mua tôm thành phẩm với giá có phụ trội.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

4.3.1 Đặc điểm của hộ nuôi tôm

Mẫu khảo sát sử dụng trong luận án gồm 420 hộ nuôi tôm thâm canh được chọn ngẫu nhiên từ các địa phương có nuôi tôm ở ĐBSCL Nhà cung cấp các đầu vào như thức ăn và thuốc thủy sản cho các hộ nuôi tôm chủ yếu là các đại lý cấp 1 hoặc đại lý cấp 2 Trung bình trong phạm vị bán kính 1 km so với đại lý mà nông hộ đang mua thì có khoảng 3,08 cơ sở cung ứng khác cùng hoạt động (Bảng 4.15) Khoảng 23,8 % số hộ trong mẫu khảo sát chọn mua thức ăn, thuốc thủy sản tại các đại lý cấp 1, còn lại phần lớn là đang chọn mua tại các đại lý cấp 2 hoặc các cửa hàng nhỏ gần nhà (Bảng 4.16) Các đại lý cấp 1 thường tập trung chủ yếu ở các khu vực chợ, giao thông tương đối thuận lợi. Khoảng cách địa lý trung bình giữa nơi ở của hộ và đại lý là khoảng 6,01 km, khoảng cách này không phải là quá xa so với đặc điểm dân cư thưa ở vùng nông thôn Bảng 4.15 cũng cho thấy thời gian quen biết trung bình giữa nông hộ và đại lý là khá dài (khoảng 9,55 năm) vì phần lớn họ đã sinh sống lâu năm tại địa phương và rất ít trường hợp hộ mới quen lần đầu với đại lý.

Bảng 4.15: Các tiêu chí cơ bản về các hộ trong mẫu khảo sát

Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn

Số lượng đại lý trong 1 km 3,08 1,97 0,00 nhất10,00

Khoảng cách với đại lý (km) 6,01 6,92 0,00 40,00

Trình độ học vấn (số lớp học) 8,21 3,00 0,00 13,00

Diện tích đất sở hữu (ha) 2,33 2,79 0,01 37,00

Lợi nhuận của vụ trước (triệu đồng) 147,39 258,30 -596,66 2.248,00 Thu nhập (triệu đồng/lao động/năm) 147,52 241,42 0,00 1.505,00

Tỷ lệ vụ đã nuôi thành công (%) 62,24 26,37 0,00 100,00 Chi phí của vụ nuôi (triệu đồng) 297,19 329,76 7,21 2.768,00

Lãi suất mua chịu (%/tháng) 2,60 1,66 0,00 8,33

Lượng tiền mua chịu (triệu đồng/vụ) 141,95 201,77 0,00 2.200,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Tình trạng giữa hộ nuôi tôm và đại lý có mối quan hệ thân thuộc rất phổ biến ở ĐBSCL, có khoảng 23,3% số hộ trong mẫu khảo sát là đang mua ở đại lý của người thân (Bảng 4.16) Họ có thể là anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em họ hoặc là quan hệ cô, chú, cậu, dì của nhau và hiểu rõ về điều kiện sản xuất kinh doanh của nhau Về đặc điểm của chủ hộ, tuổi trung bình của chủ hộ nuôi tôm ở ĐBSCL là khoảng 47 tuổi và đã có thâm niên nuôi tôm thâm canh trung bình là gần 7 năm, trước đó đa số các hộ là nuôi tôm quảng canh Mong muốn có năng suất cao hơn, có lợi nhuận cao hơn là những lý do chủ yếu mà các hộ này chuyển sang hình thức nuôi thâm canh như hiện tại Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát là khoảng lớp 8 nhưng có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ Các chủ hộ trong mẫu khảo sát có một số là không biết chữ (chiếm tỷ trọng 0,7%) nhưng cũng có một số chủ hộ có trình độ đại học về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

Về đặc điểm của hộ nuôi, diện tích đất thuộc sở hữu trung bình của các hộ nuôi trong mẫu khảo sát là là 2,33 ha/hộ (Bảng 4.15) và chủ yếu là đất nuôi tôm, đất ruộng Một số nông hộ buộc phải thuê đất để nuôi tôm do diện tích đất sở hữu quá nhỏ chỉ đủ để ở Hộ trong mẫu khảo sát có thu nhập trung bình là khoảng 147,52 triệu đồng/lao động/năm nhưng có sự chênh lệch rất lớn những hộ nuôi khác nhau Nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ nuôi tôm là lợi nhuận từ nuôi tôm, vì vậy một số hộ nuôi tôm thất bại liên tục nên không có thu nhập Bên cạnh nguồn thu từ nuôi tôm, nhiều nông hộ còn tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp khác khác (nuôi cua, chăn nuôi, trồng trọt) hoặc các công việc phi nông nghiệp như là buôn bán nhỏ, làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc văn phòng của nhà nước Khoảng 42,8% số hộ trong mẫu khảo sát có thu nhập khác ngoài nuôi tôm Mặc dù thu nhập không cao nhưng một số hộ nuôi tôm vẫn có xu hướng tiết kiệm để dự phòng cho các các vụ nuôi sau.

Bảng 4.16: Một số tiêu chí định tính về hộ trong mẫu khảo sát

Tiêu chí Tần suất Tỷ trọng (%)

Quy mô đại lý đại lý cấp 1 100 23,8 Đại lý cấp 2, cửa hàng nhỏ 320 76,2

Mối quan hệ thân thuộc Có 98 23,3

Thái độ đối với rủi ro Thích rủi ro 102 24,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Số liệu ở bảng 4.16 cho thấy khoảng 29,1% số hộ trong mẫu khảo sát có tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm trung bình của nhóm hộ này của là 33,88% thu nhập trong năm Lợi nhuận trung bình ở vụ nuôi trước của các hộ trong mẫu khảo sát là 147,39 triệu đồng/ vụ và có sự chênh lệnh rất lớn giữa các hộ Nuôi tôm thâm canh thường mang lại lợi nhuận khá cao nhưng cũng rất nhiều trường hợp nuôi thất bại, dẫn đến lỗ liên tục trong nhiều vụ Bên cạnh đó, một số nông hộ cũng đã nuôi thành công ở hầu hết các vụ Trong ba năm gần đây, trung bình số vụ nuôi thành công của nông hộ trong mẫu khảo sát là khoảng 62,24% Nuôi tôm có chi phí khá cao vì ngoài những chi phí cố định liên quan đến hệ thống máy móc, vật tư đầu tư ban đâu, phần lớn là những chi phí biến đổi phát sinh ở mỗi vụ Chi phí biến đổi trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 297,19 triệu đồng/vụ và có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ.

Về đặc điểm và lịch sử tín dụng của nông hộ, có khoảng 22,4% số hộ trong mẫu khảo sát có vay vốn ngân hàng phục vụ cho vụ nuôi và số tiền vay trung bình của nhóm hộ có vay tín dụng ngân hàng là 108,24 triệu đồng và vốn vay ngân hàng phục vụ nuôi tôm của nông hộ chủ yếu là vay thế chấp nên có sự khác biệt rất lớn giữa các hộ Trong số lượng hộ có vay vốn ngân hàng sử dụng cho vụ nuôi thì trên 92% hộ là có sử dụng đồng thời tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm trong mẫu khảo sát chủ yếu là tín dụng thương mại có chi phí (có sự chênh lệch giữa giá mua chịu và giá mua tiền mặt), trường hợp hộ được mua chịu với giá bằng giá mua tiền mặt rất hạn chế và hầu hết là có mối quan hệ thân thuộc với đại lý Tín dụng thương mại dưới hình thức mua chịu thức ăn là phổ biến nhất với lãi suất ẩn trung bình là 2,6%/tháng, trong đó giá mua tiền mặt trung bình là 31,84 ngàn đồng/kg và giá mua chịu trung bình là 35,43 ngàn đồng/kg Mặc dù, kỳ hạn thanh toán theo thỏa thuận giữa đại lý và hộ nuôi tôm là cuối vụ nuôi nhưng tình trạng thanh toán trễ khá phổ biến ở các hộ nuôi tôm, khoảng 34,3% số hộ trong mẫu khảo sát là có thanh toán trễ ở các vụ nuôi trước đó Trên 97% hộ có lịch sử thanh toán trễ ở các vụ nuôi trước có sử dụng tín dụng thương mại cho vụ nuôi hiện tại.

Sự khác biệt về các đặc điểm của nhóm hộ có sử dụng tín dụng thương mại và không sử dụng tín dụng thương mại được thể hiện ở bảng 4.17 và bảng 4.18 Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm hộ có mua chịu với nhóm hộ không mua chịu về đặc điểm mối quan hệ giao dịch với đại lý. Trong đó, khoảng cách với đại lý trung bình ở nhóm hộ có mua chịu là 5,59 km, ngắn hơn so với nhóm hộ không sử dụng tín dụng thương mại (7,63 km). Đường giao thông ở các khu vực nuôi tôm của ĐBSCL đa phần còn khó khăn vì kích thức mặt đường hạn chế, nhiều kênh, rạch Do đó, khoảng cách đại lý gần có thể có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp cận tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm Bảng 4.18 còn cho thấy gần 28% số hộ ở nhóm mua chịu có mối quan hệ thân thuộc với đại lý nhưng tỷ lệ này ở nhóm không mua chịu trung bình chỉ là 5,81%.

Bảng 4.17: Sự khác biệt giữa nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu ở các yếu tố định lượng

Hộ không mua chịu ( N ) Hộ có mua chịu

( N34 ) Kiểm định sự khác biệt (t-test)

Trung bình Sai số chuẩn Trung bình Sai số chuẩn

Số lượng đại lý trong 1 km 2,81 0,20 3,15 0,10 -1,42

Khoảng cách với đại lý (km) 7,63 0,76 5,59 0,37 2,44**

Trình độ học vấn (số lớp học) 8,97 0,32 8,02 0,16 2,65***

Diện tích đất sở hữu (ha) 2,85 0,31 2,19 0,15 1,95*

Lợi nhuận của vụ trước (triệu đồng) 232,85 30,71 125,38 13,49 3,48*** Thu nhập (triệu đồng/lao động/năm) 285,54 41,29 111,98 9,43 6,20***

Tỷ lệ vụ đã nuôi thành công (%) 70,21 2,46 60,19 1,46 3,17*** Chi phí của vụ nuôi (triệu đồng) 378,87 34,67 276,15 18,00 2,59*** Lãi suất mua chịu (%/tháng) 3,22 0,23 2,44 0,08 3,94***

Ghi chú: (*), (**), (***) có ý nghĩa lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Kết quả kiểm định ở bảng 4.17 cũng cho thấy tuổi, học vấn, diện tích đất sở hữu, lợi nhuận, thu nhập, chi phí và tỷ lệ vụ nuôi thành công trung bình ở nhóm hộ có mua chịu khác biệt so với nhóm hộ không mua chịu, giá trị trung bình của các yếu tố này ở nhóm hộ có mua chịu thấp hơn ở nhóm hộ không mua chịu Tương tự, tỷ lệ trung bình hộ có tiết kiệm ở nhóm mua chịu thấp hơn đáng kể so với nhóm hộ không mua chịu (Bảng 4.18) Về đặc điểm tín dụng thương mại, kết quả kiểm định ở bảng 4.17 cho thấy lãi suất mua chịu trung bình của nhóm hộ có mua chịu là 2,44%/tháng, khác biệt so với nhóm hộ không mua chịu (trung bình là 3,22%/tháng) Nguyên nhân của sự chênh lệch này chủ yếu là do sự khác biệt về giá mua tiền mặt trung bình Cụ thể giá mua tiền mặt trung bình ở nhóm hộ có là 32,02 ngàn đồng/kg, khá cao so với nhóm hộ không mua chịu (31,14 ngàn đồng/kg), trong khi giá mua chịu trung bình đối với mặt hàng thức ăn ở nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu khá tương đồng (lần lượt là 35,49 ngàn đồng/kg và 35,31 ngàn đồng/kg).

Bảng 4.18: Sự khác biệt giữa nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu ở các yếu tố định tính (%)

(N34) Kiểm định sự khác biệt (t-test)

Trung bình Sai số chuẩn Trung bình Sai số chuẩn

Mối quan hệ thân thuộc 5,81 2,50 27,84 2,45 -4,39***

Thái độ đối với rủi ro 20,93 0,41 25,14 2,37 -0,81

Ghi chú: (*), (**), (***) có ý nghĩa lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Ngược lại với các yếu tố trên, thời gian quen biết trung bình, tỷ lệ hộ có mối quan hệ thân thuộc với đại lý cung ứng, có vay vốn ngân hàng và có lịch sử thanh toán trễ trung bình ở nhóm hộ có mua chịu khá cao so với nhóm hộ không mua chịu Bằng chứng là hệ số kiểm định sự khác biệt (t-test) của các yếu tố này ở bảng 4.17 và bảng 4.18 đều có dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngụ ý rằng thời gian quen biết trung bình, khả năng có mối quan hệ thân thuộc, khả năng có vay tín dụng ngân hàng và có lịch sử thanh toán trễ ở nhóm hộ có mua chịu cao hơn đáng kể so với nhóm hộ không mua chịu Mặc dù thời gian quen biết trung bình của các hộ nuôi tôm với đại lý ở ĐBSCL là khá lâu nhưng cũng có sự khác biệt khá lớn ở nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu Thời gian quen biết trung bình của hộ nuôi và đại lý ở nhóm hộ có sử dụng tín dụng thương mại là trên 10 năm, cao hơn đáng kể so với thời gian quen biết trung bình ở nhóm hộ không sử dụng tín dụng thương mại Tỷ lệ trung bình số hộ có mối quan hệ thân thuộc với người bán ở nhóm có mua chịu là 27,84%, rất cao so với nhóm hộ không mua chịu (5,81%). Tương tự, trung bình tỷ lệ hộ có vay vốn ngân hàng và tỷ lệ hộ có lịch sử thanh toán trễ trung bình ở nhóm hộ có mua chịu lần lượt là 26,04% và 41,91%, đều khá cao và khác biệt so với nhóm hộ không mua chịu.

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

Trước khi ước lượng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm (mô hình 3.9), luận án thực hiện kiểm định tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu (phụ lục 1.1.1), kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, và hiện tượng phương sai sai số thay đổi (phụ lục 1.1.4) Kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình hầu hết là thấp (nhỏ hơn 0,3) Mặt khác, kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình cũng cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không là vấn đề nghiêm trọng của mô hình này (VIF < 5) Kết quả kiểm định White ở mô hình (3.9) cho thấy mô hình bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi, mức ý nghĩa Prob > χ2 = 0,0000 cho thấy giả thuyết H0 (phương sai sai số không đổi) bị bác bỏ, hơn nữa sai số (𝑢 𝑖 ) của mô hình không có phân phối chuẩn và bị lệch phải (độ lệch Skewness bằng 18) Lúc này, mô hình hiệu chỉnh theo White được sử dụng để khắc phục phương sai sai số thay đổi bằng cách tính lại phương sai của White được áp dụng và sai số chuẩn hiệu chỉnh được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.

Bảng 4.19 lần lượt trình bày kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm bằng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (cột 2), phương pháp ước lượng Tobit (cột 3), và hiệu chỉnh theo White 10 (cột 4) với biến phụ thuộc là lượng tiền mua chịu các yếu tố đầu vào phục vụ cho vụ nuôi (Logarit của số tiền mua chịu trong vụ tính theo triệu đồng/hộ/vụ) Kết quả từ phương pháp ước lượng OLS, Tobit và mô hình hiệu chỉnh theo White đều cho thấy có 11 biến có ý nghĩa thống kê là 𝑇𝐺𝑄𝑈𝐸𝑁 𝑖 , 𝑇𝐻𝐴𝑁𝑇𝐻𝑈𝑂𝐶 𝑖 ,

𝑉𝐴𝑌𝑁𝐻 𝑖 , 𝑇𝑅𝐴𝑇𝑅𝐸 𝑖 , và 𝐿𝐴𝐼𝑆𝑈𝐴𝑇 𝑖 Đặc điểm của mối quan hệ giao dịch có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Thật vậy, hệ số ước lượng của biến 𝑇𝐻𝐴𝑁𝑇𝐻𝑈𝑂𝐶 𝑖 có trị số dương với mức ý nghĩa là 1%, ngụ ý rằng mối quan hệ thân thuộc có ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm Kết quả phù hợp với lập luận đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết rằng mối quan hệ thân thuộc thúc đẩy người bán mở rộng các điều khoản tín dụng thương mại (bán chịu nhiều hơn, giá bán ưu đãi hơn) để hỗ trợ những hộ là người thân thực hiện vụ nuôi Hơn nữa, có nhiều thông tin về người bán, về chất lượng sản phẩm hoặc có cơ hội mua được giá ưu đãi sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng thương mại của nông hộ đối với những đại lý có mối quan hệ thân thuộc Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Aaronson & ctv (2004), Fatoki

& Odeyemi (2010), và Getachew & ctv (2013) Bên cạnh đó, hệ số ước lượng của biến 𝑇𝐺𝑄𝑈𝐸𝑁 𝑖 cũng có trị số dương và có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng thời gian quen biết cũng có tác động tích cực đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm Điều này có thể được lý giải rằng đối với những hộ có thời gian quen biết dài, đại lý sẽ có nhiều thông

(10) Mô hình hiệu chỉnh theo White được sử dụng đến khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi đồng thời từ cả phương pháp ước lượng OLS và Tobit. tin hơn, thuận tiện hơn trong sàng lọc và giám sát hoạt động của người mua vì thế cũng sẵn lòng cấp tín dụng thương mại hơn Hơn nữa, với những khách hàng quen, đã giao dịch nhiều năm thì cấp tín dụng thương mại như một cách giúp xây dựng mối quan hệ mua bán lâu dài Vì vậy, người bán sẽ dễ dàng chấp thuận bán chịu và bán chịu nhiều hơn đối với những hộ có thời gian quen biết dài Nghiên cứu của Getachew & ctv (2013) và Lê & ctv (2018) cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 4.19: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm

Tên biến Hệ số ước lượng (𝜷 𝒊 )

OLS Tobit Hiệu chỉnh theo White

Mức độ cạnh tranh thị trường

(0,48) Đặc điểm của mối quan hệ giao dịch

(-0,31) Đặc điểm của chủ hộ

(1,13) Đặc điểm của hộ nuôi:

Tên biến Hệ số ước lượng (𝜷 𝒊 )

OLS Tobit Hiệu chỉnh theo White

(4,94) Điều khoản và lịch sử tín dụng

Hệ số tương quan giữa các biến < 0,3 < 0,3

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) 1,24 1,24

Ghi chú: (*), (**), ( ***) có ý nghĩa lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%

Nguồn: Ước lượng từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020 Đặc điểm của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Thật vậy, hệ số ước lượng của các biến

𝑇𝑈𝑂𝐼 𝑖 , 𝐻𝑂𝐶𝑉𝐴𝑁 𝑖 , 𝐾𝐼𝑁𝐻𝑁𝐺𝐻𝐼𝐸𝑀𝑖 đều có trị số âm và có ý nghĩa thống kê Điều này ngụ ý rằng tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng tiền mua chịu của hộ. Bởi vì, người cao tuổi ở nông thôn thường có hiệu quả đầu tư thấp và có tâm lý sợ thiếu nợ, sợ mất uy tín nên sẽ ít có xu hướng tăng vay mượn để mở rộng đầu tư mà chủ yếu thực hiện vụ nuôi trong khả năng vốn tự có, ít có nhu cầu tín dụng thương mại Kết quả nghiên cứu của Pham & Izumida (2002), Phan & ctv

Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

4.4.1 Mô tả mẫu khảo sát

Bảng 4.20 cho thấy năng suất nuôi trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 8.639,62 kg/ha Kết quả này phù hợp với năng suất về mặt lý thuyết theo Ronnback (2001) và tương đồng với nghiên cứu của Thach & ctv (2021).Năng suất nuôi giữa các hộ trong mẫu khảo sát khá chênh lệch vì tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra ở các hộ nuôi khác nhau, quá trình chăm sóc của hộ nuôi khác nhau, và giữa các hộ cũng khác nhau về các đầu vào sử dụng cho vụ nuôi Mật độ thả giống trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 799.387,30 con/ha và có sự chênh lệch lớn giữa các hộ (710.851,10 con/ha) Cỡ giống trung bình được các hộ thả nuôi là post 12 11 và được mua từ nhiều nguồn khác nhau như nội tỉnh, tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL hoặc nhập từ các tỉnh miền Trung. Lượng thức ăn sử dụng trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 12.469,03 kg/ha Thức ăn chủ yếu là dạng viên công nghiệp với các kích cỡ khác nhau sử dụng cho từng giai đoạn nuôi khác nhau Liều lượng thức ăn được sử dụng theo các hướng dẫn kỹ thuật và thực hiện cho ăn bằng máy kết hợp với cho ăn bằng tay ở giai đoạn đầu của vụ nuôi.

Bảng 4.20: Năng suất nuôi và các yếu tố đầu vào của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

Tiêu chí Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn

Số lượng giống con/ha 799.387,30 710.851,10

Khác (cải tạo, nhiên liệu) 1.000 đồng/ha 71.127,40 92.505,67

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Số lao động phục vụ nuôi tôm trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 2,2 người/vụ và chủ yếu là nam, lao động nữ (nếu có) thì thường chỉ phụ trách công việc cho tôm ăn Các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng lao động gia đình là chính (trung bình khoảng 1,8 người/vụ), tuy nhiên với những hộ nuôi diện tích lớn hoặc thiếu lao động thì thường có thuê mướn cố định một số lao động 20,8% số hộ trong mẫu khảo sát có thuê thêm lao động với số lượng thuê trung bình là dưới 2 người Trung bình số ngày công lao động của các hộ trong mẫu khảo sát là 556,71 ngày/ha 12 Tiền thuốc thủy sản mà hộ nuôi sử dụng trong vụ trung bình là 104.157,90 ngàn đồng/ha, trong đó chi thường xuyên là những loại thuốc xử lý ao nuôi, men, thuốc tăng sức đề kháng cho tôm và điều trị bệnh Tiền thuốc thường tăng cao khi xảy ra dịch bệnh trên tôm nên tiền thuốc sử dụng thường chênh lệch lớn giữa các hộ Để chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới, các hộ nuôi tôm phải cải tạo ao như sên vét bùn đáy ao (đối với ao trải bạt thì cần bơm xịt rửa bùn, rêu bẩn bám), diệt khuẩn, hoạt hóa đáy ao, kiềm hóa và cấp nước nên thường có nhu cầu hóa chất và thuê lao động Bên cạnh đó, nuôi tôm cũng có

11 Postlarvae (PL) hay còn gọi là post, là một trong những giai đoạn sinh trưởng của tôm Đặc điểm của tôm giống ở giai đoạn postlarvae là được cho ăn thật đầy đủ.

12 Số ngày công lao động của hộ được tính theo hàm 𝐿 = (l x t)/s Trong đó: l là số lao động của hộ đóng góp sức lao động vào các hoạt động (người), t là số ngày nuôi thực tế của vụ(ngày), và s là diện tích mặt nước nuôi (ha). nhu cầu điện năng cho việc cung cấp oxy Tiền cho các đầu vào khác (cải tạo, tiền điện) trung bình là 71.127,40 ngàn đồng/ha.

Về tín dụng thương mại sử dụng cho vụ nuôi, lượng tiền mua chịu trung bình của các hộ có sử dụng tín dụng thương mại 415,67 triệu đồng/ha và có sự chênh lệch khá lớn giữa các hộ trong mẫu khảo sát Lượng tiền mua chịu trung bình của những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trong mẫu khảo sát là 402,84 triệu đồng/ha, khá cao so với những hộ nuôi tôm sú Tương tự, lượng tiền mua chịu trung bình của những hộ nuôi siêu thâm canh cũng khá cao so với những hộ nuôi bán thâm canh và thâm canh Điều này cho thấy lượng tín dụng thương mại sử dụng trung bình cao hơn hẳn ở những đối tượng nuôi và những mô hình nuôi có năng suất cao Về đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm kỹ thuật và nguồn lực sản xuất khác gắn liền với vụ nuôi Phần lớn các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng gần như toàn bộ diện tích đất của họ để thả nuôi nên có ít hoặc không có không gian cho ao lắng nước Diện tích mặt nước nuôi trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 0,71 ha/hộ, trung bình diện tích mỗi ao là 0,25 ha Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Pongthanapanich & ctv

Bảng 4.21 còn mô tả một số yếu tố kỹ thuật, kinh tế - xã hội khác gắn liền với vụ nuôi Theo đó, tỷ lệ hộ tham gia các HTX về nuôi trồng thủy sản là 12,9% Khi tham gia vào các HTX, các hộ sẽ có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi với nhau và trao đổi thông tin về các mô hình nuôi tiên tiến hoặc những cải tiến mới về kỹ thuật Trong vụ, tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra rất phổ biến ở các hộ, khoảng 54,5% hộ trong mẫu khảo sát có tôm nuôi bị bệnh Các bệnh trên tôm chủ yếu là đốm trắng, gan tụy và cong thân Các bệnh trên tôm của các hộ trong mẫu khảo sát chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn 30 ngày đầu thả nuôi (tháng nuôi thứ 1) Về vấn đề thay nước, chỉ có khoảng 34,1% hộ có thay nước trong vụ vì phần lớn nông hộ chỉ chú trọng vào xử lý tốt nguồn nước đầu vụ.

Bảng 4.21: Các yếu tố kỹ thuật và kinh tế xã hội khác có liên quan

Tiêu chí Tần suất Tỷ trọng (%)

Tham gia HTX Có tham gia 54 12,9

Thay nước Có thay nước 143 34,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm

Hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm có thể chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Do đó, để tách biệt ảnh hưởng giữa những yếu tố quan sát được và không quan sát được, tác giả ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật dựa vào mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên theo dạng hàm Cobb - Douglas Kết quả ước lượng của hàm sản xuất biên ngẫu nhiêu được trình bày ở bảng 4.22 Trong đó, hệ số 𝜎 2 có giá trị bằng 1,645 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy mức độ phù hợp của giả định Mức kém hiệu quả do các yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên mà người nuôi có thể kiểm soát được thể hiện qua hệ số Gamma (𝛾) Hệ số Gamma (𝛾) là 0,933 ở mức ý nghĩa 1%, hệ số này là tương đối cao. Điều này thể hiện sự kém hiệu quả kỹ thuật giải thích đến 93,3% sự biến động năng suất của hộ nuôi tôm Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phượng & ctv (2020) thực hiện riêng trên mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng khi cho rằng hệ số (𝛾) là 0,946 Sự kém hiệu quả này do hộ nuôi tôm sử dụng các yếu tố đầu vào kiểm soát được như giống, thức ăn, lao động, thuốc và các yếu tố đầu vào khác (cải tạo, điện) gây ra Phần còn lại là do các yếu tố ngẫu nhiên khác không kiểm soát được như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh quyết định Như vậy nuôi tôm kém hiệu quả do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào chưa được hợp lý Kết quả này cho thấy vai trò của người nuôi trong quản lý quá trình nuôi tôm là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật.

Kết quả ước lượng ở bảng 4.22 cho thấy có bốn yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ Thật vậy, hệ số ước lượng của các biến 𝑔𝑖𝑜𝑛𝑔 𝑖 , 𝑡ℎ𝑢𝑐𝑎𝑛 𝑖 , 𝑙𝑎𝑜𝑑𝑜𝑛𝑔 𝑖 , và 𝑡ℎ𝑢𝑜𝑐 𝑖 đều có trị số dương và có ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy số lượng con giống, lượng thức ăn, ngày công lao động, và số tiền đầu tư cho thuốc có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm Trong đó, lượng thức ăn là yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn đến năng suất tôm Hệ số ước lượng của biến ln𝐹 𝑖 có trị số dương (0,625) với mức ý nghĩa là 1%, ngụ ý rằng khi lượng thức ăn cho tôm tăng thêm 1% thì năng suất tôm bình quân sẽ tăng thêm 0,625% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Kết quả này cho thấy khả năng tăng lượng thức ăn lên có thể đạt năng suất cao hơn, tuy nhiên lượng thức ăn tăng lên nhưng không nên cao hơn mức tối đa của hệ số FCR Mật độ thả giống trung bình của của các hộ nuôi tôm trong mẫu khảo sát khoảng 799.387,30 con/ha (tương ứng khoảng 79 con/m 2 ), thấp hơn quy chuẩn kỹ thuật quy định mật độ tối đa (150 con/m 2 đối với tôm sú và 300 con/m 2 đối với tôm thẻ) Do đó, các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL có khả năng tăng mật độ thả giống lên để đạt năng suất cao hơn Tuy nhiên, tăng mật độ nuôi sẽ giúp tăng năng suất tôm nhưng đồi hỏi sự đầu tư đồng bộ về kỹ thuật, cơ sở vật chất và kỹ năng quản lý (Phượng & ctv, 2020) Trong nuôi tôm thâm canh, quản lý điều kiện ao nuôi hàng ngày cũng như sức khỏe tôm nuôi là khá quan trọng Lao động được tăng cường giúp hộ làm tốt công tác vệ sinh ao nuôi, chăm sóc và cho tôm ăn thường xuyên, đồng thời theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời khi có những diễn biến bất ngờ xảy ra Tuy nhiên, như các ngành nghề khác, nuôi tôm sẽ có xu hướng hiện đại hóa, các thiết bị hiện đại sẽ dần thay thế lao động giản đơn nên trình độ, tay nghề của lao động cũng nên được quan tâm Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc thủy sản để xử lý ao, phòng và điều trị bệnh sẽ giúp hạn chế rủi ro về dịch bệnh đồng thời hỗ trợ sự tăng trưởng của tôm Sự ảnh hưởng tích cực của số lượng con giống, lượng thức ăn, ngày công lao động, và số tiền đầu tư cho thuốc đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thâm canh cũng đã được kiểm định bởi nghiên cứu của Kumar & ctv (2004) và Thach & ctv (2021) Riêng hệ số của biến ln𝑂 𝑖 có trị giá dương nhưng không có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng sự tác động của các yếu tố đầu vào khác (cải tạo, nhiên liệu) lên năng suất là chưa đủ mạnh.

Bảng 4.22: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm

Ký hiệu biến Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t

Hằng số -0,253 0,449 -0,564 ln𝑆𝑖 Giống 0,081** 0,039 2,087 ln𝐹𝑖 Thức ăn 0,625*** 0,036 17,037 ln𝐿𝑖 Lao động 0,104*** 0,034 3,048 ln𝑀𝑖 Thuốc 0,114*** 0,028 4,031 ln𝑂𝑖 Khác 0,033 0,034 0,968

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật

Ghi chú: (*), (**), (***) có ý nghĩa lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%

Nguồn: Ước lượng từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Kết quả kiểm định cũng cho thấy có sự khác biệt về mức hiệu quả kỹ thuật giữa hộ có đối tượng nuôi khác nhau Thật vậy, hệ số ước lượng của biến

𝑇1𝑖 có trị giá dương và có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng hộ nuôi tôm thẻ chân

Mức hiệu quả kỹ thuật (%) trắng sẽ có hiệu quả kỹ thuật trung bình cao hơn hộ nuôi tôm sú trong điều kiện các yếu tố khác là như nhau Tuy nhiên, không có bằng chứng về sự khác biệt của mức hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa các hộ có mô hình nuôi khác nhau trong nghiên cứu này Bởi vì, hệ số ước lượng của biến 𝑇2𝑖 không có ý nghĩa thống kê (phụ lục 1.2.2) Lý giải cho kết quả này có thể do hình thức nuôi siêu thâm canh có năng suất cao nhưng là hình thức nuôi mới nên các hộ nuôi tôm vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và kỹ thuật để giúp đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao phù hợp.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL là khoảng 72% Kết quả này cao hơn mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở các nghiên cứu như Kumar & ctv (2004), Dey & ctv

(2005), và Den & ctv (2007) nhưng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Thach & ctv (2021) Hình 4.3 cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ trong mẫu khảo sát có sự biến động rất lớn, từ 4,2% đến 96,7% Tỷ lệ phân bố của nông hộ giữa các mức hiệu quả kỹ thuật cũng có sự khác biệt rất lớn Trong đó, số hộ nuôi tôm đạt mức hiệu quả kỹ thuật từ 80% đến 90% chiếm tỷ trọng cao nhất (tỷ lệ 38,1%) Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL chưa có sự đồng đều.

Hình 4.3 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

4.4.3 Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL

Hệ số gamma (𝛾) bằng 0,933 (Bảng 4.22), hàm ý mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, nuôi tôm của nông hộ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi

Tỷ tr ọn g (% ) các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm kỹ thuật và nguồn lực sản xuất hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật ở bảng 4.22 (đã trình bày ở phần 4.4.2 bên trên) cho thấy hệ số ước lượng của biến 𝑡𝑑𝑡𝑚 𝑖 có giá trị âm (-0,001) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Điều này ngụ ý rằng tín dụng thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến mức phi hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm Biểu đồ phân tán ở hình 4.4a cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa lượng tiền mua chịu và mức phi hiệu quả kỹ thuật (TIE) của hộ nuôi tôm Nói cách khác, trong mối quan hệ với mức hiệu quả kỹ thuật, lượng tiền mua chịu có ảnh hưởng tích cực đến mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm Hình 4.4b cho thấy là có mối quan hệ cùng chiều giữa lượng tiền mua chịu và mức hiệu quả kỹ thuật (TE). a) b)

Hình 4.4 Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại (TDTM) với mức phi hiệu quả kỹ thuật (TIE) và hiệu quả kỹ thuật (TE) của hộ nuôi tôm

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020

Tín dụng thương mại ảnh hưởng tích cực đến mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm Thật vậy, tín dụng thương mại giúp các hộ thiếu vốn vẫn có được con giống thả nuôi đúng mùa vụ, có thức ăn đầy đủ để đảm bảo cho tôm nuôi đạt đến cỡ trọng phù hợp, có thuốc thủy sản để phòng bệnh và sử dụng kịp thời giúp hạn chế thiệt hại do dịch bệnh phát sinh bất ngờ Tín dụng thương mại tạo điều kiện cho hộ nuôi tôm tập trung tiền mặt để mua con giống chất lượng,thuê mướn thêm lao động, đặc biệt là những lao động có kỹ thuật tốt Nếu được mua chịu nhiều theo nhu cầu cũng như mua chịu từ đầu vụ (thay vì chỉ được mua chịu ở những tháng cuối vụ), hộ nuôi tôm sẽ có cơ hội thiết lập một cơ cấu đầu vào hợp lý giúp đạt năng suất tối ưu Hơn nữa, hộ nuôi tôm còn được các đại lý bán chịu hỗ trợ tư vấn kỹ thuật kịp thời Mua chịu cũng có thể tạo áp lực tâm lý, thúc đẩy các hộ nuôi tôm quan tâm quản lý quá trình nuôi để đạt hiệu quả cao nhằm thanh toán tiền hàng đúng hạn cho người bán Tín dụng thương mại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất của nông hộ cũng đã được nhiều nghiên cứu (Gbighi, 2011; Islam & ctv, 2019; Nguyen & ctv, 2020) khẳng định.

Bên cạnh lượng tiền mua chịu, kết quả ước lượng ở bảng 4.22 cũng cho thấy hiệu quả kỹ thuật nâng cao khi diện tích mặt nước nuôi tăng lên, là thành viên HTX, và có thay nước trong vụ nuôi Hệ số ước lượng của biến 𝑑𝑖𝑒𝑛𝑡𝑖𝑐ℎ 𝑖 có trị giá âm và có ý nghĩa thống kê Trong mối quan hệ với hiệu quả kỹ thuật, kết quả này ngụ ý rằng có diện tích mặt nước nuôi có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm Diện tích nuôi lớn, nông hộ sẽ có điều kiện áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, đầu tư hệ thống ao nuôi phù hợp kỹ thuật cũng như xây dựng các công trình phụ cần thiết (như hệ thống ao xử lý nước thải) giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ là thành viên HTX cao hơn so với nhóm hộ không là thành viên các HTX Bởi lẽ, khi tham gia HTX, nông hộ sẽ có cơ hội chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về áp dụng kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất hỗ trợ cho việc định hướng sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật Hệ số ước lượng của biến 𝑡ℎ𝑎𝑦𝑛𝑢𝑜𝑐 𝑖 có trị giá âm và có ý nghĩa thống kê Trong mối quan hệ với hiệu quả kỹ thuật, kết quả này ngụ ý rằng có thay nước là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả nuôi của nông hộ Các chỉ tiêu môi trường nước như nhiệt độ, pH, độ kiềm và hàm lượng oxy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tôm nuôi Nước trong ao nuôi thường trải qua sự thay đổi nhanh chóng về chất lượng (đặc biệt là độ mặn) trong quá trình nuôi (Brennan & ctv, 2014), vì vậy thay nước là cần thiết để cải thiện chất lượng nguồn nước ao nuôi Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ofori & ctv (2019) Ngược lại với biến ℎ𝑡𝑥 𝑖 và 𝑡ℎ𝑎𝑦𝑛𝑢𝑜𝑐 𝑖 , hệ số ước lượng của biến 𝑑𝑖𝑐ℎ𝑏𝑒𝑛ℎ 𝑖 có trị giá dương Trong mối quan hệ với hiệu quả kỹ thuật, kết quả này ngụ ý rằng có dịch bệnh xảy ra có thể làm năng suất nuôi giảm đáng kể Thật vậy, dịch bệnh phát sinh sẽ làm tôm chậm lớn, hao hụt, thậm chí là mất trắng Nghiên cứu của Nguyen & ctv (2020) và

Le & ctv (2021) cũng cho kết quả này tương tự.

Ngày đăng: 13/07/2023, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w