THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
Mục đích của kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính IFC-ACA Group
Chức năng của kiểm toán tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán Đối tượng kiểm toán thì luôn chứa đựng những mối quan hệ về kinh tế và pháp lý phong phú, đa dạng Do đó nên chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến cấn được xác minh thật khoa học Mặt khác, ý kiến hay kết luận kiểm toán không chỉ phục vụ cho người lập hay người xác minh mà còn phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực, hợp pháp của BCTC Chính vì vậy, kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủ, có hiệu lực với chi phí kiểm toán thấp nhất Để thực hiện cuộc kiểm toán đúng hướng và có hiệu quả cao, việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở các mối quan hệ sẵn có của đối tượng và của khách thể kiểm toán là thực sự cần thiết Tầm quan trọng của nó đã được thể hiện rất cụ thể trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC) Chuẩn mực xác định: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không.
Mục đích của kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng là nhằm đảm bảo việc ghi nhận, phản ánh khoản mục doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh đã tuân theo đúng các chuẩn mực kế toán , kiểm toán; các chính sách của bộ tài chính Cũng như tất cả các khoản mục khác, mục tiêu của kiểm toán doanh thu nhắm thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu: tính hiện hữu, tính trọn vẹn, tính định giá, tính chính xác số học, quyền lợi và nghĩa vụ và tính phân loại và trình bày của các nghiệp vụ được ghi nhận vào doanh thu.
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Một là tính hiện hữu: Đảm bảo các nghiệp vụ được ghi nhận là doanh thu phải có thật, đã xảy ra, đã có quan hệ trao đổi với khách hàng; xem xét đến tính trung thực của số liệu trên BCTC và các khoản giảm trừ trên sổ sách kế toán, trên hóa đơn, trên chứng từ…
Hai là tính trọn vẹn: Đảm bảo mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan tời doanh thu và các khoản mục doanh thu thực sự phát sinh, đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu thì phải được doanh nghiệp phản ánh vào khoản mục doanh thu.
Ba là tính định giá: Xem xét tời việc ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ có giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ đúng theo quyết định của ban giám đốc hay không Các trường hợp chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán cũng phải xem xét trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng, chính sách của công ty cũng như các quy định hiện hành của bộ tài chính.
Bốn là tính chính xác số học: Đảm bảo tính chính xác của số tiền được ghi nhận là doanh thu, chú ý các khoản giảm trừ doanh thu, các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ, các nghiệp vụ có quy mô lớn, số lượng và chủng loại hàng hoá đa dạng.
Năm là tính phân loại và trình bày: Do doanh nghiệp trong kỳ thường phát sinh nhiều loại doanh thu khác nhau, thời điểm khác nhau, quy mô khác nhau, do đó kiểm tra việc phân loại và trình bày phải đảm bảo được có sự tách bạch giữa các loại doanh thu như: doanh thu bán chịu, doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước… Đồng thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu và các khoản giảm trừ phải được hạch toán đúng tài khoản kế toán
Ngoài ra kiểm toán khoản mục doanh thu còn cần phải chú ý tới việc kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu, việc này rất quan trọng do khả năng doanh nghiệp ghi nhận doanh thu không đúng kỳ là thường xuyên xảy ra Một số nghiệp vụ doanh thu trong năm nay được ghi nhận vào năm sau, và ngược lại một số nghiệp vụ doanh thu năm sau có thể đã được ghi nhận trước vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay Các sai xót này tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ phát sinh vào các ngày gần kề ngày kết thúc niên độ kế toán, và cả những nghiệp vụ liên quan đến các khoản khách hàng ứng trước tiền để nhận hàng vào năm sau nhưng đã được ghi nhận là doanh thu trong kỳ.
Đặc điểm kế toán nghiệp vụ ghi nhận doanh thu ở khách thể kiểm toán có ảnh hưởng tời kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính IFC-ACA Group thực hiện
Tư vấn tài chính IFC-ACA Group thực hiện
Bản chất của khoản mục doanh thu:
Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình có sự kết hợp chặt chẽ của ba yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của con người Sản phẩm đó được dùng để bán tiêu dùng hoặc là đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác Qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Như vậy, khâu tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh Đây là một trong những chỉ tiêu thể hiện rõ nét khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Kết quả của khâu này được thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể ở chỉ tiêu doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần.
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì:
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
Thuật ngữ Doanh thu được sử dụng chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị gửu đại lý, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng đại lý được hưởng và hạch toán vào tài khoản 511 của bên đại lý) Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng không phải là doanh thu.
Khái niệm trên đã cho ta thấy rõ quan niệm về doanh thu theo cả lý luận và thực tiễn hoạt động kế toán, kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Do trong mọi doanh nghiệp doanh thu bán hành và cung cấp dịch vụ chính là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận, nguồn sống của một doanh nghiệp Nếu trong
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C một doanh nghiệp doanh thu này sụt giảm thì có thể nói doanh nghiệp đang hoạt động không tốt Vì vậy Bài viết của Em xin tập trung viết về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng bởi lẽ: nó ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ tiêu khác trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh như: thuế, lợi nhuận chưa phân phối, phải thu khách hàng, lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh…, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Do tầm quan trọng của chỉ tiêu này nên việc việc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cần phải tuân theo một số quy định sau:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14-Doanh thu và Thu nhập khác thì :
Doanh thu bán hàng chỉ ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện như sau:
Thứ nhất :Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro, lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm cho người mua.
Thứ hai: Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm hàng hóa.
Thứ ba: Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
Thứ tư: Doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng. Thứ năm: Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.
Doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy
Trường hợp cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo phần công việc đã hoàn thành tại ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ kế toán đó Doanh thu cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn bốn điều kiện sau:
Thứ nhất: Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
Thứ hai: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ cung cấp dịch vụ đó.
Thứ ba: Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán.
Thứ tư: Xác định được chi phí phát sinh và chi phí để hoàn thành việc cung
Chu trình ghi nhận doanh thu có thể được tóm tắt như sau: Đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu xử lý đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu mua hàng của người mua, sau đó là ký hợp đồng về mua bán hàng hóa dịch vụ…Trên cơ sở pháp lý này, người bán có thể xem xét đưa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hóa đơn bán hàng Ngay sau khi quyết định bán, cần xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ hàng hóa Sau chức năng duyệt bán là chức năng chuyển giao hàng Vào lúc giao hàng, các chứng từ vận chuyển cũng được lập(hóa đơn vận chuyển hay vận đơn) Đây cũng là thời điểm chấp nhận được ghi sổ bán hàng, một số trường hợp thì hóa đơn bán hàng được lập đồng thời với vận đơn hoặc kiêm chức năng chứng từ vận chuyển Tiếp theo là gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng Hóa đơn được lập thành ba liên, là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán của từng nghiệp vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng, theo dõi các khoản phải thu, lúc này doanh thu được ghi nhận Sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng cùng ghi sổ kế toán các nghiệp vụ, cần thực hiện tiếp các chức năng thu tiền cả trong điều kiện bình thường và không bình thường Trong trường hợp phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, tùy thuộc vào nguyên nhân mà kế toán ghi vào Nhật ký giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại hay chiết khấu thương mại Bước cuối cùng là sau khi thẩm định, kế toán cần xóa sổ các khoản phải thu không thu được và lập dự phòng nợ khó đòi.
Tổ chức tài khoản kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung phản ánh trên TK 511 như sau:
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu theo chế độ (Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT trực tiếp).
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK
911-Xác định kết quả kinh doanh.
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
TK 511 cuối kỳ không có số dư và được chia thành bốn tài khoản cấp hai:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ” Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của dịch vụ cung cấp trong kỳ của doanh nghiệp.
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Phản ánh các khoản trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi cung cấp các sản phẩm được nhà nước trợ cấp
TK 512: Doanh thu nội bộ
Nội dung phản ánh trên TK 512 như sau:
TK 512: Doanh thu nội bộ
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp,
Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán.
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK
911: Xác định kết quả kinh doanh.
Tổng doanh thu nội bộ trongkỳ.
TK 512 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai như sau:
TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nội bộ TK 5121 chủ yếu dùng cho các công ty thương mại.
TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm: Phản ánh doanh thu của khối lượng thành phẩm cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty hay tổng công ty TK 5122 chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất.
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu của khối lượng cung cấp dịch vụ hoàn thành cho các đơn vị thành viên trong công ty hay tổng công ty.
TK 5123 chủ yếu sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Khi sử dụng TK 512 cần để ý rằng: TK này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty hay một tổng công ty Nếu doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp không trực thuộc công ty hay tổng công ty thì không hạch toán vào TK này.
TK 521: Chiết khấu thương mại
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại để ghi giảm doanh thu trong kỳ.
TK 521 không có số dư cuối kỳ và có ba tài khoản cấp hai như sau:
TK 5211: Chiết khấu hàng hóa
TK 5212: Chiết khấu thành phẩm
TK 5213: Chiết khấu dịch vụ
TK 532: Giảm giá hàng bán
Bên Nợ: Tất cả các khoản giảm giá đã chấp thuận cho khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển giảm giá hàng bán để điều chỉnh giảm doanh thu.
TK 532 không có số dư cuối kỳ.
TK 531: Hàng bán bị trả lại
Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính IFC-ACA Group thực hiện.10
Trước mỗi mùa kiểm toán Công ty kiểm toán IFC-ACA Group sẽ gửi thư mời đến các công ty khách hàng kể cả cũ lẫn những khách hàng mới Trong thư mời gửi cho khách hàng mới, công ty sẽ gửi kèm tập tài liệu giới thiệu về các dịch vụ của công ty, về khả năng đáp ứng dịch vụ của công ty và năng lực của công ty. Qua đó công ty khách hàng sẽ có những hiểu biết sơ bộ về công ty IFC-ACA
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Group, về những quyền lợi mà họ được hưởng, chi phí cần cho một cuôc kiểm toán, để họ có thể so sánh với các công ty kiểm toán khác và đưa ra quyết định lựa chọn công ty kiểm toán Còn đối với các khách hàng cũ đã ký hợp đồng với công ty vào năm trước, do khách hàng đã hiểu về uy tín, chất lượng kiểm toán của Công ty cho nên Công ty sẽ chỉ phát hành thư mời kiểm toán để khách hàng chấp nhận ký tiếp hợp đồng với công ty trong những năm sắp tới Nếu được sự chấp nhận của khách hàng, Công ty sẽ gửi hợp đồng kiểm toán đến cho khách hàng hợp đồng kiểm toán sẽ được đưa đến tay khách hàng bằng đường bưu điện, hoặc trực tiếp do nhân viên của Công ty mang đến, đặc biệt nếu đó là những khách hàng mới, những khách hàng hoạt động trong địa bàn thành phố Hà Nội Hợp đồng kiểm toán do IFC-ACA Group cung cấp được lập theo đúng quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 210 - Hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Phạm vi kiểm toán, chi tiết tên công ty và các công ty con hoặc chi nhánh mà IFC-ACA Group cung cấp dịch vụ.
- Thời gian tiến hành,địa điểm và thời gian kết thúc của cuộc kiểm toán, thời gian, số lượng báo cáo kiểm toán được phát hành.
- Trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan từ khi tiến hành ký kết hợp đồng đến khi thanh lý xong hợp đồng.
- Phí kiểm toán và phương thức thanh toán.
- Chữ ký và dấu xác nhận của giám đốc IFC-ACA Group và công ty khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở:
Mọi thành viên trong nhóm kiểm toán đặc biệt là trưởng nhóm kiểm toán phải có trách nhiệm thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán đồng thời lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán Đối với những khách hàng lâu năm thì việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng sẽ nằm ở tài liệu kiểm toán năm ngoái còn với những khách hàng mới việc thu thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, đánh giá khả năng có những sai sót
12 trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích cần thiết Đối với kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên cần tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp, phương pháp hạch toán của kế toán.
Bên cạch đó kiểm toán viên cũng cần thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bao gồm các trông tin trong những tài liệu như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng
… Việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:
Từ những thông tin đã thu thập ở trên trưởng nhóm kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán thích hợp. Đánh giá tính trọng yếu: kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của Báo cáo tài chính Đây chính là công việc giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho cuộc kiểm toán Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu càng thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được cũng phải thấp điều này có nghĩa là số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ càng nhiều.
Tại IFC-ACA Group mức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức
PM nằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì PM vào khoảng 0.5 đến 1% Con số cụ thể sẽ do kiểm toán viên quyết định dựa trên tình hình đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên sẽ phải đánh giá ba loại rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Một là rủi ro cố hữu: Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro cố hữu thông qua việc xem xét đến tính trung thực của Ban giám đốc, bản chất kinh doanh của khách hàng, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…
Hai là rủi ro kiểm soát: Từ những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp Nếu hệ
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại nếu hệ thông kiểm soát của khách hàng không tốt thì rủi ro kiểm toán sẽ ở mức cao
Ba là rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được Việc làm giảm rủi ro phát hiện phụ thuộc phần lớn vào trình độ của kiểm toán viên là.
Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu
Kiểm toán viên sẽ kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp bằng cách phỏng vấn kế toán trưởng từ đó đưa ra nhận định về hệ thông kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được đánh giá là tương đối tốt thì kiểm toán viên sẽ hạn chế đi các thủ tục kiểm tra chi tiết mà tập trung vào việc tiến hành các thủ tục phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ, tức là các thủ tục để tìm hiểu và đánh giá về việc có hay không việc thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm soát của công ty từ lúc bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đến lúc kết thúc và ghi nhận doanh thu Ngược lại nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được đánh giá là không tốt thì kiểm toán viên sẽ tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Tại IFC-ACA Group khi kiểm toán doanh thu các thử nghiệm kiểm soát kiểm toán viên cần thực hiện là:
Bước 1: Xem xét các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có được áp dụng hợp lý nhất quán không.
Kiểm tra việc trình bày doanh thu bằng cách xét xem các khoản mục sau có được phân loại, hạch toán và trình bày hợp lý không?
1 Doanh thu bán hàng cho các bên liên quan.
2 Doanh thu bán thành phẩm
3 Doanh thu bán nguyên liệu
4 Doanh thu bán phế liệu
6 Doanh thu bán hàng cho các đơn vị thành viên trong tổng công ty, đặc biệt chú ý đến việc phân phối lại lợi nhuận giữa các thành viên trong nội bộ tổng công ty.
Bước 2: Xác định xem các loại doanh thu được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu bán hàng cho các bên liên quan, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu bán hàng khối lượng lớn được giao làm nhiều lần, doanh thu bán hàng trả góp…
Quy trình kiểm toán tại Công ty Cổ phần ABC
Công ty ABC là một khách hàng truyền thống của IFC-ACA Group Trong đó báo cáo tài chính của ABC từ năm 2005 đến 2007 được IFC-ACA kiểm toán một lần vào tháng 3 năm 2008 Cũng như mọi năm công việc kiểm toán được diền hành vào đầu tháng 3 năm nay cuộc kiểm toán diễn ra từ 1/3 đến 5/3 Danh mục các tài liệu yêu cầu của IFC-ACA Group từ công ty bao gồm: Các báo cáo tài chính năm 2009 của công ty; Sổ sách kế toán, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết, sổ đối ứng … của các tài khoản; Biên bản kiểm kê quĩ tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định; Các quyết định của hội đồng quản trị, các chính sách, quy chế của
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Phòng kế toán công ty
Trợ lý tổng giám đốc
Xí nghiệp phát triển nguyên liệu
Nhà máy chế biến dứa XNK
Phòng vật Phòng tư nông vụ
Phòng kế toán nhà máy Phòng QA
Trợ lý ban điều hành
Phân xưởng sản xuất công ty, các hợp đồng kinh tế…; Các chứng từ và hoá đơn phát sinh trong kỳ và các chứng từ cần thiết khác…
Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
ABC là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm tại miền trung, sản phẩm chủ yếu của công ty nước dừa cô đặc, Công ty được thành lập vào năm 2000, và bắt tay vào việc xây dựng nhà máy Nhà máy chế biến Dứa xuất khẩu là dự án được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao cho Công ty cổ phần thực phẩm ABC làm chủ đầu tư theo Quyết định số: 3747/UB.CN ngày 05/12/2000 của UBND tỉnh Đây là mô hình mới, là sự kết hợp giữa những nhà doanh nghiệp trẻ từ các tỉnh khác nhau cùng tham gia đầu tư xây dựng Đến nay sau một thời gian chưa lâu đi vào hoạt động với những nỗ lực không ngừng nhà máy sản xuất nước dứa cô đặc xuất khẩu đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, HACCP, chứng chỉ KOSHER, giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT năm 2003, giải thưởng CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM năm 2004…
Sơ đồ 02: Bộ máy tổ chức của Công ty
Công ty ABC hiện nay đang có một kết quả kinh doanh không mấy khả quan, do giá nước dứa cô đặc tiêu thụ trên thị trường giảm, đồng thời giá dứa nguyên vật liệu đầu vào lại tăng cao dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ
Bảng 02: Kết quả kinh doanh tại công ty ABC
Chỉ tiêu tài chính Năm 2009 Năm 2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng số lỗ lũy kế tính đến thời điểm này của công ty là hơn 20 tỉ, nợ ngắn hạn lên đến 30 tỉ, vượt hơn so với tài sản ngắn hạn là hơn 10 tỉ Khả năng hoạt động liên tục của công ty được cho là phải phụ thuốc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tương lai, từ khả năng huy động thêm vốn từ các cổ đông, các nhà đầu tư cùng với sự hỗ trợ về tài chính từ phía ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh nhà nước Việc duy trì hoạt động của công ty trong tương lai là rất cần thiết vì nó liên quan đến đời sống của hàng trăm công nhân và các gia đình vùng nguyên liệu
Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ
Do Công ty ABC là một khách hàng lâu năm của Công ty kiểm toán IFC- ACA Group, do đó công tác tổ chức hệ thống Kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ của ABC đã được IFC-ACA Group hiểu biết một cách khá đầy đủ Hiện nay ABC cũng áp dụng nghiêm túc các chuẩn mực được Bộ tài chính quy định trong việc hạch toán kế toán theo Quyết định Số 15/2006/QĐ-BTC Các nghiệp vụ được ghi nhận là doanh thu trong điều kiện giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho khách hàng đồng thời khách hàng chấp nhận thanh toán cho đơn vị
Bộ máy kế toán công ty được tổ chức hợp lý và tương đối hiệu quả Kế toán trưởng Nguyễn Thùy Anh là người có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề Bộ máy kế toán của công ty còn có một nhân viên kế toán tổng hợp tại văn phòng công ty, một nhân viên kế toán tại chi nhánh Hà Nội và một phòng kế toán bao gồm 4 nhân viên tại nhà máy Dứa Kế toán của công ty tại nhà máy mặc dù tuổi đời cũng như kinh nghiệm
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C chưa nhiều nhưng do nhiều năm được sự tư vấn và hướng dẫn của kiểm toán viên trong việc tổ chức hạch toán kế toán nên công tác kế toán khá quy củ
Môi trường kiểm soát nội bộ: Tổng giám đốc là người tổ chức cũng như điều hành mọi hoạt động trong công ty; kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán với Tổng giám đốc Do ABC là một công ty sản xuất kinh doanh đơn thuần nên ít có những vấn đề phát sinh lớn, môi trường kiểm soát nội bộ được đánh giá là ở mức trung bình Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tại IFC-ACA Group đánh giá tính trọng yếu để làm cơ sở đưa ra kết luận cũng như xác lập giới hạn của cuộc kiểm toán Do ABC là một khách hàng quen thuộc của công ty, công tác kế toán được đánh giá tốt nhưng do ABC đang làm ă thua lỗ nên Kiểm toán viên dùng tỉ lệ PM ở mức 0.75%.
PM = 0.75% × Doanh thu trong kỳ = 92,802,549 đồng
Theo trên thì mức sai số có thể chấp nhận được trên báo cáo tài chính của công ty ABC năm 2009 là 92,802,549 đồng Nếu có sự sai số lớn hơn số liệu trên thì kiểm toán viên cần phải xem xét và đưa ra kiến nghị điều chỉnh đối với khoản mục doanh thu trong Báo cáo tài chính của khách hàng Dựa trên số PM được xác định như trên, mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu được phân bổ theo công thức:
TE = 20% PM = 18,560,510đồng Đây là giới hạn sai sót có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu, và IFC-ACA Group xây dựng công thức tính giá trị mà nếu sai số phát sinh lớn hơn con số đó thì kiểm toán viên phải tiến hành điều chỉnh.
Threshold = 25% TE = 4,640,127đồng Threshold bằng 4,640,127 VNĐ có nghĩa là kiểm toán viên phải điều chỉnh nếu sai số lớn hơn con số này cho phù hợp với nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng Nếu sai số nhỏ hơn con số này thì kiểm toán có thể đưa vào thư quản lý mà không cần điều chỉnh để giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toán.
Rủi ro kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty ABC chủ yếu là việc ghi nhận hàng bán bị trả lại do tình hình kinh doanh của công ty không tốt Có thếCông ty ABC sẽ cố tìn ghi tăng doanh thu để giúp công ty không lún sâu vào tình
22 trạng khó khăn Việc Công ty vẫn hoạt động mặc dù thua lỗ là do các nhà đầu tư vẫn rót vốn do việc phá sản của công ty sẽ liên quan tới đời sống của hàng trăm lao động và vùng nguyên liệu đã gây dựng trong bao năm qua có thể không còn duy trì.
Thiết kế chương trình kiểm toán
Do đặc thù kinh doanh của ABC là sản xuất đơn thuần và đây là khách hàng lâu năm, có kinh nghiệm trong việc kiểm toán nên Ban giám đốc sắp xếp những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này Trưởng nhóm kiểm toán viên Trần Duy Bảo đảm nhiệm Trưởng đoàn sẽ phân công cho từng thành viên trong đoàn nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm báo cáo với IFC-ACA Group Các thành viên sẽ phụ trách và kiểm soát các khoản mục của mình sau đó sẽ đối chiếu và so sánh với nhau nếu có những vấn đề nảy sinh Do tính chất quan trọng của khoản mục doanh thu nên trưởng đoàn Trần Duy Bảo sẽ phụ trách khoản mục doanh thu.
Bảng 03: Chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu tại công ty ABC
1 Đảm bảo các khoản ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp tuân theo đúng các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
2 Các khoản thu nhập phải được phân loại cụ thể, chi tiết theo đối tượng,… Số liệu phải chính xác.
3 Các khoản hàng bán bị trả lại phải được xử lý hợp lý, tuân theo đúng theo quy định.
4 Các nghiệp vụ doanh thu được phản ánh đúng kỳ kế toán
Toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng và ghi nhận doanh thu, tại nhà máy, xí nghiệp và chi nhánh tại Hà Nội
Quy trình kiểm toán tại Công ty cổ phần xấy lắp XYZ
Công ty XYZ là một khách hàng mới, có quy mô tương đối lớn do đó IFC- ACA Group đã rất chú trọng trong việc tạo dựng uy tín cho Công ty bằng việc thực
32 hiến tốt quá trình kiểm toán tại coongty XYZ Sau khi 2 bên thỏa thuận đã tiến tới ký hợp đồng kiểm toán thời gian kiểm toán dự kiến diễn ra trong 6 ngày từ ngày 23 đến 28 tháng 2 năm 2010 Số lượng kiểm toán viên là 5 người, trong đó có 3 kiểm toán viên chính và 2 trợ lý kiểm toán viên Để bảo đảm chất lượng cuộc kiểm toán Công ty cũng đã cử kiểm toán viên tham gia quan sát quá trình kiểm kê quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định của doanh nghiệp Danh sách những tài liệu IFC- ACA Group yêu cầu XYZ cung cấp bao gồm:
1 Báo cáo tài chính năm 2009 của cả công ty và các công ty thành viên.
2 Báo cáo kiểm toán năm 2008.
3 Các quyết định của hội đồng quản trị, các chính sách, quy chế của công ty, các hợp đồng kinh tế…
4 Biên bản kiểm kê tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định.
5 Sổ sách kế toán, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết, sổ đối ứng … của các tài khoản.
6 Các chứng từ và hoá đơn phát sinh trong kỳ
Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
XYZ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp máy, là thành viên của một tổng công ty lắp máy lớn tại Việt Nam với một thương hiệu nổi tiếng về chất lượng. Cho đến nay sau gần 50 năm hoạt động công ty XYZ đã đạt được nhiều thành công đáng tự hào Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: Xây dựng các công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế 220V; Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản; Lắp đặt thiết bị và dây chuyền thiết bị công nghệ. Lắp đặt điện nước, thông gió, điều hòa các công trình công nghiệp và dân dụng; Chế tạo thiết bị, bình bể chịu áp lực, bồn bể chứa xăng dầu và kết cấu thép, sơn mạ thiết bị kết cấu thép;Thiết kế chế tạo cầu trục, cổng trục; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đến nay, hầu như khắp mọi miền đất nước đều có công trình của XYZ Năm
2004, lần đầu tiên trong lịch sử ngành cơ khí chế tạo máy Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh cho Nhật Bản do công ty XYZ sản xuất Đây là thành công lớn trong sự phát triển của công ty Đây là thiết bị đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và chính xác cao với 18800 chi tiêt các loại Trong tương lai, các hợp đồng cam kết sản xuất, tiêu thụ giá trị hàng chục triệu đô la Mỹ được ký giữa
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C Đại hội cổ đông
PTGĐ kỹ thuật PTGĐ nhà máy
Phòng kinh tế kỹ thuật
P kế hoạch và đầu tư
Các đội xây lắp Xí nghiệp chế tạo thiết bị và kết cấu thép.
P kỹ thuật công ty với khách hàng để xuất khẩu sản phẩm lọc bụi tăng nhanh, góp phần đưa doanh thu của công ty lên cao
Sơ đồ 03:Bộ máy tổ chức công ty XYZ
Bảng 06: Kết quả kinh doanh của công ty XYZ
Tổng giá trị tài sản 120.369 132,406 145,646
Trong năm 2008 tất cả các ngành nghề kinh tế đều chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới Công ty XYZ cũng không phải ngoại lệ Từ số liệu bảng trên ta thấy vào năm 2008 mặc dù doanh thu công ty vẫn dư được mức tăng khá tốt so với các đơn vị cùng ngành nhưng lợi nhuận cuẩ công ty lại giảm đó là do sự tăng giá mạnh của các nguyên liệu đầu vào(xăng dầu, thép…) khiến công ty muốn giữ được khách hàng của mình thì giá bán hàng vần phải giữ không quá cao dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm Đến năm 2009 khi cuộc khủng hoảng đã có xu hướng giảm thì tình hình sản xuất của công ty lại đi vào quỹ đạo mặc dù không thể đạt được mức tăng trưởng của các năm trược đó nhưng cũng tạo ra được số lợi nhuận cao Nhìn chung công ty vẫn đang có những bước phát triển ổn định, đang xây dựng được thương hiệu cũng như uy tín trên thị trường Một ưu điểm của công ty XYZ nữa là một doanh nghiệp quốc doanh nhưng công ty đã minh bạch hóa báo cáo tài chính bằng việc thuê kiểm toán độc lập từ nhiều năm nay Do đó kết báo cáo tài chính của công ty là rất đáng tin cậy, là cơ sở vững chắc cho khách hàng đặt niềm tin vào công ty.
Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ
Công ty XYZ hiện nay áp dụng chế độ kế toán theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo Quyết Định Số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Chế độ Kế toán doanh nghiệpViệt Nam vào việc tiến hành lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty phát hành bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung, niên độ năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm dương lịch Các chính sách đối với khoản mục doanh thu của công ty XYZ là ghi nhận khi kết quả của việc giao dịch hàng hóa được xác định một cách đáng tin cậy, Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai tương ứng với giao dịch này Khoản mục doanh thu của Công ty XYZ được chia là hai phần là doanh thu bán hàng và doanh thu trong các hợp đồng xây lắp Đối với doanh thu bán hàng thì sẽ được ghi nhận là doanh thu trong trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán và công ty giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua Đối với doanh thu trong các hợp đồng xây lắp, công ty XYZ ghi nhận doanh thu theo hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy bằng biên bản kiểm nghiệm
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C công trình, máy móc thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ và phản ánh trên hóa đơn đã lập Doanh thu này sẽ không được ghi nhận nếu như có các yếu tố không chắc chắn liên quan đến khả năng thu hồi các khoản phải thu Công ty XYZ đã tuân thủ đúng theo các chính sách kế toán, theo Quyết Định
Số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định cũng như chuẩn mực của nhà nước hiện hành.
Về tổ chức bộ máy kế toán, thì phòng kế toán của công ty có sáu nhân viên, trong đó một kế toán trưởng, bốn kế toán chuyên trách và một thủ quỹ Trong đó kế toán trưởng là bà Ngô Mai Lan, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán, một kế toán chuyên trách là bà Nguyễn Thị Phương, kiêm luôn kế toán xí nghiệp Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, kiểm toán viên đánh giá ở mức hoạt động có hiệu quả Tại Công ty XYZ Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về công tác kế toán và báo cáo kết quả với Tổng giám đốc Do Công ty đã bắt đầu tiến hành kiểm toán từ năm 2005 nên công tác kế toán được tổ chức tương đối khoa học và hợp lý Kế toán trưởng là người có khá nhiều kinh nghiệm, nhân viên kế đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán Nhưng do lĩnh vự hoạt động của công ty là xây lắp và sản xuất hàng xuất khẩu nên với sáu nhân viên kế toán thì so chưa đáp ứng đủ và chưa đảm bảo cho việc thực hiện công việc Hơn nưa kế toán viên Nguyễn Thị Phương vừa kiêm nhiệm cả kế toán trưởng xí nghiệp do các kế toán khác chưa đủ năng lực nên chắc chắn khối lượng và áp lực công việc là rất lớn Kiểm toán viên xác định có thể có xảy ra sai sót trong việc ghi chép nên khi thực hiện kiểm toán kiểm toán viên cũng phải chú trọng vấn đề này Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Như đã trình bày ở trênTại IFC-ACA Group mức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức PM nằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì PM vào khoảng 0.5 đến 1% Do XYZ là khách hàng mới và công ty muốn tăng chất lượng cuộc kiểm toán để giữ chân khách hàng nên chủ nhiện kiểm toán và kiểm toán viên trưởng đã chọn giá trị PM là 0,75% doanh thu trong kỳ
PM = 0,75 % × Doanh thu trong kỳ = 1,435,960,298 đồng.
(191,461,373,126 đồng) Theo tính toán trên thì mức chênh lệch có thể chấp nhận được trên báo cáo tài chính của công ty XYZ năm 2009 là 1,435,960,298 đồng Nếu có sự sai số lớn hơn số liệu trên thì kiểm toán viên cần phải xem xét lại Báo cáo tài chính của khách hàng và có đề nghị sủa đổi Dựa trên số PM, mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu được phân bổ theo công thức:
TE = 20% PM = 287,192,060đồng. Đây là giới hạn sai sót có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu, bên cạnh đó IFC-ACA Group xây dựng công thức tính giá trị mà nếu sai số phát sinh lớn hơn con số đó thì kiểm toán viên phải tiến hành điều chỉnh.
Threshold bằng 71,798,015 đồng nghĩa là kiểm toán viên phải điều chỉnh nếu sai số lớn hơn con số này còn nếu sai số nhỏ hơn con số này thì kiểm toán có thể đưa góp ý vào thư kiểm toán mà không cần điều chỉnh nhằm giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toán
Rủi ro kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty XYZ chủ yếu nằm ở việc tính doanh thu tại các công trình đang thi công dở dang Doanh nghiệp áp dụng việc ghi nhận doanh thu với khách hàng theo khối lượng công việc hoàn thành Vì vậy có thể nảy sinh việc có những công trình mà doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn và ghi nhận doanh thu trong khi đối tác chưa chấp thuận Việc Công ty XYZ đang có ý định thu hút các nhà đầu tư góp vốn để mở đầu từ sản xuất và mở rộng thị trường chắc chắn cũng có ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu do họ muốn có một báo cáo tài chính đẹp hơn nên có thể có những khoản mục doanh thu được phản ánh không chính xác Đây cũng chính là rủi ro mà kiểm toán viên cần tập trung đánh giá và kiểm tra
Thiết kế chương trình kiểm toán
Do công ty kinh doanh liên quan đến xây lắp và đây là khách hàng mới nên Ban giám đốc sẽ sắp xếp những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng như trong giao tiếp với khách hàng Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán là từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, trưởng đoàn sẽ do kiểm toán viên cao cấp Nguyễn Thành Nam đảm nhiệm Trong quá trình kiểm toán, trưởng đoàn sẽ phân
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đoàn Các thành viên sẽ phụ trách và kiểm soát các khoản mục của mình đồng thời chịu trách nhiệm về khoản mục đó, sau đó sẽ đối chiếu và so sánh với nhau nếu có những vấn đề nảy sinh Do tính chất quan trọng nên trưởng đoàn Nguyễn Thành Nam sẽ phụ trách khoản mục doanh thu đồng thời sẽ soát xét công việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên khác
Chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu tại công ty XYZ:
Bảng 07: Chương trình kiểm toán tại công ty XYZ
Mục tiêu 1 Đảm bảo các khoản ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp tuân theo đúng các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
2 Các khoản thu nhập phải được phân loại cụ thể, theo tính chất công việc như doanh thu xuất khẩu sản phẩm, doanh thu về xây lắp,
… Số liệu ghi nhận phải chính xác.
3 Các nghiệp vụ ghhi nhận doanh thu được phản ánh đúng kỳ kế toán
NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
Những ưu điểm trong thực tế quy trình kiểm toán doanh thu tại Công ty
Nhìn chung quá trình kiểm toán BCTC do Công ty thực hiện là phù hợp với quy trình chung của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy trình kiểm toán của Công ty quy định Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty thực hiện đã cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đưa ra các kết luận kiểm toán Qua quá trình kiểm toán doanh thu tại 2 đơn vị khách hàng có thể thấy quy trình kiểm toán doanh thu tại đơn vị có những ưu điểm sau:
Một là: Về thủ tục khảo sát và tìm hiểu chính sách hạch toán doanh thu và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu là những người có hiểu biết rộng về kế toán tài chính và đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, đặc biệt là kế toán đối với các hoạt động nghề nghiệp mang tính đặc thù nhằm đảm bảo khi thực hiện kiểm toán, thu thập các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, chế độ kế toán của khách hàng không bị động đồng thời có kinh nghiệm để phát hiện ra các rủi ro kiểm soát có khả năng ảnh hưởng đến kết luận kiểm toán của công ty Công ty cũng áp dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn Kế toán trưởng, Ban Giám đốc kết hợp với khả năng quan sát và sự nhạy cảm trong nghề nghiệp của các kiểm toán viên để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng từ đó đánh giá các rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán doanh thu
Ngoài ra với mỗi khách hàng được kiểm toán có những đặc thù hoạt động nghề nghiệp riêng do đó có những rủi ro kiểm toán mang tính đặc thù luôn được các Kiểm toán viên chú trọng vào thu thập các thông tin và tìm hiểu các rủi ro kiểm toán đặc thù, đánh giá khả năng kiểm soát của khách hàng đối với rủi ro kiểm soát đó Như đối với Công ty xây lắp XYZ rủi ro đối với khoản mục doanh thu đó là việc ghi nhận doanh thu theo khối lượng công việc hoàn thành khi được sự chấp nhận của đơn vị khách hàng Điều này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp sẽ vô ý hoặc cố tình ghi tăng hoặc giảm doanh thu trong kỳ
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C Đối với khách hàng cũ của công ty, Công ty sẽ có thể giảm bớt khối lượng công việc khi thực hiện việc khảo sát tại đơn vị khách hàng do đã thông tin về khách hàng đã có trong hồ sơ chung Kiểm toán viên chỉ phỏng vấn và xem xét xem khách hàng có những chính sách gì thay đổi trong quản lý công ty và trong chế độ hạch toán doanh thu, có những dịch vụ và sản phẩm gì mới không? Do đó khối lượng công việc được giảm đi nhưng chất lượng kiểm toán vẫn không bị ảnh hưởng.
Hai là: Về thực hiện thủ tục phân tích
Tại IFC-ACA Group thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu luôn được thực hiện bởi các Kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, có khả năng phân tích tài chính của doanh nghiệp, am hiểu về lĩnh vực hoạt động của khách hàng,
Ba là: Về thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ doanh thu
Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản mục doanh thu của đơn vị được thực hiện nhiều hay ít chủ yếu là dựa một phần vào kết quả phân tích của thủ tục phân tích và sự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết có sử dụng nhiều kỹ thuật kiểm tra chọn mẫu Kỹ thuật này do kiểm toán viên chính thực hiện việc đánh giá và đưa ra quy mô mẫu chọn nên có độ tin cậy cao Mẫu được chọn theo cách nhận định nghề nghiệp của kiểm toán viên đối với các khoản mục có số dư lớn, bất thường, các đối ứng lạ kết hợp với việc chọn mẫu ngẫu nhiên do đó có thể làm giảm được những kết quả mang tính chủ quan của kiểm toán viên Khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh với tổng số cộng dồn trên tờ khai thuế GTGT của các tháng Việc làm này vừa giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian vừa có thể thu được kết quả kiểm toán với chất lượng đảm bảo do tờ khai thuế đã được cơ quan thuế phê duyệt Trong quá trình thực hiện kiểm toán và thu thập tài liệu các kiểm toán viên sử dụng các giấy tờ làm việc có đánh số tham chiếu một cách có hệ thống giúp cho việc đối chiếu dễ dàng và có khoa học hơn, liên kết các phần công việc với nhau tiện cho việc tra cứu lại.
Toàn bộ quy trình kiểm toán doanh thu được thực hiện theo đúng quy trình định trước, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quá trình kiểm toán doanh thu luôn được các trưởng nhóm kiểm toán theo dõi và kiểm tra soát xét lại cùng với sự phối hợp các khoản mục khác do các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên
50 thực hiện từ đó đưa ra kết luận về khoản mục doanh thu cũng như toàn bộ báo cáo tài chính.
Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình kiểm toán khoản mục
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng do tính chất của nghề nghiệp (là giới hạn về thời gian thực hiện kiểm toán) nên Công ty vẫn còn tồn cại một số hạn chế trong công tác kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng và công tác kiểm toán báo cáo tài chính nói chung.
Thứ nhất: Về thủ tục khảo sát và tìm hiểu chính sách hạch toán doanh thu và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Đối với công tác xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa được thật sự coi trọng và dành một lượng thời gian đủ để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là đối với khách hàng cũ - những khách hàng đã được công ty kiểm toán báo cáo tài chính từ một năm trở lên Việc các kiểm toán viên trong quá trình tham ra kiểm toán không đánh giá được chính xác môi trường kiểm soát nội bộ trong công ty khách hàng có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian trong các thủ tục kiểm tra chi tiết
Thứ hai: Về thực hiện thủ tục phân tích
Hiện nay tại Công ty thủ tục phân tích vẫn chưa được chú trọng trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Hầu hết các thủ tục phân tích chỉ dùng để phân tích các biến động nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của khách hàng, đồng thời phán đoán các rủi ro có thể xảy ra trên các khoản mục trên báo cáo tài chính Có lẽ một phần là do việc không đáp ứng được nhu cầu về nhân sự và thời hạn của việc kiểm toán tại các công ty nên không tránh khỏi việc trong quá trình kiểm toán các chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải bỏ qua một số thủ tục kiểm toán, chỉ tập trung vào những thủ tục có khả năng phát hiện ra các sai sót mang tính trọng yếu nên các thủ tục phân tích thường ít được chú trọng mà chủ yếu là tập trung vào các thủ tục kiểm tra chi tiết Hơn nữa do sức ép của việc phải hoàn thành báo cáo nên công việc của trưởng nhóm kiểm toán bị phân tán, trong thời gian kiểm toán tại công ty này vẫn phải dành một thời gian không ít cho việc hoàn thiện báo cáo kiểm toán cho một công ty khác nữa
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Kiểm tra chi tiết doanh thu (Phần 1)
Nội dung: Kiểm tra doanh ghi nhận doanh thu trong năm tới các hóa đơn GTGT đầu ra
Mục tiêu: Đảm báo các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trung thực hợp lý
Ngày Ct Số hiệu Tên khách hàng Số tiền {a} {b} {c}
06/02/2009 HD 0091101 Công ty TNHH Quốc Hưng 57,886,5
06/02/2009 HD 0091104 Chi nhánh Hà nội 148,644,0
06/02/2009 HD 0091105 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 520,725,5
06/02/2009 HD 0091106 INGREDIEN TRADE, CO INC 232,960,0
10/02/2009 HD 0091107 INGREDIEN TRADE, CO INC 232,960,0
26/02/2009 HD 0091108 INGREDIEN TRADE, CO INC 1,497,600,0
27/02/2009 HD 0091109 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 518,713,7
28/02/2009 HD 0091111 Khách hàng bán lẻ 3,798,0
28/02/2009 HD 0091111 Khách hàng bán lẻ 50,0
02/03/2009 HD 0091114 Công ty xuất nhập khẩu Hải Phòng 38,181,8
15/03/2009 HD 0091116 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 519,492,4
15/03/2009 HD 0091117 Công ty TNHH Quốc Hưng 5,550,0
23/03/2009 HD 0091118 INGREDIEN TRADE, CO INC 299,520,0
23/03/2009 HD 0091119 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 259,762,4
23/03/2009 HD 0091121 Chi nhánh Hà nội 2,976,0
23/03/2009 HD 0091123 Công ty TNHH Thành Vinh 55,440,0
23/03/2009 HD 0091123 Công ty TNHH Thành Vinh 984,0
06/04/2009 HD 0091128 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 259,908,4
13/04/2009 HD 0091129 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 520,173,8
13/04/2009 HD 0091130 INGREDIEN TRADE, CO INC 599,040,0
15/04/2009 HD 0091131 Khách hàng bán lẻ 1,908,0
15/04/2009 HD 0091131 Khách hàng bán lẻ 7,0
20/04/2009 HD 0091133 Công ty TNHH Thành Vinh 2,535,0
10/05/2009 HD 0091135 Công ty TNHH Quốc Hưng 21,573,960 V V V
10/05/2009 HD 0091136 Công ty xuất khẩu Đồng Giao 260,232,9
10/05/2009 HD 0091137 INGREDIEN TRADE, CO INC 299,520,0
22/05/2009 HD 0091138 Chi nhánh Hà nội 1,170,0
22/05/2009 HD 0091138 Chi nhánh Hà nội 25,920,0
26/06/2009 HD 0091140 Công ty TNHH Hà Bình Minh 16,850,4
30/06/2009 HD 0091141 INGREDIEN TRADE, CO INC 266,240,0
30/06/2009 HD 0091142 INGREDIEN TRADE, CO INC 1,183,200,0
30/06/2009 HD 0091144 Khách hàng bán lẻ 2,322,0
30/06/2009 HD 0091145 Chi nhánh Hà nội 30,240,0
30/06/2009 HD 0091145 Chi nhánh Hà nội 850,0
30/06/2009 HD 0091146 Công ty TNHH Thành Vinh 5,184,0
07/07/2009 HD 0091147 INGREDIEN TRADE, CO INC 282,880,0
{a} Có hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng… hợp lệ
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Kiểm tra chi tiết doanh thu ( phần 2 )
Nội dung: Kiểm tra doanh ghi nhận doanh thu trong năm tới các hóa đơn GTGT đầu ra
Mục tiêu: Đảm báo các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trung thực hợp lý
Ngày Ct Tên Khách hàng Số tiền {a} {b
9 HD 91148 Chi nhánh Hà nội 1,170,0
9 HD 0091150 Công ty giao nhận xuất nhập khẩu 46,727,2
9 HD 0035751 Công ty TNHH Hà Bình Minh 12,395,4
9 HD 0035752 Công ty TNHH Quốc Hưng 29,115,3
9 HD 0035754 INGREDIEN TRADE, CO INC 1,485,096,2
9 HD 0035758 INGREDIEN TRADE, CO INC 284,648,0
9 HD 0035760 Chi nhánh Hà nội 44,928,0
9 HD 0035761 Công ty TNHH Thành Vinh 47,088,0
9 HD 0035763 Công ty TNHH Thành Vinh 6,048,0
9 HD 0035764 Chi nhánh Hà nội 5,400,0
9 HD 0035765 INGREDIEN TRADE, CO INC 910,873,6
9 HD 0035766 Công ty TNHH Quốc Hưng 30,386,3
9 HD 0035768 Khách hàng bán lẻ 2,430,0
9 HD 0035769 Viện Nghiên Cứu Rau quả 12,000,0
9 HD 0035772 Công ty TNHH Thành Vinh 6,082,560 V V V 31/10/200
9 HD 0035771 Chi nhánh Hà nội 9,900,0
9 HD 0035775 Công ty TNHH Thành Vinh 4,572,0
9 HD 0035777 Chi nhánh Hà nội 7,344,0
9 HD 0035778 Khách hàng bán lẻ 4,608,0
9 HD 0035779 INGREDIEN TRADE, CO INC 301,392,0
9 HD 035780 Ban thương hiệu Nafoods 1,800,0
9 HD 0035780 Ban thương hiệu Nafoods 4,280,0
9 HD 0035782 Công ty TNHH Thành Vinh 3,222,0
9 HD 0035783 Chi nhánh Hà nội 4,320,0
9 HD 0035791 Chi nhánh Hà nội 11,934,0
9 HD 0035794 Chi nhánh Hà nội 10,596,0
9 HD 0035795 Chi nhánh Hà nội 2,654,7
9 HD 0035796 Chi nhánh Hà nội 7,146,0
{a} Có hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng… hợp lệ
Do phát hiện khi phỏng vấn kế toán nên kiểm toán viên quyết định kiểm tra chi tiết doanh thu với tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vì số lượng nghiệp vụ cũng không quá nhiều do công ty đanh hoạt động không tốt Trong quá trình kiểm tra không phát hiện sai sót nào mang tính chất trọng yếu, có một số nghiệp vụ ngày ghi sổ không khớp với ngày ghi trên hóa đơn nhưng đều là nhữnh nghiệp vụ có số tiền không lớn, kiểm toán viên không tiến hàng điều chỉnh mà sẽ đề cập trong thư quản lý Quá trình kiểm tra cũng được tập trung vào những nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và các nghiệp vụ phát sinh vào ngày 31/12/2009 để xem việc công ty có ghi nhận sai kỳ hay không các khoản này Tuy nhiên cũng không có sai phạm nào được phát hiện
Thực hiện kiểm toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C Để kiểm soát tốt hơn các khoản doanh thu, kiểm toán viên sẽ tiến hành kết hợp việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu đặc biệt việc kiểm tra tài khoản phải thu khách hàng của công ty Đối với những nghiệp vụ mà khách hàng đã thanh toán, kiểm toán viên sẽ kiểm tra phiếu thu tiền hoặc giấy báo chuyển tiền của ngân hàng, còn đối với những khách hàng trên sổ chi tiết tài khoản 131 cuối kỳ vẫn còn số dư, kiểm toán viên sẽ gửi thư xác nhận Nhưng Do ABC là công ty xuất khẩu nên danh sách chủ yếu là những doanh nghiệp nước ngoài do vậy việc gửi thư xác nhận gặp tương đối nhiều khó khăn Hiệu quả mang lại cũng không lớn do khả năng công ty nước ngoài gửi thư trả lời xác nhận là không cao Kiểm toán viên quyết định sử dụng các thủ tục thay thế: kiểm toán viên có thể dựa vào danh sách các khách hàng đã trả nợ cho công ty sau ngày khoá sổ kế toán để xác nhân khoản nợ đó bằng giấy báo có của ngân hàng sau ngày 31/12/2009 Tại công ty, có một nghiệp vụ phát sinh trong ngày 24/1/2010 đó là việc công ty INTER NATIONAL FOOD BUSINESS S.R.L trả tiền cho công ty theo hình thức chuyển khoản khoản tiền 590.029.440 VNĐ(33.772 $), khoản này trùng khớp với số dư trên sổ chi tiết 131 - phải thu ngắn hạn khách hàng Vì vậy kiểm toán viên không cần thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận với khoản này.
Sau đây là danh sách khách hàng mà kiểm toán viên gửi thư xác nhận: Công ty KLAUS BOECKER GMBH; Công ty INGREDIEN TRADE, CO INC; Công tyLA DORIA S.P.A CONTRADA STARZELLA DELLA FOCE; Công ty TNHH Đồng Giao; Công ty TNHH xuất khẩu Hải phòng; Công ty TNHH Thành Vinh
Sau khi gửi thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ theo dõi việc nhận thư xác nhận trả lời Cho đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên đã nhận được thư xác nhận từ phía Công ty TNHH Đồng Giao, Công ty, Công ty LA DORIA S.P.A CONTRADA STARZELLA DELLA FOCE, Công ty INGREDIEN TRADE, CO INC, Công ty TNHH xuất khẩu Hải phòng; Công ty TNHH Thành Vinh.
1.5.3 Kết thúc kiểm toán doanh thu Để kết thúc quy trình kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên sẽ xem xét các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, tập trung vào việc xem xét doanh nghiệp có nhận được khoản trả nợ nào tưong ứng với nghiệp vụ bán hàng trong kỳ nào không, có nghiệp vụ nào mới được ghi nhận vào doanh thu kỳ này nhưng thực
30 chất đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu vào kỳ trước hay không Sau khi soát xét kiểm toán viên không phát hiện được thêm thông tin nào đáng kể ngoại trừ chi tiết có một khách hàng đã trả khoản nợ trong kỳ như trình bày ở trên Trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra va tổng hợp các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên khác
Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH IFC-ACA GROUP
THÀNH VIÊN HÃNG KRESTON INTERNATIONAL
Tên khách hàng: Công ty ABC
Niên độ kế toán: 31/12/2009 Tham chiếu:
Khoản mục TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính Người thực hiện Mục tiêu:
Tính đầy đủ: Đảm bảo rằng đơn vị đã ghi nhận đầy đủ các khoản lợi tức hoạt động tài chính trong kỳ.
Trình bày và công bố: Các khoản lợi tức bất thường được trình bày và phân bố phù hợp Đơn vị: đồng
Nội dung Tài khoản Phát sinh trong kỳ Ref
T hợp toàn cty Doanh thu hoạt động tài chính 515 32.717.444 32.717.444 v
Từ hoạt động tài chính khác 2.988.854
Vp cty Doanh thu hoạt động tài chính 515 4.187.393 4.187.393 v
Từ hoạt động tài chính khác 1.365.020
Nhà máy Doanh thu hoạt động tài chính 515 26.906.217 26.906.217 v
Chi nhánh Doanh thu hoạt động tài chính 515 258.814 258.814 v
Notes: {v} đối chiếu khớp đúng số liệu trê bảng cấn đối phát sinh, sổ cái.
Cũng như các phần hành khác, kết thúc kiểm toán khoản mục doanh thu, kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán và các bút toán điều chỉnh. Ngoài ra những góp ý cho công tác tổ chức kế toán tại công ty cũng được
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Member of Kreston International kiểm toán phản ánh trong thư quản lý gửi cho doanh nghiệp Sau khi kiểm toán viên và khách hàng thống nhất được các vấn đề, bộ phận kiểm soát của công ty IFC-ACA Group sẽ tiến hành kiểm tra soát xét các vấn đề trước khi phát hành báo cáo kiểm toán
Kết luận của kiểm toán viên về khoản mục doanh thu được trình bày dưới hình thức văn bản như sau:
Kết luận của kiểm toán viên
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH IFC-ACA GROUP
THÀNH VIÊN HÃNG KRESTON INTERNATIONAL
Tên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán : 31/12/2009 Người thực hiện: Trần Duy Bảo
Mục tiêu : Kiểm toán khoản mục doanh thu.
Công việc đã thực hiện : Kiểm toán viên đã tiến hành đầy đủ các thủ tục theo đúng như chương trình kiểm toán đã quy định.
Các vấn đề phát sinh : Trong kỳ không có nghiệp vụ nào công ty phản ánh sai so với quy định, tuy nhiên công ty đã ghi trùng doanh thu đối với hàng bán tại đại lý do vậy phải điều chỉnh lại chỉ tiêu doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh của toàn công ty.
Kết luận : Qua các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện, theo ý kiến của kiểm toán viên, cơ sở dẫn liệu của khoản mục doanh thu trên khía cạnh trọng yếu là phù hợp, việc ghi nhận doanh thu của công ty tuân theo đúng các nguyên tắc kế toán được quy định.
Kiểm toán viên Trần Duy Bảo
1.5 Quy trình kiểm toán tại Công ty cổ phần xấy lắp XYZ
Công ty XYZ là một khách hàng mới, có quy mô tương đối lớn do đó IFC- ACA Group đã rất chú trọng trong việc tạo dựng uy tín cho Công ty bằng việc thực
32 hiến tốt quá trình kiểm toán tại coongty XYZ Sau khi 2 bên thỏa thuận đã tiến tới ký hợp đồng kiểm toán thời gian kiểm toán dự kiến diễn ra trong 6 ngày từ ngày 23 đến 28 tháng 2 năm 2010 Số lượng kiểm toán viên là 5 người, trong đó có 3 kiểm toán viên chính và 2 trợ lý kiểm toán viên Để bảo đảm chất lượng cuộc kiểm toán Công ty cũng đã cử kiểm toán viên tham gia quan sát quá trình kiểm kê quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định của doanh nghiệp Danh sách những tài liệu IFC- ACA Group yêu cầu XYZ cung cấp bao gồm:
1 Báo cáo tài chính năm 2009 của cả công ty và các công ty thành viên.
2 Báo cáo kiểm toán năm 2008.
3 Các quyết định của hội đồng quản trị, các chính sách, quy chế của công ty, các hợp đồng kinh tế…
4 Biên bản kiểm kê tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định.
5 Sổ sách kế toán, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết, sổ đối ứng … của các tài khoản.
6 Các chứng từ và hoá đơn phát sinh trong kỳ
Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
XYZ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp máy, là thành viên của một tổng công ty lắp máy lớn tại Việt Nam với một thương hiệu nổi tiếng về chất lượng. Cho đến nay sau gần 50 năm hoạt động công ty XYZ đã đạt được nhiều thành công đáng tự hào Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: Xây dựng các công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế 220V; Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản; Lắp đặt thiết bị và dây chuyền thiết bị công nghệ. Lắp đặt điện nước, thông gió, điều hòa các công trình công nghiệp và dân dụng; Chế tạo thiết bị, bình bể chịu áp lực, bồn bể chứa xăng dầu và kết cấu thép, sơn mạ thiết bị kết cấu thép;Thiết kế chế tạo cầu trục, cổng trục; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đến nay, hầu như khắp mọi miền đất nước đều có công trình của XYZ Năm
2004, lần đầu tiên trong lịch sử ngành cơ khí chế tạo máy Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh cho Nhật Bản do công ty XYZ sản xuất Đây là thành công lớn trong sự phát triển của công ty Đây là thiết bị đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và chính xác cao với 18800 chi tiêt các loại Trong tương lai, các hợp đồng cam kết sản xuất, tiêu thụ giá trị hàng chục triệu đô la Mỹ được ký giữa
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C Đại hội cổ đông
PTGĐ kỹ thuật PTGĐ nhà máy
Phòng kinh tế kỹ thuật
P kế hoạch và đầu tư
Các đội xây lắp Xí nghiệp chế tạo thiết bị và kết cấu thép.
P kỹ thuật công ty với khách hàng để xuất khẩu sản phẩm lọc bụi tăng nhanh, góp phần đưa doanh thu của công ty lên cao
Sơ đồ 03:Bộ máy tổ chức công ty XYZ
Bảng 06: Kết quả kinh doanh của công ty XYZ
Tổng giá trị tài sản 120.369 132,406 145,646
Trong năm 2008 tất cả các ngành nghề kinh tế đều chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới Công ty XYZ cũng không phải ngoại lệ Từ số liệu bảng trên ta thấy vào năm 2008 mặc dù doanh thu công ty vẫn dư được mức tăng khá tốt so với các đơn vị cùng ngành nhưng lợi nhuận cuẩ công ty lại giảm đó là do sự tăng giá mạnh của các nguyên liệu đầu vào(xăng dầu, thép…) khiến công ty muốn giữ được khách hàng của mình thì giá bán hàng vần phải giữ không quá cao dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm Đến năm 2009 khi cuộc khủng hoảng đã có xu hướng giảm thì tình hình sản xuất của công ty lại đi vào quỹ đạo mặc dù không thể đạt được mức tăng trưởng của các năm trược đó nhưng cũng tạo ra được số lợi nhuận cao Nhìn chung công ty vẫn đang có những bước phát triển ổn định, đang xây dựng được thương hiệu cũng như uy tín trên thị trường Một ưu điểm của công ty XYZ nữa là một doanh nghiệp quốc doanh nhưng công ty đã minh bạch hóa báo cáo tài chính bằng việc thuê kiểm toán độc lập từ nhiều năm nay Do đó kết báo cáo tài chính của công ty là rất đáng tin cậy, là cơ sở vững chắc cho khách hàng đặt niềm tin vào công ty.
Tìm hiểu về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ
Công ty XYZ hiện nay áp dụng chế độ kế toán theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo Quyết Định Số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Chế độ Kế toán doanh nghiệpViệt Nam vào việc tiến hành lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty phát hành bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung, niên độ năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm dương lịch Các chính sách đối với khoản mục doanh thu của công ty XYZ là ghi nhận khi kết quả của việc giao dịch hàng hóa được xác định một cách đáng tin cậy, Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai tương ứng với giao dịch này Khoản mục doanh thu của Công ty XYZ được chia là hai phần là doanh thu bán hàng và doanh thu trong các hợp đồng xây lắp Đối với doanh thu bán hàng thì sẽ được ghi nhận là doanh thu trong trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán và công ty giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua Đối với doanh thu trong các hợp đồng xây lắp, công ty XYZ ghi nhận doanh thu theo hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy bằng biên bản kiểm nghiệm
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C công trình, máy móc thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ và phản ánh trên hóa đơn đã lập Doanh thu này sẽ không được ghi nhận nếu như có các yếu tố không chắc chắn liên quan đến khả năng thu hồi các khoản phải thu Công ty XYZ đã tuân thủ đúng theo các chính sách kế toán, theo Quyết Định
Số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định cũng như chuẩn mực của nhà nước hiện hành.
Về tổ chức bộ máy kế toán, thì phòng kế toán của công ty có sáu nhân viên, trong đó một kế toán trưởng, bốn kế toán chuyên trách và một thủ quỹ Trong đó kế toán trưởng là bà Ngô Mai Lan, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán, một kế toán chuyên trách là bà Nguyễn Thị Phương, kiêm luôn kế toán xí nghiệp Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, kiểm toán viên đánh giá ở mức hoạt động có hiệu quả Tại Công ty XYZ Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về công tác kế toán và báo cáo kết quả với Tổng giám đốc Do Công ty đã bắt đầu tiến hành kiểm toán từ năm 2005 nên công tác kế toán được tổ chức tương đối khoa học và hợp lý Kế toán trưởng là người có khá nhiều kinh nghiệm, nhân viên kế đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán Nhưng do lĩnh vự hoạt động của công ty là xây lắp và sản xuất hàng xuất khẩu nên với sáu nhân viên kế toán thì so chưa đáp ứng đủ và chưa đảm bảo cho việc thực hiện công việc Hơn nưa kế toán viên Nguyễn Thị Phương vừa kiêm nhiệm cả kế toán trưởng xí nghiệp do các kế toán khác chưa đủ năng lực nên chắc chắn khối lượng và áp lực công việc là rất lớn Kiểm toán viên xác định có thể có xảy ra sai sót trong việc ghi chép nên khi thực hiện kiểm toán kiểm toán viên cũng phải chú trọng vấn đề này Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Như đã trình bày ở trênTại IFC-ACA Group mức độ trọng yếu (PM) được tính toán theo công thức PM nằm trong khoảng từ 5 đến 10% thu nhập trước thuế hoặc tính theo doanh thu thì PM vào khoảng 0.5 đến 1% Do XYZ là khách hàng mới và công ty muốn tăng chất lượng cuộc kiểm toán để giữ chân khách hàng nên chủ nhiện kiểm toán và kiểm toán viên trưởng đã chọn giá trị PM là 0,75% doanh thu trong kỳ
PM = 0,75 % × Doanh thu trong kỳ = 1,435,960,298 đồng.
(191,461,373,126 đồng) Theo tính toán trên thì mức chênh lệch có thể chấp nhận được trên báo cáo tài chính của công ty XYZ năm 2009 là 1,435,960,298 đồng Nếu có sự sai số lớn hơn số liệu trên thì kiểm toán viên cần phải xem xét lại Báo cáo tài chính của khách hàng và có đề nghị sủa đổi Dựa trên số PM, mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu được phân bổ theo công thức:
TE = 20% PM = 287,192,060đồng. Đây là giới hạn sai sót có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu, bên cạnh đó IFC-ACA Group xây dựng công thức tính giá trị mà nếu sai số phát sinh lớn hơn con số đó thì kiểm toán viên phải tiến hành điều chỉnh.
Threshold bằng 71,798,015 đồng nghĩa là kiểm toán viên phải điều chỉnh nếu sai số lớn hơn con số này còn nếu sai số nhỏ hơn con số này thì kiểm toán có thể đưa góp ý vào thư kiểm toán mà không cần điều chỉnh nhằm giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toán
Rủi ro kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty XYZ chủ yếu nằm ở việc tính doanh thu tại các công trình đang thi công dở dang Doanh nghiệp áp dụng việc ghi nhận doanh thu với khách hàng theo khối lượng công việc hoàn thành Vì vậy có thể nảy sinh việc có những công trình mà doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn và ghi nhận doanh thu trong khi đối tác chưa chấp thuận Việc Công ty XYZ đang có ý định thu hút các nhà đầu tư góp vốn để mở đầu từ sản xuất và mở rộng thị trường chắc chắn cũng có ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu do họ muốn có một báo cáo tài chính đẹp hơn nên có thể có những khoản mục doanh thu được phản ánh không chính xác Đây cũng chính là rủi ro mà kiểm toán viên cần tập trung đánh giá và kiểm tra
Thiết kế chương trình kiểm toán
Kiểm tra chi tiết doanh thu xuất khẩu máy lọc bụi tĩnh
Mục tiêu : Đảm bảo doanh thu trong thực tế đã phát sinh
Công việc thực hiện : Đối chiếu giữa hoá đơn bán hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, phiếu xuất kho.
Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số tiền
50124 15/04/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 2.546.214.45
50135 20/06/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 6.214.254.93
50138 3/8/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 3.231.002.40
50142 10/9/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 7.822.948.42
50148 15/10/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 9.254.289.07
50149 18/10/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 7.878.214.50
50161 24/11/2009 Doanh thu XK máy lọc bụi cho Alstom 13105 6.178.565.39
{a}: Có đủ hợp đồng chứng từ liên quan.
{b}: Số tiền là khớp, ngày tháng chính xác.
Biểu 06: kiểm tra chi tiết doanh thu các hoạt động xây lắp
Công việc thực hiện : Đối chiếu giữa hoá đơn bán hàng với hợp đồng xây dựng, biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành.
Chứng từ Nội dung TK ứng đối Số tiền
50114 14/01/2009 Doanh thu xi măng Hải Phòng 13112 2,504,145,500 V V }
50115 31/02/2009 Doanh thu xi măng Thăng Long 13114 1,478,252,110 V
50117 31/02/2009 Doanh thu xi măng Hải Phòng 13112 1,784,154,632 V V
50118 31/03/2009 Doanh thu nhà máy thép Việt-Ý 13108 4,452,636,100 V V
50119 31/03/2009 Doanh thu xi măng Thăng Long 13114 396,566,000 V V
50121 31/03/2009 Doanh thu nhiệt điện Uông Bí 13110 2,397,841,250 V
50122 31/03/2009 Doanh thu thuỷ điện Sơn La 13104 1,884,821,200 V V
50123 13/04/2009 Doanh thu nhiệt điện Vũng Áng 13109 856,989,120 V V
50127 20/04/2009 Doanh thu xi măng Hải Phòng 13112 1,489,002,630 V V
50128 31/04/2009 Doanh thu nhà máy khung nhôm 13126 1,126,969,350 V
50129 31/04/2009 Doanh thu nhiệt điện Uông Bí 13110 3,784,859,900 V
50130 31/04/2009 Doanh thu xi măng Thăng Long 13114 1,478,544,200 V
50132 31/05/2009 Doanh thu công ty Sữa ZiZi 13117 2,478,996,000 V
50133 31/05/2009 Doanh thu nhà máy thép Việt-Ý 13108 9,932,242,100 V V
50134 18/06/2009 Doanh thu nhà máy khung nhôm 13126 989,254,100 V V
50136 24/06/2009 Doanh thu xi măng Thăng Long 13114 2,664,859,633 V V
50139 4/8/2009 Doanh thu nhà máy Ngọc Tín 13118 4,454,569,932 V V
50140 31/08/2009 Doanh thu công ty Sữa ZiZi 13117 1,222,848,500 V V
50141 4/9/2009 Doanh thu thuỷ điện Cửa Đạt 13107 2,308,979,600 V V
50143 11/9/2009 Doanh thu xi măng Bút Sơn 13112 1,863,360,000 V
50144 31/09/2009 Doanh thu nhiệt điện Uông Bí 13110 840,620,500 V V
50146 31/09/2009 Doanh thu thuỷ điện Sơn La 13104 1,236,147,470 V V
50147 13/10/2009 Doanh thu nhiệt điện Vũng Áng 13109 2,233,142,780 V V
50150 19/10/2009 Doanh thu nhà máy Ngọc Tín 13118 985,240,600 V
50151 19/10/2009 Doanh thu nhà máy khung nhôm 13126 748,631,100 V V
50153 22/10/2009 Doanh thu thuỷ điện Cửa Đạt 13107 1,124,788,903 V V
50154 31/10/2009 Doanh thu nhà máy thép Việt-Ý 13108 3,776,250,000 V V
50155 31/10/2009 Doanh thu xi măng Bút Sơn 13112 1,363,692,678 V V
50156 31/10/2009 Doanh thu xi măng Sông Thao 13119 560,200,000 V
50157 31/10/2009 Doanh thu nhiệt điện Uông Bí 13110 145,693,302 V V
50158 4/11/2009 Doanh thu công ty Sữa ZiZi 13117 2,458,779,500 V V
50160 21/11/2009 Doanh thu nhà máy thép Việt-Ý 13108 4,658,212,957 V V
50162 31/12/2009 Doanh thu xi măng Sông Thao 13119 879,556,000 V
50163 31/12/2009 Doanh thu xi măng Bút Sơn 13112 2,471,112,552 V V
50164 31/12/2009 Doanh thu nhà máy Ngọc Tín 13118 469,882,045 V V
50166 31/12/2009 Doanh thu nhiệt điện Vũng Áng 13109 1,780,802,000 V
50167 31/12/2009 Doanh thu thuỷ điện Cửa Đạt 13107 2,565,969,000
50168 31/12/2009 Doanh thu thuỷ điện Sơn La 13104 3,139,636,585 V v
{a}: Có đủ hợp đồng chứng từ liên quan.
{b}: Số tiền là khớp, ngày tháng chính xác.
Thực hiện kiểm toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng
Vì đa số các công trình công ty thực hiện đều tiến hành thanh toán theo nhiều đợt, do vậy kiểm tra chi tiết doanh thu phải gắn liền với kiểm tra chi tiết các
Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
Lập danh sách các đối tượng cần gửi thư xác nhận dựa trên quy mô số dư cuối kỳ, tính chất khoản nợ.
Gửi thư xác nhận lần đầu.
Gửi thư xác nhận lần thứ hai.
Lập bảng theo dõi thư xác nhận.
Yêu cầu công ty XYZ giải trình nếu có chênh lệch, tiến hành điều chỉnh nếu XYZ đồng ý. khoản phải thu khách hàng Để đảm bảo tính khách quan cũng như hiệu quả thực tế của việc kiểm tra khoản phải thu sẽ được giao cho một kiểm toán viên khác và kiểm toán viên này sẽ trao đổi với trưởng nhóm kiểm toán khi có vấn đề phát sinh. Khi kiểm toán các khoản phải thu, đối với các khoản mà khách hàng đã thanh toán trong kỳ, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra các phiếu thu tiền mặt, hoặc giấy báo có của ngân hàng, còn đối với những khách hàng cuối năm vẫn còn số dư trên sổ chi tiết kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận Trên thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ ghi số tiền dư cuối kỳ trên sổ 131 mà khách hàng đang còn nợ, kèm theo yêu cầu gửi lại xác nhận theo địa chỉ của Công ty.
Sơ đồ 04: Quy trình cụ thể của việc gửi thư xác nhận
Danh sách các đối tượng mà Kiểm toán viên gửi thư xác nhận dựa trên số dư trên tài khoản 131- Phải thu khách hàng của công ty bao gồm: Công ty Alstom -Nhật Bản; Công ty xi măng Hải phòng; Công ty xi măng Thăng long; Công ty xi măng Sông Thao; Nhiệt điện Uông Bí; Nhiệt điện Vũng Áng; Công ty sữa ZiZi -Hải Dương; Thuỷ Điện Cửa Đạt;Thuỷ Điện Sơn La; Nhà máy công cụ Ngọc Tín;Nhà máy thép Việt – Ý
Từ khi gửi thư xác nhận đến khi phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên đã nhận được thư phúc đáp xác nhận của 8 trên 11 công ty ở trên Tất cả xác nhận đều là chính xác đúng theo con số mà Công ty BDA đã cung cấp Còn lại 3 công ty thì không có thư trả lời, do vậy kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến loại trừ các khoản này trong báo cáo kiểm toán vì con số là tương đối lớn.
1.5.3 Kết thúc kiểm toán doanh thu
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán là một thủ tục cũng rất quan trọng để hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục doanh thu và khoản mục phải thu khách hàng Đối với công ty XYZ thì các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán không có phát sinh nào bất thường và gây nghi ngờ cho kiểm toán viên. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên xác định được các khoản doanh thu đều phù hợp và không có sự sai phạm trọng yếu nào ở đây
Kiểm tra lại giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Phụ trách kiểm toán phần hành doanh thu ở nhóm này là trưởng đoàn kiểm toán, do vậy phần giấy tờ làm việc thì trưởng đoàn tự kiểm tra đối chiếu Để bảo đảm tính khách quan và nâng cáo hiệu quả thì theo phân công khoản mục phải thu khách hàng sẽ do kiểm toán viên khác đảm nhận Sau đó sẽ có sự đối chiếu giữa hai bên để tìm ra sự chênh lệch thiếu xót Trong trường hợp này, việc đối chiếu vấp phải khó khăn do số lượng khách hàng gửi thư trả lời không đủ do vậy kiểm toán viên không thể kiểm soát hết được khoản mục này Trong báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ
Kết luận, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi kiểm toán viên và khách hàng thống nhất được các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán, bộ phận kiểm soát của công ty IFC-ACA Group sẽ tiến hành kiểm tra soát xét các vấn đề trước khi phát hành báo cáo kiểm toán
Kết luận của kiểm toán viên về khoản mục doanh thu được trình bày dưới hình thức văn bản như sau:
Bảng 15: Kết luận của kiểm toán viên Sinh viên: Nguyễn Cáp Tiến Đạt Lớp: Kiểm toán 48C
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH IFC-ACA GROUP
THÀNH VIÊN HÃNG KRESTON INTERNATIONAL
Tên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán : 31/12/2009 Người thực hiện: Nguyễn Thành Nam
Mục tiêu : Kiểm toán khoản mục doanh thu.
Công việc đã thực hiện : Kiểm toán viên đã tiến hành đầy đủ các thủ tục theo đúng như chương trình kiểm toán đã quy định.
Các vấn đề phát sinh : Có một nghiệp vụ chưa đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu trong kỳ, tuy nhiên công ty XYZ đã chứng minh được việc ghi nhận là có cơ sở và hợp lý ( Xem thêm tham chiếu về xác nhận của khách hàng kèm trong file) Các vấn đề khác trong kỳ không có sai sót trọng yếu.
1 Kết luận : Qua các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện, theo ý kiến của kiểm toán viên, cơ sở dẫn liệu của khoản mục doanh thu trên các khía cạnh trọng yếu là phù hợp, việc ghi nhận doanh thu của công ty tuân theo đúng các nguyên tắc kế toán được quy định hiện hành theo QĐ Số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Chế độ Kế toán doanh nghiệp
Kiểm toán viên Nguyễn Thành Nam Trong thư quản lý, kiểm toán viên đề nghị công ty hoàn thiện hơn công tác ghi nhận doanh thu, không để xảy ra tình trạng ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không ghi nhận doanh thu sau khi tự xuất hoá đơn mà chưa có sự chấp thuận của khách hàng Đây cũng là một điểm yếu chung của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành xây lắp, cần phải được khắc phục vì đa số là thực hiện việc thanh toán các hợp đồng theo khối lượng công việc hoàn thành.
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRINH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH IFC-ACA GROUP THỰC HIỆN
2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính IFC-ACA Group thực hiện
2.1.1 Những ưu điểm trong thực tế quy trình kiểm toán doanh thu tại Công ty
Nhìn chung quá trình kiểm toán BCTC do Công ty thực hiện là phù hợp với quy trình chung của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy trình kiểm toán của Công ty quy định Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty thực hiện đã cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đưa ra các kết luận kiểm toán Qua quá trình kiểm toán doanh thu tại 2 đơn vị khách hàng có thể thấy quy trình kiểm toán doanh thu tại đơn vị có những ưu điểm sau:
Một là: Về thủ tục khảo sát và tìm hiểu chính sách hạch toán doanh thu và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu là những người có hiểu biết rộng về kế toán tài chính và đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, đặc biệt là kế toán đối với các hoạt động nghề nghiệp mang tính đặc thù nhằm đảm bảo khi thực hiện kiểm toán, thu thập các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, chế độ kế toán của khách hàng không bị động đồng thời có kinh nghiệm để phát hiện ra các rủi ro kiểm soát có khả năng ảnh hưởng đến kết luận kiểm toán của công ty Công ty cũng áp dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn Kế toán trưởng, Ban Giám đốc kết hợp với khả năng quan sát và sự nhạy cảm trong nghề nghiệp của các kiểm toán viên để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng từ đó đánh giá các rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán doanh thu
Ngoài ra với mỗi khách hàng được kiểm toán có những đặc thù hoạt động nghề nghiệp riêng do đó có những rủi ro kiểm toán mang tính đặc thù luôn được các Kiểm toán viên chú trọng vào thu thập các thông tin và tìm hiểu các rủi ro kiểm toán đặc thù, đánh giá khả năng kiểm soát của khách hàng đối với rủi ro kiểm soát đó Như đối với Công ty xây lắp XYZ rủi ro đối với khoản mục doanh thu đó là việc ghi nhận doanh thu theo khối lượng công việc hoàn thành khi được sự chấp nhận của đơn vị khách hàng Điều này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp sẽ vô ý hoặc cố tình ghi tăng hoặc giảm doanh thu trong kỳ