1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cạnh tranh đối với khu vực công kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của việt nam

22 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 496,93 KB

Nội dung

Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế những vấn đề của Việt Nam Vũ Thanh Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận án TS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62 31 01 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Luận giải cơ sở lý luận cạnh tranh đối với khu vực công, làm rõ những đặc trưng, hình thức kỹ thuật thúc đẩy cạnh tranh đối với khu vực công, kinh nghiệm vận dụng cạnh tranh đối với khu vực công ở một số nước. Đánh giá thực trạng cạnh tranh đối với khu vực côngViệt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ rõ các vấn đề cần giải quyết. Đồng thời xây dựng các nguyên tắc vận dụng cạnh tranh đối với khu vực công đề xuất hệ thống giải pháp thiết thực thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực này ở Việt Nam Keywords: Cạnh tranh; Khu vực công; Kinh tế chính trị Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực công (KVC) là tập hợp những cơ cấu tổ chức nhà nước hoạt động nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể cộng đồng toàn xã hội. Hoạt động của khu vực công (KVC) có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ việc xác nhận sinh, tử cho tới việc cung ứng hàng hóa dịch vụ bảo đảm sự tồn tại phát triển của cuộc sống con người. Song, hoạt động của KVC thường bị coi là kém hiệu quả vì thiếu môi trường cạnh tranh vấp phải những thất bại nhà nước. Từ đó, nguồn lực công không được sử dụng một cách hiệu quả. Nhiều công trình nghiên cứu đã kiến nghị các chính phủ nên vận dụng cơ chế cạnh tranh như là một trong các phương cách khắc phục những hạn chế trên. Ở Việt Nam, hoạt động của KVC còn nhiều bất cập, nguồn lực quốc gia bị chi tiêu lãng phí, hiệu quả cung cấp hàng hoá dịch vụ công thấp, đa số các hoạt động này mang nặng tính độc quyền nhà nước. Nhưng cho tới nay, chưa nhiều công trình nghiên cứu công phu nào bàn về chủ đề này ở Việt Nam. Trong khi đó, các công trình khoa học ở nước ngoài chứng minh rằng việc vận dụng cạnh tranh đối với KVC đã đem lại những lợi ích trong việc cải thiện hiệu quả KVC ở nhiều nước. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước để rút ra bài học hữu ích là cần thiết cho Việt Nam trong công cuộc cải cách KVC hiện nay. Trên cơ sở những lý do thiết thực như trên, Tác giả luận án quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế những vấn đề của Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài Tình hình triển khai nghiên cứu ở nước ngoài Luận án đã khảo sát một số lượng lớn các công trình khoa học nước ngoài liên quan tới nội dung cạnh tranh đối với KVC. Từng công trình này chỉ bàn tới một vài khía cạnh riêng của từng quốc gia. Trong tác phẩm “Market failure, government failure, leadership and public policy”, Wallis Dollery chỉ rõ rằng sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế gây ra một số thất bại nhà nước như “thất bại lập pháp”, “thất bại hành chính”, “thất bại tư pháp”, “thất bại hành pháp”, “thất bại chính trị”. Mặt khác, KVC thường thiếu vắng áp lực cạnh tranh. Chính những thất bại đó làm cho KVC vận hành không hiệu quả. Trong tác phẩm “Market or Government: choosing between imperfect alternatives”, Wolf đã lập luận rằng việc vận dụng cơ chế thị trường vào KVC làm cho hoạt động của khu vực này trở nên linh hoạt, hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng hơn. Osborne Gaebler, trong tác phẩm “Sáng tạo lại chính phủ: tinh thần kinh doanh sẽ làm biến đổi khu vực công ra sao?”, đã kiến nghị thị trường hoá hoạt động công cộng để nâng cao hiệu qủa của chúng. Hai tác giả đã đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm đưa tinh thần kinh doanh theo phong cách tư nhân vào khu vực công. “Báo cáo phát triển thế giới 1997” của Ngân hàng thế giới đề xuất việc hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hoá dịch vụ công thông qua cơ chế thị trường sự tham gia của tư nhân. Tác phẩm “Phục vụ duy trì: giới thiệu hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, đã giới thiệu cơ chế cạnh tranh trong mua sắm công những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cung ứng hàng hóa dịch vụ công. Jan-Erik Lane đã đánh giá những kinh nghiệm cải cách khu vực công ở nhiều quốc gia trong tác phẩm của mình “Public Sector Reform: rationale, trends and problems”. Một ý tưởng quan trọng được phát hiện trong tác phẩm này là các cuộc cải cách KVC đều theo hướng mở rộng môi trường cạnh tranh trong khu vực này ở các nước như Australia, New Zealand, Germany, Canada, Anh nhiều nước phát triển khác. Nhiều công trình khác cũng đã tổng kết kinh nghiệm vận dụng cạnh tranh vào KVC ở các nước như Trung Quốc, Singapore. Chẳng hạn, Janet Tay đã khảo cứu tiến trình kết quả thực hiện cải cách khu vực công ở Singapore trong thập kỷ vừa qua một số tác phẩm như “Public service reforms in Singaporre”. Kai Hong Phua tập trung vào đánh giá những kinh nghiệm của Singapore trong lĩnh vực y tế trong công trình khoa học “Health care financing options: lessons and innovations from the Singapore system”, v.v. Xu Songtao đã giới thiệu những tiếp cận mới mà Chính phủ Trung Hoa vận dụng vào cải cách KVC trong môi trường cạnh tranh của thế giới trong tác phẩm “China's Public Administration Reform: New Approaches”. Mok, K.H công bố công trình “Merging of the Public and Private Boundary: Education and the Market place in China” để phân tích cạnh tranh công- tư trong lĩnh vực giáo dục. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu nước ngoài này, điều dễ nhận thấy rằng cho tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài bàn về cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam. Như vậy, chủ đề nghiên cứu này vẫn còn rất mới lạ, cần phải đầu tư nghiên cứu nhiều. Tình hình triển khai nghiên cứu trong Việt NamViệt Nam, gần như chưa có công trình nghiên cứu công phu toàn diện về cạnh tranh đối với KVC. Điều này được kiểm chứng cứ thông qua quá trình sưu tầm tư liệu cho Luận án. Cho tới nay, chưa có một công trình nào trực tiếp bàn về cạnh tranh đối với KVC hay liên quan tới đề tài này được lưu trữ trong các trung tâm đào tạo viện nghiên cứu lớn trong cả nước như Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Tp Hồ Chí Minh, Viện quản lý kinh tế Trung ương, Trường đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện kinh tế Việt Nam, v.v. Tuy nhiên, Viện quản lý kinh tế Trung ương đã công bố kết quả dự án VIE 01/025: “Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia” (2003). Trọng tâm của công trình này là năng lực cạnh tranh Quốc gia. Song, một số thông tin trong công trình này có ích cho luận giải một số khía cạnh về cạnh tranh đối với KVC. Chẳng hạn, việc đánh giá tình trạng độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng là những thông tin cần thiết cho luận án này. Trong một số năm gần đây, trên diễn đàn khoa học đã xuất hiện một số công trình đề cấp tới một số khía cạnh liên quan tới cạnh tranh trong các lĩnh vực công. Trong “Báo cáo phát triển Việt Nam 2005” của Ngân hàng thế giới UNDP, khi bàn về giải pháp nâng cao việc sử dụng hiệu quả các nguồn chi tiêu công cộng, các tác giả có kiến nghị mở rộng việc cạnh tranh đối với khu vực này để các chủ thể công tư nhân có thể cạnh tranh vì hiệu quả cao, chất lượng hàng hóa công phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đó cũng là gợi ý phù hợp với ý tưởng mà Luận án đang theo đuổi giải quyết. Riêng Tác giả luận án đã công bố vài công trình trên các tạp chí liên quan tới nội dung cạnh tranh đối với KVC Tóm lại, còn quá ít công trình nghiên cứu sâu rộng về cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam thời gian qua. Ở nước ngoài, nhiều công trình bàn tới khả năng vận dụng cạnh tranh vào KVC, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam. Trong phạm vi quốc gia, các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm chưa thỏa đáng tới những ý tưởng vận dụng cạnh tranh vào khu vực công nên còn rất hiếm các công trình khoa học hay đề tài nghiên cứu về nội dung này. Vì thế, có thể khẳng định rằng vấn đề cạnh tranh đối với khu vực côngViệt Nam còn nhiều cơ hội bỏ ngỏ cho nghiên cứu chuyên sâu. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của Luận án là phác họa bức tranh cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam luận giải hệ thống giải pháp thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực này. Để đạt được mục tiêu cơ bản này, Luận án đặt ra 4 nhiệm vụ quan trọng sau đây: (i) luận giải cơ sở lý luận cạnh tranh đối với khu vực công; (ii) giới thiệu những kinh nghiệm cần thiết về cạnh tranh đối với KVC ở một số nước trên thế giới như cơ sở tham khảo cho Việt Nam; (iii) phân tích thực trạng cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam; (iv) đề xuất hệ thống giải pháp thúc đẩy cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam trong thời gian tới 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trọng tâm nghiên cứu của Luận án là “cạnh tranh đối với KVC” trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công (gọi tắt là HHC) một số loại hàng hóa dịch vụ tư (gọi tắt là HHT). Nội hàm “cạnh tranh đối với KVC” thể hiện ý tưởng chủ đạo rằng sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các chủ thể thuộc KVC với nhau mà còn diễn ra giữa các chủ thể công với chủ thể tư, chủ thể liên doanh công các chủ thể kinh tế khác. Bằng phương pháp định tính là chủ yếu, Luận án chỉ tập trung xem xét sự cạnh tranh của các chủ thể công với nhau, giữa chủ thể công với chủ thể tư chủ thể hỗn hợp công tư trong việc cung ứng HHC một số HHT. Những số liệu hay trường hợp minh họa cho nghiên cứu trong Luận án được giới hạn trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng công ích (điện lực, bưu chính viễn thông, giao thông) hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục). Đây là những lĩnh vực cơ bản có tác động rộng lớn tới đời sống tất cả thành viên xã hội hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Giới hạn không gian: Luận án tập trung chính vào giải quyết những vấn đề đã lựa chọn diễn ra ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án lựa chọn giới thiệu những kinh nghiệm quan trọng của một số quốc gia tiêu biểu về cạnh tranh đối với KVC như Anh, Australia, New Zealand, Trung Quốc Singapore. Giới hạn thời gian: Giai đoạn mà Luận án tập trung nghiên cứu là giai đoạn sau khi có chính sách đổi mới ở Việt Nam. Tất nhiên, để nghiên cứu có hệ thống, một số khía cạnh liên quan trong quá trình luận giải vấn đề chính có thể thuộc về giai đoạn trước 1986. Đối với phân tích kinh nghiệm quốc tế, phạm vi thời gian nghiên cứu bao hàm giai đoạn thời gian rộng hơn, từ những năm đầu của thập kỷ 1980s trở lại đây. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nhiệm vụ đề ra, Luận án kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Duy vật biện chứng duy vật lịch sử là phương pháp luận cần thiết cho phân tích luận giải bản chất quá trình vận động phát triển của các hiện tượng, sự vật. Nghiên cứu KVC cùng không thể không vận dụng phương pháp luận này. Hơn nữa, Luận án còn sử dụng nhiều phương pháp khoa học cụ thể như Phân tích, Tổng hợp, So sánh,Thống kê, v.v. 6. Đóng góp khoa học của Luận án Với những kết quả nghiên cứu, Luận án hy vọng sẽ đóng góp những ý tưởng mới thúc đẩy công tác nghiên cứu KVC ở Việt Nam theo chiều rộng chiều sâu của vấn đề: i. Hệ thống hóa lý luận cạnh tranh đối với KVC, làm rõ những đặc trưng, hình thức kỹ thuật thúc đẩy cạnh tranh đối với KVC; ii. Làm rõ thực trạng cạnh tranh đối với KVC ở Việt Nam thời gian qua trên cơ sở đó chỉ rõ các vấn đề cần giải quyết. iii. Xây dựng các nguyên tắc vận dụng cạnh tranh đối với KVC thiết kế hệ thống giải pháp thiết thực thúc đẩy cạnh tranhViệt Nam. Những đóng góp khoa học này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KVC, đặc biệt trong quan chức những người hoạch định chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. 7. Kết cấu Luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận Tài liệu tham khảo, Luận án được bố cục thành 4 chương gồm 16 mục 45 tiết. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG 1.1. KHU VỰC CÔNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC 1.1.1. Khu vực công trong nền kinh tế Việc phân tích dẫn tới sự khái quát về KVC như sau: KVC là tập hợp nhiều cơ quan tổ chức tập thể nhằm phục vụ lợi ích chung của mọi thành viên xã hội, gồm các đặc trưng: (i) những cơ quan tổ chức này do nhà nước thành lập nhằm phục vụ lợi ích nhà nước thông qua đó phục vụ công dân; (ii) mục tiêu quy chế hoạt động của chúng là do nhà nước quyết định thông qua quy trình chính trị hành chính; (iii) nguồn ngân sách đảm bảo hoạt động của các tổ chức này được phân bổ từ nguồn thu nhập thuế quốc gia địa phương chịu sự giám sát của nhà nước; (iv) nhà nước chịu trách nhiệm về những giao ước pháp lý cho các thực thể hợp phần của mình nắm quyền kiểm soát pháp lý về những hoạt động của chúng. 1.1.2. Quan niệm về hàng hoá công Việc phân định hàng hóa dịch vụ công (HHC) hàng hóa dịch vụ tư (HHT) dựa vào hai tiêu chí: (i) tính loại trừ; (ii) tính tranh giành. Tính loại trừ hàm ý trả lời câu hỏi: „có thể ngăn cản mọi người sử dụng hàng hoá không?‟. Những hàng hoá không có tính loại trừ là những hàng hoá mà mọi người đều có thể tiếp cận sử dụng nó mà không thể ngăn cản, ngược lại. Tính tranh giành hàm nghĩa trả lời câu hỏi: „việc sử dụng hàng hoá của người này có làm giảm khả năng tiêu dùng hàng hoá đó của người khác không?‟. Hàng hoá không tranh giành là những hàng hoá mà việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đồng thời của người khác đối với hàng hóa đó, ngược lại. Những hàng hoá mang tính loại trừ tính tranh giành gọi là HHT thuần tuý. Ngược lại, những hàng hoá có hội tụ đầy đủ cả hai thuộc tính không loại trừ không tranh giành gọi là HHC thuần tuý. Trong thực tế, ranh giới giữa HHT với HHC chỉ là tương đối. Trong khoảng giữa hai cực HHT thuần tuý HHC thuần tuý, tồn tại một số loại hàng hóa được gọi là HHC không thuần tuý và/hay HHT không thuần tuý, tức là có thể hội tụ không đủ hai tiêu chí nói trên hoặc sự kết hợp hai tiêu chí ở giới hạn nhất định. Việc phân loại HHC mang ý nghĩa tương đối phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức về mức độ “công”, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện thị trường, quy định pháp lý tình trạng công nghệ. Tuy nhiên, việc phân định HHC rất cần thiết để hiểu rõ những vấn đề cần giải quyết khi đưa ra quyết định liên quan tới KVC. Xuất phát từ đặc điểm của HHC như vậy, có thể rút ra kết luận rằng về cơ bản nhà nước thực hiện cung ứng HHC hiệu quả hơn thị trường tư nhân. Do HHC không có tính loại trừ, nên người hưởng lợi không phải trả tiền khi sử dụng. Thị trường không thể cung cấp miễn phí như vậy. Hơn nữa, vấn đề „kẻ ăn không‟ không thể giải quyết trên thị trường tư nhân. Do đó, nhà nước cần phải giải quyết vấn đề này bằng cách thực hiện cung ứng HHC thông qua tài trợ bằng thuế vì lợi ích hưởng lợi đồng đều cho mọi người. Bảng 1.2: Chức năng của nhà nƣớc hiện nay Chức năng Khắc phục khuyết tật thị trƣờng Cải thiện công bằng xã hội Các chức năng tối thiểu Cung cấp hàng hoá công thuần tuý: Quốc phòng Luật pháp trật tự Quyền sở hữu tài sản Quản lý kinh tế vĩ mô Y tế cộng đồng Bảo vệ ngƣời nghèo: Chương trình chống đói nghèo Trợ cấp thiên tai Các chức năng trung gian Khắc phục ngoại ứng: Giáo dục phổ thông Bảo vệ môi trường Điều tiết độc quyền: Điều tiết sử dụng hạ tầng, Chính sách chống độc quyền Khắc phục rủi ro: Bảo hiểm (nhân thọ, hưu trí) Điều tiết tài chính Bảo vệ người tiêu dùng Cung cấp bảo hiểm xã hội: Phân bổ lại lương hưu Trợ cấp gia đình Bảo hiểm thất nghiệp Các chức năng tích cực Điều phối hoạt động tƣ nhân: Phát triển thị trường Tập hợp sáng kiến Phân phối lại: Phân phối lại tài sản 1.1.3. Vai trò của nhà nƣớc trong điều tiết kinh tế Sau khi phân tích chi tiết về hoạt động điều tiết kinh tế của nhà nước, Luận án rút ra kết luận rằng sứ mệnh của sự can thiệp nhà nước vào kinh tế nhằm khắc phục khuyết tật thị trường cải thiện công bằng xã hội. Các chức năng căn bản của chính phủ được tập hợp trong Bảng 1.2. 1.2. SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Cạnh tranh được coi là một trong những phương cách khắc phục những thất bại nhà nước tạo môi trường ganh đua trong KVC, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của khu vực này. 1.2.1. Các thất bại nhà nƣớc Nhiều công trình nghiên cứu đã phân chia những thất bại nhà nước thành 3 nhóm phổ biến sau: Thứ nhất, thất bại lập pháp thể hiện trong sự mất hiệu quả phân bổ. Thứ hai, thất bại hành chính quan liêu làm cho việc thực hiện các chính sách không hiệu quả cho dù những chính sách đó có lợi cho xã hội. Thứ ba, tệ nạn trục lợi phát sinh khi nhà nước thực hiện can thiệp vào nền kinh tế. Nhiều người cũng có thể lợi dụng quyền lực công/chính sách công để phân phối lại nguồn lực có lợi cho cá nhân. Với những lập luận như vậy, nhà nước cũng có những thất bại trong việc bảo đảm tính hiệu quả trong cung ứng hàng hoá. Nếu chỉ duy nhất chủ thể nhà nước thực hiện việc cung cấp hàng hoá sẽ không tối ưu, nhiều nguồn ngân sách sẽ bị chi tiêu lãng phí. 1.2.2. Sự hạn chế về môi trƣờng cạnh tranh Một trong các lý do dẫn tới tình trạng kém hiệu quả kinh tế của KVC là các chủ thể thuộc KVC gần như ít bị áp lực cạnh tranh gay gắt. Các chủ thể KVC ít phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì được sự bảo trợ của nhà nước. 10 Tình trạng này dẫn tới hiện tượng độc quyền nhà nước. Sự độc quyền nhà nước gây ra ba tác động tiêu cực như sau: Thứ nhất, độc quyền nhà nước làm mất cân đối trong tương quan lợi ích giữa các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế. Thứ hai, độc quyền nhà nước ngăn cản hay hạn chế sự cạnh tranh gia nhập thị trường của các chủ thể kinh tế khác. Thứ ba, độc quyền nhà nước đã gây ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng các cộng đồng xã hội. 1.2.3. Vai trò của cạnh tranh đối với khu vực công Cạnh tranh được coi như một trong các phương cách nâng cao hiệu quả KVC, điều này thể hiện trong 3 tác động cơ bản: (i) cạnh tranh góp phần sử dụng tối ưu các nguồn lực công; (ii) cạnh tranh góp phần đa dạng hóa quyền lựa chọn cho người sản xuất tiêu dùng; (iii) cạnh tranh góp phần thay đổi hành vi ứng xử của bộ máy công quyền. 1.3. CÁC Ý TƢỞNG VẬN DỤNG CẠNH TRANH VÀO THỰC TIỄN Xuất phát từ sự cấp thiết ở trên, ý tưởng vận cạnh tranh đối với KVC được luận giải trong nhiều lý thuyết. Đó là những gợi ý khoa học cần phải tìm hiểu để nắm bắt phương pháp luận. 1.3.1. Ý tƣởng về tái cấu trúc nhà nƣớc Chính phủ tạo môi trường cạnh tranh tích cực cho khu vực công để nâng cao hiệu quả chất lượng hàng hóa cho công dân. Thực tế cho thấy ở đâu có cạnh tranh ở đó có hiệu quả hơn, chi tiêu hợp lý hơn cung ứng hàng hóa chu đáo hơn. Hoạt động cung cấp không chỉ do các đơn vị nhà nước mà còn do nhiều cơ sở tư nhân đảm nhận. Tuỳ thuộc vào loại hình hàng hoá công thuần tuý hay không thuần tuý mà các loại hình cạnh tranh được vận dụng cho phù hợp. 1.3.2. Chủ nghĩa công quản mới Ý tưởng chính của chủ nghĩa công quản mới là đề cao vị trí của khu vực tư (KVT) trong việc cải thiện hiệu quả KVC thông qua cơ chế cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh được khuyến khích mở rộng theo cả trong ngoài phạm vi của khu vực công. Bằng nhiều hình thức, như chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp đồng, cho thuê đấu thầu, phong cách hoạt động của khu vực công tiến gần lại phong cách của khu vực tư nhân về phương diện hạch toán kinh tế, cách thức phục vụ khách hàng. 1.3.3. Lý thuyết lựa chọn công Lý thuyết lựa chọn công cho rằng lực lượng thị trường hơn là nhà nước tạo ra sự lựa chọn tốt hơn cho xã hội. Sự đa dạng hóa quyền lựa chọn cho công dân là thiết thực trên cơ sở chuyển nhiều hoạt động của KVC cho KVT đảm nhận trong chừng mực có thể. Cơ chế thị trường sẽ làm cho KVC linh hoạt hơn, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. 1.3.4. Lý thuyết chính yếu/đại diện Trong KVC, thiếu động lực lợi nhuận áp lực giải thể/cạnh tranh, nên các nhà quản lý không tích cực hay thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực công vì lợi ích chung xã hội. Lý thuyết này đề xuất lối thoát cho vấn đề trách nhiệm trong KVC là thiết lập cơ sở hợp đồng với bên ngoài trong những hoạt động công có thể. Các chủ thể công buộc đẩy vào môi trường cạnh tranh nội bộ với nhau cạnh tranh với những chủ thể bên ngoài KVC. 1.4. THỰC CHẤT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG 1.4.1. Đặc điểm cạnh tranh đối với khu vực công Sau khi phân tích nội hàm của nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh trong nền kinh tế, Tác giả luận án rút ra một định nghĩa riêng về cạnh tranh đối với KVC trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa: Cạnh tranh phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong việc tranh giành những lợi thế cho bản thân bằng nhiều phương pháp thích hợp để cung ứng hàng hóa KVC phục vụ mọi tầng lớp xã hội một cách hiệu quả công bằng theo đúng mục tiêu cam kết. Quan trọng hơn, Luận án còn làm rõ những đặc điểm cạnh tranh đối với KVC: (i) Các chủ thể cạnh tranh: Các chủ thể kinh tế cạnh tranh trong cung ứng hàng hoá KVC bao gồm cơ quan nhà nước cơ quan do nhà nước uỷ quyền. Các chủ thể do nhà nước ủy quyền có thể là cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, các chủ thể tư nhân các chủ thể liên doanh. Điều đặc biệt là dù rằng những chủ thể do nhà nước ủy quyền nhưng họ vẫn phải tuân thủ những quy trình hành chính nhất định trong những hợp đồng cung ứng HHC cụ thể. Họ vẫn phải hành động thay mặt nhà nước để phục vụ xã hội chứ không thể từ bỏ những cam kết với nhà nước để chạy theo lợi ích cá nhân. (ii) Đối tượng cạnh tranh: Đối tượng mà các chủ thể cạnh tranh tranh giành trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa KVC chủ yếu là: (i) nguồn lực công để tổ chức sản xuất hàng hoá cho công dân; (ii) chủng loại hàng hóa cần thiết quy trình thực hiện; (iii) số lượng người hưởng lợi các chương trình công. Đối với các đối thủ cạnh tranh, nguồn lực cộng đồng ngân sách nhà nước trở thành tiền đề quan trọng bảo đảm cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ lợi ích chung các nhóm cộng đồng hay toàn xã hội. Trong môi trường cạnh tranh, các chủ thể phải khẳng định mình bằng những ưu thế riêng có, chẳng hạn như chi phí hợp lý, giá cả cạnh tranh, chất lượng như cam kết. (iii) Phạm vi cạnh tranh: phân định bộ phận KVC có thể cạnh tranh bộ phận không thể (hạn chế) cạnh tranh. Những bộ phận cốt lõi thường không được phép cạnh tranh vì nó liên quan tới quyền lực quản lý nhà nước. Những bộ phận công mở rộng được phép mở cửa cho cạnh tranh nội bộ KVC hay cạnh tranh với KVT; (iv) Tính chất cạnh tranh: cạnh tranh có kiểm soát vì nâng cao phúc lợi công, các mục tiêu kinh tế-xã hội đã cam kết. Bất luận chủ thể nào được quyền cung ứng loại hàng hóa này, mục tiêu đã cam kết buộc phải tuân thủ quá trình thực hiện mục tiêu nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Sự kiểm soát này còn ngăn chặn những động cơ sai lệch gây thiệt hại cho đối tượng hưởng lợi chương trình công như cắt giảm tiêu chuẩn, gian lận chất lượng hàng hóa dịch vụ công, trục lợi cá nhân từ nguồn lực công. 1.4.2. Các hình thức kỹ thuật xúc tiến cạnh tranh đối với khu vực công Luận án tổng hợp khái quát 9 hình thức kỹ thuật cơ bản xúc tiến cạnh tranh nội bộ trong các lĩnh vực KVC giữa KVC với KVT, ví như Đấu thầu cạnh tranh, Hợp đồng dịch vụ, Hợp đồng quản lý, Nhượng quyền, Công ty hoá, So chuẩn, v.v. Đó là những thủ pháp có thể tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp có thể tạo ra áp lực cạnh tranh gián tiếp giữa các chủ thể. Luận án giải thích rõ khả năng vận dụng từng hình thức kỹ thuật vào các lĩnh vực công cụ thể. 1.4.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động cung ứng hàng hoá trong khu vực công Luận án làm rõ nội dung yêu cầu của 5 tiêu chí để đánh giá hoạt động cung ứng hàng hóa trong KVC. Cụ thể, các tiêu chí đó là: (i) tính kinh tế; (ii) tính hiệu quả; (iii) tính hiệu lực; (iv) công bằng; (v) chất lượng. Chƣơng 2 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở MỘT SỐ NƢỚC 2.1. VẬN DỤNG LÝ LUẬN CÔNG QUẢN MỚI Ở ANH 2.1.1. Sự thể nghiệm lý luận công quản mới ở Anh Chính phủ Anh đã tiến hành nhiều chương trình cải cách trong bộ máy công quyền hệ thống cung ứng HHC. Đối với bộ máy công quyền, việc tách bạch chức năng hoạch định chính sách chức năng thực thi được xác định rõ ràng. Đối với hệ thống cung ứng HHC, quá trình phi tập trung hóa việc cung ứng hàng hóa cho công dân được triển khai mạnh mẽ theo một số hướng; (i) chuyển cho tư nhân cung ứng; (ii) sử dụng khu vực tự nguyện; (iii) phân cấp ủy quyền cho chính phủ địa phương thực hiện. Chính phủ Anh cam kết với công dân về chất lượng HHC mà do các tổ chức ngoài nhà nước cung cấp thông qua sự kiểm soát chặt chẽ. 2.1.2. Nhận xét về tƣ nhân hoá ở Anh Sau đánh giá những thành công thất bại trong quá trình tư nhân hóa bằng nhiều số liệu cụ thể, có thể rút ra một số nhận xét quan trọng như sau: Thứ nhất, phạm vi quy mô tư nhân hoá ở Anh bao gồm nhiều lĩnh vực cốt yếu của nền kinh tế quốc dân: kết cấu hạ tầng công ích; dịch vụ xã hội; các ngành sản xuất-kinh doanh khác. Thứ hai, việc tư nhân hoá tài sản công tạo ra một số lợi ích: (i) cắt giảm mạnh KVC, từ đó có thể tiết kiệm chi tiêu ngân sách; (ii) tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công còn lại với doanh nghiệp tư nhân trong cùng lĩnh vực hoạt động. Thứ ba, tư nhân hóa gây ra một số tác động tiêu cực như việc làm, gây xung đột lợi ích. 2.2. MỞ RỘNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở AUSTRALIA 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho cạnh tranh đối với khu vực công Cơ sở để thúc đẩy cạnh tranh KVC là sự điều chỉnh pháp luật quy định hiện hành; xây dựng khuôn khổ cạnh tranh. Trên cơ sở này, cơ chế cạnh tranh được xác lập trong đó các chủ thể được phép cạnh tranh bình đẳng, các doanh nghiệp độc quyền phải cơ cấu lại, công tác giám sát cạnh tranh được triển khai chặt chẽ. 2.2.2. Áp dụng rộng rãi đấu thầu cạnh tranh Bằng nhiều số liệu thống kê trong nhiều lĩnh vực công, Luận án đã ghi nhận rằng hình thức đấu thầu cạnh tranh ở Australia được vận dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực chi tiêu ngân sách nhà nước, được thực thi trong tất cả các cấp chính phủ từ liên bang tới tiểu bang lãnh thổ. Luận án cũng đã dẫn chứng nhiều công trình đánh giá cho rằng hình thức đấu thầu cạnh tranh góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc đầu tư, triển khai các chương trình công một cách hiệu quả. 2.2.3. Hạn chế về áp dụng cạnh tranh đối với khu vực công Luận án cũng phân tích một số hạn chế do việc vận dụng cạnh tranh đối với KVC. Từ đó, cần phải điều chỉnh hợp lý để tránh những hậu quả không mong muốn. 2.3. MÔ HÌNH KHU VỰC CÔNG MỚI Ở NEW ZEALAND 2.3.1. Những nguyên tắc đổi mới khu vực công Quá trình cải cách hệ thống KVC từ thập kỷ 1980s ở New Zealand được thực hiện dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản: (i) chuyển giao; (ii) công ty hóa; (iii) công khai hóa; (iv) phân định trách nhiệm rõ ràng; (v) hiệu quả thị trường; (vi) tối ưu chi phí. 2.3.2. Công ty hoá các bộ phận sở hữu nhà nƣớc. Công ty hóa đặt các doanh nghiệp sở hữu nhà nước vào môi trường tương tác các nhân tố: (i) môi trường cạnh tranh, (ii) môi trường pháp lý chính trị, (iii) các cơ chế quản lý nhà nước khác. Luận án làm rõ những điều kiện cần thiết cho quá trình công ty hóa các cơ quan sở hữu nhà nước ở New Zealand. 2.3.3. Một số điểm đáng lƣu ý Điểm nổi bật trong quá trình thiết lập mô hình KVC mới ở New Zealand là duy trì sự hài hòa các bộ phận mở rộng cạnh tranh bộ phận nhà nước độc quyền. Chính phủ trung ương vẫn duy trì sở hữu những bộ phận kết cấu hạ tầng quan trọng như hệ thống nhà máy điện chính truyền tải cao áp, cảng biển lớn, viễn thông ; những bộ phận dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc y tế cơ sở. 2.4. CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở TRUNG QUỐC 2.4.1. Tái cơ cấu nhà nƣớc trong môi trƣờng cạnh tranh Dựa trên nhiều công trình nghiên cứu thông tin khoa học, Luận án chỉ rõ rằng Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu bộ máy của mình qua 4 lần theo hướng làm rõ chức năng ra chính sách chức năng kinh doanh, sắp xếp tinh giảm bộ máy quan liêu, hoàn thiện công tác cung ứng phù hợp với cơ chế thị trường XHCN. Các nhà quản trị công Trung Quốc đề xuất nhiều cách thức khuyến khích KVT tham gia vào KVC, đề cao trách nhiệm công-tư trong các hình thức kết hợp công tư. 2.4.2. Cạnh tranh trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội Thông qua nhiều số liệu thống kê nghiên cứu, Luận án đã chứng minh rằng lĩnh vực dịch vụ xã hội như y tế giáo dục đang đối mặt với cạnh tranh giữa nhiều chủ thể nhà nước với tư nhân trong nước nước ngoài. Nhiều cơ sở tư nhân, liên doanh được phép cạnh tranh với những cơ sở nhà nước về chất lượng, giá cả, đầu tư, v.v. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn thực hiện kiểm soát rất chặt đối với nhiều lĩnh vực công mà có thể gây tác động bất lợi tới đa số nhân dân. 2.4.3. Cạnh tranh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng công ích Tình hình cạnh tranh đối với các lĩnh vực hạ tầng công ích ở Trung quốc có nhiều biến đổi tích cực so với thời kỳ trước 1979, đặc biệt trong một số ngành như cung cấp nước sạch xử lý nước thải, viễn thông. Chủ thể tham gia cung ứng ngày càng trở nên đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc các công ty nước ngoài. Tình trạng độc quyền nhà nước đang được nới lỏng dần bằng cách cơ cấu lại doanh nghiệp lớn khuyến khích gia nhập ngành tự do hơn. 2.4.4. Một số nhận xét đáng lƣu ý Luận án rút ra 3 nhận xét quan trọng: (i) Trung Quốc chấp nhận sự cạnh tranh đối với KVC; (ii) nhiều khuôn khổ pháp lý chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh đã được thông qua; (iii) Trung Quốc cẩn trọng trong việc chuyển đổi sở hữu nhằm tạo áp lực cạnh tranh đối với KVC trong nền kinh tế thị trường XHCN mầu sắc Trung Quốc. 2.5. CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG THEO HƢỚNG CẠNH TRANH Ở SINGAPORE 2.5.1. Cải cách khu vực công [...]... tiêu cực trong cạnh tranh, chẳng hạn tiêu cực trong đấu thấu mua sắm công Chƣơng 4 NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNGVIỆT NAM 4.1 NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Đối chiếu với những điều kiện kinh tế chính trị của Việt Nam hiện tại, Luận án đã xây dựng bốn nguyên tắc cơ bản trên cơ sở đó để tiến hành đẩy mạnh cạnh tranh đối với KVC: (i) Cạnh tranh nhằm nâng... này 4.2.8.Tuyên truyền thuyết phục Nội dung cần tuyên truyền thuyết phục bao gồm: (i) luật pháp chính sách về cạnh tranh; (ii) hành động của Chính phủ để xúc tiến cạnh tranh đối với KVC; (iii) tác động của việc tiến hành cạnh tranh đối với KVC tới các bên lợi ích liên quan KẾT LUẬN 1 Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế những vấn đề của Việt Namđề tài nghiên cứu có tính... thất bại Một số kinh nghiệm thất bại như công tác đấu thầu tiêu cực, quản lý hợp đồng kém, phân biệt đối xử công- tư Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNGVIỆT NAM 3.1 KHU VỰC CÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 3.1.1 Khu vực công cạnh tranh trƣớc khi Đổi mới Bằng nhiều số liệu chứng cứ thực tế, Luận án đã chứng minh rằng trước năm 1986, Việt Nam vướng phải... đồng bộ đồng thời vào thực tiễn 8 Vấn đề cạnh tranh đối với KVC được xem xét kỹ lưỡng một cách hệ thống dưới góc độ lý luận khảo cứu thực tế ở Việt Nam kinh nghiệm quốc tế Những đóng góp khoa của Luận án mang ý nghĩa quan trọng về nhận thức hoạt động thực tiễn ở Việt Nam Luận án góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cạnh tranh đối với KVC, đặc biệt trong quan chức những người... hành vi ứng xử của bộ máy công quyền Nhiều lý thuyết đã chứng minh những tác động quan trọng này kiến nghị vận dụng cạnh tranh đối với KVC vào thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới 4 Cạnh tranh đối với KVC mang một số đặc điểm riêng Cạnh tranh đối với KVC phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhà nước ngoài nhà nước (được nhà nước ủy quyền) để cung ứng hàng hóa công đáp ứng nhu... bệnh nhân 2.6 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Luận án khái quát 6 bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu 5 quốc gia trên: (i) các nước đều nỗ lực xây dựng tiếp cận với những lý luận mới về KVC; (ii) xây dựng khu n khổ pháp lý cho cạnh tranh đối với khu vực công; (iii) khuyến khích gia nhập ngành; (iv) xây dựng chiến lược thực hiện; (v) giám sát kiểm soát cạnh tranh; (vi) những bài học về kinh nghiệm thất... nhận nền kinh tế thị trường vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội Chính từ đó, yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung KVC nói riêng cũng không được thừa nhận Trong điều kiện lịch sử đó, thi đua XHCN thay thế cho cạnh tranh của nền kinh tế thị trường 3.1.2 Khu vực công sau khi Đổi mới Bằng nhiều số liệu thống kê những trích dẫn cụ thể từ các văn kiện chính thức của Đảng Nhà... Namđề tài nghiên cứu có tính cấp thiết bởi lẽ Việt Nam đang nỗ lực cơ cấu lại KVC tìm kiếm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng, bởi lẽ Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong đó cạnh tranh được coi là động lực phát triển kinh tế Việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế nhận diện những vấn đề KVC của Việt Nam là cần thiết để tìm ra lối đi hiệu quả riêng cho... cung ứng hàng hoá công cho công dân, đổi mới phong cách phục vụ của công chức đối với công dân 2.5.2 Mở rộng cạnh tranh trong lĩnh vực y tế Triết lý cải cách khu vực y tế của Singapore là kết hợp hài hòa cơ chế thị trường tự do cạnh tranh chế độ phúc lợi bình quân Theo nhiều công trình nghiên cứu, Singapore đã công ty hóa hầu hết các bệnh viện lớn Các công ty bệnh viện được phép cạnh tranh trực tiếp... cách phục vụ của mình nâng cao chất hàng hoá cho công dân với trách nhiệm cao nhất 4.2.7.Mở cửa khu vực công cho cạnh tranh quốc tế Để mở cửa KVC của Việt Nam cho cạnh tranh nước ngoài cần phải quán triệt một số điểm sau: (i) Xác định cụ thể lĩnh vực mức độ từng lĩnh vực công được phép mở cửa; (ii) Xây dựng lộ trình mở cửa phù hợp; (iii) Tăng cường quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực này 4.2.8.Tuyên . sở lý luận cạnh tranh đối với khu vực công, làm rõ những đặc trưng, hình thức kỹ thuật thúc đẩy cạnh tranh đối với khu vực công, kinh nghiệm vận dụng cạnh tranh đối với khu vực công ở một số. mua sắm công. Chƣơng 4 NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM 4.1. NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KHU VỰC CÔNG Đối chiếu với những điều kiện kinh tế chính. Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt Nam Vũ Thanh Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận án TS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số:

Ngày đăng: 29/05/2014, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w