1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu hà nội

111 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu hà nội
Tác giả Đậu Thị Thu Thuỷ
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại chuyên đề thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 234,33 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (5)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (5)
      • 1.1.1 Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1954 (5)
      • 1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990 (5)
      • 1.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến nay (6)
      • 1.1.4 Ngành nghề kinh doanh (7)
    • 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty (9)
      • 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (9)
      • 1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (15)
        • 1.2.2.1 Một số quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu (15)
        • 1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (17)
    • 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán (19)
      • 1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (19)
      • 1.3.2 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán (23)
        • 1.3.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty (23)
        • 1.3.2.2 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty (23)
    • 1.4 Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác (24)
  • Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (0)
    • 2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty (0)
      • 2.1.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty (26)
      • 2.1.2 Đặc điểm tính giá thành sản phẩm tại Công ty (27)
    • 2.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (28)
    • 2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (37)
    • 2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (46)
    • 2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (60)
    • 2.6 Tập hợp chi phí, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang (62)
    • 2.7 Tính giá thành sản phẩm (65)
  • Chương III một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu (70)
    • 3.1 Một số nhận xét (70)
      • 3.1.1 Nhận xét chung (70)
        • 3.1.1.1 Những ưu điểm (70)
        • 3.1.1.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục (72)
      • 3.1.2 Nhận xét về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (73)
        • 3.1.2.1 Những ưu điểm (73)
        • 3.1.2.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục (74)
    • 3.2 Một số giả pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (0)
    • 3.3 Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị về tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm (81)
  • Kết luận (86)

Nội dung

Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

1.1.1 Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1954

Công ty rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898, sau 109 năm thành lập và phát triển công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm Công ty rượu có tiền thân là nhà máy rượu Fontain của Pháp Năm 1898, hãng rượu Fontain của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được Hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả Thời kỳ đầu thành lập, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất rượu phục vụ cho chủ nghĩa thực dân phong kiến.

1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990

Từ năm 1945 đến năm 1954, nhà máy ngừng hoạt động do có chiến tranh xảy ra, với sự kiện lịch sử” giải phóng thủ đô” năm 1954 Nhà máy đã thuộc về tay nhân dân, nhưng phải đến hai năm sau, tức là năm 1956 nhà máy mới được khôi phục hoạt động trở lại Tuy nhiên, ở thời kì này đất nước còn có chiến tranh nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu và việc sản xuất rượu được thực hiện bởi phương pháp Amylose – tức nguyên liệu chủ yếu là gạo, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân do gạo là lương thực chủ yếu.

Năm 1957, nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ đã chỉ thị sản xuất rượu phải được tiếp tục phát triển nhưng thay nguyên liệu bằng sắn Bằng bản lĩnh và ý chí của mình, đội ngũ kĩ sư trẻ đã nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ , thay thế phương pháp Amysole bằng phương pháp Nicoleman(phương pháp nấm mốc) dùng nguyên liệu chủ yếu từ nho, khoai, sắn

1.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến nay

Năm 1990 Do sự tác động của việc chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, đặc biệt sự thay đổi cơ chế chính trị ở các nước Đông Âu đã làm cho nhà máy mất đi một thị trường tiêu thụ lớn, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng rượu xuất khẩu Đứng trước thử thách gay go như vậy, nhà máy đã quyết định chuyển hướng sản xuất , tập trung vào sản xuất các mặt hàng phục vụ trong nước , cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp tổ chức lại sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Trong những thời điểm khó khăn của đất nước, nhà máy vẫn sản xuất một lượng rượu lớn phục vụ nhu cầu nhân dân với chất lượng ngày càng cao

Các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của công ty như : Lúa Mới, NếpMới, Thanh Mai… được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ và để lại những ấn tượng khó phai về hương vị nồng đượm, dịu êm thấm nền văn minh

Tháng 7 năm 1993, do yêu cầu của công tác quản lý sản xuất phù hợp với những vấn đề thị trường đặt ra Ngoài ra , được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp Nhẹ và Chính Phủ , nhà máy rượu đã chủ động cải thiện bộ máy quản lý , từ mô hình Xí nghiệp với các phân xưởng, thành mô hình Công ty với các xí nghiệp thành viên, có tên gọi là “ Công ty rượu Hà Nội”

Công ty rượu Hà Nội đã chuyển đổi thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên rượu Hà Nội theo quyết định của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp số 172 – 2004 – QĐ BCN ngày 20 – 12 – 2004 về việc chuyển đổi và hiện nay Công ty có con dấu riêng, tài khoản riêng và thực hiện từ ngày 01/02/2005 Công ty có mã số thuế : 01000102245-1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Nội Tài khoản số : 1500.3111.000007. Công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104000163 cấp ngày 07 – 01 – 2004.

Mới đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu

Hà Nội đã chuyển thành Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội theo quyết định số 1626/QĐ - BCN ngày 23/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Trải qua thời gian trên 100 năm xây dựng và phát triển, với công nghệ sản xuất rượu, cồn được kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện nay Công ty Cồn rượu Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp sản xuất rượu, cồn lớn nhất Việt Nam.

Công ty cổ phần Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau :

- Sản xuất cồn, rượu, đồ uống có cồn, và không có cồn.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ, thực phẩm.

- Sản xuất kinh doanh các loại bao bì, các loại sản phẩm lương thực, thực phẩm.

1.1 5 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty qua các năm

Vốn điều lệ của Công ty là 48 500 000 000 VNĐ, trong đó :

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước : 28 202 000 000 VNĐ ( chiếm 58,15% vốn điều lệ).

- Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác : 20 298 000 000 VNĐ ( chiếm 41,85% vốn điều lệ ).

Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 4 850 000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10 000 VNĐ ; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi.

* Vốn vay và các loại vốn khác :

Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loại vốn khác vào kinh doanh song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Bảng 1 : Các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

1 Tổng doanh thu + các Tr đồng 187560 240567 289000 389570 401500

2 Tổng chi phí Tr đồng 178900 227190 269090 368876 378278

3 Tổng lợi nhuận Tr đồng 8660 13377 19910 29694 23222

4 Nộp ngân sách Nhà nước Tr đồng 52094 76152 81257 97733 110420

5 Thu nhập bình quân Nghìn đồng/người 2386 2690 3 067 3760 4125

(Nguồn : phòng kế toán – tài chính)

Công ty cổ phần cồn rợu còn tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc tiến thơng mại, triển lãm, hội chợ trong nớc và quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đạt nhiều giải thởng cao :

+ Giấy chứng nhận Rượu Nếp Mới đạt danh hiệu sản phẩm được ưa thích năm 2000 do người tiêu dùng bình chọn do báo Hà Nội mới tổ chức.

+ Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006.

+ Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm Việt Nam các năm 2004,

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Do công ty hiện nay đã được cổ phần hoá, quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc

* Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có thẩm quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau : Định hướng phát triển của Công ty ; Lựa chọn công ty kiểm toán; Báo cáo của Hội đồng quản trị về đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh ở Công ty và định hướng chiến lược kinh doanh, Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông Chế độ tiền lương, thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát

Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau :

Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty Quyết định chiến lược, kế hoach phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua Quyết định giải pháp thị trường, tiếp thị và công nghệ

Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện trước pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao Nhiệm kỳ

Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soát gồm 5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát :

Giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong công việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của Công ty.

* Các phòng ban chức năng

- Phòng kế toán tài chính : có chức năng nhiệm vụ sau :

Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đúng đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Phân tích, thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và các quyết định kinh tế tài chính của Công ty Kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu – nộp, thanh toán nợ, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

- Phòng tổ chức lao động – tiền lương

Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên Thực hiện công tác nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động

+ Tổ chức và thực hiện công tác nội chính trong Công ty Các chính sách xã hội( thương binh, liệt sĩ, hiếu hỷ, ) an ninh, trật tự ( bảo vệ, quân sự, ), pháp chế( kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp, ) ; y tế ; Dịch vụ, tạp vụ ( lái xe, nhà ăn, lễ tân, khánh tiết ) ; Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ

+ Quản lý hành chính Cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chi nhánh miền Nam.

- Phòng kế hoạch tiêu thụ

Xây dựng kế hoach tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụvà chiến lược phát triển của Công ty Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng Nghiên cứu và phát triển thị trường trong và ngoài nước

Lên kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ ; Cung ứng các vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị, Kiểm kê định kì vật tư ;

- Phòng kỹ thuật công nghệ

Xây dựng, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất Cồn, Rượu, Bao bì định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, sản phẩm mới vào sản xuất ;

- Phòng kỹ thuật cơ điện

Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước, môi trường trongCông ty Xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhà xưởng hàng quý, năm, việc thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, nội quy, quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn lao động

Quản lý và kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, hàng hoá, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, bán thành phẩm, thiết bị, dụng cụ đo lường theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam Quản lý công tác sở hữu trí tuệ của Công ty, tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái, tham gia các hội chợ triển lãm Đại hội đồng cổ đông

Phòng tổ chức, động- lao tiền lương

Phòng hoạch kế tiêu thụ

Phòng Vật tư Phòng kỹ thuật công nghệ

Phòng kỹ thuật cơ điện

Xí nghiệp Rượu mùi Xí nghiệp phục vụ

Sơ đồ 1 : sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

NVL Nấu chín Cháo loãng Hâm nhừ

Phế liệu Chưng cất Cồn hoá Đường hoá

E65nzym NH4NO3 Cồn công nghiệp Cồn tinh chế

1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh :

1.2.2.1 Một số quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu

* Quy trình sản xuất cồn :

Sơ đồ 2 : sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cồn

* Quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi

Cồn Đường Nấu đường Nước qua xử lý Axít Hương liệu

Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi

1.2.2 2 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương thức kế toán tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến.

Phương thức kế toán tập trung thể hiện: Toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đều được thực hiện ở phòng kế toán Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ phát sinh sau đó chuyển về phòng kế toán công ty để xử lý tổng hợp, Phòng kế toán xử lý tất cả các giai đoạn hạch toán tại các phần hành kế toán. Chính vì vậy công tác kế toán dần được chuyên môn hoá, phù hợp với khối lượng công việc và yêu cầu xử lý.

Mối quan hệ trực tuyến trong tổ chức bộ máy kế toán thể hiện kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành Các nhân viên kế toán trực tiếp nhận lệnh của kế toán trưởng và thực hịên nhiệm vụ được giao.

Bộ máy kế toán được thực hiện trên nguyên tắc cơ bản là đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ cho kế toán Điều đó cho phép phản ánh, kiểm tra, giám đốc một cách trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo sự nhịp nhàng thống nhất trong hoạt động.

Kế toán trưởng kế toán tiền lương

Kế toán nguyên vật liệuKế toán thanh toánKế toán chi phí và tính giá thànhKế toán TS

Các nhân viên thống kê của các xí nghiệp thành viên

Sơ đồ 5 : sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán

Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, được giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của

Nhà nước Đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn nghiệp vụ Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau:

Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc sử lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản Đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính. Lập báo cáo tài chính theo niên độ.

Là người giúp kế toán trưởng một số việc và chịu trách nhiệm về công việc được giao; thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc của phòng và các công việc theo yêu ầu của Giám đốc khi được kế toán trưởng uỷ quyền.

* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và sự biến động về mặt số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động; có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương.

Làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản kế toán và ghi sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kê khai, tính thuế thu nhập hàng tháng, thuế tiêu thụ đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng.

* Kế toán tính giá thành

Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn công ty; tính toán kịp thời chính xác giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất; kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu thụ và các dự toán chi phi nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch.

Hàng tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các chứng từ mua chi tiết thanh toán theo từng hoá đơn với từng đối tượng khách hàng hay người bán Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để ghi vào các nhật ký chứng từ và các bảng kê liên quan.

*Kế toán nguyên vật liệu

Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị, thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích gây lãng phí; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu.

Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tượng.

Thực hiện việc thu chi theo chừng từ thu chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiên mặt và sổ kế toán tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu số liệu các sổ quỹ tiền mặt.

* Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên

Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi tài chính, sản xuất cũng như bán hàng.

1.3.2 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán

1.3.2.1Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

- Niên độ kế toán: niên độ kế toán của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.

- Kì kế toán: kì kế toán tại Công ty được xác định là hàng tháng.

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Từ 01/01/2004 các sản phẩm của Công ty ngoài chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo phương pháp khấu trừ.

- Đơn vị tiền tệ kế toán áp dụng trong ghi chép sổ kế toán là VNĐ.

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau theo tỷ giá công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

1.3.2.2 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty

Tài khoản sử dụng là tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất do

Nhà nước ban hành theo quyết định số 1141 – TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính Sang niên độ kế toán 2004, Công ty còn căn cứ vào thông tư

89/2002/TT – BTC ngày 9/10/2002 để sửa đổi ký hiệu và nội dung một số tài khoản trong quá trình hạch toán.

Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác

- Chính sách giá cả : trong những năm qua, Công ty có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách định giá bán sản phẩm như : giá trị gia tăng của thương hiệu, xây dựng hệ thống nhiều giá, đã giúp cho Công ty đảm bảo được giá cả ổn định.

- Chính sách khách hàng : Cùng với việc phát triển hệ thống kênh phân phối, Công ty rất chú trọng hỗ trợ khách hàng với các phương thức sau : chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, hỗ trợ và phát triển thị trường.

- Công tác đầu tư và chất lượng sản phẩm : Trong năm 2006, Công ty đã đầu tư trên 16 tỷ đồng để nâng cấp thiết bị Cụ thể như : hệ thống nước tinh lọc, thùng inox chứa cồn và pha chế rượu Công ty cũng chú trọng kết hợp với phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Hiện nay Công ty căn cứ vào thông tư 23/2005/TT – BTC ban hành ngày 30/03/2005 để lập 3 trong 4 loại báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của

Bộ tài chính, đó là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Tại công ty, báo cáo quản trị không được lập định kỳ mà chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị như một số báo cáo: báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh; báo cáo chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp; báo cáo tính giá thành; báo cáo sản lượng, báo cáo quỹ lương, báo cáo tăng giảm vốn khấu hao,…

Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phải gửi báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động trong năm theo quy định của pháp luật lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Sở tài chính Hà Nội, Cơ quan kiểm toán nhà nước, Cục thuế Hà Nội, cục thống kê Hà Nội, tổng công ty Rượu – Bia –Nước giải khát Hà Nội.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN

2.1 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

2.1.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty

* Đối tượng chi phí sản xuất: Sản phẩm của Công ty cổ phần Cồn rượu

Hà Nội bao gồm nhiều loại, trải qua nhiều quá trình chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau Xuất phát từ đặc điểm này mà Công ty tổ chức sản xuất theo xí nghiệp thành viên tương ứng với từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kết quả sản xuất của từng giai đoạn trước là nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến ra thành phẩm hoặc có thể bán ra ngoài như cồn tinh chế 96 0 , rượu nước nửa thành phẩm – kết quả của giai đoạn pha chế.

Từ đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành và với đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của mình. Ở công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên ( Xí nghiệp Cồn, Xí nghiệp Rượu mùi, Xí nghiệp Bao bì), từng bộ phận sản xuất phụ ( Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát, Xí nghiệp Cơ điện ), từng công đoạn sản xuất ( công đoạn pha chế, công đoạn đóng chai ) và chi tiết đến từng sản phẩm.

- Xí nghiệp Cồn chỉ sản xuất cồn thành phẩm ( cồn 96 0 ) do vậy toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được ở Xí nghiệp Cồn để tính giá thành cồn 96

- Xí nghiệp rượu mùi: Sản xuất các loại rượu mùi như rượu cam, rượu chanh, rượu nho, rượu lúa mới

- Các xí nghiệp thành viên khác thì đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp và chi tiết cho từng giai đoạn công nghệ như pha chế, đóng chai và từng loại sản phẩm như rượu chanh, rưọu cam, rượu lúa mới…

- Đối với những khoản mục chi phí liên quan đến các loại sản phẩm của từng xí nghiệp thì tiến hành trực tiếp , còn những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng hạch toán theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

Cuối mỗi tháng dựa vào chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập Nhật ký chứng từ số 7 và ghi vào sổ cái có liên quan Đồng thời hàng tháng từ Nhật ký chứng từ số 7 và sổ Cái, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc lập báo lập báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành mỗi tháng.

* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Do tính phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên.

2.1.2 Đặc điểm tính giá thành sản phẩm tại Công ty

* Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty

Xuất phát từ đặc điểm chi phí sản xuất , quy trình công nghệ sản xuất rượu mà Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất và từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng khi đem nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp.

Cụ thể, đối tượng tính giá thành của:

- Xí nghiệp Cồn: cồn thành phẩm.

+ Rượu nước từng loại – sản phẩm của công đoạn pha chế.

+ Rượu đóng chai từng loại – sản phẩm của công đoạn đóng chai.

- Xí nghiệp Bao bì: bao bì từng loại, từng kích cỡ.

* Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty

Do đặc điểm của sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục cũng như yêu cầu quản lý cần tính giá thành nửa thành phẩm bán ra ngoài, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.

2.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chủng loại đa dạng, phong phú, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, có loại trong nước, có loại phải nhập khẩu, mỗi loại có tính năng, tác dụng khác nhau.

Bảng 2 - Danh mục nguyên vật liệu và nguồn cung ứng

STT Tên nguyên vật liệu ĐV tính Nguồn cung ứng

1 Sắn, ngô, gạo Kg Nội địa

2 Dâu, mơ, táo mèo, dứa, mận Kg Nội địa

3 Phẩm màu chanh Kg Nội địa

4 Phẩm cam Kg Nội địa

5 Hương cốm Lít Nội địa

6 Acid chanh Kg Nội địa

7 Chanh quả Tấn Nội địa

8 Đường trắng Tấn Nội địa

10 Đạm NH4 (SO2) Kg Nội địa

11 Thuốc sát trùng Kg Nội địa

12 Dầu FO Tấn Nhập ngoại

15 Giấy gói rượu Kg Nội địa

16 Đai nhựa, khóa đai Kg Nội địa

17 Đường ngâm quả Tấn Nội địa

18 Vỏ hộp Cái Nội địa

19 Két Carton Bộ Nội địa

20 Nhãn các loại Bộ Nội địa

22 Nút nhôm Cái Malaysia, Indonesia

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, kế toán đã tiến hành phân loại và theo dõi nguyên vật liệu trên các taì khoản chi tiết của

TK 152 – Nguyên vật liệu như sau:

- TK 1521 : Nguyên vật liệu chính, bao gồm: gạo tấm, bột gạo tấm, bột sắn,dịch san, dịch téc, đạm đường, hương, cốm…

- TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ: bao gồm: hương liệu các loại, nút, giấy, phẩm màu, nhãn,…

- TK 1523 : Nhiên liệu bao gồm: dầu FO, dầu mỡ, sơn các loại…

- TK 1524 : Phụ tùng thay thế: dây điện, bóng đèn , đinh vít,

Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chủng loại đa dạng, phong phú, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, có loại trong nước, có loại phải nhập khẩu, mỗi loại có tính năng, tác dụng khác nhau.

Bảng 2 - Danh mục nguyên vật liệu và nguồn cung ứng

STT Tên nguyên vật liệu ĐV tính Nguồn cung ứng

1 Sắn, ngô, gạo Kg Nội địa

2 Dâu, mơ, táo mèo, dứa, mận Kg Nội địa

3 Phẩm màu chanh Kg Nội địa

4 Phẩm cam Kg Nội địa

5 Hương cốm Lít Nội địa

6 Acid chanh Kg Nội địa

7 Chanh quả Tấn Nội địa

8 Đường trắng Tấn Nội địa

10 Đạm NH4 (SO2) Kg Nội địa

11 Thuốc sát trùng Kg Nội địa

12 Dầu FO Tấn Nhập ngoại

15 Giấy gói rượu Kg Nội địa

16 Đai nhựa, khóa đai Kg Nội địa

17 Đường ngâm quả Tấn Nội địa

18 Vỏ hộp Cái Nội địa

19 Két Carton Bộ Nội địa

20 Nhãn các loại Bộ Nội địa

22 Nút nhôm Cái Malaysia, Indonesia

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, kế toán đã tiến hành phân loại và theo dõi nguyên vật liệu trên các taì khoản chi tiết của

TK 152 – Nguyên vật liệu như sau:

- TK 1521 : Nguyên vật liệu chính, bao gồm: gạo tấm, bột gạo tấm, bột sắn,dịch san, dịch téc, đạm đường, hương, cốm…

- TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ: bao gồm: hương liệu các loại, nút, giấy, phẩm màu, nhãn,…

- TK 1523 : Nhiên liệu bao gồm: dầu FO, dầu mỡ, sơn các loại…

- TK 1524 : Phụ tùng thay thế: dây điện, bóng đèn , đinh vít,

Cuối tháng kế toán căn cứ vào “ Phiếu xuất kho”, “báo cáo kho”… từ các thủ kho và “ Báo cáo sử dụng vật tư” từ các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp, kế toán vật liệu xác định số vật liệu thực dùng, lập “Bảng tính giá vật liệu xuất” cho từng bộ phận sử dụng khác nhau Trên cơ sở đó lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” cho toàn Công ty.

Từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng vào “Bảng kê số 4” và lấy số liệu tổng hợp ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7” Số liệu ở “Nhật ký chứng từ số 7” được sử dụng để ghi vào Sổ cái TK 152, TK 621 và các tài khoản liên quan khác. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên.

- TK 6211 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Cồn.

- TK 6212 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp rượu Mùi.

- TK 6214 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Bao bì.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho bộ phận sản xuất phụ vào TK 154, chi tiết như sau:

- TK 1545 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi.

- TK 1546 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát.

- TK 1548 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện.

Khi có nhu cầu sản xuất, các xí nghiệp có nhu cầu sẽ gửi giấy đề nghị lĩnh vật tư Khi được Giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch vật tư phê duyệt, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết “Phiếu xuất kho” Thủ kho chỉ được phép xuất kho khi đã có đủ chữ ký của hai người kể trên và ghi số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho Số lượng thực xuất không được lớn hơn số lượng yêu cầu ghi trên phiếu xuất kho Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên: một liên lưu tại phòng vật tư, một liên lưu tại kho và một liên chuyển lên phòng kế toán.

Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số liệu chi tiết của vật liệu, công cụ, dụng cụ, các phiếu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Trị giá NVL tồn đầu tháng + Trị giá NVL nhập trong tháng Khối lượng NVL tồn đầu tháng + Khối lượng NVL nhập trong tháng

Giá thực tế NVL xuất dùng = Pbq * Khối lượng NVL xuất dùng

Ví dụ: Trong tháng 12/2007 vật liệu tinh bột sẽ có số liệu như sau: căn cứ vào bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu.

Bảng 3: Bảng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL

Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội

Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì Lượn g

Giá trị vật liệu tồn đầu tháng: 49 583 000 VNĐ

Số lượng vật liệu tồn đầu tháng : 5132 kg

Trị giá vật liệu nhập trong tháng : 65 604 980 VNĐ

Số lượng vật liệu nhập trong tháng : 6790 kg Đơn giá vật liệu xuất dùng trong tháng

Số lượng vật liệu xuất trong tháng: 7028 kg

Vậy, giá trị vật liệu tinh bột xuất trong tháng = 9661,8 * 7028 = 67 903130đ

Với phương pháp tính như vậy thì cuối tháng kế toán mới tính được trị giá nguyên vật liệu xuất kho.

Ngày 20 tháng12 năm 2007 Nợ:…………. Số:………… Có:………….

Họ và tên người nhận hàng: Mai Văn Tình Bộ phận: Tổ xay sát

Lý do xuất kho: Xí nghiệp Rượu mùi

Xuất tại kho: Lĩnh Nam

Tên vật tư, sản phẩm

Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ

Tổng số tiền( Viết bằng chữ):………

Số chứng từ gốc kèm theo:……… Ngày 20 tháng 12 năm 2007 Người lập phiếu

Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Căn cứ vào số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất cho từng xí nghiệp và ghi vào “ Bảng tính giá nguyên vật liệu xuất” rồi chuyển tới kế toán giá thành ghi vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”.

Bảng 4 Trích Bảng tính giá nguyên vật liệu xuất

Tháng 12/2007 – Xí nghiệp Rượu mùi stt Tên vật liệu Sản lượng Đơn giá Thành tiền

Số liệu trên bảng ghi đợc ghi vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – tháng 12/2007” ở cột Nợ TK 6212 và vào các dòng tơng ứng.

Mỗi loại sản phẩm đợc sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau nên khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp, kế toán còn chú ý chi tiết nguyên vật liệu dùng cho từng loại sản phẩm căn cứ vào báo cáo sản xuất chi tiết các loại nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên nhằm phục vụ tính giá thành từng loại sản phẩm.

Sau khi xác định đợc chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho từng sản phẩm tại mỗi công đoạn, kế toán lấy làm căn cứ để ghi vào bảng tính giá thành từng công đoạn cụ thể cho từng loại rợu tơng ứng.

Toàn bộ việc tổng hợp tính toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng đối tợng sử dụng đợc thực hiện trên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”.

Trên bảng phân bổ, các cột phản ánh TK ghi Nợ ( chi tiết cho bộ phận sử dụng), các dòng phản ánh TK ghi Có ( chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ). Đối với công cụ, dụng cụ: công cụ, dụng cụ của công ty th- ờng có giá trị nhỏ nên đợc phân bổ 100%, chi phí công cụ, dụng cụ, cũng đợc tập hợp và đa vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”.

Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp số liệu ở Bảng phân bổ số 2 để ghi vào “Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xởng” Đồng thời căn cứ vào số liệu ở Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 – Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, rồi ghi vào Sổ cái TK

621 chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Tổng số cán bộ công nhân viên là: 714 người , trong đó số lao động trực tiếp là: 655 người, số lao động gián tiếp là: 59 người

Bảng 5 : Cơ cấu lao động của công ty qua các năm Đơn vị: Người

Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty cổ phần Cồn rợu

Hà Nội bao gồm: tiền lơng chính, lơng phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định…

Hình thức trả lương áp dụng tại Công ty bao gồm cả hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm( lương sản phẩm ).

Lương cơ bản = Hệ số lương cấp bậc* Mức lương tối thiểu ( = 450 000VNĐ)

Lương thời gian = Số ngày tính theo lương thời gian * Đơn giá lương thời gian ngày (= 50 000 đ/ngày)

Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá lương sản phẩm Đơn giá lương sản phẩm do Phòng Tổ chức, lao động – tiền lương của Công ty tính và gửi lên Phòng Kế toán để tính ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất.

Như vậy: Tổng tiền lương = Lương sản phẩm + Lương thời gian + Phụ

Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp Đảng, an toàn lao động , tiền thưởng, cơm ca,…

Phụ cấp Đảng = Hệ số phụ cấp Đảng (=0,3) * Lương tối thiểu (= 450 000Đ)

An toàn lao động ` 000Đ/người/tháng

Tiền thưởng = Hệ số thưởng * Lương cơ bản

Tiền cơm ca = 10 000Đ/người/ngày

Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng khi có phát sinh chi phí thì tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tức là hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong tháng.

Tại tổ pha chế – Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007

Bảng 6: Trích Bảng chấm công tháng 12/2007

Tổ pha chế – Xí nghiệp rượu mùi

Ngày trong tháng Quy ra công

CT: tổng ngày lơng thời gian

Căn cứ Bảng năng xuất cá nhân Tổ pha chế – Xí nghiệp rợu Mùi tháng 12/2007

St t Họ tên Lọc rượu,đơn giá:5356,33

Cách tính lương cho ông Hải như sau:

Vậy tổng tiền lương của ông Hải là:

Trong tháng ông Hải nhận tạm ứng vào ngày 13/12 với số tiền là 1500

Số tiền trích theo lương = 2.92*450 000*6% = 78 840đ

Vậy số tiền ông Hải nhận vào cuối tháng là:

Tính toán tương tự cho các công nhân khác, từ đó lập Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp cho tổ pha chế tháng 12/2007 Tương tự lập bảng thanh toán lương và phụ cấp cho Tổ đóng chai và Tổ rượu vang. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên.

TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Cồn

TK 6222 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp rượu Mùi

TK 6224 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Bao bì

Với các bộ phận sản xuất phụ, kế toán tập hợp trực tiếp vào

TK 1545 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi

TK 1546 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận xay xát

TK 1548 – Chi phí sản xuât kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện

Tại Công ty, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng xí nghiệp, từng bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm ở các xí nghiệp thành viên theo từng tiêu thức cụ thể.

Hàng tháng, nhân viên thống kê ở các phân xưởng căn cứ vào các bảng chấm công, bảng lương, cấp bậc, khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng năng suất cá nhân và các chế độ phụ cấp khác tiến hành tính lương cho công nhân, nhân viên đơn vị mình, đồng thời trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, từ đó lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cho đơn vị mình.

Cuối tháng, khi nhận được “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cùng các tài liệu có liên quan từ các phân xuởng gửi lên, kế toán tiền lương tiến hành tập hợp lại và lập bảng phân bổ số 1 : “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho toàn Công ty.

Ví dụ: Để tính tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp rượu mùi, kế toán căn cứ vào cột tổng tiền dòng tổng cộng tương ứng trên

“Bảng thanh toán tiền lương” của Tổ pha chế, Tổ đóng chai và Tổ rượu vang tập hợp lại và ghi vào “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007 tương ứng theo từng công đoạn.

Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp rượu mùi là : 853 130 900đ

Các khoản trích theo lương : 187 688 798đ Trong đó:

+ Trích Bảo hiểm xã hội:170 626 180đ

+ Trích Kinh phí công đoàn: 170 626 18đ.

Do tháng 11 Công ty đã trích tiền Bảo hiểm y tế nên tháng này không trích nữa.

Kết quả này sẽ được ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ở cột ghi Có TK 334, TK 3382 và dòng ghi Nợ TK 6222

Việc xác định lương cũng như phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính gía thành tại từng xí nghiệp thường khác nhau và rất phức tạp.

Do đó, đòi hỏi kế toán tiền lương và kế toán giá thành phải thận trọng khi tính lương và phân bổ chi phí. Để phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm theo số lít rượu pha chế trong tháng. phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng loại rượu nửa thành phẩm

Số lít rượu đó pha chế được

Tổng số chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng công đoạn pha chế

Tổng số lít rượu pha chế được

Theo “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007:

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp ở công đoạn pha chế là: 86919118đ, trong đó:

+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở công đoạn pha chế là: 73 458 292đ

+ Các khoản trích theo lương: 16 160 826 Trong đó:

Trích Bảo hiểm xã hội: 14 691 660Đ

Trích kinh phí công đoàn: 1 469 166Đ Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm theo số lít rượu pha chế trong tháng Căn cứ vào “Báo cáo sản xuất tháng 12/2007” tại xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn pha chế

Bảng 7: Báo cáo sản xuất tháng 12/2007

Xí nghiệp rượu mùiCông đoạn pha chế

Stt Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm (l)

Số lít rượu xí nghiệp pha chế được : 812 345 lít

Trong đó, rượu Lúa mới được pha chế : 145 000 lít

Vậy, chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho rượu Lúa mới nửa thành phẩm là:

Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính gía thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2007

Tương tự như vậy, ta có thể tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại rượu nửa thành phẩm còn lại và lấy số liệu ghi vào Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế 12/2007

Theo “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp ở công đoạn đóng chai là : 836 627985đ Trong đó :

+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở công đoạn đóng chai là: 684 232 181đ

+ Các khoản trích theo lương : 167 567 972Đ

Trích KPCĐ : 15 233 452Đ Đặc điểm của công đoạn đóng chai là sử dụng từng loại chai với dung tích khác nhau và qua một số thao tác mới tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh nên Công ty lập bảng đơn giá lương đối với từng loại chai để thuận tiện cho công việc đánh giá chi phí tiền lương hàng tháng, đồng thời phản ánh đúng phần lao động bỏ ra để đóng chai hoàn thiện.

Ta có Bảng đơn giá lương và tổng lương từng loại chai dùng để hoàn thành sản phẩm tại Xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2007 :

Bảng 8: trích Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tính cho rượu lúa mới

Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007

Công đoạn đóng chai Stt Loại chai Đơn giá(đ) Số lượng Tổng chi phí tiền lương

Kết quả tính toán đợc thể hiện trên Bảng tính giá thành Rợu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2007 Tính toán t- ơng tự cho các loại rợu còn lại căn cứ vào số lợng chai đóng đ- ợc trong kì.

Kế toán chi phí sản xuất chung

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 theo các nội dung tương ứng sau:

- TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 62711 – Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Cồn

TK 62712 – Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Rượu mùi

TK 62714 – Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Bao bì.

- TK 6273 – Chi phí công cụ, dụng cụ.

- TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền.

Các TK này cũng đựơc chi tiết như TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Đối với bộ phận sản xuất phụ, chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết vào các TK :

- TK 1545 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi.

- TK 1546 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát.

- TK 1548 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Cơ điện.

Do đặc điểm sản xuất cũng như tính chất sản phẩm ở môĩ Xí nghiệp, bộ phận là khác nhau nên kế toán lựa chọn các tiêu thức khác nhau để phân bổ chi phí sản xuất chung.

- Đối với xí nghiệp Cồn, do chỉ sản xuất một loại sản phẩm là cồn 96 0 nên toàn bộ phận chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp để tính giá thành của cồn 96 0

- Đối với xí nghiệp Rượu mùi chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho từng công đoạn rồi sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.

= Tiền lương CNTTSX công đoạn pha chế *

CPSX chung phân bổ cho công đoạn pha chế

Chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp

Tiền lương CNTTSX xí nghiệp rượu mùi

Trong đó chỉ tiêu tiền luơng CNTTSX láy từ Bảng phân bổ số 1 của Xí nghiệp Rượu mùi.

CPSX chung phân bổ cho công đoạn đóng chai

Tiền lương CNTTSX công đoạn đóng chai

Chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp

Tiền lương CNTTSX xí nghiệp Rượu mùi

CPSX chung phân bổ cho rượu vang

CPSX chung phát sinh tại xí nghiệp rượu mùi

CPSX chung phân bổ cho công đoạn đóng chai

CPSX chung phân bổ cho công đoạn pha chế

Sau khi phân bổ cho từng công đoạn kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm

+ Công đoạn pha chế : Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại rượu theo số lít rượu pha chế hoàn thành trong kì.

CPSX chung phân bổ cho 1 loại rượu đóng chai( tính cho từng loại rượu)

Tổng số lít rượu được pha chế trong kì

CPSX chung của công đoạn pha chế

Tổng số lít rượu được pha chế các loại

CPSX chung phân bổ cho một loại rượu đóng chai( tính cho từng loại chai)

CPNCTT tính cho loại rượu đem đóng chai( theo từng loại chai) *

Chi phí sản xuất chung của công đoạn đóng chai

Tổng CPNCTT sản xuất của cả công đoạn

Chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm các khoản chi phí sau:

* Chi phí nhân viên phân xưởng :

Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp cho từng xí nghiệp và được phân bổ cho từng giai đoạn công nghệ, từng loại sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp Chi phí này được tập hợp trên TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.

Kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung đã nêu ở trên, sau đó lập bảng tính giá thành theo từng công đoạn của từng xí nghiệp.

Ví dụ: số liệu của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007.

Trích “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” tháng 12/2007.

Căn cứ vào dòng Nợ TK 62712 và ghi Có TK 334, TK 382 ta có:

+ Tiền lương phảI trả cho nhân viên phân xưởng: 55 678 340đ

+ Các khoản trích theo lương: 12 249 235đ Trong đó:

Vậy chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng là: 67 927 575đ Trích số liệu từ bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí chung của Xí nghiệp Rượu Mùi tháng 12/2007.

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp:

+ Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn pha chế: 89 619 118đ + Tổng chi phí nhân công trực tiép công đoạn đóng chai: 836 627 985đ

Vậy, chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho từng công đoạn theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp cho từng công đoạn:

+ Phân bổ cho rượu vang:

Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp Rượu mùi” ở dòng TK 62712 và các cột tương ứng cho từng công đoạn.

- Tại từng công đoạn, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.

+ Đối với công đoạn pha chế: kế toán phân bổ theo số lít rượu pha chế ( trích Báo cáo sản xuất Xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2007.

Sản lượng rượu lúa mới pha chế: 145 000 lít

Vậy chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho rượu Lúa mới là:

Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng tính giá thành Rượu mùi- Công đoạn pha chế tháng 12/2007” ở dòng TK 6271 và cột rượu Lúa mới tương ứng Tương tự phân bổ cho các loại rượu còn lại và lấy kết quả tính được ghi vào “Bảng tính giá thành rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2007”.

+ Đối với công đoạn đóng chai: kế toán phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp được theo đơn giá lương từng loại chai không tính phần chi phí nhân công trực tiếp tập hợp từ rượu tái chế các loại.

Ví dụ: Trích Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho rượu Lúa mới – Xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2007 ta có:

Tổng chi phí nhân công trực tiếp cho các loại chai là: 1 235 390 560 Tổng chi phí nhân công trực tiép đối với các chai 0,65 lít là: 149 329 915 Chi phí nhân viên phân xưởng công đoạn đóng chai là: 64 897 048

Chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho chai Lúa mới 0,65 lít là:

Tính toán tương tự ta có chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho các loại chai còn lại Kết quả tính toán đuợc thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2007.

* Chi phí vật liệu chung:

Chi phí này được tập hợp trên TK 6272 – Chi phí vật liệu chung.

Hàng tháng căn cứ vào chứng từ xuất kho , báo cáo sử dụng vật tư của xí nghiệp, kế toán vật tư tiến hàng tổng hợp và phân loại vật tư theo từng đối tượng sử dụng khác nhau Việc xác định gía trị thực tế của vật liệu xuất kho sử dụng chung tại các xí nghiệp tương tự như đối với nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu chung được tập hợp trực tiếp theo từng xí nghiệp và được thể hiện trên Bảng phân bổ số 2: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Sau đó tiến hành phân bổ cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm tương tự như chi phí nhân viên phân xưởng.

Căn cứ vào cột Nợ TK 62722 trên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ” tháng 12/2007, chi phí vật liệu chung ở Xí nghiệp Rượu mùi là :

Chi phí vật liệu chung được phân bổ tương tự như chi phí nhân viên phân xưởng ở trên.

Trích số liệu từ Bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp rượu mùi tháng 12/2007.

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 1 018 859 700đ

+ Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn pha chế: 89 619 118đ + Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn đóng chai: 836 627 985đ

Chi phí vật liệu chung được phân bổ cho từng công đoạn theo chi phí nhân công trực tiếp Cụ thể:

+ Chi phí vật liệu chung phân bổ cho công đoạn pha chế:

+ Chi phí vật liệu phân bổ cho công đoạn đóng chai:

+ Chi phí vật liệu phân bổ cho rượu vang:

Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007.

Tại từng công đoạn kế toán tiến hành phân bổ chi phí vật liệu chung cho từng loại sản phẩm.

Ví dụ, phân bổ cho rượu Lúa mới:

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Do tính chất phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành phẩm , kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

TK 154 được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như sau:

TK 1541 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cồn.

TK 1542 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Rượu mùi.

TK 1544 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Bao bì.

TK 1545 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi.

TK 1546 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát

TK 1548 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện.

Các TK 1541, TK 1542, TK 1544 kế toán giá thành tập hợp từ các TK

621, 622, 627 Riêng 3 TK 1545, TK 1546, TK1548 kế toán giá thành lấy số liệu từ các bảng tổng hợp của kế toán các bộ phận do đã được tập hợp trực tiếp từ các yếu tố chi phí.

* Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận sản xuất phụ Đối với bộ phận Lò hơi thì toàn bộ chi phí phát sinh tính vào giá thành của Cồn. Đối với bộ phận Xay xát thì toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp vào

TK 621 của Xí nghiệp Cồn.

TK 154 – chi tiết liên quan

Chi tiết theo đối tượng chi phí sản xuất

Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí SX

Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí SX Đối với Xí nghiệp Cơ điện thì toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được tập hợp vào TK 6274 của Xí nghiệp Rượu mùi và sẽ được phân bổ cho từng công đoạn sản phẩm, từng loại sản phẩm như các chi phí sản xuất chung khác.

* Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty như sau: Đối với chi phí sản xuất bộ phận sản xuất phụ , kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trực tiếp trên TK 1544, TK 1546, TK 1548 để kết chuyển sang TK 154 – Chi tiết có liên quan.

Các số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty được thể hiện trên Nhật ký chứng từ số 7 – dòng ghi Nợ TK 154 ( chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên và cột Có các TK 621, TK 622, TK 627 tương ứng ).

Số liệu tổng hợp chi phí sản xuất của từng xí nghiệp được dùng để đánh giá giá thành sản phẩm ở từng xí nghiệp Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, 2, 3 và các tài liệu khác có liên quan: Nhật kí chứng từ số 5, 1, 2 kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trên Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng dùng cho các TK 154, 621, 622 , 627 Để tập hợp chi phí sản xuât toàn doanh nghiệp, sau khi lập xong Bảng kê số 4, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào Nhật ký chứng từ số 7 – Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

Căn cứ để lập Nhật ký chứng từ số 7 là Bảng kê số 4, các bảng phân bổ và NKCT có liên quan.

Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh bên có các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.

Mục A : Căn cứ vào dòng cộng Nợ các TK 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và các dòng phù hợp này.

Mục B : Căn cứ vào các NKCT, các bảng phân bổ, các NKCT có liên quan để ghi vào dòng phù hợp.

Tập hợp chi phí, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang

* Công tác kiểm kê sản phẩm dở dang:

Sản phẩm dở dang cuối kì của Công ty bao gồm nhiều loại có tính chất lý, hoá khác nhau như: dịch lên men, cồn thô, dấm, các loại rượu mùi pha chế,

…Để đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang từng loại vào thời điểm cuối tháng tại từng xí nghiệp.

Việc kiểm kê này do ban kiểm kê thực hiện, bao gồm: giám đốc xí nghiệp, nhân viên thống kê và tổ trưỏng tổ có sản phẩm làm dở.

Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng tài vụ công ty để kế toán giá thành có cơ sở đánh giá sản phẩm làm dở về mặt giá trị.

* Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Xí nghiệp Rượu mùi.

Tại Xí nghiệp rưọu mùi, rượu thành phẩm được sản xuất qua hai công đoạn: pha chế và đóng chai, ở mỗi công đoạn đều có hai sản phẩm bán ra ngoài là rượu nước và rượu thành phẩm đóng chai.

Tại công đoạn pha chế: sản phẩm rượu nước sản xuất ra, một phần nhập kho tiêu thụ, một phần chuyển cho công đoạn đóng chai để hoàn thiện sản phẩm.

Rượu nước nửa thành phẩm ở giai đoạn pha chế đem sang giai đoạn đóng chai cộng với chi phí đóng chai ta được giá thành của rượu nước nửa thành phẩm, còn bao nhiêu rượu nước nửa thành phẩm chưa đóng chai đem nhập kho Do đó, sản phẩm dở dang của Xí nghiệp Rượu mùi chính là rượu nước nửa thành phẩm lưu tại Xí nghiệp cuối tháng.

Xí nghiệp Rượu mùi tính giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền:

Giá rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí

= Giá trị rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp đầu tháng

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng

* Số lượng rượu nước nửa thành phẩm lưu nghiệp cuối tháng tại xí nghiệp cuối tháng

Số lượng rượu nước nửa thành phẩm lưư tại xí nghiệp đầu tháng

Số lượng rượu nước nửa thành thành phẩm hoàn thành trong tháng

Cụ thể, trích số liệu tháng 12/2007 tại Xí nghiệp Rượu mùi:

Căn cứ vào thẻ tính giá thành rượu lúa mới tháng trước và Bảng tính giá thành công đoạn pha chế tháng này:

- Lượng rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 212 245lít

- Lượng rượu Lúa mới hoàn thành trong tháng là: 145 098lít

- Lượng rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 68 900 lít

- Chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng: 732590670

- Chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng : 903475367

Vậy chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng:

- Chi phí NCTT tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là:5328569

- Chi phí NCTT tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng là:15996617

Vậy chi phí NCTT tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng:

- Chi phí SXC tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 4 562 320

- Chi phí SXC tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng là: 19213 593

Vậy chi phí SXC tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là:

Vậy giá trị rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là:

Kết quả tính toán được thể hiện trên sổ chi tiết giá thành Xí nghiệp Rượu mùi – rượu Lúa mới tháng 12/2007 Tính toán tương tự ta xác định được giá trị dở dang của các loại sản phẩm còn lại tại Xí nghiệp Rượu mùi.

Tính giá thành sản phẩm

Do quy trình công nghệ chế biến phức tạp, có nhiều loại sản phẩm và sản phẩm nhập kho liên tục vì chu kỳ sản xuất ngắn nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí và tính giá thành.

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.

* Tính giá thành tại xí nghiệp Rượu mùi

Phương thức tính giá thành tại Xí nghiệp rượu mùi là phương pháp phân bước có tính giá nửa thành phẩm Tuy nhiên, giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước không tính vào chi phí sản xuất của giai đoạn sau mà tách riêng, sau khi hoàn tất tập hợp chi phí giai đoạn cuối cùngmới tổng hợp để tính riêng giá thành sản phẩm hoàn thành Nghĩa là, kế toán giá thành tổ chức tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì cho từng loại rượu theo từng giai đoạn sản xuất vào Bảng tính giá thành theo từng công đoạn, sau đó tổng hợp giá thành vào Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi.

- Tính giá thành rượu nước nửa thành phẩm:

Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang đầu tháng, chi phí sản xuất phát sinh do pha chế trong tháng để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối tháng, từ đó tính giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong tháng ( theo từng khoản mục ) được xác định theo công thức:

Tổng giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong tháng

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu tháng

Chi phí sản xuất phát sinh do pha chế trong tháng

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối tháng

Các khoản giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào báo cáo kiểm kê rượu, kế toán xác định số lít rượu hoàn thành trong tháng, mức hao hụt để tính giá thành một lít rượu hoàn thành.

Tổng giá thành rượu nước hoàn thành trong tháng

Giá thành một lít rượu nước hoàn thành Sản lượng hoàn thành hoặc giao đóng chai theo sổ sách

Sản lượng rượu nước hao hụt ở các công đoạn

Từ giá thành một lít rượu nước và số lít đem đóng chai từng loại chai, kế toán xác định tổng gía thành rượu nước của từng loại chai và làm căn cứ tính giá thành từng loại đóng chai hoàn chỉnh.

- Tính giá thành rượu mùi đóng chai hoàn chỉnh:

Căn cứ vào Bảng tính giá thành Xí nghiệp rượu mùi công đoạn đóng chai, kế toán xác định chi phí sản xuất phát sinh khi đóng từng loại chai ( bao gồm : CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC ), kết hợp chi phí này với giá thành rượu nước sử dụng đóng chai để có tổng giá thành rượu đóng chai từng loại hoàn chỉnh.

- Đối với rượu tái chế các loại, trong tháng nếu xuất rượu cho táI chế thì coi rượu tái chế ban đầu như CPNVLTT của công đoạn pha chế Sau đó chi phí sản xuất phát sinh để tái chế rượu phát sinh ở công đoạn nào thì tính cho công đoạn đó.

Cụ thể, từ kết quả tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ta xác định được tổng giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong kỳ ( giao đóng chai ) chi tiết theo từng khoản mục thể hiện ở bảng sau:

Bảng tính giá thành rượu nước

Căn cứ vào bản trên ta tính đựoc giá thành một lít rượu Lúa mới đóng chai hoàn chỉnh:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

278 956 + Chi phí nhân công trực tiếp:

+ Chi phí sản xuất chung

Từ đó ta có giá thành của một lít rượu nước Lúa mới đóng chai hoàn chỉnh là:

Kế toán sử dụng giá thành đơn vị này và căn cứ vào Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn đóng chai để tính giá thành từng loại chai.

Ví dụ, để tính cho chai Lúa mới 0,65 lít:

Tổng số chai Lúa mới 0,65 lít là: 151 450

Tổng số lít đóng chai Lúa mới là: 98 442,5

Như vậy, tổng giá thành = 98 442,5 * 4 864,6 = 478 883 385

Từ Bảng tính giá thành công đoạn đóng chai của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2007 Ta có:

Tổng chi phí sản xuất cho rượu Lúa mới chai 0,65 lít là: 1 352 131 025 Vậy tổng giá thành : 478 883 385 + 1 352 131 025 = 1 831 014 410 Giá thành đơn vị = 1 831 014 410

Số liệu chi tiết cho từng khoản mục được thể hiện trên Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi – Rượu Lúa mới tháng 12/2007.

Tương tự tính cho các loại chai Lúa mới còn lại.

Với cách tính như đối với rượu Lúa mới, kế toán tính giá thành tiến hành xác định giá thành theo lít và theo chai cho các loại rượu khác trong Xí nghiệp Rượu mùi.

Sau khi hoàn tất Bảng kê số 4, NKCT số 7, Bảng tính giá thành sản phẩm theo công đoạn và Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi, kế toán chuyển tài liệu, sổ sách liên quan cho kế toán trưởng Cuối tháng, kế toán trưởng vào Sổ cái các tài khoản liên quan.

Sổ cái các tài khoản được mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng ( ghi Nợ TK sổ cái, ghi Có các TK liên quan).

Sổ cái TK được mở chi tiết cho một số TK cần thiết: TK 621, 622, 627,

154 ( mở riêng cho từng Xí nghiệp Cồn, Xí nghiệp Rượu mùi, Xí nghiệp Bao bì).

một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu

Một số nhận xét

Là một công ty ra đời khá sớm, trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, công ty cổ phần Rượu Hà Nội đã tìm thấy hướng đi cho riêng mình, từng bước khắc phục những khó khăn và vươn lên khẳng định vị thế của công ty trên thị trường Chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập , cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty rượu Hà Nội đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vốn sản xuất thiếu thốn, hệ thống máy móc thiết bị cũ, lạc hậu Tuy nhiên do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn Công ty, bằng việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như sự đánh giá tình hình đúng đắn và kịp thời thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh mới nên sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng tăng lên Chính vì vậy mà Công ty làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước , đời sống của cán bộ công nhân không ngừng được tăng lên.

Sau đây là một vài nhận xét khái quát về công tác quản lý, hoạt động kinh doanh, công tác một số phần hành kế toán của Công ty.

* Về tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, các phòng ban chức năng hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho lãnh đạo Công ty để từ đó có cách thức quản lý, chỉ đạo đúng đắn Cơ cấu tổ chức của Công ty là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường Các quyết định từ cấp trên xuống cán bộ công nhân viên và ngược lại ý kiến, thông tin phản ánh của cấp dưới lên cũng rất ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp Do vậy, Công ty mới có được những giải pháp hữu hiệu đối với những biến động của thị trường.

* Về hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ sở tăng lợi nhuận và có thể giảm giá bán, góp phần không nhỏ vào việc tiêu thụ sản phẩm Áp lực cạnh tranh đã thúc đẩy Công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đởi mới trang thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại Công ty đã xây dựng hệ thống đại lý trên cả nước, mở một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

Các sản phẩm của Công ty có mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú với đầy đủ các loại kích cỡ chai ( 0,375 lít ; 0,6l ; 0,65l ; 0,75l ; ) và hình dáng ( chai tròn, chai vuông ) Gần đây Rượu đã được đựng vào hộp giấy tương đối lịch sự thay vì trước đây Công ty chỉ sử dụng loại nhãn in trên giấy bình thường, hình in không rõ nét Ngoài ra, trên mỗi nhãn của Công ty đều có mã số, mã vạch, đặc biệt nút chai được thay thế từ nút bấc, nút nhựa bằng nút nhôm ngoại nhập Điều này góp phần vào việc chống hàng giả.

*Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán

Nhìn chung công tác hạch toán kế toán của Công ty thực hiện đúng chế độ.

Công ty cổ phần Rượu có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm của Công ty là sản xuất tập trung trên địa bàn hẹp, có nhiều xí nghiệp thành viên nên đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kịp thời của kế toán trưởng cũng như ban lãnh đạo công ty.

Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức đòi hỏi quản lý chặt chẽ nhất trong các hình thức kế toán của chế độ hiện nay Đây là hình thức kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết phản ánh được một cách toàn diện các mặt của chi phí sản xuất và phù hợp với quy mô của Công ty.

* Công ty tổ chức luân chuyển chứng từ nhịp nhàng, ăn khớp, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ, các bảng kê kế toán Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng nghiệp vụ phát sinh, từng yêu cầu quản lý của Công ty và các bên liên quan.

3.1.1.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục

* Về công tác quản lý

Do trình độ năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu quản lý của Công ty trong thời điểm cơ chế thị trường Ban lãnh đạo chưa nắm bắt được thời cơ đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, chưa mạnh dạn vay vốn nhà nước, gọi vốn liên doanh từ trong nước và nước ngoài Việc đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi người quản lý phải có đủ năng lực quản lý kinh doanh tren thị trường vừa phải nắm vững những đặc điểm kinh tế riêng của ngành rượu

* Về công tác hoạt động sản xuất kinh doanh

- Về chủng loại sản phẩm: Công ty chưa lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để giảm bớt những chi phí kèm theo cho việc tiêu thụ sản phẩm, chưa nắm bắt được chu ký sống của mỗi loại sản phẩm.

- Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thật độc đáo đặc sắc để người tiêu dùng có đựoc ấn tượng đặc biệt Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa cao, tỷ lệ phế phẩm còn nhiều Trình độ của người lao động trong việc vận hành các công nghệ hiện đại còn nhiều hạn chế Công tác quản lý chất lượng hoạt động rời rạc, tách rời với sản xuất, chưa quán triệt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên.

- Về mạng lưới phân phối sản phẩm: Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng Công ty cũng chưa có bộ phận KCS đảm nhận công việc kiểm soát chất lượng và giá cả thị trường Việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chưa được triển khai.

Các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương khuyến mại chưa đúng dịp hoặc chưa nghệ thuật Hoạt động này chưa đến tận tay người tiêu dùng, mới chỉ dừng lại ở cấp đại lý Do đó hiệu quả của công tác khuyến mại là chưa cao.

3.1.2 Nhận xét về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công ty Rượu Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn, chu ký sản xuất dài, thường xuyên liên tục nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định kì hàng tháng là hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho ban lãnh đạo để có biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Với quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên, chi tiết cho từng giai đoạn công nghệ, từng loại sản phẩm hợp lí, có căn cứ khoa học để tạo điêù kiện thuận lợi cho công tác hạch toán và quản lý kinh tế ở Công ty có hiệu quả cao.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm rất phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và hình thức sản xuất ở Công ty.

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị về tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm

Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất nên khâu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóg vai trò quan trọng bậc nhất trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý Vì vậy việc tăng cường công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một việc làm cấp thiết của Công ty khi mà áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn.

Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí sản xuất được phân loại thành biến phí và định phí.

Biến phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,… Định phí bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên quản lý phân xưởng, …

Chi phí hỗn hợp chủ yếu là chi phí sản xuất chung: lương giám sát viên, tiền điện thoại, chi phí điện lực, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,… Để lập kế hoạch chi phí hỗn hợp, cần thiết phải tách chi phí hỗn hợp thành hai bộ phận: bộ phận định phí trong chi phí hỗn hợp và bộ phận biến phí Có thể áp dụng một trong các phương pháp : phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp bình phương nhỏ nhất,… Để đơn giản Công ty nên áp dụng phương pháp cực đại – cực tiểu. Phương pháp này quan sát mức độ cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp Chi phí khả biến được xác định như sau:

Chi phí khả biến = Biến động của chi phí

Biến động của hoạt động

Chi phí bất biến = Tổng chi phí - Chi phí khả biến

Ngoài cách phân loại trên, các nhà quản trị nên nhìn nhận chi phí theo các khía cạnh khác: chi phí trưch tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, … để đưa ra quyết định đúng nhất.

Sau khi phân loại chi phí như trên, kế toán chi phí giá thành khi lập bảng tổng hợp giá thành cuối tháng của từng xí nghiệp bộ phận theo các chỉ tiêu sau:

Bảng 12 Bảng tổng hợp giá thành cuối tháng

Các khoản mục chi phí Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợpChi phí NVL trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp X

Chi phí sản xuất chung

- Chi phí nhân viên phân xưởng X

- Chi phí công cụ, dụng cụ X

- Chi phí khấu hao TSCĐ X

- Chi phí dịch vụ mua ngoài X

- Chi phí bằng tiền khác x

Trong các loại chi phí nêu ở bảng kế toán có thể phân biệt biến phí và định phí một cách dễ dàng Tại Công ty, do có nhiều sản phẩm với chủng loại rượu và đơn vị chai khác nhau nên ta chọn biến động của hoạt động chính là biến động của doanh thu.

Bước 1: Xây dựng phương trình chi phí

Y: chi phí hỗn hợp tháng i

X: doanh thu tháng i a: định phí b: biến phí trên một đơn vị doanh thu

Bước 2: xác định định phí trên một đơn vị doanh thu b = CP hỗn hợp ở mức DT cực đại – CP hỗn hợp ở mức DT cực tiểu

DT cực đại – DT cực tiểuBước 3 : xác định định phí trong chi phí hỗn hợp a = Tổng chi phí hỗn hợp – Tổng biến phí trong chi phí hỗn hợp

Bước 4: xác định phương trình dự toán chi phí Đối với mỗi loại chi phí hỗn hợp ta lập một phương trình riêng Sau khi đã xây dựng phương trình dự toán chi phí , tương ứng với doanh thu ở mỗi tháng ta sẽ xác định được biến phí trong chi phí hỗn hợp của tháng đó Điều này giúp cho các nhà quản trị biết được hiệu quả sử dụng chi phí cố định ở từng xí nghiệp Từ đó có những dự đoán sử dụng tối đa định phí đồng thời thực hiện theo dõi sự thay dổi biến phí có phù hợp không.

Khi đã phân loại và thu thập thông tin đầy đủ về chi phí, kế toán lập và phân tích các báo cáo kế toán quản trị cho các nhà quản lý Kế toán có thể lập bảng Báo cáo kết quả kinh doanh theo bộ phận ( theo nhóm hàng hoặc bộ phận xí nghiệp).

Phương pháp lập: Công ty nên lập báo cáo bộ phận theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp dựa trên nguyên tắc tính toán chi phí sản xuất của sản phẩm chỉ gồm các chi phí khả biến Các chi phí đó gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung khả biến

Các loại chi phí sản xuất chung bất biến được cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để trở thành chi phí thời kì.

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ( theo nhóm hàng)

Chỉ tiêu R.Lúa mới R.Nếp mới Tổng

CP bán hàng khả biến

Từ báo cáo quản trị này nhà quản lý sẽ đưa ra các kế hoạch đẩy mạnh sản xuất mặt hàng nào hay giảm sản xuất mặt hàng nào để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Mặt khác để giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình sản xuất của từng xí nghiệp bộ phận, kế toán có thể lập báo cáo quản trị theo từng xí nghiệp như sau:

BÁO CÁO BỘ PHẬN ( theo từng xí nghiệp)

4 Chi phí bất biến thuộc tính

6 Chi phí bất biến chung

Ngày đăng: 12/07/2023, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w