1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 106,04 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I......................................................................................................1 (1)
    • I. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm (1)
      • 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản phẩm (1)
        • 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất (1)
        • 1.2 Phân loại chi phí sản xuất (1)
          • 1.2.1 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế(phân loại chi phí theo khoản mục) (1)
          • 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế( phân loại chi phí theo yếu tố) (2)
        • 1.3 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm (3)
          • 1.3.1 Khái niệm (3)
          • 1.3.2. Các loại giá thành sản phẩm (5)
            • 1.3.2.1 Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành (5)
        • 1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (7)
    • II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (9)
      • 1.1: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (9)
      • 1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (10)
      • 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (11)
        • 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (11)
        • 1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (13)
        • 1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung (15)
        • 1.4.4: Kế toán chi phí máy thi công (17)
      • 1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp (19)
      • 2.1 Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dở dang cuối kỳ (21)
      • 2.2 Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ (21)
      • 3. Các phương pháp tính giá thành (22)
        • 3.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành (22)
          • 3.1.1: Đối tượng (22)
          • 3.1.2: Kỳ tính giá thành (22)
        • 3.2: Phương pháp (22)
  • CHƯƠNG II..................................................................................................23 (24)
    • I. Đặc điểm chung Công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá (24)
      • 1.2: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty (25)
      • 1.3: Tổ chức quản lý bộ máy tại doanh nghiệp (25)
      • 1.4: Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 (27)
      • 3.1: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán (32)
    • II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá: 1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá (34)
      • 1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (35)
      • 1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (42)
      • 1.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công (45)
      • 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (50)
      • 1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp (53)
      • 4. Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá (55)
        • 4.1. Phương pháp tính giá thành (55)
    • III. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá. 55 CHƯƠNG III (56)
    • I. Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp (60)
    • II. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá: 61 Thứ nhất là về quản lý chi phí (62)
  • KẾT LUẬN (65)

Nội dung

Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm

1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản phẩm

1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong một thời kỳ nhất định (hoặc trong từng công trình nhất định ).

1.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau với những nội dung kinh tế khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp Đây cũng là một trong những yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác các khoản mục chi phí, thực hiện tốt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất có thể được phân thành các loại sau:

1.2.1 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế(phân loại chi phí theo khoản mục):

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp chia thành:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết trực tiếp để tạo nên sản phẩm xây lắp.

Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc doanh nghiệp và số tiền cho lao động trực tiếp thuê ngoài.

Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương thức xây lắp hỗn hợp.

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho quản lý đội xây lắp như: Chi lương nhân viên quản lý đội thi công, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí klhấu hao tài sản cố định, chi phí phục vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền dùng cho hoạt động và quản lý đội, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp ( thuộc biên chế của doanh nghiệp)

Phân loại chi phí theo cách này giúp cho doanh nghiệp theo dõi được từng khoản mục chi phí phát sinh, là cơ sở xác định giá thành sản phẩm từ đó đối chiếu với giá thành dự toán công trình, biết được chi phí đó phát sinh ở đâu, tăng hay giảm so với dự toán Đồng thời việc phân loại này còn giúp cho công tác kế hoạch hoá, phân tích và tính giá thành theo khoản mục, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành.

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế( phân loại chi phí theo yếu tố):

Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp(chi phí ban đầu) được chia thành:

Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệudùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.Yếu tố này bao gồm:chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác.

Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.

Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao tất cả tài sản cố định hữu hình, TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, nước…

Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố nói trên.

Việc phân loại các chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế cho biết kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp Việc phân loại các chi phí theo cách này còn giúp doanh nghiệp phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau Ngoài các cách phân loại chủ yếu trên phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và công tác kế toán, chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức như:

- Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí( theo phương pháp quy nạp) Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất xây lắp Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm: chi phí cơ bản và chi phí chung.

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoat động Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm: chi phí khả biến(biến phí), chi phí bất biến ( định phí), chi phí hỗn hợp…

1.3 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm

Nếu ta gọi chi phí sản xuất mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra là đầu vào của quá trình sản xuất xây lắp thì theo quy luật bao giờ ta cũng có câu hỏi vậy đầu ra của quá trình sản xuất là gì? Kết quả sản xuất mà doanh nghiệp xây lắp thu được là những công trình, hạng mục công trình…( thành phẩm) phục vụ cho nhu cầu của xã hội.Vì mục tiêu quản lý nhằm tìm kiếm mọi biện pháp để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp xây lắp phải tính toán và xác định được những chi phí phải bỏ ra để sản xuất ra những sản phẩm đó, có nghĩa là các doanh nghiệp phải xác định được giá thành của chúng.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

1.1:Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là các loại chi phí được tập hợp trong một phạm vi, giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh có thể là nơi phát sinh chi phí ( sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm ).

Như vậy, việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.

Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí theo đúng quy định là khâu cơ bản, đầu tiên trong công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và có tác dụng tích cực trong việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí sản xuất, trong công tác hạch toán kinh tế phục vụ kịp thời cho công tác tính giá

10 thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào :

- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ( sản xuất giản đơn hay phức tạp, quy trình sản xuất kiểu liên tục hay song song )

- Loại sản xuất ( sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt )

- Đặc điểm tổ chức sản xuất ( tổ chức sản xuất có hay không có phân xưởng, bộ phận, công trình sản xuất )

- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

- Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp

- Đặc điểm của sản xuất sản phẩm và yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh có thể là nhóm sản phẩm từng mặt hàng sản phẩm, bộ phận hoặc chi tiết sản phẩm

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà các doanh nghiệp luôn phải linh hoạt trong việc lựa chon đối tượng, tập hợp chi phí sao cho hợp lý, phù hợp nhất Đảm bảo tập hợp chi phí được đầy đủ giúp cho việc tính giá thành chính xác và đánh giá đúng được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

1.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giới hạn mối quan hệ của đối tượng kế toán chi phí.Trong các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau:

*Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: Điều kiện áp dụng: Khi các chi phí phát sinh chỉ liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Phương pháp tập hợp: chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì tiến hành tập hợp chi phí cho đối tượng đó, tức là kế toán lấy số liệu ở chứng từ gốc liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và ghi thẳng cho đối tượng đó mà không phải phân bổ.

Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức hạch toán ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí, đảm bảo cho việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số liệu để tính giá thành sản xuất xây lắp.

*Phương pháp phân bổ gián tiếp: Điều kiện áp dụng: Khi các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Phương pháp phân bổ: Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho tất cả các đối tượng chi phí có liên quan, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu thức hợp lý nhất Tiêu thức phân bổ thoả mãn hai điều kiện sau:

+ Có mối quan hệ trực tiếp với đối tượng phân bổ.

+ Có mối tương quan tỷ lệ thuận với số chi phí phân bổ.

Sau khi xác định được tiêu thức phân bổ thích hợp thì việc phân bổ thực hiện theo trình tự:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H)

H = Tổng số chi phí phân bổ/Tổng số tiêu thức phân bổ

Bước 2: tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = H x Ti

( Ci số phân bổ cho đối tượng i, Ti là tiêu thức phân bổ của đối tượng i)

1.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. a, Chứng từ kế toán:

- Phiếu xuất kho vật tư ( phiếu xuất kho vật tư hạ mức)

- Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, bảng kê thu mua… b,Tài khoản sử dụng :

TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Nội dung TK : TK 621 phản ánh các chi phí NVVL được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp

Kết cấu : Nợ TK 621 Có

Trị giá thực tế NVL - Giá trị NVL sử dụng không xuất dùng trực tiếp hết nhập kho. cho SX chế tạo sản - Kết chuyển và phân bổ trị giá phẩm, dịch vụ trong kỳ trị NVL thực tế sử dụng cho SXKD trong kỳ và các TK liên quan để tính giá thành c,Trình tự kế toán:

Trình tự kế toán thể hiện qua sơ đồ:

(1)Xuất NVL, CCDC sử dụng (4) Cuối kỳ nếu có NVL sử trực tiếp cho sản xuất trong kỳ dụng không hết nhập kho

(3) NVL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết, không nhập kho kế toán ghi giảm chi phí ( ghi bút đỏ )

(2) Mua NVL, CCDC sử dụng (5) Cuối kỳ kết chuyển hoặc ngay cho SX không qua nhập kho phân bổ CPNVLTT cho các đối tượng chịu CP để tính giá thành

Trường hợp thuế VAT đầu vào được khấu trừ d, Sổ kế toán:

+, Theo hình thức kế toán nhật ký chung để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp người ta sử dụng các sổ kế toán:

- Sổ nhật ký chung, nhật ký chi, nhật ký mua hàng

- Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+, Hình thức kế toán nhật ký chứng từ:

- Bảng kê số 4 dùng tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng

- Nhật ký chứng từ số 7

- Sổ kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí NCTT bao gồm tất cả các khoản chi lương có liên quan đến sản xuất trong kỳ mà không phân biệt đã thanh toán cho người lao động hay chưa. a,Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 622 "Chi phí nhân công trực tiếp " để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT

Nội dung của TK 622 : TK này sử dụng để phản ánh số chi phí về lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp

Đặc điểm chung Công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá

1:Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp:

Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích ( thành lập theo quyết định số 483/1998/QĐ - TCCBLĐ ngày 25/3/1998 Trên cơ sở chuyển từ đơn vị sự nghiệp kinh tế Phân khu quản lý và sửa chữa đường bộ 472 ) thuộc Khu quản lý đường bộ

IV - Cục đường bộ Việt Nam.

Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 thuộc Khu quản lý đường bộ

4 - Cục Đường bộ Việt Nam tiền thân là:

+ Công ty Cầu đường 19 ( L19 ) thuộc Cục quản lý đường bộ thành lập năm 1968 (có đội 296 là đơn vị Anh hùng).

+ Công ty đại tu đường bộ 107 thuộc Cục quản lý đường bộ thành lập năm 1970.

+ Tại quyết định 335 QĐ - TCCB ngày 25/3/1981 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sát nhập 2 Công ty nói trên thành Công ty Cầu đường 404 thuộc Cục quản lý đường bộ.

+ Tại quyết định 391 QĐ - TCCB ngày 19/02/1983 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đổi tên Công ty Cầu dường 404 thành Xí nghiệp quản lý đường bộ 472.

+ Tại quyết định số 2775 QĐ - TCCB ngày 25/12/1991 của Bộ trưởng

Bộ giao thông Vận tải đổi tên Xí nghiệp quản lý đường bộ 472 thành Phân khu quản lý đường bộ 472.

+ Tại quyết đinh 483/1998 QĐ - TCCB - LĐ ngày 25/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp kinh tế thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: “ Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 ” Trụ sở Công ty hiện nay đặt tại Km 330 QL1A thuộc Xã Quảng Thịnh - Huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hoá. Điện thoại của Công ty : 037 950472. Điện thoại của Phòng kế toán doanh nghiệp: 037.950080.

1.2: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty :

Sau 25 năm hoạt động và phát triển từ ngày thành lập cho đến nay (Năm

1981 đến 2005 ), tuy tên gọi có khác nhau song cùng chung một nhiệm vụ là: Xây dựng và quản lý giao thông đường bộ, thực hiện sửa chữa thường xuyên , xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa đường bộ. Đảm bảo giao thông thường xuyên khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra trên địa bàn được giao quản lý.

Sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa nhỏ xe máy thiết bị thi công. Đảm bảo giao thông thu cước, thu phí đường bộ nộp ngân sách nhà nước.

1.3: Tổ chức quản lý bộ máy tại doanh nghiệp:

Là một doanh nghiệp hoạt động công ích Công ty tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của mình.

- Giám đốc Công ty : Kỹ sư Nguyễn Văn Độ

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Kỹ sư Lê Đức Trường

- Phó giám đốc phụ trách kinh tế : Kỹ sư Trần Tiến Mạnh

GIAO THÔNG ĐỘI CÔNG TRÌNH,CÁC HẠT QUẢN LÝ ĐƯỜNGBỘ ,TRẠM ,BẾN THU PHÍ -CƯỚC CẦU ĐƯỜNGBỘ

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH

PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG HÀNH CHÍNH

SƠ ĐỒ CƠ CẤU CỦA TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

Quan hệ chỉ đạo báo cáoQuan hệ tham mưu , tư vấn , phối hợp

1.4: Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý

Là một doanh nghiệp Nhà nước có lĩnh vực hoạt động là quản lý, duy tu, khai thác 274 Km đường thuộc các quốc lộ 1A, quốc lộ 10 , quốc lộ 45 trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá, tổ chức hoạt động thu phí cầu đường tại Trạm Tào Xuyên, đảm bảo giao thông và thu cước tại 2 bến phà Thắm và Bút sơn trên tuyến quốc lộ 10 thuộc Công ty quản lý

Tổng số cán bộ công nhân viên 496 người trong đó cán bộ, nhân viên quản lý 154 người, công nhân trực tiếp sản xuất 342 người chia thành 6 hạt quản lý đường bộ, 1đội công trình, 1 bến phà (Thắm và Bút sơn ), 1 trạm thu phí, 1văn phòng Công ty có 4 phòng ban chức năng Đơn vị có những khó khăn và thuận lợi như sau :

+ Là một đơn vị đông người trong khi đó có 44% là nữ và có tới 65% có độ tuổi trên 40 tuổi sức khoẻ yếu trình độ văn hoá có hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Vấn đề về vốn cũng thiếu trầm trọng: sản lượng hàng năm từ 25 -30 tỷ đồng nhưng bên cạnh đó vốn lưu động chỉ có 775 triệu đồng ,trong khi phải vay Ngân hàng và vay đối tượng khác tới 16.251tỷ đồng , phải trả lãi lên tới 1.358 triệu đồng vì vậy ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mặt khác các công trình trúng thầu và công trình được nhà nước giao vốn cấp chậm nên càng gặp khó khăn

+ Các thiết bị thi công số lượng ít lại già cỗi ,đã mua sắm từ 16-25 năm nên thiếu sức cạnh tranh trong các công trình đấu thầu và thi công các công trình trung đại tu, nên phải thuê xe, máy thiết bị ngoài vừa mất tính chủ động vừa không hiệu quả

+ Là doanh nghiệp công ích nên vẫn được cấp trên tạo một phần việc làm ,có khoảng 181 người trong tổng số 496 người có việc làm thưỡng xuyên

28 chiếm 34,41% có công việc làm ổn định đó là lực lượng lao động tại các bến phà, trạm thu phí Tào Xuyên, công tác duy tu sửa chữa thường xuyên, sản lượng này chiếm tới 20% trong tổng sản lượng của Công ty, phần nào giúp Công ty bớt khó khăn hơn

+ Công ty có một đội ngũ cán bộ năng nổ nhiệt tình có đủ trình độ,năng lực từ ban lãnh đạo, các phòng ban Công ty xuống các đội, hạt, trạm ,bến đã đoàn kết trên dưới một lòng năng động tìm kiếm công ăn việc làm góp phần ổn định Công ty phát triển đi lên vững mạnh.

- Kết quả đạt được trong những năm gần đây:

-Về làm việc : Khắc phục được những khó khăn về vốn từ đó đảm bảo được việc làm cho công nhân, tăng doanh thu ( Năm 2003 đạt 24 tỷ sang năm

2004 đạt 25 tỷ đồng ), góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức

-Về đầu tư, mua sắm máy mới máy móc thiết bị thi công : Giá trị tài sản thường xuyên được bổ sung, đủ sức vươn lên mở rộng sản xuất kinh doanh cho dù cơ chế thị trường có những khắt khe nhất định Mặc dù vậy khi mua sắm tài sản cố định Công ty chưa thực sự lưu ý đến hiệu quả sử dụng và nhu câù của sản xuất kinh doanh

-Về vấn đề trẻ hoá đội ngũ lao động: Công ty đã và đang từng bước trẻ hoá đội ngũ công nhân lao động bằng cách động viên người lao động về hưu trước tuổi dùng nguồn quỹ nhất định trợ cấp thêm, tuỳ thuộc vào độ tuổi và năm công tác khi về hưu Mặc dù chưa được nhiều những nó đã giải quyết được khó khăn về đông lao động , giảm gánh nặng về công ăn việc làm cho Công ty Tuyển dụng thêm những lao động có tay nghề được đào tạo đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của tiến bộ khao học kỹ thuật

Biểu hình 1:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 472 được thể hiện dưới bảng sau :

(Trích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 và 2004 của

Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472) Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ tiêu (1) Năm 2003 Năm 2004

Kế hoạch (2) Thực hiện (3) Kế hoạch (4) Thực hiện (5)

1 Doanh thu 18.590.000.000 24.594.576.013 23.550.000.000 25.823.107.503 trong đó:Dthu từ

Dthu từ trung tu 4.000.000.000 4.007.469.787 6.000.000.000 7.925.587.953 Dthu từ đại tu 7.300.000.000 13.704.000.000 9.700.000.000 12.325.875152 Dthu tử C.trình ngoài nghành

2 tổng chi ph kinh doanh giá thành sản phẩm

3 các khoản nộp ngân sách

- thuế GTGT 180.000.000 217.195.624 220.000.000 232.411.913 -thuế thu nhập

-thuế nhà đất 5.900.000 7.043.400 6.700.000 7.043.400 -các loại thuế khác

-các khoản phí và lệ phí

-các khoản phải nộp khác

-LN trước thuế 560.000.000 674.777.836 380.000.000 399.990.733. -lợi nhuận sau thuế

5.thu nhập bình quân người lao động

2:Tình hình thực hiện công tác tài chính của Công ty:

Công tác tài chính tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 được Đảng uỷ, lãnh đạo Công ty hết sức coi trọng Phòng tài chính kế toán Công ty thường xuyên được phòng tài chính kế toán Khu quản lý đường bộ IV và Ban tài chính của Cục đường bộ Việt Nam thường xuyên chỉ đạo về mặt nghiệp vụ Do đó trong hoạt động nghiệp vụ của mình phòng đã thông tin kịp thời, chính xác và phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp cho lãnh đạo Công ty nắm bắt và đưa ra những quyết sách quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty.

Biểu hình 2:Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty QL & SCĐB 472 :

(Trích bảng cân đối kế toán năm 2004 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472) Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TL TT

3.Cáckh phải thu, nộp khác

2.các quỹ và các nguồn kinh phí

Bước sang năm 2003 và 2004, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ

Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá: 1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá

phẩm xây lắp tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá: 1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá.

Do đặc thù của ngành quản lý và sửa đường bộ là sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi công trình có hồ sơ thiết kế riêng, định mức chi phí cho mỗi công trình cũng khác nhau

Mỗi công trình từ khi thi công đến khi hoàn thành hoàn toàn độc lập không liên quan đến nhau, các chi phí chi ra cho từng công trình cũng riêng biệt.Vì vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được xác định là: từng công trình, hạng mục công trình, chi phí của công trình nào thì được tập hợp vào công trình đó Tuy nhiên có một số chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì vào cuối kỳ công ty sẽ dùng tiêu thức thích hợp để phân bổ.

Hiện nay công ty thực hiện chế độ giao khoán công trình cho các đội, hạt thi công

Trong đề tài này Em xin lấy một số, số liệu cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công trình: "sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 Thanh Hoá " 6 tháng đầu năm 2005 để minh hoạ cho đề tài của mình.

Công trình này thực hiện theo phương thức khoán gọn (toàn bộ chi phí) do ông Hoàng Văn Long - Hạt Trưởng hạt QL&SCĐB Thiệu Yên (gọi tắt là: Hạt Thiệu Yên) chịu trách nhiệm Vì là công trình khoán gọn nên công ty thực hiện : "Tạm ứng giá trị khối lượng hoàn thành nội bộ thông qua TK1362 và được thể hiện cụ thể như sau:

1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của mỗi công trình Vì vậy, việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu có bị lãng phí hay không, có chính xác hay không điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình Do đó việc hạch toán khoản mục chi phí này được công ty hết sức coi trọng.

Chi phí nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm: nhựa đường, xi măng, sắt thép, đá thải,cát, đất, đá 0,5, đá 1x2, đá 4x6, đá hộc, củi đốt a,Tài khoản sử dụng : Để tập hợp và phân bổ chi chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp “

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí, đó là từng công trình, từng hạng mục công trình.

Cụ thể như công trình sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 Thanh Hoá.

Do đặc điểm thi công công trình nằm rải rảc trên toàn tuyến quốc lộ thuộc địa bàn công ty quản lý, hơn nữa công ty giao khoán phần trực tiếp thi công cho các đội, hạt Để tránh tình trạng vận chuyển tốn kém,và chủ động trong thi công các hạt, đội mở kho riêng tại công trình, vật tư mua về chủ yếu được chuyển thẳng tới công trình không qua kho giá vật tư xuất dùng được xác định theo giá đích danh( như đất, đá, cát ) còn như xi măng, sắt thép, nhựa đường, củi cũng có thể tiến hành nhập kho, cũng có thể chuyển thẳng ra kho công trình khi sử dụng phải viết phiếu xuất kho. b,Chứng từ sử dụng: là hợp đồng mua vật tư, biên bản giao nhận vật tư, các bảng kê mua đất, đá, cát, sỏi của người sản xuất nhỏ không có hoá đơn, hoá đơn GTGT.

Trích phiếu xuất kho nguyên vật liệu tháng 05 năm 2005

Họ và tên người nhận hàng:…………

Lý do xuất kho: Phục vụ thi công công trình sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 Thanh Hoá.

STT Tên sản phẩm Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

… Đất Đá cộn Đá thải đắpnền Đá 1x2

Ví dụ: mua vật tư sử dụng cho công trình sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 Thanh Hoá.(Trích hoá đơn mua hàng của hạt Thiệu Yên -C T 472)

Hoá Đơn Mẫu số:01 GTKT - 3LL

Giá trị gia tăng DV/2004B

Liên 2 Giao cho khách hàng 0 024529

Ngày 29/4/2005 đơn vị bán hàng: Hợp tác xã xây dựng Dung Lý Địa chỉ:xã Vĩnh Ninh - Huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá

Số tài khoản: Điện thoại: MS: 2800618952

Họ tên người mua hàng: Lê Quang Tạo

Tên đơn vị: Hạt Thiệu Yên - Công ty QLvà SCĐB 472 Thanh Hoá Địa chỉ: Xã Quảng Thịnh - Huyện Quảng xương - Thanh Hoá

Hình thức thanh toán: tiền mặt MS:2800190120-1

SốTT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Đá thải đắp nền, lề đường m 3 1.525 48.000 73.200.000

Thuế suất GTGT:5 % Tiền thuế GTGT: 7.912.500

Tổng cộng tiền thanh toán: 166.162.500

Số tiền viết bằng chữ:( Một trăm sáu mươi sáu triệu, một trăm sáu hai ngàn

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Hoá Đơn Mẫu số 01 GTKT - 3LL

Giá trị gia tăng DP/2004 B

Liên 2: Giao cho khách hàng 0089025

Ngày 30/4/2005 Đơn vị bán hàng: Công ty Sông Mã Địa chỉ:469 phố Lê Hoàn- phường Ngọc Trạo- thành phố Thanh Hoá

Số tài khoản: Điện thoại: MS:2800153048-1

Họ tên người mua hàng: Lê Quang Tạo

Tên đơn vị: Hạt Thiệu Yên - Công ty 472 Địa chỉ : Xã Quảng Thịnh - Huyện Quảng Xương - Thanh Hoá

Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS:2800190120-1

Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

2 Xi măng Nghi Sơn kg 49.920 689 34.395.000 Cộng tiền hàng: 114.395.000

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:

Tổng cộng tiền thanh toán: 125.834.500

Số tiền viết bằng chữ: (Một trăm hai mươi lăm triệu, tám trăm ba tư ngàn năm trăm đồng chẵn)

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên

Hạt QLĐB Thiệu Yên Bảng Tổng Hợp Chi Phí Vật Liệu

Công trình sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 - Thanh Hoá Tháng 4/2005

(Trích bảng tổng hợp chi phí vật liệu công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472.Tháng 4/2005)

1 Hợp tác xã xây dựng

Người lập biểu Hạt trưởng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) c,Trình tự kế toán:

Theo hợp đồng đã ký với người bán, hàng tháng các đội,hạt phải thanh toán cho người bán Vì vậy các đội, hạt phải viết giấy tạm ứng gửi lên phòng tài vụ công ty xin tạm ứng tiền Kế toán trưởng,Giám đốc công ty xem xét ký duyệt cho các đội, hạt tạm ứng, Kế toán tiền mặt căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng được duyệt để viết phiếu chi Phiếu chi được duyệt chuyển cho thủ quỹ để xuất tiền tạm ứng cho công trình, sau đó thủ quỹ chuyển trả lại chứng từ đó cho kế toán tiền mặt theo dõi và hạch toán

Nợ TK136(2) (Chi tiết cho từng đối tượng)

(1)Xuất NVL, CCDC sử dụng (4) Cuối kỳ nếu có NVL sử trực tiếp cho sản xuất trong kỳ dụng không hết nhập kho

(3) NVL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết, không nhập kho kế toán ghi giảm chi phí ( ghi bút đỏ )

(2) Mua NVL, CCDC sử dụng (5) Cuối kỳ kết chuyển hoặc ngay cho SX không qua nhập kho phân bổ CPNVLTT cho các đối tượng chịu CP để tính giá thành

Trường hợp thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Như ở công trình sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 Thanh Hoá các loại vật tư mua về được xuất thẳng đến công trình, nên khi khối lượng công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được duyệt, cuối tháng

42 căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí vật liệu tháng 4/2005 gửi lên phòng tài vụ công ty

(chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)

Có TK: 621 272.645.000 d, Sổ kế toán: Căn cứ vào số liệu trên kế toán tiến hành vào sổ:

- Sổ cái TK621(Biểu số 02)

- Sổ chi tiết TK 621.01 (Biểu số 03)

1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

Trong giá thành công trình Sửa chữa thường xuyên đường bộ chi phí nhân công cũng chiếm một tỷ trọng lớn Vì vậy hạch toán tốt chi phí nhân công trực tiếp có tác dụng thúc đẩy nguời lao động, giúp công ty sử dụng tốt lao động, quan tâm đúng mức tới người lao động, nâng cao chất lượng lao động, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Đồng thời đảm bảo thu nhập cho người lao động trong toàn công ty.

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm:

- Tiền lương chính , tiền lương phụ, các khoản phụ cấp (nếu có), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trong biên chế thuộc sự quản lý của công ty.

- Tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn của công ty.

- Tiền lương nghỉ phép công ty không trích trước mà được tính luôn vào đơn giá về nhân công ở sản phẩm của từng công trình đang thi công. a,Tài khoản sử dụng: Để phản ánh khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán công ty sử dụng TK622 - chi phí nhân công trực tiếp, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình Cụ thể: TK 622 01- chi phí nhân công trực tiếp công trình sửa chữa thường xuyên quốc lộ 45 Thanh Hoá. b,Trình tự kế toán:

Việc trả lươngcông ty được trả theo hai hình thức là lương thời gian và lương sản phẩm( lương khoán)

+ Lương thời gian = Thời gian làm việc x đơn giá lương thời gian.

Lương thời gian do công ty quy định là 30.000đ/ 1 ngày công được thể hiện trên bảng thanh toán lương tháng 4/2005 (Biểu số 18).

+ Lương sản phẩm được căn cứ vào khối lượng giao và đơn giá sản phẩm cho cung (tổ) thực hiện và biên bản xác định khối lượng thực hiện để xác định giá sản lượng khoán.

Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá 55 CHƯƠNG III

* Về tổ chức quản lý:

- Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá từ khi thành lập đến nay là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có giá trị tài sản thường xuyên được bổ sung, đủ sức vươn lên mở rộng sản xuất kinh doanh Tuy cơ chế thị trường có khắt khe nhưng đợn vị vẫn không ngừng tăng doanh thu.

- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, đủ khả năng quản lý sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế.

- Bộ máy kế toán của công ty có trình độ quản lý giỏi, nắm bắt được những thông tin kịp thời, để tham mưu cho lãnh đạo có biện pháp sử lý Đây là toàn bộ khâu tổ chức quản lý kinh doanh của công ty.

- Về hình thức kế toán áp dụng;

Hình thức kế toán mà công ty áp dụng hiện nay là hình thức Nhật ký chung có ưu điểm đơn giản dễ áp dụng, hệ thống sổ sách kế toán không phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh rõ ràng trên sổ sách kế toán theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, thuận lợi cho việc hạch toán cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu Đồng thời việc áp dụng phần mềm kế toán đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc của kế toán Kế toán có khả năng tổng hợp hệ thống hoá các thông tin nhanh chóng, kịp thời , chính xác phục vụ yêu cầu quản lý, thuận tiện cho việc phân công nhân viên kế toán.

- Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Đựoc tập hợp trực tiếp, thường xuyên, xác định đúng đắn hợp lý theo từngkhoản mục, từng đối tượng tập hợp chi phí nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm Hơn nữa công ty sử dụng kế toán trên máy nên từng đối tượng được mã hoá thuận tiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty.

Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, đôi khi trên dưới đấu nối với nhau còn chưa nhịp nhàng đồng bộ dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.

- Chi phí sản xuất chưa thật sự tiết kiệm còn lãng phí nhiều, máy móc thiết bị mua sắm đầu tư còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh

58 doanh, dẫn đến khi thi công phải đi thuê ngoài vừa kém hiệu quả vừa không chủ động vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.

- Nguồn vốn tự có của công ty thấp, vốn nhà nước đầu tư chậm nên vốn sản xuất kinh doanh phải vay ngân hàng nhiều, hạn mức ngân hàng cho vay thấp nên thiếu vốn sản xuất kinh doanh Nhưng công ty chưa thực sự huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.

- Chất lượng chưa đề cập đến tiêu chuẩn ISO9001, nên chất lượng đôi khi chưa cao, thậm chí khi có cán bộ lơi là trong công tác giám sát kỹ thuật và thực hiện công tác kỹ thuật, cũng như nghiên cứu hồ sơ thiết kế chưa kỹ làm công trình phải phá đi làm lại ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của công ty trong lĩnh vực cạnh tranh với bạn hàng trong sản xuất kinh doanh.

- Về công tác tìm kiếm thêm công ăn việc cho cán bộ công nhân viên còn thấp,đôi khi còn trông chờ ỷ lại cấp trên, chưa tích cực bươn trải ra bên ngoài để tìm thêm việc làm vì e ngại phải cạnh tranh, nên việc làm còn thiếu dẫn đến thu nhập của người lao động chưa cao, chưa thúc đẩy được tính tự giác trong tập thể cán bộ nhân viên.

- Về chứng từ kế toán:

Cuối tháng nhân viên kế toán các Đội, Hạt, Trạm,Bến mới tập hợp và gủi về phòng kế toán công ty, mà chứng từ này chủ yếu là chứng từ gốc là: các hoá đơn, các hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng, bảng tổng hợp chi phí Do đó công việc của phòng kế toán công ty thường tập trung về cuối tháng, quý vì vậy công việc không được dàn đều trong tháng, cuối tháng thì dồn dập, điều đó có thể dẫn đến sai sót, nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin và tập hợp số liệu.

- Về hệ thống tài khoản:

+ Công ty sử dụng TK1362 để phản ánh giá trị tạm ứng khối lượng nội bộ, lẽ ra theo chế độ kế toán hiện hành phải hạch toán tạm ứng vào TK 141(TK1413).

+Các Tk 623,627, công ty không mở tiểu khoản để theo dõi yếu tố chi phí.

- Về kế toán nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:

+ Công ty không thực hiện chế độ dự trữ vật tư, do vậy gặp trường hợp công trình đang thi công, thị trường vật tư khan hiếm, tăng giá đột ngột sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công bị thiếu vật tư hoặc đội giá thành công trình.

+ Các chứng từ liên quan đến mua vật liệu cuối tháng các Hạt mới gửi về phòng kế toán công ty để tiến hành định khoản và nhập vật liệu, ghi nhận chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Trong khi số vật liệu thực tế còn nằm lại công trình tương đối lớn, nhưng trên sổ sách kế toán công ty lại được thể hiện là đã sử dụng hết Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ không phản ánh đúng thực tế Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu mua về trừ đi giá trị vật tồn lại cuối kỳ cộng thêm giá trị vật liệu tồn vào cuối kỳ trước tại công trình.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ & SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ

Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

1.Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt Để có thể tồn tại doanh nghiệp phải tìm ra một hướng đi, một cơ chế quản lý đúng đắn để dành được thắng lợi trong kinh doanh trên thị trường Chúng ta biết rằng quy luật cạnh tranh khốc liệt xoay quanh hai yếu tố là giá cả và chất lượng Làm thế nào để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa hạ được giá bán trên thị trường và đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp? Câu trả lời phụ thuộc vào công tác kế toán của doanh nghiệp.

Trong quá trình kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quá trình chi tiêu về vật tư, tài sản tiền vốn, lao động một cách có hiệu quả trên cơ sở tổ chức ngày càng hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất.

Từ đó cung cấp thông tin một cách kịp thời cho các nhà quản lý lựa chọn ra các giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành vào quản lý cần thiết phải tổ chức đúng và đủ giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra Việc tính đủ giá thành giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình kết quả tài chính Nó phản ánh chính xác chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật hay ngược lại vì vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với việc tăng cường công tác quản lý nói riêng và công cuộc quản lý kinh tế vào doanh nghiệp nói chung.

2.Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp:

- Kế toán chính xác chi phí sản xuất phát sinh không chỉ là tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác từng loại chi phí mà cả về mặt tính toán các loại chi phí đó theo đúng giá trị thực tế của chi đó ở thời điểm phát sinh chi phí và đúng đối tượng chi phí.

- Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác động của các yếu tố môi trường, thời tiết Do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ từ đó kế toán phải có phương pháp tính giá thành phù hợp cho từng loại công trình xây lắp cho từng vùng lãnh thổ.

- Đối tượng xây lắp là từng công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp thời gian xây dựng tương đối dài do vậy yêu cầu phải xác định đúng đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá có vậy mới đáp ứng được về vốn và tránh tình trạng căng thẳng về vốn trong doanh nghiệp xây lắp.

3.Nguyên tắc hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho đã lựa chọn.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành Thực hiện tính giá thành sản phẩm xây lắp kịp thời theo đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành đã xác định.

- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ chính xác.

- Phân tích tình hình thực hiện các định mức dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành để cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định góp phần thúc đẩy hoạt động xây lắp Kế toán chi phí sản xuất phải được phân tích theo từng khoản mụcchi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình Qua đó thường xuyên so sánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí,xem xét nguyên nhân vượt dự toán.

Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Quản lý & sửa chữa đường bộ 472 Thanh Hoá: 61 Thứ nhất là về quản lý chi phí

THỨ NHẤT LÀ VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ:

Công ty nên tích cực huy động các nguồn vốn trong kinh doanh như: Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong tập thể cán bộ công nhân viên, cần đầu tư thêm cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực của công tác kế toán, để khi cần thông tin là có thể cập nhật được ngay, bên cạnh đó công tác tài chính của công ty cần có chiến lược lâu dài, tránh để tình trạng thiếu vốn như hiện nay Có thể áp dụng một số biện pháp nhằm tăng nhanh sự chu chuyển của vốn lưu động như:

Đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất.

Đẩy nhanh tốc độ xây dựng thi công các công trình.

Tài sản cố định khi mua sắm cần lưu ý đến hiệu quả sử dụng, mua sắm tài sản phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất.

Cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh chặt chẽ, động viên mọi bộ phận trong công ty tham gia vào công tác quản lý chi phí, sản xuất tiết kiệm để góp phần hạ thấp chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận tối đa cho công ty.

Về phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: hoạt động tài chính kế toán là một khâu xương sống quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp nên lãnh đạo công ty hết sức quan tâm coi trọng vì vậy trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải cập nhật thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh trung thực tình hình chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gúp cho lãnh đạo đưa ra những quyết sách phù hợp , quan trọng chiến lược, cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích chi phí, phân tích giá thành: phải tập hợp chi phí tính đúng tính đủ nhưng phải thực sự tiết kiệm,hiệu quả,và nên tập hợp chi phí trực tiếp cho từng loại sản phẩm, bất đắc dĩ mới phải dùng tiêu thức phân bổ chi phí cho đối tượng sử dụng vì như vậy không phản ánh chính xác chi phí, và phân tích chi phí. Làm cho các quyết định của lãnh đạo cũng không chính xác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty.

Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng công trình, ta nên mở thêm chi tiết các yếu tố chi phí đối ứng với các TK cấp 2, cấp

3 để vừa thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán tổng hợp, để vừa thuận tiện cho việc theo dõi chi phí theo yếu tố và chi phí theo khoản mục Từ sổ chi tiết chi phí này ta có thể lập bảng tổng hợp chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục, phục vụ cho yêu cầu quản lý cụ thể, chính xác hơn Từ bảng tập hợp chi phí theo khoản mục ta có thể lấy số liệu để phục vụ cho việc tính giá thành phân tích chi phí theo khoản mục Theo cách hạch toán này, khối lượng công việc ghi chép có thể tăng lên nhưng có thể áp dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán.

Thứ hai là về công tác luân chuyển chứng từ: Để giảm bớt khối lượng công việc kế toán vào cuối tháng, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng sử dụng và tránh được những sai sót có thể sảy ra theo Em công ty nên xây dựng một quy chế quản lý và luân chuyển chứng từ giữa các Đội, Hạt,Trạm, Bến theo định kỳ 10 ngày các Hạt, Đội, Trạm,Bến phải gửi các chứng từ về phòng kế toán công ty một lần từ đó kế toán công ty tiến hành hạch toán được kịp thời.

Thứ ba là về hệ thống tài khoản:

Hiện nay công ty đang sử dụng TK1362- tạm ứng giá trị khối lượng nội bộ theo Em công ty phải chuyển sang hạch toán vào TK141 (1413) Đồng thời cũng phải mở chi tiết các TK cấp 2 Bao gồm:

+ TK1411 Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương.

+ TK1412 Tạm ứng mua vật tư hàng hoá.

+ TK1413 Tạm ứng giá trị giao khoán khối lượng nội bộ.

* Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:

Xuất phát từ thực tế của công ty không thực hiện việc dự trữ vật tư mà công ty tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế cung ứng vật liệu phục vụ thi công cấc nhà cung cấp trong điều kiện bình thường, công ty và nhà cung cấp không có mối quan hệ với nhau thì nhà cung cấp sẽ không cung cấp vật tư đúng thời gian quy định hoặc cung cấp không đảm bảo chất lượng Điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu vật tư có thể ảnh hưởng xấu đến giá thành và chất lượng công trình, thời gian thi công kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Hoặc trường hợp do thị trường vật tư khan hiếm nhà cung cấp muốn tăng giá vật tư lên làm ảnh hưởng đến giá thành công trình.

Theo em công ty nên có kế hoạch dự trữ những vật tư chủ yếu hoặc điều khoản ký kết hợp đồng với bên cung ứng thật chặt chẽ về khối lượng chất lượng đơn giá và tiến độ cung cấp.

* Đối với hạch toán sử dụng máy thi công

Công ty nên mua thêm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất Đối với TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, công ty nên mở chi tiết để tạo điều kiện theo dõi các yếu tố chi phí và thuận lợi cho việc quản lý

+ Tài khoản chi tiết cấp hai là 6321 - chi phí nhân công lái máy

+ Tài khoản 6232 Chi phí nhiên liệu nguyên liệu cho sử dụng máy + Tài khoản 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất phục vụ máy thi công

+ Tài khoản 6234 Chi phí khấu hao máy thi công

+ Tài khoản 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Tài khoản 6237 Chi phí bằng tiền khác

Các tài khoản cấp hai này lại được mở cho chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi là từng công trình, hạng mục công trình.

Ngày đăng: 12/07/2023, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w