Lý luận chung về thị trường
Khái niệm thị trường
Thị trường là một khái niệm quen thuộc trong kinh tế học cũng như trong cuộc sống Môĩ môn học tiếp cận khái niệm thị trường theo các góc độ khác nhau
Theo cách hiểu đơn giản, thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để thực hiện hành vi trao đổi
Cách hiểu này gần với quan niệm thị trường dưới góc độ kinh tế vi mô, theo đó thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, giữa người mua và người bán với mục đích là trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Theo góc độ Marketing, thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Các yếu tố cấu thành thị trường
Thị trường bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nhưng có 4 thành phần quan trọng nhất là: cung, cầu, giá cả, cạnh tranh.
Cầu là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất đinh (các yếu tố khác không đổi – Ceteris paribus)
Có hai khái niệm liên quan đến cầu là cầu cá nhân và cầu thị trường Cầu thị trường là tổng hợp của tất cả cầu cá nhân lại với nhau theo chiều ngang. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu là: thu nhập của người tiêu dùng, giá của các hàng hoá liên quan, thị hiếu của người tiêu dùng, kỳ vọng của khách hàng.
Cung là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gina nhất định (các yếu tố khác không đổi) Cung thị trường là tổng hợp của tất cả các cung cá nhân.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: thuế, công nghệ sản xuất, giá của các hàng hoá liên quan, giá của các yếu tố đầu vào, số lượng người sản xuất.
Giá cả có thể được định nghĩa như sau:
Với hoạt động trao đổi, giá cả là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Định nghĩa này chỉ rõ:
Giá cả là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi.
Vì vậy không thể thiếu giá cả trong bất kỳ một hoạt động trao đổi nào.
Trao đổi qua giá cả là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao đổi.
Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá trước hết phải đánh giá được giá trị của các thứ đem trao đổi Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì sự chấp nhận một mức giá cả phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán lợi ích của các bên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá cả đó Một mức giá cả không được chấp nhận trong trao đổi thường xuất phát từ vấn đề cốt lõi là lợi ích của một hoặc cả hai bên tham gia trao đổi không được thoả mãn Cho dù giá mang những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều chứa đựng một ý nghĩa kinh tế chung: lợi ích được xác định bằng tiền.
Với người mua: Người mua là một trong hai thành phần tất yếu của hoạt động trao đổi Trong trao đổi, họ thường là người có tiếng nói cuối cùng về một mức giá cả được thực hiện.
Người mua tham gia trao đổi nhằm tìm kiếm những lợi ích mà hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu vầu và ước muốn của họ Với họ, hoạt động trao đổi nào cũng phải trả giá Mức giá mà người mua phải trả cho hàng hoá và dịch vụ dưới hình thức tiền tệ chính là giá cả của hàng hoá và dịch vụ đó.
Người mua định nghĩa giá cả như sau: “Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó”.
Với người bán: Trong hoạt động trao đổi người bán đóng vai trò cung ứng hàng hoá dịch vụ thoả mãn nhu cầu và ước muốn của người mua và muốn nhận lại giá trị hàng hoá dịch vụ đó được biểu hiện dưới hình thức giá cả. Định nghĩa giá cả của người bán: “Giá cả của một hàng hoá dịch vụ là khoản thu nhập mà người bán nhận được từ việc tiêu thụ sản phẩm đó”.
Nói tới thị trường không thể không nói tới cạnh tranh Đó là sự cố gắng giữa những người mua hoặc giữa những người bán để bán/mua được hàng hoá dịch vụ một cách có lợi nhất Cạnh tranh là tất yếu khách quan, là phương thức để thị trường phát triển Nếu không có cạnh tranh sẽ không có thị trường.
Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và ngưòi bán có quốc tịch khác nhau và tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian) Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của Việt Nam hoặc nhập hàng hoá của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Khái niệm về phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu
Phát triển thị trường có thể thực hiện về khía cạnh mặt hàng, theo chiều rộng và theo chiều sâu Khi định hướng cho phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu, một nước có thể phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu hoặc cùng một lúc phát triển theo cả hai.
Phát triển về mặt hàng có thể thực hiện về số lượng và về chất Thứ nhất,việc đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm dựa trên nhu cầu đa dạng, mong muốn thoả mãn vàkhả năng thanh toán của con người trong một xã hội phát triển Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất những sản phẩm đa dạng trên để đáp ứng nhu cầu của con người Đây là việc phát triển mặt hàng thông qua tăng cường chủng loại
4 hàng hoá trên thị trường để phục vụ nhiều loại nhu cầu của khách hàng Bất kỳ một doanh nghiệp nào hay một đất nước nào phát hiện, khơi gợi, nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đó với chất lượng cao thì sẽ chiến thắng trên thị trường Thứ hai, việc phát triển các mặt hàng hiện thời, đó là quá trình không ngừng hoàn thiện cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên thị trường Hình thức phát triển này là hình thức phát triển về chất của hàng hoá nhằm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của con người.
Phát triển theo chiều rộng là việc thể hiện phát triển về số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu để bán nhiều hơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó Đồng thời việc phát triển theo chiều rộng còn bao gồm cả việc phát triển về mặt không gian và phạm vi địa lý Đó là việc đòi hỏi không ngừng nghiên cứu xu thế biến động của thế giới, các thị trường nước ngoài để tiến hành thâm nhập vào các thị trường đó.
Phát triển theo chiều sâu về thực chất là phát triển thị trường về chất bao gồm những việc như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất xám cao Phát triển thị trường theo chiều sâu có thể được thực hiện theo cách cắt lớp, phân đoạn thị trường để thoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của khách hàng.
Phân đoạn thị trường
Khái niệm phân đoạn thị trường và đoạn thị trường Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với cùng một tập hợp kích thích marketing.
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc tính hay hành vi.
Các cơ sở phân đoạn thị trường
- Phân đoạn thị trường theo cơ sở địa lý
- Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học
- Phân đoạn theo tâm lý học
Lý luận chung về khả năng xuất khẩu
Mô hình lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter
Theo Porter lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế có thể phân tích tổng quát thông qua 4 nhóm yếu tố:
Các yếu tố đầu vào sản xuất: lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng và các điều kiện căn bản khác giúp các doanh nghiệp của quốc gia đó cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Cầu thị trường: bao gồm các đặc trưng cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Các ngành công nghiệp bổ sung hoặc có liên quan: thực trạng và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp bổ sung hoặc có liên quan.
Các yếu tố cạnh tranh: bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến tạo lập doanh nghiệp mới, tổ chức quản lý và những đặc trưng của cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Ngoài ra còn có 2 yếu tố quan trọng nữa là vai trò của chính phủ và các yếu tố ngẫu nhiên.
Xác định khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp
Theo Porter, trong bất kỳ một ngành công nghiệp nào, bất kể trên thị trường trong nước và nội địa, sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, những yếu tố cạnh tranh quyết định đến sách lược kinh doanh của doanh nghiệp đó đều thể hiện trên 5 yếu tố cơ bản, đó là: Đe doạ từ những công ty mới xâm nhập, khả năng của các sản phẩm thay thế, quyền lực của người mua, quyên lực của người cung cấp và cạnh tranh từ các đối thủ hiện thời.
Khả năng xâm nhập mới xác định khả năng các doanh nghiệp mới có thể xâm nhập thị trường và cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại thông qua cung
6 cấp hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp hơn, hoặc chỉ đơn giản làm tăng chi phí của cả ngành công nghiệp.
Quyền lực của người mua xác định khả năng người mua có thể tối đa hoá lợi ích của mình bằng cạnh tranh trả giá thấp nhất cho người tiêu dùng và hạn chế lợi nhuận của nhà doanh nghiệp Quyền lực của người mua phụ thuộc vào đặc tính của thị trường và sản phẩm Một nhóm người mua có quyền lực cao khi:
Lượng mua hàng tương đối cao so với tổng lượng bán ra.
Các sản phẩm mua từ người bán chiếm tỷ lệ quan trong trong chi phí mua hàng của người mua.
Các sản phẩm náy có tiêu chuẩn nhất định và khó có thể đa dạng hoá.
Chi phí lựa chọn người cung cấp khác thấp.
Lợi nhuận thu được của người mua thấp.
Các sản phẩm nay không tác động nhiều tới chất lượng sản phẩm của người mua.
Người mua có đầu đủ thôg tinh về thị trường và người cung cấp.
Quyền lực của nhà cung cấp cũng phụ thuộc vào nhiều yéu tố khác nhau. Nhà cung cấp có quyền lực lớn trong các điều kiện sau:
Chỉ tồn tại khi có ít nhà cung cấp trên thị trường.
Không có hoặc có ít sản phẩm thay thế.
Người mua không phải là khách hàng chính của nhà cung cấp.
Sản phẩm của người cung cấp là đầu vào quan trọng của người mua.
Sản phẩm của người cung cấp đa dạng phong phú. Đe doạ của các sản phẩm thay thế là mức độ các sản phẩm khác có thể thoả mãn nhu cầu của người mua.
Mức độ cạnh tranh trong cùng ngành phản ánh mức độ khốc liệt trong cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại, chi phí cạnh tranh và khả năng cung ứng cho người tiêu dùng giá cả thấp nhất với chất lượng cao nhất.
Năm yếu tố này xác định mức độ lợi nhuận từ đầu tư mà một doanh nghiệp có thể thu được Tác động của năm yếu tố này trong các ngành công nghiệp khác nhau là khác nhau Trong những ngành công nghiệp có năm yếu tố đều thuận lợi như dược phẩm, nước ngọt, thông tấn thì các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đều thu được lợi nhuận lớn Nhưng trong những ngành công nghiệp có một trong các yếu tố không thuận lợi thì chỉ một số ít các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao bất kể người quản lý đã nỗ lực như thế nào.
Năm yếu tố này có vai trò xác định khả năng thu lợi nhuận vì các yếu tố này tác động đến giá cả, xác định mức yêu cầu đầu tư của mỗi ngành công nghiệp Quyền lực của người mua và sự đe doạ của các ngành sản phẩm thay thế quyết định mức giá doanh nghiệp có thể bán trên thị trường Quyền lực của người mua đòi hỏi các cấp độ phục vụ dịch vụ khác nhau vì vậy cũng quyết định chi phí đầu tư khác nhau Quyền lực của người cung cấp quyết định các chi phí đầu vào của sản xuất Cạnh tranh trong ngành xác định chi phí cạnh tranh cũng như chi phí đầu tư vào các hoạt động như phát triển sản phẩm mới, marketing,xây dựng lực lượng bán hàng Sự đe doạ xâm nhập mới đặt hạn chế gia tăng, xác định mức đầu tư cần thiết để hạn chế những xâm nhập thị trường mới.
Khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh có thể được phân biệt ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp / ngành và sản phẩm Về mặt sản phẩm cụ thể bao gồm: hàng hoá và dịch vụ (chủ yếu là hàng hoá hữu hình).
Khả năng cạnh tranh trên phương diện quốc gia
Khả năng cạnh tranh trên phương diện quốc gia là việc xây dựng 1 môi trường kinh tế chung, đảm bảo phân bố các nguồn lực, duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc théc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh theo tín hiệu của thị trường được thông tin đầy đủ Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiệu quả hơn với tốc độ tăng trưởng nhanh phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động của các doanh nghiệp / ngành.
Khả năng cạnh tranh trên phương diện quốc gia được đánh giá thông qua các tiêu chí như: khả năng tiếp cận thị trường vốn, chi phí của các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng, mức độ sáng tạo, năng lực chuyển giao hay tiếp thu công nghệ,
8 khả năng khởi nghiệp để thực hiện một ý tưởng sáng tạo, các yếu tố về độ mở và tài chính, …
Các yếu tố về khả năng cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp / ngành, đến thu hút đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt Việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và duy trì khả năng đó là yêu cầu quan trọng đối với mỗi nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Khả năng cạnh tranh trên phương diện doanh nghiệp / ngành
Khả năng cạnh tranh trên phương diện ngành được thể hiện bằng khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
Khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng hoá được phân tích theo khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường nước ngoài trên các khía cạnh (các chỉ tiêu) chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì, điều kiện mua bán, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Các biện pháp tăng khả năng cạnh tranh:
- Nâng cao chất lượng hàng hoá
- Cải tiến công nghệ sản xuất
- Cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng
- Tạo dựng uy tín về một nguồn chất lượng ổn định
Thực trạng thị trường rau quả nhập khẩu EU và thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
Thị trường rau quả EU nói chung
Theo Euromonitor, tổng dung lượng thị trường trái cây EU đạt khoảng 25 triệu tấn, trong đó trên 30% là trái có múi, được tiêu thụ nhiều tại các nước Địa Trung Hải như Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp Italia là nước tiêu thụ trái cây nhiều nhất với lượng tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn, tiếp theo là Đức với tổng l- ượng tiêu thụ 5 triệu tấn, Pháp, Tây Ban Nha và Anh 3,56 triệu tấn (76,8 kg/người), Hà Lan (93 kg/người).
Tổng mức tiêu thụ rau (bao gồm cả khoai tây) đạt khoảng 29 triệu tấn, trong đó tiêu thụ khoai tây chiếm trên 50% tổng lượng rau tiêu thụ và cà chua chiếm khoảng 10% Đức là thị trường tiêu thụ rau tươi lớn nhất EU với lượng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan.
Do những hạn chế về mùa vụ, EU là khu vực nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả lên tới 13,59 tỷ USD trong năm 2003.
I.1.1 Nhu cầu đối với rau quả tươi
Thị trường rau quả tươi EU đã tăng trưởng trong nhiều năm qua và đạt tới điểm bão hoà Mức tiêu thụ có xu hướng ổn định, cá biệt thậm chí giảm ở một số nước.
Bảng 1: Tiêu thụ quả tươi bình quân đầu người ở một số nước EU năm
Nước Tiêu thụ bình quân đầu người
Theo Freshfel Consumer Monitor 2004, đảo Síp là quốc gia có lượng tiêu thụ quả tươi bình quân đầu người lớn nhất, đạt 177,3 kg năm 2003 Số liệu này ở Pháp là nhỏ nhất ở hầu hết các quốc gia, táo và trái có múi là các loại quả được tiêu thụ nhiều nhất.
Bảng 2 : Tiêu thụ rau tươi bình quân đầu người ở một số nước EU năm
Nước Tiêu thụ bình quân đầu người (kg/năm) Đảo Síp 150,1
Nguồn: Freshful Europe Monitor 2004 Đảo Síp tiếp tục là quốc gia tiêu thụ rau bình quân đầu người nhiều nhất.
Vị trí thấp nhất thuộc về Pháp Cà chua, cà rốt, hành và da chuột là những loại rau phổ biến nhất trong khối EU.
I.1.2 Nhu cầu đối với rau quả chế biến
Tiêu thụ rau quả chế biến phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển thị trường thực phẩm và đồ uống, do phần lớn lượng rau quả chế biến là phục vụ cho
1 2 ngành công nghiệp này Tổng dung lượng thị trường thực phẩm và đồ uống EU ước tính vào khoảng 666 tỷ EUR vào năm 2003, và dự báo sẽ tăng lên 690 tỷ vào năm 2006 Tỷ lệ tăng trưởng dự tính là 6 % cho thấy thị trường thực phẩm EU-15 đang phát triển Có một số khác biệt ở các thị trường: ở Đức tiêu dùng sụt giảm 4%, Pháp tăng trưởng 3% và đặc biệt ở Italia tăng 7% Các thị trường khác xu hớng tiêu dùng đang ổn định Thị trường thực phẩm ở 10 nước EU mới dự báo cũng sẽ tăng trưởng mạnh Cộng hoà Séc và Slovania có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng 10-20% mỗi năm.
Bảng 3 : Tiêu thụ rau đóng hộp bình quân đầu người ở các nước EU giai đoạn 2002-2004 và ước tính lượng tiêu thụ năm 2007 Đơn vị tính: kg
Có sự biến thiên lớn về lượng tiêu thụ quả đóng hộp giữa các nước Các quốc gia trong khối có lượng tiêu thụ bình quân biến thiên từ 0,6 - 2,2 kg. Aixơlen là nước tiêu thụ ít nhất (0,6 kg).
Mặc dù việc tiêu thụ thực phẩm đóng hộp đôi khi bị coi là không hợp thời, song rau đóng hộp vẫn được giới trẻ tiêu thụ phổ biến Các sản phẩm đựng trong bao bì thuỷ tinh đang tăng tương đối so với loại có bao bì bằng hộp thiếc vì thuỷ tinh làm cho rau quả trông có vẻ ngon hơn.
Thị trường rau đóng hộp có nhiều phân đoạn nhỏ Các loại sản phẩm đóng hộp như đậu, đậu Hà Lan rất phổ biến HAK và Bonduelle là những nhãn hiệu hàng đầu ở Hà Lan, Pháp, Bỉ và Đức.
Cũng như rau, mức tiêu thụ quả đóng hộp có sự khác biệt lớn giữa các nư- ớc EU.
Bảng 4 : Tiêu thụ quả đóng hộp bình quân đầu người ở các nước EU giai đoạn 2002-2004 và ước tính lượng tiêu thụ năm 2007 Đơn vị tính: kg
Chiếm ưu thế trên thị trường là các sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối, tiếp đó là các sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà sản xuất Các loại quả đóng hộp chính trên thị trường là dứa, đào và trái cây hỗn hợp Dung lượng thị trường quả đóng hộp của EU – 15 vào khoảng 530000 tấn Nhìn chung tiêu thụ quả đóng hộp có xu hướng giảm cả về giá trị và khối lượng.
I.2.1 Phân đoạn thị trường rau quả tươi
Thị trường rau quả tươi được phân đoạn dựa trên 4 tiêu chí.
* Căn cứ vào loại sản phẩm, các đoạn thị trường sẽ bao gồm:
Rau quả thông thường (chủ yếu sản xuất trong khối, lượng nhập khẩu rất hạn chế).
Rau quả nhiệt đới và cận nhiệt đới (bao gồm cả sản phẩm ngoại lai).
* Căn cứ vào người sử dụng cuối cùng thì có những đoạn thị trường sau:
Thị trường tiêu dùng (các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tạp phẩm,
Kênh tiêu thụ trực tiếp (nhà hàng, căngtin, nhà ga, viện, chuỗi cung cấp đồ ăn nhanh).
Thị trường nguyên liệu công nghiệp.
* Căn cứ vào quy trình canh tác, thị trường rau quả tươi được chia thành nhóm các sản phẩm hữu cơ và nhóm các sản phẩm canh tác truyền thống
* Căn cứ vào các yếu tố kinh tế – xã hội, thị trường có thể chia thành thị trường Bắc Âu/Tây Âu và thị trường Nam Âu Người dân Nam Âu có thói quen sử dụng rau quả tươi như 1 phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, do đó chi tiêu cho rau quả tươi chiếm một vị trí tương đối lớn và ổn định trong chi tiêu hàng ngày, họ sẵn sàng trả nhiều hơn để đổi lấy sự thoả mãn lớn hơn Ngược lại, người tiêu dùng ở Bắc/Tây Âu chú trọng nhiều đến giá cả Tuy nhiên, cùng với xu hướng gia tăng việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ, người tiêu dùng ở đây cũng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và chấp nhận mức giá cao hơn Vì những lý do trên, việc phân chia thị trường EU thành Bắc/Tây Âu và Nam Âu chỉ có tính chất tương đối.
I.2.2 Phân đoạn thị trường rau quả chế biến
Thị trường rau quả chế biến được chia thành 3 phân đoạn:
* Đoạn thị trường nguyên liệu công nghiệp. Đây là đoạn thị trường tiêu thụ lượng rau quả chế biến nhiều nhất Ngành công nghiệp chế biến sản xuất các loại thực phẩm dành cho tiêu dùng cuối cùng và phục vụ các kênh tiêu thụ trực tiếp Các ngành công nghiệp chế biến sử dụng rau quả chế biến làm nguyên liệu bao gồm:
Ngành công nhiệp nước giải khát: là ngành tiêu thụ khối lượng nước quả cô đặc nhiều nhất Nước quả cô đặc được chế biến lại thông qua hệ thống dây chuyền sản xuất để tạo thành nước ép trái cây hoặc rượu trái cây Táo và cam là
2 loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất, sau đó là dứa và bưởi
Thị trường rau quả nhập khẩu EU
II.1 Các sản phẩm nhập khẩu chính
Rau quả nhập khẩu vào thị trường EU dưới hai dạng chính là rau quả tươi và rau quả chế biến
II.1.1 Các nhóm sản phẩm rau quả tươi
Các nhóm sản phẩm rau quả tươi nhập khẩu vào EU bao gồm:
Rau quả thông thường Đó là các loại rau quả không, hoặc hiếm khi được nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU
Rau quả nhiệt đới và cận nhiệt đới Đây là các loại rau quả có xuất xứ từ các vùng xứ nóng, chủ yếu là các quốc gia đang phát triển Một phần trong số chúng trở thành các sản phẩm ngoại lai Tại quê hương của mình, chúng chỉ là các sản phẩm thông thường, song khi xuất khẩu sang EU đặc điểm lạ và khác biệt đã khiến chúng trở thành các sản phẩm đặc biệt trong con mắt người tiêu dùng.
Chi tiết các loại rau quả nhập khẩu chính vào EU được liệt kê trong bảng dưới
Bảng 6: Các loại rau quả nhập khẩu chủ yếu vào EU
B Quả nhiệt đới và cận nhiệt đới
Các loại khác: quả lạc tiên, carambola, durian, chà là, sung, Rau tươi …
B Rau nhiệt đới và cận nhiệt đới
Các sản phẩm trái vụ
Các sản phẩm trái vụ được nhập khẩu vào EU chủ yếu vào mùa đông Táo và lê là 2 loại quả được nhập khẩu nhiều nhất Chúng được cung cấp chủ yếu bởi các nước đang phát triển Danh mục các sản phẩm trái vụ bao gồm: mangetout, ớt, bí ngô, dưa tây, nho, đào, xuân đào Trái có múi được nhập vào mùa xuân và hè nên theo quan điểm của người Châu Âu, trái có múi cũng được coi là sản
2 6 phẩm trái vụ Đối với các loại quả dễ bảo quản, ví dụ như táo, thì chênh lệch về thời gian chính vụ giữa Bắc và Nam bán cầu là nhỏ, Thêm vào đó, nhờ kỹ thuật gieo trồng và bảo quản ngày một tiến bộ nên thời gian chính vụ dường như được
‘kéo dài’, nghĩa là số lượng sản phẩm trái vụ được nhập khẩu vào EU sẽ ngày một ít đi Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang tăng mạnh.
II.1.2 Các nhóm sản phẩm rau quả chế biến
- Nước ép trái cây và nước ép trái cây cô đặc
Theo hướng dẫn số 2001/112/EC, nước ép trái cây là nước ép nguyên chất không pha thêm nước Song khi xuất khẩu, chúng sẽ được xử lý để thuận tiện cho nghiệp vụ vận chuyển Tại nước xuất khẩu, nước ép trái cây được làm bay hơi (cô đặc lại) để duy trì chất lượng, tăng thời hạn sử dụng và giảm chi phí vận tải cũng như chi phí lưu kho Tại nước nhập khẩu, chúng được khôi phục lại trạng thái ban đầu bằng cách pha thêm nước cho tới khi đạt mức cho phép
Mặc dù 1 lượng lớn nhập khẩu của EU là nước quả cô đặc, nhưng các số liệu thương mại không phân biệt nước trái cây và nước trái cây cô đặc Do đó, chúng sẽ được gom thành một nhóm.
- Rau quả đóng hộp Để đảm bảo khả năng lưu trữ cho rau quả chế biến, các loại vi sinh vật trong sản phẩm cần phải được kiểm soát Đối với sản phẩm trái cây, do có lượng axit tự nhiên nên chỉ men và nấm mốc là có thể phát triển Việc khử trùng đơn giản (làm nóng tới 90 độ) là phương pháp bảo quản hiệu quả Đối với rau, vì không có thành phần axit nên các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây hại đều có thể phát triển, do đó chúng cần được xử lý tiệt trùng (làm nóng tới 121 độ ). Các loại rau cũng có thể được bảo quản bằng cách ngâm dấm hoặc muối. Phương pháp này tạo ra môi trường axit bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nhờ đó bảo quản được sản phẩm Rau quả bảo quản theo phương pháp này bao gồm: cà chua, cà rốt, đậu, đậu Hà Lan, … dứa, đào, mơ, trái cây hỗn hợp, vải, quýt, và một số loại trái có múi.
Mục đích của việc sấy khô là để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Sự tồn tại của vi khuẩn cần có nước và chất dinh dưỡng Một khi nước được loại đi thì sự phát triển của chúng sẽ được ngăn chặn Rau quả sấy khô thường được cắt miếng, cắt lát, nghiền nhỏ nhưng không được chế biến thêm Chúng được chia thành Vinefruit (tạm dịch: quả của cây thân leo) và Treefruit (tạm dịch: quả của cây thân gỗ) Các loại Vinefruit chủ yếu là nho khô, còn Treefruit bao gồm táo, mơ, chuối, chà là, sung, đu đủ, đào, lê, mận khô Quả sấy khô thường để ăn vặt hoặcdùng làm thành phần chế biến bột ngũ cốc, bột trái cây, các loại bánh mì, các sản phẩm bơ sữa và các món tráng miệng
Một số loại rau có độ khô tự nhiên nhờ phơi nắng, song hầu hết đều phải trải qua sấy công nghiệp Các loại rau khô chính là hành, cà chua, cà rốt và oliu.
Tổ chức Horticulture Commodity của Hà Lan không công nhận các loại đậu thuộc nhóm rau khô Các ngành công nghiệp chế biến nước sốt, súp và đồ ăn liền là nguồn tiêu thụ chủ yếu của nhóm sản phẩm này.
Quá trình làm lạnh và đông lạnh dựa trên cùng một quy trình: làm cho nước đóng băng, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Tuy nhiên 2 phương pháp này có sự khác nhau cơ bản Đối với phương pháp làm lạnh, nhiệt độ sẽ được hạ từ từ, tạo thành các tinh thể nước lớn và chúng có thể làm hại sản phẩm. Khi làm tan giá, một phần protein, đường và vitamin sẽ bị mất đi Trong trường hợp làm đông lạnh, nhiệt độ giảm nhanh và chỉ có một lượng nhỏ tinh thể đá được tạo ra, sản phẩm ít bị giảm chất lượng hơn.
Rau quả có thể được trần qua nước sôi trước khi được làm lạnh (để loại bỏ các loại enzyme có thể sống trong môi trường nhiệt độ thấp, làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng sản phẩm) Chất lượng của rau quả đông lạnh gần tương đương với rau quả tươi Chi phí chuyển tải và lưu kho sẽ được tính thêm vào giá sản phẩm Rau đông lạnh chủ yếu để chế biến các đồ ăn đơn giản, làm nguyên liệu để sản xuất rau chế biến và salad Quả đông lạnh được dùng chế biến mứt, bánh kẹo và các sản phẩm bơ sữa.
Các phương pháp bảo quản như đựng trong thùng gỗ hoặc thùng phuy được sunfit hoá đã lỗi thời và đang dần được thay thế bằng bảo quản lạnh Do sự hạn chế của luật pháp nên lượng rau quả sơ chế nhập khẩu vào EU rất nhỏ bé. Phương pháp bảo quản này được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Âu (chủ yếu là Bungary) Chất lượng của các sản phẩm này thấp và giá cả cũng không cao Chúng thường được dùng để chế biến mứt.
Các loại rau như dưa bao tử và nấm có thể được sơ chế ở nước xuất khẩu và không phù hợp với việc tiêu dùng ngay Chúng thường được đựng trong các thùng phuy loại 200l Tại nước nhập khẩu, chúng được làm sạch và đóng gói vào các bao bì nhỏ hơn để thuận tiện cho tiêu dùng.
II.2 Cơ cấu nhập khẩu
Rau quả không chỉ được buôn bán giữa các nước EU mà còn giữa EU với các nước ngoài khối Năm 2003, tổng lượng nhập khẩu của EU-25 đạt 32,5 triệu tấn, tương đương 26,3 tỷ EUR Nhìn chung, quả tươi được nhập khẩu nhiều hơn rau tươi Từ năm 2001 đến 2003 cả buôn bán nội và ngoại khối EU đều có xu hướng gia tăng.